Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 32/2023/TT-BYT

Thông tư 32/2023/TT-BYT của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh
Cơ quan ban hành: Bộ Y tếSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:32/2023/TT-BYTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Trần Văn Thuấn
Ngày ban hành:31/12/2023Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Cơ cấu tổ chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

Hướng dẫn cập nhật kiến thức y khoa liên tục từ ngày 01/01/2024

Ngày 31/12/2023, Bộ Y tế ban hành Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Cụ thể như sau:

1. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục tối thiểu 120 giờ tín chỉ trong 05 năm liên tục. Việc cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn bao gồm:

- Khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về khám bệnh, chữa bệnh là các khoá đào tạo có chương trình, tài liệu đào tạo được xây dựng, thẩm định và ban hành theo quy định của Thông tư này;

- Các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn được tổ chức theo hình thức trực tiếp hoặc trực tiếp kết hợp trực tuyến phù hợp với nội dung chuyên môn của từng khóa học;

- Đơn vị tổ chức là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở giáo dục tham gia đào tạo nhân lực y tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh;

- Cơ sở cập nhật kiến thức y khoa liên tục xây dựng kế hoạch tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và công khai trên Trang thông tin điện tử của cơ sở trước khi tổ chức;...

2. 05 nguyên tắc xác định phạm vi hành nghề của người hành nghề:

- Việc xác định phạm vi hành nghề của người hành nghề phải phù hợp với văn bằng, chứng chỉ chuyên môn liên quan đến y tế mà người đó đã được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam; phù hợp với năng lực thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm các phương pháp, kỹ thuật chuyên môn của người hành nghề theo chuyên khoa đăng ký hành nghề;

- Phạm vi hành nghề của người hành nghề bao gồm việc khám bệnh, chữa bệnh, chỉ định các phương pháp cận lâm sàng, thực hiện các phương pháp khám bệnh, chữa bệnh, chuyên môn kỹ thuật, kê đơn thuốc, chỉ định các chế độ chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, đánh giá kết quả khám bệnh, chữa bệnh, tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh theo chức danh nghề nghiệp và quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tại Điều 11 Thông tư này tương ứng với từng chức danh;

- Bảo đảm chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và an toàn người bệnh;

- Phù hợp với điều kiện thực tiễn, đặc biệt tại đơn vị có tính đặc thù, các cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh, thuộc vùng kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn;

- Không phân biệt người hành nghề làm việc ở các cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh và thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2024.

Xem chi tiết Thông tư 32/2023/TT-BYT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
______

Số: 32/2023/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2023

THÔNG TƯ

Quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh
_______________________

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023;

Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và đào tạo, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về:
1. Cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 14 Điều 2 và khoản 4 Điều 22 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với các chức danh chuyên môn quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
3. Mẫu giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 5 Điều 27 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
4. Thừa nhận tiêu chuẩn chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài ban hành quy định tại điểm d khoản 1 và khoản 4 Điều 57 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
5. Hồ sơ bệnh án và bản tóm tắt hồ sơ bệnh án quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
6. Trực khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 3 Điều 70 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
7. Tiêu chuẩn và việc khám sức khỏe quy định tại khoản 2 Điều 83 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
8. Thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng quy định tại điểm d khoản 4 Điều 99 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
9. Quy chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng chuyên môn và trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp khi xảy ra tai biến y khoa quy định tại khoản 6 Điều 101 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
10. Huy động, điều động, phân công nhiệm vụ đối với các đối tượng tham gia khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp quy định tại khoản 4 Điều 115 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Cơ sở cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở giáo dục tham gia đào tạo nhân lực y tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu tổ chức cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định tại Thông tư này.
2. Giờ tín chỉ trong cập nhật kiến thức y khoa liên tục là đơn vị tính thời gian người hành nghề tham gia một trong các hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục với công thức quy đổi theo quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới và thiết bị y tế là hoạt động khoa học nghiên cứu về kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế trên người tình nguyện nhằm thăm dò hoặc xác định sự an toàn và hiệu quả của kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế trên lâm sàng; nhận biết, phát hiện phản ứng có hại do tác động của kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế; mức độ dễ sử dụng của thiết bị y tế đối với bác sỹ và nhân viên y tế; thẩm định hoặc xác nhận phương pháp và đánh giá hiệu năng của thiết bị y tế chẩn đoán in vitro trên lâm sàng.
4. Thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng (Good Clinical Practice - GCP) là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn cho việc thiết kế, tổ chức triển khai, thực hiện, giám sát, kiểm tra, ghi chép, phân tích và báo cáo về thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế trên lâm sàng nhằm bảo đảm tính tin cậy, chính xác của dữ liệu và báo cáo kết quả nghiên cứu, bảo vệ quyền, sự an toàn và bảo mật thông tin của đối tượng nghiên cứu.
5. Hồ sơ sản phẩm dành cho nghiên cứu viên (Investigator’s Brochure - IB) là tài liệu có thông tin chung về kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế nghiên cứu lâm sàng; tài liệu nghiên cứu tiền lâm sàng và các tài liệu nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn trước (nếu có).
6. Phiếu thu thập thông tin nghiên cứu hoặc Bệnh án nghiên cứu (Case Report Form - CRF) là công cụ bằng giấy hoặc điện tử được thiết kế để thu thập dữ liệu nghiên cứu của người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.
7. ICD (International Classification of Diseases) là phân loại quốc tế về bệnh tật.
Chương II
CẬP NHẬT KIẾN THỨC Y KHOA LIÊN TỤC CHO
NGƯỜI HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 3. Thời gian cập nhật kiến thức y khoa liên tục
1. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục tối thiểu 120 giờ tín chỉ trong 05 năm liên tục (01 giờ tín chỉ đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn tương đương với 01 tiết học).
2. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tham gia một trong các hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục quy định tại các Điều 4, 5, 6 và Điều 7 Thông tư này sau khi quy đổi sang giờ tín chỉ sẽ được cộng các hình thức để tính tổng thời gian cập nhật kiến thức y khoa liên tục.
Điều 4. Cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, hội nghị, hội thảo về y khoa phù hợp với phạm vi hành nghề
1. Cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn:
a) Khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về khám bệnh, chữa bệnh là các khoá đào tạo có chương trình, tài liệu đào tạo được xây dựng, thẩm định và ban hành theo quy định của Thông tư này;
b) Các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn được tổ chức theo hình thức trực tiếp hoặc trực tiếp kết hợp trực tuyến phù hợp với nội dung chuyên môn của từng khóa học;
c) Đơn vị tổ chức là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở giáo dục tham gia đào tạo nhân lực y tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh;
d) Cơ sở cập nhật kiến thức y khoa liên tục xây dựng kế hoạch tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và công khai trên Trang thông tin điện tử của cơ sở trước khi tổ chức;
đ) Chương trình cập nhật kiến thức y khoa liên tục phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đã được phê duyệt cho cơ sở cập nhật kiến thức y khoa liên tục hoặc phù hợp với trình độ đào tạo các ngành, chuyên ngành về khám bệnh chữa bệnh của cơ sở giáo dục đã được giao nhiệm vụ đào tạo. Chương trình cập nhật kiến thức y khoa liên tục xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục số III ban hành kèm theo Thông tư này và được rà soát, cập nhật thường xuyên bảo đảm tính khoa học, phù hợp với nhu cầu thực tiễn;
e) Tài liệu cập nhật kiến thức y khoa liên tục được xây dựng trên cơ sở chương trình đã được ban hành và theo hướng dẫn tại Phụ lục số III ban hành kèm theo Thông tư này. Tài liệu cần được rà soát, cập nhật thường xuyên bảo đảm tính khoa học, phù hợp với nhu cầu thực tiễn;
g) Cơ sở cập nhật kiến thức y khoa liên tục được sử dụng các chương trình, tài liệu của cơ sở khác đã được ban hành khi được cơ sở đó đồng ý bằng văn bản;
h) Người đứng đầu cơ sở cập nhật kiến thức y khoa liên tục lựa chọn và bố trí đủ giảng viên đáp ứng theo yêu cầu của chương trình đào tạo;
i) Chứng nhận tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn: Người hành nghề sau khi hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn được cấp giấy chứng nhận theo Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức tham gia hội nghị, hội thảo:
a) Hội nghị, hội thảo về y khoa là một sự kiện do các cơ sở cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong khám bệnh, chữa bệnh tổ chức thực hiện có nội dung liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh;
b) Đơn vị chủ trì tổ chức: Có phạm vi hoạt động chuyên môn được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp nội dung hội nghị, hội thảo;
c) Chủ đề và nội dung: Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của đơn vị chủ trì tổ chức;
d) Báo cáo viên: Có phạm vi hành nghề phù hợp với nội dung bài báo cáo và chủ đề của hội nghị, hội thảo;
đ) Hình thức tổ chức: Trực tiếp hoặc trực tuyến;
e) Chứng nhận tham gia hội nghị, hội thảo: Người hành nghề tham gia hội nghị, hội thảo được đơn vị chủ trì tổ chức hội nghị, hội thảo cấp giấy chứng nhận theo Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh
1. Biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh là tham gia các ban hoặc tổ chuyên môn soạn thảo giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn, quy trình chuyên môn có nội dung về khám bệnh, chữa bệnh và được Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo ban hành.
2. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chủ trì hoặc tham gia các ban hoặc tổ chuyên môn soạn thảo giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn có nội dung về khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với phạm vi hành nghề chuyên môn và đã được được Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo ban hành.
3. Chứng nhận tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn: Người hành nghề chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn quy trình chuyên môn được Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo tính giờ tín chỉ và cấp giấy chứng nhận theo Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 6. Cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức thực hiện các nghiên cứu khoa học, giảng dạy về y khoa thuộc phạm vi hành nghề
1. Cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức thực hiện các nghiên cứu khoa học thuộc phạm vi hành nghề:
a) Người hành nghề chủ trì hoặc tham gia nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở, cấp bộ, cấp tỉnh và cấp Nhà nước hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật, viết bài báo khoa học trong và ngoài nước có nội dung về khám bệnh, chữa bệnh, phù hợp với phạm vi hành nghề. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã có quyết định nghiệm thu, sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã được công nhận, bài báo khoa học đã được công bố trên các tạp chí khoa học, bản tin, đặc san ở trong và ngoài nước;
b) Chứng nhận thực hiện các nghiên cứu khoa học: Người hành nghề hoàn thành nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, viết bài báo khoa học được Thủ trưởng đơn vị chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp, sáng kiến cải tiến kỹ thuật tính giờ tín chỉ và được cấp giấy chứng nhận theo Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức giảng dạy về y khoa thuộc phạm vi hành nghề:
a) Giảng dạy về y khoa là hoạt động truyền đạt kiến thức, kỹ năng, thái độ trong khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề;
b) Người hành nghề được phân công hoặc mời tham gia giảng dạy các khóa đào tạo cấp văn bằng hoặc các khóa đào tạo để cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận trong lĩnh vực sức khỏe có nội dung đào tạo phù hợp với phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
c) Chứng nhận tham gia giảng dạy về y khoa: Người hành nghề tham gia giảng dạy về y khoa thuộc phạm vi hành nghề được Thủ trưởng đơn vị tổ chức giảng dạy tính giờ tín chỉ dựa trên minh chứng người hành nghề đã tham gia giảng dạy và cấp giấy chứng nhận theo Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức tự cập nhật kiến thức y khoa và các hình thức khác
1. Tự cập nhật kiến thức y khoa là quá trình tự tìm hiểu, tư duy, nghiên cứu các kiến thức, kỹ năng về y khoa phù hợp với phạm vi chuyên môn của người hành nghề.
2. Hình thức tự cập nhật kiến thức y khoa và các hình thức khác bao gồm:
a) Người hành nghề tham gia hướng dẫn luận văn, luận án có nội dung phù hợp với phạm vi hành nghề và luận văn, luận án do người hành nghề hướng dẫn đã được Hội đồng đánh giá luận văn, luận án cấp trường thông qua;
b) Người hành nghề tham gia các hội đồng đánh giá luận văn, luận án; hội đồng nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp; hội đồng chuyên môn thẩm định chương trình và tài liệu đào tạo có nội dung về khám bệnh chữa bệnh phù hợp với phạm vi hành nghề, hội đồng giám định, hội đồng sai sót chuyên môn;
c) Người hành nghề tham gia các hoạt động sinh hoạt chuyên môn về lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với phạm vi hành nghề bao gồm: hội chẩn ca bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp, phân tích ca bệnh;
d) Tham gia các khóa đào tạo cấp văn bằng trong và ngoài nước (không bao gồm thời gian gia hạn học tập) phù hợp với phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Tham gia các khóa đào tạo để cấp chứng chỉ: chuyên khoa cơ bản, chuyên khoa sâu, kỹ thuật chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật phù hợp với phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
3. Chứng nhận tự cập nhật kiến thức y khoa và các hình thức khác: Người hành nghề tự cập nhật kiến thức y khoa và các hình thức khác được Thủ trưởng đơn vị chủ trì các hoạt động hoặc quản lý trực tiếp người hành nghề cấp giấy chứng nhận theo Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 8. Quy đổi sang giờ tín chỉ và giấy chứng nhận tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục
1. Việc quy đổi sang giờ tín chỉ của các hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục được thực hiện theo Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với việc cập nhật kiến thức y khoa liên tục của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở nước ngoài tổ chức: Việc xác nhận thời gian tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục do Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp người hành nghề tính giờ tín chỉ và cấp giấy chứng nhận theo Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 9. Trách nhiệm của cơ sở cập nhật kiến thức y khoa liên tục
1. Tạo điều kiện để người hành nghề được cập nhật kiến thức y khoa liên tục; theo dõi, quản lý; xác nhận và tính giờ tín chỉ cho người hành nghề tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục do cơ sở tổ chức.
2. Phân công cán bộ phụ trách, quản lý hoạt động cập nhật kiến thức y khoa liên tục của cơ sở.
3. Tổ chức hoạt động cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định tại Thông tư này và chịu trách nhiệm về chất lượng cập nhật kiến thức y khoa liên tục do cơ sở thực hiện.
4. Quản lý và lưu trữ hồ sơ, chương trình và tài liệu các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, hồ sơ hội nghị, hội thảo cập nhật kiến thức y khoa liên tục của cơ sở; quản lý việc xác nhận cho người hành nghề đã hoàn thành cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo đúng quy định của Thông tư này.
5. Đối với cơ sở cập nhật kiến thức y khoa liên tục bằng hình thức tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn: Trước khi tổ chức đào tạo, bồi dưỡng có trách nhiệm gửi thông báo theo Phụ lục số IV ban hành kèm theo Thông tư này về Bộ Y tế (Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo) đối với cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế hoặc gửi thông báo về Bộ Y tế và Sở Y tế đối với cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế.
Chương III
PHẠM VI HÀNH NGHỀ CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ
VÀ MẪU GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ
Điều 10. Nguyên tắc xác định phạm vi hành nghề của người hành nghề
1. Việc xác định phạm vi hành nghề của người hành nghề phải phù hợp với văn bằng, chứng chỉ chuyên môn liên quan đến y tế mà người đó đã được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam; phù hợp với năng lực thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm các phương pháp, kỹ thuật chuyên môn của người hành nghề theo chuyên khoa đăng ký hành nghề.
2. Phạm vi hành nghề của người hành nghề bao gồm việc khám bệnh, chữa bệnh, chỉ định các phương pháp cận lâm sàng, thực hiện các phương pháp khám bệnh, chữa bệnh, chuyên môn kỹ thuật, kê đơn thuốc, chỉ định các chế độ chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, đánh giá kết quả khám bệnh, chữa bệnh, tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh theo chức danh nghề nghiệp và quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tại Điều 11 Thông tư này tương ứng với từng chức danh.
3. Bảo đảm chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và an toàn người bệnh.
4. Phù hợp với điều kiện thực tiễn, đặc biệt tại đơn vị có tính đặc thù, các cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh, thuộc vùng kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
5. Không phân biệt người hành nghề làm việc ở các cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh và thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 11. Phạm vi hành nghề của người hành nghề
1. Bác sỹ y khoa: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số V ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bác sỹ y học cổ truyền: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số VI ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bác sỹ y học dự phòng: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số VII ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Bác sỹ răng hàm mặt: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số VIII ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Bác sỹ chuyên khoa:
a) Bác sỹ chuyên khoa hồi sức cấp cứu: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số V và Phụ lục số IX phần Nội khoa và Hồi sức cấp cứu ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số V và Phụ lục số XV ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bác sỹ chuyên khoa khác: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số V và Phụ lục số IX theo chuyên khoa ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Phạm vi hành nghề của người hành nghề có chức danh chuyên môn là y sỹ:
a) Y sỹ đa khoa: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số X ban hành kèm theo Thông tư này (bao gồm các kỹ thuật sơ cứu ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh thông thường theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ);
b) Y sỹ y học cổ truyền: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số XI ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Phạm vi hành nghề của người hành nghề có chức danh chuyên môn là điều dưỡng quy định tại Phụ lục số XII ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Phạm vi hành nghề của người hành nghề có chức danh chuyên môn là hộ sinh quy định tại Phụ lục số XIII ban hành kèm theo Thông tư này.
9. Phạm vi hành nghề của người hành nghề có chức danh chuyên môn là kỹ thuật y quy định tại Phụ lục số XIV ban hành kèm theo Thông tư này.
10. Phạm vi hành nghề của người hành nghề có chức danh chuyên môn là dinh dưỡng lâm sàng quy định tại Phụ lục số XV ban hành kèm theo Thông tư này.
11. Phạm vi hành nghề của người hành nghề có chức danh chuyên môn là tâm lý lâm sàng quy định tại Phụ lục số XVI ban hành kèm theo Thông tư này và cung cấp các dịch vụ chăm sóc liên tục và toàn diện về nhận thức, hành vi, cảm xúc, tâm lý xã hội cho cá nhân, nhóm, gia đình, bao gồm đánh giá các rối loạn tâm thần, chỉ định, xây dựng và triển khai các can thiệp tâm lý tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
12. Phạm vi hành nghề của người hành nghề có chức danh chuyên môn là cấp cứu viên ngoại viện quy định tại Phụ lục số XVII ban hành kèm theo Thông tư này.
13. Phạm vi hành nghề của người hành nghề có chức danh chuyên môn là lương y được khám bệnh, chữa bệnh bằng các phương pháp, kỹ thuật chuyên môn của y học cổ truyền và danh mục kỹ thuật quy định tại Phụ lục số XVIII ban hành kèm theo Thông tư này.
14. Phạm vi hành nghề của người có bài thuốc gia truyền:
a) Người có bài thuốc gia truyền được khám bệnh, sử dụng bài thuốc gia truyền được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận để chữa bệnh hoặc chứng bệnh;
b) Bài thuốc gia truyền sử dụng chữa bệnh phải đúng thành phần, dạng bào chế, công dụng (chỉ định), liều lượng, cách dùng;
c) Được sử dụng nhiều bài thuốc gia truyền được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận để chữa bệnh hoặc chứng bệnh khác nhau trong cùng một người bệnh;
d) Người vừa có bài thuốc gia truyền và phương pháp chữa bệnh gia truyền được sử dụng đồng thời cho người bệnh trong cùng một thời điểm ;
đ) Không được kê đơn và sử dụng thuốc hóa dược, thuốc dược liệu và sử dụng phương pháp, kỹ thuật chuyên môn của y học hiện đại để khám bệnh, chữa bệnh.
15. Phạm vi hành nghề của người có phương pháp chữa bệnh gia truyền:
a) Người có phương pháp chữa bệnh gia truyền được khám bệnh, sử dụng phương pháp chữa bệnh gia truyền được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận để chữa bệnh hoặc chứng bệnh;
b) Phương pháp chữa bệnh gia truyền sử dụng chữa bệnh phải đúng quy trình, đúng bệnh hoặc chứng bệnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Được sử dụng nhiều phương pháp chữa bệnh gia truyền, kết hợp với bài thuốc gia truyền để chữa các bệnh, chứng bệnh khác nhau trong cùng một người bệnh;
d) Không được sử dụng phương pháp, kỹ thuật chuyên môn của y học hiện đại để khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi hành nghề phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Điều 12. Mẫu giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp giấy phép hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục số XIX ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương IV
THỪA NHẬN TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 13. Thừa nhận tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn về quản lý chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Thừa nhận các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn về quản lý chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được Hiệp hội quốc tế về chất lượng y tế (International Society for Quality in Healthcare - ISQua) công nhận.
2. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh rà soát để công bố và cập nhật trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Y tế, Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và hệ thống thông tin quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 14. Tiêu chí thừa nhận tiêu chuẩn quản lý chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thuộc trường hợp quy định tại Điều 13 Thông tư này
1. Tiêu chí chung:
a) Tiêu chuẩn quy định về thời hạn áp dụng, phương thức đánh giá các tiêu chuẩn;
b) Tiêu chuẩn quy định việc chứng nhận chất lượng là hoạt động tự nguyện của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Tiêu chuẩn bảo đảm tính khoa học và hiệu quả để quản lý chất lượng từng lĩnh vực dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh;
d) Tiêu chuẩn bảo đảm đánh giá được tổng thể các đặc tính chất lượng: an toàn, hiệu quả, kịp thời, công bằng, hướng đến người bệnh và nhân viên y tế;
đ) Tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chí, chỉ số bảo đảm đánh giá đầy đủ 3 thành tố chất lượng: đầu vào, quy trình và kết quả thực hiện.
2. Tiêu chí cụ thể được quy định tại Mẫu số 1 Phụ lục số XX ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 15. Hồ sơ đề nghị thừa nhận tiêu chuẩn quản lý chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Đơn đề nghị thừa nhận tiêu chuẩn quản lý chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục số XX ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bản đầy đủ của tiêu chuẩn quản lý chất lượng đề nghị thừa nhận.
3. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá, chứng nhận chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Tổ chức chứng nhận chất lượng theo quy định tại Điều 76 và Điều 77 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 96/2023/NĐ-CP).
4. Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của Tổ chức chứng nhận chất lượng.
5. Tài liệu chứng minh tiêu chuẩn đã được áp dụng thử nghiệm tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam bao gồm: báo cáo thử nghiệm áp dụng tiêu chuẩn; tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý chất lượng.
6. Bản trả lời đáp ứng các tiêu chí cụ thể thừa nhận tiêu chuẩn quản lý chất lượng cơ sở khám chữa bệnh theo mẫu quy định tại Mẫu số 1 Phụ lục số XX ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 16. Thủ tục thừa nhận tiêu chuẩn quản lý chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Tổ chức chứng nhận chất lượng nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 15 Thông tư này đến Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh).
2. Thành lập Hội đồng thẩm định:
a) Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Quyết định thành lập bao gồm:
- Lãnh đạo Bộ Y tế là Chủ tịch Hội đồng;
- Lãnh đạo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh là Phó Chủ tịch thường trực, Lãnh đạo Vụ Pháp chế là Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Lãnh đạo một số Vụ, Cục, Viện của Bộ Y tế, một số chuyên gia về quản lý chất lượng, đại diện các Bộ, ngành, tổ chức, hiệp hội liên quan được mời tham gia là thành viên theo từng lĩnh vực chuyên môn của tiêu chuẩn đề nghị thừa nhận.
b) Giúp việc cho Hội đồng là Tổ thư ký do Trưởng phòng Quản lý chất lượng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh là Tổ trưởng và một số thành viên có liên quan.
3. Quy trình thẩm định tiêu chuẩn:
a) Tổ thư ký xem xét kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổ thư ký có nhiệm vụ đối chiếu tiêu chuẩn quản lý chất lượng với các tiêu chí thừa nhận quy định tại Điều 14 Thông tư này và lập báo cáo thẩm định trình Hội đồng;
b) Hội đồng họp thẩm định, thống nhất kết luận và thông qua biên bản;
c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ ghi trên Phiếu tiếp nhận theo mẫu quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục số XX ban hành kèm theo Thông tư này, căn cứ kết luận của Hội đồng:
- Trường hợp Hội đồng đồng ý thừa nhận tiêu chuẩn, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định thừa nhận tiêu chuẩn của tổ chức chứng nhận chất lượng theo mẫu quy định Mẫu số 04 tại Phụ lục số XX ban hành kèm theo Thông tư này;
- Trường hợp Hội đồng không đồng ý thừa nhận tiêu chuẩn, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh thông báo bằng văn bản cho tổ chức chứng nhận chất lượng đã gửi hồ sơ đề nghị và nêu rõ lý do.
d) Quyết định thừa nhận tiêu chuẩn của tổ chức chứng nhận chất lượng được công bố trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định thừa nhận.
Chương V
THỰC HÀNH TỐT THỬ KỸ THUẬT MỚI, PHƯƠNG PHÁP MỚI
HOẶC THỬ THIẾT BỊ Y TẾ TRÊN LÂM SÀNG
Mục 1
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỰC HÀNH TỐT THỬ KỸ THUẬT MỚI,
PHƯƠNG PHÁP MỚI HOẶC THỬ THIẾT BỊ Y TẾ TRÊN LÂM SÀNG
Điều 17. Nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng
Ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng tại Phụ lục số XXI ban hành kèm theo Thông tư này trên cơ sở tham khảo hướng dẫn của ICH, WHO.
Điều 18. Các trường hợp đánh giá, kiểm tra việc đáp ứng Thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng
1. Đánh giá lần đầu: Được thực hiện khi cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng có triển khai hoạt động thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế.
2. Đánh giá định kỳ: Được thực hiện nhằm duy trì việc đáp ứng GCP, đánh giá định kỳ được thực hiện 03 năm một lần kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đáp ứng GCP (không bao gồm các đợt đánh giá, kiểm tra đột xuất).
3. Đánh giá đột xuất việc đáp ứng GCP được thực hiện theo quy định tại Điều 27 Thông tư này.
4. Kiểm tra việc đáp ứng GCP: Bộ Y tế, Sở Y tế căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước thực hiện kiểm tra việc đáp ứng GCP hoặc lồng ghép kiểm tra việc đáp ứng GCP trong kế hoạch kiểm tra các hoạt động chuyên môn hàng năm hoặc trong các đợt đánh giá đột xuất đáp ứng GCP đối với các cơ sở nhận thử thuộc trách nhiệm quản lý.
Điều 19. Mức độ tuân thủ Thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng
1. Mức độ 1: Cơ sở nhận thử đáp ứng GCP trong trường hợp không có nội dung cần khắc phục, sửa chữa.
2. Mức độ 2: Cơ sở nhận thử còn có nội dung phải khắc phục, sửa chữa để đáp ứng GCP trong trường hợp nội dung cần khắc phục, sửa chữa không ảnh hưởng đến tính chính xác và trung thực của dữ liệu nghiên cứu và an toàn, sức khoẻ của người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.
3. Mức độ 3: Cơ sở nhận thử không đáp ứng GCP trong các trường hợp sau:
a) Có nội dung sai lệch với tiêu chuẩn GCP có nguy cơ ảnh hưởng đến tính chính xác và trung thực của dữ liệu nghiên cứu và/hoặc sức khoẻ, an toàn của người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế;
b) Gian lận, giả mạo, sửa chữa số liệu, dữ liệu, tài liệu.
Mục 2
ĐÁNH GIÁ LẦN ĐẦU VIỆC ĐÁP ỨNG THỰC HÀNH TỐT
THỬ KỸ THUẬT MỚI, PHƯƠNG PHÁP MỚI
HOẶC THỬ THIẾT BỊ Y TẾ TRÊN LÂM SÀNG
Điều 20. Hồ sơ đề nghị đánh giá lần đầu việc đáp ứng Thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng
1. Đơn đề nghị đánh giá đáp ứng GCP theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục số XXIII ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bản kê khai Các thông tin chung về cơ sở nhận thử; cơ sở vật chất, danh mục thiết bị y tế; danh sách nhân sự đáp ứng điều kiện cho đánh giá đáp ứng GCP tương ứng; các quy trình thực hành chuẩn (SOPs), hệ thống quản lý chất lượng phục vụ cho việc thử nghiệm lâm sàng và các giấy tờ chứng minh, xác nhận các kê khai đó. Chi tiết lập hồ sơ theo hướng dẫn tại Phụ lục số XXII ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bản sao giấy phép hoạt động đối với cơ sở nhận thử là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp kèm theo bản sao giấy chứng nhận hoạt động khoa học công nghệ đối với cơ sở nhận thử là tổ chức khoa học và công nghệ.
Điều 21. Trình tự tiếp nhận hồ sơ và đánh giá việc đáp ứng Thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng
1. Cơ sở nhận thử nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 20 Thông tư này đến Bộ Y tế (Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo).
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo tổ chức Đoàn đánh giá theo quy định tại Điều 28 Thông tư này để tiến hành đánh giá thực tế tại cơ sở nhận thử trong thời hạn 15 ngày làm việc.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo có văn bản thông báo cho cơ sở nhận thử.
3. Đoàn đánh giá tiến hành đánh giá thực tế việc triển khai áp dụng GCP tại cơ sở nhận thử theo các tiêu chuẩn GCP quy định tại Phụ lục số XXI ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trên cơ sở kết quả đánh giá thực tế tại cơ sở nhận thử, Đoàn đánh giá trao đổi với cơ sở nhận thử về các nội dung đánh giá đáp ứng GCP và có biên bản đánh giá theo Mẫu số 02 Phụ lục số XXIII ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó xác định mức độ đáp ứng GCP của cơ sở nhận thử theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.
Điều 22. Quy trình đánh giá việc đáp ứng Thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng
1. Đoàn đánh giá công bố Quyết định thành lập Đoàn đánh giá; mục đích, nội dung và kế hoạch đánh giá tại cơ sở nhận thử.
2. Cơ sở nhận thử trình bày tóm tắt về tổ chức, nhân sự, hoạt động triển khai, áp dụng GCP hoặc các vấn đề khác theo nội dung đánh giá.
3. Đoàn đánh giá tiến hành đánh giá thực tế việc triển khai áp dụng GCP tại cơ sở nhận thử theo từng nội dung đánh giá cụ thể.
4. Đoàn đánh giá họp với cơ sở nhận thử để thông báo về mức độ đáp ứng GCP của cơ sở nhận thử theo quy định tại Điều 19 Thông tư này, các nội dung chưa đáp ứng, cần khắc phục, sửa chữa phát hiện được trong quá trình đánh giá (nếu có); thảo luận với cơ sở thử thuốc trên lâm sàng trong trường hợp cơ sở không thống nhất với đánh giá của Đoàn đối với từng nội dung.
5. Lập và ký biên bản đánh giá: Biên bản đánh giá được Lãnh đạo cơ sở thử thuốc trên lâm sàng cùng Trưởng Đoàn đánh giá ký xác nhận; biên bản phải thể hiện thành phần Đoàn đánh giá, địa điểm, thời gian, phạm vi đánh giá, liệt kê và phân tích cụ thể các nội dung chưa đáp ứng mà cơ sở nhận thử cần khắc phục, sửa chữa (nếu có) đối chiếu với điều khoản quy định tương ứng của Thông tư này, đánh giá mức độ tuân thủ GCP của cơ sở nhận thử theo quy định tại Điều 19 Thông tư này, các vấn đề chưa thống nhất giữa Đoàn đánh giá và cơ sở nhận thử liên quan đến việc đánh giá đáp ứng GCP (nếu có). Biên bản được lập thành 01 bản: 01 bản lưu tại cơ sở nhận thử, 01 bản lưu tại Cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Điều 23. Xử lý kết quả đánh giá đáp ứng Thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng
1. Trường hợp Biên bản đánh giá việc đáp ứng GCP kết luận cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế đáp ứng GCP theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ký biên bản đánh giá, Bộ trưởng Bộ Y tế giao Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo thực hiện cấp Giấy chứng nhận đạt GCP theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục số XXIII ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trường hợp Biên bản đánh giá việc đáp ứng GCP kết luận cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế cần khắc phục, sửa chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư này:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc đánh giá thực tế tại cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế và ký biên bản đánh giá, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo gửi Biên bản đánh giá việc đáp ứng GCP kèm theo văn bản thông báo về các nội dung cần khắc phục, sửa chữa cho cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế;
b) Sau khi hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa, cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế phải có văn bản báo cáo kèm theo bằng chứng (hồ sơ tài liệu, hình ảnh, video, giấy chứng nhận) chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa các nội dung được ghi trong Biên bản đánh giá;
c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo khắc phục, sửa chữa của cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo xem xét báo cáo khắc phục của cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế và kết luận về tình trạng đáp ứng GCP của cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế:
- Trường hợp việc khắc phục, sửa chữa của cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế đã đáp ứng yêu cầu: Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
- Trường hợp việc khắc phục, sửa chữa của cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế chưa đáp ứng yêu cầu: Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo có văn bản yêu cầu tiếp tục khắc phục, sửa chữa, bổ sung cho đến khi đạt yêu cầu.
d) Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo có văn bản yêu cầu khắc phục, sửa chữa mà cơ sở nhận thử không nộp báo cáo khắc phục, sửa chữa theo yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị và việc đánh giá đáp ứng GCP phải thực hiện lại từ đầu.
3. Trường hợp Biên bản đánh giá việc đáp ứng GCP kết luận cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế không đáp ứng GCP theo quy định khoản 3 Điều 19 Thông tư này: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc đánh giá thực tế tại cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế và ký biên bản đánh giá, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo ban hành văn bản thông báo về việc không đáp ứng GCP gửi kèm theo Biên bản đánh giá GCP cho cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế và không cấp giấy chứng nhận đạt GCP.
4. Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận cơ sở đạt GCP, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và Trang thông tin điện tử của Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo các thông tin sau đây:
a) Tên và địa chỉ cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế đáp ứng GCP;
b) Họ tên người chịu trách nhiệm chuyên môn, số chứng chỉ hành nghề (đối với trường hợp cơ sở nhận thử lâm sàng là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh);
c) Số giấy chứng nhận đạt GCP (nếu có);
d) Thời gian hết hiệu lực của việc đánh giá đáp ứng GCP và ngày đánh giá định kỳ tiếp theo;
đ) Phạm vi hoạt động của cơ sở nhận thử.
Mục 3
ĐÁNH GIÁ VIỆC DUY TRÌ ĐÁP ỨNG THỰC HÀNH TỐT THỬ KỸ
THUẬT MỚI, PHƯƠNG PHÁP MỚI
HOẶC THỬ THIẾT BỊ Y TẾ TRÊN LÂM SÀNG
Điều 24. Đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng Thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng
1. Định kỳ vào tháng 12 hằng năm Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo công bố trên Trang thông tin điện tử của Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo danh sách cơ sở nhận thử phải đánh giá duy trì đáp ứng GCP trong năm tiếp theo.
2. Căn cứ danh sách công bố của Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo cơ sở nhận thử phải nộp hồ sơ đề nghị đánh giá duy trì đáp ứng GCP theo quy định tại khoản 6 Điều này về Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo trong thời gian tối thiểu 60 ngày, trước thời điểm hết hạn của giấy chứng nhận đáp ứng GCP đã được cấp.
3. Trường hợp cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế không nộp hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ theo thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ sở phải nộp hồ sơ, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo có văn bản yêu cầu cơ sở thực hiện việc nộp hồ sơ theo quy định.
4. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo có văn bản yêu cầu, cơ sở nhận thử phải nộp báo cáo hoạt động, duy trì đáp ứng GCP kèm theo giải trình về lý do chậm nộp báo cáo. Nếu sau thời hạn này, cơ sở nhận thử không nộp báo cáo, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo tiến hành đánh giá đột xuất, kiểm tra việc duy trì đáp ứng GCP của cơ sở theo quy định tại Điều 27 Thông tư này.
5. Sau khi nộp hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng GCP theo thời gian quy định, cơ sở nhận thử được tiếp tục hoạt động thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế theo phạm vi quy định tại giấy chứng nhận đáp ứng GCP đã được cấp cho đến khi có kết quả đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GCP và phải bảo đảm duy trì việc đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GCP.
6. Hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng GCP bao gồm:
a) Đơn đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng GCP theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục số XXIII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo tóm tắt về hoạt động thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế của cơ sở nhận thử trong thời gian 03 năm gần nhất tính từ thời điểm đánh giá liền trước (không bao gồm các đợt đánh giá đột xuất, thanh tra, kiểm tra của Bộ Y tế, Sở Y tế) đến ngày đề nghị đánh giá định kỳ;
c) Tài liệu cập nhật về điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự của cơ sở nhận thử (nếu có thay đổi).
7. Quy trình, xử lý kết quả đánh giá duy trì đáp ứng GCP thực hiện theo quy định tại Điều 22 và Điều 23 Thông tư này.
Điều 25. Xử lý kết quả đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng Thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng
1. Trường hợp Biên bản đánh giá GCP kết luận cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế đáp ứng GCP theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc đánh giá thực tế tại cơ sở nhận thử và ký biên bản đánh giá, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo thực hiện việc cấp giấy chứng nhận đạt GCP theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục XXIII ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trường hợp Biên bản đánh giá GCP kết luận cơ sở nhận thử cần khắc phục, sửa chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư này:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc đánh giá thực tế tại cơ sở nhận thử và ký biên bản đánh giá, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo có văn bản yêu cầu cơ sở nhận thử tiến hành khắc phục, sửa chữa tồn tại, gửi báo cáo khắc phục về Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo;
b) Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo có văn bản yêu cầu, cơ sở nhận thử phải hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa và có văn bản báo cáo kèm theo bằng chứng chứng minh (hồ sơ tài liệu, hình ảnh, video, giấy chứng nhận) đã hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa tồn tại được ghi trong Biên bản đánh giá;
c) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo khắc phục, sửa chữa tồn tại kèm theo bằng chứng chứng minh (hồ sơ tài liệu, hình ảnh, video, giấy chứng nhận), Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo đánh giá kết quả khắc phục của cơ sở nhận thử và kết luận về tình trạng đáp ứng GCP của cơ sở như sau:
- Trường hợp việc khắc phục của cơ sở nhận thử đã đáp ứng yêu cầu: Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo thực hiện việc cấp giấy chứng nhận đạt GCP theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục số XXIII ban hành kèm theo Thông tư này.
- Trường hợp việc khắc phục của cơ sở nhận thử chưa đáp ứng yêu cầu: Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo có văn bản yêu cầu nội dung cần tiếp tục khắc phục, sửa chữa và nộp báo cáo bổ sung. Thời hạn gia hạn để tiếp tục khắc phục, sửa chữa và báo cáo là 45 ngày, kể từ ngày có văn bản yêu cầu.
d) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc việc đánh giá thực tế mà cơ sở nhận thử không có báo cáo khắc phục hoặc sau khi khắc phục theo quy định tại điểm c Khoản này mà kết quả khắc phục vẫn tiếp tục không đạt yêu cầu, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo ban hành văn bản thông báo về việc không đáp ứng GCP và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo thực hiện một hoặc các biện pháp theo quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều này.
3. Trường hợp Biên bản đánh giá GCP kết luận cơ sở nhận thử không đáp ứng GCP theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Thông tư này: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc đánh giá tại cơ sở nhận thử và ký biên bản đánh giá, trên cơ sở đánh giá nguy cơ tồn tại được phát hiện đối với chất lượng nghiên cứu, sức khỏe, an toàn của đối tượng tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo ban hành văn bản thông báo về việc không đáp ứng GCP và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo thực hiện một hoặc các biện pháp sau đây:
a) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Thực hiện việc thu hồi Giấy chứng nhận đáp ứng GCP đã được cấp cho cơ sở nhận thử.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết luận cơ sở nhận thử được đánh giá duy trì đáp ứng GCP hoặc từ ngày ban hành Quyết định thu hồi giấy chứng đáp ứng GCP, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo cập nhật trên Trang thông tin điện tử của Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo các thông tin theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Thông tư này đối với cơ sở nhận thử đáp ứng GCP hoặc thông tin về việc thu hồi giấy chứng nhận đáp ứng GCP đối với cơ sở nhận thử không duy trì đáp ứng GCP.
Điều 26. Kiểm soát thay đổi
1. Trong khoảng thời gian giữa các đợt đánh giá định kỳ, cơ sở nhận thử phải thực hiện thủ tục đề nghị đánh giá đáp ứng GCP hoặc báo cáo thay đổi theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục số XXIII ban hành kèm theo Thông tư này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi phạm vi Giấy chứng nhận đạt GCP;
b) Thay đổi địa điểm thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế; thay đổi vị trí một trong các phòng kỹ thuật phục vụ thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế (phòng khám, điều trị, phòng cấp cứu, phòng xét nghiệm) tại địa điểm mới;
c) Thay đổi, bổ sung một trong các phòng kỹ thuật phục vụ thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế (phòng khám, điều trị, phòng cấp cứu, phòng xét nghiệm) tại cùng địa điểm thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế;
d) Thay đổi các thông tin hành chính về tên, địa chỉ của cơ sở nhận thử, cập nhật thông tin liên quan đến cơ sở nhận thử, thay đổi tên của các bộ phận, phòng ban thuộc cơ sở nhận thử liên quan đến thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế.
2. Trường hợp cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế có thay đổi theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, cơ sở phải gửi hồ sơ đề nghị đánh giá đáp ứng GCP theo quy định tại Điều 20 Thông tư này. Trình tự đánh giá việc đáp ứng GCP, phân loại kết quả và xử lý kết quả đánh giá mức độ tuân thủ GCP thực hiện theo quy định tại các Điều 22 và Điều 23 Thông tư này.
3. Trường hợp cơ sở nhận thử có thay đổi thuộc trường hợp quy định tại các điểm c và điểm d khoản 1 Điều này, cơ sở nhận thử gửi văn bản báo cáo về việc thay đổi kèm theo các tài liệu tương ứng với sự thay đổi về Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo.
Điều 27. Đánh giá đột xuất việc đáp ứng Thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng
1. Đánh giá đột xuất việc đáp ứng GCP tại cơ sở nhận thử thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở nhận thử không nộp báo cáo đánh giá duy trì việc đáp ứng GCP theo quy định tại Điều 24 Thông tư này;
b) Cơ sở nhận thử có thay đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 26 Thông tư này mà các thay đổi, bổ sung đó có nguy cơ ảnh hưởng đến tính chính xác, trung thực của dữ liệu nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng hoặc ảnh hưởng đến sự an toàn và quyền lợi của người tham gia thử nghiệm lâm sàng;
c) Cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế có kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng kết luận có vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc, tiêu chuẩn GCP;
d) Có thông tin phản ánh, kiến nghị cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc, tiêu chuẩn GCP.
2. Hồ sơ, trình tự, quy trình đánh giá đột xuất tại cơ sở nhận thử thực hiện theo quy định tại các khoản 6 và khoản 7 Điều 24 Thông tư này.
Mục 4
ĐOÀN ĐÁNH GIÁ VIỆC ĐÁP ỨNG THỰC HÀNH TỐT
THỬ KỸ THUẬT MỚI, PHƯƠNG PHÁP MỚI
THỬ THIẾT BỊ Y TẾ TRÊN LÂM SÀNG
Điều 28. Thành phần và tiêu chuẩn của thành viên Đoàn đánh giá
1. Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập đoàn đánh giá việc đáp ứng GCP với các thành phần như sau:
a) Đại diện Lãnh đạo Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo làm trưởng đoàn;
b) Đại diện Lãnh đạo Vụ Pháp chế làm Phó trưởng đoàn;
c) Đại diện Lãnh đạo Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế làm Phó trưởng đoàn (đối với trường hợp đoàn đánh giá đáp ứng GCP của đơn vị nhận thử thiết bị y tế);
d) Thành viên là đại diện các đơn vị thuộc Bộ Y tế, bao gồm: Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo; Cục Quản lý khám, chữa bệnh; Vụ Pháp chế; Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế; Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền; Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia;
đ) Thành viên là đại diện Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Y tế) nơi cơ sở nhận thử đặt trụ sở chính;
e) Thành viên là chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn liên quan đến phạm vi đánh giá. Thành viên của cơ quan, đơn vị liên quan trong trường hợp cần thiết;
g) Thành viên là Chuyên viên Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo làm Thư ký Đoàn.
2. Thường trực Đoàn đánh giá đáp ứng GCP quy định tại khoản 1 Điều này đặt tại Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế. Trưởng đoàn đánh giá mời các thành viên phù hợp trong từng trường hợp đánh giá cụ thể.
3. Cán bộ tham gia Đoàn đánh giá là chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn liên quan đến phạm vi đánh giá phải đáp ứng tiêu chuẩn sau đây:
a) Có trình độ đại học trở lên;
b) Đã được tập huấn về GCP, đánh giá GCP;
c) Trung thực, khách quan và nghiêm chỉnh chấp hành quy chế, quy định pháp luật trong quá trình đánh giá, không có xung đột lợi ích với cơ sở nhận thử được đánh giá theo quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Nguyên tắc đánh giá xung đột lợi ích: Thành viên Đoàn đánh giá được coi là có xung đột lợi ích với cơ sở nhận thử được đánh giá nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã từng làm việc trong vòng 05 năm gần đây cho cơ sở nhận thử được đánh giá;
b) Đã tham gia hoạt động tư vấn trong vòng 05 năm gần đây cho cơ sở nhận thử được đánh giá;
c) Đang có quyền lợi về tài chính với cơ sở nhận thử được đánh giá;
d) Có vợ hoặc chồng, con, bố hoặc mẹ, anh chị em ruột, anh chị em ruột của bố hoặc mẹ hoặc vợ hoặc chồng hoặc con đang làm việc cho cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế được đánh giá.
Điều 29. Trách nhiệm, quyền hạn của Đoàn đánh giá và trách nhiệm của cơ sở nhận thử
1. Trách nhiệm của Đoàn đánh giá:
a) Đánh giá toàn bộ hoạt động của cơ sở nhận thử theo nguyên tắc, tiêu chuẩn GCP tương ứng quy định tại Điều 17 Thông tư này và các quy định chuyên môn kỹ thuật có liên quan; ghi nhận cụ thể các nội dung đánh giá, tồn tại, nội dung có ý kiến không thống nhất giữa Đoàn đánh giá và cơ sở nhận thử (nếu có); lập biên bản đánh giá;
b) Bảo mật toàn bộ thông tin liên quan về đợt đánh giá và toàn bộ thông tin liên quan đến hoạt động thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế của cơ sở nhận thử; trừ trường hợp có sự đồng ý của cơ sở hoặc theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra.
2. Quyền hạn của Đoàn đánh giá:
a) Kiểm tra toàn bộ khu vực có liên quan đến hoạt động thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế của cơ sở nhận thử;
b) Yêu cầu cung cấp hồ sơ tài liệu liên quan đến hoạt động thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế của cơ sở nhận thử;
c) Thực hiện việc thu thập hồ sơ tài liệu bằng chứng (sao chụp tài liệu, chụp ảnh, quay video) chứng minh về tồn tại phát hiện được trong quá trình đánh giá;
d) Lập biên bản và yêu cầu cơ sở nhận thử tạm dừng hoạt động thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế nếu trong quá trình đánh giá Đoàn phát hiện cơ sở nhận thử có vi phạm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính chính xác, trung thực của dữ liệu nghiên cứu và/hoặc an toàn, sức khỏe của người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế và báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định.
3. Trách nhiệm của cơ sở nhận thử:
a) Tổ chức thực hiện Thông tư này phù hợp với thực tế của cơ sở;
b) Bảo đảm đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GCP trong suốt quá trình hoạt động của cơ sở;
c) Thực hiện hoạt động thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế theo đúng phạm vi được cấp phép trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật;
d) Tuân thủ các quy định về thời hạn, hồ sơ, thủ tục đánh giá việc đáp ứng GCP theo quy định của Thông tư này;
đ) Chịu sự thanh tra, kiểm tra, đánh giá đột xuất việc duy trì đáp ứng GCP của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Chương VI
TIÊU CHUẨN VÀ VIỆC KHÁM SỨC KHỎE
Mục 1
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ TIÊU CHUẨN VÀ VIỆC KHÁM SỨC KHỎE
Điều 30. Đối tượng khám sức khỏe
1. Đối tượng khám sức khỏe:
a) Khám sức khỏe đối với công dân Việt Nam, người nước ngoài đang sống, làm việc tại Việt Nam: khám sức khỏe định kỳ; khám phân loại sức khỏe để đi học, đi làm việc; khám sức khỏe cho học sinh, sinh viên;
b) Khám sức khỏe theo yêu cầu;
c) Khám sức khỏe đối với người Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Việc khám sức khỏe tại Chương này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Khám bệnh ngoại trú, nội trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Khám giám định y khoa, khám giám định pháp y, khám giám định pháp y tâm thần;
c) Khám để cấp giấy chứng thương;
d) Khám bệnh nghề nghiệp;
đ) Khám sức khỏe đối với đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
e) Khám sức khỏe đối với các ngành, nghề đặc thù.
Điều 31. Nguyên tắc thực hiện khám sức khoẻ
1. Việc khám sức khỏe được thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
2. Việc khám sức khỏe lưu động tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện theo quy định tại Điều 79 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các Điều 82, 83 Nghị định số 96/2023/NĐ-CP.
3. Đối với người có giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền của nước ngoài cấp thì giấy khám sức khỏe được sử dụng trong trường hợp Việt Nam và quốc gia hoặc vùng lãnh thổ cấp giấy khám sức khỏe có điều ước hoặc thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau và thời hạn sử dụng của giấy khám sức khỏe đó không quá 6 tháng kể từ ngày được cấp. Giấy khám sức khỏe phải được dịch sang tiếng Việt và có chứng thực bản dịch.
Điều 32. Sử dụng tiêu chuẩn sức khỏe để phân loại sức khỏe
1. Việc phân loại sức khỏe của người được khám sức khỏe thực hiện theo quy định của Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám định kỳ cho người lao động.
2. Đối với những trường hợp khám sức khỏe theo tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam ban hành hoặc thừa nhận thì việc phân loại sức khỏe căn cứ vào quy định của tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành đó.
3. Đối với những trường hợp khám sức khỏe theo yêu cầu, nếu không khám đầy đủ các chuyên khoa theo quy định tại mẫu giấy khám sức khỏe ban hành tại Thông tư này, thì cơ sở khám sức khỏe chỉ khám, kết luận đối với từng chuyên khoa theo yêu cầu và không phân loại sức khỏe.
Điều 33. Chi phí khám sức khỏe
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị khám sức khỏe phải trả chi phí khám sức khỏe cho cơ sở khám sức khỏe, theo mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc theo thỏa thuận giữa hai đơn vị, trừ các trường hợp được miễn hoặc giảm theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp người được khám sức khỏe có yêu cầu cấp từ hai giấy khám sức khỏe trở lên, người được khám sức khỏe phải nộp thêm phí cấp giấy khám sức khỏe theo quy định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
3. Việc thu, nộp, quản lý và sử dụng nguồn thu phí từ hoạt động khám sức khỏe được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Mục 2
HỒ SƠ, QUY TRÌNH, NỘI DUNG VÀ PHÂN LOẠI SỨC KHỎE
Điều 34. Hồ sơ khám sức khỏe
1. Hồ sơ khám sức khỏe của người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên là giấy khám sức khỏe theo mẫu quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư này, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ khám sức khỏe.
2. Hồ sơ khám sức khỏe của người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi là giấy khám sức khỏe theo mẫu quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư này, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ khám sức khỏe.
3. Đối với người mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự đề nghị khám sức khỏe nhưng không thuộc trường hợp khám sức khỏe định kỳ, hồ sơ khám sức khỏe bao gồm:
a) Giấy khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này;
b) Văn bản đồng ý của thân nhân người bệnh quy định tại khoản 11 Điều 2 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
4. Đối với người được khám sức khỏe định kỳ, hồ sơ khám sức khỏe bao gồm:
a) Sổ khám sức khỏe định kỳ theo Mẫu số 03 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc đối với trường hợp khám sức khỏe định kỳ đơn lẻ hoặc có tên trong danh sách khám sức khỏe định kỳ do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc xác nhận để thực hiện khám sức khỏe định kỳ theo hợp đồng.
Điều 35. Quy trình khám sức khỏe
1. Người đến khám sức khỏe nộp hồ sơ theo mẫu quy định tại cơ sở khám sức khỏe.
2. Sau khi nhận được hồ sơ khám sức khỏe, cơ sở khám sức khỏe thực hiện như sau:
a) Đối chiếu ảnh trong hồ sơ khám sức khỏe với người đến khám sức khỏe;
b) Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã đối chiếu theo quy định tại điểm a khoản này đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 37 Thông tư này;
c) Kiểm tra đối chiếu giấy tờ tùy thân hợp lệ của thân nhân người bệnh đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 37 Thông tư này;
d) Hướng dẫn quy trình khám sức khỏe của đơn vị cho người được khám sức khỏe hoặc người giám hộ của người được khám sức khỏe (nếu có);
đ) Cơ sở khám sức khỏe xây dựng, ban hành và thực hiện quy trình khám sức khỏe;
e) Trả kết quả và lưu hồ sơ khám sức khoẻ.
Điều 36. Nội dung khám sức khỏe
1. Đối với khám sức khỏe cho người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên nhưng không thuộc trường hợp khám sức khỏe định kỳ: Khám theo nội dung ghi trong giấy khám sức khỏe quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đối với khám sức khỏe cho người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi nhưng không thuộc trường hợp khám sức khỏe định kỳ: Khám theo nội dung ghi trong giấy khám sức khỏe quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với trường hợp khám sức khỏe định kỳ: Khám theo nội dung ghi trong sổ khám sức khỏe định kỳ quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục số XXIV ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Đối với lao động nữ, khi khám sức khỏe định kỳ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục quy định tại Phụ lục số XXV ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Phải khám đầy đủ các nội dung theo từng chuyên khoa. Trường hợp khó cần hội chẩn hoặc chỉ định làm cận lâm sàng để chẩn đoán xác định và mức độ bệnh, tật làm cơ sở phân loại sức khoẻ.
6. Đối với trường hợp khám sức khỏe theo yêu cầu chỉ khám, kết luận đối với từng chuyên khoa theo yêu cầu và không phân loại sức khỏe.
Điều 37. Phân loại sức khỏe
1. Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe của người được khám sức khoẻ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Căn cứ vào kết quả khám chuyên khoa, người thực hiện khám chuyên khoa ghi rõ bệnh, tật thuộc chuyên khoa đã khám và phân loại sức khỏe theo chuyên khoa được phân công khám.
3. Căn cứ vào kết quả khám của từng chuyên khoa, người hành nghề được cơ sở khám sức khỏe phân công thực hiện việc kết luận phân loại sức khỏe và ký giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ (sau đây gọi tắt là người kết luận) thực hiện việc kết luận phân loại sức khỏe như sau:
a) Phân loại sức khỏe cho người được khám sức khỏe thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động;
b) Trường hợp người được khám sức khỏe có bệnh, tật thì người kết luận tư vấn phương án điều trị, phục hồi chức năng hoặc giới thiệu để khám bệnh, chữa bệnh.
4. Sau khi phân loại sức khỏe, người kết luận phải ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của cơ sở khám sức khỏe vào giấy khám sức khỏe hoặc sổ khám sức khỏe định kỳ. Dấu sử dụng trong giao dịch chính thức của cơ sở khám sức khỏe theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
5. Đối với những trường hợp khám sức khoẻ theo bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam ban hành hoặc thừa nhận thì việc phân loại sức khỏe căn cứ vào quy định của bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành đó.
6. Đối với những trường hợp khám sức khỏe theo yêu cầu nhưng không khám đầy đủ các chuyên khoa theo mẫu giấy khám sức khoẻ quy định tại Thông tư này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi thực hiện việc khám sức khoẻ chỉ khám, kết luận đối với từng chuyên khoa theo yêu cầu của người được khám sức khoẻ và không phân loại sức khỏe.
Điều 38. Cấp và lưu Giấy khám sức khỏe
1. Giấy khám sức khỏe được cấp 01 (một) bản cho người được khám sức khỏe và 01 bản lưu tại cơ sở khám sức khỏe. Thời gian lưu hồ sơ giấy khám sức khỏe thực hiện theo quy định tại mục 20 nhóm 01 Tài liệu về khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng ban hành kèm theo Thông tư số 53/2017/TT- BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyên môn nghiệp vụ ngành y tế. Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ do đơn vị quản lý người được khám sức khỏe bảo quản và lưu trữ.
2. Trường hợp người được khám sức khỏe có yêu cầu cấp nhiều giấy khám sức khỏe, thì cơ sở khám sức khỏe thực hiện nhân bản giấy khám sức khoẻ. Việc nhân bản thực hiện theo quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về công tác văn thư (sau đây gọi tắt là Nghị định số 30/2020/NĐ-CP).
3. Thời hạn trả giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ:
a) Đối với trường hợp khám sức khỏe đơn lẻ: cơ sở khám sức khỏe trả giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ cho người được khám sức khỏe trong vòng 24 (hai mươi tư) giờ kể từ khi kết thúc việc khám sức khỏe, trừ trường hợp phải khám hoặc xét nghiệm bổ sung theo yêu cầu của người thực hiện khám sức khỏe;
b) Đối với trường hợp khám sức khỏe tập thể theo hợp đồng: cơ sở khám sức khỏe trả giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ cho người được khám sức khỏe theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.
4. Giá trị sử dụng của giấy khám sức khỏe, kết quả khám sức khỏe định kỳ:
a) Giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe;
b) Kết quả khám sức khỏe định kỳ có giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật.
Chương VII
HUY ĐỘNG, ĐIỀU ĐỘNG NGƯỜI THAM GIA HOẠT ĐỘNG
KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH TRONG TRƯỜNG HỢP XẢY RA
THIÊN TAI, THẢM HOẠ, DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM THUỘC
NHÓM A HOẶC TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP
Điều 39. Huy động, điều động người tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp
1. Trong trường hợp nhân lực của đơn vị, địa phương không đáp ứng yêu cầu công tác khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp, ngoài việc điều động, huy động người có chuyên môn phù hợp với yêu cầu công tác phòng, chống thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật, cơ quan, người có thẩm quyền được phép điều động, huy động những người sau đây tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm cả việc xét nghiệm, lấy mẫu xét nghiệm, tiêm chủng, sơ cứu, cấp cứu:
a) Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam (bao gồm cả người nước ngoài) được thực hiện xét nghiệm, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh, sơ cứu, cấp cứu khác với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong giấy phép hành nghề;
b) Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện xét nghiệm, tiêm chủng, sơ cứu, cấp cứu và các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế được thành lập để thực hiện hoặc được giao nhiệm vụ tiếp nhận, cấp cứu, quản lý, chăm sóc sức khỏe, điều trị người bị nhiễm bệnh truyền nhiễm nhóm A hoặc người bệnh bị tai nạn, người bệnh cần được sơ cứu, cấp cứu, chăm sóc, điều trị trong thiên tai, thảm hoạ, tình huống khẩn cấp mà không cần có giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
c) Sinh viên, học sinh, học viên của các trường thuộc khối ngành sức khỏe; người thuộc đối tượng được cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh nhưng chưa được cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được tham gia xét nghiệm, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm nhóm A, sơ cứu, cấp cứu và khám bệnh, chữa bệnh đối với người bị thiên tai, thảm hoạ hoặc trong tình huống khẩn cấp.
Điều 40. Căn cứ và thẩm quyền điều động, huy động người tham gia xét nghiệm, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp
1. Căn cứ để điều động, huy động người tham gia xét nghiệm, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp:
a) Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu hỗ trợ nhân lực tham gia tham gia xét nghiệm, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục số XXVII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Theo đề nghị của Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở thu dung, điều trị bệnh truyền nhiễm nhóm A và cơ sở y tế dự phòng có nhu cầu hỗ trợ nhân lực tham gia phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A hoặc cấp cứu, điều trị người bệnh trong thiên tai, thảm hoạ hoặc tình trạng khẩn cấp;
c) Theo điều động của Bộ trưởng Bộ Y tế bổ sung nhân lực hỗ trợ đối với các địa phương, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở y tế dự phòng để tăng cường lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A hoặc cấp cứu, điều trị người bệnh trong thiên tai, thảm hoạ hoặc tình trạng khẩn cấp.
2. Thẩm quyền điều động, huy động người tham gia xét nghiệm, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp:
a) Bộ trưởng Bộ Y tế điều động, huy động lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A, tham gia cấp cứu, điều trị người bệnh trong thiên tai, thảm hoạ hoặc tình trạng khẩn cấp trong phạm vi toàn quốc, trừ lực lượng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đơn vị được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ủy quyền điều động, huy động lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A, tham gia cấp cứu, điều trị người bệnh trong thiên tai, thảm hoạ hoặc tình trạng khẩn cấp trên địa bàn quản lý;
c) Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở thu dung, điều trị bệnh truyền nhiễm nhóm A, cơ sở y tế dự phòng, cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe điều động, huy động lực lượng tham gia phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A, tham gia cấp cứu, điều trị người bệnh trong thiên tai, thảm hoạ hoặc tình trạng khẩn cấp thuộc phạm vi quản lý.
Điều 41. Tiếp nhận và phân công người tham gia xét nghiệm, tiêm chủng, khám bệnh, chữa bệnh dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A, tham gia cấp cứu, điều trị người bệnh trong thiên tai, thảm họa hoặc tình trạng khẩn cấp
1. Giám đốc Sở Y tế tiếp nhận, phân công lực lượng do cơ quan có thẩm quyền điều động, huy động đến từng cơ sở để thực hiện nhiệm vụ tham gia tiêm chủng, xét nghiệm, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc, điều trị bệnh truyền nhiễm nhóm A, tham gia cấp cứu, điều trị người bệnh trong thiên tai, thảm hoạ hoặc tình trạng khẩn cấp.
2. Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở thu dung, điều trị, cơ sở y tế dự phòng, cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe thực hiện tiếp nhận, phân công nhiệm vụ chi tiết cho từng vị trí, nhân lực phù hợp với yêu cầu chuyên môn tham gia phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A hoặc tham gia cấp cứu điều trị người bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm hoạ, tình trạng khẩn cấp.
Chương VIII
TRỰC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Điều 42. Đối tượng trực khám bệnh, chữa bệnh
Trực khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Chương này áp dụng đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh nội trú; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường lưu; cơ sở cấp cứu ngoại viện (sau đây gọi tắt là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh).
Điều 43. Nguyên tắc trực khám bệnh, chữa bệnh
1. Trực ngoài giờ hành chính, ngày lễ, ngày nghỉ phải được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức bảo đảm hoạt động khám bệnh, chữa bệnh liên tục 24/24 giờ trong ngày.
2. Các phiên trực phải được tổ chức chặt chẽ, có đầy đủ nhân lực, phương tiện vận chuyển, thiết bị y tế và thuốc để cấp cứu người bệnh.
3. Các vị trí trực phải bảo đảm dễ tiếp cận và đủ thông tin liên lạc.
4. Người trực phải có mặt trước giờ nhận trực để nhận bàn giao của phiên trực trước và khi hết giờ phải bàn giao cho phiên trực sau, không được rời bỏ vị trí trực và phải thực hiện mệnh lệnh trực của cấp trên.
5. Danh sách các thành viên trực được phân công theo tháng, lịch trực được công bố trước thời điểm trực ít nhất một tuần, do lãnh đạo bệnh viện ký duyệt và được ghi trên bảng ở mỗi vị trí trực. Công chức, viên chức, người lao động đã được phân công trực theo lịch, chỉ được thực hiện đổi trực ngang cấp khi được sự phê duyệt của lãnh đạo.
Điều 44. Nhiệm vụ của các vị trí trực trong bệnh viện
1. Trực lãnh đạo:
a) Đối tượng trực lãnh đạo: Giám đốc, phó giám đốc và trưởng khoa, trưởng phòng được giám đốc chỉ định tham gia thường trực lãnh đạo và phải được ủy quyền bằng văn bản.
b) Nhiệm vụ của trực lãnh đạo:
- Kiểm tra đôn đốc các phiên trực trong bệnh viện.
- Chỉ đạo giải quyết các vấn đề, tình huống khó khăn vượt khả năng chuyên môn của các thành viên trực cấp dưới không giải quyết được.
- Chỉ đạo xử lý các vụ việc bất thường về an ninh, trật tự xảy ra trong bệnh viện.
- Báo cáo cấp trên trực tiếp quản lý bệnh viện về những trường hợp đặc biệt, đột xuất xảy ra vượt quá thẩm quyền giải quyết.
2. Trực lâm sàng:
a) Tổ chức trực lâm sàng:
- Trưởng phiên trực là người hành nghề giữ vị trí trưởng khoa, phó khoa hoặc bác sĩ có trình độ sau đại học.
- Bác sĩ trực lâm sàng là người hành nghề có đủ trình độ, độc lập giải quyết công việc và chịu trách nhiệm với phương án giải quyết công việc.
- Điều dưỡng, hộ sinh, kĩ thuật y là người hành nghề do giám đốc bệnh viện quyết định phân công trực lâm sàng.
b) Nhiệm vụ của trưởng phiên trực lâm sàng:
- Điều hành nhân lực trong phiên trực.
- Khám và chỉ định giải quyết các trường hợp cấp cứu, người bệnh mới đến và người bệnh nặng đang điều trị có diễn biến bất thường khi bác sĩ trực lâm sàng của khoa không giải quyết được.
- Báo cáo và xin ý kiến trực lãnh đạo trong trường hợp vượt quá khả năng giải quyết về chuyên môn và các trường hợp đặc biệt như tự sát, dịch bệnh, thảm họa, cấp cứu hàng loạt.
- Thông báo cho trực bảo vệ, đồng thời báo cáo trực lãnh đạo trong trường hợp mất an ninh, trật tự trong bệnh viện.
- Kiểm tra, đôn đốc các vị trí trực. c) Nhiệm vụ của bác sĩ trực:
- Tiếp nhận người bệnh đến cấp cứu.
- Theo dõi xử lý người bệnh được bàn giao.
- Hướng dẫn, đôn đốc thành viên trực thực hiện đầy đủ các chỉ định.
- Phân công trách nhiệm cho mỗi thành viên trực theo dõi sát sao, xử lý kịp thời các diễn biến xấu đối với người bệnh nặng diện chăm sóc cấp 01.
- Thăm khám người bệnh và ghi hồ sơ bệnh án sau mỗi lần thăm khám. d) Nhiệm vụ của điều dưỡng, hộ sinh, kĩ thuật y trực:
- Điều dưỡng trực là điều dưỡng của từng khoa có thể tổ chức trực điều dưỡng liên khoa do giám đốc bệnh viện quyết định.
- Thực hiện chỉ định của bác sỹ, chăm sóc theo dõi người bệnh.
- Đôn đốc người bệnh thực hiện nội quy bệnh viện.
- Bảo quản hồ sơ, tủ thuốc, tài sản của khoa.
- Phát hiện người bệnh có diễn biến bất thường, có nguy cơ tử vong, báo cáo bác sĩ trực, đồng thời ghi đầy đủ các diễn biến vào phiếu theo dõi.
3. Trực cận lâm sàng:
a) Tổ chức trực riêng từng chuyên khoa, tùy theo khối lượng công việc ở mỗi khoa để bố trí số người trực cho phù hợp;
b) Nhiệm vụ trực cận lâm sàng: Làm các kỹ thuật phục vụ cho việc chẩn đoán, điều trị theo chỉ định của trực lâm sàng.
4. Trực hậu cần, quản trị:
a) Trực dược và vật tư thiết bị y tế có nhiệm vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ thuốc và vận hành trang thiết bị y tế phục vụ cho kíp trực;
b) Trực tài chính - kế toán có nhiệm vụ bảo đảm thu viện phí cho người bệnh đến khám, ra - vào viện ngoài giờ hành chính;
c) Trực công nghệ thông tin có nhiệm vụ bảo đảm hệ thống mạng quản lý bệnh viện hoạt động bình thường;
d) Trực điện, nước bảo đảm cho máy phát điện hoạt động khi có sự cố mất điện đột xuất; sửa chữa điện, nước hỏng bất thường;
đ)Trực hành chính phải bảo đảm thông tin liên lạc bằng điện thoại và hình thức thông tin khác (theo quy định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh);
e) Trực bảo vệ có nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong bệnh viện;
g) Trực lái xe phải bảo đảm cho xe ô tô cứu thương sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có lệnh.
5. Trực thường trú ngoại viện:
a) Ngoài những người được phân công trực nêu trên ở 4 cấp thường trực, tuỳ theo điều kiện thực tế của từng bệnh viện, lãnh đạo bệnh viện có thể bố trí trực thường trú ngoại viện để sẵn sàng hỗ trợ về chuyên môn, hành chính khi cần;
c) Người được phân công trực thường trú phải giữ liên lạc liên tục trong thời gian được phân công trực và có mặt tại bệnh viện khi được huy động.
Điều 45. Nội dung báo cáo tình hình phiên trực
1. Sau phiên trực, các bộ phận trực ghi đầy đủ nội dung báo cáo vào sổ trực; các khoa, phòng phải tổ chức giao ban để nghe báo cáo tình hình trực của các bộ phận trực: lâm sàng, cận lâm sàng, hậu cần, quản trị.
2. Báo cáo trực lâm sàng phải bảo đảm báo cáo diễn biến trong phiên trực đối với các nội dung:
a) Tử vong: Ghi rõ diễn biến của người bệnh, cách xử lý, nguyên nhân, thời gian tử vong và những việc làm cụ thể sau khi người bệnh tử vong;
b) Cấp cứu: Ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ, chẩn đoán và cách giải quyết đối với từng người bệnh đến cấp cứu;
c) Diễn biến nặng của người bệnh nội trú: Ghi rõ các diễn biến về bệnh tật, cách xử lý đối với từng người bệnh;
d) Thuốc: Thống kê, báo cáo số lượng thuốc đã sử dụng trong phiên trực.
3. Trực cận lâm sàng: Báo cáo tình hình xét nghiệm cấp cứu và kỹ thuật cận lâm sàng đã thực hiện trong phiên thường trực.
4. Trực hậu cần, quản trị: Báo cáo các nội dung theo quy định tại khoản 4 Điều 44 Thông tư này.
5. Trực lãnh đạo: Có nhận xét chung về tình hình phiên thường trực tại giao ban toàn bệnh viện.
Điều 46. Trực tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức không phải là bệnh viện nhưng có giường bệnh nội trú hoặc có giường lưu
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức không phải là bệnh viện nhưng có giường bệnh nội trú hoặc có giường lưu (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này) phải bố trí nhân lực cho một phiên trực như sau: Có tối thiểu 01 người hành nghề với chức danh là bác sĩ hoặc y sỹ và 01 người hành nghề thuộc một trong các chức danh sau đây: điều dưỡng, hộ sinh hoặc kỹ thuật y.
2. Đối với trạm y tế cấp xã phải bố trí nhân lực cho một phiên trực như sau: Có tối thiểu 01 người hành nghề thuộc một trong các chức danh sau đây: bác sĩ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y.
Điều 47. Trực cấp cứu ngoại viện
1. Cơ sở cấp cứu ngoại viện (bao gồm cả các cơ sở vận chuyển người bệnh đã thành lập theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12) bảo đảm tổ chức hoạt động trực cấp cứu 24/24 giờ trong ngày (kể cả ngày lễ, ngày nghỉ) theo quy định tại Quyết định số 01/2008/QĐ-BYT ngày 21 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc.
2. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động cấp cứu ngoại viện phải bố trí:
a) Nhân lực trực 24/24 giờ;
b) Số lượng người cho một phiên trực phải bảo đảm tối thiểu:
- 01 người hành nghề với chức danh là bác sĩ hoặc y sỹ.
- 01 người hành nghề thuộc một trong các chức danh sau đây: điều dưỡng, hộ sinh hoặc kỹ thuật y.
- 01 lái xe cấp cứu.
c) Nhân lực thuộc phiên trực cấp cứu quy định tại điểm b Khoản này phải bố trí độc lập với nhân lực của phiên trực khác cùng thời điểm và có thể bố trí theo hình thức trực thường trú.
Chương IX
TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG CHUYÊN MÔN
VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KHI XẢY
RA TAI BIẾN Y KHOA
Điều 48. Tổ chức của hội đồng chuyên môn
1. Cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên của hội đồng chuyên môn gồm:
a) Chủ tịch hội đồng: 01 người;
b) Phó Chủ tịch hội đồng: 01 - 02 người;
c) Các thành viên: Tối thiểu 03 người;
d) Thư ký hội đồng: Tối thiểu 01 người.
2. Nguyên tắc thành lập hội đồng:
a) Bảo đảm độc lập, khách quan, không có xung đột lợi ích;
b) Thành viên hội đồng phải có phạm vi hành nghề hoặc có trình độ chuyên môn liên quan đến tai biến y khoa;
c) Số lượng thành viên của hội đồng (bao gồm cả Chủ tịch hội đồng) phải là số lẻ.
Điều 49. Hoạt động của hội đồng chuyên môn
1. Điều kiện tổ chức họp hội đồng chuyên môn: ít nhất phải đủ 2/3 số thành viên của hội đồng có mặt.
2. Phiên họp hội đồng:
a) Hội đồng có thể họp một hoặc nhiều phiên;
b) Từng thành viên của hội đồng căn cứ hồ sơ để thực hiện việc đánh giá về tai biến y khoa;
c) Hội đồng thảo luận tập thể, kết luận theo đa số trên cơ sở ý kiến đánh giá của các thành viên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình;
d) Nội dung thảo luận tại phiên họp hội đồng phải ghi thành biên bản, có đầy đủ chữ ký của thành viên hội đồng tham dự phiên họp.
3. Kết luận của hội đồng chuyên môn phải xác định nguyên nhân xảy ra tai biến y khoa:
a) Trường hợp tai biến y khoa xảy ra do các nguyên nhân quy định tại Khoản 2 Điều 100 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh thì kết luận là người hành nghề không có sai sót chuyên môn kỹ thuật.
b) Trường hợp tai biến y khoa xẩy ra do sai sót chuyên môn kỹ thuật trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh thì phải kết luận cụ thể các nội dung sau đây:
- Người hành nghề có vi phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 100 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
- Mức độ sai sót chuyên môn và hình thức xử lý đối với người hành nghề (nếu có).
4. Văn bản kết luận do Chủ tịch hội đồng ký phải có nội dung phù hợp kết luận trong biên bản họp hội đồng và được lập thành 02 bản, 01 bản lưu tại cơ quan thành lập hội đồng, 01 bản gửi cho cơ quan đề nghị thành lập hội đồng trừ trường hợp cơ quan thành lập hội đồng là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi xảy ra tai biến y khoa. Chữ ký của Chủ tịch hội đồng phải được xác thực của cơ quan thành lập hội đồng.
5. Trong quá trình họp hội đồng, nếu cần thiết Chủ tịch hội đồng đề nghị cơ quan thành lập hội đồng mời thêm các chuyên gia tham gia họp mà không phải bổ sung quyết định thành lập hội đồng.
Điều 50. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp khi xảy ra tai biến y khoa
1. Trình tự giải quyết tranh chấp đối với trường hợp bệnh viện thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế (bao gồm cả các bệnh viện của các bộ, ngành, trừ bệnh viện trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an):
a) Khi xảy ra tai biến y khoa mà có tranh chấp cần giải quyết, theo đề nghị của người bệnh, người đại diện người bệnh, người hành nghề hoặc cơ quan cảnh sát điều tra, tòa án thì bệnh viện phải thành lập hội đồng chuyên môn theo quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (gọi là hội đồng chuyên môn cấp cơ sở);
b) Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định tại điểm a Khoản này thì có văn bản đề nghị Sở Y tế thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp;
c) Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định tại điểm b Khoản này thì có văn bản đề nghị Bộ Y tế thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp. Kết luận của hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế là kết luận cuối cùng;
d) Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định của Bộ Y tế thì các bên khởi kiện tại tòa án.
2. Trình tự giải quyết tranh chấp đối với trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế nhưng không phải là hình thức bệnh viện (bao gồm cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là hình thức bệnh viện của các bộ, ngành, trừ cơ sở trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an):
a) Khi xảy ra tai biến y khoa mà có tranh chấp cần giải quyết, theo đề nghị của người bệnh, người đại diện người bệnh, người hành nghề hoặc cơ quan cảnh sát điều tra, tòa án thì cơ sở có văn bản đề nghị Sở Y tế thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp;
b) Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định tại điểm a Khoản này thì có văn bản đề nghị Bộ Y tế thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp. Kết luận của hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế là kết luận cuối cùng;
c) Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định của Bộ Y tế thì các bên khởi kiện tại tòa án.
3. Trình tự giải quyết tranh chấp đối với trường hợp bệnh viện, bệnh xá thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an:
a) Khi xảy ra tai biến y khoa mà có tranh chấp cần giải quyết, theo đề nghị của người bệnh, người đại diện người bệnh, người hành nghề hoặc cơ quan cảnh sát điều tra, tòa án thì bệnh viện, bệnh xá tự thành lập hội đồng chuyên môn theo quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (gọi là hội đồng chuyên môn cấp cơ sở);
b) Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định tại điểm a Khoản này thì có văn bản đề nghị Cục Quân y - Bộ Quốc phòng, Cục Y tế - Bộ Công an thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp;
c) Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định tại điểm b Khoản này thì có văn bản đề nghị Bộ Y tế thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp. Kết luận của hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế là kết luận cuối cùng;
d) Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định của Bộ Y tế thì các bên khởi kiện tại tòa án.
4. Trình tự giải quyết tranh chấp đối với trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nhưng không phải là hình thức bệnh viện, bệnh xá hoặc là hình thức bệnh xá nhưng không đủ điều kiện thành lập hội đồng chuyên môn:
a) Khi xảy ra tai biến y khoa mà có tranh chấp cần giải quyết, theo đề nghị của người bệnh, người đại diện người bệnh, người hành nghề hoặc cơ quan cảnh sát điều tra, tòa án thì cơ sở có văn bản đề nghị Cục Quân y - Bộ Quốc phòng, Cục Y tế - Bộ Công an thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp;
b) Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định tại điểm a Khoản này thì có văn bản đề nghị Bộ Y tế thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp. Kết luận của hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế là kết luận cuối cùng;
c) Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định của Bộ Y tế thì các bên khởi kiện tại tòa án.
5. Trình tự giải quyết tranh chấp đối với trường hợp bệnh viện thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế:
a) Khi xảy ra tai biến y khoa mà có tranh chấp cần giải quyết, theo đề nghị của người bệnh, người đại diện người bệnh, người hành nghề hoặc cơ quan cảnh sát điều tra, tòa án thì bệnh viện tự thành lập hội đồng chuyên môn theo quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (gọi là hội đồng chuyên môn cấp cơ sở);
b) Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định tại điểm a Khoản này thì có văn bản đề nghị Bộ Y tế thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp. Kết luận của hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế là kết luận cuối cùng;
c) Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định của Bộ Y tế thì các bên khởi kiện tại tòa án.
6. Trình tự giải quyết tranh chấp đối với trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế nhưng không phải là hình thức bệnh viện:
a) Khi xảy ra tai biến y khoa mà có tranh chấp cần giải quyết, theo đề nghị của người bệnh, người đại diện người bệnh, người hành nghề hoặc cơ quan cảnh sát điều tra, tòa án thì cơ sở có văn bản đề nghị Bộ Y tế thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp. Kết luận của hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế là kết luận cuối cùng;
b) Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định của Bộ Y tế thì các bên khởi kiện tại tòa án.
Chương X
HỒ SƠ BỆNH ÁN
Điều 51. Các bệnh án, mẫu giấy, phiếu y sử dụng trong hồ sơ bệnh án
1. Ban hành kèm theo Thông tư này 82 mẫu bệnh án, mẫu giấy, phiếu y bao gồm:
a) Các mẫu bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục số XXVIII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Các mẫu giấy, phiếu y theo mẫu quy định tại Phụ lục số XXIX ban hành kèm theo Thông tư này;
Điều 52. Quy định về sử dụng hồ sơ bệnh án, ghi chép hồ sơ bệnh án
1. Quy định về sử dụng hồ sơ bệnh án:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sử dụng hồ sơ bệnh án theo hình thức bệnh án giấy hoặc bệnh án điện tử.
b) Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh áp dụng bệnh án điện tử phải bảo đảm có đầy đủ nội dung các trường thông tin của hồ sơ bệnh án.
2. Quy định về ghi chép hồ sơ bệnh án:
a) Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ các thông tin trong hồ sơ bệnh án, kết quả khám bệnh, cận lâm sàng, thăm dò chức năng, quá trình chẩn đoán, điều trị, chăm sóc và những thông tin khác có liên quan trong quá trình chữa bệnh của người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Việc ghi chép phải tuân thủ các nội dung, hướng dẫn chuyên môn đã được ban hành;
c) Sử dụng các từ ngữ rõ ràng, khoa học, trình bày dễ hiểu, dễ đọc. Không được sử dụng chữ viết tắt trong các tài liệu cung cấp cho người bệnh bao gồm: bản tóm tắt hồ sơ bệnh án, tài liệu bàn giao cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác, giấy chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, giấy hẹn khám lại. Đối với các chữ viết tắt phải theo danh sách ký hiệu, chữ viết tắt được dùng trong hồ sơ bệnh án đã được xây dựng, ban hành sử dụng thống nhất tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
d) Thông tin trong hồ sơ bệnh án cần thể hiện rõ thời gian và người ghi chép.
Chương XI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 53. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
2. Các văn bản sau đây hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:
a) Thông tư số 35/2019/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phạm vi hoạt động chuyên môn đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;
b) Thông tư số 55/2015/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về công nhận nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh;
c) Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về “Hướng dẫn khám sức khỏe”;
d) Thông tư số 09/2023/TT-BYT ngày 05 tháng 5 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về “Hướng dẫn khám sức khỏe”;
đ) Quy chế thường trực tại khoản 1 Phần IV Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19 tháng 09 năm 1997 về việc ban hành quy chế bệnh viện;
e) Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Mẫu hồ sơ, bệnh án;
g) Mẫu bản tóm tắt hồ sơ bệnh án (CV-01) thay thế “Mẫu bản tóm tắt hồ sơ bệnh án” tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế;
h) Quyết định số 1941/QĐ-BYT ngày 22 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành mẫu bệnh án y học cổ truyền sử dụng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền;
i) Quyết định số 3730/QĐ-BYT ngày 05 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành ban hành sửa đổi, bổ sung mẫu hồ sơ bệnh án phục hồi chức năng và một số mẫu phiếu Phục hồi chức năng;
k) Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
l) Thông tư số 41/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
m) Các quy định về cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong khám bệnh, chữa bệnh tại Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 26/2020/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế.
Điều 54. Điều khoản tham chiếu
Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này được thay thế, sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo các văn bản đã được thay thế, sửa đổi, bổ sung.
Điều 55. Điều khoản chuyển tiếp
1. Trường hợp người hành nghề đã được cấp chứng chỉ hành nghề (sau đây là giấy phép hành nghề) theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 thì phạm vi hành nghề được áp dụng theo quy định tại Thông tư này.
2. Đối với các cơ sở nhận thử đã được cấp Giấy chứng nhận đáp ứng GCP với phạm vi thử thuốc trên lâm sàng (thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, sinh phẩm, sinh phẩm điều trị), cơ sở nhận thử thực hiện việc rà soát, chuẩn bị các điều kiện đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GCP theo quy định tại Thông tư này và gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 20 Thông tư này đến Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo.
3. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá việc đáp ứng GCP căn cứ vào hồ sơ của cơ sở nhận thử. Trường hợp hồ sơ của cơ sở nhận thử đã đầy đủ và đáp ứng các điều kiện quy định tại Thông tư này, Bộ Y tế giao Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo cấp giấy chứng nhận đáp ứng GCP với phạm vi thử kỹ thuật mới, phương pháp mới và/hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng tương ứng trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo thực hiện việc đánh giá thực tế tại cơ sở nhận thử thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở nhận thử đề nghị cấp giấy chứng nhận đáp ứng thực hành tốt thử thiết bị y tế trên lâm sàng;
b) Các tài liệu minh chứng trong hồ sơ về điều kiện của cơ sở nhận thử chưa đáp ứng theo quy định tại Thông tư này;
c) Hồ sơ có dấu hiệu tẩy xóa, sửa chữa thông tin;
d) Cơ sở nhận thử đã bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến thử nghiệm lâm sàng.
5. Trường hợp thực hiện đánh giá thực tế tại cơ sở nhận thử, việc xử lý kết quả đánh giá được thực hiện tại Điều 23 Thông tư này.
Điều 56. Trách nhiệm thi hành
1. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng cơ quan y tế các Bộ, ngành và các cơ quan tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo) để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Y tế;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Y tế các Bộ, Ngành;
- Các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ thuộc Bộ Y tế;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, KCB, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Thuấn

PHỤ LỤC SỐ I

(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

BẢNG QUY ĐỔI VÀ TÍNH SỐ GIỜ TÍN CHỈ THEO CÁC HÌNH THỨC CẬP NHẬT KIẾN THỨC Y KHOA LIÊN TỤC TRONG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Số TT

Hình thức cập nhật và nội dung quy đổi

Cách quy đổi

Ghi chú

1

Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, hội nghị, hội thảo về y khoa phù hợp với phạm vi hành nghề

 

 

1.1.

1.1. Các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn:

 

 

 

- Học viên

- Giảng viên

1 tiết = 1 giờ tín chỉ

 

 

1.2.

Hội nghị, hội thảo chuyên môn (mỗi buổi 4 giờ, kể cả giờ nghỉ giải lao; mỗi báo cáo ít nhất 30 phút):

 

 

 

- Chủ trì

2 giờ tín chỉ/buổi

 

 

- Báo cáo viên

2 giờ tín chỉ/báo cáo

Kể cả thời gian chuẩn bị báo cáo

 

- Đại biểu

1,5 giờ tín chỉ/buổi

 

2

Tham gia soạn thảo quy trình chuyên môn

 

 

 

- Trưởng và Phó ban hoặc tổ soạn thảo

- Thành viên ban soạn thảo hoặc tổ biên tập

5 giờ tín chỉ/giáo trình, tài liệu

2 giờ tín chỉ/giáo trình, tài liệu

 

2.2.

Tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật ban hành quy trình chuyên môn:

 

 

- Trưởng và Phó ban hoặc tổ soạn thảo

5 giờ tín chỉ/văn bản

- Thành viên ban soạn thảo hoặc tổ biên tập

3 giờ tín chỉ/văn bản

3

Thực hiện các nghiên cứu khoa học, giảng dạy về y khoa thuộc phạm vi hành nghề

 

 

3.1

Tham gia các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật về khám bệnh, chữa bệnh:

 

 

- Chủ trì/thư ký nhiệm vụ khoa học và công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật cấp Nhà nước hoặc cấp Bộ/Tỉnh.

12 giờ tín chỉ/nhiệm vụ hoặc sáng kiến

 

- Chủ trì/thư ký nhiệm vụ khoa học và công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật cấp cơ sở

8 giờ tín chỉ/nhiệm vụ hoặc sáng kiến

 

- Thành viên tham gia nhiệm vụ khoa học và công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật các cấp.

4 giờ tín chỉ/nhiệm vụ hoặc sáng kiến

 

3.2.

Công bố bài báo khoa học quốc tế:

 

 

- Tác giả thứ nhất/người chịu trách nhiệm chính

8 giờ tín chỉ/1 bài báo

 

- Tác giả thứ hai và tiếp theo

2 giờ tín chỉ/1 bài báo

 

3.3

Công bố bài báo khoa học trong nước:

 

 

- Tác giả thứ nhất/người chịu trách nhiệm chính

4 giờ tín chỉ/1 bài báo

 

- Tác giả thứ hai và tiếp theo

1 giờ tín chỉ/1 bài báo

 

3.4

Tham gia giảng dạy về y khoa thuộc phạm vi hành nghề

1 tiết = 1 giờ tín chỉ.

Kể cả thời gian chuẩn bị bài giảng

4

Tự cập nhật kiến thức y khoa và các hình thức khác

 

 

4.1

Hướng dẫn luận văn

4 giờ tín chỉ/ 1 luận văn

 

4.2

Hướng dẫn luận án

4 giờ tín chỉ/năm/1 luận án

 

4.3

Tham gia các hội đồng (đánh giá luận văn, luận án, nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thẩm định chương trình và tài liệu), hội đồng giám định, hội đồng sai sót chuyên môn:

 

 

- Chủ tịch

3 giờ tín chỉ/ 1 hội đồng;

 

- Thư ký/phản biện

2 giờ tín chỉ/1 hội đồng;

 

- Thành viên

1 giờ tín chỉ/1 hội đồng.

 

4.4

Tham gia hoạt động sinh hoạt chuyên môn

 

 

- Hội chẩn ca bệnh

1 giờ tín chỉ/ca bệnh

 

- Phân tích ca bệnh

4.5

Đang tham gia các khóa đào tạo cấp văn bằng trong và ngoài nước (không bao gồm thời gian gia hạn học tập)

24 giờ tín chỉ/năm

 

4.6

Đang tham gia các khóa đào tạo để cấp chứng chỉ: chuyên khoa cơ bản, chuyên khoa sâu, kỹ thuật chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật phù hợp với phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

1 tiết = 1 giờ tín chỉ.

 

PHỤ LỤC SỐ II

(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 32 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

……………(*)
TÊN CƠ SỞ:
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:.................................

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN
THAM GIA CẬP NHẬT KIẾN THỨC Y KHOA LIÊN TỤC TRONG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

Chứng nhận: Ông/Bà

Sinh ngày:

Đơn vị công tác:

Đã hoàn thành cập nhật kiến thức y khoa liên tục với các nội dung như sau:

1. Hình thức: (**):

2. Nội dung/chủ đề:

3. Đơn vị/cá nhân chịu trách nhiệm:

4. Thời gian từ ngày ... tháng … năm 20..., đến ngày...tháng...năm 20…

5. Số tiết:...... (Áp dụng đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn).

 

Quy đổi tương đương:.........giờ tín chỉ

(bằng chữ...........................................)

 

 

Nơi cấp, ngày......tháng.......năm 20...
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

Kích thước chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận : A4 - khổ dọc

(*) Ghi theo đơn vị chủ quản

(**) Ghi tên hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục, ghi rõ: tên khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, tên hội nghị, hội thảo, tọa đàm, sinh hoạt chuyên môn đã tham dự; hoặc tên nhiệm vụ khoa học và công nghệ; luận văn, luận án đã hướng dẫn, bài báo khoa học đã được công bố; giáo trình, tài liệu chuyên môn đã xuất bản; khoá, lớp đã tham gia giảng dạy…

PHỤ LỤC SỐ III

(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH CẬP NHẬT KIẾN THỨC Y KHOA LIÊN TỤC

Chương trình cập nhật kiến thức y khoa liên tục do cơ sở cập nhật kiến thức y khoa liên tục xây dựng, thẩm định và ban hành có các nội dung sau:

1.1. Tên khóa học và giới thiệu chung về khóa học:

- Tên khóa học viết cần ngắn gọn, cụ thể và giới hạn được nội dung khóa học.

1.2. Đối tượng, yêu cầu đầu vào đối với học viên:

Nêu rõ các yêu cầu cụ thể đầu vào để học viên có thể tham gia học như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp…

1.3. Mục tiêu khóa học:

Đây chủ yếu là các khóa ngắn hạn nên chỉ có 2 cấp mục tiêu là Mục tiêu chung khoá học và Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu chung của khoá học nêu rõ năng lực người học cần đạt khi kết thúc khoá học (Đầu ra khoá học)

Mục tiêu cụ thể của khoá học cần xây dựng đủ 3 lĩnh vực mục tiêu là: Kiến thức, Kỹ năng và thái độ.

1.4. Chương trình chi tiết

Số TT

Tên bài

Mục tiêu bài học

Số tín chỉ/tiết học

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Lab

BP (BN)

1

Bài 1.

1..

2.

3.

 

 

 

 

2

Bài 2.

 

 

 

 

 

.....

 

 

 

 

 

 

 

Ôn tập, kiểm tra đánh giá

 

 

 

 

 

 

Khai giảng/bế giảng

 

 

 

 

 

 

Tổng số tín chỉ/tiết

 

 

 

 

1.5. Tên tài liệu dạy - học

- Tên tài liệu chính thức: Do đơn vị tổ chức tự biên soạn, cũng có thể sử dụng tài liệu có sẵn.

- Tài liệu đọc thêm cho học viên: Vì khoá học ngắn nên chỉ lựa chọn một số lượng hạn chế để học viên đọc trong thời gian học tập.

1.6. Phương pháp dạy - học:

Nêu các phương pháp sử dụng chủ yếu để thực hiện chương trình học như: các phương pháp dạy lý thuyết, phương pháp thực hành trong Labo, phương pháp dạy lâm sàng (yêu cầu kể rõ tên từng phương pháp).

1.7. Tiêu chuẩn giảng viên và trợ giảng:

Ghi rõ tiêu chuẩn của giảng viên và trợ giảng về chuyên môn. Chỉ rõ số lượng giảng viên và trợ giảng cần cho khóa học.

1.8. Thiết bị, học liệu cho khóa học

Liệt kê yêu cầu về phòng học và các trang thiết bị, mô hình, dụng cụ, hóa chất, động vật thí nghiệm phục vụ cho việc dạy-học của khóa học (kể cả các điều kiện để thực hành lâm sàng ở bệnh viện).

1.9. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình:

Hướng dẫn cách tổ chức khóa học như: Đơn vị chủ trì, cách thức tuyển sinh, địa điểm, điều kiện mở lớp, số lượng người học; cách thức quản lý người học, hình thức học liên tục hay linh hoạt, tổ chức khai giảng, bế giảng, đánh giá trước, sau khoá học, ...

Đối với khóa đào tạo thực hiện theo hình thức trực tuyến qua mạng Internet (E- learning) cần nêu rõ cách thức tổ chức dạy-học, thiết bị cần có kể cả phần mềm học trực tuyến, cách thức quản lý học tập, cách thức tổ chức thi kiểm tra lý thuyết và thực hành kỹ năng để đảm bảo chất lượng. Riêng chỉ tiêu thực hành kỹ năng lâm sàng hoặc kỹ thuật chính xác thì phải tổ chức thi thật chặt chẽ tại cơ sở để đảm bảo chất lượng.

1.10. Đánh giá và cấp giấy chứng nhận cập nhật kiến thức y khoa liên tục:

- Nêu rõ cách đánh giá sự chuyên cần tham dự lớp, đánh giá thường xuyên, đánh giá cuối khóa về lý thuyết và thực hành, điểm đánh giá thường xuyên trong quá trình học và đánh giá kết thúc khóa học để đảm bảo chất lượng.

+ Đánh giá cuối khóa về lý thuyết (sử dụng các dạng test trắc nghiệm khách quan): Ghi rõ số lượng câu hỏi, thời lượng.

+ Đánh giá cuối khóa về thực hành kỹ năng: Ghi rõ phương pháp và công cụ đánh giá, địa điểm đánh giá (labo, bệnh phòng)

- Các điều kiện học viên cần đạt để được cấp Giấy chứng nhận:

+ Tính chuyên cần: học lý thuyết cho phép vắng mặt không quá 10%, học thực hành không được vắng mặt, trong trường hợp bất khả kháng thì phải học bù

+ Điểm đạt về lý thuyết, về thực hành kỹ năng cuối khóa, lưu ý nếu đánh giá lý thuyết thì điểm đạt tối thiểu là 60%, điểm đạt về thực hành kỹ năng trong nghề y > 60%.

+ Đạt chỉ tiêu thực hành kỹ năng.

1.11. Chỉ tiêu thực hành (kỹ năng cần đạt khi kết thúc khoá học).

Cần ghi theo bảng sau:

TT KN

Tên Bài

Số tín chỉ/tiết TH

Kỹ năng/thủ thuật

Chỉ tiêu thực hành Số lần tối thiểu đạt/ 1 hv

Labo/ tại lớp học

BV (bệnh nhân)

K.tập

Phụ

Tự làm

1

Bài 4. Cấp cứu ngừng tim

6

Tiêm Adrenalin

3

5

2

1

2

Ép tim

3-

2

2

3

3

...

 

 

 

 

4

Bài 5...

 

 

 

 

 

 

II. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG TÀI LIỆU CẬP NHẬT KIẾN THỨC Y KHOA LIÊN TỤC

Căn cứ vào chương trình đã được xây dựng và ban hành, cơ sở cập nhật xây dựng hoặc lựa chọn tài liệu dạy - học cho phù hợp.

2.1. Yêu cầu chung của tài liệu

2.1.1. Cấu trúc chung của tài liệu gồm các nội dung sau

- Bìa sách/ Bìa lót

- Tên tác giả (chủ biên và những người tham gia biên soạn)

- Lời nói đầu

- Mục lục

- Nội dung tài liệu: Tên từng bài học, nội dung từng bài

- Cuối sách là tài liệu tham khảo (chung cho các bài)

- Chữ viết tắt/ hoặc index

- Đáp án các câu hỏi lượng giá

2.1.2. Khối lượng kiến thức:

Để đảm bảo cho học viên có tài liệu và sử dụng theo phương pháp học tập tích cực, yêu cầu khối lượng kiến thức cho mỗi tiết học khoảng từ 3-4 trang khổ A4 (cho 1 tín chỉ/tiết). Khuyến khích dùng hình ảnh, sơ đồ minh họa.

Thực hành: Số trang tuỳ thuộc vào số lượng kỹ năng cần dạy-học với yêu cầu ghi đầy đủ các phương pháp và công cụ được sử dụng để dạy kỹ năng: bảng kiểm/ quy trình kỹ thuật/ tình huống lâm sàng/ tình huống giả định/ bảng theo dõi chỉ tiêu thực hành.

2.1.3. Trình bày tài liệu:

- Tập trung trình bày những nội dung trực tiếp liên quan đến mục tiêu, những nội dung cập nhật đã được công nhận rộng rãi.

- Có sự cân đối giữa kênh chữ, kênh hình.

2.1.4. Tác giả:

Mỗi tài liệu đào tạo y khoa liên tục nên là một tập thể tác giả, khuyến khích những người có kinh nghiệm thực tiễn trong chuyên môn biên soạn và chuẩn bị tài liệu cho các khóa đào tạo y khoa liên tục.

2.2. Hướng dẫn cụ thể về cách trình bày từng thành phần của tài liệu

2.2.1. Cách viết từng thành phần cuốn tài liệu

- Tên tài liệu: Như tên chương trình.

- Lời nói đầu: Do đại diện nhóm tác giả viết, trong lời nói đầu có các nội dung: 1) tài liệu được biên soạn dựa trên chương trình nào, 2) mục tiêu của tài liệu, 3) đối tượng sử dụng, 4) cấu trúc của tài liệu và hướng dẫn cách sử dụng tài liệu.

- Mục lục: Ghi tên từng bài (theo đúng tên ghi trong chương trình), tên người viết, dưới tên bài ghi các đề mục chính, số thứ tự trang bắt đầu của từng đề mục để người học dễ tra cứu.

- Nội dung tài liệu: Bao gồm tên và nội dung từng bài. Tên từng bài và số lượng bài theo đúng như chương trình. Cách trình bày từng bài sẽ được giới thiệu ở mục 2.2.

- Tài liệu tham khảo: Liệt kê danh mục tất cả tài liệu được các tác giả tham khảo để viết tài liệu. Danh mục tài liệu tham khảo được sắp xếp thứ tự vần A-B-C theo tên tác giả, tài liệu tiếng Việt viết trước rồi đến tài liệu tiếng nước ngoài.

- Danh mục chữ viết tắt: Liệt kê chữ viết tắt sử dụng trong tài liệu và được sắp xếp theo thứ tự vần A-B-C.

- Đáp án: Đáp án các câu hỏi cho từng bài được viết chung ở cuối cuốn tài liệu theo thứ tự bài.

2.2.2. Cấu trúc và cách trình bày từng bài

a) Tên bài học: Theo đúng chương trình

b) Tên tác giả viết bài: Ghi rõ họ tên, chức danh người biên soạn

c) Mục tiêu bài: Ghi giống như chương trình

d) Nội dung bài: Bao gồm phần lý thuyết, phần thực hành

Phần lý thuyết

- Nội dung cần đảm bảo 4 yêu cầu: 1) Kiến thức cơ bản, hệ thống (đã được thừa nhận, được khẳng định), 2) Chính xác và khoa học (nội dung khoa học chính xác, có chứng cứ), 3) Cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội, 4) Thực tiễn (đặc biệt đối với thực tiễn Việt Nam).

Phần thực hành: Bao gồm 4 nội dung:

- Tên buổi thực hành (hoặc nội dung thực hành)

Nêu rõ tên kỹ năng sẽ thực hành, nếu có nhiều kỹ năng thi cần ghi đủ

- Chuẩn bị cho buổi thực hành

+ Liệt kê tên và số lượng: dụng cụ, thiết bị, phương tiện, vật tư, động vật, hoá chất thí nghiệm, buồng bệnh, bệnh nhân.

+ Nhân lực: Số lượng giảng viên/ trợ giảng. Số nhóm, số người học/1 nhóm

+ Các công cụ dạy-học: Bảng kiểm/ tình huống, quy trình kỹ thuật (nội dung cụ thể của bảng kiểm, quy trình và tình huống đưa vào phụ lục)

- Tổ chức thực hành

Ghi rõ cách thức tổ chức thực hành, địa điểm thực hành, thời gian thực hành, phương tiện thực hành, cách đánh giá nhận xét. Với từng kỹ năng cần mô tả cụ thể hoạt động của người dạy, hoạt động của người học, chỉ tiêu thực hành cần đạt cho mỗi người học.

- Chỉ tiêu thực hành

+ Với từng kỹ năng cần ghi rõ làm được mấy lần trên labo (hay tại lớp học), trên bệnh nhân (kiến tập/ trợ giúp thầy và tự làm có thầy hỗ trợ), lưu ý cần đối chiếu với chỉ tiêu ghi trong chương trình.

+ Đánh giá chất lượng: đúng, đủ theo yêu cầu chưa.

e) Phần phụ lục: Mô tả tất cả các bảng kiểm, quy trình và các tình huống được sử dụng để dạy các kỹ năng.

g) Lượng giá (hay tự lượng giá)

- Câu hỏi viết ở dạng test cải tiến như: câu hỏi trả lời ngắn (SA), lựa chọn (MCQ), đúng sai (Đ/S), điền ý vào chỗ trống, bảng kiểm lượng giá, thang điểm, bài tập tình huống.

- Câu hỏi tự lượng giá cho học viên tự học: cần bao phủ toàn bộ nội dung bài học theo mục tiêu. Số lượng khoảng từ 10 test cho 1 tiết học lý thuyết và ít nhất có 3 dạng test, riêng số lượng test MCQ chiếm 50-60% số test.

- Mỗi tiết thực hành cần tối thiểu 1 bảng kiểm lượng giá hoặc thang điểm hoặc tình huống (trừ bài thực hành 1 kỹ năng mà có nhiều tiết học).

- Các câu hỏi tự lượng giá để ở cuối mỗi bài học. Những câu hỏi này không nhất thiết dùng để làm đề thi hay kiểm tra đánh giá.

III. HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU CẬP NHẬT KIẾN THỨC Y KHOA LIÊN TỤC

1. Bước 1. Xác định nhu cầu, nội dung cập nhật: Cơ sở cập nhật kiến thức y khoa liên tục tiến hành khảo sát, xác định nhu cầu của người học và nội dung để xây dựng chương trình, tài liệu.

2. Bước 2. Thành lập Ban soạn thảo chương trình và tài liệu cập nhật kiến thức y khoa liên tục: Thủ trưởng cơ sở cập nhật kiến thức y khoa liên tục quyết định thành lập Ban hoặc Tổ soạn thảo chương trình và tài liệu cập nhật kiến thức y khoa liên tục. Số lượng và tiêu chuẩn thành viên Ban hoặc Tổ soạn thảo do Thủ trưởng cơ sở quyết định nhưng phải bảo đảm tiêu chuẩn thành viên tham gia Ban hoặc Tổ soạn thảo có trình độ không được thấp hơn trình độ của chương trình đào tạo xây dựng.

3. Bước 3. Tổ chức xây dựng chương trình và tài liệu cập nhật kiến thức y khoa liên tục: Ban soạn thảo chương trình và tài liệu cập nhật kiến thức y khoa liên tục xây dựng chương trình và tài liệu cập nhật kiến thức y khoa liên tục.

4. Bước 4. Thẩm định chương trình và tài liệu cập nhật kiến thức y khoa liên tục: Thủ trưởng cơ sở cập nhật kiến thức y khoa liên tục thành lập Hội đồng thẩm định chương trình và tài liệu cập nhật kiến thức y khoa liên tục. Hội đồng thẩm định có tối thiểu 05 thành viên gồm Chủ tịch, 02 ủy viên phản biện, ủy viên thư ký và các ủy viên. Trong đó, thành viên hội đồng thẩm định không được là thành viên Ban hoặc Tổ soạn thảo chương trình, tài liệu cập nhật kiến thức y khoa liên tục và có trình độ không được thấp hơn trình độ của chương trình đào tạo xây dựng.

5. Bước 5. Ban hành chương trình và tài liệu cập nhật kiến thức y khoa liên tục: Thủ trưởng cơ sở cập nhật kiến thức y khoa liên tục ký quyết định ban hành chương trình và tài liệu cập nhật kiến thức y khoa liên tục sau khi được Hội đồng thẩm định quy định tại bước 4 đánh giá đạt yêu cầu; công bố công khai chương trình và tài liệu cập nhật kiến thức y khoa liên tục trên Trang thông tin điện tử của cơ sở.

PHỤ LỤC SỐ IV

(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

THÔNG BÁO CƠ SỞ CẬP NHẬT KIẾN THỨC Y KHOA LIÊN TỤC TRONG KHÁM BỆNH CHỮA BỆNH

(Áp dụng đối với cơ sở tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn)

I. Thông tin đơn vị:

1. Tên cơ sở cập nhật kiến thức y khoa liên tục:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại

4. Người đứng đầu:

5. Ngày cập nhật:

II. Năng lực tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn:

1. Chương trình

2. Tài liệu

3. Giảng viên

4. Năng lực chuyên môn

5. Tổ chức quản lý

 

 

…..,ngày......tháng.......năm 20...
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên đóng dấu, ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC SỐ V

DANH MỤC KỸ THUẬT CHUYÊN MÔN KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ CHỨC DANH BÁC SỸ VỚI PHẠM VI HÀNH NGHỀ Y KHOA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

STT

Số TT theo Thông tư 43/2013/TT-BYT và Thông tư 21/2017/TT- BYT*

DANH MỤC KỸ THUẬT

 

 

HỆ THẦN KINH

1

3.2457

Bóc, cắt u bã đậu, u mỡ dưới da đầu đường kính dưới 10 cm

2

3.137

Xử trí tăng áp lực nội sọ

 

 

HỆ TUẦN HOÀN

3

2.85

Điện tim thường

4

2.113

Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp

5

21.13

Nghiệm pháp dây thắt

6

3.180

Nuôi dưỡng người bệnh bằng đường truyền tĩnh mạch ngoại biên

7

6.69

Xử trí hạ huyết áp tư thế

8

3.203

Cầm máu (vết thương chảy máu)

9

9.6

Cấp cứu cao huyết áp

10

9.8

Cấp cứu ngừng tim

11

9.10

Cấp cứu tụt huyết áp

12

3.36

Đo áp lực động mạch liên tục

13

3.31

Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm

14

3.37

Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm liên tục

15

3.51

Ép tim ngoài lồng ngực

16

1.2

Ghi điện tim cấp cứu tại giường

17

3.1411

Kỹ thuật cấp cứu tụt huyết áp

18

3.1401

Kỹ thuật theo dõi huyết áp động mạch bằng phương pháp xâm lấn

19

3.1402

Kỹ thuật theo dõi huyết áp động mạch không xâm lấn bằng máy

20

9.156

Theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm

21

1.3

Theo dõi điện tim cấp cứu tại giường liên tục ≤ 8 giờ

22

3.47

Theo dõi điện tim liên tục tại giường

 

 

HỆ HÔ HẤP

23

2.2

Bơm rửa khoang màng phổi

24

3.102

Chăm sóc lỗ mở khí quản

25

1.75

Chăm sóc ống nội khí quản

26

3.179

Chọc hút/dẫn lưu dịch màng phổi

27

2.9

Chọc dò dịch màng phổi

28

2.11

Chọc hút khí màng phổi

29

3.84

Chọc thăm dò màng phổi

30

2.10

Chọc tháo dịch màng phổi

31

3.2333

Chọc tháo dịch màng phổi dưới hướng dẫn của siêu âm

32

3.86

Dẫn lưu màng phổi liên tục

33

9.31

Đặt Combitube

34

9.37

Đặt nội khí quản khi dạ dày đầy

35

3.77

Đặt ống nội khí quản

36

9.120

Hút nội khí quản hoặc hút mở khí quản

37

9.123

Khí dung đường thở ở bệnh nhân nặng

38

2.32

Khí dung thuốc giãn phế quản

39

3.2330

Kỹ thuật dẫn lưu tư thế điều trị giãn phế quản, áp xe phổi

40

2.28

Kỹ thuật ho có điều khiển

41

2.30

Kỹ thuật ho khạc đờm bằng khí dung nước muối ưu trương

42

2.29

Kỹ thuật tập thở cơ hoành

43

2.31

Kỹ thuật vỗ rung dẫn lưu tư thế

44

1.74

Mở khí quản qua da một thì cấp cứu ngạt thở

45

 

Mở màng giáp nhẫn cấp cứu

46

10.152

Phẫu thuật dẫn lưu tối thiểu khoang màng phổi

47

2.61

Rút ống dẫn lưu màng phổi, ống dẫn lưu ổ áp xe

48

3.2331

Rút sonde dẫn lưu màng phổi, sonde dẫn lưu ổ áp xe

49

15.221

Sơ cứu bỏng đường hô hấp

50

3.2189

Sơ cứu bỏng kỳ đầu đường hô hấp

51

3.88

Thăm dò chức năng hô hấp

52

3.101

Thay canuyn mở khí quản

53

3.82

Thở máy không xâm nhập (thở CPAP, Thở BIPAP)

54

9.187

Thông khí áp lực dương 2 mức qua hệ thống Boussignac

55

3.107

Thủ thuật Heimlich (lấy dị vật đường thở)

56

3.93

Vận động trị liệu hô hấp

57

2.14

Đánh giá mức độ nặng của cơn hen phế quản bằng peak flow meter (Đo lưu lượng đỉnh)

58

3.75

Cai máy thở

59

9.7

Cấp cứu ngừng thở

60

3.103

Làm ẩm đường thở qua máy phun sương mù

61

9.177

Thở CPAP không qua máy thở

62

1.59

Thở ô xy qua mặt nạ có túi có hít lại (túi không có van) (≤ 8 giờ)

63

9.183

Thở oxy gọng kính

64

1.57

Thở oxy qua gọng kính (≤ 8 giờ)

65

9.184

Thở oxy qua mặt nạ

66

3.110

Thở oxy qua mặt nạ có túi

67

1.60

Thở oxy qua mặt nạ có túi không hít lại (túi có van) (≤ 8 giờ)

68

1.58

Thở oxy qua mặt nạ không có túi (≤ 8 giờ)

69

9.185

Thở oxy qua mũ kín

70

9.186

Thở oxy qua ống chữ T

71

3.111

Thở oxy qua ống chữ T (T-tube)

72

3.105

Thổi ngạt

 

 

HỆ TIÊU HOÁ

73

2.241

Cho ăn qua ống mở thông dạ dày hoặc hỗng tràng (một lần)

74

3.172

Cho ăn qua ống thông dạ dày

75

1.224

Cho ăn qua ống thông dạ dày (một lần)

76

1.216

Đặt ống thông dạ dày

77

1.223

Đặt ống thông hậu môn

78

3.178

Đặt sonde hậu môn

79

2.249

Đo áp lực ổ bụng gián tiếp qua ống thông dẫn lưu bàng quang

80

2.215

Gây nôn cho người bệnh ngộ độc qua đường tiêu hóa

81

3.1384

Kỹ thuật phòng và điều trị trào ngược dịch dạ dày

82

1.1227

Nuôi dưỡng người bệnh liên tục bằng máy truyền thức ăn qua ống thông dạ dày ≤ 8 giờ

83

1.152

Nuôi dưỡng người bệnh liên tục bằng máy, truyền thức ăn qua thực quản, dạ dày

84

3.176

Nuôi dưỡng người bệnh qua catheter hỗng tràng

85

3.181

Nuôi dưỡng người bệnh qua Catheter thực quản dạ dày bằng bơm tay

86

3.175

Nuôi dưỡng người bệnh qua lỗ mở dạ dày

87

1.225

Nuôi dưỡng người bệnh qua ống thông dạ dày bằng bơm tay

88

9.142

Nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày

89

9.143

Nuôi dưỡng qua ống thông hỗng tràng

90

9.147

Phòng và điều trị trào ngược dịch dạ dày

91

3.173

Rửa dạ dày bằng ống Faucher và qua túi kín

92

1.218

Rửa dạ dày cấp cứu

93

1.219

Rửa dạ dày loại bỏ chất độc bằng hệ thống kín

94

1.220

Rửa toàn bộ hệ thống tiêu hóa (dạ dày, tiểu tràng, đại tràng)

95

1.222

Thụt giữ

96

2.221

Thụt tháo

97

2.337

Thụt thuốc qua đường hậu môn

98

2.243

Chọc tháo dịch ổ bụng điều trị

99

2.244

Đặt ống sonde dạ dày

100

1.240

Chọc dò ổ bụng cấp cứu

101

3.3399

Dẫn lưu áp xe hậu môn đơn giản

 

 

HỆ TIẾT NIỆU

102

3.128

Bài niệu cưỡng bức

103

3.334

Chăm sóc ống thông bàng quang

104

3.161

Chọc hút nước tiểu trên xương mu

105

3.3534

Dẫn lưu áp xe khoang Retzius

106

10.344

Dẫn lưu bàng quang bằng chọc trôca

107

10.359

Dẫn lưu bàng quang đơn thuần

108

3.3533

Dẫn lưu nước tiểu bàng quang

109

3.3549

Dẫn lưu viêm tấy khung chậu do rò nước tiểu

110

3.3489

Dẫn lưu viêm tấy quanh thận, áp xe thận

111

1.160

Đặt ống thông dẫn lưu bàng quang

112

2.233

Rửa bàng quang

113

1.164

Thông bàng quang

114

3.133

Thông tiểu

115

2.172

Chăm sóc ống dẫn lưu bể thận qua da 24 giờ

116

2.167

Chăm sóc sonde dẫn lưu bể thận qua da/lần

117

2.168

Chăm sóc sonde dẫn lưu tụ dịch- máu quanh thận/lần

118

2.171

Chăm sóc và bảo quản catheter đường hầm có cuff để lọc máu

119

2.170

Chăm sóc và bảo quản catheter tĩnh mạch trung tâm trong lọc máu

120

1.246

Đo lượng nước tiểu 24 giờ

121

3.1390

Kỹ thuật săn sóc theo dõi ống thông tiểu

122

9.150

Săn sóc theo dõi ống thông tiểu

 

 

HỆ NỘI TIẾT

123

7.225

Thay băng trên người bệnh đái tháo đường

124

7.232

Tháo móng quặp trên người bệnh đái tháo đường

125

7.233

Gọt chai chân (gọt nốt chai) trên người bệnh đái tháo đường

126

7.234

Cắt móng chân, chăm sóc móng trên người bệnh đái tháo đường

127

7.239

Hướng dẫn kỹ thuật tiêm Insulin

128

7.241

Tư vấn chế độ dinh dưỡng và tập luyện

 

 

HỆ CƠ XƯƠNG

129

10.164

Cố định gãy xương sườn bằng băng dính to bản

130

16.300

Sơ cứu gãy xương vùng hàm mặt

131

1.157

Cố định lồng ngực do chấn thương gãy xương sườn

132

1.276

Cố định tạm thời người bệnh gãy xương

133

1.277

Cố định cột sống cổ bằng nẹp cứng

134

3.151

Điều trị giãn cơ trong cấp cứu

135

3.2069

Nắn sai khớp thái dương hàm

136

3.2072

Cố định tạm thời sơ cứu gãy xương hàm

137

3.3840

Nắn, bó bột gãy xương đòn

138

13.202

Cố định tạm thời gãy xương sơ sinh

139

3.3756

Chọc hút máu tụ khớp gối, bó bột ống

140

3.3817

Chích áp xe phần mềm lớn

141

 

Sơ cứu vết thương phần mềm vùng hàm mặt

142

3.2068

Phẫu thuật điều trị vết thương phần mềm vùng hàm mặt không thiếu hổng tổ chức

143

3.2245

Khâu vết thương phần mềm vùng đầu cổ

144

3.3825

Khâu vết thương phần mềm dài trên 10cm

145

3.3827

Khâu vết thương phần mềm dài dưới 10cm

146

3.3903

Phẫu thuật viêm tấy phần mềm ở cơ quan vận động

147

3.4246

Tháo bột các loại

148

10.1032

Nẹp bột các loại, không nắn

149

12.321

Cắt u bao gân

150

12.322

Cắt u nang bao hoạt dịch (cổ tay, khoeo chân, cổ chân)

 

 

MẮT

151

14.214

Bóc giả mạc

152

14.206

Bơm rửa lệ đạo

153

14.212

Cấp cứu bỏng mắt ban đầu

154

14.203

Cắt chỉ khâu da mi đơn giản

155

14.204

Cắt chỉ khâu kết mạc

156

3.207

Chăm sóc mắt ở người bệnh hôn mê

157

14.207

Chích chắp, lẹo, nang lông mi; chích áp xe mi, kết mạc

158

14.169

Chích dẫn lưu túi lệ

159

14.255

Đo nhãn áp (Maclakov, Goldmann, Schiotz…..)

160

14.260

Đo thị lực

161

14.205

Đốt lông xiêu; nhổ lông xiêu

162

3.1707

Khám mắt

163

14.171

Khâu da mi đơn giản

164

14.202

Lấy calci kết mạc

165

14.200

Lấy dị vật kết mạc

166

14.210

Nặn tuyến bờ mi, đánh bờ mi

167

14.215

Rạch áp xe mi

168

14.218

Soi đáy mắt trực tiếp

169

14.208

Thay băng vô khuẩn

170

14.222

Theo dõi nhãn áp 3 ngày

171

 

Thử kính

172

14.174

Xử lý vết thương phần mềm, tổn thương nông vùng mắt

173

14.211

Rửa cùng đồ

 

 

TAI

 

15.57

Chích nhọt ống tai ngoài

 

15.56

Chọc hút dịch vành tai

176

3.2184

Làm thuốc tai, mũi, thanh quản

177

3.2117

Lấy dị vật tai

178

15.59

Lấy nút biểu bì ống tai ngoài

 

 

MŨI , MIỆNG, HỌNG

179

1.52

Cầm chảy máu ở lỗ mũi sau bằng ống thông có bóng chèn

180

15.145

Cầm máu điểm mạch mũi bằng hóa chất (Bạc Nitrat)

181

15.142

Cầm máu mũi bằng Merocel

182

3.1960

Chích áp xe lợi

183

3.1958

Chích Apxe lợi trẻ em

184

3.2074

Dẫn lưu máu tụ vùng miệng - hàm mặt

185

1.53

Đặt canuyn mũi hầu, miệng hầu

186

3.1957

Điều trị viêm loét niêm mạc miệng trẻ em

187

3.1926

Điều trị viêm lợi do mọc răng

188

3.2075

Điều trị viêm lợi miệng loét hoại tử cấp

189

3.1959

Điều trị viêm lợi trẻ em

190

3.1927

Điều trị viêm quanh thân răng cấp

191

2.150

Hút đờm hầu họng

192

15.147

Hút rửa mũi, xoang sau mổ

193

15.222

Khí dung mũi họng

194

12.164

Khí dung vòm họng trong điều trị ung thư vòm

195

15.212

Lấy dị vật họng miệng

196

15.141

Nhét bấc mũi trước

197

3.1955

Nhổ răng sữa

198

15.146

Rút meche, rút merocel hốc mũi

199

12.165

Súc rửa vòm họng trong xạ trị

200

12.135

Cắt u lưỡi lành tính

 

 

CƠ QUAN SINH DỤC NAM

201

3.3603

Cắt bỏ bao da qui đầu do dính hoặc dài

202

10.411

Cắt hẹp bao quy đầu

203

3.3608

Dẫn lưu áp xe bìu/tinh hoàn

204

13.164

Khám nam khoa

205

3.3600

Rạch rộng vòng thắt nghẹt bao quy đầu

 

 

CƠ QUAN SINH DỤC NỮ

206

12.309

Bóc nang tuyến Bartholin

207

3.2258

Chích áp xe tuyến Bartholin

208

3.3406

Chích áp xe tầng sinh môn

209

3.3407

Phẫu thuật vết thương tầng sinh môn đơn giản

210

12.279

Thủ thuật xoắn polip cổ tử cung, âm đạo

211

12.281

Cắt u nang buồng trứng

212

12.287

Cắt u xơ cổ tử cung

213

13.30

Khâu phục hồi rách cổ tử cung, âm đạo

214

13.53

Cắt chỉ khâu vòng cổ tử cung

215

13.165

Khám phụ khoa

216

13.167

Làm thuốc âm đạo

 

 

SẢN KHOA - SƠ SINH

217

3.2259

Dẫn lưu cùng đồ Douglas

218

3.2260

Chọc dò túi cùng Douglas

219

12.267

Cắt u vú lành tính

220

12.268

Mổ bóc nhân xơ vú

221

13.21

Nghiệm pháp lọt ngôi chỏm

222

13.23

Theo dõi nhịp tim thai và cơn co tử cung bằng monitor sản khoa

223

13.29

Soi ối

224

13.33

Đỡ đẻ thường ngôi chỏm

225

13.34

Cắt và khâu tầng sinh môn

226

13.35

Xử trí tích cực giai đoạn 3 cuộc chuyển dạ đẻ

227

13.36

Nghiệm pháp bong rau, đỡ rau, kiểm tra bánh rau

228

13.37

Kiểm soát tử cung

229

13.40

Làm thuốc vết khâu tầng sinh môn nhiễm khuẩn

230

13.41

Khám thai

231

13.196

Khám sơ sinh

232

13.197

Chăm sóc rốn sơ sinh

233

13.38

Bóc rau nhân tạo

 

 

DA VÀ LỚP BAO PHỦ

234

3.3083

Cắt lọc, khâu vết thương rách da đầu

235

5.3

Điều trị bệnh da bằng ngâm, tắm

236

5.73

Điều trị đau do zona bằng chiếu Laser Hé- Né

237

5.72

Điều trị loét lỗ đáo cho người bệnh phong bằng chiếu Laser Hé- Né

238

3.2973

Điều trị sẹo lõm bằng chấm TCA

239

5.51

Điều trị u mềm lây bằng nạo thương tổn

240

3.3006

Ga giường bột tale điều trị bệnh da

241

11.57

Ghép da dị loại điều trị vết thương bỏng

242

3.3404

Khâu lại da thì 2, sau nhiễm khuẩn

243

11.151

Nẹp cổ mềm dự phòng và điều trị sẹo co kéo vùng cổ

244

11.12

Thay băng và chăm sóc vùng lấy da

245

3.3005

Tiêm nội sẹo, nội thương tổn

246

3.1703

Cắt chỉ khâu da

247

3.3822

Cắt hoại tử tiếp tuyến 10 đến 15% diện tích cơ thể

248

3.3823

Cắt hoại tử tiếp tuyến từ dưới 10% diện tích cơ thể

249

11.77

Khám bệnh nhân bỏng, chẩn đoán diện tích và độ sâu bỏng bằng lâm sàng

250

3.1515

Ngâm rửa vết bỏng bằng nước mát sạch, băng ép, trong sơ cứu, cấp cứu tổn thương bỏng kỳ đầu.

251

3.3820

Tạo hình bằng các vạt tại chỗ đơn giản

 

 

Y HỌC CỔ TRUYỀN

252

8.26

Bó thuốc

253

8.10

Chích lể

254

8.27

Chườm ngải

255

8.9

Cứu

256

8.25

Đặt thuốc YHCT

257

8.5

Điện châm

258

 

Điệm châm điều trị liệt ½ người do tai biến mạch máu não

259

 

Điện châm điều trị đau đầu cơ năng

260

 

Điện châm điều trị đau thắt lưng

261

 

Điện châm điều trị đau thần kinh hông to

262

 

Điện châm điều trị đau vai gáy

263

 

Điện châm điều trị tâm căn suy nhược

264

3.508

Điện châm điều trị cảm cúm

265

3.484

Điện châm điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên

266

3.525

Điện châm điều trị viêm khớp dạng thấp

267

3.529

Điện châm điều trị viêm quanh khớp vai

268

8.485

Giác hơi

269

8.2

Hào châm

270

 

Hào châm điều trị liệt nửa người do tai biến mạch máu não

271

 

Hào châm điều trị đau đầu cơ năng

272

 

Hào châm điều trị viêm quanh khớp vai

273

 

Hào châm điều trị đau thắt lưng

274

 

Hào châm điều trị đau thần kinh hông to

275

 

Hào châm điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên

276

 

Hào châm điều trị cảm cúm

277

 

Hào châm điều trị viêm khớp dạng thấp

278

 

Hào châm điều trị đau vai gáy

279

 

Hào châm điều trị tâm căn suy nhược

280

8.24

Ngâm thuốc YHCT bộ phận

281

8.22

Sắc thuốc thang

282

8.15

Sắc thuốc thang và đóng gói thuốc bằng máy

283

3.483

Xoa bóp bấm huyệt bằng tay

284

 

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau đầu cơ năng

285

 

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thắt lưng

286

 

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thần kinh hông to

287

 

Xoa bóp bấm huyệt điều trị cảm cúm

288

 

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau vai gáy

289

8.414

Xoa bóp bấm huyệt điều trị liệt dây thần kinh số VII ngoại biên

290

8.391

Xoa bóp bấm huyệt điều trị liệt nửa người do tai biến mạch máu não

291

8.406

Xoa bóp bấm huyệt điều trị tâm căn suy nhược

292

8.428

Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm khớp dạng thấp

293

8.431

Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm quanh khớp vai

294

8.20

Xông hơi thuốc

295

8.21

Xông khói thuốc

296

8.3

Ôn châm

297

8.6

Thủy châm

298

8.28

Luyện tập dưỡng sinh

 

 

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

299

17.11

Điều trị bằng tia hồng ngoại

300

17.16

Điều trị bằng nhiệt nóng (chườm nóng)

301

17.17

Điều trị bằng nhiệt lạnh (chườm lạnh)

302

17.31

Tập nằm đúng tư thế cho người bệnh liệt nửa người

303

17.35

Tập lăn trở khi nằm

304

17.36

Tập thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi

305

17.41

Tập đi với thanh song song

306

17.42

Tập đi với khung tập đi

307

17.43

Tập đi với nạng (nạng nách, nạng khuỷu)

308

17.44

Tập đi với gậy

309

17.47

Tập lên, xuống cầu thang

310

17.48

Tập đi trên các địa hình khác nhau (dốc, sỏi, gồ ghề,…)

311

17.54

Tập vận động chủ động

312

17.55

Tập vận động tự do tứ chi

313

17.63

Tập với thang tường

314

17.65

Tập với ròng rọc

315

17.66

Tập với dụng cụ quay khớp vai

316

17.67

Tập với dụng cụ chèo thuyền

317

17.70

Tập với ghế tập mạnh cơ Tứ đầu đùi

318

17.71

Tập với xe đạp tập

319

17.75

Tập ho có trợ giúp

320

3.15

Vận động trị liệu cho người bệnh bất động tại giường

321

11.122

Khám bệnh nhân phục hồi chức năng sau bỏng

322

11.102

Khám di chứng bỏng

323

17.12

Điều trị bằng Laser công suất thấp

324

17.21

Điều trị bằng Laser công suất thấp vào điểm vận động và huyệt đạo

325

17.28

Điều trị bằng Parafin

326

17.30

Điều trị bằng xông hơi (tắm hơi)

327

17.32

Thủy trị liệu toàn thân (bể bơi, bồn ngâm)

328

17.33

Điều trị bằng nước khoáng

329

17.34

Thủy trị liệu có thuốc

330

17.39

Điều trị chườm ngải cứu

331

17.53

Tập dưỡng sinh

332

17.54

Kỹ thuật thư giãn

333

17.56

Kỹ thuật đặt tư thế đúng cho người bệnh liệt nửa người

334

17.57

Tập nằm đúng tư thế cho người bệnh liệt tủy

335

17.69

Tập đi với bàn xương cá

336

17.93

Kỹ thuật xoa bóp vùng

337

17.95

Kỹ thuật xoa bóp toàn thân

338

17.97

Kỹ thuật xoa bóp bằng máy

339

17.236

Thử cơ bằng tay

340

17.237

Đo tầm vận động khớp

 

 

TÂM THẦN

341

3.268

Cấp cứu người bệnh tự sát

342

6.80

Điều trị chống tái nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng naltrexon

343

3.245

Điều trị hỗ trợ cắt cơn cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng các bài thuốc y học dân tộc

344

6.77

Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng các thuốc hướng thần

345

6.78

Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone

346

6.49

Liệu pháp giải thích hợp lý

347

6.55

Liệu pháp kích hoạt hành vi (BA)

348

6.60

Liệu pháp lao động

349

6.59

Liệu pháp tái thích ứng xã hội

350

3.262

Liệu pháp tâm lý gia đình

351

3.261

Liệu pháp tâm lý nhóm

352

6.58

Liệu pháp thể dục, thể thao

353

6.44

Liệu pháp thư giãn luyện tập

354

6.76

Nghiệm pháp Naloxone chẩn đoán hội chứng cai các chất dạng thuốc phiện

355

6.33

Thang đánh giá bồn chồn bất an - BARNES

356

6.24

Thang đánh giá hoạt động hàng ngày (ADLS)

357

6.36

Thang đánh giá hội chứng cai rượu CIWA

358

6.7

Thang đánh giá lo âu - trầm cảm - stress (DASS)

359

6.35

Thang đánh giá mức độ sử dụng rượu (Audit )

360

6.3

Thang đánh giá trầm cảm ở cộng đồng (PHQ - 9)

361

6.6

Thang đánh giá trầm cảm sau sinh (EPDS)

362

3.253

Thang đánh giá triệu chứng ngoại tháp (SIMPSON)

363

6.32

Thang đánh giá vận động bất thường (AIMS)

364

6.31

Trắc nghiệm rối loạn giấc ngủ (PSQI)

365

3.237

Trắc nghiệm tâm lý Beck

366

3.238

Trắc nghiệm tâm lý Zung

367

6.48

Tư vấn tâm lí cho người bệnh và gia đình

368

6.71

Xử trí dị ứng thuốc hướng thần

369

6.70

Xử trí ngộ độc thuốc hướng thần

370

6.259

Xử trí người bệnh không ăn

371

6.257

Xử trí người bệnh kích động

372

6.66

Xử trí trạng thái bồn chồn bất an do thuốc hướng thần

373

6.72

Xử trí trạng thái sảng rượu

 

 

ĐIỆN QUANG

374

9.22

Chụp X-quang cấp cứu tại giường

375

2.314

Siêu âm ổ bụng

 

 

XÉT NGHIỆM

376

3.225

Định lượng nhanh CK-MB trong máu toàn phần tại chỗ bằng máy cầm tay

377

3.223

Định lượng nhanh D-Dimer trong máu toàn phần tại chỗ bằng máy cầm tay

378

3.224

Định lượng nhanh Myoglobin trong máu toàn phần tại chỗ bằng máy cầm tay

379

3.222

Định lượng nhanh NT-ProBNP trong máu toàn phần tại chỗ bằng máy cầm tay

380

3.221

Định lượng nhanh Troponin T trong máu toàn phần tại chỗ bằng máy cầm tay

381

3.217

Định tính chất độc trong máu bằng test nhanh

382

3.214

Định tính chất độc trong nước tiểu bằng test nhanh

383

3.216

Đo lactat trong máu

384

3.213

Làm test nhanh chẩn đoán ngộ độc cấp

385

1.5

Làm test phục hồi máu mao mạch

386

1.282

Lấy máu động mạch quay làm xét nghiệm

387

3.220

Phát hiện benzodiazepin bằng Anexate

388

3.219

Phát hiện opiat bằng Naloxone

389

6.74

Test nhanh phát hiện chất gây nghiện trong nước tiểu

390

6.73

Test nhanh phát hiện chất opiats trong nước tiểu

391

3.226

Xác định nhanh INR/PT/ Quick tại chỗ bằng máy cầm tay

392

3.191

Xét nghiệm đường máu mao mạch tại giường

393

23.201

Định lượng protein niệu

394

22.279, 22.280, 22.283

Định nhóm máu ABO

395

 

Lấy mẫu, vận chuyển mẫu bệnh phẩm xét nghiệm

 

 

DANH MỤC KỸ THUẬT KHÁC

396

1.275

Băng bó vết thương

397

1.269

Băng ép bất động sơ cứu rắn cắn

398

1.65

Bóp bóng Ambu qua mặt nạ

399

1.245

Cân người bệnh tại giường bằng cân treo hay cân điện tử

400

15.302

Cắt chỉ sau phẫu thuật

401

3.3821

Cắt lọc tổ chức hoại tử hoặc cắt lọc vết thương đơn giản

402

12.92

Cắt u mỡ, u bã đậu vùng hàm mặt đường kính dưới 5 cm

403

9.11

Chăm sóc bệnh nhân đã tử vong

404

1.305

Chăm sóc bệnh nhân thở máy

405

9.12

Chăm sóc catheter động mạch

406

9.13

Chăm sóc catheter tĩnh mạch

407

15.304

Chích áp xe nhỏ vùng đầu cổ

408

3.3910

Chích hạch viêm mủ

409

3.3032

Chích rạch áp xe lớn, dẫn lưu

410

3.3031

Chích rạch áp xe nhỏ

411

3.163

Chọc dẫn lưu ổ áp xe dưới siêu âm

412

3.2354

Chọc dịch màng bụng

413

1.202

Chọc dịch tủy sống

414

3.2356

Chọc hút áp xe thành bụng

415

3.2261

Chọc hút dịch do máu tụ sau mổ

416

9.15

Chọc tĩnh mạch cảnh ngoài

417

9.16

Chọc tĩnh mạch đùi

418

9.20

Chọc tủy sống đường giữa

419

9.21

Chống hạ thân nhiệt trong hoặc sau phẫu thuật

420

3.2355

Dẫn lưu dịch màng bụng

421

3.164

Dẫn lưu ổ bụng cấp cứu

422

3.33

Đặt catheter động mạch

423

3.28

Đặt catheter tĩnh mạch

424

9.32

Đặt dẫn lưu ngực cấp cứu

425

11.89

Đặt dây truyền dịch ngoại vi điều trị bệnh nhân bỏng

426

11.131

Đặt vị thế cho bệnh nhân bỏng

427

3.1469

Điều trị rối loạn đông máu trong ngoại khoa

428

11.126

Điều trị sẹo bỏng bằng băng thun áp lực kết hợp với thuốc làm mềm sẹo

429

11.120

Điều trị vết thương chậm liền bằng laser he-ne

430

11.171

Điều trị vết thương mạn tính bằng đèn hồng ngoại

431

3.1468

Dự phòng tắc tĩnh mạch sau phẫu thuật, sau chấn thương

432

1.45

Dùng thuốc chống đông

433

1.271

Dùng thuốc kháng độc điều trị giải độc

434

1.270

Ga rô hoặc băng ép cầm máu

435

3.1448

Giảm đau bằng thuốc cho người bệnh sau phẫu thuật, sau chấn thương

436

3.134

Hồi sức chống sốc

437

3.4214

Hướng dẫn sử dụng bình xịt định liều

438

 

Khám bệnh

439

11.16

Khâu cầm máu, thắt mạch máu để cấp cứu chảy máu trong bỏng sâu

440

3.3261

Khâu kín vết thương thủng ngực

441

3.187

Kiểm soát đau trong cấp cứu

442

11.178

Kỹ thuật bơm rửa liên tục trong điều trị vết thương mạn tính phức tạp

443

3.1415

Kỹ thuật chọc tĩnh mạch cảnh ngoài

444

9.98

Kỹ thuật giảm đau bằng tiêm morphin cách quãng dưới da

445

11.177

Kỹ thuật massage tại chỗ trong chăm sóc vết thương mạn tính

446

11.180

Kỹ thuật sử dụng băng chun băng ép trong điều trị vết loét do giãn tĩnh mạch chi dưới

447

3.1403

Kỹ thuật theo dõi thân nhiệt với nhiệt kế thường quy

448

3.1409

Kỹ thuật truyền dịch trong sốc

449

3.1410

Kỹ thuật truyền máu trong sốc

450

11.176

Kỹ thuật xoay chuyển bệnh nhân dự phòng loét tỳ đè

451

3.2386

Lấy bệnh phẩm trực tràng để chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng

452

1.253

Lấy máu tĩnh mạch bẹn

453

1.251

Lấy máu tĩnh mạch, tiêm thuốc tĩnh mạch (một lần chọc kim qua da)

454

9.127

Liệu pháp kháng sinh dự phòng trước và sau phẫu thuật

455

9.133

Lưu kim luồn tĩnh mạch để tiêm thuốc

456

9.134

Lý liệu pháp ngực ở bệnh nhân nặng

457

9.139

Nâng thân nhiệt chỉ huy

458

3.185

Nâng thân nhiệt chủ động

459

1.229

Nuôi dưỡng người bệnh bằng đường truyền tĩnh mạch ngoại biên ≤ 8 giờ

460

1.230

Nuôi dưỡng người bệnh bằng đường truyền tĩnh mạch trung tâm ≤ 8 giờ

461

3.1470

Phát hiện, phòng, điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện (vết phẫu thuật, catheter, hô hấp, tiết niệu…)

462

3.2070

Phẫu thuật rạch dẫn lưu áp xe nông vùng hàm mặt

463

11.15

Rạch hoại tử bỏng giải thoát chèn ép

464

11.138

Sơ cấp cứu bệnh nhân bỏng do cóng lạnh

465

11.139

Sơ cấp cứu bệnh nhân bỏng do kiềm và các hóa chất khác

466

11.140

Sơ cấp cứu bệnh nhân bỏng do tia xạ

467

11.82

Sơ cấp cứu bỏng acid

468

11.83

Sơ cấp cứu bỏng do dòng điện

469

11.81

Sơ cấp cứu bỏng do vôi tôi nóng

470

11.79

Sơ cứu, cấp cứu tổn thương bỏng nhiệt

471

3.29

Sốc điện ngoài lồng ngực cấp cứu

472

11.129

Sử dụng gel silicol điều trị sẹo bỏng

473

11.13

Sử dụng thuốc tạo màng điều trị vết thương bỏng nông

474

3.1509

Sử dụng thuốc tạo màng điều trị vết thương bỏng nông theo chỉ định

475

3.4198

Test dưới da với thuốc

476

2.163

Thay băng các vết loét hoại tử rộng sau TBMMN

477

3.192

Thay băng cho các vết thương hoại tử rộng

478

1.267

Thay băng cho các vết thương hoại tử rộng (một lần)

479

3.1510

Thay băng điều trị bỏng nông, dưới 10% diện tích cơ thể ở trẻ em.

480

11.5

Thay băng điều trị vết bỏng dưới 10% diện tích cơ thể ở người lớn

481

11.10

Thay băng điều trị vết bỏng dưới 10% diện tích cơ thể ở trẻ em

482

11.4

Thay băng điều trị vết bỏng từ 10% - 19% diện tích cơ thể ở người lớn

483

11.116

Thay băng điều trị vết thương mạn tính

484

15.303

Thay băng vết mổ

485

3.3911

Thay băng, cắt chỉ

486

3.87

Theo dõi độ bão hòa ô xy (SPO2)

487

9.163

Theo dõi đường giấy tại chỗ

488

9.165

Theo dõi EtCO2

489

9.168

Theo dõi huyết áp không xâm lấn bằng máy

490

9.169

Theo dõi huyết áp xâm lấn bằng máy

491

9.172

Theo dõi nhịp tim qua ống nghe thực quản

492

9.175

Theo dõi thân nhiệt bằng máy

493

9.176

Theo dõi thân nhiệt với nhiệt kế thường qui

494

3.2389

Tiêm bắp thịt

495

3.2388

Tiêm dưới da

496

3.2387

Tiêm trong da

497

3.210

Tiêm truyền thuốc

498

9.194

Tiệt trùng dụng cụ phục vụ phẫu thuật, GMHS

499

3.1405

Truyền dịch thường quy

500

9.196

Truyền dịch trong sốc

501

3.209

Truyền dịch vào tủy xương

502

9.199

Truyền máu trong sốc

503

1.254

Truyền máu và các chế phẩm máu

504

1.252

Truyền thuốc, dịch tĩnh mạch ≤ 8 giờ

505

9.200

Vận chuyển bệnh nhân nặng ngoại viện

506

9.201

Vận chuyển bệnh nhân nặng nội viện

507

3.204

Vận chuyển người bệnh an toàn

508

1.278

Vận chuyển người bệnh cấp cứu

509

1.279

Vận chuyển người bệnh chấn thương cột sống thắt lưng

510

1.280

Vận chuyển người bệnh nặng có thở máy

511

9.204

Vô trùng phòng phẫu thuật, phòng tiểu phẫu hoặc buồng bệnh

512

3.885

Xoa bóp đầu mặt cổ, vai gáy, tay

513

3.886

Xoa bóp lưng, chân

514

1.266

Xoa bóp phòng chống loét

515

3.887

Xoa bóp

516

9.124

Xoay trở bệnh nhân thở máy

517

11.80

Xử lí tại chỗ kì đầu tổn thương bỏng

* Mã số tại cột “Số TT Theo Thông tư 43/2013/TT-BYT và Thông tư 21/2017/TT-BYT” được hiểu như sau: Ví dụ: mã “11.80” có nghĩa là danh mục kỹ thuật này được quy định tại Chương XI và có số thứ tự là 80 của danh mục ban hành kèm theo Thông tư 43/2013/TT-BYT và Thông tư 21/2017/TT-BYT.

PHỤ LỤC SỐ VI

DANH MỤC KỸ THUẬT CHUYÊN MÔN KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ CHỨC DANH BÁC SỸ VỚI PHẠM VI HÀNH NGHỀ Y HỌC CỔ TRUYỀN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

STT

Số TT Theo Thông tư 43/2013/TT-BYT và Thông tư 21/2017/TT-BYT*

DANH MỤC KỸ THUẬT

 

 

Y HỌC CỔ TRUYỀN

1

8.1

Mai hoa châm

2

8.2

Hào châm

3

8.3

Mãng châm

4

8.4

Nhĩ châm

5

8.5

Điện châm

6

8.6

Thủy châm

7

8.7

Cấy chỉ

8

8.8

Ôn châm

9

8.9

Cứu

10

8.10

Chích lể

11

8.11

Laser châm

12

8.12

Từ châm

13

8.13

Kéo nắn cột sống cổ

14

8.14

Kéo nắn cột sống thắt lưng

15

8.15

Sắc thuốc thang và đóng gói thuốc bằng máy

16

8.16

Nắn, bó gãy xương cẳng tay bằng phương pháp YHCT

17

8.17

Nắn, bó gãy xương cánh tay bằng phương pháp YHCT

18

8.18

Nắn, bó gãy xương cẳng chân bằng phương pháp YHCT

19

8.19

Xông thuốc bằng máy

20

8.20

Xông hơi thuốc

21

8.21

Xông khói thuốc

22

8.22

Sắc thuốc thang

23

8.23

Ngâm thuốc YHCT toàn thân

24

8.24

Ngâm thuốc YHCT bộ phận

25

8.25

Đặt thuốc YHCT

26

8.26

Bó thuốc

27

8.27

Chườm ngải

28

8.28

Luyện tập dưỡng sinh

29

8.483

Xoa bóp bấm huyệt bằng tay

30

8.484

Xoa bóp bấm huyệt bằng máy

31

8.485

Giác hơi

32

 

Nhĩ dán

33

8.486

Nắn bó trật khớp bằng phương pháp YHCT

34

3.4178

Điện nhĩ châm điều trị rối loạn đại tiện

35

3.4179

Điện nhĩ châm điều trị sa trực tràng

36

8.162

Điện nhĩ châm điều trị hội chứng tiền đình

37

8.163

Điện nhĩ châm điều trị hội chứng vai gáy

38

8.164

Điện nhĩ châm điều trị hen phế quản

39

8.165

Điện nhĩ châm điều trị huyết áp thấp

40

8.166

Điện nhĩ châm điều trị liệt dây VII ngoại biên

41

8.167

Điện nhĩ châm điều trị tắc tia sữa

42

8.168

Điện nhĩ châm điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính

43

8.169

Điện nhĩ châm điều trị đau đau đầu, đau nửa đầu

44

8.170

Điện nhĩ châm điều trị mất ngủ

45

8.171

Điện nhĩ châm điều trị hội chứng stress

46

8.172

Điện nhĩ châm điều trị nôn

47

8.173

Điện nhĩ châm điều trị nấc

48

8.174

Điện nhĩ châm điều trị cảm mạo

49

8.175

Điện nhĩ châm hỗ trợ điều trị viêm Amidan

50

8.176

Điện nhĩ châm điều trị béo phì

51

8.177

Điện nhĩ châm điều trị liệt nửa người do tai biến mạch máu não

52

8.178

Điện nhĩ châm điều trị hội chứng dạ dày-tá tràng

53

8.179

Điện nhĩ châm phục hồi chức năng cho trẻ bại liệt

54

8.180

Điện nhĩ châm điều trị giảm thính lực

55

8.181

Điện nhĩ châm điều trị hội chứng tự kỷ ở trẻ em

56

8.182

Điện nhĩ châm điều trị chậm phát triển trí tuệ ở trẻ bại não

57

8.183

Điện nhĩ châm điều trị phục hồi chức năng ở trẻ bại não

58

8.184

Điện nhĩ châm điều trị cơn đau quặn thận

59

8.185

Điện nhĩ châm điều trị viêm bàng quang

60

8.186

Điện nhĩ châm điều di tinh

61

8.187

Điện nhĩ châm điều trị liệt dương

62

8.188

Điện nhĩ châm điều trị rối loạn tiểu tiện

63

8.189

Điện nhĩ châm điều trị bí đái cơ năng

64

8.190

Điện nhĩ châm điều trị cơn động kinh cục bộ

65

8.191

Điện nhĩ châm điều trị sa tử cung

66

8.192

Điện nhĩ châm điều trị hội chứng tiền mãn kinh

67

8.193

Điện nhĩ châm điều trị thất vận ngôn

68

8.194

Điện nhĩ châm điều trị đau dây thần kinh V

69

8.195

Điện nhĩ châm điều trị liệt tứ chi do chấn thương cột sống

70

8.196

Điện nhĩ châm điều trị rối loạn thần kinh chức năng sau chấn thương sọ não

71

8.197

Điện nhĩ châm điều trị khàn tiếng

72

8.198

Điện nhĩ châm điều trị rối loạn cảm giác đầu chi

73

8.199

Điện nhĩ châm điều trị liệt chi trên

74

8.200

Điện nhĩ châm điều trị liệt chi dưới

75

8.201

Điện nhĩ châm điều trị thống kinh

76

8.202

Điện nhĩ châm điều trị rối loạn kinh nguyệt

77

8.203

Điện nhĩ châm điều trị đau hố mắt

78

8.204

Điện nhĩ châm điều trị viêm kết mạc

79

8.205

Điện nhĩ châm điều trị viêm thần kinh thị giác sau giai đoạn cấp

80

8.206

Điện nhĩ châm điều trị giảm thị lực

81

8.207

Điện nhĩ châm hỗ trợ điều trị nghiện ma túy

82

8.208

Điện nhĩ châm điều trị táo bón kéo dài

83

8.209

Điện nhĩ châm điều trị viêm mũi xoang

84

8.210

Điện nhĩ châm hỗ trợ điều trị nghiện thuốc lá

85

8.211

Điện nhĩ châm điều trị đái dầm

86

8.212

Điện nhĩ châm điều trị rối loạn tiêu hóa

87

8.213

Điện nhĩ châm điều trị đau răng

88

8.214

Điện nhĩ châm điều trị nghiện rượu

89

8.215

Điện nhĩ châm điều trị viêm khớp dạng thấp

90

8.216

Điện nhĩ châm điều trị viêm quanh khớp vai

91

8.217

Điện nhĩ châm điều trị đau do thoái hóa khớp

92

8.218

Điện nhĩ châm điều trị đau lưng

93

8.219

Điện nhĩ châm điều trị ù tai

94

8.220

Điện nhĩ châm điều trị giảm khứu giác

95

8.221

Điện nhĩ châm điều trị liệt rễ, đám rối dây thần kinh

96

8.222

Điện nhĩ châm điều trị rối loạn cảm giác nông

97

8.223

Điện nhĩ châm điều trị rối loạn thần kinh thực vật

98

8.224

Điện nhĩ châm điều trị giảm đau do ung thư

99

8.225

Điện nhĩ châm điều trị giảm đau do Zona

100

8.226

Điện nhĩ châm điều trị viêm đa rễ, đa dây thần kinh

101

8.227

Điện nhĩ châm điều trị chứng tíc cơ mặt

102

 

Điện nhĩ châm điều trị trào ngược dạ dày thực quản

103

 

Điện nhĩ châm điều trị đau thần kinh liên sườn

104

 

Điện nhĩ châm điều trị đau thần kinh tọa

105

 

Điện nhĩ châm điều trị giảm đau sau phẫu thuật

106

 

Điện nhĩ châm điều trị liệt do bệnh của cơ

107

 

Điện nhĩ châm điều trị hội chứng ngoại tháp

108

 

Điện nhĩ châm điều trị nói ngọng, nói lắp

109

 

Điện nhĩ châm điều trị sụp mi

110

 

Điện nhĩ châm điều trị tăng huyết áp

111

 

Điện nhĩ châm điều trị tổn thương rễ và đám rối và dây thần kinh

112

 

Điện nhĩ châm điều trị trĩ

113

 

Điện nhĩ châm điều trị chắp lẹo

114

 

Điện nhĩ châm điều trị đau mỏi cơ

115

 

Điện nhĩ châm điều trị đau ngực sườn

116

 

Điện nhĩ châm điều trị hội chứng cánh tay cổ

117

 

Điện nhĩ châm điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

118

 

Điện nhĩ châm điều trị bệnh lý cao huyết áp

119

 

Điện nhĩ châm điều trị bệnh dây thần kinh mặt

120

 

Điện nhĩ châm điều trị thoái hóa cột sống

121

 

Điện nhĩ châm điều trị hội chứng ruột kích thích

122

 

Điện nhĩ châm điều trị loạn trương lực cơ

123

 

Điện nhĩ châm điều trị thoát vị đĩa đệm

124

 

Điện nhĩ châm điều trị viêm cột sống dính khớp

125

 

Điện nhĩ châm điều trị parkinson

126

 

Điện nhĩ châm điều trị suy nhược thần kinh

127

 

Nhĩ châm điều trị béo phì

128

 

Nhĩ châm điều trị bí tiểu cơ năng

129

 

Nhĩ châm điều trị cảm mạo

130

 

Nhĩ châm điều trị chắp lẹo

131

 

Nhĩ châm điều trị chứng tíc cơ mặt

132

 

Nhĩ châm điều trị cơn đau quặn thận

133

 

Nhĩ châm điều trị cơn động kinh cục bộ

134

 

Nhĩ châm điều trị đái dầm

135

 

Nhĩ châm điều trị đau đau đầu, đau nửa đầu

136

 

Nhĩ châm điều trị đau dây thần kinh V

137

 

Nhĩ châm điều trị đau do thoái hóa khớp

138

 

Nhĩ châm điều trị đau hố mắt

139

 

Nhĩ châm điều trị đau lưng

140

 

Nhĩ châm điều trị đau mỏi cơ

141

 

Nhĩ châm điều trị đau ngực sườn

142

 

Nhĩ châm điều trị đau răng

143

 

Nhĩ châm điều trị đau thần kinh liên sườn

144

 

Nhĩ châm điều trị đau thần kinh tọa

145

 

Nhĩ châm điều trị di tinh

146

 

Nhĩ châm điều trị giảm đau do ung thư

147

 

Nhĩ châm điều trị giảm đau do Zona

148

 

Nhĩ châm điều trị giảm đau sau phẫu thuật

149

 

Nhĩ châm điều trị giảm khứu giác

150

 

Nhĩ châm điều trị giảm thị lực

151

 

Nhĩ châm điều trị giảm thính lực

152

 

Nhĩ châm điều trị hen phế quản

153

 

Nhĩ châm điều trị hội chứng dạ dày-tá tràng

154

 

Nhĩ châm điều trị hội chứng ngoại tháp

155

 

Nhĩ châm điều trị hội chứng stress

156

 

Nhĩ châm điều trị hội chứng tiền đình

157

 

Nhĩ châm điều trị hội chứng tiền mãn kinh

158

 

Nhĩ châm điều trị hội chứng vai gáy

159

 

Nhĩ châm điều trị huyết áp thấp

160

 

Nhĩ châm điều trị khàn tiếng

161

 

Nhĩ châm điều trị liệt chi dưới

162

 

Nhĩ châm điều trị liệt chi trên

163

 

Nhĩ châm điều trị liệt dây VII ngoại biên

164

 

Nhĩ châm điều trị liệt do bệnh của cơ

165

 

Nhĩ châm điều trị liệt dương

166

 

Nhĩ châm điều trị liệt nửa người do tai biến mạch máu não

167

 

Nhĩ châm điều trị liệt rễ, đám rối dây thần kinh

168

 

Nhĩ châm điều trị liệt tứ chi do chấn thương cột sống

169

 

Nhĩ châm điều trị mất ngủ

170

 

Nhĩ châm điều trị nấc

171

 

Nhĩ châm điều trị nghiện rượu

172

 

Nhĩ châm điều trị nói ngọng, nói lắp

173

 

Nhĩ châm điều trị nôn

174

 

Nhĩ châm điều trị rối loạn cảm giác đầu chi

175

 

Nhĩ châm điều trị rối loạn cảm giác nông

176

 

Nhĩ châm điều trị rối loạn kinh nguyệt

177

 

Nhĩ châm điều trị rối loạn thần kinh chức năng sau chấn thương sọ não

178

 

Nhĩ châm điều trị rối loạn thần kinh thực vật

179

 

Nhĩ châm điều trị rối loạn tiêu hóa

180

 

Nhĩ châm điều trị rối loạn tiểu tiện

181

 

Nhĩ châm điều trị sa tử cung

182

 

Nhĩ châm điều trị sụp mi

183

 

Nhĩ châm điều trị tắc tia sữa

184

 

Nhĩ châm điều trị tăng huyết áp

185

 

Nhĩ châm điều trị táo bón kéo dài

186

 

Nhĩ châm điều trị thất vận ngôn

187

 

Nhĩ châm điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính

188

 

Nhĩ châm điều trị thống kinh

189

 

Nhĩ châm điều trị tổn thương rễ và đám rối và dây thần kinh

190

 

Nhĩ châm điều trị trào ngược dạ dày thực quản

191

 

Nhĩ châm điều trị trĩ

192

 

Nhĩ châm điều trị ù tai

193

 

Nhĩ châm điều trị viêm bàng quang

194

 

Nhĩ châm điều trị viêm đa rễ, đa dây thần kinh

195

 

Nhĩ châm điều trị viêm kết mạc

196

 

Nhĩ châm điều trị viêm khớp dạng thấp

197

 

Nhĩ châm điều trị viêm mũi xoang

198

 

Nhĩ châm điều trị viêm quanh khớp vai

199

 

Nhĩ châm điều trị viêm thần kinh thị giác sau giai đoạn cấp

200

 

Nhĩ châm hỗ trợ điều trị nghiện ma túy

201

 

Nhĩ châm hỗ trợ điều trị nghiện thuốc lá

202

 

Nhĩ châm hỗ trợ điều trị viêm Amidan

203

 

Nhĩ dán điều trị béo phì

204

 

Nhĩ dán điều trị bí tiểu cơ năng

205

 

Nhĩ dán điều trị cảm mạo

206

 

Nhĩ dán điều trị chắp lẹo

207

 

Nhĩ dán điều trị chứng tíc cơ mặt

208

 

Nhĩ dán điều trị cơn đau quặn thận

209

 

Nhĩ dán điều trị cơn động kinh cục bộ

210

 

Nhĩ dán điều trị đái dầm

211

 

Nhĩ dán điều trị đau đau đầu, đau nửa đầu

212

 

Nhĩ dán điều trị đau dây thần kinh V

213

 

Nhĩ dán điều trị đau do thoái hóa khớp

214

 

Nhĩ dán điều trị đau hố mắt

215

 

Nhĩ dán điều trị đau lưng

216

 

Nhĩ dán điều trị đau mỏi cơ

217

 

Nhĩ dán điều trị đau ngực sườn

218

 

Nhĩ dán điều trị đau răng

219

 

Nhĩ dán điều trị đau thần kinh liên sườn

220

 

Nhĩ dán điều trị đau thần kinh tọa

221

 

Nhĩ dán điều trị di tinh

222

 

Nhĩ dán điều trị giảm đau do ung thư

223

 

Nhĩ dán điều trị giảm đau do Zona

224

 

Nhĩ dán điều trị giảm đau sau phẫu thuật

225

 

Nhĩ dán điều trị giảm khứu giác

226

 

Nhĩ dán điều trị giảm thị lực

227

 

Nhĩ dán điều trị giảm thính lực

228

 

Nhĩ dán điều trị hen phế quản

229

 

Nhĩ dán điều trị hội chứng dạ dày-tá tràng

230

 

Nhĩ dán điều trị hội chứng ngoại tháp

231

 

Nhĩ dán điều trị hội chứng stress

232

 

Nhĩ dán điều trị hội chứng tiền đình

233

 

Nhĩ dán điều trị hội chứng tiền mãn kinh

234

 

Nhĩ dán điều trị hội chứng vai gáy

235

 

Nhĩ dán điều trị huyết áp thấp

236

 

Nhĩ dán điều trị khàn tiếng

237

 

Nhĩ dán điều trị liệt chi dưới

238

 

Nhĩ dán điều trị liệt chi trên

239

 

Nhĩ dán điều trị liệt dây VII ngoại biên

240

 

Nhĩ dán điều trị liệt do bệnh của cơ

241

 

Nhĩ dán điều trị liệt dương

242

 

Nhĩ dán điều trị liệt nửa người do tai biến mạch máu não

243

 

Nhĩ dán điều trị liệt rễ, đám rối dây thần kinh

244

 

Nhĩ dán điều trị liệt tứ chi do chấn thương cột sống

245

 

Nhĩ dán điều trị mất ngủ

246

 

Nhĩ dán điều trị nấc

247

 

Nhĩ dán điều trị nghiện rượu

248

 

Nhĩ dán điều trị nói ngọng, nói lắp

249

 

Nhĩ dán điều trị nôn

250

 

Nhĩ dán điều trị rối loạn cảm giác đầu chi

251

 

Nhĩ dán điều trị rối loạn cảm giác nông

252

 

Nhĩ dán điều trị rối loạn kinh nguyệt

253

 

Nhĩ dán điều trị rối loạn thần kinh chức năng sau chấn thương sọ não

254

 

Nhĩ dán điều trị rối loạn thần kinh thực vật

255

 

Nhĩ dán điều trị rối loạn tiêu hóa

256

 

Nhĩ dán điều trị rối loạn tiểu tiện

257

 

Nhĩ dán điều trị sa tử cung

258

 

Nhĩ dán điều trị sụp mi

259

 

Nhĩ dán điều trị tắc tia sữa

260

 

Nhĩ dán điều trị tăng huyết áp

261

 

Nhĩ dán điều trị táo bón kéo dài

262

 

Nhĩ dán điều trị thất vận ngôn

263

 

Nhĩ dán điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính

264

 

Nhĩ dán điều trị thống kinh

265

 

Nhĩ dán điều trị tổn thương rễ và đám rối và dây thần kinh

266

 

Nhĩ dán điều trị trào ngược dạ dày thực quản

267

 

Nhĩ dán điều trị trĩ

268

 

Nhĩ dán điều trị ù tai

269

 

Nhĩ dán điều trị viêm bàng quang

270

 

Nhĩ dán điều trị viêm đa rễ, đa dây thần kinh

271

 

Nhĩ dán điều trị viêm kết mạc

272

 

Nhĩ dán điều trị viêm khớp dạng thấp

273

 

Nhĩ dán điều trị viêm mũi xoang

274

 

Nhĩ dán điều trị viêm quanh khớp vai

275

 

Nhĩ dán điều trị viêm thần kinh thị giác sau giai đoạn cấp

276

 

Nhĩ dán hỗ trợ điều trị nghiện ma túy

277

 

Nhĩ dán hỗ trợ điều trị nghiện thuốc lá

278

 

Nhĩ dán hỗ trợ điều trị viêm Amidan

279

3.4181

Cấy chỉ điều trị sa trực tràng

280

8.228

Cấy chỉ điều trị liệt nửa người do tai biến mạch máu não

281

8.229

Cấy chỉ điều trị tâm căn suy nhược

282

8.230

Cấy chỉ điều trị viêm mũi dị ứng

283

8.231

Cấy chỉ điều trị sa dạ dày

284

8.232

Cấy chỉ châm điều trị hội chứng dạ dày- tá tràng

285

8.233

Cấy chỉ điều trị mày đay

286

8.234

Cấy chỉ hỗ trợ điều trị vẩy nến

287

8.235

Cấy chỉ điều trị giảm thính lực

288

8.236

Cấy chỉ điều trị giảm thị lực

289

8.237

Cấy chỉ điều trị hội chứng tự kỷ

290

8.238

Cấy chỉ điều trị liệt do tổn thương đám rối cánh tay ở trẻ em

291

8.239

Cấy chỉ điều trị chậm phát triển trí tuệ ở trẻ bại não

292

8.240

Cấy chỉ châm điều trị phục hồi chức năng vận động ở trẻ bại não

293

8.241

Cấy chỉ điều trị hội chứng thắt lưng- hông

294

8.242

Cấy chỉ điều trị đau đầu, đau nửa đầu

295

8.243

Cấy chỉ điều trị mất ngủ

296

8.244

Cấy chỉ điều trị nấc

297

8.245

Cấy chỉ điều trị hội chứng tiền đình

298

8.246

Cấy chỉ điều trị hội chứng vai gáy

299

8.247

Cấy chỉ điều trị hen phế quản

300

8.248

Cấy chỉ điều trị huyết áp thấp

301

8.249

Cấy chỉ điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên

302

8.250

Cấy chỉ điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính

303

8.251

Cấy chỉ điều trị đau thần kinh liên sườn

304

8.252

Cấy chỉ điều trị thất vận ngôn

305

8.253

Cấy chỉ điều trị liệt tứ chi do chấn thương cột sống

306

8.254

Cấy chỉ điều trị rối loạn thần kinh chức năng sau chấn thương sọ não

307

8.255

Cấy chỉ điều trị hội chứng ngoại tháp

308

8.256

Cấy chỉ điều trị khàn tiếng

309

8.257

Cấy chỉ điều trị liệt chi trên

310

8.258

Cấy chỉ điều trị liệt chi dưới

311

8.259

Cấy chỉ điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy

312

8.260

Cấy chỉ điều trị hỗ trợ cai nghiện thuốc lá

313

8.261

Cấy chỉ điều trị hỗ trợ cai nghiện rượu

314

8.262

Cấy chỉ điều trị viêm mũi xoang

315

8.263

Cấy chỉ điều trị rối loạn tiêu hóa

316

8.264

Cấy chỉ điều trị táo bón kéo dài

317

8.265

Cấy chỉ hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp

318

8.266

Cấy chỉ điều trị viêm quanh khớp vai

319

8.267

Cấy chỉ điều trị đau do thoái hóa khớp

320

8.268

Cấy chỉ điều trị đau lưng

321

8.269

Cấy chỉ điều trị đái dầm

322

8.270

Cấy chỉ điều trị cơn động kinh cục bộ

323

8.271

Cấy chỉ điều trị rối loạn kinh nguyệt

324

8.272

Cấy chỉ điều trị đau bụng kinh

325

8.273

Cấy chỉ điều trị sa tử cung

326

8.274

Cấy chỉ điều trị hội chứng tiền mãn kinh

327

8.275

Cấy chỉ điều trị di tinh

328

8.276

Cấy chỉ điều trị liệt dương

329

8.277

Cấy chỉ điều trị rối loạn tiểu tiện không tự chủ

330

 

Cấy chỉ điều trị béo phì

331

 

Cấy chỉ điều trị trĩ

332

 

Cấy chỉ điều trị lác cơ năng

333

 

Cấy chỉ điều trị sụp mi

334

 

Cấy chỉ điều trị viêm da cơ địa

335

 

Cấy chỉ điều trị đau thần kinh tọa

336

 

Cấy chỉ điều trị hội chứng cánh tay cổ

337

 

Cất chỉ điều trị parkinson

338

 

Cấy chỉ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

339

 

Cấy chỉ điều trị bệnh lý cao huyết áp

340

 

Cấy chỉ châm điều trị bệnh dây thần kinh mặt

341

 

Cấy chỉ điều trị loạn trương lực cơ

342

 

Cấy chỉ điều trị viêm cột sống dính khớp

343

 

Cấy chỉ điều trị hội chứng ruột kích thích

344

 

Cấy chỉ điều trị bệnh đĩa đệm

345

 

Cấy chỉ điều trị rối loạn thần kinh thực vật

346

 

Cấy chỉ điều trị giảm đau do ung thư

347

 

Cấy chỉ hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống

348

3.4182

Điện châm điều trị sa trực tràng

349

8.278

Điện châm điều trị hội chứng tiền đình

350

8.279

Điện châm điều trị huyết áp thấp

351

8.280

Điện châm điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính

352

8.281

Điện châm điều trị hội chứng stress

353

8.282

Điện châm điều trị cảm mạo

354

8.283

Điện châm điều trị viêm amidan

355

8.284

Điện châm điều trị trĩ

356

8.285

Điện châm điều trị phục hồi chức năng cho trẻ bại liệt

357

8.286

Điện châm điều trị hỗ trợ bệnh tự kỷ trẻ em

358

8.287

Điện châm điều trị liệt tay do tổn thương đám rối cánh tay ở trẻ em

359

8.288

Điện châm điều trị chậm phát triển trí tuệ ở trẻ bại não

360

8.289

Điện châm điều trị phục hồi chức năng vận động ở trẻ bại não

361

8.290

Điện châm điều trị cơn đau quặn thận

362

8.291

Điện châm điều trị viêm bàng quang

363

8.292

Điện châm điều trị rối loạn tiểu tiện

364

8.293

Điện châm điều trị bí đái cơ năng

365

8.294

Điện châm điều trị sa tử cung

366

8.295

Điện châm điều trị hội chứng tiền mãn kinh

367

8.296

Điện châm điều trị liệt tứ chi do chấn thương cột sống

368

8.297

Điện châm điều trị rối loạn thần kinh chức năng sau chấn thương sọ não

369

8.298

Điện châm điều trị hội chứng ngoại tháp

370

8.299

Điện châm điều trị khàn tiếng

371

8.300

Điện châm điều trị rối loạn cảm giác đầu chi

372

8.301

Điện châm điều trị liệt chi trên

373

8.302

Điện châm điều trị chắp lẹo

374

8.303

Điện châm điều trị đau hố mắt

375

8.304

Điện châm điều trị viêm kết mạc

376

8.305

Điện châm điều trị viêm thần kinh thị giác sau giai đoạn cấp

377

8.306

Điện châm điều trị lác cơ năng

378

8.307

Điện châm điều trị rối loạn cảm giác nông

379

8.308

Điện châm hỗ trợ điều trị nghiện thuốc lá

380

8.309

Điện châm hỗ trợ điều trị nghiện rượu

381

8.310

Điện châm điều trị viêm mũi xoang

382

8.311

Điện châm điều trị rối loạn tiêu hóa

383

8.312

Điện châm điều trị đau răng

384

8.313

Điện châm điều trị đau do thoái hóa khớp

385

8.314

Điện châm điều trị ù tai

386

8.315

Điện châm điều trị giảm khứu giác

387

8.316

Điện châm điều trị liệt do tổn thương đám rối dây thần kinh

388

8.317

Điện châm điều trị rối loạn thần kinh thực vật

389

8.318

Điện châm điều trị giảm đau do ung thư

390

8.319

Điện châm điều trị giảm đau do zona

391

8.320

Điện châm điều trị liệt do viêm đa rễ, đa dây thần kinh

392

8.321

Điện châm điều trị chứng tic cơ mặt

393

 

Điện châm điều trị liệt VII ngoại biên

394

 

Điện châm điều trị béo phì

395

 

Điện châm điều trị cơn động kinh cục bộ

396

 

Điện châm điều trị đau đầu, đau nửa đầu

397

 

Điện châm điều trị đau dây thần kinh liên sườn

398

 

Điện châm điều trị đau dây V

399

 

Điện châm điều trị đau lưng

400

 

Điện châm điều trị đau thần kinh tọa

401

 

Điện châm điều trị di tinh

402

 

Điện châm điều trị giảm đau sau phẫu thuật

403

 

Điện châm điều trị giảm thính giác

404

 

Điện châm điều trị hen phế quản

405

 

Điện châm điều trị hội chứng vai gáy

406

 

Điện châm điều trị liệt chi dưới

407

 

Điện châm điều trị liệt dây thanh

408

 

Điện châm điều trị liệt do bệnh của cơ

409

 

Điện châm điều trị liệt do viêm não

410

 

Điện châm điều trị liệt dương

411

 

Điện châm điều trị liệt nửa người sau đột quỵ

412

 

Điện châm điều trị mất ngủ

413

 

Điện châm điều trị nấc

414

 

Điện châm điều trị nói ngọng, nói lắp

415

 

Điện châm điều trị nôn

416

 

Điện châm điều trị rối loạn kinh nguyệt

417

 

Điện châm điều trị rụng tóc

418

 

Điện châm điều trị sụp mi

419

 

Điện châm điều trị tắc tia sữa

420

 

Điện châm điều trị tâm căn suy nhược

421

 

Điện châm điều trị tăng huyết áp

422

 

Điện châm điều trị thất vận ngôn

423

 

Điện châm điều trị thống kinh

424

 

Điện châm điều trị trào ngược dạ dày thực quản

425

 

Điện châm điều trị viêm dạ dày tá tràng

426

 

Điện châm điều trị viêm khớp dạng thấp

427

 

Điện châm điều trị viêm quanh khớp vai

428

 

Điện châm điều trị bệnh lý cao huyết áp

429

 

Điện châm điều trị parkinson

430

 

Điện châm điều trị hội chứng cánh tay cổ

431

 

Điện châm điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

432

 

Điện châm điều trị bệnh đĩa đệm

433

 

Điện châm điều trị hội chứng dạ dày tá tràng

434

 

Điện châm điều trị thoái hóa cột sống

435

 

Điện châm điều trị rối loạn giấc ngủ

436

 

Điện châm điều trị loạn trương lực cơ

437

 

Điện châm điều trị viêm cột sống dính khớp

438

 

Điện châm điều trị hội chứng ruột kích thích

439

 

Điện châm điều trị bệnh thần kinh ngoại vi

440

 

Điện châm điều trị bệnh dây thần kinh mặt

441

 

Điện châm điều trị liệt tứ chi

442

 

Điện châm điều trị chậm phát triển tâm thần và vận động

443

 

Điện châm điều trị liệt các dây thần kinh sọ não

444

 

Điện châm điều trị di chứng viêm não

445

 

Hào châm điều trị béo phì

446

 

Hào châm điều trị bí tiểu cơ năng

447

 

Hào châm điều trị cảm mạo

448

 

Hào châm điều trị chắp lẹo

449

 

Hào châm điều trị chứng tic cơ mặt

450

 

Hào châm điều trị cơn đau quặn thận

451

 

Hào châm điều trị cơn động kinh cục bộ

452

 

Hào châm điều trị đau đầu, đau nửa đầu

453

 

Hào châm điều trị đau dây thần kinh liên sườn

454

 

Hào châm điều trị đau dây V

455

 

Hào châm điều trị đau do thoái hóa khớp

456

 

Hào châm điều trị đau hố mắt

457

 

Hào châm điều trị đau lưng

458

 

Hào châm điều trị đau răng

459

 

Hào châm điều trị đau thần kinh tọa

460

 

Hào châm điều trị di tinh

461

 

Hào châm điều trị giảm đau do ung thư

462

 

Hào châm điều trị giảm đau do zona

463

 

Hào châm điều trị giảm đau sau phẫu thuật

464

 

Hào châm điều trị giảm khứu giác

465

 

Hào châm điều trị giảm thị lực

466

 

Hào châm điều trị giảm thính lực

467

 

Hào châm điều trị hen phế quản

468

 

Hào châm điều trị hội chứng ngoại tháp

469

 

Hào châm điều trị hội chứng stress

470

 

Hào châm điều trị hội chứng tiền đình

471

 

Hào châm điều trị hội chứng tiền mãn kinh

472

 

Hào châm điều trị hội chứng vai gáy

473

 

Hào châm điều trị huyết áp thấp

474

 

Hào châm điều trị khàn tiếng

475

 

Hào châm điều trị lác cơ năng

476

 

Hào châm điều trị liệt chi dưới

477

 

Hào châm điều trị liệt chi trên

478

 

Hào châm điều trị liệt dây thanh

479

 

Hào châm điều trị liệt do bệnh của cơ

480

 

Hào châm điều trị liệt do tổn thương đám rối dây thần kinh

481

 

Hào châm điều trị liệt do viêm não

482

 

Hào châm điều trị liệt dương

483

 

Hào châm điều trị liệt nửa người sau đột quỵ

484

 

Hào châm điều trị liệt tứ chi do chấn thương cột sống

485

 

Hào châm điều trị liệt VII ngoại biên

486

 

Hào châm điều trị mất ngủ

487

 

Hào châm điều trị mụn trứng cá

488

 

Hào châm điều trị nấc

489

 

Hào châm điều trị nói ngọng, nói lắp

490

 

Hào châm điều trị nôn

491

 

Hào châm điều trị rối loạn cảm giác đầu chi

492

 

Hào châm điều trị rối loạn cảm giác nông

493

 

Hào châm điều trị rối loạn kinh nguyệt

494

 

Hào châm điều trị rối loạn thần kinh chức năng sau chấn thương sọ não

495

 

Hào châm điều trị rối loạn thần kinh thực vật

496

 

Hào châm điều trị rối loạn tiêu hóa

497

 

Hào châm điều trị rối loạn tiểu tiện

498

 

Hào châm điều trị rụng tóc

499

 

Hào châm điều trị sa tử cung

500

 

Hào châm điều trị sụp mi

501

 

Hào châm điều trị tắc tia sữa

502

 

Hào châm điều trị tâm căn suy nhược

503

 

Hào châm điều trị tăng huyết áp

504

 

Hào châm điều trị táo bón kéo dài

505

 

Hào châm điều trị thất vận ngôn

506

 

Hào châm điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính

507

 

Hào châm điều trị thống kinh

508

 

Hào châm điều trị trào ngược dạ dày thực quản

509

 

Hào châm điều trị trĩ

510

 

Hào châm điều trị ù tai

511

 

Hào châm điều trị viêm amidan

512

 

Hào châm điều trị viêm bàng quang

513

 

Hào châm điều trị viêm dạ dày tá tràng

514

 

Hào châm điều trị viêm đa rễ, đa dây thần kinh

515

 

Hào châm điều trị viêm kết mạc

516

 

Hào châm điều trị viêm khớp dạng thấp

517

 

Hào châm điều trị viêm mũi xoang

518

 

Hào châm điều trị viêm quanh khớp vai

519

 

Hào châm điều trị viêm thần kinh thị giác sau giai đoạn cấp

520

 

Hào châm hỗ trợ điều trị nghiện rượu

521

 

Hào châm hỗ trợ điều trị nghiện thuốc lá

522

 

Laser châm điều trị bí tiểu cơ năng

523

 

Laser châm điều trị cảm mạo

524

 

Laser châm điều trị chứng tic cơ mặt

525

 

Laser châm điều trị đau đầu, đau nửa đầu

526

 

Laser châm điều trị đau dây thần kinh liên sườn

527

 

Laser châm điều trị đau dây V

528

 

Laser châm điều trị đau do thoái hóa khớp

529

 

Laser châm điều trị đau lưng

530

 

Laser châm điều trị đau răng

531

 

Laser châm điều trị giảm đau do ung thư

532

 

Laser châm điều trị giảm đau do zona

533

 

Laser châm điều trị giảm đau sau phẫu thuật

534

 

Laser châm điều trị giảm khứu giác

535

 

Laser châm điều trị giảm thính giác

536

 

Laser châm điều trị hội chứng dạ dày-tá tràng

537

 

Laser châm điều trị hội chứng ngoại tháp

538

 

Laser châm điều trị hội chứng ống cổ tay

539

 

Laser châm điều trị hội chứng stress

540

 

Laser châm điều trị hội chứng thắt lưng hông

541

 

Laser châm điều trị hội chứng tiền đình

542

 

Laser châm điều trị hội chứng tiền mãn kinh

543

 

Laser châm điều trị hội chứng vai gáy

544

 

Laser châm điều trị huyết áp thấp

545

 

Laser châm điều trị khàn tiếng

546

 

Laser châm điều trị liệt chi dưới

547

 

Laser châm điều trị liệt chi trên

548

 

Laser châm điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên

549

 

Laser châm điều trị liệt dây thanh

550

 

Laser châm điều trị liệt do viêm não

551

 

Laser châm điều trị liệt nửa người sau đột quỵ

552

 

Laser châm điều trị liệt tứ chi do chấn thương cột sống

553

 

Laser châm điều trị mất ngủ

554

 

Laser châm điều trị nấc

555

 

Laser châm điều trị phục hồi chức năng cho trẻ bại liệt

556

 

Laser châm điều trị rối loạn cảm giác đầu chi

557

 

Laser châm điều trị rối loạn cảm giác nông

558

 

Laser châm điều trị rối loạn thần kinh chức năng sau chấn thương sọ não

559

 

Laser châm điều trị rối loạn thần kinh thực vật

560

 

Laser châm điều trị rối loạn tiêu hóa

561

 

Laser châm điều trị rối loạn tiểu tiện

562

 

Laser châm điều trị sa tử cung

563

 

Laser châm điều trị tâm căn suy nhược

564

 

Laser châm điều trị thất ngôn

565

 

Laser châm điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính

566

 

Laser châm điều trị tổn thương đám rối dây thần kinh

567

 

Laser châm điều trị trào ngược dạ dày thực quản

568

 

Laser châm điều trị trĩ

569

 

Laser châm điều trị ù tai

570

 

Laser châm điều trị viêm amidan

571

 

Laser châm điều trị viêm bàng quang

572

 

Laser châm điều trị viêm đa rễ, đa dây thần kinh

573

 

Laser châm điều trị viêm khớp dạng thấp

574

 

Laser châm điều trị viêm mũi xoang

575

 

Laser châm điều trị viêm quanh khớp vai

576

3.4183

Thủy châm điều trị sa trực tràng

577

8.322

Thủy châm điều trị hội chứng thắt lưng- hông

578

8.323

Thủy châm điều trị đau đầu, đau nửa đầu

579

8.324

Thủy châm điều trị mất ngủ

580

8.325

Thủy châm điều trị hội chứng stress

581

8.326

Thủy châm điều trị nấc

582

8.327

Thủy châm điều trị cảm mạo, cúm

583

8.328

Thủy châm điều trị viêm amydan

584

8.329

Thủy châm điều trị béo phì

585

8.330

Thủy châm điều trị liệt nửa người do tai biến mạch máu não

586

8.331

Thủy châm điều trị hội chứng dạ dày tá tràng

587

8.332

Thủy châm điều trị sa dạ dày

588

8.333

Thủy châm điều trị trĩ

589

8.334

Thủy châm hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến

590

8.335

Thủy châm điều trị mày đay

591

8.336

Thủy châm điều trị bệnh viêm mũi dị ứng

592

8.337

Thủy châm điều trị tâm căn suy nhược

593

8.338

Thủy châm điều trị bại liệt trẻ em

594

8.339

Thủy châm điều trị giảm thính lực

595

8.340

Thủy châm điều trị liệt trẻ em

596

8.341

Thủy châm điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em

597

8.342

Thủy châm điều trị liệt do tổn thương đám rối cánh tay ở trẻ em

598

8.343

Thủy châm điều trị chậm phát triển trí tuệ ở trẻ bại não

599

8.344

Thủy châm điều trị phục hồi chức năng vận động ở trẻ bại não

600

8.345

Thủy châm điều trị cơn động kinh cục bộ

601

8.346

Thủy châm điều trị sa tử cung

602

8.347

Thủy châm điều trị hội chứng tiền mãn kinh

603

8.348

Thủy châm điều trị thống kinh

604

8.349

Thủy châm điều trị rối loạn kinh nguyệt

605

8.350

Thủy châm điều trị đái dầm

606

8.351

Thủy châm điều trị hội chứng tiền đình

607

8.352

Thủy châm điều trị đau vai gáy

608

8.353

Thủy châm điều trị hen phế quản

609

8.354

Thủy châm điều trị huyết áp thấp

610

8.355

Thủy châm điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính

611

8.356

Thủy châm điều trị liệt dây thần kinh VII ngoại biên

612

8.357

Thủy châm điều trị đau dây thần kinh liên sườn

613

8.358

Thủy châm điều trị thất vận ngôn

614

8.359

Thủy châm điều trị đau dây V

615

8.360

Thủy châm điều trị đau liệt tứ chi do chấn thương cột sống

616

8.361

Thủy châm điều trị loạn chức năng do chấn thương sọ não

617

8.362

Thủy châm điều trị hội chứng ngoại tháp

618

8.363

Thủy châm điều trị khàn tiếng

619

8.364

Thủy châm điều trị rối loạn cảm giác đầu chi

620

8.365

Thủy châm điều trị liệt chi trên

621

8.366

Thủy châm điều trị liệt hai chi dưới

622

8.367

Thủy châm điều trị sụp mi

623

8.368

Thủy châm hỗ trợ điều trị nghiện ma túy

624

8.369

Thủy châm hỗ trợ điều trị nghiện thuốc lá

625

8.370

Thủy châm hỗ trợ điều trị nghiện rượu

626

8.371

Thủy châm điều trị viêm mũi xoang

627

8.372

Thủy châm điều trị rối loạn tiêu hóa

628

8.373

Thủy châm điều trị đau răng

629

8.374

Thủy châm điều trị táo bón kéo dài

630

8.375

Thủy châm hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp

631

8.376

Thủy châm điều trị đau do thoái hóa khớp

632

8.377

Thủy châm điều trị viêm quanh khớp vai

633

8.378

Thủy châm điều trị đau lưng

634

8.380

Thủy châm điều trị đau hố mắt

635

8.381

Thủy châm điều trị viêm thần kinh thị giác sau giai đoạn cấp

636

8.382

Thủy châm điều trị lác cơ năng

637

8.383

Thủy châm điều trị giảm thị lực

638

8.384

Thủy châm điều trị viêm bàng quang

639

8.385

Thủy châm điều trị di tinh

640

8.386

Thủy châm điều trị liệt dương

641

8.387

Thủy châm điều trị rối loạn tiểu tiện

642

8.388

Thủy châm điều trị bí đái cơ năng

643

 

Thủy châm điều trị bệnh đơn dây thần kinh chi dưới

644

 

Thủy châm điều trị bệnh đơn dây thần kinh chi trên

645

 

Thủy châm điều trị bệnh đa dây thần kinh ngoại biên

646

 

Thủy châm điều trị rối loạn vận động

647

 

Thủy châm điều trị run vô căn

648

 

Thủy châm điều trị hội chứng ống cổ chân

649

 

Thủy châm điều trị hội chứng ống cổ tay

650

 

Thủy châm điều trị đau thần kinh tọa

651

 

Thủy châm điều trị parkinson

652

 

Thủy châm điều trị bệnh đĩa đệm

653

 

Thủy châm điều trị hội chứng cánh tay cổ

654

 

Thủy châm điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

655

 

Thủy châm bệnh lý cao huyết áp

656

 

Thủy châm điều trị bệnh dây thần kinh mặt

657

 

Thủy châm điều trị viêm cột sống dính khớp

658

 

Thủy châm điều trị đau do ung thư

659

 

Thủy châm điều trị thoái hóa cột sống

660

 

Thủy châm điều trị bệnh thần kinh ngoại vi

661

 

Thủy châm điều trị đau thần kinh

662

 

Thủy châm điều trị loạn trương lực cơ

663

 

Thủy châm điều trị hội chứng ruột kích thích

664

 

Thủy châm điều trị chậm phát triển tâm thần và vận động

665

 

Thủy châm điều trị liệt tứ chi

666

8.389

Xoa bóp bấm huyệt điều trị liệt chi trên

667

8.390

Xoa bóp bấm huyệt điều trị liệt chi dưới

668

8.391

Xoa bóp bấm huyệt điều trị liệt nửa người do tai biến mạch máu não

669

8.392

Xoa bóp bấm huyệt điều trị hội chứng thắt lưng- hông

670

8.393

Xoa bóp bấm huyệt điều trị liệt do viêm não

671

8.394

Xoa bóp bấm huyệt điều trị chậm phát triển trí tuệ ở trẻ bại não

672

8.395

Xoa bóp bấm huyệt phục hồi chức năng vận động ở trẻ bại não

673

8.396

Xoa bóp bấm huyệt điều trị cứng khớp chi trên

674

8.397

Xoa bóp bấm huyệt điều trị cứng khớp chi dưới

675

8.398

Xoa bóp bấm huyệt điều trị choáng, ngất

676

8.399

Xoa bóp bấm huyệt điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em

677

8.400

Xoa bóp bấm huyệt điều trị chứng ù tai

678

8.401

Xoa bóp bấm huyệt điều trị giảm khứu giác

679

8.402

Xoa bóp bấm huyệt điều trị liệt do bệnh của cơ

680

8.403

Xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị nghiện rượu

681

8.404

Xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị nghiện thuốc lá

682

8.405

Xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị nghiện ma tuý

683

8.406

Xoa bóp bấm huyệt điều trị tâm căn suy nhược

684

8.407

Xoa bóp bấm huyệt điều trị hội chứng ngoại tháp

685

8.408

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau đầu, đau nửa đầu

686

8.409

Xoa bóp bấm huyệt điều trị mất ngủ

687

8.410

Xoa bóp bấm huyệt điều trị hội chứng stress

688

8.411

Xoa bóp bấm huyệt điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính

689

8.412

Xoa bóp bấm huyệt điều trị tổn thương rễ, đám rối và dây thần kinh

690

8.413

Xoa bóp bấm huyệt điều trị tổn thương dây thần kinh V

691

8.414

Xoa bóp bấm huyệt điều trị liệt dây thần kinh số VII ngoại biên

692

8.415

Xoa bóp bấm huyệt điều trị sụp mi

693

8.416

Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm thần kinh thị giác sau giai đoạn cấp

694

8.417

Xoa bóp bấm huyệt điều trị lác cơ năng

695

8.418

Xoa bóp bấm huyệt điều trị giảm thị lực

696

8.419

Xoa bóp bấm huyệt điều trị hội chứng tiền đình

697

8.420

Xoa bóp bấm huyệt điều trị giảm thính lực

698

8.421

Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm mũi xoang

699

8.422

Xoa bóp bấm huyệt điều trị hen phế quản

700

8.423

Xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

701

8.424

Xoa bóp bấm huyệt điều trị huyết áp thấp

702

8.425

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thần kinh liên sườn

703

8.426

Xoa bóp bấm huyệt điều trị hội chứng dạ dày- tá tràng

704

8.427

Xoa bóp bấm huyệt điều trị nấc

705

8.428

Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm khớp dạng thấp

706

8.429

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau do thoái hóa khớp

707

8.430

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau lưng

708

8.431

Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm quanh khớp vai

709

8.432

Xoa bóp bấm huyệt điều trị hội chứng vai gáy

710

8.433

Xoa bóp bấm huyệt điều trị chứng tic cơ mặt

711

8.434

Xoa bóp bấm huyệt điều trị rối loạn cảm giác đầu chi

712

8.435

Xoa bóp bấm huyệt điều trị tắc tia sữa

713

8.436

Xoa bóp bấm huyệt điều trị rối loạn kinh nguyệt

714

8.437

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau bụng kinh

715

8.438

Xoa bóp bấm huyệt điều trị hội chứng tiền mãn kinh

716

8.439

Xoa bóp bấm huyệt điều trị táo bón

717

8.440

Xoa bóp bấm huyệt điều trị rối loạn tiêu hoá

718

8.441

Xoa bóp bấm huyệt điều trị rối loạn cảm giác nông

719

8.442

Xoa bóp bấm huyệt điều trị bí đái cơ năng

720

8.443

Xoa bóp bấm huyệt điều trị rối loạn thần kinh thực vật

721

8.444

Xoa bóp bấm huyệt điều trị béo phì

722

8.445

Xoa bóp bấm huyệt điều trị rối loạn chức năng vận động do chấn thương sọ não

723

8.446

Xoa bóp bấm huyệt điều trị liệt tứ chi do chấn thương cột sống

724

8.447

Xoa bóp bấm huyệt điều trị giảm đau sau phẫu thuật

725

8.448

Xoa bóp bấm huyệt điều trị giảm đau do ung thư

726

8.449

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đái dầm

727

8.450

Xoa bóp bấm huyệt điều trị hội chứng phân ly

728

 

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thần kinh tọa

729

 

Xoa bóp bấm huyệt điều trị parkinson

730

 

Xoa bóp bấm huyệt điều trị bệnh dây thần kinh mặt

731

 

Xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa cột sống

732

 

Xoa bóp bấm huyệt điều trị hội chứng cánh tay cổ

733

 

Xoa bóp bấm huyệt điều trị loạn trương lực cơ

734

 

Xoa bóp bấm huyệt điều trị sa trực tràng

735

 

Xoa bóp bấm huyệt điều trị sa dạ dày

736

 

Xoa bóp bấm huyệt điều trị thất ngôn

737

 

Xoa bóp bấm huyệt điều trị liệt tứ chi

738

 

Xoa bóp bấm huyệt điều trị liệt các dây thần kinh sọ não

739

 

Xoa bóp tam tự kinh điều trị suy dinh dưỡng

740

8.451

Cứu điều trị hội chứng thắt lưng- hông thể phong hàn

741

8.452

Cứu điều trị đau đầu, đau nửa đầu thể hàn

742

8.453

Cứu điều trị nấc thể hàn

743

8.454

Cứu điều trị ngoại cảm phong hàn

744

8.455

Cứu điều trị khàn tiếng thể hàn

745

8.456

Cứu điều trị rối loạn cảm giác đầu chi thể hàn

746

8.457

Cứu điều trị liệt chi trên thể hàn

747

8.458

Cứu điều trị liệt chi dưới thể hàn

748

8.459

Cứu điều trị liệt nửa người thể hàn

749

8.460

Cứu điều trị liệt dây thần kinh số VII ngoại biên thể hàn

750

8.461

Cứu điều trị đau vai gáy cấp thể hàn

751

8.462

Cứu điều trị giảm thính lực thể hàn

752

8.463

Cứu hỗ trợ điều trị bệnh tự kỷ thể hàn

753

8.464

Cứu điều trị chậm phát triển trí tuệ ở trẻ bại não

754

8.465

Cứu điều trị di tinh thể hàn

755

8.466

Cứu điều trị liệt dương thể hàn

756

8.467

Cứu điều trị rối loạn tiểu tiện thể hàn

757

8.468

Cứu điều trị bí đái thể hàn

758

8.469

Cứu điều trị sa tử cung thể hàn

759

8.470

Cứu điều trị đau bụng kinh thể hàn

760

8.471

Cứu điều trị rối loạn kinh nguyệt thể hàn

761

8.472

Cứu điều trị đái dầm thể hàn

762

8.473

Cứu điều trị đau lưng thể hàn

763

8.474

Cứu điều trị giảm khứu giác thể hàn

764

8.475

Cứu điều trị rối loạn thần kinh thực vật thể hàn

765

8.476

Cứu điều trị cảm cúm thể hàn

766

8.477

Cứu điều trị rối loạn tiêu hóa thể hàn

767

8.478

Cứu hỗ trợ điều trị nghiện ma túy thể hàn

768

 

Cứu điều trị giảm đau trong ung thư

769

 

Cứu điều trị đau dây thần kinh liên sườn thể hàn

770

 

Cứu điều trị viêm phế quản thể hàn

771

 

Cứu điều trị viêm phổi thể hàn

772

 

Cứu điều trị bệnh đường hô hấp thể hàn

773

 

Cứu điều trị đau dây V thể hàn

774

 

Cứu điều trị viêm dạ dày thể hàn

775

 

Cứu điều trị bạch biến

776

 

Cứu điều trị mụn cóc

777

 

Cứu điều trị nấm móng

778

 

Cứu điều trị đau thần kinh tọa thể phong hàn

779

 

Cứu điều trị hội chứng cánh tay cổ thể hàn

780

8.479

Giác hơi điều trị ngoại cảm phong hàn

781

8.480

Giác hơi điều trị ngoại cảm phong nhiệt

782

8.481

Giác hơi điều trị các chứng đau

783

8.482

Giác hơi điều trị cảm cúm

 

 

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

784

17.11

Điều trị bằng tia hồng ngoại

785

17.16

Điều trị bằng nhiệt nóng (chườm nóng)

786

17.17

Điều trị bằng nhiệt lạnh (chườm lạnh)

787

17.31

Tập nằm đúng tư thế cho người bệnh liệt nửa người

788

17.35

Tập lăn trở khi nằm

789

17.36

Tập thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi

790

17.41

Tập đi với thanh song song

791

17.42

Tập đi với khung tập đi

792

17.43

Tập đi với nạng (nạng nách, nạng khuỷu)

793

17.44

Tập đi với gậy

794

17.47

Tập lên, xuống cầu thang

795

17.48

Tập đi trên các địa hình khác nhau (dốc, sỏi, gồ ghề,…)

796

17.54

Tập vận động chủ động

797

17.55

Tập vận động tự do tứ chi

798

17.63

Tập với thang tường

799

17.65

Tập với ròng rọc

800

17.66

Tập với dụng cụ quay khớp vai

801

17.67

Tập với dụng cụ chèo thuyền

802

17.70

Tập với ghế tập mạnh cơ Tứ đầu đùi

803

17.71

Tập với xe đạp tập

804

17.75

Tập ho có trợ giúp

805

3.15

Vận động trị liệu cho người bệnh bất động tại giường

806

11.122

Khám bệnh nhân phục hồi chức năng sau bỏng

807

11.102

Khám di chứng bỏng

808

17.12

Điều trị bằng Laser công suất thấp

809

17.21

Điều trị bằng Laser công suất thấp vào điểm vận động và huyệt đạo

810

17.28

Điều trị bằng Parafin

811

17.30

Điều trị bằng xông hơi (tắm hơi)

812

17.32

Thủy trị liệu toàn thân (bể bơi, bồn ngâm)

813

17.33

Điều trị bằng nước khoáng

814

17.34

Thủy trị liệu có thuốc

815

17.39

Điều trị chườm ngải cứu

816

17.53

Tập dưỡng sinh

817

17.54

Kỹ thuật thư giãn

818

17.56

Kỹ thuật đặt tư thế đúng cho người bệnh liệt nửa người

819

17.57

Tập nằm đúng tư thế cho người bệnh liệt tủy

820

17.69

Tập đi với bàn xương cá

821

17.93

Kỹ thuật xoa bóp vùng

822

17.95

Kỹ thuật xoa bóp toàn thân

823

17.97

Kỹ thuật xoa bóp bằng máy

824

17.236

Thử cơ bằng tay

825

17.237

Đo tầm vận động khớp

 

 

HỆ TUẦN HOÀN

826

1.1

Theo dõi huyết áp liên tục không xâm nhập tại giường ≤ 8 giờ

827

1.2

Ghi điện tim cấp cứu tại giường

828

1.10

Chăm sóc catheter tĩnh mạch

829

1.11

Chăm sóc catheter động mạch

830

1.28

Theo dõi SPO2 liên tục tại giường ≤ 8 giờ

831

1.323

Chăm sóc catheter tĩnh mạch trung tâm

832

2.85

Điện tim thường

833

2.95

Holter điện tâm đồ

834

2.96

Holter huyết áp

835

2.109

Nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ

836

3.46

Theo dõi huyết áp liên tục tại giường

837

3.47

Theo dõi điện tim liên tục tại giường

838

3.51

Ép tim ngoài lồng ngực

839

3.113

Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp

840

3.4191

Theo dõi tim thai

841

3.4193

Đo độ bão hòa oxy máu qua da

 

 

HỆ HÔ HẤP

842

1.53

Đặt canuyn mũi hầu, miệng hầu

843

1.54

Hút đờm qua ống nội khí quản/canuyn mở khí quản bằng ống thông một lần ở người bệnh không thở máy (một lần hút)

844

1.55

Hút đờm qua ống nội khí quản/canuyn mở khí quản bằng ống thông một lần ở người bệnh có thở máy (một lần hút)

845

1.57

Thở oxy qua gọng kính (≤ 8 giờ)

846

1.58

Thở oxy qua mặt nạ không có túi (≤ 8 giờ)

847

1.59

Thở ô xy qua mặt nạ có túi có hít lại (túi không có van) (≤ 8 giờ)

848

1.60

Thở oxy qua mặt nạ có túi không hít lại (túi có van) (≤ 8 giờ)

849

1.64

Thủ thuật Heimlich (lấy dị vật đường thở) cho người lớn và trẻ em

850

1.65

Bóp bóng Ambu qua mặt nạ

851

1.75

Chăm sóc ống nội khí quản (một lần)

852

1.78

Rút ống nội khí quản

853

1.79

Rút canuyn khí quản

854

1.80

Thay canuyn mở khí quản

855

1.81

Đánh giá mức độ nặng của cơn hen phế quản bằng peak flow meter

856

1.82

Đánh giá mức độ nặng của COPD bằng FEV1 (một lần)

857

1.85

Vận động trị liệu hô hấp

858

1.87

Khí dung thuốc qua thở máy (một lần)

859

1.88

Làm ẩm đường thở qua máy phun sương mù

860

1.154

Theo dõi các thông số cơ học phổi ≤ 8 giờ

861

1.157

Cố định lồng ngực do chấn thương gãy xương sườn

862

1.158

Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp cơ bản

863

1.305

Chăm sóc bệnh nhân thở máy

864

1.309

Vệ sinh khử khuẩn máy thở

865

1.310

Lấy bệnh phẩm dịch phế quản qua ống nội khí quản, mở khí quản bằng ống hút thường để xét nghiệm ở bệnh nhân thở máy

866

1.311

Lấy bệnh phẩm dịch phế quản qua ống hút đờm có đầu bảo vệ để xét nghiệm ở bệnh nhân thở máy

867

2.28

Kỹ thuật ho có điều khiển

868

2.29

Kỹ thuật tập thở cơ hoành

869

2.30

Kỹ thuật ho khạc đờm bằng khí dung nước muối ưu trương

870

2.31

Kỹ thuật vỗ rung dẫn lưu tư thế

871

2.32

Khí dung thuốc giãn phế quản

872

2.33

Lấy máu động mạch quay làm xét nghiệm

873

2.60

Nghiệm pháp đi bộ 6 phút

874

3.87

Theo dõi độ bão hòa ô xy (SPO2) liên tục tại giường

875

3.88

Thăm dò chức năng hô hấp

876

3.89

Khí dung thuốc cấp cứu

877

3.90

Khí dung thuốc thở máy

878

3.102

Chăm sóc lỗ mở khí quản

879

3.105

Thổi ngạt

880

3.108

Thở oxy gọng kính

881

3.109

Thở oxy lưu lượng cao qua mặt nạ không túi

882

3.110

Thở oxy qua mặt nạ có túi

883

3.111

Thở oxy qua ống chữ T (T-tube)

 

 

HỆ THẦN KINH

884

1.203

Ghi điện cơ cấp cứu

885

1.213

Điều trị co giật liên tục ≤ 8 giờ

886

1.214

Điều trị giãn cơ trong cấp cứu ≤ 8 giờ

887

2.128

Chăm sóc mắt ở người bệnh liệt VII ngoại biên (một lần)

888

2.140

Điều trị trạng thái động kinh

889

2.149

Gội đầu cho người bệnh trong các bệnh thần kinh tại giường

890

2.150

Hút đờm hầu họng

891

2.151

Lấy máu tĩnh mạch bẹn

892

2.152

Nuôi dưỡng người bệnh liên tục bằng máy, truyền thức ăn qua thực quản, dạ dày

893

2.163

Thay băng các vết loét hoại tử rộng sau TBMMN

894

2.164

Theo dõi SPO2 liên tục tại giường

895

2.165

Vệ sinh răng miệng bệnh nhân thần kinh tại giường

896

2.166

Xoa bóp phòng chống loét trong các bệnh thần kinh (một ngày)

 

 

HỆ TIÊU HOÁ

897

1.215

Gây nôn cho người bệnh ngộ độc qua đường tiêu hóa

898

1.216

Đặt ống thông dạ dày

899

1.218

Rửa dạ dày cấp cứu

900

1.221

Thụt tháo

901

1.222

Thụt giữ

902

1.224

Cho ăn qua ống thông dạ dày (một lần)

903

1.225

Nuôi dưỡng người bệnh qua ống thông dạ dày bằng bơm tay (một lần)

904

1.229

Nuôi dưỡng người bệnh bằng đường truyền tĩnh mạch ngoại biên ≤ 8 giờ

905

2.242

Chọc dò dịch ổ bụng xét nghiệm

906

2.337

Thụt thuốc qua đường hậu môn

907

2.338

Thụt tháo chuẩn bị sạch đại tràng

908

2.339

Thụt tháo phân

909

3.178

Đặt sonde hậu môn

910

3.180

Nuôi dưỡng người bệnh bằng đường truyền tĩnh mạch ngoại biên

911

3.181

Nuôi dưỡng người bệnh qua Catheter thực quản dạ dày băng bơm tay

 

 

TOÀN THÂN

912

1.245

Cân người bệnh tại giường bằng cân treo hay cân điện tử

913

1.249

Giải stress cho người bệnh

914

1.250

Kiểm soát đau trong cấp cứu

915

1.251

Lấy máu tĩnh mạch, tiêm thuốc tĩnh mạch (một lần chọc kim qua da)

916

1.252

Truyền thuốc, dịch tĩnh mạch ≤ 8 giờ

917

1.260

Chăm sóc mắt ở người bệnh hôn mê (một lần)

918

1.262

Gội đầu cho người bệnh tại giường

919

1.264

Tắm cho người bệnh tại giường

920

1.266

Xoa bóp phòng chống loét

921

1.268

Phục hồi chức năng vận động, nói, nuốt cho người bệnh cấp cứu ≤ 8 giờ

922

1.269

Băng ép bất động sơ cứu rắn cắn

923

1.270

Ga rô hoặc băng ép cầm máu

924

1.274

Điều trị giải độc ngộ độc rượu cấp

925

1.275

Băng bó vết thương

926

1.276

Cố định tạm thời người bệnh gãy xương

927

1.277

Cố định cột sống cổ bằng nẹp cứng

928

1.278

Vận chuyển người bệnh cấp cứu

929

1.279

Vận chuyển người bệnh chấn thương cột sống thắt lưng

930

3.186

Chiếu đèn điều trị vàng da sơ sinh

931

3.191

Xét nghiệm đường máu mao mạch tại giường

932

3.192

Thay băng cho các vết thương hoại tử rộng

933

3.198

Vệ sinh răng miệng đặc biệt

934

3.203

Cầm máu (vết thương chảy máu)

935

3.206

Định nhóm máu tại giường

936

3.204

Vận chuyển người bệnh an toàn

937

3.210

Tiêm truyền thuốc

938

1.363

Điều trị giảm nồng độ canxi máu

939

14.288

Test lẩy bì

940

14.289

Test nội bì

941

14.290

Tiêm trong da; tiêm dưới da; tiêm bắp thịt

942

14.291

Tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch

 

 

HỆ THẬN TIẾT NIỆU

943

3.133

Thông tiểu

944

2.188

Đặt sonde bàng quang

945

2.195

Đo lượng nước tiểu 24 giờ

 

 

HỆ CƠ XƯƠNG KHỚP

946

3.4246

Tháo bột các loại

 

 

DỊ ỨNG - MIỄN DỊCH LÂM SÀNG

947

2.628

Theo dõi và chăm sóc người bệnh sốc phản vệ 72 giờ đầu

948

2.646

Vỗ rung cho người bệnh Hen phế quản

949

2.647

Vỗ rung cho người bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

950

2.648

Vỗ rung cho người bệnh Xơ cứng bì

951

2.649

Tập vận động cho người bệnh Xơ cứng bì

952

2.650

Xoa bóp cho người bệnh Xơ cứng bì

953

2.651

Xoa bóp và nhiệt trị liệu cho người bệnh Lupus ban đỏ hệ thống có hội chứng Raynaud

954

2.652

Xoa bóp và nhiệt trị liệu cho người bệnh Xơ cứng bì có hội chứng Raynaud

955

3.4198

Test dưới da với thuốc

956

3.4199

Test dưới da với vacxin

 

 

NỘI TIẾT

957

5.225

Thay băng trên người bệnh đái tháo đường

958

5.231

Chích rạch, dẫn lưu ổ áp xe trên người bệnh đái tháo đường

959

5.234

Cắt móng chân, chăm sóc móng trên người bệnh đái tháo đường

960

5.239

Hướng dẫn kỹ thuật tiêm Insulin

961

5.240

Hướng dẫn tự chăm sóc bàn chân

962

5.241

Tư vấn chế độ dinh dưỡng và tập luyện

 

 

DA VÀ LỚP BAO PHỦ

963

11.5

Thay băng điều trị vết bỏng dưới 10% diện tích cơ thể ở người lớn

964

11.10

Thay băng điều trị vết bỏng dưới 10% diện tích cơ thể ở trẻ em

965

11.12

Thay băng và chăm sóc vùng lấy da

966

11.77

Khám bệnh nhân bỏng, chẩn đoán diện tích và độ sâu bỏng bằng lâm sàng

967

11.79

Sơ cứu, cấp cứu tổn thương bỏng nhiệt

968

11.80

Xử lí tại chỗ kì đầu tổn thương bỏng

969

11.81

Sơ cấp cứu bỏng do vôi tôi nóng

970

11.82

Sơ cấp cứu bỏng acid

971

11.83

Sơ cấp cứu bỏng do dòng điện

972

11.89

Đặt dây truyền dịch ngoại vi điều trị bệnh nhân bỏng

973

11.116

Thay băng điều trị vết thương mạn tính

974

11.138

Sơ cấp cứu bệnh nhân bỏng do cóng lạnh

975

11.139

Sơ cấp cứu bệnh nhân bỏng do kiềm và các hóa chất khác

976

11.140

Sơ cấp cứu bệnh nhân bỏng do tia xạ

977

11.171

Điều trị vết thương mạn tính bằng đèn hồng ngoại

978

11.176

Kỹ thuật xoay chuyển bệnh nhân dự phòng loét tỳ đè

979

11.177

Kỹ thuật massage tại chỗ trong chăm sóc vết thương mạn tính

980

3.1515

Ngâm rửa vết bỏng bằng nước mát sạch, băng ép, trong sơ cứu, cấp cứu tổn thương bỏng kỳ đầu.

981

2.653

Chăm sóc da cho người bệnh dị ứng thuốc nặng

982

5.1

Chăm sóc người bệnh Pemphigus nặng

983

5.2

Chăm sóc bệnh nhân dị ứng thuốc nặng

984

5.3

Điều trị bệnh da bằng ngâm, tắm

985

5.43

Điều trị sẹo lõm bằng TCA (trichloacetic acid)

986

5.71

Đắp mặt nạ điều trị một số bệnh da

 

 

MẮT

987

14.223

Khám lâm sàng mắt

988

14.260

Đo thị lực

 

 

TAI MŨI HỌNG

989

15.58

Làm thuốc tai

990

15.59

Lấy nút biểu bì ống tai ngoài

991

15.146

Rút meche, rút merocel hốc mũi

992

15.147

Hút rửa mũi, xoang sau mổ

993

15.212

Lấy dị vật họng miệng

994

15.222

Khí dung mũi họng

 

 

RĂNG HÀM MẶT

995

16.41

Điều trị viêm quanh răng

996

16.42

Chích áp xe lợi

997

16.300

Sơ cứu gãy xương vùng hàm mặt

998

16.301

Sơ cứu vết thương phần mềm vùng hàm mặt

PHỤ LỤC SỐ VII

DANH MỤC KỸ THUẬT CHUYÊN MÔN KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ CHỨC DANH BÁC SỸ VỚI PHẠM VI HÀNH NGHỀ Y HỌC DỰ PHÒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

STT

Số TT theo Thông tư 43/2013/TT-BYT và Thông tư 21/2017/TT-BYT*

DANH MỤC KỸ THUẬT

1

1.2.

Ghi điện tim cấp cứu tại giường

2

1.3.

Theo dõi điện tim cấp cứu tại giường liên tục < 8 giờ

3

1.5.

Làm test phục hồi máu mao mạch

4

1.45.

Dùng thuốc chống đông

5

1.57.

Thở oxy qua gọng kính (< 8 giờ)

6

1.58.

Thở oxy qua mặt nạ không có túi (< 8 giờ)

7

1.59.

Thở oxy qua mặt nạ có túi có hít lại (túi không có van) (< 8 giờ)

8

1.60.

Thở oxy qua mặt nạ có túi không hít lại (túi có van) (< 8 giờ)

9

1.65.

Bóp bóng Ambu qua mặt nạ

10

1.75.

Chăm sóc ống nội khí quản (một lần)

11

1.157.

Cố định lồng ngực do chấn thương gãy xương sườn

12

1.160.

Đặt ống thông dẫn lưu bàng quang

13

1.164.

Thông bàng quang

14

1.216.

Đặt ống thông dạ dày

15

1.218.

Rửa dạ dày cấp cứu

16

1.219.

Rửa dạ dày loại bỏ chất độc bằng hệ thống kín

17

1.220.

Rửa toàn bộ hệ thống tiêu hoá (dạ dày, tiểu tràng, đại tràng)

18

1.221.

Thụt tháo

19

1.222.

Thụt giữ

20

1.223.

Đặt ống thông hậu môn

21

1.224.

Cho ăn qua ông thông dạ dày (một lân)

22

1.225.

Nuôi dưỡng người bệnh qua ống thông dạ dày bằng bơm tay (một lần)

23

1.227.

Nuôi dưỡng người bệnh liên tục bằng máy truyền thức ăn qua ống thông dạ dày < 8 giờ

24

1.229.

Nuôi dưỡng người bệnh bằng đường truyền tĩnh mạch ngoại biên < 8 giờ

25

1.230.

Nuôi dưỡng người bệnh bằng đường truyền tĩnh mạch ngoại biên < 8 giờ

26

1.245.

Cân người bệnh tại giường bằng cân treo hay cân điện tử

27

1.246.

Đo lượng nước tiểu 24 giờ

28

1.251.

Lấy máu tĩnh mạch, tiêm thuốc tĩnh mạch (một lần chọc kim qua da)

29

1.252.

Truyền thuốc, dịch tĩnh mạch < 8 giờ

30

1.253.

Lấy máu tĩnh mạch bẹn

31

1.254.

Truyền máu và các chế phẩm máu

32

1.266.

Xoa bóp phòng chống loét

33

1.267.

Thay băng cho các vết thương hoại tử rộng (một lần)

34

1.269.

Băng ép bất động sơ cứu rắn cắn

35

1.270.

Ga rô hoặc băng ép cầm máu

36

1.271.

Dùng thuốc kháng độc điều trị giải độc

37

1.275.

Băng bó vết thương

38

1.276.

Cố định tạm thời người bệnh gãy xương

39

1.277.

Cố định cột sống cổ bằng nẹp cứng

40

1.278.

Vận chuyển người bệnh cấp cứu

41

1.279.

Vận chuyển người bệnh chấn thương cột sống thắt lưng

42

1.280.

Vận chuyển người bệnh nặng có thở máy

43

1.282.

Lấy máu động mạch quay làm xét nghiệm

44

2.14.

Đánh giá mức độ nặng của cơn hen phế quản bằng peak flow meter

45

2.28.

Kỹ thuật ho có điều khiển

46

2.29.

Kỹ thuật tập thở cơ hoành

47

2.30.

Kỹ thuật ho khạc đờm bằng khí dung nước muối ưu trương

48

2.31.

Kỹ thuật vỗ rung dẫn lưu tư thế

49

2.32.

Khí dung thuốc giãn phế quản

50

2.85.

Điện tim thường

51

2.150.

Hút đờm hầu họng

52

2.163.

Thay băng các vết loét hoại tử rộng sau TBMMN

53

2.167.

Chăm sóc sonde dẫn lưu bể thận qua da/lần

54

2.168.

Chăm sóc sonde dẫn lưu tụ dịch- máu quanh thận/lần

55

2.170.

Chăm sóc và bảo quản catheter tĩnh mạch trung tâm trong lọc máu

56

2.171.

Chăm sóc và bảo quản catheter đường hầm có cuff đề lọc máu

57

2.172.

Chăm sóc ống dẫn lưu bể thận qua da 24 giờ

58

2.233.

Rửa bàng quang

59

2.241.

Cho ăn qua ống mở thông dạ dày hoặc hỗng tràng (một lần)

60

2.244.

Đặt ống thông dạ dày

61

2.249.

Đo áp lực ổ bụng gián tiếp qua ống thông dẫn lưu bàng quang

62

2.314.

Siêu âm ổ bụng

63

2.337.

Thụt thuốc qua đường hậu môn

64

3.28.

Đặt catheter tĩnh mạch

65

3.37.

Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm liên tục

66

3.47.

Theo dõi điện tim liên tục tại giường

67

3.51.

Ép tim ngoài lồng ngực

68

3.87.

Theo dõi độ bão hòa ô xy (SPO2) liên tục tại giường

69

3.88.

Thăm dò chức năng hô hấp

70

3.93.

Vận động trị liệu hô hấp

71

3.103.

Làm ẩm đường thở qua máy phun sương mù

72

3.105.

Thổi ngạt

73

3.110.

Thở oxy qua mặt nạ có túi

74

3.111.

Thở oxy qua ống chữ T (T-tube)

75

3.128.

Bài niệu cưỡng bức

76

3.133.

Thông tiểu

77

3.150.

Vận động trị liệu cho người bệnh bất động tại giường

78

3.172.

Cho ăn qua ống thông dạ dày

79

3.173.

Rửa dạ dày bằng ống Faucher và qua túi kín

80

3.178.

Đặt sonde hậu môn

81

3.185.

Nâng thân nhiệt chủ động

82

3.187.

Kiểm soát đau trong cấp cứu

83

3.191.

Xét nghiệm đường máu mao mạch tại giường

84

3.192.

Thay băng cho các vểt thương hoại tử rộng

85

3.203.

Cầm máu (vết thương chảy máu)

86

3.204.

Vận chuyển người bệnh an toàn

87

3.207.

Chăm sóc mắt ở người bệnh hôn mê

88

3.209.

Truyền dịch vào tủy xương

89

3.210.

Tiêm truyền thuốc

90

3.213.

Làm test nhanh chẩn đoán ngộ độc cấp

91

3.214.

Định tính chất độc trong nước tiểu bằng test nhanh

92

3.216.

Đo lactat trong máu

93

3.217.

Định tính chất độc trong máu bang test nhanh

94

3.219.

Phát hiện opiat bằng Naloxone

95

3.220.

Phát hiện benzodiazepin bằng Anexate

96

3.221.

Định lượng nhanh Troponin T trong máu toàn phần tại chỗ bằng máy cầm tay

97

3.222.

Định lượng nhanh NT-ProBNP trong máu toàn phần tại chỗ bằng máy cầm tay

98

3.223.

Định lượng nhanh D-Dimer trong máu toàn phần tại chỗ bằng máy cầm tay

99

3.224.

Định lượng nhanh Myoglobin trong máu toàn phần tại chỗ bằng máy cầm tay

100

3.225.

Định lượng nhanh CK-MB trong máu toàn phần tại chỗ bằng máy cầm tay

101

3.226.

Xác định nhanh INR/PT/ Quick tại chỗ bằng máy cầm tay

102

3.237.

Trắc nghiệm tâm lý Beck

103

3.238.

Trắc nghiệm tâm lý Zung

104

3.245.

Điều trị hỗ trợ cắt cơn cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng các bài thuốc y học dân tộc

105

3.253.

Thang đánh giá triệu chứng ngoại tháp (SIMPSON)

106

3.261.

Liệu pháp tâm lý nhóm

107

3.262.

Liệu pháp tâm lý gia đình

108

3.268.

Cấp cứu người bệnh tự sát

109

3.885.

Xoa bóp đầu mặt cổ, vai gáy, tay

110

3.886.

Xoa bóp lưng, chân

111

3.887.

Xoa bóp

112

3.1384.

Kỹ thuật phòng và điều trị trào ngược dịch dạ dày

113

3.1401.

Kỹ thuật theo dõi HAĐM bằng phương pháp xâm lấn

114

3.1402.

Kỹ thuật theo dõi HAĐM không xâm lấn bằng máy

115

3.1403.

Kỹ thuật theo dõi thân nhiệt với nhiệt kế thường quy

116

3.1405.

Truyền dịch thường quy

117

3.1409.

Kỹ thuật truyền dịch trong sốc

118

3.1410.

Kỹ thuật truyền máu trong sốc

119

3.1411.

Kỹ thuật cấp cứu tụt huyết áp

120

3.1448.

Giảm đau bằng thuốc cho người bệnh sau phẫu thuật, sau chấn thương

121

3.1469.

Điều trị rối loạn đông máu trong ngoại khoa

122

3.1470.

Phát hiện, phòng, điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện (vết phẫu thuật, catheter, hô hấp, tiết niệu...)

123

3.1509.

Sử dụng thuốc tạo màng điều trị vết thương bỏng nông theo chỉ định

124

3.1510.

Thay băng điều trị bỏng nông, dưới 10% diện tích cơ thể ở trẻ em.

125

3.1515.

Ngâm rửa vết bỏng bằng nước mát sạch, băng ép, trong sơ cứu, cấp cứu tổn thương bỏng kỳ đầu.

126

3.1703.

Cắt chỉ khâu da

127

3.1707.

Khám mắt

128

3.1926.

Điều trị viêm lợi do mọc răng

129

3.1927.

Điều trị viêm quanh thân răng cấp

130

3.1955.

Nhổ răng sữa

131

3.1957.

Điều trị viêm loét niêm mạc miệng trẻ em

132

3.1958.

Chích Apxe lợi trẻ em

133

3.1959.

Điều trị viêm lợi trẻ em

134

3.1960.

Chích áp xe lợi

135

3.2068.

Phẫu thuật điều trị vết thương phần mềm vùng hàm mặt không thiếu hổng tổ chức

136

3.2069.

Nắn sai khớp thái dương hàm

137

3.2070.

Phẫu thuật rạch dẫn lưu áp xe nông vùng hàm mặt

138

3.2072.

Cố định tạm thời sơ cứu gãy xương hàm

139

3.2074.

Dẫn lưu máu tụ vùng miệng - hàm mặt

140

3.2075.

Điều trị viêm lợi miệng loét hoại tử cấp

141

3.2117.

Lấy dị vật tai

142

3.2184.

Làm thuốc tai, mũi, thanh quản

143

3.2189.

Sơ cứu bỏng kỳ đầu đường hô hấp

144

3.2245.

Khâu vết thương phần mềm vùng đầu cổ

145

3.2258.

Chích áp xe tuyến Bartholin

146

3.2330.

Kỹ thuật dẫn lưu tư thế điều trị giãn phế quản, áp xe phổi

147

3.2331.

Rút sonde dẫn lưu màng phổi, sonde dẫn lưu ổ áp xe

148

3.2333.

Chọc tháo dịch màng phổi dưới hướng dẫn của siêu âm

149

3.2354.

Chọc dịch màng bụng

150

3.2355.

Dẫn lưu dịch màng bụng

151

3.2356.

Chọc hút áp xe thành bụng

152

3.2386.

Lấy bệnh phẩm trực tràng để chẩn đoán các bệnh nhiễm trùng

153

3.2387.

Tiêm trong da

154

3.2388.

Tiêm dưới da

155

3.2389.

Tiêm bắp thịt

156

3.2457.

Bóc, cắt u bã đậu, u mỡ dưới da đầu đường kính dưới 10 cm

157

3.2973.

Điều trị sẹo lõm bằng chấm TCA

158

3.3005.

Tiêm nội sẹo, nội thương tổn

159

3.3006.

Ga giường bột tale điều trị bệnh da

160

3.3031.

Chích rạch áp xe nhỏ

161

3.3032.

Chích rạch áp xe lớn, dẫn lưu

162

3.3083.

Cắt lọc, khâu vết thương rách da đầu

163

3.3261.

Khâu kín vết thương thủng ngực

164

3.3399.

Dẫn lưu áp xe hậu môn đơn giản

165

3.3404.

Khâu lại da thì 2, sau nhiễm khuẩn

166

3.3406.

Chích áp xe tầng sinh môn

167

3.3407.

Phẫu thuật vết thương tầng sinh môn đơn giản

168

3.3489.

Dẫn lưu viêm tấy quanh thận, áp xe thận

169

3.3533.

Dẫn lưu nước tiểu bàng quang

170

3.3549.

Dẫn lưu viêm tấy khung chậu do rò nước tiểu

171

3.3600.

Rạch rộng vòng thắt nghẹt bao quy đầu

172

3.3603.

Cắt bỏ bao da quy đầu do dính hoặc dài

173

3.3608.

Dẫn lưu áp xe bìu/tinh hoàn

174

3.3756.

Chọc hút máu tụ khớp gối, bó bột ống

175

3.3817.

Chích áp xe phần mềm lớn

176

3.3821.

Cắt lọc tổ chức hoại tử hoặc cắt lọc vết thương đơn giản

177

3.3822.

Cắt hoại tử tiếp tuyến 10 đến 15% diện tích cơ thể

178

3.3823.

Cắt hoại tử tiếp tuyến từ dưới 10% diện tích cơ thể

179

3.3825.

Khâu vết thương phần mềm dài trên 10cm

180

3.3827.

Khâu vết thương phần mềm dài dưới 10cm

181

3.3840.

Nắn, bó bột gãy xương đòn

182

3.3903.

Phẫu thuật viêm tấy phần mềm ở cơ quan vận động

183

3.3910.

Chích hạch viêm mủ

184

3.3911.

Thay băng, cắt chỉ

185

5.3.

Điều trị bệnh da bằng ngâm, tắm

186

5.51.

Điều trị u mềm lây bằng nạo thương tổn

187

5.72.

Điều trị loét lỗ đáo cho người bệnh phong bằng chiếu Laser Hé- Né

188

5.73.

Điều trị đau do zona bằng chiếu Laser Hé- Né

189

6.48.

Tư vấn tâm lí cho người bệnh và gia đình

190

6.49.

Liệu pháp giải thích hợp lý

191

6.55.

Liệu pháp kích hoạt hành vi (BA)

192

6.58.

Liệu pháp thể dục, thể thao

193

6.59.

Liệu pháp tái thích ứng xã hội

194

6.60.

Liệu pháp lao động

195

6.66.

Xử trí trạng thái bồn chồn bất an do thuốc hướng thần

196

6.69.

Xử trí hạ huyết áp tư thế

197

6.70.

Xử trí ngộ độc thuốc hướng thần

198

6.71.

Xử trí dị ứng thuốc hướng thần

199

6.73.

Test nhanh phát hiện chất opiats trong nước tiểu

200

6.74.

Test nhanh phát hiện chất gây nghiện trong nước tiểu

201

6.77.

Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng các thuốc hướng thần

202

7.225.

Thay băng trên người bệnh đái tháo đường

203

7.232.

Tháo móng quặp trên người bệnh đái tháo đường

204

7.233.

Gọt chai chân (gọt nốt chai) trên người bệnh đái tháo đường

205

7.234.

Cắt móng chân, chăm sóc móng trên người bệnh đái tháo đường

206

7.239.

Hướng dẫn kỹ thuật tiêm Insulin

207

7.241.

Tư vấn chế độ dinh dưỡng và tập luyện

208

8.2.

Hào châm

209

8.5.

Điện châm

210

8.6.

Thủy châm

211

8.8.

Ôn châm

212

8.9.

Cứu

213

8.10.

Chích lể

214

8.15.

Sắc thuốc thang và đóng gói thuốc bằng máy

215

8.20.

Xông hơi thuốc

216

8.21.

Xông khói thuốc

217

8.22.

Sắc thuốc thang

218

8.24.

Ngâm thuốc YHCT bộ phận

219

8.25.

Đạt thuốc YHCT

220

8.26.

Bó thuốc

221

8.27.

Chườm ngải

222

8.28.

Luyện tập dưỡng sinh

223

8.391.

Xoa bóp bấm huyệt điều trị liệt nửa người do tai biến mạch máu não

224

8.406.

Xoa bóp bấm huyệt điều trị tâm căn suy nhược

225

8.414.

Xoa bóp bấm huyệt điều trị liệt dây thần kinh số VII ngoại biên

226

8.428.

Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm khớp dạng thấp

227

8.431.

Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm quanh khớp vai

228

9.6.

Cấp cứu cao huyết áp

229

9.7.

Cấp cứu ngừng thở

230

9.8.

Cấp cứu ngừng tim

231

9.10.

Cấp cứu tụt huyết áp

232

9.11.

Chăm sóc bệnh nhân đã tử vong

233

9.12.

Chăm sóc catheter động mạch

234

9.13.

Chăm sóc catheter tĩnh mạch

235

9.15.

Chọc tĩnh mạch cảnh ngoài

236

9.17.

Chọc tĩnh mạch đùi

237

9.20.

Chọc tuỷ sống đường giữa

238

9.21.

Chống hạ thân nhiệt trong hoặc sau phẫu thuật

239

9.22.

Chụp X-quang cấp cứu tại giường

240

9.98.

Kỹ thuật giảm đau bằng tiêm morphin cách quãng dưới da

241

9.120.

Hút nội khí quản hoặc hút mở khí quản

242

9.123.

Khí dung đường thở ở bệnh nhân nặng

243

9.124.

Xoay trở bệnh nhân thở máy

244

9.127.

Liệu pháp kháng sinh dự phòng trước và sau phẫu thuật

245

9.133.

Lưu kim luồn tĩnh mạch để tiêm thuốc

246

9.134.

Lý liệu pháp ngực ở bệnh nhân nặng

247

9.139.

Nâng thân nhiệt chỉ huy

248

9.142.

Nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày

249

9.143.

Nuôi dưỡng qua ống thông hỗng tràng

250

9.147.

Phòng và điều trị trào ngược dịch dạ dày

251

9.150.

Săn sóc theo dõi ống thông tiểu

252

9.156.

Theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm

253

9.163.

Theo dõi đường giấy tại chỗ

254

9.165.

Theo dõi EtCO2

255

9.168.

Theo dõi huyết áp không xâm lấn bằng máy

256

9.169.

Theo dõi huyết áp xâm lấn bằng máy

257

9.172.

Theo dõi nhịp tim qua ống nghe thực quản

258

9.175.

Theo dõi thân nhiệt bằng máy

259

9.176.

Theo dõi thân nhiệt với nhiệt kế thường quy

260

9.177.

Thở CPAP không qua máy thở

261

9.183.

Thở oxy gọng kính

262

9.184.

Thở oxy qua mặt nạ

263

9.185.

Thở oxy qua mũ kín

264

9.186.

Thở oxy qua ống chữ T

265

9.187.

Thông khí áp lực dương 2 mức qua hệ thống Boussignac

266

9.194.

Tiệt trùng dụng cụ phục vụ phẫu thuật, GMHS

267

9.196.

Truyền dịch trong sốc

268

9.199.

Truyền máu trong sốc

269

9.200.

Vận chuyển bệnh nhân nặng ngoại viện

270

9.201.

Vận chuyển bệnh nhân nặng nội viện

271

9.204.

Vô trùng phòng phẫu thuật, phòng tiểu phẫu hoặc buồng bệnh

272

10.152.

Phẫu thuật dẫn lưu tối thiểu khoang màng phổi

273

10.164.

Cố định gãy xương sườn bằng băng dính to bản

274

10.359.

Dẫn lưu bàng quang đơn thuần

275

10.411.

Cắt hẹp bao quy đầu

276

11.4.

Thay băng điều trị vết bỏng từ 10% - 19% diện tích cơ thể ở người lớn

277

11.5.

Thay băng điều trị vết bỏng dưới 10% diện tích cơ thể ở người lớn

278

11.10.

Thay băng điều trị vết bỏng dưới 10% diện tích cơ thể ở trẻ em

279

11.12.

Thay băng và chăm sóc vùng lấy da

280

11.13.

Sử dụng thuốc tạo màng điều trị vết thương bỏng nông

281

11.15.

Rạch hoại tử bỏng giải thoát chèn ép

282

11.16.

Khâu cầm máu, thắt mạch máu để cấp cứu chảy máu trong bỏng sâu

283

11.57.

Ghép da dị loại điều trị vết thương bỏng

284

11.77.

Khám bệnh nhân bỏng, chẩn đoán diện tích và độ sâu bỏng bằng lâm sàng

285

11.79.

Sơ cứu, cấp cứu tổn thương bỏng nhiệt

286

11.80.

Xử lý tại chỗ kỳ đầu tổn thương bỏng

287

11.81.

Sơ cấp cứu bỏng do vôi tôi nóng

288

11.82.

Sơ cấp cứu bỏng acid

289

11.83.

Sơ cấp cứu bỏng do dòng điện

290

11.89.

Đặt dây truyền dịch ngoại vi điều trị bệnh nhân bỏng

291

11.102.

Khám di chứng bỏng

292

11.116.

Thay băng điều trị vết thương mạn tính

293

11.120.

Điều trị vết thương chậm liền bằng laser he-ne

294

11.122.

Khám bệnh nhân phục hồi chức năng sau bỏng

295

11.129.

Sử dụng gel silicon điều trị sẹo bỏng

296

11.131.

Đặt vị thế cho bệnh nhân bỏng

297

13.202.

Cố định tạm thời gãy xương sơ sinh

298

14.169.

Chích dẫn lưu túi lệ

299

14.171.

Khâu da mi đơn giản

300

14.174.

Xử lý vết thương phần mềm, tổn thương nông vùng mắt

301

14.200.

Lấy dị vật kết mạc

302

14.202.

Lấy calci kết mạc

303

14.203.

Cắt chỉ khâu da mi đơn giản

304

14.204.

Cắt chỉ khâu kết mạc

305

14.205.

Đốt lông xiêu, nhổ lông siêu

306

14.206.

Bơm rửa lệ đạo

307

14.207.

Chích chắp, lẹo, nang lông mi; chích áp xe mi, kết mạc

308

14.208.

Thay băng vô khuẩn

309

14.210.

Nặn tuyến bờ mi, đánh bờ mi

310

14.211.

Rửa cùng đồ

311

14.212.

Cấp cứu bỏng mắt ban đầu

312

14.215.

Rạch áp xe mi

313

14.218.

Soi đáy mắt trực tiếp

314

14.222.

Theo dõi nhãn áp 3 ngày

315

14.260.

Đo thị lực

316

14.261.

Thử kính

317

15.56.

Chọc hút dịch vành tai

318

15.57.

Chích nhọt ống tai ngoài

319

15.59.

Lấy nút biểu bì ống tai ngoài

320

15.141.

Nhét bấc mũi trước

321

15.142.

Cầm máu mũi bằng Merocel

322

15.145.

Cầm máu điểm mạch mũi bằng hóa chất (Bạc Nitrat)

323

15.146.

Rút meche, rút merocel hốc mũi

324

15.147.

Hút rửa mũi, xoang sau mổ

325

 

Xử trí đẻ rơi

* Mã số tại cột “Số TT Theo Thông tư 43/2013/TT-BYT và Thông tư 21/2017/TT-BYT” được hiểu như sau: Ví dụ: mã “11.80” có nghĩa là danh mục kỹ thuật này được quy định tại Chương XI và có số thứ tự là 80 của danh mục ban hành kèm theo Thông tư 43/2013/TT-BYT và Thông tư 21/2017/TT-BYT.

PHỤ LỤC SỐ VIII

DANH MỤC KỸ THUẬT CHUYÊN MÔN KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ CHỨC DANH BÁC SỸ VỚI PHẠM VI HÀNH NGHỀ RĂNG HÀM MẶT
(
Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TT

DANH MỤC KỸ THUẬT

 

A. RĂNG

1.

Phẫu thuật dịch chuyển dây thần kinh răng dưới để cấy ghép Implant

2.

Phẫu thuật ghép xương tự thân để cấy ghép Implant

3.

Phẫu thuật ghép xương nhân tạo để cấy ghép Implant

4.

Phẫu thuật ghép xương hỗn hợp để cấy ghép Implant

5.

Phẫu thuật đặt xương nhân tạo và màng sinh học quanh Implant

6.

Phẫu thuật cấy ghép Implant

7.

Phẫu thuật nâng sàn xoang hàm sử dụng vật liệu tự thân để cấy ghép Implant

8.

Phẫu thuật nâng sàn xoang hàm sử dụng vật liệu nhân tạo để cấy ghép Implant

9.

Phẫu thuật nâng sàn xoang hàm sử dụng vật liệu hỗn hợp để cấy ghép Implant

10.

Phẫu thuật tách xương để cấy ghép Implant

11.

Cấy ghép Implant tức thì sau nhổ răng

12.

Phẫu thuật tăng lợi sừng hóa quanh Implant

13.

Phẫu thuật đặt lưới Titanium tái tạo xương có hướng dẫn

14.

Máng hướng dẫn phẫu thuật cấy ghép Implant

15.

Phẫu thuật tái tạo xương ổ răng bằng ghép xương tự thân lấy trong miệng

16.

Phẫu thuật tái tạo xương ổ răng bằng ghép xương tự thân lấy ngoài miệng

17.

Phẫu thuật tái tạo xương ổ răng bằng màng sinh học

18.

Phẫu thuật tái tạo xương ổ răng bằng ghép xương đông khô

19.

Phẫu thuật tái tạo xương ổ răng bằng ghép vật liệu thay thế xương

20.

Phẫu thuật tái tạo xương sống hàm bằng ghép xương tự thân lấy trong miệng

21.

Phẫu thuật tái tạo xương sống hàm bằng ghép xương tự thân lấy ngoài miệng

22.

Phẫu thuật tái tạo xương sống hàm bằng ghép xương đông khô và đặt màng sinh học

23.

Phẫu thuật tái tạo xương sống hàm bằng ghép xương nhân tạo và đặt màng sinh học

24.

Phẫu thuật điều trị khuyết hổng chẽ chân răng bằng đặt màng sinh học

25.

Phẫu thuật điều trị khuyết hổng chẽ chân răng bằng ghép xương nhân tạo và đặt màng sinh học

26.

Phẫu thuật che phủ chân răng bằng vạt trượt đẩy sang bên có ghép niêm mạc

27.

Phẫu thuật che phủ chân răng bằng ghép vạt niêm mạc toàn phần

28.

Phẫu thuật che phủ chân răng bằng ghép mô liên kết dưới biểu mô

29.

Phẫu thuật che phủ chân răng bằng vạt trượt đẩy sang bên

30.

Phẫu thuật che phủ chân răng bằng đặt màng sinh học

31.

Phẫu thuật vạt niêm mạc làm tăng chiều cao lợi dính

32.

Phẫu thuật ghép biểu mô và mô liên kết làm tăng chiều cao lợi dính

33.

Phẫu thuật cắt lợi điều trị túi quanh răng

34.

Phẫu thuật vạt điều trị túi quanh răng

35.

Phẫu thuật nạo túi lợi

36.

Phẫu thuật tạo hình nhú lợi

37.

Liên kết cố định răng lung lay bằng nẹp kim loại

38.

Liên kết cố định răng lung lay bằng dây cung kim loại và Composite

39.

Điều trị áp xe quanh răng cấp

40.

Điều trị áp xe quanh răng mạn

41.

Điều trị viêm quanh răng

42.

Chích áp xe lợi

43.

Lấy cao răng

44.

Điều trị tủy răng có sử dụng siêu âm và hàn kín hệ thống ống tủy bằng Gutta percha nguội.

45.

Điều trị tủy răng có sử dụng siêu âm và hàn kín hệ thống ống tủy bằng Gutta percha nóng chảy

46.

Điều trị tủy răng có sử dụng Laser và hàn kín hệ thống ống tủy bằng Gutta percha nguội

47.

Điều trị tủy răng có sử dụng Laser và hàn kín hệ thống ống tủy bằng Gutta percha nóng chảy

48.

Điều trị tủy răng có sử dụng kính hiển vi và hàn kín hệ thống ống tủy bằng Gutta percha nguội

49.

Điều trị tủy răng có sử dụng kính hiển vi và hàn kín hệ thống ống tủy bằng Gutta percha nóng chảy

50.

Điều trị tủy răng và hàn kín hệ thống ống tủy bằng Gutta percha nguội

51.

Điều trị tủy răng và hàn kín hệ thống ống tủy bằng Gutta percha nóng chảy

52.

Điều trị tủy răng và hàn kín hệ thống ống tủy bằng Gutta percha nguội có sử dụng trâm xoay cầm tay

53.

Điều trị tủy răng và hàn kín hệ thống ống tủy bằng Gutta percha nóng chảy có sử dụng trâm xoay cầm tay

54.

Điều trị tủy răng và hàn kín hệ thống ống tủy bằng Gutta percha nguội có sử dụng trâm xoay máy

55.

Điều trị tủy răng và hàn kín hệ thống ống tủy bằng Gutta percha nóng chảy có sử dụng trâm xoay máy

56.

Chụp tủy bằng MTA

57.

Chụp tủy bằng Hydroxit canxi

58.

Lấy tủy buồng răng vĩnh viễn

59.

Điều trị tủy răng thủng sàn bằng MTA

60.

Điều trị tủy răng ngoài miệng (răng bị bật, nhổ)

61.

Điều trị tủy lại

62.

Phẫu thuật nội nha có cắt bỏ chân răng và một phần thân răng

63.

Phẫu thuật nội nha - hàn ngược ống tủy

64.

Điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng Amalgam có sử dụng Laser

65.

Điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng Composite có sử dụng Laser

66.

Điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng Glasslonomer Cement (GIC) có sử dụng Laser

67.

Điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng Glasslonomer Cement (GIC) kết hợp Composite

68.

Điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng Composite

69.

Điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng Amalgam

70.

Điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng Glasslonomer Cement

71.

Phục hồi cổ răng bằng Glasslonomer Cement

72.

Phục hồi cổ răng bằng Composite

73.

Phục hồi thân răng có sử dụng pin ngà

74.

Phục hồi cổ răng bằng Glasslonomer Cement (GIC) có sử dụng Laser

75.

Phục hồi cổ răng bằng Composite có sử dụng Laser

76.

Phục hồi thân răng bằng Inlay/Onlay

77.

Phục hồi thân răng có sử dụng chốt chân răng bằng các vật liệu khác nhau

78.

Veneer Composite trực tiếp

79.

Tẩy trắng răng tủy sống có sử dụng đèn Plasma

80.

Tẩy trắng răng tủy sống bằng Laser

81.

Tẩy trăng răng nội tủy

82.

Tẩy trắng răng tủy sống bằng máng thuốc

83.

Điều trị nhạy cảm ngà bằng máng với thuốc chống ê buốt

84.

Điều trị nhạy cảm ngà bằng thuốc bôi (các loại)

85.

Chụp sứ kim loại thường gắn bằng ốc vít trên Implant

86.

Chụp sứ Titanium gắn bằng ốc vít trên Implant

87.

Chụp sứ kim loại quý gắn bằng ốc vít trên Implant

88.

Chụp sứ toàn phần gắn bằng ốc vít trên Implant

89.

Chụp sứ kim loại thường gắn bằng cement trên Implant

90.

Chụp sứ Titanium gắn bằng cement trên Implant

91.

Chụp sứ kim loại quý gắn bằng cement trên Implant

92.

Chụp sứ toàn phần gắn bằng cement trên Implant

93.

Cầu sứ kim loại thường gắn bằng ốc vít trên Implant

94.

Cầu sứ Titanium gắn bằng ốc vít trên Implant

95.

Cầu sứ kim loại quý gắn bằng ốc vít trên Implant

96.

Cầu sứ Cercon gắn bằng ốc vít trên Implant

97.

Cầu sứ toàn phần gắn bằng ốc vít trên Implants

98.

Cầu sứ kim loại thường gắn bằng cement trên Implant

99.

Cầu sứ Titanium gắn bằng cement trên Implant

100.

Cầu sứ kim loại quý gắn bằng cement trên Implant

101.

Cầu sứ toàn phần gắn bằng cement trên Implant

102.

Hàm giả toàn phần dạng cúc bấm tựa trên Implant

103.

Hàm giả toàn phần dạng thanh ngang tựa trên Implant

104.

Chụp nhựa

105.

Chụp kim loại

106.

Chụp hợp kim thường cẩn nhựa

107.

Chụp hợp kim thường cẩn sứ

108.

Chụp hợp kim Titanium cẩn sứ

109.

Chụp sứ toàn phần

110.

Chụp kim loại quý cẩn sứ

111.

Chụp sứ Cercon

112.

Cầu nhựa

113.

Cầu hợp kim thường

114.

Cầu kim loại cẩn nhựa

115.

Cầu kim loại cẩn sứ

116.

Cầu hợp kim Titanium cẩn sứ

117.

Cầu kim loại quý cẩn sứ

118.

Cầu sứ toàn phần

119.

Cầu sứ Cercon

120.

Chốt cùi đúc kim loại

121.

Cùi đúc Titanium

122.

Cùi đúc kim loại quý

123.

Inlay/Onlay kim loại

124.

Inlay/Onlay hợp kim Titanium

125.

Inlay/Onlay kim loại quý

126.

Inlay/Onlay sứ toàn phần

127.

Veneer Composite gián tiếp

128.

Veneer sứ toàn phần

129.

Hàm giả tháo lắp bán phần nền nhựa thường

130.

Hàm giả tháo lắp toàn phần nền nhựa thường

131.

Hàm giả tháo lắp bán phần nền nhựa dẻo

132.

Hàm giả tháo lắp toàn phần nền nhựa dẻo

133.

Hàm khung kim loại

134.

Hàm khung Titanium

135.

Máng hở mặt nhai

136.

Điều trị thói quen nghiến răng bằng máng

137.

Tháo cầu răng giả

138.

Tháo chụp răng giả

139.

Sửa hàm giả gãy

140.

Thêm răng cho hàm giả tháo lắp

141.

Thêm móc cho hàm giả tháo lắp

142.

Đệm hàm nhựa thường

143.

Sử dụng khí cụ cố định điều trị thói quen xấu mút môi

144.

Sử dụng khí cụ cố định điều trị thói quen xấu đẩy lưỡi

145.

Sử dụng khí cụ cố định điều trị thói quen xấu mút ngón tay

146.

Lấy lại khoảng bằng khí cụ cố định

147.

Nong rộng hàm bằng khí cụ cố định nong nhanh

148.

Nong rộng hàm bằng khí cụ cố định Quad-Helix

149.

Nắn chỉnh mất cân xứng hàm chiều trước sau bằng khí cụ chức năng cố định Forsus

150.

Nắn chỉnh mất cân xứng hàm chiều trước sau bằng khí cụ chức năng cố định MARA

151.

Nắn chỉnh răng/hàm dùng lực ngoài miệng sử dụng Headgear

152.

Điều trị chỉnh hình răng mặt sử dụng khí cụ Facemask và ốc nong nhanh

153.

Nắn chỉnh răng/hàm dùng lực ngoài miệng sử dụng Chincup

154.

Duy trì kết quả điều trị nắn chỉnh răng bằng khí cụ cố định

155.

Sử dụng khí cụ cố định Nance làm neo chặn trong điều trị nắn chỉnh răng

156.

Sử dụng cung ngang khẩu cái (TPA) làm neo chặn trong điều trị nắn chỉnh răng

157.

Nắn chỉnh răng có sử dụng neo chặn bằng khí cụ cố định cung lưỡi (LA)

158.

Nắn chỉnh răng sử dụng neo chặn bằng Microimplant

159.

Nắn chỉnh răng xoay sử dụng khí cụ cố định

160.

Nắn chỉnh răng ngầm

161.

Nắn chỉnh răng lạc chỗ sử dụng khí cụ cố định

162.

Giữ khoảng răng bằng khí cụ cố định cung ngang vòm khẩu cái (TPA)

163.

Giữ khoảng bằng khí cụ cố định Nance

164.

Giữ khoảng bằng khí cụ cố định cung lưỡi (LA)

165.

Nắn chỉnh mũi - cung hàm trước phẫu thuật điều trị khe hở môi - vòm miệng giai đoạn sớm

166.

Nắn chỉnh cung hàm trước phẫu thuật điều trị khe hở môi - vòm miệng giai đoạn sớm

167.

Nắn chỉnh mũi trước phẫu thuật điều trị khe hở môi - vòm miệng giai đoạn sớm

168.

Làm dài thân răng lâm sàng sử dụng khí cụ cố định

169.

Dán mắc cài trực tiếp sử dụng chất gắn hóa trùng hợp

170.

Dán mắc cài trực tiếp sử dụng chất gắn quang trùng hợp

171.

Gắn mắc cài mặt lưỡi bằng kỹ thuật gián tiếp

172.

Gắn mắc cài mặt ngoài bằng kỹ thuật gián tiếp

173.

Sử dụng mắc cài tự buộc trong nắn chỉnh răng

174.

Làm lún các răng cửa hàm dưới sử dụng dây cung bẻ Loop L hoặc dây cung đảo ngược

175.

Làm lún các răng cửa hàm dưới sử dụng dây cung tiện ích (Utility Archwire) và cung phụ làm lún răng cửa

176.

Làm trồi các răng hàm nhỏ hàm dưới sử dụng khí cụ gắn chặt

177.

Đóng khoảng răng sử dụng khí cụ cố định

178.

Điều chỉnh độ nghiêng răng bằng khí cụ cố định

179.

Nắn chỉnh khối tiền hàm trước phẫu thuật cho trẻ khe hở môi-vòm miệng

180.

Đóng khoảng bằng khí cụ tháo lắp

181.

Nong rộng hàm bằng khí cụ tháo lắp

182.

Nắn chỉnh mất cân xứng hàm chiều trước sau bằng khí cụ tháo lắp

183.

Duy trì kết quả điều trị nắn chỉnh răng bằng khí cụ tháo lắp

184.

Nắn chỉnh răng xoay sử dụng khí cụ tháo lắp

185.

Giữ khoảng răng bằng khí cụ tháo lắp

186.

Nắn chỉnh răng bằng hàm tháo lắp

187.

Làm lún các răng cửa hàm dưới sử dụng khí cụ tháo lắp tấm cắn (Bite plate) hoặc mặt phẳng cắn phía trước (Anterior plane)

188.

Đóng khoảng răng bằng khí cụ tháo lắp

189.

Sử dụng khí cụ tháo lắp điều trị thói quen xấu mút môi

190.

Sử dụng khí cụ tháo lắp điều trị thói quen xấu đẩy lưỡi

191.

Sử dụng khí cụ tháo lắp điều trị thói quen xấu mút ngón tay

192.

Sử dụng khí cụ tháo lắp điều trị thói quen xấu thở đường miệng

193.

Gắn band

194.

Máng điều trị đau khớp thái dương hàm

195.

Máng nâng khớp cắn

196.

Mài chỉnh khớp cắn

197.

Phẫu thuật nhổ răng lạc chỗ

198.

Phẫu thuật nhổ răng ngầm

199.

Phẫu thuật nhổ răng khôn mọc lệch hàm trên

200.

Phẫu thuật nhổ răng khôn mọc lệch hàm dưới

201.

Phẫu thuật nhổ răng khôn mọc lệch có cắt thân

202.

Phẫu thuật nhổ răng khôn mọc lệch có cắt thân chia chân răng

203.

Nhổ răng vĩnh viễn

204.

Nhổ răng vĩnh viễn lung lay

205.

Nhổ chân răng vĩnh viễn

206.

Nhổ răng thừa

207.

Phẫu thuật nhổ răng có tạo hình xương ổ răng

208.

Phẫu thuật tạo hình xương ổ răng

209.

Phẫu thuật mở xương cho răng mọc

210.

Phẫu thuật nạo quanh cuống răng

211.

Phẫu thuật cắt cuống răng

212.

Phẫu thuật cắt, nạo xương ổ răng

213.

Cắt lợi xơ cho răng mọc

214.

Cắt lợi trùm răng khôn hàm dưới

215.

Cắt lợi di động để làm hàm giả

216.

Phẫu thuật cắt phanh lưỡi

217.

Phẫu thuật cắt phanh môi

218.

Phẫu thuật cắt phanh má

219.

Cấy chuyển răng

220.

Cấy lại răng bị bật khỏi ổ răng

221.

Điều trị viêm quanh thân răng cấp

222.

Trám bít hố rãnh với Glasslonomer Cement quang trùng hợp

223.

Trám bít hố rãnh với Composite hóa trùng hợp

224.

Trám bít hố rãnh với Composite quang trùng hợp

225.

Trám bít hố rãnh bằng nhựa Sealant

226.

Trám bít hố rãnh bằng Glasslonomer Cement

227.

Hàn răng không sang chấn với Glasslonomer Cement

228.

Phòng ngừa sâu răng với thuốc bôi bề mặt

229.

Dự phòng sâu răng bằng máng có Gel Fluor

230.

Điều trị răng sữa viêm tủy có hồi phục

231.

Lấy tủy buồng răng sữa

232.

Điều trị tủy răng sữa

233.

Điều trị đóng cuống răng bằng Canxi Hydroxit

234.

Điều trị đóng cuống răng bằng MTA

235.

Điều trị răng sữa sâu ngà phục hồi bằng Amalgam

236.

Điều trị răng sữa sâu ngà phục hồi bằng Glasslonomer Cement

237.

Phục hồi thân răng sữa bằng chụp thép làm sẵn

238.

Nhổ răng sữa

239.

Nhổ chân răng sữa

240.

Chích Apxe lợi trẻ em

241.

Điều trị viêm lợi trẻ em (do mảng bám)

 

B. HÀM MẶT

242.

Phẫu thuật điều trị gãy lồi cầu xương hàm dưới bằng chỉ thép

243.

Phẫu thuật điều trị gãy lồi cầu xương hàm dưới bằng nẹp vít hợp kim

244.

Phẫu thuật điều trị gãy lồi cầu xương hàm dưới bằng nẹp vít tự tiêu

245.

Phẫu thuật điều trị gãy lồi cầu xương hàm dưới bằng vật liệu thay thế

246.

Phẫu thuật điều trị gãy lồi cầu xương hàm dưới bằng ghép xương, sụn tự thân

247.

Phẫu thuật điều trị gãy Lefort I bằng chỉ thép

248.

Phẫu thuật điều trị gãy Lefort I bằng nẹp vít hợp kim

249.

Phẫu thuật điều trị gãy Lefort I bằng nẹp vít tự tiêu

250.

Phẫu thuật điều trị gãy Lefort II bằng chỉ thép

251.

Phẫu thuật điều trị gãy Lefort II bằng nẹp vít hợp kim

252.

Phẫu thuật điều trị gãy Lefort II bằng nẹp vít tự tiêu

253.

Phẫu thuật điều trị gãy Lefort III bằng chỉ thép

254.

Phẫu thuật điều trị gãy Lefort III bằng nẹp vít hợp kim

255.

Phẫu thuật điều trị gãy Lefort III bằng nẹp vít tự tiêu

256.

Phẫu thuật điều trị can sai xương hàm trên

257.

Phẫu thuật điều trị can sai xương hàm dưới

258.

Phẫu thuật điều trị can sai xương gò má

259.

Phẫu thuật chỉnh hình xương hàm trên một bên

260.

Phẫu thuật chỉnh hình xương hàm trên hai bên

261.

Phẫu thuật chỉnh hình xương hàm dưới một bên

262.

Phẫu thuật chỉnh hình xương hàm dưới hai bên

263.

Phẫu thuật chỉnh hình xương 2 hàm

264.

Phẫu thuật điều trị dính khớp thái dương hàm 1 bên bằng ghép xương - sụn tự thân

265.

Phẫu thuật điều trị dính khớp thái dương hàm 1 bên bằng ghép vật liệu thay thế

266.

Phẫu thuật điều trị dính khớp thái dương hàm 2 bên bằng ghép xương - sụn tự thân

267.

Phẫu thuật điều trị dính khớp thái dương hàm 2 bên bằng vật liệu thay thế

268.

Phẫu thuật điều trị gãy xương hàm dưới bằng chỉ thép

269.

Phẫu thuật điều trị gãy xương hàm dưới bằng nẹp vít hợp kim

270.

Phẫu thuật điều trị gãy xương hàm dưới bằng nẹp vít tư tiêu

271.

Phẫu thuật điều trị gãy xương gò má bằng chỉ thép

272.

Phẫu thuật điều trị gãy xương gò má bằng nẹp vít hợp kim

273.

Phẫu thuật điều trị gãy xương gò má bằng nẹp vít tự tiêu

274.

Phẫu thuật điều trị gãy cung tiếp bằng chỉ thép

275.

Phẫu thuật điều trị gãy cung tiếp bằng nẹp vít hợp kim

276.

Phẫu thuật điều trị gãy cung tiếp bằng nẹp vít tự tiêu

277.

Phẫu thuật điều trị gãy xương gò má - cung tiếp bằng chỉ thép

278.

Phẫu thuật điều trị gãy xương gò má - cung tiếp bằng nẹp vít hợp kim

279.

Phẫu thuật điều trị gãy xương gò má - cung tiếp bằng nẹp vít tự tiêu

280.

Điều trị gãy xương gò má - cung tiếp bằng nắn chỉnh (có gây tê hoặc gây tê)

281.

Phẫu thuật điều trị gãy xương chính mũi bằng chỉ thép

282.

Phẫu thuật điều trị gãy xương chính mũi bằng nẹp vít hợp kim

283.

Phẫu thuật điều trị gãy xương chính mũi bằng nẹp vít tự tiêu

284.

Phẫu thuật điều trị gãy xương chính mũi bằng các vật liệu thay thế

285.

Điều trị gãy xương hàm dưới bằng máng phẫu thuật

286.

Điều trị gãy xương hàm dưới bằng cung cố định 2 hàm

287.

Điều trị gãy xương hàm dưới băng buộc nút Ivy cố định 2 hàm

288.

Điều trị gãy xương hàm dưới bằng vít neo chặn cố định 2 hàm

289.

Phẫu thuật điều trị gãy lồi cầu xương hàm dưới bằng lấy bỏ lồi cầu

290.

Điều trị bảo tồn gẫy lồi cầu xương hàm dưới

291.

Phẫu thuật điều trị đa chấn thương vùng hàm mặt

292.

Phẫu thuật điều trị đa chấn thương vùng hàm mặt có ghép sụn xương tự thân

293.

Phẫu thuật điều trị đa chấn thương vùng hàm mặt có ghép vật liệu thay thế

294.

Phẫu thuật lấy dị vật vùng hàm mặt

295.

Phẫu thuật điều trị vết thương phần mềm vùng hàm mặt có thiếu hổng tổ chức

296.

Phẫu thuật điều trị vết thương phần mềm vùng hàm mặt không thiếu hổng tổ chức

297.

Phẫu thuật điều trị vết thương vùng hàm mặt do hỏa khí

298.

Cố định tạm thời sơ cứu gãy xương hàm

299.

Dẫn lưu máu tụ vùng miệng - hàm mặt

300.

Sơ cứu gãy xương vùng hàm mặt

301.

Sơ cứu vết thương phần mềm vùng hàm mặt

302.

Phẫu thuật tái tạo xương hàm dưới ghép xương bằng kỹ thuật vi phẫu

303.

Phẫu thuật điều trị khuyết hổng phần mềm vùng hàm mặt bằng vi phẫu thuật

304.

Phẫu thuật cắt đường rò luân nhĩ

305.

Phẫu thuật cắt đường rò môi dưới

306.

Phẫu thuật lấy sỏi ống Wharton tuyến dưới hàm

307.

Phẫu thuật nối ống tuyến điều trị rò tuyến nước bọt mang tai

308.

Phẫu thuật tạo đường dẫn trong miệng điều trị rò tuyến nước bọt mang tai

309.

Điều trị viêm tuyến mang tai bằng bơm rửa thuốc qua lỗ ống tuyến

310.

Phẫu thuật ghép xương tự thân tức thì sau cắt đoạn xương hàm trên

311.

Phẫu thuật ghép xương bằng vật liệu thay thế tức thì sau cắt đoạn xương hàm trên

312.

Phẫu thuật ghép xương tự thân tự do tức thì sau cắt đoạn xương hàm dưới

313.

Phẫu thuật cắt đoạn xương hàm dưới không đặt nẹp giữ chỗ

314.

Phẫu thuật ghép xương với khung nẹp hợp kim tức thì sau cắt đoạn xương hàm dưới

315.

Gây tê vùng điều trị cơn đau thần kinh V ngoại biên

316.

Phẫu thuật cắt nhánh ổ mắt của dây thần kinh V

317.

Phẫu thuật cắt nhánh dưới hàm của dây thần kinh V

318.

Phẫu thuật tạo hình các khuyết hổng lớn vùng hàm mặt bằng vạt da cơ

319.

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến nước bọt mang tai bảo tồn thần kinh VII

320.

Phẫu thuật cắt u men xương hàm dưới giữ lại bờ nền

321.

Phẫu thuật cắt lồi xương

322.

Phẫu thuật làm sâu ngách tiền đình

323.

Phẫu thuật mở xoang hàm để lấy chóp răng hoặc răng ngầm

324.

Phẫu thuật điều trị viêm xoang hàm do răng

325.

Phẫu thuật lấy xương chết, nạo rò điều trị viêm xương hàm

326.

Phẫu thuật điều trị hoại tử xương hàm do tia xạ

327.

Phẫu thuật điều trị hoại tử xương và phần mềm vùng hàm mặt do tia xạ

328.

Phẫu thuật cắt nang do răng xương hàm trên

329.

Phẫu thuật cắt nang không do răng xương hàm trên

330.

Phẫu thuật cắt nang do răng xương hàm trên có can thiệp xoang

331.

Phẫu thuật cắt nang do răng xương hàm dưới

332.

Phẫu thuật cắt nang không do răng xương hàm dưới

333.

Phẫu thuật rạch dẫn lưu viêm tẩy lan tỏa vùng hàm mặt

334.

Phẫu thuật rạch dẫn lưu áp xe nông vùng hàm mặt

335.

Nắn sai khớp thái dương hàm

336.

Nắn sai khớp thái dương hàm dưới gây mê

337.

Nắn sai khớp thái dương hàm đến muộn có gây tê

338.

Chọc thăm dò u, nang vùng hàm mặt

339.

Điều trị u lợi bằng Laser

340.

Điều trị viêm lợi miệng loét hoại tử cấp

341.

Phẫu thuật điều trị khe hở môi một bên

342.

Phẫu thuật điều trị khe hở môi hai bên

343.

Phẫu thuật điều trị khe hở chéo mặt một bên

344.

Phẫu thuật điều trị khe hở chéo mặt hai bên

345.

Phẫu thuật điều trị khe hở vòm miệng không toàn bộ

346.

Phẫu thuật điều trị khe hở vòm miệng toàn bộ

347.

Phẫu thuật điều trị khe hở ngang mặt

348.

Phẫu thuật tháo nẹp, vít

PHỤ LỤC SỐ X

DANH MỤC KỸ THUẬT CHUYÊN MÔN KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ CHỨC DANH Y SỸ VỚI PHẠM VI HÀNH NGHỀ ĐA KHOA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Số TT

Số TT Theo Thông tư 43/2013/TT-BYT và Thông tư 21/2017/TT-BYT*

DANH MỤC KỸ THUẬT

 

 

HỆ THẦN KINH

1

2.128

Chăm sóc mắt ở người liệt VII ngoại biên (một lần)

2

3.150

Vận động trị liệu cho người bệnh bất động tại giường

 

 

HỆ TUẦN HOÀN

3

2.113

Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp

4

21.13

Nghiệm pháp dây thắt

5

3.180

Nuôi dưỡng người bệnh bằng đường truyền tĩnh mạch ngoại biên

6

6.69

Xử trí hạ huyết áp tư thế

7

3.203

Cầm máu (vết thương chảy máu)

8

9.8

Cấp cứu ngừng tim

9

9.10

Cấp cứu tụt huyết áp

10

3.51

Ép tim ngoài lồng ngực

11

1.2

Ghi điện tim cấp cứu tại giường

12

3.1411

Kỹ thuật cấp cứu tụt huyết áp

13

1.28

Theo dõi SpO2 liên tục tại giường

14

1.51

Hồi sức chống sốc < 8 giờ

 

 

HỆ HÔ HẤP

15

3.102

Chăm sóc lỗ mở khí quản

16

1.75

Chăm sóc ống nội khí quản

17

9.120

Hút nội khí quản hoặc hút mở khí quản

18

9.123

Khí dung đường thở ở bệnh nhân nặng

19

2.32

Khí dung thuốc giãn phế quản

20

3.2330

Kỹ thuật dẫn lưu tư thế điều trị giãn phế quản, áp xe phổi

21

2.28

Kỹ thuật ho có điều khiển

22

2.30

Kỹ thuật ho khạc đờm bằng khí dung nước muối ưu trương

23

2.29

Kỹ thuật tập thở cơ hoành

24

2.31

Kỹ thuật vỗ rung dẫn lưu tư thế

25

2.61

Rút ống dẫn lưu màng phổi, ống dẫn lưu ổ áp xe

26

3.2331

Rút sonde dẫn lưu màng phổi, sonde dẫn lưu ổ áp xe

27

15.221

Sơ cứu bỏng đường hô hấp

28

3.2189

Sơ cứu bỏng kỳ đầu đường hô hấp

29

3.101

Thay canuyn mở khí quản

30

3.107

Thủ thuật Heimlich (lấy dị vật đường thở)

31

9.7

Cấp cứu ngừng thở

32

3.103

Làm ẩm đường thở qua máy phun sương mù

33

1.59

Thở ô xy qua mặt nạ có túi có hít lại (túi không có van) (≤ 8 giờ)

34

9.183

Thở oxy gọng kính

35

1.57

Thở oxy qua gọng kính (≤ 8 giờ)

36

9.184

Thở oxy qua mặt nạ

37

3.110

Thở oxy qua mặt nạ có túi

38

1.60

Thở oxy qua mặt nạ có túi không hít lại (túi có van) (≤ 8 giờ)

39

1.58

Thở oxy qua mặt nạ không có túi (≤ 8 giờ)

40

9.185

Thở oxy qua mũ kín

41

9.186

Thở oxy qua ống chữ T

42

3.111

Thở oxy qua ống chữ T (T-tube)

43

3.105

Thổi ngạt

44

1.64

Thủ thuật Heimlic(lấy dị vật đường thở) cho người lớn, trẻ em

45

1.65

Bóp bóng Ambu qua mặt nạ

46

2.68

Vận động trị liệu hô hấp

47

3.112

Cố định lồng ngực do chấn thương gãy xương sườn

 

 

HỆ TIÊU HOÁ

48

2.241

Cho ăn qua ống mở thông dạ dày hoặc hỗng tràng (một lần)

49

3.172

Cho ăn qua ống thông dạ dày

50

1.224

Cho ăn qua ống thông dạ dày (một lần)

51

1.216

Đặt ống thông dạ dày

52

1.223

Đặt ống thông hậu môn

53

3.178

Đặt sonde hậu môn

54

2.215

Gây nôn cho người bệnh ngộ độc qua đường tiêu hóa

55

3.1384

Kỹ thuật phòng và điều trị trào ngược dịch dạ dày

56

1.1227

Nuôi dưỡng người bệnh liên tục bằng máy truyền thức ăn qua ống thông dạ dày ≤ 8 giờ

57

3.181

Nuôi dưỡng người bệnh qua Catheter thực quản dạ dày bằng bơm tay

58

3.175

Nuôi dưỡng người bệnh qua lỗ mở dạ dày

59

1.225

Nuôi dưỡng người bệnh qua ống thông dạ dày bằng bơm tay

60

9.142

Nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày

61

9.147

Phòng và điều trị trào ngược dịch dạ dày

62

1.218

Rửa dạ dày cấp cứu

63

1.222

Thụt giữ

64

2.221

Thụt tháo

65

2.337

Thụt thuốc qua đường hậu môn

66

2.338

Thụt tháo chuẩn bị sạch đại tràng

67

2.339

Thụt tháo phân

68

2.244

Đặt ống sonde dạ dày

69

3.3399

Dẫn lưu áp xe hậu môn đơn giản

 

 

HỆ TIẾT NIỆU

70

3.128

Bài niệu cưỡng bức

71

3.334

Chăm sóc ống thông bàng quang

72

10.359

Dẫn lưu bàng quang đơn thuần

73

3.3533

Dẫn lưu nước tiểu bàng quang

74

1.160

Đặt ống thông dẫn lưu bàng quang

75

2.233

Rửa bàng quang

76

1.164

Thông bàng quang

77

3.133

Thông tiểu

78

1.246

Đo lượng nước tiểu 24 giờ

79

3.1390

Kỹ thuật săn sóc theo dõi ống thông tiểu

80

9.150

Săn sóc theo dõi ống thông tiểu

 

 

HỆ NỘI TIẾT

81

7.225

Thay băng trên người bệnh đái tháo đường

82

7.234

Cắt móng chân, chăm sóc móng trên người bệnh đái tháo đường

 

 

HỆ CƠ XƯƠNG

83

10.164

Cố định gãy xương sườn bằng băng dính to bản

84

16.300

Sơ cứu gãy xương vùng hàm mặt

85

1.157

Cố định lồng ngực do chấn thương gãy xương sườn

86

1.276

Cố định tạm thời người bệnh gãy xương

87

1.277

Cố định cột sống cổ bằng nẹp cứng

88

3.2072

Cố định tạm thời sơ cứu gãy xương hàm

89

3.3840

Nắn, bó bột gãy xương đòn

90

3.3817

Chích áp xe phần mềm lớn

91

16.301

Sơ cứu vết thương phần mềm vùng hàm mặt

92

3.2245

Khâu vết thương phần mềm vùng đầu cổ

93

3.3827

Khâu vết thương phần mềm dài dưới 10cm

 

 

MẮT

94

14.214

Bóc giả mạc

95

14.212

Cấp cứu bỏng mắt ban đầu

96

14.203

Cắt chỉ khâu da mi đơn giản

97

3.207

Chăm sóc mắt ở người bệnh hôn mê

98

14.207

Chích chắp, lẹo, nang lông mi; chích áp xe mi, kết mạc

99

14.205

Đốt lông xiêu; nhổ lông xiêu

100

14.171

Khâu da mi đơn giản

101

14.202

Lấy calci kết mạc

102

14.200

Lấy dị vật kết mạc

103

14.210

Nặn tuyến bờ mi, đánh bờ mi

104

14.208

Thay băng vô khuẩn

105

14.222

Theo dõi nhãn áp 3 ngày

106

14.174

Xử lý vết thương phần mềm, tổn thương nông vùng mắt

107

14.209

Tra thuốc nhỏ mắt

108

 

Đo nhãn áp kế Maclakop

109

 

Bơm thông lệ đạo

110

14.211

Rửa cùng đồ

111

 

Quy Trình Khám mắt

112

14.260

Đo Thị Lực

 

 

TAI

113

15.57

Chích nhọt ống tai ngoài

114

15.56

Chọc hút dịch vành tai

115

3.2184

Làm thuốc tai, mũi, thanh quản

116

15.59

Lấy nút biểu bì ống tai ngoài

 

 

MŨI , MIỆNG, HỌNG, ĐẦU CỔ

117

15.142

Cầm máu mũi bằng Merocel

118

1.53

Đặt canuyn mũi hầu, miệng hầu

119

2.150

Hút đờm hầu họng

120

15.222

Khí dung mũi họng

121

15.212

Lấy dị vật họng miệng

122

15.141

Nhét bấc mũi trước

123

3.1955

Nhổ răng sữa

124

15.146

Rút meche, rút merocel hốc mũi

125

15.301

Khâu vết thương đơn giản vùng đầu cổ

126

15.302

Cắt chỉ sau phẫu thuật

127

15.303

Thay băng vết nhỏ

128

15.304

Chích áp xe nhỏ vùng đầu cổ

129

 

RĂNG HÀM MẶT

130

16.41

Chích áp xe lợi

131

16.42

Lấy cao răng

132

3.3083

Cắt lọc, khâu vết thương rách da đầu

133

5.3

Điều trị bệnh da bằng ngâm, tắm

134

5.73

Điều trị đau do zona bằng chiếu Laser Hé- Né

135

3.2973

Điều trị sẹo lõm bằng chấm TCA

136

3.3006

Ga giường bột tale điều trị bệnh da

137

11.12

Thay băng và chăm sóc vùng lấy da

138

3.1703

Cắt chỉ khâu da

139

3.1515

Ngâm rửa vết bỏng bằng nước mát sạch, băng ép, trong sơ cứu, cấp cứu tổn thương bỏng kỳ đầu.

 

 

Y HỌC CỔ TRUYỀN

140

8.26

Bó thuốc

141

8.25

Đặt thuốc YHCT

142

8.485

Giác hơi

143

8.24

Ngâm thuốc YHCT bộ phận

144

8.22

Sắc thuốc thang

145

3.483

Xoa bóp bấm huyệt bằng tay

146

8.20

Xông hơi thuốc

147

8.21

Xông khói thuốc

148

8.28

Luyện tập dưỡng sinh

 

 

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

149

17.16

Điều trị bằng nhiệt nóng (chườm nóng)

150

17.17

Điều trị bằng nhiệt lạnh (chườm lạnh)

151

17.31

Tập nằm đúng tư thế cho người bệnh liệt nửa người

152

17.35

Tập lăn trở khi nằm

153

17.36

Tập thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi

154

17.41

Tập đi với thanh song song

155

17.42

Tập đi với khung tập đi

156

17.43

Tập đi với nạng (nạng nách, nạng khuỷu)

157

17.44

Tập đi với gậy

158

17.47

Tập lên, xuống cầu thang

159

17.48

Tập đi trên các địa hình khác nhau (dốc, sỏi, gồ ghề,…)

160

17.54

Tập vận động chủ động

161

17.55

Tập vận động tự do tứ chi

162

17.63

Tập với thang tường

163

17.65

Tập với ròng rọc

164

17.66

Tập với dụng cụ quay khớp vai

165

17.67

Tập với dụng cụ chèo thuyền

166

17.70

Tập với ghế tập mạnh cơ Tứ đầu đùi

167

17.71

Tập với xe đạp tập

168

17.75

Tập ho có trợ giúp

169

3.150

Vận động trị liệu cho người bệnh bất động tại giường

 

 

TÂM THẦN

170

3.268

Cấp cứu người bệnh tự sát

171

6.49

Liệu pháp giải thích hợp lý

172

6.55

Liệu pháp kích hoạt hành vi (BA)

173

6.60

Liệu pháp lao động

174

6.59

Liệu pháp tái thích ứng xã hội

175

3.262

Liệu pháp tâm lý gia đình

176

3.261

Liệu pháp tâm lý nhóm

177

6.58

Liệu pháp thể dục, thể thao

178

6.44

Liệu pháp thư giãn luyện tập

179

6.71

Xử trí dị ứng thuốc hướng thần

180

6.70

Xử trí ngộ độc thuốc hướng thần

181

6.259

Xử trí người bệnh không ăn

182

6.257

Xử trí người bệnh kích động

183

6.66

Xử trí trạng thái bồn chồn bất an do thuốc hướng thần

 

 

NHI KHOA

184

3.51

Ép tim ngoài lồng ngực

185

3.105

Thổi ngạt

186

3.106

Bóp bóng Ambu qua mặt nạ

187

3.107

Thủ thuật Heimlic ( lấy dị vật đường thở)

188

3.108

Thở oxy gọng kính

189

3.112

Cố định lồng ngực do chấn thương gãy xương sườn

190

3.113

Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp

191

3.191

Xét nghiệm đường máu mao mạch tại giường

192

3.133

Thông tiểu

193

3.134

Hồi sức chống sốc

194

3.150

Vận động trị liệu cho người bệnh bất động tại giường

195

3.178

Đặt sonde hậu môn

196

3.179

Thụt tháo phân

197

3.180

Nuôi dưỡng người bệnh bằng đường truyền tĩnh mạch ngoại biên

198

3.199

Xoa bóp phòng chống loét

199

3.200

Cố định cột sống cổ bằng nẹp cứng

200

3.201

Cố định tạm thời người bệnh gãy xương

201

3.202

Băng bó vết thương

202

3.203

Cầm máu (vết thương chảy máu)

203

3.204

Vận chuyển người bệnh an toàn

204

3.210

Tiêm truyền thuốc

 

 

XÉT NGHIỆM

205

1.5

Làm test phục hồi máu mao mạch

206

1.282

Lấy máu động mạch quay làm xét nghiệm

207

6.74

Test nhanh phát hiện chất gây nghiện trong nước tiểu

208

6.73

Test nhanh phát hiện chất opiats trong nước tiểu

209

3.191

Xét nghiệm đường máu mao mạch tại giường

210

23.201

Định lượng protein niệu

211

 

Lấy mẫu, vận chuyển mẫu bệnh phẩm xét nghiệm

 

 

DANH MỤC KỸ THUẬT KHÁC

212

1.275

Băng bó vết thương

213

1.269

Băng ép bất động sơ cứu rắn cắn

214

1.65

Bóp bóng Ambu qua mặt nạ

215

1.245

Cân người bệnh tại giường bằng cân treo hay cân điện tử

216

15.302

Cắt chỉ sau phẫu thuật

217

3.3821

Cắt lọc tổ chức hoại tử hoặc cắt lọc vết thương đơn giản

218

12.92

Cắt u mỡ, u bã đậu vùng hàm mặt đường kính dưới 5 cm

219

9.11

Chăm sóc bệnh nhân đã tử vong

220

1.305

Chăm sóc bệnh nhân thở máy

221

9.12

Chăm sóc catheter động mạch

222

9.13

Chăm sóc catheter tĩnh mạch

223

15.304

Chích áp xe nhỏ vùng đầu cổ

224

3.3910

Chích hạch viêm mủ

225

3.3031

Chích rạch áp xe nhỏ

226

11.89

Đặt dây truyền dịch ngoại vi điều trị bệnh nhân bỏng

227

11.131

Đặt vị thế cho bệnh nhân bỏng

228

1.270

Ga rô hoặc băng ép cầm máu

229

3.1448

Giảm đau bằng thuốc cho người bệnh sau phẫu thuật, sau chấn thương

230

3.134

Hồi sức chống sốc

231

3.4214

Hướng dẫn sử dụng bình xịt định liều

232

3.3261

Khâu kín vết thương thủng ngực

233

3.187

Kiểm soát đau trong cấp cứu

234

11.178

Kỹ thuật bơm rửa liên tục trong điều trị vết thương mạn tính phức tạp

235

9.98

Kỹ thuật giảm đau bằng tiêm morphin cách quãng dưới da

236

11.177

Kỹ thuật massage tại chỗ trong chăm sóc vết thương mạn tính

237

11.180

Kỹ thuật sử dụng băng chun băng ép trong điều trị vết loét do giãn tĩnh mạch chi dưới

238

3.1403

Kỹ thuật theo dõi thân nhiệt với nhiệt kế thường quy

239

3.1409

Kỹ thuật truyền dịch trong sốc

240

11.176

Kỹ thuật xoay chuyển bệnh nhân dự phòng loét tỳ đè

241

1.253

Lấy máu tĩnh mạch bẹn

242

1.251

Lấy máu tĩnh mạch, tiêm thuốc tĩnh mạch (một lần chọc kim qua da)

243

9.133

Lưu kim luồn tĩnh mạch để tiêm thuốc

244

9.134

Lý liệu pháp ngực ở bệnh nhân nặng

245

9.139

Nâng thân nhiệt chỉ huy

246

3.185

Nâng thân nhiệt chủ động

247

1.229

Nuôi dưỡng người bệnh bằng đường truyền tĩnh mạch ngoại biên ≤ 8 giờ

248

1.230

Nuôi dưỡng người bệnh bằng đường truyền tĩnh mạch trung tâm ≤ 8 giờ

249

11.138

Sơ cấp cứu bệnh nhân bỏng do cóng lạnh

250

11.139

Sơ cấp cứu bệnh nhân bỏng do kiềm và các hóa chất khác

251

11.140

Sơ cấp cứu bệnh nhân bỏng do tia xạ

252

11.82

Sơ cấp cứu bỏng acid

253

11.83

Sơ cấp cứu bỏng do dòng điện

254

11.81

Sơ cấp cứu bỏng do vôi tôi nóng

255

11.79

Sơ cứu, cấp cứu tổn thương bỏng nhiệt

256

3.29

Sốc điện ngoài lồng ngực cấp cứu

257

3.4198

Test dưới da với thuốc

258

2.163

Thay băng các vết loét hoại tử rộng sau TBMMN

259

3.192

Thay băng cho các vết thương hoại tử rộng

260

1.267

Thay băng cho các vết thương hoại tử rộng (một lần)

261

3.1510

Thay băng điều trị bỏng nông, dưới 10% diện tích cơ thể ở trẻ em.

262

11.5

Thay băng điều trị vết bỏng dưới 10% diện tích cơ thể ở người lớn

263

11.10

Thay băng điều trị vết bỏng dưới 10% diện tích cơ thể ở trẻ em

264

11.116

Thay băng điều trị vết thương mạn tính

265

15.303

Thay băng vết mổ

266

3.3911

Thay băng, cắt chỉ

267

3.87

Theo dõi độ bão hòa ô xy (SPO2)

268

9.168

Theo dõi huyết áp không xâm lấn bằng máy

269

9.172

Theo dõi nhịp tim qua ống nghe thực quản

270

9.175

Theo dõi thân nhiệt bằng máy

271

9.176

Theo dõi thân nhiệt với nhiệt kế thường qui

272

3.2389

Tiêm bắp thịt

273

3.2388

Tiêm dưới da

274

3.2387

Tiêm trong da

275

3.210

Tiêm truyền thuốc

276

9.194

Tiệt trùng dụng cụ phục vụ phẫu thuật, GMHS

277

3.1405

Truyền dịch thường quy

278

9.196

Truyền dịch trong sốc

279

9.199

Truyền máu trong sốc

280

1.252

Truyền thuốc, dịch tĩnh mạch ≤ 8 giờ

281

9.200

Vận chuyển bệnh nhân nặng ngoại viện

282

9.201

Vận chuyển bệnh nhân nặng nội viện

283

3.204

Vận chuyển người bệnh an toàn

284

1.278

Vận chuyển người bệnh cấp cứu

285

1.279

Vận chuyển người bệnh chấn thương cột sống thắt lưng

286

1.280

Vận chuyển người bệnh nặng có thở máy

287

9.204

Vô trùng phòng phẫu thuật, phòng tiểu phẫu hoặc buồng bệnh

288

3.885

Xoa bóp đầu mặt cổ, vai gáy, tay

289

3.886

Xoa bóp lưng, chân

290

1.266

Xoa bóp phòng chống loét

291

3.887

Xoa bóp

292

9.124

Xoay trở bệnh nhân thở máy

293

11.80

Xử lí tại chỗ kì đầu tổn thương bỏng

* Mã số tại cột “Số TT Theo Thông tư 43/2013/TT-BYT và Thông tư 21/2017/TT-BYT” được hiểu như sau: Ví dụ: mã “11.80” có nghĩa là danh mục kỹ thuật này được quy định tại Chương XI và có số thứ tự là 80 của danh mục ban hành kèm theo Thông tư 43/2013/TT-BYT và Thông tư 21/2017/TT-BYT.

PHỤ LỤC SỐ XI

DANH MỤC KỸ THUẬT CHUYÊN MÔN KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ CHỨC DANH Y SỸ VỚI PHẠM VI HÀNH NGHỀ Y HỌC CỔ TRUYỀN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

STT

Số TT Theo Thông tư 43/2013/TT-BYT và Thông tư 21/2017/TT-BYT*

Danh mục kỹ thuật

 

 

Y HỌC CỔ TRUYỀN

1

8.1

Mai hoa châm

2

8.2

Hào châm

3

8.4

Nhĩ châm

4

8.5

Điện châm

5

8.8

Ôn châm

6

8.9

Cứu

7

8.10

Chích lể

8

8.15

Sắc thuốc thang và đóng gói thuốc bằng máy

9

8.19

Xông thuốc bằng máy

10

8.20

Xông hơi thuốc

11

8.21

Xông khói thuốc

12

8.22

Sắc thuốc thang

13

8.23

Ngâm thuốc YHCT toàn thân

14

8.24

Ngâm thuốc YHCT bộ phận

15

8.25

Đặt thuốc YHCT

16

8.26

Bó thuốc

17

8.27

Chườm ngải

18

8.28

Luyện tập dưỡng sinh

19

3.4178

Điện nhĩ châm điều trị rối loạn đại tiện

20

3.4179

Điện nhĩ châm điều trị sa trực tràng

21

8.162

Điện nhĩ châm điều trị hội chứng tiền đình

22

8.163

Điện nhĩ châm điều trị hội chứng vai gáy

23

8.164

Điện nhĩ châm điều trị hen phế quản

24

8.165

Điện nhĩ châm điều trị huyết áp thấp

25

8.166

Điện nhĩ châm điều trị liệt dây VII ngoại biên

26

8.167

Điện nhĩ châm điều trị tắc tia sữa

27

8.168

Điện nhĩ châm điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính

28

8.169

Điện nhĩ châm điều trị đau đau đầu, đau nửa đầu

29

8.170

Điện nhĩ châm điều trị mất ngủ

30

8.171

Điện nhĩ châm điều trị hội chứng stress

31

8.172

Điện nhĩ châm điều trị nôn

32

8.173

Điện nhĩ châm điều trị nấc

33

8.174

Điện nhĩ châm điều trị cảm mạo

34

8.175

Điện nhĩ châm hỗ trợ điều trị viêm Amidan

35

8.176

Điện nhĩ châm điều trị béo phì

36

8.177

Điện nhĩ châm điều trị liệt nửa người do tai biến mạch máu não

37

8.178

Điện nhĩ châm điều trị hội chứng dạ dày-tá tràng

38

8.179

Điện nhĩ châm phục hồi chức năng cho trẻ bại liệt

39

8.180

Điện nhĩ châm điều trị giảm thính lực

40

8.181

Điện nhĩ châm điều trị hội chứng tự kỷ ở trẻ em

41

8.182

Điện nhĩ châm điều trị chậm phát triển trí tuệ ở trẻ bại não

42

8.183

Điện nhĩ châm điều trị phục hồi chức năng ở trẻ bại não

43

8.184

Điện nhĩ châm điều trị cơn đau quặn thận

44

8.185

Điện nhĩ châm điều trị viêm bàng quang

45

8.186

Điện nhĩ châm điều di tinh

46

8.187

Điện nhĩ châm điều trị liệt dương

47

8.188

Điện nhĩ châm điều trị rối loạn tiểu tiện

48

8.189

Điện nhĩ châm điều trị bí đái cơ năng

49

8.190

Điện nhĩ châm điều trị cơn động kinh cục bộ

50

8.191

Điện nhĩ châm điều trị sa tử cung

51

8.192

Điện nhĩ châm điều trị hội chứng tiền mãn kinh

52

8.193

Điện nhĩ châm điều trị thất vận ngôn

53

8.194

Điện nhĩ châm điều trị đau dây thần kinh V

54

8.195

Điện nhĩ châm điều trị liệt tứ chi do chấn thương cột sống

55

8.196

Điện nhĩ châm điều trị rối loạn thần kinh chức năng sau chấn thương sọ não

56

8.197

Điện nhĩ châm điều trị khàn tiếng

57

8.198

Điện nhĩ châm điều trị rối loạn cảm giác đầu chi

58

8.199

Điện nhĩ châm điều trị liệt chi trên

59

8.200

Điện nhĩ châm điều trị liệt chi dưới

60

8.201

Điện nhĩ châm điều trị thống kinh

61

8.202

Điện nhĩ châm điều trị rối loạn kinh nguyệt

62

8.203

Điện nhĩ châm điều trị đau hố mắt

63

8.204

Điện nhĩ châm điều trị viêm kết mạc

64

8.205

Điện nhĩ châm điều trị viêm thần kinh thị giác sau giai đoạn cấp

65

8.206

Điện nhĩ châm điều trị giảm thị lực

66

8.207

Điện nhĩ châm hỗ trợ điều trị nghiện ma túy

67

8.208

Điện nhĩ châm điều trị táo bón kéo dài

68

8.209

Điện nhĩ châm điều trị viêm mũi xoang

69

8.210

Điện nhĩ châm hỗ trợ điều trị nghiện thuốc lá

70

8.211

Điện nhĩ châm điều trị đái dầm

71

8.212

Điện nhĩ châm điều trị rối loạn tiêu hóa

72

8.213

Điện nhĩ châm điều trị đau răng

73

8.214

Điện nhĩ châm điều trị nghiện rượu

74

8.215

Điện nhĩ châm điều trị viêm khớp dạng thấp

75

8.216

Điện nhĩ châm điều trị viêm quanh khớp vai

76

8.217

Điện nhĩ châm điều trị đau do thoái hóa khớp

77

8.218

Điện nhĩ châm điều trị đau lưng

78

8.219

Điện nhĩ châm điều trị ù tai

79

8.220

Điện nhĩ châm điều trị giảm khứu giác

80

8.221

Điện nhĩ châm điều trị liệt rễ, đám rối dây thần kinh

81

8.222

Điện nhĩ châm điều trị rối loạn cảm giác nông

82

8.223

Điện nhĩ châm điều trị rối loạn thần kinh thực vật

83

8.224

Điện nhĩ châm điều trị giảm đau do ung thư

84

8.225

Điện nhĩ châm điều trị giảm đau do Zona

85

8.226

Điện nhĩ châm điều trị viêm đa rễ, đa dây thần kinh

86

8.227

Điện nhĩ châm điều trị chứng tíc cơ mặt

87

 

Điện nhĩ châm điều trị trào ngược dạ dày thực quản

88

 

Điện nhĩ châm điều trị đau thần kinh liên sườn

89

 

Điện nhĩ châm điều trị đau thần kinh tọa

90

 

Điện nhĩ châm điều trị giảm đau sau phẫu thuật

91

 

Điện nhĩ châm điều trị liệt do bệnh của cơ

92

 

Điện nhĩ châm điều trị hội chứng ngoại tháp

93

 

Điện nhĩ châm điều trị nói ngọng, nói lắp

94

 

Điện nhĩ châm điều trị sụp mi

95

 

Điện nhĩ châm điều trị tăng huyết áp

96

 

Điện nhĩ châm điều trị tổn thương rễ và đám rối và dây thần kinh

97

 

Điện nhĩ châm điều trị trĩ

98

 

Điện nhĩ châm điều trị chắp lẹo

99

 

Điện nhĩ châm điều trị đau mỏi cơ

100

 

Điện nhĩ châm điều trị đau ngực sườn

101

 

Điện nhĩ châm điều trị hội chứng cánh tay cổ

102

 

Điện nhĩ châm điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

103

 

Điện nhĩ châm điều trị bệnh lý cao huyết áp

104

 

Điện nhĩ châm điều trị bệnh dây thần kinh mặt

105

 

Điện nhĩ châm điều trị thoái hóa cột sống

106

 

Điện nhĩ châm điều trị hội chứng ruột kích thích

107

 

Điện nhĩ châm điều trị loạn trương lực cơ

108

 

Điện nhĩ châm điều trị thoát vị đĩa đệm

109

 

Điện nhĩ châm điều trị viêm cột sống dính khớp

110

 

Điện nhĩ châm điều trị parkinson

111

 

Điện nhĩ châm điều trị suy nhược thần kinh

112

 

Nhĩ châm điều trị béo phì

113

 

Nhĩ châm điều trị bí tiểu cơ năng

114

 

Nhĩ châm điều trị cảm mạo

115

 

Nhĩ châm điều trị chắp lẹo

116

 

Nhĩ châm điều trị chứng tíc cơ mặt

117

 

Nhĩ châm điều trị cơn đau quặn thận

118

 

Nhĩ châm điều trị cơn động kinh cục bộ

119

 

Nhĩ châm điều trị đái dầm

120

 

Nhĩ châm điều trị đau đau đầu, đau nửa đầu

121

 

Nhĩ châm điều trị đau dây thần kinh V

122

 

Nhĩ châm điều trị đau do thoái hóa khớp

123

 

Nhĩ châm điều trị đau hố mắt

124

 

Nhĩ châm điều trị đau lưng

125

 

Nhĩ châm điều trị đau mỏi cơ

126

 

Nhĩ châm điều trị đau ngực sườn

127

 

Nhĩ châm điều trị đau răng

128

 

Nhĩ châm điều trị đau thần kinh liên sườn

129

 

Nhĩ châm điều trị đau thần kinh tọa

130

 

Nhĩ châm điều trị di tinh

131

 

Nhĩ châm điều trị giảm đau do ung thư

132

 

Nhĩ châm điều trị giảm đau do Zona

133

 

Nhĩ châm điều trị giảm đau sau phẫu thuật

134

 

Nhĩ châm điều trị giảm khứu giác

135

 

Nhĩ châm điều trị giảm thị lực

136

 

Nhĩ châm điều trị giảm thính lực

137

 

Nhĩ châm điều trị hen phế quản

138

 

Nhĩ châm điều trị hội chứng dạ dày-tá tràng

139

 

Nhĩ châm điều trị hội chứng ngoại tháp

140

 

Nhĩ châm điều trị hội chứng stress

141

 

Nhĩ châm điều trị hội chứng tiền đình

142

 

Nhĩ châm điều trị hội chứng tiền mãn kinh

143

 

Nhĩ châm điều trị hội chứng vai gáy

144

 

Nhĩ châm điều trị huyết áp thấp

145

 

Nhĩ châm điều trị khàn tiếng

146

 

Nhĩ châm điều trị liệt chi dưới

147

 

Nhĩ châm điều trị liệt chi trên

148

 

Nhĩ châm điều trị liệt dây VII ngoại biên

149

 

Nhĩ châm điều trị liệt do bệnh của cơ

150

 

Nhĩ châm điều trị liệt dương

151

 

Nhĩ châm điều trị liệt nửa người do tai biến mạch máu não

152

 

Nhĩ châm điều trị liệt rễ, đám rối dây thần kinh

153

 

Nhĩ châm điều trị liệt tứ chi do chấn thương cột sống

154

 

Nhĩ châm điều trị mất ngủ

155

 

Nhĩ châm điều trị nấc

156

 

Nhĩ châm điều trị nghiện rượu

157

 

Nhĩ châm điều trị nói ngọng, nói lắp

158

 

Nhĩ châm điều trị nôn

159

 

Nhĩ châm điều trị rối loạn cảm giác đầu chi

160

 

Nhĩ châm điều trị rối loạn cảm giác nông

161

 

Nhĩ châm điều trị rối loạn kinh nguyệt

162

 

Nhĩ châm điều trị rối loạn thần kinh chức năng sau chấn thương sọ não

163

 

Nhĩ châm điều trị rối loạn thần kinh thực vật

164

 

Nhĩ châm điều trị rối loạn tiêu hóa

165

 

Nhĩ châm điều trị rối loạn tiểu tiện

166

 

Nhĩ châm điều trị sa tử cung

167

 

Nhĩ châm điều trị sụp mi

168

 

Nhĩ châm điều trị tắc tia sữa

169

 

Nhĩ châm điều trị tăng huyết áp

170

 

Nhĩ châm điều trị táo bón kéo dài

171

 

Nhĩ châm điều trị thất vận ngôn

172

 

Nhĩ châm điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính

173

 

Nhĩ châm điều trị thống kinh

174

 

Nhĩ châm điều trị tổn thương rễ và đám rối và dây thần kinh

175

 

Nhĩ châm điều trị trào ngược dạ dày thực quản

176

 

Nhĩ châm điều trị trĩ

177

 

Nhĩ châm điều trị ù tai

178

 

Nhĩ châm điều trị viêm bàng quang

179

 

Nhĩ châm điều trị viêm đa rễ, đa dây thần kinh

180

 

Nhĩ châm điều trị viêm kết mạc

181

 

Nhĩ châm điều trị viêm khớp dạng thấp

182

 

Nhĩ châm điều trị viêm mũi xoang

183

 

Nhĩ châm điều trị viêm quanh khớp vai

184

 

Nhĩ châm điều trị viêm thần kinh thị giác sau giai đoạn cấp

185

 

Nhĩ châm hỗ trợ điều trị nghiện ma túy

186

 

Nhĩ châm hỗ trợ điều trị nghiện thuốc lá

187

 

Nhĩ châm hỗ trợ điều trị viêm Amidan

188

3.4182

Điện châm điều trị sa trực tràng

189

8.278

Điện châm điều trị hội chứng tiền đình

190

8.279

Điện châm điều trị huyết áp thấp

191

8.280

Điện châm điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính

192

8.281

Điện châm điều trị hội chứng stress

193

8.282

Điện châm điều trị cảm mạo

194

8.283

Điện châm điều trị viêm amidan

195

8.284

Điện châm điều trị trĩ

196

8.285

Điện châm điều trị phục hồi chức năng cho trẻ bại liệt

197

8.286

Điện châm điều trị hỗ trợ bệnh tự kỷ trẻ em

198

8.287

Điện châm điều trị liệt tay do tổn thương đám rối cánh tay ở trẻ em

199

8.288

Điện châm điều trị chậm phát triển trí tuệ ở trẻ bại não

200

8.289

Điện châm điều trị phục hồi chức năng vận động ở trẻ bại não

201

8.290

Điện châm điều trị cơn đau quặn thận

202

8.291

Điện châm điều trị viêm bàng quang

203

8.292

Điện châm điều trị rối loạn tiểu tiện

204

8.293

Điện châm điều trị bí đái cơ năng

205

8.294

Điện châm điều trị sa tử cung

206

8.295

Điện châm điều trị hội chứng tiền mãn kinh

207

8.296

Điện châm điều trị liệt tứ chi do chấn thương cột sống

208

8.297

Điện châm điều trị rối loạn thần kinh chức năng sau chấn thương sọ não

209

8.298

Điện châm điều trị hội chứng ngoại tháp

210

8.299

Điện châm điều trị khàn tiếng

211

8.300

Điện châm điều trị rối loạn cảm giác đầu chi

212

8.301

Điện châm điều trị liệt chi trên

213

8.302

Điện châm điều trị chắp lẹo

214

8.303

Điện châm điều trị đau hố mắt

215

8.304

Điện châm điều trị viêm kết mạc

216

8.305

Điện châm điều trị viêm thần kinh thị giác sau giai đoạn cấp

217

8.306

Điện châm điều trị lác cơ năng

218

8.307

Điện châm điều trị rối loạn cảm giác nông

219

8.308

Điện châm hỗ trợ điều trị nghiện thuốc lá

220

8.309

Điện châm hỗ trợ điều trị nghiện rượu

221

8.310

Điện châm điều trị viêm mũi xoang

222

8.311

Điện châm điều trị rối loạn tiêu hóa

223

8.312

Điện châm điều trị đau răng

224

8.313

Điện châm điều trị đau do thoái hóa khớp

225

8.314

Điện châm điều trị ù tai

226

8.315

Điện châm điều trị giảm khứu giác

227

8.316

Điện châm điều trị liệt do tổn thương đám rối dây thần kinh

228

8.317

Điện châm điều trị rối loạn thần kinh thực vật

229

8.318

Điện châm điều trị giảm đau do ung thư

230

8.319

Điện châm điều trị giảm đau do zona

231

8.320

Điện châm điều trị liệt do viêm đa rễ, đa dây thần kinh

232

8.321

Điện châm điều trị chứng tic cơ mặt

233

 

Điện châm điều trị liệt VII ngoại biên

234

 

Điện châm điều trị béo phì

235

 

Điện châm điều trị cơn động kinh cục bộ

236

 

Điện châm điều trị đau đầu, đau nửa đầu

237

 

Điện châm điều trị đau dây thần kinh liên sườn

238

 

Điện châm điều trị đau dây V

239

 

Điện châm điều trị đau lưng

240

 

Điện châm điều trị đau thần kinh tọa

241

 

Điện châm điều trị di tinh

242

 

Điện châm điều trị giảm đau sau phẫu thuật

243

 

Điện châm điều trị giảm thính giác

244

 

Điện châm điều trị hen phế quản

245

 

Điện châm điều trị hội chứng vai gáy

246

 

Điện châm điều trị liệt chi dưới

247

 

Điện châm điều trị liệt dây thanh

248

 

Điện châm điều trị liệt do bệnh của cơ

249

 

Điện châm điều trị liệt do viêm não

250

 

Điện châm điều trị liệt dương

251

 

Điện châm điều trị liệt nửa người sau đột quỵ

252

 

Điện châm điều trị mất ngủ

253

 

Điện châm điều trị nấc

254

 

Điện châm điều trị nói ngọng, nói lắp

255

 

Điện châm điều trị nôn

256

 

Điện châm điều trị rối loạn kinh nguyệt

257

 

Điện châm điều trị rụng tóc

258

 

Điện châm điều trị sụp mi

259

 

Điện châm điều trị tắc tia sữa

260

 

Điện châm điều trị tâm căn suy nhược

261

 

Điện châm điều trị tăng huyết áp

262

 

Điện châm điều trị thất vận ngôn

263

 

Điện châm điều trị thống kinh

264

 

Điện châm điều trị trào ngược dạ dày thực quản

265

 

Điện châm điều trị viêm dạ dày tá tràng

266

 

Điện châm điều trị viêm khớp dạng thấp

267

 

Điện châm điều trị viêm quanh khớp vai

268

 

Điện châm điều trị bệnh lý cao huyết áp

269

 

Điện châm điều trị parkinson

270

 

Điện châm điều trị hội chứng cánh tay cổ

271

 

Điện châm điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

272

 

Điện châm điều trị bệnh đĩa đệm

273

 

Điện châm điều trị hội chứng dạ dày tá tràng

274

 

Điện châm điều trị thoái hóa cột sống

275

 

Điện châm điều trị rối loạn giấc ngủ

276

 

Điện châm điều trị loạn trương lực cơ

277

 

Điện châm điều trị viêm cột sống dính khớp

278

 

Điện châm điều trị hội chứng ruột kích thích

279

 

Điện châm điều trị bệnh thần kinh ngoại vi

280

 

Điện châm điều trị bệnh dây thần kinh mặt

281

 

Điện châm điều trị đau thần kinh

282

 

Điện châm điều trị liệt tứ chi

283

 

Điện châm điều trị chậm phát triển tâm thần và vận động

284

 

Điện châm điều trị liệt các dây thần kinh sọ não

285

 

Điện châm điều trị di chứng viêm não

286

 

Hào châm điều trị béo phì

287

 

Hào châm điều trị bí tiểu cơ năng

288

 

Hào châm điều trị cảm mạo

289

 

Hào châm điều trị chắp lẹo

290

 

Hào châm điều trị chứng tic cơ mặt

291

 

Hào châm điều trị cơn đau quặn thận

292

 

Hào châm điều trị cơn động kinh cục bộ

293

 

Hào châm điều trị đau đầu, đau nửa đầu

294

 

Hào châm điều trị đau dây thần kinh liên sườn

295

 

Hào châm điều trị đau dây V

296

 

Hào châm điều trị đau do thoái hóa khớp

297

 

Hào châm điều trị đau hố mắt

298

 

Hào châm điều trị đau lưng

299

 

Hào châm điều trị đau răng

300

 

Hào châm điều trị đau thần kinh tọa

301

 

Hào châm điều trị di tinh

302

 

Hào châm điều trị giảm đau do ung thư

303

 

Hào châm điều trị giảm đau do zona

304

 

Hào châm điều trị giảm đau sau phẫu thuật

305

 

Hào châm điều trị giảm khứu giác

306

 

Hào châm điều trị giảm thị lực

307

 

Hào châm điều trị giảm thính lực

308

 

Hào châm điều trị hen phế quản

309

 

Hào châm điều trị hội chứng ngoại tháp

310

 

Hào châm điều trị hội chứng stress

311

 

Hào châm điều trị hội chứng tiền đình

312

 

Hào châm điều trị hội chứng tiền mãn kinh

313

 

Hào châm điều trị hội chứng vai gáy

314

 

Hào châm điều trị huyết áp thấp

315

 

Hào châm điều trị khàn tiếng

316

 

Hào châm điều trị lác cơ năng

317

 

Hào châm điều trị liệt chi dưới

318

 

Hào châm điều trị liệt chi trên

319

 

Hào châm điều trị liệt dây thanh

320

 

Hào châm điều trị liệt do bệnh của cơ

321

 

Hào châm điều trị liệt do tổn thương đám rối dây thần kinh

322

 

Hào châm điều trị liệt do viêm não

323

 

Hào châm điều trị liệt dương

324

 

Hào châm điều trị liệt nửa người sau đột quỵ

325

 

Hào châm điều trị liệt tứ chi do chấn thương cột sống

326

 

Hào châm điều trị liệt VII ngoại biên

327

 

Hào châm điều trị mất ngủ

328

 

Hào châm điều trị mụn trứng cá

329

 

Hào châm điều trị nấc

330

 

Hào châm điều trị nói ngọng, nói lắp

331

 

Hào châm điều trị nôn

332

 

Hào châm điều trị rối loạn cảm giác đầu chi

333

 

Hào châm điều trị rối loạn cảm giác nông

334

 

Hào châm điều trị rối loạn kinh nguyệt

335

 

Hào châm điều trị rối loạn thần kinh chức năng sau chấn thương sọ não

336

 

Hào châm điều trị rối loạn thần kinh thực vật

337

 

Hào châm điều trị rối loạn tiêu hóa

338

 

Hào châm điều trị rối loạn tiểu tiện

339

 

Hào châm điều trị rụng tóc

340

 

Hào châm điều trị sa tử cung

341

 

Hào châm điều trị sụp mi

342

 

Hào châm điều trị tắc tia sữa

343

 

Hào châm điều trị tâm căn suy nhược

344

 

Hào châm điều trị tăng huyết áp

345

 

Hào châm điều trị táo bón kéo dài

346

 

Hào châm điều trị thất vận ngôn

347

 

Hào châm điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính

348

 

Hào châm điều trị thống kinh

349

 

Hào châm điều trị trào ngược dạ dày thực quản

350

 

Hào châm điều trị trĩ

351

 

Hào châm điều trị ù tai

352

 

Hào châm điều trị viêm amidan

353

 

Hào châm điều trị viêm bàng quang

354

 

Hào châm điều trị viêm dạ dày tá tràng

355

 

Hào châm điều trị viêm đa rễ, đa dây thần kinh

356

 

Hào châm điều trị viêm kết mạc

357

 

Hào châm điều trị viêm khớp dạng thấp

358

 

Hào châm điều trị viêm mũi xoang

359

 

Hào châm điều trị viêm quanh khớp vai

360

 

Hào châm điều trị viêm thần kinh thị giác sau giai đoạn cấp

361

 

Hào châm hỗ trợ điều trị nghiện rượu

362

 

Hào châm hỗ trợ điều trị nghiện thuốc lá

363

8.389

Xoa bóp bấm huyệt điều trị liệt chi trên

364

8.390

Xoa bóp bấm huyệt điều trị liệt chi dưới

365

8.391

Xoa bóp bấm huyệt điều trị liệt nửa người do tai biến mạch máu não

366

8.392

Xoa bóp bấm huyệt điều trị hội chứng thắt lưng- hông

367

8.393

Xoa bóp bấm huyệt điều trị liệt do viêm não

368

8.394

Xoa bóp bấm huyệt điều trị chậm phát triển trí tuệ ở trẻ bại não

369

8.395

Xoa bóp bấm huyệt phục hồi chức năng vận động ở trẻ bại não

370

8.396

Xoa bóp bấm huyệt điều trị cứng khớp chi trên

371

8.397

Xoa bóp bấm huyệt điều trị cứng khớp chi dưới

372

8.398

Xoa bóp bấm huyệt điều trị choáng, ngất

373

8.399

Xoa bóp bấm huyệt điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em

374

8.400

Xoa bóp bấm huyệt điều trị chứng ù tai

375

8.401

Xoa bóp bấm huyệt điều trị giảm khứu giác

376

8.402

Xoa bóp bấm huyệt điều trị liệt do bệnh của cơ

377

8.403

Xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị nghiện rượu

378

8.404

Xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị nghiện thuốc lá

379

8.405

Xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị nghiện ma tuý

380

8.406

Xoa bóp bấm huyệt điều trị tâm căn suy nhược

381

8.407

Xoa bóp bấm huyệt điều trị hội chứng ngoại tháp

382

8.408

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau đầu, đau nửa đầu

383

8.409

Xoa bóp bấm huyệt điều trị mất ngủ

384

8.410

Xoa bóp bấm huyệt điều trị hội chứng stress

385

8.411

Xoa bóp bấm huyệt điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính

386

8.412

Xoa bóp bấm huyệt điều trị tổn thương rễ, đám rối và dây thần kinh

387

8.413

Xoa bóp bấm huyệt điều trị tổn thương dây thần kinh V

388

8.414

Xoa bóp bấm huyệt điều trị liệt dây thần kinh số VII ngoại biên

389

8.415

Xoa bóp bấm huyệt điều trị sụp mi

390

8.416

Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm thần kinh thị giác sau giai đoạn cấp

391

8.417

Xoa bóp bấm huyệt điều trị lác cơ năng

392

8.418

Xoa bóp bấm huyệt điều trị giảm thị lực

393

8.419

Xoa bóp bấm huyệt điều trị hội chứng tiền đình

394

8.420

Xoa bóp bấm huyệt điều trị giảm thính lực

395

8.421

Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm mũi xoang

396

8.422

Xoa bóp bấm huyệt điều trị hen phế quản

397

8.423

Xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

398

8.424

Xoa bóp bấm huyệt điều trị huyết áp thấp

399

8.425

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thần kinh liên sườn

400

8.426

Xoa bóp bấm huyệt điều trị hội chứng dạ dày- tá tràng

401

8.427

Xoa bóp bấm huyệt điều trị nấc

402

8.428

Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm khớp dạng thấp

403

8.429

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau do thoái hóa khớp

404

8.430

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau lưng

405

8.431

Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm quanh khớp vai

406

8.432

Xoa bóp bấm huyệt điều trị hội chứng vai gáy

407

8.433

Xoa bóp bấm huyệt điều trị chứng tic cơ mặt

408

8.434

Xoa bóp bấm huyệt điều trị rối loạn cảm giác đầu chi

409

8.435

Xoa bóp bấm huyệt điều trị tắc tia sữa

410

8.436

Xoa bóp bấm huyệt điều trị rối loạn kinh nguyệt

411

8.437

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau bụng kinh

412

8.438

Xoa bóp bấm huyệt điều trị hội chứng tiền mãn kinh

413

8.439

Xoa bóp bấm huyệt điều trị táo bón

414

8.440

Xoa bóp bấm huyệt điều trị rối loạn tiêu hoá

415

8.441

Xoa bóp bấm huyệt điều trị rối loạn cảm giác nông

416

8.442

Xoa bóp bấm huyệt điều trị bí đái cơ năng

417

8.443

Xoa bóp bấm huyệt điều trị rối loạn thần kinh thực vật

418

8.444

Xoa bóp bấm huyệt điều trị béo phì

419

8.445

Xoa bóp bấm huyệt điều trị rối loạn chức năng vận động do chấn thương sọ não

420

8.446

Xoa bóp bấm huyệt điều trị liệt tứ chi do chấn thương cột sống

421

8.447

Xoa bóp bấm huyệt điều trị giảm đau sau phẫu thuật

422

8.448

Xoa bóp bấm huyệt điều trị giảm đau do ung thư

423

8.449

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đái dầm

424

8.450

Xoa bóp bấm huyệt điều trị hội chứng phân ly

425

 

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thần kinh tọa

426

 

Xoa bóp bấm huyệt điều trị parkinson

427

 

Xoa bóp bấm huyệt điều trị bệnh dây thần kinh mặt

428

 

Xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa cột sống

429

 

Xoa bóp bấm huyệt điều trị hội chứng cánh tay cổ

430

 

Xoa bóp bấm huyệt điều trị loạn trương lực cơ

431

 

Xoa bóp bấm huyệt điều trị sa trực tràng

432

 

Xoa bóp bấm huyệt điều trị sa dạ dày

433

 

Xoa bóp bấm huyệt điều trị thất ngôn

434

 

Xoa bóp bấm huyệt điều trị liệt tứ chi

435

 

Xoa bóp bấm huyệt điều trị liệt các dây thần kinh sọ não

436

 

Xoa bóp tam tự kinh điều trị suy dinh dưỡng

437

8.451

Cứu điều trị hội chứng thắt lưng- hông thể phong hàn

438

8.452

Cứu điều trị đau đầu, đau nửa đầu thể hàn

439

8.453

Cứu điều trị nấc thể hàn

440

8.454

Cứu điều trị ngoại cảm phong hàn

441

8.455

Cứu điều trị khàn tiếng thể hàn

442

8.456

Cứu điều trị rối loạn cảm giác đầu chi thể hàn

443

8.457

Cứu điều trị liệt chi trên thể hàn

444

8.458

Cứu điều trị liệt chi dưới thể hàn

445

8.459

Cứu điều trị liệt nửa người thể hàn

446

8.460

Cứu điều trị liệt dây thần kinh số VII ngoại biên thể hàn

447

8.461

Cứu điều trị đau vai gáy cấp thể hàn

448

8.462

Cứu điều trị giảm thính lực thể hàn

449

8.463

Cứu hỗ trợ điều trị bệnh tự kỷ thể hàn

450

8.464

Cứu điều trị chậm phát triển trí tuệ ở trẻ bại não

451

8.465

Cứu điều trị di tinh thể hàn

452

8.466

Cứu điều trị liệt dương thể hàn

453

8.467

Cứu điều trị rối loạn tiểu tiện thể hàn

454

8.468

Cứu điều trị bí đái thể hàn

455

8.469

Cứu điều trị sa tử cung thể hàn

456

8.470

Cứu điều trị đau bụng kinh thể hàn

457

8.471

Cứu điều trị rối loạn kinh nguyệt thể hàn

458

8.472

Cứu điều trị đái dầm thể hàn

459

8.473

Cứu điều trị đau lưng thể hàn

460

8.474

Cứu điều trị giảm khứu giác thể hàn

461

8.475

Cứu điều trị rối loạn thần kinh thực vật thể hàn

462

8.476

Cứu điều trị cảm cúm thể hàn

463

8.477

Cứu điều trị rối loạn tiêu hóa thể hàn

464

8.478

Cứu hỗ trợ điều trị nghiện ma túy thể hàn

465

 

Cứu điều trị giảm đau trong ung thư

466

 

Cứu điều trị đau dây thần kinh liên sườn thể hàn

467

 

Cứu điều trị viêm phế quản thể hàn

468

 

Cứu điều trị viêm phổi thể hàn

469

 

Cứu điều trị bệnh đường hô hấp thể hàn

470

 

Cứu điều trị đau dây V thể hàn

471

 

Cứu điều trị viêm dạ dày thể hàn

472

 

Cứu điều trị bạch biến

473

 

Cứu điều trị mụn cóc

474

 

Cứu điều trị nấm móng

475

 

Cứu điều trị đau thần kinh tọa thể phong hàn

476

 

Cứu điều trị hội chứng cánh tay cổ thể hàn

477

8.479

Giác hơi điều trị ngoại cảm phong hàn

478

8.480

Giác hơi điều trị ngoại cảm phong nhiệt

479

8.481

Giác hơi điều trị các chứng đau

480

8.482

Giác hơi điều trị cảm cúm

 

 

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

481

17.11

Điều trị bằng tia hồng ngoại

482

17.16

Điều trị bằng nhiệt nóng (chườm nóng)

483

17.17

Điều trị bằng nhiệt lạnh (chườm lạnh)

484

17.31

Tập nằm đúng tư thế cho người bệnh liệt nửa người

485

17.35

Tập lăn trở khi nằm

486

17.36

Tập thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi

487

17.41

Tập đi với thanh song song

488

17.42

Tập đi với khung tập đi

489

17.43

Tập đi với nạng (nạng nách, nạng khuỷu)

490

17.44

Tập đi với gậy

491

17.47

Tập lên, xuống cầu thang

492

17.48

Tập đi trên các địa hình khác nhau (dốc, sỏi, gồ ghề,…)

493

17.54

Tập vận động chủ động

494

17.55

Tập vận động tự do tứ chi

495

17.63

Tập với thang tường

496

17.65

Tập với ròng rọc

497

17.66

Tập với dụng cụ quay khớp vai

498

17.67

Tập với dụng cụ chèo thuyền

499

17.70

Tập với ghế tập mạnh cơ Tứ đầu đùi

500

17.71

Tập với xe đạp tập

501

17.75

Tập ho có trợ giúp

502

3.150

Vận động trị liệu cho người bệnh bất động tại giường

503

11.122

Khám bệnh nhân phục hồi chức năng sau bỏng

504

11.102

Khám di chứng bỏng

505

17.161

Điều trị chườm ngải cứu

506

17.172

Tập dưỡng sinh

 

 

HỆ TUẦN HOÀN

507

1.1

Theo dõi huyết áp liên tục không xâm nhập tại giường ≤ 8 giờ

508

1.28

Theo dõi SPO2 liên tục tại giường ≤ 8 giờ

509

2.85

Điện tim thường

510

3.44

Ghi điện tim cấp cứu tại giường

511

3.46

Theo dõi huyết áp liên tục tại giường

512

3.51

Ép tim ngoài lồng ngực

 

 

HỆ HÔ HẤP

513

1.54

Hút đờm qua ống nội khí quản/canuyn mở khí quản bằng ống thông một lần ở người bệnh không thở máy (một lần hút)

514

1.57

Thở oxy qua gọng kính (≤ 8 giờ)

515

1.59

Thở ô xy qua mặt nạ có túi có hít lại (túi không có van) (≤ 8 giờ)

516

1.65

Bóp bóng Ambu qua mặt nạ

517

1.85

Vận động trị liệu hô hấp

518

1.88

Làm ẩm đường thở qua máy phun sương mù

519

1.154

Theo dõi các thông số cơ học phổi ≤ 8 giờ

520

1.158

Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp cơ bản

521

2.4

Chăm sóc lỗ mở khí quản (một lần)

522

2.30

Kỹ thuật ho khạc đờm bằng khí dung nước muối ưu trương

523

2.31

Kỹ thuật vỗ rung dẫn lưu tư thế

524

3.87

Theo dõi độ bão hòa ô xy (SPO2) liên tục tại giường

525

3.105

Thổi ngạt

526

3.108

Thở oxy gọng kính

527

3.113

Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp

 

 

HỆ THẦN KINH

528

1.211

Vận động trị liệu cho người bệnh bất động tại giường ≤ 8 giờ

529

2.149

Gội đầu cho người bệnh trong các bệnh thần kinh tại giường

530

2.150

Hút đờm hầu họng

531

2.152

Nuôi dưỡng người bệnh liên tục bằng máy, truyền thức ăn qua thực quản, dạ dày

532

2.163

Thay băng các vết loét hoại tử rộng sau TBMMN

533

2.164

Theo dõi SPO2 liên tục tại giường

534

2.165

Vệ sinh răng miệng bệnh nhân thần kinh tại giường

535

2.166

Xoa bóp phòng chống loét trong các bệnh thần kinh (một ngày)

 

 

HỆ TIÊU HÓA

536

1.215

Gây nôn cho người bệnh ngộ độc qua đường tiêu hóa

537

1.216

Đặt ống thông dạ dày

538

1.218

Rửa dạ dày cấp cứu

539

1.221

Thụt tháo

540

1.222

Thụt giữ

541

1.224

Cho ăn qua ống thông dạ dày (một lần)

542

1.225

Nuôi dưỡng người bệnh qua ống thông dạ dày bằng bơm tay (một lần)

543

1.229

Nuôi dưỡng người bệnh bằng đường truyền tĩnh mạch ngoại biên ≤ 8 giờ

544

2.337

Thụt thuốc qua đường hậu môn

545

2.339

Thụt tháo phân

546

3.181

Nuôi dưỡng người bệnh qua Catheter thực quản dạ dày băng bơm tay

547

3.191

Xét nghiệm đường máu mao mạch tại giường

548

3.194

Tắm cho người bệnh tại giường

549

3.199

Xoa bóp phòng chống loét

550

3.201

Cố định tạm thời người bệnh gãy xương

551

3.203

Cầm máu (vết thương chảy máu)

552

3.204

Vận chuyển người bệnh an toàn

553

3.206

Định nhóm máu tại giường

 

 

TOÀN THÂN

554

1.245

Cân người bệnh tại giường bằng cân treo hay cân điện tử

555

1.249

Giải stress cho người bệnh

556

1.251

Lấy máu tĩnh mạch, tiêm thuốc tĩnh mạch (một lần chọc kim qua da)

557

1.252

Truyền thuốc, dịch tĩnh mạch ≤ 8 giờ

558

1.260

Chăm sóc mắt ở người bệnh hôn mê (một lần)

559

1.261

Vệ sinh răng miệng đặc biệt (một lần)

560

1.262

Gội đầu cho người bệnh tại giường

561

1.264

Tắm cho người bệnh tại giường

562

1.266

Xoa bóp phòng chống loét

563

1.267

Thay băng cho các vết thương hoại tử rộng (một lần)

564

1.268

Phục hồi chức năng vận động, nói, nuốt cho người bệnh cấp cứu ≤ 8 giờ

565

1.269

Băng ép bất động sơ cứu rắn cắn

566

1.270

Ga rô hoặc băng ép cầm máu

567

1.275

Băng bó vết thương

568

1.277

Cố định cột sống cổ bằng nẹp cứng

569

1.278

Vận chuyển người bệnh cấp cứu

570

1.279

Vận chuyển người bệnh chấn thương cột sống thắt lưng

571

14.208

Thay băng vô khuẩn

572

14.290

Tiêm trong da; tiêm dưới da; tiêm bắp thịt

573

14.291

Tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch

 

 

HỆ THẬN TIẾT NIỆU

574

2.188

Đặt sonde bàng quang

575

2.195

Đo lượng nước tiểu 24 giờ

576

3.133

Thông tiểu

 

 

DA LIỄU

577

5.3

Điều trị bệnh da bằng ngâm, tắm

578

5.71

Đắp mặt nạ điều trị một số bệnh da

 

 

NỘI TIẾT

579

7.225

Thay băng trên người bệnh đái tháo đường

580

7.234

Cắt móng chân, chăm sóc móng trên người bệnh đái tháo đường

581

7.240

Hướng dẫn tự chăm sóc bàn chân

582

7.241

Tư vấn chế độ dinh dưỡng và tập luyện

 

 

DA VÀ LỚP BAO PHỦ

583

11.79

Sơ cứu, cấp cứu tổn thương bỏng nhiệt

584

11.80

Xử lí tại chỗ kì đầu tổn thương bỏng

585

11.81

Sơ cấp cứu bỏng do vôi tôi nóng

586

11.82

Sơ cấp cứu bỏng acid

587

11.83

Sơ cấp cứu bỏng do dòng điện

588

11.116

Thay băng điều trị vết thương mạn tính

589

3.1515

Ngâm rửa vết bỏng bằng nước mát sạch, băng ép, trong sơ cứu, cấp cứu tổn thương bỏng kỳ đầu.

 

 

MẮT

590

14.209

Tra thuốc nhỏ mắt

PHỤ LỤC SỐ XII

DANH MỤC KỸ THUẬT CHUYÊN MÔN KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ CHỨC DANH ĐIỀU DƯỠNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TT

Mã TT 43, 21

Danh mục kỹ thuật

BS chỉ định và điều dưỡng thực hiện độc lập

ĐD ra chỉ định và thực hiện độc lập

 

 

I. Chương chung

 

 

1

 

Băng ép bất động xử trí rắn độc cắn+

X

X

2

 

Băng ép cầm máu+

X

X

3

1.65

Bóp bóng Ambu qua mặt nạ+

X

X

4

 

Cai thở máy bằng thở T-tube ngắt quãng*

X

X

5

 

Cạo râu

 

X

6

 

Cắt chỉ

X

 

7

 

Cắt lọc - khâu vết thương da đầu mang tóc đơn giản*

X

 

8

 

Cắt lọc - khâu vết thương vùng trán đơn giản*

X

X

9

 

Cắt lọc tổ chức hoại tử hoặc cắt lọc vết thương

X

 

10

 

Cắt móng chân, chăm sóc móng chân

 

X

11

 

Cắt móng tay/chân

 

X

12

 

Cắt/cạo tóc

 

X

13

9.6

Cấp cứu cao huyết áp+

X

 

14

9.8

Cấp cứu ngừng tim+

X

X

15

 

Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp cơ bản+

 

X

16

1.158

Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp cơ bản+

X

X

17

1.159

Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp nâng cao*

X

X

18

9.7

Cấp cứu ngừng thở+

X

X

19

9.10

Cấp cứu tụt huyết áp+

X

X

20

1.157

Cố định lồng ngực do chấn thương gãy xương sườn*

X

X

21

22.511

Chăm sóc bệnh nhân điều trị trong phòng vô trùng*

 

X

22

22.509

Chăm sóc catheter cố định

 

X

23

1.11

Chăm sóc catheter động mạch

 

X

24

1.10

Chăm sóc catheter tĩnh mạch

 

X

25

1.323

Chăm sóc catheter tĩnh mạch trung tâm

 

X

26

2.169

Chăm sóc catheter TMTT trong lọc máu

 

X

27

 

Chăm sóc da sau xạ trị*

X

X

28

1.76

Chăm sóc lỗ mở khí quản (một lần)

X

X

29

 

Chăm sóc lỗ mở thông ra da có biến chứng

X

X

30

1.75

Chăm sóc ống nội khí quản (một lần)

X

X

31

12.334

Chăm sóc ống thông bàng quang

 

X

32

2.241

Cho ăn qua ống mở thông dạ dày hoặc hỗng tràng (một lần)

X

X

33

1.224

Cho ăn qua ống thông dạ dày (một lần)

X

X

34

 

Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật

 

X

35

 

Đánh giá độ đau bằng các thang điểm

X

X

36

 

Đánh giá huyết áp

X

X

37

 

Đánh giá mạch

X

X

38

 

Đánh giá mức độ đau bằng điện cực

X

X

39

 

Đánh giá nhịp thở

 

X

40

 

Đánh giá rối loạn nuốt

X

X

41

 

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số nhân trắc cho người bệnh

 

X

42

 

Đánh giá, nhận định người bệnh

 

X

43

1.53

Đặt canuyn mũi hầu, miệng hầu+

X

X

44

1.6

Đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên

X

X

45

1.216

Đặt ống thông dạ dày

X

 

46

1.160

Đặt ống thông dẫn lưu bàng quang

X

X

47

1.223

Đặt ống thông hậu môn

X

 

48

21.14

Điện tim thường

X

 

49

22.286

Định nhóm máu hệ ABO bằng giấy định nhóm máu để truyền chế phẩm tiểu cầu hoặc huyết tương

X

X

50

22.285

Định nhóm máu hệ ABO bằng giấy định nhóm máu để truyền máu toàn phần, khối hồng cầu, khối bạch cầu

X

X

51

22.288

Định nhóm máu hệ ABO trên thẻ định nhóm máu (đã có sẵn huyết thanh mẫu) để truyền chế phẩm tiểu cầu hoặc huyết tương

X

X

52

22.287

Định nhóm máu hệ ABO trên thẻ định nhóm máu (đã có sẵn huyết thanh mẫu) để truyền máu toàn phần, khối hồng cầu, khối bạch cầu

X

X

53

22.502

Định nhóm máu tại giường bệnh trước truyền máu

X

X

54

 

Đo áp lực hậu môn, trực tràng*

X

 

55

 

Đo áp lực khoang chi thể*

X

 

56

 

Đo áp lực thẩm thấu dịch sinh học (một chỉ tiêu)*

X

X

57

21.4

Đo chỉ số ABI (chỉ số cổ chân/cánh tay)*

X

X

58

 

Đo chỉ số cổ chân - cánh tay (ABI) *

X

 

59

 

Đo chỉ số ngón chân - cánh tay (TBI) chẩn đoán bệnh lý mạch máu đầu chi*

X

X

60

22.4

Đo ECG 12 chuyển đạo tại chỗ*

X

X

61

 

Đo huyết áp trung tâm không xâm lấn (central blood pressure) *

X

 

62

 

Đo huyết áp trung tâm và các chỉ số sóng bằng thiết bị ngoại vi *

X

 

63

2.195

Đo lượng nước tiểu 24 giờ

X

X

64

 

Đo thân nhiệt bằng nhiệt kế

 

X

65

 

Đo trọng lượng cơ thể cho người bệnh nặng bằng dụng cụ chuyên biệt

 

X

66

 

Đo vòng đầu

X

X

67

 

Ép tim ngoài lồng ngực bằng máy ép tim tự động *

X

X

68

1.2

Ghi điện tim cấp cứu tại giường

X

X

69

 

Ghi điện tim thường

X

X

70

2.149

Gội đầu cho người bệnh trong các bệnh thần kinh tại giường

 

X

71

 

Hút áp lực âm bằng máy liên tục điều trị vết loét; vết thương*

X

X

72

 

Hút dịch dạ dày

X

X

73

2.150

Hút đờm hầu họng

X

X

74

1.56

Hút đờm qua ống nội khí quản/canuyn mở khí quản bằng ống thông kín (có thở máy) (một lần hút)

X

X

75

1.54

Hút đờm qua ống nội khí quản/canuyn mở khí quản bằng ống thông một lần ở người bệnh không thở máy (một lần hút)

X

X

76

1.55

Hút đờm qua ống nội khí quản/canuyn mở khí quản bằng ống thông một lần ở người bệnh có thở máy (một lần hút)

X

X

77

7.239

Hướng dẫn kỹ thuật tiêm Insulin*

 

X

78

 

Hướng dẫn người bệnh kỹ thuật chuyên môn tự thực hiện tại nhà trước khi ra viện

 

X

79

 

Hướng dẫn người bệnh kỹ thuật chuyên môn tự thực hiện trong quá trình điều trị

X

X

80

2.641

Hướng dẫn người bệnh sử dụng bình hít định liều

X

X

81

2.642

Hướng dẫn người bệnh sử dụng bình xịt định liều

X

X

82

 

Kĩ thuật đánh giá đau cho người bệnh

 

X

83

 

Kĩ thuật đánh giá, phân cấp chăm sóc cho người bệnh

 

X

84

 

Kĩ thuật gội đầu cho người bệnh tại giường

 

X

85

 

Kĩ thuật hỗ trợ người bệnh di chuyển bằng xe lăn

 

X

86

 

Kĩ thuật hỗ trợ người bệnh tập đi bằng xe chữ U

X

X

87

 

Kỹ thuật băng chun mỏm cụt chi dưới

X

X

88

 

Kỹ thuật băng chun mỏm cụt chi trên

X

X

89

 

Kỹ thuật bơm thuốc qua ống thông mũi - dạ dày

 

X

90

 

Kỹ thuật bơm, kiểm tra áp lực bóng chèn NKQ/MKQ

 

X

91

 

Kỹ thuật cân người bệnh nặng tại giường

X

X

92

 

Kỹ thuật cố định NB kích động

X

X

93

 

Kỹ thuật chăm sóc dẫn lưu

 

X

94

 

Kỹ thuật chăm sóc hậu môn, sinh dục

X

X

95

 

Kỹ thuật chăm sóc ống thông mạch máu

X

X

96

 

Kỹ thuật chăm sóc ống thông tiểu lưu

 

X

97

 

Kỹ thuật cho người bệnh ăn qua đường miệng

X

X

98

 

Kỹ thuật cho người bệnh có rối loạn về nuốt ăn

X

X

99

 

Kỹ thuật cho người bệnh uống thuốc

 

X

100

 

Kỹ thuật chuyển người bệnh hạn chế vận động

 

X

101

 

Kỹ thuật dẫn lưu tư thế điều trị phù do nguyên nhân tắc mạch bạch huyết

X

 

102

 

Kỹ thuật đặt ống thông tiểu 1 lần

X

X

103

 

Kỹ thuật đặt ống thông tiểu liên tục

X

 

104

 

Kỹ thuật đặt tư thế đúng cho người bệnh liệt nửa người

 

X

105

 

Kỹ thuật đo áp lực động mạch, tĩnh mạch trung tâm liên tục*

X

X

106

 

Kỹ thuật đo chiều cao, cân nặng

X

X

107

 

Kỹ thuật đo trọng lượng cơ thể cho người bệnh nặng bằng dụng cụ chuyên biệt

 

X

108

 

Kỹ thuật đo vòng bụng

X

X

109

 

Kỹ thuật đo vòng cánh tay

X

X

110

 

Kỹ thuật garo cầm máu +

X

X

111

 

Kỹ thuật gây nôn cho người bệnh ngộ độc qua đường tiêu hóa

X

X

112

2.30

Kỹ thuật ho khạc đờm bằng khí dung nước muối ưu trương

X

X

113

 

Kỹ thuật hoàn hồi dịch tiêu hóa

X

 

114

 

Kỹ thuật làm sạch nòng trong canuyn mở khí quản 2 nòng

X

X

115

 

Kỹ thuật lấy dịch tỵ hầu để xét nghiệm

X

X

116

 

Kỹ thuật lấy đờm tác động bằng vỗ rung

X

X

117

 

Kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch (một lần chọc kim qua da)

X

 

118

 

Kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch bẹn*

X

 

119

 

Kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch với hệ thống hút chân không

X

 

120

 

Kỹ thuật lấy mủ làm xét nghiệm

X

 

121

 

Kỹ thuật lấy nước tiểu 24h

X

 

122

 

Kỹ thuật lấy nước tiểu ở người bệnh có đặt dẫn lưu nước tiểu

X

 

123

 

Kỹ thuật lấy nước tiểu thường quy

X

 

124

 

Kỹ thuật lấy phân xét nghiệm

X

 

125

 

Kỹ thuật rút ống dẫn lưu

X

 

126

 

Kỹ thuật rút ống thông mạch máu trung tâm

X

X

127

 

Kỹ thuật rút ống thông tiểu lưu

X

X

128

 

Kỹ thuật sưởi ấm cơ thể bằng hơi

 

X

129

 

Kỹ thuật sưởi ấm cơ thể bằng nhiệt

 

X

130

 

Kỹ thuật tắm cho người bệnh

 

X

131

2.29

Kỹ thuật tập thở cơ hoành

X

X

132

 

Kỹ thuật tập thở với dụng cụ

X

X

133

 

Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch qua cổng tiêm thuốc

X

 

134

 

Kỹ thuật thay băng lỗ mở khí quản

X

X

135

 

Kỹ thuật thay túi hậu môn nhân tạo

X

X

136

 

Kỹ thuật thay túi lỗ mở thông ra da

 

X

137

 

Kỹ thuật theo dõi người bệnh sau can thiệp

X

X

138

 

Kỹ thuật thông tiểu ngắt quãng trong phục hồi chức năng tủy sống

 

X

139

 

Kỹ thuật thực hiện bôi thuốc ngoài da

X

 

140

 

Kỹ thuật thực hiện thuốc qua niêm mạc âm đạo

X

 

141

 

Kỹ thuật thực hiện thuốc qua niêm mạc: mắt hoặc mũi hoặc miệng hoặc tai

X

 

142

 

Kỹ thuật vệ sinh răng miệng cho người bệnh

 

X

143

 

Kỹ thuật vệ sinh răng miệng cho người bệnh có ống NKQ hoặc người bệnh thở máy

 

X

144

2.31

Kỹ thuật vỗ rung dẫn lưu tư thế

X

X

145

 

Kỹ thuật vỗ rung lồng ngực

 

X

146

 

Kỹ thuật xoa bóp chân bằng máy cho người bệnh đái tháo đường

X

X

147

 

Kỹ thuật xoa bóp điều trị dự phòng loét (loét độ I)

X

X

148

 

Kỹ thuật xoa bóp vùng

 

X

149

11.176

Kỹ thuật xoay chuyển bệnh nhân dự phòng loét tỳ đè

 

X

150

 

Kỹ thuật xoay chuyển người bệnh dự phòng loét tỳ đè

X

X

151

 

Kỹ thuật xử trí loét do đè ép độ I, độ II

 

X

152

 

Kỹ thuật xử trí loét do đè ép độ III*

 

X

153

 

Kỹ thuật xử trí loét do đè ép độ IV*

 

X

154

15.222

Khí dung mũi họng

X

 

155

1.86

Khí dung thuốc cấp cứu (một lần)

X

X

156

 

Khí dung thuốc giãn phế quản

X

 

157

1.87

Khí dung thuốc qua thở máy (một lần)

X

 

158

 

Làm sạch, loại bỏ tổn thương da, phục hồi da bệnh lý*

X

 

159

2.151

Lấy máu tĩnh mạch bẹn

 

X

160

 

Liệu pháp giảm đau không dùng thuốc

X

 

161

 

Lượng giá chức năng sinh hoạt hàng ngày

 

X

162

9.133

Lưu kim luồn tĩnh mạch để tiêm thuốc

X

X

163

9.141

Nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch

X

 

164

1.229

Nuôi dưỡng người bệnh bằng đường truyền tĩnh mạch ngoại biên ≤ 8 giờ

X

X

165

1.230

Nuôi dưỡng người bệnh bằng đường truyền tĩnh mạch trung tâm ≤ 8 giờ

X

X

166

1.227

Nuôi dưỡng người bệnh liên tục bằng máy truyền thức ăn qua ống thông dạ dày ≤ 8 giờ

X

X

167

2.152

Nuôi dưỡng người bệnh liên tục bằng máy, truyền thức ăn qua thực quản, dạ dày

X

 

168

1.228

Nuôi dưỡng người bệnh qua lỗ mở dạ dày (một lần)

X

X

169

1.226

Nuôi dưỡng người bệnh qua ống thông hỗng tràng ≤ 8 giờ

X

X

170

9.142

Nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày

 

X

171

9.143

Nuôi dưỡng qua ống thông hỗng tràng

 

X

172

 

Nhận định, đánh giá khẩu phần dinh dưỡng trong 24 giờ qua

 

X

173

2.233

Rửa bàng quang

X

 

174

 

Rửa dạ dày

X

X

175

1.218

Rửa dạ dày cấp cứu

X

X

176

 

Sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng

 

X

177

 

Sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng

 

X

178

9.150

Săn sóc theo dõi ống thông tiểu

 

X

179

12.82

Sơ cấp cứu bỏng acid*

X

X

180

12.83

Sơ cấp cứu bỏng do dòng điện*

X

X

181

12.81

Sơ cấp cứu bỏng do vôi tôi nóng*

X

X

182

12.79

Sơ cứu, cấp cứu tổn thương bỏng nhiệt+

X

X

183

 

Tập các kiểu thở

 

X

184

 

Tập lăn trở khi nằm

 

X

185

 

Tập nằm đúng tư thế cho người bệnh liệt tủy*

 

X

186

 

Tập ngồi thăng bằng tĩnh và động*

X

X

187

 

Tập thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi

 

X

188

 

Tập thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng

 

X

189

 

Tập vận động có trợ giúp

X

X

190

 

Tập vận động thụ động

X

X

191

 

Tiêm tế bào gốc qua đường tiêm bắp*

X

 

192

 

Tiêm tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch

X

 

193

 

Tiêm trong da; tiêm dưới da; tiêm bắp thịt

X

 

194

 

Tiêm, truyền thuốc giảm đau bằng bơm áp lực (PCA)*

X

 

195

2.163

Thay băng các vết loét hoại tử rộng sau TBMMN

X

X

196

 

Thay băng cho các vết thương hoại tử rộng (một lần)

X

X

197

11.116

Thay băng điều trị vết thương mạn tính

X

X

198

15.303

Thay băng vết mổ

X

X

199

 

Thay băng vết thương hoại tử mất da rộng

X

X

200

 

Thay băng vết thương mỏm cụt chi

X

X

201

 

Thay băng vết thương sau cắt lọc hoại tử dưới 10 cm2

X

X

202

 

Thay băng vết thương sau cắt lọc hoại tử trên 10 cm2

X

 

203

 

Thay băng vết thương, vết loét trên người bệnh đái tháo đường

X

X

204

 

Thay băng vết thương, vết mổ chiều dài ≤ 15cm

X

X

205

17.38

Thay băng vết thương, vết mổ chiều dài từ trên 30 cm đến 50 cm*

X

X

206

 

Thay băng vết thương, vết mổ chiều dài từ trên 50 cm*

X

X

207

 

Thay băng vết thương, vết mổ chiều dài trên 15cm đến 30 cm

X

X

208

 

Thay băng vết thương, vết mổ nhiễm trùng chiều dài > 50cm*

X

X

209

 

Thay băng vết thương, vết mổ nhiễm trùng chiều dài dưới 15 cm

X

X

210

 

Thay băng vết thương, vết mổ nhiễm trùng chiều dài từ 30 cm đến 50 cm*

X

X

211

 

Thay băng vết thương, vết mổ nhiễm trùng chiều dài từ trên 15 cm đến 30 cm*

X

X

212

 

Thay băng, làm sạch tổn thương da do dị ứng thuốc hoặc tổn thương da do bệnh bọng nước tự miễn < 5% diện tích cơ thể ở người lớn*

X

X

213

 

Thay băng, làm sạch tổn thương da do dị ứng thuốc hoặc tổn thương da do bệnh bọng nước tự miễn < 5% diện tích cơ thể ở trẻ em*

X

X

214

9.156

Theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm

X

X

215

1.3

Theo dõi điện tim cấp cứu tại giường liên tục ≤ 8 giờ

X

X

216

9.176

Theo dõi huyết áp không xâm lấn bằng máy

X

X

217

1.1

Theo dõi huyết áp liên tục không xâm nhập tại giường ≤ 8 giờ

X

X

218

 

Theo dõi khẩu phần dinh dưỡng trong 24 giờ

 

X

219

9.175

Theo dõi SpO2

 

X

220

2.164

Theo dõi SPO2 liên tục tại giường

X

X

221

1.28

Theo dõi SPO2 liên tục tại giường ≤ 8 giờ

X

X

222

9.171

Theo dõi thân nhiệt với nhiệt kế thường qui

 

X

223

 

Theo dõi và chăm sóc người bệnh sốc phản vệ 72 giờ đầu

X

 

224

 

Theo dõi, thay túi lỗ mở thông ra da

X

X

225

1.62

Thở oxy dài hạn điều trị suy hô hấp mạn tính ≤ 8 giờ

X

 

226

1.57

Thở oxy qua gọng kính (£ 8 giờ)

X

X

227

1.60

Thở oxy qua mặt nạ có túi không hít lại (túi có van) (£ 8 giờ)

X

X

228

1.58

Thở oxy qua mặt nạ không có túi (£ 8 giờ)

X

X

229

9.185

Thở oxy qua mũ kín

X

X

230

1.61

Thở oxy qua ống chữ T (T-tube) (£ 8 giờ)

X

X

231

1.59

Thở ô xy qua mặt nạ có túi có hít lại (túi không có van) (£ 8 giờ)

X

X

232

 

Thủ thuật Heimlich

X

X

233

1.64

Thủ thuật Heimlich (lấy dị vật đường thở) cho người lớn và trẻ em+

X

X

234

1.222

Thụt giữ

X

 

235

2.338

Thụt tháo chuẩn bị sạch đại tràng

X

 

236

2.339

Thụt tháo phân

X

X

237

 

Thụt thuốc qua đường hậu môn

X

 

238

9.196

Truyền dịch thường qui

X

 

239

9.197

Truyền dịch trong sốc

X

 

240

22.678

Truyền khối hồng cầu có sử dụng bộ lọc bạch cầu tại giường*

X

 

241

22.679

Truyền khối tiểu cầu có sử dụng bộ lọc bạch cầu tại giường

X

 

242

9.198

Truyền máu hoặc sản phẩm máu thường qui

X

 

243

22.501

Truyền máu tại giường bệnh (bệnh nhân điều trị nội - ngoại trú)

X

 

244

22.677

Truyền máu toàn phần có sử dụng bộ lọc bạch cầu tại giường

X

 

245

9.200

Truyền máu trong sốc

X

 

246

 

Truyền Methotrexate liều cao*

X

 

247

 

Truyền tế bào gốc bằng đường truyền dưới màng cứng*

X

 

248

 

Truyền tế bào gốc qua đường tĩnh mạch*

X

 

249

 

Truyền tĩnh mạch

X

 

250

 

Truyền tĩnh mạch qua máy

X

X

251

9.204

Vệ sinh miệng ở bệnh nhân hồi sức

 

X

252

2.165

Vệ sinh răng miệng bệnh nhân thần kinh tại giường

 

X

253

2.166

Xoa bóp phòng chống loét trong các bệnh thần kinh (một ngày)

 

X

254

9.124

Xoay trở bệnh nhân thở máy

X

X

 

 

II. Nội khoa. Nội Tiết. Dị ứng miễn dịch lâm sàng

 

 

255

 

Băng ép băng chun trong điều trị vết loét do giãn tĩnh mạch chi dưới*

X

X

256

 

Bơm rửa ống thông đường hầm có cuff ở người bệnh chạy thận nhân tạo*

 

X

257

 

Bơm truyền insulin liên tục dưới da *

X

 

258

7.236

Các tiểu phẫu ở người bệnh ĐTĐ (kiểm soát đường huyết tốt)*

X

 

259

 

Cắt lọc, lấy bỏ tổ chức hoại tử cho các nhiễm trùng bàn chân vết loét khu trú ở ngón chân trên người bệnh đái tháo đường*

X

 

260

 

Cắt lọc, lấy bỏ tổ chức hoại tử cho các nhiễm trùng bàn chân vết loét rộng < ¼ bàn chân trên người bệnh đái tháo đường*

X

 

261

 

Cắt lọc, lấy bỏ tổ chức hoại tử cho các nhiễm trùng bàn chân vết loét rộng < ½ bàn chân trên người bệnh đái tháo đường*

X

 

262

 

Cắt lọc, lấy bỏ tổ chức hoại tử cho các nhiễm trùng bàn chân vết loét rộng lan tỏa cả bàn chân trên người bệnh đái tháo đường*

X

 

263

 

Cắt lọc, lấy bỏ tổ chức hoại tử cho các nhiễm trùng phần mềm trên người bệnh đái tháo đường*

X

 

264

7.234

Cắt móng chân, chăm sóc móng trên người bệnh đái tháo đường

 

X

265

 

Cắt, gọt tổn thương dày sừng

X

X

266

22.681

Chăm sóc bệnh nhân điều trị trong phòng ghép tế bào gốc

 

X

267

2.653

Chăm sóc da cho người bệnh dị ứng thuốc nặng

 

X

268

2.172

Chăm sóc ống dẫn lưu bể thận qua da 24 giờ

 

X

269

2.630

Chăm sóc răng miệng cho người bệnh Lyell

 

X

270

2.629

Chăm sóc răng miệng cho người bệnh Stevens -Johnson

 

X

271

2.167

Chăm sóc sonde dẫn lưu bể thận qua da/lần

 

X

272

2.168

Chăm sóc sonde dẫn lưu tụ dịch- máu quanh thận/lần

X

X

273

2.171

Chăm sóc và bảo quản catheter đường hầm có cuff để lọc máu

X

X

274

2.170

Chăm sóc và bảo quản catheter tĩnh mạch trung tâm trong lọc máu

X

X

275

2.632

Chăm sóc vệ sinh da cho người bệnh Lyell

 

X

276

2.631

Chăm sóc vệ sinh da cho người bệnh Stevens -Johnson

 

X

277

 

Chích rạch, dẫn lưu ổ áp xe trên người bệnh đái tháo đường*

X

 

278

 

Chiếu đèn LED điều trị bệnh da *

X

X

279

 

Chiếu đèn LED tái tao cấu trúc da*

X

 

280

 

Chiếu tia hồng ngoại điều trị bỏng, tổn thương da, bệnh lý da, vết thương mạn tính*

X

X

281

 

Đánh giá mức độ nặng của cơn hen phế quản bằng lưu lượng đỉnh kế (peak flow meter)*

X

 

282

 

Đắp dịch chiết nguyên bào sợi hỗ trợ điều trị vết loét*

X

 

283

 

Đắp mặt nạ hỗ trợ điều trị một số bệnh lý da*

X

X

284

21.31

Điện cơ sợi đơn cực (SFEMG)*

X

 

285

21.30

Điện cơ vùng đáy chậu (EMG)

X

 

286

7.238

Điều trị vết loét bằng máy hút áp lực âm (giảm áp vết loét) trên người bệnh đái tháo đường *

X

 

287

2.617

Đo áp suất tối đa hít vào/thở ra - MIP/ MEP*

X

 

288

2.620

Đo biến đổi thể tích toàn thân - Body Plethysmography*

X

 

289

2.619

Đo các thể tích phổi - Lung Volumes*

X

 

290

 

Đo các thể tích phổi bằng phế thân ký*

X

 

291

 

Đo các thể tích phổi bằng phương pháp rửa Nitơ*

X

 

292

21.116

Đo chuyển hoá cơ bản*

X

 

293

2.24

Đo chức năng hô hấp

X

 

294

 

Đo dao động xung ký (IOS)/dao động sóng cưỡng bức (FOT)*

X

 

295

21.15

Đo dung tích khí cặn*

X

 

296

2.615

Đo dung tích sống chậm - SVC*

X

 

297

2.614

Đo dung tích sống gắng sức - FVC*

X

 

298

2.23

Đo đa ký giấc ngủ*

X

 

299

 

Đo đa ký hô hấp*

X

 

300

21.34

Đo điện thế kích thích cảm giác*

X

 

301

21.35

Đo điện thế kích thích giác quan*

X

 

302

21.36

Đo điện thế kích thích vận động*

X

 

303

2.143

Đo điện thế kích thích bằng điện cơ*

X

 

304

 

Đo độ nhớt dịch khớp*

X

 

305

 

Đo đường huyết liên tục

X

 

306

 

Đo đường huyết liên tục và bơm truyền Insulin liên tục dưới da*

X

 

307

21.117

Đo đường máu 24 giờ có định lượng Insulin*

X

 

308

21.118

Đo đường máu 24 giờ không định lượng Insulin

X

X

309

 

Đo đường máu 24 giờ có định lượng Insulin*

X

 

310

2.612

Đo FeNO*

X

 

311

21.19

Đo hô hấp ký*

X

 

312

 

Đo khả năng khuếch tán khí qua màng phế nang - mao mạch (DLCO/DLNO)*

X

 

313

2.22

Đo khả năng khuếch tán khí qua màng phế nang mao mạch (DLCO)*

X

 

314

21.20

Đo kháng lực đường dẫn khí bằng phế thân ký*

X

 

315

21.16

Đo khuếch tán khí (DLCO)*

X

 

316

2.618

Đo khuếch tán phổi - Diffusion Capacity*

X

 

317

 

Đo mật độ xương bằng kỹ thuật DEXA*

X

 

318

21.21

Đo nồng độ khí CO trong đường thở*

X

 

319

 

Đo nồng độ nitric oxide mũi (nNO)*

X

 

320

 

Đo nồng độ nitric oxide trong khí thở ra (FENO)*

X

 

321

21.41

Đo ngưỡng đau

X

X

322

2.250

Đo PH thực quản 24 giờ*

X

 

323

2.613

Đo phế dung kế - Spirometry (FVC, SVC, TLC)*

X

 

324

 

Đo sức cản đường dẫn khí bằng phế thân ký (RAW, sRAW, GAW và sGAW)*

X

 

325

 

Đo sức cản đường dẫn khí bằng phương pháp gián đoạn luồng khí (Rint)*

X

 

326

2.141

Đo tốc độ dẫn truyền (vận động, cảm giác) của thần kinh ngoại vi bằng điện cơ*

X

 

327

21.32

Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh cảm giác*

X

 

328

21.33

Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh vận động*

X

 

329

2.142

Đo tốc độ phản xạ Hoffmann và sóng F của thần kinh ngoại vi bằng điện cơ*

X

 

330

21.17

Đo tổng dung lượng phổi*

X

 

331

 

Đo thành phần khối cơ thể bằng phương pháp trở kháng điện sinh học (BIA)*

X

 

332

2.616

Đo thông khí tự nguyện tối đa - MVV*

X

 

333

22.503

Gạn bạch cầu điều trị*

X

 

334

22.505

Gạn hồng cầu điều trị*

X

 

335

 

Gạn tách bạch cầu để điều trị*

X

 

336

 

Gạn tách bạch cầu hạt từ người hiến trên hệ thống tự động để điều trị*

X

 

337

 

Gạn tách bạch cầu lympho từ người hiến trên hệ thống tự động để điều trị*

X

 

338

 

Gạn tách huyết tương để điều trị*

X

 

339

22.676

Gạn tách huyết tương điều trị*

X

 

340

 

Gạn tách tế bào đơn nhân máu ngoại vi trên hệ thống tự động*

X

 

341

 

Gạn tách tế bào gốc máu ngoại vi trên hệ thống tự động*

X

X

342

 

Gạn tách tiểu cầu để điều trị*

X

 

343

 

Gạn tách tiểu cầu từ người hiến trên hệ thống tự động*

X

 

344

22.504

Gạn tiểu cầu điều trị*

X

 

345

2.148

Ghi điện cơ bằng điện cực kim*

X

 

346

2.144

Ghi điện cơ cấp cứu

X

 

347

2.475

Ghi điện cơ điện thế kích thích cảm giác thân thể*

X

 

348

2.474

Ghi điện cơ điện thế kích thích thị giác, thính giác*

X

 

349

2.476

Ghi điện cơ đo tốc độ dẫn truyền vận động và cảm giác của dây thần kinh ngoại biên chi trên*

X

 

350

2.477

Ghi điện cơ đo tốc độ dẫn truyền vận động và cảm giác của dây thần kinh ngoại biên chi dưới*

X

 

351

21.29

Ghi điện cơ*

X

 

352

 

Ghi điện não bề mặt vỏ não *

X

 

353

21.38

Ghi điện não đồ đa kênh giấc ngủ*

X

 

354

21.40

Ghi điện não đồ thông thường*

X

 

355

21.37

Ghi điện não đồ vi tính

X

 

356

21.39

Ghi điện não đồ video*

X

 

357

2.146

Ghi điện não giấc ngủ*

X

 

358

2.145

Ghi điện não thường quy*

X

 

359

2.147

Ghi điện não video*

X

 

360

7.233

Gọt chai chân (gọt nốt chai) trên người bệnh đái tháo đường*

X

X

361

21.12

Holter điện tâm đồ*

X

 

362

21.7

Holter huyết áp*

X

 

363

11.117

Hút áp lực âm (V.A.C) liên tục trong 24h điều trị vết thương mạn tính*

X

 

364

11.118

Hút áp lực âm (V.A.C) trong 48h điều trị vết thương mạn tính*

X

 

365

2.635

Hướng dẫn người bệnh Stevens - Johnson tập co thắt cơ tròn chống dính*

X

X

366

2.636

Hướng dẫn người bệnh Lyell tập co thắt cơ tròn chống dính*

X

X

367

7.240

Hướng dẫn tự chăm sóc bàn chân*

X

X

368

 

Kỹ thuật chẩn đoán run bằng điện cơ*

X

 

369

 

Kỹ thuật đánh giá chức năng thần kinh thực vật bằng điện cơ*

X

 

370

 

Kỹ thuật đo áp lực nội sọ bằng máy*

X

 

371

 

Kỹ thuật ghi co cơ gắng sức dài bằng điện cơ*

X

 

372

 

Kỹ thuật ghi co cơ gắng sức ngắn bằng điện cơ*

X

 

373

 

Kỹ thuật ghi điện cơ bằng điện cực kim*

X

 

374

 

Kỹ thuật ghi điện cơ sóng F và phản xạ H*

X

 

375

 

Kỹ thuật ghi điện cơ sợi đơn độc*

X

 

376

 

Kỹ thuật ghi điện tim bằng máy ghi biến cố tim*

X

 

377

 

Kỹ thuật ghi điện thế cảm giác thân thể bằng điện cơ*

X

 

378

 

Kỹ thuật ghi điện thế gợi thị giác bằng điện cơ*

X

 

379

 

Kỹ thuật ghi điện thế gợi thính giác bằng điện cơ*

X

 

380

 

Kỹ thuật ghi rối loạn nhịp tim bằng thiết bị di động*

X

 

381

 

Kỹ thuật Holter điện não đồ*

X

 

382

 

Kỹ thuật hút áp lực âm liên tục điều trị rò tiêu hoá*

X

 

383

 

Kỹ thuật kiểm soát trạng thái động kinh*

X

X

384

 

Kỹ thuật lọc máu SLEDD-f *

X

 

385

11.177

Kỹ thuật massage tại chỗ trong chăm sóc vết thương mạn tính*

X

X

386

11.180

Kỹ thuật sử dụng băng chun băng ép trong điều trị vết loét do giãn tĩnh mạch chi dưới

X

X

387

 

Kỹ thuật tiêm thuốc sinh học

X

 

388

 

Kỹ thuật truyền enzym*

X

 

389

 

Kỹ thuật truyền gen trị liệu*

X

 

390

2.509

Kỹ thuật truyền một số thuốc sinh học

X

 

391

 

Kỹ thuật truyền thuốc sinh học

X

 

392

 

Kỹ thuật ước lượng đơn vị vận động bằng điện cơ*

X

 

393

 

Khám bàn chân người bệnh đái tháo đường*

X

 

394

2.621

Khí máu - điện giải trên máy I-STAT-1 - ABBOTT

X

 

395

1.88

Làm ẩm đường thở qua máy phun sương

X

X

396

 

Liệu pháp điều trị ung thư bằng hoá chất, thuốc đích, miễn dịch, nội tiết đường uống*

X

 

397

 

Lọc màng bụng bằng máy (APD - Automated peritoneal dialysis)*

X

 

398

2.203

Lọc màng bụng cấp cứu liên tục 24h*

X

 

399

 

Lọc màng bụng cấp cứu liên tục*

X

 

400

9.129

Lọc màng bụng cấp cứu*

X

 

401

2.204

Lọc màng bụng chu kỳ (CAPD)*

X

 

402

2.206

Lọc màng bụng liên tục 24 h bằng máy*

X

 

403

 

Lọc màng bụng liên tục ngoại trú (CAPD)*

X

 

404

 

Lọc máu bằng kỹ thuật thẩm tách siêu lọc dịch bù trực tiếp từ dịch lọc (Hemodiafiltration Online: HDF- Online) (Hoặc: Thẩm tách siêu lọc máu (HDF-Online) *

X

 

405

2.640

Nuôi dưỡng người bệnh Lyell qua đường tĩnh mạch

X

 

406

2.638

Nuôi dưỡng người bệnh Lyell qua đường miệng

X

 

407

2.639

Nuôi dưỡng người bệnh Stevens - Johnson qua đường tĩnh mạch

X

 

408

 

Nghiệm pháp atropin*

X

 

409

 

Nghiệm pháp bàn nghiêng*

X

 

410

 

Nghiệm pháp dây thắt

X

 

411

21.121

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (100g Glucose) 4 mẫu cho người bệnh thai nghén*

X

 

412

21.119

Nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống (50g Glucose) 2 mẫu cho người bệnh thai nghén*

X

 

413

21.120

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (75g Glucose) 3 mẫu cho người bệnh thai nghén*

X

 

414

 

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 2 mẫu có định lượng C-peptide*

 

 

415

 

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 2 mẫu có định lượng Insulin*

X

 

416

21.106

Nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống 2 mẫu có định lượng Insulin kèm theo*

X

 

417

 

Nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống 2 mẫu không định lượng Insulin*

X

 

418

 

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 3 mẫu có định lượng C-peptide*

X

 

419

 

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 3 mẫu có định lượng Insulin*

 

 

420

 

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 3 mẫu không định lượng Insulin*

X

 

421

21.107

Nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống 5 mẫu có định lượng Insulin kèm theo*

X

 

422

 

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để đánh giá tiết hormone GH*

X

 

423

 

Nghiệm pháp đánh giá đáp ứng phế quản bằng lưu lượng đỉnh kế*

X

X

424

 

Nghiệm pháp đánh giá đáp ứng phế quản với thuốc giãn phế quản*

X

 

425

 

Nghiệm pháp đánh giá rối loạn nuốt tại giường cho người bệnh đột quỵ não*

X

X

426

2.479

Nghiệm pháp đánh giá rối loạn nuốt tại giường cho người bệnh tai biến mạch máu não*

X

 

427

 

Nghiệm pháp đi bộ 6 phút*

X

 

428

21.8

Nghiệm pháp gắng sức điện tâm đồ*

X

 

429

 

Nghiệm pháp gắng sức tim mạch - hô hấp (CPET)*

X

 

430

 

Nghiệm pháp hạ đường huyết bằng Insulin*

X

 

431

21.25

Nghiệm pháp hô hấp gắng sức*

X

 

432

 

Nghiệm pháp kích thích bằng gonadotropin*

X

 

433

 

Nghiệm pháp kích thích GH bằng gắng sức*

X

 

434

 

Nghiệm pháp kích thích GH bằng thuốc*

X

 

435

 

Nghiệm pháp kích thích HCG 3 ngày*

X

 

436

 

Nghiệm pháp kích thích phế quản bằng gắng sức*

X

 

437

 

Nghiệm pháp kích thích phế quản bằng hóa chất*

X

 

438

 

Nghiệm pháp kích thích Synacthen chậm*

 

 

439

 

Nghiệm pháp kích thích Synacthen nhanh*

X

 

440

21.108

Nghiệm pháp nhịn đói 72 giờ*

X

 

441

 

Nghiệm pháp nhịn đói 72h*

X

 

442

 

Nghiệm pháp nhịn nước (nhịn khát)*

X

 

443

21.115

Nghiệm pháp nhịn uống*

X

 

444

 

Nghiệm pháp ức chế bằng Dexamethason liều cao kéo dài*

X

 

445

 

Nghiệm pháp ức chế bằng Dexamethason liều cao qua đêm*

X

 

446

 

Nghiệm pháp ức chế bằng Dexamethason liều thấp qua đêm*

X

 

447

 

Nghiệm pháp ức chế bằng Dexamethason liều thấp trong 2 ngày*

X

 

448

21.10

Nghiệm pháp Von-Kaulla (thời gian tiêu thụ euglobulin)*

X

X

449

2.478

Phản xạ nhắm mắt và đo tốc độ dẫn truyền vận động của dây thần kinh VII ngoại biên*

X

 

450

2.482

Rút catheter tĩnh mạch trung tâm ở bệnh nhân sau ghép thận

X

 

451

22.499

Rút máu để điều trị

X

 

452

 

Sưởi ấm bằng máy bức xạ điều trị bệnh lý và tổn thương da*

X

 

453

 

Test đánh giá chức năng thần kinh tự động đối giao cảm tim mạch bằng nghiệm pháp valsalva*

X

 

454

 

Test đánh giá hấp thu hormone giáp ở những bệnh nhân đáp ứng kém với điều trị hormone giáp*

X

 

455

21.51

Test hơi thở tìm vi khuẩn HP bằng C13, C14*

X

 

456

 

Test hydrogen qua hơi thở*

X

 

457

21.42

Test thần kinh tự chủ*

X

 

458

 

Test thần kinh tự động đối giao cảm tim mạch nghiệm pháp đứng*

X

 

459

 

Test thần kinh tự động đối giao cảm tim mạch nghiệm pháp hít thở sâu*

X

 

460

 

Test thần kinh tự động giao cảm tim mạch hạ huyết áp tư thế*

X

 

461

 

Test thần kinh tự động giao cảm tim mạch nghiệm pháp bóp tay*

X

 

462

2.503

Test thở C13 tìm Helicobacterpylori*

X

 

463

 

Test thở C13O2 tìm Helicobacterpylori*

X

 

464

2.335

Test thở C14O2 tìm H.Pylori*

X

 

465

 

Test thở C14O2 tìm Helicobacterpylori*

 

X

466

 

Test truyền dung dịch NaCl đẳng trương khẳng định cường aldosteron nguyên phát*

X

 

467

 

Tiêm hoặc truyền các chế phẩm sinh học

X

 

468

 

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu điều trị tổn thương da, mô*

X

 

469

 

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân đã hoạt hóa điều trị loét *

X

 

470

 

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân điều trị bệnh lý khớp háng*

X

 

471

 

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân điều trị bệnh lý phần mềm quanh khớp*

X

 

472

 

Tiêm tế bào gốc mô mỡ tự thân điều trị thoái hóa khớp*

X

 

473

 

Tiêm yếu tố tăng trưởng biểu bì hỗ trợ điều trị vết loét do đái tháo đường*

X

 

474

7.241

Tư vấn chế độ dinh dưỡng và tập luyện

X

X

475

 

Tháo móng quặp trên người bệnh đái tháo đường*

X

 

476

 

Thay băng điều trị vết loét, hoại tử chi dưới diện tích < 50 cm2 do đái tháo đường*

X

X

477

 

Thay băng điều trị vết loét, hoại tử chi dưới diện tích từ 100 đến 200cm2 cơ thể do đái tháo đường*

X

X

478

 

Thay băng điều trị vết loét, hoại tử chi dưới diện tích từ 200cm2 đến 400cm2 do đái tháo đường*

X

X

479

 

Thay băng điều trị vết loét, hoại tử chi dưới diện tích từ 50 cm2 đến dưới 100 cm2 do đái tháo đường*

X

X

480

 

Thay băng điều trị vết thương, vết loét mạn tính < 1% diện tích cơ thể*

X

X

481

 

Thay băng điều trị vết thương, vết loét mạn tính từ 1% đến dưới 3% diện tích cơ thể*

X

X

482

 

Thay băng điều trị vết thương, vết loét mạn tính trên 6% diện tích cơ thể*

X

X

483

 

Thay dịch lọc màng bụng*

X

X

484

 

Thay transfer set ở người bệnh lọc màng bụng liên tục ngoại trú*

X

X

485

2.495

Thận nhân tạo chu kỳ (Quả lọc, dây máu 06 lần)*

X

 

486

 

Thủ thuật bơm rửa đường mật qua ống thông *

X

 

487

 

Thủy trị liệu chi thể*

X

 

488

2.518

Truyền Actemra

X

 

489

2.623

Truyền Cyclophosphamide pulse therapy

X

 

490

 

Truyền Cyclophosphamide pulse therapy*

X

 

491

2.627

Truyền Endoxan

X

 

492

 

Truyền hoặc tiêm khối tế bào gốc

X

 

493

2.624

Truyền IVIg

X

 

494

 

Truyền IVIg*

X

 

495

2.626

Truyền kháng thể đơn dòng

X

 

496

22.682

Truyền khối tế bào gốc tạo máu

X

 

497

2.625

Truyền Pulse Therapy Corticoid

X

 

498

 

Truyền Pulse Therapy Corticoid*

 

 

499

2.517

Truyền Remicade

X

 

500

 

Truyền tĩnh mạch Insulin theo nhịp sinh học bằng bơm tiêm tự động điều trị đái tháo đường

X

 

501

22.500

Truyền thay máu

X

 

502

22.510

Truyền thuốc chống ung thư đường tĩnh mạch

X

 

503

22.680

Truyền thuốc thải sắt đường dưới da*

X

 

504

2.634

Vệ sinh vùng hậu môn sinh dục cho người bệnh Lyell

 

X

505

2.633

Vệ sinh vùng hậu môn sinh dục cho người bệnh Stevens -Johnson

 

X

506

2.646

Vỗ rung cho người bệnh Hen phế quản

 

X

507

2.647

Vỗ rung cho người bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

 

X

508

2.648

Vỗ rung cho người bệnh Xơ cứng bì

 

X

509

 

Xoa bóp tại chỗ điều trị vết thương mạn tính*

X

X

 

 

III. Ngoại khoa. Bỏng. Tạo hình thẩm mỹ

 

 

510

 

Rút dẫn lưu bể thận hoặc thận*

X

 

511

 

Băng chỉnh hình số 8

X

X

512

 

Bó bột cánh cẳng bàn tay *

X

 

513

 

Bó bột cẳng bàn chân *

X

 

514

 

Bó bột cẳng bàn tay*

X

 

515

 

Bó bột chậu lưng chân *

X

 

516

 

Bó bột Desault*

X

 

517

 

Bó bột đùi cẳng bàn chân *

X

 

518

 

Bó bột ống đùi cẳng chân*

X

 

519

10.1017

Bó bột ống trong gãy xương bánh chè*

X

 

520

10.992

Bột Corset Minerve,Cravate

X

X

521

 

Bột Corset Minerve,Cravate*

X

 

522

 

Bơm rửa dẫn lưu ổ viêm tụy nhiễm trùng*

X

 

523

 

Bơm rửa hậu môn sau mổ rò hậu môn *

X

X

524

 

Bơm rửa liên tục trong điều trị vết thương mạn tính phức tạp*

X

X

525

 

Bơm rửa ổ nhiễm trùng ổ bụng qua dẫn lưu*

X

 

526

 

Cắt chỉ thép*

X

X

527

 

Cắt lọc - khâu vết thương da đầu mang tóc

X

 

528

 

Cắt lọc - khâu vết thương vùng trán

X

 

529

 

Cắt lọc hạt tô phi vỡ*

X

X

530

 

Cố định tạm thời cột sống cổ bằng nẹp+

X

X

531

 

Cố định tạm thời cột sống lưng bằng nẹp+

X

X

532

 

Cố định tạm thời xương cánh tay+

X

X

533

 

Cố định tạm thời xương cẳng chân+

X

X

534

 

Cố định tạm thời xương cẳng tay+

X

X

535

 

Cố định tạm thời xương chậu+

X

X

536

 

Cố định tạm thời xương đòn+

X

X

537

 

Cố định tạm thời xương đùi +

X

X

538

 

Cố định tạm thời xương vai+

X

X

539

 

Chăm sóc lỗ mở thông hỗng tràng ra da

X

X

540

 

Chích rạch, dẫn lưu ổ áp xe

X

X

541

 

Đặt dẫn lưu vết thương

X

 

542

9.89

Đặt dây truyền dịch ngoại vi điều trị bệnh nhân bỏng

X

 

543

 

Đặt đai số 8 gãy xương đòn*

X

X

544

 

Đặt đai vải treo tay

X

X

545

 

Đặt lại khớp trật cũ khớp vai*

X

X

546

 

Đặt nẹp đùi cẳng bàn chân chống xoay trong gãy cổ xương đùi

X

X

547

 

Đặt nẹp gối (nẹp Zimmer) trong bong gân khớp gối*

X

X

548

11.131

Đặt vị thế cho bệnh nhân bỏng

X

X

549

11.100

Hút áp lực âm (V.A.C) liên tục trong 24h điều trị vết thương, vết bỏng*

X

 

550

11.101

Hút áp lực âm (V.A.C) liên tục trong 48h điều trị vết thương, vết bỏng*

X

 

551

11.178

Kỹ thuật bơm rửa liên tục trong điều trị vết thương mạn tính phức tạp*

X

X

552

 

Kỹ thuật cấy lông mu*

X

 

553

 

Kỹ thuật cố định cột sống cổ bằng nẹp cứng+

X

X

554

11.179

Kỹ thuật đặt dẫn lưu dự phòng nhiễm khuẩn tại chỗ vết thương mạn tính*

X

X

555

 

Khâu cắt lọc vết thương vành tai*

X

 

556

 

Khâu phục hồi bờ mi*

X

 

557

 

Khâu vết thương vùng môi*

X

 

558

 

Laser điều trị đồi mồi*

X

 

559

 

Laser điều trị nám da*

X

 

560

 

Laser điều trị nếp nhăn*

X

 

561

 

Laser điều trị u da*

X

 

562

 

Liệu pháp giường đệm tuần hoàn khí điều trị người bệnh bỏng nặng *

X

 

563

 

Liệu pháp giường khí hóa lỏng điều trị người bệnh bỏng nặng *

X

 

564

10. 1030

Nắm, cố định trật khớp hàm*

X

 

565

 

Nắn, bó bột bàn chân *

X

 

566

 

Nắn, bó bột bàn tay *

X

 

567

10.1001

Nắn, bó bột bong sụn tiếp khớp khuỷu, khớp cổ tay*

X

 

568

 

Nắn, bó bột cẳng bàn chân*

X

 

569

10.994

Nắn, bó bột cột sống*

X

 

570

10.987

Nắn, bó bột chỉnh hình chân chữ 0*

X

 

571

10.988

Nắn, bó bột chỉnh hình chân chữ X*

X

 

572

10.1006

Nắn, bó bột gãy 1/3 dưới hai xương cánh tay*

X

 

573

10.1021

Nắn, bó bột gãy 1/3 dưới hai xương cẳng chân*

X

 

574

10.998

Nắn, bó bột gãy 1/3 dưới thân xương cánh tay*

X

 

575

10.990

Nắn, bó bột gãy 1/3 dưới xương đùi*

X

 

576

10.1005

Nắn, bó bột gãy 1/3 giữa hai xương cánh tay*

X

 

577

10.1020

Nắn, bó bột gãy 1/3 giữa hai xương cẳng chân*

X

 

578

 

Nắn, bó bột gãy 1/3 giữa thân xương cánh tay*

X

 

579

 

Nắn, bó bột gãy 1/3 giữa xương đùi*

X

 

580

10.1004

Nắn, bó bột gãy 1/3 trên hai xương cánh tay*

X

 

581

10.1019

Nắn, bó bột gãy 1/3 trên hai xương cẳng chân*

X

 

582

 

Nắn, bó bột gãy 1/3 trên hai xương cẳng tay*

X

 

583

10.989

Nắn, bó bột gãy 1/3 trên xương đùi*

X

 

584

10.1002

Nắn, bó bột gãy cổ xương cánh tay*

X

 

585

10. 1014

Nắn, bó bột gãy cổ xương đùi*

X

 

586

10.986

Nắn, bó bột gãy cổ xương đùi, vỡ ổ cối và trật khớp háng

X

 

587

10. 1026

Nắn, bó bột gãy Dupuptren*

X

 

588

10. 1016

Nắn, bó bột gãy lồi cầu xương đùi*

X

 

589

10. 1012

Nắn, bó bột gãy mâm chày*

X

 

590

10. 1027

Nắn, bó bột gãy Monteggia*

X

 

591

10. 1007

Nắn, bó bột gãy một xương cẳng tay*

X

 

592

10. 1008

Nắn, bó bột gãy Pouteau - Colles*

X

 

593

10. 1003

Nắn, bó bột gãy trên lồi cầu xương cánh tay trẻ em độ III và độ IV*

X

 

594

 

Nắn, bó bột gãy xương bàn chân*

X

 

595

10. 1009

Nắn, bó bột gãy xương bàn, ngón tay

X

 

596

10.1022

Nắn, bó bột gãy xương chày*

X

 

597

10. 1013

Nắn, bó bột gãy xương chậu*

X

 

598

10.996

Nắn, bó bột gãy xương đòn*

X

 

599

10. 1023

Nắn, bó bột gãy xương gót*

X

 

600

10.993

Nắn, bó bột gãy xương hàm*

X

 

601

 

Nắn, bó bột gãy xương ngón chân*

X

 

602

10.985

Nắn, bó bột giai đoạn trong hội chứng Volkmann*

X

 

603

 

Nắn, bó bột trật chỏm quay*

X

 

604

 

Nắn, bó bột trật khớp cổ chân*

X

 

605

10. 1025

Nắn, bó bột trật khớp cùng đòn*

X

 

606

10. 1018

Nắn, bó bột trật khớp gối*

X

 

607

10.991

Nắn, bó bột trật khớp háng bẩm sinh*

X

 

608

10. 1010

Nắn, bó bột trật khớp háng*

X

 

609

10. 1000

Nắn, bó bột trật khớp khuỷu*

X

 

610

10.995

Nắn, bó bột trật khớp vai*

X

 

611

10. 1029

Nắn, bó bột trật khớp xương đòn*

X

 

612

10. 1001

Nắn, bó bột trong bong sụn tiếp khớp gối, khớp háng*

X

 

613

 

Nắn, cố định trật khớp hàm *

X

 

614

10. 1015

Nắn, cố định trật khớp háng không chỉ định phẫu thuật*

X

 

615

10. 1032

Nẹp bột các loại, không nắn

X

 

616

 

Rút bấc chèn trực tràng*

X

 

617

 

Rút sonde dẫn lưu bể thận qua da *

X

 

618

 

Rút sonde dẫn lưu hố thận ghép qua da

X

 

619

 

Rút sonde dẫn lưu tụ dịch hoặc tụ máu quanh thận qua da*

X

 

620

2.232

Rửa bàng quang lấy máu cục

X

 

621

11.144

Siêu lọc máu liên tục 24h điều trị nhiễm độc, nhiễm khuẩn do bỏng*

X

 

622

11.145

Siêu lọc máu liên tục 48h điều trị nhiễm độc, nhiễm khuẩn do bỏng*

X

 

623

11.146

Siêu lọc máu liên tục kết hợp thẩm tách 24h điều trị nhiễm độc, nhiễm khuẩn do bỏng*

X

 

624

11.147

Siêu lọc máu liên tục kết hợp thẩm tách 48h điều trị nhiễm độc, nhiễm khuẩn do bỏng*

X

 

625

11.138

Sơ cấp cứu bệnh nhân bỏng do cóng lạnh*

X

X

626

11.139

Sơ cấp cứu bệnh nhân bỏng do kiềm và các hóa chất khác*

X

X

627

11.140

Sơ cấp cứu bệnh nhân bỏng do tia xạ*

X

X

628

11.98

Sử dụng oxy cao áp điều trị bệnh nhân bỏng*

X

 

629

11.121

Sử dụng oxy cao áp điều trị vết thương mạn tính*

X

 

630

11.13

Sử dụng thuốc tạo màng điều trị vết thương bỏng nông

X

 

631

11.97

Tắm điều trị bệnh nhân bỏng

X

X

632

11.137

Tắm điều trị bệnh nhân hồi sức, cấp cứu bỏng*

X

X

633

 

Tắm điều trị người bệnh bỏng*

X

X

634

 

Tắm điều trị người bệnh hồi sức, cấp cứu bỏng*

X

 

635

 

Tắm điều trị người bệnh Steven Johnson

X

X

636

 

Tắm phục hồi chức năng sau bỏng*

X

X

637

 

Tiêm Acid hyaluronic làm đầy nếp nhăn, sẹo lõm*

X

 

638

 

Tiêm Botox chống nếp nhăn vùng trán*

X

 

639

 

Tiêm Botox góc hàm*

X

 

640

 

Tiêm Botox xóa nếp nhăn vùng mặt*

X

 

641

 

Tiêm chất làm đầy chống nếp nhăn vùng trán*

X

 

642

 

Tiêm chất làm đầy nâng sống mũi*

X

 

643

 

Tiêm chất làm đầy xóa nếp nhăn vùng mặt*

X

 

644

 

Tiêm xơ dị dạng mạch máu đầu mặt cổ *

X

 

645

 

Tháo bột các loại*

X

 

646

11.12

Thay băng chăm sóc vùng lấy da

X

X

647

 

Thay băng điều trị vết bỏng < 5% diện tích cơ thể ở người lớn*

X

X

648

 

Thay băng điều trị vết bỏng < 5% diện tích cơ thể ở trẻ em*

X

X

649

11.5

Thay băng điều trị vết bỏng dưới 10% diện tích cơ thể ở người lớn

X

X

650

11.10

Thay băng điều trị vết bỏng dưới 10% diện tích cơ thể ở trẻ em

X

X

651

11.4

Thay băng điều trị vết bỏng từ 10% - 19% diện tích cơ thể ở người lớn

X

X

652

11.9

Thay băng điều trị vết bỏng từ 10% - 19% diện tích cơ thể ở trẻ em*

X

X

653

 

Thay băng điều trị vết bỏng từ 10% - dưới 20% diện tích cơ thể ở người lớn*

X

X

654

11.3

Thay băng điều trị vết bỏng từ 20% - 39% diện tích cơ thể ở người lớn*

X

X

655

11.8

Thay băng điều trị vết bỏng từ 20% - 39% diện tích cơ thể ở trẻ em*

X

X

656

11.7

Thay băng điều trị vết bỏng từ 40 % - 60% diện tích cơ thể ở trẻ em*

X

X

657

11.2

Thay băng điều trị vết bỏng từ 40% - 60% diện tích cơ thể ở người lớn*

X

X

658

11.1

Thay băng điều trị vết bỏng trên 60% diện tích cơ thể ở người lớn*

X

X

659

11.6

Thay băng điều trị vết bỏng trên 60% diện tích cơ thể ở trẻ em*

X

X

660

 

Thay băng điều trị vết thương, vết loét mạn tính từ 3% đến 6% diện tích cơ thể*

X

X

661

11.11

Thay băng sau phẫu thuật ghép da điều trị bỏng sâu*

X

X

662

2.508

Thay băng vết loét do vỡ hạt tophy

X

X

663

 

Thay băng vết thương sau phẫu thuật chuyển vạt, nối chi*

X

 

664

 

Thay băng vết thương sau vá (ghép) da dưới 5 cm2*

X

 

665

 

Thay băng vết thương sau vá (ghép) da từ 5 -10 cm2*

X

X

666

 

Thay băng vết thương sau vá (ghép) da trên 10 cm2*

X

 

667

 

Thay băng, làm sạch tổn thương da do dị ứng thuốc hoặc tổn thương da do bệnh bọng nước tự miễn ≥ 60% diện tích cơ thể ở người lớn*

X

X

668

 

Thay băng, làm sạch tổn thương da do dị ứng thuốc hoặc tổn thương da do bệnh bọng nước tự miễn ≥ 60% diện tích cơ thể ở trẻ em*

X

X

669

 

Thay băng, làm sạch tổn thương da do dị ứng thuốc hoặc tổn thương da do bệnh bọng nước tự miễn từ 10% - dưới 20% diện tích cơ thể ở người lớn*

X

X

670

 

Thay băng, làm sạch tổn thương da do dị ứng thuốc hoặc tổn thương da do bệnh bọng nước tự miễn từ 10% - dưới 20% diện tích cơ thể ở trẻ em*

X

X

671

 

Thay băng, làm sạch tổn thương da do dị ứng thuốc hoặc tổn thương da do bệnh bọng nước tự miễn từ 20% - dưới 40% diện tích cơ thể ở người lớn*

X

X

672

 

Thay băng, làm sạch tổn thương da do dị ứng thuốc hoặc tổn thương da do bệnh bọng nước tự miễn từ 20% - dưới 40% diện tích cơ thể ở trẻ em*

X

X

673

 

Thay băng, làm sạch tổn thương da do dị ứng thuốc hoặc tổn thương da do bệnh bọng nước tự miễn từ 40% - dưới 60% diện tích cơ thể ở người lớn*

X

X

674

 

Thay băng, làm sạch tổn thương da do dị ứng thuốc hoặc tổn thương da do bệnh bọng nước tự miễn từ 40% - dưới 60% diện tích cơ thể ở trẻ em*

X

X

675

 

Thay băng, làm sạch tổn thương da do dị ứng thuốc hoặc tổn thương da do bệnh bọng nước tự miễn từ 5% - dưới 10% diện tích cơ thể ở người lớn*

X

X

676

 

Thay băng, làm sạch tổn thương da do dị ứng thuốc hoặc tổn thương da do bệnh bọng nước tự miễn từ 5% - dưới 10% diện tích cơ thể ở trẻ em*

X

X

677

9.91

Theo dõi chăm sóc người bệnh bỏng nặng

X

X

678

 

Thủ thuật nong âm đạo *

X

 

679

 

Thủ thuật treo chỉ căng da mặt các loại*

X

 

680

 

Treo cung mày bằng chỉ*

X

 

681

12.80

Xử lí tại chỗ kì đầu tổn thương bỏng

X

X

 

 

IV. Da liễu

 

 

682

5.91

Chăm sóc người bệnh bị pemphigoid. hồng ban đa dạng. Durhing Brocq....

 

X

683

5.113

Điều trị bệnh hói bằng kỹ thuật lăn kim và thuốc bôi tại chỗ*

X

 

684

5.109

Điều trị bệnh rám má bằng kỹ thuật lăn kim và thuốc bôi tại chỗ*

X

 

685

5.112

Điều trị bệnh rụng tóc bằng kỹ thuật lăn kim và thuốc bôi tại chỗ*

X

 

686

5.110

Điều trị bệnh tàn nhang bằng kỹ thuật lăn kim và thuốc bôi tại chỗ*

X

 

687

5.95

Điều trị các bớt sắc tố bằng Laser Ruby*

X

 

688

5.114

Điều trị dãn lỗ chân lông bằng kỹ thuật lăn kim và thuốc bôi tại chỗ*

X

 

689

5.115

Điều trị lão hóa da bằng kỹ thuật lăn kim và thuốc bôi tại chỗ*

X

 

690

5.107

Điều trị mụn trứng cá bằng chiếu đèn LED*

X

 

691

5.103

Điều trị mụn trứng cá bằng máy Mesoderm*

X

 

692

5.117

Điều trị nếp nhăn da bằng kỹ thuật lăn kim và thuốc bôi tại chỗ*

X

 

693

5.97

Điều trị rám má bằng laser Fractional*

X

 

694

5.102

Điều trị rám má bằng máy Mesoderm*

X

 

695

5.116

Điều trị rạn da bằng kỹ thuật lăn kim và thuốc bôi tại chỗ*

X

 

696

5.104

Điều trị rụng tóc bằng máy Mesoderm*

X

 

697

5.111

Điều trị sẹo lõm bằng kỹ thuật lăn kim và thuốc bôi tại chỗ*

X

 

698

5.93

Điều trị sẹo lõm bằng Laser Fractional, Intracell*

X

 

699

 

Lột da bằng hóa chất*

X

 

700

5.96

Trẻ hoá da bằng các kỹ thuật Laser Fractional*

X

 

701

5.105

Trẻ hoá da bằng chiếu đèn LED*

X

 

702

5.101

Trẻ hoá da bằng máy Mesoderm*

X

 

703

5.98

Trẻ hoá da bằng Radiofrequency (RF)*

X

 

704

5.106

Trẻ hoá da bằng tiêm Botulinum toxin*

X

 

705

5.108

Trẻ hoá da bằng tiêm chất làm đầy (Filler)*

X

 

706

5.94

Xoá nếp nhăn bằng Laser Fractional, Intracell*

X

 

707

5.92

Xoá xăm bằng các kỹ thuật Laser Ruby*

X

 

 

 

V. Gây mê hồi sức

 

 

708

 

An thần bằng miếng dán trên da*

X

 

709

 

An thần đường hậu môn, trực tràng*

X

 

710

 

An thần đường hô hấp*

X

 

711

 

An thần đường tiêm bắp*

X

 

712

 

An thần đường tiêm tĩnh mạch một liều duy nhất*

X

 

713

 

An thần đường tiêm tĩnh mạch ngắt quãng*

X

 

714

 

An thần đường tĩnh mạch truyền liên tục bằng bơm tiêm điện*

X

 

715

 

An thần đường thấm qua niêm mạc*

X

 

716

 

An thần đường uống*

X

 

717

9.5

Cai máy thở bằng chế độ thông minh*

X

 

718

9.4

Cai máy thở bằng chế độ thở thông thường*

X

 

719

9.9

Cấp cứu ngừng tim bằng máy tự động*

X

 

720

9.11

Chăm sóc bệnh nhân đã tử vong

X

X

721

9.14

Chăm sóc và theo dõi áp lực nội sọ*

X

 

722

9.21

Chống hạ thân nhiệt trong hoặc sau phẫu thuật*

X

X

723

9.49

Đặt tư thế năm sấp khi thở máy*

X

 

724

 

Đo áp lực ổ bụng trong hồi sức cấp cứu*

X

X

725

 

Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm bằng cột nước*

X

X

726

 

Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm liên tục qua cổng đo áp lực trên máy*

X

X

727

 

Đo độ giãn cơ bằng kỹ thuật TOF*

X

X

728

 

Đo nhiệt lượng tiêu thụ của người bệnh thở máy*

 

X

729

9.56

Đo và theo dõi ScvO2*

X

 

730

9.57

Đo và theo dõi SjO2*

X

 

731

9.58

Đo và theo dõi SvO2*

X

 

732

 

Gây mê tiêm bắp/Giảm đau sau mổ bằng truyền liên tục tĩnh mạch*

X

 

733

 

Gây mê tiêm bắp/Giảm đau sau mổ đường tĩnh mạch do người bệnh tự điều khiển*

X

 

734

 

Gây mê tĩnh mạch kết hợp hô hấp dòng thấp úp mặt nạ hỗ trợ*

X

 

735

 

Gây mê tĩnh mạch kết hợp hô hấp/Giảm đau sau mổ bằng truyền liên tục tĩnh mạch*

X

 

736

 

Gây mê tĩnh mạch kết hợp hô hấp/Giảm đau sau mổ đường tĩnh mạch do người bệnh tự điều khiển*

X

 

737

 

Gây mê tĩnh mạch với tự thở qua mũi*

X

 

738

 

Gây mê tĩnh mạch với úp mặt nạ hỗ trợ*

X

 

739

 

Gây mê tĩnh mạch/gây mê tiêm bắp/gây mê hô hấp/gây mê tĩnh mạch kết hợp hô hấp/gây mê - tỉnh - mê/Tiêm một lần thần kinh trụ*

X

 

740

 

Gây mê tĩnh mạch/gây mê tiêm bắp/gây mê hô hấp/gây mê tĩnh mạch kết hợp hô hấp/gây mê - tỉnh - mê/Tiêm một lần thân thần kinh quay*

X

 

741

 

Gây mê tĩnh mạch/gây mê tiêm bắp/gây mê hô hấp/gây mê tĩnh mạch kết hợp hô hấp/gây mê - tỉnh - mê/Tiêm một lần vết mổ*

X

 

742

 

Gây mê tĩnh mạch/Giảm đau sau mổ đường tĩnh mạch do người bệnh tự điều khiển*

X

X

743

 

Gây tê đám rối thần kinh cánh tay nách kết hợp với gây mê bằng úp mặt nạ hỗ trợ*

X

X

744

 

Gây tê thấm tại vết mổ có an thần*

X

 

745

 

Gây tê thấm tại vết mổ*

X

X

746

 

Gây tê thần kinh bì đùi ngoài bằng mốc giải phẫu*

X

X

747

 

Gây tê thần kinh bì đùi ngoài*

X

X

748

 

Gây tê thần kinh gốc ngón chân bằng kích thích thần kinh*

X

X

749

 

Gây tê thần kinh gốc ngón chân bằng mốc giải phẫu*

X

X

750

 

Gây tê thần kinh gốc ngón chân có an thần bằng kiểm soát nồng độ đích*

X

X

751

 

Gây tê thần kinh gốc ngón chân có an thần*

X

X

752

 

Gây tê thần kinh gốc ngón tay bằng mốc giải phẫu*

X

X

753

 

Gây tê thần kinh gốc ngón tay có an thần*

X

X

754

 

Gây tê thần kinh quay bằng kích thích thần kinh*

X

X

755

 

Gây tê thần kinh quay bằng mốc giải phẫu*

X

X

756

 

Gây tê thần kinh quay có an thần*

X

X

757

 

Gây tê thần kinh trụ bằng kích thích thần kinh*

X

X

758

 

Gây tê thần kinh trụ bằng mốc giải phẫu*

X

X

759

 

Gây tê thần kinh trụ có an thần*

X

 

760

 

Giảm đau sau mổ bằng truyền liên tục tĩnh mạch*

X

 

761

 

Giảm đau sau mổ đường tĩnh mạch do người bệnh tự điều khiển*

X

 

762

 

Giảm đau sau mổ đường tĩnh mạch*

X

 

763

9.117

Hô hấp nhân tạo bằng tay với bóng hay ambu trong và sau mê

X

 

764

 

Hút liên tục trên bóng chèn áp lực thấp

 

X

765

9.119

Hút nội khí quản bằng hệ thống kín

X

X

766

9.120

Hút nội khí quản hoặc hút mở khí quản

X

X

767

9.1

Kỹ thuật an thần PCS*

X

 

768

 

Kỹ thuật bơm hơi áp lực ngắt quãng dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới

X

 

769

9.2

Kỹ thuật cách ly dự phòng

X

 

770

9.3

Kỹ thuật cách ly nhiễm trùng

X

 

771

 

Kỹ thuật đo CO2 mô cơ thể*

X

 

772

 

Kỹ thuật đo độ bão hòa oxy tĩnh mạch trung tâm liên tục

 

X

773

9.86

Kỹ thuật gây tê ở cổ tay*

X

 

774

9.87

Kỹ thuật gây tê ở khuỷu tay*

X

 

775

9.95

Kỹ thuật gây tê vùng bàn chân*

X

 

776

9.98

Kỹ thuật giảm đau bằng tiêm morphin cách quãng dưới da

X

 

777

9.99

Kỹ thuật giảm đau bằng dò liều morphin tĩnh mạch

X

 

778

9.100

Kỹ thuật giảm đau bằng morphin tĩnh mạch theo kiểu PCA

X

 

779

 

Khám trước gây mê và phân loại độ nặng theo ASA*

X

X

780

9.123

Khí dung đường thở ở bệnh nhân nặng

X

 

781

9.135

Mê tĩnh mạch theo TCI*

X

 

782

 

Rút ống mở khí quản

X

X

783

9.195

Tiệt trùng dụng cụ phục vụ phẫu thuật, GMHS

 

X

784

 

Theo dõi độ đau bằng kỹ thuật số hoá*

X

X

785

 

Theo dõi độ giãn cơ bằng máy kích thích thần kinh cơ*

X

X

786

 

Theo dõi độ mê bằng điện não số hoá*

X

X

787

9

Theo dõi đường máu liên tục bằng monitor*

X

X

788

 

Theo dõi EtCO2*

X

X

789

9.173

Theo dõi khí máu tại chỗ

X

 

790

 

Theo dõi mức độ giãn cơ bằng máy*

X

X

791

 

Theo dõi oxy mô cơ thể

X

X

792

9.168

Theo dõi thân nhiệt bằng máy

 

X

793

 

Theo dõi và dùng thuốc giảm đau liên tục

X

X

794

 

Thở máy oxy dòng cao (HFNC)*

X

 

795

 

Thở oxy dài hạn điều trị suy hô hấp mạn tính

X

X

796

 

Truyền máu hoàn hồi*

X

 

797

9.199

Truyền máu khối lượng lớn

X

 

798

9.194

Vô trùng phòng phẫu thuật, phòng tiểu phẫu hoặc buồng bệnh

 

X

799

 

Xét nghiệm đông máu nhanh ACT tại giường

X

 

800

9.125

Xử trí dò đường tiêu hóa (nuôi dưỡng và hút liên tục đường dò)*

X

X

 

 

VI. Hồi sức cấp cứu

 

 

801

 

Bơm rửa khoang màng phổi*

X

 

802

9.9

Cấp cứu ngừng tim bằng máy tự động*

X

 

803

12.362

Cấp cứu ngừng tuần hoàn cho bệnh nhân ngộ độc+

X

X

804

9.11

Chăm sóc bệnh nhân đã tử vong

X

X

805

1.305

Chăm sóc bệnh nhân thở máy

 

X

806

1.324

Chăm sóc catheter swan-ganz ở bệnh nhân hồi sức cấp cứu

 

X

807

12.333

Chăm sóc catheter tĩnh mạch đùi ở bệnh nhân hồi sức cấp cứu

 

X

808

12.335

Chăm sóc catheter thận nhân tạo ở bệnh nhân hồi sức cấp cứu và chống độc

 

X

809

9.14

Chăm sóc và theo dõi áp lực nội sọ*

X

 

810

1.89

Đặt canuyn mở khí quản 02 nòng*

X

X

811

1.69

Đặt mặt nạ thanh quản cấp cứu*

X

X

812

1.67

Đặt nội khí quản 2 nòng*

X

 

813

 

Đặt nội khí quản bằng đèn video*

X

 

814

1.68

Đặt nội khí quản cấp cứu bằng Combitube*

X

 

815

1.70

Đặt ống nội khí quản có cửa hút trên bóng chèn (Hi-low EVAC)*

X

 

816

1.66

Đặt ống nội khí quản*

X

X

817

9.49

Đặt tư thế năm sấp khi thở máy*

X

 

818

1.156

Điều trị bằng oxy cao áp

X

 

819

1.306

Đo áp lực của bóng chèn ở bệnh nhân đặt nội khí quản hoặc mở khí quản*

X

 

820

 

Đo áp lực hít vào qua mũi (SNIP)*

X

 

821

 

Đo áp lực hít vào tối đa (MIP), áp lực thở ra tối đa (MEP)*

X

 

822

2.249

Đo áp lực ổ bụng gián tiếp qua ống thông dẫn lưu bàng quang*

X

 

823

 

Đo áp lực ổ bụng trong hồi sức cấp cứu*

X

X

824

1.38

Đo áp lực ổ bụng*

X

 

825

 

Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm bằng cột nước*

X

X

826

 

Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm liên tục qua cổng đo áp lực trên máy*

X

X

827

 

Đo dung tích cặn chức năng để cài đặt PEEP thích hợp*

X

 

828

 

Đo nhiệt lượng tiêu thụ của người bệnh thở máy*

 

X

829

1.316

Đo thể tích khí tự thở và áp lực âm tối đa đường thở thì hít vào*

X

 

830

1.325

Đo và theo dõi liên tục áp lực tĩnh mạch trung tâm qua cổng đo áp lực trên máy theo dõi*

X

 

831

1.321

Ép tim ngoài lồng ngực bằng máy tự động*

X

 

832

1.215

Gây nôn cho người bệnh ngộ độc qua đường tiêu hóa

X

X

833

 

Gội đầu tẩy độc cho người bệnh

 

X

834

1.51

Hồi sức chống sốc ≤ 8 giờ

X

X

835

2.26

Hút dẫn lưu khoang màng phổi bằng máy hút áp lực âm liên tục*

X

X

836

 

Hút liên tục trên bóng chèn áp lực thấp

 

X

837

9.119

Hút nội khí quản bằng hệ thống kín

X

X

838

9.120

Hút nội khí quản hoặc hút mở khí quản

X

X

839

 

Kiềm hóa nước tiểu tăng thải trừ chất độc*

X

X

840

 

Kỹ thuật bơm hơi áp lực ngắt quãng dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới

X

 

841

9.2

Kỹ thuật cách ly dự phòng

X

 

842

9.3

Kỹ thuật cách ly nhiễm trùng

X

 

843

 

Kỹ thuật đào thải CO2 qua màng ngoài cơ thể*

X

 

844

 

Kỹ thuật đặt hệ thống dẫn lưu phân liên tục*

X

 

845

 

Kỹ thuật đo CO2 mô cơ thể*

X

 

846

 

Kỹ thuật đo độ bão hòa oxy tĩnh mạch trung tâm liên tục

 

X

847

 

Kỹ thuật garo trong phù phổi cấp +

X

X

848

 

Kỹ thuật gây khạc đờm bằng máy khí dung siêu âm *

X

X

849

 

Kỹ thuật ho khạc đờm bằng khí dung có nước muối ưu trương

X

X

850

 

Kỹ thuật thải độc trong ngộ độc cấp ma túy nhóm opi*

X

 

851

 

Kỹ thuật thải độc trong ngộ độc rượu cấp*

X

X

852

 

Kỹ thuật thận nhân tạo không dùng thuốc chống đông*

X

 

853

 

Kỹ thuật trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO) trong hỗ trợ suy hô hấp [theo dõi]*

X

 

854

 

Kỹ thuật trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO) trong hỗ trợ suy tuần hoàn [theo dõi]*

X

 

855

 

Kỹ thuật truyền insulin liều cao điều trị ngộ độc; sốc tim *

X

 

856

 

Kỹ thuật truyền thuốc giải độc trong ngộ độc cấp

X

 

857

 

Kỹ thuật truyền thuốc qua máy bơm tiêm điện

X

X

858

9.123

Khí dung đường thở ở bệnh nhân nặng

X

 

859

1.311

Lấy bệnh phẩm dịch phế quản qua ống hút đờm có đầu bảo vệ để xét nghiệm ở bệnh nhân thở máy

X

 

860

1.310

Lấy bệnh phẩm dịch phế quản qua ống nội khí quản. mở khí quản bằng ống hút thường để xét nghiệm ở bệnh nhân thở máy

X

 

861

1.307

Lấy bệnh phẩm dịch phế quản xét nghiệm của bệnh nhân cúm ở khoa hồi sức cấp cứu và chống độc

X

 

862

2.33

Lấy máu động mạch quay làm xét nghiệm

X

 

863

 

Liệu pháp khí NO*

X

X

864

2.205

Lọc huyết tương (Plasmapheresis)*

X

 

865

 

Lọc huyết tương sử dụng 2 quả lọc (quả lọc kép) (DFPP)*

X

 

866

2.208

Lọc huyết tương sử dụng 2 quả lọc (quả lọc kép)*

X

 

867

2.207

Lọc huyết tương sử dụng 2 quả lọc trong Lupus*

X

 

868

12.337

Lọc máu cấp cứu ở bệnh nhân có mở thông động tĩnh mạch (FAV)*

X

 

869

 

Lọc máu hấp phụ *

X

 

870

12.349

Lọc máu hấp phụ bilirubin trong điều trị suy gan cấp*

X

 

871

12.332

Lọc máu hấp phụ cytokine với quả lọc pmx (polymicin b)*

X

 

872

 

Lọc máu hấp phụ huyết tương kép CPFA*

X

 

873

 

Lọc máu liên tục (CVVH. CVVHD. CVVHDF. SCUF…)*

X

 

874

1.313

Lọc máu liên tục CVVH trong hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS)*

X

 

875

12.330

Lọc máu liên tục trong hội chứng tiêu cơ vân cấp*

X

 

876

9.130

Lọc máu liên tục*

X

 

877

9.131

Lọc máu nhân tạo cấp cứu thường qui*

X

 

878

9.132

Lọc máu thay huyết tương*

X

 

879

12.331

Lọc máu thẩm tách liên tục trong hội chứng tiêu cơ vân cấp*

X

 

880

 

Lọc tách huyết tương bằng Albumin*

X

 

881

 

Lọc tách huyết tương bằng plasma*

X

 

882

1.79

Rút canuyn khí quản

X

 

883

2.481

Rút catheter tĩnh mạch đùi chạy thận nhân tạo cấp cứu

X

 

884

2.480

Rút catheter tĩnh mạch trung tâm chạy thận nhân tạo cấp cứu

X

 

885

 

Rút catheter tĩnh mạch trung tâm trong lọc máu

X

 

886

 

Rút ống mở khí quản

X

X

887

1.78

Rút ống nội khí quản

X

 

888

12.336

Rửa bàng quang ở bệnh nhân hồi sức cấp cứu và chống độc

X

 

889

1.219

Rửa dạ dày loại bỏ chất độc bằng hệ thống kín

X

 

890

 

Rửa dạ dày loại bỏ chất độc bằng hệ thống kín*

X

X

891

1.220

Rửa toàn bộ hệ thống tiêu hoá (dạ dày, tiểu tràng, đại tràng)*

X

 

892

2.234

Siêu lọc máu chậm liên tục (SCUF)*

X

 

893

2.235

Siêu lọc máu liên tục cấp cứu (SCUF) cho người bệnh quá tải thể tích*

X

 

894

1.32

Sốc điện ngoài lồng ngực cấp cứu*

X

 

895

 

Tắm tẩy độc cho người bệnh

X

X

896

12.367

Tư vấn cho bệnh nhân ngộ độc*

 

X

897

1.80

Thay canuyn mở khí quản*

X

 

898

1.77

Thay ống nội khí quản*

X

 

899

2.655

Thay rửa hệ thống dẫn lưu màng phổi*

X

X

900

1.84

Thăm dò CO2 trong khí thở ra*

X

 

901

2.496

Thận nhân tạo cấp cứu (Quả lọc. dây máu 01 lần)*

X

 

902

 

Theo dõi EtCO2*

X

X

903

9.173

Theo dõi khí máu tại chỗ

X

 

904

 

Theo dõi mức độ giãn cơ bằng máy*

X

X

905

 

Theo dõi oxy mô cơ thể

X

X

906

9.168

Theo dõi thân nhiệt bằng máy

 

X

907

1.312

Thông khí nhân tạo nằm sấp trong hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS)*

X

 

908

 

Thở máy oxy dòng cao (HFNC)*

X

 

909

 

Thở oxy dài hạn điều trị suy hô hấp mạn tính

X

X

910

1.63

Thở oxy qua mặt nạ venturi (£ 8 giờ)

X

X

911

 

Trao đổi huyết tương điều trị*

X

 

912

 

Truyền máu hoàn hồi*

X

 

913

9.199

Truyền máu khối lượng lớn

X

 

914

9.202

Vận chuyển bệnh nhân nặng nội viện

X

 

915

9.201

Vận chuyển bệnh nhân nặng ngoại viện

X

 

916

1.309

Vệ sinh khử khuẩn máy thở

 

X

917

 

Xét nghiệm cồn trong hơi thở

X

 

918

 

Xét nghiệm đông máu nhanh ACT tại giường

X

 

919

9.125

Xử trí dò đường tiêu hóa (nuôi dưỡng và hút liên tục đường dò)*

X

X

 

 

VII. Mắt

 

 

920

 

Băng ép mắt

X

 

921

 

Bóc giả mạc *

X

 

922

 

Bóc sợi giác mạc *

X

X

923

14.207

Bơm rửa lệ đạo*

X

X

924

 

Các nghiệm pháp phát hiện khô mắt trên lâm sàng (test Schirmer. BUT: thời gian vỡ phim nước mắt)*

X

 

925

14.204

Cắt chỉ khâu da mi đơn giản

X

 

926

14.205

Cắt chỉ khâu kết mạc*

X

 

927

14.222

Cấp cứu bỏng mắt ban đầu

X

X

928

2.128

Chăm sóc mắt ở người bệnh liệt VII ngoại biên (một lần)*

X

X

929

14.208

Chích chắp, lẹo, nang lông mi; chích áp xe mi, kết mạc*

X

 

930

 

Chọc hút tế bào ở mắt bằng kim nhỏ *

X

 

931

 

Chụp bản đồ giác mạc*

X

 

932

 

Chụp đáy mắt không huỳnh quang (chụp ảnh đáy mắt)*

X

 

933

 

Chụp đáy mắt RETCAM có tiêm thuốc cản quang*

X

 

934

 

Chụp đáy mắt RETCAM không tiêm thuốc cản quang*

X

 

935

 

Chụp khu trú dị vật nội nhãn*

X

 

936

 

Chụp lỗ thị giác*

X

 

937

 

Chụp mạch huỳnh quang *

X

 

938

 

Chụp mạch với indocyanine green (chụp mạch với ICG)*

X

 

939

 

Chụp OCT A*

X

 

940

 

Chụp OCT bán phần sau nhãn cầu*

X

 

941

 

Chụp OCT bán phần trước nhãn cầu*

X

 

942

 

Chụp OCT với kỹ thuật tăng cường chiều sâu*

X

 

943

 

Chụp tuyến Meibomius*

X

 

944

 

Đánh giá dao động nhãn áp (theo dõi nhãn áp 3 ngày*

X

 

945

 

Đặt kính tiếp xúc điều trị tật khúc xạ và bệnh lý giác mạc*

X

 

946

 

Đếm tế bào nội mô giác mạc*

X

X

947

21.70

Điện võng mạc*

X

 

948

21.73

Đo bản đồ giác mạc*

X

 

949

 

Đo biên độ điều tiết*

X

 

950

 

Đo điện chẩm *

 

X

951

 

Đo điều tiết tương đối âm (NRA) và điều tiết tương đối dương (PRA)*

X

 

952

21.71

Đo độ dày giác mạc*

X

 

953

 

Đo độ lác*

X

X

954

14.266

Đo độ sâu tiền phòng*

X

X

955

14.267

Đo đường kính giác mạc

X

 

956

 

Đo khúc xạ bằng máy tự động*

X

 

957

 

Đo khúc xạ giác mạc bằng máy Javal*

X

 

958

21.85

Đo khúc xạ giác mạc Javal*

X

 

959

14.257

Đo khúc xạ khách quan (soi bóng đồng tử - Skiascope)*

X

 

960

21.84

Đo khúc xạ máy*

X

 

961

21.101

Đo mật độ xương bằng máy siêu âm*

X

 

962

21.102

Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA*

X

 

963

21.92

Đo nhãn áp (Maclakov. Goldmann. Schiotz…)*

X

 

964

 

Đo nhãn áp bằng máy tự động*

X

 

965

 

Đo nhãn áp thường*

X

 

966

14.255

Đo nhãnáp (Maclakov. Goldmann. Schiotz…..)

X

X

967

21.82

Đo sắc giác

X

X

968

 

Đo tỷ lệ AC/A (điều tiết quy tụ/điều tiết)*

X

X

969

14.265

Đo thị giác 2 mắt

X

 

970

 

Đo thị giác tương phản*

X

 

971

 

Đo thị lực

X

 

972

 

Đo thị lực bằng máy*

X

 

973

 

Đo thị trường bằng thị trường kế động*

X

 

974

 

Đo thị trường bằng thị trường kế tĩnh*

X

X

975

14.254

Đo thị trường chu biên

X

 

976

14.253

Đo thị trường trung tâm. thị trường ám điểm

X

 

977

 

Đo thuận năng điều tiết*

X

 

978

 

Đốt điện điều trị lông xiêu*

X

 

979

14.206

Đốt lông xiêu, nhổ lông siêu

X

X

980

14.171

Khâu da mi đơn giản*

X

X

981

 

Khâu vết rách kết mạc đơn thuần*

X

 

982

 

Làm sạch bờ mi*

X

X

983

 

Lạnh đông điều trị lông xiêu*

X

X

984

 

Lấy dị vật giác mạc nông*

X

 

985

 

Lấy dị vật kết mạc *

X

X

986

 

Lấy dị vật mi mắt*

X

 

987

 

Lấy máu làm huyết thanh

X

 

988

 

Lấy sạn vôi kết mạc*

X

 

989

 

Lấy tế bào học kết mạc. giác mạc bằng phương pháp áp (test áp)*

 

X

990

 

Lấy tế bào học kết mạc. giác mạc bằng phương pháp nạo*

X

X

991

14.211

Nặn tuyến bờ mi. đánh bờ mi

X

X

992

 

Nghiệm pháp phát hiện glôcôm*

X

 

993

 

Nghiệm pháp phát hiện khô mắt bằng máy*

X

X

994

 

Nhổ lông mi điều trị lông xiêu*

X

 

995

 

Rửa cùng đồ kết mạc*

X

 

996

14.212

Rửa cùng đồ*

X

 

997

 

Rửa mắt tẩy độc+

X

 

998

 

Siêu âm bán phần trước nhãn cầu (siêu âm UBM)*

X

 

999

 

Siêu âm mắt bằng siêu âm A nhúng*

X

X

1000

 

Siêu âm mắt bằng siêu âm A tiếp xúc*

X

 

1001

 

Siêu âm mắt bằng siêu âm B*

X

 

1002

14.161

Tập nhược thị*

X

X

1003

 

Tính công suất thể thủy tinh nhân tạo bằng máy đo quang học*

X

 

1004

 

Tính công suất thể thủy tinh nhân tạo bằng siêu âm*

X

 

1005

 

Thay băng mắt

X

X

1006

14.209

Thay băng vô khuẩn

X

X

1007

14.203

Theo dõi nhãn áp 3 ngày*

X

 

1008

 

Thông lệ đạo*

X

 

1009

21.86

Thử kính*

X

X

1010

14.210

Tra thuốc nhỏ mắt

X

 

1011

 

Trích áp xe kết mạc*

X

 

1012

 

Trích máu, mủ mi*

X

X

1013

 

Truyền rửa mắt điều trị viêm loét giác mạc*

X

 

1014

21.88

Xác định sơ đồ song thị*

X

X

1015

 

Xét nghiệm tế bào học dịch tiền phòng dịch kính .... *

X

 

1016

 

Xét nghiệm tế bào học các bệnh phẩm ở mắt bằng phương pháp khối tế bào*

X

 

 

 

VIII. Răng hàm mặt

 

 

1017

 

Bơm rửa quanh thân răng*

X

 

1018

 

Che tủy chân răng sử dụng vật liệu sinh học*

X

 

1019

 

Che tủy chân răng sữa *

X

 

1020

 

Che tủy răng sử dụng vật liệu sinh học*

X

 

1021

 

Che tủy trực tiếp răng sữa sử dụng vật liệu sinh học*

X

 

1022

 

Ghi khớp cắn bằng cảm biến kỹ thuật số*

X

X

1023

 

Ghi khớp cắn trên giá khớp*

X

X

1024

 

Ghi khớp cắn trong miệng*

X

 

1025

 

Hàn phục hồi cổ răng bằng GIC*

X

 

1026

 

Hàn phục hồi thân răng bằng vật liệu dán dính*

X

X

1027

 

Hàn răng không sang chấn sử dụng GIC*

X

X

1028

15.147

Hút rửa mũi, xoang sau mổ*

X

 

1029

 

Hút rửa rửa mũi xoang theo phương pháp Proetz*

X

X

1030

 

Làm nút bịt trong điều trị mở thông nang xương hàm*

X

X

1031

 

Làm nhẵn bề mặt chân răng*

X

 

1032

 

Làm sạch quanh Implant nha khoa*

X

 

1033

 

Lấy cao răng và làm nhẵn mặt răng*

X

X

1034

16.43

Lấy cao răng*

X

 

1035

 

Lấy dấu kỹ thuật số trong Răng Hàm Mặt*

X

 

1036

 

Lấy dấu làm máng phẫu thuật gãy xương hàm*

X

 

1037

 

Lấy dấu và đổ mẫu *

X

 

1038

16.135

Máng hở mặt nhai*

X

 

1039

16.239

Nhổ chân răng sữa*

X

 

1040

16.238

Nhổ răng sữa*

X

 

1041

16.301

Sơ cứu vết thương phần mềm vùng hàm mặt+

X

 

1042

 

Tẩy trắng răng sử dụng máng thuốc*

X

 

1043

16.82

Tẩy trắng răng tủy sống bằng máng thuốc*

X

 

1044

16.137

Tháo cầu răng giả*

X

 

1045

 

Tháo cầu/chụp răng giả*

X

 

1046

 

Tháo cầu/chụp trên Implant nha khoa*

X

 

1047

16.138

Tháo chụp răng giả*

X

 

1048

 

Trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng*

X

X

1049

 

Vệ sinh răng miệng cho người bệnh có cố định hàm

X

X

 

 

IX. Tai mũi họng

 

 

1050

 

Bơm rửa đường hô hấp trên

X

X

1051

 

Bơm thuốc thanh quản*

X

 

1052

15.302

Cắt chỉ sau phẫu thuật

X

 

1053

1.52

Cầm chảy máu ở lỗ mũi sau bằng ống thông có bóng chèn*

X

X

1054

15.145

Cầm máu điểm mạch mũi bằng hóa chất (Bạc Nitrat)*

X

X

1055

15.142

Cầm máu mũi bằng Merocel *

X

X

1056

 

Chấm họng*

X

X

1057

15.57

Chích nhọt ống tai ngoài*

X

 

1058

 

Chiếu laser công suất thấp điều trị viêm lợi *

X

 

1059

21.66

Đo âm ốc tai (OAE) chẩn đoán*

X

 

1060

21.69

Đo âm ốc tai (OAE) sàng lọc*

X

 

1061

 

Đo đáp ứng thính giác thân não từng tần số (tone burst ABR)*

X

 

1062

 

Đo để hiệu chỉnh máy trợ thính kỹ thuật số *

X

 

1063

 

Đo lưu lượng nước bọt có sử dụng liệu pháp kích thích*

X

X

1064

 

Đo lưu lượng nước bọt không sử dụng liệu pháp kích thích*

X

 

1065

21.64

Đo nhĩ lượng*

X

 

1066

21.65

Đo phản xạ cơ bàn đạp*

X

 

1067

21.68

Đo sức cản của mũi*

X

 

1068

21.60

Đo thính lực đơn âm*

X

 

1069

21.61

Đo thính lực lời*

X

 

1070

21.63

Đo thính lực ở trường tự do*

X

 

1071

21.62

Đo thính lực trên ngưỡng*

X

 

1072

 

Ghi đáp ứng thính giác thân não (ABR)*

X

 

1073

21.67

Ghi đáp ứng thính giác thân não (ABR)*

X

 

1074

 

Ghi đáp ứng thính giác trạng thái ổn định (ASSR)*

X

 

1075

 

Kỹ thuật rửa mũi ở trẻ em*

X

X

1076

15.58

Làm thuốc tai*

 

 

1077

15.213

Lấy dị vật hạ họng*

X

X

1078

15.212

Lấy dị vật họng miệng*

X

X

1079

 

Lấy dị vật mũi *

X

 

1080

 

Lấy dị vật tai *

X

 

1081

 

Lấy nút biểu bì ống tai ngoài *

X

 

1082

15.59

Lấy nút biểu bì ống tai ngoài*

X

X

1083

 

Nắn trật khớp thái dương hàm*

X

 

1084

15.140

Nhét bấc mũi sau*

X

X

1085

15.141

Nhét bấc mũi trước *

X

X

1086

 

Nhổ chân răng sữa *

X

X

1087

15.139

Phương pháp Proetz*

X

X

1088

15.146

Rút meche. rút merocel hốc mũi*

X

X

1089

15.221

Sơ cứu bỏng đường hô hấp+

X

X

1090

12.165

Súc rửa vòm họng trong xạ trị*

X

X

1091

 

Thay ống mở khí quản*

X

 

 

 

X. Y học cổ truyền

 

 

1092

8.26

Bó thuốc*

X

 

1093

 

Cạo gió

X

 

1094

 

Cứu ngải trẻ nhi*

X

 

1095

8.9

Cứu*

X

 

1096

8.10

Chích lể*

X

 

1097

8.27

Chườm ngải*

X

 

1098

 

Chườm thuốc cổ truyền*

X

 

1099

 

Dán thuốc cổ truyền lên huyệt*

X

 

1100

 

Đặt thuốc y học cổ truyền*

X

 

1101

8.25

Đặt thuốc YHCT*

X

 

1102

8.481

Giác hơi điều trị các chứng đau*

X

 

1103

8.482

Giác hơi điều trị cảm cúm*

X

 

1104

8.479

Giác hơi điều trị ngoại cảm phong hàn*

X

 

1105

8.480

Giác hơi điều trị ngoại cảm phong nhiệt*

X

 

1106

8.486

Giác hơi*

X

 

1107

 

Kéo nắn cột sống cổ bằng phương pháp YHCT*

X

 

1108

8.13

Kéo nắn cột sống cổ*

X

 

1109

 

Kéo nắn cột sống thắt lưng bằng phương pháp YHCT*

X

 

1110

8.14

Kéo nắn cột sống thắt lưng*

X

 

1111

 

Khí công dưỡng sinh trị liệu*

X

X

1112

8.28

Luyện tập dưỡng sinh*

X

X

1113

8.485

Nắn bó trật khớp bằng phương pháp YHCT*

X

 

1114

8.24

Ngâm thuốc YHCT bộ phận*

X

 

1115

 

Ngâm thuốc YHCT toàn thân*

X

 

1116

8.15

Sắc thuốc thang và đóng gói thuốc bằng máy*

X

 

1117

8.22

Sắc thuốc thang*

X

 

1118

 

Thủy châm cho trẻ nhi*

X

 

1119

8.6

Thủy châm*

X

 

1120

8.483

Xoa bóp bấm huyệt bằng tay*

X

 

1121

 

Xoa bóp bấm huyệt cho trẻ nhi*

X

 

1122

 

Xoa bóp bấm huyệt*

X

X

1123

8.20

Xông hơi thuốc*

X

 

1124

8.21

Xông khói thuốc*

X

 

1125

8.19

Xông thuốc bằng máy*

X

 

 

 

XI. Ung bướu

 

 

1126

 

Bơm rửa bàng quang, bơm hóa chất

X

 

1127

 

Bơm vắc xin BCG vào bàng quang điều trị ung thư*

X

 

1128

 

Khí dung vòm họng trong điều trị ung thư vòm

X

 

1129

 

Rửa âm đạo, cổ tử cung sau xạ trị*

X

X

1130

 

Rửa buồng tiêm truyền*

X

 

1131

 

Rửa vòm mũi họng trên người bệnh xạ trị*

X

 

1132

 

Tiêm bắp thuốc điều trị ung thư

X

 

1133

 

Tiêm dưới da thuốc chống ung thư

X

 

1134

 

Tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch kháng thể đơn dòng gắn đồng vị phóng xạ điều trị ung thư*

X

 

1135

 

Tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch protein gắn phóng xạ điều trị ung thư*

X

 

1136

 

Tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch thụ thể Peptid phóng xạ điều trị u thần kinh nội tiết*

X

 

1137

 

Tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch thuốc phóng xạ điều trị giảm đau do ung thư di căn xương*

X

 

1138

 

Tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch thuốc phóng xạ điều trị ung thư tuyến tiền liệt*

X

 

1139

 

Tiêm tĩnh mạch P-32 điều trị bệnh*

X

 

1140

12.367

Truyền hoá chất động mạch*

X

 

1141

 

Truyền hóa chất tĩnh mạch ngoại vi bằng máy truyền liên tục dưới 12 giờ*

X

 

1142

 

Truyền tĩnh mạch I-131-MIBG điều trị ung thư*

X

 

1143

 

Truyền tĩnh mạch ngoại vi thuốc chống ung thư bằng máy truyền liên tục 12-24 giờ*

X

 

1144

 

Truyền tĩnh mạch thuốc chống ung thư dưới 12 giờ*

X

 

1145

 

Truyền tĩnh mạch thuốc chống ung thư từ 12-24 giờ*

X

 

1146

 

Truyền tĩnh mạch thuốc chống ung thư trên 24 giờ*

X

 

1147

 

Truyền tĩnh mạch thuốc chống ung thư*

X

 

1148

 

Truyền thuốc chống ung thư liên tục (12- 24 giờ) bằng buồng bơm áp lực liên tục*

X

 

1149

 

Truyền thuốc chống ung thư liên tục dưới 12 giờ bằng bằng buồng bơm áp lực liên tục*

X

 

1150

 

Truyền thuốc chống ung thư liên tục dưới 12 giờ bằng máy*

X

 

1151

 

Truyền thuốc chống ung thư liên tục trên 24 giờ bằng bằng bình truyền hóa chất*

X

 

1152

 

Truyền thuốc chống ung thư liên tục trên 24 giờ bằng máy*

X

 

1153

 

Truyền thuốc chống ung thư qua buồng bơm áp lực*

X

 

1154

 

Truyền thuốc chống ung thư qua buồng tiêm truyền*

X

 

1155

 

Truyền thuốc chống ung thư qua catheter*

X

 

1156

 

Truyền thuốc giảm đau bằng bơm tiêm điện*

X

 

1157

 

Uống I-131 điều trị bệnh ung thư tuyến giáp*

X

 

1158

 

Uống I-131 đo độ tập trung tại tuyến giáp*

X

 

1159

 

Uống P-32 điều trị bệnh*

X

 

1160

 

Uống thuốc phóng xạ điều trị giảm đau do ung thư di căn xương

X

 

1161

 

Uống thuốc phóng xạ điều trị giảm đau do ung thư di căn xương*

X

 

 

 

XII. Tâm thần

 

 

1162

 

Đánh giá hành vi phát triển của trẻ em bằng DBC-P*

X

 

1163

 

Đánh giá và xây dựng kế hoạch can thiệp cho trẻ*

X

 

1164

6.38

Đo điện não vi tính*

X

 

1165

6.39

Đo điện não vidio*

X

 

1166

6.40

Đo lưu huyết não*

X

 

1167

 

Hướng dẫn người bệnh, người nhà người bệnh thực hiện kỹ thuật tư vấn tâm lý lâm sàng*

X

 

1168

 

Kích thích dòng điện 1 chiều xuyên sọ*

X

 

1169

 

Kích thích dòng điện xoay chiều xuyên sọ*

X

 

1170

6.41

Kích thích từ xuyên sọ (TMS)*

X

 

1171

 

Kỹ thuật cho người bệnh tâm thần uống thuốc*

X

 

1172

6.51

Liệu pháp ám thị*

X

 

1173

6.56

Liệu pháp âm nhạc*

X

 

1174

6.49

Liệu pháp giải thích hợp lý*

X

 

1175

6.60

Liệu pháp hoạt động - lao động*

X

 

1176

6.57

Liệu pháp hội hoạ*

X

 

1177

6.55

Liệu pháp kích hoạt hành vi (BA)*

X

 

1178

6.60

Liệu pháp lao động*

X

 

1179

 

Liệu pháp phục hồi kiến thức xã hội*

X

 

1180

 

Liệu pháp quản lý chăm sóc tổng hợp*

X

 

1181

 

Liệu pháp quản lý dựa trên gia đình*

X

 

1182

6.59

Liệu pháp tái thích ứng xã hội*

X

 

1183

6.46

Liệu pháp tâm lý gia đình*

X

 

1184

6.45

Liệu pháp tâm lý nhóm*

X

 

1185

 

Liệu pháp trò chơi (Dixit)*

 

 

1186

6.58

Liệu pháp thể dục, thể thao*

X

 

1187

6.44

Liệu pháp thư giãn luyện tập*

X

 

1188

 

Liệu pháp tuân thủ*

X

 

1189

6.76

Nghiệm pháp Naloxone chẩn đoán hội chứng cai các chất dạng thuốc phiện*

X

 

1190

 

Phát triển kỹ năng chơi và bắt chước ở trẻ*

X

 

1191

 

Phát triển kỹ năng điều chỉnh hành vi ở trẻ*

X

 

1192

 

Phát triển kỹ năng giao tiếp và tương tác ở trẻ*

X

 

1193

 

Phát triển kỹ năng sống ở trẻ*

X

 

1194

 

Phát triển kỹ năng vận động và cảm giác ở trẻ*

X

 

1195

6.74

Test nhanh phát hiện chất gây nghiện trong nước tiểu*

X

 

1196

6.73

Test nhanh phát hiện chất opiats trong nước tiểu*

X

 

1197

6.48

Tư vấn tâm lí cho người bệnh và gia đình

X

 

1198

6.15

Thang đánh giá ấn tượng lâm sàng chung (CGI-S)*

X

 

1199

6.33

Thang đánh giá bồn chồn bất an - BARNES*

X

 

1200

6.14

Thang đánh giá hành vi trẻ em (CBCL)*

X

 

1201

6.24

Thang đánh giá hoạt động hàng ngày (ADLS)*

X

 

1202

6.36

Thang đánh giá hội chứng cai rượu CIWA*

X

 

1203

6.7

Thang đánh giá lo âu - trầm cảm - stress (DASS)*

X

 

1204

6.75

Thang đánh giá mức độ nghiện Himmelbach*

X

 

1205

6.35

Thang đánh giá mức độ sử dụng rượu (Audit)*

X

 

1206

6.13

Thang đánh giá mức độ tự kỷ (CARS)*

X

 

1207

6.16

Thang đánh giá tâm thần rút gọn (BPRS)*

X

 

1208

6.22

Thang đánh giá tập trung chú ý Bourdon*

X

 

1209

6.23

Thang đánh giá tập trung chú ý Pictogram*

X

 

1210

6.17

Thang đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu (MMSE)*

X

 

1211

6.3

Thang đánh giá trầm cảm ở cộng đồng (PHQ - 9)*

X

 

1212

6.5

Thang đánh giá trầm cảm ở người già (GDS)*

X

 

1213

6.4

Thang đánh giá trầm cảm ở trẻ em*

X

 

1214

6.6

Thang đánh giá trầm cảm sau sinh (EPDS)*

X

 

1215

6.32

Thang đánh giá vận động bất thường (AIMS)*

X

 

1216

6.34

Thang điểm thiếu máu cục bộ Hachinski*

X

 

1217

6.84

Thang PANSS*

X

 

1218

6.12

Thang sàng lọc tự kỷ cho trẻ nhỏ 18 - 36 tháng (CHAT)*

X

 

1219

6.86

Thang VANDERBILT*

X

 

1220

 

Trắc nghiệm báo động khó khăn ở trẻ nhỏ (ADBB)*

X

 

1221

 

Trắc nghiệm đánh giá của cha mẹ về tình trạng phát triển (PEDS)*

X

 

1222

 

Trắc nghiệm đánh giá chân dung tâm lý dành cho trẻ vị thành niên và người lớn (AAPEP)*

X

 

1223

 

Trắc nghiệm đánh giá hành vi tự kỷ (ECA)*

X

 

1224

 

Trắc nghiệm đánh giá hành vi*

X

 

1225

 

Trắc nghiệm đánh giá loạn thần*

 

 

1226

 

Trắc nghiệm đánh giá nhận thức*

X

 

1227

 

Trắc nghiệm đánh giá rối loạn ăn uống*

X

 

1228

 

Trắc nghiệm đánh giá rối loạn giấc ngủ*

X

 

1229

 

Trắc nghiệm đánh giá rối loạn stress sau sang chấn - PTSD*

X

 

1230

 

Trắc nghiệm đánh giá stress*

X

 

1231

 

Trắc nghiệm đánh giá sử dụng chất gây nghiện*

X

 

1232

 

Trắc nghiệm đánh giá tình dục*

X

 

1233

 

Trắc nghiệm đánh giá tự sát, tự hủy hoại*

X

 

1234

6.88

Trắc nghiệm Gille

X

 

1235

 

Trắc nghiệm hội chứng Asperger ở trẻ em (CAST)*

X

 

1236

 

Trắc nghiệm lo âu trầm cảm (HAD)*

X

 

1237

 

Trắc nghiệm lo âu trẻ em Spence (SCAS)*

X

 

1238

6.18

Trắc nghiệm RAVEN*

X

 

1239

 

Trắc nghiệm rối loạn ám ảnh nghi thức (Y-BOCS)*

X

 

1240

 

Trắc nghiệm rối loạn cảm xúc lưỡng cực (MDQ)*

X

 

1241

 

Trắc nghiệm rối loạn dạng cơ thể (PHQ- 15)*

 

 

1242

6.31

Trắc nghiệm rối loạn giấc ngủ (PSQI)*

X

 

1243

 

Trắc nghiệm rối loạn lo âu lan tỏa (GAD7)*

X

 

1244

 

Trắc nghiệm trầm cảm lo âu ở trẻ em (RCADS)*

X

 

1245

 

Trắc nghiệm trầm cảm thanh thiếu niên (RADS)*

X

 

1246

 

Trị liệu ám thị*

X

 

1247

 

Trị liệu ánh sáng*

X

 

1248

 

Trị liệu cam kết chấp nhận*

X

 

1249

 

Trị liệu giáo dục tâm lý*

X

 

1250

 

Trị liệu tâm lý nhóm*

X

 

1251

 

Trị liệu thư giãn luyện tập*

X

 

Kỹ thuật đánh dấu "+": Kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu, điều dưỡng các trình độ đào tạo đều được thực hiện và chỉ định thực hiện kỹ thuật.

Kỹ thuật không đánh dấu: Kỹ thuật điều dưỡng các trình độ đào tạo đều có thể thực hiện và/hoặc ra chỉ định thực hiện.

Kỹ thuật đánh dấu "*": Kỹ thuật điều dưỡng có văn bằng chuyên khoa đó hoặc điều dưỡng trình độ đại học trở lên được đào tạo bổ sung kỹ thuật chuyên môn đó được thực hiện và/hoặc chỉ định kỹ thuật.

PHỤ LỤC SỐ XIII

DANH MỤC KỸ THUẬT CHUYÊN MÔN KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ CHỨC DANH HỘ SINH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TT

Số TT theo Thông tư 43/2013/TT-BYT và Thông tư 21/2017/TT-BYT

Danh mục kỹ thuật

Bác sỹ chỉ định và hộ sinh thực hiện độc lập

Hộ sinh ra chỉ định và thực hiện độc lập

I

 

TRƯỚC SINH

 

 

1.

13.41

Khám thai

x

x

2.

13.23

Kỹ thuật theo dõi nhịp tim thai và cơn co tử cung bằng monitor sản khoa *

x

x

3.

13.53

Kỹ thuật cắt chỉ khâu vòng cổ tử cung đường âm đạo *

x

 

4.

 

Chăm sóc, theo dõi thai phụ mắc bệnh truyền nhiễm

x

x

5.

 

Chăm sóc, theo dõi thai phụ bệnh lý

x

x

6.

 

Chăm sóc, chuẩn bị bệnh trước phẫu thuật sản, phụ khoa

 

x

7.

13.29

Soi ối

x

 

8.

 

Xử trí ban đầu người bệnh có bệnh lý về sản khoa

x

x

9.

 

Hướng dẫn lăn bóng xoa dịu cơn đau chuyển dạ

 

x

10.

 

Nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống cho phụ nữ mang thai

x

 

 

 

TRONG SINH

 

 

11.

 

Khám, xác định và theo dõi các giai đoạn của chuyển dạ

x

x

12.

 

Chăm sóc, theo dõi sản phụ chuyển dạ đẻ

 

x

13.

 

Theo dõi và truyền oxytocin trong chuyển dạ

x

 

14.

 

Theo dõi gây chuyển dạ bằng thuốc

x

 

15.

 

Xử trí ban đầu các trường hợp bất thường trong chuyển dạ

 

x

16.

 

Xử trí sa dây rau

x

x

17.

 

Kỹ thuật tách màng ối

x

 

18.

13.39

Kỹ thuật bấm ối

x

x

19.

13.21

Nghiệm pháp lọt ngôi chỏm

x

 

20.

13.33

Đỡ đẻ thường ngôi chỏm

 

x

21.

13.24

Đỡ đẻ ngôi mông *

x

 

22.

 

Đỡ đẻ ngôi mặt *

x

 

23.

 

Đỡ đẻ thường trên người bệnh có bệnh truyền nhiễm (viêm gan nặng; HIV-AIDS …)

x

 

24.

 

Đỡ đẻ rơi

 

x

25.

13.35

Xử trí tích cực giai đoạn 3 cuộc chuyển dạ

x

x

26.

 

Xử trí ban đầu những trường hợp bất thường trong đẻ

x

x

27.

13.36

Thực hiện nghiệm pháp bong rau, đỡ rau, kiểm tra bánh rau

x

x

28.

13.37

Kiểm soát tử cung *

x

x

29.

13.38

Bóc rau nhân tạo *

x

 

30.

13.34

Cắt và khâu tầng sinh môn

 

x

31.

 

Đón bé sau mổ

 

x

32.

 

Theo dõi sản phụ đặt bóng gây chuyển dạ - bóng kéo

x

 

33.

 

Theo dõi sản phụ đặt bóng gây chuyển dạ - bóng Cook

x

 

34.

 

Theo dõi sản phụ gây chuyển dạ bằng thuốc Propess

x

 

 

 

SAU SINH

 

 

35.

 

Kỹ thuật da kề da (ngay sau đẻ, mổ đẻ)

 

x

36.

 

Chèn gạc âm đạo cầm máu

x

x

37.

 

Xử trí ban đầu băng huyết sau sinh đường âm đạo

x

x

38.

13.30

Khâu phục hồi rách âm đạo, tầng sinh môn độ 1, 2,

x

x

39.

 

Khâu phục hồi rách âm hộ

x

x

40.

13.30

Xử trí vết rách cổ tử cung đơn thuần *

x

x

41.

13.31

Cặp, kéo cổ tử cung cầm máu sau đẻ; sau sảy; sau nạo

x

 

42.

13.14

Lấy khối máu tụ âm đạo; tầng sinh môn với kích thước < 2x3 cm

 

x

43.

 

Theo dõi đặt bóng chèn lòng tử cung để cầm máu

x

 

44.

 

Lấy bệnh phẩm để sinh thiết rau thai sau sổ rau

x

 

45.

 

Chăm sóc và theo dõi người bệnh sau phẫu thuật truyền nhiễm

 

x

46.

 

Chăm sóc, theo dõi bà mẹ ngày đầu sau đẻ

 

x

47.

 

Chăm sóc, theo dõi bà mẹ tuần đầu sau đẻ

 

x

48.

 

Chăm sóc, theo dõi bà mẹ 6 tuần đầu sau đẻ

 

x

49.

 

Xoa bóp vú thông tuyến sữa sau sinh

 

x

50.

 

Điều trị tắc tia sữa bằng máy hút

x

 

51.

 

Điều trị tắc tia sữa bằng hồng ngoại

x

 

52.

 

Điều trị tắc tia sữa bằng sóng ngắn

x

 

53.

 

Chăm sóc, theo dõi vết khâu tầng sinh môn sau đẻ

 

x

54.

13.167

Làm thuốc âm hộ; âm đạo sau đẻ

 

x

55.

13.167

Làm thuốc tầng sinh môn sau đẻ

 

x

56.

13.40

Làm thuốc vết khâu tầng sinh môn nhiễm khuẩn

 

x

57.

13,54

Chích áp xe tầng sinh môn

x

 

58.

 

Ép tử cung bằng tay (2 tay ngoài, 1 tay ngoài 1 tay trong âm đạo) để cầm máu sau sinh

x

x

59.

13.48

Nong cổ tử cung do bế sản dịch

x

 

60.

 

Hút buồng tử cung bằng bơm hút chân không để điều trị chảy máu muộn thời kỳ sau đẻ *

x

x

 

 

PHỤ KHOA- PHÁ THAI - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

 

 

61.

13.165

Khám phụ khoa

x

x

62.

 

Xử trí ban đầu cấp cứu phụ khoa

x

x

63.

 

Chăm sóc, theo dõi bệnh nhân trước thủ thuật sản phụ khoa

 

x

64.

 

Chăm sóc, theo dõi bệnh nhân sau thủ thuật sản phụ khoa

 

x

65.

 

Chăm sóc, theo dõi bệnh nhân trước phẫu thuật sản, phụ khoa

 

x

66.

 

Chăm sóc, theo dõi người bệnh sau phẫu thuật sản, phụ khoa

 

x

67.

 

Chăm sóc và theo dõi người bệnh trước phẫu thuật bệnh lý

 

x

68.

 

Chăm sóc và theo dõi người bệnh sau phẫu thuật bệnh lý

 

x

69.

 

Chăm sóc, theo dõi người bệnh rò bàng quang - âm đạo

 

x

70.

 

Chăm sóc, theo dõi thai phụ bệnh lý

 

x

71.

 

Chăm sóc, theo dõi người bệnh chửa ngoài tử cung

 

x

72.

 

Chăm sóc, theo dõi người bệnh sau nạo thai trứng

 

x

73.

 

Chăm sóc, theo dõi người bệnh sau mổ cắt

 

x

74.

 

Hướng dẫn , tư vấn về dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh sản phụ khoa

 

x

75.

 

Khám vú cho phụ nữ

x

 

76.

 

Thực hiện test acid acetic, lugol

x

 

77.

 

Chiếu tia hồng ngoại điều trị viêm dính tiểu khung

x

 

78.

 

Thực hiện Sóng ngắn điều trị viêm dính tiểu khung

x

 

79.

13.148

Lấy dị vật âm đạo

x

x

80.

13.151

Chích áp xe tuyến Bartholin

x

 

81.

 

Kỹ thuật chăm sóc hậu môn, sinh dục

 

x

82.

 

Kỹ thuật thực hiện thuốc qua niêm mạc âm đạo

x

 

83.

 

Lấy bệnh phẩm để xét nghiệm tế bào học âm đạo, cổ tử cung

x

x

84.

 

Lấy bệnh phẩm âm đạo, cổ tử cung để xét nghiệm HPV

x

x

85.

 

Lấy bệnh phẩm để xét nghiệm vi khuẩn, vi nấm, Trichomonas nhuộm soi và phân tích tự động hỗ trợ chẩn đoán viêm âm đạo

x

x

86.

 

Đặt thuốc trong điều trị viêm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung

x

 

87.

13.241

Phá thai đến hết 7 tuần bằng phương pháp hút chân không

x

x

88.

 

Cấy hoặc tháo thuốc tránh thai (một nang; nhiều nang) (theo chỉ định)

x

 

89.

 

Đặt dụng cụ tử cung

 

x

90.

 

Tháo dụng cụ tử cung

 

x

91.

 

Theo dõi, chăm sóc người bệnh phá thai nội khoa

 

x

92.

 

Kỹ thuật xử lý thoát mạch hóa chất/bệnh nhân ung thư

 

x

93.

 

Chăm sóc và theo dõi người bệnh hỗ trợ sinh sản

x

x

94.

 

Chăm sóc và theo dõi người bệnh sau các thủ thuật hỗ trợ sinh sản

x

x

95.

 

Chăm sóc người bệnh quá kích buồng trứng

x

x

96.

 

Tách, lột bao quy đầu

x

 

 

 

SƠ SINH

 

 

97.

13.189

Chiếu đèn điều trị vàng da sơ sinh

x

 

98.

13.196

Khám phát hiện di tật ngoài trẻ sơ sinh

 

x

99.

13.196

Khám sàng lọc toàn thân cho trẻ sơ sinh để phát hiện những dấu hiệu bất thường của trẻ

x

 

100.

13.197

Chăm sóc rốn sơ sinh

 

x

101.

 

Chăm sóc rốn sơ sinh nhiễm khuẩn

 

x

102.

 

Lấy máu gót chân sơ sinh

x

x

103.

 

Xóa bóp thư giãn cho trẻ sơ sinh

 

x

104.

13.198

Tắm trẻ sơ sinh

 

x

105.

 

Chăm sóc và theo dõi trẻ sơ sinh ngay sau đẻ

 

x

106.

 

Chăm sóc và theo dõi trẻ sơ sinh ngày đầu

 

x

 

 

sau đẻ

 

 

107.

 

Chăm sóc và theo dõi trẻ sơ sinh tuần đầu sau đẻ

 

x

108.

 

Chăm sóc và theo dõi trẻ sơ sinh 6 đầu sau đẻ

 

x

109.

13.192

Đặt ống thông dạ dày (hút dịch hoặc nuôi dưỡng) sơ sinh

x

 

110.

 

Cho trẻ ăn qua sonde dạ dày

x

 

111.

 

Chăm sóc và theo dõi trẻ sơ sinh nằm lồng ấp

 

x

112.

13.199

Đặt sonde hậu môn trẻ sơ sinh

x

 

113.

13.201

Hồi sức trẻ sơ sinh ngạt sau sinh

x

x

114.

 

Cấp cứu sặc sữa

x

x

115.

 

Xử trí ban đầu dị vật đường thở trẻ sơ sinh

x

x

116.

 

Xử trí ban đầu hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh

x

x

117.

 

Xử trí ban đầu hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh

x

x

118.

 

Xử trí chảy máu rốn

x

x

119.

 

Chăm sóc theo dõi trẻ sơ sinh có mẹ có bệnh truyền nhiễm

 

x

120.

 

Chăm sóc, theo dõi trẻ sơ sinh có mẹ bệnh

 

x

121.

13.202

Cố định tạm thời gãy xương trẻ sơ sinh

x

x

122.

 

Chăm sóc trẻ sơ sinh được chiếu đèn điều trị vàng da

x

x

123.

 

Chăm sóc, theo dõi trẻ sơ sinh bằng phương pháp Căng gu ru

 

x

124.

 

Lấy máu cuống rốn sơ sinh, tĩnh mạch rốn

x

 

125.

 

Kỹ thuật theo dõi chức năng não liên tục ở trẻ sơ sinh

x

 

126.

 

Kỹ thuật theo dõi PCO2 và PO2 máu qua da ở trẻ sơ sinh

 

x

127.

13.190

Truyền máu sơ sinh

x

 

128.

 

Truyền máu cho thai nhi qua dây rốn

x

 

129.

 

Chăm sóc trẻ sơ sinh thở khí NO

x

x

130.

 

Chăm sóc trẻ sơ sinh hạ thân nhiệt chỉ huy

 

x

131.

 

Tiêm chủng và theo dõi, chăm sóc sau tiêm

x

 

 

 

chủng

 

 

132.

 

Đặt catheter động mạch rốn trẻ sơ sinh

x

 

133.

 

Đặt catheter tĩnh mạch rốn trẻ sơ sinh

x

 

 

- Người hành nghề có văn bằng chuyên môn là hộ sinh được phép thực hiện các kỹ thuật không đánh dấu “*” thuộc mục I. Chương chung và các kỹ thuật đánh dấu “+” của Phụ lục XII - Danh mục kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề là điều dưỡng ban hành kèm theo Thông tư này.

- Các kỹ thuật đánh dấu “*”: chỉ người hành nghề có văn bằng chuyên môn là hộ sinh trình độ đại học mới được thực hiện.

- Người hành nghề có văn bằng chuyên môn trình độ đại học là Điều dưỡng chuyên ngành phụ sản, Điều dưỡng chuyên ngành hộ sinh, Điều dưỡng chuyên ngành sản phụ khoa được đào tạo trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn của người hành nghề là hộ sinh trình độ đại học.

PHỤ LỤC SỐ XIV

DANH MỤC KỸ THUẬT CHUYÊN MÔN KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ CHỨC DANH KỸ THUẬT Y
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. Kỹ thuật y với phạm vi hành nghề hình ảnh y học

 

XVII. ĐIỆN QUANG

TT

DANH MỤC KỸ THUẬT

 

B. CHỤP XQUANG CHẨN ĐOÁN THƯỜNG QUY HOẶC KỸ THUẬT SỐ (CR hoặc DR)

 

1. Chụp Xquang chẩn đoán thường quy

80

Chụp Xquang sọ thẳng nghiêng

81

Chụp Xquang mặt thẳng nghiêng

82

Chụp Xquang mặt thấp hoặc mặt cao

83

Chụp Xquang sọ tiếp tuyến

84

Chụp Xquang hốc mắt thẳng nghiêng

85

Chụp Xquang Blondeau

86

Chụp Xquang Hirtz

87

Chụp Xquang hàm chếch một bên

88

Chụp Xquang xương chính mũi nghiêng hoặc tiếp tuyến

89

Chụp Xquang hố yên thẳng hoặc nghiêng

90

Chụp Xquang Chausse III

91

Chụp Xquang Schuller

92

Chụp Xquang Stenvers

93

Chụp Xquang khớp thái dương hàm

94

Chụp Xquang răng cận chóp (Periapical)

95

Chụp Xquang răng cánh cắn (Bite wing)

96

Chụp Xquang răng toàn cảnh

97

Chụp Xquang phim cắn (Occlusal)

98

Chụp Xquang mỏm trâm

99

Chụp Xquang cột sống cổ thẳng nghiêng

100

Chụp Xquang cột sống cổ chếch hai bên

101

Chụp Xquang cột sống cổ động, nghiêng 3 tư thế

102

Chụp Xquang cột sống cổ C1-C2

103

Chụp Xquang cột sống ngực thẳng nghiêng hoặc chếch

104

Chụp Xquang cột sống thắt lưng thẳng nghiêng

105

Chụp Xquang cột sống thắt lưng chếch hai bên

106

Chụp Xquang cột sống thắt lưng L5-S1 thẳng nghiêng

107

Chụp Xquang cột sống thắt lưng động, gập ưỡn

108

Chụp Xquang cột sống thắt lưng De Sèze

109

Chụp Xquang cột sống cùng cụt thẳng nghiêng

110

Chụp Xquang khớp cùng chậu thẳng chếch hai bên

111

Chụp Xquang khung chậu thẳng

112

Chụp Xquang xương đòn thẳng hoặc chếch

113

Chụp Xquang khớp vai thẳng

114

Chụp Xquang khớp vai nghiêng hoặc chếch

115

Chụp Xquang xương bả vai thẳng nghiêng

116

Chụp Xquang xương cánh tay thẳng nghiêng

117

Chụp Xquang khớp khuỷu thẳng, nghiêng hoặc chếch

118

Chụp Xquang khớp khuỷu gập (Jones hoặc Coyle)

119

Chụp Xquang xương cẳng tay thẳng nghiêng

120

Chụp Xquang xương cổ tay thẳng, nghiêng hoặc chếch

121

Chụp Xquang xương bàn ngón tay thẳng, nghiêng hoặc chếch

122

Chụp Xquang khớp háng thẳng hai bên

123

Chụp Xquang khớp háng nghiêng

124

Chụp Xquang xương đùi thẳng nghiêng

125

Chụp Xquang khớp gối thẳng, nghiêng hoặc chếch

126

Chụp Xquang xương bánh chè và khớp đùi bánh chè

127

Chụp Xquang xương cẳng chân thẳng nghiêng

128

Chụp Xquang xương cổ chân thẳng, nghiêng hoặc chếch

129

Chụp Xquang xương bàn, ngón chân thẳng, nghiêng hoặc chếch

130

Chụp Xquang xương gót thẳng nghiêng

131

Chụp Xquang toàn bộ chi dưới thẳng

132

Chụp Xquang ngực thẳng

133

Chụp Xquang ngực nghiêng hoặc chếch mỗi bên

134

Chụp Xquang xương ức thẳng, nghiêng

135

Chụp Xquang khớp ức đòn thẳng chếch

136

Chụp Xquang đỉnh phổi ưỡn

137

Chụp Xquang thực quản cổ nghiêng

138

Chụp Xquang bụng không chuẩn bị thẳng hoặc nghiêng

139

Chụp Xquang hệ tiết niệu không chuẩn bị thẳng hoặc nghiêng

140

Chụp Xquang tuyến vú

141

Chụp Xquang tại giường

142

Chụp Xquang tại phòng mổ

143

Chụp Xquang phim đo sọ thẳng, nghiêng (Cephalometric)

 

2. Chụp Xquang chẩn đoán có chuẩn bị

144

Chụp Xquang thực quản dạ dày

145

Chụp Xquang ruột non

146

Chụp Xquang đại tràng

147

Chụp Xquang đường mật qua Kehr

148

Chụp Xquang mật tụy ngược dòng qua nội soi

149

Chụp Xquang đường dò

150

Chụp Xquang tuyến nước bọt

151

Chụp Xquang tuyến lệ

152

Chụp Xquang tử cung vòi trứng

153

Chụp Xquang ống tuyến sữa

154

Chụp Xquang niệu đồ tĩnh mạch (UIV)

155

Chụp Xquang bể thận-niệu quản xuôi dòng

156

Chụp Xquang niệu quản-bể thận ngược dòng

157

Chụp Xquang niệu đạo bàng quang ngược dòng

158

Chụp Xquang bàng quang trên xương mu

159

Chụp Xquang động mạch tạng

160

Chụp Xquang động mạch chi

161

Chụp Xquang động mạch vành

162

Chụp Xquang bao rễ thần kinh

 

C. CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH CHẨN ĐOÁN (CT)

 

1. Chụp cắt lớp vi tính vùng đầu mặt cổ từ 1-32 dãy

163

Chụp CLVT sọ não không tiêm thuốc cản quang

164

Chụp CLVT sọ não có tiêm thuốc cản quang

165

Chụp CLVT hệ động mạch cảnh có tiêm thuốc cản quang

166

Chụp CLVT tưới máu não (CT perfusion)

167

Chụp CLVT mạch máu não

168

Chụp CLVT sọ não có dựng hình 3D

169

Chụp CLVT hàm-mặt không tiêm thuốc cản quang

170

Chụp CLVT hàm-mặt có tiêm thuốc cản quang

171

Chụp CLVT hàm mặt có ứng dụng phần mềm nha khoa

172

Chụp CLVT tai-xương đá không tiêm thuốc

173

Chụp CLVT tai-xương đá có tiêm thuốc cản quang

174

Chụp CLVT hốc mắt

175

Chụp CLVT hàm mặt có dựng hình 3D

176

Chụp cắt lớp vi tính hàm mặt chùm tia hình nón hàm trên (Cone-Beam CT)

177

Chụp cắt lớp vi tính hàm mặt chùm tia hình nón hàm dưới (Cone-Beam CT)

178

Chụp cắt lớp vi tính hàm mặt chùm tia hình nón hàm trên hàm dưới (Cone-Beam CT)

 

2. Chụp cắt lớp vi tính vùng đầu mặt cổ từ 64-128 dãy

179

Chụp CLVT sọ não không tiêm thuốc cản quang

180

Chụp CLVT sọ não có tiêm thuốc cản quang

181

Chụp CLVT hệ động mạch cảnh có tiêm thuốc cản quang

182

Chụp CLVT tưới máu não (CT perfusion)

183

Chụp CLVT mạch máu não

184

Chụp CLVT sọ não có dựng hình 3D

185

Chụp CLVT hàm-mặt không tiêm thuốc cản quang

186

Chụp CLVT hàm-mặt có tiêm thuốc cản quang

187

Chụp CLVT hàm mặt có ứng dụng phần mềm nha khoa

188

Chụp CLVT tai-xương đá không tiêm thuốc

189

Chụp CLVT tai-xương đá có tiêm thuốc cản quang

190

Chụp CLVT hốc mắt

191

Chụp CLVT hàm mặt có dựng hình 3D

 

3. Chụp cắt lớp vi tính vùng đầu mặt cổ từ ≥ 256 dãy

192

Chụp CLVT sọ não không tiêm thuốc cản quang

193

Chụp CLVT sọ não có tiêm thuốc cản quang

194

Chụp CLVT hệ động mạch cảnh có tiêm thuốc cản quang

195

Chụp CLVT tưới máu não (CT perfusion)

196

Chụp CLVT mạch máu não

197

Chụp CLVT sọ não có dựng hình 3D

198

Chụp CLVT hàm-mặt không tiêm thuốc cản quang

199

Chụp CLVT hàm-mặt có tiêm thuốc cản quang

200

Chụp CLVT hàm mặt có ứng dụng phần mềm nha khoa

201

Chụp CLVT tai-xương đá không tiêm thuốc

202

Chụp CLVT tai-xương đá có tiêm thuốc cản quang

203

Chụp CLVT hốc mắt

204

Chụp CLVT hàm mặt có dựng hình 3D

 

4. Chụp cắt lớp vi tính vùng ngực từ 1- 32 dãy

205

Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực không tiêm thuốc cản quang

206

Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có tiêm thuốc cản quang

207

Chụp cắt lớp vi tính phổi độ phân giải cao

208

Chụp cắt lớp vi tính phổi liều thấp tầm soát u

209

Chụp cắt lớp vi tính nội soi ảo cây phế quản

210

Chụp cắt lớp vi tính động mạch phổi

211

Chụp cắt lớp vi tính động mạch chủ ngực

212

Chụp cắt lớp vi tính động mạch vành, tim

213

Chụp cắt lớp vi tính tính điểm vôi hóa mạch vành

 

5. Chụp cắt lớp vi tính vùng ngực từ 64-128 dãy

214

Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực không tiêm thuốc cản quang

215

Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có tiêm thuốc cản quang

216

Chụp cắt lớp vi tính phổi độ phân giải cao

217

Chụp cắt lớp vi tính phổi liều thấp tầm soát u

218

Chụp cắt lớp vi tính nội soi ảo cây phế quản

219

Chụp cắt lớp vi tính động mạch phổi

220

Chụp cắt lớp vi tính động mạch chủ ngực

221

Chụp cắt lớp vi tính động mạch vành, tim

222

Chụp cắt lớp vi tính tính điểm vôi hóa mạch vành

 

6. Chụp cắt lớp vi tính vùng ngực từ ≥ 256 dãy

223

Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực không tiêm thuốc cản quang

224

Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có tiêm thuốc cản quang

225

Chụp cắt lớp vi tính phổi độ phân giải cao

226

Chụp cắt lớp vi tính phổi liều thấp tầm soát u

227

Chụp cắt lớp vi tính nội soi ảo cây phế quản

228

Chụp cắt lớp vi tính động mạch phổi

229

Chụp cắt lớp vi tính động mạch chủ ngực

230

Chụp cắt lớp vi tính động mạch vành, tim có dùng thuốc beta block

231

Chụp cắt lớp vi tính động mạch vành, tim không dùng thuốc beta block

232

Chụp cắt lớp vi tính tính điểm vôi hóa mạch vành

 

7. Chụp cắt lớp vi tính vùng bụng, tiểu khung từ 1-32 dãy

233

Chụp cắt lớp vi tính tầng trên ổ bụng thường quy (gồm: chụp Cắt lớp vi tính gan-mật, tụy, lách, dạ dày-tá tràng.v.v.)

234

Chụp cắt lớp vi tính bụng-tiểu khung thường quy

235

Chụp cắt lớp vi tính tiểu khung thường quy (gồm: chụp cắt lớp vi tính tử cung-buồng trứng, tiền liệt tuyến, các khối u vùng tiểu khung.v.v.)

236

Chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu thường quy

237

Chụp cắt lớp vi tính tầng trên ổ bụng có khảo sát mạch các tạng (bao gồm mạch: gan, tụy, lách và mạch khối u)

238

Chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu có khảo sát mạch thận và/hoặc dựng hình đường bài xuất

239

Chụp cắt lớp vi tính gan có dựng hình đường mật

240

Chụp cắt lớp vi tính tạng khảo sát huyết động học khối u (CT perfusion)

241

Chụp cắt lớp vi tính ruột non (entero-scan) không dùng sonde

242

Chụp cắt lớp vi tính ruột non (entero-scan) có dùng sonde

243

Chụp cắt lớp vi tính đại tràng (colo-scan) dùng dịch hoặc hơi có nội soi ảo

244

Chụp cắt lớp vi tính động mạch chủ-chậu

 

8. Chụp cắt lớp vi tính vùng bụng, tiểu khung từ 64-128 dãy

245

Chụp cắt lớp vi tính tầng trên ổ bụng thường quy (gồm: chụp Cắt lớp vi tính gan-mật, tụy, lách, dạ dày-tá tràng.v.v.)

246

Chụp cắt lớp vi tính bụng-tiểu khung thường quy

247

Chụp cắt lớp vi tính tiểu khung thường quy (gồm: chụp cắt lớp vi tính tử cung-buồng trứng, tiền liệt tuyến, các khối u vùng tiểu khung.v.v.)

248

Chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu thường quy

249

Chụp cắt lớp vi tính tầng trên ổ bụng có khảo sát mạch các tạng (bao gồm mạch: gan, tụy, lách và mạch khối u)

250

Chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu có khảo sát mạch thận và/hoặc dựng hình đường bài xuất

251

Chụp cắt lớp vi tính gan có dựng hình đường mật

252

Chụp cắt lớp vi tính tạng khảo sát huyết động học khối u (CT perfusion)

253

Chụp cắt lớp vi tính ruột non (entero-scan) không dùng sonde

254

Chụp cắt lớp vi tính ruột non (entero-scan) có dùng sonde

255

Chụp cắt lớp vi tính đại tràng (colo-scan) dùng dịch hoặc hơi có nội soi ảo

256

Chụp cắt lớp vi tính động mạch chủ-chậu

 

9. Chụp cắt lớp vi tính vùng bụng, tiểu khung từ ≥ 256 dãy

257

Chụp cắt lớp vi tính tầng trên ổ bụng thường quy (gồm: chụp Cắt lớp vi tính gan-mật, tụy, lách, dạ dày-tá tràng.v.v.)

258

Chụp cắt lớp vi tính bụng-tiểu khung thường quy

259

Chụp cắt lớp vi tính tiểu khung thường quy (gồm: chụp cắt lớp vi tính tử cung-buồng trứng, tiền liệt tuyến, các khối u vùng tiểu khung.v.v.)

260

Chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu thường quy

261

Chụp cắt lớp vi tính tầng trên ổ bụng có khảo sát mạch các tạng (bao gồm mạch: gan, tụy, lách và mạch khối u)

262

Chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu có khảo sát mạch thận và/hoặc dựng hình đường bài xuất

263

Chụp cắt lớp vi tính gan có dựng hình đường mật

264

Chụp cắt lớp vi tính tạng khảo sát huyết động học khối u (CT perfusion)

265

Chụp cắt lớp vi tính ruột non (entero-scan) không dùng sonde

266

Chụp cắt lớp vi tính ruột non (entero-scan) có dùng sonde

267

Chụp cắt lớp vi tính đại tràng (colo-scan) dùng dịch hoặc hơi có nội soi ảo

268

Chụp cắt lớp vi tính động mạch chủ-chậu

 

10. Chụp cắt lớp vi tính cột sống, xương khớp từ 1-32 dãy

269

Chụp cắt lớp vi tính cột sống cổ không tiêm thuốc cản quang

270

Chụp cắt lớp vi tính cột sống cổ có tiêm thuốc cản quang

271

Chụp cắt lớp vi tính cột sống ngực không tiêm thuốc cản quang

272

Chụp cắt lớp vi tính cột sống ngực có tiêm thuốc cản quang

273

Chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng không tiêm thuốc cản quang

274

Chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng có tiêm thuốc cản quang

275

Chụp cắt lớp vi tính khớp thường quy không tiêm thuốc cản quang

276

Chụp cắt lớp vi tính khớp thường quy có tiêm thuốc cản quang

277

Chụp cắt lớp vi tính khớp có tiêm thuốc cản quang vào ổ khớp

278

Chụp cắt lớp vi tính xương chi không tiêm thuốc cản quang

279

Chụp cắt lớp vi tính xương chi có tiêm thuốc cản quang

280

Chụp cắt lớp vi tính mạch máu chi trên

281

Chụp cắt lớp vi tính mạch máu chi dưới

 

11. Chụp cắt lớp vi tính cột sống, xương khớp từ 64-128 dãy

282

Chụp cắt lớp vi tính cột sống cổ không tiêm thuốc cản quang

284

Chụp cắt lớp vi tính cột sống cổ có tiêm thuốc cản quang

285

Chụp cắt lớp vi tính cột sống ngực không tiêm thuốc cản quang

286

Chụp cắt lớp vi tính cột sống ngực có tiêm thuốc cản quang

287

Chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng không tiêm thuốc cản quang

288

Chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng có tiêm thuốc cản quang

289

Chụp cắt lớp vi tính khớp thường quy không tiêm thuốc cản quang

290

Chụp cắt lớp vi tính khớp thường quy có tiêm thuốc cản quang

291

Chụp cắt lớp vi tính khớp có tiêm thuốc cản quang vào ổ khớp

292

Chụp cắt lớp vi tính xương chi không tiêm thuốc cản quang

293

Chụp cắt lớp vi tính xương chi có tiêm thuốc cản quang

294

Chụp cắt lớp vi tính tầm soát toàn thân

295

Chụp cắt lớp vi tính mạch máu chi trên

296

Chụp cắt lớp vi tính mạch máu chi dưới

 

12. Chụp cắt lớp vi tính cột sống, xương khớp từ ≥256 dãy

297

Chụp cắt lớp vi tính cột sống cổ không tiêm thuốc cản quang

298

Chụp cắt lớp vi tính cột sống cổ có tiêm thuốc cản quang

299

Chụp cắt lớp vi tính cột sống ngực không tiêm thuốc cản quang

300

Chụp cắt lớp vi tính cột sống ngực có tiêm thuốc cản quang

301

Chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng không tiêm thuốc cản quang

302

Chụp cắt lớp vi tính cột sống thắt lưng có tiêm thuốc cản quang

303

Chụp cắt lớp vi tính khớp thường quy không tiêm thuốc cản quang

304

Chụp cắt lớp vi tính khớp thường quy có tiêm thuốc cản quang

305

Chụp cắt lớp vi tính khớp có tiêm thuốc cản quang vào ổ khớp

306

Chụp cắt lớp vi tính xương chi không tiêm thuốc cản quang

307

Chụp cắt lớp vi tính xương chi có tiêm thuốc cản quang

308

Chụp cắt lớp vi tính tầm soát toàn thân

309

Chụp cắt lớp vi tính mạch máu chi trên

310

Chụp cắt lớp vi tính mạch máu chi dưới

 

D. CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ (Cộng hưởng từ)

 

1. Chụp cộng hưởng từ vùng đầu - mặt - cổ máy từ lực 0.2-1.5T

311

Chụp cộng hưởng từ sọ não

312

Chụp cộng hưởng từ sọ não có tiêm chất tương phản

313

Chụp cộng hưởng từ não- mạch não không tiêm chất tương phản

314

Chụp cộng hưởng từ não- mạch não có tiêm chất tương phản

315

Chụp cộng hưởng từ hệ mạch cổ không tiêm chất tương phản

316

Chụp cộng hưởng từ hệ mạch cổ có tiêm chất tương phản

317

Chụp cộng hưởng từ tuyến yên có tiêm chất tương phản (khảo sát động học)

318

Chụp cộng hưởng từ hốc mắt và thần kinh thị giác

319

Chụp cộng hưởng từ hốc mắt và thần kinh thị giác có tiêm chất tương phản

320

Chụp cộng hưởng từ tưới máu não (perfusion)

321

Chụp cộng hưởng từ phổ não (spect tính rography)

322

Chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh (tractography) hay Chụp Cộng hưởng từ khuếch tán sức căng (DTI - Diffusion Tensor Imaging)

323

Chụp cộng hưởng từ khuếch tán (DWI - Diffusion-weighted Imaging)

324

Chụp cộng hưởng từ đáy sọ và xương đá

325

Chụp cộng hưởng từ vùng mặt - cổ

326

Chụp cộng hưởng từ vùng mặt - cổ có tiêm tương phản

327

Chụp cộng hưởng từ sọ não chức năng

 

2. Chụp cộng hưởng từ vùng ngực máy từ lực 0.2-1.5T

328

Chụp cộng hưởng từ lồng ngực

329

Chụp cộng hưởng từ lồng ngực có tiêm thuốc cản quang

330

Chụp cộng hưởng từ thông khí phổi (Heli)

331

Chụp cộng hưởng từ tuyến vú

332

Chụp cộng hưởng từ tuyến vú động học có tiêm tương phản

333

Chụp cộng hưởng từ phổ tuyến vú

 

3. Chụp cộng hưởng từ vùng bụng, chậu máy từ lực 0.2-1.5T

334

Chụp cộng hưởng từ tầng bụng không tiêm chất tương phản (gồm: chụp cộng hưởng từ gan-mật, tụy, lách, thận, dạ dày-tá tràng...)

335

Chụp cộng hưởng từ tầng bụng có tiêm chất tương phản (gồm: chụp cộng hưởng từ gan-mật, tụy, lách, thận, dạ dày-tá tràng...)

336

Chụp cộng hưởng từ vùng chậu (gồm: chụp cộng hưởng từ tử cung-phần phụ, tiền liệt tuyến, đại tràng chậu hông, trực tràng, các khối u vùng chậu…)

337

Chụp cộng hưởng từ vùng chậu dò hậu môn

338

Chụp cộng hưởng từ vùng chậu có tiêm chất tương phản (gồm: chụp cộng hưởng từ tử cung-phần phụ, tiền liệt tuyến, đại tràng chậu hông, trực tràng, các khối u vùng chậu…)

339

Chụp cộng hưởng từ bìu, dương vật

340

Chụp cộng hưởng từ bìu, dương vật có tiêm chất tương phản

341

Chụp cộng hưởng từ động học sàn chậu, tống phân (defecography-MR)

342

Chụp cộng hưởng từ ruột non (enteroclysis)

343

Chụp cộng hưởng từ nội soi ảo khung đại tràng (virtual colonoscopy)

344

Chụp cộng hưởng từ tuyến tiền liệt có tiêm tương phản

345

Chụp cộng hưởng từ phổ tuyến tiền liệt

346

Chụp cộng hưởng từ đánh giá bánh nhau (rau)

347

Chụp cộng hưởng từ thai nhi

348

Chụp cộng hưởng từ gan với chất tương phản đặc hiệu mô

 

4. Chụp Cộng hưởng từ cột sống - ống sống và xương khớp máy từ lực 0.2-1.5T

349

Chụp cộng hưởng từ cột sống cổ

350

Chụp cộng hưởng từ cột sống cổ có tiêm tương phản

351

Chụp cộng hưởng từ cột sống ngực

352

Chụp cộng hưởng từ cột sống ngực có tiêm tương phản

353

Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng - cùng

354

Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng - cùng có tiêm tương phản

355

Chụp cộng hưởng từ khớp

356

Chụp cộng hưởng từ khớp có tiêm tương phản tĩnh mạch

357

Chụp cộng hưởng từ khớp có tiêm tương phản nội khớp

358

Chụp cộng hưởng từ xương và tủy xương

359

Chụp cộng hưởng từ xương và tủy xương có tiêm tương phản

360

Chụp cộng hưởng từ phần mềm chi

361

Chụp cộng hưởng từ phần mềm chi có tiêm tương phản

 

5. Chụp cộng hưởng từ tim mạch máy từ lực 1.5T

362

Chụp cộng hưởng từ động mạch chủ-chậu

363

Chụp cộng hưởng từ động mạch chủ-ngực

364

Chụp cộng hưởng từ động mạch vành

365

Chụp cộng hưởng từ tim

366

Chụp cộng hưởng từ tầng trên ổ bụng có khảo sát mạch các tạng (bao gồm mạch: gan, tụy, lách và mạch khối u)

367

Chụp cộng hưởng từ động mạch chi trên

368

Chụp cộng hưởng từ động mạch chi trên có tiêm tương phản

369

Chụp cộng hưởng từ động mạch chi dưới

370

Chụp cộng hưởng từ động mạch chi dưới có tiêm tương phản

371

Chụp cộng hưởng từ động mạch chi toàn thân

372

Chụp cộng hưởng từ động mạch toàn thân có tiêm tương phản

373

Chụp cộng hưởng từ tĩnh mạch

374

Chụp cộng hưởng từ tĩnh mạch có tiêm tương phản

375

Chụp cộng hưởng từ bạch mạch có tiêm tương phản không đặc hiệu

376

Chụp cộng hưởng từ bạch mạch có tiêm tương phản đặc hiệu

 

6. Chụp cộng hưởng từ toàn thân và kỹ thuật đặc biệt khác máy 1.5T

377

Chụp cộng hưởng từ toàn thân tầm soát và đánh giá giai đoạn TNM

378

Chụp cộng hưởng từ toàn thân tầm soát và đánh giá giai đoạn có tiêm tương phản

379

Chụp cộng hưởng từ dây thần kinh ngoại biên (neurography MR)

380

Chụp cộng hưởng từ tưới máu các tạng

 

7. Chụp cộng hưởng từ vùng đầu - mặt - cổ máy từ lực ≥ 3T

381

Chụp cộng hưởng từ sọ não

382

Chụp cộng hưởng từ sọ não có tiêm chất tương phản

383

Chụp cộng hưởng từ não- mạch não không tiêm chất tương phản

384

Chụp cộng hưởng từ não- mạch não có tiêm chất tương phản

385

Chụp cộng hưởng từ hệ mạch cổ không tiêm chất tương phản

386

Chụp cộng hưởng từ hệ mạch cổ có tiêm chất tương phản

387

Chụp cộng hưởng từ tuyến yên có tiêm chất tương phản (khảo sát động học)

388

Chụp cộng hưởng từ hốc mắt và thần kinh thị giác

389

Chụp cộng hưởng từ hốc mắt và thần kinh thị giác có tiêm chất tương phản

390

Chụp cộng hưởng từ tưới máu não (perfusion)

391

Chụp cộng hưởng từ phổ não (spect tính rography)

392

Chụp cộng hưởng từ các bó sợi thần kinh (tractography) hay Chụp Cộng hưởng từ khuếch tán sức căng (DTI - Diffusion Tensor Imaging)

393

Chụp cộng hưởng từ khuếch tán (DWI - Diffusion-weighted Imaging)

394

Chụp cộng hưởng từ đáy sọ và xương đá

395

Chụp cộng hưởng từ vùng mặt - cổ

396

Chụp cộng hưởng từ vùng mặt - cổ có tiêm tương phản

397

Chụp cộng hưởng từ sọ não chức năng

 

8. Chụp cộng hưởng từ vùng ngực máy từ lực ≥ 3T

398

Chụp cộng hưởng từ lồng ngực

399

Chụp cộng hưởng từ lồng ngực có tiêm thuốc cản quang

400

Chụp cộng hưởng từ thông khí phổi (Heli)

401

Chụp cộng hưởng từ tuyến vú

402

Chụp cộng hưởng từ tuyến vú động học có tiêm tương phản

403

Chụp cộng hưởng từ phổ tuyến vú

 

9. Chụp cộng hưởng từ vùng bụng, chậu máy từ lực ≥ 3T

404

Chụp cộng hưởng từ tầng bụng không tiêm chất tương phản (gồm: chụp cộng hưởng từ gan-mật, tụy, lách, thận, dạ dày-tá tràng...)

405

Chụp cộng hưởng từ tầng bụng có tiêm chất tương phản (gồm: chụp cộng hưởng từ gan-mật, tụy, lách, thận, dạ dày-tá tràng...)

406

Chụp cộng hưởng từ vùng chậu (gồm: chụp cộng hưởng từ tử cung-phần phụ, tiền liệt tuyến, đại tràng chậu hông, trực tràng, các khối u vùng chậu…)

407

Chụp cộng hưởng từ vùng chậu dò hậu môn

408

Chụp cộng hưởng từ vùng chậu có tiêm chất tương phản (gồm: chụp cộng hưởng từ tử cung-phần phụ, tiền liệt tuyến, đại tràng chậu hông, trực tràng, các khối u vùng chậu…)

409

Chụp cộng hưởng từ bìu, dương vật

410

Chụp cộng hưởng từ bìu, dương vật có tiêm chất tương phản

411

Chụp cộng hưởng từ động học sàn chậu, tống phân (defecography-MR)

412

Chụp cộng hưởng từ ruột non (enteroclysis)

413

Chụp cộng hưởng từ nội soi ảo khung đại tràng (virtual colonoscopy)

414

Chụp cộng hưởng từ tuyến tiền liệt có tiêm tương phản

415

Chụp cộng hưởng từ phổ tuyến tiền liệt

416

Chụp cộng hưởng từ đánh giá bánh nhau (rau)

417

Chụp cộng hưởng từ thai nhi

418

Chụp cộng hưởng từ gan với chất tương phản đặc hiệu mô

 

10. Chụp Cộng hưởng từ cột sống - ống sống và xương khớp máy từ lực ≥ 3T

419

Chụp cộng hưởng từ cột sống cổ

420

Chụp cộng hưởng từ cột sống cổ có tiêm tương phản

421

Chụp cộng hưởng từ cột sống ngực

422

Chụp cộng hưởng từ cột sống ngực có tiêm tương phản

423

Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng - cùng

424

Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng - cùng có tiêm tương phản

425

Chụp cộng hưởng từ khớp

426

Chụp cộng hưởng từ khớp có tiêm tương phản tĩnh mạch

427

Chụp cộng hưởng từ khớp có tiêm tương phản nội khớp

428

Chụp cộng hưởng từ xương và tủy xương

429

Chụp cộng hưởng từ xương và tủy xương có tiêm tương phản

430

Chụp cộng hưởng từ phần mềm chi

431

Chụp cộng hưởng từ phần mềm chi có tiêm tương phản

 

11. Chụp cộng hưởng từ tim mạch máy từ lực ≥ 3T

432

Chụp cộng hưởng từ động mạch chủ-chậu

433

Chụp cộng hưởng từ động mạch chủ-ngực

434

Chụp cộng hưởng từ động mạch vành

435

Chụp cộng hưởng từ tim

436

Chụp cộng hưởng từ tầng trên ổ bụng có khảo sát mạch các tạng (bao gồm mạch: gan, tụy, lách và mạch khối u)

437

Chụp cộng hưởng từ động mạch chi trên

438

Chụp cộng hưởng từ động mạch chi trên có tiêm tương phản

439

Chụp cộng hưởng từ động mạch chi dưới

440

Chụp cộng hưởng từ động mạch chi dưới có tiêm tương phản

441

Chụp cộng hưởng từ động mạch chi toàn thân

442

Chụp cộng hưởng từ động mạch toàn thân có tiêm tương phản

443

Chụp cộng hưởng từ tĩnh mạch

444

Chụp cộng hưởng từ tĩnh mạch có tiêm tương phản

445

Chụp cộng hưởng từ bạch mạch có tiêm tương phản không đặc hiệu

446

Chụp cộng hưởng từ bạch mạch có tiêm tương phản đặc hiệu

447

12. Chụp cộng hưởng từ toàn thân và kỹ thuật đặc biệt khác máy từ lực ≥ 3T

448

Chụp cộng hưởng từ toàn thân tầm soát và đánh giá giai đoạn TNM

449

Chụp cộng hưởng từ toàn thân tầm soát và đánh giá giai đoạn có tiêm tương phản

450

Chụp cộng hưởng từ dây thần kinh ngoại biên (neurography MR)

451

Chụp cộng hưởng từ tưới máu các tạng

 

Đ. KỸ THUẬT ĐIỆN QUANG MẠCH MÁU VÀ CAN THIỆP

 

1. Chụp mạch dưới Xquang tăng sáng

452

Chụp động mạch não dưới Xquang tăng sáng

453

Chụp mạch vùng đầu mặt cổ dưới Xquang tăng sáng

454

Chụp động mạch chủ dưới Xquang tăng sáng

455

Chụp động mạch chậu dưới Xquang tăng sáng

456

Chụp động mạch chi (trên, dưới) dưới Xquang tăng sáng

457

Chụp động mạch phổi dưới Xquang tăng sáng

458

Chụp động mạch phế quản dưới Xquang tăng sáng

459

Chụp động mạch tạng (gan, lách, thận, tử cung, sinh dục..) dưới Xquang tăng sáng

460

Chụp động mạch mạc treo dưới Xquang tăng sáng

461

Chụp tĩnh mạch dưới Xquang tăng sáng

462

Chụp tĩnh mạch lách - cửa dưới Xquang tăng sáng

463

Chụp tĩnh mạch chi dưới Xquang tăng sáng

464

Chụp động mạch các loại chọc kim trực tiếp dưới Xquang tăng sáng

 

2. Chụp và can thiệp mạch dưới Xquang tăng sáng

465

Chụp và can thiệp động mạch chủ ngực dưới Xquang tăng sáng

466

Chụp và can thiệp động mạch chủ bụng dưới Xquang tăng sáng

467

Chụp, nong và đặt Stent động mạch chi (trên, dưới) dưới Xquang tăng sáng

468

Chụp và nong động mạch chi (trên, dưới) dưới Xquang tăng sáng

469

Chụp và nút mạch dị dạng động mạch chi (trên, dưới) dưới Xquang tăng sáng

470

Chụp và nong cầu nối động mạch chi (trên, dưới) dưới Xquang tăng sáng

471

Chụp và can thiệp tĩnh mạch chi (trên, dưới) dưới Xquang tăng sáng

472

Chụp và lấy máu tĩnh mạch thượng thận dưới Xquang tăng sáng

473

Chụp và đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới Xquang tăng sáng

474

Chụp và nút mạch điều trị ung thư biểu mô tế bào gan dưới Xquang tăng sáng

475

Chụp và nút động mạch gan dưới Xquang tăng sáng

476

Chụp và nút hệ tĩnh mạch cửa gan dưới Xquang tăng sáng

477

Chụp và nút động mạch phế quản dưới Xquang tăng sáng

478

Chụp và can thiệp động mạch phổi dưới Xquang tăng sáng

479

Chụp và can thiệp động mạch mạc treo (tràng trên, tràng dưới) dưới Xquang tăng sáng

480

Chụp và nút mạch điều trị u xơ tử cung dưới Xquang tăng sáng

481

Chụp và nút mạch điều trị lạc nội mạch trong cơ tử cung dưới Xquang tăng sáng

482

Chụp và nút động mạch tử cung dưới Xquang tăng sáng

483

Chụp và nút giãn tĩnh mạch tinh dưới Xquang tăng sáng

484

Chụp và nút giãn tĩnh mạch buồng trứng dưới Xquang tăng sáng

485

Chụp và can thiệp động mạch lách dưới Xquang tăng sáng

486

Chụp và can thiệp mạch tá tụy dưới Xquang tăng sáng

487

Chụp và nút dị dạng động mạch thận dưới Xquang tăng sáng

488

Chụp và nút động mạch điều trị cầm máu các tạng dưới Xquang tăng sáng

489

Chụp và nút mạch tiền phẫu các khối u dưới Xquang tăng sáng

490

Chụp và nút mạch điều trị chảy máu mũi dưới Xquang tăng sáng

491

Chụp và nút mạch điều trị u xơ mũi họng dưới Xquang tăng sáng

492

Chụp và nút mạch điều trị bệnh lý dị dạng mạch vùng đầu mặt cổ và hàm mặt dưới Xquang tăng sáng

493

Đổ xi măng cột sống dưới Xquang tăng sáng

494

Tiêm phá đông khớp vai dưới Xquang tăng sáng

495

Điều trị tiêm giảm đau cột sống dưới Xquang tăng sáng

496

Điều trị tiêm giảm đau khớp dưới Xquang tăng sáng

497

Điều trị u xương dạng xương dưới Xquang tăng sáng

498

Điều trị các tổn thương xương dưới Xquang tăng sáng

499

Đặt cổng truyền hóa chất dưới da dưới Xquang tăng sáng

500

Mở thông dạ dày qua da dưới Xquang tăng sáng

501

Điều trị tiêm xơ trực tiếp qua da dưới Xquang tăng sáng

502

Điều trị bơm tắc mạch trực tiếp qua da dưới Xquang tăng sáng

503

Tháo lồng ruột bằng bơm hơi hoặc thuốc cản quang dưới Xquang tăng sáng

504

Điều trị thoát vị đĩa đệm qua da dưới Xquang tăng sáng

505

Dẫn lưu đường mật dưới Xquang tăng sáng

506

Nong đặt Stent đường mật dưới Xquang tăng sáng

507

Mở thông dạ dày qua da dưới Xquang tăng sáng

508

Dẫn lưu áp xe ổ bụng dưới Xquang tăng sáng

509

Dẫn lưu các ổ dịch ổ bụng dưới Xquang tăng sáng

510

Dẫn lưu áp xe các tạng (gan, lách, thận, ruột thừa..) dưới Xquang tăng sáng

511

Dẫn lưu bể thận dưới Xquang tăng sáng

512

Đặt sonde JJ dưới Xquang tăng sáng

513

Nong và đặt Stent điều trị hẹp tắc vị tràng bằng điện quang can thiệp dưới Xquang tăng sáng

514

Can thiệp điều trị hẹp đại tràng trước và sau phẫu thuật dưới Xquang tăng sáng

515

Nong đặt Stent thực quản, dạ dày dưới Xquang tăng sáng

516

Sinh thiết trong lòng đường mật qua da dưới Xquang tăng sáng

 

3. Chụp mạch số hóa xóa nền (DSA)

517

Chụp động mạch não số hóa xóa nền

518

Chụp mạch vùng đầu mặt cổ số hóa xóa nền

519

Chụp động mạch chủ số hóa xóa nền

520

Chụp động mạch chậu số hóa xóa nền

521

Chụp động mạch chi (trên, dưới) số hóa xóa nền

522

Chụp động mạch phổi số hóa xóa nền

523

Chụp động mạch phế quản số hóa xóa nền

524

Chụp các động mạch tủy

525

Chụp động mạch tạng (gan, lách, thận, tử cung, sinh dục..) số hóa xóa nền

526

Chụp động mạch mạc treo số hóa xóa nền

527

Chụp tĩnh mạch số hóa xóa nền

528

Chụp tĩnh mạch lách - cửa số hóa xóa nền

529

Chụp tĩnh mạch lách - cửa đo áp lực số hóa xóa nền

530

Chụp tĩnh mạch chi số hóa xóa nền

531

Chụp động mạch các loại chọc kim trực tiếp số hóa xóa nền

 

4. Chụp và can thiệp mạch số hóa xóa nền

532

Chụp và can thiệp mạch chủ ngực số hóa xóa nền

533

Chụp và can thiệp mạch chủ bụng số hóa xóa nền

534

Chụp và nong động mạch chi (trên, dưới) số hóa xóa nền

535

Chụp, nong và đặt Stent động mạch chi (trên, dưới) số hóa xóa nền

536

Chụp và nút mạch dị dạng mạch chi (trên, dưới) số hóa xóa nền

537

Chụp và nong cầu nối mạch chi (trên, dưới) số hóa xóa nền

538

Chụp và can thiệp tĩnh mạch chi (trên, dưới) số hóa xóa nền

539

Điều trị suy tĩnh mạch chi dưới bằng đốt sóng RF, Lazer…

540

Chụp và điều trị bơm thuốc tiêu sợi huyết tại chỗ mạch chi qua ống thông số hóa xóa nền

541

Chụp và điều trị lấy huyết khối qua ống thông điều trị tắc mạch chi số hóa xóa nền

542

Chụp và lấy máu tĩnh mạch tuyến thượng thận số hóa xóa nền

543

Chụp và đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ số hóa xóa nền

544

Chụp và nút mạch điều trị u gan số hóa xóa nền

545

Chụp và nút động mạch gan số hóa xóa nền

546

Chụp nút mạch điều trị ung thư gan (TACE)

547

Chụp và nút hệ tĩnh mạch cửa gan số hóa xóa nền

548

Chụp và nút động mạch phế quản số hóa xóa nền

549

Chụp và can thiệp mạch phổi số hóa xóa nền

550

Chụp và nút mạch mạc treo (tràng trên, tràng dưới) số hóa xóa nền

551

Chụp và nút mạch điều trị u xơ tử cung số hóa xóa nền

552

Chụp và nút mạch điều trị lạc nội mạch trong cơ tử cung số hóa xóa nền

553

Chụp và nút động mạch tử cung số hóa xóa nền

554

Chụp và nút giãn tĩnh mạch tinh số hóa xóa nền

555

Chụp và nút giãn tĩnh mạch buồng trứng số hóa xóa nền

556

Chụp và can thiệp mạch lách số hóa xóa nền

557

Chụp và can thiệp mạch tá tụy số hóa xóa nền

558

Chụp, nong và đặt stent động mạch mạc treo (tràng trên, tràng dưới) số hóa xóa nền

559

Chụp, nong và đặt Stent động mạch thận số hóa xóa nền

560

Chụp và nút dị dạng động mạch thận số hóa xóa nền

561

Chụp và nút mạch bằng hạt DC Bead gắn hóa chất điều trị u gan số hóa xóa nền

562

Chụp và tạo luồng thông cửa chủ qua da (TIPS) số hóa xóa nền

563

Chụp và điều trị giãn tĩnh mạch dạ dày số hóa xóa nền

564

Chụp và điều trị giãn tĩnh mạch thực quản xuyên gan qua da số hóa xóa nền

565

Chụp và sinh thiết gan qua tĩnh mạch trên gan số hóa xóa nền

566

Chụp và nút động mạch điều trị cầm máu các tạng số hóa xóa nền

567

Chụp và nút dị dạng mạch các tạng số hóa xóa nền

568

Chụp và bơm dược chất phóng xạ, hạt phóng xạ điều trị khối u số hóa xóa nền

569

Chụp và nút phình động mạch não số hóa xóa nền

570

Chụp và điều trị phình động mạch não bằng thay đổi dòng chảy số hóa xóa nền

571

Chụp và nút dị dạng thông động tĩnh mạch não số hóa xóa nền

572

Chụp và nút thông động mạch cảnh xoang hang số hóa xóa nền

573

Chụp và nút dị dạng thông động tĩnh mạch màng cứng số hóa xóa nền

574

Chụp và test nút động mạch não số hóa xóa nền

575

Chụp và nút dị dạng mạch tủy số hóa xóa nền

576

Chụp và nút động mạch đốt sống số hóa xóa nền

577

Chụp và nút mạch tiền phẫu các khối u số hóa xóa nền

578

Chụp, nong và đặt stent điều trị hẹp động mạch ngoài sọ (mạch cảnh, đốt sống) số hóa xóa nền

579

Chụp và nong hẹp động mạch nội sọ số hóa xóa nền

580

Chụp, nong và đặt Stent điều trị hẹp động mạch nội sọ số hóa xóa nền

581

Chụp và bơm thuốc tiêu sợi huyết đường động mạch điều trị tắc động mạch não cấp số hóa xóa nền

582

Chụp và can thiệp lấy huyết khối động mạch não số hóa xóa nền

583

Chụp và can thiệp các bệnh lý hệ tĩnh mạch não số hóa xóa nền

584

Chụp và nút mạch điều trị chảy máu mũi số hóa xóa nền

585

Chụp và nút mạch điều trị u xơ mũi họng số hóa xóa nền

586

Chụp và nút mạch điều trị bệnh lý dị dạng mạch vùng đầu mặt cổ và hàm mặt số hóa xóa nền

587

Chụp và lấy máu tĩnh mạch tuyến yên số hóa xóa nền

588

Đổ xi măng cột sống số hóa xóa nền

589

Tạo hình và đổ xi măng cột sống (kyphoplasty)

590

Tiêm phá đông khớp vai số hóa xóa nền

591

Điều trị tiêm giảm đau cột sống số hóa xóa nền

592

Điều trị tiêm giảm đau khớp số hóa xóa nền

593

Điều trị u xương dạng xương số hóa xóa nền

594

Điều trị các tổn thương xương số hóa xóa nền

595

Điều trị các khối u tạng (thận, lách, tụy...) số hóa xóa nền

596

Đốt sóng cao tần điều trị các khối u số hóa xóa nền

597

Đặt cổng truyền hóa chất dưới da số hóa xóa nền

598

Mở thông dạ dày qua da số hóa xóa nền

599

Đốt sóng cao tần điều trị suy giãn tĩnh mạch số hóa xóa nền

600

Điều trị tiêm xơ trực tiếp qua da số hóa xóa nền

601

Điều trị bơm tắc mạch trực tiếp qua da số hóa xóa nền

602

Điều trị thoát vị đĩa đệm qua da số hóa xóa nền

603

Dẫn lưu đường mật số hóa xóa nền

604

Nong đặt Stent đường mật số hóa xóa nền

605

Mở thông dạ dày qua da số hóa xóa nền

606

Dẫn lưu áp xe ngực/bụng số hóa xóa nền

607

Dẫn lưu các ổ dịch ngực/bụng số hóa xóa nền

608

Dẫn lưu áp xe các tạng (gan, lách, thận, ruột thừa..) số hóa xóa nền

609

Dẫn lưu bể thận số hóa xóa nền

610

Đặt sonde JJ số hóa xóa nền

611

Nong và đặt Stent điều trị hẹp tắc vị tràng số hóa xóa nền

612

Nong điều trị hẹp tắc vị tràng số hóa xóa nền

613

Can thiệp điều trị hẹp đại tràng trước và sau phẫu thuật số hóa xóa nền

614

Nong đặt Stent thực quản, dạ dày số hóa xóa nền

615

Sinh thiết trong lòng đường mật qua da số hóa xóa nền

616

Diệt hạch điều trị đau dây V số hóa xóa nền

 

5. Sinh thiết, chọc hút và điều trị dưới hướng dẫn siêu âm

617

Đốt sóng cao tần điều trị u gan dưới hướng dẫn siêu âm

618

Đốt sóng cao tần điều trị các u tạng dưới hướng dẫn siêu âm

619

Sinh thiết gan dưới hướng dẫn siêu âm

620

Sinh thiết gan ghép dưới hướng dẫn siêu âm

621

Sinh thiết vú dưới hướng dẫn siêu âm

622

Sinh thiết lách dưới hướng dẫn siêu âm

623

Sinh thiết thận dưới hướng dẫn siêu âm

624

Sinh thiết thận ghép dưới hướng dẫn siêu âm

625

Sinh thiết hạch (hoặc u) dưới hướng dẫn siêu âm

626

Sinh thiết tuyến giáp dưới hướng dẫn siêu âm

627

Sinh thiết phần mềm dưới hướng dẫn siêu âm

628

Sinh thiết các tạng dưới hướng dẫn siêu âm

629

Sinh thiết tiền liệt tuyến qua trực tràng dưới hướng dẫn siêu âm

630

Đốt sóng cao tần điều trị ung thư gan (RFA) dưới hướng dẫn siêu âm

631

Chích đốt Laser dưới hướng dẫn siêu âm

632

Bơm Ethanol trực tiếp dưới hướng dẫn siêu âm

633

Tiêm xơ khối u dưới hướng dẫn của siêu âm

634

Sinh thiết phổi/màng phổi dưới hướng dẫn siêu âm

635

Chọc hút tế bào tuyến giáp dưới hướng dẫn siêu âm

636

Chọc hút hạch (hoặc u) dưới hướng dẫn siêu âm

637

Chọc hút tế bào tuyến giáp dưới hướng dẫn siêu âm

638

Chọc nang tuyến giáp dưới hướng dẫn siêu âm

639

Chọc hút nang vú dưới hướng dẫn siêu âm

640

Chọc hút nang, tiêm xơ dưới hướng dẫn siêu âm

641

Chọc hút dịch ổ khớp dưới hướng dẫn siêu âm

642

Chọc ối dưới hướng dẫn của siêu âm

643

Chọc hút, sinh thiết khối u trung thất qua siêu âm thực quản

644

Chọc hút dịch màng ti3 dưới hướng dẫn siêu âm

645

Chọc hút ổ dịch, áp xe dưới hướng dẫn của siêu âm

646

Chọc hút tế bào dưới hướng dẫn của siêu âm

647

Chọc mạch máu dưới hướng dẫn siêu âm

648

Dẫn lưu các ổ dịch trong ổ bụng dưới hướng dẫn siêu âm

649

Dẫn lưu dịch, áp xe, nang dưới hướng dẫn của siêu âm

 

6. Sinh thiết, chọc hút và điều trị dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính

650

Đốt sóng cao tần điều trị u gan dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính

651

Đốt sóng cao tần điều trị các u tạng dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính

652

Sinh thiết phổi/màng phổi dưới cắt lớp vi tính

653

Sinh thiết trung thất dưới cắt lớp vi tính

654

Sinh thiết gan dưới cắt lớp vi tính

655

Sinh thiết thận dưới cắt lớp vi tính

656

Sinh thiết lách dưới cắt lớp vi tính

657

Sinh thiết tụy dưới cắt lớp vi tính

658

Sinh thiết gan ghép dưới cắt lớp vi tính

659

Sinh thiết thận ghép dưới cắt lớp vi tính

660

Sinh thiết xương dưới cắt lớp vi tính

661

Sinh thiết cột sống dưới cắt lớp vi tính

662

Sinh thiết não dưới cắt lớp vi tính

663

Sinh thiết phần mềm dưới cắt lớp vi tính

664

Sinh thiết tạng hay khối ổ bụng dưới cắt lớp vi tính

665

Chọc hút ổ dịch/áp xe não dưới cắt lớp vi tính

666

Chọc hút ổ dịch, áp xe dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính

667

Chọc hút hạch hoặc u dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính

668

Dẫn lưu các ổ dịch trong ổ bụng dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính

 

7. Can thiệp dưới cộng hưởng từ

669

Sinh thiết các tạng dưới cộng hưởng từ

670

Sinh thiết vú dưới cộng hưởng từ

671

Sinh thiết não dưới cộng hưởng từ

 

8. Điện quang tim mạch

672

Chụp động mạch vành

673

Chụp, nong động mạch vành bằng bóng

674

Chụp, nong và đặt stent động mạch vành

675

Sinh thiết cơ tim

676

Thông tim ống lớn

677

Nong van hai lá

678

Nong van động mạch chủ

679

Nong van động mạch phổi

680

Bít thông liên nhĩ

681

Bít thông liên thất

682

Bít ống động mạch

683

Điều trị rối loạn nhịp tim bằng sóng cao tần

684

Đặt máy tạo nhịp

685

Đặt máy tạo nhịp phá rung

686

Thăm dò điện sinh lý trong buồng tim

687

Chụp nong động mạch ngoại biên bằng bóng

688

Chụp, nong động mạch và đặt stent

689

Bít ống động mạch

690

Đặt stent động mạch chủ

691

Điều trị u xơ tử cung bằng sóng siêu âm hội tụ tần số cao dưới hướng dẫn cộng hưởng từ (HIFU)

692

Điều trị các khối u bằng sóng siêu âm hội tụ tần số cao dưới hướng dẫn cộng hưởng từ (HIFU)

693

Điều trị u tuyến tiền liệt bằng sóng siêu âm hội tụ tần số cao

694

Chụp và điều trị nút búi giãn tĩnh mạch dạ dày ngược dòng (BRTO)

695

Chụp và điều trị nút giãn tĩnh mạch thực quản xuyên gan qua da

696

Chụp và nút mạch điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt

697

Điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng nút động mạch tuyến tiền liệt

698

Nút động mạch trong điều trị chảy máu do ung thư tuyến tiền liệt

699

Nút động mạch trong điều trị chảy máu do các khối u ác tính vùng tiểu khung (ung thư cổ tử cung, ung thư bàng quang không có chỉ định phẫu thuật,...)

700

Điều trị ung thư tiền liệt tuyến bằng cấy hạt phóng xạ qua da

701

Điều trị các khối u bằng cấy hạt phóng xạ qua da

702

Chụp và nút mạch điều trị u phổi

703

Chụp và nút mạch điều trị u trung thất

704

Tạo hình đặt Stent và bơm xi măng điều trị xẹp đốt sống

705

Chọc sinh thiết vú dưới định vị nổi (Stereotaxic)

706

Chọc sinh thiết tạng dưới định vị Robot

707

Điều trị đốt các khối u bằng sóng điện từ trường (NanoKnife)

708

Điều trị các khối u bằng vi sóng (Microwave)

9

Chụp CHT máy từ lực ≥ 1.5Tesla

709

Chụp cộng hưởng từ tim sử dụng chất gắng sức đánh giá tưới máu cơ tim có tiêm thuốc tương phản

710

Chụp cộng hưởng từ bệnh lý cơ tim có tiêm thuốc tương phản

711

Chụp cộng hưởng từ tim đánh giá các bệnh lý van tim (nếu có tiêm thuốc)

712

Chụp cộng hưởng từ tim đánh giá các khối u tim có tiêm thuốc tương phản

713

Chụp cộng hưởng từ tim đánh giá các bệnh lý tim bẩm sinh có tiêm thuốc tương phản

714

Chụp cộng hưởng từ tim đánh giá các bệnh lý tim bẩm sinh

715

Chụp cộng hưởng từ tim đánh giá quá tải sắt

716

Chụp cộng hưởng từ tim đánh giá khuếch tán sức căng (DTI - Diffusion Tensor Imaging)

717

Cộng hưởng từ phổ tim

 

E. KỸ THUẬT KHÁC (TTLT 37)

718

Chụp XQ số hóa cắt lớp tuyến vú 1 bên (tomosynthesis)

XVIII. Y HỌC HẠT NHÂN

TT

DANH MỤC KỸ THUẬT

 

A. CHẨN ĐOÁN

1

SPECT não với 99mTc Pertechnetate

2

SPECT não với 99mTc - ECD

3

SPECT não với 99mTc - DTPA

4

SPECT não với 99mTc - HMPAO

5

SPECT não với 111In - octreotide

6

SPECT tuyến cận giáp với đồng vị phóng xạ kép

7

SPECT tưới máu cơ tim gắng sức với 99mTc - MIBI

8

SPECT tưới máu cơ tim gắng sức với Tl-201

9

SPECT tưới máu cơ tim gắng sức với 99mTc -Tetrofosmin

10

SPECT tưới máu cơ tim gắng sức với 99mTc - Sestamibi

11

SPECT tưới máu cơ tim gắng sức với 99mTc - Teboroxime (Cardiotec)

12

SPECT tưới máu cơ tim gắng sức với 99mTcN-NOEt

13

SPECT tưới máu cơ tim gắng sức với 99mTc - Furifosmin

14

SPECT tưới máu cơ tim gắng sức với 123I- IPPA

15

SPECT tưới máu cơ tim gắng sức với 123I - BMIPP

16

SPECT tưới máu cơ tim không gắng sức với 99mTc - MIBI

17

SPECT tưới máu cơ tim không gắng sức với 99mTc -Tetrofosmin

18

SPECT tưới máu cơ tim không gắng sức với 99mTc - Sestamibi

19

SPECT tưới máu cơ tim không gắng sức với 99mTc - Teboroxime (Cardiotec)

20

SPECT tưới máu cơ tim không gắng sức với 99mTcN-NOEt

21

SPECT tưới máu cơ tim không gắng sức với 99mTc - Furifosmin

22

SPECT tưới máu cơ tim không gắng sức với 123I- IPPA

23

SPECT tưới máu cơ tim không gắng sức với 123I - BMIPP

24

SPECT tưới máu cơ tim không gắng sức với Tl-201

25

SPECT chức năng tim pha sớm

26

SPECT chức năng tim pha sớm với 99mTc - Pertechnetate

27

SPECT chức năng tim pha sớm với 99mTc - Sestamibi

28

SPECT chức năng tim pha sớm với 99mTc - Tetrofosmin

29

SPECT đánh giá chức năng tim bằng hồng cầu đánh dấu 99mTc

30

SPECT đánh giá chức năng tim bằng hồng cầu đánh dấu 99mTc; pha nghỉ

31

SPECT đánh giá chức năng tim bằng hồng cầu đánh dấu 99mTc; pha gắng sức

32

SPECT nhồi máu cơ tim với 111In - kháng thể kháng cơ tim

33

SPECT nhồi máu cơ tim với 99mTc - Stannous pyrophosphate (PYP)

34

SPECT gan

35

SPECT thận

36

SPECT tuyến thượng thận với 131I - MIBG

37

SPECT tuyến thượng thận với 123I - MIBG

38

SPECT tuyến thượng thận với 131I - Cholesterol

39

SPECT tuyến tiền liệt

40

SPECT tuyến tiền liệt với 111In - Capromab pendetid

41

SPECT tuyến tiền liệt với 111In - CYT-356

42

SPECT xương, khớp

43

SPECT chẩn đoán khối u

44

SPECT chẩn đoán khối u với 99mTc - MIBI

45

SPECT chẩn đoán khối u với 67Ga

46

SPECT chẩn đoán khối u với 201Tl

47

SPECT chẩn đoán khối u với 111In - Pentetreotide

48

SPECT chẩn đoán u phổi

49

SPECT chẩn đoán u vú

50

SPECT chẩn đoán u nguyên bào thần kinh với 131I - MIBG

51

SPECT chẩn đoán u nguyên bào thần kinh với 123I - MIBG

52

SPECT phóng xạ miễn dịch

53

SPECT thụ thể Peptid phóng xạ

54

SPECT thụ thể Peptid phóng xạ với 177Lu-DOTATOC

55

SPECT thụ thể Peptid phóng xạ với 111In-DOTATOC

56

SPECT thụ thể Peptid phóng xạ với 111In-DTPA-octreotide

57

SPECT thụ thể Peptid phóng xạ với 177Lu-DOTATATE

58

SPECT hạch Lympho

59

SPECT bạch cầu đánh dấu 99mTc-HMPAO

60

SPECT bạch cầu đánh dấu 111In

61

SPECT bạch cầu đánh dấu 67Ga

62

SPECT/CT

63

SPECT/CT não với 99mTc Pertechnetate

64

SPECT/CT não với 99mTc - ECD

65

SPECT/CT não với 99mTc - DTPA

66

SPECT/CT não với 99mTc - HMPAO

67

SPECT/CT tuyến cận giáp với đồng vị phóng xạ kép

68

SPECT/CT tưới máu cơ tim gắng sức với 99mTc - MIBI

69

SPECT/CT tưới máu cơ tim gắng sức với Tetrofosmin

70

SPECT/CT tưới máu cơ tim không gắng sức với 99mTc - MIBI

71

SPECT/CT tưới máu cơ tim không gắng sức với Tetrofosmin

72

SPECT/CT tưới máu cơ tim gắng sức với Tl-201

73

SPECT/CT tưới máu cơ tim không gắng sức với Tl-201

74

SPECT/CT chức năng tim pha sớm

75

SPECT/CT đánh giá chức năng tim bằng hồng cầu đánh dấu 99mTc

76

SPECT/CT nhồi máu cơ tim với 111In - kháng thể kháng cơ tim

77

SPECT/CT gan

78

SPECT/CT thận

79

SPECT/CT tuyến tiền liệt

80

SPECT/CT tuyến thượng thận với 131I - MIBG

81

SPECT/CT tuyến thượng thận với 123I - MIBG

82

SPECT/CT tuyến thượng thận với 131I - Cholesterol

83

SPECT/CT xương, khớp

84

SPECT/CT chẩn đoán khối u

85

SPECT/CT T chẩn đoán khối u với 99mTc - MIBI

86

SPECT/CT T chẩn đoán khối u với 67Ga

87

SPECT/CT chẩn đoán khối u với 201Tl

88

SPECT/CT chẩn đoán khối u với 111In - Pentetreotide

89

SPECT/CT chẩn đoán u phổi

90

SPECT/CT chẩn đoán u vú

91

SPECT/CT chẩn đoán u nguyên bào thần kinh với 131I - MIBG

92

SPECT/CT chẩn đoán u nguyên bào thần kinh với 123I - MIBG

93

SPECT/CT phóng xạ miễn dịch

94

SPECT/CT thụ thể Peptid phóng xạ

95

SPECT/CT thụ thể Peptid phóng xạ với 177Lu-DOTATOC

96

SPECT/CT thụ thể Peptid phóng xạ với 111In-DOTATOC

97

SPECT/CT thụ thể Peptid phóng xạ với 111In-DTPA-octreotide

98

SPECT/CT thụ thể Peptid phóng xạ với 177Lu-DOTATATE

99

SPECT/CT hạch Lympho

100

SPECT/CT bạch cầu đánh dấu 99mTc-HMPAO

101

SPECT/CT bạch cầu đánh dấu 111In

102

SPECT/CT bạch cầu đánh dấu 67Ga

103

SPECT/CT mô phỏng xạ trị 3D

104

SPECT/CT mô phỏng xạ trị điều biến liều (IMRT)

105

Xạ hình phóng xạ miễn dịch

106

Xạ hình não với 99mTc Pertechnetate

107

Xạ hình não với 99mTc - ECD

108

Xạ hình não với 99mTc - DTPA

109

Xạ hình não với 99mTc - HMPAO

110

Xạ hình u màng não với 99mTc - chelate

111

Xạ hình lưu thông dịch não tủy với 99mTc - DTPA

112

Xạ hình lưu thông dịch não tủy với 111In - DTPA

113

Xạ hình lưu thông dịch não tủy với 131I-RISA

114

Độ tập trung 131I tuyến giáp

115

Xạ hình toàn thân với 131I

116

Xạ hình toàn thân sau nhận liều điều trị giảm đau di căn ung thư xương

117

Xạ hình toàn thân sau nhận liều điều trị miễn dịch phóng xạ

118

Xạ hình tuyến giáp với 131I

119

Xạ hình tuyến giáp với 123I

120

Xạ hình tuyến giáp sau phẫu thuật với 131I

121

Xạ hình tuyến giáp và đo độ tập trung tuyến giáp với 131I

122

Xạ hình tuyến giáp và đo độ tập trung tuyến giáp với 99mTc Pertechnetate

123

Xạ hình tuyến cận giáp với 99mTc - V - DMSA

124

Xạ hình tuyến cận giáp với 99mTc- MIBI

125

Xạ hình tuyến cận giáp với đồng vị phóng xạ kép

126

Xạ hình tuyến giáp với 99mTc Pertechnetate

127

Xạ hình tuyến lệ với 99mTc Pertechnetate

128

Xạ hình tuyến nước bọt với 99mTc Pertechnetate

129

Xạ hình tưới máu cơ tim gắng sức với 99mTc - MIBI

130

Xạ hình tưới máu cơ tim không gắng sức với 99mTc - MIBI

131

Xạ hình tưới máu cơ tim không gắng sức với Tetrofosmin

132

Xạ hình tưới máu cơ tim gắng sức với 201Tl

133

Xạ hình tưới máu cơ tim gắng sức với Tetrofosmin

134

Xạ hình tưới máu cơ tim không gắng sức với 201Tl

135

Xạ hình tưới máu cơ tim gắng sức với Tetrofosmin

136

Xạ hình chức năng tim với 99mTc đánh dấu

137

Xạ hình chức năng tim pha sớm

138

Xạ hình chức năng tâm thất với 99mTc - Pertechnetate

139

Xạ hình nhồi máu cơ tim với 99mTc - Pyrophosphate

140

Xạ hình hoại tử cơ tim với 99mTc - Pyrophotphate

141

Xạ hình tuyến vú

142

Xạ hình tưới máu phổi

143

Xạ hình tưới máu phổi với 99mTc - macroaggregated

144

Xạ hình thông khí phổi

145

Xạ hình thông khí phổi với 133Xe

146

Xạ hình thông khí phổi với 99mTc-DTPA

147

Xạ hình chẩn đoán chức năng thực quản và trào ngược dạ dày - thực quản với 99mTc - Sulfur Colloid

148

Xạ hình chẩn đoán chức năng co bóp dạ dày với 99mTc - Sulfur Colloid

149

Xạ hình chẩn đoán xuất huyết đường tiêu hóa với hồng cầu đánh dấu Tc-99m

150

Xạ hình chẩn đoán túi thừa Meckel với 99mTc Pertechnetate

151

Nghiệm pháp chẩn đoán HPylory với 14C-Urea

152

Xạ hình lách với Methionin - 99mTc

153

Xạ hình lách với hồng cầu đánh dấu 51Cr

154

Xạ hình lách với 99mTc Sulfur Colloid

155

Xạ hình gan với 99mTc Sulfur Colloid

156

Xạ hình gan - mật với 99mTc - HIDA

157

Xạ hình gan - mật với 131I - Rose Bengan

158

Xạ hình u máu trong gan với hồng cầu đánh dấu 99mTc

159

Xạ hình chức năng gan - mật sau ghép gan với 99mTc - IDA

160

Thận đồ đồng vị với 131I - Hippuran

161

Xạ hình chức năng thận với 131I - Hippuran

162

Xạ hình thận với 99mTc - DMSA

163

Xạ hình chức năng thận với 99mTc -DTPA

164

Xạ hình chức năng thận với 123I gắn OIH

165

Xạ hình chức năng thận với 131I gắn OIH

166

Xạ hình chức năng thận với 99mTc - MAG3

167

Xạ hình chức năng thận - tiết niệu sau ghép thận bằng 99mTc - MAG3

168

Xạ hình trào ngược bàng quang niệu quản với 99mTc Pertechnetate

169

Xạ hình tuyến thượng thận với 131I - MIBG

170

Xạ hình tuyến thượng thận với 123I - MIBG

171

Xạ hình tuyến thượng thận với 131I - Cholesterol

172

Xạ hình tuyến tiền liệt

173

Xạ hình tinh hoàn với 99mTc Pertechnetate

174

Xạ hình xương với 99mTc - MDP

175

Xạ hình xương 3 pha

176

Xạ hình tủy xương với 99mTc - Sulfur Colloid hoặc BMHP

177

Xạ hình chẩn đoán khối u với 99mTc - MIBI

178

Xạ hình chẩn đoán khối u với 67Ga

179

Xạ hình chẩn đoán khối u với 201Tl

180

Xạ hình chẩn đoán khối u với 111In - Pentetreotide

181

Xạ hình chẩn đoán u nguyên bào thần kinh với 131I - MIBG

182

Xạ hình chẩn đoán u nguyên bào thần kinh với 123I - MIBG

183

Xạ hình tĩnh mạch với 99mTc - MAA

184

Xạ hình tĩnh mạch với 99mTc - DTPA

185

Xác định thể tích hồng cầu với hồng cầu đánh dấu 51Cr

186

Xác định đời sống hồng cầu và nơi phân hủy hồng cầu với hồng cầu đánh dấu 51Cr

187

Xạ hình bạch mạch với 99mTc-HMPAO hoặc 99mTc-Sulfur Colloid

188

Xạ hình hạch Lympho

189

Xạ hình bạch cầu đánh dấu 99mTc-HMPAO

190

Xạ hình bạch cầu đánh dấu 111In

191

Xạ hình bạch cầu đánh dấu 67Ga

192

Đo mật độ xương bằng kỹ thuật DEXA

193

Kỹ thuật phát hiện hạch gác bằng đầu dò Gamma

194

PET

195

PET chẩn đoán khối u

196

PET chẩn đoán bệnh hệ thần kinh

197

PET đo lượng chuyển hóa glucose bán cầu não với 11C - acetate

198

PET đo lượng chuyển hóa glucose bán cầu não với 11C -1- butanol

199

PET nơi tiếp nhận dopamin bán cầu não với 11C-N-methylspiperone

200

PET đo lượng chuyển hóa glucose bán cầu não với 18FDG

201

PET nơi tiếp nhận oestrogen với 18F-16α -fluoro-17-estradiol

202

PET nơi tiếp nhận dopamin bán cầu não với 18F - spiperone

203

PET tưới máu não với 15O-H2O

204

PET đo lượng chuyển hóa và bài xuất oxy bán cầu não với 15O-O2

205

PET chuyển hóa yếm khí với 18F-Misomidazole (MISO)

206

PET chẩn đoán theo dõi xạ trị Glioma với 18F-FDOPA

207

PET chẩn đoán theo dõi bệnh tâm thần (trầm cảm) với 5-HT2A receptor

208

PET chẩn đoán theo dõi bệnh tâm thần (trầm cảm) với SSRI

209

PET chẩn đoán theo dõi bệnh tâm thần (trầm cảm) với dopamin D2 receptor

210

PET chẩn đoán suy giảm trí nhớ (dimentia)

211

PET chẩn đoán bênh Azheimer với [11C]]PIB

212

PET chẩn đoán bệnh tim mạch

213

PET chẩn đoán bệnh chuyển hóa cơ tim với 11C - acetate

214

PET chẩn đoán bệnh chuyển hóa cơ tim với 11C - panmitate

215

PET chẩn đoán bệnh chuyển hóa glucose cơ tim với 18FDG

216

PET tưới máu cơ tim với 13N - NH3

217

PET thể tích tưới máu cơ tim với 15O-CO

218

PET tưới máu cơ tim với 15O-H2ONH3

219

PET tưới máu cơ tim với 82Rb - Rb+

220

PET chẩn đoán bệnh nhiễm trùng

221

PET trong bệnh viêm nhiễm với 18FDG

222

PET/CT

223

PET/CT chẩn đoán khối u

224

PET/CT chẩn đoán khối u với 18FDG

225

PET/CT chẩn đoán khối u với 11C-glucose

226

PET/CT chẩn đoán khối u với 11C-methionine

227

PET/CT chẩn đoán khối u với 11C-ACHC

228

PET/CT chẩn đoán khối u với 11C-tyrosine

229

PET/CT chẩn đoán khối u với 11C-thymidine

230

PET/CT chẩn đoán khối u với 11C-fluorodeoxyuridine

231

PET/CT chẩn đoán khối u với 18F-fluoromidonidazole

232

PET/CT chẩn đoán khối u với 18F-β-estradiol

233

PET/CT chẩn đoán khối u với 15O-H2O

234

PET/CT chẩn đoán khối u với 62Cu-PTSM

235

PET/CT chẩn đoán khối u với 18F gắn kháng thể đơn dòng kháng khối u

236

PET/CT chẩn đoán khối u với 5-18F-fluorouracil

237

PET/CT chẩn đoán khối u với 11C-daunoubicin

238

PET/CT chẩn đoán bệnh hệ thần kinh

239

PET/CT chẩn đoán bệnh hệ thần kinh với 18FDG

240

PET/CT chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ với 18FDG

241

PET/CT chẩn đoán bệnh Alzheimer với 18FDG

242

PET/CT chẩn đoán bệnh động kinh với 18FDG

243

PET/CT chẩn đoán bệnh Parkinson với 18FDG

244

PET/CT đo lượng chuyển hóa glucose bán cầu não với 11C - acetate

245

PET/CT đo lượng chuyển hóa glucose bán cầu não với 11C -1- butanol

246

PET/CT nơi tiếp nhận dopamin bán cầu não với 11C-N-methylspiperone

247

PET/CT đo lượng chuyển hóa glucose bán cầu não với 18FDG

248

PET/CT nơi tiếp nhận oestrogen với 18F-16α-fluoro-17-estradiol

249

PET/CT nơi tiếp nhận dopamin bán cầu não với 18F - spiperone

250

PET/CT tưới máu não với 15O-H2O

251

PET/CT đo lượng chuyển hóa và bài xuất oxy bán cầu não với 15O-O2

252

PET/CT chuyển hóa yếm khí với 18F-Misomidazole (MISO)

253

PET/CT chẩn đoán theo dõi xạ trị Glioma với 18F-FDOPA

254

PET/CT chẩn đoán theo dõi bệnh tâm thần (trầm cảm) với 5-HT2A receptor

255

PET/CT chẩn đoán theo dõi bệnh tâm thần (trầm cảm) với SSRI

256

PET/CT chẩn đoán theo dõi bệnh tâm thần (trầm cảm) với dopamin D2 receptor

257

PET/CT chẩn đoán suy giảm trí nhớ (dimentia)

258

PET/CT chẩn đoán bênh Azheimer với [11C]]PIB

259

PET/CT chẩn đoán bệnh tim mạch

260

PET/CT chẩn đoán bệnh chuyển hóa cơ tim với 11C - acetate

261

PET/CT chẩn đoán bệnh chuyển hóa cơ tim với 11C - panmitate

262

PET/CT chẩn đoán bệnh chuyển hóa glucose cơ tim với 18FDG

263

PET/CT tưới máu cơ tim với 13N - NH3

264

PET/CT thể tích tưới máu cơ tim với 15O-CO

265

PET/CT tưới máu cơ tim với 15O-H2ONH3

266

PET/CT tưới máu cơ tim với 82Rb - Rb+

267

PET/CT chẩn đoán bệnh tim mạch với 18FDG

268

PET/CT chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim với 18FDG

269

PET/CT đánh giá sự sống còn của cơ tim với 18FDG

270

PET/CT chẩn đoán bệnh nhiễm trùng

271

PET/CT trong bệnh viêm nhiễm với 18FDG

272

PET/CT thụ thể Peptid phóng xạ

273

PET/CT thụ thể Peptid phóng xạ với 68Ga -DOTANOC

274

PET/CT thụ thể Peptid phóng xạ với 68Ga-DOTATATE

275

PET/CT thụ thể Peptid phóng xạ với 86Y -DOTANOC

276

PET/CT thụ thể Peptid phóng xạ với 86Y -DOTATATE

277

PET/CT thụ thể Peptid phóng xạ với 86Y -DOTA-Lanreotide

278

PET/CT mô phỏng xạ trị

279

PET/CT mô phỏng xạ trị 3D

280

PET/CT mô phỏng xạ trị điều biến liều (IMRT)

281

PET/MRI

282

PET/MRI chẩn đoán khối u

283

PET/MRI chẩn đoán bệnh hệ thần kinh

284

PET/MRI đo lượng chuyển hóa glucose bán cầu não với 11C - acetate

285

PET/MRI đo lượng chuyển hóa glucose bán cầu não với 11C -1- butanol

286

PET/MRI nơi tiếp nhận dopamin bán cầu não với 11C-N-methylspiperone

287

PET/MRI đo lượng chuyển hóa glucose bán cầu não với 18FDG

288

PET/MRI nơi tiếp nhận oestrogen với 18F-16α -fluoro-17-estradiol

289

PET/MRI nơi tiếp nhận dopamin bán cầu não với 18F - spiperone

290

PET/MRI tưới máu não với 15O-H2O

291

PET/MRI đo lượng chuyển hóa và bài xuất oxy bán cầu não với 15O-O2

292

PET/MRI chuyển hóa yếm khí với 18F-Misomidazole (MISO)

293

PET/MRI chẩn đoán theo dõi xạ trị Glioma với 18F-FDOPA

294

PET/MRI chẩn đoán theo dõi bệnh tâm thần (trầm cảm) với 5-HT2A receptor

295

PET/MRI chẩn đoán theo dõi bệnh tâm thần (trầm cảm) với SSRI

296

PET/MRI chẩn đoán theo dõi bệnh tâm thần (trầm cảm) với dopamin D2 receptor

297

PET/MRI chẩn đoán suy giảm trí nhớ (dimentia)

298

PET/MRI chẩn đoán bênh Azheimer với [11C]]PIB

299

PET/MRI chẩn đoán bệnh tim mạch

300

PET/MRI chẩn đoán bệnh chuyển hóa cơ tim với 11C - acetate

301

PET/MRI chẩn đoán bệnh chuyển hóa cơ tim với 11C - panmitate

302

PET/MRI chẩn đoán bệnh chuyển hóa glucose cơ tim với 18FDG

303

PET/MRI tưới máu cơ tim với 13N - NH3

304

PET/MRI thể tích tưới máu cơ tim với 15O-CO

305

PET/MRI tưới máu cơ tim với 15O-H2ONH3

306

PET/MRI tưới máu cơ tim với 82Rb - Rb+

307

PET/MRI chẩn đoán bệnh nhiễm trùng

308

PET/MRI trong bệnh viêm nhiễm với 18FDG

309

Định lượng CA 19 - 9 bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

310

Định lượng CA 50 bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

311

Định lượng CA 125 bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

312

Định lượng CA 15 - 3 bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

313

Định lượng CA 72 - 4 bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

314

Định lượng GH bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

315

Định lượng kháng thể kháng Insulin bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

316

Định lượng Insulin bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

317

Định lượng Tg bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

318

Định lượng kháng thể kháng Tg (AntiTg) bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

319

Định lượng Micro Albumin niệu bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

320

Định lượng LH bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

321

Định lượng FSH bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

322

Định lượng HCG bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

323

Định lượng T3 bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

324

Định lượng FT3 bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

325

Định lượng T4 bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

326

Định lượng FT4 bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

327

Định lượng TSH bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

328

Định lượng TRAb bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

329

Định lượng Testosterone bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

330

Định lượng Prolactin bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

331

Định lượng Progesterone bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

332

Định lượng Estradiol bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

333

Định lượng Calcitonin bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

334

Định lượng CEA bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

335

Định lượng AFP bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

336

Định lượng PSA bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

337

Định lượng PTH bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

338

Định lượng ACTH bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

339

Định lượng Cortisol bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

 

B. ĐIỀU TRỊ

340

Điều trị ung thư tuyến giáp bằng 131I

341

Điều trị Basedow bằng 131I

342

Điều trị bướu tuyến giáp đơn thuần bằng 131I

343

Điều trị bướu nhân độc tuyến giáp bằng 131I

344

Điều trị tràn dịch màng phổi do ung thư bằng keo 90Y

345

Điều trị tràn dịch màng phổi do ung thư bằng keo phóng xạ

346

Điều trị tràn dịch màng bụng do ung thư bằng keo 90Y

347

Điều trị tràn dịch màng bụng do ung thư bằng keo phóng xạ

348

Điều trị ung thư gan bằng hạt vi cầu phóng xạ 90Y

349

Điều trị ung thư gan nguyên phát bằng 188Re

350

Điều trị ung thư gan bằng keo Silicon - 32P

351

Điều trị ung thư gan nguyên phát bằng 131I - Lipiodol

352

Điều trị ung thư gan bằng keo Ho-166

353

Điều trị ung thư gan bằng hạt phóng xạ 125I

354

Điều trị ung thư gan bằng keo phóng xạ

355

Điều trị ung thư vú bằng hạt phóng xạ 125I

356

Điều trị ung thư vòm mũi họng bằng hạt phóng xạ

357

Điều trị ung thư tiền liệt tuyến bằng hạt phóng xạ 125I

358

Điều trị viêm bao hoạt dịch bằng keo phóng xạ

359

Điều trị viêm bao hoạt dịch bằng keo 90Y

360

Điều trị sẹo lồi bằng tấm áp 32P

361

Điều trị eczema bằng tấm áp 32P

362

Điều trị u máu nông bằng tấm áp 32P

363

Điều trị bệnh đa hồng cầu nguyên phát bằng 32P

364

Điều trị bệnh Leucose kinh bằng P-32

365

Điều trị giảm đau do ung thư di căn xương bằng thuốc phóng xạ

366

Điều trị giảm đau do ung thư di căn xương bằng 153Sm

367

Điều trị giảm đau do ung thư di căn xương bằng 117Sn

368

Điều trị giảm đau do ung thư di căn xương bằng 188Re

369

Điều trị giảm đau do ung thư di căn xương bằng 186Re

370

Điều trị giảm đau di căn ung thư xương bằng 89Sr

371

Điều trị giảm đau di căn ung thư xương bằng 85Sr

372

Điều trị giảm đau di căn ung thư xương bằng: 90Y

373

Điều trị giảm đau do ung thư di căn xương bằng 32P

374

Điều trị u nguyên bào thần kinh bằng I-131-MIBG

375

Điều trị u tuyến thượng thận bằng I-131-MIBG

376

Điều trị u nguyên bào thần kinh bằng I-123-MIBG

377

Điều trị u tuyến thượng thận bằng I-123-MIBG

378

Điều trị bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

379

Điều trị ung thư bằng kháng thể đơn dòng gắn phóng xạ

380

Điều trị ung thư bằng kháng thể đơn dòng gắn phóng xạ với 131I- Rituximab

381

Điều trị ung thư bằng kháng thể đơn dòng gắn phóng xạ với 131I- Nimotuzumab

382

Điều trị bằng thụ thể Peptid phóng xạ 111In-DTPA-octreotide

383

Điều trị bằng thụ thể Peptid phóng xạ 111In-DOTATOC

384

Điều trị bằng thụ thể Peptid phóng xạ 90Y-DOTATOC

385

Điều trị bằng thụ thể Peptid phóng xạ 90Y-DOTA-Lanreotide

386

Điều trị bằng thụ thể Peptid phóng xạ 90Y-DOTATATE

387

Điều trị bằng thụ thể Peptid phóng xạ 177Lu -DOTATATE

388

Điều trị bằng thụ thể Peptid phóng xạ 177Lu-DOTATOC

389

Điều trị bằng thụ thể Peptid phóng xạ alpha 213-Bi-DOTATOC

390

Điều trị bằng nano - thụ thể peptid phóng xạ 177Lu-DOTATATE-PLGA- PEG NPs

391.

Điều trị di căn ung thư bằng cấy hạt phóng xạ 125I

392.

Điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng cấy hạt phóng xạ 103Pd

393.

Điều trị ung thư phổi bằng cấy hạt phóng xạ 125I

394.

Điều trị ung thư thực quản bằng cấy hạt phóng xạ 125I

395.

Điều trị ung thư đầu cổ bằng cấy hạt phóng xạ 125I

396.

Điều trị u não bằng cấy hạt phóng xạ 125I

397.

Điều trị ung thư di căn gan bằng hạt vi cầu phóng xạ 90Y

398.

Điều trị ung thư đường mật trong gan bằng hạt vi cầu phóng xạ 90Y

399.

Điều trị u lympho ác tính không Hodgkin bằng kháng thể đơn dòng gắn đồng vị phóng xạ 90Y-Ibritumomab

400.

Điều trị ung thư bằng kháng thể đơn dòng gắn phóng xạ với 90Y- Rituximab

401.

Điều trị ung thư bằng kháng thể đơn dòng gắn phóng xạ với 90Y- Nimotuzumab

402.

Điều trị ung thư bằng hạt vi cầu phóng xạ

403.

Điều trị ung thư bằng hạt phóng xạ

404.

Xạ hình chẩn đoán khối u bằng Kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

405.

SPECT chẩn đoán khối u bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

406.

SPECT/CT chẩn đoán khối u bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

407.

PET/CT chẩn đoán bằng NaF

408.

Xạ hình xương bằng NaF

409.

Xạ trị áp sát bằng đồng vị phóng xạ

410.

Xạ trị áp sát bằng hạt phóng xạ

411.

Xạ trị áp sát bằng tâm áp phóng xạ

412.

Xạ trị áp sát bằng Stent phóng xạ

413.

Xạ hình gan bằng bức xạ hàm ở bệnh nhân ung thư gan, ung thư đường mật trong gan, ung thư di căn gan sau điều trị bằng hạt vi cầu phóng xạ 90Y

414.

SPECT gan bằng bức xạ hãm ở bệnh nhân ung thư gan, ung thư đường mật trong gan, ung thư di căn gan sau điều trị bằng hạt vi cầu phóng xạ 90Y

415.

PET/CT bằng bức xạ hãm ở bệnh nhân ung thư gan, ung thư đường mật trong gan, ung thư di căn gan sau điều trị bằng hạt vi cầu phóng xạ 90Y

416.

Xạ hình đánh giá luồng thông mạch máu (shunt) gan phổi

417.

SPECT đánh giá luồng thông mạch máu (shunt) gan phổi

418.

Điều trị giảm đau do ung thư di căn xương bằng 177Lu

419.

SPECT tụy

420.

Xạ hình tụy

 

II. Kỹ thuật y với phạm vi hành nghề Xét nghiệm y học

XXI. HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU

TT

DANH MỤC KỸ THUẬT

 

A. XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU

1

Thời gian prothrombin (PT: Prothrombin Time), (Các tên khác: TQ; Tỷ lệ Prothrombin) bằng máy tự động

2

Thời gian prothrombin (PT: Prothrombin Time), (Các tên khác: TQ; Tỷ lệ Prothrombin) bằng máy bán tự động

3

Thời gian prothrombin (PT: Prothrombin Time), (Các tên khác: TQ; Tỷ lệ Prothrombin) phương pháp thủ công

4

Xét nghiệm nhanh INR (Có thể kèm theo cả chỉ số PT%, PTs) bằng máy cầm tay

5

Thời gian thromboplastin một phần hoạt hóa (APTT: Activated Partial Thromboplastin Time), (Tên khác: TCK) bằng máy tự động

6

Thời gian thromboplastin một phần hoạt hóa (APTT: Activated Partial Thromboplastin Time) (Tên khác: TCK) bằng máy bán tự động.

7

Thời gian thromboplastin một phần hoạt hóa (APTT: Activated Partial Thromboplastin Time) (tên khác: TCK) phương pháp thủ công

8

Thời gian thrombin (TT: Thrombin Time) bằng máy tự động

9

Thời gian thrombin (TT: Thrombin Time) bằng máy bán tự động

10

Thời gian thrombin (TT: Thrombin Time) phương pháp thủ công

11

Định lượng Fibrinogen (Tên khác: Định lượng yếu tố I), phương pháp gián tiếp, bằng máy tự động

12

Định lượng Fibrinogen (Tên khác: Định lượng yếu tố I), phương pháp gián tiếp, bằng máy bán tự động

13

Định lượng Fibrinogen (Tên khác: Định lượng yếu tố I), phương pháp Clauss- phương pháp trực tiếp, bằng máy tự động

14

Định lượng Fibrinogen (Tên khác: Định lượng yếu tố I), phương pháp Clauss- phương pháp trực tiếp, bằng máy bán tự động

15

Nghiệm pháp rượu (Ethanol test)

16

Nghiệm pháp Protamin sulfat

17

Nghiệm pháp Von-Kaulla

18

Thời gian tiêu Euglobulin

19

Thời gian máu chảy phương pháp Duke

20

Thời gian máu chảy phương pháp Ivy

21

Co cục máu đông (Tên khác: Co cục máu)

22

Nghiệm pháp dây thắt

23

Định lượng D-Dimer

24

Bán định lượng D-Dimer

25

Định lượng AT/AT III (Anti thrombin/ Anti thrombinIII)

26

Phát hiện kháng đông nội sinh (Tên khác: Mix test)

27

Phát hiện kháng đông ngoại sinh

28

Phát hiện kháng đông đường chung

29

Định lượng yếu tố đông máu nội sinh VIIIc, IX, XI

30

Định lượng yếu tố đông máu ngoại sinh II, V,VII, X

31

Định lượng kháng nguyên yếu tố Von Willebrand (VWF Antigen)

32

Định lượng hoạt tính yếu tố Von Willebrand (VWF Activity) (tên khác: định lượng hoạt tính đồng yếu tố Ristocetin: VIII: R co)

33

Định lượng yếu tố XII

34

Định lượng yếu tố XIII (Tên khác: Định lượng yếu tố ổn định sợi huyết)

35

Định tính yếu tố XIII (Tên khác: Định tính yếu tố ổn định sợi huyết)

36

Định tính ức chế yếu tố VIIIc/IX

37

Định lượng ức chế yếu tố VIIIc

38

Định lượng ức chế yếu tố IX

39

Đo độ nhớt (độ quánh) máu toàn phần/huyết tương/dịch khác

40

Định lượng phức hệ fibrin monome hòa tan (Fibrin Soluble Test), (Tên khác: FS Test; FSM Test)

41

Đo độ ngưng tập tiểu cầu với ADP/Collagen/Acid Arachidonic/Thrombin/Epinephrin

42

Đo độ ngưng tập tiểu cầu với Ristocetin

43

Định lượng FDP

44

Bán định lượng FDP

45

Định lượng Protein C toàn phần (Protein C Antigen)

46

Định lượng Protein S toàn phần

47

Định lượng hoạt tính Protein C (Protein Activity)

48

Định lượng Protein S tự do

49

Phát hiện kháng đông lupus (LAC/ LA screen: Lupus Anticoagulant screen)

50

Khẳng định kháng đông lupus (LAC/ LA confirm: Lupus Anticoagulant confirm)

51

Định lượng Anti Xa

52

Nghiệm pháp sinh Thromboplastin (T.G.T: Thromboplastin Generation Test)

53

Thời gian Reptilase

54

Đàn hồi đồ cục máu (TEG: Thrombo Elasto Graphy)

55

Thời gian phục hồi Canxi

56

Định lượng hoạt tính yếu tố V Leiden

57

Định lượng Heparin

58

Định lượng Plasminogen

59

Định lượng chất ức chế hoạt hóa Plasmin (PAI: Plasmin Activated Inhibitor)

60

Xét nghiệm PFA (Platelet Funtion Analyzer) bằng Collagen/Epinephrine trên máy tự động (Tên khác: PFA bằng Col/Epi)

61

Xét nghiệm PFA (Platelet Funtion Analyzer) bằng Collagen/ADP trên máy tự động (Tên khác: PFA bằng Col/ADP)

62

Xét nghiệm PFA (Platelet Funtion Analyzer) bằng P2Y trên máy tự động (Tên khác: PFA bằng P2Y)

63

Xét nghiệm HIT (Heparin Induced Thrombocytopenia) - Ab

64

Xét nghiệm HIT (Heparin Induced Thrombocytopenia)- IgG

65

Định lượng C1- inhibitor

66

Định lượng t-pA (tissue - Plasminogen Activator)

67

Định lượng □2 antiplasmin

68

Định lượng antiCardiolipin IgG bằng phương pháp ELISA/miễn dịch hóa phát quang/ điện hóa phát quang

69

Định lượng antiCardiolipin IgM bằng phương pháp ELISA/miễn dịch hóa phát quang điện hóa phát quang

70

Định lượng anti □2GPI IgG bằng phương pháp ELISA/miễn dịch hóa phát quang/ điện hóa phát quang

71

Định lượng anti □2GPI IgM bằng phương pháp ELISA/ miễn dịch hóa phát quang/ điện hóa phát quang

72

Định lượng men ADAMTS13 (A Disintegrin And Metalloproteinase with ThromboSpondin1 member 13)

73

Phát hiện DIC bằng phương pháp sóng đôi trên máy đông máu

74

Phát hiện chất ức chế đông máu có phụ thuộc thời gian, nhiệt độ

75

Định lượng yếu tố HMWK

76

Định lượng yếu tố pre Kallikrein

77

Định lượng PIVKA (Proteins Induced by Vitamin K Antagonism or Absence)

78

Đo độ quánh máu toàn phần, huyết tương

 

K. XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU (Dồn vào mục A. đông máu)

565.

Định lượng kháng nguyên antithrombin/ antithrombinIII (AT antigen/ATIIl antigen)

566.

Định lượng hoạt tính antithrombin/ antithrombinIII (AT activity/ATIII activity)

567.

Định lượng chất ức chế hoạt hóa Plasmin 1 (PAI-1)

568.

Định lượng chất ức chế hoạt hóa Plasmin 2 (PAI-2)

569.

Định lượng kháng nguyên yếu tố Von Willerbrand (vWf:Ag) bằng Kỹ thuật miễn dịch hóa phát quang

570.

Định lượng D-Dimer bằng Kỹ thuật miễn dịch hóa phát quang

571.

Phát hiện chất ức chế phụ thuộc thời gian và nhiệt độ đường đông máu chung

572.

Phát hiện chất ức chế không phụ thuộc thời gian và nhiệt độ đường đông máu chung

573.

Phát hiện chất ức chế phụ thuộc thời gian và nhiệt độ đường đông máu ngoại sinh

574.

Phát hiện chất ức chế không phụ thuộc thời gian và nhiệt độ đường đông máu ngoại sinh

575.

Phát hiện chất ức chế phụ thuộc thời gian và nhiệt độ đường đông máu nội sinh

576.

Phát hiện chất ức chế không phụ thuộc thời gian và nhiệt độ đường đông máu nội sinh

577.

Định lượng kháng thể kháng Beta2 Glycoprotein I (aβ2GPI) IgG bằng Kỹ thuật hóa miễn dịch phát quang

578.

Định lượng kháng thể kháng Beta2 Glycoprotein I (aβ2GPI) IgM bằng kỹ thuật hóa miễn dịch phát quang

579.

Định lượng kháng thể kháng Cardiolipin (aCL) IgM bằng Kỹ thuật hóa miễn dịch phát quang

580.

Định lượng kháng thể kháng Cardiolipin (aCL) IgG bằng kỹ thuật hóa miễn dịch phát quang

581.

Định lượng hoạt tính yếu tố von Willebrand (đồng yếu tố Ristocetin) bằng kỹ thuật hóa miễn dịch phát quang

582.

Định lượng hoạt tính Protein S (PS activity)

583.

Định lượng kháng nguyên Protein S (PS antigen)

584.

Định lượng kháng nguyên Protein C (PC antigen)

585.

Đo độ đàn hồi cục máu (ROTEM: Rotation ThromboEIastoMetry) nội sinh (ROTEM-INTEM)

586.

Đo độ đàn hồi cục máu (ROTEM: Rotation ThromboElastoMetry) ngoại sinh (ROTEM-EXTEM)

587.

Đo độ đàn hồi cục máu (ROTEM: Rotation ThromboElastoMetry) ức chế tiểu cầu (ROTEM- FIBTEM)

588.

Đo độ đàn hồi cục máu (ROTEM: Rotation ThromboElastoMetry) ức chế tiểu sợi huyết (ROTEM- APTEM)

589.

Đo độ đàn hồi cục máu (ROTEM: Rotation ThromboElastoMetry) trung hòa heparin (ROTEM- HEPTEM)

590.

Đo độ đàn hồi cục máu (TEG: ThromboElastoGraph) trung hòa heparin (TEG- Heparinase)

591.

Đàn hồi đồ cục máu (TEG: ThromboElastoGraph) ức chế tiểu cầu (TEG- Platelet blocker)

592.

Đàn hồi đồ cục máu (TEG: ThromboElastoGraph) ức chế tiêu sợi huyết (TEG- Antifibrinolytic drug)

593.

Đo độ ngưng tập tiểu cầu với Ristocetin bằng phương pháp trở kháng

594.

Đo độ ngưng tập tiểu cầu với Thrombin bằng phương pháp trở kháng

595.

Đo độ ngưng tập tiểu cầu với Acid Arachidonic bằng phương pháp trở kháng

596.

Đo độ ngưng tập tiểu cầu với ADP bằng phương pháp trở kháng

597.

Đo độ ngưng tập tiểu cầu với Collagen bằng phương pháp trở kháng

598.

Định lượng kháng nguyên men ADAM TS 13 (A Disintegrin And Metalloproteinase with Thrombo Sprondin1 Member 13 Antigen)

599.

Định lượng hoạt tính men ADAM TS 13 (A Disintegrin And Metalloproteinase with Thrombo Sprondin1 Member 13 Activity)

600.

Định lượng yếu tố Kininogen trọng lượng phân tử cao (Định lượng yếu tố HMWK)

601.

Định lượng yếu tố Prekallikrein (Định lượng yếu tố PKK)

602.

Định lượng PIVKA (Protein Induced by Vitamin K Absence)

603.

Xét nghiệm kháng Protein C hoạt hóa

604.

Xét nghiệm TEG thăm dò chức năng tiểu cầu

 

B. SINH HÓA HUYẾT HỌC

79

Định lượng Acid Folic

80

Định lượng Beta 2 Microglobulin

81

Định lượng Cyclosporin A

82

Định lượng khả năng gắn sắt toàn thể (TIBC)

83

Định lượng Hemoglobin tự do

84

Định lượng sắt chưa bão hòa huyết thanh (UIBC)

85

Định lượng Transferin receptor hòa tan (TFR)

86

Định lượng ZPP (Zine Proto Phorphyrin)

87

Độ bão hòa Transferin

88

Định lượng vitamin B12

89

Định lượng Transferin

90

Định lượng Hepcidin

91

Định lượng EPO (Erythropoietin)

92

Đo huyết sắc tố niệu

93

Methemoglobin

94

Định lượng Peptid - C

95

Định lượng Methotrexat

96

Định lượng Haptoglobin

97

Định lượng Free kappa huyết thanh

98

Định lượng Free lambda huyết thanh

99

Định lượng Free kappa niệu

100

Định lượng Free lambda niệu

101

Xét nghiệm hồng cầu tự tan

102

Sức bền thẩm thấu hồng cầu

103

Định lượng G6PD

104

HK (Hexokinase)

105

GPI (Glucose phosphate isomerase)

106

PFK (Phosphofructokinase)

107

ALD (Aldolase)

108

PGK (Phosphoglycerate kinase)

109

PK (Pyruvatkinase)

110

Fructosamin

111

IGF-I

112

Định lượng IgG

113

Định lượng IgA

114

Định lượng IgM

115

Định lượng IgE

116

Định lượng Ferritin

117

Định lượng sắt huyết thanh

 

C. TẾ BÀO HỌC

118

Dàn tiêu bản máu ngoại vi (Phết máu ngoại vi)

119

Phân tích tế bào máu ngoại vi (bằng phương pháp thủ công)

120

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (bằng máy đếm tổng trở)

121

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (bằng máy đếm laser)

122

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng hệ thống tự động hoàn toàn (có nhuộm tiêu bản tự động)

123

Huyết đồ (bằng phương pháp thủ công)

124

Huyết đồ (bằng máy đếm tổng trở)

125

Huyết đồ (bằng máy đếm laser)

126

Thủ thuật chọc hút tủy làm tủy đồ (chưa bao gồm kim chọc tủy một lần)

127

Thủ thuật chọc hút tủy làm tủy đồ (bao gồm kim chọc tủy nhiều lần)

128

Thủ thuật chọc hút tủy làm tủy đồ (sử dụng máy khoan cầm tay)

129

Xét nghiệm tế bào học tủy xương (không bao gồm thủ thuật chọc hút tủy)

130

Thủ thuật sinh thiết tủy xương (chưa bao gồm kim sinh thiết một lần)

131

Thủ thuật sinh thiết tủy xương (bao gồm kim sinh thiết nhiều lần)

132

Thủ thuật sinh thiết tủy xương (sử dụng máy khoan cầm tay)

133

Xét nghiệm mô bệnh học tủy xương (không bao gồm thủ thuật sinh thiết tủy xương)

134

Xét nghiệm hồng cầu lưới (bằng phương pháp thủ công)

135

Xét nghiệm hồng cầu lưới (bằng máy đếm laser)

136

Tìm mảnh vỡ hồng cầu

137

Tìm hồng cầu có chấm ưa bazơ

138

Tìm ký sinh trùng sốt rét trong máu (bằng phương pháp thủ công)

139

Tìm ký sinh trùng sốt rét trong máu (bằng phương pháp tập trung hồng cầu nhiễm)

140

Tìm giun chỉ trong máu

141

Tập trung bạch cầu

142

Máu lắng (bằng phương pháp thủ công)

143

Máu lắng (bằng máy tự động)

144

Tìm tế bào Hargraves

145

Nhuộm sợi xơ trong mô tủy xương

146

Nhuộm sợi liên võng trong mô tủy xương

147

Nhuộm hóa mô miễn dịch tủy xương

148

Nhuộm hóa học tế bào tủy xương(gồm nhiều phương pháp)

149

Xét nghiệm tế bào cặn nước tiểu (bằng phương pháp thủ công)

150

Xét nghiệm tế bào trong nước tiểu (bằng máy tự động)

151

Cặn Addis

152

Xét nghiệm tế bào trong nước dịch chẩn đoán tế bào học (não tủy, màng tim, màng phổi, màng bụng, dịch khớp, rửa phế quản…) bằng phương pháp thủ công

153

Xét nghiệm tế bào trong nước dịch chẩn đoán tế bào học (não tuỷ, màng tim, màng phổi, màng bụng, dịch khớp, rửa phế quản…) bằng máy phân tích huyết học tự động

154

Xét nghiệm các loại dịch, nhuộm và chẩn đoán tế bào học

155

Xét nghiệm tế bào học lách (lách đồ)

156

Xử lý và đọc tiêu bản (tuỷ, lách, hạch)

157

Chụp ảnh màu tế bào qua kính hiển vi

158

Chụp ảnh màu tế bào qua kính hiển vi in trên đĩa CD

159

Xử lý bệnh phẩm sinh thiết và chẩn đoán tổ chức học

160

Thể tích khối hồng cầu (hematocrit) bằng máy ly tâm

161

Định lượng huyết sắc tố (hemoglobin) bằng quang kế

162

Xét nghiệm số lượng và độ tập trung tiểu cầu (bằng máy đếm tổng trở)

163

Xét nghiệm số lượng và độ tập trung tiểu cầu (bằng phương pháp thủ công)

164

Xét nghiệm số lượng và độ tập trung tiểu cầu (bằng máy đếm laser)

165

Làm thủ thuật chọc hút hạch làm hạch đồ

166

Xét nghiệm tế bào hạch (hạch đồ)

167

Làm thủ thuật sinh thiết hạch

168

Xét nghiệm mô bệnh học hạch

169

Làm thủ thuật chọc hút lách làm lách đồ

170

Xét nghiệm tế bào học lách (lách đồ)

171

Đo đường kính hồng cầu

 

L. TẾ BÀO HỌC (Phần L dồn vào phần C. Tế bào học)

605.

Huyết đồ (bằng hệ thống tự động hoàn toàn)

606.

OF test (Osmotic fragility test) (Test sàng lọc

607.

Xét nghiệm và chẩn đoán tế bào học bằng phương pháp nhuộm hồng cầu sắt (Nhuộm Perls)

608.

Xét nghiệm và chẩn đoán tế bào học bằng phương pháp nhuộm Peroxydase (MPO: Myeloperoxydase)

609.

Xét nghiệm và chẩn đoán tế bào học bằng phương pháp nhuộm Sudan đen

610.

Xét nghiệm và chẩn đoán tế bào học bằng phương pháp nhuộm Periodic Acide Schiff (PAS)

611.

Xét nghiệm và chẩn đoán tế bào học bằng phương pháp nhuộm Esterase không đặc hiệu

612.

Xét nghiệm và chẩn đoán tế bào học bằng phương pháp nhuộm Esterase đặc hiệu

613.

Xét nghiệm và chẩn đoán tế bào học bằng phương pháp nhuộm Phosphatase acid

614.

Xét nghiệm và chẩn đoán tế bào học bằng phương pháp nhuộm Phosphatase kiềm bạch cầu

615.

Xét nghiệm và chẩn đoán hóa mô miễn dịch tủy xương cho một dấu ấn (Marker) trên máy nhuộm tự động

616.

Xét nghiệm và chẩn đoán mô bệnh học tủy xương trên máy nhuộm tự động

617.

Xét nghiệm hình dáng-kích thước hồng cầu niệu

 

M. HUYẾT THANH HỌC NHÓM MÁU

618.

Xác định kháng nguyên Lea của hệ nhóm máu Lewis (Kỹ thuật ống nghiệm)

619.

Xác định kháng nguyên Lea của hệ nhóm máu Lewis (Kỹ thuật Scangel/ Gelcard trên máy bán tự động)

620.

Xác định kháng nguyên Lea của hệ nhóm máu Lewis (Kỹ thuật Scangel/ Gelcard trên máy tự động)

621.

Xác định kháng nguyên Leb của hệ nhóm máu Lewis (Kỹ thuật ống nghiệm)

622.

Xác định kháng nguyên Leb của hệ nhóm máu Lewis (Kỹ thuật Scangel/ Gelcard trên máy bán tự động)

623.

Xác định kháng nguyên Leb của hệ nhóm máu Lewis (Kỹ thuật Scangel/ Gelcard trên máy tự động)

624.

Phản ứng hòa hợp tiểu cầu (kỹ thuật pha rắn).

625.

Xác định bất đồng nhóm máu mẹ con (Kỹ thuật ống nghiệm)

626.

Xác định bất đồng nhóm máu mẹ con (Kỹ thuật Scangel)

 

D. HUYẾT THANH HỌC NHÓM MÁU

172

Xác định kháng nguyên Lua của hệ nhóm máu Lutheran (Kỹ thuật ống nghiệm)

173

Xác định kháng nguyên Lub của hệ nhóm máu Lutheran (Kỹ thuật ống nghiệm)

174

Xác định kháng nguyên Lua của hệ nhóm máu Lutheran (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

175

Xác định kháng nguyên Lub của hệ nhóm máu Lutheran (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

176

Xác định kháng nguyên Lua của hệ nhóm máu Lutheran (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)

177

Xác định kháng nguyên Lub của hệ nhóm máu Lutheran (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)

178

Xác định kháng nguyên Fya của hệ nhóm máu Duffy (Kỹ thuật ống nghiệm)

179

Xác định kháng nguyên Fyb của hệ nhóm máu Duffy (Kỹ thuật ống nghiệm)

180

Xác định kháng nguyên Fya của hệ nhóm máu Duffy (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

181

Xác định kháng nguyên Fyb của hệ nhóm máu Duffy (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

182

Xác định kháng nguyên Fya của hệ nhóm máu Duffy (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)

183

Xác định kháng nguyên Fyb của hệ nhóm máu Duffy (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)

184

Xác định kháng nguyên K của hệ nhóm máu Kell (Kỹ thuật ống nghiệm)

185

Xác định kháng nguyên k của hệ nhóm máu Kell (Kỹ thuật ống nghiệm)

186

Xác định kháng nguyên K của hệ nhóm máu Kell (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

187

Xác định kháng nguyên k của hệ nhóm máu Kell (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

188

Xác định kháng nguyên K của hệ nhóm máu Kell (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)

189

Xác định kháng nguyên k của hệ nhóm máu Kell (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)

190

Xác định kháng nguyên Kpa của hệ nhóm máu Kell (Kỹ thuật ống nghiệm)

191

Xác định kháng nguyên Kpb của hệ nhóm máu Kell (Kỹ thuật ống nghiệm)

192

Xác định kháng nguyên Kpa của hệ nhóm máu Kell (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

193

Xác định kháng nguyên Kpb của hệ nhóm máu Kell (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

194

Xác định kháng nguyên Kpa của hệ nhóm máu Kell (Kỹ thuật Scangel/ Gelcard trên máy tự động)

195

Xác định kháng nguyên Kpb của hệ nhóm máu Kell (Kỹ thuật Scangel/ Gelcard trên máy tự động)

196

Xác định kháng nguyên Jsa của hệ nhóm máu Kell (Kỹ thuật ống nghiệm)

197

Xác định kháng nguyên Jsb của hệ nhóm máu Kell (Kỹ thuật ống nghiệm)

198

Xác định kháng nguyên Jsa của hệ nhóm máu Kell (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

199

Xác định kháng nguyên Jsb của hệ nhóm máu Kell (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

200

Xác định kháng nguyên Jsa của hệ nhóm máu Kell (Kỹ thuật Scangel/ Gelcard trên máy tự động)

201

Xác định kháng nguyên Jsb của hệ nhóm máu Kell (Kỹ thuật Scangel/ Gelcard trên máy tự động)

202

Xác định kháng nguyên Jka của hệ nhóm máu Kidd (Kỹ thuật ống nghiệm)

203

Xác định kháng nguyên Jkb của hệ nhóm máu Kidd (Kỹ thuật ống nghiệm)

204

Xác định kháng nguyên Jka của hệ nhóm máu Kidd (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

205

Xác định kháng nguyên Jkb của hệ nhóm máu Kidd (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

206

Xác định kháng nguyên Jka của hệ nhóm máu Kidd (Kỹ thuật Scangel/ Gelcard trên máy tự động)

207

Xác định kháng nguyên Jkb của hệ nhóm máu Kidd (Kỹ thuật Scangel/ Gelcard trên máy tự động)

208

Xác định kháng nguyên M của hệ nhóm máu MNS (Kỹ thuật ống nghiệm)

209

Xác định kháng nguyên N của hệ nhóm máu MNS (Kỹ thuật ống nghiệm)

210

Xác định kháng nguyên M của hệ nhóm máu MNS (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

211

Xác định kháng nguyên N của hệ nhóm máu MNS (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

212

Xác định kháng nguyên M của hệ nhóm máu MNS (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)

213

Xác định kháng nguyên N của hệ nhóm máu MNS (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)

214

Xác định kháng nguyên S của hệ nhóm máu MNS (Kỹ thuật ống nghiệm)

215

Xác định kháng nguyên s của hệ nhóm máu MNS (Kỹ thuật ống nghiệm)

216

Xác định kháng nguyên S của hệ nhóm máu MNS (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

217

Xác định kháng nguyên s của hệ nhóm máu MNS (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

218

Xác định kháng nguyên S của hệ nhóm máu MNS (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)

219

Xác định kháng nguyên s của hệ nhóm máu MNS (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)

220

Xác định kháng nguyên Mia của hệ nhóm máu MNS (Kỹ thuật ống nghiệm)

221

Xác định kháng nguyên Mia của hệ nhóm máu MNS (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

222

Xác định kháng nguyên Mia của hệ nhóm máu MNS (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)

223

Xác định kháng nguyên P1 của hệ nhóm máu P1Pk (Kỹ thuật ống nghiệm)

224

Xác định kháng nguyên P1 của hệ nhóm máu P1Pk (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

225

Xác định kháng nguyên P1 của hệ nhóm máu P1Pk (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)

226

Xác định kháng nguyên C của hệ nhóm máu Rh (Kỹ thuật ống nghiệm)

227

Xác định kháng nguyên C của hệ nhóm máu Rh (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

228

Xác định kháng nguyên C của hệ nhóm máu Rh (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)

229

Xác định kháng nguyên c của hệ của nhóm máu Rh (Kỹ thuật ống nghiệm)

230

Xác định kháng nguyên c của hệ của nhóm máu Rh (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

231

Xác định kháng nguyên c của hệ của nhóm máu Rh (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)

232

Xác định kháng nguyên E của hệ nhóm máu Rh (Kỹ thuật ống nghiệm)

233

Xác định kháng nguyên E của hệ nhóm máu Rh (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

234

Xác định kháng nguyên E của hệ nhóm máu Rh (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)

235

Xác định kháng nguyên e của hệ nhóm máu Rh (Kỹ thuật ống nghiệm)

236

Xác định kháng nguyên e của hệ nhóm máu Rh (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

237

Xác định kháng nguyên e của hệ nhóm máu Rh (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)

238

Xác định kháng nguyên Cw của hệ nhóm máu Rh (Kỹ thuật ống nghiệm)

239

Xác định kháng nguyên Cw của hệ nhóm máu Rh (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

240

Xác định kháng nguyên Cw của hệ nhóm máu Rh (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)

241

Xác định kháng nguyên Dia của hệ nhóm máu Diago (Kỹ thuật ống nghiệm)

242

Xác định kháng nguyên Dib của hệ nhóm máu Diago (Kỹ thuật ống nghiệm)

243

Xác định kháng nguyên Dia của hệ nhóm máu Diago (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

244

Xác định kháng nguyên Dib của hệ nhóm máu Diago (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

245

Xác định kháng nguyên Dia của hệ nhóm máu Diago (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)

246

Xác định kháng nguyên Dib của hệ nhóm máu Diago (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)

247

Xác định kháng nguyên Wra của hệ nhóm máu Diago (Kỹ thuật ống nghiệm)

248

Xác định kháng nguyên Wrb của hệ nhóm máu Diago (Kỹ thuật ống nghiệm)

249

Xác định kháng nguyên Wra của hệ nhóm máu Diago (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

250

Xác định kháng nguyên Wrb của hệ nhóm máu Diago (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

251

Xác định kháng nguyên Wra của hệ nhóm máu Diago (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)

252

Xác định kháng nguyên Wrb của hệ nhóm máu Diago (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)

253

Xác định kháng nguyên Xga của hệ nhóm máu Xg (Kỹ thuật ống nghiệm)

254

Xác định kháng nguyên Xga của hệ nhóm máu Xg (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

255

Xác định kháng nguyên Xga của hệ nhóm máu Xg (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)

256

Định danh kháng thể bất thường (Kỹ thuật ống nghiệm)

257

Định danh kháng thể bất thường (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

258

Định danh kháng thể bất thường (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)

259

Sàng lọc kháng thể bất thường (Kỹ thuật ống nghiệm)

260

Sàng lọc kháng thể bất thường (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

261

Sàng lọc kháng thể bất thường (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)

262

Xét nghiệm lựa chọn đơn vị máu phù hợp (10 đơn vị máu trong 3 điều kiện 22ºC, 37ºC, kháng globulin người) bằng phương pháp Scangel/Gelcard

263

Xét nghiệm lựa chọn đơn vị máu phù hợp (10 đơn vị máu trong 3 điều kiện 22ºC, 37ºC, kháng globulin người) bằng phương pháp ống nghiệm

264

Hiệu giá kháng thể miễn dịch (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

265

Hiệu giá kháng thể miễn dịch (Kỹ thuật ống nghiệm)

266

Hiệu giá kháng thể tự nhiên chống A, B (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

267

Hiệu giá kháng thể tự nhiên chống A, B (Kỹ thuật ống nghiệm)

268

Phản ứng hòa hợp trong môi trường nước muối ở 22ºC (Kỹ thuật ống nghiệm)

269

Phản ứng hòa hợp trong môi trường nước muối ở 22ºC (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

270

Phản ứng hòa hợp trong môi trường nước muối ở 22ºC (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)

271

Phản ứng hòa hợp ở điều kiện 37ºC (Kỹ thuật ống nghiệm)

272

Phản ứng hòa hợp ở điều kiện 37ºC (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

273

Phản ứng hòa hợp ở điều kiện 37ºC (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)

274

Phản ứng hòa hợp có sử dụng kháng globulin người (Kỹ thuật ống nghiệm)

275

Phản ứng hòa hợp có sử dụng kháng globulin người (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

276

Phản ứng hòa hợp có sử dụng kháng globulin người (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)

277

Định nhóm máu hệ ABO (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)

278

Định nhóm máu hệ ABO (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

279

Định nhóm máu hệ ABO (Kỹ thuật ống nghiệm)

280

Định nhóm máu hệ ABO (Kỹ thuật phiến đá)

281

Định nhóm máu khó hệ ABO (Kỹ thuật ống nghiệm)

282

Định nhóm máu khó hệ ABO (Kỹ thuật Scangel/Gelcard)

283

Định nhóm máu hệ ABO (Kỹ thuật trên giấy)

284

Định nhóm máu hệ ABO (Kỹ thuật trên thẻ)

285

Định nhóm máu hệ ABO bằng giấy định nhóm máu để truyền máu toàn phần, khối hồng cầu, khối bạch cầu

286

Định nhóm máu hệ ABO bằng giấy định nhóm máu để truyền chế phẩm tiểu cầu hoặc huyết tương

287

Định nhóm máu hệ ABO trên thẻ định nhóm máu (đã có sẵn huyết thanh mẫu) để truyền máu toàn phần, khối hồng cầu, khối bạch cầu

288

Định nhóm máu hệ ABO trên thẻ định nhóm máu (đã có sẵn huyết thanh mẫu) để truyền chế phẩm tiểu cầu hoặc huyết tương

289

Định nhóm máu hệ ABO, Rh(D) (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)

290

Định nhóm máu hệ ABO, Rh(D) (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

291

Định nhóm máu hệ Rh(D) (Kỹ thuật ống nghiệm)

292

Định nhóm máu hệ Rh(D) (Kỹ thuật phiến đá)

293

Định nhóm máu hệ ABO, Rh(D) bằng công nghệ hồng cầu gắn từ

294

Định nhóm máu hệ ABO, Rh(D) trên hệ thống máy tự động hoàn toàn

295

Xác định kháng nguyên D yếu của hệ Rh (Kỹ thuật ống nghiệm)

296

Xác định kháng nguyên D yếu của hệ Rh (Kỹ thuật Scangel/Gelcard)

297

Xác định kháng nguyên D từng phần của hệ Rh (Kỹ thuật ống nghiệm)

298

Xác định kháng nguyên D từng phần của hệ Rh (Kỹ thuật Scangel/Gelcard)

299

Xác định bản chất kháng thể đặc hiệu (IgG, IgA, IgM, C3d, C3c (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động khi nghiệm pháp Coombs trực tiếp/gián tiếp dương tính)

300

Xác định bản chất kháng thể đặc hiệu (IgG, IgA, IgM, C3d, C3c (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động khi nghiệm pháp Coombs trực tiếp/gián tiếp dương tính)

301

Xác định bản chất kháng thể đặc hiệu (IgG, IgA, IgM, C3d, C3c (Kỹ thuật ống nghiệm khi nghiệm pháp Coombs trực tiếp/gián tiếp dương tính)

302

Nghiệm pháp Coombs trực tiếp (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

303

Nghiệm pháp Coombs trực tiếp (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)

304

Nghiệm pháp Coombs trực tiếp (Kỹ thuật ống nghiệm)

305

Nghiệm pháp Coombs trực tiếp (Kỹ thuật hồng cầu gắn từ trên máy tự động)

306

Nghiệm pháp Coombs gián tiếp (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy bán tự động)

307

Nghiệm pháp Coombs gián tiếp (Kỹ thuật Scangel/Gelcard trên máy tự động)

308

Nghiệm pháp Coombs gián tiếp (Kỹ thuật ống nghiệm)

309

Nghiệm pháp Coombs gián tiếp (Kỹ thuật hồng cầu gắn từ trên máy tự động)

310

Xác định kháng nguyên H (Kỹ thuật ống nghiệm)

311

Xác định kháng nguyên H (Kỹ thuật Scangel/Gelcard)

312

Xác định nhóm máu A1 (Kỹ thuật ống nghiệm)

313

Xác định nhóm máu A1 (Kỹ thuật Scangel/Gelcard)

314

Xác định kháng nguyên nhóm máu hệ hồng cầu bằng phương pháp sinh học phân tử (giá cho một loại kháng nguyên)

315

Kỹ thuật hấp phụ kháng thể

316

Kỹ thuật tách kháng thể

 

Đ. MIỄN DỊCH HUYẾT HỌC

317

Kháng thể kháng histon (anti histon) bằng kỹ thuật ELISA

318

Kháng thể kháng Scl 70 (anti Scl-70) bằng kỹ thuật ELISA

319

Kháng thể Sm-Jo-1 (anti Sm-Jo-1) bằng kỹ thuật ELISA

320

Kháng thể kháng Sm (anti Sm) bằng kỹ thuật ELISA

321

Kháng thể kháng SS-A (kháng La) (anti SS-A) bằng kỹ thuật ELISA

322

Kháng thể kháng SS-B (kháng Ro) (anti SS-B) bằng kỹ thuật ELISA

323

Kháng thể kháng nDNA (anti-nDNA) bằng kỹ thuật ELISA

324

Kháng thể kháng protein nhân (anti-RNP) bằng kỹ thuật ELISA

325

Kháng thể kháng dsDNA (anti-dsDNA) bằng kỹ thuật ELISA

326

Kháng thể kháng nhân (anti-ANA) bằng kỹ thuật ELISA

327

Kháng thể kháng dsDNA (anti-dsDNA) bằng kỹ thuật huỳnh quang

328

Kháng thể kháng nhân (anti-ANA) bằng kỹ thuật huỳnh quang

329

Phát hiện kháng thể kháng tiểu cầu bằng kỹ thuật Flow-cytometry

330

Xét nghiệm HLA-B27 bằng kỹ thuật Flow-cytometry

331

Đếm số lượng tế bào gốc (stem cell, CD34)

332

Lympho cross match bằng kỹ thuật Flow-cytometry

333

Phân loại miễn dịch bằng kỹ thuật Flow-cytometry

334

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh Bạch cầu cấp bằng kỹ thuật Flow-cytometry

335

Đánh giá tồn lưu tế bào ác tính bằng kỹ thuật Flow-cytometry

336

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh tăng sinh ác tính dòng lympho bằng kỹ thuật Flow- cytometry

337

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý Plasmocyte bằng kỹ thuật Flow-cytometry

338

Phân tích quần thể lympho bằng kỹ thuật dấu ấn miễn dịch (DAMD)

339

Xác định chỉ số DNA index bằng kỹ thuật dấu ấn miễn dịch (DAMD)

340

Đánh giá tiên lượng bệnh rối loạn sinh tủy bằng kỹ thuật Flow-cutometry

341

Dấu ấn miễn dịch màng tế bào (bằng kỹ thuật huỳnh quang)

342

Xét nghiệm đếm số lượng CD3 - CD4 - CD8

343

Xét nghiệm CD55/59 bạch cầu (chẩn đoán bệnh Đái huyết sắc tố niệu kịch phát ban đêm)

344

Xét nghiệm CD55/59 hồng cầu (chẩn đoán bệnh Đái huyết sắc tố niệu kịch phát ban đêm)

345

Đếm số lượng tế bào gốc tạo máu trên máy Cytomics FC500

346

Xét nghiệm FLAER (chẩn đoán bệnh Đái huyết sắc tố niệu kịch phát ban đêm)

347

Xét nghiệm kháng thể kháng dsDNA (ngưng kết latex)

348

Xét nghiệm Đường-Ham

349

Điện di miễn dịch dịch não tuỷ

350

Điện di miễn dịch nước tiểu

351

Điện di miễn dịch huyết thanh

352

Điện di huyết sắc tố

353

Điện di protein huyết thanh

354

Xét nghiệm tồn dư tối thiểu của bệnh nhân ung thư máu

355

Đếm số lượng tế bào NK (Nature killer)

356

Xét nghiệm PRA (panel reactive anti-body) bằng kỹ thuật ELISA

357

Đọ chéo trong ghép bằng kỹ thuật vi độc tế bào

358

Xét nghiệm xác định kháng thể kháng tiểu cầu trực tiếp

359

Xét nghiệm xác định kháng thể kháng tiểu cầu gián tiếp

360

Định typ HLA-A độ phân giải cao (bằng kỹ thuật PCR-SSP)

361

Định typ HLA-B độ phân giải cao (bằng kỹ thuật PCR-SSP)

362

Định typ HLA-C độ phân giải cao (bằng kỹ thuật PCR-SSP)

363

Định typ HLA-DR độ phân giải cao (bằng kỹ thuật PCR-SSP)

364

Định typ HLA-DQ độ phân giải cao (bằng kỹ thuật PCR-SSP)

365

Định typ HLA độ phân giải trung bình đến cao bằng kỹ thuật PCR-SSO trên hệ thống Luminex (cho cả 5 locus A, B, C, DR và DQ)

366

Định typ HLA độ phân giải cao bằng kỹ thuật SBT trên hệ thống Miseq (cho cả 5 locus A, B, C, DR và DQ)

367

Định lượng sắt hoạt tính trong huyết thanh (LPI-Labile Plasma Ion)

368

Định lượng sắt không gắn Transferin huyết tương (NTBI - Non Transferin Bound Ion)

369

ANA 17 profile test (sàng lọc và định danh đồng thời 17 typ kháng thể kháng nhân bằng thanh sắc ký miễn dịch)

370

ANA 12 profile test (sàng lọc và định danh đồng thời 12 typ kháng thể kháng nhân bằng thanh sắc ký miễn dịch)

371

Xét nghiệm panel Viêm gan tự miễn (phát hiện các typ kháng thể tự miễn đặc trưng trong bệnh viêm gan tự miễn bằng thanh sắc ký miễn dịch)

372

Xét nghiệm panel Viêm đa cơ tự miễn (phát hiện các typ kháng thể tự miễn đặc trưng trong bệnh viêm đa cơ tự miễn bằng thanh sắc ký miễn dịch)

373

Xét nghiệm panel Viêm mạch tự miễn (phát hiện các typ kháng thể tự miễn đặc trưng trong bệnh viêm mạch tự miễn bằng thanh sắc ký miễn dịch)

374

Xét nghiệm panel Viêm dạ dày-ruột tự miễn (phát hiện các typ kháng thể tự miễn đặc trưng trong bệnh viêm dạ dày-ruột tự miễn bằng thanh sắc ký miễn dịch)

375

Anti phospholipid IgG và IgM (sàng lọc các kháng thể kháng phospholipid lớp IgG và IgM bằng kỹ thuật ELISA

376

Phân tích Myeloperoxidase nội bào

377

DCIP test (Dichlorophenol-Indolphenol test dùng sàng lọc huyết sắc tố E)

378

BCB test (Bright Cresyl Blue test dùng sàng lọc huyết sắc tố H)

 

N. MIỄN DỊCH HUYẾT HỌC

627.

Phân tích dấu ấn/CD/marker miễn dịch máu ngoại vi, hoặc dịch khác bằng kỹ thuật flow cytometry

628.

Phân tích dấu ấn/CD/marker miễn dịch mẫu tủy xương, hoặc mẫu hạch, hoặc mẫu tổ chức khác bằng Kỹ thuật flow cytometry

629.

Xét nghiệm kháng thể kháng lao (phương pháp thấm miễn dịch)

630.

Xét nghiệm kháng thể kháng Dengue IgG và IgM (phương pháp thấm miễn dịch)

631.

Định lượng CD25 (IL-2R) hòa tan trong huyết thanh bằng kỹ thuật ELISA

632.

Xét nghiệm tồn dư tối thiểu của bệnh máu ác tính bằng phương pháp Flow-cytometry

633.

Định type HLA độ phân giải cao cho 1 locus (Locus A, hoặc Locus B, hoặc Locus C, hoặc Locus DR, hoặc Locus DQ, hoặc Locus DP) bằng kỹ thuật PCR- SSO

634.

Định type HLA cho 1 locus (Locus A, hoặc Locus B, hoặc Locus C, hoặc Locus DR, hoặc Locus DQ) bằng kỹ thuật PCR-SSP

635.

Định danh kháng thể kháng HLA bằng kỹ thuật luminex

636.

Định danh kháng thể kháng HLA bằng kỹ thuật ELISA

637.

Đánh giá chỉ số IS (sepsis index) trên máy flow cytometry

 

E. DI TRUYỀN HUYẾT HỌC

379

Xác định gen bằng kỹ thuật FISH

380

Cấy chuyển dạng lympho cho xét nghiệm nhiễm sắc thể

381

Công thức nhiễm sắc thể (Karyotype) tủy xương

382

Công thức nhiễm sắc thể (Karyotype) máu ngoại vi

383

Cấy hỗn hợp lympho

384

Phát hiện gene bệnh Hemophilia (bằng kỹ thuật PCR-PFLP)

385

Công thức nhiễm sắc thể (NST) từ tế bào ối

386

FISH chẩn đoán NST 13, 18, 21, XY (chẩn đoán trước sinh)

387

FISH chẩn đoán NST XY

388

FISH chẩn đoán NST Ph1 (BCR/ ABL)

389

FISH chẩn đoán hội chứng Prader Willi

390

FISH chẩn đoán hội chứng De George

391

FISH chẩn đoán chuyển đoạn NST 4;11

392

FISH chẩn đoán chuyển đoạn NST 1;19

393

FISH chẩn đoán chuyển đoạn NST 8;21

394

FISH chẩn đoán chuyển đoạn NST 15;17

395

PCR chẩn đoán yếu tố biệt hóa tinh hoàn (TDF)

396

PCR chẩn đoán trước sinh yếu tố biệt hóa tinh hoàn (TDF)

397

PCR chẩn đoán bệnh teo cơ tủy (SMA)

398

Chẩn đoán trước sinh bệnh teo cơ tủy (SMA)

399

PCR chẩn đoán bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne (DMD) - 25 exons

400

MLPA chẩn đoán gene SH2D1A của hội chứng XLP

401

PCR chẩn đoán trước sinh bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne (DMD) - 25 exons

402

MLPA chẩn đoán bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne (DMD) - 79 exons

403

MLPA chẩn đoán trước sinh bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne (DMD) - 79 exons

404

PCR chẩn đoán bệnh beta thalassemia (08 đột biến)

405

PCR chẩn đoán trước sinh bệnh beta thalassemia

406

Giải trình tự gene chẩn đoán bệnh beta thalassemia

407

Giải trình tự gene chẩn đoán trước sinh bệnh beta thalassemia

408

Giải trình tự gene chẩn đoán bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh (CAH)

409

Giải trình tự gene chẩn đoán trước sinh bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh (CAH)

410

MLPA chẩn đoán bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh (CAH)

411

MLPA chẩn đoán trước sinh bệnh Tăng sản thượng thận bẩm sinh (CAH)

412

Giải trình tự gene Perforin (PRF1) bệnh HLH

413

Giải trình tự gene Perforin (PRF1) chẩn đoán trước sinh bệnh HLH

414

MLPA chẩn đoán trước sinh gene SH2D1A của hội chứng XLP

415

Giải trình tự gene SH2D1A của hội chứng XLP

416

Giải trình tự gene chẩn đoán trước sinh gene SH2D1A

417

PCR chẩn đoán 04 đột biến bệnh Thiếu hụt Citrin

418

PCR chẩn đoán trước sinh 04 đột biến thiếu hụt Citrin

419

PCR chẩn đoán chuyển đoạn Philadelphia (BCR/ABL) P210

420

PCR chẩn đoán chuyển đoạn Philadelphia (BCR/ABL) P190

421

Định lượng gen bệnh máu ác tính bằng kỹ thuật Real - Time PCR

422

Định lượng tế bào người cho ở người nhận sau ghép bằng kỹ thuật Real - Time PCR

423

Theo dõi bệnh tồn dư tối thiểu bằng bằng kỹ thuật Real - Time PCR

424

Xét nghiệm phát hiện gen bệnh lý Lơ xê mi (1 gen) bằng kỹ thuật RT - PCR

425

Phát hiện gene JAK2 V617F trong nhóm bệnh tăng sinh tủy bằng kỹ thuật Allen-specific PCR

426

Xét nghiệm phát hiện đột biến gene bằng kỹ thuật Multiplex PCR (phát hiện cùng lúc 4 đột biến)

427

Xét nghiệm giải trình tự gene

428

Định lượng virut Cytomegalo (CMV) bằng kỹ thuật Real Time PCR

429

Phát hiện đột biến Intron18/BCL1 bằng kỹ thuật PCR RFLP

430

Phát hiện đảo đoạn intron22 của gen yếu tố VIII bệnh Hemophilia bằng kỹ thuật longrange PCR

431

Xác định gen bệnh máu bằng kỹ thuật RT-PCR

432

Xác định gen AML1/ETO bằng kỹ thuật RT-PCR

433

Xác định gen CBFβ /MYH11 bằng kỹ thuật RT-PCR

434

Xác định gen PML/ RARα bằng kỹ thuật RT-PCR

435

Xác định gen TEL/ AML1 bằng kỹ thuật RT-PCR

436

Xác định gen E2A/ PBX1 bằng kỹ thuật RT-PCR

437

Xác định gen MLL/ AF4 bằng kỹ thuật RT-PCR

438

Xác định gen NPM1-A bằng kỹ thuật Allen specific -PCR

439

Xác định gen FLT3-ITD bằng kỹ thuật PCR

440

Xét nghiệm HLA-B27 bằng kỹ thuật sinh học phân tử.

441

Xác định gen IGH-MMSET (của chuyển đoạn t(4;14) bằng kỹ thuật PCR

442

Xét nghiệm kháng đột biến Imatinib T325I bằng kỹ thuật Allen-specific PCR

443

Xét nghiệm trao đổi nhiễm sắc tử chị em

444

Xét nghiệm phát hiện nhiễm sắc thể X dễ gãy

445

Xét nghiệm phát hiện biểu hiện gen (GEP: gen expression profiling)

446

Xét nghiệm xác định đột biến Thalassemia (phát hiện đồng thời 21 đột biến α-Thalassemia hoặc 22 đột biến β-Thalasemia)

447

Xét nghiệm gen phát hiện các allen phổ biến của HLA B27

448

Xác định gen bệnh máu bằng kỹ thuật cIg FISH

449

Xét nghiệm giải trình tự gen trên hệ thống Miseq

450

Xác định đột biến gen trong rối loạn chuyển hóa sắt

451

Xét nghiệm gen sàng lọc nguy cơ huyết khối

452

Xét nghiệm gen sàng lọc nguy cơ xơ vữa động mạch

453

Xét nghiệm gen liên quan đến chuyển hóa thuốc Thiopurin

454

Xét nghiệm gen liên quan đến chuyển hóa Coumarin

455

Phát hiện gen bệnh Thalassemia bằng kỹ thuật PCR-RFLP

 

O. DI TRUYỀN HUYẾT HỌC

638.

Xét nghiệm cấy chuyển dạng lympho

639.

Xác định nhiễm sắc thể X, Y bằng Kỹ thuật FISH

640.

Phát hiện đột biến gen Hemophilia bằng kỹ thuật PCR- RFLP

641.

Xét nghiệm giải trình tự gen bằng kỹ thuật giải trình tự thế hệ 1 (cho mồi đoạn gen < 1kb)

642.

Định typ HLA bằng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ 2

643.

Xét nghiệm phát hiện đột biến gen thalassemia bằng kỹ thuật PCR

644.

Xét nghiệm phát hiện đột biến gen hemophilia bằng kỹ thuật PCR

645.

Xét nghiệm phát hiện đột biến gen bằng kỹ thuật PCR

646.

Xét nghiệm xác định đột biến gen bằng kỹ thuật PCR- RFLP

647.

Xét nghiệm giải trình tự gen bằng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ 2

648.

Xét nghiệm xác định gen bằng kỹ thuật cIg FISH với tách tế bào bằng Ficoll

649.

Xét nghiệm công thức nhiễm sắc thể tủy xương với chất kích thích đặc hiệu

650.

Xét nghiệm công thức nhiệm sắc thể với môi trường đặc hiệu

651.

Xét nghiệm phát hiện máu mẹ trong dịch ối

652.

Xét nghiệm xác định các marker di truyền của người cho/ người nhận bằng kỹ thuật realtime PCR

653.

Xét nghiệm chimerism bằng kỹ thuật realtime PCR

654.

Xét nghiệm xác định mọc mảnh ghép (Chimerism) bằng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ 2

655.

Xét nghiệm xác định mọc mảnh ghép (Chimerism) bằng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ 1

656.

Xét nghiệm xác định đột biến gen bằng kỹ thuật MLPA

657.

Xét nghiệm xác định đột biến gen beta thalassemia bằng kỹ thuật MLPA

658.

Xét nghiệm xác định đột biến gen alpha thalassemia bằng kỹ thuật MLPA

659.

Xét nghiệm MLPA chẩn đoán bệnh teo cơ tủy (SMA)

660.

Xét nghiệm MLPA chẩn đoán trước sinh bệnh teo cơ tủy (SMA)

661.

Xét nghiệm FISH chẩn đoán hội chứng Down

662.

Xét nghiệm kháng đột biến Imatinib T315I bằng kỹ thuật Allen-specific PCR

 

G. TRUYỀN MÁU

456

Xét nghiệm nhanh HBsAg trước hiến máu đối với người hiến máu

457

Lấy máu toàn phần từ người hiến máu

458

Xét nghiệm sàng lọc HIV, Viêm gan B, Viêm gan C đối với đơn vị máu toàn phần và thành phần máu bằng kỹ thuật ELISA

459

Xét nghiệm sàng lọc HIV, Viêm gan B, Viêm gan C đối với đơn vị máu toàn phần và thành phần máu bằng kỹ thuật hóa phát quang

460

Xét nghiệm sàng lọc HIV, Viêm gan B, Viêm gan C đối với đơn vị máu toàn phần và thành phần máu bằng kỹ thuật NAT

461

Xét nghiệm sàng lọc giang mai đối với đơn vị máu toàn phần và thành phần máu bằng kỹ thuật ELISA

462

Xét nghiệm sàng lọc giang mai đối với đơn vị máu toàn phần và thành phần máu bằng kỹ thuật RPR

463

Xét nghiệm sàng lọc giang mai đối với đơn vị máu toàn phần và thành phần máu bằng kỹ thuật ngưng kết hồng cầu/ vi hạt thụ động

464

Xét nghiệm sàng lọc ký sinh trùng sốt rét đối với đơn vị máu toàn phần và thành phần máu bằng kỹ thuật ELISA

465

Xét nghiệm sàng lọc ký sinh trùng sốt rét đối với đơn vị máu toàn phần và thành phần máu bằng kỹ thuật miễn dịch thấm

466

Xét nghiệm sàng lọc ký sinh trùng sốt rét đối với đơn vị máu toàn phần và thành phần máu bằng kỹ thuật nhuộm giêmsa soi kính hiển vi

467

Xét nghiệm sàng lọc CMV đối với đơn vị máu toàn phần và thành phần máu bằng kỹ thuật ELISA

468

Xét nghiệm sàng lọc CMV đối với đơn vị máu toàn phần và thành phần máu bằng kỹ thuật hóa phát quang

469

Xét nghiệm sàng lọc CMV đối với đơn vị máu toàn phần và thành phần máu bằng kỹ thuật PCR/ NAT

470

Xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường đối với đơn vị máu toàn phần và thành phần máu (Kỹ thuật men tiêu protein/ antiglobulin thực hiện thủ công hoặc trên máy bán tự động, máy tự động)

471

Lọc bạch cầu trong máu toàn phần

472

Chiếu xạ máu toàn phần và các thành phần máu

473

Điều chế khối hồng cầu đậm đặc

474

Điều chế khối hồng cầu có dung dịch bảo quản

475

Điều chế khối hồng cầu giảm bạch cầu

476

Điều chế khối hồng cầu rửa

477

Điều chế khối hồng cầu lọc bạch cầu

478

Điều chế huyết tương giàu tiểu cầu

479

Điều chế khối tiểu cầu pool

480

Điều chế khối tiểu cầu gạn tách từ một người cho

481

Điều chế khối tiểu cầu giảm bạch cầu

482

Điều chế khối tiểu cầu lọc bạch cầu

483

Điều chế khối bạch cầu

484

Điều chế huyết tương tươi

485

Điều chế huyết tương tươi đông lạnh

486

Điều chế tủa lạnh

487

Rửa hồng cầu/ tiểu cầu bằng máy ly tâm lạnh

488

Rửa hồng cầu bằng máy tự động

489

Lọc bạch cầu trong máu toàn phần

490

Lọc bạch cầu trong khối hồng cầu

491

Lọc bạch cầu trong khối tiểu cầu

492

Đông lạnh hồng cầu, tiểu cầu ở quày lạnh

493

Đông lạnh hồng cầu, tiểu cầu trong nitơ lỏng

494

Loại bỏ glycerol trong khối hồng cầu đông lạnh

495

Chiếu tia tử ngoại, hồng ngoại bất hoạt virus trong khối hồng cầu, khối tiểu cầu

496

Bất hoạt virus trong chế phẩm huyết tương bằng hóa chất

497

Bất hoạt virus trong chế phẩm huyết tương bằng nhiệt

498

Điều chế chế phẩm máu (khối hồng cầu) để thay máu cho bệnh nhân sơ sinh tan máu do bị bất đồng nhóm máu mẹ con

 

P. TRUYỀN MÁU (Dồn vào phần G

663.

Điều chế khối bạch cầu gạn tách bằng máy tách tế bào tự động từ một người hiến máu

664.

Điều chế khối hồng cầu gạn tách bằng máy tách tế bào tự động từ một người hiến máu

665.

Điều chế huyết tương gạn tách bằng máy tách tế bào tự động từ một người hiến máu

666.

Xét nghiệm sàng lọc viêm gan E đối với đơn vị máu toàn phần và thành phần máu bằng kỹ thuật ELISA, kỹ thuật hóa phát quang kỹ thuật NAT

667.

Xét nghiệm sàng lọc anti-HBc đối với đơn vị máu toàn phần và thành phần máu bằng kỹ thuật ELISA, kỹ thuật hóa phát quang

668.

Xét nghiệm định nhóm máu dưới nhóm hệ Rh (C, c, E, e) đối với đơn vị máu bằng kỹ thuật ống nghiệm, bán tự động, tự động

669.

Xét nghiệm định nhóm máu hệ MNSs (M, N, S, s, Mia) đối với đơn vị máu bằng kỹ thuật ống nghiệm, bán tự động, tự động

670.

Xét nghiệm định nhóm máu hệ Kidd (Jka, Jkb) đối với đơn vị máu bằng kỹ thuật ống nghiệm, bán tự động, tự động

671.

Xét nghiệm định nhóm máu hệ Duffy (Fya, Fyb) đối với đơn vị máu bằng kỹ thuật ống nghiệm, bán tự động, tự động

672.

Xét nghiệm định nhóm máu hệ Lutheran (Lua, Lub) đối với đơn vị máu bằng kỹ thuật ống nghiệm, bán tự động, tự động

673.

Xét nghiệm định nhóm máu hệ Kell (K, k, Kpa, Kpb, Jsa, Jsb) đối với đơn vị máu bằng kỹ thuật ống nghiệm, bán tự động, tự động

674.

Xét nghiệm định nhóm máu xác định kháng nguyên P1 đối với đơn vị máu bằng kỹ thuật ống nghiệm, bán tự động, tự động

675.

Xét nghiệm định nhóm máu hệ Lewis (Lea, Leb) đối với đơn vị máu bằng kỹ thuật ống nghiệm, bán tự động, tự động

 

H. HUYẾT HỌC LÂM SÀNG

499

Rút máu để điều trị

500

Truyền thay máu

501

Truyền máu tại giường bệnh (bệnh nhân điều trị nội - ngoại trú)

502

Định nhóm máu tại giường bệnh trước truyền máu

503

Gạn bạch cầu điều trị

504

Gạn tiểu cầu điều trị

505

Gạn hồng cầu điều trị

506

Trao đổi huyết tương điều trị

507

Lọc máu liên tục

508

Đặt catheter cố định đường tĩnh mạch trung tâm

509

Chăm sóc catheter cố định

510

Truyền thuốc chống ung thư đường tĩnh mạch

511

Chăm sóc bệnh nhân điều trị trong phòng vô trùng

512

Thử phản ứng với globulin kháng tuyến ức, kháng lympho (ATG, ALG) trên bệnh nhân

513

Ghép tế bào gốc tạo máu tự thân

514

Ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại

515

Thủ thuật chọc tủy sống tiêm hóa chất nội tủy

516

Thủ thuật chọc tủy sống lấy dịch não tủy làm xét nghiệm

517

Chẩn đoán trước sinh cho các bệnh máu bẩm sinh

 

Q. HUYẾT HỌC LÂM SÀNG

676.

Gạn tách huyết tương điều trị

677.

Truyền máu toàn phần có sử dụng bộ lọc bạch cầu tại giường

678.

Truyền khối hồng cầu có sử dụng bộ lọc bạch cầu tại giường

679.

Truyền khối tiểu cầu có sử dụng bộ lọc bạch cầu tại giường

680.

Truyền thuốc thải sắt đường dưới da

681.

Chăm sóc bệnh nhân điều trị trong phòng ghép tế bào gốc

682.

Truyền khối tế bào gốc tạo máu

 

I. TẾ BÀO GỐC

518

Khám tuyển chọn người hiến tế bào gốc

519

Thu thập máu dây rốn để phân lập tế bào gốc

520

Gạn tách tế bào gốc từ máu ngoại vi bằng máy tự động

521

Thu thập dịch tủy xương để phân lập tế bào gốc

522

Phân lập tế bào gốc bằng ly tâm túi dẻo

523

Phân lập tế bào gốc bằng phương pháp ly tâm có sử dụng HES

524

Phân lập tế bào gốc bằng ống Falcon 50 ml, không dùng hóa chất

525

Phân lập tế bào gốc bằng ống chuyên dụng RES-Q60

526

Phân lập tế bào gốc bằng phương pháp ly tâm có sử dụng Filcoll

527

Phân lập tế bào gốc bằng hệ thống máy tự động Sepax

528

Phân lập tế bào gốc bằng hệ thống máy tự động AXP

529

Phân lập tế bào gốc bằng hệ thống máy tự động Comtex

530

Thu thập và phân lập tế bào gốc từ dịch tủy xương bằng máy Harvest Terumo

531

Nuôi cấy cụm tế bào gốc (colony firming culture)

532

Đông lạnh khối tế bào gốc bằng hệ thống hạ nhiệt độ

533

Bảo quản khối tế bào gốc đông lạnh bằng bình chứa Nitơ lỏng

534

Rã đông khối tế bào gốc đông lạnh bằng bình cách thủy

535

Phân lập tế bào gốc trung mô

536

Thu hoạch dịch tủy xương

537

Thu gom tế bào đơn nhân máu ngoại vi bằng máy tự động

538

Giảm huyết tương trong tủy xương và các tế bào gốc tạo máu từ apheresis

539

Hướng dẫn loại bỏ hồng cầu bằng lắng đọng hydroxyethyl starch (HES)

540

Giảm thể tích tế bào gốc máu ngoại vi để bảo quản lạnh

541

Phân tách Buffy-Coat tủy xương sử dụng máy COBE 2991

542

Xử lý làm giàu tế bào đơn nhân tủy xương bằng máy tự động (Biosafe Sepax, COBE Spectra hoặc COMTEX Fresenious)

543

Xử lý tự động máu dây rốn với hệ thống Biosafe Sepax và phụ kiện

544

Xử lý tự động máu dây rốn với hệ thống AXP

545

Đông lạnh sản phẩm tế bào trị liệu trong túi đông lạnh

546

Lưu trữ đông lạnh máu dây rốn.

547

Lưu trữ đông lạnh tế bào gốc máu ngoại vi, tủy xương

548

Hạ lạnh kiểm soát tốc độ, lưu trữ và lấy ra tự động mẫu máu dây rốn đã giảm thể tích bằng hệ thống BioArchive

549

Vận chuyển mẫu tế bào gốc đông lạnh

550

Vận chuyển mẫu máu dây rốn đông lạnh

551

Rã đông mẫu tế bào gốc tạo máu: Phòng thí nghiệm và cạnh giường bệnh

552

Quy trình rã đông sản phẩm máu dây rốn đông lạnh để truyền

553

Quy trình lọc đối với các sản phẩm apheresis tế bào trị liệu

554

Rửa mẫu tế bào gốc tạo máu đông lạnh để loại bỏ dimethyl sulfoxide (DMSO)

555

Rửa sản phẩm tế bào gốc sau bảo quản bằng máy Sepax

556

Rửa sản phẩm tế bào trị liệu bằng máy COBE 2991

557

Chọn lọc các tế bào CD34+ sử dụng hệ thống lựa chọn tế bào từ tính Isolex 300i

558

Chọn lọc các tế bào CD34+ sử dụng hệ thống CliniMACS

559

Làm giàu bạch cầu đơn nhân sử dụng hệ thống tách tế bào Elutra

560

Tăng sinh ngoài cơ thể tế bào gốc tạo máu chọn lọc từ máu dây rốn

561

Phân lập và biệt hóa các tế bào gốc trung mô hay mô đệm từ tủy xương

562

Phân lập và biệt hóa các tế bào gốc trung mô hay mô đệm từ máu dây rốn

563

Phân lập và biệt hóa các tế bào gốc trung mô hay mô đệm từ mô mỡ

564

Phân lập và biệt hóa tế bào đuôi gai người cho trị liệu tế bào

 

R. TẾ BÀO GỐC

683.

Xử lý tế bào gốc bằng máy tự động

684.

Xử lý tế bào gốc bằng phương pháp thủ công

685.

Rửa sản phẩm tế bào gốc sau bảo quản bằng phương pháp thủ công

686.

Rửa sản phẩm tế bào gốc sau bảo quản bằng máy tự động

687.

Tìm kiếm nguồn tế bào gốc phù hợp cho ghép

688.

Chọn lọc tế bào gốc sử dụng kỹ thuật từ tính

689.

Đánh giá tỷ lệ sống của tế bào bằng kỹ thuật nhuộm xanh trypan

690.

Đánh giá tỷ lệ sống của tế bào bằng kỹ thuật nhuộm tế bào dòng chảy

 

S. CÁC KỸ THUẬT KHÁC (TTLT 37)

691.

Định lượng yếu tố Thrombomodulin

692.

Định lượng β - Thromboglobulin (βTG)

693.

Xét nghiệm và chẩn đoán tế bào học bằng phương pháp nhuộm Esterase không đặc hiệu có ức chế bằng NaF

694.

Điều chế và lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn

695.

Điều chế và lưu trữ tế bào gốc từ tủy xương

696.

Điều chế và lưu trữ tế bào gốc từ máu ngoại vi

XXII. HÓA SINH

TT

DANH MỤC KỸ THUẬT

1

2

 

A. MÁU

1

Đo hoạt độ ACP (Phosphatase Acid)

2

Định lượng ACTH (Adrenocorticotropic hormone)

3

Định lượng Acid Uric

4

Định lượng ADH (Anti Diuretic Hormone)

5

Định lượng Adiponectin

6

Định lượng Aldosteron

7

Định lượng Albumin

8

Định lượng Alpha1 Antitrypsin

9

Đo hoạt độ ALP (Alkalin Phosphatase)

10

Đo hoạt độ Amylase

11

Định lượng Amoniac ( NH3)

12

Định lượng AMH (Anti- Mullerian Hormone)

13

Định lượng Anti CCP

14

Định lượng Anti-Tg (Antibody- Thyroglobulin)

15

Định lượng Anti - TPO (Anti- thyroid Peroxidase antibodies)

16

Định lượng Apo A1 (Apolipoprotein A1)

17

Định lượng Apo B (Apolipoprotein B)

18

Định lượng AFP (Alpha Fetoproteine)

19

Đo hoạt độ ALT (GPT)

20

Đo hoạt độ AST (GOT)

21

Định lượng α1 Acid Glycoprotein

22

Định lượng β2 microglobulin

23

Định lượng Beta Crosslap

24

Định lượng BhCG (Beta human Chorionic Gonadotropins)

25

Định lượng Bilirubin trực tiếp

26

Định lượng Bilirubin gián tiếp

27

Định lượng Bilirubin toàn phần

28

Định lượng BNP (B- Type Natriuretic Peptide)

29

Định lượng Calci toàn phần

30

Định lượng Calci ion hóa

31

Định lượng canci ion hóa bằng điện cực chọn lọc

32

Định lượng CA 125 (cancer antigen 125)

33

Định lượng CA 19 - 9 (Carbohydrate Antigen 19-9)

34

Định lượng CA 15 - 3 (Cancer Antigen 15- 3)

35

Định lượng CA 72 - 4 (Cancer Antigen 72- 4)

36

Định lượng Calcitonin

37

Định lượng Carbamazepin

38

Định lượng Ceruloplasmin

39

Định lượng CEA (Carcino Embryonic Antigen)

40

Đo hoạt độ Cholinesterase (ChE)

41

Định lượng Cholesterol toàn phần

42

Đo hoạt độ CK (Creatine kinase)

43

Đo hoạt độ CK-MB (Isozym MB of Creatine kinase)

44

Định lượng CK-MB mass

45

Định lượng C-Peptid

46

Định lượng Cortisol

47

Định lượng Cystatine C

48

Định lượng bổ thể C3

49

Định lượng bổ thể C4

50

Định lượng CRP hs (C-Reactive Protein high sesitivity)

51

Định lượng Creatinin

52

Định lượng Cyfra 21- 1

53

Định lượng Cyclosphorin

54

Định lượng D-Dimer

55

Định lượng 25OH Vitamin D (D3)

56

Định lượng Digoxin

57

Định lượng Digitoxin

58

Điện giải đồ (Na, K, Cl)

59

Định lượng FABP (Fatty Acid Binding Protein)

60

Định lượng Ethanol (cồn)

61

Định lượng Estradiol

62

Định lượng E3 không liên hợp (Unconjugated Estriol)

63

Định lượng Ferritin

64

Định lượng Fructosamin

65

Định lượng FSH (Follicular Stimulating Hormone)

66

Định lượng free □HCG (Free Beta Human Chorionic Gonadotropin)

67

Định lượng Folate

68

Định lượng FT3 (Free Triiodothyronine)

69

Định lượng FT4 (Free Thyroxine)

70

Định lượng Galectin 3

71

Định lượng Gastrin

72

Đo hoạt độ G6PD (Glucose -6 phosphat dehydrogenase)

73

Định lượng GH (Growth Hormone)

74

Đo hoạt độ GLDH (Glutamat dehydrogenase)

75

Định lượng Glucose

76

Định lượng Globulin

77

Đo hoạt độ GGT (Gama Glutamyl Transferase)

78

Định lượng GLP-1

79

Định lượng Gentamicin

80

Định lượng Haptoglobulin

81

Định lượng HBsAg (HBsAg Quantitative) ( CMIA / ECLIA)

82

Đo hoạt độ HBDH (Hydroxy butyrat dehydrogenase)

83

Định lượng HbA1c

84

Định lượng HDL-C (High density lipoprotein Cholesterol)

85

Định lượng HE4

86

Định lượng Homocystein

87

Định lượng IL-1α (Interleukin 1α)

88

Định lượng IL -1β (Interleukin 1β)

89

Định lượng IL-6 ( Interleukin 6)

90

Định lượng IL-8 (Interleukin 8)

91

Định lượng IL-10 (Interleukin 10)

92

Định lượng IgE Cat Specific (E1)

93

Định lượng IgE (Immunoglobuline E)

94

Định lượng IgA (Immunoglobuline A)

95

Định lượng IgG (Immunoglobuline G)

96

Định lượng IgM (Immunoglobuline M)

97

Định lượng IGFBP-3 ( Insulin like growth factor binding protein 3)

98

Định lượng Insulin

99

Điện di Isozym - LDH

100

Định lượng IMA (Ischemia Modified Albumin)

101

Định lượng Kappa

102

Định lượng Kappa tự do (Free kappa)

103

Xét nghiệm Khí máu

104

Định lượng Lactat (Acid Lactic)

105

Định lượng Lambda

106

Định lượng Lambda tự do (Free Lambda)

107

Định lượng Leptin human

108

Điện di LDL/HDL Cholesterol

109

Đo hoạt độ Lipase

110

Định lượng LH (Luteinizing Hormone)

111

Đo hoạt độ LDH ( Lactat dehydrogenase)

112

Định lượng LDL - C (Low density lipoprotein Cholesterol)

113

Điện di Lipoprotein

114

Định lượng Lp-PLA2 (Lipoprotein Associated Phospholipase A2)

115

Định lượng Malondialdehyd (MDA)

116

Đo hoạt độ MPO

117

Định lượng Myoglobin

118

Định lượng Mg

119

Định lượng N-MID Osteocalcin

120

Định lượng NSE (Neuron Specific Enolase)

121

Định lượng proBNP (NT-proBNP)

122

Đo hoạt độ P-Amylase

123

Định lượng PAPP-A

124

Định lượng Pepsinogen I

125

Định lượng Pepsinogen II

126

Định lượng Phenobarbital

127

Định lượng Phenytoin

128

Định lượng Phospho

129

Định lượng Pre-albumin

130

Định lượng Pro-calcitonin

131

Định lượng Prolactin

132

Điện di Protein (máy tự động)

133

Định lượng Protein toàn phần

134

Định lượng Progesteron

135

Định lượng Procainnamid

136

Định lượng Protein S100

137

Định lượng Pro-GRP ( Pro- Gastrin-Releasing Peptide)

138

Định lượng PSA tự do (Free prostate-Specific Antigen)

139

Định lượng PSA toàn phần (Total prostate-Specific Antigen)

140

Định lượng PTH (Parathyroid Hormon)

141

Định lượng Renin activity

142

Định lượng RF (Reumatoid Factor)

143

Định lượng Sắt

144

Định lượng SCC (Squamous cell carcinoma antigen)

145

Định lượng SHBG (Sex hormon binding globulin)

146

Định lượng Sperm Antibody

147

Định lượng T3 (Tri iodothyronine)

148

Định lượng T4 (Thyroxine)

149

Định lượng s TfR (Solube transferin receptor)

150

Định lượng Tacrolimus

151

Định lượng Testosterol

152

Định lượng TGF β1( Transforming Growth Factor Beta 1)

153

Định lượng TGF β2( Transforming Growth Factor Beta 2)

154

Định lượng Tg (Thyroglobulin)

155

Định lượng Theophylline

156

Định lượng TRAb (TSH Receptor Antibodies)

157

Định lượng Transferin

158

Định lượng Triglycerid

159

Định lượng Troponin T

160

Định lượng Troponin Ths

161

Định lượng Troponin I

162

Định lượng TSH (Thyroid Stimulating hormone)

163

Định lượng Tobramycin

164

Định lượng Total p1NP

165

Định lượng T-uptake

166

Định lượng Urê

167

Định lượng Valproic Acid

168

Định lượng Vancomycin

169

Định lượng Vitamin B12

170

Định lượng yếu tố tân tạo mạch máu (PLGF - Placental Growth Factor)

171

Định lượng yếu tố kháng tân tạo mạch máu (sFlt-1-solube FMS like tyrosinkinase-1)

 

B. NƯỚC TIỂU

172

Điện giải niệu (Na, K, Cl)

173

Định tính Amphetamin (test nhanh)

174

Định lượng Amphetamine

175

Đo hoạt độ Amylase

176

Định lượng Axit Uric

177

Định lượng Barbiturates

178

Định lượng Benzodiazepin

179

Định tính beta hCG (test nhanh)

180

Định lượng Canxi

181

Định lượng Catecholamin

182

Định lượng Cocaine

183

Định lượng Cortisol

184

Định lượng Creatinin

185

Định lượng Dưỡng chấp

186

Định tính Dưỡng chấp

187

Định lượng Glucose

188

Định tính Marijuana (THC) (test nhanh)

189

Định lượng MAU (Micro Albumin Arine)

190

Định lượng Methadone

191

Định lượng NGAL ( Neutrophil Gelatinase-Associated Lipocalin)

192

Định lượng Opiate

193

Định tính Opiate (test nhanh)

194

Định tính Morphin (test nhanh)

195

Định tính Codein (test nhanh)

196

Định tính Heroin (test nhanh)

197

Định lượng Phospho

198

Định tính Phospho hữu cơ

199

Định tính Porphyrin

200

Điện di Protein nước tiểu (máy tự động)

201

Định lượng Protein

202

Định tính Protein Bence -jones

203

Định tính Rotunda

204

Định lượng THC (Canabionids)

205

Định lượng Ure

206

Tổng phân tích nước tiểu (Bằng máy tự động)

 

C. DỊCH NÃO TUỶ

207

Định lượng Clo

208

Định lượng Glucose

209

Phản ứng Pandy

210

Định lượng Protein

 

D. THỦY DỊCH MẮT

211

Định lượng Albumin

212

Định lượng Globulin

 

E. DỊCH CHỌC DÒ (Dịch màng bụng, màng phổi, màng tim…)

213

Đo hoạt độ Amylase

214

Định lượng Bilirubin toàn phần

215

Định lượng Cholesterol toàn phần

216

Định lượng Creatinin

217

Định lượng Glucose

218

Đo hoạt độ LDH

219

Định lượng Protein

220

Phản ứng Rivalta

221

Định lượng Triglycerid

222

Đo tỷ trọng dịch chọc dò

223

Định lượng Ure

 

G. CÁC KỸ THUẬT KHÁC (TTLT 37)

224.

ALA

225.

Alpha Microglobin

226.

Bổ thể trong huyết thanh

227.

C-Peptid

228.

Định lượng CRP

229.

Định lượng Methotrexat

230.

Định lượng p2PSA

231.

Định lượng sắt chưa bão hòa huyết thanh

232.

Định lượng Tranferin Receptor

233.

Đo khả năng gắn sắt toàn thể

234.

Đường máu mao mạch

235.

Erythropoietin

236.

GH

237.

Gross

238.

Homocysteine

239.

Inhibin A

240.

Maclagan

241.

Nồng độ rượu trong máu

242.

Paracetamol

243.

Phản ứng cố định bổ thể

244.

Phản ứng CRP

245.

Quinin/Cloroquin/Mefloquin

246.

Salicylate

247.

Tricyclic anti depressant

248.

Xác định Bacturate trong máu

249.

Xác định các yếu tố vi lượng (đồng, kẽm)

250.

Xác định các yếu tố vi lượng Fe (sắt)

251.

DPD

252.

Gonadotrophin để chẩn đoán thai nghén bằng phương pháp hóa học-miễn dịch định tính

253.

Gonadotrophin để chẩn đoán thai nghén định lượng

254.

Hydrocorticosteroid định lượng

255.

Oestrogen toàn phần định lượng

256.

Xentonic/ sắc tố mật/ muối mật/ urobilinogen

257.

Amilase/ Trypsin/ Mucinase định tính

258.

Bilirubin định tính

259.

Canxi, Phospho định tính

260.

Urobilin, Urobilinogen: Định tính

261.

Clo dịch

262.

Xét nghiệm tế bào trong nước dịch chẩn đoán tế bào học (não tủy, màng tim, màng phổi, màng bụng, dịch khớp, rửa phế quản...)

263.

Xét nghiệm tế bào trong nước dịch chẩn đoán tế bào học (não tủy, màng tim, màng phổi, màng bụng, dịch khớp, rửa phế quản...) có đếm số lượng tế bào

XXIII. VI SINH - KÝ SINH TRÙNG

TT

DANH MỤC KỸ THUẬT

 

A. VI KHUẨN

 

1. Vi khuẩn chung

1

Vi khuẩn nhuộm soi

2

Vi khuẩn test nhanh

3

Vi khuẩn nuôi cấy và định danh phương pháp thông thường

4

Vi khuẩn nuôi cấy và định danh hệ thống tự động

5

Vi khuẩn nuôi cấy, định danh và kháng thuốc hệ thống tự động

6

Vi khuẩn kháng thuốc định tính

7

Vi khuẩn kháng thuốc hệ thống tự động

8

Vi khuẩn kháng thuốc định lượng (MIC) (cho 1 loại kháng sinh)

9

Vi khuẩn kháng sinh phối hợp

10

Vi khuẩn kỵ khí nuôi cấy và định danh

11

Vi khuẩn vi hiếu khí nuôi cấy và định danh

12

Vi khuẩn vi hiếu khí kháng thuốc định lượng (MIC)

13

Vi khuẩn vi hiếu khí kháng thuốc định tính

14

Vi khuẩn/vi nấm kháng thuốc định lượng vi pha loãng (MIC - nhiều loại kháng sinh)

15

Vi khuẩn kháng thuốc định lượng - Colistin vi pha loãng (MIC)

16

Vi khuẩn kháng thuốc nhóm Carbapenemase trên máy tự động

17

Vi khuẩn khẳng định

18

Vi khuẩn định danh PCR

19

Vi khuẩn định danh giải trình tự gene

20

Vi khuẩn kháng thuốc PCR

21

Xác định gen vi khuẩn kháng kháng sinh Real-time PCR đa mồi

22

Vi khuẩn kháng thuốc giải trình tự gene

23

Vi hệ đường ruột

24

Vi sinh vật nhiễm khuẩn huyết Real-time PCR đa tác nhân (cho trên 3 tác nhân, tùy thuộc vào số lượng tác nhân cần xác định)

25

Vi sinh vật nhiễm khuẩn hô hấp Real-time PCR đa tác nhân (cho trên 3 tác nhân, tùy thuộc vào số lượng tác nhân cần xác định)

26

Vi sinh vật nhiễm khuẩn đường ruột Real-time PCR đa tác nhân (cho trên 3 tác nhân, tùy thuộc vào số lượng tác nhân cần xác định)

27

Vi sinh vật nhiễm khuẩn não - màng não Real-time PCR đa tác nhân (cho trên 3 tác nhân, tùy thuộc vào số lượng tác nhân cần xác định)

28

Vi sinh vật nhiễm khuẩn sinh dục - tiết niệu Real-time PCR đa tác nhân (cho trên 3 tác nhân, tùy thuộc vào số lượng tác nhân cần xác định)

29

Độc tố vi khuẩn định lượng

30

Enzym MCR kháng Colistin test nhanh

31

ESBLs test nhanh

 

2. Mycobacteria

32

AFB trực tiếp nhuộm Ziehl-Neelsen

33

AFB trực tiếp nhuộm huỳnh quang

34

Mycobacterium tuberculosis nuôi cấy môi trường lỏng

35

Mycobacterium tuberculosis nuôi cấy môi trường đặc

36

Mycobacterium tuberculosis Mantoux

37

Mycobacterium tuberculosis kháng thuốc hàng 1 môi trường đặc

38

Mycobacterium tuberculosis kháng thuốc hàng 1 môi trường lỏng

39

Mycobacterium tuberculosis kháng thuốc hàng 2 môi trường đặc

40

Mycobacterium tuberculosis kháng thuốc hàng 2 môi trường lỏng

41

Mycobacterium tuberculosis kháng thuốc PZA môi trường lỏng

42

Mycobacterium tuberculosis pyrazinamidase

43

Mycobacterium tuberculosis định danh và kháng RMP Xpert

44

Mycobacterium tuberculosis đa kháng LPA

45

Mycobacterium tuberculosis siêu kháng LPA

46

MTB (Mycobacterium tuberculosis) kháng nguyên test nhanh

47

MTB (Mycobacterium tuberculosis) kháng Bedaquiline MIC môi trường đặc

48

MTB (Mycobacterium tuberculosis) kháng Bedaquiline MIC môi trường lỏng

49

MTB miễn dịch bán tự động (Mycobacterium tuberculosis) IGRA

50

MTB miễn dịch tự động (Mycobacterium tuberculosis) IGRA

51

MTB (Mycobacterium tuberculosis) định danh TRC Ready

52

Mycobacterium tuberculosis PCR hệ thống tự động

53

Mycobacterium tuberculosis Real-time PCR

54

Mycobacterium tuberculosis spoligotyping

55

Mycobacterium tuberculosis RFLP typing

56

MTB (Mycobacterium tuberculosis) kháng Pyrazinamid LPA

57

MTB (Mycobacterium tuberculosis) định danh Truenat

58

MTB (Mycobacterium tuberculosis) kháng RMP Truenat

59

MTB (Mycobacterium tuberculosis) kháng Pretomanid MIC môi trường lỏng

60

MTB (Mycobacterium tuberculosis) kháng RIF/INH Real-Time PCR hệ thống tự động

61

MTB (Mycobacterium tuberculosis) kháng RIF/INH Real-Time PCR

62

MTB (Mycobacterium tuberculosis) giải trình tự toàn bộ gene

63

NTM (Non tuberculosis mycobacteria) nuôi cấy môi trường lỏng

64

NTM (Non tuberculosis mycobacteria) nuôi cấy môi trường đặc

65

NTM (Nontuberculous mycobacteria) định danh microarray

66

NTM (Nontuberculous mycobacteria) định danh lai DNA - Microarray

67

NTM (Non tuberculosis mycobacteria) định danh LPA

68

NTM (Non tuberculosis mycobacteria) định danh Real-time PCR

69

Mycobacterium leprae nhuộm soi

70

Mycobacterium leprae PCR

71

Mycobacterium leprae mảnh sinh thiết

72

Mycobacterium leprae định danh bằng kiểu gen

 

3. Vibrio cholerae

73

Vibrio cholerae soi tươi

74

Vibrio cholerae nhuộm soi

75

Vibrio cholerae nhuộm huỳnh quang

76

Vibrio cholerae nuôi cấy, định danh và kháng thuốc

77

Vibrio cholerae PCR

78

Vibrio cholerae Real-time PCR

79

Vibrio cholerae giải trình tự gene

 

4. Neisseria gonorrhoeae

80

Neisseria gonorrhoeae nhuộm soi

81

Neisseria gonorrhoeae nuôi cấy, định danh và kháng thuốc

82

Neisseria gonorrhoeae PCR

83

Neisseria gonorrhoeae Real-time PCR

84

Neisseria gonorrhoeae Real-time PCR hệ thống tự động

85

Neisseria gonorrhoeae kháng thuốc PCR

86

Neisseria gonorrhoeae kháng thuốc giải trình tự gene

 

5. Neisseria meningitidis

87

Neisseria meningitidis nhuộm soi

88

Neisseria meningitidis nuôi cấy, định danh và kháng thuốc

89

Neisseria meningitidis PCR

90

Neisseria meningitidis Real-time PCR

 

6. Các vi khuẩn khác

91

Campylobacter Ag miễn dịch tự động

92

Chlamydia nhuộm huỳnh quang

93

Mycoplasma hominis nhuộm huỳnh quang

94

Treponema pallidum nhuộm huỳnh quang

95

Chlamydia test nhanh

96

Chlamydia Ab miễn dịch bán tự động

97

Chlamydia trachomatis IgG miễn dịch bán tự động

98

Chlamydia trachomatis IgM miễn dịch bán tự động

99

Chlamydia pneumoniae IgG miễn dịch bán tự động

100

Chlamydia pneumoniae IgM miễn dịch bán tự động

101

Chlamydia Ab miễn dịch tự động

102

Chlamydia trachomatis IgG miễn dịch tự động

103

Chlamydia trachomatis IgM miễn dịch tự động

104

Chlamydia pneumoniae IgG miễn dịch tự động

105

Chlamydia pneumoniae IgM miễn dịch tự động

106

Chlamydia trachomatis IgA miễn dịch tự động

107

Chlamydia PCR

108

Chlamydia Real-time PCR

109

Clostridium nuôi cấy, định danh

110

Clostridium difficile miễn dịch bán tự động

111

Clostridium difficile miễn dịch tự động

112

Clostridium difficile độc tố A và B miễn dịch tự động

113

Clostridium difficile độc tố GDH miễn dịch tự động

114

Clostridium difficile PCR

115

Clostridium difficile độc tố A và B test nhanh

116

Bordetella pertussis IgG miễn dịch bán tự động

117

Bordetella pertussis IgM miễn dịch bán tự động

118

Bordetella pertussis IgG miễn dịch tự động

119

Bordetella pertussis IgM miễn dịch tự động

120

Bordetella pertussis Real time PCR

121

EHEC miễn dịch tự động

122

Helicobacter pylori nhuộm soi

123

Helicobacter pylori Ag test nhanh

124

Helicobacter pylori Ab test nhanh

125

Helicobacter pylori nuôi cấy, định danh và kháng thuốc

126

Helicobacter pylori Ab miễn dịch bán tự động

127

Helicobacter pylori PCR

128

Helicobacter pylori Real-time PCR

129

Helicobacter pylori giải trình tự gene

130

Leptospira test nhanh

131

Leptospira IgG miễn dịch bán tự động

132

Leptospira IgM miễn dịch bán tự động

133

Leptospira IgG miễn dịch tự động

134

Leptospira IgM miễn dịch tự động

135

Leptospira PCR

136

Leptospira Real-time PCR

137

Legionella pneumophila Ag test nhanh

138

Legionella pneumophila IgG miễn dịch bán tự động

139

Legionella pneumophila IgM miễn dịch bán tự động

140

Mycoplasma pneumoniae Ab miễn dịch bán tự động

141

Mycoplasma pneumoniae Ab miễn dịch tự động

142

Mycoplasma pneumoniae Real-time PCR

143

Mycoplasma pneumoniae Ab ngưng kết hạt

144

Mycoplasma hominis test nhanh

145

Mycoplasma hominis nhuộm huỳnh quang

146

Mycoplasma hominis nuôi cấy, định danh và kháng thuốc

147

Mycoplasma hominis PCR

148

Mycoplasma hominis Real-time PCR

149

Salmonella Widal

150

Salmonella Ag test nhanh

151

Salmonella Ab test nhanh

152

Rickettsia Ab test nhanh

153

Rickettsia Ab miễn dịch bán tự động

154

Rickettsia Ab miễn dịch tự động

155

Rickettsia tsutsugamushi miễn dịch tự động

156

Rickettsia PCR

157

Salmonella Widal

158

Streptococcus pyogenes ASO

159

Treponema pallidum soi tươi

160

Treponema pallidum nhuộm soi

161

Treponema pallidum nhuộm huỳnh quang

162

Treponema pallidum test nhanh

163

Treponema pallidum RPR định tính và định lượng

164

Treponema pallidum TPHA định tính và định lượng

165

Treponema pallidum PCR

166

Treponema pallidum miễn dịch tự động

167

Treponema pallidum Real-time PCR

168

Ureaplasma urealyticum test nhanh

169

Ureaplasma urealyticum nhuộm huỳnh quang

170

Ureaplasma urealyticum nuôi cấy, định danh và kháng thuốc

171

Ureaplasma urealyticum PCR

172

Ureaplasma urealyticum Real-time PCR

 

B. VIRUS

 

1. Virus chung

173

Virus test nhanh

174

Virus Ag miễn dịch bán tự động

175

Virus Ag miễn dịch tự động

176

Virus Ab miễn dịch bán tự động

177

Virus Ab miễn dịch tự động

178

Virus Xpert

179

Virus PCR

180

Virus Real-time PCR

181

Virus giải trình tự gene

 

2. Hepatitis virus

182

HBsAg test nhanh

183

HBsAg miễn dịch bán tự động

184

HBsAg miễn dịch tự động

185

HBsAg khẳng định

186

HBsAg định lượng

187

HBsAb test nhanh

188

HBsAb miễn dịch bán tự động

189

HBsAb định lượng

190

HBc IgM miễn dịch bán tự động

191

HBc IgM miễn dịch tự động

192

HBcAb test nhanh

193

HBc total miễn dịch bán tự động

194

HBc total miễn dịch tự động

195

HBeAg test nhanh

196

HBeAg miễn dịch bán tự động

197

HBeAg miễn dịch tự động

198

HBeAb test nhanh

199

HBeAb miễn dịch bán tự động

200

HBeAb miễn dịch tự động

201

HBV đo tải lượng Real-time PCR

202

HBV đo tải lượng hệ thống tự động

203

HBV cccDNA

204

HBV genotype PCR

205

HBV genotype Real-time PCR

206

HBV genotype giải trình tự gene

207

HBV kháng thuốc Real-time PCR (cho 1 loại thuốc)

208

HBV kháng thuốc giải trình tự gene

209

HCV Ab test nhanh

210

HCV Ab miễn dịch bán tự động

211

HCV Ab miễn dịch tự động

212

HCV Ag/Ab miễn dịch bán tự động

213

HCV Ag/Ab miễn dịch tự động

214

HCV Core Ag miễn dịch tự động

215

HCV PCR

216

HCV đo tải lượng Real-time PCR

217

HCV đo tải lượng hệ thống tự động

218

HCV genotype Real-time PCR

219

HCV genotype giải trình tự gene

220

HAV Ab test nhanh

221

HAV IgM miễn dịch bán tự động

222

HAV IgM miễn dịch tự động

223

HAV total miễn dịch bán tự động

224

HAV total miễn dịch tự động

225

HDV Ag miễn dịch bán tự động

226

HDV IgM miễn dịch bán tự động

227

HDV Ab miễn dịch bán tự động

228

HEV Ab test nhanh

229

HEV IgM test nhanh

230

HEV IgM miễn dịch bán tự động

231

HEV IgM miễn dịch tự động

232

HEV IgG miễn dịch bán tự động

233

HEV IgG miễn dịch tự động

 

3. HIV

234

HIV Ab test nhanh

235

HIV Ag/Ab test nhanh

236

HIV Ab miễn dịch bán tự động

237

HIV Ab miễn dịch tự động

238

HIV Ag/Ab miễn dịch bán tự động

239

HIV Ag/Ab miễn dịch tự động

240

HIV khẳng định (*)

241

HIV Ab Western blot

242

HIV DNA PCR

243

HIV DNA Real-time PCR

244

HIV đo tải lượng Real-time PCR

245

HIV đo tải lượng hệ thống tự động

246

HIV kháng thuốc giải trình tự gene

247

HIV genotype giải trình tự gene

 

4. Dengue virus

248

Dengue virus NS1Ag test nhanh

249

Dengue virus IgA test nhanh

250

Dengue virus IgM/IgG test nhanh

251

Dengue virus NS1Ag/IgM/IgG test nhanh

252

Dengue virus NS1Ag miễn dịch bán tự động

253

Dengue virus IgM miễn dịch bán tự động

254

Dengue virus IgG miễn dịch bán tự động

255

Dengue virus NS1Ag miễn dịch tự động

256

Dengue virus IgM miễn dịch tự động

257

Dengue virus IgG miễn dịch tự động

258

Dengue virus PCR

259

Dengue virus Real-time PCR

260

Dengue virus serotype PCR

 

5. Herpesviridae

261

CMV IgM miễn dịch bán tự động

262

CMV IgM miễn dịch tự động

263

CMV IgG miễn dịch bán tự động

264

CMV IgG miễn dịch tự động

265

CMV PCR

266

CMV Real-time PCR

267

CMV đo tải lượng hệ thống tự động

268

CMV Avidity

269

HSV 1 IgM miễn dịch bán tự động

270

HSV 1 IgM miễn dịch tự động

271

HSV 1 IgG miễn dịch bán tự động

272

HSV 1 IgG miễn dịch tự động

273

HSV 2 IgM miễn dịch bán tự động

274

HSV 2 IgM miễn dịch tự động

275

HSV 2 IgG miễn dịch bán tự động

276

HSV 2 IgG miễn dịch tự động

277

HSV 1+2 IgM miễn dịch bán tự động

278

HSV 1+2 IgM miễn dịch tự động

279

HSV 1+2 IgG miễn dịch bán tự động

280

HSV 1+2 IgG miễn dịch tự động

281

HSV Real-time PCR

282

HSV đo tải lượng hệ thống tự động

283

VZV Real-time PCR

284

EBV-VCA IgM miễn dịch bán tự động

285

EBV IgM miễn dịch tự động

286

EBV-VCA IgG miễn dịch bán tự động

287

EBV IgG miễn dịch tự động

288

EBV EA-D IgG miễn dịch bán tự động

289

EBV EB-NA IgG miễn dịch bán tự động

290

EBV PCR

291

EBV Real-time PCR

292

EBV đo tải lượng hệ thống tự động

 

6. Enterovirus

293

EV71 IgM/IgG test nhanh

294

EV71 PCR

295

EV71 Real-time PCR

296

EV71 genotype giải trình tự gene

297

Enterovirus PCR

298

Enterovirus Real-time PCR

299

Enterovirus genotype giải trình tự gene

 

7. Các virus khác

300

Adenovirus Real-time PCR

301

BK/JC virus Real-time PCR

302

Coronavirus PCR

303

Chikungunia test nhanh

304

Chikungunia virus IgM miễn dịch bán tự động

305

Chikungunia virus IgG miễn dịch bán tự động

306

Chikungunia virus IgM miễn dịch tự động

307

Chikungunia virus IgG miễn dịch tự động

308

Chikungunia virus Real-time PCR

309

Coronavirus Real-time PCR

310

Hantavirus test nhanh

311

Hantavirus PCR

312

HPV PCR

313

HPV Real-time PCR

314

HPV genotype Real-time PCR

315

HPV genotype PCR hệ thống tự động

316

HPV genotype giải trình tự gene

317

Influenza virus A, B test nhanh

318

Influenza virus A, B Real-time PCR

319

Influenza virus IgG miễn dịch bán tự động

320

Influenza virus IgA miễn dịch bán tự động

321

Influenza virus IgA miễn dịch tự động

322

Influenza virus IgG miễn dịch tự động

323

JEV IgM test nhanh

324

JEV IgM miễn dịch bán tự động

325

Measles virus Ab miễn dịch bán tự động

326

Measles virus Ab miễn dịch tự động

327

Mumps virus IgM miễn dịch bán tự động

328

Mumps virus IgG miễn dịch bán tự động

329

Mumps virus IgM miễn dịch tự động

330

Mumps virus IgG miễn dịch tự động

331

Mumps virus Real-time PCR

332

Parvo virus B19 IgM miễn dịch tự động/bán tự động

333

Parvo virus B19 IgG miễn dịch tự động/bán tự động

334

Parvo virus B19 đo tải lượng Real-time PCR

335

Rotavirus test nhanh

336

Rotavirus Ag miễn dịch bán tự động

337

Rotavirus PCR

338

RSV test nhanh

339

RSV Ab miễn dịch bán tự động

340

RSV Real-time PCR

341

Rubella virus Ab test nhanh

342

Rubella virus IgM miễn dịch bán tự động

343

Rubella virus IgM miễn dịch tự động

344

Rubella virus IgG miễn dịch bán tự động

345

Rubella virus IgG miễn dịch tự động

346

Rubella virus Avidity

347

Rubella virus PCR

348

Rubella virus Real-time PCR

349

Rubella virus giải trình tự gene

350

SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Real-time RT PCR

351

SARS-CoV-2 Ag test nhanh

352

SARS-CoV-2 Ab test nhanh

353

SARS-CoV-2 IgG miễn dịch bán tự động

354

SARS-CoV-2 IgM miễn dịch bán tự động

355

SARS-CoV-2 IgG miễn dịch tự động

356

SARS-CoV-2 IgM miễn dịch tự động

357

SARS-CoV-2 Ab total miễn dịch tự động

358

Zika virus IgM miễn dịch bán tự động

359

Zika virus IgG miễn dịch bán tự động

360

Zika virus IgM miễn dịch tự động

361

Zika virus IgG miễn dịch tự động

362

Zika virus Real-time PCR

 

C. KÝ SINH TRÙNG

 

1. Ký sinh trùng trong phân

363

Hồng cầu, bạch cầu trong phân soi tươi

364

Hồng cầu trong phân test nhanh

365

Đơn bào đường ruột soi tươi

366

Đơn bào đường ruột nhuộm soi

367

Trứng giun, sán soi tươi

368

Trứng giun soi tập trung

369

Strongyloides stercoralis(Giun lươn) ấu trùng soi tươi

370

Cryptosporidium test nhanh

371

Ký sinh trùng khẳng định

 

2. Ký sinh trùng trong máu

372

Angiostrogylus cantonensis (Giun tròn chuột) Ab miễn dịch bán tự động

373

Angiostrogylus cantonensis (Giun tròn chuột) Ab miễn dịch tự động

374

Clonorchis/Opisthorchis (Sán lá gan nhỏ) Ab miễn dịch bán tự động

375

Clonorchis/Opisthorchis (Sán lá gan nhỏ) Ab miễn dịch tự động

376

Cysticercus cellulosae (Sán lợn) Ab miễn dịch bán tự động

377

Cysticercus cellulosae (Sán lợn) Ab miễn dịch tự động

378

Echinococcus granulosus (Sán dây chó) Ab miễn dịch bán tự động

379

Echinococcus granulosus (Sán dây chó) Ab miễn dịch tự động

380

Entamoeba histolytica (Amip) Ab miễn dịch bán tự động

381

Entamoeba histolytica(Amip) Ab miễn dịch tự động

382

Fasciola (Sán lá gan lớn) Ab miễn dịch bán tự động

383

Fasciola (Sán lá gan lớn) Ab miễn dịch tự động

384

Filaria (Giun chỉ) ấu trùng trong máu nhuộm soi

385

Gnathostoma (Giun đầu gai) Ab miễn dịch bán tự động

386

Gnathostoma (Giun đầu gai) Ab miễn dịch tự động

387

Paragonimus (Sán lá phổi) Ab miễn dịch bán tự động

388

Paragonimus (Sán lá phổi) Ab miễn dịch tự động

389

Plasmodium (Ký sinh trùng sốt rét) nhuộm soi định tính

390

Plasmodium (Ký sinh trùng sốt rét) nhuộm soi định lượng

391

Plasmodium (Ký sinh trùng sốt rét) Ag test nhanh

392

Schistosoma (Sán máng) Ab miễn dịch bán tự động

393

Schistosoma (Sán máng) Ab miễn dịch tự động

394

Strongyloides stercoralis (Giun lươn) Ab miễn dịch bán tự động

395

Strongyloides stercoralis (Giun lươn) Ab miễn dịch tự động

396

Toxocara (Giun đũa chó, mèo) Ab miễn dịch bán tự động

397

Toxocara (Giun đũa chó, mèo) Ab miễn dịch tự động

398

Toxoplasma IgM miễn dịch bán tự động

399

Toxoplasma IgM miễn dịch tự động

400

Toxoplasma IgG miễn dịch bán tự động

401

Toxoplasma IgG miễn dịch tự động

402

Toxoplasma Avidity

403

Trichinella spiralis (Giun xoắn) Ab miễn dịch bán tự động

404

Trichinella spiralis (Giun xoắn) Ab miễn dịch tự động

 

3. Ký sinh trùng ngoài da

405

Demodex soi tươi

406

Demodex nhuộm soi

407

Phthirus pubis (Rận mu) soi tươi

408

Phthirus pubis (Rận mu) nhuộm soi

409

Sarcoptes scabies hominis (Ghẻ) soi tươi

410

Sarcoptes scabies hominis (Ghẻ) nhuộm soi

 

4. Ký sinh trùng trong các bệnh phẩm khác

411

Cysticercus cellulosae (Sán lợn) ấu trùng soi mảnh sinh thiết

412

Gnathostoma ấu trùng soi mảnh sinh thiết

413

Pneumocystis jirovecii nhuộm soi

414

Taenia (Sán dây) soi tươi định danh

415

Toxocara (Giun đũa chó, mèo) soi mảnh sinh thiết

416

Trichinella spiralis (Giun xoắn) soi mảnh sinh thiết

417

Trichomonas vaginalis soi tươi

418

Trichomonas vaginalis nhuộm soi

 

D. VI NẤM

419

Vi nấm soi tươi

420

Vi nấm test nhanh

421

Vi nấm nhuộm soi

422

Vi nấm nuôi cấy và định danh phương pháp thông thường

423

Vi nấm nuôi cấy và định danh hệ thống tự động

424

Vi nấm nuôi cấy, định danh và kháng thuốc hệ thống tự động

425

Vi nấm khẳng định

426

Vi nấm kháng thuốc định lượng (MIC) (cho 1 loại kháng sinh)

427

Vi nấm PCR

428

Vi nấm giải trình tự gene

 

Đ. ĐÁNH GIÁ NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN

429

Vi sinh vật cấy kiểm tra không khí

430

Vi sinh vật cấy kiểm tra bàn tay

431

Vi sinh vật cấy kiểm tra dụng cụ đã tiệt trùng

432

Vi sinh vật cấy kiểm tra bề mặt

433

Vi sinh vật cấy kiểm tra nước sinh hoạt

434

Vi sinh vật cấy kiểm tra nước thải

435

Vi khuẩn kháng thuốc - Phát hiện người mang

436

Vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện - Phát hiện nguồn nhiễm

 

E. CÁC KỸ THUẬT KHÁC (TTLT 37)

437

Aspergillus miễn dịch bán tự động

438

Cryptococcus test nhanh

439

Pneumocystis miễn dịch bán tự động

440

Vi khuẩn Ag miễn dịch tự động

441

Vi khuẩn Ag miễn dịch bán tự động

442

Vi khuẩn Ab miễn dịch tự động

443

Vi khuẩn Ab miễn dịch bán tự động

444

Ký sinh trùng Ag miễn dịch tự động

445

Ký sinh trùng Ag miễn dịch bán tự động

446

Ký sinh trùng Ab miễn dịch tự động

447

Ký sinh trùng Ab miễn dịch bán tự động

448

Vi nấm Ag miễn dịch tự động

449

Vi nấm Ag miễn dịch bán tự động

450

Vi nấm Ab miễn dịch tự động

451

Vi nấm Ab miễn dịch bán tự động

452

Virus genotype Real-time PCR (cho một loại vi sinh vật)

453

Vi khuẩn Real-time PCR

454

Vi nấm Real-time PCR

455

Ký sinh trùng Real-time PCR

456

Ký sinh trùng test nhanh

457

Ký sinh trùng xác định trình tự một đoạn gen

458

Vi nấm kháng thuốc định tính

459

Vi nấm kháng thuốc trên máy tự động

460

Xét nghiệm cặn dư phân

XXIV. GIẢI PHẪU BỆNH VÀ TẾ BÀO HỌC

TT

DANH MỤC KỸ THUẬT

 

TẾ BÀO HỌC

1

Chọc hút kim nhỏ tuyến vú dưới hướng dẫn của siêu âm, chụp vú

2

Chọc hút kim nhỏ tuyến vú không dưới hướng dẫn của siêu âm, chụp vú

3

Chọc hút kim nhỏ gan dưới hướng dẫn của siêu âm

4

Chọc hút kim nhỏ gan dưới hướng dẫn của CT. Scan

5

Chọc hút kim nhỏ lách dưới hướng dẫn của siêu âm

6

Chọc hút kim nhỏ tuyến giáp dưới hướng dẫn của siêu âm

7

Chọc hút kim nhỏ tuyến giáp không dưới hướng dẫn của siêu âm

8

Chọc hút kim nhỏ lách dưới hướng dẫn của CT. Scan

9

Chọc hút kim nhỏ tụy dưới hướng dẫn của CT. Scan

10

Chọc hút kim nhỏ tụy dưới hướng dẫn của siêu âm

11

Chọc hút kim nhỏ các khối sưng, khối u dưới da

12

Chọc hút kim nhỏ tuyến nước bọt

13

Chọc hút kim nhỏ các hạch

14

Chọc hút kim nhỏ mào tinh, tinh hoàn không dưới hướng dẫn của siêu âm

15

Chọc hút kim nhỏ tổn thương trong ổ bụng dưới hướng dẫn của siêu âm

16

Chọc hút kim nhỏ các tổn thương hốc mắt

17

Chọc hút kim nhỏ mô mềm

18

Tế bào học dịch màng bụng, màng tim

19

Tế bào học dịch màng khớp

20

Tế bào học nước tiểu

21

Tế bào học đờm

22

Tế bào học dịch chải phế quản

23

Tế bào học dịch rửa phế quản

24

Tế bào học dịch các tổn thương dạng nang

25

Tế bào học dịch rửa ổ bụng

26

Xét nghiệm tế bào học áp nhuộm thường quy

27

Xét nghiệm tìm tinh thể urat qua kính hiển vi phân cực

28

Chẩn đoán tế bào học bằng phương pháp tế bào học chất lỏng (Liquid base Cytology)

29

Xét nghiệm tế bào trong các loại dịch cơ thể bằng phương pháp tế bào học chất lỏng (Non Gyn)

 

GIẢI PHẪU BỆNH

30

Xét nghiệm mô bệnh học thường quy cố định, chuyển, đúc, cắt, nhuộm… các bệnh phẩm súc vật thực nghiệm

31

Xét nghiệm mô bệnh học thường quy cố định, chuyển, đúc, cắt, nhuộm… các bệnh phẩm tử thiết

32

Xét nghiệm mô bệnh học thường quy cố định, chuyển, đúc, cắt, nhuộm…các bệnh phẩm sinh thiết

33

Phẫu tích các loại bệnh phẩm làm xét nghiệm mô bệnh học

34

Phẫu tích và xét nghiệm mô bệnh học thường quy cho 01 vị trí lấy mẫu

35

Nhuộm đỏ Congo kiềm (theo Puchtler 1962)

36

Nhuộm xanh alcian

37

Nhuộm ba màu theo phương pháp Nhuộm 3 màu của Masson (1929)

38

Nhuộm May - Grunwald - Giemsa cho tủy xương

39

Nhuộm Soudan III hoặc IV hoặc Oil Red O trong dung dịch Ethanol

40

Nhuộm Oil Red O trong cồn isopropylic

41

Nhuộm đen Soudan B trong diacetin

42

Nhuộm Grocott

43

Nhuộm xanh Phổ Perl phát hiện ion sắt

44

Nhuộm bạc Warthin - Stary phát hiện Helicobacter pylori

45

Nhuộm sắt cao

46

Nhuộm Gomori cho sợi võng

47

Nhuộm Orcein cải biên theo Shikata phát hiện kháng nguyên HBsAg

48

Nhuộm Orcein phát hiện kháng nguyên viêm gan B (HBSAg) trong mô gan

49

Nhuộm Mucicarmin

50

Nhuộm May Grunwald - Giemsa

51

Nhuộm Xanh Toluidine

52

Nhuộm Xanh LuXol/Nisell

53

Nhuộm Gram

54

Nhuộm ngấm bạc xem dưới kính hiển vi điện tử quét

55

Nhuộm Trichrome blue

56

Nhuộm Gomori methenamine silver

57

Nhuộm sắt

58

Nhuộm đồng

59

Nhuộm xanh jones

60

Nhuộm PAS Periodic Acid Schiff

61

Nhuộm Periodic acid schiff - diastate (PAS - D)

62

Nhuộm hai màu Hematoxyline - Eosin

63

Nhuộm HE trên phiến đồ tế bào học

64

Nhuộm Giemsa trên mảnh cắt mô phát hiện HP

65

Nhuộm hóa mô miễn dịch cho mỗi một dấu ấn

66

Nhuộm hóa mô miễn dịch tự động cho mỗi một dấu ấn bằng máy

67

Nhuộm hoá mô miễn dịch cho mỗi dấu ấn để điều trị miễn dịch hoặc điều trị đích (PD-L1, ALK, ROS1, BRAF,…)

68

Nhuộm hóa mô miễn dịch dấu ấn PD - L1

69

Nhuộm miễn dịch huỳnh quang gián tiếp phát hiện kháng nguyên

70

Nhuộm miễn dịch huỳnh quang trực tiếp phát hiện kháng nguyên

71

Nhuộm miễn dịch huỳnh quang gián tiếp phát hiện kháng thể

72

Nhuộm ức chế huỳnh quang phát hiện kháng thể

73

Nhuộm kháng bổ thể huỳnh quang phát hiện kháng thể

74

Xét nghiệm và chẩn đoán miễn dịch huỳnh quang cho bộ 6 kháng thể để chẩn đoán mô bệnh học

75

Nhuộm PAS kết hợp xanh Alcian

76

Xét nghiệm và chẩn đoán tế bào học bằng phương pháp nhuộm Papanicolaou

77

Nhuộm Diff - Quick

78

Xét nghiệm lai tại chỗ gắn bạc hai màu (Dual-ISH)

79

Xét nghiệm và chẩn đoán mô bệnh học bằng phương pháp nhuộm Giemsa

80

Xét nghiệm và chẩn đoán mô bệnh học bằng phương pháp nhuộm Gomori

81

Xét nghiệm và chẩn đoán mô bệnh học bằng phương pháp nhuộm Reticuline

82

Nhuộm Ziehl - neelsen tìm vi khuẩn lao trong tổ chức

83

Xét nghiệm bằng phương pháp lai tại chỗ (In situ - hybridization: ISH)

84

Nhuộm hóa mô miễn dịch đồng thời hai dấu ấn trên cùng một phiến đồ hoặc một tiêu bản

85

Xét nghiệm và chẩn đoán mô bệnh học bằng kỹ thuật cắt lạnh

86

Phẫu tích và chẩn đoán mô bệnh học bệnh phẩm cắt hớt niêm mạc đường tiêu hóa

87

Phẫu tích và chẩn đoán mô bệnh học bệnh phẩm diện cắt chu vi trực tràng

88

Phẫu tích và chẩn đoán mô bệnh học bệnh phẩm đánh giá diện cắt tổng thể cho các khối u đặc

89

Phẫu tích và chẩn đoán mô bệnh học bệnh phẩm đánh giá đáp ứng sau điều trị tân bổ trợ

90

Nhuộm hóa mô miễn dịch men với acetylcholine

91

Nhuộm hóa mô miễn dịch men

92

Xét nghiệm lai tại chỗ gắn màu (CISH)

93.

Xét nghiệm khối tế bào (Cell block)

 

E. KỸ THUẬT KHÁC (TTLT 37)

116.

Xét nghiệm và chẩn đoán miễn dịch huỳnh quang cho bộ 6 kháng thể để chẩn đoán mô bệnh học

 

III. Kỹ thuật y với phạm vi hành nghề Phục hồi chức năng

STT

DANH MỤC KỸ THUẬT

 

A. VẬT LÝ TRỊ LIỆU

 

(nhân viên y tế trực tiếp điều trị cho người bệnh)

1

Điều trị bằng sóng ngắn

2

Điều trị bằng sóng cực ngắn

3

Điều trị bằng vi song

4

Điều trị bằng từ trường

5

Điều trị bằng dòng điện một chiều đều

6

Điều trị bằng điện phân dẫn thuốc

7

Điều trị bằng các dòng điện xung

8

Điều trị bằng siêu âm

9

Điều trị bằng sóng xung kích

10

Điều trị bằng dòng giao thoa

11

Điều trị bằng tia hồng ngoại

12

Điều trị bằng Laser công suất thấp chiếu ngoài

13

Đo liều sinh học trong điều trị tia tử ngoại

14

Điều trị bằng tia tử ngoại tại chỗ

15

Điều trị bằng tia tử ngoại toàn thân

16

Điều trị bằng nhiệt nóng (chườm nóng)

17

Điều trị bằng nhiệt lạnh (chườm lạnh)

18

Điều trị bằng Parafin

19

Điều trị bằng bồn xoáy hoặc bể sục

20

Điều trị bằng xông hơi (tắm hơi)

21

Điều trị bằng tia nước áp lực cao

22

Thủy trị liệu toàn thân (bể bơi, bồn ngâm)

23

Điều trị bằng bùn

24

Điều trị bằng nước khoáng

25

Điều trị bằng oxy cao áp

26

Điều trị bằng máy kéo giãn cột sống

27

Điều trị bằng điện trường cao áp

28

Điều trị bằng ion tĩnh điện

29

Điều trị bằng ion khí

30

Điều trị bằng tĩnh điện trường

31

Điều trị bằng từ trường xuyên sọ

32

Điều trị bằng điện vi dòng

33

Điều trị bằng Laser công suất thấp vào điểm vận động và huyệt đạo

34

Điều trị bằng Laser công suất thấp nội mạch

35

Điều trị chườm ngải cứu

36

Thủy trị liệu có thuốc

37

Thủy trị liệu cho người bệnh sau bỏng

38

Điều trị bằng bồn tắm tương phản nóng lạnh

39

Điều trị bằng bồn tắm điện một chiều

40

Điều trị bằng bồn mát xa thủy lực

 

B. VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU

 

(nhân viên y tế trực tiếp tập hoặc hướng dẫn người bệnh)

41

Tập nằm đúng tư thế cho người bệnh liệt nửa người

42

Kỹ thuật đặt tư thế đúng cho người bệnh liệt tủy

43

Kỹ thuật tập tay và bàn tay cho người bệnh liệt nửa người

44

Kỹ thuật tập đứng và đi cho người bệnh liệt nửa người

45

Tập lăn trở khi nằm

46

Tập thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi

47

Tập ngồi thăng bằng tĩnh và động

48

Tập thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng

49

Tập đứng thăng bằng tĩnh và động

50

Tập dáng đi

51

Tập đi với thanh song song

52

Tập đi với khung tập đi

53

Tập đi với nạng (nạng nách, nạng khuỷu)

54

Tập đi với gậy

55

Tập đi với bàn xương cá

56

Tập đi trên máy thảm lăn (Treadmill)

57

Tập lên, xuống cầu thang

58

Tập đi trên các địa hình khác nhau (dốc, sỏi, gồ ghề...)

59

Tập đi với chân giả trên gối

60

Tập đi với chân giả dưới gối

61

Tập đi với khung treo

62

Tập vận động thụ động

63

Tập vận động có trợ giúp

64

Tập vận động chủ động

65

Tập vận động tự do tứ chi

66

Tập vận động có kháng trở

67

Tập kéo dãn

68

Tập vận động trên bóng

69

Tập trong bồn bóng nhỏ

70

Tập tạo thuận thần kinh cơ cảm thụ bản thể (PNF) chi trên

71

Tập tạo thuận thần kinh cơ cảm thụ bản thể (PNF) chi dưới

72

Tập tạo thuận thần kinh cơ cảm thụ bản thể chức năng

73

Tập với thang tường

74

Tập với giàn treo các chi

75

Tập với ròng rọc

76

Tập với dụng cụ quay khớp vai

77

Tập với dụng cụ chèo thuyền

78

Tập thăng bằng với bàn bập bênh

79

Tập với máy tập thăng bằng

80

Tập với ghế tập mạnh cơ Tứ đầu đùi

81

Tập với xe đạp tập

82

Tập với bàn nghiêng

83

Tập các kiểu thở

84

Tập thở bằng dụng cụ (bóng, spirometer…)

85

Tập ho có trợ giúp

86

Kỹ thuật vỗ rung lồng ngực

87

Kỹ thuật dẫn lưu tư thế

88

Kỹ thuật kéo nắn trị liệu

89

Kỹ thuật di động khớp

90

Kỹ thuật di động mô mềm

91

Kỹ thuật tập chuỗi đóng và chuỗi mở

92

Kỹ thuật ức chế co cứng tay

93

Kỹ thuật ức chế co cứng chân

94

Kỹ thuật ức chế co cứng thân mình

95

Kỹ thuật xoa bóp vùng

96

Kỹ thuật xoa bóp toàn thân

97

Kỹ thuật Frenkel

98

Kỹ thuật ức chế và phá vỡ các phản xạ bệnh lý

99

Kỹ thuật kiểm soát đầu, cổ và thân mình

100

Tập điều hợp vận động

101

Tập mạnh cơ đáy chậu (cơ sàn chậu, Pelvis floor)

102

Tập vận động cột sống

103

Kỹ thuật xoa bóp bằng máy

104

Kỹ thuật xoa bóp dẫn lưu

105

Kỹ thuật kiểm soát tư thế (ngồi, bò, đứng, đi)

106

Kỹ thuật tạo thuận vận động cho trẻ (lẫy, ngồi, bò, đứng, đi)

107

Tập dưỡng sinh

108

Kỹ thuật tập vận động trên hệ thống người máy (Robot)

109

Kỹ thuật tập vận động trên máy chức năng

110

Kỹ thuật kéo dãn cho trẻ em bị vẹo cổ bẩm sinh

111

Kỹ thuật tập vận động cho trẻ xơ hóa cơ

112

Kỹ thuật tập vận động cho trẻ bị biến dạng cột sống (cong vẹo, gù, ưỡn)

113

Kỹ thuật hỗ trợ tăng tốc thì thở ra ở trẻ nhỏ

114

Kỹ thuật kiểm soát tư thế và vận động cho bệnh nhân Parkinson

115

Kỹ thuật kiểm soát tư thế hội chứng sợ sau ngã

116

Kỹ thuật ngồi/đứng dậy từ sàn nhà

117

Kỹ thuật tập sức bền có gắn theo dõi tim mạch

118

Kỹ thuật tập sức bền không có gắn theo dõi tim mạch

119

Kỹ thuật thư dãn

120

Kỹ thuật tập sức mạnh cơ bằng phản hồi sinh học (Biofeeback)

121

Kỹ thuật tập sức mạnh cơ với máy Isocinetic

122

Kỹ thuật tập đi trên máy Treadmill với nâng đỡ một phần trọng lượng

 

C. HOẠT ĐỘNG TRỊ LIỆU

 

(nhân viên y tế trực tiếp tập hoặc hướng dẫn người bệnh)

123

Kỹ thuật tập sử dụng và điều khiển xe lăn

124

Kỹ thuật hướng dẫn người liệt hai chân ra vào xe lăn

125

Kỹ thuật hướng dẫn người liệt nửa người ra vào xe lăn

126

Tập các vận động thô của bàn tay

127

Tập các vận động khéo léo của bàn tay

128

Tập phối hợp hai tay

129

Tập phối hợp tay mắt

130

Tập phối hợp tay miệng

131

Tập các chức năng sinh hoạt hàng ngày (ADL) (ăn uống, tắm rửa, vệ sinh, vui chơi giải trí…)

132

Tập điều hòa cảm giác

133

Tập tri giác và nhận thức

134

Tập các chức năng sinh hoạt hàng ngày ADL với các dụng cụ trợ giúp thích nghi

135

Kỹ thuật tập bắt buộc bên liệt (CIMT)

136

Kỹ thuật gương trị liệu (Mirror therapy)

 

D. NGÔN NGỮ TRỊ LIỆU

 

(nhân viên y tế trực tiếp hướng dẫn người bệnh tập)

137

Tập nuốt

138

Tập nói

139

Tập nhai

140

Tập phát âm

141

Tập giao tiếp (ngôn ngữ ký hiệu, hình ảnh…)

142

Tập cho người thất ngôn

143

Tập luyện giọng

144

Tập sửa lỗi phát âm

145

Kỹ thuật áp dụng phân tích hành vi (ABA)

146

Kỹ thuật kích thích giao tiếp sớm cho trẻ nhỏ

147

Kỹ thuật dạy trẻ hiểu và diễn tả bằng ngôn ngữ

148

Kỹ thuật vận động môi miệng chuẩn bị cho trẻ tập nói

149

Kỹ thuật kiểm soát cơ hàm mặt và hoạt động nhai, nuốt

 

Đ. KỸ THUẬT THĂM DÒ, LƯỢNG GIÁ, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

 

(nhân viên y tế trực tiếp thực hiện)

150

Lượng giá chức năng người khuyết tật

151

Lượng giá chức năng tim mạch

152

Lượng giá chức năng hô hấp

153

Lượng giá chức năng tâm lý

154

Lượng giá chức năng tri giác và nhận thức

155

Lượng giá chức năng ngôn ngữ

156

Lượng giá chức năng dáng đi

157

Lượng giá chức năng thăng bằng

158

Lượng giá chức năng sinh hoạt hàng ngày

159

Lượng giá lao động hướng nghiệp

160

Thử cơ bằng tay

161

Đo tầm vận động khớp

162

Đo áp lực bàng quang bằng máy niệu động học

163

Đo áp lực bàng quang bằng cột thước nước

164

Đo áp lực hậu môn trực tràng

165

Đo áp lực bàng quang ở người bệnh nhi

166

Lượng giá sự phát triển của trẻ theo nhóm tuổi

167

Lượng giá sự phát triển của trẻ bằng Test Denver

168

Phong bế thần kinh bằng Phenol để điều trị co cứng cơ

169

Kỹ thuật thông tiểu (thông đái) ngắt quãng trong phục hồi chức năng tủy sống

170

Kỹ thuật tập đường ruột cho người bệnh tổn thương tủy sống

171

Kỹ thuật can thiệp rối loạn đại tiện bằng phản hồi sinh học (Biofeedback)

172

Kỹ thuật điều trị bàn chân khoèo bẩm sinh theo phương pháp Ponsetti

173

Kỹ thuật băng nẹp bảo vệ bàn tay chức năng (trong liệt tứ chi)

174

Kỹ thuật bó bột Hip Spica Cast điều trị trật khớp háng bẩm sinh

175

Kỹ thuật băng chun mỏm cụt chi trên

176

Kỹ thuật băng chun mỏm cụt chi dưới

177

Chẩn đoán điện thần kinh cơ

178

Lượng giá sự phát triển của trẻ theo nhóm tuổi bằng kỹ thuật ASQ

179

Lượng giá kỹ năng ngôn ngữ-giao tiếp ở trẻ em

180

Lượng giá kỹ năng vận động tinh và kỹ năng sinh hoạt hàng ngày ở trẻ em

181

Lượng giá trẻ tự kỷ theo tiêu chuẩn DSM-IV

182

Lượng giá trẻ tự kỷ bằng thang điểm CARS

183

Kỹ thuật sàng lọc trẻ tự kỷ bằng bảng kiểm M-CHAT

184

Lượng giá kỹ năng vận động thô theo thang điểm GMFM

185

Lượng giá kỹ năng vận động trẻ bại não theo thang điểm GMFCS

186

Lượng giá mức độ co cứng bằng thang điểm Ashworth (MAS)

187

Lượng giá tâm trí tối thiểu MMSE cho người cao tuổi

188

Đo mức độ tiêu thụ o xy tối đa

189

Đo mức độ tiêu thụ o xy bán tối đa

190

Nghiệm pháp đi 6 phút

191

Nghiệm pháp vận động toàn bộ Rickili cho người cao tuổi

192

Nghiệm pháp Tiniti cho người cao tuổi

193

Nghiệm pháp đo thời gian đứng dậy và đi

194

Nghiệm pháp dừng bước khi vừa đi vừa nói cho người cao tuổi

195

Đo áp lực bàn chân bằng máy để tư vấn sử dụng giày, dép cho người bệnh đái tháo đường

196

Kỹ thuật tư vấn tâm lý cho người bệnh hoặc người nhà

197

Kỹ thuật can thiệp rối loạn tiểu tiện bằng phản hồi sinh học (Biofeedback)

198

Kỹ thuật thông mũi họng ngược dòng ở trẻ em

199

Chăm sóc điều trị loét do đè ép độ I, độ II

200

Chăm sóc điều trị loét do đè ép độ III

201

Chăm sóc điều trị loét do đè ép độ IV

202

Kỹ thuật hút áp lực âm điều trị loét do đè ép/vết thương

203

Kỹ thuật điều trị sẹo bỏng bằng gel Silicol

204

Kỹ thuật điều trị sẹo bỏng bằng băng thun áp lực kết hợp gel Silicol

205

Kỹ thuật điều trị sẹo bỏng bằng mặt nạ áp lực kết hợp thuốc làm mềm sẹo

206

Kỹ thuật điều trị sẹo bỏng bằng quần áo áp lực kết hợp thuốc làm mềm sẹo

207

Kỹ thuật điều trị sẹo lồi bằng tiêm Corticoid trong sẹo, dưới sẹo

208

Kỹ thuật điều trị sẹo lồi bằng băng áp lực kết hợp với thuốc làm mềm sẹo và gel Silicol

209

Kỹ thuật điều trị sẹo lồi bằng băng áp lực kết hợp với thuốc làm mềm sẹo, gel Silicol và các sản phẩm tế bào

 

E. DỤNG CỤ CHỈNH HÌNH VÀ TRỢ GIÚP

 

(Nhân viên y tế trực tiếp hướng dẫn người bệnh sử dụng và bảo quản)

210

Kỹ thuật sử dụng tay giả trên khuỷu

211

Kỹ thuật sử dụng tay giả dưới khuỷu

212

Kỹ thuật sử dụng nẹp dạng khớp háng (SWASH)

213

Kỹ thuật sử dụng chân giả tháo khớp hang

214

Kỹ thuật sử dụng chân giả trên gối

215

Kỹ thuật sử dụng chân giả dưới gối

216

Kỹ thuật sử dụng áo nẹp chỉnh hình cột sống ngực- thắt lưng TLSO (điều trị cong vẹo cột sống)

217

Kỹ thuật sử dụng áo nẹp chỉnh hình cột sống thắt lưng LSO (điều trị cong vẹo cột sống)

218

Kỹ thuật sử dụng nẹp cổ bàn tay WHO

219

Kỹ thuật sử dụng nẹp trên gối có khớp háng HKAFO

220

Kỹ thuật sử dụng nẹp gối cổ bàn chân KAFO

221

Kỹ thuật sử dụng nẹp cổ bàn chân AFO

222

Kỹ thuật sử dụng nẹp bàn chân FO

223

Kỹ thuật sử dụng giày dép cho người bệnh phong

224

Kỹ thuật sử dụng áo nẹp cột sống thắt lưng cứng

225

Kỹ thuật sử dụng áo nẹp cột sống thắt lưng mềm

226

Kỹ thuật sử dụng giày, nẹp chỉnh hình điều trị các dị tật bàn chân (bàn chân bẹt, bàn chân lõm, bàn chân vẹo trong, bàn chân vẹo ngoài…)

227

Kỹ thuật sử dụng giày, nẹp chỉnh hình điều trị bệnh lý bàn chân của người bệnh đái tháo đường (tiểu đường)

228

Kỹ thuật sử dụng nẹp chỉnh hình tư thế cổ cho bệnh nhân sau bỏng

229

Kỹ thuật sử dụng nẹp chỉnh hình tư thế chân, tay cho bệnh nhân sau bỏng

230

Kỹ thuật bó bột chậu lưng không nắn làm khuôn nẹp khớp háng

231

Kỹ thuật bó bột chậu lưng có nắn làm khuôn nẹp khớp háng

232

Kỹ thuật bó bột chậu lưng chân không nắn làm khuôn nẹp cột sống háng

233

Kỹ thuật bó bột chậu lưng chân có nắn làm khuôn nẹp cột sống háng

234

Kỹ thuật bó bột cẳng-bàn tay không nắn làm khuôn nẹp bàn tay

235

Kỹ thuật bó bột cẳng-bàn tay có nắn làm khuôn nẹp bàn tay

236

Kỹ thuật bó bột cánh-cẳng-bàn tay không nắn làm khuôn nẹp bàn tay trên khuỷu

237

Kỹ thuật bó bột cánh-cẳng-bàn tay có nắn làm khuôn nẹp bàn tay trên khuỷu

238

Kỹ thuật bó bột mũ phi công không nắn làm khuôn nẹp hộp sọ

239

Kỹ thuật bó bột mũ phi công có nắn làm khuôn nẹp cổ nhựa

240

Kỹ thuật bó bột chữ U làm khuôn nẹp khớp háng

241

Kỹ thuật bó bột bàn chân khoèo

242

Kỹ thuật bó bột trật khớp háng bẩm sinh

243

Kỹ thuật bó bột cẳng-bàn chân làm khuôn nẹp dưới gối

244

Kỹ thuật bó bột xương đùi-chậu/cột sống làm khuôn nẹp trên gối

249

Kéo nắn, kéo dãn cột sống, các khớp

250

Tập do cứng khớp

251

Tập vận động với các dụng cụ trợ giúp

252

Xoa bóp áp lực hơi

 

IV. Kỹ thuật y với phạm vi hành nghề khúc xạ nhãn khoa

TT

DANH MỤC KỸ THUẬT

1

2

1.

Đốt lông xiêu, nhổ lông siêu

2.

Bơm rửa lệ đạo

3.

Thay băng vô khuẩn

4.

Tra thuốc nhỏ mắt

5.

Nặn tuyến bờ mi, đánh bờ mi

6.

Rửa cùng đồ

7.

Cấp cứu bỏng mắt ban đầu

8.

Bóc sợi giác mạc (Viêm giác mạc sợi)

9.

Bóc giả mạc

10.

Đặt kính áp tròng điều trị: tật khúc xạ, giác mạc hình chóp, bệnh lý bề mặt giác mạc

11.

Soi đáy mắt trực tiếp

12.

Soi đáy mắt bằng kính 3 mặt gương

13.

Soi đáy mắt bằng Schepens

14.

Soi góc tiền phòng

15.

Theo dõi nhãnáp 3 ngày

16.

Khám lâm sàng mắt

17.

Đo thị giác tương phản

 

Thăm dò chức năng và xét nghiệm

18.

Test thử cảm giác giác mạc

19.

Test phát hiện khô mắt

20.

Nghiệm pháp phát hiện glôcôm

21.

Đo thị trường trung tâm, thị trường ám điểm

22.

Đo thị trường chu biên

23.

Đo nhãnáp (Maclakov, Goldmann, Schiotz…..)

24.

Đo sắc giác

25.

Đo khúc xạ khách quan (soi bóng đồng tử - Skiascope)

26.

Đo khúc xạ máy

27.

Đo khúc xạ giác mạc Javal

28.

Đo thị lực

29.

Thử kính

30.

Đo độ lác

31.

Xác định sơ đồ song thị

32.

Đo biên độ điều tiết

33.

Đo thị giác 2 mắt

34.

Đo độ sâu tiền phòng

35.

Đo đường kính giác mạc

36.

Đo độ dày giác mạc

37.

Đếm tế bào nội mô giác mạc

38.

Chụp bản đồ giác mạc

39.

Đo độ bền cơ sinh học giác mạc (Đo ORA)

40.

Test thử nhược cơ

41.

Test kéo cơ cưỡng bức

PHỤ LỤC SỐ XV

(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

A. Danh mục kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của Người hành nghề chức danh bác sỹ với phạm vi hành nghề chuyên khoa dinh dưỡng

STT

DANH MỤC KỸ THUẬT

1

Sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng.

2

Khám, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng chỉ số nhân trắc cho các giai đoạn phát triển của trẻ dưới 5 tuổi

3

Khám, đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số nhân trắc cho người từ 5 đến 19 tuổi.

4

Khám, đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số nhân trắc cho người trưởng thành.

5

Khám, đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số nhân trắc cho người cao tuổi

6

Khám, đánh giá tình trạng dinh dưỡng tổng thể bằng các công cụ dinh dưỡng chuyên biệt;

7

Khám, đánh giá lớp mỡ dưới da để xác định tình trạng dinh dưỡng;

8

Khám, đánh giá khối cơ ngoại vi để xác định tình trạng dinh dưỡng.

9

Khám, đánh giá và phân tích thành phần cơ thể.

10

Khám, đánh giá suy giảm khối cơ ở người cao tuổi.

11

Khám, đánh giá cơ tứ đầu đùi bằng siêu âm để xác định tình trạng dinh dưỡng..

12

Phối hợp, hội chẩn với bác sĩ điều trị trong việc đưa ra chế độ dinh dưỡng phù hợp.

13

Nhận định, đánh giá khẩu phần dinh dưỡng trong 24 giờ qua

14

Theo dõi khẩu phần dinh dưỡng trong 24 giờ.

15

Kỹ thuật đo chuyển hóa năng lượng cơ bản gián tiếp.

16

Kỹ thuật đo trọng lượng cơ thể cho người bệnh nặng bằng dụng cụ chuyên biệt

17

Kỹ thuật đánh giá chiều cao bằng chiều dài cẳng chân ở các đối tượng đặc biệt.

18

Kỹ thuật phát hiện nhanh an toàn thực phẩm.

19

Xây dựng nhu cầu các vitamin và khoáng chất cho người bệnh nuôi dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch

20

Xây dựng thành phần các chất sinh năng lượng nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch toàn phần.

21

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh có bệnh lý đơn thuần.

22

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh có bệnh lý phối hợp.

23

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh có bệnh lý đặc biệt (trước, trong và sau ghép tạng)

24

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh trước phẫu thuật.

25

Xây dựng chế độ dinh dưỡng qua đường tiêu hóa cho người bệnh sau phẫu thuật.

26

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho nuôi dưỡng qua ống thông (dạ dày/ruột non).

27

Kỹ thuật pha trộn các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng bằng đường tiêu hóa.

28

Kỹ thuật pha trộn các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch,

29

Chế biến chế độ dinh dưỡng các giai đoạn phát triển của trẻ

30

Chế biến chế độ dinh dưỡng ăn qua ống thông

31

Chế biến chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tập phục hồi chức năng nuốt

32

Kỹ thuật cho người bệnh có rối loạn về nuốt ăn

33

Kỹ thuật cho người bệnh ăn qua sonde

34

Tư vấn, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người bệnh khi điều trị nội trú

35

Hướng dẫn chế độ ăn phù hợp tại nhà cho người bệnh trước khi xuất viện.

36

Truyền thông giáo dục về dinh dưỡng cho người bệnh;

37

Nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng.

38

Các kỹ thuật của Bác sỹ đa khoa

 

B. Danh mục kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của Người hành nghề chức danh dinh dưỡng lâm sàng trình độ đại học

STT

DANH MỤC KỸ THUẬT

1

Sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng.

2

Khám, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng chỉ số nhân trắc cho các giai đoạn phát triển của trẻ dưới 5 tuổi

3

Khám, đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số nhân trắc cho người từ 5 đến 19 tuổi.

4

Khám, đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số nhân trắc cho người trưởng thành.

5

Khám, đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số nhân trắc cho người cao tuổi

6

Khám, đánh giá tình trạng dinh dưỡng tổng thể bằng các công cụ dinh dưỡng chuyên biệt;

7

Khám, đánh giá lớp mỡ dưới da để xác định tình trạng dinh dưỡng;

8

Khám, đánh giá khối cơ ngoại vi để xác định tình trạng dinh dưỡng.

9

Khám, đánh giá và phân tích thành phần cơ thể.

10

Khám, đánh giá suy giảm khối cơ ở người cao tuổi.

11

Khám, đánh giá cơ tứ đầu đùi bằng siêu âm để xác định tình trạng dinh dưỡng..

12

Phối hợp, hội chẩn với bác sĩ điều trị trong việc đưa ra chế độ dinh dưỡng phù hợp.

13

Nhận định, đánh giá khẩu phần dinh dưỡng trong 24 giờ qua

14

Theo dõi khẩu phần dinh dưỡng trong 24 giờ.

15

Kỹ thuật đo chuyển hóa năng lượng cơ bản gián tiếp.

16

Kỹ thuật đo trọng lượng cơ thể cho người bệnh nặng bằng dụng cụ chuyên biệt

17

Kỹ thuật đánh giá chiều cao bằng chiều dài cẳng chân ở các đối tượng đặc biệt.

18

Kỹ thuật phát hiện nhanh an toàn thực phẩm.

19

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh có bệnh lý đơn thuần.

20

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh có bệnh lý phối hợp.

21

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh trước phẫu thuật.

22

Xây dựng chế độ dinh dưỡng qua đường tiêu hóa cho người bệnh sau phẫu thuật.

23

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho nuôi dưỡng qua ống thông (dạ dày/ruột non).

24

Kỹ thuật pha trộn các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng bằng đường tiêu hóa.

25

Kỹ thuật pha trộn các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch,

26

Chế biến chế độ dinh dưỡng các giai đoạn phát triển của trẻ

27

Chế biến chế độ dinh dưỡng ăn qua ống thông

28

Chế biến chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tập phục hồi chức năng nuốt

29

Kỹ thuật cho người bệnh có rối loạn về nuốt ăn

30

Kỹ thuật cho người bệnh ăn qua sonde

31

Tư vấn, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người bệnh khi điều trị nội trú

32

Hướng dẫn chế độ ăn phù hợp tại nhà cho người bệnh trước khi xuất viện.

33

Truyền thông giáo dục về dinh dưỡng cho người bệnh;

34

Nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng.

 

C. Danh mục kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của Người hành nghề chức danh dinh dưỡng lâm sàng trình độ cao đẳng

STT

DANH MỤC KỸ THUẬT

1

Sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng.

2

Thực hiện kỹ thuật đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng chỉ số nhân trắc cho các giai đoạn phát triển của trẻ dưới 5 tuổi

3

Thực hiện kỹ thuật đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số nhân trắc cho người từ 5 đến 19 tuổi.

4

Thực hiện kỹ thuật đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số nhân trắc cho người trưởng thành.

5

Thực hiện kỹ thuật đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số nhân trắc cho người cao tuổi

6

Khám, đánh giá suy giảm khối cơ ở người cao tuổi.

7

Nhận định, đánh giá khẩu phần dinh dưỡng trong 24 giờ qua

8

Theo dõi khẩu phần dinh dưỡng trong 24 giờ.

9

Kỹ thuật đo chuyển hóa năng lượng cơ bản gián tiếp.

10

Kỹ thuật đo trọng lượng cơ thể cho người bệnh nặng bằng dụng cụ chuyên biệt

11

Kỹ thuật phát hiện nhanh an toàn thực phẩm.

12

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh có bệnh lý đơn thuần.

13

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh có bệnh lý phối hợp.

14

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh trước phẫu thuật.

15

Xây dựng chế độ dinh dưỡng qua đường tiêu hóa cho người bệnh sau phẫu thuật.

16

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho nuôi dưỡng qua ống thông (dạ dày/ruột non).

17

Kỹ thuật pha trộn các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng bằng đường tiêu hóa.

18

Chế biến chế độ dinh dưỡng các giai đoạn phát triển của trẻ

19

Chế biến chế độ dinh dưỡng ăn qua ống thông

20

Chế biến chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tập phục hồi chức năng nuốt

21

Kỹ thuật cho người bệnh có rối loạn về nuốt ăn

22

Kỹ thuật cho người bệnh ăn qua sonde

23

Tư vấn, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người bệnh khi điều trị nội trú

24

Hướng dẫn chế độ ăn phù hợp tại nhà cho người bệnh trước khi xuất viện.

25

Truyền thông giáo dục về dinh dưỡng cho người bệnh;

26

Tham gia nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng.

PHỤ LỤC SỐ XVI

DANH MỤC KỸ THUẬT CHUYÊN MÔN KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ CHỨC DANH TÂM LÝ LÂM SÀNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

STT

Số TT Theo Thông tư 43/2013/TT-BYT và Thông tư 21/2017/TT-BYT*

DANH MỤC KỸ THUẬT

1

6.1

Trắc nghiệm trầm cảm Beck (BDI)

2

6.2

Trắc nghiệm trầm cảm Hamilton (HDRS)

3

6.3

Trắc nghiệm trầm cảm ở cộng đồng (PHQ - 9)

4

6.4

Trắc nghiệm trầm cảm ở trẻ em (CDI)

5

6.5

Trắc nghiệm trầm cảm ở người già (GDS)

6

6.6

Trắc nghiệm trầm cảm sau sinh (EPDS)

7

6.7

Trắc nghiệm lo âu - trầm cảm - stress (DASS)

8

6.8

Trắc nghiệm hưng cảm Young (YMRS)

9

6.9

Trắc nghiệm lo âu Zung (ZAI)

10

6.10

Trắc nghiệm lo âu Hamilton (HARS)

11

 

Trắc nghiệm lo âu trầm cảm (HAD)

12

 

Trắc nghiệm lo âu trẻ em Spence (SCAS)

13

 

Trắc nghiệm rối loạn ám ảnh nghi thức (Y- BOCS)

14

 

Trắc nghiệm rối loạn cảm xúc lưỡng cực (MDQ)

15

 

Trắc nghiệm rối loạn dạng cơ thể (PHQ-15)

16

 

Trắc nghiệm rối loạn lo âu lan tỏa (GAD7)

17

 

Trắc nghiệm trầm cảm lo âu ở trẻ em (RCADS)

18

 

Trắc nghiệm trầm cảm thanh thiếu niên (RADS)

19

6.11

Trắc nghiệm sự phát triển ở trẻ em (DENVER II)*

20

6.12

Trắc nghiệm sàng lọc tự kỷ cho trẻ nhỏ 18 - 36 tháng (M- CHAT)

21

6.13

Trắc nghiệm mức độ tự kỷ (CARS)*

22

6.14

Trắc nghiệm hành vi trẻ em (CBCL)*

23

6.15

Trắc nghiệm ấn tượng lâm sàng chung (CGI-S)

24

6.16

Trắc nghiệm tâm thần rút gọn (BPRS)*

25

6.17

Trắc nghiệm trạng thái tâm thần tối thiểu (MMSE)

26

6.24

Trắc nghiệm hoạt động hàng ngày (ADLS)

27

6.18

Trắc nghiệm RAVEN*

28

6.19

Trắc nghiệm WAIS*

29

6.20

Trắc nghiệm WICS*

30

6.21

Trắc nghiệm trí nhớ Wechsler (WMS)*

31

6.22

Trắc nghiệm tập trung chú ý Bourdon*

32

6.23

Trắc nghiệm tập trung chú ý Pictogram*

33

6.26

Trắc nghiệm đa diện nhân cách MMPI*

34

6.25

Trắc nghiệm nhân cách RORSCHACH*

35

6.27

Trắc nghiệm nhân cách CAT*

36

6.28

Trắc nghiệm nhân cách TAT*

37

6.29

Trắc nghiệm nhân cách CATELL*

38

6.30

Trắc nghiệm nhân cách EPI*

39

6.31

Trắc nghiệm rối loạn giấc ngủ (PSQI)

40

6.32

Trắc nghiệm vận động bất thường (AIMS)

41

6.33

Trắc nghiệm bồn chồn bất an BARNES

42

6.35

Trắc nghiệm mức độ sử dụng rượu AUDIT

43

6.36

Trắc nghiệm hội chứng cai rượu CIWA

44

6.75

Trắc nghiệm mức độ nghiện Himmelbach

45

6.84

Trắc nghiệm PANSS

46

6.85

Trắc nghiệm năng lực của trẻ K-ABC*

47

6.86

Trắc nghiệm rối loạn tăng động giảm chú ý VANDERBILT

48

6.87

Đánh giá cho trẻ khiếm thị và chậm phát triển từ 0-6 tuổi*

49

6.88

Trắc nghiệm Gille*

50

 

Trắc nghiệm báo động khó khăn ở trẻ nhỏ (ADBB)

51

 

Trắc nghiệm đánh giá Aladed*

52

 

Trắc nghiệm đánh giá của cha mẹ về tình trạng phát triển (PEDS)

53

 

Trắc nghiệm đánh giá chân dung tâm lý dành cho trẻ vị thành niên và người lớn (AAPEP)*

54

 

Trắc nghiệm đánh giá hành vi tự kỷ (ECA)

55

 

Trắc nghiệm đánh giá rối loạn stress sau sang chấn - PTSD

56

 

Trắc nghiệm điểm mạnh và khó khăn trẻ em SDQ25

57

 

Trắc nghiệm giai đoạn và lứa tuổi cho trẻ em (ASQ-3)

58

 

Trắc nghiệm hành vi thích ứng (VINELAND-II)*

59

 

Trắc nghiệm hội chứng Asperger ở trẻ em (CAST)*

60

 

Đánh giá hành vi phát triển của trẻ em bằng DBC-P*

61

 

Kỹ thuật chẩn đoán tự kỷ theo DSM*

62

6.44

Trị liệu thư giãn luyện tập

63

6.45

Trị liệu tâm lý nhóm*

64

6.46

Trị liệu tâm lý gia đình*

65

6.47

Trị liệu tâm kịch*

66

6.48

Tư vấn tâm lý cho người bệnh và gia đình

67

6.49

Trị liệu giải thích hợp lý*

68

6.50

Trị liệu hành vi*

69

6.51

Trị liệu ám thị*

70

6.52

Trị liệu nhận thức hành vi*

71

6.53

Trị liệu nhận thức*

72

6.54

Trị liệu tâm lý động*

73

6.55

Trị liệu kích hoạt hành vi

74

 

Trị liệu cam kết chấp nhận*

75

 

Trị liệu cảm xúc hành vi hợp lý*

76

 

Trị liệu định tâm*

77

 

Trị liệu giải quyết vấn đề*

78

 

Trị liệu giáo dục tâm lý

79

 

Trị liệu liên cá nhân*

80

 

Trị liệu phỏng vấn tạo động lực*

81

 

Trị liệu tăng nhận thức*

82

 

Trị liệu thôi miên*

83

 

Phân tích hành vi ứng dụng (ABA)*

84

 

Liệu pháp trò chơi (Dixit)

85

6.56

Liệu pháp âm nhạc

86

6.57

Liệu pháp hội họa

87

6.58

Liệu pháp thể dục, thể thao

88

6.59

Liệu pháp tái thích ứng xã hội

89

6.60

Liệu pháp hoạt động - lao động

90

 

Phát triển kỹ năng giao tiếp và tương tác ở trẻ

91

 

Phát triển kỹ năng chơi và bắt chước ở trẻ

92

 

Phát triển kỹ năng vận động và cảm giác ở trẻ

93

 

Phát triển kỹ năng điều chỉnh hành vi ở trẻ

94

 

Phát triển kỹ năng tự phục vụ ở trẻ

95

 

Đánh giá và xây dựng kế hoạch can thiệp cho trẻ*

96

 

Trắc nghiệm đánh giá cảm xúc*

97

 

Trắc nghiệm đánh giá hành vi*

98

 

Trắc nghiệm đánh giá nhận thức*

99

 

Trắc nghiệm đánh giá stress*

100

 

Trắc nghiệm đánh giá rối loạn ăn uống*

101

 

Trắc nghiệm đánh giá rối loạn giấc ngủ*

102

 

Trắc nghiệm đánh giá loạn thần*

103

 

Trắc nghiệm đánh giá tự sát, tự hủy hoại

104

 

Trắc nghiệm đánh giá nhân cách*

105

 

Trắc nghiệm đánh giá tình dục*

106

 

Trắc nghiệm đánh giá sử dụng chất gây nghiện*

107

 

Trị liệu hành vi biện chứng*

108

 

Trị liệu ánh sáng

109

 

Trị liệu diễn tập hình ảnh*

110

 

Trị liệu giải mã cơn ác mộng và tái xử lý*

111

 

Trị liệu giải mẫn cảm chuyển động mắt và tái xử lý thông tin*

112

 

Trị liệu hỗ trợ

113

 

Trị liệu tăng cường động lực*

114

 

Liệu pháp phục hồi kiến thức xã hội

115

 

Liệu pháp quản lý chăm sóc tổng hợp

116

 

Liệu pháp quản lý dựa trên gia đình

117

 

Trị liệu tiếp xúc giải mẫn cảm*

118

 

Trị liệu tuân thủ*

119

 

Trị liệu tương tác cá nhân và nhịp điệu xã hội*

120

 

Trị liệu định hướng thấu cảm cá nhân*

121

 

Trắc nghiệm đánh giá rối loạn học tập*

122

 

Trắc nghiệm rối loạn ngôn ngữ*

123

 

Trắc nghiệm nhân cách Patte noir*

124

 

Trắc nghiệm đánh giá tranh vẽ*

125

 

Trắc nghiệm nhân cách Neo Pi-r*

126

 

Trắc nghiệm nghiện Internet của Chen (CIAS)

127

 

Trắc nghiệm đánh giá mức độ nghiện Internet (IAT)

128

 

Trắc nghiệm Bayley*

129

 

Trắc nghiệm đánh giá tự kỷ Gilliam (GARS)*

130

 

Trắc nghiệm ADOS*

131

 

Trắc nghiệm ADI-R*

132

 

Trắc nghiệm trí nhớ*

133

 

Trắc nghiệm đánh giá rối loạn giao tiếp*

134

 

Trắc nghiệm đánh giá chất lượng cuộc sống

 

Ghi chú: Các kỹ thuật đánh dấu “*” chỉ người hành nghề chức danh tâm lý lâm sàng với phạm vi hành nghề tâm lý lâm sàng chuyên khoa được phép thực hiện.

PHỤ LỤC SỐ XVII

DANH MỤC KỸ THUẬT CHUYÊN MÔN KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ CHỨC DANH LƯƠNG Y
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

STT

Số TT theo Thông tư 43/2013/TT-BYT và Thông tư 21/2017/TT-BYT*

Danh mục kỹ thuật

1.

8.1

Mai hoa châm

2.

8.2

Hào châm

3.

8.8

Ôn châm

4.

8.9

Cứu

5.

8.10

Chích lể

6.

8.15

Sắc thuốc thang và đóng gói thuốc bằng máy

7.

8.19

Xông thuốc bằng máy

8.

8.20

Xông hơi thuốc

9.

8.21

Xông khói thuốc

10.

8.22

Sắc thuốc thang

11.

8.23

Ngâm thuốc YHCT toàn thân

12.

8.24

Ngâm thuốc YHCT bộ phận

13.

8.25

Đặt thuốc YHCT

14.

8.26

Bó thuốc

15.

8.27

Chườm ngải

16.

8.28

Luyện tập dưỡng sinh

17.

8.483

Xoa bóp bấm huyệt bằng tay

18.

8.485

Giác hơi

19.

 

Hào châm điều trị bí tiểu cơ năng

20.

 

Hào châm điều trị cảm mạo

21.

 

Hào châm điều trị chắp lẹo

22.

 

Hào châm điều trị đau đầu, đau nửa đầu

23.

 

Hào châm điều trị đau do thoái hóa khớp

24.

 

Hào châm điều trị đau lưng

25.

 

Hào châm điều trị đau răng

26.

 

Hào châm điều trị đau thần kinh tọa

27.

 

Hào châm điều trị giảm khứu giác

28.

 

Hào châm điều trị giảm thị lực

29.

 

Hào châm điều trị giảm thính lực

30.

 

Hào châm điều trị hội chứng stress

31.

 

Hào châm điều trị hội chứng tiền đình

32.

 

Hào châm điều trị hội chứng tiền mãn kinh

33.

 

Hào châm điều trị hội chứng vai gáy

34.

 

Hào châm điều trị liệt chi dưới

35.

 

Hào châm điều trị liệt chi trên

36.

 

Hào châm điều trị liệt nửa người sau đột quỵ

37.

 

Hào châm điều trị mất ngủ

38.

 

Hào châm điều trị nấc

39.

 

Hào châm điều trị nói ngọng, nói lắp

40.

 

Hào châm điều trị nôn

41.

 

Hào châm điều trị rối loạn kinh nguyệt

42.

 

Hào châm điều trị rối loạn tiêu hóa

43.

 

Hào châm điều trị rối loạn tiểu tiện

44.

 

Hào châm điều trị sụp mi

45.

 

Hào châm điều trị tắc tia sữa

46.

 

Hào châm điều trị tâm căn suy nhược

47.

 

Hào châm điều trị táo bón kéo dài

48.

 

Hào châm điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính

49.

 

Hào châm điều trị thống kinh

50.

 

Hào châm điều trị ù tai

51.

 

Hào châm điều trị viêm amidan

52.

 

Hào châm điều trị viêm khớp dạng thấp

53.

 

Hào châm điều trị viêm mũi xoang

54.

 

Hào châm điều trị viêm quanh khớp vai

55.

 

Hào châm hỗ trợ điều trị nghiện rượu

56.

 

Hào châm hỗ trợ điều trị nghiện thuốc lá

57.

8.389

Xoa bóp bấm huyệt điều trị liệt chi trên

58.

8.390

Xoa bóp bấm huyệt điều trị liệt chi dưới

59.

8.391

Xoa bóp bấm huyệt điều trị liệt nửa người do tai biến mạch máu não

60.

8.392

Xoa bóp bấm huyệt điều trị hội chứng thắt lưng- hông

61.

8.394

Xoa bóp bấm huyệt điều trị chậm phát triển trí tuệ ở trẻ bại não

62.

8.395

Xoa bóp bấm huyệt phục hồi chức năng vận động ở trẻ bại não

63.

8.396

Xoa bóp bấm huyệt điều trị cứng khớp chi trên

64.

8.397

Xoa bóp bấm huyệt điều trị cứng khớp chi dưới

65.

8.399

Xoa bóp bấm huyệt điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em

66.

8.400

Xoa bóp bấm huyệt điều trị chứng ù tai

67.

8.401

Xoa bóp bấm huyệt điều trị giảm khứu giác

68.

8.403

Xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị nghiện rượu

69.

8.404

Xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị nghiện thuốc lá

70.

8.405

Xoa bóp bấm huyệt hỗ trợ điều trị nghiện ma tuý

71.

8.406

Xoa bóp bấm huyệt điều trị tâm căn suy nhược

72.

8.408

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau đầu, đau nửa đầu

73.

8.409

Xoa bóp bấm huyệt điều trị mất ngủ

74.

8.410

Xoa bóp bấm huyệt điều trị hội chứng stress

75.

8.411

Xoa bóp bấm huyệt điều trị thiểu năng tuần hoàn não mạn tính

76.

8.415

Xoa bóp bấm huyệt điều trị sụp mi

77.

8.418

Xoa bóp bấm huyệt điều trị giảm thị lực

78.

8.419

Xoa bóp bấm huyệt điều trị hội chứng tiền đình

79.

8.420

Xoa bóp bấm huyệt điều trị giảm thính lực

80.

8.421

Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm mũi xoang

81.

8.425

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thần kinh liên sườn

82.

8.426

Xoa bóp bấm huyệt điều trị hội chứng dạ dày- tá tràng

83.

8.427

Xoa bóp bấm huyệt điều trị nấc

84.

8.428

Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm khớp dạng thấp

85.

8.429

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau do thoái hóa khớp

86.

8.430

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau lưng

87.

8.431

Xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm quanh khớp vai

88.

8.432

Xoa bóp bấm huyệt điều trị hội chứng vai gáy

89.

8.435

Xoa bóp bấm huyệt điều trị tắc tia sữa

90.

8.436

Xoa bóp bấm huyệt điều trị rối loạn kinh nguyệt

91.

8.437

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau bụng kinh

92.

8.438

Xoa bóp bấm huyệt điều trị hội chứng tiền mãn kinh

93.

8.439

Xoa bóp bấm huyệt điều trị táo bón

94.

8.440

Xoa bóp bấm huyệt điều trị rối loạn tiêu hoá

95.

8.442

Xoa bóp bấm huyệt điều trị bí đái cơ năng

96.

8.443

Xoa bóp bấm huyệt điều trị rối loạn thần kinh thực vật

97.

8.444

Xoa bóp bấm huyệt điều trị béo phì

98.

8.449

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đái dầm

99.

 

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thần kinh tọa

100.

 

Xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa cột sống

101.

 

Xoa bóp bấm huyệt điều trị hội chứng cánh tay cổ

102.

 

Xoa bóp bấm huyệt điều trị thất ngôn

103.

8.451

Cứu điều trị hội chứng thắt lưng- hông thể phong hàn

104.

8.452

Cứu điều trị đau đầu, đau nửa đầu thể hàn

105.

8.453

Cứu điều trị nấc thể hàn

106.

8.454

Cứu điều trị ngoại cảm phong hàn

107.

8.455

Cứu điều trị khàn tiếng thể hàn

108.

8.457

Cứu điều trị liệt chi trên thể hàn

109.

8.458

Cứu điều trị liệt chi dưới thể hàn

110.

8.459

Cứu điều trị liệt nửa người thể hàn

111.

8.461

Cứu điều trị đau vai gáy cấp thể hàn

112.

8.462

Cứu điều trị giảm thính lực thể hàn

113.

8.463

Cứu hỗ trợ điều trị bệnh tự kỷ thể hàn

114.

8.464

Cứu điều trị chậm phát triển trí tuệ ở trẻ bại não

115.

8.465

Cứu điều trị di tinh thể hàn

116.

8.466

Cứu điều trị liệt dương thể hàn

117.

8.467

Cứu điều trị rối loạn tiểu tiện thể hàn

118.

8.468

Cứu điều trị bí đái thể hàn

119.

8.470

Cứu điều trị đau bụng kinh thể hàn

120.

8.471

Cứu điều trị rối loạn kinh nguyệt thể hàn

121.

8.472

Cứu điều trị đái dầm thể hàn

122.

8.473

Cứu điều trị đau lưng thể hàn

123.

8.474

Cứu điều trị giảm khứu giác thể hàn

124.

8.476

Cứu điều trị cảm cúm thể hàn

125.

8.477

Cứu điều trị rối loạn tiêu hóa thể hàn

126.

8.478

Cứu hỗ trợ điều trị nghiện ma túy thể hàn

127.

 

Cứu điều trị bệnh đường hô hấp thể hàn

128.

 

Cứu điều trị viêm dạ dày thể hàn

129.

 

Cứu điều trị đau thần kinh tọa thể phong hàn

130.

 

Cứu điều trị hội chứng cánh tay cổ thể hàn

131.

8.479

Giác hơi điều trị ngoại cảm phong hàn

132.

8.48

Giác hơi điều trị ngoại cảm phong nhiệt

133.

8.481

Giác hơi điều trị các chứng đau

134.

8.482

Giác hơi điều trị cảm cúm

PHỤ LỤC SỐ XVIII

DANH MỤC KỸ THUẬT CHUYÊN MÔN KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ CHỨC DANH CẤP CỨU VIÊN NGOẠI VIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

STT

Số TT Theo Thông tư 43/2013/TT-BYT và Thông tư 21/2017/TT-BYT

Danh mục kỹ thuật

 

 

HỆ TUẦN HOÀN

1

 

Đánh giá, phân loại bệnh nhân

2

 

Ngừng cấp cứu, xác nhận tử vong

3

 

Sử dụng liên lạc trước, trong bệnh viện

4

2.85

Điện tim thường 12 chuyển đạo

5

2.113

Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp

6

9.8

Cấp cứu ngừng tim

7

3.51

Ép tim ngoài lồng ngực

8

21.13

Nghiệm pháp dây thắt

9

3.180

Nuôi dưỡng người bệnh bằng đường truyền tĩnh mạch ngoại biên

10

6.69

Xử trí hạ huyết áp tư thế

11

3.203

Cầm máu (vết thương chảy máu)

12

9.6

Cấp cứu cao huyết áp

13

9.10

Cấp cứu tụt huyết áp

14

 

Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm

15

3.31

Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm

16

3.37

Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm liên tục

17

1.2

Ghi điện tim cấp cứu tại giường

18

3.1411

Kỹ thuật cấp cứu tụt huyết áp

19

3.1402

Kỹ thuật theo dõi huyết áp động mạch không xâm lấn bằng máy

20

1.3

Theo dõi điện tim cấp cứu tại giường liên tục ≤ 8 giờ

 

 

HỆ HÔ HẤP

21

3.102

Chăm sóc lỗ mở khí quản

22

1.75

Chăm sóc ống nội khí quản

23

3.179

Chọc hút/dẫn lưu dịch màng phổi

24

2.9

Chọc dò dịch màng phổi

25

2.11

Chọc hút khí màng phổi

26

3.2333

Chọc tháo dịch màng phổi dưới hướng dẫn của siêu âm

27

9.31

Đặt Combitube

28

3.77

Đặt ống nội khí quản

29

9.120

Hút nội khí quản hoặc hút mở khí quản

30

9.123

Khí dung đường thở ở bệnh nhân nặng

31

2.32

Khí dung thuốc giãn phế quản

32

1.74

Mở khí quản qua da một thì cấp cứu ngạt thở

33

 

Mở màng giáp nhẫn cấp cứu

34

15.221

Sơ cứu bỏng đường hô hấp

35

3.2189

Sơ cứu bỏng kỳ đầu đường hô hấp

36

3.101

Thay canuyn mở khí quản

37

3.82

Thở máy không xâm nhập (thở CPAP, Thở BIPAP)

38

9.187

Thông khí áp lực dương 2 mức qua hệ thống Boussignac

39

3.107

Thủ thuật Heimlich (lấy dị vật đường thở)

40

9.7

Cấp cứu ngừng thở

41

3.103

Làm ẩm đường thở qua máy phun sương mù

42

9.177

Thở CPAP không qua máy thở

43

1.59

Thở ô xy qua mặt nạ có túi có hít lại (túi không có van) (□ 8 giờ)

44

9.183

Thở oxy gọng kính

45

1.57

Thở oxy qua gọng kính (□8 giờ)

46

9.184

Thở oxy qua mặt nạ

47

3.110

Thở oxy qua mặt nạ có túi

48

1.60

Thở oxy qua mặt nạ có túi không hít lại (túi có van) (□ 8 giờ)

49

1.58

Thở oxy qua mặt nạ không có túi (□ 8 giờ)

50

9.185

Thở oxy qua mũ kín

51

9.186

Thở oxy qua ống chữ T

52

3.111

Thở oxy qua ống chữ T (T-tube)

53

3.105

Thổi ngạt

54

3.2330

Kỹ thuật dẫn lưu tư thế điều trị giãn phế quản, áp xe phổi

55

2.28

Kỹ thuật ho có điều kiện

56

2.30

Kỹ thuật ho khạc đờm bằng khí dung nước muối ưu trương

57

2.29

Kỹ thuật tập thở cơ hoành

58

2.31

Kỹ thuật vỗ rung dẫn lưu tư thế

59

3.93

Vận động trị liệu hô hấp

60

2.14

Đánh giá mức độ nặng của cơn hen phế quản bằng peak flow meter (đo lưu lượng đỉnh)

61

3.75

Cai thở máy

 

 

HỆ TIÊU HÓA

62

2.241

Cho ăn qua ống mở thông dạ dày hoặc hỗng tràng (một lần)

63

3.172

Cho ăn qua ống thông dạ dày

64

1.224

Cho ăn qua ống thông dạ dày (một lần)

65

1.216

Đặt ống thông dạ dày

66

1.223

Đặt ống thông hậu môn

67

3.178

Đặt sonde hậu môn

68

2.215

Gây nôn cho người bệnh ngộ độc qua đường tiêu hóa

69

1.225

Nuôi dưỡng người bệnh qua ống thông dạ dày bằng bơm tay

70

9.142

Nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày

71

3.173

Rửa dạ dày bằng ống Faucher và qua túi kín

72

1.218

Rửa dạ dày cấp cứu

73

1.219

Rửa dạ dày loại bỏ chất độc bằng hệ thống kín

74

2.337

Thụt thuốc qua đường hậu môn

75

2.244

Đặt ống sonde dạ dày

76

3.1384

Kỹ thuật phòng và điều trị trào ngược dịch dạ dày

77

3.176

Nuôi dưỡng người bệnh qua catheter hỗng tràng

78

3.181

Nuôi dưỡng người bệnh qua catheter thực quản dạ dày bằng bơm tay

79

3.175

Nuôi dưỡng người bệnh qua lỗ mở dạ dày

80

1.222

Thụt giữ

81

2.221

Thụt tháo

82

2.337

Thụt thuốc qua đường hậu môn

83

2.243

Chọc tháo dịch ổ bụng điều trị

84

1.240

Chọc dò ổ bụng cấp cứu

 

 

HỆ TIẾT NIỆU

85

3.334

Chăm sóc ống thông bàng quang

86

1.164

Thông bàng quang

87

3.133

Thông tiểu

88

3.1390

Kỹ thuật săn sóc theo dõi ống thông tiểu

89

9.150

Săn sóc theo dõi ống thông tiểu

90

2.233

Rửa bàng quang

91

2.172

Chăm sóc ống dẫn lưu bể thận qua da 24 giờ

92

2.167

Chăm sóc sonde dẫn lưu bể thận qua da/lần

93

2.168

Chăm sóc sonde dẫn lưu tụ dịch - máu quanh thận/lần

94

2.171

Chăm sóc và bảo quản catheter đường hầm có cuff để lọc máu

95

2.170

Chăm sóc và bảo quản catheter tĩnh mạch trung tâm trong lọc máu

96

1.246

Đo lượng nước tiểu 24 giờ

 

 

HỆ CƠ XƯƠNG

97

10.164

Cố định gãy xương sườn bằng băng dính to bản

98

16.300

Sơ cứu gãy xương vùng hàm mặt

99

1.157

Cố định lồng ngực do chấn thương gãy xương sườn

100

1.276

Cố định tạm thời người bệnh gãy xương

101

1.277

Cố định cột sống cổ bằng nẹp cứng

102

3.2072

Cố định tạm thời sơ cứu gãy xương hàm

103

13.202

Cố định tạm thời gãy xương sơ sinh

104

16.301

Sơ cứu vết thương phần mềm vùng hàm mặt

105

3.2069

Nắn sai khớp thái dương hàm

106

3.2245

Khâu vết thương phần mềm đầu cổ

107

3.3825

Khâu vết thương phần mềm dài trên 10 cm

108

3.3827

Khâu vết thương phần mềm dài dưới 10 cm

109

10.1032

Nẹp bột các loại, không nắn

 

 

MẮT

110

14.212

Cấp cứu bỏng mắt ban đầu

111

3.207

Chăm sóc mắt ở người bệnh hôn mê

112

14.171

Khâu da mi đơn giản

113

14.174

Xử lý vết thương phần mềm, tổn thương nông vùng mắt

114

14.209

Tra thuốc nhỏ mắt

115

14.211

Rửa cùng đồ

116

14.260

Đo thị lực

117

3.1707

Khám mắt

118

14.208

Thay băng vô khuẩn

119

14.261

Thử kính

 

 

TAI

120

1.53

Đặt canuyn mũi hầu, miệng hầu

121

2.150

Hút đờm hầu họng

122

15.222

Khí dung mũi họng

123

15.212

Lấy dị vật họng miệng

124

3.2184

Làm thuốc tai, mũi, thanh quản

 

 

SẢN KHOA - SƠ SINH

125

13.23

Theo dõi nhịp tim thai và cơn co tử cung bằng monitor sản khoa

126

13.33

Đỡ đẻ thường ngôi chỏm

127

13.36

Nghiệm pháp bong rau, đỡ rau, kiểm tra bánh rau

128

13.197

Chăm sóc rốn sơ sinh

129

13.34

Cắt và khâu tầng sinh môn

 

 

DA VÀ LỚP BAO PHỦ

130

11.77

Khám bệnh nhân bỏng, chẩn đoán diện tích và độ sâu bỏng bằng lâm sàng

131

3.1515

Ngâm rửa vết bỏng bằng nước mát sạch, băng ép, trong sơ cứu, cấp cứu tổn thương bỏng kỳ đầu.

132

3.3083

Cắt lọc, khâu vết thương rách da đầu

133

3.1703

Cắt chỉ khâu da

 

 

TÂM THẦN

134

3.268

Cấp cứu người bệnh tự sát

135

6.70

Xử trí ngộ độc thuốc hướng thần

136

6.257

Xử trí người bệnh kích động

137

6.66

Xử trí trạng thái bồn chồn bất an do thuốc hướng thần

138

6.72

Xử trí trạng thái sảng rượu

139

6.76

Nghiệm pháp Naloxone chẩn đoán hội chứng cai các chất dạng thuốc phiện

 

 

ĐIỆN QUANG

140

2.314

Siêu âm ổ bụng (FAST)

141

 

Siêu âm cấp cứu (FOCUS)

 

 

XÉT NGHIỆM

142

3.225

Định lượng nhanh CK-MB trong máu toàn phần tại chỗ bằng máy cầm tay

143

3.223

Định lượng nhanh D-Dimer trong máu toàn phần tại chỗ bằng máy cầm tay

144

3.222

Định lượng nhanh NT-ProBNP trong máu toàn phần tại chỗ bằng máy cầm tay

145

3.221

Định lượng nhanh Troponin T trong máu toàn phần tại chỗ bằng máy cầm tay

146

1.5

Làm test phục hồi máu mao mạch

147

1.282

Lấy máu động mạch quay làm xét nghiệm

148

3.226

Xác định nhanh INR/PT/ Quick tại chỗ bằng máy cầm tay

149

3.191

Xét nghiệm đường máu mao mạch tại giường

150

 

Lấy mẫu, vận chuyển mẫu bệnh phẩm xét nghiệm

151

 

Kỹ thuật đo Hb/Hct tại giường bằng máy cầm tay

152

3.214

Định tính chất độc trong nước tiểu bằng test nhanh

153

3.216

Đo lactat trong máu

154

3.217

Định tính chất độc trong máu bằng test nhanh

 

 

HỆ THẦN KINH

155

3137

Xử trí tăng áp lực nội sọ

 

 

HỆ NỘI TIẾT

156

7.225

Thay băng trên người bệnh đái tháo đường

157

7.232

Tháo móng quặp trên người bệnh đái tháo đường

158

7.233

Gọt chai chân (gọt nốt chai) trên người bệnh đái tháo đường

159

7.234

Cắt móng chân, chăm sóc móng trên người bệnh đái tháo đường

160

7.239

Hướng dẫn kỹ thuật tiêm Insulin

161

7.241

Tư vấn chế độ dinh dưỡng và tập luyện

 

 

MŨI, MIỆNG, HỌNG

162

1.52

Cầm chảy máu ở lỗ mũi sau bằng ống thông có bóng chèn

163

15.142

Cầm máu mũi bằng Merocel

164

1.53

Đặt canuyn mũi hầu, miệng hầu

165

15.141

Nhét bấc mũi trước

166

15.146

Rút meche, rút merocel hốc mũi

 

 

DANH MỤC KỸ THUẬT KHÁC

167

1.275

Băng bó vết thương

168

1.269

Băng ép bất động sơ cứu rắn cắn

169

1.65

Bóp bóng Ambu qua mặt nạ

170

1.245

Cân người bệnh tại giường bằng cân treo hay cân điện tử

171

3.3821

Cắt lọc tổ chức hoại tử hoặc cắt lọc vết thương đơn giản

172

9.11

Chăm sóc bệnh nhân đã tử vong

173

1.305

Chăm sóc bệnh nhân thở máy

174

9.12

Chăm sóc catheter động mạch

175

9.13

Chăm sóc catheter tĩnh mạch

176

3.2354

Chọc dịch màng bụng

177

9.15

Chọc tĩnh mạch cảnh ngoài

178

9.16

Chọc tĩnh mạch đùi

179

3.2355

Dẫn lưu dịch màng bụng

180

3.164

Dẫn lưu ổ bụng cấp cứu

181

1.45

Dùng thuốc chống đông

182

1.271

Dùng thuốc kháng độc điều trị giải độc

183

1.270

Ga rô hoặc băng ép cầm máu

184

3.1448

Giảm đau bằng thuốc cho người bệnh sau phẫu thuật, sau chấn thương

185

3.134

Hồi sức chống sốc

186

 

Khám bệnh

187

3.187

Kiểm soát đau trong cấp cứu

188

3.1415

Kỹ thuật chọc tĩnh mạch cảnh ngoài

189

9.98

Kỹ thuật giảm đau bằng tiêm morphin cách quãng dưới da

190

3.1403

Kỹ thuật theo dõi thân nhiệt với nhiệt kế thường quy

191

3.1409

Kỹ thuật truyền dịch trong sốc

192

1.253

Lấy máu tĩnh mạch bẹn

193

1.251

Lấy máu tĩnh mạch, tiêm thuốc tĩnh mạch (một lần chọc kim qua da)

194

9.133

Lưu kim luồn tĩnh mạch để tiêm thuốc

195

1.229

Nuôi dưỡng người bệnh bằng đường truyền tĩnh mạch ngoại biên ≤ 8 giờ

196

11.138

Sơ cấp cứu bệnh nhân bỏng do cóng lạnh

197

11.139

Sơ cấp cứu bệnh nhân bỏng do kiềm và các hóa chất khác

198

11.140

Sơ cấp cứu bệnh nhân bỏng do tia xạ

199

11.82

Sơ cấp cứu bỏng acid

200

11.83

Sơ cấp cứu bỏng do dòng điện

201

11.81

Sơ cấp cứu bỏng do vôi tôi nóng

202

11.79

Sơ cứu, cấp cứu tổn thương bỏng nhiệt

203

3.29

Sốc điện ngoài lồng ngực cấp cứu

204

3.87

Theo dõi độ bão hòa ô xy (SPO2)

205

9.163

Theo dõi đường giấy tại chỗ

206

9.165

Theo dõi EtCO2

207

9.168

Theo dõi huyết áp không xâm lấn bằng máy

208

9.175

Theo dõi thân nhiệt bằng máy

209

9.176

Theo dõi thân nhiệt với nhiệt kế thường qui

210

3.2389

Tiêm bắp thịt

211

3.2388

Tiêm dưới da

212

3.2387

Tiêm trong da

213

3.210

Tiêm truyền thuốc

214

9.194

Tiệt trùng dụng cụ phục vụ phẫu thuật, GMHS

215

3.1405

Truyền dịch thường quy

216

9.196

Truyền dịch trong sốc

217

3.209

Truyền dịch vào tủy xương

218

9.199

Truyền máu trong sốc

219

1.252

Truyền thuốc, dịch tĩnh mạch ≤ 8 giờ

220

9.200

Vận chuyển bệnh nhân nặng ngoại viện

221

9.201

Vận chuyển bệnh nhân nặng nội viện

222

3.204

Vận chuyển người bệnh an toàn

223

1.278

Vận chuyển người bệnh cấp cứu

224

1.279

Vận chuyển người bệnh chấn thương cột sống thắt lưng

225

1.280

Vận chuyển người bệnh nặng có thở máy

226

 

Hạ thân nhiệt chỉ huy

227

 

Khí máu - điện giải trên máy I-STAT-1 - ABBOTT

228

 

Theo dõi và chăm sóc người bệnh sốc phản vệ 72 giờ đầu

229

2.121

Sốc điện chuyển nhịp điều trị các rối loạn nhịp nhanh

230

2.120

Sốc điện điều trị rung nhĩ

231

1.69

Đặt mặt nạ thanh quản

232

1.132

Đặt nội khí quản bằng đèn video

233

2.32

Khí dung thuốc giãn phế quản

234

2.30

Kỹ thuật gây khạc đờm bằng khí dung nước muối ưu trương

235

 

Kỹ thuật gây khạc đờm bằng máy khí dung siêu âm

236

1.144

Thông khí nhân tạo xâm nhập

237

1.157

Thông khí nhân tạo không xâm nhập

238

1.89

Hút đờm kín qua ống nội khí quản hoặc mở khí quản

239

 

Kỹ thuật làm sạch nòng trong canuyn mở khí quản 2 nòng

240

 

Cố định tạm thời xương chậu

241

 

Cố định tạm thời xương vai

242

 

Cố định tạm thời xương đòn

243

 

Cố định tạm thời xương cẳng tay

244

 

Cố định tạm thời xương cánh tay

245

 

Cố định tạm thời xương đùi

246

 

Cố định tạm thời xương cẳng chân

247

3.1704; 14.212

Cấp cứu bỏng mắt ban đầu

248

1.259

Rửa mắt tẩy độc

249

15.220

Thay ống mở khí quản

250

 

An thần bằng miếng dán trên da

251

 

An thần đường hậu môn, trực tràng

252

 

An thần đường tiêm bắp

253

 

An thần đường tiêm tĩnh mạch một liều duy nhất

254

 

An thần đường tiêm tĩnh mạch ngắt quãng

255

 

An thần đường tĩnh mạch truyền liên tục bằng bơm tiêm điện

256

 

An thần đường uống

257

 

Siêu âm đánh giá nhanh người bệnh chấn thương (FAST)

258

 

Kỹ thuật vận chuyển nội viện ở người bệnh được hỗ trợ hệ thống trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO)

259

 

Ép tim ngoài lồng ngực bằng máy ép tim tự động

260

1.25

Kỹ thuật đánh giá huyết động cấp cứu không xâm nhập bằng USCOM

261

1.36

Tạo nhịp tim cấp cứu tạm thời với điện cực ngoài lồng ngực

262

1.76

Kỹ thuật thay băng lỗ mở khí quản

263

1.53

Đặt canuyn mũi hầu, miệng hầu

264

 

Kỹ thuật truyền thuốc qua máy bơm tiêm điện

265

 

Đánh giá, nhận định người bệnh

266

 

Kĩ thuật hỗ trợ người bệnh di chuyển bằng xe lăn

267

 

Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch qua cổng tiêm thuốc

268

 

Kỹ thuật cố định người bệnh kích động

269

 

Theo dõi nhịp tim thai và cơn co tử cung(trên đường vận chuyển)

270

 

Xử trí đẻ rơi

271

 

Đỡ rau, kiểm tra bánh rau

272

 

Xử trí ban đầu băng huyết sau sinh

273

 

Xử trí ban đầu suy hô hấp sơ sinh

274

 

Xử trí sặc sữa

275

 

Chuyển viện an toàn cho sơ sinh

276

9.139

Nâng thân nhiệt chỉ huy

277

3.185

Nâng thân nhiệt chủ động

278

3.4198

Test dưới da với thuốc

279

2.163

Thay băng các vết loét hoại tử rộng sau TBMMN

280

3.192

Thay băng cho các vết thương hoại tử rộng

281

1.267

Thay băng cho các vết thương hoại tử rộng (một lần)

282

3.1510

Thay băng điều trị bỏng nông, dưới 10% diện tích cơ thể ở trẻ em

283

11.5

Thay băng điều trị vết bỏng dưới 10% diện tích cơ thể ở người lớn

284

11.10

Thay băng điều trị vết bỏng dưới 10% diện tích cơ thể ở trẻ em

285

11.4

Thay băng điều trị vết bỏng từ 10% - 19% diện tích cơ thể ở người lớn

286

11.116

Thay băng điều trị vết thương mạn tính

287

15.303

Thay băng vết mổ

288

3.3911

Thay băng, cắt chỉ

PHỤ LỤC SỐ XIX

MẪU GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Mẫu số 01

I. MẶT TRƯỚC CỦA GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ DO BỘ Y TẾ CẤP

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ...1.... /BYT-GPHN

 

 

GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 09 tháng 01 năm 2023;

Xét đề nghị của ………2…………,

Ảnh

04 cm x 06 cm (ảnh màu nền trắng)

CẤP GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

(Cấp lại lần thứ ……..)3

Họ và tên: 4…………..............................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:…………………………….……………………….………

Thẻ căn cước công dân/Số định danh cá nhân/Số hộ chiếu:.......... 5........................

Ngày cấp ............................. Nơi cấp: ...................................................................

Quốc tịch: ............ 6................

Chức danh chuyên môn: ………......………7……………………………………

Phạm vi hành nghề: …………......…….............8...............…….....………………

Giấy phép này có thời hạn đến ngày..... tháng .... năm ......

 

 

Hà Nội, ngày….. tháng…. năm ..….
BỘ TRƯỞNG 9
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

 

______________________

1 Số giấy phép hành nghề ghi đầy đủ 6 ký tự số (VD: 000001/BYT-GPHN)..

2 Ghi rõ chức danh người đứng đầu của đơn vị được giao chức năng đầu mối cấp, cấp lại như: Cục trưởng Cục.., Trưởng phòng….

3 Áp dụng đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ hành nghề.

4 Ghi rõ tên của người được cấp chứng chỉ hành nghề bằng chữ in hoa đậm; trường hợp là người nước ngoài phải ghi đúng theo tên trong hộ chiếu của người đó.

5 Ghi một trong ba thông tin về số căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu còn hạn sử dụng.

6 Ghi quốc tịch đối với người nước ngoài.

7 Ghi rõ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

8 Ghi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế

9 Không có chữ ký tắt của đại diện đơn vị trình.

 

II. MẶT SAU CỦA GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ DO BỘ Y TẾ CẤP

GIA HẠN GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

1. LẦN 1: Đến ngày....tháng....năm...

 

 

Hà Nội, ngày….. tháng…. năm 20….
BỘ TRƯỞNG 1
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

2. LẦN 2: Đến ngày....tháng....năm...

 

 

Hà Nội, ngày….. tháng…. năm 20….
BỘ TRƯỞNG
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

3. LẦN 3: Đến ngày....tháng....năm...

 

 

Hà Nội, ngày….. tháng…. năm 20….
BỘ TRƯỞNG
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

4. LẦN 4: Đến ngày....tháng....năm...

 

 

Hà Nội, ngày….. tháng…. năm 20….
BỘ TRƯỞNG
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

5. LẦN 5: Đến ngày....tháng....năm...

 

 

 

Hà Nội, ngày….. tháng…. năm 20….
BỘ TRƯỞNG
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

 

___________________________

1 Không có chữ ký tắt của đại diện đơn vị trình.

 

Mẫu số 02

I . MẶT TRƯỚC CỦA GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ DO SỞ Y TẾ CẤP

 

UBND TỈNH …1
SỞ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ...2.... /....3..-GPHN

 

 

GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

GIÁM ĐỐC SỞ Y TẾ

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 09 tháng 01 năm 2023;

Xét đề nghị của ……..........................…4…….................................……,

Ảnh

04 cm x 06 cm (ảnh màu nền trắng)

CẤP GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

(Cấp lại lần thứ ……..)5

Họ và tên: 6…………..............................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:…………………………….……………………….………

căn cước công dân/Số định danh cá nhân/Số hộ chiếu:.......... 7........................

Ngày cấp ............................. Nơi cấp: ...................................................................

Quốc tịch: ............ 8................

Chức danh chuyên môn: 9………......……………………………………………

Phạm vi hành nghề: 10…………......……............................…….....………………

Giấy phép này có thời hạn đến ngày..... tháng .... năm ......

 

 

...11...., ngày….. tháng…. năm ..….
GIÁM ĐỐC 12
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

 

___________________________

1 Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2 Số giấy phép hành nghề ghi 6 ký tự số (VD: 000001/HN-GPHN).

3 Mã ký hiệu (tên viết tắt) của cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề ghi theo quy định tại Mẫu 03 Phụ lục này

4 Ghi rõ chức danh người đứng đầu của đơn vị được giao chức năng đầu mối cấp, cấp lại như: Cục trưởng Cục.., Trưởng phòng….

5 Áp dụng đối với trường hợp cấp lại chứng chỉ hành nghề.

6 Ghi rõ tên của người được cấp chứng chỉ hành nghề bằng chữ in hoa đậm.

7 Ghi một trong ba thông tin về số căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu còn hạn sử dụng.

8 Ghi quốc tịch đối với người nước ngoài.

9 Ghi theo quy định tại Điều 26 Luật khám bệnh, chữa bệnh

10 Ghi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế

11 Địa danh.

12 Không có chữ ký tắt của đại diện đơn vị trình.

 

II. MẶT SAU CỦA GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ DO SỞ Y TẾ CẤP

GIA HẠN GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH

1. LẦN 1: Đến ngày....tháng....năm...

 

 

Hà Nội, ngày….. tháng…. năm 20….
GIÁM ĐỐC 1
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

2. LẦN 2: Đến ngày....tháng....năm...

 

 

Hà Nội, ngày….. tháng…. năm 20….
GIÁM ĐỐC
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

3. LẦN 3: Đến ngày....tháng....năm...

 

 

Hà Nội, ngày….. tháng…. năm 20….
GIÁM ĐỐC
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

4. LẦN 4: Đến ngày....tháng....năm...

 

 

Hà Nội, ngày….. tháng…. năm 20….
GIÁM ĐỐC
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

5. LẦN 5: Đến ngày....tháng....năm...

 

 

 

Hà Nội, ngày….. tháng…. năm 20….
GIÁM ĐỐC
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

 

___________________________

1 Không có chữ ký tắt của đại diện đơn vị trình.

 

Mẫu số 03

BẢNG MÃ KÝ HIỆU (TÊN VIẾT TẮT)
CỦA CƠ QUAN CẤP GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ

STT

Tỉnh/Thành phố thuộc trung ương

Mã ký hiệu

STT

Tỉnh/Thành phố thuộc trung ương

Mã ký hiệu

1

Bộ Y tế

BYT

33

Khánh Hòa

KH

2

Hà Nội

HNO

34

Kiên Giang

KG

3

Hải Phòng

HP

35

Kon Tum

KT

4

Đà Nẵng

ĐNA

36

Lai Châu

LCH

5

Thành phố Hồ Chí Minh

HCM

37

Lâm Đồng

6

An Giang

AG

38

Lạng Sơn

LS

7

Bà Rịa Vũng Tàu

BRVT

39

Lào Cai

LCA

8

Bắc Giang

BG

40

Long An

LA

9

Bắc Kạn

BK

41

Nam Định

10

Bạc Liêu

BL

42

Nghệ An

NA

11

Bắc Ninh

BN

43

Ninh Bình

NB

12

Bến Tre

BTR

44

Ninh Thuận

NT

13

Bình Định

45

Phú Thọ

PT

14

Bình Dương

BD

46

Phú Yên

PY

15

Bình Phước

BP

47

Quảng Bình

QB

16

Bình Thuận

BTH

48

Quảng Nam

QNA

17

Cà Mau

CM

49

Quảng Ngãi

QNG

18

Cần Thơ

CT

50

Quảng Ninh

QNI

19

Cao Bằng

CB

51

Quảng Trị

QT

20

Đắk lắk

ĐL

52

Sóc Trăng

ST

21

Đắk Nông

ĐNO

53

Sơn La

SL

22

Điện Biên

ĐB

54

Tây Ninh

TNI

23

Đồng Nai

ĐNAI

55

Thái Bình

TB

24

Đồng Tháp

ĐT

56

Thái Nguyên

TNG

25

Gia Lai

GL

57

Thanh Hóa

TH

26

Hà Giang

HAG

58

Thừa Thiên Huế

TTH

27

Hà Nam

HNA

59

Tiền Giang

TG

28

Hà Tĩnh

HT

60

Trà Vinh

TV

29

Hải Dương

HD

61

Tuyên Quang

TQ

30

Hậu Giang

HAUG

62

Vĩnh Long

VL

31

Hòa Bình

HB

63

Vĩnh Phúc

VP

32

Hưng Yên

HY

64

Yên Bái

YB

PHỤ LỤC SỐ XX

(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Mẫu số 1

Tiêu chí cụ thể thừa nhận tiêu chuẩn quản lý chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Mục

Nội dung yêu cầu

Phần trả lời của tổ chức chứng nhận có viện dẫn các tài liệu liên quan

1

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

Tiêu chuẩn khuyến khích các cơ sở KCB thực hiện việc đảm bảo, cải tiến/nâng cao chất lượng, quản lý hiệu quả và mở rộng hệ thống dịch vụ KCB gồm:

 

1.1

Tiêu chuẩn yêu cầu các cơ sở KCB, tùy thuộc quy mô và phạm vi chức năng, cần xác định được:

• Mục tiêu, nhiệm vụ quản lý chất lượng

• Kế hoạch, chiến lược nâng cao chất lượng KCB

• Nội quy, quy tắc ứng xử

 

1.2

Tiêu chuẩn yêu cầu xác định được trách nhiệm chung và trách nhiệm cụ thể của các cấp trong việc đảm bảo cải tiến/nâng cao chất lượng

Quy định trách nhiệm cụ thể cho các cán bộ quản lý, bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, các nhân viên y tế khác và thực tập sinh (nếu có).

 

1.3

Tiêu chuẩn xác định trách nhiệm trong công tác quản lý, điều hành cơ sở KCB

a) Bằng chứng là định hướng chung, thiết lập mục tiêu và xây dựng chính sách về QLCL, xây dựng các hướng dẫn thực hiện, phương pháp theo dõi, giám sát việc thực hiện để đạt được mục tiêu

b) Mỗi mục tiêu do cấp quản lý đặt ra cần được xây dựng kế hoạch và ngân sách cụ thể (bằng chứng là lộ trình thực hiện; phân bổ nguồn lực thông qua công tác tổ chức, biên chế; biện pháp kiểm soát và giải quyết vấn đề)

 

1.4

Tiêu chuẩn yêu cầu các cơ sở KCB công khai về: danh mục các dịch vụ và công bố chất lượng thực hiện dịch vụ đó.

 

1.5

Tiêu chuẩn yêu cầu các chính sách, kế hoạch, thủ tục, quy trình thực hiện tất cả các chức năng, dịch vụ của cơ sở KCB cần phải:

• Được ban hành bằng văn bản

• Được cấp phép

• Đang còn hiệu lực

• Đang được thực hiện

Bằng chứng là các chữ ký phê duyệt của người có thẩm quyền tại các văn bản chính sách, kế hoạch, quy trình hoặc quyết định thành lập một tổ chức/bộ phận.

 

1.6

Tiêu chuẩn đòi hỏi cơ sở KCB thực hiện đảm bảo, cải tiến/nâng cao chất lượng theo cách:

• Hệ thống

• Liên tục

• Đối tượng tham gia rộng rãi

• Bao trùm tất cả lĩnh vực chức năng, dịch vụ

• Khuyến khích sáng kiến, đổi mới

• Kết hợp giám sát, đánh giá

 

1.7

Tiêu chuẩn yêu cầu lượng hóa được kết quả đầu ra của các lĩnh vực chức năng, dịch vụ chăm sóc thông qua:

• Các chỉ số

• Khảo sát/đánh giá sự hài lòng của người bệnh/người sử dụng dịch vụ

• Phương pháp đo lường khác

a) Ví dụ các phương pháp đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, KSNK, quản lý sai sót/sự cố, dịch vụ chăm sóc;

b) Khuyến khích sử dụng các chỉ số biểu hiện dưới dạng tỷ lệ với tử số và mẫu số được xác định rõ ràng;

c) Các phương pháp đo lường khác như thực hiện khảo sát, kiểm định và phản hồi;

d) Các chỉ số lâm sàng dựa trên bằng chứng khoa học;

e) Khuyến khích các cơ sở KCB tự phát triển chỉ số hoặc đăng ký thực hiện chương trình xây dựng các chỉ số chất lượng quốc gia

 

1.8

Tiêu chuẩn yêu cầu có đánh giá và phân tích các dữ liệu đo lường được và áp dụng kết quả đó để cải tiến/nâng cao chất lượng dịch vụ.

Ví dụ nguồn dữ liệu đo lường được là:

a) Các chỉ số; kết quả đánh giá sự hài lòng của người bệnh và các phương pháp đo lường khác

b) Khiếu nại, phản hồi;

c) Các sự cố/sai sót và tác dụng không mong muốn

 

1.9

Tiêu chuẩn bám sát, thể hiện nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật, quyết định, quy chế và chính sách y tế đã ban hành, đang có hiệu lực.

a) Ví dụ tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên quy định của Nhà nước, Bộ Y tế về tổ chức nhân sự, an toàn, xây dựng, bảo vệ môi trường, , quản lý chất thải, vệ sinh thực phẩm, cấp phép hành nghề, thông tin y tế, quản lý và sử dụng thuốc, bệnh truyền nhiễm

b) Chính sách y tế là các quyết định, chỉ thị, hướng dẫn mới ban hành dựa trên kết quả nghiên cứu, không phải văn bản quy phạm pháp luật.

 

2

NGƯỜI BỆNH LÀ TRUNG TÂM

Tiêu chuẩn được thiết kế với trọng tâm hướng đến người bệnh thể hiện bằng:

 

2.1

Tiêu chuẩn về quyền của người bệnh gồm:

• Tôn trọng nhân phẩm

• Quyền riêng tư

• Bảo mật

• An toàn và an ninh

Bằng chứng là:

a) Các văn bản về quyền và trách nhiệm của người bệnh;

b) Thực hiện các hoạt động đào tạo cho nhân viên y tế về quyền và trách nhiệm của người bệnh.

 

2.2

Tiêu chuẩn đòi hỏi cơ sở KCB có hệ thống tiếp nhận, điều tra và giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của người bệnh một cách công bằng và kịp thời.

a) Ví dụ lựa chọn của người bệnh có thể là có/ không tham gia điều trị; có/không đồng ý với biện pháp điều trị; lựa chọn người chăm sóc, người điều trị

b)Ví dụ sở thích của người bệnh về sự quan tâm, vật dụng cá nhân, trang phục, thói quen tự chăm sóc, thực phẩm/ đồ uống /các bữa ăn trong ngày, hoạt động, yêu cầu bảo mật, đối tượng khách thăm.

c) Văn bản chứng minh sự đồng ý tham gia bất kỳ:

Nghiên cứu/quy trình điều trị thử nghiệm;

Phẫu thuật, gây mê sử dụng thuốc an thần vừa/sâu

Quy trình/dịch vụ có nhiều nguy cơ xảy ra tác dụng không mong muốn.

 

2.3

Tiêu chuẩn yêu cầu người bệnh được tham gia vào quá trình chăm sóc, điều trị thông qua:

• Tôn trọng sở thích và sự lựa chọn của người bệnh

• Thông báo cho người bệnh về các khả năng chăm sóc, điều trị để lựa chọn

• Biện pháp chăm sóc, điều trị được sự đồng ý của người bệnh trước khi thực hiện

 

2.4

Tiêu chuẩn đòi hỏi cơ sở KCB công nhận, tôn trọng văn hóa và tín ngưỡng tôn giáo của người bệnh

Bằng chứng là:

a) Cung cấp dịch vụ hoặc tư vấn đáp ứng nhu cầu về tín ngưỡng tôn giáo của người bệnh

b) Đào tạo cho các nhân viên y tế về nhu cầu dịch vụ của các nhóm văn hóa, tín ngưỡng khác nhau

c) Cung cấp các phương tiện và dịch vụ riêng biệt cho người bệnh nam và nữ phù hợp với văn hóa của họ

 

2.5

Tiêu chuẩn đòi hỏi chứng minh khả năng tiếp cận dịch vụ của người bệnh gồm:

• Các dịch vụ có khả năng cung cấp theo nhu cầu người dân và phù hợp phạm vi chuyên môn của cơ sở KCB

• Khả năng cung cấp dịch vụ cho người khuyết tật và các nhu cầu đặc biệt khác

• Quy trình nhập viện, phối hợp điều trị

 

2.6

Tiêu chuẩn yêu cầu sự phản hồi của người bệnh:

• Về tất cả các dịch vụ cung cấp

• Về các nội quy, quy tắc

• Được cơ sở KCB ghi chép đầy đủ và xử lý kịp thời

Ví dụ phản hồi của người bệnh về:

a) Các nhu cầu và nguy cơ của từng loại dịch vụ

b) Các vấn đề như: thuốc men, vật chất-tinh thần, hành vi, thái độ, cảm xúc, dinh dưỡng

 

2.7

Tiêu chuẩn yêu cầu việc chuẩn bị và ghi chép đầy đủ kế hoạch điều trị/sử dụng dịch vụ của người bệnh gồm:

• Nhu cầu của người bệnh, lưu các kết quả xét nghiệm chẩn đoán liên quan của các cơ sở KCB khác (nếu có)

• Bằng chứng về sự tham gia của người bệnh và gia đình họ

• Mục đích hoặc kết quả mong muốn khi tham gia điều trị/sử dụng dịch vụ

 

2.8

Tiêu chuẩn yêu cầu nhân viên y tế:

• Thực hiện đúng kế hoạch điều trị/sử dụng dịch vụ

• Theo dõi tiến triển của người bệnh và tiên lượng khả năng đạt được mục đích/kết quả mong muốn đã đề ra

• Cân nhắc đến nhu cầu của người bệnh khi chỉ định điều trị/biện pháp chăm sóc

• Điều chỉnh kế hoạch điều trị/sử dụng dịch vụ cho phù hợp với người bệnh

 

2.9

Tiêu chuẩn yêu cầu cơ sở KCB thiết lập kế hoạch tiếp nhận/nhập viện, chuyển viện, ra viện, kết thúc điều trị

a) Lập kế hoạch ngay khi bắt đầu vào viện và cập nhật liên tục trong quá trình điều trị/sử dụng dịch vụ

b) Lập kế hoạch cho cả người bệnh và gia đình

c) Lập kế hoạch liên kết, phối hợp với các cơ sở KCB các tuyến và các đơn vị cung cấp các dịch vụ liên quan

d ) Nếu người bệnh không thể tránh khỏi tử vong, cần lập kế hoạch chuẩn bị tinh thần cho người bệnh và gia đình của họ, đối phó với các cơn đau và các hội chứng có thể xảy ra, liên hệ với các đơn vị hỗ trợ, tư vấn và quan tâm giải quyết các nhu cầu về tâm linh và văn hóa.

 

3

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN

Tiêu chuẩn đánh giá được năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ sở KCB gồm:

 

3.1

Tiêu chuẩn yêu cầu cơ sở KCB lập quy hoạch biên chế, cụ thể về trình độ, kỹ năng cần thiết của từng vị trí việc làm để đáp ứng khả năng chuyên môn và cung cấp dịch vụ của cơ sở KCB đó

a) Quy hoạch biên chế cán bộ: số lượng nhân viên và sinh viên nội trú, yêu cầu về thâm niên công tác, kinh nghiệm cần thiết, chuyên ngành phù hợp với vai trò, chức năng của cơ sở KCB

b) Quy hoạch được ban hành thành văn bản

 

3.2

Tiêu chuẩn yêu cầu mô tả từng vị trí việc làm cụ thể, rõ ràng về: định hướng, trình độ chuyên môn, chuyên ngành, bằng cấp, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm

 

3.3

Tiêu chuẩn yêu cầu cơ sở KCB được cấp giấy phép hoạt động, nhân viên y tế có chứng chỉ hành nghề xác định rõ phạm vi hành nghề được cho phép

a) Có quy trình đánh giá hoặc có chứng nhận đào tạo chuyên ngành y tế

b) Chứng chỉ và phạm vi hành nghề được cấp phép còn hiệu lực và được đánh giá lại thường xuyên.

 

3.4

Tiêu chuẩn yêu cầu nhân viên y tế tại cơ sở KCB (bao gồm cả thực tập sinh, nếu có) được:

a) Đánh giá năng lực và hiệu quả làm việc thường xuyên

b) Tham gia các chương trình đào tạo liên tục và huấn luyện kỹ năng

c) Có cơ hội học tập và phát triển kỹ năng nghề nghiệp ở trong nước, ngoài nước

Bằng chứng: các văn bản, hồ sơ đánh giá năng lực và đánh giá hiệu quả làm việc được lưu giữ và thông tin tới các nhân viên y tế (hoặc thực tập sinh) có liên quan.

 

3.5

Tiêu chuẩn yêu cầu nhân viên y tế thực hiện đúng các tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn hiện hành, thực hành lâm sàng dựa trên bằng chứng.

 

3.6

Tiêu chuẩn yêu cầu việc lập kế hoạch bổ sung, phát triển dịch vụ của cơ sở KCB có sự tham gia của người bệnh, gia đình họ, nhân viên y tế (và sự tham khảo ý kiến rộng rãi trong cộng đồng dân cư trong địa bàn nếu có thể).

Bằng chứng: các văn bản tài liệu ghi lại quá trình lập kế hoạch và danh sách thành phần tham gia.

 

3.7

Tiêu chuẩn yêu cầu cơ sở KCB cần xác định các dịch vụ dự kiến bổ sung, phát triển; các kết quả mong đợi và cách đo lường tiến độ trong bản kế hoạch hoạt động

a) Chiến lược và kế hoạch thực hiện các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn

b) Đo lường và báo cáo định kỳ, thường xuyên tiến độ đạt được các mục tiêu đề ra

 

3.8

Tiêu chuẩn yêu cầu kế hoạch phát triển dịch vụ phải dựa trên định hướng chiến lược, cân nhắc phù hợp với môi trường và ngân sách tài chính của cơ sở KCB.

 

3.9

Tiêu chuẩn yêu cầu kế hoạch hoạt động chuyên môn và mở rộng, phát triển các khoa phòng, các dịch vụ cần có điều khoản về cơ chế phối hợp giữa các khoa phòng trong cơ sở KCB đó cũng như với các cơ sở cung cấp dịch vụ bên ngoài.

 

3.10

Tiêu chuẩn yêu cầu cơ sở KCB thường xuyên đối chiếu kế hoạch và dự toán ngân sách đã xây dựng để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực.

Bằng chứng: đánh giá việc sử dụng nhân lực, trang thiết bị, vật tư và mặt bằng.

 

4

AN TOÀN

Tiêu chuẩn về các biện pháp đảm bảo và tăng cường an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và khách đến thăm cơ sở KCB bao gồm:

 

4.1

Tiêu chuẩn đòi hỏi việc quản lý nguy cơ một cách có kế hoạch và hệ thống nhằm phát hiện được tất cả các nguy cơ có thể xảy ra

Một kế hoạch quản lý nguy cơ gồm: a) Chính sách; b) Phạm vi; c) Mục tiêu và tiêu chí đánh giá nguy cơ; d) Trách nhiệm và hoạt động quản lý nguy cơ; e) Đào tạo nhân viên y tế; f) Danh sách các nguy cơ xác định được - chiến lược, hoạt động, tài chính và trở ngại; g) Sổ ghi chép lại các nguy cơ, sự cố và phân tích nguyên nhân; h) Kế hoạch xử lý các nguy cơ chính; i) Quy trình giải quyết với các bên liên quan.

 

4.2

Tiêu chuẩn yêu cầu kế hoạch quản lý nguy cơ được theo dõi, giám sát; phổ biến kết quả thực hiện quản lý nguy cơ trong nội bộ cơ sở KCB

a) Cam kết thường xuyên giám sát và so sánh các hoạt động đã thực hiện với yêu cầu đã đề ra trong kế hoạch;

b) Kiểm tra đột xuất và định kỳ một số nội dung nhất định

c) Sử dụng kết quả theo dõi, giám sát để cải tiến/nâng cao chất lượng.

 

4.3

Tiêu chuẩn yêu cầu các cơ sở KCB xây dựng quy trình báo cáo và điều tra nguy cơ/sự cố/tác dụng không mong muốn có thể xảy ra với người bệnh, nhân viên y tế hoặc khách đến thăm và quy trình sử dụng kết quả đó để cải tiến/nâng cao chất lượng dịch vụ.

a) Đào tạo cho nhân viên y tế

b) Lập hồ sơ và báo cáo nguy cơ/sự cố

c) Quá trình phân tích nguyên nhân gốc

d) Quy trình thông báo cho người bệnh về các tác dụng không mong muốn.

 

4.4

Tiêu chuẩn yêu cầu cơ sở KCB có biện pháp bảo vệ sức khỏe và an toàn cho nhân viên

Các biện pháp bảo vệ sức khỏe và an toàn cho nhân viên cần phù hợp với những nguy cơ có thể gặp phải trong lĩnh vực chuyên ngành của họ như:

a) Quần áo và trang thiết bị bảo hộ lao động

b) Giám sát, quan trắc môi trường làm việc

c) Theo dõi về quá tải, áp lực công việc

d) Tiêm chủng cho nhân viên y tế

e) Dự phòng tai nạn nghề nghiệp từ vật sắc nhọn hay do thực hiện thủ thuật, xử lý chấn thương

f) Bảo vệ tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.

 

4.5

Tiêu chuẩn yêu cầu các cơ sở KCB:

• Đào tạo cho nhân viên vận hành an toàn trang thiết bị bao gồm cả trang thiết bị y tế

• Đảm bảo chỉ những nhân viên đã được đào tạo và có chuyên môn mới được vận hành các thiết bị chuyên dụng.

 

4.6

Tiêu chuẩn yêu cầu các cơ sở KCB đảm bảo: Thực hiện đúng các điều luật, các quy định về an toàn, quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, sử dụng diện tích không gian; trang bị đầy đủ vật tư, thiết bị đảm bảo an toàn. Cơ sở vật chất, vật tư, trang thiết bị được kiểm tra, duy tu, bảo trì, bảo dưỡng, thay thế định kỳ theo kế hoạch một cách hệ thống.

 

4.7

Tiêu chuẩn yêu cầu cơ sở KCB đảm bảo thực hiện giám sát nguy cơ lâm sàng để bảo vệ người bệnh phòng tránh được những tai biến không lường trước trong quá trình chăm sóc/điều trị.

a) Nguy cơ về thuốc như dị ứng thuốc, kháng kháng sinh

b) Nguy cơ từ trang thiết bị như bị bỏng, bị chấn thương do sử dụng laser

c) Nguy cơ do người bệnh nằm viện dài ngày

 

4.8

Tiêu chuẩn yêu cầu các cơ sở KCB có các chương trình phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn, tối thiểu cần có chương trình vệ sinh tay và các yêu cầu về vệ sinh lau dọn, làm sạch

Cần có các yêu cầu khác nhau đối với từng khoa phòng, dịch vụ gồm:

a) Cơ cấu nhân lực

b) Biện pháp cô lập và kỹ thuật dự phòng

c) Theo dõi sử dụng kháng sinh

d) Hoạt động khử khuẩn, tiệt khuẩn

e) Giám sát nhiễm khuẩn

f) Thu thập, phân tích và sử dụng các dữ liệu về nhiễm khuẩn

g) Báo cáo

h) Đào tạo nhân viên.

 

4.9

Tiêu chuẩn cung cấp các hướng dẫn, quy trình nhằm hỗ trợ các cơ sở KCB quản lý các vấn đề an toàn người bệnh (bất kỳ lĩnh vực an toàn ưu tiên nào phù hợp với cơ sở KCB trong số các sáng kiến an toàn người bệnh toàn cầu của WHO).

Các hướng dẫn, quy trình gồm:

a) Quản lý và sử dụng an toàn máu và các chế phẩm từ máu

b) Đúng người bệnh/nhận dạng đúng/can thiệp đúng

c) Thực hành an toàn trước, trong và sau khi phẫu thuật, an toàn gây mê, sử dụng an toàn thuốc an thần vừa/sâu và an toàn thủ thuật

d) Quản lý thuốc an toàn về:

Kê đơn/y lệnh,

Vận chuyển, bảo quản

Xử lý thuốc quá hạn

Phòng ngừa, giám sát và ghi chép

Phản ứng kịp thời khi xảy ra tác dụng không mong muốn, khi lô thuốc có vấn đề.

 

4.10

Tiêu chuẩn yêu cầu hồ sơ bệnh án được ghi chép đúng trình tự thời gian, thông tin đầy đủ, chính xác và bảo mật để hỗ trợ quá trình chăm sóc, điều trị được an toàn và liên tục.

Yêu cầu bệnh án điện tử/ bệnh án ghi chép, (tùy thuộc chuyên khoa, loại dịch vụ) cần:

a) Rõ ràng/dễ đọc, cập nhật kịp thời, đầy đủ ngày tháng, chữ ký và đóng dấu

b) Ký hiệu cần chú ý

c) Ghi chú sự tiến bộ, triệu chứng quan sát được, báo cáo hội chẩn, kết quả xét nghiệm chẩn đoán

d ) Tất cả các sự kiện quan trọng như thay đổi tình trạng và đáp ứng của người bệnh với phương pháp điều trị và chăm sóc

e) Bất kỳ nguy cơ, sự cố suýt hoặc đã xảy ra

f) Quy trình bảo mật và lưu trữ

g) Chỉ sử dụng chữ viết tắt được công nhận

h) Quy trình lưu, bảo quản và hủy hồ sơ bệnh án

 

5

XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN

Các tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn được lập kế hoạch xây dựng, đánh giá nghiêm ngặt và đúng quy trình, bao gồm:

 

5.1

Tiêu chuẩn/tiêu chí được bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh thứ tự ưu tiên trên cơ sở tham khảo ý kiến đánh giá của các chuyên gia hoạch định chính sách, các nhóm người bệnh, nhóm cung cấp dịch vụ và các bên liên quan về các bộ tiêu chuẩn phiên bản trước.

 

5.2

Tiêu chuẩn phải phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành, các quy chế chuyên môn và tiêu chuẩn của các tổ chức chứng nhận chất lượng khác

Tham khảo các bộ tiêu chuẩn khác để tránh trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn khi thực hiện

 

5.3

Có kế hoạch xây dựng, phát triển hoặc sửa đổi tiêu chuẩn xác định rõ ràng mục tiêu, nguồn lực và tiến độ thời gian.

 

5.4

Tiêu chuẩn dựa trên:

• Căn cứ pháp lý

• Nghiên cứu, bằng chứng, kinh nghiệm sẵn có

• Các hướng dẫn, quy trình được thế giới công nhận

• Các khuyến cáo của WHO và các hiệp hội nghề nghiệp trong nước và quốc tế

• Ý kiến đóng góp của các chuyên gia kỹ thuật

Các tiêu chuẩn có thể được điều chỉnh phù hợp với văn hóa và yêu cầu về dịch vụ y tế của các quốc gia/cơ sở KCB khác nhau.

 

5.5

Quá trình xây dựng hoặc sửa đổi các tiêu chuẩn/tiêu chí có sự tham gia của các chuyên gia hoạch định chính sách, cung cấp dịch vụ, sử dụng dịch vụ và các lĩnh vực liên quan khác với tư cách là tư vấn chính thức hoặc đại diện

Cơ hội cho các đối tượng liên quan tham gia quá trình xây dựng, sửa đổi có thể là việc công bố, lấy ý kiến rộng rãi cho dự thảo tiêu chuẩn/tiêu chí, chẳng hạn như đăng tải trên internet.

 

5.6

Tiêu chuẩn cần rõ ràng về:

• Mục đích

• Phạm vi và đối tượng áp dụng: cơ sở KCB đa khoa hay chuyên khoa; áp dụng cho toàn bộ hay một số khoa/phòng/ loại dịch vụ nhất định trong cơ sở KCB

• Lý do và sự cần thiết áp dụng tiêu chuẩn

a) Xác định mức chất lượng tối thiểu

b) Tạo điều kiện cải tiến/nâng cao chất lượng

c) Công nhận hoặc chứng nhận chất lượng

d) Cấp phép hoạt động

e) Điều kiện phân bổ ngân sách bảo hiểm.

 

5.7

Tiêu chuẩn được xây dựng rõ ràng để các cơ sở KCB dễ dàng triển khai áp dụng và đánh giá

a) Các tiêu chuẩn/tiêu chí được tổng hợp thành nhóm phù hợp theo từng chủ đề, ví dụ nhóm theo chức năng hoặc hệ thống

b) Các tiêu chuẩn/tiêu chí cần có tiêu đề/tên biểu đạt nội dung chính;

c) Các tiêu chuẩn/tiêu chí được đánh số thứ tự một cách hệ thống để dễ dàng tra cứu;

d) Mô tả, giải thích rõ ràng cách thức/phương pháp áp dụng và đánh giá tiêu chuẩn/tiêu chí trong tài liệu hướng dẫn kèm theo

 

5.8

Tiêu chuẩn cần được diễn đạt bằng từ ngữ rõ ràng, dễ hiểu; không dùng các ngôn từ mơ hồ, tối nghĩa

a) Câu có chủ thể và đối tượng hướng đến rõ ràng (yêu cầu cụ thể là gì; ai là người chịu trách nhiệm thực hiện);

b) Những từ có thể được hiểu theo nhiều nghĩa, mang tính chất định tính cần được giải thích, cắt nghĩa rõ ràng (ví dụ như tốt, đầy đủ)

c) Có quy trình rà soát kỹ càng để lựa chọn từ ngữ rõ ràng, dễ hiểu, thay thế ngôn từ mơ hồ, tối nghĩa

d) Có tài liệu hướng dẫn kèm theo để hỗ trợ người sử dụng tra cứu, giải nghĩa các tiêu chuẩn/tiêu chí

 

5.9

Tiêu chuẩn đã được các đánh giá viên có chuyên môn áp dụng và đánh giá thử nghiệm tại các cơ sở KCB (nơi cung cấp dịch vụ) trước khi phê duyệt để đảm bảo cơ sở KCB có thể hiểu đúng nội dung các tiêu chuẩn/tiêu chí. Các tiêu chuẩn cần phù hợp, khả thi và định lượng được (đánh giá đúng các vấn đề liên quan đến chất lượng; các cơ sở KCB có khả năng áp dụng và đạt được tiêu chuẩn)

 

5.10

Tiêu chuẩn mới được bổ sung hoặc sửa đổi cần được đơn vị/tổ chức xây dựng tiêu chuẩn hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi triển khai áp dụng rộng rãi

 

5.11

Xác định điều kiện quy định đơn vị/tổ chức thực hiện đánh giá các tiêu chuẩn là đơn vị/tổ chức độc lập với đơn vị xây dựng, phê duyệt, ban hành các tiêu chuẩn.

Yêu cầu có thể bao gồm:

a) Quy trình xác định điều kiện ở dạng văn bản

b) Các yêu cầu được 2 bên xác định rõ ràng và đồng thuận, ví dụ: các tiêu chuẩn được sử dụng đúng mục đích và các đơn vị/tổ chức đánh giá độc lập cần cung cấp thông tin phản hồi và kết quả đánh giá các tiêu chuẩn cho đơn vị xây dựng, phê duyệt, ban hành các tiêu chuẩn

 

5.12

Cần thông báo và tập huấn cho các cơ sở y tế (người áp dụng) và các đơn vị/tổ chức đánh giá tiêu chuẩn (người thực hiện đánh giá) để hiểu rõ và triển khai được các tiêu chuẩn mới bổ sung hoặc chỉnh sửa.

 

5.13

Cần xác định rõ, tuân thủ đúng các thông số yêu cầu, thời điểm có hiệu lực và bất kỳ quy định mới nào về việc thay thế, chuyển đổi áp dụng các tiêu chuẩn mới

Yêu cầu có thể bao gồm: các phiên bản mới của bộ tiêu chuẩn được công bố công khai và cung cấp cho người áp dụng, người thực hiện đánh giá trong khoảng thời gian đủ để họ hiểu rõ nội dung yêu cầu trước thời điểm có hiệu lực thực hiện.

 

5.14

Các ý kiến, thái độ (hài lòng hay không) của về người áp dụng, người thực hiện đánh giá tiêu chuẩn và các bên liên quan được thu thập, ghi chép, tổng hợp thành nguồn dữ liệu; phân tích chúng để hỗ trợ việc phát triển, cải tiến các tiêu chuẩn.

Quy trình có thể bao gồm:

a) Ý kiến phản hồi của các đơn vị/tổ chức, cá nhân đã thực hiện đánh giá tiêu chuẩn

b) Khảo sát định kỳ để lấy ý kiến góp ý của các bên liên quan về các tiêu chuẩn

c) Phân tích nguồn dữ liệu các ý kiến phản hồi định kỳ, thường xuyên, ví dụ hàng năm

d) Sử dụng dữ liệu đã phân tích làm căn cứ để chỉnh sửa, bổ sung các tiêu chuẩn

 

6

ĐO LƯỜNG TIÊU CHUẨN

Tiêu chuẩn có khả năng đem lại kết quả đánh giá nhất quán, minh bạch và phân hạng mức độ đạt được

 

6.1

Cần có một hệ thống minh bạch để đánh giá xếp hạng mức độ thực hiện của các cơ sở y tế đối với mỗi tiêu chuẩn, mỗi tiêu chí hoặc tiểu mục trong từng tiêu chuẩn.

 

6.2

Cần có tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc các thông tin tham chiếu khác hỗ trợ sao cho người thực hiện đánh giá độc lập hay các cơ sở y tế tự đánh giá việc áp dụng tiêu chuẩn đều có được kết quả tương tự/thống nhất.

Tài liệu hướng dẫn sử dụng cần làm rõ được các tiêu chuẩn, tiêu chí nào là quan trọng hoặc làm thế nào để xếp hạng khi áp dụng đánh giá các nguy cơ đã được xác định, các vấn đề về an toàn.

 

6.3

Cần xác định phương pháp nhất quán để đánh giá kết quả tổng thể của từng nhóm tiêu chuẩn

a) Ví dụ các phương pháp đánh giá kết quả có thể dựa trên: đạt tất cả các tiêu chuẩn bắt buộc, hoặc tất cả các tiêu chuẩn đạt được ở mức độ quy định, hoặc không có tiêu chuẩn nào bị đánh giá dưới mức quy định (không đạt).

b) Các phương pháp để các cơ sở y tế có thể tự đánh giá kết quả tổng thể của họ

c) Kết quả đánh giá tổng thể các nhóm tiêu chuẩn có thể được sử dụng để xem xét cấp phép hoạt động hoặc cấp chứng nhận chất lượng cho các cơ sở y tế, mặc dù các quá trình cấp phép/cấp chứng nhận này còn cần yêu cầu một số tiêu chí bổ sung khác không liên quan đến bộ tiêu chuẩn.

 

6.4

Khảo sát sự hài lòng của các cơ sở y tế và đội ngũ thực hiện đánh giá với phương thức đánh giá và xếp hạng dựa trên tiêu chuẩn. Kết quả khảo sát được sử dụng để phát triển và cải tiến các tiêu chuẩn

Quy trình có thể bao gồm:

a) Thông tin phản hồi của các tổ chức/đơn vị đánh giá độc lập và đội ngũ đánh giá viên đối với hệ thống xếp hạng chất lượng sau khi thực hiện đợt đánh giá, ví dụ như các tiêu chuẩn hữu ích và dễ áp dụng

b) Phân tích thường xuyên nguồn dữ liệu từ thu thập các thông tin phản hồi, ví dụ như hàng năm c) Sử dụng kết quả phân tích dữ liệu làm căn cứ để cải thiện hệ thống xếp hạng

 

 

Ngày:

Đại diện có thẩm quyền

 

Mẫu số 02

Mẫu đơn đề nghị thừa nhận

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THỪA NHẬN TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

1. Tên Tổ chức chứng nhận:

2. Địa chỉ:

Điện thoại:                                              Fax:

Email:                                                            Website:

3. Đại diện có thẩm quyền:

Điện thoại:                                              Fax:

Email:                                                            Di động:

4. Người liên hệ:

Điện thoại:                                              Fax:

Email:                                                            Di động:

5. Hệ thống chứng nhận:

Hệ thống chứng nhận hoạt động từ khi nào?

Tổ chức chứng nhận đã được công nhận bởi tổ chức công nhận nào khác chưa?

Đã

Chưa

Tên cơ quan thừa nhận

Thời gian hiệu lực

6. Các tài liệu của Tổ chức chứng nhận gửi kèm theo đơn:

6.1

Tiêu chuẩn QLCL toàn văn

6.2

Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hợp chuẩn

6.3

Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận đầu tư

6.4

Tài liệu chứng minh tiêu chuẩn đã được áp dụng thử nghiệm

6.5

Bản trả lời đáp ứng các tiêu chí cụ thể thừa nhận tiêu chuẩn

7. Thời gian đề nghị tiến hành đánh giá:

Đánh giá sơ bộ (nếu yêu cầu):                                       Đánh giá chính thức:

Cam kết

Tổ chức chúng tôi xin cam kết:

1. Các thông tin nêu trong đơn này cũng như trong phụ lục kèm theo là chính xác

2. Cung cấp và cho phép cơ quan công nhận tiếp cận với các tài liệu, hồ sơ và trụ sở để cơ quan thừa nhận có thể tiến hành đánh giá theo các chuẩn mực công nhận

3. Trả đầy đủ phí theo qui định, không phụ thuộc vào kết quả cuối cùng của việc công nhận

 

 

Ngày  tháng  năm 20 
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN

 

Mẫu số 03

Mẫu Quyết định thừa nhận

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:    /QĐ-BYT

Hà Nội, ngày  tháng  năm 20…

 

QUYẾT ĐỊNH

Thừa nhận Tiêu chuẩn quản lý chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Thông tư số 04/2015/TT-BYT ngày 17 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về thừa nhận tiêu chuẩn quản lý chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thừa nhận Tiêu chuẩn quản lý chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh …………………..

Điều 2. Tiêu chuẩn quản lý chất lượng được áp dụng đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên phạm vi…………………….

Điều 3. Giao Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, giám sát, tổng hợp kết quả hoạt động chứng nhận chất lượng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực từ ngày……......đến ngày…………...

Điều 5. Các Ông, Bà: Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Chánh Thanh tra Bộ; Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Người đứng đầu Tổ chức chứng nhận chất lượng…………, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Cổng TTĐT Bộ Y tế;
- Trang TTĐT Cục QLKCB;
- Lưu: VT, KCB.

BỘ TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 04

Mẫu phiếu tiếp nhận hồ sơ đề nghị thừa nhận

BỘ Y TẾ
CỤC QUẢN LÝ
KHÁM, CHỮA BỆNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:    /PTN-KCB

Hà Nội, ngày  tháng  năm 20….

 

PHIẾU TIẾP NHẬN

Hồ sơ đề nghị thừa nhận tiêu chuẩn quản lý chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Họ và tên:………………………………………………………………………………

Chức vụ:…………….……………………………………………………………………

Đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị thừa nhận tiêu chuẩn quản lý chất lượng của ……….. bao gồm:

1.

Đơn đề nghị thừa nhận tiêu chuẩn quản lý chất lượng

2.

Tiêu chuẩn quản lý chất lượng đề nghị thừa nhận (toàn văn)

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hợp chuẩn của Tổ chức chứng nhận chất lượng theo quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định 87/2011/NĐ-CP

3.

Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hợp chuẩn của Tổ chức chứng nhận chất lượng theo quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định 87/2011/NĐ-CP

4.

Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư

5.

Các tài liệu chứng minh bộ tiêu chuẩn đã được áp dụng thử nghiệm tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam bao gồm: báo cáo thử nghiệm bộ tiêu chuẩn; tổng hợp ý kiến của cán bộ quản lý các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý chất lượng.

6.

Bản trả lời đáp ứng các tiêu chí cụ thể theo Phụ lục số 01

 

Ngày hẹn trả lời kết quả:

…………………………………………….......……………………………………………

 

 

………, ngày  tháng  năm 20…
NGƯỜI TIẾP NHẬN HỒ SƠ
(Ký, ghi rõ chức danh, họ và tên)

 

Tiếp nhận hồ sơ bổ sung lần:

ngày

tháng

năm

Ký nhận:

Tiếp nhận hồ sơ bổ sung lần:

ngày

tháng

năm

Ký nhận:

Tiếp nhận hồ sơ bổ sung lần:

ngày

tháng

năm

Ký nhận:

PHỤ LỤC SỐ XXI

THỰC HÀNH TỐT THỬ KỸ THUẬT MỚI, PHƯƠNG PHÁP MỚI HOẶC THỬ THIẾT BỊ Y TẾ TRÊN LÂM SÀNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Chương I

CÁC THUẬT NGỮ VÀ NGUYÊN TẮC TRONG THỰC HÀNH TỐT THỬ KỸ THUẬT MỚI, PHƯƠNG PHÁP MỚI HOẶC THỬ THIẾT BỊ Y TẾ TRÊN LÂM SÀNG

Điều 1. Các thuật ngữ

1. Tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng là tổ chức, cá nhân sở hữu kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế nghiên cứu, có nhu cầu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế và có cam kết cung cấp tài chính cho việc thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế. Tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới thử nghiệm lâm sàng có thể là cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới.

2. Quy trình thực hành chuẩn (Standard Operation Proceduce - SOP) là văn bản hướng dẫn chi tiết để đạt được sự thống nhất trong việc thực hiện một công việc, nhiệm vụ cụ thể trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.

3. Biến cố bất lợi (adverse event - AE) là sự việc hoặc tình trạng y khoa bao gồm bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng, tình trạng bệnh tật hoặc kết quả xét nghiệm có chiều hướng xấu xảy ra trong quá trình, thời gian thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế ảnh hưởng đến người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế, có hoặc không có liên quan đến kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng.

4. Biến cố bất lợi nghiêm trọng (serious adverse event - SAE) là biến cố bất lợi có thể dẫn tới một trong các tình huống sau đây trên người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế trên lâm sàng:

a) Tử vong;

b) Đe dọa tính mạng;

c) Phải nhập viện hoặc kéo dài thời gian nằm viện;

d) Tàn tật, thương tật vĩnh viễn hoặc nghiêm trọng;

đ) Dị tật bẩm sinh hoặc dị dạng cho thai nhi của người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế;

e) Tình huống phải có can thiệp y khoa phù hợp để ngăn chặn hoặc phòng tránh một trong những tình huống quy định tại các điểm a, b, c, d, đ Khoản này hoặc các tình huống khác có ý nghĩa về mặt y khoa theo nhận định của nghiên cứu viên tại điểm nghiên cứu.

5. Biến cố bất lợi ngoài dự kiến trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế (biến cố bất lợi ngoài dự kiến - unexpected SAE) là các biến cố bất lợi xảy ra trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế mà bản chất hoặc mức độ nặng hoặc mức độ đặc hiệu hoặc hậu quả đối với người bệnh của biến cố không giống với mô tả hoặc chưa được dự liệu chi tiết từ trước trong đề cương hoặc các tài liệu nghiên cứu có liên quan.

6. Giám sát sinh lý: là hoạt động theo dõi liên tục các thông số sinh lý của con người như điện tâm đồ (ECG), nhịp tim, độ bão hòa oxy, huyết áp, nhiệt độ… để có thể xác định được những thay đổi và điều trị nếu cần thiết.

7. Hệ thống giám sát sinh lý trung tâm: là hệ thống kết nối các màn hình (monitor) thu nhận dữ liệu giám sát sinh lý liên tục và hiển thị tập trung ở màn hình trung tâm.

Điều 2. Các nguyên tắc Thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng.

1. Nguyên tắc 1:

Các thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải được tiến hành theo những nguyên tắc cơ bản của đạo đức nghiên cứu y sinh học trong Tuyên ngôn Helsinki đã được Hiệp hội Y khoa thế giới (World Medical Association - WMA) thông qua lần đầu tiên vào năm 1964 tại Helsinki (Phần Lan) và được cập nhật định kỳ.

2. Nguyên tắc 2:

Các lợi ích và rủi ro hay những bất tiện đối với người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế, đối với xã hội hoặc cộng đồng dân cư cần phải được cân nhắc, xem xét đầy đủ, kỹ lưỡng trước khi bắt đầu một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế trên cơ sở bảo đảm sự an toàn, sức khoẻ và quyền lợi của người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.

3. Nguyên tắc 3:

Việc thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế chỉ bắt đầu tiến hành nếu dự đoán lợi ích cho người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế và cho xã hội là vượt trội so với rủi ro có thể xảy ra. Những lợi ích về mặt khoa học và xã hội cần phải được cân nhắc, xem xét đầy đủ, kỹ lưỡng trên cơ sở bảo đảm sự an toàn, sức khoẻ và quyền lợi của người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.

4. Nguyên tắc 4:

Thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải được tiến hành trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt đề cương, quy trình nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức, Hội đồng khoa học thông qua và được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt. Bất kỳ thay đổi nào trong đề cương, quy trình nghiên cứu đều phải được báo cáo kịp thời và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt đầy đủ.

5. Nguyên tắc 5:

Việc xét duyệt các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế cần được xem xét toàn diện, kỹ lưỡng trên cơ sở được cung cấp đầy đủ các thông tin về tiền lâm sàng, lâm sàng và những kết quả nghiên cứu khác từ trước có liên quan đến kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử (nếu có).

6. Nguyên tắc 6:

Người tham gia nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế được bảo đảm các quyền sau: cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan theo Mẫu số 06 tại Phụ lục XXIII ban hành kèm theo Thông tư này; yêu cầu giải thích và làm rõ thêm các thông tin liên quan đến nghiên cứu khi cần thiết; tôn trọng những đặc điểm riêng về văn hoá, tập quán của cá nhân, vùng, dân tộc và quyết định việc tham gia hay không tham gia nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế; cung cấp miễn phí các dịch vụ y tế một cách phù hợp; người tham gia nghiên cứu chưa đến tuổi thành niên, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự phải được sự đồng ý của người đại diện theo quy định của pháp luật về việc tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.

7. Nguyên tắc 7:

Cơ sở nhận thử có trách nhiệm bố trí các cán bộ y tế có chuyên môn phù hợp để thực hiện việc chăm sóc y tế và đưa ra các quyết định y tế đối với người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế trong các trường hợp cần thiết và theo quy định của pháp luật.

8. Nguyên tắc 8:

Mỗi cá nhân tham gia việc tiến hành thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế cần bảo đảm các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, được đào tạo, bồi dưỡng và có kinh nghiệm để thực hiện nhiệm vụ tương ứng của họ trong thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.

9. Nguyên tắc 9:

Mọi thông tin về thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải được ghi chép, xử lý, quản lý và lưu giữ đúng quy định để có thể có báo cáo chính xác, lý giải, giám sát kiểm tra tính chính xác và tin cậy của các thông tin và dữ liệu về thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.

10. Nguyên tắc 10:

Các tài liệu ghi chép được sử dụng để xác định danh tính của người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải được bảo vệ và lưu giữ bảo đảm quyền được giữ bí mật riêng phù hợp với qui định của pháp luật.

11. Nguyên tắc 11:

Thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng hoặc các sản phẩm phát sinh trong quá trình thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới phải được sản xuất, kiểm định, quản lý theo quy định, bảo quản phù hợp với các hướng dẫn liên quan và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu theo đúng đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt.

12. Nguyên tắc 12:

Hệ thống bảo đảm chất lượng và các phương pháp để bảo đảm chất lượng trong thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải được thực hiện đầy đủ và chính xác theo đúng các qui định về bảo đảm chất lượng trong hướng dẫn này và các quy định pháp luật về bảo đảm chất lượng thiết bị y tế dùng trong nghiên cứu.

13. Nguyên tắc 13:

Tôn trọng văn hóa, bản sắc, truyền thống và tập tục của cộng đồng dân cư nơi nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế được thực hiện.

Chương II

QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG KỸ THUẬT MỚI, PHƯƠNG PHÁP MỚI, THIẾT BỊ Y TẾ

Điều 3. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải thử nghiệm lâm sàng

Quyền và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải thử nghiệm lâm sàng thực hiện theo Điều 97 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 15/2023/QH15.

Điều 4. Quyền và trách nhiệm của cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế

Quyền và trách nhiệm của cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thực hiện theo Điều 98 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 15/2023/QH15.

Điều 5. Quyền và trách nhiệm của nghiên cứu viên

1. Nghiên cứu viên có các quyền sau đây:

a) Được hưởng quyền lợi về tài chính theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng;

b) Ký hợp đồng nghiên cứu với nghiên cứu viên chính hoặc cơ sở nhận thử để phối hợp thực hiện một số nội dung đặc thù của thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế trên cơ sở tuân thủ đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế đã được phê duyệt;

c) Đề xuất với nghiên cứu viên chính thay đổi đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế trong trường hợp cần thiết;

d) Đề xuất với nghiên cứu viên chính dừng hoặc kết thúc sớm thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế nếu phát hiện biến cố bất lợi có ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn và sức khỏe của người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế hoặc của cộng đồng.

2. Nghiên cứu viên có các trách nhiệm sau đây:

a) Tham gia góp ý đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế, bản cung cấp thông tin nghiên cứu và phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu của người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế cùng các tài liệu có liên quan;

b) Phối hợp với cơ sở nhận thử và tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng xây dựng và hoàn thiện hồ sơ đề nghị phê duyệt nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế;

c) Thực hiện các nội dung được nghiên cứu viên chính phân công liên quan đến việc triển khai nghiên cứu; lựa chọn người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế; ghi chép, lưu giữ tài liệu nguồn, tài liệu thiết yếu; báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định; theo dõi, giám sát việc thực hiện nghiên cứu theo đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt và các quy định hiện hành;

d) Tuân thủ đề cương và quy trình nghiên cứu đã được phê duyệt ngoại trừ trường hợp cần thay đổi ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế;

đ) Đề xuất nghiên cứu viên chính thay đổi đề cương nghiên cứu trong trường hợp cần thiết. Việc triển khai đề cương thay đổi chỉ được tiến hành sau khi đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt;

e) Bồi thường thiệt hại cho người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế khi xảy ra biến cố bất lợi gây thiệt hại nghiêm trọng đến an toàn và sức khỏe của người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế mà nguyên nhân là do nghiên cứu viên vi phạm đề cương nghiên cứu;

g) Phối hợp với tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị phê duyệt kết quả thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

Điều 6. Quyền và trách nhiệm của nghiên cứu viên chính

1. Nghiên cứu viên chính có các quyền sau đây:

a) Được hưởng quyền lợi về tài chính theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng;

b) Đề xuất đơn vị phối hợp và danh sách nghiên cứu viên với tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng và cơ quan quản lý;

c) Đề xuất phòng thí nghiệm có hệ thống đảm bảo chất lượng phù hợp nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế với tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng và cơ quan quản lý;

d) Ký hợp đồng nghiên cứu với cơ quan, tổ chức, cá nhân để phối hợp thực hiện một số nội dung đặc thù của thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế trên cơ sở tuân thủ đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt;

đ) Đề xuất tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng thay đổi đề cương nghiên cứu trong trường hợp cần thiết;

e) Dừng hoặc kết thúc sớm nghiên cứu nếu phát hiện biến cố bất lợi có ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn và sức khỏe của người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế hoặc của cộng đồng;

g) Công bố kết quả nghiên cứu theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng.

2. Nghiên cứu viên chính có các trách nhiệm sau đây:

a) Chịu trách nhiệm cao nhất về an toàn và sức khỏe của người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế tại cơ sở nhận thử;

b) Thiết kế hoặc tham gia góp ý đề cương nghiên cứu, bản cung cấp thông tin nghiên cứu và phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu cùng các tài liệu nghiên cứu có liên quan;

c) Phối hợp với cơ sở nhận thử và tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng xây dựng và hoàn thiện hồ sơ đề nghị phê duyệt nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế;

d) Tổ chức triển khai nghiên cứu; lựa chọn người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế; ghi chép, lưu giữ tài liệu nguồn, tài liệu thiết yếu; báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định; theo dõi, giám sát việc thực hiện nghiên cứu theo đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt và các quy định hiện hành;

đ) Tuân thủ đề cương và quy trình nghiên cứu đã được phê duyệt, trừ trường hợp cần thay đổi ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế;

e) Thực hiện việc chi trả cho người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế theo nội dung của Bản cung cấp thông tin nghiên cứu và Phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu đã được phê duyệt;

g) Đề xuất tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng thay đổi đề cương nghiên cứu trong trường hợp cần thiết. Việc triển khai đề cương thay đổi chỉ được tiến hành sau khi đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt;

h) Cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi có yêu cầu kiểm tra, giám sát và thanh tra nghiên cứu;

i) Bồi thường thiệt hại cho người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế khi xảy ra biến cố bất lợi gây thiệt hại nghiêm trọng đến an toàn và sức khỏe của người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế mà nguyên nhân là do nghiên cứu viên chính vi phạm đề cương nghiên cứu;

k) Phối hợp với tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị phê duyệt kết quả thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế

Quyền và nghĩa vụ của người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế trên lâm sàng được thực hiện theo quy định tại Điều 96 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15.

Chương III

ĐỀ CƯƠNG THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG KỸ THUẬT MỚI, PHƯƠNG PHÁP MỚI, THIẾT BỊ Y TẾ

Điều 8. Đề cương thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.

1. Tổ chức cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng phối hợp với nghiên cứu viên chính chịu trách nhiệm xây dựng đề cương thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.

2. Đề cương thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi tiến hành thử nghiệm lâm sàng.

3. Thay đổi đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế: Hồ sơ đề nghị phê duyệt thay đổi và thủ tục, trình tự phê duyệt thay đổi đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế được thực hiện theo quy định tại Nghị định ......./NĐ-CP ngày ... tháng.....năm của Chính phủ quy định chi tiết Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15.

Điều 9. Thiết kế nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.

Thiết kế nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế cần bảo đảm tính khoa học, tính khả thi và phù hợp với từng giai đoạn nghiên cứu cũng như đặc tính của kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử, cụ thể như sau:

1. Thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế giai đoạn 1 được thực hiện trên người tình nguyện khỏe mạnh hoặc bệnh nhân. Việc lựa chọn nhóm người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải được lý giải hợp lý dựa trên việc cân nhắc các nguy cơ và lợi ích của kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế nghiên cứu.

2. Thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế giai đoạn 2 và 3 được thực hiện trên bệnh nhân (đối với nghiên cứu đánh giá tác dụng điều trị) hoặc người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế có nguy cơ mắc bệnh cao (đối với nghiên cứu đánh giá tác dụng dự phòng). Trong trường hợp cần có sự tham gia của nhóm đối tượng khác phải có lý giải phù hợp.

3. Việc lựa chọn nhóm đối chứng, so sánh trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế cần được cân nhắc và lý giải hợp lý trong số các phương pháp dưới đây:

a) So sánh đối chứng với nhóm điều trị bằng kỹ thuật, phương pháp, thiết bị y tế khác;

b) So sánh đối chứng với nhóm không điều trị bằng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế nghiên cứu;

c) So sánh đối chứng giữa các mức liều, thông số kỹ thuật can thiệp khác nhau của kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế nghiên cứu;

đ) So sánh đối chứng với các dữ liệu lịch sử.

4. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải có dữ liệu về an toàn và hiệu quả của giai đoạn 1 và giai đoạn 2 để phục vụ mục đích đề nghị áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc đăng ký lưu hành thiết bị y tế. Nghiên cứu giai đoạn 2 cần được thiết kế một cách chặt chẽ để đưa ra các minh chứng thuyết phục về an toàn và hiệu quả của kỹ thuật, phương pháp, thiết bị thử nghiệm.

5. Đối với các nghiên cứu khẳng định an toàn và hiệu quả trong thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế giai đoạn 2, có thể áp dụng các nguyên tắc sau đây trong thiết kế nghiên cứu để giảm thiểu các sai lệch:

a) Đánh giá kết điểm (endpoint) đáp ứng một cách độc lập hoặc trong tình trạng mù với nhóm điều trị. Trường hợp không thể đánh giá kết điểm đáp ứng một cách độc lập hoặc trong tình trạng mù thì phải có lý giải hợp lý về cách thức kiểm soát, giảm thiểu sai số được sử dụng trong nghiên cứu.

b) Trong nghiên cứu đối chứng song song, việc phân nhóm ngẫu nhiên là yêu cầu quan trọng đối với các nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 2 để đảm bảo khách quan. Trường hợp không thể phân nhóm ngẫu nhiên phải có lý giải hợp lý.

6. Đối với các kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế sử dụng trong lĩnh vực y dược học cổ truyền, tùy theo sự hiểu biết và mức độ thuyết phục của các bằng chứng về an toàn và hiệu quả của các thành phần dược liệu mà việc thiết kế trong từng giai đoạn nghiên cứu sẽ được xem xét dựa trên từng hồ sơ, đề cương cụ thể.

7. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế giai đoạn 3 là nghiên cứu sau khi kỹ thuật mới, phương pháp mới đã được áp dụng trong khám bệnh, chữa bệnh, thiết bị y tế đã được cấp phép lưu hành. Nghiên cứu giai đoạn 3 có thể được thiết kế như một nghiên cứu quan sát không can thiệp; nghiên cứu giám sát an toàn dựa trên các cơ sở dữ liệu y tế hoặc hệ thống báo cáo giám sát an toàn sẵn có hoặc thiết kế chặt chẽ giống như nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế giai đoạn 2 để khẳng định tính an toàn hoặc hiệu quả của kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế trong điều kiện sử dụng thực tế.

Điều 10. Cỡ mẫu nghiên cứu

1. Cỡ mẫu cần được tính toán và lý giải một cách hợp lý để đạt được mục tiêu nghiên cứu. Các giả định để đưa vào tính toán cỡ mẫu nghiên cứu cần nêu rõ nguồn tài liệu tham khảo. Cần thực hiện việc phân tích độ nhạy của cỡ mẫu theo biến thiên các tham số giả định.

2. Trong quá trình nghiên cứu, nếu phát hiện thấy các giả định để đưa vào tính toán cỡ mẫu có sự khác biệt đáng kể với thực tế, thì phải tính toán lại cỡ mẫu và báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

3. Cỡ mẫu trong nghiên cứu giai đoạn 1 cần cân nhắc thận trọng dựa trên kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng. Cỡ mẫu khuyến cáo là 10-20 đối tượng (bao gồm cả nhóm can thiệp và nhóm chứng, nếu có). Trong trường hợp cỡ mẫu ít hơn thì phải lý giải hợp lý.

4. Cỡ mẫu trong nghiên cứu giai đoạn 2 được khuyến cáo ít nhất là 50 đối tượng (bao gồm cả nhóm can thiệp và nhóm chứng, nếu có). Đối với các kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế sử dụng trong lĩnh vực y dược học cổ truyền, cỡ mẫu tối thiểu được khuyến cáo ít nhất là 30 đối tượng. Trong trường hợp cỡ mẫu ít hơn thì phải lý giải hợp lý.

5. Cỡ mẫu trong nghiên cứu giai đoạn 3 phải được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý, hoặc phải được tính toán và biện giải đầy đủ. Cỡ mẫu phải đủ lớn để cho phép tiếp tục kiểm chứng một cách khoa học, hiệu quả và an toàn của kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế nghiên cứu. Cỡ mẫu khuyến cáo ít nhất là 100 đối tượng (bao gồm cả nhóm can thiệp và nhóm chứng, nếu có). Trong trường hợp cỡ mẫu ít hơn thì phải lý giải hợp lý.

Điều 11. Nghiên cứu đánh giá hiệu năng thiết bị y tế chẩn đoán in vitro

Nghiên cứu đánh giá hiệu năng thiết bị y tế chẩn đoán in vitro thực hiện theo hướng dẫn tại Mẫu số 05 ban hành kèm theo Phụ lục này.

Chương IV

TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG KỸ THUẬT MỚI, PHƯƠNG PHÁP MỚI, THIẾT BỊ Y TẾ

Điều 12. Triển khai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế

1. Các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế chỉ được phép triển khai khi được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.

2. Việc triển khai nghiên cứu trên người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế chỉ được bắt đầu sau khi các thông tin về nghiên cứu được thông báo đầy đủ cho người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế hoặc người đại diện hợp pháp đã ký Bản cung cấp thông tin nghiên cứu và Phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu.

3. Nhóm nghiên cứu, cơ sở nhận thử có trách nhiệm tổ chức, triển khai nghiên cứu theo đúng đề cương nghiên cứu, quy trình nghiên cứu đã được phê duyệt.

4. Tài liệu thiết yếu trước khi tiến hành, trong quá trình triển khai và sau khi kết thúc nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế theo Mẫu số 01, 02 và 03 ban hành kèm theo Phụ lục này.

5. Bộ Y tế khuyến khích nghiên cứu viên chính đăng ký và công bố việc thực hiện nghiên cứu trên các cơ sở dữ liệu có uy tín trong và ngoài nước.

Điều 13. Tiêu chuẩn kỹ thuật của cơ sở vật chất phục vụ thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế

1. Khu lâm sàng của cơ sở nhận thử (hoặc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo hợp đồng/văn bản liên kết với cơ sở nhận thử không có khu lâm sàng trong trường hợp thử nghiệm lâm sàng thiết bị y tế tại cộng đồng)phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật sau đây:

a) Khu vực đón tiếp phải bố trí đủ chỗ ngồi cho ít nhất 30 người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế, bảo đảm che được mưa, nắng và thông thoáng;

b) Khu vực tư vấn bảo đảm tính riêng tư cho người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế có đủ điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng, thông khí;

c) Phòng khám lâm sàng, phòng điều trị bảo đảm tính riêng tư cho người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế;

d) Phòng tiêm, phòng thực hiện thủ thuật, phòng điều trị bảo đảm kín gió, thông thoáng và đủ ấm cho người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế;

đ) Phòng cấp cứu có đủ diện tích phục vụ cấp cứu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

e) Phòng lưu người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế để theo dõi biến cố bất lợi sau khi sử dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế nghiên cứu phải đủ điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng, thông khí; đủ diện tích để lưu đối tượng;

g) Khu vệ sinh nam nữ riêng biệt phục vụ người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế;

h) Bảo đảm điều kiện vệ sinh, an toàn phòng cháy, chữa cháy và tuân thủ việc thu gom, quản lý và xử lý chất thải y tế theo đúng quy định của pháp luật;

i) Khu vực thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế giai đoạn 1 (đối với các nghiên cứu giai đoạn 1 thực hiện trên người tình nguyện khỏe mạnh) cần bố trí khép kín, kiểm soát ra vào với quy mô tối thiểu 10 giường điều trị nội trú; phòng giám sát sinh lý trung tâm 24/24 giờ; phòng chuẩn bị kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế; phòng giải trí, ăn uống; tủ giữ đồ đạc cá nhân cho người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.

k) Đối với cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng lâm sàng thiết bị y tế chẩn đoán in vitro: không yêu cầu phải có khu lâm sàng.

2. Phòng xét nghiệm của cơ sở nhận thử (hoặc của cơ sở chuyên môn theo hợp đồng/văn bản liên kết với cơ sở nhận thử không có phòng xét nghiệm) phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

a) Đủ diện tích để bố trí trang thiết bị chuyên môn, hồ sơ tài liệu và không gian làm việc cho nhân viên phù hợp với quy mô hoạt động thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế;

b) Có hệ thống bảo đảm chất lượng phòng xét nghiệm phù hợp.

c) Đối với các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới có sử dụng sản phẩm trong quá trình nghiên cứu: cần có phòng xét nghiệm đáp ứng các yêu cầu để bảo đảm chất lượng sản phẩm theo quy định.

3. Khu vực bảo quản mẫu sinh học, thuốc và sản phẩm sử dụng trong nghiên cứu và khu vực bảo quản, lắp đặt, vận hành thiết bị y tế nghiên cứu; khu vực lưu trữ hồ sơ, tài liệu nghiên cứu của cơ sở nhận thử phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

a) Khu vực bảo quản, lắp đặt, vận hành kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế nghiên cứu riêng biệt, hạn chế tiếp cận, bảo đảm điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, diện tích, thể tích đáp ứng các yêu cầu về bảo quản kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.

b) Nơi lấy mẫu, xử lý, bảo quản mẫu, thuốc và sản phẩm sử dụng trong nghiên cứu bảo đảm vô trùng, đáp ứng các yêu cầu về xử lý, bảo quản mẫu, thuốc và sản phẩm sử dụng trong nghiên cứu theo quy định.

c) Khu vực bảo quản hồ sơ, tài liệu đảm bảo tính bảo mật, hạn chế tiếp cận, phòng chống cháy, nổ; tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự xâm nhập của côn trùng và các động vật khác.

4. Bộ phận quản lý nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế chịu trách nhiệm giám sát, quản lý và điều phối các bộ phận trong cơ sở nhận thử phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Có phòng làm việc, phòng họp đủ điều kiện về diện tích, bàn ghế làm việc;

- Đủ thiết bị văn phòng, máy vi tính được nối mạng internet, bảo mật và hạn chế tiếp cận.

5. Văn phòng Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở của cơ sở nhận thử phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Có phòng làm việc, phòng họp đủ điều kiện về diện tích, bàn ghế làm việc;

- Đủ thiết bị văn phòng, máy vi tính được nối mạng internet, bảo mật và hạn chế tiếp cận.

6. Trang thiết bị phục vụ thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

a) Có đủ trang thiết bị cơ bản phục vụ đánh giá, theo dõi sức khỏe người tham gia nghiên cứu;

b) Có đủ thiết bị chuyên sâu áp dụng đối với các thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế trên lâm sàng thuộc lĩnh vực chuyên khoa sâu;

c) Có đủ trang thiết bị phục vụ cấp cứu theo quy định của Bộ Y tế;

d) Có trang thiết bị xét nghiệm đáp ứng danh mục các xét nghiệm đăng ký phục vụ thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế;

đ) Có đủ thiết bị để bảo quản và theo dõi điều kiện bảo quản kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế nghiên cứu phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn;

e) Có đủ thiết bị tiêm, các dụng cụ, hóa chất để sát khuẩn, dụng cụ chứa chất thải y tế và các vật tư cần thiết theo quy định của Bộ Y tế;

g) Có đủ trang thiết bị đáp ứng các yêu cầu về bảo quản mẫu sinh học;

h) Có thiết bị theo dõi nhiệt độ tại nơi bảo quản và trong quá trình vận chuyển kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế nghiên cứu;

i) Các trang thiết bị xét nghiệm, bảo quản kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế nghiên cứu, bảo quản mẫu sinh học phải được bố trí, thẩm định, sử dụng và bảo dưỡng phù hợp với mục đích sử dụng, được hiệu chuẩn và kiểm tra định kỳ bằng phương pháp thích hợp;

k) Có hệ thống dự phòng điện khẩn cấp, bảo đảm cung cấp điện liên tục cho những khâu trọng yếu của nghiên cứu; hệ thống báo động và giám sát phù hợp cho các thiết bị bảo quản kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế nghiên cứu, mẫu sinh học, thiết bị xét nghiệm;

l) Đối với thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế giai đoạn 1: cần có hệ thống giám sát sinh lý đầu giường; hệ thống camera giám sát hỗ trợ giám sát an toàn và các thiết bị chuẩn bị kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phù hợp;

m) Có thiết bị để bảo quản hồ sơ, tài liệu tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm; sự xâm nhập của côn trùng và các động vật khác và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy.

Điều 14. Tài liệu chuyên môn kỹ thuật, quản lý chất lượng phục vụ thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế

1. Tài liệu chuyên môn kỹ thuật phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

a) Có đầy đủ các tiêu chuẩn, hướng dẫn, quy trình thực hành chuẩn cho các hoạt động được thực hiện trong thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế;

b) Có văn bản thể hiện phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đăng ký thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế;

c) Có đủ các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn về thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế;

d) Có văn bản quản lý, xử lý xung đột lợi ích trong thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế;

đ) Có hồ sơ nhân sự, hồ sơ đào tạo của các nghiên cứu viên được cập nhật ít nhất mỗi năm 1 lần;

e) Có hồ sơ và cơ sở dữ liệu điện tử quản lý các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế;

g) Có đầy đủ tài liệu nguồn và tài liệu thiết yếu của các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.

2. Hệ thống quản lý chất lượng áp dụng trong thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế đạt tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương trở lên.

Điều 15. Tiêu chuẩn chuyên môn đối với nhân sự

1. Tiêu chuẩn chuyên môn của nghiên cứu viên:

a) Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc, vai trò, trách nhiệm trong nghiên cứu;

b) Có chứng chỉ hành nghề còn giá trị phù hợp với công việc được giao (đối với các công việc quy định người thực hiện phải có chứng chỉ hành nghề);

c) Có Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học GCP do Bộ Y tế cấp hoặc cơ sở có chức năng đào tạo về GCP cấp, cập nhật định kỳ 03 năm một lần;

d) Có Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học báo cáo an toàn trong thử nghiệm lâm sàng theo GCP do Bộ Y tế cấp hoặc cơ sở có chức năng đào tạo về báo cáo an toàn trong thử nghiệm lâm sàng cấp, cập nhật định kỳ 03 năm một lần;

đ) Đội ngũ nghiên cứu viên có đủ số lượng, thành phần phù hợp với công việc được giao và có đủ thời gian dành cho nghiên cứu.

2. Tiêu chuẩn của nghiên cứu viên chính:

a) Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc, vai trò, trách nhiệm trong nghiên cứu.

b) Có chứng chỉ hành nghề còn giá trị phù hợp với công việc được giao (đối với các công việc quy định người thực hiện phải có chứng chỉ hành nghề).

c) Có Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học GCP do Bộ Y tế cấp hoặc cơ sở có chức năng đào tạo về GCP cấp, cập nhật định kỳ 03 năm một lần.

d) Có Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học báo cáo an toàn trong thử nghiệm lâm sàng theo GCP do Bộ Y tế cấp hoặc cơ sở có chức năng đào tạo về báo cáo an toàn trong thử nghiệm lâm sàng cấp, cập nhật định kỳ 03 năm một lần.

đ) Có đủ trình độ kiến thức về chuyên ngành, kinh nghiệm lâm sàng, năng lực thực hành bảo đảm các nguyên tắc GCP, nắm vững các quy định về thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế, có khả năng triển khai thực hiện đề cương nghiên cứu đầy đủ, đúng tiến độ.

e) Trong cùng một thời điểm nhất định mỗi nghiên cứu viên chính không chủ trì quá 03 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.

3. Thành viên bộ phận quản lý nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế:

a) Có trình độ đại học trở lên thuộc khối ngành sức khỏe.

b) Có Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học GCP do Bộ Y tế cấp hoặc cơ sở có chức năng đào tạo về GCP cấp, cập nhật định kỳ 03 năm một lần.

4. Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 4/TT-BYT ngày 05/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học.

Điều 16. Ghi chép, báo cáo, phân tích thống kê

1. Ghi chép, báo cáo:

Nghiên cứu viên chính có trách nhiệm bảo đảm tính chính xác, trung thực, bảo mật, toàn vẹn và có thể xác minh được của dữ liệu nghiên cứu. Việc sửa chữa dữ liệu phải theo đúng quy định: không xóa dữ liệu gốc, nghiên cứu viên được phân công ghi tên, ký xác nhận và ghi rõ ngày sửa chữa. Nghiên cứu viên chính phải đệ trình danh sách mã hóa người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế cho cơ quan quản lý sau khi thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế kết thúc.Việc lưu giữ và đệ trình danh sách người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế sau giải mã phải được giữ bí mật.

2. Phân tích thống kê:

a) Việc lập kế hoạch và thực hiện phân tích thống kê cần được thực hiện và thẩm định bởi nhà thống kê có đủ kinh nghiệm và năng lực;

b) Kế hoạch phân tích thống kê phải trình bày đầy đủ và chi tiết các thống kê mô tả hoặc thống kê suy luận của các biến số sẽ được thực hiện trong nghiên cứu theo đề cương đã được phê duyệt; phải mô tả biện pháp để đảm bảo tính mù của dữ liệu trong trường hợp nghiên cứu sử dụng thiết kế mà người phân tích thống kê bị làm mù một phần dữ liệu nghiên cứu;

c) Việc phân tích thống kê cần tuân thủ kế hoạch phân tích. Trong trường hợp việc phân tích thống kê có thay đổi so với kế hoạch cần có trình bày chi tiết và lý giải phù hợp. Việc phân tích giữa kỳ (nếu có áp dụng) phải được xác định rõ trong đề cương và kế hoạch phân tích thống kê;

d) Kết quả phân tích thống kê phải phù hợp với các mục tiêu nghiên cứu và trả lời được câu hỏi nghiên cứu.

Điều 17. Giám sát, kiểm tra nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế

1. Giám sát:

a) Mục đích: bảo vệ quyền và sức khoẻ của người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế; bảo đảm tính chính xác, đầy đủ và trung thực của dữ liệu nghiên cứu; bảo đảm việc tiến hành thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế tuân thủ đề cương nghiên cứu, tuân thủ GCP và các quy định pháp lý liên quan.

b) Thẩm quyền giám sát:

- Tổ chức cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng cử giám sát viên giám sát định kỳ nghiên cứu. Giám sát viên của tổ chức hỗ trợ nghiên cứu do tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng chỉ định và được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2014/TT-BYT ngày 26/2/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hoạt động hỗ trợ nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam. Trong quá trình giám sát nếu phát hiện vi phạm đề cương nghiêm trọng gây tổn hại đến an toàn của đối tượng hoặc tính chính xác, trung thực của dữ liệu, tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng được quyền dừng nghiên cứu và gửi thông báo tới Hội đồng đạo đức các cấp và cơ quan quản lý đồng thời thông báo cho cơ sở nhận thử và nghiên cứu viên chính.

- Hội đồng đạo đức giám sát đột xuất hoặc định kỳ nghiên cứu.

c) Quy trình giám sát:

- Tổ chức cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng hoặc Hội đồng đạo đức gửi thông báo về đợt giám sát tới cơ sở nhận thử và nghiên cứu viên chính ít nhất 05 ngày trước thời điểm giám sát.

- Biên bản hoặc báo cáo giám sát cần được hoàn thiện và gửi cho cơ sở nhận thử và nghiên cứu viên chính chậm nhất 20 ngày sau ngày kết thúc giám sát.

d) Quy mô và tần suất giám sát:

Căn cứ vào mục tiêu, mục đích, thiết kế, tính phức tạp, kỹ thuật làm mù, quy mô, kết điểm của nghiên cứu, tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng và Hội đồng đạo đức quyết định quy mô và tần suất giám sát trước, trong, sau thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.

đ) Nội dung giám sát:

- Các nguồn lực của cơ sở nhận thử trước khi tiến hành thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế;

- Bản cung cấp thông tin nghiên cứu và Phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu, quy trình lấy phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu;

- Hồ sơ, tài liệu nguồn, tài liệu thiết yếu của nghiên cứu;

- Kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế nghiên cứu (hạn dùng, điều kiện bảo quản, quản lý, cấp phát cho người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế);

- Sự tuân thủ đề cương nghiên cứu (gồm cả đề cương thay đổi) đã được phê duyệt của nghiên cứu viên;

- Ghi chép, báo cáo biến cố bất lợi trong thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế;

- Các nội dung khác có liên quan đến nghiên cứu.

2. Kiểm tra của tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng hoặc Hội đồng đạo đức:

a) Mục đích: đánh giá sự phù hợp của việc thực hiện thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế với hệ thống chất lượng của nghiên cứu, với các SOP của nghiên cứu, đề cương nghiên cứu, GCP và các yêu cầu pháp lý liên quan. Kiểm tra là một phần của hoạt động đảm bảo chất lượng nên chú trọng đến tính hệ thống và có thể kiểm tra chất lượng của công tác giám sát.

b) Thẩm quyền:

- Tổ chức cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng cử kiểm tra viên kiểm tra định kỳ nghiên cứu. Kiểm tra viên do tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng chỉ định và được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2014/TT-BYT ngày 26/2/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hoạt động hỗ trợ nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện vi phạm đề cương nghiêm trọng gây tổn hại đến an toàn của đối tượng hoặc tính chính xác, trung thực của dữ liệu, tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng được quyền dừng nghiên cứu và gửi thông báo tới Hội đồng đạo đức các cấp và cơ quan quản lý đồng thời thông báo cho cơ sở nhận thử và nghiên cứu viên chính.

- Hội đồng đạo đức kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ nghiên cứu.

c) Quy trình:

- Tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng hoặc Hội đồng đạo đức gửi thông báo về đợt kiểm tra tới cơ sở nhận thử và nghiên cứu viên chính ít nhất 05 ngày trước thời điểm kiểm tra.

- Biên bản hoặc báo cáo kiểm tra cần được hoàn thiện và gửi cho cơ sở nhận thử và nghiên cứu viên chính chậm nhất 20 ngày sau ngày kết thúc kiểm tra.

d) Quy mô và tần suất:

Căn cứ vào mục tiêu, mục đích, thiết kế, tính phức tạp, kỹ thuật làm mù, quy mô, kết điểm của nghiên cứu, tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng và Hội đồng đạo đức quyết định quy mô và tần suất kiểm tra trước, trong, sau thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.

đ) Nội dung kiểm tra:

Các nội dung tương tự với nội dung giám sát tại điểm đ khoản 1 Điều này.

3. Kiểm tra của cơ quan quản lý có thẩm quyền:

a) Mục đích: bảo đảm quyền và sức khoẻ của người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế, bảo đảm chất lượng và tính toàn vẹn của dữ liệu nghiên cứu, bảo đảm trách nhiệm của các bên liên quan trong nghiên cứu được thực hiện theo quy định, kịp thời phát hiện các vi phạm đề cương nghiên cứu.

b) Thẩm quyền: Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế chủ trì kiểm tra thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế tại Việt Nam.

c) Quy trình:

- Bộ Y tế gửi thông báo về đợt kiểm tra tới tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng và cơ sở nhận thử ít nhất 05 ngày trước thời điểm kiểm tra.

- Biên bản kiểm tra cần được hoàn thiện và gửi cho tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng và cơ sở nhận thử chậm nhất 20 ngày sau ngày kết thúc kiểm tra.

d) Quy mô và tần suất: căn cứ vào mục tiêu, mục đích, thiết kế, tính phức tạp, kỹ thuật làm mù, quy mô, kết điểm của nghiên cứu, Bộ Y tế quyết định quy mô và tần suất kiểm tra trước, trong, sau thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.

đ) Nội dung:

- Đối với cơ sở nhận thử: các nguồn lực dành cho nghiên cứu; Bản cung cấp thông tin nghiên cứu và Phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu, quy trình lấy thỏa thuận tình nguyện tham gia nghiên cứu; thu thập dữ liệu nghiên cứu; ghi chép và lưu trữ tài liệu nguồn và tài liệu thiết yếu; các nội dung liên quan đến kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế nghiên cứu (quản lý, bảo quản, kiểm kê, sử dụng...).

- Đối với tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng: các nguồn lực dành cho nghiên cứu, hoạt động giám sát, kiểm tra của tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử; tuân thủ các SOP; lưu giữ hồ sơ, tài liệu nghiên cứu; quản lý dữ liệu nghiên cứu và các thông tin liên quan khác.

- Các hoạt động của cơ sở phối hợp có liên quan đến thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế;

- Các hoạt động giám sát và kiểm tra của Hội đồng đạo đức và tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng.

Điều 18. Xử trí các biến cố bất lợi (AE) trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế tại Việt Nam

1. Trường hợp xảy ra AE gây nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng hoặc tử vong cho người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế trong thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế, nghiên cứu viên chính và cơ sở nhận thử phải dừng ngay thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế trên đối tượng đó, cấp cứu, khắc phục và giải quyết hậu quả, lập biên bản trong trường hợp tử vong, đồng thời báo cáo khẩn ngay qua điện thoại, thư điện tử cho Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế và báo cáo bằng văn bản theo quy định tại Điều 19 Phụ lục này.

2. Trường hợp xảy ra AE dẫn đến tổn thương sức khoẻ cho người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế trong thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế, nghiên cứu viên chính hoặc nghiên cứu viên được phân công phải điều trị, theo dõi diễn biến sức khoẻ của đối tượng đó cho đến khi ổn định, ghi nhận và báo cáo các biến cố theo quy định tại Điều 19 Phụ lục này.

Điều 19. Báo cáo AE trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế tại Việt Nam

1. Nội dung hoạt động báo cáo AE trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế tại Việt Nam bao gồm:

a) Theo dõi, phát hiện, báo cáo thông tin liên quan đến các AE trong thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế được triển khai tại Việt Nam hoặc các thử nghiệm đa quốc gia mà Việt Nam tham gia;

b) Thu thập, xử lý thông tin về các AE được báo cáo; đánh giá lợi ích, nguy cơ và quản lý rủi ro liên quan đến nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế có AE được báo cáo;

c) Công bố kết luận của cơ quan có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến theo dõi báo cáo AE của nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.

2. Phạm vi báo cáo:

a) Tất cả các SAE xảy ra tại các điểm nghiên cứu tại Việt Nam, đặc biệt là các SAE dẫn tới tử vong, đe dọa tính mạng hoặc ngoài dự kiến. Các SAE này bao gồm cả tình huống phác đồ nghiên cứu không đạt hiệu quả điều trị gây tử vong, đe dọa tính mạng cho người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế hoặc yêu cầu các can thiệp y khoa để ngăn chặn các kết cục này, trừ các SAE đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong đề cương nghiên cứu là không cần phải báo cáo;

b) Các SAE xảy ra tại các điểm nghiên cứu ngoài lãnh thổ Việt Nam của các nghiên cứu đa quốc gia có Việt Nam tham gia mà dẫn tới phải ngừng, tạm ngừng nghiên cứu, rút đối tượng ra khỏi nghiên cứu hoặc thay đổi đề cương nghiên cứu;

c) Tất cả các AE khác trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế tại các điểm nghiên cứu tại Việt Nam.

3. Qui định về báo cáo

a) Đối với các trường hợp SAE xảy ra tại các điểm nghiên cứu tại Việt Nam:

- Tất cả các SAE xảy ra tại các điểm nghiên cứu tại Việt Nam trong các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải được báo cáo theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Phụ lục này tới Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế;

- Thời hạn báo cáo: Các SAE gây tử vong hoặc đe dọa tính mạng phải được báo cáo khẩn cấp trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin về SAE. Các SAE khác phải được báo cáo trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin về SAE. Thông tin về diễn tiến SAE phải được tiếp tục cập nhật trong các báo cáo bổ sung cho đến khi người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế bình phục hoặc ổn định;

b) Đối với các trường hợp SAE xảy ra tại các điểm nghiên cứu ngoài lãnh thổ Việt Nam:

- Tất cả các SAE xảy ra tại các điểm nghiên cứu ngoài lãnh thổ Việt Nam của các nghiên cứu đa quốc gia có Việt Nam tham gia mà dẫn tới ngừng, tạm ngừng nghiên cứu, rút người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế ra khỏi nghiên cứu hoặc thay đổi đề cương nghiên cứu phải được báo cáo đến Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia;

- Thời hạn báo cáo không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định ngừng, tạm ngừng nghiên cứu, rút người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế ra khỏi nghiên cứu hoặc thay đổi đề cương nghiên cứu;

c) Các AE không nghiêm trọng xảy ra tại Việt Nam phải được ghi nhận, tổng kết và báo cáo tóm tắt trong báo cáo định kỳ và báo cáo toàn văn kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế đến Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế và Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia.

4. Trách nhiệm của các bên trong việc báo cáo AE trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế tại Việt Nam:

a) Nghiên cứu viên chính, nghiên cứu viên tại điểm nghiên cứu: phát hiện, xử trí AE kịp thời, bảo đảm an toàn cho người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế; theo dõi và ghi nhận đầy đủ các thông tin; báo cáo SAE và cập nhật định kỳ thông tin về AE và SAE cho tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế theo thời hạn quy định. Trong trường hợp mức độ và tần suất AE và SAE vượt quá giới hạn cho phép, nghiên cứu viên có thể đề xuất với tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng, Hội đồng đạo đức và cơ quan quản lý có thẩm quyền tạm ngừng thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế;

b) Cơ sở nhận thử: quản lý, giám sát việc phát hiện, xử trí, theo dõi báo cáo AE, SAE tại điểm nghiên cứu bảo đảm an toàn cho người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.

c) Hội đồng đạo đức cơ sở: xem xét, cho ý kiến chuyên môn về các AE, SAE xảy ra tại điểm nghiên cứu, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế;

d) Tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng và tổ chức hỗ trợ nghiên cứu được ủy quyền:

- Phối hợp với nghiên cứu viên chính báo cáo các AE, SAE xảy ra tại các điểm nghiên cứu tại Việt Nam về Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở của cơ sở nhận thử, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế;

- Báo cáo các SAE xảy ra tại các điểm nghiên cứu ngoài lãnh thổ Việt Nam dẫn tới ngừng, tạm ngừng nghiên cứu, rút người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế ra khỏi nghiên cứu hoặc thay đổi đề cương nghiên cứu của các nghiên cứu đa quốc gia mà Việt Nam tham gia;

- Tổng hợp dữ liệu các AE và SAE;

- Báo cáo các phát hiện từ các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu dịch tễ học, nghiên cứu trên động vật, nghiên cứu in vitro, các thông tin trên y văn và từ các nguồn thông tin khác mà có thể dẫn đến một nguy cơ nghiêm trọng liên quan đến kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế nghiên cứu;

đ) Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia:

- Xem xét, đánh giá, trong trường hợp cần thiết có phản hồi các báo cáo SAE riêng lẻ và thông tin về SAE trong báo cáo tiến độ định kỳ hàng năm và báo cáo toàn văn kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế;

- Tổ chức giám sát, kiểm tra điểm nghiên cứu trong trường hợp cần thiết;

- Tư vấn cho cơ quan quản lý để có chỉ đạo kịp thời cơ sở nhận thử, tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế;

Điều 20. Tài chính và chi trả cho người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế

1. Tài chính cho nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế:

a) Kinh phí dành cho nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế bao gồm thuê khoán chuyên môn, vật tư tiêu hao, hỗ trợ người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế, bảo hiểm... do nghiên cứu viên chính, cơ sở nhận thử phối hợp cùng tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng thảo luận, xây dựng và ký kết theo hợp đồng;

b) Kinh phí quản lý, giám sát nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế dành cho các hoạt động: khảo sát, đánh giá điểm nghiên cứu; các phiên họp, hội nghị, hội thảo liên quan đến nghiên cứu; tập huấn cho đội ngũ nghiên cứu; giám sát, kiểm tra, thanh tra... do nghiên cứu viên chính, cơ sở nhận thử phối hợp cùng tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng thảo luận, xây dựng và ký kết theo hợp đồng;

c) Tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng chịu trách nhiệm chi trả kinh phí nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.

2. Việc chi trả và bồi thường thiệt hại (nếu có) cho người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải được thể hiện rõ trong Bản cung cấp thông tin nghiên cứu và phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu của người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế và trong đề cương nghiên cứu.

Điều 21. Kết thúc nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế

1. Khi kết thúc nghiên cứu, nghiên cứu viên chính phải kiểm kê kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế nghiên cứu, thanh quyết toán kinh phí và phối hợp với tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng xây dựng và hoàn thiện hồ sơ, tài liệu nghiên cứu theo Danh mục tài liệu cần thiết sau khi kết thúc nghiên cứu tại Mẫu số 03 ban hành kèm theo Phụ lục này.

2. Hồ sơ, tài liệu nghiên cứu cần được lưu trữ và bảo quản theo hợp đồng giữa tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng và cơ sở nhận thử. Đối với các nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, hồ sơ tài liệu cần lưu trữ ít nhất 10 năm và theo quy định của Bộ Y tế.

3. Tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng có trách nhiệm lưu mẫu kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế nghiên cứu sau khi thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế kết thúc theo đúng các quy định hiện hành.

4. Tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng phối hợp với cơ sở nhận thử thu hồi và tiến hành hủy kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế tồn dư theo đúng các quy định hiện hành.

Điều 22. Báo cáo, công bố kết quả nghiên cứu.

1. Đối với thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phục vụ mục đích đăng ký lưu hành kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế tại Việt Nam, trong vòng 01 năm kể từ ngày người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế cuối cùng kết thúc lần thăm khám cuối cùng, cơ sở nhận thử có trách nhiệm phối hợp với tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng hoàn tất hồ sơ đề nghị phê duyệt kết quả thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế trình cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt.

2. Báo cáo toàn văn kết quả thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế theo quy định tại Nghị định số  /NĐ-CP ngày  tháng  năm 202..... của Chính phủ quy định chi tiết Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15. Đối với các nghiên cứu đa quốc gia, ngoài việc phân tích kết quả nghiên cứu chung cần phải có các phân tích riêng các biến số an toàn và hiệu quả chính trên quần thể nghiên cứu Châu Á hoặc Việt Nam đối với các kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế mà yếu tố chủng tộc được xem là có ảnh hưởng tới hiệu quả và an toàn.

3. Việc công bố kết quả nghiên cứu cần phải được thực hiện trong vòng 03 năm kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế của cơ quan quản lý có thẩm quyền và cần tuân thủ các quy định về bản quyền tác giả trong công bố kết quả nghiên cứu.

4. Khuyến khích nghiên cứu viên chính công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí trong nước và quốc tế có uy tín.

 

Mẫu 01 - Danh mục tài liệu thiết yếu trước khi tiến hành nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế

STT

Tên tài liệu

Mục đích

Yêu cầu đối với

Ghi chú

Nghiên cứu viên chính/ Cơ sở nhận thử

Tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng

1.1

Đơn đăng ký nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế

Cung cấp thông tin tóm tắt về sản phẩm đề nghị thử nghiệm và đề xuất nghiên cứu viên chính/cơ sở nhận thử

 

 

1.2

Hồ sơ thông tin về sản phẩm (IB)

Để chứng minh thông tin khoa học liên quan đến kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử trên lâm sàng đã được cung cấp cho Nghiên cứu viên chính

 

1.3

Đơn đề nghị phê duyệt nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế

 

 

 

1.4

Thuyết minh đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế và mẫu bệnh án nghiên cứu (CRF)

Đề cương nghiên cứu chi tiết theo quy định, quy trình thực hành chuẩn, theo dõi, giám sát, đánh giá... và mẫu bệnh án nghiên cứu.

 

1.5

Hợp đồng thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế giữa tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu viên chính/cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế

Để chứng minh sự thỏa thuận về mặt tài chính giữa nghiên cứu viên chính/cơ sở nhận thử và tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng cho thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế

 

1.6

Văn bản xác nhận tham gia nghiên cứu được ký giữa các bên liên quan, ví dụ:

- Nghiên cứu viên chính - Nghiên cứu viên chính nhánh và tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử trên lâm sàng.

- Nghiên cứu viên chính/ cơ sở nhận thử và cơ quan có thẩm quyền địa phương tại địa điểm nghiên cứu (nếu có yêu cầu).

Để xác nhận sự đồng ý tham gia nghiên cứu theo đúng các quy định hiện hành.

 

 

 

 

 

 

(nơi yêu cầu)

 

1.7

Thông tin cung cấp cho người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế:

- Bản cung cấp thông tin nghiên cứu và Phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu (bao gồm tất cả các thông tin phù hợp để truyền đạt cho đối tượng).

- Bất cứ thông tin nào khác dưới dạng văn bản.

Thông báo tuyển chọn đối tượng tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế (nếu được sử dụng).

 

 

- Để khẳng định việc tình nguyện tham gia nghiên cứu.

- Để chứng minh người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế sẽ được cung cấp thông tin thích hợp dưới dạng văn bản (nội dung và cách diễn đạt) nhằm hỗ trợ đầy đủ cho quyết định ký Phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu.

Để chứng minh các biện pháp tuyển chọn là thích hợp và không mang tính ép buộc, đảm bảo tính đạo đức trong nghiên cứu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.8

Hợp đồng bảo hiểm

Để chứng minh người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế được bồi thường nếu bị tổn thương trong quá trình tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.

 

1.9

Giấy chứng nhận chấp thuận của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học các cấp

Chứng minh sự phê duyệt chấp thuận của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học các cấp.

 

 

 

1.10

Ngày tài liệu được chấp thuận/ý kiến tán thành của Hội đồng đạo đức các cấp cho các nội dung sau:

- Đề cương nghiên cứu (gồm cả bản thay đổi);

- Báo cáo ca bệnh

- Phiếu tình nguyện tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế

- Thông tin khác dưới dạng văn bản được cung cấp người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế

- Thông báo tuyển chọn người tham gia (nếu được sử dụng)

- Bồi thường cho người tham gia (nếu có)

- Bất cứ tài liệu nào khác thể hiện sự chấp thuận/ý kiến tán thành

Để xác nhận việc thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế đã được Hội đồng đạo đức các cấp thẩm định và đưa ra chấp thuận/ý kiến tán thành. Để xác nhận số phiên bản và ngày chấp thuận của tài liệu (các tài liệu)

 

1.11

Quyết định thành lập Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở và quốc gia

Để chứng minh rằng Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học được thành lập theo đúng yêu cầu của GCP và quy định hiện hành liên quan

(nơi yêu cầu)

 

1.12

Phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền đối với đề cương nghiên cứu.

Để xác nhận sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền trước khi bắt đầu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế theo quy định hiện hành.

 

1.13

Lý lịch khoa học và Chứng chỉ GCP do Bộ Y tế cấp của Nghiên cứu viên chính và các nghiên cứu viên (bao gồm cả cán bộ quản lý NC TNLS, Dược sỹ, Điều dưỡng, KTV phòng xét nghiệm...)

Chứng minh năng lực và tính đồng nhất, phù hợp để tiến hành thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế và theo dõi, giám sát y khoa đối với người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.

 

1.14

Cơ sở thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế đạt GCP (Khu lâm sàng, khu vực lưu trữ hồ sơ, khu vực theo dõi, giám sát, phòng họp, trang thiết bị văn phòng...) và tiêu chuẩn chất lượng phù hợp (phòng thí nghiệm chuẩn, quy trình kỹ thuật chuẩn,...) hoặc phê duyệt của Bộ Y tế đối với cơ sở thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.

Để chứng minh năng lực của cơ sở thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế, các trang thiết bị đáp ứng việc tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho nghiên cứu thử nghiệm.

 

1.15

Mẫu nhãn sản phẩm sử dụng trong thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới (nếu có), thiết bị y tế được đính kèm với thành phần sản phẩm hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị y tế thử nghiệm.

Để chứng minh sự tuân thủ các quy chế mẫu nhãn liên quan và tính hợp lý của các hướng dẫn cung cấp cho người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.

 

 

1.16

Các hướng dẫn cho việc quản lý kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng và các nguyên liệu liên quan đến thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế (nếu không có trong đề cương hoặc trong hồ sơ sản phẩm)

Để chứng minh các hướng dẫn cần thiết cho việc bảo quản, đóng gói, pha chế, hủy kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng và các nguyên liệu liên quan đến thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế theo đúng quy định hiện hành.

 

1.17

Các ghi chép về việc vận chuyển các sản phẩm thử nghiệm trên lâm sàng và các nguyên liệu liên quan đến việc thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế

Để chứng minh về ngày gửi hàng, số lô và phương pháp vận chuyển kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng và các nguyên liệu liên quan đến việc thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế. Cho phép theo dõi số lô, thẩm định các điều kiện gửi hàng và trách nhiệm giải trình.

 

1.18

Chứng nhận việc phân tích các sản phẩm được thử nghiệm

Để chứng minh loại, độ tinh khiết và độ mạnh của sản phẩm sẽ được thử trên lâm sàng.

 

 

1.19

Các quy trình đánh lại mã số cho các thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế mù trên lâm sàng

Để chứng minh trong trường hợp khẩn cấp, các sản phẩm thử nghiệm mù có thể được tiết lộ mà không cần phải phá vỡ nguyên tắc làm mù cho các đối tượng còn lại đang được điều trị.

 

1.20

Quy trình thực hành chuẩn (SOPs) đối với các kỹ thuật được sẽ dụng trong nghiên cứu

Chứng minh và đảm bảo tính đồng nhất, khoa học, khách quan, chính xác của các kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu.

 

 

 

1.21

Quy trình hoặc danh sách ngẫu nhiên

Để chứng minh phương pháp chọn ngẫu nhiên của nhóm đối tượng tham gia thử nghiệm.

 

 

 

Mẫu 02 - Danh mục tài liệu thiết yếu trong quá trình triển khai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế

STT

Tên tài liệu

Mục đích

Yêu cầu đối với

Ghi chú

Nghiên cứu viên chính/ Cơ sở nhận thử

Tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng

2.1

Các cập nhật về hồ sơ sản phẩm

Để chứng minh các nghiên cứu viên được thông báo kịp thời những thông tin liên quan đến kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế nghiên cứu.

 

2.2

Bất kỳ thay đổi nào đối với:

- Đề cương nghiên cứu

- Phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu

- Bất kỳ thông tin dưới dạng văn bản khác được cung cấp cho người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế

- Thông báo cho việc tuyển chọn người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế (nếu có)

Để chứng minh thay đổi của các hồ sơ liên quan đến thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế có hiệu lực trong suốt quá trình thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.

 

2.3

Quyết định phê duyệt/giấy chứng nhận chấp thuận của cơ quan quản lý/Hội đồng đạo đức theo các mục sau:

- Thay đổi đề cương nghiên cứu

- Thay đổi về:

+ Phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu

+ Bất kỳ thông tin nào khác được cung cấp dưới dạng văn bản cho người tham gia

+ Thông báo cho việc tuyển chọn người tham gia (nếu có)

+ Bất cứ tài liệu nào khác đưa ra ý kiến chấp thuận

+ Thẩm định hằng năm

Để chứng minh những thay đổi đã được cơ quan quản lý/Hội đồng đạo đức phê duyệt/chấp thuận.

Để xác định số phiên bản và ngày của hồ sơ

 

2.4

Sơ yếu lý lịch, Giấy chứng nhận GCP do Bộ Y tế cấp của nghiên cứu viên hoặc giám sát viên.

Chứng minh năng lực và tính thích hợp để tiến hành thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế và giám sát y khoa tại điểm nghiên

cứu.

 

2.5

Cập nhật các giá trị được coi là bình thường trong y học/xét nghiệm/quy trình kỹ thuật/test được đề cập trong đề cương nghiên cứu

Để chứng minh các giá trị/ khoảng được coi là bình thường đã được điều chỉnh trong quá trình thử nghiệm.

 

2.6

Cơ sở y tế/phòng xét nghiệm/các quy trình kỹ thuật/các test

- Giấy chứng nhận

- Kiểm soát chất lượng đã được thiết lập và/hoặc đánh giá chất lượng bên ngoài

- Các thẩm đnh khác

Để chứng minh việc kiểm tra vẫn được duy trì thích hợp trong suốt giai đoạn thử nghiệm.

 

2.7

Tài liệu về việc vận chuyển các sản phẩm thử nghiệm và các nguyên liệu liên quan đến việc thử nghiệm

 

 

2.8

Các chứng nhận về kiểm nghiệm cho các lô mới của các sản phẩm thử nghiệm (nếu có).

 

 

 

2.9

Báo cáo về các đợt giám sát

Để chứng minh việc giám sát và kết quả của các đợt giám sát.

 

 

2.10

Các hình thức liên lạc khác ngoài việc giám sát tại thực địa, thông qua:

- Các thư từ

- Các ghi nhớ cuộc họp

- Các ghi nhớ những lần gọi điện

Để ghi lại bất kỳ các thỏa thuận hoặc các bàn luận quan trọng về quản lý thử nghiệm, các vi phạm đề cương, tiến hành thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế, báo cáo AE/SAE.

 

2.11

Bản cung cấp thông tin nghiên cứu và Phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu đã được ký

Để chứng minh Phiếu tình nguyện phù hợp với GCP và đề cương, được ký trước khi đối tượng tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế. Ghi lại việc chấp thuận một cách trực tiếp.

 

 

2.12

Các tài liệu nguồn

Để chứng minh sự tồn tại của các đối tượng nghiên cứu cùng với các số liệu được thu nhận qua thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế. Tài liệu này bao gồm cả những thông tin gốc liên quan tới thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế, các điều trị y khoa và tiền sử của đối tượng nghiên cứu.

 

 

 

2.13

Bệnh án được ký, ngày ký và hoàn thành

Để chứng minh nghiên cứu viên hoặc các thành viên được ủy quyền của Nghiên cứu viên chính ghi chép để xác nhận các quan sát được.

(bản sao)

(bản gốc)

 

2.14

Tài liệu về sự hiệu chỉnh bệnh án

Để chứng minh tất cả các thay đổi/các bổ sung hoặc các sửa chữa của bệnh án sau khi bắt đầu thu thập dữ liệu đã được ghi lại.

(bản sao)

(bản gốc)

 

2.15

Báo cáo SAE cho nhà tài trợ

Báo cáo SAE của nghiên cứu viên chính cho tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng.

 

2.16

Báo cáo SAE cho Hội đồng đạo đức

Báo cáo SAE của tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu viên chính cho Hội đồng đạo đức

 

2.17

Thông báo của tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng cho các nghiên cứu viên về thông tin an toàn

Thông báo của tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử trên lâm sàng cho các nghiên cứu viên về thông tin an toàn của kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử và các kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế dùng đồng thời.

(nơi yêu cầu)

 

2.18

Các báo cáo giữa kỳ hoặc hàng năm cho Hội đồng đạo đức và cơ quan quản lý.

Báo cáo giữa kỳ hoặc hàng năm cho Hội đồng đạo đức và cơ quan quản lý.

(nơi yêu cầu)

 

2.19

Danh sách mã nhận dạng đối tượng

Để chứng minh nghiên cứu viên chính/cơ sở nhận thử lưu giữ một danh sách bảo mật tên của người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế được gắn với mã số thử nghiệm nhằm nhận dạng người tham gia thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.

 

 

2.20

Nhật ký ghi mã số đối tượng tham gia

Để chứng minh sự tham gia theo thứ tự thời gian của các đối tượng bằng mã số thử nghiệm.

 

 

2.21

Giải trình sản phẩm nghiên cứu tại nơi thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế

Để chứng minh sản phẩm nghiên cứu đã được sử dụng theo đúng đề cương.

 

2.22

Danh mục các chữ ký

Để xác nhận các chữ ký và tên viết tắt của những người được phép tham gia và/hoặc hiệu đính các bệnh án.

 

2.23

Hồ sơ các mẫu mô/dịch sinh học đã được lưu trữ (nếu cần)

Để xác nhận nơi lưu trữ và sự nhận dạng của các mẫu được lưu trữ nếu các thí nghiệm cần được lặp lại.

 

 

Mẫu 03 - Danh mục tài liệu thiết yếu sau khi kết thúc nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế

Sau khi hoàn thành hoặc dừng thử nghiệm, tất cả các tài liệu được xác định trong mục 1 và 2 cần được soạn thành hồ sơ với các phần sau:

STT

Tên tài liệu

Mục đích

Yêu cầu đối với

Ghi chú

Nghiên cứu viên chính/cơ sở nghiên cứu

Tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng

3.1

Giải trình sản phẩm nghiên cứu tại nơi thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế

Để chứng minh kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng được sử dụng đúng theo đề cương nghiên cứu, được nhận tại nơi nghiên cứu, đã được phân phát cho các đối tượng, đã được các đối tượng trả lại, đã được trả lại cho tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử

nghiệm lâm sàng.

 

3.2

Các tài liệu về việc hủy kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng

Để xác nhận việc hủy các kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng không sử dụng được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử trên lâm sàng hoặc tại nơi nghiên cứu theo đúng quy định hiện hành.

(nếu hủy tại nơi nghiên cứu)

 

3.3

Danh sách mã số nhận dạng các đối tượng hoàn thành nghiên cứu

Để cho phép xác định tất cả các đối tượng đã tham gia vào trong thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế trong trường hợp yêu cầu theo dõi. Phải giữ bảo mật danh sách này trong thời gian được thỏa thuận.

 

 

3.4

Báo cáo giám sát kết thúc thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế

Để chứng minh là tất cả các hoạt động được yêu cầu cho việc kết thúc thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế đã được hoàn tất, và các bản sao của các tài liệu cần thiết đã được lưu trữ tại các file thích hợp.

 

 

3.5

Báo cáo giám sát định kỳ và đột xuất

Chứng minh sự tuân thủ của thử kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế đối với đề cương nghiên cứu, GCP và các quy định pháp lý liên quan.

 

3.6

Tài liệu hướng dẫn phân nhóm điều trị và giải mã mù trong trường hợp cần thiết

Để tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng biết và thực hiện đúng việc phân nhóm, cũng như biết cách giải mã để có biện pháp can thiệp phù hợp khi xảy ra biến cố bất lợi nghiêm trọng.

 

 

3.7

Văn bản báo cáo và đề nghị phê duyệt kết quả thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế của nghiên cứu viên chính gửi Hội đồng đạo đức và cơ quan quản lý

Để xác nhận việc hoàn thành nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.

 

 

3.8

Báo cáo toàn văn kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế

Để xác nhận các kết quả và phiên giải việc thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.

 

3.9

Cơ sở dữ liệu của bệnh nhân Việt Nam (trong trường hợp có yêu cầu)

Để kiểm tra tính chính xác, trung thực của kết quả nghiên cứu.

 

 

Mẫu 04 - Báo cáo biến cố bất lợi nghiêm trọng trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế

Mã số báo cáo của đơn vị: …………………………

MẪU BÁO CÁO BIẾN CỐ BẤT LỢI NGHIÊM TRỌNG (SAE) TRONG NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG KỸ THUẬT MỚI, PHƯƠNG PHÁP MỚI, THIẾT BỊ Y TẾ

1. TÓM TẮT BÁO CÁO

Loại báo cáo:                   □   Báo cáo lần đầu            □  Báo cáo bổ sung

Phân loại theo tính chất nghiêm trọng của biến cố:

Tử vong

Đe dọa tính mạng

Nhập viện/kéo dài thời gian nằm viện

Tàn tật/thương tật vĩnh viễn/nặng nề

Dị tật bẩm sinh/dị dạng thai nhi

Yêu cầu can thiệp y khoa để ngăn chặn một trong các tình huống trên hoặc được đánh giá có ý nghĩa về mặt y khoa bởi nghiên cứu viên hoặc nghiên cứu viên chính

Tên nghiên cứu

……………………………………………………

……………………………………………………

Thiết kế nghiên cứu

Nhãn mở

Mù đơn

Mù đôi

Nếu đây là nghiên cứu mù, SAE có dẫn đến mở mù không?

Không

Không có thông tin

Nhà tài trợ

……………………………………………………

Tên nghiên cứu viên chính

……………………………………………………

Điểm nghiên cứu ghi nhận SAE

……………………………………………………

Thời điểm nhận được thông tin về SAE

……………………………………………………

Thời điểm xuất hiện SAE

……………………………………………………

Thời điểm kết thúc SAE (hoặc đánh dấu vào ô “Đang tiếp diễn” nếu SAE đang tiếp diễn)

……………………………. Đang tiếp diễn

Tên SAE (chẩn đoán SAE hoặc các triệu chứng chính của SAE)

……………………………………………………

……………………………………………………

Tên viết tắt của người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế

……………………………………………………

Mã số của người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế

……………………………………………………

2. MÔ TẢ DIỄN BIẾN VÀ XỬ TRÍ SAE

Cung cấp thông tin về các dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng liên quan đến SAE, các biện pháp xử trí SAE nếu có (bao gồm cả ngừng/giảm liều (nếu có) kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng/phác đồ nghiên cứu), diễn biến sau khi thực hiện các biện pháp xử trí đó và các thông tin cần thiết khác kèm theo mốc thời gian cụ thể (nếu có).

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Kết quả sau khi xử trí SAE:

Hồi phục không để lại di chứng

Đang hồi phục

Tử vong (ngày tử vong:

…..….……………)

Hồi phục nhưng có để lại di chứng

Chưa hồi phục

Không có thông tin

3. NGƯỜI THAM GIA THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG KỸ THUẬT MỚI, PHƯƠNG PHÁP MỚI, THIẾT BỊ Y TẾ

Ngày sinh

…………………………………………………………………

Tuổi

…………………………………………………………………

Giới tính

Nam     □Nữ      Với nữ: Đang mang thai (tuần thứ ……)

Cân nặng (Kg)

…………………………………………………………………

Tiền sử y khoa liên quan đến SAE

…………………………………………………………………

…………………………………………………………………

4. KỸ THUẬT MỚI, PHƯƠNG PHÁP MỚI, THIẾT BỊ Y TẾ THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG/PHÁC ĐỒ NGHIÊN CỨU/THUỐC VÀ SẢN PHẨM DÙNG ĐỒNG THỜI

TT

Kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng hoặc phác đồ nghiên cứu(a)

Dạng bào chế, hàm lượng

Đường dùng

Liều dùng

Ngày sử dụng (ngày/tháng/năm)

Bắt đầu

Kết thúc

I

 

 

 

 

 

 

II

 

 

 

 

 

 

III

 

 

 

 

 

 

IV

 

 

 

 

 

 

V

 

 

 

 

 

 

VI

 

 

 

 

 

 

 

(a) Ghi rõ kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng/phác đồ nghiên cứu, sản phẩm sử dụng trong thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới (nếu có) mà người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế đã sử dụng. Với nghiên cứu mù và SAE không dẫn đến việc mở mù/không xác định được kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng/phác đồ nghiên cứu/sản phẩm mà người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế đã sử dụng, ghi rõ phác đồ được áp dụng trong nghiên cứu và nhánh nghiên cứu (arm) của người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế (mô tả trong mục 2) (nếu có thông tin).

5. CAN THIỆP ĐỐI VỚI KỸ THUẬT MỚI, PHƯƠNG PHÁP MỚI, THIẾT BỊ Y TẾ THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG/PHÁC ĐỒ NGHIÊN CỨU SAU KHI XẢY RA SAE

STT(b)

Có ngừng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng hoặc ngừng/giảm liều phác đồ nghiên cứu/ sản phẩm trên người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế gặp SAE không?

Nếu ngừng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng hoặc ngừng/giảm liều phác đồ nghiên cứu/sản phẩm (hoặc mở mù), độ nặng của SAE có được cải thiện không?

Nếu tái sử dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng/phác đồ nghiên cứu/sản phẩm, biến cố có xuất hiện lại không?

Không

Không

Không có thông tin

Không

Không có thông tin

Không tái sử dụng

I

II

III

IV

V

VI

 

(b)Số thứ tự (STT) tương ứng với mục 4.

 

6. KỸ THUẬT MỚI, PHƯƠNG PHÁP MỚI, THIẾT BỊ Y TẾ/SẢN PHẨM/THUỐC/CHẾ PHẨM SỬ DỤNG ĐỒNG THỜI CÓ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN SAE THEO NHẬN ĐỊNH CỦA NGHIÊN CỨU VIÊN (không bao gồm các kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế được sử dụng để xử trí SAE)

STT

Kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế/sản phẩm/thuốc/chế phẩm sử dụng đồng thời

Dạng bào chế, hàm lượng

Đường dùng

Liều dùng

Ngày sử dụng (ngày/tháng/năm)

Bắt đầu

Kết thúc

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

7. ĐÁNH GIÁ CỦA NGHIÊN CỨU VIÊN/NGHIÊN CỨU VIÊN CHÍNH VỀ MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ GIỮA SAE VÀ KỸ THUẬT MỚI, PHƯƠNG PHÁP MỚI, THIẾT BỊ Y TẾ THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG/PHÁC ĐỒ NGHIÊN CỨU/SẢN PHẨM

STT(b)

Đánh giá mối quan hệ nhân quả giữa SAE với kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng/phác đồ nghiên cứu/sản phẩm

Nếu có liên quan, đây là phản ứng đã được dự kiến hay ngoài dự kiến của kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng/phác đồ nghiên cứu/sản phẩm?(c)

Có thể liên quan

Không liên quan

Chưa kết luận được

Đã biết/ được dự kiến

Ngoài dự kiến

I

II

III

IV

V

VI

 

(b)Số thứ tự (STT) tương ứng với mục 4.

(c)Việc SAE là “đã được dự kiến” hay “ngoài dự kiến” nên được đánh giá dựa trên các tài liệu liên quan đến kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng/phác đồ nghiên cứu/sản phẩm sử dụng trong thử nghiệm lâm sàng như: đề cương phiên bản cập nhật của nghiên cứu nếu kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng chưa được cho phép áp dụng hoặc cấp phép đăng ký lưu hành, hoặc phiên bản mới nhất của Hồ sơ thông tin sản phẩm (đối với thiết bị y tế) và Quyết định cho phép áp dụng kèm theo Quy trình kỹ thuật (đối với kỹ thuật mới, phương pháp mới) nếu kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng đã được cho phép áp dụng hoặc cấp phép đăng ký lưu hành.

- Giải thích lý do cho đánh giá về quan hệ nhân quả và tính chất dự kiến trước của SAE: ……………………………………………………………………………………..........

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

- Có bao nhiêu SAE hoặc AE tương tự đã từng xảy ra trong nghiên cứu này tính tới thời điểm báo cáo:

+ Tại điểm nghiên cứu đã ghi nhận SAE/AE được đề cập trong báo cáo này: ……….

+ Tại các điểm nghiên cứu khác: ……………………………………………………..…

8. Ý KIẾN CỦA ĐẠI DIỆN HỘI ĐỒNG ĐẠO ĐỨC/HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CỦA CƠ SỞ NHẬN THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG KỸ THUẬT MỚI, PHƯƠNG PHÁP MỚI, THIẾT BỊ Y TẾ (NẾU CÓ)

Đề xuất về người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế (không áp dụng trong trường hợp người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế tử vong):

Tiếp tục tham gia nghiên cứu

Tạm ngừng tham gia nghiên cứu

□ Rút khỏi nghiên cứu

 

Đề xuất về nghiên cứu:

Tiếp tục triển khai nghiên cứu

Tạm ngừng triển khai nghiên cứu

□ Ngừng triển khai nghiên cứu

Đề xuất khác (nếu có):

……….………….…………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………

9. NGƯỜI BÁO CÁO (nghiên cứu viên chính hoặc nghiên cứu viên được ủy quyền)

Chữ ký: ……………………………………………………

Ngày ký (ngày/tháng/năm): ……………………………………………………

Họ tên đầy đủ: ……………………………………………………

Chức vụ, khoa/phòng: ……………………………………………………

Số điện thoại: ……………………………………………………

Địa chỉ email: ……………………………………………………

 

ĐẠI DIỆN HỘI ĐỒNG ĐẠO ĐỨC/HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CỦA CƠ SỞ NHẬN THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG KỸ THUẬT MỚI, PHƯƠNG PHÁP MỚI, THIẾT BỊ Y TẾ
(ký, ghi rõ họ tên)(d)

LÃNH ĐẠO CƠ SỞ NHẬN THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG KỸ THUẬT MỚI, PHƯƠNG PHÁP MỚI, THIẾT BỊ Y TẾ
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

(d)Chỉ áp dụng nếu có ý kiến trong mục 8.

 

Mẫu 05 - Hướng dẫn đánh giá hiệu năng của thiết bị y tế chẩn đoán (IVD) tại Việt Nam

 

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG CỦA THIẾT BỊ Y TẾ CHẨN ĐOÁN (IVD) TẠI VIỆT NAM

 

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN

1. Tóm tắt về các thiết bị y tế chẩn đoán IVD

2. Tóm tắt về hoạt động đánh giá thiết bị y tế chẩn đoán IVD trước khi đưa ra thị trường

3. Tổng quan về đánh giá hiệu năng của thiết bị y tế chẩn đoán IVD

4. Phạm vi áp dụng của Hướng dẫn:

5. Giải thích thuật ngữ:

6. Các chữ viết tắt

CHƯƠNG II. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG CỦA THIẾT BỊ Y TẾ CHẨN ĐOÁN (IVD)

1. Các loại nghiên cứu

2. Những cân nhắc chung cho nghiên cứu hiệu năng lâm sàng và hiệu năng phân tích

2.1. Mục đích sử dụng

2.2 Tiêu chuẩn tham khảo

2.3 Giá trị nghiên cứu (nội tại và bên ngoài)

2.4 Độ chệch

2.5. Loại mẫu, thu thập và xử lý

2.6. Cơ sở nghiên cứu hiệu năng lâm sàng

2.7. Thiết kế về mặt thống kê

2.8. Nguy cơ tiềm ẩn

2.9. Những cân nhắc về mặt đạo đức đối với nghiên cứu hiệu năng lâm sàng

3. Quy trình nghiên cứu hiệu năng

3.1 Lý do nghiên cứu

3.2 Những cân nhắc về mặt đạo đức

3.3. Mục tiêu nghiên cứu

3.4. Phương pháp nghiên cứu

4. Thiết kế nghiên cứu đánh giá hiệu năng lâm sàng của thiết bị y tế chẩn đoán in vitro

4.1. Thiết kế nghiên cứu mô tả

4.2. Thiết kế nghiên cứu can thiệp

5. Đầu ra của một nghiên cứu hiệu năng

5.1 Bảng ví dụ, nghiên cứu hiệu năng lâm sàng: độ nhạy chẩn đoán

5.2 Bảng ví dụ, nghiên cứu hiệu năng lâm sàng: độ đặc hiệu chẩn đoán

5.3 Bảng ví dụ, nghiên cứu hiệu năng phân tích: độ chính xác

5.4 Bảng ví dụ, nghiên cứu hiệu năng phân tích: các chất gây nhiễu

5.5 Bảng ví dụ, nghiên cứu hiệu năng phân tích: phản ứng chéo, bệnh tật hoặc tình trạng y tế

6. Đảm bảo chất lượng của nghiên cứu

7. Kết luận

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

LỜI GIỚI THIỆU

Hướng dẫn này đưa ra những khái niệm và nguyên tắc cơ bản cho việc nghiên cứu đánh giá các thiết bị y tế chẩn đoán in vitro được sản xuất tại Việt Nam.

Nội dung của Hướng dẫn được chọn lọc tham khảo từ những hướng dẫn tương ứng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cục quản lý Dược phẩm và Thuốc Hoa Kỳ (FDA) và một số quốc gia, có đối chiếu với những điều kiện và quy định của Việt Nam, nhằm đảm bảo tính khả thi và hài hòa trong quá trình hội nhập quốc tế. Thông qua Hướng dẫn này, các đơn vị nghiên cứu sản xuất cũng như các cơ quan đánh giá thiết bị y tế chẩn đoán in vitro tại Việt Nam sẽ xác định được khuôn khổ trong nghiên cứu phát triển và đánh giá tính chính xác của các thiết bị y tế chẩn đoán. Trên cơ sở tài liệu Hướng dẫn này, các cơ quan quản lý, cấp phép sẽ xây dựng những quy định về hồ sơ và tiêu chuẩn trong quá trình cấp phép thiết bị y tế chẩn đoán; Hội đồng tư vấn cấp Số đăng ký lưu hành Trang thiết bị Y tế có thể áp dụng về mặt nguyên tắc chung khi xem xét các hồ sơ đăng ký lưu hành thiết bị y tế chẩn đoán ở Việt Nam.

Đối với các thiết bị y tế chẩn đoán nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam, khi đăng ký lưu hành tại Việt Nam, đơn vị nhập khẩu/đăng ký phải cung cấp đầy đủ các hồ sơ, dữ liệu về tính chính xác của sinh phẩm; tự chịu trách nhiệm về các dữ liệu này; chịu sự thanh tra, kiểm tra của Cơ quan quản lý, cấp phép sinh phẩm đối với các tiêu chuẩn đã công bố.

Cách thức thực hiện về mặt kỹ thuật của các quy trình chẩn đoán, xét nghiệm sẽ không được đề cập trong hướng dẫn này. Tuy nhiên, khuyến nghị chung là trong việc đánh giá các thiết bị y tế chẩn đoán nên sử dụng các thiết bị và kỹ thuật phù hợp và hiện đại nhất.

 

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN

1. Tóm tắt về các thiết bị y tế chẩn đoán IVD

Thiết bị y tế chẩn đoán phòng xét nghiệm (IVD) là các xét nghiệm được thực hiện trên các mẫu như máu hoặc mô được lấy từ cơ thể con người. IVD có thể giúp phát hiện bệnh tật hoặc các tình trạng khác và có thể được sử dụng để theo dõi sức khỏe tổng thể của một người nhằm giúp chữa bệnh, điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh tật.

IVD cũng có thể được sử dụng trong y học chính xác để xác định những bệnh nhân có khả năng được hưởng lợi từ các phương pháp điều trị hoặc liệu pháp cụ thể. Những chẩn đoán phòng xét nghiệm này có thể bao gồm các xét nghiệm giải trình tự thế hệ mới, sàng lọc DNA của một người để phát hiện các biến thể gen.

Một số xét nghiệm được sử dụng trong phòng xét nghiệm hoặc các cơ sở y tế chuyên môn khác và các xét nghiệm khác dành cho người tiêu dùng sử dụng tại nhà.

Việc phân loại IVD là rất quan trọng đối với cả nhà sản xuất và cơ quan đánh giá để từ đó xác định được các yêu cầu cần xem xét, đánh giá đối với các sản phẩm IVD này. Việc phân loại IVD dựa trên phân loại rủi ro mà việc sử dụng IVD đó cso thể gây ra. Các quy tắc này được tạo ra bởi Lực lượng Đặc nhiệm Hài hòa Toàn cầu (GHTF), một nhóm đại diện tự nguyện từ các cơ quan quản lý (Hoa Kỳ, Canada, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và Úc), cũng như đại diện của ngành thiết bị y tế. Vào năm 2012, GHTF đã được thay thế bởi một nhóm chỉ dành cho cơ quan quản lý, Diễn đàn quản lý thiết bị y tế quốc tế (IMDRF), đã áp dụng các quy tắc phân loại GHTF và các hướng dẫn quản lý khác của GHTF. IMDRF tiếp tục duy trì các hướng dẫn của GHTF và phát triển thêm hướng dẫn nhằm khuyến khích sự hội tụ quy định quốc tế và hỗ trợ đổi mới cũng như tiếp cận kịp thời các thiết bị y tế an toàn và hiệu quả trên toàn cầu.

Các tài liệu GHTF và IMDRF đã được các nhóm công tác bao gồm cả cơ quan quản lý và các nhóm ngành lớn tạo ra và phê duyệt, đảm bảo rằng các khuyến nghị có thể chấp nhận được và có thể thực hiện được ở cấp độ toàn cầu. Trên bình diện quốc tế, đầu ra của IMDRF và GHTF đang được một số quốc gia áp dụng để đưa ra quy định về IVD và các thiết bị y tế khác. Ngoài ra, các cơ quan quản lý được thành lập cũng đang tập trung các phương pháp thực hành phù hợp với các khuyến nghị của GHTF và IMDRF, thừa nhận thực tế rằng những điều này thể hiện các phương pháp thực hành tốt nhất về quy định cho thị trường toàn cầu. GHTF đã tạo ra các quy tắc phân loại rủi ro để xác định mức độ đánh giá theo quy định trước khi đưa ra thị trường cần thiết cho IVD, với mục đích là các biện pháp kiểm soát này được coi là đủ đối với từng loại rủi ro nhằm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của bệnh nhân, người dùng và những người khác. người. Kết quả là nhóm IVD được phân thành bốn loại thể hiện nguy cơ sức khỏe cá nhân và cộng đồng ngày càng tăng (Loại A đến D), được trình bày trong Bảng 1.

 

Bảng 1.1: Bảng phân loại IVD theo GHTF

Phân loại

Nguy cơ với cá nhân

 

Nguy cơ với cộng đồng

Class A IVD

Thấp

Thấp

Class B IVD

Trung bình

Thấp

Class C IVD

Cao

Và/hoặc

Trung bình

Class D IVD

Cao

Cao

2. Tóm tắt về hoạt động đánh giá thiết bị y tế chẩn đoán IVD trước khi đưa ra thị trường

Những tiến bộ nhanh chóng trong việc phát triển các sinh phẩm y tế chẩn đoán IVD đang tạo ra những thách thức trong việc đảm bảo chất lượng cho các nhà sản xuất và cơ quan quản lý, cũng như trong việc đảm bảo chất lượng và lựa chọn sản phẩm của người sử dụng. Các tổ chức đánh giá như Cục quản lý Dược phẩm và Thuốc Hoa Kỳ (FDA). Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các hiệp hội và diễn đàn về thiết bị y tế đã đưa ra những chương trình và hướng dẫn nhằm giúp nhà sản xuất cũng như các cơ quan đánh giá nhằm đưa ra thị trường các thiết bị y tế chẩn đoán IVD chất lượng, hiệu quả và an toàn. WHO cũng đưa ra chương trình đánh giá sơ tuyển các IVD vào năm 2010. Người sử dụng mua sắm các IVD đã qua sơ tuyển vì biết rằng những sản phẩm này không chỉ được đảm bảo về chất lượng mà còn phù hợp với mục đích sử dụng. Các nhà sản xuất đạt được sơ tuyển sản phẩm của họ sẽ có thể cung cấp những sản phẩm đó để cung cấp cho các cơ quan và tổ chức, cá nhân. Đối với các nhà sản xuất, việc được sơ tuyển cũng mang lại cơ hội để xem xét và thậm chí nâng cao chất lượng sản xuất của họ. Đối với các cơ quan quản lý ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình - nơi quy định về thiết bị y tế tiếp tục phát triển - việc sơ tuyển IVD mang lại sự hỗ trợ pháp lý bổ sung và có giá trị. Nó tham gia phát triển các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý thiết bị y tế, áp dụng các tiêu chuẩn này trong quá trình đánh giá sản phẩm và làm việc với các cơ quan quản lý để kết hợp các tiêu chuẩn này vào các hoạt động quản lý của riêng họ.

Bảng dưới đây xác định các quy trình đánh giá mà WHO sử dụng để đánh giá từng loại rủi ro GHTF, để minh họa các hoạt động đánh giá sẽ khác nhau như thế nào nếu các sản phẩm thuộc các loại rủi ro này được đánh giá để sơ tuyển. Điều này phù hợp với khuyến nghị của GHTF rằng chiều sâu hồ sơ và thời gian xem xét hồ sơ bị ảnh hưởng bởi loại IVD, độ phức tạp của nó và mức độ kết hợp công nghệ mới.

Bảng 1.2: Các yêu cầu của đánh giá sơ tuyển của WHO theo từng phân loại IVD

Yêu cầu sơ tuyển của WHO

Các yếu tố đánh giá

Đáp ứng của nhà sản xuất

Các đánh giá sơ tuyển của WHO

Class A*

Class B*

Class C

Class D

Đánh giá chất lượng

Hệ thống quản lý chất lượng (QMS)

Thiết lập và duy trì 1 hệ thống QMS đầy đủ

Không yêu cầu giám sát thông thường

Tin rằng hệ thống QMS hiện có và phù hợp hoặc tiến hành kiểm tra QMS theo cách khác

Xác nhận rằng QMS hiện hành và phù hợp đã được áp dụng hoặc tiến hành kiểm tra QMS theo cách khác

Xác nhận rằng QMS hiện hành và phù hợp đã được áp dụng hoặc tiến hành kiểm tra QMS theo cách khác

 

Khảo sát sau thương mại hóa

Thiết lập và duy trì thủ tục báo cáo khiếu nại

Có thể kiểm tra để điều tra các mối lo ngại về an toàn hoặc hiệu năng cụ thể

Xác nhận rằng quy trình báo cáo khiếu nại hiện tại và phù hợp được áp dụng như một phần của QMS

Xác nhận rằng quy trình báo cáo khiếu nại hiện tại và phù hợp được áp dụng như một phần của QMS

Xác nhận rằng quy trình báo cáo khiếu nại hiện tại và phù hợp được áp dụng như một phần của QMS

Đánh giá các tuyên bố của nhà sản xuất IVD về an toàn và hiệu quả

Tài liệu kỹ thuật

Thiết lập và cập nhật các tài liệu kỹ thuật, chuẩn bị và nộp hồ sơ để xem xét

Chỉ những nhóm thông tin được xem xét để xác định sự tuân thủ các Nguyên tắc thiết yếu

Chỉ những nhóm thông tin được xem xét để xác định sự tuân thủ các Nguyên tắc thiết yếu

Tiến hành xem xét hồ sơ sản phẩm để xác định sản phẩm an toàn và hoạt động như dự kiến, bao gồm cả việc đánh giá sự tuân thủ các Nguyên tắc cơ bản. Đồng thời đảm bảo rằng lợi ích của việc sử dụng IVD ở Quốc gia Thành viên WHO lớn hơn những rủi ro liên quan.

Tiến hành xem xét hồ sơ sản phẩm để xác định sản phẩm an toàn và hoạt động như dự kiến, bao gồm cả việc đánh giá sự tuân thủ các Nguyên tắc cơ bản. Đồng thời đảm bảo rằng lợi ích của việc sử dụng IVD ở Quốc gia Thành viên WHO lớn hơn những rủi ro liên quan.

Đánh giá hiệu quả - đánh giá trong phòng xét nghiệm

Đánh giá của phòng xét nghiệm

Thực hiện các nghiên cứu hiệu năng phải hỗ trợ việc sử dụng và hiệu năng an toàn của xét nghiệm

Không thực hiện đánh giá trong phòng xét nghiệm

Đánh giá trong phòng xét nghiệm chỉ được thực hiện trong những trường hợp đặc biệt được xác định theo nhu cầu của Quốc gia Thành viên)

Đánh giá trong phòng xét nghiệm được thực hiện trong phần lớn các trường hợp để đánh giá độc lập hiệu năng và đặc điểm hoạt động

Đánh giá trong phòng xét nghiệm được thực hiện để đánh giá độc lập hiệu năng và đặc điểm hoạt động

Theo hướng dẫn của FDA cũng như của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) việc đánh giá thiết bị y tế chẩn đoán IVD trước khi đưa ra thị trường hay gọi tắt là quá trình sơ tuyển bắt buộc phải được thực hiện với những quy trình nghiêm ngặt. Việc sơ tuyển IVD của WHO là đánh giá chất lượng toàn diện của từng IVD thông qua một quy trình được tiêu chuẩn hóa nhằm xác định xem sản phẩm có đáp ứng các yêu cầu sơ tuyển của WHO hay không. Kết quả sơ tuyển được sử dụng để đánh giá độ an toàn, chất lượng và hiệu năng của IVD có bán trên thị trường nhằm mục đích cung cấp hướng dẫn cho các cơ quan Liên Hợp Quốc (LHQ) và các Quốc gia Thành viên WHO trong các quyết định mua sắm của họ.

Theo quy định của WHO, quá trình đánh giá sơ tuyển gồm hai loại: Đánh giá đầy đủ và đánh giá rút gọn. Hai loại đánh giá sơ tuyển này bao gồm các hoạt động: xem xét hồ sơ sản phẩm (xem xét đầy đủ đối với đánh giá sơ tuyển đầy đủ; xem xét rút gọn đối với đánh giá sơ tuyển rút gọn); Đánh giá hiệu quả hoạt động, bao gồm các đặc điểm hoạt động; kiểm tra (các) địa điểm sản xuất; Và xem xét ghi nhãn.

Ví dụ như quy trình đánh giá sơ tuyển của WHO sẽ diễn ra như sau:

Nộp hồ sơ trước đánh giá

Để đánh giá sơ tuyển đầy đủ, WHO sẽ chính thức mời nhà sản xuất nộp hồ sơ sản phẩm đầy đủ cùng với Thư thỏa thuận đã ký hợp lệ và bằng chứng thanh toán phí sàng lọc hồ sơ. Đối với đánh giá sơ tuyển tóm tắt, WHO sẽ chính thức mời nhà sản xuất nộp hồ sơ sản phẩm tóm tắt, cùng với Thư thỏa thuận đã ký hợp lệ và bằng chứng thanh toán phí đánh giá sơ tuyển. Trước khi bắt đầu bất kỳ đánh giá sơ tuyển nào (dù đầy đủ hay rút gọn, nếu có), nhà sản xuất phải: (i) biên soạn và nộp cho WHO hồ sơ sản phẩm liên quan (tức là hồ sơ sản phẩm đầy đủ hoặc hồ sơ sản phẩm rút gọn, nếu có). Một số tài liệu tham khảo của WHO: PQDx_015 Mẫu nộp trước đánh giá, PQDx_018 Hướng dẫn biên soạn hồ sơ sản phẩm, PQDx_049 Danh sách kiểm tra hồ sơ sản phẩm và PQDx_173 Đánh giá sơ tuyển tóm tắt; (ii) điền, ký và gửi lại Thư Thỏa thuận cho WHO; và (iii) cung cấp cho WHO bằng chứng thanh toán phí sơ tuyển hiện hành. Các nhà sản xuất không nên nộp hồ sơ sản phẩm hoặc trả phí sơ tuyển, trừ khi được WHO hướng dẫn làm như vậy. Hồ sơ sản phẩm được gửi mà không có yêu cầu từ WHO sẽ bị hủy mà không được xem xét.

Đánh giá hồ sơ sản phẩm

WHO xem xét hồ sơ sản phẩm với mục đích:

Đánh giá bằng chứng hỗ trợ về tính an toàn và hiệu quả của sản phẩm; Và

Đánh giá việc thiết kế sản phẩm và quy trình sản xuất.

Thông tin được gửi trong hồ sơ sản phẩm sẽ được đánh giá bởi các chuyên gia (giám định viên) bên ngoài do WHO chỉ định sau khi nộp bằng chứng thanh toán phí đánh giá sơ tuyển hiện hành. Các chuyên gia đánh giá tham gia đánh giá hồ sơ sản phẩm sẽ có trình độ chuyên môn phù hợp trong các lĩnh vực liên quan và phải tuân thủ các quy định về bảo mật và xung đột lợi ích của WHO. Các chuyên gia đánh giá sẽ đóng vai trò là cố vấn tạm thời cho WHO.

Việc đánh giá hồ sơ sản phẩm sẽ được thực hiện theo quy trình chuẩn (SOP) do WHO xây dựng nhằm đảm bảo tính thống nhất trong đánh giá và tính kịp thời của các hoạt động đánh giá. Nếu cần, WHO có thể cung cấp đào tạo cho những người đánh giá.

Bất kỳ thiếu sót nào trong tài liệu được gửi và/hoặc trong dữ liệu được xác định trong quá trình xem xét hồ sơ sản phẩm sẽ được WHO thông báo bằng văn bản cho nhà sản xuất. Nhà sản xuất phải cung cấp kế hoạch hành động khắc phục nêu chi tiết các sửa đổi cần thiết để khắc phục những thiếu sót (tức là phản hồi các nhận xét; tài liệu và/hoặc dữ liệu bị thiếu) và thời hạn nộp chúng cho WHO. Nhà sản xuất sẽ có cơ hội gửi tối đa hai kế hoạch hành động khắc phục và với điều kiện là kế hoạch hành động khắc phục đó được WHO chấp nhận thì chỉ được phép sửa đổi một lần đối với hồ sơ sản phẩm gốc. Quy trình đánh giá sơ tuyển thường bị đình chỉ (tức là WHO sẽ không thực hiện thêm bất kỳ hành động nào) cho đến khi kế hoạch hành động khắc phục được nhà sản xuất đệ trình và được WHO chấp nhận. Trong một số trường hợp nhất định, WHO có thể quyết định cho phép nhà sản xuất khắc phục những điểm không phù hợp cụ thể sau khi sơ tuyển, miễn là nhà sản xuất cam kết bằng văn bản sẽ khắc phục chúng theo thời hạn đã thỏa thuận. “Cam kết sơ tuyển” như vậy sẽ được phản ánh trong WHOPAR và sẽ được xác minh trong quá trình kiểm tra lại. Việc không tuân thủ các cam kết sơ tuyển trong thời hạn đã thỏa thuận sẽ dẫn đến việc bị loại khỏi danh sách IVD sơ tuyển của WHO.

Nhà sản xuất có thể yêu cầu một buổi điều trần hoặc cuộc họp với WHO để làm rõ các vấn đề được xác định trong quá trình xem xét hồ sơ. WHO có thể cung cấp hướng dẫn kỹ thuật và thông số kỹ thuật cho nhà sản xuất để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuân thủ các yêu cầu của WHO.

Nếu sản phẩm đáp ứng thành công các yêu cầu sơ tuyển của WHO, bản tóm tắt đánh giá hồ sơ sản phẩm sẽ được đưa vào WHOPAR. Nếu hồ sơ sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu sơ tuyển của WHO hoặc nếu đáp ứng bất kỳ điều kiện nào khác nêu trong phần Hủy đơn thì hồ sơ sơ tuyển sẽ bị hủy.

Đánh giá hiệu năng của sản phẩm

Việc đánh giá hiệu năng là cần thiết để xác minh độc lập hiệu năng và đặc tính vận hành của IVD được đệ trình để sơ tuyển. Nó cũng cho phép WHO xác minh các đặc điểm hoạt động và hiệu năng được coi là cần thiết để sử dụng ở những nơi có nguồn lực hạn chế. Dữ liệu thu được bổ sung cho dữ liệu xác minh và xác nhận do nhà sản xuất cung cấp trong hồ sơ sản phẩm.

Đánh giá hiệu năng là một phần của cả đánh giá sơ tuyển đầy đủ và đánh giá sơ tuyển tóm tắt. Việc đánh giá hiệu năng của sản phẩm được thực hiện bởi (các) trung tâm cộng tác 7 cụ thể của WHO hoặc một hoặc nhiều phòng xét nghiệm được chỉ định (gọi chung là “(các) cơ sở đánh giá”), sử dụng quy trình đánh giá sơ tuyển của WHO. Sản phẩm sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí chấp nhận được xác định trước do WHO thiết lập.

Kiểm tra (các) địa điểm sản xuất

Việc kiểm tra (các) địa điểm sản xuất của WHO là một phần cần thiết trong đánh giá sơ tuyển, thường dành cho sản phẩm cụ thể và dựa trên các nguyên tắc được nêu trong “Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý” ISO 19011:2018. Mục đích của việc kiểm tra (các) cơ sở sản xuất là để đánh giá sự tuân thủ của hệ thống quản lý chất lượng và thực hành sản xuất của nhà sản xuất với các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành, chẳng hạn như ISO 13485:2016 “Thiết bị y tế - Hệ thống quản lý chất lượng - Yêu cầu đối với mục đích quản lý” và các tiêu chuẩn khác. Các tiêu chuẩn và hướng dẫn quốc tế liên quan do ISO, GHTF và IMDRF đưa ra liên quan đến thực hành tốt để sản xuất IVD sẽ được sử dụng khi cần thiết trong quá trình kiểm tra (các) địa điểm sản xuất.

Việc kiểm tra cơ sở sản xuất của WHO sẽ tập trung vào sự phù hợp của các quy trình và thủ tục đã triển khai để cung cấp IVD đáng tin cậy cho các Quốc gia Thành viên của WHO, các cơ quan của Liên Hợp Quốc và các tổ chức liên chính phủ có liên quan khác.

Đánh giá nhãn sản phẩm

Ghi nhãn sản phẩm được coi là một yếu tố quan trọng của bằng chứng được nộp để đánh giá sơ tuyển. Chỉ có nhãn mác rõ ràng và toàn diện mới truyền tải thông tin sản phẩm đến người dùng dự kiến một cách hiệu quả và đảm bảo việc sử dụng an toàn sản phẩm đã đủ tiêu chuẩn.

Bản hướng dẫn sử dụng (IFU) của sản phẩm được gửi cùng với biểu mẫu gửi trước sẽ được xem xét trong quá trình đánh giá sơ tuyển. Nhà sản xuất phải có được sự đồng ý bằng văn bản của WHO trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với phiên bản hướng dẫn sử dụng này; nếu không, đơn đăng ký có thể bị hủy.

Việc ghi nhãn sản phẩm sẽ được xem xét như một phần của mẫu đơn nộp trước, hồ sơ sản phẩm, đánh giá hiệu năng và kiểm tra (các) cơ sở sản xuất. IFU được xem xét về tính rõ ràng, chính xác, nhất quán với thông tin được gửi trong hồ sơ sản phẩm và tài liệu kỹ thuật cũng như với hướng dẫn và yêu cầu quốc tế cũng như sự phù hợp với nhóm người dùng dự kiến tại các Quốc gia Thành viên của WHO. Phản hồi tổng thể về việc đánh giá ghi nhãn sẽ được cung cấp cho nhà sản xuất sau khi tất cả các thành phần đánh giá đã được hoàn thành. Nếu được WHO yêu cầu, nhà sản xuất phải sửa đổi nhãn mác trước khi sản phẩm được sơ tuyển.

Việc ghi nhãn sản phẩm đã được thống nhất sẽ được đưa vào WHOPAR.

3. Tổng quan về đánh giá hiệu năng của thiết bị y tế chẩn đoán IVD

Theo WHO, các sản phẩm IVD sẽ được đánh giá hiệu năng bởi nhà sản xuất và đánh giá độc lập bởi tổ chức đánh giá. Điều này sẽ đảm bảo tính chính xác và khách quan trong đánh giá chất lượng và hiệu quả của sản phẩm IVD.

Khi một thiết bị y tế chẩn đoán (IVD) được đưa ra thị trường, nhà sản xuất phải chứng minh rằng thiết bị đó tuân thủ các Nguyên tắc thiết yếu về an toàn và hiệu quả theo quy định thông qua việc sử dụng các nghiên cứu đánh giá khoa học và khách quan.

Nói chung, từ góc độ lâm sàng, nhà sản xuất chứng minh được Thiết bị y tế chẩn đoán IVD đạt được hiệu quả dự định trong điều kiện sử dụng bình thường của người dùng dự kiến trong môi trường dự định (ví dụ: phòng xét nghiệm, phòng khám, trung tâm chăm sóc sức khỏe, môi trường gia đình) và trong quần thể dự kiến sử dụng.

Mục tiêu của nghiên cứu hiệu năng lâm sàng là đánh giá xem Thiết bị y tế chẩn đoán IVD có phù hợp hay không (tức là đáp ứng các Nguyên tắc thiết yếu về an toàn và hiệu quả) cho (các) mục đích và (các) đối tượng mà nó dự định sử dụng, khi không đánh giá được sự phù hợp của Thiết bị y tế chẩn đoán IVD thì sẽ được giải quyết bằng dữ liệu hiệu năng phân tích, tài liệu và/hoặc kinh nghiệm thu được bằng thử nghiệm chẩn đoán thông thường.

Các nghiên cứu về hiệu năng lâm sàng phải được thiết kế phù hợp và tính đến các nguyên tắc khoa học làm nền tảng cho việc thu thập dữ liệu về hiệu năng lâm sàng; bên cạnh đó phải phù hợp với các tiêu chuẩn về đạo đức do việc nghiên cứu sử dụng đối tượng là con người. Các mục tiêu và thiết kế của nghiên cứu hiệu năng lâm sàng phải được ghi lại trong một đề cương nghiên cứu hiệu năng lâm sàng. Quá trình thu thập dữ liệu phải đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và tính toàn vẹn dữ liệu trong toàn bộ quá trình nghiên cứu.

Đánh giá hiệu năng là một quá trình có tổ chức, minh bạch, lặp đi lặp lại và liên tục, là một phần của hệ thống quản lý chất lượng và được thực hiện trong suốt vòng đời của IVD.

3. Tổng quan về đánh giá hiệu năng của thiết bị y tế chẩn đoán IVD

Lập kế hoạch: thiết lập và duy trì kế hoạch đánh giá hiệu quả hoạt động; xác định cách tiếp cận và các bước để tạo ra bằng chứng lâm sàng cần thiết dựa trên đặc điểm của thiết bị, mục đích dự kiến của nó…

Thiết lập dữ liệu:

- Xác định và đánh giá dữ liệu sẵn có về mặt phù hợp và liên quan để chứng minh sự phù hợp với các tiêu chuẩn liên quan và mục đích dự định;

- Xác định liệu có cần thêm dữ liệu về giá trị khoa học, hiệu năng phân tích hoặc hiệu năng lâm sàng để chứng minh sự phù hợp và xác định bất kỳ vấn đề hoặc lỗ hổng nào chưa được giải quyết trong dữ liệu hay không;

- Tạo ra dữ liệu có giá trị khoa học, hiệu năng phân tích và hiệu năng lâm sàng cần thiết (ví dụ: để giải quyết các khoảng trống);

Phân tích, kết luận và tài liệu: phân tích và tài liệu về giá trị khoa học, dữ liệu hiệu năng phân tích và dữ liệu hiệu năng lâm sàng. Đánh giá và rút ra kết luận trong báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động (tất cả các loại); lập bản tóm tắt về an toàn và tính năng (đối với loại C và D)

Giám sát và cập nhật liên tục:Cập nhật báo cáo đánh giá hiệu năng, bản tóm tắt về an toàn và hiệu năng (đối với Loại C và D) và các tài liệu liên quan khác (ví dụ: Báo cáo cập nhật an toàn định kỳ trong suốt vòng đời của IVD cũng có tính đến dữ liệu thu được từ việc thực hiện báo cáo Theo dõi Hiệu năng Sau Thị trường của nhà sản xuất và thông qua đánh giá liên tục về công nghệ tiên tiến nhất.

Cách tiếp cận này được minh họa trong Hình 1.

Hình 1. Tổng quan về đánh giá hiệu năng

4. Phạm vi áp dụng của Hướng dẫn:

Mục đích chính của tài liệu này là cung cấp hướng dẫn cho các nhà sản xuất Thiết bị y tế chẩn đoán IVD, Cơ quan quản lý (RA) và Cơ quan đánh giá sự phù hợp (CAB) liên quan đến:

Lựa chọn thiết kế nghiên cứu hiệu năng lâm sàng

Những cân nhắc cần thực hiện khi thực hiện nghiên cứu hiệu năng lâm sàng;

Quy trình, tiến hành và báo cáo nghiên cứu hiệu năng lâm sàng

Do tính đa dạng của các Thiết bị y tế chẩn đoán IVD và các rủi ro liên quan của chúng, tài liệu này không nhằm mục đích cung cấp hướng dẫn toàn diện cho các nghiên cứu hiệu năng lâm sàng của các Thiết bị y tế chẩn đoán IVD cụ thể.

Các nghiên cứu về hiệu năng lâm sàng thường được thực hiện ở giai đoạn trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Tuy nhiên, tài liệu này cũng có thể áp dụng cho các nghiên cứu được thực hiện ở giai đoạn sau khi đưa sản phẩm ra thị trường.

LƯU Ý: Không nên sử dụng tài liệu này một cách riêng biệt mà nên sử dụng cùng với tài liệu 'Bằng chứng lâm sàng cho các Thiết bị y tế chẩn đoán IVD - Các định nghĩa và khái niệm chính' và 'Bằng chứng lâm sàng cho các Thiết bị y tế chẩn đoán IVD - Xác định giá trị khoa học và đánh giá hiệu năng' cũng như tài liệu 'Các nguyên tắc thiết yếu về an toàn và Hiệu năng của Thiết bị Y tế' và tài liệu 'Tài liệu Kỹ thuật Tóm tắt (STED) để Chứng minh Sự phù hợp với các Nguyên tắc Thiết yếu về An toàn và Hiệu năng của Thiết bị y tế chẩn đoán phòng xét nghiệm'

5. Giải thích thuật ngữ:

Thiết bị y tế chẩn đoán in vitro: Là những loại sinh phẩm dùng cho mục đích chẩn đoán ở bên ngoài cơ thể con người, với các mẫu sinh học được thu thập từ người hoặc các loại mẫu bệnh phẩm lấy từ các nguồn khác nhau. Các thiết bị y tế chẩn đoán không đưa vào cơ thể con người, không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người. Một số ví dụ về thiết bị y tế chẩn đoán thuộc loại này gồm có:

- Que thử thai sử dụng mẫu nước tiểu;

- Thiết bị y tế chẩn đoán Thalassemia sử dụng mẫu máu;

- Thiết bị y tế chẩn đoán đái tháo đường sử dụng mẫu máu;

Nghiên cứu hiệu năng phân tích (analytical performance study): Một nghiên cứu được thực hiện để đánh giá khả năng của thiết bị y tế chẩn đoán (IVD) trong việc đo lường một chất phân tích cụ thể.

Nghiên cứu hiệu năng lâm sàng (Clinical performance study): Một nghiên cứu được thực hiện để thiết lập hoặc xác nhận hiệu năng lâm sàng của IVD. (1)

Tiêu chuẩn tham chiếu (lâm sàng) (Clinical) reference standard): Tiêu chí tốt nhất hiện có để xác định sự hiện diện hay vắng mặt của tình trạng, sự kiện hoặc đặc điểm quan tâm bằng cách sử dụng một phương pháp hoặc kết hợp của nhiều phương pháp, bao gồm xét nghiệm trong phòng xét nghiệm, xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, thông tin bệnh lý và thông tin lâm sàng (bao gồm cả theo dõi bệnh).

Mục đích sử dụng dự kiến (Intended use): Mục đích dự kiến của nhà sản xuất liên quan đến việc sử dụng sản phẩm, quy trình hoặc dịch vụ như được phản ánh trong các thông số kỹ thuật, hướng dẫn và thông tin do nhà sản xuất cung cấp

Chất nền (matrix): Tất cả các thành phần của hệ thống vật liệu, ngoại trừ các dạng chất phân tích có liên quan đến lâm sàng.

Kết quả và Phiên giải (Result and Interpretation): Tài liệu này phân biệt giữa thuật ngữ “kết quả” và “phiên giải” như là kết quả đầu ra của IVD. “Kết quả” được hiểu là tín hiệu hoặc đầu ra của xét nghiệm, thường là kết quả đọc đầu tiên từ IVD. Ví dụ: giá trị đo của xét nghiệm kiểm tra có thể cho tín hiệu 0,5; do đó, với giá trị ngưỡng là 0,25, tỷ lệ ngưỡng tín hiệu (S/Co) sẽ được tính là 2. Mỗi giá trị này sẽ được coi là kết quả. Đối với xét nghiệm chẩn đoán nhanh cho thấy sự hiện diện hay vắng mặt của một hoặc nhiều vạch thử và vạch chứng, thì sự hiện diện của các dải đó sẽ được coi là kết quả.

“Phiên giải” được hiểu là kết quả cuối cùng từ việc sử dụng IVD và bắt nguồn từ việc diễn giải các kết quả xét nghiệm theo hướng dẫn sử dụng (IFU). Trong cả hai ví dụ trên, cách giải thích có thể là “dương tính”, “có phản ứng” hoặc tương tự.

Bệnh phẩm và mẫu (Specimen and Sample): Ở đây, “mẫu” dùng để chỉ vật liệu được thu thập trực tiếp từ một cá thể. Khi vật liệu nghiên cứu được tạo ra bằng cách pha loãng, gộp, thêm mẫu, v.v. của một hoặc nhiều mẫu, thì thuật ngữ “mẫu” được thay thế bằng thuật ngữ như “vật liệu giả”, “các chất kiểm soát (QC)” hoặc “pha loãng”. ”, nếu thích hợp.

Loại mẫu (Specimen type): Đề cập đến các loại mẫu khác nhau được thu thập để sử dụng với IVD. Ví dụ về các loại mẫu bao gồm nước tiểu, dịch uống, máu toàn phần, huyết thanh hoặc huyết tương.

Giá trị của nghiên cứu (Study validity): Mức độ suy luận rút ra từ một nghiên cứu được đảm bảo khi tính đến phương pháp nghiên cứu, tính đại diện của mẫu nghiên cứu và tính chất của quần thể mà nghiên cứu được thực hiện.

6. Các chữ viết tắt

Chữ viết tắt

Diễn giải

Ý nghĩa

CI

confidence interval

Khoảng tin cậy

CLSI

Clinical And Laboratory Standards Institute

Viện tiêu chuẩn Lâm sàng và Phòng xét nghiệm

CV

coefficient of variation

Hệ số biến thiên

FDA

US Food and Drug Administration

Cục quản lý Dược phẩm và thuốc Hoa kỳ

GHTF

Global Harmonization Task Force

Tổ chức Hài hòa hóa toàn cầu

IMDRF

International Medical Device Regulators Forum

Diễn đàn các nhà thiết lập chính sách cho thiết bị y tế quốc tế

IFU

Instruction for use

Hướng dẫn sử dụng

ISO

International Organization for Standardization

Tiêu chuẩn quốc tế

IVD

in vitro diagnostic medical device

Thiết bị y tế chẩn đoán chẩn đoán phòng xét nghiệm

MDSAP

Medical Device Single Audit

Đánh giá đơn thiết bị y tế

NPV

negative predictive value

Giá trị dự đoán âm tính

PPV

positive predictive value

Giá trị dự đoán dương tính

QC

quality control

Nội kiểm

S/Co

signal to cut-off ratio

Tỷ số tín hiệu/ngưỡng

SD

standard deviation

Độ lệch chuẩn

SOP

standard operating procedure

Quy trình chuẩn

STARD

Standards For Reporting Diagnostic Accuracy  Studies Initiative

Tiêu chuẩn cho các báo cáo nghiên cứu độ chính xác chẩn đoán

UN

United Nations

Liên hợp quốc

WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế Thế giới

WHOPAR

World Health Organization Public Assessment Report

Báo cáo kết quả đánh giá sơ tuyển nhưng không bao gồm thông tin bí mật và độc quyền.

WHOPIR

World Health Organization Public Inspection Report

Báo cáo những phát hiện được đưa ra trong quá trình kiểm tra (các) cơ sở sản xuất cũng như các hành động khắc phục được thực hiện đối với (các) cơ sở đó, nhưng không bao gồm thông tin bí mật và độc quyền.

 

CHƯƠNG II. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG CỦA THIẾT BỊ Y TẾ CHẨN ĐOÁN (IVD)

1. Các loại nghiên cứu

Hai loại nghiên cứu rộng mô tả hiệu năng của IVD và được yêu cầu như một phần của hồ sơ nộp để WHO sơ tuyển IVD: nghiên cứu hiệu năng phân tích và nghiên cứu hiệu năng lâm sàng. Theo định nghĩa của GHTF (1):

Nghiên cứu hiệu năng phân tích đánh giá “khả năng của Thiết bị y tế chẩn đoán IVD trong việc phát hiện hoặc đo lường một chất phân tích cụ thể”; Và

Nghiên cứu về hiệu năng lâm sàng chứng minh “khả năng của Thiết bị y tế chẩn đoán IVD mang lại kết quả tương quan với một tình trạng/trạng thái sinh lý cụ thể phù hợp với (đối tượng) đối tượng mục tiêu và người dùng dự kiến”.

Do đó, các nghiên cứu hiệu năng phân tích ước tính các đặc tính nội tại của IVD, trong khi các nghiên cứu hiệu năng lâm sàng xác định hiệu năng dự kiến của IVD trong mục đích sử dụng trên người dùng dự kiến, sử dụng loại mẫu xét nghiệm dự kiến. Bảng 1 tóm tắt và nêu rõ đặc điểm của từng loại hình nghiên cứu.

Số lượng và loại nghiên cứu hiệu năng mà nhà sản xuất nên thực hiện để xác nhận IVD sẽ phụ thuộc vào thiết kế và bản chất của chính IVD. Là một phần của hệ thống quản lý chất lượng, nhà sản xuất phải tiến hành phân tích nguy cơ đầy đủ đối với IVD đang được phát triển. Thông qua quá trình này, nguy cơ liên quan đến việc sản xuất, mục đích sử dụng, v.v. của IVD có thể được đánh giá. Dựa trên đánh giá này, các tiêu chuẩn, tài liệu tham khảo và yêu cầu pháp lý có liên quan có thể được xác định và các nghiên cứu xác nhận được thiết kế như một phương tiện để giảm thiểu những nguy cơ đó. Thông thường, hồ sơ sản phẩm IVD được nộp để sơ tuyển WHO dự kiến sẽ bao gồm ít nhất những nghiên cứu hiệu năng lâm sàng và phân tích được tóm tắt trong Bảng 3.

Các nghiên cứu về hiệu năng phân tích và lâm sàng khác nhau rõ rệt ở loại bằng chứng mà chúng tạo ra và các tuyên bố về hiệu năng mà bằng chứng đó hỗ trợ. Tuy nhiên, cả hai loại nghiên cứu này đều được củng cố bởi một số nguyên tắc chính chung được thảo luận ở đây.

Việc đánh giá các đặc tính hiệu quả phân tích và lâm sàng phải được tiến hành theo các tiêu chuẩn hoặc khuyến nghị quốc tế. Ví dụ: độ chính xác và độ lệch có thể được đánh giá theo hướng dẫn của CLSI EP05-A3 và CLSI EP09-A3.

Bảng 2.1: So sánh đặc điểm của nghiên cứu hiệu năng phân tích và hiệu năng lâm sàng

Đặc điểm

Nghiên cứu hiệu năng phân tích

Nghiên cứu hiệu năng lâm sàng

Mục đích

Thiết lập các khả năng hiệu năng nội tại

Thiết lập các hiệu năng mong muốn cho mục đích sử dụng với người

sử dụng

Những tiêu chí được đánh giá

Loại mẫu (tính phù hợp, thu thập, lưu trữ và độ bền khi vận chuyển)

Sự cân bằng giữa các loại mẫu

Các đặc điểm hiệu năng phân tích:

Độ chính xác

Độ đúng và độ chệch

Độ chụm (lặp lại và tái lặp)

Độ nhạy phân tích (giới hạn phát hiện)

Độ đặc hiệu phân tích (phản ứng chéo và yếu tố nhiễu)

Khoảng đo của xét nghiệm

Thẩm định giá trị ngưỡng của xét nghiệm

Thẩm định thời gian đọc kết quả

Truy nguyên nguồn gốc của vật liệu chuẩn và chứng

Thẩm định quy trình xét nghiệm

IVD và độ ổn định của thuốc thử

Độ ổn định khi đang sử dụng

Độ ổn định khi vận chuyển

Độ bền

Yếu tố con người

Xác nhận nhãn và IFU (xét nghiệm không tự thực hiện)

Độ nhạy lâm sàng

Độ đặc hiệu lâm sàng

Giá trị dự đoán dương tính

Giá trị dự đoán âm tính

Xác nhận của người sử dụng về nhãn dán và IFU (tự thực hiện)

Loại bệnh phẩm dùng cho nghiên cứu

Mẫu vật lưu giữ phả hệ

Bảng tham chiếu thương mại

Các mẫu thử được tạo ra nhằm tạo ra nồng độ mục tiêu hoặc mức độ phản ứng để thách thức sản phẩm

Mẫu theo mục đích sử dụng được thu thập từ quần thể dự kiến sử dụng

Người thực hiện Xét nghiệm

Người sử dụng được đào tạo (trong 1 vài trường hợp là người dự định sử dụng)

Người dùng dự định

IFU, instructions for use; IVD, in vitro diagnostic medical device; NPV, negative predictive value: PPV, positive predictive value

2. Những cân nhắc chung cho nghiên cứu hiệu năng lâm sàng và hiệu năng phân tích

2.1. Mục đích sử dụng

Mục đích sử dụng mô tả cách sử dụng xét nghiệm cụ thể với các đặc điểm: ai là người sử dụng, trong tình trạng nào, sử dụng ra làm sao, loại mẫu bệnh phẩm nào, trên đối tượng bệnh nhân hoặc cá thể nào (ví dụ: tuổi, chủng tộc, giới tính, địa lý hoặc tình trạng lâm sàng) và những đặc điểm cần phát hiện. Mục đích sử dụng dự kiến cũng nhằm mô tả các trường hợp mà tại đó một cá thể hoặc người bệnh nhân sẽ được thực hiện xét nghiệm. Các mục đích của xét nghiệm có thể gồm:

Sàng lọc (ví dụ như giám sát hoặc an toàn truyền máu);

Hỗ trợ chẩn đoán và xác định diễn biến cũng như tiên lượng bệnh của bệnh nhân;

Theo dõi quá trình điều trị của bệnh nhân hoặc theo dõi tiến triển của họ sau khi điều trị;

Phân giai đoạn hoặc hỗ trợ phân giai đoạn bệnh; Và

Phân biệt hoặc dự đoán bệnh.

Mục đích sử dụng IVD sẽ quyết định phần lớn loại hình và phạm vi của cả nghiên cứu hiệu năng lâm sàng và hiệu năng phân tích.

 

Bảng 2.2. Bảng liệt kê các mục đích sử dụng chính của xét nghiệm IVD và minh họa cho sự khác biệt của chúng

Mục đích xét nghiệm

Mô tả

Ví dụ

Chẩn đoán

Các xét nghiệm chẩn đoán được sử dụng để xác định, xác minh hoặc xác nhận tình trạng lâm sàng của bệnh nhân như một yếu tố quyết định duy nhất. Loại xét nghiệm này cũng bao gồm các xét nghiệm xác nhận duy nhất (để xác minh kết quả của xét nghiệm trước đó) và các xét nghiệm loại trừ duy nhất (để loại trừ một tình trạng cụ thể).

Những xét nghiệm này được thiết kế để đánh giá tình trạng hiện tại của bệnh nhân.

Xét nghiệm di truyền để chẩn đoán Tay-Sachs

Xét nghiệm khẳng định kháng nguyên HBs để xác minh kết quả sàng lọc dương tính

Xét nghiệm D-dimer để đánh giá nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu

Xét nghiệm karyotype để chẩn đoán Trisomy 18 (hội chứng Edward)

Hỗ trợ chẩn đoán

Các xét nghiệm Hỗ trợ Chẩn đoán được sử dụng để cung cấp thông tin bổ sung nhằm hỗ trợ việc xác định hoặc xác minh tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. Xét nghiệm không phải là yếu tố quyết định duy nhất.

Những xét nghiệm này được thiết kế để đánh giá tình trạng hiện tại của bệnh nhân.

Xét nghiệm troponin hỗ trợ chẩn đoán nhồi máu cơ tim

Xét nghiệm di truyền để hỗ trợ chẩn đoán bệnh tăng cholesterol máu mang tính chất gia đình (FH)

Xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp để đánh giá chức năng tuyến giáp

Xét nghiệm ái lực toxoplasma IgG để xác định khả năng nhiễm trùng đang hoạt động

Xét nghiệm ANA để xác định bệnh tự miễn

Xét nghiệm kiểu gen của đột biến Yếu tố V Leiden để hỗ trợ chẩn đoán bệnh huyết khối

Sàng lọc

Các xét nghiệm sàng lọc được sử dụng để xác định tình trạng bệnh, rối loạn hoặc trạng thái sinh lý khác ở một cá thể không có triệu chứng.

Những loại xét nghiệm này bao gồm xét nghiệm sàng lọc di truyền, xét nghiệm phân loại sinh lý và xét nghiệm dùng để giảm nguy cơ lây truyền bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh và sàng lọc người hiến tặng (truyền máu hoặc cấy ghép).

Tùy thuộc vào bản chất của tình trạng và nhóm bệnh nhân mục tiêu, các xét nghiệm sàng lọc có thể được sử dụng thường xuyên hoặc có thể bị hạn chế đối với những bệnh nhân 'có nguy cơ'.

Những bài kiểm tra này được thiết kế để đánh giá tình trạng hiện tại của một cá nhân.

Xét nghiệm phát hiện kháng nguyên bề mặt viêm gan B trong máu hiến

Sàng lọc IgG rubella trước sinh ở phụ nữ mang thai

Xét nghiệm di truyền trước khi sinh để phát hiện trisomy 21 (hội chứng Down)

Xét nghiệm di truyền sơ sinh để phát hiện bệnh phenylketon niệu

Xét nghiệm xác định HLA, nhóm máu và các yếu tố nhóm máu để phù hợp với người hiến

Theo dõi

Các xét nghiệm theo dõi điều trị được sử dụng để đo mức chất phân tích nhằm mục đích điều chỉnh các phương pháp điều trị/can thiệp theo yêu cầu. Kiểm tra giám sát bao gồm:

Các xét nghiệm được sử dụng để đảm bảo rằng chất phân tích duy trì ở mức sinh lý hoặc trong khoảng thuốc điều trị đã được thiết lập. Những loại bài kiểm tra giám sát này được thiết kế để đánh giá trạng thái hiện tại của một cá nhân.

Các xét nghiệm được sử dụng để đo nối tiếp, trong đó nhiều phép xác định được thực hiện theo thời gian. Những loại xét nghiệm theo dõi này thường được sử dụng để phát hiện/đánh giá sự tiến triển/hồi quy của bệnh, bệnh tái phát, bệnh còn sót lại ở mức tối thiểu, phản ứng/kháng thuốc với điều trị và/hoặc tác dụng phụ do điều trị. Những loại bài kiểm tra giám sát này được thiết kế để đánh giá những thay đổi trong trạng thái của một cá nhân

Theo dõi iPTH trong phẫu thuật cắt tuyến cận giáp để xác nhận việc loại bỏ mô bất thường

Tự kiểm tra đường huyết để cho phép phản ứng nhanh với tình trạng tăng đường huyết hoặc hạ đường huyết

Theo dõi thuốc điều trị của thuốc ức chế miễn dịch để ngăn ngừa đào thải các cơ quan cấy ghép

Xét nghiệm tải lượng virus ở bệnh nhân được xác định nhiễm HIV để xác định đáp ứng điều trị và điều chỉnh liệu pháp nếu cần thiết

Theo dõi nồng độ CA 15- 3 ở bệnh nhân ung thư vú đã điều trị để phát hiện tái phát

Xét nghiệm phát hiện bản phiên mã BCR-ABL để theo dõi đáp ứng/kháng thuốc ở bệnh nhân đang điều trị bệnh bạch cầu lympho cấp tính (ALL) hoặc bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính (CML)

Xét nghiệm globulin miễn dịch và sắp xếp lại gen thụ thể tế bào T để phát hiện bệnh còn sót lại ở bệnh nhân ung thư.

Theo dõi xu hướng

Các xét nghiệm theo dõi xu hướng được sử dụng để xác định khả năng khởi phát bệnh (tức là đánh giá nguy cơ phát triển bệnh trong tương lai) ở những bệnh nhân không có triệu chứng.

Đối với những bệnh nhân có đủ nguy cơ (được xác định bằng kết quả xét nghiệm), có thể thực hiện các biện pháp can thiệp phòng ngừa.

Những xét nghiệm này được thiết kế để đánh giá tình trạng tương lai của bệnh nhân.

Xét nghiệm di truyền xác định apolipoprotein E để đánh giá nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer

Xét nghiệm tình trạng đột biến BRCA1/BRCA2 để đánh giá nguy cơ phát triển ung thư vú (bệnh nhân có thể chọn phẫu thuật cắt bỏ vú dự phòng nếu họ có đủ nguy cơ)

Tiên lượng mắc bệnh (prognosis)

Các xét nghiệm tiên lượng được sử dụng để đo lường các yếu tố liên quan đến kết quả lâm sàng bất kể điều trị. Các xét nghiệm như vậy có thể được sử dụng để ước tính diễn biến tự nhiên của bệnh (tức là kết quả khi không điều trị) hoặc để xác định khả năng xảy ra kết quả lâm sàng bất kể can thiệp điều trị.

Những xét nghiệm này được thiết kế để đánh giá tình trạng tương lai của bệnh nhân.

Nồng độ protein phản ứng C có độ nhạy cao để phân tầng nguy cơ bệnh nhân mắc hội chứng mạch vành cấp tính nhằm xác định khả năng xảy ra các biến cố tim trong tương lai

Nồng độ RNA HIV-1 ban đầu để đánh giá tiên lượng bệnh nhân

Xét nghiệm biểu hiện gen ung thư để tìm nguy cơ di căn nhằm điều chỉnh mức độ điều trị tích cực

Tiên lượng (của đáp ứng điều trị - Prediction)

Các xét nghiệm dự đoán được sử dụng để đo lường các yếu tố xác định khả năng đáp ứng của bệnh nhân hoặc phản ứng bất lợi đối với một liệu pháp cụ thể.

Các xét nghiệm dự đoán được thiết kế đặc biệt để sử dụng với liệu pháp nhắm đích đôi khi được gọi là 'chẩn đoán đồng hành' hoặc 'y học cá thể.

Những xét nghiệm này được thiết kế để đánh giá tình trạng tương lai của bệnh nhân.

Xét nghiệm HER-2/neu ở bệnh nhân ung thư vú để đánh giá khả năng đáp ứng với liệu pháp hormone

Xác định các biến thể trong gen cytochrome P450 (tức là trạng thái chuyển hóa) để xác định các lợi ích điều trị tiềm ẩn và/hoặc các phản ứng bất lợi đối với việc điều trị bằng thuốc kháng tiểu cầu

Xác định tình trạng sinh lý

Các xét nghiệm xác định tình trạng sinh lý được sử dụng để đánh giá trạng thái sinh lý của một cá nhân nhằm mục đích xác định tình trạng hoặc đặc điểm của cá thể người.

Những xét nghiệm này được thiết kế để đánh giá tình trạng hiện tại của bệnh nhân.

XN hCG để xác định tình trạng mang thai

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, Thiết bị y tế chẩn đoán IVD có thể có một hoặc nhiều mục đích thử nghiệm. Ví dụ: xét nghiệm bệnh truyền nhiễm dựa trên axit nucleic có thể được sử dụng để chẩn đoán (xét nghiệm ở bệnh nhân nghi ngờ bị nhiễm bệnh), sàng lọc (xét nghiệm ở bệnh nhân không có triệu chứng) và theo dõi (xác định tải lượng virus để đánh giá hiệu quả điều trị).

Trong một số trường hợp, có thể khó xác định mục đích thử nghiệm riêng biệt, đặc biệt khi mục đích này phụ thuộc vào (hoặc liên kết với) mục đích khác. Ví dụ: một xét nghiệm di truyền duy nhất có thể được sử dụng để phát hiện kiểu gen (tức là sàng lọc) cũng như cung cấp khả năng phát triển tình trạng bệnh (tức là khuynh hướng).

Thiết bị y tế chẩn đoán IVD có thể được thiết kế cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau với các mục đích thử nghiệm khác nhau (ví dụ: chẩn đoán, sàng lọc, theo dõi).

Mục đích thử nghiệm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cỡ mẫu đối tượng (N) và tiêu chí lựa chọn (bao gồm và loại trừ) khi lập kế hoạch và thiết kế nghiên cứu hiệu năng lâm sàng. Ví dụ: nếu tỷ lệ lưu hành ở trạng thái bệnh thấp và mục đích của xét nghiệm là sàng lọc những cá nhân không có triệu chứng thì có thể cần phải lấy mẫu từ một số lượng lớn đối tượng để cung cấp đủ bằng chứng về hiệu năng lâm sàng. Tuy nhiên, nếu xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán ở những người có triệu chứng thì mẫu xét nghiệm từ một số lượng đối tượng nhỏ hơn có thể là đủ.

Khi thích hợp, cần cân nhắc về thời điểm lấy mẫu bệnh phẩm, chẳng hạn như trước khi điều trị hoặc trong khi điều trị. Ví dụ, một thử nghiệm về khuynh hướng sẽ yêu cầu các mẫu phải được lấy trước khi tình trạng này bắt đầu.

Khi thích hợp, nghiên cứu nên được thiết kế để bao gồm việc theo dõi bệnh nhân nhằm xác định kết quả/hậu quả lâm sàng của họ. Điều này sẽ được áp dụng cho các xét nghiệm xác định các tình trạng trong tương lai, chẳng hạn như xét nghiệm về khuynh hướng, tiên lượng và dự đoán.

Khi thích hợp, nhiều mục đích thử nghiệm có thể được đánh giá đồng thời. Trong những trường hợp này, nhiều loại thiết kế có thể được kết hợp thành một nghiên cứu hiệu năng lâm sàng duy nhất. Các nghiên cứu về hiệu năng lâm sàng như vậy phải được thiết kế và có sự tham gia của các nhóm bệnh nhân (có tình trạng lâm sàng đã biết hoặc có thể xác định được) để xác nhận đầy đủ tất cả các mục đích xét nghiệm tiềm năng.

2.2 Tiêu chuẩn tham khảo

Các kết luận có ý nghĩa về hiệu quả của IVD chỉ có thể được rút ra từ các nghiên cứu hiệu năng sử dụng các mẫu trong đó chất phân tích thực hoặc tình trạng lâm sàng đã được xác định ở mức độ tin cậy cao. Trạng thái thực sự của mẫu bệnh phẩm hoặc đối tượng phải được xác định bằng cách sử dụng tiêu chuẩn tham khảo thích hợp (phương pháp tốt nhất hiện có để xác định sự hiện diện hay vắng mặt của tình trạng đích). Trong một số trường hợp, tiêu chuẩn tham khảo có thể là một thử nghiệm hiện đại nhất; ở những nơi khác, có thể cần phải có một thuật toán thử nghiệm được xác nhận. Trong những tình huống không khả thi, biểu hiện lâm sàng và dấu hiệu thay thế có thể cung cấp bằng chứng gián tiếp hỗ trợ sự hiện diện hay vắng mặt của tình trạng mục tiêu, nhưng cần xem xét cẩn thận những hạn chế của phương pháp này.

2.3 Giá trị nghiên cứu (nội tại và bên ngoài)

Giá trị của một nghiên cứu được định nghĩa là “mức độ mà ở đó suy luận rút ra từ một nghiên cứu được đảm bảo khi tính đến các phương pháp nghiên cứu, tính đại diện của mẫu nghiên cứu và bản chất của tổng thể mà nó được rút ra”. Giá trị nghiên cứu có thể được định nghĩa sâu hơn là bao gồm cả các thành phần nội tại và bên ngoài.

2.3.1 Giá trị nội tại

Giá trị nội tại là không có lỗi hệ thống; nó mô tả một hiện tượng được quan sát có thể được quy cho một hiệu ứng giả thuyết tốt đến mức nào. Một nghiên cứu có giá trị nội bộ hoặc không thiên vị nếu nó có thể đưa ra những suy luận không thiên vị về một thông số mục tiêu (ví dụ: độ nhạy và độ đặc hiệu).

Ví dụ về giá trị nội tại:

Tính ổn định - cần nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện bảo quản dự kiến lên các lô IVD được giữ lại để bảo quản trong thời gian dài hơn. Giá trị nội tại của một nghiên cứu như vậy dựa trên:

Mức độ xác định điều kiện và thời gian bảo quản; liệu các kết quả có đáng tin cậy hay không và có thể hiểu được độ tin cậy của các kết quả đó hay không (ví dụ: thử nghiệm lặp lại tại mỗi thời điểm và điều kiện nhiệt độ được báo cáo); Và

Kết quả được phân tích như thế nào để đưa ra kết luận cuối cùng (ví dụ: tiêu chí đạt và không đạt được xác định cụ thể nhằm giải quyết mục tiêu nghiên cứu).

2.3.2 Giá trị bên ngoài

Một nghiên cứu hiệu năng có thể được coi là có giá trị bên ngoài nếu kết quả của nó có thể được khái quát hóa cho một nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể và phù hợp ngoài mẫu được thử nghiệm. Với các nghiên cứu hiệu năng lâm sàng, giá trị bên ngoài cũng có thể được coi là mức độ mà kết quả từ một nghiên cứu phản ánh hiệu quả thực tế của thử nghiệm đối với nhóm đối tượng sử dụng dự định (7).

Ví dụ về giá trị bên ngoài:

Tính ổn định - Việc xác định độ ổn định của IVD có giá trị bên ngoài nếu thử nghiệm được tiến hành bằng cách sử dụng nhiều lô IVD ở cỡ lô đã được xác nhận lấy từ (hoặc đại diện của) sản xuất thông thường. Nghiên cứu cũng phải chứng minh rằng các điều kiện bảo quản phù hợp với mục đích sử dụng dự định để xác định môi trường vận hành dự kiến.

Các loại mẫu bệnh phẩm được công bố - giá trị bên ngoài được thể hiện bằng cách hiểu mối quan hệ giữa các thuộc tính của mẫu bệnh phẩm đối với tất cả các loại bệnh phẩm được công bố. Do đó, đối với IVD được yêu cầu sử dụng với máu toàn phần, huyết thanh và huyết tương, nếu xét nghiệm chỉ được tiến hành bằng huyết thanh thì cần phải hiểu liệu kết quả có thể được khái quát hóa cho cả huyết tương và máu toàn phần hay không và có bằng chứng gì để khẳng định điều này.

Với các nghiên cứu hiệu năng lâm sàng, giá trị bên ngoài cũng có thể được đảm bảo bằng cách sử dụng phiên bản cuối cùng của IVD theo IFU. Nếu phải thực hiện các thay đổi thì chúng phải được xác nhận để chứng minh chúng không có tác động bất lợi đến tính an toàn hoặc hiệu năng thử nghiệm. Nghiên cứu được thực hiện bởi nhiều người, tại nhiều địa điểm khác nhau về mặt địa lý (thường có tối thiểu ba địa điểm và thử nghiệm ba lô sản phẩm độc lập)

Với mức độ đào tạo phù hợp cho nghiên cứu cụ thể; Và

Các nghiên cứu thích hợp được tiến hành trong bối cảnh mục đích sử dụng nhằm giải quyết môi trường hoạt động dự kiến.

Một nghiên cứu được thiết kế tốt, dù kiểm tra hiệu năng phân tích hay lâm sàng, phải có khả năng chứng minh được giá trị bên trong và bên ngoài cao. Thiết kế một nghiên cứu để giảm thiểu sai khác thực nghiệm là điều cơ bản để đảm bảo tính hợp lệ của nghiên cứu.

2.4 Độ chệch

Độ chệch đề cập đến mức độ mà kết quả sai khác so với giá trị đúng. Ví dụ, điều này có thể biểu hiện dưới dạng sai khác xét nghiệm, trong đó giá trị thử nghiệm từ IVD khác với giá trị được mong đợi bởi thử nghiệm tương tự sử dụng phương pháp hoặc vật liệu tham chiếu. Điều quan trọng là cố gắng truy xuất nguồn gốc của các kết quả thử nghiệm theo các tiêu chuẩn và tài liệu tham khảo được quốc tế công nhận ở cấp độ cao hơn và kết quả phải được thể hiện là có thể thay đổi được.

Sự sai khác cũng có thể phát sinh từ một hoặc nhiều sai sót trong thiết kế nghiên cứu dẫn đến kết luận không phản ánh đầy đủ sự thật về hiệu quả của IVD. Như đã lưu ý ở trên, sai khác có thể phát sinh từ nhiều nguồn, đặc biệt là việc lựa chọn và xử lý việc lựa chọn bệnh nhân, xét nghiệm chỉ số, tiêu chuẩn tham chiếu, quy trình và thời gian . Một số nguồn sai khác thực nghiệm quan trọng được tóm tắt trong Bảng 5.

Bảng 2.3. Một số nguồn gốc sai khác trong nghiên cứu

Loại độ chệch

Diễn giải

Phương pháp hạn chế độ chệch

Độ chệch thành phần của phổ sử dụng

Khi IVD được thử nghiệm bằng cách sử dụng các mẫu không đại diện cho mục đích sử dụng hoặc nhóm người dùng dự kiến.

Loại sai khác này có thể được giảm thiểu bằng cách:

đảm bảo rằng các mẫu xét nghiệm đến từ các cá nhân ở tất cả các giai đoạn của tình trạng mà xét nghiệm được thiết kế để phát hiện;

các mẫu xét nghiệm có chứa các chất có khả năng gây nhiễu cũng như các mẫu từ những cá nhân có tình trạng bệnh lý có khả năng gây nhiễu đại diện cho nhóm đối tượng thử nghiệm; Và

đảm bảo rằng các mẫu được xét nghiệm từ các cá nhân đại diện cho sự đa dạng về nhân khẩu học phù hợp (ví dụ: độ tuổi, giới tính và sắc tộc) trong bối cảnh sử dụng dự kiến.

Độ chệch do sự lựa chọn

Khi mẫu không có khả năng hoạt động tốt trong nghiên cứu xác nhận sẽ bị loại khỏi bảng thử nghiệm đại diện cho mục đích sử dụng và nhóm thử nghiệm dự kiến.

Ví dụ: Một nhà sản xuất có thể đã phát triển một phiên bản nâng cao của IVD hiện có, bao gồm thay đổi các công thức thuốc thử làm tăng độ nhạy phân tích. Tuy nhiên, thiết kế nghiên cứu chỉ bao gồm thử nghiệm các mẫu dương tính với IVD ban đầu ít nhạy cảm hơn. Việc chọn mẫu theo cách này không đưa ra thách thức thực sự cho tuyên bố rằng IVD nâng cao có độ nhạy phân tích cao hơn; nó chỉ chứng tỏ độ nhạy tốt như IVD ban đầu. Độ chệch tương tự có thể xuất hiện trong bất kỳ IVD nào khi mẫu vật được chọn sao cho chúng cao hơn đáng kể so với S/Co.

Loại sai khác này có thể được giảm thiểu bằng cách áp dụng các tiêu chí lựa chọn mẫu minh bạch, khách quan và chặt chẽ về mặt khoa học mà không thiên vị quá mức cho IVD đang được đánh giá. Lý tưởng nhất là các bệnh nhân tham gia nghiên cứu hiệu năng lâm sàng sẽ được thu tuyển liên tiếp đáp ứng các tiêu chí lựa chọn được xác định trước đó. Sai khác lựa chọn cũng có thể được giải quyết bằng cách đảm bảo rằng 1 panel xét nghiệm chứa các mẫu có thể thử thách hiệu quả của IVD (ví dụ: mẫu có hiệu giá thấp và mẫu từ những người hiến máu không được chọn, bao gồm cả những người hiến máu lần đầu, được sử dụng để xác định tính đặc hiệu).

Sai số do lấy mẫu

Khi có quá ít mẫu được thử nghiệm để đại diện cho dân số mục tiêu.

Ví dụ: Điều này có thể dẫn tới kết quả đánh giá hiệu năng IVD quá cao bởi nguy cơ âm tính giả thấp khi không đủ số lượng mẫu bệnh phẩm được thử nghiệm để phát hiện khả năng này.

Có thể giảm thiểu sai khác lấy mẫu bằng cách đảm bảo rằng về mặt thống kê

số lượng mẫu vật có ý nghĩa, đủ để phát hiện hiện tượng nếu nó tồn tại, được thử nghiệm trong một nghiên cứu hiệu năng.

Sai số do thực hiện

Khi có một phương pháp có đặc tính kém hoặc không đầy đủ để cho phép xác định trạng thái chất phân tích thực sự của mẫu được lựa chọn.

Ví dụ: Một nghiên cứu xác định độ nhạy lâm sàng của IVD bằng cách so sánh kết quả xét nghiệm thử nghiệm với kết quả từ một xét nghiệm so sánh duy nhất. Trong trường hợp này, xét nghiệm sâu hơn để xác định trạng thái thực sự của chất phân tích sẽ chỉ được thực hiện đối với những mẫu có kết quả không thống nhất giữa xét nghiệm IVD và xét nghiệm so sánh. Hơn nữa, thiết kế thử nghiệm như vậy không tính đến và không thể phát hiện ra rằng các kết quả thử nghiệm có thể vừa phù hợp vừa không đúng

Có thể giảm thiểu sai khác khi làm việc bằng cách sử dụng tiêu chuẩn tham chiếu phù hợp hoặc phương pháp thử nghiệm được xác nhận trên tất cả các mẫu được sử dụng trong nghiên cứu. Nhà sản xuất có nghĩa vụ đảm bảo rằng tiêu chuẩn tham chiếu được chọn đã được xác nhận và việc xác nhận được thực hiện trong phòng xét nghiệm có thẩm quyền; ví dụ: một cơ sở hoạt động theo ISO 15189 hoặc tương đương

Sai khác do sự Xem xét, người quan sát, hoặc sai khác thông tin

biết về kết quả xét nghiệm trước đó hoặc

tình trạng lâm sàng của cá nhân mà mẫu xét nghiệm được lấy sẽ gây ra sai khác.

Ví dụ: Đối với IVD có thể đọc trực quan, nếu người xét nghiệm biết rằng mẫu xét nghiệm là của một cá nhân bị nhiễm bệnh thì người thực hiện xét nghiệm đó có thể mong đợi kết quả xét nghiệm dương tính. Tương tự như vậy, nếu người thực hiện phép thử tiến hành cả phép thử tham chiếu và phép thử được đánh giá thì người thực hiện phép thử có thể không đưa ra được giải thích khách quan về phép thử, đặc biệt trong trường hợp mẫu dương tính yếu.

Loại sai khác này có thể được giảm thiểu bằng cách đảm bảo rằng người thực hiện kiểm tra không biết đến bất kỳ kết quả xét nghiệm nào trước đó hoặc tình trạng lâm sàng của cá nhân lấy mẫu xét nghiệm. Điều này có thể được thực hiện bằng cách gán mã mẫu để thay thế tên bệnh nhân hoặc mã số bệnh nhân và thứ tự xét nghiệm ngẫu nhiên của mẫu. Kỹ thuật viên xét nghiệm hoặc điều tra viên lâm sàng sẽ không biết chìa khóa liên kết mã mẫu với tiền sử bệnh nhân cho đến khi nghiên cứu hoàn tất.

Điều quan trọng là đảm bảo rằng người thực hiện thử nghiệm ghi lại kết quả ở mức độ chi tiết cao nhất có thể thực hiện được. Ví dụ, đối với xét nghiệm nhanh định tính (cung cấp các kết quả: “dương tính”, “âm tính” hoặc “không xác định”), ít nhất các kết quả xét nghiệm bán định tính phải được ghi lại (ví dụ: cường độ dải được ghi là -, +, ++, + ++, ++++). Các kết quả được ghi theo cách này rất quan trọng đối với giá trị của nghiên cứu vì chúng cho phép hiểu rõ hơn những thay đổi về hiệu năng IVD (ví dụ: suy giảm tín hiệu theo thời gian) so với trường hợp các tuyên bố định tính như “dương tính”, “âm tính” hoặc “tất cả các mẫu đều đạt”.

2.5. Loại mẫu, thu thập và xử lý

Số lượng và loại mẫu được sử dụng trong nghiên cứu hiệu năng sẽ phụ thuộc phần lớn vào các nghiên cứu, đặc biệt là vào việc nghiên cứu đó là hiệu quả phân tích hay lâm sàng. Hướng dẫn quốc tế cũng đưa ra khuyến nghị.

Cần xem xét khả năng của IVD trong việc phát hiện tất cả các chất phân tích được yêu cầu; ví dụ, đối với IVD nhằm phát hiện HIV-1 bao gồm Nhóm O và HIV- 2, hiệu năng không chỉ bao gồm xét nghiệm sử dụng mẫu dương tính với kháng thể HIV-1.

Các mẫu được sử dụng trong nghiên cứu phân tích sẽ khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu, nhưng mỗi nghiên cứu nên sử dụng các mẫu có mức độ phản ứng chứng tỏ xét nghiệm thực hiện tốt như thế nào ở giới hạn của nó. Lý tưởng nhất là các mẫu xét nghiệm phải có cùng chất nền mẫu (ví dụ: huyết thanh, huyết tương, máu toàn phần lấy từ đầu ngón tay hoặc dịch uống). Tuy nhiên, các mẫu có độ phản ứng thấp gần với giá trị giới hạn, hoặc có giá trị lớn nhất trong việc kiểm tra các giới hạn hiệu năng thường khó thu thập. Trong trường hợp này, các mẫu thử giả định (ví dụ: mẫu âm tính trong nền mẫu tương ứng được thêm vào mẫu thử có nồng độ cao để thu được các mức độ phản ứng thấp) có thể được sử dụng trong nghiên cứu, với điều kiện là phương pháp này có cơ sở khoa học.

Việc lựa chọn loại mẫu xét nghiệm sẽ tùy thuộc vào mục đích sử dụng của IVD (và mẫu xét nghiệm dự định sử dụng với IVD). Bằng chứng lâm sàng phải được trình bày cho tất cả các loại mẫu bệnh phẩm được yêu cầu. Nếu một nghiên cứu lâm sàng đầy đủ chỉ được thực hiện trên một trong số các loại mẫu được công bố thì phương pháp này phải hợp lý. Mẫu nghiên cứu cho nghiên cứu hiệu năng lâm sàng thường đến từ ba nguồn:

Các mẫu bệnh phẩm được lấy theo tiến cứu từ những bệnh nhân có các dấu hiệu và triệu chứng bệnh thích hợp, với mục đích sử dụng các mẫu bệnh phẩm này trong một nghiên cứu hiệu năng lâm sàng cụ thể. Những mẫu này có thể được xét nghiệm ngay (tươi) hoặc có thể được chia nhỏ và bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ âm để xét nghiệm sau. Nếu được thử nghiệm sau đó, các điều kiện bảo quản mẫu thử (ví dụ: nhiệt độ, thời gian và ảnh hưởng của chu kỳ đóng băng-tan băng mẫu lên chất phân tích thử nghiệm cụ thể) phải phù hợp với những điều kiện được xác định như một phần của nghiên cứu phân tích được thực hiện trong các giai đoạn phát triển sản phẩm trước đó.

Các mẫu dư thừa được thu thập để xét nghiệm chẩn đoán thông thường mà lẽ ra sẽ bị loại bỏ hoặc các mẫu được thu thập cho mục đích nghiên cứu. Kiến thức về bảo quản và xử lý mẫu trước khi sử dụng mẫu còn sót lại hoặc mẫu dùng cho nghiên cứu là rất quan trọng, cũng như mọi cân nhắc về mặt đạo đức liên quan đến nguồn bệnh nhân.

Các mẫu bệnh phẩm lưu trữ đã được thu thập trước đây và được lưu trữ trong thời gian dài trong kho. Những mẫu này sẽ được cung cấp để những người tiến hành nghiên cứu hiệu năng lâm sàng và phân tích sử dụng hoặc để sử dụng trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Như trên, chỉ nên sử dụng mẫu bệnh phẩm nếu việc bảo quản chúng phù hợp với yêu cầu (ví dụ: thời gian, nhiệt độ và chu kỳ đóng băng-rã đông) được xác định cho các mẫu trong quá trình thử nghiệm phân tích IVD.

Bất kể cách thức thu thập mẫu là gì, phải đặc biệt chú ý để đảm bảo tính toàn vẹn của mẫu được duy trì trong suốt quá trình nghiên cứu và việc thu thập mẫu không gây ra một hoặc nhiều loại sai khác như sai khác lựa chọn (xem Phần 6.4 ).

2.6. Cơ sở nghiên cứu hiệu năng lâm sàng

Các nghiên cứu về hiệu năng lâm sàng thường được thực hiện bên ngoài nhà sản xuất mặc dù địa điểm của nhà sản xuất có thể là một trong những địa điểm thử nghiệm được đưa vào nghiên cứu. Trong một số trường hợp nhất định, thử nghiệm chỉ có thể thực hiện thử nghiệm tại cơ sở của nhà sản xuất; trong trường hợp này cần đưa ra lý do rõ ràng. Ví dụ, một nghiên cứu để xác định giá trị kỳ vọng thường có thể được thực hiện hoàn toàn tại cơ sở của nhà sản xuất.

Các địa điểm thường được chọn chỉ để làm địa điểm thu thập mẫu bệnh phẩm và không thực hiện xét nghiệm. Tương tự, các cơ sở có thể thực hiện xét nghiệm bằng Thiết bị y tế chẩn đoán IVD nghiên cứu nhưng không có khả năng thực hiện xét nghiệm bằng phương pháp tham chiếu. Trong những trường hợp này, cần phải cẩn thận hơn để giảm thiểu sai khác giữa các địa điểm nghiên cứu.

Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng địa điểm thu thập và xét nghiệm phản ánh môi trường sử dụng và/hoặc người dùng dự định.

2.7. Thiết kế về mặt thống kê

Khi thiết kế nghiên cứu, những cân nhắc về mặt thống kê cần được xác định trước và dựa trên các nguyên tắc và phương pháp khoa học đúng đắn. Phải thận trọng khi xây dựng một kế hoạch thống kê bao gồm việc xem xét những vấn đề sau, ví dụ:

Mức ý nghĩa thống kê, độ mạnh

Cỡ mẫu thích hợp (N) để ước tính các hiệu năng lâm sàng (ví dụ: độ nhạy và độ đặc hiệu) với khoảng tin cậy

Tiêu chí lựa chọn và loại trừ đối tượng phù hợp (ví dụ: tuổi, tình trạng bệnh)

Tiêu chí loại trừ và bao gồm mẫu bệnh phẩm/mẫu thích hợp (ví dụ: tính toàn vẹn của mẫu bệnh phẩm/mẫu)

Giảm thiểu sai khác như sai khác lựa chọn, sai khác phổ, sai khác xác minh (ví dụ: chọn mẫu/mẫu, thu thập, xử lý và lưu trữ; làm mù người vận hành về tình trạng lâm sàng của bệnh nhân)

Tiêu chí để xem xét lại và giải quyết (ví dụ: kết quả không rõ ràng, kết quả không nhất quán)

Tiêu chí để loại trừ dữ liệu (ví dụ: Độ chệch )

Phương pháp phân tích

Các đặc điểm hiệu năng liên quan đến lâm sàng (ví dụ: độ nhạy, độ đặc hiệu, tỷ lệ khả năng dương tính, tỷ lệ khả năng âm tính, giá trị tiên lượng dương tính, giá trị tiên lượng âm tính, tỷ lệ lưu hành, tỷ lệ phần trăm đồng ý, mối tương quan với điểm cuối/kết quả lâm sàng, giá trị mong đợi)

Phân tích thống kê kết quả nghiên cứu hiệu năng nên dựa trên dữ liệu chính xác và đầy đủ. Cần lựa chọn các chỉ số đánh giá lâm sàng thích hợp để đánh giá hiệu năng lâm sàng của thuốc thử dùng trong chẩn đoán in vitro và nên sử dụng các mô hình thống kê thích hợp để phân tích dữ liệu.

Phân tích thống kê thuốc thử dùng trong chẩn đoán in vitro thường bao gồm ước tính tham số của các chỉ số đánh giá (bao gồm ước tính khoảng tin cậy 95%) và kiểm định giả thuyết thống kê. Ước tính tham số là để chứng minh mức độ nhạy, độ đặc hiệu, hệ số tương quan, phương trình hồi quy và các chỉ số đánh giá khác trên tiền đề rằng độ rộng của chỉ số đánh giá, khoảng tin cậy 95%, đáp ứng giá trị mong đợi. Kiểm định giả thuyết thống kê cần đưa ra giả thuyết không hợp lệ và giả thuyết thay thế cho các chỉ số thống kê, và xác định kết quả lâm sàng của sản phẩm thông qua kiểm định giả thuyết thống kê. Trước khi phân tích thống kê, giả thuyết phân phối và phương sai được sử dụng trong kiểm định thống kê cần được xác định và các phương pháp kiểm định thống kê hợp lý nên được lựa chọn dựa trên tình hình cụ thể của các sản phẩm.

Đối với các nghiên cứu có mục tiêu ước tính xác định, phương pháp ước tính tham số (bao gồm ước tính khoảng tin cậy 95%) có thể được sử dụng để chứng minh rằng chỉ số đánh giá lâm sàng không thấp hơn giá trị mục tiêu. Giá trị mục tiêu phải là một tiêu chuẩn đánh giá được chấp nhận rộng rãi trong ngành. Giá trị mục tiêu nên được thiết lập theo đánh giá rủi ro của thuốc thử nghiệm liên quan và các yêu cầu lâm sàng. Các tiêu chí được chấp nhận để đánh giá hiệu năng lâm sàng nên được xác định trong các nghiên cứu hiệu năng.

2.7.1. Một số phương pháp phân tích thống kê phổ biến:

 Phân tích thống kê đối với thử nghiệm định tính

Các nghiên cứu hiệu năng thử nghiệm định tính thường tóm tắt kết quả của hai phương pháp phân tích dưới dạng bảng 2 x 2, sau đó tính toán độ nhạy (tỷ lệ đồng thuận dương tính), độ đặc hiệu (tỷ lệ đồng thuận âm tính), tỷ lệ đồng thuận tổng thể và khoảng tin cậy 95%.

Kiểm định Kappa có thể được sử dụng để đánh giá tính nhất quán thông qua kiểm định giả thuyết thống kê. Tính giá trị Kappa và khoảng tin cậy 95% và tiến hành kiểm định giả thuyết xem sự khác biệt giữa giá trị Kappa và "0" có ý nghĩa thống kê hay không.

 Phân tích thống kê đối với xét nghiệm bán định lượng

Thuốc thử chẩn đoán dùng trong in vitro để xét nghiệm bán định lượng thường đề cập đến thuốc thử có kết quả được báo cáo nhiều cấp độ (ví dụ: âm tính, +, +2, +3) hoặc pha loãng điểm cuối. Kết quả của các nghiên cứu hiệu năng có thể được tóm tắt dưới dạng bảng R × C, và theo đó tỷ lệ đồng thuận, tỷ lệ đồng thuận âm tính / dương tính và khoảng tin cậy 95% của mỗi cấp độ có thể được tính toán.

 Phân tích thống kê đối với xét nghiệm định lượng

- Phương pháp Bland-Altman được sử dụng để đánh giá tính nhất quán của hai phép đo bằng cách tính giới hạn nhất quán. Giới hạn nhất quán phải nằm trong giới hạn chấp nhận được về mặt lâm sàng.

- Đánh giá tính nhất quán của hai phương pháp kiểm thử bằng phân tích hồi quy. Theo đặc điểm của phân phối dữ liệu và các yếu tố khác, nên chọn các phương pháp phân tích hồi quy áp dụng, chẳng hạn như hồi quy Deming, phân tích hồi quy Passing-Bablock và ước tính hồi quy bình phương tối thiểu. Ước tính hồi quy bình phương tối thiểu có các yêu cầu nghiêm ngặt hơn về phân phối dữ liệu, phương sai bằng nhau, v.v. và có ít lựa chọn hơn. Phân tích hồi quy nên tập trung vào phương trình hồi quy (độ dốc và chặn), hệ số tương quan (r) hoặc hệ số xác định (R 2) và tính toán khoảng tin cậy 95% độ dốc và chặn. Đồng thời, kiểm định giả thuyết của các chỉ số đánh giá có liên quan cũng có thể được thực hiện.

- Phân tích ROC

Để phân tích thống kê kết quả xét nghiệm định lượng hoặc bán định lượng của thuốc thử dùng trong chẩn đoán in vitro và kết quả định tính đánh giá tiêu chuẩn tham chiếu lâm sàng, khu vực dưới đường cong ROC (Az) cũng có thể được sử dụng để phản ánh giá trị chẩn đoán của thuốc thử dùng trong chẩn đoán in vitro hoặc để so sánh giá trị chẩn đoán của hai thuốc thử. Đối với các nghiên cứu hiệu năng về thuốc thử dùng trong chẩn đoán in vitro, các giá trị dự đoán dương tính được khuyến nghị nên được sử dụng thêm để đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu (và khoảng tin cậy 95%) khi phân tích ROC được sử dụng để thống kê dữ liệu.

2.7.2. Phân tích các mẫu và các dữ liệu ngoại lai không nhất quán

Đối với các nghiên cứu hiệu năng thuốc thử định tính, các mẫu có kết quả không nhất quán của thuốc thử dùng trong chẩn đoán in vitro và thuốc thử cản quang cần được xác nhận bằng các tiêu chuẩn tham chiếu lâm sàng hoặc các phương pháp hợp lý khác. Các nghiên cứu viên nên tiến hành phân tích toàn diện về sự không nhất quán, cho biết liệu chúng có ảnh hưởng đến việc đánh giá hiệu năng lâm sàng của sản phẩm hay không, nhưng kết quả xác nhận không nên được đưa vào số liệu thống kê ban đầu.

Đối với các nghiên cứu hiệu năng của thuốc thử thử nghiệm định lượng, các dữ liệu ngoại lai có thể xảy ra theo các tiêu chí phân tích thống kê đặt trước. Trong phân tích thống kê, một phân tích so sánh về hai tình huống bao gồm và loại trừ các dữ liệu ngoại lai nên được thực hiện để nghiên cứu xem kết quả trong các tình huống khác nhau có không nhất quán hay không và lý do trực tiếp cho sự không nhất quán.

Nếu cần thiết, dữ liệu nên được phân tầng.

2.7.3. Thống kê sinh học đóng vai trò không thể thiếu trong toàn bộ quá trình nghiên cứu hiệu năng thuốc thử dùng trong chẩn đoán in vitro.

Đồng thời, cần tính đến nhu cầu của thuốc thử dùng trong chẩn đoán in vitro để chẩn đoán và điều trị lâm sàng. Chỉ khi kết quả nghiên cứu có cả ý nghĩa đáng kể về mặt lâm sàng và thống kê, tính an toàn và hiệu quả lâm sàng của sản phẩm mới được công nhận.

2.7.4. Yêu cầu về cỡ mẫu

Cỡ mẫu đối với các nghiên cứu hiệu năng của thuốc thử dùng trong chẩn đoán in vitro có liên quan đến nhiều yếu tố, chẳng hạn như độ lặp lại của phát hiện, các yếu tố nhiễu, sự khác biệt giữa các phân nhóm và đặc điểm của các chất được thử nghiệm. Cỡ mẫu tối thiểu cần thiết cho các nghiên cứu hiệu năng nên được ước tính trong đề cương nghiên cứu hiệu năng và điểm căn bản cần được giải thích.

- Cỡ mẫu của các nghiên cứu hiệu năng phải đáp ứng các yêu cầu thống kê và có thể được ước tính bằng các phương pháp thống kê thích hợp.

- Việc xác định cỡ mẫu của các nghiên cứu hiệu năng nên được kết hợp với các điều kiện cụ thể của thuốc thử dùng trong chẩn đoán để đảm bảo rằng hiệu năng lâm sàng có thể được xác minh đầy đủ, chẳng hạn như nhu cầu đánh giá các nhóm người khác nhau, thử nghiệm sản phẩm của nhiều đối tượng thử nghiệm (hoặc phân nhóm), v.v. Trên cơ sở ước tính tổng cỡ mẫu tối thiểu, cần căn chỉnh thêm các yêu cầu về cỡ mẫu của các nhóm / loại khác nhau.

- Nếu các nghiên cứu hiệu năng chứa các mục tiêu đánh giá kết quả lâm sàng khác nhau, phân tích thống kê nên được thực hiện riêng biệt và cần cung cấp đủ cỡ mẫu cho từng trường hợp. Ví dụ, các mục tiêu của nghiên cứu hiệu năng bao gồm:  để đánh giá sự tương đương của thuốc thử dùng trong chẩn đoán in vitro và các sản phẩm tương tự; và  để đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của thuốc thử dùng trong chẩn đoán in vitro để chẩn đoán phân biệt bệnh, cỡ mẫu của các nghiên cứu hiệu năng phải đáp ứng các yêu cầu của hai đánh giá kết quả lâm sàng ở trên.

- Đối với thuốc thử xét nghiệm định lượng, cần có một số lượng mẫu nhất định ở các mức khác nhau trong phạm vi thử nghiệm; Đối với thuốc thử xét nghiệm định tính, mẫu nghiên cứu hiệu năng phải chứa một số lượng mẫu nhất định gần mức quyết định y tế hoặc mẫu vùng xám.

- Phương pháp ước tính cỡ mẫu thường được sử dụng

Các yếu tố liên quan để ước tính cỡ mẫu bằng cách sử dụng các công thức thống kê thường bao gồm loại thiết kế nghiên cứu hiệu năng, giá trị dự kiến của các chỉ số đánh giá, tỷ lệ sai số loại I và II và tỷ lệ đối tượng từ bỏ tham gia nghiên cứu dự kiến, v.v.

Giá trị dự kiến của các chỉ tiêu đánh giá được ước tính dựa trên dữ liệu lâm sàng hiện có (dựa trên mẫu quần thể mục tiêu) và kết quả xét nghiệm trước trên mẫu nhỏ (nếu có) và cơ sở để xác định các thông số này cần được xác định trong đề cương nghiên cứu hiệu năng.

Nói chung, xác suất sai số loại I α được đặt là 0,05 ở cả hai bên hoặc 0,025 ở một bên và xác suất sai số loại II β được đặt không quá 0,2. Nhà tài trợ có thể áp dụng các giá trị khác nhau tùy theo đặc tính sản phẩm và hoàn cảnh cụ thể của thiết kế thử nghiệm, và tính hợp lý của nó cần được thể hiện đầy đủ.

Các ví dụ sau đây minh họa một số phương pháp ước tính cỡ mẫu phổ biến.

Trong ước tính tham số của các nghiên cứu hiệu năng, các công thức sau đây có thể được sử dụng để đảm bảo rằng độ rộng của khoảng tin cậy của các chỉ số đánh giá đáp ứng giá trị mong đợi, nhưng không phải là giá trị mục tiêu:

Trong công thức, n là cỡ mẫu, Z1-α/2 là lượng phân vị của phân phối chuẩn; P là giá trị kỳ vọng của chỉ tiêu đánh giá; Δ là sai số cho phép của P, thường bằng một nửa độ rộng khoảng tin cậy 95% của P, với giá trị thường được sử dụng là 0,05-0,1.

Cỡ mẫu của nhóm dương tính (nhóm ca bệnh) hoặc nhóm âm tính (nhóm đối chứng) có thể được tính theo giá trị kỳ vọng của độ nhạy hoặc độ đặc hiệu.

Ví dụ: đối với các nghiên cứu hiệu năng thuốc thử xét nghiệm axit nucleic vi-rút cúm H1N1, thuốc thử dùng trong chẩn đoán in vitro và tiêu chuẩn tham chiếu lâm sàng hoặc sản phẩm tương tự được bán trên thị trường được sử dụng để nghiên cứu so sánh. Theo kết quả thử nghiệm trước, tỷ lệ đồng thuận dương tính dự kiến đạt 90% và sai số cho phép Δ là 0,05. Sau đó, cỡ mẫu tối thiểu của nhóm dương tính (n1) được ước tính là:

Trong các nghiên cứu hiệu năng, cần tiến hành tuyển chọn các đối tượng tiềm năng. Số lượng đối tượng được tuyển chọn nên được xác định theo yêu cầu trên về số lượng mẫu dương tính và tỷ lệ mắc cúm H1N1 trong thời gian thực hiện nghiên cứu hiệu năng. Nếu tỷ lệ mắc cúm H1N1 thấp, chỉ riêng việc tuyển chọn đối tượng tiềm năng không thể đáp ứng yêu cầu trên về số ca dương tính, có thể lấy mẫu hồi cứu một cách thích hợp. Việc đưa mẫu hồi cứu phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại "III. (iii) Lựa chọn đối tượng" của Hướng dẫn này.

Đồng thời, nếu thuốc thử dùng trong chẩn đoán in vitro phù hợp với các loại mẫu khác nhau (như tăm bông mũi và tăm bông hầu họng), cỡ mẫu của các loại mẫu khác nhau phải đáp ứng các yêu cầu trên tương ứng.

Khi ước tính tham số của các nghiên cứu hiệu năng, chỉ số đánh giá có mục tiêu ước tính xác định. Khi mục đích của nghiên cứu hiệu năng là chứng minh rằng chỉ số đánh giá không thấp hơn giá trị mục tiêu bằng phương pháp ước tính tham số (bao gồm ước tính khoảng tin cậy tương ứng), có thể được tính theo công thức tính cỡ mẫu của các tiêu chuẩn hiệu năng mục tiêu nhóm đơn.

Trong công thức, n là cỡ mẫu; Z1-α/2 và Z1-β là phân số của phân phối chuẩn chuẩn; P0 là giá trị mục tiêu của chỉ số đánh giá; PT là giá trị kỳ vọng của chỉ số đánh giá thuốc thử dùng trong chẩn đoán in vitro.

Cỡ mẫu của nhóm dương tính (nhóm ca bệnh) hoặc nhóm âm tính (nhóm đối chứng) có thể được tính theo mục tiêu của độ nhạy hoặc độ đặc hiệu.

Ví dụ: Trong các nghiên cứu hiệu năng về thuốc thử xét nghiệm nhóm máu, thuốc thử dùng trong chẩn đoán in vitro được so sánh với một sản phẩm tương tự đã được bán trên thị trường. Mục tiêu của tỷ lệ đồng thuận tổng thể là 99,7%. Theo kết quả thử nghiệm trước, tỷ lệ đồng thuận của thuốc thử dùng trong chẩn đoán in vitro và thuốc thử tương phản dự kiến sẽ đạt 99,9%. Tổng cỡ mẫu tối thiểu được ước tính là:

Có nhiều phương pháp để ước tính cỡ mẫu của các nghiên cứu hiệu năng. Nhà tài trợ nên lựa chọn phương pháp phù hợp theo đặc điểm riêng của sản phẩm và mô hình phân tích thống kê. Đồng thời, nhà tài trợ nên xem xét đầy đủ khả năng các đối tượng có thể rút khỏi nghiên cứu, mẫu có thể bị loại trừ, v.v., từ đó thiết lập các yêu cầu về cỡ mẫu một cách hợp lý. Việc ước tính cỡ mẫu nghiên cứu hiệu năng nên nhằm mục đích đánh giá đầy đủ kết quả lâm sàng.

2.8. Nguy cơ tiềm ẩn

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ tiềm ẩn đối với bệnh nhân khi tiến hành nghiên cứu hiệu năng lâm sàng đối với các Thiết bị y tế chẩn đoán IVD.

Khi mẫu nghiên cứu được thu thập từ mẫu đã được lấy để xét nghiệm chẩn đoán thông thường thì nghiên cứu sẽ không có thêm rủi ro nào. Tuy nhiên, nếu mẫu được thu thập riêng cho nghiên cứu và liên quan đến các thủ tục thu thập xâm lấn thì cần xem xét các rủi ro liên quan đến các quy trình này. Mức độ xâm lấn của các quy trình lấy mẫu cũng cần được tính đến (ví dụ: chọc tĩnh mạch so với chọc tủy sống).

Các nghiên cứu can thiệp có rủi ro cao hơn vì kết quả được sử dụng để quản lý bệnh nhân. Đối với những nghiên cứu này, cần có các quy trình thích hợp để theo dõi và xử lý các tác dụng phụ.

Đối với các nghiên cứu hiệu năng lâm sàng trong đó có tiềm ẩn nguy cơ cho bệnh nhân, các nghiên cứu hiệu năng lâm sàng chỉ nên được thực hiện khi hiệu năng phân tích của thiết bị đã được thiết lập và xác định là có thể chấp nhận được. Ví dụ, trong các nghiên cứu hiệu năng lâm sàng để chẩn đoán đồng hành, kết quả của dấu ấn sinh học ảnh hưởng đến quyết định điều trị có thể gây rủi ro cho bệnh nhân.

2.9. Những cân nhắc về mặt đạo đức đối với nghiên cứu hiệu năng lâm sàng

Theo nguyên tắc chung, quyền, sự an toàn và sức khỏe của các đối tượng tham gia nghiên cứu hiệu năng lâm sàng của Thiết bị y tế chẩn đoán IVD phải được bảo vệ theo các nguyên tắc đạo đức được nêu trong Tuyên bố Helsinki.

Điều quan trọng về mặt đạo đức khi quyết định tiến hành một nghiên cứu hiệu năng lâm sàng là nó phải tạo ra dữ liệu mới và trả lời các câu hỏi cụ thể về an toàn và/hoặc hiệu quả mà kiến thức hiện tại vẫn chưa giải đáp được. Mong muốn bảo vệ con người khỏi các thí nghiệm không cần thiết hoặc không phù hợp phải được cân bằng với nhu cầu bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua việc sử dụng các nghiên cứu hiệu năng lâm sàng trong đó chúng được chỉ định dựa trên nhu cầu khoa học (ví dụ: các đột biến cụ thể trong một quần thể nhất định). Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, phải cẩn thận để đảm bảo rằng dữ liệu cần thiết được thu thập một cách khoa học và có đạo đức, không khiến đối tượng gặp rủi ro hoặc khó chịu quá mức. Quyền, sự an toàn và sức khỏe của các đối tượng là tối quan trọng, và việc thiết kế và tiến hành nghiên cứu hiệu năng lâm sàng phù hợp là điều cần thiết để tạo ra dữ liệu có ý nghĩa.

3. Quy trình nghiên cứu hiệu năng

Tất cả các nghiên cứu, phân tích hoặc lâm sàng, phải dựa trên một quy trình nghiên cứu chi tiết và toàn diện. Thông tin về quy trình như vậy có thể được tìm thấy trong một số tài liệu và tiêu chuẩn hướng dẫn.

Nội dung cụ thể của quy trình nghiên cứu cho các cuộc điều tra khác nhau sẽ phụ thuộc vào đặc điểm được xác nhận, do đó sẽ phụ thuộc vào việc lập kế hoạch và quản lý rủi ro đã được thực hiện. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu về hiệu năng lâm sàng và phân tích đều có chung một số đặc điểm. Nhìn chung, các quy trình dành cho các nghiên cứu điều tra các đặc điểm hiệu năng lâm sàng hoặc phân tích phải bao gồm các đặc điểm sau, được thảo luận dưới đây: lý do nghiên cứu, các cân nhắc về đạo đức, mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.

3.1. Lý do nghiên cứu

Đề cương nghiên cứu nên bao gồm giải thích lý do tại sao nghiên cứu được tiến hành. Ví dụ: một nghiên cứu có thể được tiến hành nhằm giải quyết yêu cầu pháp lý hoặc giảm thiểu rủi ro được xác định là một phần trong phân tích rủi ro của nhà sản xuất trong quá trình phát triển sản phẩm. Cơ sở lý luận của nghiên cứu sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề như liệu nghiên cứu có nhận được sự chấp thuận của ủy ban đạo đức hay không.

3.2. Những cân nhắc về mặt đạo đức

Các nghiên cứu hiệu năng lâm sàng sử dụng các mẫu được thu thập phải đảm bảo rằng quyền, sự an toàn và sức khỏe của các đối tượng tham gia vào nghiên cứu hiệu năng lâm sàng được bảo vệ theo Tuyên bố Helsinki (21). Nghĩa là, mỗi nghiên cứu về hiệu năng lâm sàng phải tạo ra dữ liệu mới, lợi ích đối với sức khỏe phải lớn hơn rủi ro đối với người tham gia nghiên cứu và mọi rủi ro phải được giảm thiểu; Ngoài ra, tính bảo mật phải được tôn trọng. Ủy ban đạo đức cần xem xét, phê duyệt và giám sát các nghiên cứu để đảm bảo rằng nhân quyền và phúc lợi được bảo vệ.

Các nghiên cứu về hiệu năng lâm sàng cũng phải làm cho người sử dụng IVD hoặc các đối tượng được tuyển vào nghiên cứu nhận thức được những hạn chế của IVD, bao gồm các cảnh báo và biện pháp phòng ngừa liên quan đến việc sử dụng nó. Cần có sẵn các thủ tục cho phép báo cáo các tác dụng phụ. Khi thích hợp, các điểm cuối lâm sàng hoặc các yêu cầu đối với việc theo dõi bệnh nhân hoặc đối tượng phải được xác định. Cần lưu ý rằng có thể cần phải có sự đồng ý và phê duyệt đạo đức ở một số khu vực pháp lý nhất định đối với các nghiên cứu hiệu năng lâm sàng sử dụng mẫu bệnh phẩm còn sót lại hoặc được lưu trữ.

3.3. Mục tiêu nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu cần mô tả về các mục tiêu hoặc mục tiêu thử nghiệm cụ thể mà nghiên cứu dự định hướng tới. Các mục tiêu nghiên cứu được xác định rõ ràng tạo thành cơ sở để từ đó có thể đưa ra một phương pháp thử nghiệm và có thể đánh giá tính hợp lệ của các kết quả thử nghiệm tiếp theo. Nói chung, bất kỳ nghiên cứu hiệu năng nào (dù là phân tích hay lâm sàng) đều có mục tiêu rộng là cố gắng xác định độ tin cậy của một hoặc nhiều chất phân tích trong một hoặc nhiều loại mẫu. Các nghiên cứu hiệu năng được nộp trình lên WHO để đánh giá sơ tuyển (dù là phân tích hay lâm sàng) phải đề cập đến tất cả các chất phân tích mà IVD nhằm mục đích phát hiện và trong tất cả các loại mẫu xét nghiệm mà chúng dự định được phát hiện. Trong trường hợp không thể thực hiện được điều này, cần đưa ra lý do biện minh cho việc không thực hiện một số nghiên cứu nhất định hoặc không bao gồm một số mẫu vật nhất định.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

Cần mô tả chi tiết về phương pháp thử nghiệm sẽ được sử dụng để giải quyết các mục đích và mục tiêu đã nêu. Nên tránh những mô tả mang tính tóm tắt cao (ví dụ: “độ nhạy sẽ được xác định”). Ngoài ra, cần cung cấp đầy đủ thông tin để cho phép người đánh giá độc lập hiểu và kiểm tra giá trị khoa học của thí nghiệm, bao gồm cả cách giảm thiểu sai khác thực nghiệm (ví dụ: bằng cách làm mù mẫu vật hoặc người thử nghiệm). Cần có các quy trình để đảm bảo rằng có đủ số lượng thuốc thử, mẫu QC, thành phần phụ trợ và các vật tư khác được thu thập, dán nhãn và bảo quản thích hợp cho toàn bộ nghiên cứu. Phương pháp này cũng phải bao gồm những nội dung sau, được thảo luận dưới đây:

Mô tả về các phương pháp thử nghiệm, bộ dụng cụ thử nghiệm hoặc các thuốc thử khác và các vật liệu cần thiết cũng như cách chúng sẽ được sử dụng trong nghiên cứu hiệu năng;

Mô tả về cách ghi lại và diễn giải các kết quả từ các xét nghiệm; Và

Số lượng và loại mẫu hoặc bệnh phẩm sẽ được sử dụng và cách thức lấy được chúng.

3.4.1 Mô tả các phương pháp thử, bộ thử hoặc các thuốc thử khác và các vật liệu cần thiết cũng như cách chúng sẽ được sử dụng trong nghiên cứu hiệu năng

Số lô của bộ dụng cụ và thuốc thử cũng cần được ghi lại. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng các quy trình vận hành tiêu chuẩn (SOP) được áp dụng cho từng phương pháp thử nghiệm sẽ được sử dụng và tất cả các thiết bị đều đã được xác nhận. Hơn nữa, nhân viên kỹ thuật cần được biết về bất kỳ mối nguy hiểm nào liên quan đến việc thực hiện nghiên cứu.

Lưu ý 1. Kết quả của các nghiên cứu hiệu năng (lâm sàng hoặc phân tích) được gửi tới cơ quan sơ tuyển phải được tạo từ cùng một phiên bản của sản phẩm (bao gồm cả xét nghiệm và IFU) như phiên bản dự kiến được sơ tuyển (đôi khi được gọi là "khóa" hoặc thiết kế "đóng băng"). Trường hợp điều này không xảy ra thì phải đưa ra lý do đầy đủ.

Lưu ý 2. Đối với các nghiên cứu hiệu năng lâm sàng, tất cả các cơ sở nên sử dụng cùng một phiên bản của sản phẩm (xét nghiệm và IFU). Mọi sai khác phải được ghi lại, báo cáo và giải thích. Nếu các nghiên cứu hiệu năng lâm sàng được trình sơ tuyển được tạo ra bởi một phiên bản của sản phẩm đã được thay đổi theo bất kỳ cách nào so với phiên bản đã gửi cho cơ quan giám sát, thì sự chứng minh và xác nhận chi tiết rằng việc sửa đổi không ảnh hưởng đến kết quả hiệu năng phải được hỗ trợ bởi các nghiên cứu xác nhận của sự sửa đổi. Bất kể sự cân nhắc này, một số thay đổi nhất định (ví dụ: sửa đổi đáng kể thuốc thử quan trọng) tạo thành một sản phẩm mới.

3.4.2. Mô tả cách ghi lại và giải thích kết quả từ các xét nghiệm

Cần cung cấp đủ thông tin chi tiết để xác minh hiệu quả hoạt động và để người đánh giá độc lập có thể lặp lại số liệu thống kê. Dữ liệu thô phải có sẵn theo yêu cầu. Các tiêu chí chấp nhận và sự giải thích của chúng, bao gồm cả các tài liệu tham khảo, phải được ghi lại. Tất cả các kết quả (bao gồm cả trường hợp các thử nghiệm không hợp lệ) phải được ghi lại ở mức độ chi tiết cao nhất có thể thực hiện được, bất kể kết quả cuối cùng của xét nghiệm như thế nào. Ví dụ, nếu xét nghiệm chẩn đoán nhanh cho kết quả có phản ứng thì cần thực hiện ghi lại cường độ vạch xuất hiện theo kiểu bán định lượng. Tất cả các kết quả từ mỗi mẫu thử riêng lẻ phải được ghi lại; ví dụ, việc ghi chép “tất cả các mẫu đều phản ứng là chưa đủ”.

3.4.3. Số lượng và loại mẫu hoặc bệnh phẩm sẽ được sử dụng và cách thức thu thập

Các nghiên cứu hiệu năng phân tích và lâm sàng có thể sử dụng các loại bệnh phẩm hoặc mẫu khác nhau, được thu thập theo những cách khác nhau. Phần này thảo luận về các loại mẫu xét nghiệm khác nhau cần thiết cho các nghiên cứu phân tích và lâm sàng cũng như nhu cầu giám sát và theo dõi nghiên cứu, những yêu cầu đối với các quy trình xét nghiệm, thu thập và quản lý dữ liệu cũng như phân tích dữ liệu.

3.4.3.1. Mẫu nghiên cứu phân tích

Các mẫu nên được chọn sao cho khả năng phản ứng của chúng với thiết bị y tế chẩn đoán IVD có thể chứng minh được các giới hạn về hiệu năng của thiết bị y tế chẩn đoán IVD. Lý tưởng nhất là các mẫu xét nghiệm phải có cùng chất nền dùng cho xét nghiệm (ví dụ: huyết thanh, huyết tương, máu toàn phần lấy từ đầu ngón tay hoặc dịch uống). Tuy nhiên, các mẫu có độ phản ứng thấp gần với giá trị giới hạn, có thể có giá trị lớn nhất trong giới hạn thử nghiệm về tính năng, thường khó có được hoặc có thể bị thiếu hụt. Trong trường hợp này, có thể đánh giá các nền mẫu hạn chế hơn (miễn là đã biết tất cả các hiệu ứng của nền mẫu), các mẫu giả tạo (ví dụ: các mẫu âm tính được tăng cường đến mức độ phản ứng thấp với chất phân tích thử nghiệm) hoặc pha loãng với nồng độ cao, với điều kiện là chúng ở trong nền mẫu thích hợp. Việc sử dụng các mẫu giả tạo hoặc của một nền mẫu thay thế phải được chứng minh và kèm theo bằng chứng hỗ trợ.

3.4.3.2. Mẫu nghiên cứu lâm sàng

Mẫu bệnh phẩm phải được lấy từ một quần thể có khả năng đại diện cho mục đích sử dụng, người dùng và bối cảnh dự định, với số lượng đủ để thể hiện hiệu quả IVD trong quần thể đó. Phải chọn mẫu phù hợp với đặc tính hiệu năng của IVD (ví dụ: được cho là có nồng độ chất phân tích trong phạm vi đo của xét nghiệm, không chứa các chất gây nhiễu đã biết, v.v., nếu phù hợp). Tuy nhiên, khi chọn mẫu, phải cẩn thận để tránh gây ra sai khác lựa chọn.

Trong trường hợp mẫu hoặc dữ liệu cá nhân được thu thập riêng cho nghiên cứu hiệu năng lâm sàng hoặc khi mẫu hoặc dữ liệu có thể truy nguyên về một cá nhân thì phải có sự đồng ý bằng văn bản để sử dụng dữ liệu nhằm hỗ trợ việc nộp hồ sơ sơ tuyển cho cơ quan giám sát.

Đánh giá rủi ro được thực hiện như một phần của quá trình phát triển sản phẩm cũng phải bao gồm một thành phần liên quan đến mọi rủi ro tiềm ẩn do sản phẩm gây ra (đối với người dùng hoặc bệnh nhân hoặc cả hai) trong quá trình nghiên cứu lâm sàng.

3.4.4. Thu thập và quản lý dữ liệu

Nên sử dụng bảng tính hoặc một số phương pháp tương đương để ghi lại thông tin về nghiên cứu trong quá trình thực nghiệm. Cần có mô tả về cách thông tin được thu thập sẽ được xem xét và phê duyệt bởi đội ngũ nhân viên có trình độ và được đào tạo phù hợp. Phương pháp thu thập dữ liệu phải được xác định cho từng nghiên cứu và phải bao gồm:

Ghi lại số lô và số hạng mục của từng bộ phận và IVD đã được kiểm tra;

Ghi lại bất kỳ sự kiện bất ngờ nào được phát hiện trong khi thử nghiệm đang được thực hiện; Và

Thu thập và lưu trữ dữ liệu thô một cách an toàn.

3.4.5. Phân tích dữ liệu

Đề cương nghiên cứu phải cung cấp mô tả chi tiết về cách phân tích dữ liệu nghiên cứu. Phần mô tả phải bao gồm các phương pháp thống kê sẽ được sử dụng để phân tích kết quả nghiên cứu và mức độ phù hợp của các phương pháp này để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu.

Phương pháp so sánh phụ thuộc vào bản chất của kết quả thử nghiệm. Kết quả xét nghiệm (kết quả) thường được phân loại là định lượng hoặc định tính.

Kết quả định lượng là số lượng hoặc mức độ bằng số, trong khi kết quả định tính thường chỉ bao gồm một trong hai tình huống có thể xảy ra; ví dụ, bị bệnh hoặc không bệnh tật, dương tính hay âm tính, có hoặc không. Các chỉ số nghiên cứu của 2 loại xét nghiệm này cũng khác nhau cần được nêu rõ trong đề cương nghiên cứu. Ví dụ với các xét nghiệm định tính thường phương pháp mới sẽ được so sánh với một phương pháp tiêu chuẩn, các chỉ số nghiên cứu bao gồm: độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính, giá trị dự đoán âm tính…

Các chỉ số để đánh giá nghiên cứu hiệu năng của thuốc thử dùng trong chẩn đoán in vitro để xét nghiệm định lượng thường liên quan đến hệ số tương quan, phương trình hồi quy, diện tích dưới đường cong ROC, v.v.

3.4.6. Giám sát và theo dõi nghiên cứu

Điều quan trọng là thiết lập sự kiểm soát mang tính quản lý và xem xét tiến trình của một nghiên cứu đã được lên kế hoạch. Các nghiên cứu về hiệu năng lâm sàng thường sẽ được thực hiện bởi phòng xét nghiệm thử nghiệm bên ngoài và độc lập với nhà sản xuất IVD. Dự kiến, cơ sở thử nghiệm bên ngoài sẽ chỉ định một điều tra viên lâm sàng chịu trách nhiệm tiến hành tổng thể cuộc điều tra lâm sàng để đảm bảo sức khỏe của các đối tượng và tuân thủ quy trình nghiên cứu (bao gồm báo cáo đúng kết quả và lưu giữ hồ sơ).

Bất kể nghiên cứu hiệu năng (lâm sàng hay nghiên cứu khác) được tiến hành ở đâu (dù là trong nội bộ hay do một tổ chức bên ngoài thực hiện), việc tiến hành giám sát nghiên cứu là một thông lệ tốt. Đây là một quá trình trong đó một hoặc nhiều cá nhân có trình độ và kinh nghiệm phù hợp đảm bảo tuân thủ quy trình nghiên cứu và đạo đức, tạo ra dữ liệu nghiên cứu chính xác và đầy đủ cũng như ghi chép và xem xét kỹ lưỡng mọi sai khác trong quy trình nghiên cứu (nếu chúng xảy ra). Nhà sản xuất nên triển khai quy trình giám sát cho từng nghiên cứu, dù là phân tích hay lâm sàng, do bên thứ ba thay mặt nhà sản xuất thực hiện.

3.5. Tiến hành nghiên cứu

Tiến hành nghiên cứu theo đề cương đã phê duyệt, mọi sự thay đổi so với đề cương cần được xem xét và giải trình cụ thể.

4. Thiết kế nghiên cứu đánh giá hiệu năng lâm sàng của thiết bị y tế chẩn đoán in vitro

Các nghiên cứu về hiệu năng lâm sàng phải được thiết kế theo cách tối đa hóa sự liên quan của dữ liệu đồng thời giảm thiểu những sai khác tiềm ẩn.

Các thiết kế của nghiên cứu hiệu năng lâm sàng của Thiết bị y tế chẩn đoán là quan sát hoặc can thiệp. Một nghiên cứu quan sát đề cập đến một nghiên cứu trong đó kết quả thử nghiệm thu được trong quá trình nghiên cứu không được sử dụng để quản lý bệnh nhân và không ảnh hưởng đến quyết định điều trị. MỘT nghiên cứu can thiệp đề cập đến một nghiên cứu trong đó kết quả xét nghiệm thu được trong quá trình nghiên cứu có thể ảnh hưởng đến quyết định quản lý bệnh nhân và có thể được sử dụng để hướng dẫn điều trị.

Thiết kế quan sát có thể được mô tả cụ thể hơn như là sự kết hợp của các thiết kế sau:

Thiết kế cắt ngang (thiết kế một thời điểm) - thử nghiệm một hoặc một vài mẫu/mẫu cho mỗi bệnh nhân được thu thập tại một thời điểm

Thiết kế theo chiều dọc - xét nghiệm nhiều mẫu/mẫu cho mỗi bệnh nhân được thu thập trong một khoảng thời gian dài (ví dụ: tuần, tháng, năm)

Thiết kế hồi cứu - thử nghiệm các mẫu đã được thu thập trước đó mà chất phân tích tình trạng bệnh nhân và tình trạng lâm sàng của bệnh nhân đã được biết (các mẫu bệnh phẩm đặc trưng) trước khi bắt đầu nghiên cứu

Thiết kế triển vọng - thử nghiệm các mẫu được thu thập trước hoặc trong quá trình nghiên cứu nhưng nhằm mục đích mà cả trạng thái chất phân tích và trạng thái lâm sàng của bệnh nhân đều được thiết lập trong quá trình nghiên cứu

Thiết kế hồi cứu triển vọng - thử nghiệm các mẫu đã thu thập trước đó tình trạng lâm sàng đã được biết nhưng tình trạng của chất phân tích chưa được xác định và sẽ được xác định trong nghiên cứu

LƯU Ý: Thuật ngữ cho các thiết kế nghiên cứu khác nhau có thể được sử dụng trong bối cảnh của một trong hai trường hợp sau:

nghiên cứu chẩn đoán hoặc dịch tễ học, và những thuật ngữ này gắn liền với các định nghĩa thay đổi tương ứng. Các định nghĩa và phương pháp được mô tả trong tài liệu này đề cập đến thiết kế xét nghiệm chẩn đoán, không phải thiết kế dịch tễ học.

Hình … minh họa việc sử dụng các loại thiết kế nghiên cứu cho một mục đích thử nghiệm duy nhất. Hơn nữa làm rõ về các loại thiết kế nghiên cứu này được trình bày dưới đây.

 

Biểu đồ: Lược đồ hướng dẫn lựa chọn các mô hình nghiên cứu

4.1. Thiết kế nghiên cứu mô tả

Thiết kế nghiên cứu mô tả được sử dụng phổ biến và phù hợp trong nghiên cứu, đánh giá thiết bị y tế chẩn đoán in vitro vì kết quả nghiên cứu không được sử dụng để xác định và đưa ra các quyết định quản lý bệnh nhân. Các xét nghiệm này được thực hiện song song với xét nghiệm chẩn đoán thông thường. Các thiết kế nghiên cứu dưới đây có thể được xem xét, cân nhắc trong nghiên cứu đánh giá lâm sàng thiết bị y tế chẩn đoán in vitro:

4.1.1. Thiết kế cắt ngang

Xét nghiệm một hoặc một vài mẫu bệnh phẩm hoặc tất cả mẫu của các bệnh nhân được thu thập tại một thời điểm duy nhất. Trong một số trường hợp, các mẫu bệnh phẩm có thể được xét nghiệm theo tại một thời điểm nhưng bệnh nhân có thể được theo dõi dọc theo thời gian để theo dõi tình trạng lâm sàng (nếu không xác định được tình trạng lâm sàng tại thời điểm xét nghiệm hoặc phương pháp chẩn đoán được coi là có tính xâm lấn cao, do đó cần theo dõi thêm để xác định tình trạng lâm sàng). Một số ví dụ về thiết kế cắt ngang được sử dụng trong đánh giá thiết bị y tế chẩn đoán như sau

- Xét nghiệm phát hiện đột biến KRAS để tiên lượng nguy cơ thất bại điều trị với liệu pháp EGFR.

- Sinh phẩm sàng lọc, phát hiện HPV ở các bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng

- Xét nghiệm các đa hình nucleotide đơn (SNP) để ước tính nguy cơ mắc bệnh tim mạch

4.1.2. Thiết kế theo thời gian (theo dõi biến đổi theo thời gian)

Xét nghiệm nhiều mẫu bệnh phẩm ở mỗi một bệnh nhân được thu thập trong một khoảng thời gian dài (ví dụ: tuần, tháng, năm). Thiết kế này phù hợp cho việc theo dõi các bệnh lý mà việc khẳng định chỉ có thể được xác định qua nhiều lần xét nghiệm khi có sự biến đổi về các dấu ấn kháng nguyên/kháng thể/tải lượng vi rút/ marker (chuyển đổi huyết thanh) theo thời gian. Một số ví dụ thuộc loại này như sau

- Xét nghiệm FSH trong chẩn đoán suy buồng trứng nguyên phát ở phụ nữ dưới 40 tuổi bị vô kinh từ 4 tháng trở lên, việc xét nghiệm FSH theo chuỗi thời gian là hữu ích để chẩn đoán suy buồng trứng nguyên phát (tức là thực hiện ít nhất hai xét nghiệm định lượng FSH cách nhau ít nhất 1 tháng).

- Xét nghiệm cystatin C liên tiếp ở những bệnh nhân có nguy cơ suy thận, các xét nghiệm liên tiếp có thể được sử dụng để tầm soát sớm suy giảm chức năng thận.

- Xét nghiệm tải lượng vi rút HIV ở bệnh nhân HIV/AIDS liên tục được sử dụng để đánh giá đáp ứng điều trị.

4.1.3. Thiết kế hồi cứu

Xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm đã thu thập trước đó đã biết tình trạng mẫu và tình trạng lâm sàng của bệnh nhân trước khi bắt đầu nghiên cứu. Thiết kế hồi cứu được cân nhắc sử dụng trong các điều kiện sau

Các mẫu bệnh phẩm đã thu thập có tính đại diện cho quần thể đích (ví dụ các mẫu này có tính đại diện cho tình trạng lâm sàng của bệnh chứ không chỉ các mẫu từ các bệnh nhân, trường hợp điển hình);

- Số lượng mẫu đủ lớn để phản ánh việc lấy mẫu từ các mẫu mẫu này có thể thực hiện một cách ngẫu nhiên;

- Các mẫu được lấy từ bệnh nhân có đầy đủ dữ liệu liên quan đến tình trạng lâm sàng, tức là đã biết chắc chắn tình trạng lâm sàng của bệnh nhân;

- Các mẫu nằm trong khoảng xét nghiệm (nếu phù hợp, với các xét nghiệm định lượng);

- Việc lấy mẫu đảm bảo giảm thiểu các sai khác do chọn mẫu

- Mẫu lưu ổn định với thời gian.

4.1.4. Thiết kế tiến cứu

Xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm được thu thập trước hoặc trong quá trình nghiên cứu nhưng cả tình trạng mẫu và tình trạng lâm sàng của bệnh nhân đều sẽ chỉ được xác định trong quá trình nghiên cứu.

4.1.5. Thiết kế tiến cứu - hồi cứu

Xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm thu thập trước đó từ các bệnh nhân đã biết tình trạng lâm sàng nhưng tình trạng mẫu bệnh phẩm chưa biết và sẽ chỉ được xác định trong quá trình nghiên cứu tiến cứu-hồi cứu.

4.2. Thiết kế nghiên cứu can thiệp

Các thiết kế nghiên cứu can thiệp sẽ được sử dụng trong trường hợp thiết bị y tế chẩn đoán in vitro không thể được chứng minh bằng thiết kế nghiên cứu mô tả. Các thiết kế nghiên cứu can thiệp trong đó kết quả nghiên cứu được sử dụng để quản lý và điều trị bệnh nhân phù hợp trong các điều kiện sau:

Không có phương pháp chẩn đoán phù hợp để đưa ra các quyết định về quản lý bệnh nhân và việc sử dụng các mẫu thử lưu trữ không phù hợp để đánh giá các thông số kỹ thuật của thiết bị y tế chẩn đoán.

Mục đích của nghiên cứu dự định là để minh chứng rằng việc sử dụng thiết bị y tế chẩn đoán có ảnh hưởng đến kết quả lâm sàng của bệnh nhân; hoặc là

Thiết bị y tế chẩn đoán được phát triển cùng với một sản phẩm điều trị và thông tin được cung cấp bởi thiết bị y tế chẩn đoán sẽ ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân trong một nghiên cứu hiệu năng trị liệu (ví dụ như phân tầng của nhánh điều trị).

5. Đầu ra của một nghiên cứu hiệu năng

Đầu ra của một nghiên cứu hiệu năng, dù là phân tích hay lâm sàng, sẽ là một hoặc nhiều báo cáo nghiên cứu (ví dụ: một hoặc nhiều báo cáo tiến độ tạm thời, cao nhất là báo cáo cuối cùng khi hoàn thành thử nghiệm). Báo cáo nghiên cứu (dù là tạm thời hay cuối cùng) phải cung cấp ít nhất những nội dung sau:

một bản tóm tắt- phần này phải bao gồm một bản tóm tắt về quy trình thử nghiệm (như được mô tả chi tiết ở trên) như dự định và nó đã được thực hiện trên thực tế, để đảm bảo rằng nó phù hợp với các nguyên tắc có giá trị của nghiên cứu được nêu trong đề cương nghiên cứu;

đối với các báo cáo nghiên cứu hiệu năng lâm sàng, cần có bàn luận về đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu, để cho phép hiểu rõ về những hạn chế của nghiên cứu - đây sẽ là một phần trong những hạn chế đối với việc sử dụng xét nghiệm (ví dụ: giới hạn độ tuổi) và cũng sẽ giải quyết sai khác trong nghiên cứu;

số lô liên quan và vị trí của tài liệu sản xuất;

tiêu chí cho tất cả các thử nghiệm (bao gồm vật lý, hóa học và panel nội kiểm QC khi bắt đầu và kết thúc) và vị trí lưu giữ hồ sơ của tất cả dữ liệu thử nghiệm ban đầu và hồ sơ về điều kiện bảo quản;

bất kỳ sai khác nào so với hoặc bổ sung vào quy trình nghiên cứu và các lý do giải thích cho những điều này, bao gồm việc loại trừ mẫu, quy trình thu thập như nó đã được thực hiện trên thực tế, v.v.;

các bản tóm tắt dưới dạng bảng hoặc bằng đồ họa về bằng chứng hỗ trợ cho tuyên bố về hiệu năng đã được xác thực - bất kỳ bảng hoặc biểu đồ nào như vậy phải kèm theo lời giải thích về cách bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ cho tuyên bố về hiệu năng, cũng như bất kỳ hạn chế nào đối với các kết luận có thể được rút ra từ nghiên cứu;

dữ liệu nghiên cứu đầy đủ (như một phụ lục) - nên đưa vào các phụ lục, đưa ra các kết quả thô hoặc trung gian cho phép xác minh các kết quả tóm tắt (thống kê);

kết luận cuối cùng nêu rõ liệu các mục tiêu đã nêu của nghiên cứu có được giải quyết thỏa đáng hay không và hậu quả của việc này đối với việc phát triển và xác nhận sản phẩm.

Khuyến khích việc lưu giữ các hồ sơ ảnh, bản in máy và dữ liệu điện tử, hoặc việc lưu giữ vật lý các màng từ băng cassette đã mở, nếu thích hợp. Hồ sơ phải được lưu giữ trong khoảng thời gian tương đương với thời gian thương mại của IVD, nhưng không ít hơn 2 năm (8).

Cách tóm tắt kết quả nghiên cứu sẽ phụ thuộc vào thiết kế nghiên cứu và kết quả. Một số ví dụ về các thông số hiệu năng điển hình cho cả IVD định tính và định lượng cũng như các cách thích hợp để trình bày kết quả nghiên cứu được trình bày dưới đây.

Các bảng dưới đây nhằm mục đích minh họa và mặc dù mỗi bảng ví dụ dưới đây nhằm mục đích trình bày dữ liệu tóm tắt ở định dạng dễ đọc, WHO mong đợi mọi kết quả tóm tắt sẽ được kèm theo các phụ lục dữ liệu nghiên cứu đầy đủ trong hồ sơ sơ tuyển.

5.1 Bảng ví dụ, nghiên cứu hiệu năng lâm sàng: độ nhạy chẩn đoán

Bảng 2.4. Tóm tắt kết quả nghiên cứu hiệu năng Xxxx, xác định độ nhạy chẩn đoán

Địa điểm nghiên cứu

Số lượng mẫu được xét nghiệm

Số lượng mẫu phản ứng với phương pháp chuẩn

Số lượng xét nghiệm xác nhận

Số lượng mẫu phản ứng với IVD

Số lượng mẫu âm tính giả

% Độ nhạy

95% Khoảng tin cậy

 

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

5.2 Bảng ví dụ, nghiên cứu hiệu năng lâm sàng: độ đặc hiệu chẩn đoán

Bảng 2.5. Tóm tắt kết quả nghiên cứu hiệu năng Xxxx, xác định độ đặc hiệu chẩn đoán

Địa điểm nghiên cứu

Số lượng mẫu được xét nghiệm

Số lượng mẫu phản ứng với phương pháp chuẩn

Số lượng xét nghiệm xác nhận

Số lượng mẫu không phản ứng với IVD

Số lượng mẫu âm tính giả

% Độ đặc hiệu

95% Khoảng tin cậy

 

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

5.3 Bảng ví dụ, nghiên cứu hiệu năng phân tích: độ chính xác

Bảng 2.6. Tóm tắt độ chụm của xét nghiệm (độ lặp lại)

Panel QC

Số lượng mẫu lặp lại

S/Co

Cùng điều kiện % CV

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Chứng âm

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

QC-1 (Dương tính yếu)

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

QC-2 (Dương tính mức độ trung bình)

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

QC-3 (Dương tính mạnh)

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

QC quality control, S/Co tỷ lệ tín hiệu của mẫu và giá trị ngưỡng, Độ lệch chuẩn, CV Hệ số biến thiên

Bảng 2.7. Tóm tắt độ chụm của xét nghiệm (độ tái lặp) cho các mẫu QC QC-1 (dương tính với hiệu giá thấp)

Kết quả đối với mẫu QC có hiệu giá thấp

 

S/Co

Giữa các điều kiện

% CV

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Độ lặp lại tổng

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

Giữa các ngày

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

Giữa các lần chạy

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

Giữa các lô

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

Giữa các trang thiết bị

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

QC quality control, S/Co tỷ lệ tín hiệu của mẫu và giá trị ngưỡng, Độ lệch chuẩn, Độ tin cậy, CV Hệ số biến thiên

5.4 Bảng ví dụ, nghiên cứu hiệu năng phân tích: các chất gây nhiễu

Bảng 2.8. Tổng hợp kết quả xét nghiệm xác định độ đặc hiệu phân tích: chất nội sinh

ID mẫu

Kết quả xét nghiệm

 

 

Mẫu không pha

Mẫu pha với cơ chất - 1 (xx g/mL)

Mẫu pha với cơ chất -2 (x/mmol)

Mẫu pha với cơ chất - 3 etc.

 

ID-1

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

 

 

ID-2

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

 

 

ID-3

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

 

 

ID-4

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

 

 

ID-1, etc.

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

 

 

Lưu ý:

Việc thêm chuẩn nên được thực hiện ở mức độ phản ứng thấp, để phát hiện những tác động nhỏ làm thay đổi kết quả xét nghiệm có thể có ý nghĩa lâm sàng (tức là thay đổi kết quả từ phản ứng sang không phản ứng hoặc ngược lại).

Đôi khi rất khó lấy được mẫu có nồng độ chất có khả năng gây nhiễu cao; trong những trường hợp như vậy, việc tăng đột biến ngoại sinh với chất gây nhiễu tiềm ẩn có thể được chấp nhận.

Nếu có bất kỳ tình trạng nào gây ra tác dụng, thì những điều kiện này cần được ghi lại trong IFU.

5.5. Bảng ví dụ, nghiên cứu hiệu năng phân tích: phản ứng chéo, bệnh tật hoặc tình trạng y tế

Bảng 2.9. Tóm tắt kết quả xét nghiệm để xác định độ đặc hiệu phân tích: nhiễm trùng, bệnh tật hoặc tình trạng y tế không liên quan

Nhiễm trùng /Bệnh lý

Số lưng mẫu được xét nghiệm

Kết quả

IVD Đang được đánh giá

Xét nghiệm tham chiếu

Vi sinh vật 1

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

Tình trạng y tế 1,

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

.…

(Giá trị)

(Giá trị)

(Giá trị)

6. Đảm bảo chất lượng của nghiên cứu

Các nghiên cứu hiệu năng thuốc thử dùng trong chẩn đoán in vitro phải được thực hiện kết hợp với quản lý chất lượng tiêu chuẩn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của đối tượng, đảm bảo chuẩn hóa quy trình nghiên cứu hiệu năng và đảm bảo tính xác thực, khoa học, độ tin cậy và truy xuất nguồn gốc của kết quả. Việc quản lý chất lượng nghiên cứu hiệu năng phải bao trùm toàn bộ quá trình nghiên cứu hiệu năng, bao gồm thiết kế, thực hiện, giám sát, xác minh và thanh tra các nghiên cứu hiệu năng, cũng như thu thập, ghi chép, phân tích, tóm tắt và báo cáo dữ liệu.

 Quản lý trước khi triển khai thử nghiệm

- Trước khi triển khai nghiên cứu hiệu năng, nhà tài trợ (giải thích thuật ngữ) phải hoàn thành việc thiết kế và phát triển thuốc thử dùng trong chẩn đoán in vitro để kiểm tra, đánh giá hiệu năng phân tích, kết quả dương tính hoặc các nghiên cứu khoảng tham chiếu, kiểm tra chất lượng và phân tích rủi ro, và các kết quả sẽ có thể hỗ trợ nghiên cứu hiệu năng.

- Việc sản xuất thuốc thử dùng trong chẩn đoán in vitro để thử nghiệm phải đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng có liên quan.

- Trước khi tiến hành nghiên cứu hiệu năng, nhà tài trợ, tổ chức nhận nghiên cứu hiệu năng và nghiên cứu viên cần có thỏa thuận bằng văn bản về thiết kế thử nghiệm, kiểm soát chất lượng thử nghiệm, phân công nhiệm vụ trong thử nghiệm, các chi phí liên quan đến nghiên cứu hiệu năng do nhà tài trợ đảm nhận và các nguyên tắc điều trị thương tổn có thể xảy ra trong thử nghiệm.

- Trước khi tiến hành nghiên cứu hiệu năng, nhà tài trợ phải đệ trình với cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm địa phương của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các nghiên cứu hiệu năng phải được phê duyệt bởi các hội đồng đạo đức.

- Để đảm bảo tiến trình thông suốt của các nghiên cứu hiệu năng, các quy trình thao tác chuẩn (SOPs) phải được xây dựng theo đề cương nghiên cứu hiệu năng trước khi triển khai nghiên cứu hiệu năng, và tập huấn nghiên cứu hiệu năng phải được thực hiện, và kế hoạch tập huấn và hồ sơ tập huấn phải được lưu giữ.

Bảo vệ quyền và lợi ích của đối tượng

Các nghiên cứu hiệu năng thiết bị y tế phải tuân theo các tiêu chuẩn đạo đức được thiết lập trong Tuyên bố Helsinki được thông qua tại đại hội của Hiệp hội Y khoa Thế giới.

Đánh giá về khía cạnh đạo đức và sự chấp thuận tham gia nghiên cứu sau khi được giải thích là các biện pháp chính để bảo vệ quyền và lợi ích của đối tượng. Các bên tham gia nghiên cứu hiệu năng phải thực hiện trách nhiệm đạo đức tương ứng phù hợp với trách nhiệm tương ứng của họ trong thử nghiệm.

Đối với các yêu cầu khác liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích của đối tượng, tham khảo các điều khoản liên quan của Hướng dẫn Thực hành Nghiên cứu Lâm sàng Tốt đối với Thiết bị Y tế (Lệnh số 25 của CFDA (Nghị định của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm và Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc số 25) (sau đây gọi là GCP đối với Thiết bị Y tế).

Đề cương nghiên cứu hiệu năng

- Đề cương nghiên cứu hiệu năng do nhà tài trợ xây dựng và được thảo luận và xác nhận bởi tất cả các tổ chức nhận nghiên cứu hiệu năng và các nghiên cứu viên. Trong các nghiên cứu hiệu năng, tất cả các tổ chức nhận nghiên cứu hiệu năng phải thực hiện một quy trình nghiên cứu hiệu năng thống nhất.

- Đề cương nghiên cứu hiệu năng sẽ không được thay đổi tùy ý sau khi được sự chấp thuận của hội đồng đạo đức. Nếu đề cương cần được sửa đổi, đề cương phải được đệ trình lên hội đồng đạo đức để phê duyệt hoặc đệ trình lại. Trong đề cương, các phương pháp xử lý và yêu cầu đối với các tình huống đặc biệt như sửa đổi đề cương và chấm dứt thử nghiệm cần được giải thích rõ ràng.

- Cần quy định trong đề cương nghiên cứu hiệu năng rằng hoạt động nghiên cứu hiệu năng phải được thực hiện nghiêm ngặt theo các quy trình thao tác chuẩn.

- Các yêu cầu về tập huấn trước thử nghiệm và kiểm soát chất lượng của quá trình thử nghiệm cần được xác định rõ ràng trong đề cương nghiên cứu hiệu năng.

- Trong quá trình thiết kế và thực hiện đề cương, cần thiết lập các quy trình chuyển giao, quản lý, xác minh và truy vấn dữ liệu thử nghiệm.

Nhiệm vụ của tất cả các bên

Hội đồng đạo đức, nhà tài trợ, các tổ chức nhận nghiên cứu hiệu năng và các nghiên cứu viên cần xác định rõ ràng và đảm nhận trách nhiệm tương ứng của họ trong các nghiên cứu hiệu năng. Đối với việc phân công và yêu cầu trách nhiệm của tất cả các bên tham gia nghiên cứu hiệu năng, tham khảo các quy định liên quan của "GCP đối với thiết bị y tế".

Ghi chép và báo cáo

- Trong các nghiên cứu hiệu năng, nghiên cứu viên viên phải đảm bảo rằng bất kỳ ghi nhận và phát hiện nào cần được ghi lại chính xác và đầy đủ. Hồ sơ gốc của các nghiên cứu hiệu năng ít nhất phải bao gồm:

- Thông tin về các thuốc thử và dụng cụ được sử dụng, bao gồm tên, thông số kỹ thuật/model, số lô/sê-ri, số lượng, ngày chấp nhận, cách sử dụng và thải bỏ thuốc thử dư, v.v.

- Hồ sơ lựa chọn đối tượng, thông tin cơ bản về đối tượng (như giới tính, tuổi, thời điểm thu tuyển, v.v.), thông tin về chẩn đoán lâm sàng và điều trị, hồ sơ xét nghiệm mẫu và hồ sơ ghi nhận các phản ứng bất lợi.

- Hồ sơ hoàn thiện về nguồn, số lượng, bảo quản, sử dụng, lưu giữ và tiêu hủy mẫu trong nghiên cứu hiệu năng.

- Chữ ký và ngày của người tiến hành xét nghiệm và người kiểm tra.

- Bản gốc hồ sơ nghiên cứu hiệu năng không được thay đổi tùy ý; khi thực sự cần thiết phải thay đổi, phải giải thích lý do, ký và ghi ngày.

- Quản lý mẫu và truy xuất nguồn gốc: Các mẫu nghiên cứu hiệu năng phải được cung cấp bởi tổ chức nhận nghiên cứu hiệu năng tiến hành thử nghiệm và phải có số truy xuất nguồn gốc duy nhất. Mỗi mẫu phải được truy xuất đến một đối tượng duy nhất (cần được nêu trong đề cương và báo cáo nếu có các trường hợp đặc biệt). Để đáp ứng nhu cầu xét nghiệm lại và xác nhận, mẫu phải được lưu giữ tuân thủ với các điều kiện bảo quản mẫu tối thiểu cho đến khi sản phẩm được đưa ra thị trường.

- Dữ liệu nghiên cứu hiệu năng:

Dữ liệu nghiên cứu hiệu năng phải truy xuất được tài liệu nguồn. Dữ liệu trong các báo cáo nghiên cứu hiệu năng, báo cáo ca (nếu có), bảng tóm tắt dữ liệu nghiên cứu hiệu năng và báo cáo kết quả xét nghiệm (nếu có) trong các nghiên cứu hiệu năng phải thống nhất và có thể truy xuất được hồ sơ xét nghiệm gốc.

Dữ liệu sai khác đáng kể so với quy trình nghiên cứu hiệu năng hoặc vượt quá phạm vi chấp nhận được về mặt lâm sàng phải được xác minh và nghiên cứu viên cần có giải thích cần thiết.

- Nhà tài trợ phải ghi chép chính xác và đầy đủ các thông tin liên quan đến nghiên cứu hiệu năng, bao gồm:

Hồ sơ vận chuyển, tiếp nhận và xử lý thuốc thử, dụng cụ được sử dụng, bao gồm tên, các thông số kỹ thuật, model, số lô hoặc số sê-ri, số lượng, tên người nhận, địa chỉ, ngày giao hàng, và ngày xử lý, lý do và phương pháp đối với thuốc thử và dụng cụ sau nghiên cứu hiệu năng;

Thỏa thuận đã ký với các tổ chức nhận nghiên cứu hiệu năng, báo cáo giám sát, báo cáo xác minh, ghi chép và báo cáo về các biến cố bất lợi và khiếm khuyết được tìm thấy trong thử nghiệm.

Sau khi hoàn thành nghiên cứu hiệu năng, mỗi tổ chức nhận nghiên cứu hiệu năng cần lập bản tóm tắt nghiên cứu hiệu năng, ký tên nếu cần và trình nộp lên đơn vị chủ trì nghiên cứu hiệu năng.

Đơn vị chủ trì cần tóm tắt dữ liệu nghiên cứu hiệu năng của từng cơ sở và hoàn thiện báo cáo nghiên cứu hiệu năng. Bản tóm tắt nghiên cứu hiệu năng (bản gốc) của mỗi tổ chức nhận nghiên cứu hiệu năng được đính kèm với báo cáo.

- Nhà tài trợ phải cung cấp miễn phí thuốc thử dùng trong chẩn đoán in vitro để thử nghiệm và xác định xem liệu điều kiện vận chuyển, điều kiện bảo quản, thời gian bảo quản và ngày hết hạn của thuốc thử có đáp ứng các yêu cầu hay không.

- Nhà tài trợ phải thực hiện việc dán nhãn xác định phù hợp cho thuốc thử dùng trong chẩn đoán in vitro để thử nghiệm và đánh dấu "dùng cho thử nghiệm" theo quy định.

- Các tổ chức nhận nghiên cứu hiệu năng và các nghiên cứu viên phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng thuốc thử dùng trong chẩn đoán in vitro trong các nghiên cứu hiệu năng. Các nghiên cứu viên nên đảm bảo rằng các thuốc thử dùng trong chẩn đoán in vitro có liên quan chỉ được sử dụng cho các đối tượng của nghiên cứu hiệu năng. Trong thời gian thử nghiệm, thuốc thử dùng trong chẩn đoán in vitro để thử nghiệm nên được bảo quản và lưu giữ theo yêu cầu. Sau nghiên cứu hiệu năng, thuốc thử dùng trong chẩn đoán in vitro phải được xử lý theo các quy định quốc gia có liên quan và thỏa thuận với nhà tài trợ. Quy trình trên do người chuyên trách thực hiện việc này chịu trách nhiệm và ghi nhận. Các nghiên cứu viên không được chuyển thuốc thử dùng trong chẩn đoán in vitro để thử nghiệm cho bất kỳ đối tượng tham gia thử nghiệm phi lâm sàng nào.

- Tổ chức nhận nghiên cứu hiệu năng có trách nhiệm lưu giữ dữ liệu nghiên cứu hiệu năng trong thời hạn 10 năm sau khi đánh giá hiệu suất lâm sàng kết thúc. Nhà tài trợ phải lưu giữ dữ liệu nghiên cứu hiệu năng cho đến khi các thiết bị y tế không còn được sử dụng nữa.

- Các hồ sơ nghiên cứu hiệu năng có thể được sử dụng để đánh giá việc thực hiện các yêu cầu nghiên cứu hiệu năng thuốc thử dùng trong chẩn đoán in vitro của nhà tài trợ, các tổ chức nhận nghiên cứu hiệu năng và các nghiên cứu viên. Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm sẽ kiểm tra các tài liệu thiết yếu của nghiên cứu hiệu năng.

 Các vấn đề khác

- Đối với các thuốc thử dùng trong chẩn đoán in vitro cụ thể, có thể có các yêu cầu riêng đối với phương pháp nghiên cứu hiệu năng cụ thể, phương pháp thống kê, ước tính cỡ mẫu, v.v.. Nhà tài trợ nên lựa chọn và thiết kế một cách khoa học theo tình hình cụ thể. Nếu có các hướng dẫn đánh giá kỹ thuật cho các sản phẩm liên quan, nên tham khảo các yêu cầu liên quan.

- Trong một số nghiên cứu hiệu năng, thuốc thử dùng trong chẩn đoán in vitro được so sánh với các phương pháp thử nghiệm tham chiếu trong phòng xét nghiệm như giải trình tự axít nucleic, GC-MS/MS. Những phương pháp này không phải là kỹ thuật xét nghiệm lâm sàng thông thường, cần thiết bị và điều kiện thử nghiệm đặc biệt, và hầu hết các tổ chức nhận nghiên cứu hiệu năng không có các điều kiện thử nghiệm liên quan.

Đối với những trường hợp như vậy, các tổ chức nhận nghiên cứu hiệu năng có thể ủy thác các xét nghiệm đó cho một cơ sở chuyên về giải trình tự, các phòng xét nghiệm có đủ năng lực để xét nghiệm và công nhận kết quả xét nghiệm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm do nhà tài trợ ủy thác trực tiếp sẽ không được nộp dưới dạng dữ liệu nghiên cứu hiệu năng.

- Đối với thuốc thử dùng trong chẩn đoán in vitro mới, đề nghị nhà tài trợ trao đổi với bộ phận đánh giá thiết bị y tế trước khi đăng ký, để đạt được sự đồng thuận về tính khoa học, đầy đủ và tuân thủ dữ liệu nghiên cứu hiệu năng.

7. Kết luận

Mục tiêu cuối cùng của các nghiên cứu hiệu năng lâm sàng và phân tích sản phẩm là cung cấp dữ liệu hợp lý về mặt khoa học cho phép xác định rằng, người dùng cuối thu được lợi ích trong việc sử dụng IVD mới lớn hơn rủi ro. Mục tiêu này đạt được bằng cách tạo ra dữ liệu phân tích và lâm sàng để hỗ trợ việc xác định tính an toàn và hiệu quả:

Thiết lập và hỗ trợ các yêu cầu bồi thường trong IFU (dành cho mục đích sử dụng dự kiến, bởi người dùng dự kiến trong bối cảnh sử dụng dự kiến);

Cung cấp hướng dẫn về thuốc thử, dụng cụ và mẫu bệnh phẩm;

Nêu chi tiết phương pháp thử nghiệm cũng như các hạn chế và cảnh báo của quy trình;

Đưa ra các giá trị mong đợi; Và

Hỗ trợ các yêu cầu về đặc tính hiệu năng cụ thể.

Việc cung cấp thông tin cho cơ quan công nhận để sơ tuyển đánh giá IVD theo cách đầy đủ, có tổ chức và có hệ thống nhất có thể sẽ giúp quá trình đánh giá được hoàn thành trong khoảng thời gian ngắn nhất.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. . Banoo S, Bell D, Bossuyt P, Herring A, Mabey D, Poole F et al. Evaluation of diagnostic tests for infectious diseases: general principles. Nat Rev Microbiol. 2010;8(12 Suppl):S17-29.
  2. . Bossuyt PM, Reitsma JB, Bruns DE, Gatsonis CA, Glasziou PP, Irwig L et al. STARD 2015: an updated list of essential items for reporting diagnostic accuracy studies. BMJ. 2015;351(http://www.bmj.com/content/bmj/351/bmj.h5527.full.pdf, accessed April 2017).
  3. . CEC. 2009/108/EC: Commission Decision of 3 February 2009 amending Decision 2002/364/EC on common technical specifications for in vitro- diagnostic medical devices (notified under document number C(2009) 565) Brussels: Commission of the European Communities (CEC); 2009 (http://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/ALL/?uri=uriserv:OJ.L_.2009.039.01.0034.01.ENG, accessed April 2017).
  4. . CLSI. User protocol for evaluation of qualitative test performance; approved guideline. CLSI document EP12-A2. Wayne, PA: Clinical and Laboratory Standards Institute (CLSI); 2008
  5. . CLSI. Verification and validation of multiplex nucleic acid assays; approved guideline MM17-A. Wayne, PA: Clinical and Laboratory Standards Institute (CLSI); 2008
  6. . CLSI. Studies to evaluate patient outcomes; approved guideline GP45-A. Wayne, PA: Clinical and Laboratory Standards Institute (CLSI); 2004
  7. . CLSI. Evaluation of precision of quantitative measurement procedures; approved guideline—third edition EP05-A3. Wayne, PA: Clinical and Laboratory Standards Institute (CLSI); 2014
  8. . CLSI. Measurement procedure comparison and bias estimation using patient samples; approved guideline-third edition EP09-A3. Wayne, PA: Clinical and Laboratory Standards Institute (CLSI); 2013
  9. . GHTF. Clinical evidence for IVD medical devices - key definitions and concepts. Global Harmonization Task Force (GHTF); 2012 (http://www.imdrf.org/docs/ghtf/final/sg5/technical-docs/ghtf-sg5-n6-2012- clinical- evidence-ivd-medical-devices-121102.pdf, accessed April 2017).
  10. . GHTF Steering Committee. GHTF/SG1/N068:2012: Essential principles of safety and performance of medical devices. Global Harmonization Task Force (GHTF); 2012.
  11. . FDA. Statistical guidance on reporting results from studies evaluating diagnostic tests. FDA; 2007 (https://www.fda.gov/MedicalDevices/DeviceRegulationandGuidance/GuidanceDocuments/ucm071148.htm, accessed May 2016).
  12. . ISO 15193:2009: In vitro diagnostic medical devices - measurement of quantities in samples of biological origin - requirements for content and presentation of reference measurement procedures. Geneva: International Organization for Standardization (ISO); 2009.
  13. . ISO 13485:2016. Medical devices - Quality management systems - Requirements for regulatory purposes. . Geneva: International Organization for Standardization (ISO); 2016
  14. . ISO 15189:2012 - Medical laboratories - Requirements for quality and competence. Geneva: International Organization for Standardization (ISO); 2012 (https://www.iso.org/standard/56115.html, accessed April 2017).
  15. . Rutjes AW, Reitsma JB, Coomarasamy A, Khan KS, Bossuyt PM. Evaluation of diagnostic tests when there is no gold standard. A review of methods. Health Technol Assess. 2007;11(50):iii, ix-51 (http://www.journalslibrary.nihr.ac.uk/hta/volume- 11/issue-50, accessed April 2017).
  16. . Whiting P, Rutjes AW, Dinnes J, Reitsma J, Bossuyt PM, Kleijnen J. Development and validation of methods for assessing the quality of diagnostic accuracy studies. Health Technol Assess. 2004;8(25):iii, 1-234 (http://www.journalslibrary.nihr.ac.uk/hta/volume- 8/issue-25, accessed April 2017).
  17. . Whiting P, Rutjes AW, Reitsma JB, Glas AS, Bossuyt PM, Kleijnen J. Sources of variation and bias in studies of diagnostic accuracy: a systematic review. Ann Intern Med. 2004;140(3):189-202 (https://www.annals.org/article.aspx?volume=140&issue=3&page=189, accessed April 2017).
  18. . Whiting PF, Rutjes AW, Westwood ME, Mallett S, Deeks JJ, Reitsma JB et al. QUADAS-2: a revised tool for the quality assessment of diagnostic accuracy studies. Ann Intern Med. 2011;155(8):529-536 (https://www.annals.org/article.aspx?doi=10.7326/0003-4819-155-8- 201110180-00009, accessed April 2017).
  19. . WHO Overview of the WHO prequalification of In Vitro Diagnostics Assessment: Prequalification of In Vitro Diagnostics; 2021

(https://extranet.who.int/pqweb/sites/default/files/documents/21-01-27- Overview-DX-Prequalification-Requirements-PQDx_007-v9.pdf).

  1. . WHO Prequalification - Diagnostic Assessment. Technical Guidance Series (TGS):Standards applicable to the WHO prequalification of in vitro diagnostic medical devices TGS1, Geneva: World Health Organization (WHO); 2016

(http://www.who.int/diagnostics_laboratory/guidance/technical_guidance_se ries/en/, accessed June 2017).

  1. . WHO Prequalification of In Vitro Diagnostics Programme. PQDx_018: Instructions for compilation of a product dossier. Geneva: World Health Organization (WHO); 2014

(http://www.who.int/diagnostics_laboratory/evaluations/141015_pqdx_018_dos sier_instr uctions_v4.pdf, accessed April 2017).

  1. . World Medical Association. World Medical Association Declaration of Helsinki: ethical principles for medical research involving human subjects. Jama. 2013;310(20):2191-2194

(http://jamanetwork.com/journals/jama/fullarticle/1760318, accessed April 2017).

PHỤ LỤC SỐ XXII

(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

HỒ SƠ CƠ SỞ NHẬN THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG KỸ THUẬT MỚI, PHƯƠNG PHÁP MỚI HOẶC THIẾT BỊ Y TẾ

I. Yêu cầu của Hồ sơ

1. Hồ sơ đề nghị đánh giá lần đầu việc đáp ứng Thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng phải được viết bằng tiếng Việt. Trường hợp không thể hiện bằng tiếng Việt thì phải có thêm bản dịch công chứng của tài liệu đó ra tiếng Việt.

2. Đối với các giấy tờ do cơ quan quản lý nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo quy định của pháp luật.

II. Danh mục hồ sơ:

1. Thông tin chung về cơ sở (hành chính, pháp lý và các thông tin liên quan);

2. Hồ sơ về tiêu chuẩn kỹ thuật của cơ sở vật chất phục vụ thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế;

3. Hồ sơ tài liệu chuyên môn kỹ thuật, quy trình thực hành chuẩn (SOPs) phục vụ thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế;

4. Hồ sơ nhân sự phục vụ thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế;

5. Hệ thống quản lý chất lượng áp dụng trong thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế;

6. Giám sát nội bộ.

III. Nội dung chi tiết của Hồ sơ

3.1. Thông tin chung về cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế

a) Thông tin liên hệ của cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế

- Tên và địa chỉ chính thức của cơ sở;

- Tên và địa chỉ chi tiết của cơ sở nơi thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế;

- Thông tin liên lạc của cơ sở, bao gồm cả điện thoại trực 24/24 của người có trách nhiệm bảo đảm an toàn, sức khỏe cho người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế;

- Các thông tin định vị khác (nếu có): Tọa độ GPS, mã vùng bưu chính…

b) Hoạt động được cấp phép của cơ sở

- Bản sao giấy phép hoạt động, tài liệu pháp lý về việc thành lập và chức năng nhiệm vụ của cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế;

- Mô tả tóm tắt các hoạt động thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế và các hoạt động khác đã được cơ quan quản lý có thẩm quyền cho phép (nếu có), bao gồm cả các hoạt động đã được cơ quan quản lý nước ngoài đánh giá;

- Danh mục các đợt kiểm tra, đánh giá đáp ứng GCP được tiến hành tại cơ sở trong thời gian 05 năm vừa qua, bao gồm thông tin về ngày tháng, tên của cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra. Bản sao của Giấy chứng nhận đạt GCP hiện hành (nếu có).

c) Các hoạt động liên quan khác được thực hiện tại cơ sở

- Mô tả các hoạt động thử nghiệm lâm sàng các sản phẩm không phải là kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế tại địa điểm (nếu có).

3.2. Hồ sơ về tiêu chuẩn kỹ thuật của cơ sở vật chất phục vụ thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế

- Mô tả ngắn gọn về cơ sở: Danh sách, địa chỉ, diện tích các khu vực, các phòng/văn phòng/bộ phận;

- Thông tin mô tả đơn giản về khu lâm sàng, phòng xét nghiệm, khu vực bảo quản mẫu sinh học, khu vực lắp đặt, bảo quản thiết bị y tế phục vụ thử nghiệm lâm sàng, khu vực lưu trữ hồ sơ, tài liệu nghiên cứu, bộ phận quản lý nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế, văn phòng Hội đồng đạo đức, khu vực thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 (nếu có);

- Bản vẽ thiết kế, bố trí khu lâm sàng, phòng xét nghiệm, khu vực bảo quản mẫu sinh học/kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế nghiên cứu, khu vực lưu trữ hồ sơ tài liệu, bộ phận quản lý nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế, văn phòng Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở và khu vực thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 (nếu có);

- Mô tả hệ thống bảo đảm chất lượng phòng xét nghiệm;

- Liệt kê danh mục các thiết bị chính phục vụ thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế;

- Các thông tin liên quan khác trong trường hợp cần thiết theo quy định tại Điều 13 Phụ lục XXI Thông tư này.

3.3. Hồ sơ tài liệu chuyên môn kỹ thuật, quy trình thực hành chuẩn phục vụ thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế

- Mô tả ngắn gọn về hệ thống hồ sơ tài liệu tại cơ sở (ví dụ hệ thống tài liệu điện tử, tài liệu bản cứng);

- Danh mục các quy định, hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế theo quy định tại Điều 14 Phụ lục XXI Thông tư này;

- Danh mục các quy trình thực hành chuẩn cho các hoạt động trong thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế;

- Đối với các tài liệu và hồ sơ được bảo quản hoặc lưu trữ bên ngoài cơ sở: Danh mục các loại tài liệu/hồ sơ, tên và địa chỉ của cơ sở lưu trữ thông tin, tính toán khoảng thời gian cần thiết để truy xuất thông tin từ những hồ sơ tài liệu bên ngoài đó.

3.4. Hồ sơ nhân sự phục vụ thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế

- Mô tả sơ bộ về số lượng nhân sự tham gia vào quá trình quản lý, thực hiện thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế;

- Danh sách nhân sự của cơ sở theo quy định tại Điều 15 Phụ lục XXI Thông tư này: tên, chức danh, học hàm/học vị (nếu có), văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, giấy chứng nhận hoàn thành khóa học GCP, giấy chứng nhận hoàn thành khóa học báo cáo an toàn trong thử nghiệm lâm sàng, nhiệm vụ được giao trong thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế trên lâm sàng và các thông tin liên quan khác;

- Hồ sơ về Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở theo quy định tại Thông tư số 4/TT-BYT ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

3.5. Hệ thống quản lý chất lượng áp dụng trong thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế

a) Hệ thống quản lý chất lượng của cơ sở

- Mô tả tóm tắt hệ thống quản lý chất lượng của cơ sở, tiêu chuẩn áp dụng;

- Trách nhiệm liên quan đến việc duy trì hệ thống chất lượng, bao gồm cả việc quản lý cấp cao;

- Thông tin về các hoạt động đã được đánh giá chứng nhận, bao gồm ngày tháng và nội dung chứng nhận, tên của cơ sở cấp chứng nhận;

- Sơ đồ nhân sự cần thể hiện sự sắp xếp nhân sự trong hệ thống quản lý chất lượng, các vị trí chịu trách nhiệm chính, bao gồm cả quản lý cấp cao và các nhân sự được đào tạo/ủy quyền (vị trí quản lý chất lượng, kiểm tra chất lượng,...).

b) Quản lý các cơ sở hợp đồng liên kết (trong trường hợp có liên kết với cơ sở khác)

- Tóm tắt về cơ sở liên kết và chương trình đánh giá bên ngoài (nếu có);

- Tóm tắt về hệ thống đánh giá cơ sở hợp đồng liên kết;

- Tóm tắt về việc chia sẻ trách nhiệm giữa người hợp đồng và người nhận hợp đồng trong việc tuân thủ các quy định về bảo đảm chất lượng.

c) Quản lý nguy cơ về chất lượng

- Mô tả tóm tắt về phương pháp quản lý nguy cơ về chất lượng (Quality Risk Management - QRM) được sử dụng tại cơ sở: mục đích, các hoạt động …

3.6. Giám sát nội bộ

Mô tả ngắn gọn về hệ thống giám sát của cơ sở, kết quả tự giám sát và tự đánh giá mức độ đáp ứng GCP của cơ sở, tập trung vào các lĩnh vực được giám sát theo kế hoạch, các quy định và hoạt động theo dõi sau giám sát và bao gồm các tài liệu sau:

a) Bản sao Giấy phép hoạt động, tài liệu pháp lý về việc thành lập và chức năng nhiệm vụ của cơ sở nhận thử, Bản sao của Giấy chứng nhận đạt GCP hiện hành (nếu có).

b) Bản vẽ sơ đồ cơ sở vật chất phục vụ thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.

c) Danh mục thiết bị chính phục vụ thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.

d) Danh mục SOP cho các hoạt động liên quan trong thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.

đ) Sơ đồ tổ chức, nhân sự, phục vụ thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế, bản sao văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận liên quan.

e) Danh sách các cơ sở hợp đồng liên kết (địa chỉ, thông tin liên lạc, lĩnh vực chuyên môn ký hợp đồng...).

PHỤ LỤC SỐ XXIII

(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

BIỂU MẪU VĂN BẢN

Mẫu số 01

Đơn đề nghị đánh giá đáp ứng GCP.

Mẫu số 02

Mẫu Biên bản đánh giá đáp ứng GCP.

Mẫu số 03

Giấy chứng nhận GCP.

Mẫu số 04

Đơn đề nghị đánh giá định kỳ duy trì đáp ứng GCP.

Mẫu số 05

Báo cáo thay đổi.

Mẫu số 06

Bản cung cấp thông tin nghiên cứu và Phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu của người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế (ICF)

 

Mẫu số 01

Đơn đề nghị đánh giá đáp ứng GCP

TÊN ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
TÊN CƠ SỞ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……../……

…….., ngày tháng … năm 20…

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG THỰC HÀNH TỐT THỬ KỸ THUẬT MỚI, PHƯƠNG PHÁP MỚI HOẶC THỬ THIẾT BỊ Y TẾ TRÊN LÂM SÀNG

Kính gửi: Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế

Tên cơ sở: …………………………………………………………….

Địa chỉ: …………………………………………………………….

Điện thoại/fax/email: ………………………………………………….

Người liên hệ: …………………………… Chức danh: …………….

Điện thoại/fax/email: …………………………………………………

Thực hiện Thông tư số  /2023/TT-BYT ngày ... tháng ... năm 2023 của Bộ Y tế quy định về thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế, sau khi tiến hành tự đánh giá đạt yêu cầu GCP ngày … tháng … năm…, kính đề nghị Bộ Y tế (Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo) đánh giá việc đáp ứng GCP và cấp Giấy chứng nhận đạt GCP đối với phạm vi trong quy định về chức năng nhiệm vụ của chúng tôi…..

[Tên cơ sở] gửi kèm đơn đề nghị này các tài liệu sau đây:

1. Tài liệu pháp lý về việc thành lập và chức năng nhiệm vụ của đơn vị;

2. Hồ sơ tổng thể về cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế.

 

 

Thủ trưởng cơ sở
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 02

Biên bản đánh giá GCP

BIÊN BẢN
ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH TỐT THỬ KỸ THUẬT MỚI, PHƯƠNG PHÁP MỚI HOẶC THỬ THIẾT BỊ Y TẾ TRÊN LÂM SÀNG (GCP)

• Tên cơ sở đánh giá:

• Địa chỉ cơ sở đánh giá:

• Phạm vi đánh giá: Cơ sở đáp ứng thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng.

• Hình thức đánh giá: Đánh giá đủ điều kiện đáp ứng.

• Tài liệu áp dụng:

• Thời gian đánh giá:

I. THÀNH PHẦN ĐOÀN ĐÁNH GIÁ

STT

Họ và tên

Chức vụ

1

 

 

2

 

 

II. CÁN BỘ CỦA CƠ SỞ THAM GIA TIẾP ĐOÀN ĐÁNH GIÁ

STT

Họ và tên

Chức vụ

1

 

 

2

 

 

3

 

 

III. CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ GCP

Xem Phụ lục đính kèm Biên bản

IV. Ý KIẾN CHƯA THỐNG NHẤT GIỮA CƠ SỞ VÀ ĐOÀN ĐÁNH GIÁ

V. KẾT LUẬN:

Việc tuân thủ GCP của Đơn vị đánh giá GCP được đánh giá như sau:………..

Biên bản được thống nhất giữa Đoàn đánh giá và Đơn vị đánh giá GCP. Biên bản này được làm thành 03 bản. Đơn vị giữ 01 bản, Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo giữ 02 bản.

 

Trưởng Đoàn đánh giá

Đại diện Cơ sở nhận thử

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC VẤN ĐỀ TỒN TẠI SAU KHI TIẾN HÀNH ĐÁNH GIÁ GCP

I. Thông tin chung về cơ sở Đánh giá GCP:

- Tên cơ sở đánh giá: …….

- Địa chỉ: ………….

II. Thành phần tham dự đánh giá GCP:

2.1 Thành phần Cơ sở:

2.2 Thành phần Đoàn đánh giá:

III. Danh mục các vấn đề còn tồn tại:

STT

Các vấn đề còn tồn tại

Mức độ đánh giá

1. Tổ chức nhân sự

 

 

 

 

2. Hồ sơ tài liệu

 

 

 

 

3. Hệ thống quản lý chất lượng

 

3.1

Khoa lâm sàng

 

 

 

 

3.2 Khoa xét nghiệm

 

 

 

 

3.3. Lưu trữ hồ sơ

 

 

 

 

4. Cơ sở vật chất

 

4.1 Khoa xét nghiệm

 

 

 

4.2 Văn phòng Hội đồng đạo đức

 

 

 

 

4.3 Phòng tư vấn

 

 

 

 

4.4 Phòng cấp cứu

 

 

 

 

5. Giám sát

 

 

 

 

6. Các nội dung khác

 

 

 

 

Mẫu số 03

Giấy chứng nhận đạt GCP

BỘ Y TẾ
CỤC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ ĐÀO TẠO

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số / No.:    /GCN-K2ĐT

Ngày  tháng  năm 2023

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

THỰC HÀNH TỐT THỬ KỸ THUẬT MỚI, PHƯƠNG PHÁP MỚI VÀ/HOẶC THỬ THIẾT BỊ Y TẾ TRÊN LÂM SÀNG (GCP)

Phần 1:

Căn cứ quy định tại Thông tư số ….ngày..… của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh

CỤC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ ĐÀO TẠO chứng nhận:

Tên cơ sở: ………….

Trụ sở chính: ………………….

Địa điểm thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới và/hoặc thiết bị y tế:

Đã được đánh giá theo quy định liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng (GCP) phù hợp với các quy định tại Điều 92, Điều 99 Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 ngày 09/01/2023, Điều…. Nghị định số … ngày … của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh và Thông tư số …. ngày … của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Căn cứ kết quả đánh giá cơ sở đáp ứng GCP được thực hiện ngày …, Bệnh viện nêu trên được chứng nhận đáp ứng các yêu cầu về thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới và/hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng theo quy định tại Thông tư số … ngày … của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Giấy chứng nhận này thể hiện tình trạng đáp ứng thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới và/hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng của Đơn vị tại thời điểm đánh giá nêu trên và có hiệu lực không quá 03 năm kể từ ngày đánh giá gần nhất. Tuy nhiên, căn cứ theo nguyên tắc quản lý rủi ro, thời gian hiệu lực của Giấy chứng nhận có thể được rút ngắn hoặc kéo dài và sẽ được ghi tại mục Những nội dung hạn chế hoặc làm rõ.

Giấy chứng nhận chỉ có hiệu lực khi thể hiện đầy đủ các trang và bao gồm cả Phần 1 và Phần 2.

Tính xác thực của Giấy chứng nhận này có thể được xác nhận thông qua nội dung đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo. Nếu không có, hãy liên hệ với Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo để được làm rõ.

Phần 2:

PHẠM VI ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TỐT THỬ KỸ THUẬT MỚI, PHƯƠNG PHÁP MỚI VÀ/HOẶC THỬ THIẾT BỊ Y TẾ TRÊN LÂM SÀNG:

1. Phạm vi, phân loại nguy cơ kỹ thuật mới, phương pháp mới và/hoặc thiết bị y tế được thử nghiệm lâm sàng:

1.1.

1.2

1.3

1.4.

2. Giai đoạn thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới và/hoặc thiết bị y tế:

 

 

Lãnh đạo Cục




……………………….

 

Mẫu số 04

Đơn đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng GCP

TÊN ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
TÊN CƠ SỞ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ........./ .....

......... , ngày ..... tháng....... năm 20 .........

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐÁNH GIÁ VIỆC DUY TRÌ ĐÁP ỨNG THỰC HÀNH TỐT THỬ KỸ THUẬT MỚI, PHƯƠNG PHÁP MỚI HOẶC THỬ THIẾT BỊ Y TẾ TRÊN LÂM SÀNG

Kính gửi: Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế

Tên cơ sở:

Địa chỉ:

Điện thoại/fax/email:

Người liên hệ:                                                  Chức danh:

Điện thoại/fax/email:

Thực hiện Thông tư số  /202  /TT-BYT ngày  tháng  năm 202  của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, sau khi được cấp Giấy chứng nhận đạt GCP số…/GCN-K2ĐT ngày … tháng … năm…, kính đề nghị Bộ Y tế (Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo) được đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng GCP.

[Tên cơ sở] gửi kèm theo đơn đề nghị này các tài liệu sau đây:

1. Tài liệu kỹ thuật cập nhật về điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự của cơ sở (nếu có thay đổi);

2. Báo cáo tóm tắt hoạt động thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế của cơ sở trong 03 năm gần nhất tính từ thời điểm đánh giá liền trước.

 

 

Thủ trưởng cơ sở
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 05

Báo cáo thay đổi

TÊN ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
TÊN CƠ SỞ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ….…/…..

........., ngày...... tháng...... năm 20....

 

BÁO CÁO THAY ĐỔI
VỀ THỰC HÀNH TỐT THỬ KỸ THUẬT MỚI, PHƯƠNG PHÁP MỚI HOẶC THỬ THIẾT BỊ Y TẾ TRÊN LÂM SÀNG

Kính gửi: Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo

Tên cơ sở: ………………………………………………………………………

Địa chỉ: ...………..……………………………………………………………

Điện thoại/fax/email: ……………………………………………………………

Người liên hệ: ……………………………… Chức danh: ………………

Điện thoại/fax/email: ……………………………………………………………

Người phụ trách chuyên môn: …………………………, năm sinh: ………

Số Chứng chỉ hành nghề y:

Nơi cấp ……………………; năm cấp ………, có giá trị đến……… (nếu có)

Đã được cấp Giấy chứng nhận GCP số….ngày….tháng….năm:

Cơ sở báo cáo các nội dung thay đổi như sau:

Nội dung thay đổi

Danh mục tài liệu liên quan đến thay đổi

1.

 

2.

 

Chúng tôi cam đoan thực hiện đầy đủ các văn bản pháp luật, các quy định, quy chế chuyên môn về thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thiết bị y tế có liên quan. Đề nghị Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo xem xét, đánh giá việc đáp ứng GCP đối với các thay đổi nêu trên của cơ sở.

[Tên cơ sở] gửi kèm bản đề nghị này các tài liệu sau đây:

1. Bản sao Giấy chứng nhận đạt GCP;

2. Bản sao giấy phép hoạt động đối với cơ sở nhận thử là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp kèm theo bản sao giấy chứng nhận hoạt động khoa học công nghệ đối với cơ sở nhận thử là tổ chức khoa học và công nghệ.

3. Hồ sơ tổng thể của cơ sở đã cập nhật các nội dung thay đổi.

 

 

Thủ trưởng cơ sở
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 06

Bản cung cấp thông tin nghiên cứu và Phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu của người tham gia thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế (ICF)

A. Bản cung cấp thông tin nghiên cứu*

Tên nghiên cứu:

Phiên bản: ICF                          Ngày …../…../……...

Tên tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế thử nghiệm lâm sàng:

Mã đối tượng: ………………………………………

Tài liệu này được thông báo đầy đủ đến các đối tượng tham gia nghiên cứu, không có trang hay phần nào trong tài liệu này được bỏ qua. Những nội dung trong tài liệu này cần phải được giải thích rõ bằng khẩu ngữ với các đối tượng tham gia nghiên cứu.

1. Trình bày các vấn đề liên quan đến nghiên cứu, mục đích của nghiên cứu, thời gian dự kiến, phương pháp tiến hành (nêu cụ thể những gì được thử nghiệm)

2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng

3. Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nghiên cứu

4. Ai sẽ là người đánh giá các thông tin cá nhân và y khoa để lựa chọn anh/chị/... tham gia vào nghiên cứu này?

5. Số người sẽ tham gia vào nghiên cứu

6. Mô tả những rủi ro hoặc bất lợi

7. Mô tả lợi ích cho đối tượng hoặc cho những người khác

8. Những khoản anh/chị/... được chi trả trong nghiên cứu

9. Phương pháp hoặc cách điều trị thay thế

10. Cách lưu giữ bảo đảm bí mật hồ sơ cá nhân

11. Chỉ rõ các đối tượng được tiếp cận để thanh tra, kiểm tra, giám sát hồ sơ của anh/chị/...

12. Bồi thường hoặc chăm sóc, điều trị nếu có biến cố về sức khỏe xảy ra

13. Người để liên hệ khi anh/chị/... có câu hỏi liên quan đến nghiên cứu

Nêu rõ rằng sự tham gia là tình nguyện, anh/chị/... có quyền chối tham gia hoặc dừng tham gia vào bất kỳ thời điểm nào trong thời gian nghiên cứu mà vẫn được bảo đảm việc chăm sóc y tế

Chữ ký của đối tượng tham gia nghiên cứu

Ngày ký phiếu tình nguyện

 

B. Phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu*

Tôi,

_______________________________________________________________________

Xác nhận rằng

• Tôi đã đọc các thông tin được cung cấp về nghiên cứu ......................................……… tại bản cung cấp thông tin nghiên cứu và Phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu, phiên bản, ngày …./…/…., …. trang). Tôi đã được các cán bộ nghiên cứu giải thích rõ về nghiên cứu và các thủ tục đăng ký tình nguyện tham gia vào nghiên cứu.

• Tôi đã có cơ hội được hỏi các câu hỏi về nghiên cứu và tôi hài lòng với các câu trả lời đưa ra.

• Tôi đã có thời gian và cơ hội để cân nhắc tham gia vào nghiên cứu này.

• Tôi đã hiểu được rằng tôi có quyền được tiếp cận với các thông tin được mô tả trong Phiếu cung cấp thông tin nghiên cứu.

• Tôi hiểu rằng tôi có quyền rút khỏi nghiên cứu vào bất cứ thời điểm nào vì bất cứ lý do gì

• Tôi đồng ý rằng các bác sỹ đang điều trị cho tôi (nếu có) sẽ được thông báo về việc tham gia nghiên cứu của tôi.

Đánh dấu vào ô thích hợp:

Có: □                                                Không: □

Tôi đồng ý tham gia trong nghiên cứu này.

Chữ ký của người tham gia

………………………………………….......................

Ngày/tháng/năm

…………................…

Nếu cần,

 

*Chữ ký của người làm chứng

………………………………………….......................

Ngày/tháng/năm

…………................…

* Tên của người làm chứng

………………………………………….......................

 

Chữ ký của người lấy Bản cung cấp thông tin nghiên cứu và phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu

………………………………………….......................

Ngày/tháng/năm

…………................…

Tên của người lấy Bản cung cấp thông tin nghiên cứu và phiếu tình nguyện tham gia nghiên cứu

………………………………………….......................

 

*) Các thông tin cơ bản cần có trong ICF.

PHỤ LỤC SỐ XXIV

(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Mẫu số 1.

MẪU GIẤY KHÁM SỨC KHỎE DÙNG CHO NGƯỜI TỪ ĐỦ 18 TUỔI TRỞ LÊN

.....................

.....................
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……/GKSK-.........

 

 

GIẤY KHÁM SỨC KHỎE

Ảnh

(4 x 6 cm) (đóng dấu ráp lai hoặc Scan ảnh

1. Họ và tên (viết chữ in hoa): ………….………………………...…....………

2. Giới tính: Nam □ Nữ □

3. Sinh Ngày tháng năm (Tuổi:...............................)

4. Số CMND/CCCD /Hộ chiếu/định danh CD : ..........................

5. Cấp ngày....../..../.............. Tại…………………………………….

6. Chỗ ở hiện tại:…………………………………….......................…….....

* Lưu ý: Trường hợp đối tượng KSK có CCCD gắn chíp hoặc có số định danh công dân đã thực hiện kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phần HÀNH CHÍNH nêu trên chỉ cần ghi các mục (1) Họ và tên, (3) Ngày tháng năm sinh, (4) số định danh công dân

7. Lý do khám sức khỏe:..........................................................................

TIỀN SỬ BỆNH CỦA ĐỐI TƯỢNG KHÁM SỨC KHỎE

1. Tiền sử gia đình:

Có ai trong gia đình ông (bà) mắc một trong các bệnh: truyền nhiễm, tim mạch, đái tháo đường, lao, hen phế quản, ung thư, động kinh, rối loạn tâm thần, bệnh khác:

a) Không □ b) Có □ ; Nếu “có”, đề nghị ghi cụ thể tên bệnh:.....................................

2. Tiền sử bản thân: Ông (bà) đã/đang mắc bệnh, tình trạng bệnh nào sau đây không:

TT

Tên bệnh, tật

Không

STT

Tên bệnh, tật

Không

1

Có bệnh hay bị thương trong 5 năm qua

12

Đái tháo đường hoặc kiểm soát tăng đường huyết

2

Có bệnh thần kinh hay bị thương ở đầu

13

Bệnh tâm thần

3

Bệnh mắt hoặc giảm thị lực (trừ trường hợp đeo kính thuốc)

14

Mất ý thức, rối loạn ý thức

4

Bệnh ở tai, giảm sức nghe hoặc thăng bằng

15

Ngất, chóng mặt

5

Bệnh ở tim, hoặc nhồi máu cơ tim, các bệnh tim mạch khác

16

Bệnh tiêu hóa

6

Phẫu thuật can thiệp tim - mạch (thay van, bắc cầu nối, tạo hình mạch, máy tạo nhịp, đặt slent mạch, ghép tim)

17

Rối loạn giấc ngủ, ngừng thở khi ngủ, ngủ rũ ban ngày, ngáy to

7

Tăng huyết áp

18

Tai biến mạch máu não hoặc liệt

8

Khó thở

19

Bệnh hoặc tổn thương cột sống

9

Bệnh phổi, hen, khí phế thũng, viêm phế quản mạn tính

20

Sử dụng rượu thường xuyên, liên tục

10

Bệnh thận, lọc máu

21

Sử dụng ma túy và chất gây nghiện

11

Nghiện rượu, bia

22

Bênhh khác (ghi rõ)

……………………….

3. Câu hỏi khác (nếu có):

a) Ông (bà) có đang điều trị bệnh gì không? Nếu có, xin hãy liệt kê các thuốc đang dùng và liều lượng:

……………………………………………………………..…………..………….……………

..........................................................................................................................................

b) Tiền sử thai sản (Đối với phụ nữ): …………………………………………………….......

………………………………………………………………………………….……………….

 

Tôi xin cam đoan những điều khai trên đây hoàn toàn đúng với sự thật theo sự hiểu biết của tôi.

.............. ngày ........ tháng.......năm..........
Người đề nghị khám sức khỏe
(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

I. KHÁM THỂ LỰC

- Chiều cao: ...............................cm; - Cân nặng: ........................ kg; - Chỉ số BMI: ............

- Mạch: ........................lần/phút; - Huyết áp:..................../..................... mmHg

Phân loại thể lực:...................................................................................................................

II. KHÁM LÂM SÀNG

Nội dung khám

Họ tên và chữ ký của Bác sỹ chuyên khoa

1.

a)

Nội khoa

Tuần hoàn

 

 

Phân loại

 

b)

Hô hấp

 

 

Phân loại

 

c)

Tiêu hóa

 

 

Phân loại

 

d)

Thận-Tiết niệu

 

 

Phân loại

 

đ)

Nội tiết

 

 

Phân loại

 

e)

Cơ - xương - khớp

 

 

Phân loại

 

g)

Thần kinh

 

 

Phân loại

 

h)

Tâm thần

 

 

Phân loại

 

2.

Ngoại khoa, Da liễu:

- Ngoại khoa:

Phân loại:

- Da liễu:

Phân loại:

 

3.

Sản phụ khoa:

…………………………………………………………….

Phân loại:

………………………………………………………………….

 

4.

Mắt:

Kết quả khám thị lực: Không kính: Mắt phải……….. Mắt trái…………..

                                   Có kính: Mắt phải……… Mắt trái……………..

 

Các bệnh về mắt (nếu có):

Phân loại:

5.

Tai - Mũi - Họng

Kết quả khám thính lực:

Tai trái: Nói thường…………………………… m; Nói thầm……………….. m

Tai phải: Nói thường………………………….. m; Nói thầm……………….. m

 

Các bệnh về tai mũi họng (nếu có):

Phân loại:

6.

Răng - Hàm - Mặt

Kết quả khám:          Hàm trên:

…………………………………………………..

                                 Hàm dưới:

………………………………………………….

 

Các bệnh về răng hàm mặt (nếu có):

Phân loại

 

III. KHÁM CẬN LÂM SÀNG

Nội dung khám

Họ tên, chữ ký của Bác sỹ

1. Xét nghiệm máu:

a) Công thức máu:

Số lượng HC: ……………………………………………………

Số lượng Bạch cầu: ……………………………………………

Số lượng tiểu cầu: ………………………………………

b) Sinh hóa máu: Đường máu: ………………………………

Urê:………………………………….. Creatinin: ……………………

ASAT(GOT):……………………….. ALAT (GPT):

 

2. Xét nghiệm nước tiểu:

a) Đường: ………………………………………………………

b) Protein: ………………………………………………………

c) Khác (nếu có): ………………………………………………

 

3. Chẩn đoán hình ảnh (XQ tim phổi thẳng):

………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

 

 

IV. KẾT LUẬN

1. Phân loại sức khỏe:......................................................................................................

2. Các bệnh, tật (nếu có): ................................................................................................

............................................................................................................................................

 

 

.......……ngày…… tháng……… năm...........
NGƯỜI KẾT LUẬN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 02

MẪU GIẤY KHÁM SỨC KHỎE DÙNG CHO NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI

…………………
………………….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……./GKSK-.........

 

 

GIẤY KHÁM SỨC KHỎE

Ảnh

(4 x 6 cm) (đóng dấu ráp lai hoặc Scan ảnh

1. Họ và tên (viết chữ in hoa): ………….………………………...…....………

2. Giới tính: Nam □ Nữ □; 3. Sinh Ngày tháng năm; Tuổi:...............................

4. Số CMND/CCCD /Hộ chiếu/định danh CD : ..........................

5. Cấp ngày....../..../.............. Tại…………………………………….

6. Chỗ ở hiện tại:…………………………………….......................…….....

7. Chỗ ở hiện tại:…………………………………….......................……......

 

* Lưu ý: Trường hợp đối tượng KSK có CCCD gắn chíp hoặc có số định danh công dân đã thực hiện kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phần HÀNH CHÍNH nêu trên chỉ cần ghi các mục (1) Họ và tên, (3) Ngày tháng năm sinh, (4) số định danh công dân.

8. Lý do khám sức khỏe:...............................................................................

TIỀN SỬ BỆNH TẬT

1. Tiền sử gia đình

Có ai trong gia đình mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh truyền nhiễm không:

a) Không □ b) Có □ ; Nếu “có”, đề nghị ghi cụ thể tên bệnh: ……………………………….

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

2. Tiền sử bản thân:

a) Sản khoa:

- Bình thường.

- Không bình thường: Đẻ thiếu tháng; Đẻ thừa cân; Đẻ có can thiệp; Đẻ ngạt; Mẹ bị bệnh trong thời kỳ mang thai (Nếu có cần ghi rõ tên bệnh: ……………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

b) Tiêm chủng:

STT

Loại vắc xin

Tình trạng tiêm/uống vắc xin

Không

Không nhớ rõ

1

BCG

 

 

 

2

Bạch hầu, ho gà, uốn ván

 

 

 

3

Sởi

 

 

 

4

Bại liệt

 

 

 

5

Viêm não Nhật Bản B

 

 

 

6

Viêm gan B

 

 

 

7

Các loại khác

 

 

 

c) Tiền sử bệnh/tật: (Các bệnh bẩm sinh và mãn tính)

- Không

- Có

Nếu “có”: ghi cụ thể tên bệnh

……………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

d) Hiện tại có đang điều trị bệnh gì không? Nếu có, ghi rõ tên bệnh và liệt kê các thuốc đang dùng:

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

Tôi xin cam đoan những điều khai trên đây hoàn toàn đúng với sự thật theo sự hiểu biết của tôi.

 

 

………. ngày….. tháng…. năm ……
Người đề nghị khám sức khỏe
(Hoặc cha/mẹ hoặc người giám hộ)
(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

I. KHÁM THỂ LỰC

- Chiều cao:………………. cm; - Cân nặng:………………… Kg;

- Chỉ số BMI: ………………

- Mạch: ……………………… lần/phút; - Huyết áp:………../……………. mmHg

Phân loại thể lực: ……………………………………………………………………

II. KHÁM LÂM SÀNG

Nội dung khám

Họ tên và chữ ký của Bác sỹ chuyên khoa

1.

a)

Nhi khoa

Tuần hoàn

 

 

 

 

b)

Hô hấp

 

 

 

 

c)

Tiêu hóa

 

 

 

 

d)

Thận-Tiết niệu

 

 

 

 

đ)

Thần kinh

 

 

 

 

e)

Tâm thần

 

 

 

 

g)

Khám lâm sàng khác

 

 

 

 

2.

Mắt:

Kết quả khám thị lực: Không kính: Mắt phải……….. Mắt trái…………..

                                   Có kính: Mắt phải……… Mắt trái……………..

 

Các bệnh về mắt (nếu có):

 

3.

Tai - Mũi - Họng

Kết quả khám thính lực:

Tai trái: Nói thường…………………………… m; Nói thầm……………….. m

Tai phải: Nói thường………………………….. m; Nói thầm……………….. m

 

Các bệnh về tai mũi họng (nếu có):

 

4.

Răng - Hàm - Mặt

Kết quả khám:         

Hàm trên: …………………………………………………..

Hàm dưới: ………………………………………………….

 

Các bệnh về răng hàm mặt (nếu có):

 

III. KHÁM CẬN LÂM SÀNG

Nội dung khám

Họ tên, chữ ký của Bác sỹ

Xét nghiệm huyết học/sinh hóa/X.quang và các xét nghiệm khác khi có chỉ định của bác sỹ:

Kết quả: …………………………………………………………

 

IV. KẾT LUẬN CHUNG:

Sức khỏe bình thường:

…………………………………………………………………………

Hoặc các vấn đề sức khỏe cần lưu ý: ………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………

 

 

…….. ngày….. tháng…. năm……
NGƯỜI KẾT LUẬN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 03

MẪU SỔ KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

SỔ KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ

Ảnh

(4 x 6 cm) (đóng dấu ráp lai hoặc Scan ảnh

1. Họ và tên (viết chữ in hoa): ………….………………………...…....………

2. Giới tính: Nam □ Nữ □

3. Sinh Ngày  tháng  năm  (Tuổi:...............................)

4. Số CMND/CCCD /Hộ chiếu/định danh CD : ..........................

5. Cấp ngày....../..../.............. Tại…………………………………….

6. Chỗ ở hiện tại:…………………………………….......................…….....;

Số điện thoại liên hệ: …………….…………….

* Lưu ý: Trường hợp đối tượng KSK có CCCD gắn chíp hoặc có số định danh công dân đã thực hiện kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phần HÀNH CHÍNH nêu trên chỉ cần ghi mục (1) Họ và tên, (3) Ngày tháng năm sinh, (4) số định danh công dân

7. Nghề nghiệp: …………….…………….…………….…………….…………….……

8. Nơi công tác, học tập: …………….…………….…………….…………….………………..

9. Ngày bắt đầu vào làm việc tại đơn vị hiện nay:….. /……. / …………….…………….

10. Nghề, công việc trước đây (liệt kê công việc đã làm trong 10 năm gần đây, tính từ thời điểm gần nhất):

a) …………….…………….…………….…………….…………….…………….……………. thời gian làm việc…. năm…… tháng từ ngày ………/….. /…… đến…. /…… / …………

b) …………….…………….…………….…………….…………….…………….……………. thời gian làm việc… năm……. tháng từ ngày ……./….. /……... đến…. /……. / …………

11. Tiền sử bệnh, tật của gia đình: …………….…………….…………….…………….…….

…………….…………….…………….…………….…………….…………….…………….…

…………….…………….…………….…………….…………….…………….…………….…

…………….…………….…………….…………….…………….…………….…………….…

12. Tiền sử bệnh, tật của bản thân:

Tên bệnh

Phát hiện năm

Tên bệnh nghề nghiệp

Phát hiện năm

a)

 

a)

 

b)

 

b)

 

c)

 

c)

 

d)

 

d)

 

 

Người lao động xác nhận
(Ký và ghi rõ họ, tên)

…….. ngày….. tháng…. năm……
Người lập sổ KSK định kỳ
(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ

I. TIỀN SỬ BỆNH, TẬT

(Bác sỹ khám sức khỏe hỏi và ghi chép)

………….…………….…………….…………….…………….…………….…………….……

………….…………….…………….…………….…………….…………….…………….……

………….…………….…………….…………….…………….…………….…………….……

………….…………….…………….…………….…………….…………….…………….……

………….…………….…………….…………….…………….…………….…………….……

Tiền sử sản phụ khoa (Đối với nữ):

- Bắt đầu thấy kinh nguyệt năm bao nhiêu tuổi:

 

 

- Tính chất kinh nguyệt: Đều □ Không đều □

Chu kỳ kinh:

 

 

ngày

Lượng kinh:

 

 

ngày

Đau bụng kinh: Có □ Không □

- Đã lập gia đình: Có □ Chưa □

- PARA:

 

 

 

 

 

 

- Số lần mổ sản, phụ  khoa:  Có □   Ghi rõ: .............................................Chưa □

- Có đang áp dụng BPTT không? Có □ Ghi rõ:…………………………………. Không □

II. KHÁM THỂ LỰC

Chiều cao: ………………..cm; Cân nặng:………………….. Kg; Chỉ số BMI: ………………

Mạch:…………………………………….. lần/phút; Huyết áp:……….. /…………..….mmHg

Phân loại thể lực:

………….…………….…………….…………….……………..………….…

III. KHÁM LÂM SÀNG

Nội dung khám

phải khám đầy đủ các nội dung theo chuyên khoa để khẳng định có/hay không có bệnh, tật theo quy định tại Quyết định…

Họ tên và chữ ký của Bác sỹ chuyên khoa

1.

Nội khoa

a)

Tuần hoàn

 

 

Phân loại

 

b)

Hô hấp

 

 

Phân loại

 

c)

Tiêu hóa

 

 

Phân loại

 

d)

Thận-Tiết niệu

 

 

Phân loại

 

đ)

Nội tiết

 

 

Phân loại

 

e)

Cơ - xương - khớp

 

 

Phân loại

 

g)

Thần kinh

 

 

Phân loại

 

h)

Tâm thần

 

 

Phân loại

 

2.

Ngoại khoa, Da liễu:

- Ngoại khoa:………………………………………………………………..

Phân loại:

- Da liễu:…………………………………………………………………..

Phân loại:

 

3.

Sản phụ khoa: Chi tiết nội dung khám theo danh mục tại phụ lục XXV ban hành kèm theo Thông tư này.

Phân loại: ………………………………………………………

 

4.

Mắt:

Kết quả khám thị lực: Không kính: Mắt phải……….. Mắt trái…………..

Có kính: Mắt phải……… Mắt trái……………..

 

Các bệnh về mắt (nếu có):

Phân loại:

5.

Tai - Mũi - Họng

Kết quả khám thính lực:

Tai trái: Nói thường……………… m; Nói thầm……………….. m

Tai phải: Nói thường…………………. m; Nói thầm……………….. m

 

Các bệnh về tai mũi họng (nếu có):

Phân loại:

6.

Răng - Hàm - Mặt

Kết quả khám:

Hàm trên:

…………………………………………………..

Hàm dưới:

………………………………………………….

 

Các bệnh về răng hàm mặt (nếu có):

Phân loại

 

IV. KHÁM CẬN LÂM SÀNG

* Xét nghiệm huyết học/sinh hóa/X.quang và các xét nghiệm khác khi có chỉ định của bác sỹ:

a) Kết quả: ………….…………….…………….…………….…………….…

………….…………….…………….…………….…………….…………….…

………….…………….…………….…………….…………….…………….…

………….…………….…………….…………….…………….…………….…

b) Đánh giá: ………….…………….…………….…………….…………….…

………….…………….…………….…………….…………….…………….…

………….…………….…………….…………….…………….…………….…

 

 

V. KẾT LUẬN

1. Phân loại sức khỏe:1 ………….…………….…………….…………….…………….……

2. Các bệnh, tật (nếu có):2 ………….…………….…………….…………….……………..

………….…………….…………….…………….…………….…………….…………….……

………….…………….…………….…………….…………….…………….…………….……

 

 

NGƯỜI KẾT LUẬN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

___________________

1 Phân loại sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế2 Ghi rõ các bệnh, tật, phương án điều trị, phục hồi chức năng hoặc giới thiệu khám chuyên khoa để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có).

PHỤ LỤC SỐ XXV

(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

DANH MỤC KHÁM CHUYÊN KHOA PHỤ SẢN TRONG KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO LAO ĐỘNG NỮ

TT

NỘI DUNG KHÁM

GHI CHÚ

I.

Khám phụ khoa

1.

Khám vùng bụng dưới và vùng bẹn.

 

2.

Khám bộ phận sinh dục ngoài.

 

3.

Khám âm đạo bằng mỏ vịt kết hợp quan sát cổ tử cung bằng mắt thường.

- Chỉ thực hiện nếu tiếp cận được bằng đường âm đạo và có sự đồng ý của lao động nữ sau khi được nhân viên y tế tư vấn.

4.

Khám âm đạo phối hợp nắn bụng (khám bằng hai tay).

5.

Khám trực tràng phối hợp nắn bụng (khám bằng hai tay).

- Chỉ thực hiện nếu không tiếp cận được bằng đường âm đạo hoặc bệnh cảnh cụ thể đòi hỏi phải đánh giá thêm bằng khám trực tràng.

- Chỉ thực hiện nếu có sự đồng ý của lao động nữ sau khi được nhân viên y tế tư vấn.

II.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung

Thực hiện sàng lọc, phát hiện sớm tổn thương cổ tử cung bằng ít nhất một trong các kỹ thuật sau:

- Chỉ thực hiện nếu tiếp cận được bằng đường âm đạo và có sự đồng ý của lao động nữ sau khi được nhân viên y tế tư vấn.

- Thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.

1.

Nghiệm pháp quan sát cổ tử cung với dung dịch Acid Acetic (VIA test)

2.

Nghiệm pháp quan sát cổ tử cung với dung dịch Lugol (VILI test)

3.

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung

4.

Xét nghiệm HPV

III

Sàng lọc ung thư vú

Thực hiện sàng lọc, phát hiện sớm tổn thương vú bằng ít nhất một trong các kỹ thuật sau:

 

1.

Khám lâm sàng vú

2.

Siêu âm tuyến vú hai bên

3.

Chụp Xquang tuyến vú

IV.

Siêu âm tử cung-phần phụ (khi có chỉ định của bác sỹ khám)

 

PHỤ LỤC SỐ XXVI

(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

MẪU BÁO CÁO CÔNG TÁC KHÁM SỨC KHỎE

I. Mẫu báo cáo của cơ sở khám sức khỏe

1. Mốc thời gian báo cáo

- Báo cáo số liệu 6 tháng đầu năm:

+ Thời gian chốt số liệu: tính từ 15/12 năm trước đến 15/6 năm sau

+ Thời hạn nộp: 20/6 hằng năm

- Báo cáo số liệu năm:

+ Thời gian chốt số liệu: tính từ 16/6-14/12 hằng năm

+ Thời hạn nộp: 20/12 hằng năm

2. Số liệu báo cáo

- Thông tin của đơn vị (Tên đơn vị, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, đầu mối liên hệ)

- Tổng số lượt KSK không có yếu tố nước ngoài: …….

- Tổng số lượt KSK có yếu tố nước ngoài: ……..

- Tổng số lượt KSK định kỳ: ………

Ghi chú: Báo cáo gửi về Sở Y tế hoặc Y, tế Bộ, ngành quản lý trực tiếp

3. Khó khăn, kiến nghị, đề xuất

II. Mẫu báo cáo của Sở Y tế, Y tế Bộ, ngành

1. Mốc thời gian báo cáo

- Báo cáo số liệu 6 tháng đầu năm:

+ Thời gian chốt số liệu: tính từ 15/12 năm trước đến 15/6 năm sau

+ Thời hạn nộp: 30/6 hằng năm

- Báo cáo số liệu năm:

+ Thời gian chốt số liệu: tính từ 16/6-14/12 hằng năm

+ Thời hạn nộp: 30/12 hằng năm

2. Số liệu báo cáo

- Danh sách lũy tích cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công bố đủ điều kiện KSK (Tên cơ sở, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, đầu mối liên hệ)

- Tổng số cơ sở KBCB đủ điều kiện thực hiện KSK không có yếu tố nước ngoài:………

- Tổng số cơ sở KBCB đủ điều kiện thực hiện KSK có yếu tố nước ngoài:….

- Tổng số lượt KSK không có yếu tố nước ngoài: …….

- Tổng số lượt KSK có yếu tố nước ngoài: ……..

- Tổng số lượt KSK định kỳ: ………

3. Khó khăn, kiến nghị, đề xuất

PHỤ LỤC SỐ XXVII

MẪU VĂN BẢN ĐỀ XUẤT NHÂN LỰC HỖ TRỢ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

…….1……..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Kính gửi:………………………………………….

STT

Nội dung

Số lượng

Ghi chú

I.

Công tác khám, chữa bệnh

 

 

1.

Bác sỹ:

 

 

 

- Bác sỹ hồi sức tích cực

 

 

 

- Bác sỹ truyền nhiễm

 

 

 

- Bác sỹ khác

 

 

2.

Điều dưỡng:

 

 

 

- Điều dưỡng hồi sức tích cực

 

 

 

- Điều dưỡng truyền nhiễm

 

 

 

- Điều dưỡng khác

 

 

3.

Thực hiện xét nghiệm:

 

 

 

- Bác sỹ

 

 

 

- Cử nhân

 

 

 

- Kỹ thuật viên

 

 

 

- Điều dưỡng

 

 

 

- Nhân viên khác (ghi cụ thể)

 

 

II.

Công tác tiêm chủng

 

 

1

Bác sỹ

 

 

2

Điều dưỡng

 

 

3

Nhân viên khác

 

 

 

 

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

Phụ lục số XXIX
MẪU GIẤY, PHIẾU Y

(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31/12/2023
của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TT

Ni dung

 

1.

Giấy cakếchthuphthut, thủ thuật và gây mê hồi sức

01/BV2

2.

Giấy chứnnhphthuật

02/BV2

3.

Giấy khám/chbntheo yêu cu

03/BV2

4.

Phiếu khám chuyêkhoa

04/BV2

5.

Phiếu gây mê hồi sức

05/BV2

6.

Phiếu phẫu thutthủ thut

06/BV2

7.

Phiếu theo dõi truyn dch

07/BV2

8.

Phiếu chiếuchX-quang

08/BV2

9.

Phiếu chcắt lớp vi tính

09/BV2

10.

Phiếu chcnhưnt

10/BV2

11.

Phiếu siêu âm

11/BV2

12.

Phiếu điện tim

12/BV2

13.

Phiếu điện não

13/BV2

14.

Phiếu nsoi

14/BV2

15.

Phiếu đchnănhô hp

15/BV2

16.

Phiếu xénghiệm (chung)

16/BV2

17.

Phiếu xénghiệm Huyết hc

17/BV2

18.

Phiếu xénghiệm huyết - tuỷ đ

18/BV2

19.

Phiếu xénghiệm chđoán rlođông cầm máu

19/BV2

20.

Phiếu xénghiệm sinthiết tuỷ xương

20/BV2

21.

Phiếu xénghiệm nước dch

21/BV2

22.

Phiếu xénghiệm hoá sinh máu

22/BV2

23.

Phiếu xénghiệm hoá sinh nước tiu, phân, dcchdò

23/BV2

24.

Phiếu xénghiệm vsinh

24/BV2

25.

Phiếu xénghiệm giải phbnsinthiết

25/BV2

26.

Phiếu xénghiệm giải phbnkhánghiệm tử thi.

26/BV2

27.

Trích biên bhchẩn

27/BV2

28.

Trích biên bkiểm tho tử vong

28/BV2

29.

Phiếu khám bnvào vin (chung)

29/BV2

30.

Phiếu phẫu thughégiác mc

30/BV2

31.

Phiếu phẫu thubề mặt nhãn cu

31/BV2

32.

Phiếu phẫu thuGlocom

32/BV2

33.

Phiếu phẫu thut lác

33/BV2

34.

Phiếu phẫu thutúl

34/BV2

35.

Phiếu phẫu thusp mi, mộng, thể thtinh, Sapejko

35/BV2

36.

Phiếu theo dõđiu tr

36/BV2

37.

Phiếu chăm sóc cp 1

37/BV2

38.

Phiếu chăm sóc cp 2

38/BV2

39.

Phiếu nhận địnphân longưi bnh tkhoa cấp cu

39/BV2

40.

Giấy cung ctntivà cam kết chunvề nhvini trú

40/BV2

41.

Giấy cam kết từ chsử dndcvụ khám bnhcha bnh

41/BV2

42.

Phiếu cuncấp tng tin người bntkhohi sức tích cc

42/BV2

43.

Phiếu bàgiangười bệnh chuykho(Dàncho bás)

43/BV2

44.

Phiếu bàgiangười bệnh chuykho(Dànchđiu dưng)

44/BV2

45.

Giấy cam kếchuyn cơ sở khám bnh, chữa bnh

45/BV2

46.

Giấy cam kếrviknthechỉ địncbác sỹ (khi chưkết thúvic chbnh)

46/BV2

47.

Biên bkithảo tử vong

47/BV2

48.

Giấy cam kếchthuđiều trị bnhótrị - xạ trị

48/BV2

49.

Giấy cam kếchthuđiều trị bng xạ trị

49/BV2

50.

Phiếu điều trị trẻ sơ sinsau sinh

50/BV2

51.

Phiếu khám thai

51/BV2

52.

Bản tóthồ sơ bnán

52/BV2

53.

Giấy đề nghị cung cbtóthồ sơ bnán/tàliệu liên quan

53/BV2

54.

Hưndẫn ghchébnántrú y hc cổ truyền và bnáni trú nhi y hc cổ truyền

 

55.

Hưndẫn ghchébnángoi trú y hcổ truyền

 

Cơ quan chủ quản.........................

Cơ sở KB, CB...............................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________

MS: 52/BV2

BẢN TÓM TẮT HỒ SƠ BỆNH ÁN

I. HÀNH CHÍNH

Họ và tên (In hoa): .................................................................. Ngày sinh: ............/............./..........    Tuổi:....................... Giới tính:    Nam     Nữ                                      Dân tộc: ................................................................................ Địa chỉ cư trú: Số nhà .......... Thôn, phố..........................    Xã, phường........................................................................... Huyện (Q, Tx) .....................................................                     Tỉnh, thành phố ..................................................................

Số thẻ BHYT: ...............................................................................

Số Căn cước/Hộ chiếu/Mã định danh cá nhân: ...................................................... Vào viện ngày............/........../20.......                  Ra viện ngày........../........../20.......

II. CHẨN ĐOÁN (Tên bệnh và mã ICD đính kèm):

Chẩn đoán vào viện: .............................................................................................................................................................................................

Chẩn đoán ra viện: .............................................................................................................................................................................................

III. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ

Lý do vào viện:……………………………………………………………………………...............................................................…….

Tóm tắt quá trình bệnh lý và diễn biến lâm sàng (Đặc điểm khởi phát, các triệu chứng lâm sàng, diễn biến bệnh...): ……………………………………………………………………….

.............................................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................................

Tiền sử bệnh: ...........................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................................................

Những dấu hiệu lâm sàng chính được ghi nhận (có giá trị chẩn đoán trong quá trình điều trị):

.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tóm tắt kết quả xét nghiệm, cận lâm sàng có giá trị chẩn đoán: .......................................................................................

.............................................................................................................................................................................................

Phương pháp điều trị (tương ứng với chẩn đoán):

Nội khoa:                   Không     Có, ghi rõ:.......................................................................................................................

Phẫu thuật, thủ thuật: Không     Có, ghi rõ phương pháp: ..................................................................................................

.............................................................................................................................................................................................

Tình trạng ra viện:

Khỏi     Đỡ      Không thay đổi    Nặng hơn  Tử vong  Tiên lượng nặng xin về

Chưa xác định

Hướng điều trị và các chế độ tiếp theo: .........................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................................................

 

Ngày......... tháng.......... năm 20.........

Đại diện đơn vị

(Ký, đóng dấu)

Văn bản này có phụ lục đính kèm. Tải về để xem toàn bộ nội dung.
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi