Doanh nghiệp quy mô bao nhiêu lao động thì phải có phòng y tế?

Để thực hiện chăm sóc sức khỏe cho người lao động, nhiều doanh nghiệp phải thành lập bộ phận y tế hoặc bố trí người làm công tác y tế. Vậy doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu lao động thì phải có phòng y tế?

1. Sử dụng bao nhiêu lao động thì phải có phòng y tế?

Khoản 1 và khoản 2 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về việc tổ chức bộ phận y tế trong doanh nghiệp như sau:

- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt, may, giày, da, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, sản xuất hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, đóng và sửa chữa tàu biển, người sử dụng lao động phải bảo đảm:

  • Có ít nhất 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp: Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 300 lao động.
  • Có ít nhất 01 bác sĩ/y sĩ và 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp: Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 500 lao động.
  • Có ít nhất 01 bác sĩ và mỗi ca làm việc phải có 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp: Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 lao động.
  • Phải thành lập cơ sở y tế theo hình thức tổ chức phù hợp quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh: Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 1.000 lao động trở lên.

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác phải bảo đảm:

  • Ít nhất phải có 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp: Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 500 lao động.
  • Ít nhất phải có 01 y sỹ và 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp: Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 lao động.
  • Có 01 bác sỹ và 01 người làm công tác y tế khác: Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng trên 1.000 lao động.

Theo quy định trên, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực, ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt, may, giày, da, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, sản xuất hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, đóng và sửa chữa tàu biển sử dụng từ 1000 lao động trở lên buộc phải thành lập phòng y tế theo hình thức tổ chức phù hợp quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

Các doanh nghiệp còn lại không thuộc diện phải thành lập phòng y tế phải đảm bảo bố trí số lượng người làm công tác y tế theo đúng quy định để thực hiện chăm sóc và quản lý sức khỏe của người lao động.

Doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu lao động thì phải có phòng y tế?
Doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu lao động thì phải có phòng y tế? (Ảnh minh họa)

2. Không thành lập phòng y tế theo quy định, có sao không?

Theo khoản 1 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt, may, giày, da, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, sản xuất hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, đóng và sửa chữa tàu biển sử dụng từ 1000 lao động trở lên buộc phải thành lập cơ sở y tế.

Tuy nhiên, nếu không thể bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế theo quy định, khoản 5 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP cho phép doanh nghiệp buộc có thể ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực để thay thế bộ phận y tế, đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự định ký hợp đồng lao động phải đảm bảo:

- Cung cấp đủ số lượng người làm công tác y tế theo quy mô lao động.

- Có mặt kịp thời tại doanh nghiệp khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp trong thời hạn 30 phút đối với vùng đồng bằng, thị xã, thành phố và 60 phút đối vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

Khi tiến hành ký hợp đồng đối với cơ sở khám chữa bệnh thay cho việc thành lập bộ phận y tế, doanh nghiệp phải thông báo thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà mình ký hợp đồng với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Trường hợp không bố trí bộ phận hoặc người làm công tác y tế hoặc không ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực hoặc bố trí người làm công tác y tế không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định thì doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng (theo điểm b khoản 2 Điều 21 và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Không thành lập phòng y tế theo quy định, doanh nghiệp có bị phạt?
Không thành lập phòng y tế theo quy định, doanh nghiệp có bị phạt? (Ảnh minh họa)

3. Yêu cầu đối với nhân viên y tế trong doanh nghiệp như thế nào?

Khoản 3 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP đặt ra yêu cầu đối với người làm công tác y tế tại doanh nghiệp như sau:

- Có trình độ chuyên môn về y tế: bác sỹ, bác sỹ y tế dự phòng, cử nhân điều dưỡng, y sỹ, điều dưỡng trung học, hộ sinh viên;

- Có chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.

Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 28/2023/TT-BYT, nhân viên y tế phải được đào tạo, cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động theo Thông tư số 29/2021/TT-BYT.

Khi tham gia khóa đào tạo cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động, nhân viên y tế sẽ được đào tạo các nội dung như:

- Tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động;

- Quản lý yếu tố có hại tại doanh nghiệp;

- Bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp;

- Sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc;

- Phòng chống dịch bệnh và các bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc;

- An toàn thực phẩm và dinh dưỡng tại nơi làm việc;

- Truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc;

- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp;

- Quản lý hồ sơ vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động.

Lưu ý: Khi bố trí người làm công tác y tế tại doanh nghiệp, người sử dụng lao động phải thông báo thông tin của người đó tới Sở Y tế cấp tỉnh, nơi mình đặt trụ sở chính theo mẫu tại Phụ lục XXI Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi: “Sử dụng bao nhiêu lao động thì phải có phòng y tế?”.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR [Cập nhật mới nhất]

Quản trị nhân sự (HR) là lĩnh vực đòi hỏi người phụ trách phải liên tục cập nhật các quy định pháp luật nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp. Cùng LuatVietnam cập nhật Bộ văn bản pháp luật liên quan đến HR mới nhất (tính tới ngày 11/12/2024) tại bài viết dưới đây.

Có buộc phải làm đủ thời gian báo trước rồi mới được nghỉ việc không?

Có buộc phải làm đủ thời gian báo trước rồi mới được nghỉ việc không?

Có buộc phải làm đủ thời gian báo trước rồi mới được nghỉ việc không?

Một trong những thắc mắc khi người lao động muốn chấm dứt hợp đồng lao động đó là: “Có buộc phải làm đủ thời gian báo trước rồi mới được nghỉ việc không?” Câu trả lời sẽ được gửi đến bạn đọc trong bài viết dưới đây.