Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BYT-BNN của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn phân công phối hợp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BYT-BNN

Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BYT-BNN của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn phân công phối hợp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Y tế
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:01/2006/TTLT-BYT-BNNNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư liên tịchNgười ký:Bùi Bá Bổng; Trịnh Quân Huấn
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
04/01/2006
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BYT-BNN

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BYT-BNN ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Để thi hành Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26 tháng 7 năm 2003 và Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm, liên tịch Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn phân công phối hợp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh, an toàn thực phẩm như sau:
I. TRÁCH NHIỆM CHUNG TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẦM
1. Bộ Y tế có trách nhiệm
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch về vệ sinh, an toàn thực phẩm được phê duyệt;
b) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy định, quy trình, quy phạm về vệ sinh, an toàn đối với thực phẩm đã qua chế biến lưu thông trên thị trường;
c) Quy định dư lượng tối đa cho phép về hóa chất độc hại, phụ gia thực phẩm, giới hạn tối đa ô nhiễm vi sinh vật đối với thực phẩm đã qua chế biến;
d) Quy định chung về điều kiện vệ sinh, an toàn đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến bao gồm điều kiện cơ sở sản xuất, trang thiết bị, dụng cụ; yêu cầu về sức khỏe, kiến thức, thực hành vệ sinh, an toàn thực phẩm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
đ) Tổ chức thực hiện xác nhận công bố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm tiêu thụ trong nước;
e) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, kiến thức pháp luật; nghiên cứu khoa học, công nghệ, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế về vệ sinh, an toàn thực phẩm; tổ chức xác nhận nội dung thông tin quảng cáo đối với thực phẩm;
g) Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đã qua chế biến sản xuất, lưu thông trong nước cho tiêu thụ nội địa;
h) Tổ chức thực hiện kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hóa chất độc hại (bao gồm cả phụ gia thực phẩm) đối với thực phẩm trừ sản phẩm có nguồn gốc động vật ở dạng tươi sống và sơ chế lưu thông trên thị trường.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm
a) Hướng dẫn chi tiết việc thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về vệ sinh, an toàn thực phẩm của ngành nông nghiệp;
b) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy định, quy trình, quy phạm bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với:
- Quá trình sản xuất từ nuôi trồng, khai thác, thu hái, sản xuất, giết mổ, sơ chế, bảo quản, vận chuyển nông sản thực phẩm cho đến khi được đưa ra lưu thông trên thị trường;
- Sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật ở dạng tươi sống, sơ chế lưu thông trên thị trường;
- Nông sản thực phẩm xuất khẩu và nhập khẩu;
c) Quản lý vệ sinh an toàn đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật tươi sống và sơ chế lưu thông trên thị trường, xuất khẩu và nhập khẩu;
d) Quy định cụ thể về điều kiện vệ sinh, an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật ở dạng tươi sống và sơ chế;
đ) Xây dựng và tổ chức thực hiện việc thông tin, tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, kiến thức pháp luật; nghiên cứu khoa học, công nghệ, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế về vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật;
e) Tổ chức thực hiện kiểm soát ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hóa chất độc hại đối với thực phẩm quy định tại điểm b, c khoản 2, Mục 1 của Thông tư này.
II. TRÁCH NHIỆM TRONG PHÒNG NGỪA, KHẮC PHỤC NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM VÀ BỆNH TRUYỀN QUA THỰC PHẨM
1. Bộ Y tế có trách nhiệm
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm; điều tra xác định cơ sở nguyên nhân, bữa ăn nguyên nhân, thức ăn nguyên nhân và căn nguyên;
b) Triển khai các biện pháp phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm;
c) Tổ chức chỉ đạo việc xử lý, điều trị ngộ độc thực phẩm và các bệnh dịch truyền qua thực phẩm;
d) Hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện việc phân tích nguy cơ ô nhiễm thực phẩm; điều tra, khảo sát và lưu trữ các số liệu về công tác phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm;
đ) Công bố nguy cơ bệnh dịch có thể truyền qua thực phẩm;
e) Hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức và thực hành về phòng, ngừa ngộ độc thực phẩm cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng;
g) Quy định chế độ báo cáo về công tác phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến kiến thức và thực hành về phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cho người sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở dạng tươi sống, sơ chế;
b) Tổ chức quản lý và chỉ đạo thực hiện tốt quy trình sản xuất để bản đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường;
c) Công bố dịch bệnh động vật để phối hợp liên ngành, tổ chức kiểm soát dịch bệnh trong phạm vi được phân công;
d) Quản lý và chỉ đạo việc sản xuất để bảo đảm vệ sinh an toàn đối với:
- Nông sản thực phẩm từ nuôi trồng, khai thác, thu hái, sản xuất, giết mổ, sơ chế, bảo quản, vận chuyển trước khi lưu thông ra thị trường;
- Nông sản thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu;
đ) Phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành có liên quan trong việc xác định nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm khi xảy ra ngộ độc thực phẩm;
e) Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan để khắc phục và giải quyết hậu quả.
III. TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP TRONG THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
1. Bộ Y tế có trách nhiệm
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra về vệ sinh, an toàn thực phẩm trên phạm vi toàn quốc và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì thẩm định, kiểm tra các cơ sở chế biến thực phẩm có nguy cơ cao;
c) Chủ trì xử lý, thu hồi, xác định nguồn gốc đối với sản phẩm nông sản thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm lưu thông trên thị trường;
d) Thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm
a) Tổ chức và chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra về vệ sinh, an toàn nông sản thực phẩm và xử lý vi phạm đối với sản phẩm nông sản thực phẩm trong phạm vi được phân công;
b) Thanh tra, kiểm tra về vệ sinh, an toàn đối với nông sản thực phẩm trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi, khai thác, thu hái, giết mổ ở dạng tươi sống, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, lưu thông ra thị trường và xuất khẩu;
c) Thanh tra, kiểm tra việc xử lý thực phẩm nguyên liệu không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm chưa qua kiểm dịch thú y đã đưa vào lưu thông, sử dụng trong chế biến thực phẩm;
d) Phối hợp với Bộ Y tế thanh tra, kiểm tra việc xử lý, thu hồi, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm nông sản thực phẩm, thực phẩm có nguồn gốc động vật bị nhiễm các tác nhân vi sinh vật gây bệnh, gây dịch.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện
a) Bộ Y tế giao cho Cục An toàn vệ sinh thực phẩm là cơ quan đầu mối giúp Bộ triển khai thực hiện Thông tư này;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Vụ Khoa học Công nghệ là đơn vị đầu mối giúp Bộ triển khai Thông tư này.
2. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hai Bộ phối hợp giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THỬ TRƯỞNG

Bùi Bá Bổng

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ Y TẾ

TH TRƯỞNG

Trịnh Quân Huấn

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi