Thông tư liên tịch 148/2007/TTLT-BTC-BNN&PTNT của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn chế độ đặt hàng sản xuất và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
So sánh VB cũ/mới

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư liên tịch 148/2007/TTLT-BTC-BNN&PTNT

Thông tư liên tịch 148/2007/TTLT-BTC-BNN&PTNT của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn chế độ đặt hàng sản xuất và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài chínhSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:148/2007/TTLT-BTC-BNN&PTNTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư liên tịchNgười ký:Trần Xuân Hà; Vũ Văn Tám
Ngày ban hành:13/12/2007Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ TÀI CHÍNH - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

SỐ 148/2007/TTLT/BTC-BNN&PTNT NGÀY 13 THÁNG 12 NĂM 2007

HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ ĐẶT HÀNG SẢN XUẤT VÀ

CUNG ỨNG SẢN PHẨM GIỐNG GỐC VẬT NUÔI

Căn cứ Pháp lệnh giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH 11 ngày 24 tháng 03 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11/03/2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích;

Căn cứ Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích;

 Liên Bộ Tài chính-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ đặt hàng sản xuất và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi như sau: 

I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan đặt hàng sản xuất, cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi (sau đây được gọi tắt là cơ quan đặt hàng).
2. Đơn vị nhận đặt hàng
Bao gồm các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các cơ sở nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về lĩnh vực giống vật nuôi, các trang trại chăn nuôi đáp ứng được các yêu cầu của cơ sở nuôi giữ giống gốc theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Pháp lệnh giống vật nuôi (sau đây được gọi tắt là đơn vị nhận đặt hàng).
3. Sản phẩm giống được đặt hàng sản xuất và cung ứng
Là con giống, sản phẩm giống (trứng, tinh, phôi) của đàn giống cụ kỵ, ông, bà đối với lợn; của dòng thuần ông, bà đối với gia cầm; của đàn hạt nhân đối với gia súc lớn; của giống thuần đối với ong, tằm đạt tiêu chuẩn giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
4. Những hoạt động được nhà nước trợ cấp kinh phí để sản xuất và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi
a) Sản xuất ra con giống và sản phẩm giống theo quy định tại khoản 3 Mục I của Thông tư này được nhà nước đặt hàng. Sản phẩm được bán, sử dụng thay thế đàn hoặc thực hiện Chương trình chọn lọc, nhân giống có mục tiêu;
b) Nhập và nuôi tân đáo giống gốc mới, các sản phẩm giống để nâng cao chất lượng giống gốc vật nuôi và hướng dẫn nghiệp vụ quản lý giống gốc;
c) Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng giữa cơ quan đặt hàng và đơn vị nhận đặt hàng.
5. Nguồn kinh phí trợ cấp
a) Ngân sách Trung ương trợ cấp cho các hoạt động do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt hàng được nêu tại khoản 4 Mục I Thông tư này .
b) Ngân sách địa phương trợ cấp cho các hoạt động do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đặt hàng được nêu tại khoản 4 Mục I của Thông tư này.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Lập kế hoạch bố trí nguồn kinh phí
Hàng năm, căn cứ mục tiêu phát triển của ngành chăn nuôi và khả năng sản xuất, cung ứng sản phẩm giống gốc của đơn vị thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Mục I của Thông tư này, cơ quan đặt hàng lập dự toán chi Ngân sách về kinh phí trợ cấp gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trong dự toán ngân sách trình cơ quan thẩm quyền quyết định. Việc lập dự toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
2. Xác định mức kinh phí trợ cấp

a) Kinh phí trợ cấp cho một loại sản phẩm giống gốc: kinh phí trợ cấp cho một loại sản phẩm giống gốc được tính trên cơ sở số lượng sản phẩm giống gốc và đơn gía trợ cấp cho mỗi sản phẩm giống gốc, trong đó:

 - Đơn giá trợ cấp cho một đơn vị sản phẩm giống vật nuôi được tính theo công thức:

 

                                                            Chi phí chăn nuôi cho               Doanh thu từ một

     Đơn giá trợ cấp cho một                 một  đơn vị giống gốc     -        đơn vị giống gốc 

        sản phẩm giống gốc       =           _____________________________________

                                                             Định mức sản phẩm cho một đơn vị giống gốc

           

Trong đó:

+ Chi phí chăn nuôi cho một đơn vị giống gốc: là chi phí hợp lý sau khi trừ đi tiền bán sản phẩm thải loại, sản phẩm phụ của một đơn vị giống gốc để đơn vị nuôi giữ giống gốc vật nuôi đủ điều kiện nuôi giữ đối với một đơn vị giống gốc trong một năm;

Đơn vị giống gốc là đơn vị tính cho một loại vật nuôi cụ thể, đối với ong  là đàn, đối với tằm là ổ, đối với vật nuôi khác là con, đối với tinh là liều, đối với phôi là phôi.

+ Doanh thu từ một đơn vị giống gốc: là tiền bán sản phẩm con giống, tinh, phôi và doanh thu sản phẩm xuất thay thế đàn theo giá nhà nước quy định. Giá nhà nước quy định được xây dựng trên cơ sở giá thị  trường tại thời điểm xác định mức trợ cấp;

 + Định mức sản phẩm cho một đơn vị giống gốc: là số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn làm giống xuất ra trong năm từ một đơn vị giống gốc. Tiêu chuẩn giống gốc và định mức sản phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

Bộ Tài chính quyết định đơn giá trợ cấp cho sản phẩm đặt hàng được thanh toán hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương trên cơ sở đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đơn giá trợ cấp cho sản phẩm đặt hàng được thanh toán hỗ trợ từ ngân sách địa phương trên cơ sở đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đơn giá trợ cấp cho một sản phẩm giống gốc được giữ ổn định, chỉ xác định lại khi có biến động về giá vật tư, giá bán sản phẩm giống và thay đổi định mức kinh tế kỹ thuật làm thay đổi đơn giá trợ cấp từ 20% trở lên so với đơn giá trợ cấp đã được xác định. 

- Kinh phí trợ cấp cho một loại sản phẩm giống gốc:

Mức trợ cấp cho một loại SP giống gốc

=

Đơn giá trợ cấp cho một          sản phẩm giống gốc

x

Số lượng sản phẩm giống xuất bán, thay thế đàn

b) Kinh phí nhập, nuôi tân đáo giống gốc mới, sản phẩm giống để nâng cao chất lượng giống gốc vật nuôi và hướng dẫn nghiệp vụ giống gốc: là khoản kinh phí cấp cho đơn vị nuôi giữ giống để nhập và nuôi tân đáo giống gốc mới, các sản phẩm giống để nâng cao chất lượng giống gốc vật nuôi và hướng dẫn nghiệp vụ quản lý giống gốc mới theo hợp đồng đặt hàng trên cơ sở:
- Số lượng, chủng loại giống và sản phẩm giống nhập bổ sung do cơ quan đặt hàng quyết định.
- Giá nhập giống và sản phẩm giống xác định qua đấu thầu được cơ quan đặt hàng phê duyệt.
- Kinh phí cho nội dung hoạt động không quá 15% tổng kinh phí trợ cấp về sản phẩm giống gốc.
c) Kinh phí tổ chức kiểm tra, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng đặt hàng:
Là khoản kinh phí để cơ quan đặt hàng tổ chức kiểm tra, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng đặt hàng với các đơn vị nhận đặt hàng.
Kinh phí cho các hoạt động này ở Trung ương tối đa không quá 3%; ở địa phương tối đa không quá 7% của số kinh phí trợ cấp sản phẩm giống gốc trong năm.
3. Ký hợp đồng đặt hàng và điều chỉnh giá trị hợp đồng
Căn cứ dự toán kinh phí trợ cấp được cấp có thẩm quyền thông báo với cơ quan đặt hàng, cơ quan đặt hàng thực hiện phân bổ kinh phí trợ cấp cho việc sản xuất, cung ứng từng sản phẩm giống gốc; kinh phí cho việc nhập và nuôi tân đáo giống mới; kinh phí cho việc kiểm tra, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng. Cơ sở đặt hàng ký hợp đồng hoặc uỷ quyền cho cơ quan quản lý chuyên ngành (Cục Chăn nuôi đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) ký hợp đồng theo mẫu hợp đồng tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này. Hợp đồng đặt hàng được gửi đến cơ quan tài chính để cấp ứng kinh phí trợ cấp và phối hợp kiểm tra, quyết toán thanh lý hợp đồng đối với đơn vị nhận đặt hàng.
Trong quá trình thực hiện, giá trị hợp đồng đặt hàng có thể được điều chỉnh khi được cơ quan thẩm quyền điều chỉnh đơn giá trợ cấp hoặc khi có thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng tới kết quả sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giống.
4. Cấp kinh phí trợ cấp
Kinh phí trợ cấp được thực hiện bằng hình thức lệnh chi tiền, cụ thể:
a) Cấp kinh phí cho sản phẩm giống gốc:
Căn cứ hợp đồng đã được ký giữa cơ quan đặt hàng với đơn vị nhận đặt hàng, cơ quan tài chính cấp ứng 70% kinh phí trợ cấp theo gía trị hợp đồng cho đơn vị nhận đặt hàng.
Căn cứ biên bản thanh lý hợp đồng giữa cơ quan đặt hàng với đơn vị nhận đặt hàng, cơ quan tài chính cấp tiếp kinh phí còn thiếu theo giá trị thanh lý hợp đồng cho đơn vị nhận đặt hàng.
Thời gian cấp kinh phí không quá 10 ngày làm việc tính từ khi cơ quan tài chính nhận được hợp đồng hoặc biên bản thanh lý hợp đồng giữa cơ quan đặt hàng với đơn vị nhận đặt hàng.
b) Cấp kinh phí nhập, nuôi tân đáo giống gốc mới, các sản phẩm giống để nâng cao chất lượng giống gốc vật nuôi và hướng dẫn nghiệp vụ quản lý giống gốc.
Thời gian cấp kinh phí không quá 10 ngày làm việc tính từ khi cơ quan tài chính nhận được quyết định được nhập giống của cơ quan có thẩm quyền và hợp đồng nhập giống giữa đơn vị nhận đặt hàng với nhà thầu cung cấp con giống.
c) Cấp kinh phí kiểm tra, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng:
Thời gian cấp kinh phí không quá mười 10 ngày làm việc tính từ khi cơ quan tài chính nhận được dự toán chi tiết và theo tiến độ thực hiện.
5. Thanh lý hợp đồng
a) Đối với cơ quan đặt hàng: kết thúc năm tài chính hoặc trong năm đơn vị nhận đặt hàng thực hiện xong hợp đồng thì cơ quan đặt hàng kịp thời tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện hợp đồng và ký biên bản thanh lý hợp đồng với đơn vị nhận đặt hàng theo mẫu tại phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này.
Căn cứ biên bản thanh lý hợp đồng giữa cơ quan đặt hàng và đơn vị nhận đặt hàng, cơ quan đặt hàng đánh giá kết quả thực hiện nuôi giữ giống gốc vật nuôi gửi cơ quan tài chính cùng cấp.
Trường hợp số kinh phí theo biên bản thanh lý hợp đồng thấp hơn số kinh đã tạm ứng, đơn vị nhận đặt hàng phải hoàn lại Ngân sách số tiền chênh lệch này. Thời gian nộp lại không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản thanh lý hợp đồng.
b) Đối với doanh nghiệp nhận đặt hàng: kết thúc năm tài chính hoặc hợp đồng đặt hàng hoàn thành trước khi kết thúc năm, đơn vị nhận đặt hàng báo cáo kết quả thực hiện nuôi giữ giống gốc, quyết toán kinh phí trợ cấp gửi cơ quan đặt hàng và cơ quan tài chính cùng cấp để kiểm tra, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng và phê duyệt quyết toán.
6. Báo cáo và kiểm tra
Định kỳ 6 tháng và khi kết thúc năm kế hoạch đơn vị nhận đặt hàng có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng đặt hàng với cơ quan đặt hàng.
Cơ quan đặt hàng có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra đột xuất, định kỳ về thực hiện hợp đồng và kiểm tra nghiệm thu, thanh lý hợp đồng đặt hàng với đơn vị nhận đặt hàng.
Cuối năm cơ quan đặt hàng lập báo cáo đánh giá về:
- Sản xuất ra con giống và sản phẩm giống theo quy định tại khoản 3 Mục I Thông tư này được nhà nước đặt hàng, sản phẩm giống được bán sử dụng thay thế đàn hoặc thực hiện chương trình chọn lọc, nhân giống có mục tiêu;
- Nhập và nuôi tân đáo giống gốc mới, các sản phẩm giống để nâng cao chất lượng giống gốc vật nuôi và hướng dẫn nghiệp vụ quản lý giống gốc;
Báo cáo gửi cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo và thay thế Thông tư Liên tịch số 04/TTLB/NN&PTNT-TC ngày 16/01/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ hỗ trợ kinh phí nuôi giữ giống gốc.
Trong quá trình thực hiện có vướng mắc, đề nghị phản ảnh về Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết./.

         KT.BỘ TRƯỞNG  

    BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

            THỨ TRƯỞNG

             Vũ Văn Tám

 

 

  KT.BỘ TRƯỞNG

    BỘ TÀI CHÍNH

    THỨ TRƯỞNG

    Trần Xuân Hà

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ TÀI CHÍNH - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

SỐ 148/2007/TTLT/BTC-BNN&PTNT NGÀY 13 THÁNG 12 NĂM 2007

HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ ĐẶT HÀNG SẢN XUẤT VÀ

CUNG ỨNG SẢN PHẨM GIỐNG GỐC VẬT NUÔI

                            

 

Căn cứ Pháp lệnh giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH 11 ngày 24 tháng 03 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11/03/2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích;

Căn cứ Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích;

 Liên Bộ Tài chính-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ đặt hàng sản xuất và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi như sau: 

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

1.      Cơ quan đặt hàng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan đặt hàng sản xuất, cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi (sau đây được gọi tắt là cơ quan đặt hàng).

2. Đơn vị nhận đặt hàng

Bao gồm các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các cơ sở nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về lĩnh vực giống vật nuôi, các trang trại chăn nuôi đáp ứng được các yêu cầu của cơ sở nuôi giữ giống gốc theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Pháp lệnh giống vật nuôi (sau đây được gọi tắt là đơn vị nhận đặt hàng).                                                                                                                                                                      

 3. Sản phẩm giống được đặt hàng sản xuất và cung ứng

Là con giống, sản phẩm giống (trứng, tinh, phôi) của đàn giống cụ kỵ, ông, bà đối với lợn; của dòng thuần ông, bà đối với gia cầm; của đàn hạt nhân đối với gia súc lớn; của giống thuần đối với ong, tằm đạt tiêu chuẩn giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

4. Những hoạt động được nhà nước trợ cấp kinh phí để sản xuất và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi

a) Sản xuất ra con giống và sản phẩm giống theo quy định tại khoản 3 Mục I của Thông tư này được nhà nước đặt hàng. Sản phẩm được bán, sử dụng thay thế đàn hoặc thực hiện Chương trình chọn lọc, nhân giống có mục tiêu;

b) Nhập và nuôi tân đáo giống gốc mới, các sản phẩm giống để nâng cao chất lượng giống gốc vật nuôi và hướng dẫn nghiệp vụ quản lý giống gốc;

c) Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng giữa cơ quan đặt hàng và đơn vị nhận đặt hàng.

5. Nguồn kinh phí trợ cấp

 a) Ngân sách Trung ương trợ cấp cho các hoạt động do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt hàng được nêu tại khoản 4 Mục I Thông tư này .

b) Ngân sách địa phương trợ cấp cho các hoạt động do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đặt hàng được nêu tại khoản 4 Mục I của Thông tư này.

 

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

 

1.      Lập kế hoạch bố trí nguồn kinh phí

Hàng năm, căn cứ mục tiêu phát triển của ngành chăn nuôi và khả năng sản xuất, cung ứng sản phẩm giống gốc của đơn vị thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Mục I của Thông tư này, cơ quan đặt hàng lập dự toán chi Ngân sách về kinh phí trợ cấp gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trong dự toán ngân sách trình cơ quan thẩm quyền quyết định. Việc lập dự toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

 2. Xác định mức kinh phí trợ cấp

a) Kinh phí trợ cấp cho một loại sản phẩm giống gốc: kinh phí trợ cấp cho một loại sản phẩm giống gốc được tính trên cơ sở số lượng sản phẩm giống gốc và đơn gía trợ cấp cho mỗi sản phẩm giống gốc, trong đó:

 - Đơn giá trợ cấp cho một đơn vị sản phẩm giống vật nuôi được tính theo công thức:

 

                                                            Chi phí chăn nuôi cho               Doanh thu từ một

     Đơn giá trợ cấp cho một                 một  đơn vị giống gốc     -        đơn vị giống gốc 

        sản phẩm giống gốc       =           _____________________________________

                                                             Định mức sản phẩm cho một đơn vị giống gốc

           

Trong đó:

+ Chi phí chăn nuôi cho một đơn vị giống gốc: là chi phí hợp lý sau khi trừ đi tiền bán sản phẩm thải loại, sản phẩm phụ của một đơn vị giống gốc để đơn vị nuôi giữ giống gốc vật nuôi đủ điều kiện nuôi giữ đối với một đơn vị giống gốc trong một năm;

Đơn vị giống gốc là đơn vị tính cho một loại vật nuôi cụ thể, đối với ong  là đàn, đối với tằm là ổ, đối với vật nuôi khác là con, đối với tinh là liều, đối với phôi là phôi.

+ Doanh thu từ một đơn vị giống gốc: là tiền bán sản phẩm con giống, tinh, phôi và doanh thu sản phẩm xuất thay thế đàn theo giá nhà nước quy định. Giá nhà nước quy định được xây dựng trên cơ sở giá thị  trường tại thời điểm xác định mức trợ cấp;

 + Định mức sản phẩm cho một đơn vị giống gốc: là số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn làm giống xuất ra trong năm từ một đơn vị giống gốc. Tiêu chuẩn giống gốc và định mức sản phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

Bộ Tài chính quyết định đơn giá trợ cấp cho sản phẩm đặt hàng được thanh toán hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương trên cơ sở đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đơn giá trợ cấp cho sản phẩm đặt hàng được thanh toán hỗ trợ từ ngân sách địa phương trên cơ sở đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đơn giá trợ cấp cho một sản phẩm giống gốc được giữ ổn định, chỉ xác định lại khi có biến động về giá vật tư, giá bán sản phẩm giống và thay đổi định mức kinh tế kỹ thuật làm thay đổi đơn giá trợ cấp từ 20% trở lên so với đơn giá trợ cấp đã được xác định.                                        

- Kinh phí trợ cấp cho một loại sản phẩm giống gốc:

Mức trợ cấp cho một loại SP giống gốc

=

Đơn giá trợ cấp cho một          sản phẩm giống gốc

x

Số lượng sản phẩm giống xuất bán, thay thế đàn

b) Kinh phí nhập, nuôi tân đáo giống gốc mới, sản phẩm giống để nâng cao chất lượng giống gốc vật nuôi và hướng dẫn nghiệp vụ giống gốc: là khoản kinh phí cấp cho đơn vị nuôi giữ giống để nhập và nuôi tân đáo giống gốc mới, các sản phẩm giống để nâng cao chất lượng giống gốc vật nuôi  và hướng dẫn nghiệp vụ quản lý giống gốc mới theo hợp đồng đặt hàng trên cơ sở:

- Số lượng, chủng loại giống và sản phẩm giống nhập bổ sung do cơ quan đặt hàng quyết định.

- Giá nhập giống và sản phẩm giống xác định qua đấu thầu được cơ quan đặt hàng phê duyệt.

- Kinh phí cho nội dung hoạt động không quá 15% tổng kinh phí trợ cấp về sản phẩm giống gốc.

c) Kinh phí tổ chức kiểm tra, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng đặt hàng:

Là khoản kinh phí để cơ quan đặt hàng tổ chức kiểm tra, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng đặt hàng với các đơn vị nhận đặt hàng.

Kinh phí cho các hoạt động này ở Trung ương tối đa không quá 3%; ở địa phương tối đa không quá 7% của số kinh phí trợ cấp sản phẩm giống gốc trong năm.

3. Ký hợp đồng đặt hàng và điều chỉnh giá trị hợp đồng

Căn cứ dự toán kinh phí trợ cấp được cấp có thẩm quyền thông báo với cơ quan đặt hàng, cơ quan đặt hàng thực hiện phân bổ kinh phí trợ cấp cho việc sản xuất, cung ứng từng sản phẩm giống gốc; kinh phí cho việc nhập và nuôi tân đáo giống mới; kinh phí cho việc kiểm tra, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng. Cơ sở đặt hàng ký hợp đồng hoặc uỷ quyền cho cơ quan quản lý  chuyên ngành (Cục Chăn nuôi đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) ký hợp đồng theo mẫu hợp đồng tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này. Hợp đồng đặt hàng được gửi đến cơ quan tài chính để cấp ứng kinh phí trợ cấp và phối hợp kiểm tra, quyết toán thanh lý hợp đồng đối với đơn vị nhận đặt hàng.

Trong quá trình thực hiện, giá trị hợp đồng đặt hàng có thể được điều chỉnh khi được cơ quan thẩm quyền điều chỉnh đơn giá trợ cấp hoặc khi có thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng tới kết quả sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giống.

4. Cấp kinh phí trợ cấp

Kinh phí trợ cấp được thực hiện bằng hình thức lệnh chi tiền, cụ thể:

a) Cấp kinh phí cho sản phẩm giống gốc:          

 Căn cứ hợp đồng đã được ký giữa cơ quan đặt hàng với đơn vị nhận đặt hàng, cơ quan tài chính cấp ứng 70% kinh phí trợ cấp theo gía trị hợp đồng cho đơn vị nhận đặt hàng.

Căn cứ biên bản thanh lý hợp đồng giữa cơ quan đặt hàng với đơn vị  nhận đặt hàng, cơ quan tài chính cấp tiếp kinh phí còn thiếu theo giá trị thanh lý hợp đồng cho đơn vị nhận đặt hàng.

Thời gian cấp kinh phí không quá 10 ngày làm việc tính từ khi cơ quan tài chính nhận được hợp đồng hoặc biên bản thanh lý hợp đồng giữa cơ quan đặt hàng với đơn vị nhận đặt hàng.

b) Cấp kinh phí nhập, nuôi tân đáo giống gốc mới, các sản phẩm giống để nâng cao chất lượng giống gốc vật nuôi và hướng dẫn nghiệp vụ quản lý giống gốc.

Thời gian cấp kinh phí không quá 10 ngày làm việc tính từ khi cơ quan tài chính nhận được quyết định được nhập giống của cơ quan có thẩm quyền và hợp đồng nhập giống giữa đơn vị nhận đặt hàng với nhà thầu cung cấp con giống.

c) Cấp kinh phí kiểm tra, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng:

Thời gian cấp kinh phí không quá mười 10 ngày làm việc tính từ khi cơ quan tài chính nhận được dự toán chi tiết và theo tiến độ thực hiện.

5. Thanh lý hợp đồng

a) Đối với cơ quan đặt hàng: kết thúc năm tài chính hoặc trong năm đơn vị nhận đặt hàng thực hiện xong hợp đồng thì cơ quan đặt hàng kịp thời tổ chức nghiệm thu kết quả thực hiện hợp đồng và ký biên bản thanh lý hợp đồng với đơn vị nhận đặt hàng theo mẫu tại phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này.

Căn cứ biên bản thanh lý hợp đồng giữa cơ quan đặt hàng và đơn vị nhận đặt hàng, cơ quan đặt hàng đánh giá kết quả thực hiện nuôi giữ giống gốc vật nuôi gửi cơ quan tài chính cùng cấp.

Trường hợp số kinh phí theo biên bản thanh lý hợp đồng thấp hơn số kinh đã tạm ứng, đơn vị nhận đặt hàng phải hoàn lại Ngân sách số tiền chênh lệch này. Thời gian nộp lại không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản thanh lý hợp đồng.

b) Đối với doanh nghiệp nhận đặt hàng: kết thúc năm tài chính hoặc hợp đồng đặt hàng hoàn thành trước khi kết thúc năm, đơn vị nhận đặt hàng báo cáo kết quả thực hiện nuôi giữ giống gốc, quyết toán kinh phí trợ cấp gửi cơ quan đặt hàng và cơ quan tài chính cùng cấp để kiểm tra, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng và phê duyệt quyết toán.

6. Báo cáo và kiểm tra

Định kỳ 6 tháng và khi kết thúc năm kế hoạch đơn vị nhận đặt hàng có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng đặt hàng với cơ quan đặt hàng.

Cơ quan đặt hàng có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra đột xuất, định kỳ về thực hiện hợp đồng và kiểm tra nghiệm thu, thanh lý hợp đồng đặt hàng với đơn vị nhận đặt hàng.

Cuối năm cơ quan đặt hàng lập báo cáo đánh giá về:

- Sản xuất ra con giống và sản phẩm giống theo quy định tại khoản 3 Mục I Thông tư này được nhà nước đặt hàng, sản phẩm giống được bán sử dụng thay thế đàn hoặc thực hiện chương trình chọn lọc, nhân giống có mục tiêu;

- Nhập và nuôi tân đáo giống gốc mới, các sản phẩm giống để nâng cao chất lượng giống gốc vật nuôi và hướng dẫn nghiệp vụ quản lý giống gốc;

Báo cáo gửi cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính.

                   

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

                       

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo và thay thế Thông tư Liên tịch số 04/TTLB/NN&PTNT-TC ngày 16/01/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ hỗ trợ kinh phí nuôi giữ giống gốc.

Trong quá trình thực hiện có vướng mắc, đề nghị phản ảnh về Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết./.

 

         KT.BỘ TRƯỞNG  

    BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

            THỨ TRƯỞNG

             Vũ Văn Tám

 

 

  KT.BỘ TRƯỞNG

    BỘ TÀI CHÍNH

    THỨ TRƯỞNG

    Trần Xuân Hà

 

 

 

 

 

 

 

 

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi