Quyết định 198/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình an toàn truyền máu
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 198/2001/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 198/2001/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 28/12/2001 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 198/2001/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 198/2001/QĐ-TTG
NGÀY 28 THÁNG 12 NĂM 2001 VỀ VIỆC PHÊ
DUYỆT
CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN TRUYỀN MÁU
thủ tướng chính phủ
Căn
cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn
cứ Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989;
Căn
cứ Nghị quyết số 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ về phương hướng
và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá;
Để cung cấp đầy đủ máu
và các sản phẩm máu có chất lượng tốt cho nhu cầu điều trị;
Theo
đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
Quyết định:
Điều 1: Phê duyệt "Chương trình An toàn truyền máu" với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên chương trình: Chương trình An toàn truyền máu
2. Thời gian thực hiện: từ năm 2001 đến năm 2010, được chia thành 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: từ năm 2001 đến năm 2003.
Giai đoạn 2: từ năm 2004 đến năm 2006.
Giai đoạn 3: từ năm 2007 đến năm 2010.
Kết thúc mỗi giai đoạn đều có sơ kết và kết thúc chương trình có tổng kết, đánh giá hiệu quả chương trình.
3. Cơ quan quản lý chương trình: Bộ Y tế
4. Mục tiêu chương trình:
a. Mục tiêu chung:
Từng bước cung cấp máu và các sản phẩm máu có chất lượng và an toàn cho nhu cầu cấp cứu, điều trị, dự phòng các thảm hoạ; có đủ máu dự trữ cho nhu cầu an ninh, quốc phòng; sử dụng máu và chế phẩm máu hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm - góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh, tăng cường hợp tác và đầu tư quốc tế.
b. Mục tiêu cụ thể:
- Phấn đấu đáp ứng nhu cầu về máu và các sản phẩm máu cho điều trị, có đủ máu dự trữ cho an ninh, quốc phòng và thảm họa..., với các chỉ tiêu: toàn quốc thu gom 180.000 lít máu/ năm (đáp ứng 50% nhu cầu vào năm 2005) và 380.000 lít máu/năm (đáp ứng trên 90% nhu cầu vào năm 2010).
- Thay đổi cơ bản cơ cấu nguồn người cho máu. Người cho máu tình nguyện không lấy tiền đạt 50% (vào năm 2005) và trên70% (vào năm 2010). Loại trừ lấy máu ở nhóm người nguy cơ cao, khuyến khích cho máu nhắc lại, nâng cao sức khoẻ người cho máu.
- Bảo đảm trên phạm vi toàn quốc 100% đơn vị máu (đơn vị máu = 250 ml) trước khi truyền được sàng lọc đủ 5 bệnh nhiễm trùng: HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, sốt rét. Bảo đảm định nhóm máu ABO, Rh, sàng lọc kháng thể bất thường trước truyền máu ở 100% các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh.
- Đến năm 2005 sản xuất được các sản phẩm máu, thực hiện
truyền máu từng phần đạt 50% và đến năm 2010 đạt 70% tổng số máu thu được. Đến
năm 2005 chuẩn hoá các sản phẩm máu đạt tiêu chuẩn quốc tế ở 3 trung tâm: Hà
Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh và đến năm 2010 ở
các trung tâm: Cần Thơ, Đắc Lắc, Thái Nguyên, Sơn La, Hải Phòng, Nghệ An, Phú
Thọ, Khánh Hòa và các trung tâm khác.
- Nâng cao chất lượng an toàn truyền máu tại bệnh viện bao gồm chỉ định sử dụng máu và các sản phẩm máu hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm.
5. Các giải pháp chính để thực hiện mục tiêu:
a) Tổ chức và xây dựng hợp lý hệ thống truyền máu quốc gia theo hướng tập trung và hiện đại trên 3 lĩnh vực: vận động hiến máu, ngân hàng máu và sử dụng máu. Ưu tiên xây dựng ngân hàng máu tỉnh và khu vực để có đủ khả năng cung cấp máu có chất lượng cao và an toàn cho các bệnh viện trong tỉnh/khu vực, bao gồm cả bệnh viện huyện.
b) Xã hội hoá công tác vận động hiến máu tự nguyện theo Quyết định số 43/2000/QĐ-TTg ngày 07/04/2000 của Thủ tướng Chính phủ để tăng nguồn người cho máu an toàn. Tăng cường hoạt động lồng ghép và phối hợp với các chương trình, các tổ chức quần chúng. Hợp tác giữa trung ương và địa phương, phát huy trách nhiệm đóng góp và xây dựng của địa phương và chương trình An toàn truyền máu.
c) Đổi mới trang bị, kỹ thuật nhằm nâng cao số lượng và chất lượng thu gom máu, sàng lọc bệnh nhiễm trùng, sản xuất các sản phẩm máu, bảo quản và phân phối máu an toàn cho các bệnh viện trong tỉnh/ khu vực.
d) Xây dựng hệ thống an toàn truyền máu bệnh viện, lập kế hoạch về nhu cầu cung cấp máu hàng năm, hướng dẫn sử dụng hợp lý máu và các sản phẩm máu, kiểm tra các quy chế an toàn truyền máu bệnh viện, bảo đảm an toàn truyền máu tại giường bệnh.
đ) Đào tạo cán bộ, kỹ thuật viên có trình độ và tay nghề về an toàn truyền máu, bảo đảm sử dụng thành thạo các trang bị và kỹ thuật hiện đại. Chuẩn hoá các trang bị, kỹ thuật, các sản phẩm máu, các sinh phẩm sử dụng cho Ngân hàng máu.
e) Nâng cao chất lượng quản lý hệ thống an toàn truyền máu toàn quốc, bao gồm:
- Sửa đổi, bổ sung Điều
lệ Truyền máu (ban hành năm 1992) cho phù hợp với tình hình truyền máu trong
nước và thông lệ quốc tế giai đoạn 2001 - 2010.
- Phân cấp quản lý Ngân hàng máu theo 3 tuyến: Trung ương, tỉnh, huyện.
- Xây dựng hệ thống kiểm tra chất lượng an toàn truyền máu từ Trung ương xuống tuyến huyện, nhằm chuẩn hoá các trang bị - kỹ thuật - sinh phẩm chẩn đoán và sản phẩm máu đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế.
g) Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới, các tổ chức quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học.
h) Xây dựng Viện Huyết học - Truyền máu Hà Nội thành viện đầu ngành của Bộ Y tế để chỉ đạo chuyên môn, đào tạo cán bộ về Huyết học - Truyền máu, đồng thời bảo đảm cung cấp đủ máu an toàn, chất lượng cao cho nhu cầu điều trị của khu vực Thủ đô.
i) Tăng cường trách nhiệm, sự đóng góp và hợp tác của các Bộ, ngành, chính quyền các cấp trong quá trình thực hiện chương trình và duy trì tính bền vững của chương trình sau khi kết thúc.
6. Kinh phí đầu tư:
Kinh phí đầu tư từ các nguồn vốn:
a) Ngân sách Nhà nước.
b) Viện trợ ODA.
c) Vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước.
d) Kinh phí thu hồi.
đ) Các nguồn kinh phí khác.
Điều 2: Hàng năm, Bộ Kế hoạch - Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Y tế bố trí kinh phí để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 3: Bộ Y tế có trách nhiệm:
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện "Chương trình An toàn truyền máu", bảo đảm cung cấp đủ máu và sản phẩm máu có chất lượng tốt cho cấp cứu, điều trị và dự trữ đủ máu phục vụ cho nhu cầu an ninh, quốc phòng, thảm họa.
2. Tổ chức và xây dựng hợp lý hệ thống truyền máu toàn quốc từ trung ương đến huyện.
3. Chỉ đạo các đơn vị xây dựng các dự án trình duyệt theo quy định hiện hành
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn truyền máu và sử dụng hợp lý máu, sản phẩm máu tại bệnh viện.
Điều 4: Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Giáo dục - Đào tạo có trách nhiệm truyên truyền rộng rãi về cho máu nhân đạo. Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp phối hợp với Bộ Y tế thực hiện tốt "Chương trình An toàn truyền máu". Đề nghị Uỷ ban Mặt trận tổ quốc, Hội Chữ Thập đỏ, Hội Liên hiệp thanh niên các cấp phối hợp với các Bộ, ngành trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia cho máu nhân đạo.
Điều 5: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 6: Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.