Thông tư 28/2023/TT-BYT quy định phạm vi hoạt động KCB của chương trình đào tạo nhân viên y tế

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 28/2023/TT-BYT

Thông tư 28/2023/TT-BYT của Bộ Y tế quy định phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và nội dung chuyên môn, nghiệp vụ của chương trình đào tạo nhân viên y tế làm việc tại y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức mà không thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:28/2023/TT-BYTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Thị Liên Hương
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
29/12/2023
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung chương trình đào tạo nhân viên y tế

Ngày 29/12/2023, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 28/2023/TT-BYT quy định phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và nội dung chuyên môn, nghiệp vụ của chương trình đào tạo nhân viên y tế làm việc tại y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức mà không thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Dưới đây là một số nội đung đáng chú ý như sau:

1. Thời gian đào tạo lần đầu là 40 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra đánh giá, chú trọng huấn luyện kỹ năng thực hành chuyên môn, nghiệp vụ. Đào tạo cập nhật chuyên môn được thực hiện 05 năm một lần với thời gian đào tạo cập nhật ít nhất bằng 50% thời gian đào tạo lần đầu, bao gồm cả thời gian kiểm tra đánh giá;

2. Cơ sở giáo dục đào tạo khối ngành sức khỏe, cơ sở y tế có chức năng hoặc được giao nhiệm vụ đào tạo nhân lực y tế xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình, tài liệu đào tạo phù hợp với từng đối tượng đào tạo; công bố công khai thông tin về khóa đào tạo trên Trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo trước khi tổ chức đào tạo và tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ theo quy định pháp luật hiện hành về giáo dục.

3. Danh mục các bệnh được khám phát hiện sớm, xử trí ban đầu và tư vấn tại y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức gồm có: Bệnh lý tăng huyết áp (I10-I15); Đái tháo đường (E10-E14); Viêm kết mạc (H10); Viêm mũi dị ứng (J30.1 - J30.4); Viêm mũi họng cấp (cảm thường) (J00); Viêm xoang cấp (J01);…

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2024.

Xem chi tiết Thông tư 28/2023/TT-BYT tại đây

tải Thông tư 28/2023/TT-BYT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 28/2023/TT-BYT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Thông tư 28/2023/TT-BYT PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
____________

Số: 28/2023/TT-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
___________________

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2023

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023;

Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và nội dung chuyên môn, nghiệp vụ của chương trình đào tạo nhân viên y tế làm việc tại y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức mà không thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn điểm b khoản 2 Điều 19 Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 về phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và nội dung chuyên môn, nghiệp vụ của chương trình đào tạo nhân viên y tế làm việc tại y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức mà không thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức bao gồm:
a) Y tế của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp;
b) Y tế của cơ sở sản xuất, kinh doanh;
c) Y tế của các cơ sở giáo dục;
d) Y tế của các đơn vị, tổ chức khác.
2. Nhân viên y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Nhân viên y tế của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị, tổ chức khác đáp ứng điều kiện quy định tại Phụ lục III và Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư số 12/2022/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Nhân viên y tế cơ sở sản xuất, kinh doanh là người làm công tác y tế đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 37 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động.
3. Nhân viên y tế tại các cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Người có trình độ chuyên môn y tế làm công tác y tế trường học đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác y tế trường học (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT); khoản 2 Điều 7 Thông tư số 33/2021/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về công tác y tế trường học trong cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp (sau đây viết tắt là Thông tư số 33/2021/TT-BYT);
b) Người có trình độ chuyên môn y tế chưa đáp ứng quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT, Thông tư số 33/2021/TT-BYT và người không có trình độ chuyên môn y tế được giao nhiệm vụ thực hiện công tác y tế trường học.
Điều 3. Phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và nội dung chuyên môn, nghiệp vụ của chương trình đào tạo đối với nhân viên y tế làm việc tại y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức được quy định tại điểm a, b, d khoản 1 Điều 2 Thông tư này
1. Trường hợp nhân viên y tế không có văn bằng đào tạo y sỹ, bác sỹ và đã hoàn thành chương trình đào tạo theo nội dung chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại khoản 3 Điều này được khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hoạt động theo:
a) Danh mục quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Chỉ định của người được phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh: tiêm (chích), lấy mẫu xét nghiệm (máu, nước tiểu, dịch tiết).
2. Trường hợp nhân viên y tế có văn bằng đào tạo y sỹ, bác sỹ và đã hoàn thành chương trình đào tạo theo nội dung chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại khoản 3 Điều này thì ngoài phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này được khám phát hiện sớm, xử trí ban đầu, tư vấn người bệnh đến cơ sở y tế trong trường hợp cần thiết đối với các bệnh quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Nội dung chuyên môn, nghiệp vụ của chương trình đào tạo: Nhân viên y tế phải được đào tạo, cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động quy định tại Thông tư số 29/2021/TT-BYT ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn hoạt động đào tạo chuyên môn về y tế lao động.
Điều 4. Phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và nội dung chuyên môn, nghiệp vụ của chương trình đào tạo đối với nhân viên y tế làm việc tại cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 của Thông tư này
1. Trường hợp nhân viên y tế không có văn bằng đào tạo y sỹ, bác sỹ và đã hoàn thành chương trình đào tạo theo nội dung chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại khoản 3 Điều này được khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hoạt động theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trường hợp nhân viên y tế có văn bằng đào tạo y sỹ, bác sỹ và đã hoàn thành chương trình đào tạo theo nội dung chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại khoản 3 Điều này thì ngoài phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này được khám phát hiện sớm, xử trí ban đầu, tư vấn người bệnh đến cơ sở y tế trong trường hợp cần thiết đối với các bệnh quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Nội dung chuyên môn, nghiệp vụ của chương trình đào tạo:
a) Nội dung chuyên môn, nghiệp vụ của chương trình đào tạo được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thời gian đào tạo lần đầu là 40 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra đánh giá, chú trọng huấn luyện kỹ năng thực hành chuyên môn, nghiệp vụ. Đào tạo cập nhật chuyên môn được thực hiện 05 năm một lần với thời gian đào tạo cập nhật ít nhất bằng 50% thời gian đào tạo lần đầu, bao gồm cả thời gian kiểm tra đánh giá;
c) Cơ sở giáo dục đào tạo khối ngành sức khỏe, cơ sở y tế có chức năng hoặc được giao nhiệm vụ đào tạo nhân lực y tế (sau đây gọi tắt là cơ sở đào tạo) xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình, tài liệu đào tạo phù hợp với từng đối tượng đào tạo; công bố công khai thông tin về khóa đào tạo trên Trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo trước khi tổ chức đào tạo và tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ theo quy định pháp luật hiện hành về giáo dục.
d) Hình thức đào tạo: Tập trung.
Điều 5. Điều khoản tham chiếu
Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo văn bản mới.
Điều 6. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
2. Nhân viên y tế làm việc tại cơ sở giáo dục tiếp tục được thực hiện các nội dung liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh đã được quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT, Thông tư số 33/2021/TT-BYT và phải hoàn thành việc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Thông tư này trước ngày 31 tháng 12 năm 2025.
Điều 7. Trách nhiệm thi hành
Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (Cục Quản lý Môi trường y tế) để xem xét giải quyết./.

Nơi nhận:
- Ủy ban Xã hội của Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ (Cổng TTĐT Chính phủ);
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Các Thứ trưởng Bộ Y tế;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Đơn vị trực thuộc Bộ;
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, PC, MT(03).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Liên Hương

Phụ lục I

Phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của nhân viên y tế làm việc
tại cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở giáo dục
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2023/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2023
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
_________________

 

TT

Danh mục hoạt động khám bệnh, chữa bệnh

Nhân viên y tế tại cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này

Nhân viên y tế tại cơ sở giáo dục

Quy định tại điểm a khoản 3 Điều 2 Thông tư này

Quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 Thông tư này

1

Quan sát, đánh giá, nhận định tình trạng toàn thân người bệnh

x

x

x

2

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, đo chiều cao, cân nặng

x

x

x

3

Đo, đếm các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh: mạch, nhiệt độ, huyết áp

x

x

x

4

Tư vấn phòng, chống tật khúc xạ

x

x

x

5

Tư vấn phòng, chống thừa cân, béo phì, suy dinh dưỡng

x

x

x

6

Tư vấn phòng, chống gù vẹo cột sống

x

x

x

7

Tư vấn phòng, chống bệnh răng miệng

x

x

x

8

Tư vấn tâm lí

x

x

 

9

Tư vấn chế độ dinh dưỡng và tập luyện

x

x

 

10

Tư vấn phòng, chống và xử trí ban đầu bệnh sởi

x

x

 

11

Tư vấn phòng, chống và xử trí ban đầu bệnh quai bị

x

x

 

12

Tư vấn phòng, chống và xử trí ban đầu bệnh tay chân miệng

x

x

 

13

Tư vấn, chăm sóc ban đầu người bị tiêu chảy

x

x

 

14

Tư vấn, chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai

x

   

15

Tư vấn, chăm sóc người viêm đường hô hấp trên

x

x

 

16

Tư vấn, chăm sóc bệnh nhân cúm

x

x

 

17

Tư vấn, chăm sóc, bệnh nhân đau mắt đỏ

x

x

 

18

Tư vấn, chăm sóc ban đầu bệnh nhân sốt xuất huyết

x

x

 

19

Tư vấn về chăm sóc nâng cao sức khỏe

x

x

x

20

Tư vấn về phòng, chống dịch bệnh

x

x

x

21

Tư vấn phòng, chống bệnh liên quan đến nghề nghiệp

x

   

22

Sơ cứu ban đầu các dấu hiệu nguy hiểm về hô hấp, tuần hoàn, tim mạch

x

x

x

23

Sơ cứu, băng các vết thương phần mềm chảy máu

x

x

x

24

Sơ cứu và cố định tạm thời gãy xương các loại, bong gân, sai khớp

x

x

x

25

Sơ cấp cứu và xử trí ban đầu khi bị bỏng

x

x

x

26

Sơ cứu ngộ độc (thực phẩm, hơi khí độc)

x

x

x

27

Sơ cứu say nắng, say nóng

x

x

x

28

Sơ cấp cứu đuối nước

x

x

x

29

Sơ cứu dị vật đường thở

x

x

x

30

Sơ cứu điện giật, sét đánh

x

x

x

31

Sơ cấp cứu tai nạn khác: ngã, vùi lấp, chấn thương mắt

x

x

x

32

Xử trí rắn cắn, băng ép bất động sơ cứu rắn cắn

x

x

x

33

Xử trí ban đầu khi bị động vật, côn trùng cắn, đốt

x

x

x

34

Xử trí tai nạn hàng loạt

x

x

x

35

Xử trí ban đầu viêm da dị ứng, nổi mề đay, phát ban

x

x

 

36

Xử trí ban đầu đau bụng

x

x

 

37

Kỹ thuật di chuyển bệnh nhân an toàn

x

x

x

38

Cạo gió

x

x

x

39

Thay băng, cắt chỉ

x

x

 

40

Xoa bóp bấm huyệt bằng tay

x

   

41

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau đầu cơ năng

x

   

42

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thắt lưng

x

   

43

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thần kinh hông to

x

   

44

Xoa bóp bấm huyệt điều trị cảm cúm

x

   

45

Xoa bóp bấm huyệt điều trị đau vai gáy

x

   

Ghi chú:

Dấu “x”: Danh mục hoạt động khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện

Phụ lục II

Danh mục các bệnh được khám phát hiện sớm, xử trí ban đầu và tư vấn
tại y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2023/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2023
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
_________________

 

TT

Tên bệnh

1.

Bệnh lý tăng huyết áp (I10-I15)

2.

Đái tháo đường (E10-E14)

3.

Viêm kết mạc (H10)

4.

Viêm mũi dị ứng (J30.1 - J30.4)

5.

Viêm mũi họng cấp (cảm thường) (J00)

6.

Viêm xoang cấp (J01)

7.

Viêm họng cấp (J02)

8.

Viêm Amidan cấp (J03)

9.

Viêm thanh quản và khí quản cấp (J04)

10.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp (J06)

11.

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp (J20-J22)

12.

Viêm da cơ địa (L20)

13.

Viêm da tiếp xúc dị ứng (L23)

14.

Viêm da tiếp xúc kích ứng (L24)

15.

Viêm ruột thừa cấp (K35)

16.

Bệnh động kinh (G40)

17.

Tiêu chảy cấp tính

18.

Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp:

- Bệnh tả (A00)

- Bệnh lỵ trực khuẩn (A03)

- Bệnh lỵ Amip (A06)

- Bệnh thương hàn và phó thương hàn (A01)

- Nhiễm độc thức ăn (A05)

- Bệnh viêm gan vi rút (B15, B16)

- Bệnh cúm và viêm phổi (J09-J18)

- Bệnh lao (A15-A19)

- Bệnh sốt xuất huyết Dengue (A97)

- Bệnh sốt rét (B50-B54)

- Bệnh sốt phát ban do Rickettsia (A75)

- Bệnh dại (A82)

- Bệnh Rubella (B06)

- Bệnh viêm não (G05)

- Bệnh viêm màng não (G00)

- Bệnh viêm màng não do não mô cầu (A39.0)

- Bệnh sởi (B05)

- Quai bị (B26)

- Bệnh thủy đậu (B01)

- Bệnh đậu mùa (B03)

- Bệnh bạch hầu (A36)

- Bệnh ho gà (A37)

- Bệnh uốn ván (A35)

- Bệnh do Leptospira (A27)

- Bệnh Tay Chân Miệng

- Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) (U04)

- COVID-19 (U07.1, U07.2)

- Bệnh do nhiễm vi rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) (B20-B24)

19.

Bệnh nghề nghiệp nằm trong danh mục các bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội (35 bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và Thông tư số 02/2023/TT-BYT ngày 09 tháng 02 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội).

20.

Các bệnh liên quan đến nghề nghiệp của người lao động: Tăng huyết áp, giãn tĩnh mạch chi dưới, rối loạn cơ xương khớp, rối loạn tâm lý - hành vi, bệnh ngoài da, bệnh do tác nhân sinh học.

Phụ lục III

Danh mục các bệnh được khám phát hiện sớm, xử trí ban đầu và tư vấn
tại y tế của cơ sở giáo dục
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2023/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2023
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
____________

 

TT

Tên bệnh

1.

Viêm Amidan cấp (J03)

2.

Viêm kết mạc (H10)

3.

Viêm mũi dị ứng (J30.1 - J30.4)

4.

Viêm da tiếp xúc dị ứng (L23)

5.

Tiêu chảy cấp tính

6.

Bệnh động kinh (G40)

7.

Các bệnh, tật phổ biến ở tuổi học đường

- Bệnh khúc xạ và điều tiết (H52)

- Cong vẹo cột sống (M40-M41)

- Bệnh suy dinh dưỡng (E40-E46)

- Bệnh khô mắt do thiếu Vitamin A

- Bệnh bướu cổ do thiếu I-ốt (E01)

- Bệnh thừa cân béo phì (E66)

- Bệnh răng-miệng

- Hen suyễn (J45)

- Rối loạn tâm thần và hành vi (F00-F99)

8.

Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp:

- Bệnh tả (A00)

- Bệnh lỵ trực khuẩn (A03)

- Bệnh lỵ Amip (A06)

- Bệnh thương hàn và phó thương hàn (A01)

- Nhiễm độc thức ăn (A05)

- Bệnh nhiễm giun sán (B65-B83)

- Bệnh Tay Chân Miệng

- Bệnh cúm (J9-J11)

- Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em (J00-J06)

- Bệnh ho gà (A37)

- Bệnh lao (A15-A19)

- Bệnh bạch hầu (A36)

- Bệnh sởi (B05)

- Bệnh quai bị (B26)

- Bệnh sốt xuất huyết Dengue (A97)

- Bệnh viêm não (G05)

- Bệnh thủy đậu (B01)

- Bệnh viêm màng não (G00)

- Bệnh Rubella (B06)

- COVID-19 (U07.1, U07.2)

- Bệnh sốt rét (B50-B54)

- Bệnh mắt hột (A71)

- Bệnh ghẻ (B86)

- Bệnh chấy rận (B85)

Phụ lục IV

Nội dung chuyên môn, nghiệp vụ của chương trình đào tạo
đối với nhân viên y tế tại cơ sở giáo dục
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2023/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2023
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
____________________

 

TT

Nội dung chuyên môn, nghiệp vụ

Nhân viên y tế tại cơ sở giáo dục quy định tại điểm a khoản 3 Điều 2 Thông tư này

Nhân viên y tế tại cơ sở giáo dục quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 Thông tư này

1

Tổng quan về công tác y tế trường học

x

x

2

Đặc điểm phát triển thể chất và tâm sinh lý lứa tuổi học đường

x

x

3

Phòng chống các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích và bệnh, tật học đường

x

x

4

Thuốc thiết yếu và cách sử dụng

x

 

5

Sơ cứu, cấp cứu ban đầu

x

x

6

Xử trí ban đầu một số triệu chứng và bệnh, tật thường gặp trong cơ sở giáo dục, tư vấn để đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp cấp cứu.

x

 

7

Dinh dưỡng, an toàn thực phẩm trong trường học

x

x

8

Sức khỏe tâm thần, sức khỏe sinh sản

x

 

9

Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe

x

x

Ghi chú:

Dấu “x”: Nội dung chuyên môn, nghiệp vụ cần đào tạo

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi