Quyết định 111/QĐ-BNN-QLCL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Đề án đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm rau, quả, chè và thịt giai đoạn 2009 - 2015

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 111/QĐ-BNN-QLCL

Quyết định 111/QĐ-BNN-QLCL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Đề án đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm rau, quả, chè và thịt giai đoạn 2009 - 2015
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:111/QĐ-BNN-QLCLNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Cao Đức Phát
Ngày ban hành:14/01/2009Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BNÔNG NGHIP

VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN

S:111/QĐ-BNN-QLCL

CNG HOÀ XÃ HI CHNGHĨA VITNAM

Đc lp - Tdo - Hnh phúc

 

Hà Ni, ngày 14 tháng 01 năm 2009

 


QUYẾT ĐỊNH

Về việcban hành Đề án đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm rau, quả, chèvà thịt

giai đoạn 2009 – 2015

         

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứNghị định 79/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2008 quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản,

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này “Đề án đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm rau, quả, chè và thịt giai đoạn 2009-2015” gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

I.Quan điỂm:

-        Đảm bảo tính phù hợp của cơ chế, chính sách; tính khả thi, hiệu lực cao của các quy trình quản lý, kiểm tra, kiểm soát; phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng trong kiểm soát quá trình từ sản xuất đến khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường.

-        Thực hiện các nguyên tắc vệ sinh, an toàn thực phẩm trong toàn bộ quá trình; tập trung nguồn lực để kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm tại công đoạn có rủi ro cao nhất trong toàn bộ quá trình.

-        Thúc đẩy xã hội hoá mạnh mẽ hoạt động kiểm nghiệm, kiểm tra chứng nhận hệ thống đảm bảo VSATTP. Tăng cường liên kết ngành hàng giữa chủ thể công đoạn sản xuất với phân phối, tiêu thụ, tạo sự gắn kết trách nhiệm và lợi ích.

-        Chứng nhận và đảm bảo kiểm soát, truy xuất được nguồn gốc xuất xứ tạo uy tín với người tiêu dùng và tăng giá hợp lý các sản phẩm được chứng nhận chất lượng.

-        Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm và thực hiện cơ chế xử lý vi phạm nghiêm minh.

-        Xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm an toàn tạo lợi ích, động lực cho người sản xuất, kinh doanh.

II.MỤc tiêu

1. Mục tiêu đến 2010

 - Tối thiểu 20% diện tích rau, 20% diện tích cây ăn quả, 25% diện tích chè tại các vùng sản xuất tập trung đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VIETGAP);

 - Tối thiểu 30% sản phẩm rau, quả và 40% sản phẩm chè tại các vùng sản xuất tập trung được chứng nhận và công bố sản xuất, chế biến sản xuất an toàn theo VIETGAP, GMP, HACCP;

-  30% số cơ sở chăn nuôi công nghiệp được chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm theo GAHP; 40% cơ sở giết mổ tập trung, chế biến công nghiệp áp dụng GMP, HACCP;

-  Tỷ trọng thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp so với tổng sản lượng thịt đạt 12-14%.

2. Mục tiêu đến 2015

 -  100% diện tích rau, cây ăn quả, chè tại các vùng sản xuất an toàn tập trung đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VIETGAP);

 -  100% sản phẩm rau, quả và 100% sản phẩm chè tại các vùng sản xuất tập trung được chứng nhận và công bố sản xuất, chế biến an toàn theo VIETGAP, GMP, HACCP;

-   80% số cơ sở chăn nuôi công nghiệp được chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm theo GAHP; trên 90% cơ sở giết mổ tập trung, chế biến công nghiệp áp dụng GMP, HACCP;

-   Tỷ trọng thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp so với tổng sản lượng thịt đạt 24-25%.

III.GiẢi pháp thỰc hiỆn

1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về VSATTP

-        Hoàn thiện cơ chế phân công, phân cấp quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Tập trung xây dựng, rà soát, bổ sung và hoàn thiện các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm; quy định kiểm tra, công nhận điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh rau, quả, chè và thịt;

-  Sửa đổi chế tài xử phạt vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh rau, quả, chè và thịt, xử lý nghiêm khắc đối với hành vi sản xuất, kinh doanh không đảm bảo VSATTP, gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người tiêu dùng;

-   Tăng cường vai trò của UBND các cấp trong đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: quy hoạch và giám sát việc thực hiện quy hoạch, thanh tra, kiểm tra cơ sở, vùng sản xuất rau, quả, chè an toàn; cơ sở chăn nuôi, giết mổ tập trung, chợ đầu mối rau quả, chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống;

- Xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ sản xuất: điều tra, khảo sát, xác định các vùng sản xuất an toàn, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng như điện, đường giao thông, hệ thống tưới tiêu, nước sạch, hệ thống xử lý chất thải; khuyến khích sản xuất theo quy mô trang trại, công nghiệp gắn với sơ chế, chế biến tập trung.

2. Tăng cường năng lực quản lý VSATTP

-        Hoàn thiện hệ thống quản lý, thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm từ trung ương đến địa phương. Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc. Chuẩn hoá chức danh và đào tạo nâng cao năng lực theo tiêu chuẩn cho cán bộ làm công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm;

-        Nâng cao năng lực kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm: đánh giá, chỉ định các phòng kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm; đầu tư xây dựng phòng kiểm chứng quốc gia. Xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo, truy xuất nguyên nhân sản phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

-        Thực hiện kiểm tra, thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất: từ khi trồng trọt, chăn nuôi, thu hoạch, giết mổ, sơ chế, bao gói, bảo quản, vận chuyển đến khi sản phẩm được đưa ra thị trường nội địa hoặc xuất khẩu.

3. Áp dụng các thực hành sản xuất tốt (GAP, GAHP, GMP, HACCP) và đẩy mạnh hoạt động chứng nhận

-  Khuyến khích áp dụng các quy trình thực hành sản xuất tốt VietGAP, VietGAHP, GMP, HACCP trong từng công đoạn trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế, giết mổ, chế biến. Thử nghiệm và nhân rộng các mô hình áp dụng thực hành sản xuất tốt gắn với chứng nhận và công bố tiêu chuẩn chất lượng;

-  Hỗ trợ chứng nhận: đào tạo, tập huấn; chi phí lấy mẫu, phân tích, đánh giá chất lượng đất, nước; chi phí kiểm tra nội bộ, chi phí chứng nhận.

4. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về VSATTP và xúc tiến thương mại

-  Tăng cường phổ biến, tuyên truyền pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm;nâng cao nhận thức về các qui định về sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè, thịt an toàn;

-  Xây dựng kế hoạch truyền thông và tiếp thị sản phẩm an toàn theo các chuỗi ngành hàng, chương trình xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế; đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm rau, chè, thịt, quả an toàn.

5. Xã hội hoá, áp dụng tiếnbộ khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế

-  Thúc đẩy xã hội hoá mạnh mẽ hoạt động kiểm nghiệm, kiểm tra chứng nhận hệ thống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè, thịt;

-  Xây dựng liên kết giữa khu vực sản xuất và khu vực phân phối, bán lẻ trong các chuỗi ngành hàng; tạo dựng lòng tin vào hệ thống tiêu chuẩn và chứng nhận nông sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Khuyến khích chuyển giao, nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới về sản xuất sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm rau, quả, chè, thịt;

- Triển khai có hiệu quả các chương trình hợp tác song phương, đa phương, các dự án hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế về đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản và hỗ trợ thúc đẩy sản xuất an toàn.

6. Tăng cường phối hợp với các Bộ, Ngành và các tổ chức, hiệp hội có liên quan

- Phối hợp với các Bộ ngành liên quan trong việc xây dựng cơ chế phân công, phân cấp quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, hướng dẫn tổ chức bộ máy quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng các chính sách về hỗ trợ sản xuất an toàn;

- Phối hợp với các Hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp tăng cường phổ biến, tuyên truyền pháp luật, chính sách,nâng cao nhận thứcvề vệ sinh an toàn thực phẩm; đẩy mạnh xúc tiến thương mại nông sản an toàn tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

iV. TỔ chỨc thỰc hiỆn

1.     Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án, dự án về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản, trong đó có rau, chè, quả, thịt.

- Ban hành hoặc trình cấp thẩm quyền ban hành các cơ chế chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản, trong đó có rau, chè, quả, thịt.

2.     Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản

- Đầu mối xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, chương trình, dự án liên quan đến quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm rau, chè, quả, thịt.

- Xây dựng cơ chế và điều phối hoạt động giữa các Cục quản lý chuyên ngành trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm rau, chè, quả, thịt; xây dựng các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với rau, quả, chè, thịt.

- Kiểm tra có lựa chọn theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, thu mua, vận chuyển, bảo quản, giết mổ, sơ chế, chế biến, bán buôn rau, quả, chè và thịt. Truy xuất nguyên nhân sản phẩm không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

           3. Các Cục Trồng trọt, Bảovệ thực vật, Chăn nuôi, Thú y, Chế biến Thương mại NLTS&NM:

- Phối hợp với Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án, dự án liên quan đến quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm rau, chè, quả, thịt.

- Chủ trì xây dựng và thực hiện các đề án, dự án theo phân công.

      - Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm rau, chè, quả, thịt của các cơ sở sản xuất, kinh doanh rau, chè, quả, thịt thuộc phạm vi quản lý.

       4. Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư quốc gia

- Tổ chức tập huấn kỹ thuật, nghiệp vụ về VietGAP, VietGAHP cho cán bộ, cộng tác viên khuyến nông các cấp và nông dân. Phổ biến tuyên truyền các mô hình tiên tiến áp dụng GAP, GAHP, tư vấn áp dụng GAP, GAHP.

5. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Chỉ đạo, triển khai phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, chè, quả, thịt an toàn trên phạm vi địa phương: hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng trong vùng sản xuất an toàn; tổ chức chuyển đổi quy mô sản xuất, khắc phục tình trạng sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún; khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, chợ đầu mối gắn liền với vùng sản xuất.

- Giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch vùng sản xuất rau, quả, chè an toàn; vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, cơ sở giết mổ tập trung, chợ đầu mối.

6. Các Hiệp hội ngành hàng nông lâm sản:

      -Tham gia xây dựng, đề xuất cơ chế, chính sách thực hiện các nội dung có liên quan của Đề án.

- Khuyến khích các hội viên triển khai áp dụng các quy trình thực hành sản xuất tốt VietGAP, VietGAHP, GMP, HACCP trong từng công đoạn trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế, giết mổ, chế biến.

      7. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh rau, chè, quả, thịt

- Triển khai áp dụng các quy trình thực hành sản xuất tốt VietGAP, VietGAHP, GMP, HACCP trong từng công đoạn trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế, giết mổ, chế biến.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3.Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

BỘ TRƯỞNG






Cao Đức Phát

 

 

BỘ TRƯỞNG

Cao Đức Phát


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

 

 

 

 

 

 

 

 


ĐỀ ÁN

ĐẢM BẢO VỆ SINHAN TOÀNTHỰC PHẨM
RAU, QUẢ, CHÈ VÀ THỊTGIAIĐOẠN 2009- 2015

(Ban hành kèm theo Quyết định số111/QĐ-BNN-QLCL

ngày14tháng01năm 2009

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hà Nội, tháng12m 2008

 


 

BNÔNG NGHIP

VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN

 

 


CNG HÒA XÃ HI CHNGHĨA VIT NAM

Đc lp - Tdo - Hnh phúc

 


Hà Ni, ngày        thángnăm 2008

 

 

 

ĐỀ CƯƠNGXÂY DỰNGĐỀ ÁN

ĐẢM BẢOVỆ SINHAN TOÀNVỆ SINHTHỰC PHẨM

RAU, CHÈ,QUẢ,THỊT

(THỊT GÀ, THỊT LỢN)GIAI ĐOẠN 20098– 20150

 

 

PHẦNMỞĐẦU

 

i. SỰcn thit xây dng đán

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệpđãphát triển đã tạo ra nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm phong phú và ổn định cho người tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, các kỹ thuật sản xuất vẫn còn tập trung chủ yếu vào phát triển số lượng hơn là chất lượng sản phẩm, đặc biệt còn hạn chế trong việc áp dụng các qui phạm thực hành nông nghiệp tốt (GAP, GAHP), thực hành sản xuất tốt (GMP), phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất từ trang trại tới bàn ăn. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên cũng phải đối mặt với các  yêu cầu ngày càng tăng vềvệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), đặc biệt là yêu cầu của người tiêu dùng trong nước đối với các mặt hàng nông sản chủ yếu như rau, quả, chèvà thịt gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, hoạt động giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm VSATTP chưa được tiến hành thường xuyên, dẫn đến tỷ lệ sản phẩm không đảm bảo VSATTP còn cao, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, bức xúc trong xã hội và cản trở xuất khẩu.

Một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên đã được triển khai, có kết quả ban đầu, như xây dựng các mô hình áp dụng VietGAP, GAHP, tăng cường kiểm tra VSATTP. Tuy nhiên, đảm bảo VSATTP vẫn là thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp tạiViệt Nam do những khó khăn trong việc tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, rủi ro do ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, và dịch bệnh gia súc, gia cầm. Do đó, cần có các giải pháp đảm bảo VSATTP một cách tổng thể và tập trung, điều phối được các nguồn lực trong quá trình thực hiện.

Trên cơ sởhệthốngvăn bản quy phạm pháp luậtvề VSATTP, tình hình sản xuất, kinh doanh và chiến lược phát triển của ngành, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản xây dựng Đề án “Đảm bảo an toàn thực phẩm rau, quả, chè, thịt giai đoạn 2009-2015” nhằmxác định và triển khai đồng bộ cácgiải pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển sản xuấtvà bảo vệ đời sống, sức khoẻ nhân dân.

lương thực, thực phẩmqủa,5

I.                       ii.Giới thiệu chung

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp tăng mạnh cung cấp nguồn hàng nhiều và đều đặn cho thị trường trong nước,giúp cho người tiêu dùng trong nước có thể tiếp cận thực phẩm đa dạng, nhiều và rẻ. Thành công vượt bậc trong ngành nông nghiệp không chỉ giúp Việt Nam tăng GDP trên 8% mà còn giúp giảm đói nghèo. Việc gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã tạo cơ hội cho Việt Nam phát triển thị trường các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh như cà phê, hạt điều, rau, chè, trái cây nhiệt đới…Tuy nhiên,các kỹ thuật sản xuất vẫn còn tập trung chủ yếu vào số lượng hơn là chất lượng sản phẩm, đặc biệt là việc áp dụngcác qui phạm thực hành nông nghiệp tốt (GAP,GHaP), thực hành sản xuất tốt (GMP), hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất từ trang trại tới bàn ăn còn rất hạn chế. Bên cạnh đó các hoạt động giám sát, kiểm tra, kiểm soát chưa duy trì thường xuyên, bài bản dựa trên nguyên l‎ýđánh giá rủi rođãdẫn đếntỷ lệcác sản phẩm nông sản chủ lực như rau, chè, thịtchưa đảm bảo an toàn thực phẩm còn cao, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, bức xúc trong xã hội và cản trở xuất khẩu.

Một số giải pháp khắc phục tình trạng trên đã được triển khai và mang lại kết quả ban đầu (như các mô hình trồng rau, chè, chăn nuôi an toàn, mô hình áp dụng vietGAP…công tác kiểm tra đã được chú trọng…). Tuy nhiên đgiải quyết một cách tổng thể,Bộ Nông nghiệp và PTNT giao Cục Quản lýchất lượng nông lâm sản và thủy sản chủ trì phối hợp với các Cục, Vụ liên quan xây dựng và tổ chức triển khai đề án “ Đảm bảo antoàn thực phẩm rau, chè,thịt(thịt gà, thịt lợn)”.

 

II.I.Đề cương chi tiết

Đặt vấn đề

Cơ sởCăn cpháp lýĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1.Cácvăn bản Luật

-Pháp lệnhvệ sinh an toàn thực phẩmPháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11.

-Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số68/2006/QH11

2.Các văn bản của Chính phủ

-;-Nghị định 01/2008/NĐ-CP ngày 03/02/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn vàcơ cấutổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Nghị định 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Nghị định 163/2004/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;

-Quyết địnhsố149/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thtướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006 –2010;

-Quyết địnhsố10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;

-Quyết địnhsố107/2008/QĐ-TTg ngày30/7/2008 của Thủ tướng Chính phủvề một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn đến 2015;

3. Các văn bản của các Bộ, ngành

- Quyếtđịnh số 29/2008/QĐ-BNN ngày 28/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản.

-Quyết định số2028/QĐ-BNN-QLCLngày08/7/2008của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệtnhiệm vụ thuộc Dự án đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trongsản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm năm 2008, Chương trình Mục tiêu quốc giaVSATTPgiai đoạn 2006-2010.

III.PHẠM VI VÀĐỐI TƯỢNG

1. Phạm vi

Phạm vi của Đề án5nhằmđảm bảovệ sinhan toànthực phẩm (VSATTP)rau, quả, chè và thịttrongquá trình sản xuất từ khi trồng trọt, chăn nuôi, thu hoạch,giết mổ động vật, sơ chế, bao gói, bảo quản, vận chuyển đến khisảnphẩm được đưa ra thị trường nội địa hoặc xuấtkhẩu.

2.Đối tượng

a)Rau,quả: ởdạng tươisống,sơ chế, đóng gói.

b)Chè:đã qua chế biến, đóng gói.

Đối tượng của Đề án bao gồm rau, quả, chè vàthịt gia súc, gia cầm.

Rau, quả, chè, thịt (gia súc, gia cầm)

-0.Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/1/2008của Chính phủ quy định chức năng, nhim vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ NN&PTNT;

0.                       Quyết định số2028/QĐ-BNN-QLCL ngày 08/7/2008 về việcđiều chỉnhnhiệm vụvà mức kinh phíthuộc Dự án đảm bảo an tòan vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản thực phẩmnăm 2008, Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006 – 2010;

0.                       Quyết định số 2135/QĐ-BNN-QLCL ngày 15/7/2008 về việc phê duyệt đề cương các nhiệm vụ thuộc Dự án đảm bảo an tòan vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản thực phẩmnăm 2008, Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006 – 2010 giao choCục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản;

 

Phầnhn11.

ĐÁNH GIÁHIỆNTRẠNGĐẢM BẢOVỆ SINH

ANTOÀNTHỰC PHẨM RAU, QUẢ,CHÈ,THỊT

 

Đánh giá thựctrng

1I. Các kết quđã đt đưc

1.Hệ thống văn bảnquyphạm pháp luật

Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước vềVSATTPtheoPháp lệnhVSATTPvà Nghị định 163/2004/NĐ-CP,Bộ NN&PTNT đãhoàn thiệntừng bướchthống văn bản pháp quy vềVSATTPtrong lĩnh vực nông nghiệp,baogồm:Thông tư phân công trách nhiệm quản lý nhà nước vềVSATTPgiữa Bộ NN&PTNT và Bộ Y tế;Quy địnhquản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn;quản lý sản xuất và kinh doanh chè antoàn;Quy trình kiểm soát giết mổ;Quy định điều kiện đảm bảoVSATTPđối với cơ sở chế biến chè;Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam;Danh mục các loại thuốc thú y được phéplưu hành;Danh mục thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu dùng chế biến thức ăn chăn nuôi được nhập khẩu thông thường;Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng.

Bên cạnh các văn bản quyphạm pháp luật,BộNN&PTNTcũng đã ban hành cácquytrìnhthực hành nông nghiệp tốt (GAP) đối vớirau, quả vàchè;quy trìnhthực hành chăn nuôi tốt (GAHP) đối với chăn nuôi gà, lợn, bò sữa và ongvà có các chính sáchkhuyến khích, hỗ trợcác cơ sởtrồng trọt, chăn nuôi áp dụng GAP,GAHPđểnâng cao chất lượng,VSATTP.

Chính phủ đãban hànhNghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm.Ngoài ra,Liên BộNN&PTNT và Bộ Nội vụđã ban hànhThông tư số 01/2008/TTLT-BNV-BNN ngày 15/5/2008đãhướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của UBND cấp xã về nông nghiệp và phát triển nôngthôn,tạocơ sở pháp lý cho việc thành lập hệ thống tổ chức quản lýVSATTPnông sản trênphạm vicả nước.

2.Hệ thống tổ chứcNăng lực kiểm soátan toànvệ sinhan toànthực phẩm

2.1. Tổ chức bộ máy quản lý

Tại trung ương,Bộ NN&PTNT đã thành lậpCục QLCLNLS&TSlàm đầu mối thựchiện nhiệm vụ quản lýchất lượng,VSATTPcùng với cácđơn vị liên quannhư Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi và Cục Chế biến, thương mi nông lâm sản và muối.

Tại địa phương, theo Nghị định 79/2008/NĐ-CP và Thông tư 61/2008/TTLT-BNV-BNN,các tỉnhsẽ thành lậpChi cụcQLCL NLS&TShoặcPhòngQLCL NLS&TSthuộcSở NN&PTNT làm nhiệm vụ quản lýVSATTPnông sản.Tínhđếnngày6/10/2008, đã có 15 tỉnh, thành phố có tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng, VSATTP, trong đó có 03 tỉnh có Chi cục QLCLNLS&TS, 1 tỉnh thành lập Chi cục Kinh tế hợp tác và Quản lý chất lượng, 11 tỉnh thành lập Phòng Quản lý chất lượngNông lâm sản và Thuỷ sản.

Theo Nghị định 79/2008/NĐ-CP và Thông tư 61/2008/TTLT-BNV-BNN,hệ thống thanh tra chuyên ngànhvềVSATTPnông sảnsẽ được thành lậptừ trung ương đến địa phương, gồm:Thanh tra Cục thuộcCục QLCL NLS&TS và một số Cục liên quan thuộc Bộ NN&PTNTThanh tra SởNN&PTNThoặc Thanh tra Chi Cục thuộc Chi cụcQLCL NLS&TSvà một số Chi cục liên quan.

Trong lĩnh vực thú y và bảo vệ thực vật,hệ thống thanh tra chuyên ngànhtừ trung ương đến địa phươngđã được thành lậptương đối hoàn chỉnh. Hàng năm, thanh tra chuyên ngành về thú y, bảo vệ thực vậtđã tiến hành hàng trăm cuộc thanh tra, kiểm tra, phát hiện và kịp thời xử lýsai phạm, góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nướctrong các lĩnh vực được thanh tra.

2.2.Năng lực kiểm nghiệm

Các cơ quan quản lý chuyên ngành vềVSATTP, thú y, bảo vệ thực vậtđã được đầu tưhệ thống phòng kiểm nghiệmkháđồng bộvà hiện đại.

Cục Thú y:2phòng kiểm nghiệmcủa Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thúytrung ươngtại Hà Nội vàTp.Hồ Chí Minh, 6 phòngkiểm nghiệmcủa Cơ quan Thú y vùngtạiHà Nội, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, TP.HCM và Cần Thơđược trang bị các thiết bị kiểm nghiệm hiện đạinhư ELISA, PCR, hệ thống sắc ký lỏng khối phổ, quang phổhấp thụ nguyên tử...có khả năng phân tích các chỉ tiêu ATTP, dư lượng các hóa chất, kháng sinh cấm, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, hooc môn tăng trưởng, vi sinh vật gây bệnh chung cho người và động vật. Các phòng kiểm nghiệm này vừa làm nhiệm vụ kiểm traVSATTP, kiểm dịch các sản phẩm động vật xuất nhập khẩu và tiêu thụ trong nước.

CcBo vthc vt:có các Trung tâm kim đnh cht lưng thuc và tn dư hoá cht đc hi trong các sn phm nông sn, đưc trang bcác thiết bhin đi, có khnăngphân tích các chtiêu cht lưng thuc, nguyên liu thuc bo vthc vt và chtiêu vdư lưng thuc BVTV, kim loi nng, vi sinh vt. Hai Trung tâm này đã đưc công nhnTiêu chunISO17025 và hàng năm đu tham gia chương trình kim tra liên phòng trong nưcvà quc tế.

Cục QLCLNLS&TS: có 6 phòng kiểm nghiệm được trang bị các thiết bị kiểm nghiệm hiện đại, có khả năng phân tích các chỉ tiêuVSATTP, dưlượnghóa chất, kháng sinh cấmtrên nông sản thực phẩmvới tổng giá trị quy đổi khoảng 200 tỷ đồng. Cả 6 phòng kiểm nghiệm đều đã được công nhận ISO 17025 và thường xuyên tham gia các chương trình kiểmnghiệmthành thạo với các phòng kiểm nghiệm chuẩn quốc gia, quốc tế, được cơ quan thẩm quyền EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… công nhận.

Một số địa phương như Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội cũng đãcác phòng kiểm nghiệm cótrang thiết bị hiện đạiđội ngũ cán bộ được đào tạo bài bàn về kiểm nghiệm VSATTP.

 

2.2 Nguồn nhân lực:

Hiện trạng cán bộ làm công tác quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản của các Cục quản lýchuyên ngành và các cơ quan địa phương được trình bày trong bảng …….

 

 

 

TT

Đơn v

Tng s

cán b

Trong đó

Cán bchuyên môn KT

Thanh tra chuyên ngành

Cán bhành chính

1

Cc Qun lý CL NLTS

 

 

 

 

2

Cc Chăn nuôi

 

 

 

 

3

Cc Thú y

 

 

 

 

4

Cc Trng trt

 

 

 

 

5

Cc BVTV

 

 

 

 

6

Cc Chếbiến TM NLTS

 

 

 

 

7

Cơ quan đa phương

 

 

 

 

 

Tng cng

 

 

 

 

Quản lý Chất lượng NLS&TSvậtCục Quản lý Chất lượng NLS&TShiệncó 6 phòng kiểm nghiệm được trang bị các thiết bị kiểm nghiệm hiện đại, có khả năng phân tích các chỉ tiêu ATTP, dư lượng các hóa chất, kháng sinh cấmvới tổng giá trị quy đổi khoảng 200 tỷ đồng. Cả 6 phòng kiểm nghiệm đều đã được công nhận ISO 17025 và thường xuyên tham gia các chương trình kiểm thành thạo với các phòng kiểm nghiệm chuẩn quốc gia, quốctế, được cơ quan thẩm quyền EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… công nhận.

Bổ sungcácthông tin liên quan của Cục Thú y, Bảo vệ thực vật:…

1.13.Trong sSản xuất,kinh doanh rau, chè, quả:(Cục Trồng trọt-Cục BVTV)

 

-3.1.Sản lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và đã xuất khẩumột1số sản phẩm có lợi thế cạnh tranh;

Sản xuất rau các loại đã tăng trưởng mạnh cả về diện tích và sản lượng. Năm 2007 diện tích rau các loạiđạt705ngàn ha,sản lượngđạtgần 11triệutấn,tốc độ tăng trưởng trung bìnhgiai đoạn 2001-2007đạt 4%/năm.Một số tỉnh, thành phố như Hà Nội,TpHồ Chí Minh, Lâm Đồng, đã hình thành các vùngsản xuấtrausạch tập trung,đem lại thu nhập cao cho người sản xuất.

Sản xuất cnăm 2007có diện tíchtrên126 ngàn ha, tăng 27 ngàn ha so với năm 2001,sản lượng đạt 705 ngàn tấn. Đáng chú ý làtốc độ tăng trung bìnhcủa sản lượng chè búp tươiđạt12,9%/năm, cao hơntốc độ tăngtrung bìnhvề diệntíchlà 4,2%/năm,dotăng năng suất nhờcáctiến bộ về giống, kỹ thuật canh tác và năng suất.

Cây ăn quả:từ năm 2001đến2007,tổng diện tích cây ăn quả đã tăng từ609,6ngànha lên 775,6 ngàn ha,sản lượng năm 2007 đạt khoảng 4,2 triệu tấn, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 4,1%/năm.Đã hình thành nhiều vùng cây ăn quả tập trung như nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Bắc Giang, Hải Dương, cam quýt Hà Giang, Bắc Giang, Tuyên Quang, các vùng cây ăn quả tập trung vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long,...

Xuất khẩu rau quảtrong năm 2008đạt sự tăng trưởng lớn về khối lượng,theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tổng kim ngạchxuất khẩuướcđạt khoảng 370 triệu USD, tăng 21% so với năm 2007, vớicác mặt hàngđược ưa chuộngnhưthanh long,dứa đông lạnh,trong đó, đặc biệt làquảthanh longtại Bình Thuận đã được công nhận GlobalGAP vàđược xuất khẩuvàothị trường Hoa Kỳ. 

 

3.2.-Đã hHình thành 1 số vùng sản xuất rau, chè, quảtập trungan toàn;

Theo báo cáo của các Chi cụcBảovệ thực vật(47/63 Chi cục)tính đến ngày 15/6/2008:sản xuất rauan toàn(RAT)đạt3.004,1hatrên tổngdiện tích44.396,3ha,đạttỷ lệ6,7%, trong đó có 92 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiệnsản xuấtRATvới diện tích2476,1ha.Sản xuất chèan toàn đạt1376,9ha trên tổng số 41.751,5ha, có 02 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chè an toàn với diện tích 75ha.Diện tíchsản xuấtquảan toàn đạt 15.648hatrên tổng số74.942,5ha.

Đã50/64 tỉnh, thành phố xây dựng mô hình sản xuất RATvới tổng số907 mô hình.Cáctỉnh vùngđồng bằng sông Hồnglà Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên và Hải Phòngtrong 3 năm 2003-2005đãcó diện tích sản xuất RAT là 15.793 ha, sản lượng 287.752 tấn, chiếm 8,4% về diện tích và 7,4% về sản lượng rau trong vùng.Một sốtỉnh đãquy hoạchvà hình thành vùng sản xuất RAT có quy mô lớn nhưHà Nội 3.700 ha, Lâm Đồng 3.200 ha, Tp. HCM 3.000 ha, Đồng Nai 2.200 ha, Quảng Nam 1.000 ha, Vĩnh Long 800 ha, Vĩnh Phúc 500 ha,

Đã hình thành và phát triển được một số vùng sản xuất quả an toàn theo tiêu chuẩn GAP như vùng cam ở Tiền Giang, vải ở Bắc Giang.Một số mô hình sản xuất quả an toàn theo hướng GAP đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn EuropGAP như HTX Thanh Long – Hàm Thuận Nam, Bình Thuận; HTX VúSữa Lò Rèn Vĩnh Kim (Tiền Giang).

 

-Áp dụngphòng trừ dịchbệnh tổng hợp (IPM),qui trìnhsản xuất rau, chè theo VietGAPđã đem lại kết quả và đang được nhân rộng.

-3.3.Công nghệ sau thu hoạch (bảo quản, sơ chế, bao gói, chế biến)rau, chèđang đượctừng bướcđượccải thiện:

.Đến năm 2005,tổng công suất chế biếnsản phẩm rau, quảcủa cả nước đãđạt trên 313.000 tấn. Nhờ có các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư, công nghiệp chế biến rau quả đã thu hút được đầu tưtrong nước và quốc tế ở các quy mô chế biến khác nhau. Nhiều loại hình công nghệ bảo quản rau quả như sấy gián tiếp, bảo quản lạnh, chiên sấy, bảo quản bằng hoá chất đã được nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao, mang lại hiệu quả trongbảo quản,tiêu thụ tươi và chế biến, giảm đáng kể tổn thất sau thu hoạch.Các kỹ thuật bảo quản sau thu hoạchtiên tiếnnhư sử dụng màng bán thấm,hút chân không,…từng bước được nghiên cứu và ứng dụng.

 

4.1.2. TrongsSản xuất kinh doanh thịtgia súc, gia cầmgia súc, gia cầm:Cục Thú y-Cục Chăn nuôi

4.1.-CChăn nuôi tập trung, trang trạiđangtừng bước phát triển

Sản phẩm chăn nuôi giai đoạn 2001-2006 có tốc độ tăng trưởng nhanh: tổng sản lượng thịt hơi tăng bình quân 9,2%, trong đó,thịt lợn 10,6%;, thịt bò 9,7%.Thịt lợn luôn chiếm tỷ lệ cao, từ 76-77% tổng sản lượng thịt các loại sản xuất trong nước. Sản lượng thịt lợn hơi năm 2001 là 1,51 triệu tấn, năm 2006 là 2,50 triệu tấn, tăng 10,6%/năm.Mức tiêu thụ thịt lợn trên bình quân đầu người cũng ngày càng tăng, năm 2006, bình quân thịt lợn tiêu thụđạt29,7kg hơi/người/năm, tương đương 20,8kg thịt xẻ/người/năm.

Phương thức chăn nuôi trang trại phát triển nhanh về số lượng vàmở rộngvề quy mô.Tỷ trọng chăn nuôi lợn trang trại(công nghiệp và bán công nghiệp) tăng nhanh.Năm 2006, tổng đàn lợn cả nước có 26,9 triệu con, trong đó, có hơn 6 triệu con được chăn nuôitại trang trại, gia trại, chiếm tỷ lệ 22,3%.Về chăn nuôi gia cầm, chăn nuôigà theo phương thứccông nghiệp chiếm tỷ trọng là 30,2%, chăn nuôi vịtchiếm 7,1%.Về chăn nuôi bò thịt, năm 2005, cả nước có3404 trang trại, trong đókhoảng10% chăn nuôi theo phương thức công nghiệp.

 

-4.2.Một số mô hình áp dụng qui trình thực hành chăn nuôi tốt (GHAHP) đã đem lại kết quả và đang được nhân rộng;

Đã xây dựng 2 mô hình chăn nuôi gàan toàntại 2 huyện Chương Mỹ, Hoài Đức với quy mô 30 nghìn con; 9 mô hình chăn nuôi gà thả vườn thuộc3 xã tại Bình Dương với tổng sốhơn 2000 con; 8 mô hình chănnuôi vịt an toàn tại Châu Thành, An Giang trong đó 6 mô hình chăn nuôi vịt cố định và 2 mô hình nuôi chạy đồng có kiểm soát từ khâu điều tra cơ sở nuôi vịt, thức ăn chuồng trại đến tiêu thụ, mỗi mô hình 500 con.

Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn an toàn từchăn nuôi đến giếtmổ, kinh doanh: 6 mô hình tại Đồng Naivớiquy mô 5.000 con.Xây dựng mô hình chăn nuôiongan toàntại Gia Lai và Đồng Nai với tổng số 1500 đàn ong.

4.3.Hình thành các cơ sở giết mổ tập trung với cơ sở vật chất và công nghệ tiên tiến

Tổng số cơ sở giết mổ gia súc gia cầmhiệnnay là17.129 cơ sở, trong đó có617 cơ sở giết mổ tập trung, chiếm tỷ lệ 3,6 %. Kết quả kiểm trađiều kiện vệ sinh thú ytrong năm 2006 -2007cho thấy trong số145 cơ sởchăn nuôi, giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật32 cơ sởcơ sở đạt yêu cầu vệ sinh thú y,chiếm tỷ lệ 22,07 %.

Phần lớn các cơ sởgiết mổ gia súc, gia cầm tập trungtạimộtsốthành phố lớnnhư Hà Nội,Đà Nẵng,Tp Hồ Chí Minh. Tại Tp HCM, đã thành lập cơ sở giết mổgia cầmvới công suấtgần 60,000 con/ngày. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư dây chuyền công nghiệp, tự động, với công suất lớn, tổ chức sản xuất khép kín từ chăn nuôi đến giết mổ và tiêu thụ sản phẩm.

 

5. Thông tin, tuyên truyền-Một số cơ sở giết mổ tập trung được hình thành vớicơ sở vật chất và công nghệ tiên tiến;

1.3. Trong quản l‎ýnhà nước:5 Cục

-Hệ thống văn bản pháp lý, tiêu chuẩn, qui định/qui chuẩn kỹ thuậtđược hoàn thiện 1 bước(Pháp lệnh VSATTP, nghị định 163, các văn bản dưới luật, qui định, tiêu chuẩn của Bộ Y tế,Bộ NN&PTNT: các qui trình VietGAP cho rau, quả, chè; qui trìnhGHAPcho chăn nuôi gia súc, gia cầm…).

- Năng lực quản l‎ýđược kiện toàn:Thành lập Cục Quản lýchất lượng nông lâm sản và thủy sản và hệ thống các cơ quan tham gia kiểm soát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; thành lập hệ thống thanh tra chuyên ngành chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản;các phòng kiểm nghiệm trực thuộc Cục Chất lượng, Cục thú y, Cục Bảo vệ thực phẩm cơ bản đáp ứng nhu cầu phân tích.

-Duy trì tương đối tốt cCác hoạt động phổ biến, tuyên truyền và kiểm tra giám sát việc thực thi pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩmđược thực hiện thường xuyênđược duy trì.;Hàng năm,các cơ quan quản lýđều tổ chức phổ biến các văn bản vềVSATTP, kỹ thuật sản xuất nông sản thực phẩman toàndưới nhiều hình thứcnhưhội nghị, xuất bản, thông tin trên trang Web.giám sát ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất trong nông lâm thủy sản; kiểm tra chứng nhận an toàn thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu; phòng chống các bệnh động vật lây sang người.

Cácđơn vị quản lý chuyên ngành vềtrồng trọt, chăn nuôi,bảo vệ thực vật,thú y đã liên tục tổ chức tập huấn, tuyên truyềncho nông dân vềkỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi,biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM),sử dụngthuốcbảo vệ thực vật, thuốc ty,yêu cầu vệ sinh thú y trong buôn bán động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật.

Trong năm 2007, đã xây dựng vàphát sóng truyền hình trên 20 phóng sự về tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, giết mổ và vận chuyển gia súc gia cầm an toàn, sản xuất, chế biến thuỷ sản an toànvệ sinh;in ấn,phát hành hơn 600.000 tờ rơi, tờ dán, hơn 9.000 băng rôn, v.v. phổ biến về kiến thứcVSATTP, tác hại của hóa chất kháng sinh cấm, tạp chất trong nông sản thực phẩm.Những hình thức tuyên truyền nàyđã góp phần nâng cao nhận thức cho nhân dân trong sản xuất nông sản thực phẩm an toàn.

 

II.Nhngkhó khăn vàtn tẠii, yếu kémvà nguyên nhân

5 Cục

1.    Hệ thống văn bản quyphạm pháp luật

1.1. Phân côngquản lý nhà nước vềVSATTPcòn bấtcập

Phân côngquản lýnhà nước vềVSATTPcònchồng chéo giữa Bộ Y tế với BộNN&PTNT.Cụ thể:điểm a Khoản 3 Điều 43 Pháp lệnhVSATTPquy định “Việc quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất do các bộ, ngành quản lý chuyên ngành chủ trì phối hợp với Bộ Y tế, các bộ, ngành có liên quan thực hiện”.Tuy nhiên,khoản 2 Điều 16Nghị định 163/2004/NĐ-CPlạiquy định cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, chứng nhận điều kiện đảm bảoVSATTPđối với thực phẩm có nguy cơ caonhưthịt và các sản phẩm từ thịt, các loại rau, củ, quả tươi sống ăn ngay là các cơ quan y tế nhà nước được Bộ Y tế phân cấp.Khoản 2 Điều 16Nghị định 163/2004/NĐ-CPcũng không còn phù hợp vớiKhoản 1 Điều 2Nghị định 79/2008/NĐ-CP:BộNN&PTNTchủ trì thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước vềVSATTPđối với nông, lâm, thuỷ sản và muối trong quá trình sản xuất từ khi trồng trọt, chăn nuôi, thu hoạch, đánh bắt, giết mổ động vật, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển đến khi thực phẩm được đưa ra thị trường nộiđịa hoặcxuất khẩu”.

Trong phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT, các Cục/Vụ có liên quan đếnVSATTPđều được giao nhiệm vụ giám sátVSATTP, truyền thông và hoạch định chính sách. Tuy nhiên, do cơ chế quản lý liên ngành, việcđiều phốihoạt động giữacác Cục/Vụ trong Bộ NN&PTNTvà giữa Bộ NN&PTNT với Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Khoa học Công nghệcó vai trò rất quan trọng.Theo Nghị định 79/2008/NĐ-CP,CụcQLCLNLS&TSđược giaochủ trì, phối hợp với cácđơn vị liên quanthuộc BộNN&PTNTthực hiện nhiệm vụquản lý nhà nước, thực thi pháp luật và thực hiện thanh tra vềVSATTPtrong phạm vi quản lý của Bộ.Tuy nhiên, chưa cómột cơ chếphối hợpcụ thểgiữa cácđơn vị,trách nhiệmđiều phốivai trò tham giacủa các Cục/Vụcũngchưa được xác định rõ.Một ví dụ điển hìnhvề việc cần có một cơchếphốihợpvềVSATTPtrong Bộ NN&PTNTviệckiểm tra, xác địnhrủi ronhiễm melamine trong sản xuất sữa tươi nguyên liệutại Việt Namgần đây, hoạt động nàycần có sự tham gia của ít nhất 2 đơn vị là Cục QLCLNLS&TS và Cục Chăn nuôivà cầnxác địnhcơ quan có trách nhiệm chủ trìhoạt động kiểm tra, đánh giátruyền thông.

1.2. Các quy định, quy chuẩn vềVSATTPcòn thiếu, chưa cập nhật và hài hoà với quy định quốc tế

Đối với rau, chè,quả,Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định99/2008/QĐ-BNN về sản xuất, kinh doanhrau, quả vàchè an toàn, tuy nhiên, chưa có quy định vềphụ gia,hoá chấtđược phép sử dụng trongbảo quản, xử lý sau thu hoạchrau, quả, chè;cáctiêuchuẩnvề ô nhiễm vi sinh vật trong rau, quả cần được tiếp tục xây dựng, hài hoàvới tiêu chuẩnquốc tế.

Đối với thịt gia súc, gia cầm, hiện có cáctiêu chuẩn TCVN 7046:2002 Thịt tươi – Quyđịnh kỹ thuật, TCVN 7047:2002 Thịt lạnh đông – Quyđịnh kỹ thuật, TCVN 7049:2002 Thịt chế biến có xử lý nhiệt – Quyđịnh kỹ thuật, TCVN 7050:2002 Thịt chếbiến không qua xử lý nhiệt – Quyđịnh kỹ thuậtQuyếtđịnh 46/2007/QĐ-BYT- Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm. Tuy nhiên,các tiêu chuẩn trênchưa có tính bắt buộc áp dụng vàcònmột số điểmchưa phù hợpvớiquy định quốc tế như: chỉquy định  giới hạn dư lượngtối đa (MRL) đối vớitetracyclinechloramphenicol, chưa quy địnhMRL đối với các kháng sinh khác;Mặt khác,theoQuyết định 46/2007/QĐ-BYT,số lượng cácchỉ tiêuVSATTPđối với thịtvà sản phm thịtđưa ra quá nhiều,khócó khảnăng kiểm soáttrong thực tế, vàcòncó quy địnhvề giới hạn ô nhiễm vi sinh vậtnhưClostridium perfingenchưa hài hoàvới tiêu chuẩn Codex.

Các quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện đảm bảoVSATTPđối với cơ sở giết mổ, cơ sở sơ chế, chế biến thịt gia súc, gia cầm; cơ sở sơ chế, chế biến rau, quả chưa được ban hành. Hiện chỉ cóTiêu chuẩn 10TCN 605-2004về điều kiện đảm bảoVSATTPđối với cơ sở chế biến chè.

1.3.Công tác thanh tra, kiểm traVSATTPbị cắt khúc, chia đoạn, khôngtheo nguyên tắc “từ trang trại đến bàn ăn”

Nghị định 163/2004/NĐ-CPquy địnhtrách nhiệm kiểm tra vệ sinh, an toàn đối với nông sản thực phẩm trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi, khai thác, thu hái, giết mổ ở dạng tươi sống, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, lưu thông ra thị trường và xuất khẩuthuộc Bộ NN&PTNT, tuy nhiên,trách nhiệm kiểm tra các quy định vềVSATTPđối với các cơ sở chế biến thực phẩm có nguy cơ cao (thịt và các sản phẩm từ thịt, các loại rau, củ, quả tươi sống ăn ngay)lạiquy địnhthuộcBộ Y tế.

Trong phạm vi quản lýcủaBộ NN&PTNT,trách nhiệm kiểm tra,công nhậnđiều kiệnVSATTPtrong từng công đoạn sản xuất được giao cho từng cơ quan quản lý chuyên ngành.Việc phân công như vậy phù hợp với một số quá trình sản xuất có sự tách biệt giữa cáccông đoạn, quy mô sản xuất nhỏ lẻ phân tán, tuy nhiên,lại không phù hợp với quá trình sản xut tập trung,có sự gắn bó chặt chẽ giữa các công đoạn, VD:cơ sở sản xuấtchè có vùng nguyên liệugắn liền với nhà máy chế biếnsẽ chịu sự kiểm tra, giám sát về điều kiệnVSATTPcủa các cơ quan khác nhautrongquá trình trồng trọt, thu hoạch, chế biến.

Tại địa phương,công tác đảm bảoATVSTPVSATTPchưa đượcUỷ ban Nhân dân các cấp quan tâm, chỉ đạo sâu sát. Công tác phối hợpgiữa các cơ quan quản lý chuyên ngành còn chưađồng bộ, cùngmột cơ quantại địa phươngnhưngcó thểchịusự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của nhiều cơ quancấptrung ương dẫn đến khó khăn trong việc bố trí nguồn lực, kinh phí triển khaicông tác đảm bảo ATTP..

còn thiếu1.4.Chưa có cChế tài xử lývi phạm vềVSATTPcòn bất cập, chưa có hệ thống giám sátVSATTP

Hiệnđã có nhiềuNghịđịnh về xử lý vi phạm về VSATTP, tuy nhiên chế tài xử lý còn nhiều bất cập(mức xử phạt thấp, thiếu tính răn đe) và các cơ quan quản lý chưa có thẩm quyền thực sự trong việc xử lý vi phạm.

Quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vựcVSATTPhiện được lồng ghép trongnhiều văn bản nhưNghị địnhsố 45/2005/NĐ-CPvề xử lý vi phạm hành chính(XLVPHC)trong lĩnh vực y tế,Nghị định số126/2005/NĐ-CPvề XLVPHC trong lĩnh vực chất lượngNghị định số175/2005/NĐ-CPvề XLVPHC trong lĩnh vựcthương mại, Nghị định 129/2005/NĐ-CP về XLVPHC trong lĩnh vực thú y.Tuy nhiên chế tài xử lý còn nhiều bất cậpnhưmức xử phạt thấp, thiếu tính răn đe,cùng 1 hành vi vi phạm nhưng mức xử lýkhôngthống nhấtgiữa các văn bản. Đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩmmấtan toàn,gây hậu quảnghiêmtrọngcho sức khoẻ người tiêu dùng, cơ quan quảnlý về ATTPkhông đủ thẩm quyền yêu cầu ngừng sản xuất, kinh doanh.

Theo các văn bản hiện hành,giám sát vềVSATTPnông sảnlà nhiệm vụ của tất cả các Cục/Vụ có liên quan trong Bộ NN&PTNT, trong đó Cục QLCL NLS&TS có nhiệm vụ theo dõi thực hiện các chương trình giám sát chuyên ngành do các tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, nhiệm vụ này chưa được xây dựng thành hệ thống giám sát thực tế. Những nguồn lực cụ thể, ngân sách và phương tiện để thực hiện một hệ thống giám sát an toàn thực phẩm hiện vẫn chưa có. Chưa có một hệ thống giám sát có khả năng cung cấp những báo cáo định kỳvà cảnh báovềVSATTPrau, quả, chè, thịt đểtạo điều kiện đánh giá tiến độ đạt được những mục tiêu vềVSATTP.

2.Năng lựckiểm soátVSATTP

2.1.2.1.Hệ thốngquanquản lýchuyên ngànhVSATTPchưa hình thành đồng bộ từ trung ương đến địa phương

Tại trung ương,nhiệm vụ quản lý chuyên ngànhVSATTPtrong từng công đoạn của quá trình sản xuấtđược giao chotừng Cụcchuyên ngành.Tuy nhiên, ngoài Cục QLCL NLS&TS đã có Phòng chuyên môn về chất lượng,VSATTPnông sản, tại các CụcBVTV, Thú y, Trồng trọt, Chăn nuôi, Chế biếnchưabộ phận chuyêntráchvềVSATTP.

Tạiphần lớnđịa phương(48/63 tỉnh, thành phố),cơ quanquản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm nôngsản(Chi cục hoặc Phòng QLCL NLS&TS thuộc Sở NN&PTNT)chưa được hình thành.Nhiệm vụ quản lýVSATTPnông sảntại địa phươngthườngđược giao lồng ghép choPhòngKỹ thuật hoặcPhòngNông nghiệp hoặcPhòngNghiệp vụ (bao gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản)hoặc các Chi cục BVTV, Thú y.Ở cấp huyện, cấp xã,chưacó cán bộ làm công tácđảm bảoVSATTP.

Việclồng ghép nhiệm vụthuận lợigắn kết được công tác quản lýVSATTPvới chỉ đạo sản xuất, tuy nhiêncó bất cập là nhiệm vụ quản lýVSATTPnông sảnkhôngđược xác định là nhiệm vụ ưu tiên, khó xác định được đầu mối chịu trách nhiệm chính với nguồn lực phù hợp.

Đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn vềVSATTPcòn thiếu về số lượng và chưa được được đào tạo nâng cao chuyên môn, cập nhật phương thức quản l‎ý tiên tiến.

Hệ thống quản lý nhà nước từ Bộ đến các địa phương vềVSATTPnhìn chung cònyếu về nguồn lực; hoạt động còn phân tán, thiếu tính hệ thống. Phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT (trong sản xuất) với BộCông thương và Bộ Y tế (trên thị trường và tiêu dùng) còn hạn chế.

2.2.Kiểm tra, thanh traVSATTPchưađược chú trọng

Hthng thanh trachuyên ngànhVSATTPchưa hình thànhđng bttrung ương đến đa phương,đi ngũ cán bcòn thiếu vsngvà yếuvchuyên môn nghip v,do đóchưa phát huy đưc hiu quca hot đng kim tra, thanhtratrong công tác đm boVSATTP.

Trung ương,ngoài Cc Bo vthc vt và Cc Thú y đã có hthng thanh tra chuyên ngànhhot đngtương đi thưng xuyên, hiu qu,các Cc Trng trt, Cc Chăn nuôi, Cc Chếbiếnchưa có thanh trachuyên ngành.TiCc Qun lý cht lưng NLTS, tchcthanh tra chuyên ngành vCL, ATVS đang trong giai đon hình thành.

Ở địa phương, công tác thanh traVSATTPnhìn chungchưa được quan tâm, chưa cócán bộchuyên trách.Đội ngũthanh tra còn thiếu vềsố lượng,chưa đồng đều về chuyên mônnghiệp vụ, chưa được tập huấn về nghiệp vụthanh tra, chưa đảm bảo năng lực thực thi nhiệm vụ.

2.3.Năng lựckiểm nghiệmchưa đáp ứng yêu cầu

Hệ thốngphòng kiểm nghiệmchất lượng,VSATTPnông sảnđã đượcđầu tư ban đầu,tuy nhiênhoạt độngcòn phân tán,rời rạc,một số phòng kiểm nghiệm chuyên ngànhchưađủ năng lực phục vụ công tác quản lýchất lượng,VSATTPnhư kiểm nghiệm chất lượng phân bón, thức ăn chăn nuôi.Ngoài ra, các hoạt độngnhưkiểm nghiệm thành thạo, chứng nhận, công nhậnphòng kiểm nghiệmmới được thực hiện tại một số phòng kiểm nghiệm chuyên ngành.

Trongquản lý hoạt độngkiểm nghiệm,chưa có quy định về đánh giá, chỉ định phòng kiểm nghiệmVSATTP; mặt khác,phân côngchức năngquản lý kiểm nghiệmVSATTPgiữa các đơn vị chuyên ngànhcòn chưa rõ ràng,cụ thể:theo QĐ29/2008/QĐ-BNN,Cục QLCL NLS&TS được giao nhiệm vụ “tổ chức kiểm tra, đánh giá công nhận các phòng kiểm nghiệm, kiểm chứng cấp quốc gia, quốc tế về CL,VSATTPnông sản, tuy nhiên theo QĐ 16/2008/QĐ-BNN,Cục Trồng trọtcũngđược giaonhiệm vụ “chỉ định,công nhận phòng kiểm nghiệm sản phẩm cây trồng.

Công táckiểm nghiệmVSATTPnông sảncũng gặp khó khăn docác phòngkiểm nghiệm chưa cập nhật thường xuyên cácchỉ tiêu,phương pháp kiểm nghiệm mới,chưa có phòng kiểm chứng quốc gia vềVSATTPnông lâm sản, do đó, chưa đáp ứngkịp thờiyêu cầu quản lý, nhất là khi phát sinh sự cố vềVSATTPnhư melamine trong sữa, salbutamol trong thức ăn chăn nuôi,...

- 

3.Tình hìnhVSATTPrau, chè,quả,thịt

3.1.Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên rau:

Kết quảđiều traVSATTPtrên rau, quả và chè tại 10  tỉnh và thành phố từ tháng 3-7/2007của Dự án Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm (Bộ NN&PTNT)cho thấy:9,2%số mẫu (trên tổng số 426 mẫu rau, quả, chè, lạc)có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn cho phép (MRLs),trong đó rau muống 7%, đậu đỗ 8%, rau cải 14%, chè 8,5%, nho 31,6%;có tới45% nông dân vẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không có trong danh mục thuốc được phép sử dụng ở Việt Nam và thuốc ngoài danh mục sử dụng cho rau, quả và chè; vẫnphát hiện dư lượng thuốcBVTVcấm sử dụngnhưendosulfan trong đậu đỗ, rau cải, rau muống.

Hàm lượng chì (Pb) trong các mẫu kiểm tra không có, nhưng phát hiện hàm lượng đồng (Cu) vượt quá giới hạn cho phép là 0,4% (1 mẫu). Tại Hà nội có 15,8% mẫu rau muống và 5,3% mẫu đậu đỗ có hàm lượng Asen (As) vượt giới hạn cho phép từ 1,2 đến 8,5 lần.

Tìnhhình ô nhiễm vi sinh vật trên rau là khá phổ biến và ở mức rất cao. 100% số mẫu kiểm tra nhiễm khuẩn Coliform và vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 - 500.000 lần; 46,8% mẫu rau nhiễm khuẩmE.colivượt tiêu chuẩn cho phép 1,7 - 150 lần. Tỉnh có mẫu rau nhiễmE.colicao nhất là Đà Nẵng (80%), Lâm Đồng 98%, thấp nhất là Hà Nội (1,8%); có 0,4% số mẫu nhiễmSalmonella. Khoảng 28,5% số mẫu rau chứa NO3vượt quá giới hạn cho phép từ 1,1 đến 9 lần.

3.2.Ô nhiễmhoá chất, kháng sinh, vi sinh vật trong thịt gia súc, giacầm:

Kết quảđiềutranăm 2007 vềdư lượng kháng sinh trong 139 mẫu thịt bò gồm 69 mẫu tại lò mổ và 70 mẫu tại chợcho thấy:22,2% mẫucó dư lượngamoxicylintừ205,2 – 235.6 ppb; dư lượngtylosintừ218,15- 235ppb.Trên141 mẫu thịt lợngồm72 mẫu từ lò mổ tập trung và 69 mẫu từ lò mổ nhỏ, có 5,8% mẫu cólượngtetracyclinecao hơn giới hạn cho phép.Trên231 mẫu thịt gia cầm gồm 115 mẫu tại cơ sở giết mổ và 116 mẫu tại nơi bán lẻ, có 2,61% số mẫudư lượng amoxicyllintừ215,1 – 539,2ppb.

Kết quả kiểm travi sinh cho thấy,66,74% - 95,71% mẫu thịt bò thu thập ở Hà Nội, HCM và Đà Nẵng bị nhiễmE.coli, Salmonella và S.aureuscao hơn mức độcho phéptheo tiêu chuẩn TCVN 7047 – 2002. Tỷ lệ ô nhiễmvi sinhtrong các mẫu thịt bò lấy ở các điểm giết mổ ở Hà Nội là 91,3%, ở Đà Nẵng là 73,9% và ở HCM là 35%. Tỷ lệ này ở các cửa hàng bán lẻ thịt bò là 95,96%, 91,93% và 100% tương ứng. Tương tự như vậy, 88,44 % mẫu thịt lợn có ô nhiễm trong đó nhiễmE.coli37,69%;S.aureus37,68%;C.perfringens62,93 % vàSalmonella45,69%. Có khoảng 95,14% - 100% các mẫu thịt gia cầmtại các cơ sở giết mổ ởHà Nội, HCM, Hà Tây, Nam Định và Huế nhiễmE.coliSalmonellavượt mức độ cho phép. Tỷ lệ ô nhiễmvi sinh trongcác mẫu gia cầm ở các cửa hàng bán lẻ ở 5 tỉnh là 100%.

3.3.Kiểm soátgiết mổ, sơ chế, chế biếnchưa được đầu tư đúng mức:

Theo báo cáo của các địa phương, năm 2006, cả nước có 1045 cơ sở giết mổgia súc, 171 cơ sở giết mổ gia cầmcó đăng ký. Phần lớn các cơ sở giết mổ chưa đáp ứng được điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm: qua điều tra 434 cơ sở chỉ có 45% là có phép của cơ quan thú y, 35% cơ sở có vệ sinh tiêu độc sau giết mổ. Số cơsở sử dụng nước máy chiếm 25%, sốcòn lại sử dụng nước giếng và các nguồn nước khác.

Về chế biến,cả nước có khoảng 28 cơ sở lớn chế biếnthịt,nguyên liệu chủ yếu là thịt lợn và thịtbò, sản lượng thịt gà, vịt không đáng kể.Tỷ lệ các sản phẩm thịt qua chế biến công nghiệp chỉ chiếm trên 2%.Phần lớncác cơ sởchế biến thịt quy mô nhỏđều chưa đạt yêu cầuVSATTP.Đa số các cơ sở buôn bán thịt chưa có thiết bị bảo quản lạnh; người dân chưa có thói quen ăn thịt lạnh.

Công tác kiểm soát giết mổgặpkhó khăn do chưa quy hoạch và xây dựng được hệ thống giết mổ tập trung,phần lớncơ sởgiết mổcó quy mônhỏ lẻ, phân tán.Việc kiểm soát giết mổ ở nhiều địa phương còn bị buông lỏng, mang tính hình thức như việc kiểm tra và dán tem thịt bán tại chợ.

Công tác “thú y cộng đồng” chưađượcchú trọng,trong khi nội dung này là phần quan trọng nhất trong công tác bảo đảmVSATTPsản phẩm động vật. Chưa có chương trình giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm, giám sát bệnh lây giữa người và vật nuôi nhưbệnh giun bao (Trichinella), gạo lợn, gạo bò (C.bovis; C.cellulosa), bệnh doLeptospira(lợn nghệ), bệnh nhiệt thán (Anthrax), bệnh lao (Tuberculosis) trong quá trình chăn nuôi, giết mổ và sơ chế.

3.4.Tỷ lệSản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn có thể đưa ra lưu thông trên thị trường.Không thểtruy xuất nguyên nhân,xửvi phngộ độc thực phẩm, vi phạm.

VSATTPcao

Sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn có thể đưa ra lưu thông trên thị trường dẫn đến rủi ro cho sức khoẻ người tiêu dùng.Theo báo cáo tổng kết công tácVSATTPnăm 2007 (Bộ Y tế),trong các năm 2000 - 2006:ngộ độc thực phẩmdo rau, củ, quả là 168 vụ với 3.082 người;ngộ độc thực phẩmdo hoá chất bảo vệ thực vật là 113 vụ với 2.615 người.

Năm 2007 đã bắt giữ và xử lý 634 vụ buôn lậu qua biên giới, tiêu huỷ hơn 62 tấn sản phẩm động vật các loại, 74 ngàn quả trứng gia cầm, trên 84 ngàn gia cầm con.Kiểm tra 929 cơ sở giết mổ, chợ, quầy hàng, vận chuyển gia súcvà gia cầm (gọi chung là cơ sở)đãphát hiện 369 cơ sở vi phạm, chiếm tỷ lệ 40% tổng số cơ sở kiểm tra. Đã tiêu huỷ 1344 kg thịt và phủ tạng các loại, 441 con lợn, 29 con trâu bò, 1173 con gà và vịt, 4600 chim cút và 62.715 quả trứng, phạt trên 73 triệu đồng nộp ngân sách nhà nước. Các vi phạm chủ yếu là sản phẩm không rõ nguồn gốc, không có giấy kiểm dịch, kinh doanh không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

-Tỷ lệ cơ sở/diện tích trồng rau, chè an toàn hoặcáp dụng qui trình Viet GAP; cơ sở/qui mô chăn nuôi thịt an toàn hoặc áp dụng qui trìnhGHAPcòn rất thấp/không đáng kể.

2.2III.Nguyên nhân:

a.Nguyên nhân khách quan:

-                     Sản xuất rau,quả,chè,thịtquyihộ gia đìnhnhỏlẻ, manh múncòn chiếm tỷ lệ lớn, gây khó khăn cho việcáp dụng các kỹ thuậtsản xuấtmi, quy trình thựchành sản xuất tốtquảnVSATTP.;

-                     Nhận thức về vấn đềVSATTPtừ các cấp quản lý đến ngườisản xuấtvà tiêu dùng thực phẩm chưa thực sự đầy đủ và nhất quán. Từ đó dẫn đến thiếu ý thức trách nhiệm với cộng đồng và đầu tư các nguồn lực xã hội cho vấn đề này còn thấp, không thường xuyên.

-Hệ thống quản lý nhà nước từ Bộ đến các địa phương vềVSATTPcòn yếu về nguồn lực; hoạt động phân tán, thiếu tính hệ thống,đang trong quá trình kiện toàn, hoàn thiện.Sự phối hợp giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT với các Bộ ngành liên quan và các địa phương trong quản lýVSATTPcòn hạn chế, hiệu lực, hiệu quả thấp.

-                     Các văn bản quy phạm pháp luậtvềVSATTPchưa đầy đủ, đồng bộ, chưa theo kịpvớitình hìnhthực tiễn,nhất là trongbối cảnhhội nhậpsâu vào kinh tếthếgiới.Cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất an toànmớiđượcxây dựng, chưa đượctriển khai trong thực tế.

-                     Tại một số địa phương, công tácVSATTPcòn chưađược các cấp chính quyền quan tâm, bỏ ngỏ cho các cơ quan chuyên môn.Công tác quy hoạchvùng sản xuấtrau, quả, chèan toàn, cơ sở giết mổ tập trung còn chậm. Hoạt độnggiết mổ lậu, giết mổ mất vệ sinh, sản xuất rau, quả, chèkhông an toàncòn tồn tại,không bảo đảmVSATTP.

-                     Việc kiểm tra, giám sát ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất chưa được thực hiện thường xuyên, bài bản.Chưacó đầy đủ cơ sở khoa học,phương pháp luậntrong việc xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát,chưa thống nhấtphương pháp phân tích, kiểm tra, đánh giá giữa các phòng xét nghiệmVSATTP.

-                     Công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm chưa được chú trọng: chưa có hệ thống thanh tra chuyên ngành vềVSATTP, hoạt độngkiểm tra, thanh tra chưa được tiến hành thường xuyên và chủ động, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước;chế tài xử lý vi phạm chưa đủ mạnh.

-Kiến thức và ý thức của người sản xuất, lưu thông, buôn bán, sử dụng rau, chè, thịt còn hạn chế;

-Hệ thống tổ chức, năng lực quản, kiểm soát đang trong quá trình kiện toàn, hoàn thiện. Chưa có đơn vị quảnchất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tại địa phương; lực lượng cán bộ chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu về quản lý, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm; thiếu phòng kiểm nghiệm an toàn thực phẩm tại vùng, địa phương.

Tiêu chuẩn/qui chuẩn kỹ thuật chưa cụ thể, chưa hài hòa với chuẩn mực quốc tế.Chế tài xử lý vi phạm chưa đủ mạnh

b.Nguyên nhân chủ quan:

-Công tác đảm bảo ATVSTP tại địa phương chưa đượcUỷ ban nhân dân các cấpquan tâm, chỉ đạo sâu sát.

-Chưa có cơ chế, chính sáchphù hợpkhuyến khích người sản xuất kinh doanh rau, chè, thịt an toàn;

-Chậm qui hoạch và hướng dẫn, giám sát người dân thực hiện theo qui hoạch các vùng trồng rau, chè an toàn; lựa chọn địa điểm chăn nuôi an toàn.

-Phân bón, thức ăn chăn nuôi; hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; thuốc kích thích tăng trưởng, chất bảo quản … dùng trong sản xuất, chế biến rau, chè, thịt chưa được quản lý, kiểm soát có hiệu quả đảm bảo an toàn thực phẩm;

-Chậm ban hànhcácqui trình VietGap,GHAP; sổ tay hướng dẫn áp dụngVietGap,GHAPvà tổ chức tập huấn cho nông dân;

-Chưa tổ chức kiểm tra, chứng nhận,quảng bá sản phẩm rau, chè, thịt an toànđảm bảo lợi ích  cho người sản xuất.

-Việc kiểm tra, giám sát ô nhiễm sinh học và tồndưhóa chất chưa được thực hiện thường xuyên,bài bản.

-Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫnchủ hộ, cơ ssản xuất,lưu thông, buôn bánrau, chè, thịtcòn yếu.

-Công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm chưa được chú trọng.

-                        

Phn2.Quan đim, mc tiêu,ni dung,gii pháp

1.Quan điểm:

a.Đảm bảo tính phù hợp của cơ chế, chính sách; tính khả thi, hiệu lực cao của các quitrình quản, kiểm tra, kiểm soát; sự phối hợpnhịp nhànggiữa cácđơn vịchức năng trong kiểm soát quá trình từ trang trại đến điểm bán rau, chè, thịt;

b.Kết hợp tuyên truyền, giáo dục với xử phạt nghiêm minh;

c.Liên kết dọc giữa chủ thể các công đoạn sản xuất tạo sự gắn kết trách nhiệm và lợi ích;

d.Chứng nhận và đảm bảo kiểm soát, truy xuất được nguồn gốc xuất xứ sẽ tạo uy tín với người tiêu dùng vàtăng giá hợp lý của sản phẩm được chứng nhận;

 

2.Mục tiêuđến 2010:5 Cục

a.Số mẫu rau, chèbịphát hiện vi phạm an toàn thực phẩm giảm xuống dưới3%(Số liệu kiểm tra của Cục BVTV: 30% mẫu có dư lượng thuốc BVTV vượt quá giới hạn cho phép);70% cơ sở, vùngtrồng rau, chè tập trung được chứng nhậnđảm bảo an toàn thực phẩmtheo VietGAP;

b.Số mẫu thịtbị phát hiện vi phạm an toàn thực phẩm giảm xuốngdưới …% ; …%cơ sở chăn nuôi tập trung được chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm theoGHAP;

c.Các qui chế, tiêuchuẩn,qui chuẩnkỹ thuậtvềan toàn vệ sinh thực phẩm rau, chè, thịt được sửa đổi hoàn thiện;

d.Các kế hoạch giám sát ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất trong sản xuất kinh doanh rau, chè, thịt được thiết lập và thực hiện hàng năm;

 

3.Cácnội dung vàgiải pháp:5 Cục

3.1.Hoàn thiện cơchế, chính sách, qui định, qui chuẩn kỹ thuật;

3.1.1.Tổ chức triển khai các chính sách hỗ trợ ngườisản xuất kinh doanhrau, chèđảm bảoan toànvệ sinhthực phẩm;

3.1.2.Trình ban hành và tổ chức triển khai các chính sách hỗ trợ người sản xuất kinh doanh thịt đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;

3.1.3.Rà soát, sửa đổi bổsung cácqui định/qui chuẩn kỹ thuật, sổ tay hướng dẫnsản xuất kinh doanh rau, chè, thịt an toàn;qui trìnhVietGAP,GHAP; qui định/qui chuẩn kỹ thuậtvề các chỉ tiêu an toàn thực phẩm đối với rau, chè, thịt; qui định về kiểm tra chứng nhận sản xuất kinh doanh rau, chè, thịt an toàn;chứng nhận VietGAP,GHAP;

3.1.4.Sửa đổichế tài xử phạtnghiêm các hành vivi phạmqui định vềsản xuất kinh doanh rau, chè, thịt an toàn; chế tài xửvi phạm trong sản xuất kinh doanhphân bón, thức ăn chăn nuôi,hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật,thuốc thú y,chất kích thích tăng trưởng,chất bảo quảndùng cho sản xuất kinh doanh rau, chè, thịt không đảm bảo an toàn thực phẩm;

3.2.Điều tra, khảo sát, xác địnhcácvùng sản xuất rau, chè an toàn; cơ sở chăn nuôi, giết mổ an toàn.

3.2.1.Hướng dẫn các địa phươngkhảo sát,xác địnhcác vùng trồng rau, chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm;điều tra, khảo sát, xác địnhhệ thống cơ sở giết mổ an toàn.

3.2.2.Kiểm tra giám sát, hỗ trợ địa phươngkhảo sát,xác địnhvà triển khai các vùng trồng  rau, chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm;khảo sát, xác địnhhệ thống cơ sở giết mổ an toàn.

3.3.Tăng cường thông tin, tuyên truyền, giáo dục.

3.3.1.Phổ biến các qui định, sổ tay hướng dẫnsản xuất kinh doanh rau antoàn.

3.3.2.Truyền thông quảng bá sản phẩman toànđến người tiêu dùng giúp người tiêu dùng mua được rau, chè, thịtan toàn;người sản xuất kinh doanh bán được rau chè, thịtan toàn với giá cao hơn sản phẩm chưa được chứng nhận.

3.4.Tăng cường công tác tập huấn, khuyến nông.

3.4.1.Tập huấnsản xuất, kinh doanh rau an toàn, áp dụng qui trình VietGAP, GHP;

3.4.2.Tổ chức liên kết dọc, liên kết ngang trong sản xuấtkinh doanh rau, chè, thịt an toàn.

3.5.Tổ chức hệ thống quản lý, giám sát, kiểm tra, chứng nhận.

3.5.1.Lập và triển khai kế hoạchhàng nămgiám sát ô nhiễm sinh họcvà tồn dư hoá chất độc hại trong rau, chè, thịtnhằmkịp thời phát hiện, cảnh báo và tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục;

3.5.2.Lập và triển khai kế hoạch kiểm tra thường xuyênnhằmkịp thời xửcác vi phạm về an toàn thực phẩm đối với phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, hoá chất, chất bảo quản lưu thông, sử dụng trong sản xuất kinh doanh rau, chè, thịt;

3.5.3.Đánh giá, chỉ định, giám sát họat động của các tổ chức kiểm tra chứng nhậnVietGAP, GAHP, HACCP đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh rau, chè, thịt (tổ chức hệ thống quản lý, giám sát, kiểm tra, chứng nhận).

3.5.4.Hỗ trợcho các hoạt độngchứng nhận VietGAP, GHAP, HACCP…(tổ chức hệ thống quản lý, giám sát, kiểm tra, chứng nhận).

3.5.5.Yêu cầu các tổ chức sản xuất kinh doanh rau, chè, thịt công bố tiêu chuẩn chất lượng và xác nhận công bố tiêu chuẩn chất lượng(tổ chức thực hiện của các Sở NN&PTNT).

3.5.6.Tổ chức kiểm tra chứng nhận cơ  sở, vùng  sản  xuất  rau, chè, thịt đủ điều kiệnđảm bảo an toàn thực phẩm;kiểm tra chứng nhận VietGAP,GHAPđối vớicơ sởsản xuấtkinh doanh rau,chè, thịt.

3.5.7.Tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát.

-Đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kiểm tra, giám sát.

-Bổ sungtrang thiết bị và đào tạo kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm rau, chè, thịt.

-Tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp giữa các đơn vị trong kiểm tra, giám sát.

 

Phần 3. Các chương trình,dự án

1.Dự án điều tra, khảo sát, xác định các vùng trồng rau,quả,chè an toàn.

2.Dự án điều tra, khảo sát, xác định các vùng chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm an toàn(thịt gà, thịt lợn, thịt trâu bò).

3.Dự án tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh rau,quả,chè, thịt an toàn(thịt gà, thịt lợn, thịt trâu bò)..

4.Dự án tuyêntruyền, giáo dục, tập huấn, khuyến nông về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Cụ thể hoá:

Mục tiêu

Thời gian

Các hoạt động chính

Kinh phí

- 

 

Phn4.Tchc thc hin

1.Cục Quản lý Chất lượng NLS&TS:

a.Đầu mốixây dựng vàtổ chức thực hiện đề án, dự án.

b.Kiểm tratheokế hoạchvà đột xuất được Bộ duyệt đối vớicơ sở, vùngtrồngrau, chè; cơ sở chăn nuôi, giết mổ chế biếnthịtan toàn.

c.Tổ chứckiểm tra, chứng nhận cơ ssơ chế, chế biến, bán buônrau,chèđủ điều kiện đảm bảo ATVSTP.

d.Tổ chức giám sátô nhimsinh họctồn dư hoá chất độc hại trong rau, chè.

 

2.Cục Trồng trọt

a.Kiểm traan toàn thực phẩm đối vớiphân bón, hoá chấtsử dụngtrong sản xuất rau, chè.

b.Tổ chức kiểm tra chứng nhận cơ sở, vùngtrồngrau, chèđủ điều kiệnan toànvệ sinh thực phẩm; áp dụng qui trìnhVietGap.

c.Tham gia xây dựng và thực hiện đề án, dự án.

 

3.Cục BVTV

a.Kiểm traan toàn thực phẩm đối vớithuốc bảo vệ thực vật, chất kíchthích tăng trưởngsử dụng trongsản xuất rau, chè.

b.Tham gia triển khai giám sát ô nhimsinh họcvà tồn dư hoá chất độc hạitrong rau, chè.

c.Tham gia xây dựng và thực hiện đề án, dự án.

 

4.Cục Thú y

a.Kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thuốc thú y, hóa chất, thuốc sát trùng tiêu độc sử dụng trong chăn nuôi

b.Tổ chức giám sát ô nhiễm sinh học và tồn dư hoá chất độc hại trong thịt

c.Tổ chức kiểm tra, chứng nhận cơ sởgiết mổ, chế biếnthịt đủ điu kiện đảm bảo ATVSTP;

d.Tham gia xây dựng và thực hiện đề án, dự án

 

5.Cục Chăn nuôi

a.Kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thức ăn, chất bổ sung thức ăn, phụ gia, hóa chất sử dụng trong chăn nuôi

b.Tổ chức kiểm tra chứng nhận cơ sở chăn nuôi đủ điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; chứng nhận áp dụngGHAP

c.Tham gia xây dựng và thực hiện đề án, dự án

 

6.Cục Chế biến và thương mại NLTS&NM

a.Tham gia kiểm trachứng nhận cơ sở sơ chế, chế biến, bán buôn rauchèđủ điều kiện đảm bảo ATVSTP

b.Tham gia kiểm tra, chứng nhận cơ sở giết mổ, chế biến thịt đủ đièu kiện đảm bảo ATVSTP

c.Tham gia xây dựng và thực hiện đề án, dự án

 

7.Các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

a.Qui hoạch/rà soát qui hoạchtổ chức sản xuất theoqui hoạchcác vùng trồng  rau, chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm;hệ thống cơ sở giết mổ an toàn

b.Thông tin, tuyên truyền giao dục, tập huấn sản xuất, kinh doanh rau an toàn, áp dung qui trình VietGAP, GHP;

c.Tổ chức liên kết dọc, liên kết ngang trong sản xuất kinh doanh rau, chè, thịt an toàn

d.Giám sát, kiểm tra, chứng nhận sản xuất kinh doanh rau, chè, thịt an toàn theo phân cấp

e.Tham gia xây dựng và thực hiện đề án, dự án

 

III.Kế hoạch xây dựng Đề án:

Thi gian

Ni dung

Thc hin

Tháng 6-7

Xây dng đcương.

Thm đnh, xét duyt đcương.

Cc QLCL NLTS,

Hi đng

Tháng 7-8

Thành lp Nhóm công tác/ biên tp.

Hp Nhóm công tác, phân công biên son.

Biên son đán.

Nhóm công tác

31.7

Hp nhóm công tác ln 1: phân công biên son

Mi Cc viết 01 chuyên đtheo đcương.

Trưc 15.8

Hoàn thin dtho chuyên đln 1

 

Tunth3 tháng 8

Hp nhóm công tác

 

Tháng 8

Hi tho ly ý kiến góp ý dtho1(2 hi nghmin Bc, min Nam).

Hoàn thin dtho2.

Hply ý kiến các Cc, Vliên quan.

(Phi hp tchchi ngh, hihpcùng đánTăng cưng năng lc QLCL vt tư nông nghip và ATVSTP NLTS)

Nhóm công tác.

Đi din cơ quan CL ATTP nông lâm sn cp tnh;

Đi din các Cc, V;

Đi din DNSXKD nông sn

Tháng 9

Hoàn thin đán.

Trình B

Nhóm công tác.

 

-Đội ngũ cán bộ chuyên môncònthiếu vàyếu về nghiệp vụ chuyên môn, trang thiết bị cho công tác kiểm soát chất lượng vật tư chăn nuôi, thú y vàVSATTPthiếu và không đồng bộ.

-Tổ chức hệ thống phòngkiểmnghiệmchất lượng, ATVSSTPchưa hợp lý,chưa khai thác được hết công năng của các trang thiết bị và đội ngũ kỹ thuật viên.

-Việc phổ biến, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật vềVSATTPđối với người sản xuấtcòn hạn chế.Các chương trìnhthông tin, truyền thôngchưanâng cao một cách rõ rệtkiến thức vềVSATTPchongười sản xuất.

 

Phần2

Quan điỂm, mỤc tiêu,GIẢI PHÁPđẢm bẢo

an toànVỆ SINHthỰc phẨm rau, QUẢ, chè và thỊt

 

I.Những thuận lợi và khó khăn đối với công tác đảm bảoVSATTPrau, quả, chè, thịt:

1. Thuận lợi:

-Vấn đề đảm bảoVSATTPđã được Chính phủ, các bộ ngành và nhất là dư luận xã hội quan tâm. Khung pháp lý cho công tác quản lý chất lượng,VSATTPđối với nông sản thực phẩm từng bước được hoàn thiện.

- Đầu tư xã hội, chủ yếu từ ngân sách nhà nước cho kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp vàVSATTPtăng dần.

-                     Sản xuất chăn nuôi, trồng trọt liên tục đạt mức tăng trưởng cao trong những năm qua, giai đoạn 2001-2007 tăng trưởng trung bình 7-8% năm. Theo Chiến lược phát triển chăn nuôi và trồng trọt thời kỳ 2008-2020, mức tăng trưởng cao sẽ tiếp tục được duy trì, ước tính 7-8% năm giai đoạn 2008-2015 và 5-6% năm giai đoạn 2015-2020.

-                     Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm rau, quả, chè và thịt ngày càng tăng nhanh, ước tính trong giai đoạn 2006-2010 mức tăng trưởng về nhu cầu tiêu thụ khoảng 7-8%/năm.

- Kết quả đầu tư của các chương trình lớn, chương trình mục tiêu quốc gia về lĩnh vực công nghệ sinh học, chương trình giống, chương trình vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn, chương trìnhVSATTP...sẽ phát huy tác dụng thúc đẩy nâng cao năng suất, chất lượng nông sản vàVSATTP.

- Thành tựu khoa học công nghệ trong nước và trên thế giới phát triển nhanh chóng, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất chăn nuôi và nâng cao chất lượng,VSATTP.

- Chính sách nông nghiệp, nông thôn và nông dân tiếp tục đổi mới sẽ tạo động lực và thời cơ mới cho phát triển sản xuất nói chung và sản xuất an toàn các sản phẩmnông nghiệp; chính sách đất đai, đầu tư, khoa học công nghệ; chính sách an sinh xã hội; chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.

2. Thách thức:

- Các chính sách về đất đai,quy hoạch, đầu tư, tín dụng cho phát triển chăn nuôi, trồng trọt theo quy môtrang trại, công nghiệp chưa phù hợp.

- Tình hình biến đổi khí hậu ngày một phức tạp làm gia tăng nguy cơ thiếu đất sản xuất,thiên tai, dịch bệnh, nhất là nhữngdịchbệnh nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng các sản phẩmtrồng trọt,chăn nuôi.

- Giá vật tư, nguyên liệu đầu vào, nhất là thức ăn chăn nuôi, phân bón, ngày một tăng cao; cơ sở hạ tầngphục vụ sản xuấtcòn yếu kém.

- Trình độ và nhận thức của người sản xuất còn thấp, đầu tư còn hạn chế, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; phương thức phân phối, bán sản phẩm còn mang nặng tính tự phát, chưa hình thành các tổ chức sản xuất và tiêu thụ chuyên nghiệp.

- Hệ thống tổ chức và năng lực quản lýVSATTPchưa hoàn thiện, phần lớn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các huyện, thị chưa có cơ quan  quản lý chuyên ngành vềVSATTPnông sản.

II.   Quan đim:

-                     Đảm bảo tính phù hợp của cơ chế, chính sách; tính khả thi, hiệu lực cao của các quy trình quản lý, kiểm tra, kiểm soát; phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng trong kiểm soát quá trình từ sản xuất đến khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

-                     Thực hiện các nguyên tắc vệ sinh, an toàn thực phẩm trong toàn bộ quá trình từ sản xuấtđến khi đưa ra lưu thông trên thị trường; tập trung nguồn lực để kiểm soátVSATTPtại công đoạn có rủi ro cao nhất trong toàn bộ quá trình.

-                     Thúc đẩy xã hội hoá mạnh mẽ hoạt động kiểm nghiệm, kiểm tra chứng nhận hệ thống đảm bảo VSATTP.ng cường liên kết ngành hàng giữa chủ thể công đoạn sản xuất với phân phối, tiêu thụ, tạo sự gắn kết trách nhiệm và lợi ích.

-                     Chứng nhận và đảm bảo kiểm soát, truy xuất được nguồn gốc xuất xứ tạo uy tín với người tiêu dùng và tăng giá hợp lý các sản phẩm được chứng nhận chất lượng.

-                     Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật vềVSATTPtrong sản xuất, kinh doanh thực phẩm và thực hiện cơ chế xử lý vi phạm nghiêm minh.

-                     Xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm an toàn tạo lợi ích, động lực cho người sản xuất, kinh doanh.

III.MỤc tiêu

1. Mục tiêu đến 2010:

-Tối thiểu20% diện tích rau, 20% diện tích cây ăn quả, 25 % diện tích chè tại các vùng sản xuất tập trung đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VIETGAP);

-Tối thiểu30%sản phẩm rau, quả và 40% sản phẩm chètại các vùng sản xuất tập trungđược chứng nhận và công bố sản xuất, chế biến sản xuất an toàn theo VIETGAP, HACCP;

-30% số cơ sở chăn nuôi công nghiệp được chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm theo GAHP; 40% cơ sở giết mổtập trung, chế biến công nghiệp áp dụng HACCP, GMP;

-Tỷ trọng thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp so với tổng sản lượng thịt đạt12-14%.

2. Mục tiêu đến 2015:

- 100% diện tích rau, cây ăn quả, chè tại các vùng sản xuất tập trung đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VIETGAP);

- 100% sản phẩm rau, quả và100% sản phẩm chètại các vùng sản xuất tập trungđược chứng nhận và công bố sản xuất, chế biếnan toàn theo VIETGAP, HACCP;

-80% số cơ sở chăn nuôi công nghiệp được chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm theo GAHP; trên 90% cơ sở giết mổ tập trung, chế biến công nghiệp áp dụng HACCP, GMP;

-  Tỷ trọng thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp so với tổng sản lượng thịt đạt24-25%.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1.            Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách vềVSATTP

1.1. Hoàn thiện cơ chế phân công, phân cấp quản lýVSATTP

-  Phối hợp với Bộ Y tế xây dựng Luật An toàn Thực phẩm, đảm bảo xây dựng cơ chế phân công quản lý nhà nước vềVSATTPkhoa học, hiệu quảvà phù hợp với trình độ sản xuất. Trong năm 2009, rà soátsửa đổi Thông tư 01/2006/TTLT-BYT-BNN giữa Bộ Y tế và Bộ NN&PTNT về hướng dẫn phân công, phối hợp thực hiện quản lý nhà nước vềVSATTP;

-  Tăng cường vai trò của UBND các cấp trong đảm bảoVSATTP: phân công trách nhiệm về quy hoạch, thanh tra, kiểm tra cơ sở,vùng sản xuất rau, quả, chè an toàn;,cơ sở chăn nuôi, giết mổ tập trung, chợ đầu mối rau quả, chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống và kiểm soát thực hiện quy hoạch, thanh tra, kiểm tra;

-                     Hoàn thiện đề ánhệ thống tổ chức quản lýVSATTPnông sản từ trung ương đến địa phương, thành lập cơ quan quản lý chất lượng nông sản tạicác tỉnh có sản lượng nôngsản thực phẩm lớn và đa dạng về chủng loại.

1.2. Xây dựng và triển khai các chính sách hỗ trợ sản xuất rau,chè, quả và thịt đảm bảoVSATTP

-Điều tra, khảo sát, xác định các vùng sản xuất an toàn: vùng sản xuất rau, quả, chètập trung đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VIETGAP); vùng chăn nuôi trọng điểm; vùng, liên vùng và cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh;

-Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất an toàn: điện, đường giao thông, hệ thống tưới tiêu, nước sạch, hệ thống xử lý chất thải;

-  Tổ chức sản xuất theo quy mô trang trại, công nghiệp gắn với sơ chế, chế biến, giết mổ tập trung; khuyến khích đầu tư xây dựngcơ sở giết mổ công nghiệp, sơ chế, chế biến, liên kết với vùng, cơ sởsản xuất an toàn;

-Khuyến khích áp dụng các chương trình, biện pháp đảm bảoVSATTP:  GAP, GMP, HACCP, chương trình thú y cộng đồng,...

1.3. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định, quy chuẩn kỹ thuật vềVSATTP

-Tập trung xây dựng, rà soát, bổ sung và hoàn thiệncác quy định, quy chuẩn kỹ thuật vềVSATTPđối với rau, chè, quả và thịt;

-  Xây dựng các quy định về điều kiện đảm bảoVSATTPđối với các cơ sở sơ chế,chế biến, đóng gói, bảo quản rau, quả, chè và thịt theo tiêu chuẩn GMP, HACCP; quy định kiểm tra, công nhận điều kiện đảm bảoVSATTPđối vớicơ sở sơ chế,chế biến, đóng gói, bảo quản rau, quả, chè và thịt.

1.4. Sửa đổi chế tài xử phạt các hành vi vi phạmVSATTPtrong sản xuất kinh doanh rau, quả, chè và thịt

-   Phối hợp với Bộ Y tế xây dựng Nghị định về xử lý vi phạm hành chính về vệ sinh an toàn thực phẩm;

-   Rà soát, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 26/2003/NĐ-CP về XLVPHC trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Nghị định số 129/2005/NĐ-CP về XLVPHC trong lĩnh vực thú y theo hướng bổ sung thêm hành vi và nâng mức phạt đối với một số hành vi vi phạmVSATTPnhằm đảm bảo tính răn đe của pháp luật;

-   Xây dựng chế tài xử lý nghiêm khắc đối với các hình thức sản xuấtkhông đảm bảoVSATTP, gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người tiêu dùng.

2. Tăng cường năng lực quản lýVSATTP

2.1.        Tăng cường nguồn lực

-                     Hoàn thiện hệ thốngquản lý, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho hệ thống cơ quan quản lýVSATTPnông sản từ trung ương đến địa phương;

-                     Chuẩn hoá chức danh và đào tạonâng cao năng lựctheo tiêu chuẩncho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lýVSATTP;

-                     Nâng cao năng lực kiểm nghiệmVSATTP:đánh giá, chỉ định các phòng kiểm nghiệmVSATTP;đầu tư xây dựng phòng kiểm chứng quốcgiavềVSATTP.

2.2.Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra

-                     Thành lập và triển khai hoạt động của hệ thống thanh traVSATTPtrong nông nghiệp từ trung ương đến địa phương; tăng cường phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT và giữa Bộ NN&PTNT và các Bộ, ngành liên quan;

-                     Xây dựnghệ thống giám sát và cảnh báo về chất lượng,VSATTP;thực hiệntruy xuất nguyên nhân sản phẩm rau, quả, chè và thịt không đảm bảo ATTP;

-                     Thực hiện kiểm tra, thanh tra vềVSATTPđối với rau, quả, chè và thịt trong toàn bộ quá trình sản xuất:từ khi trồng trọt, chăn nuôi, thu hoạch, đánh bắt, giết mổ động vật, sơ chế, bao gói, bảo quản, vận chuyển đến khi sản phẩm được đưa ra thị trường nội địa hoặc xuất khẩu.

-                     Tăng cường kiểm tra, thanh tra đối với các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất: phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, hoá chất, phụ gia bảo quản, sơ chế

3. Áp dụng các thực hành sản xuất tốt (GAP, GAHP) và xúc tiếnhoạt động chứng nhận

-  Hoàn thiện các quy trình thực hành sản xuất tốt (VietGAP, VietGAHP) và các sổ tay hướng dẫn GAP, GAHP trong sản xuất rau, quả, chè và chăn nuôi gia súc, gia cầm;

-  Xây dựng các quy định về kiểm tra chứng nhận VietGAP, GAHP;đánh giá, chỉ định, giám sát hoạt động của các tổ chức chứng nhận;

-  Thử nghiệm và nhân rộng các mô hình áp dụng thực hành sản xuất tốt trong sảnxuất rau, quả, chè và chăn nuôi gia súc, gia cầmgắn với chứng nhận và công bố tiêu chuẩn chất lượng;

-Hỗ trợ chứng nhận VietGAP, GAHP:tổ chức đào tạo, tập huấn;hỗ trợchi phí lấy mẫu, phân tích, đánh giá chất lượng đất, nước; chi phí kiểm tra nội bộ, chi phí chứng nhận.

4. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, tập huấn vềVSATTPvà xúc tiến thương mại

-  Tăng cường phổ biến, tuyên truyền pháp luật vềVSATTP;nâng cao nhận thức về các qui định về sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè, thịt an toàn;đối với người sản xuất, cơ quan quản lý và người tiêu dùng;

-Xây dựng kế hoạch truyền thông và tiếp thịsản phẩm an toàntheocácchuỗi ngànhhàng;thông qua các chương trình truyền thôngnâng cao nhận thức của người tiêu dùng về nhận biết và sử dụng sản phẩm an toàn;

-Xây dựng chương trình xúc tiến thương mạitrong nước và quốc tế; đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm rau, chè, thịt, quả an toàn.

5. Xã hội hoá, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế

-                     Thúc đẩy xã hội hoá mạnh mẽ hoạt động kiểm nghiệm, kiểm tra chứng nhậnhệ thống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩmtrong quá trình sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè, thịt;

-                     Tăng cườngliên kếtgiữa cácdoanh nghiệp cùng ngành, lĩnh vực sản xuất; tăng vai trò chủ động của hiệp hội doanh nghiệp tronghoạt động đảm bảo VSATTP, xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm, thông tin VSATTP;

-                     Xây dựng liên kếtgiữa khu vực sản xuất và khu vực phânphối, bán lẻtrong các chuỗi ngành hàng; tạo dựng lòng tin vào hệ thống tiêu chuẩn và chứng nhận nông sản đảm bảoVSATTP;

-                     Ưu tiên nguồn lực cho nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quảnsản phẩmrau, quả, chè, thịtđảmbảoVSATTP;

-Khuyến khích chuyển giao và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vềsảnxuấtsơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩmrau, quả, chè, thịt;

- Triển khai có hiệu quả các chương trìnhhợp tác song phương, đa phương,cácdự án hỗ trợ củacác nước,các tổ chức quốctếvđảm bảochất lượng,VSATTPnông sản thực phẩm và hỗ trợ thúc đẩy sản xuất an toàn.

6. Tăng cường phối hợp với các Bộ, Ngành và các tổ chức, hiệp hội có liên quan

-Tích cực phối hợp với Bộ Y tế trong việc xây dựng Luật An toàn thực phẩm: đảm bảo xây dựng cơ chế phân công quản lýVSATTPkhoa học, hiệu quảvà phù hợp với trình độ sản xuất;

-Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bố trí vốn từ ngân sách Nhà nước, các nguồn vốn khác và hoàn thiện các chính sách về đầu tư, thuếđối với sản xuất nông sản thực phẩm;

-Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế trong công tác xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vềVSATTP, điều kiện sản xuất rau, quả, chè thịt đảm bảoVSATTP;

-Phối hợp với Bộ Công thươngđẩy mạnh xúc tiến thương mại nông sản an toàn tiêu thụ trong nước và xuất khẩu;

-Phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn các địa phương kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý chất lượng vật tư chăn nuôi, thú y và an toàn vệ sinh thực phẩm.

-Phối hợp với các Hiệphội, tổ chức nghề nghiệp tăng cường phổ biến, tuyên truyền pháp luật, chính sách vềVSATTP;nâng cao nhận thức về các qui định về sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè, thịt an toàn.

 

a.                   

Xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm ATTP tạo lợi ích, động lực cho người sản xuất sản phẩm an toàn.

Phần3

TỔ chỨc thỰc hiỆn

 

1.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án, dự án về quản lývệ sinh an toàn thực phẩmnông sản trong đó có rau, chè, quả, thịt.

- Ban hành hoặc trình cấp thẩm quyền ban hành các cơ chế chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản trong đó có rau, chè, quả, thịt.

2.Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản

- Đầu mối xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, chương trình, dự án liên quan đến quản lývệ sinh an toàn thực phẩmrau, chè, quả, thịt.

- Xây dựng cơ chế và điều phối hoạt động giữa các Cục quản lý chuyên ngành trong quản lývệ sinh an toàn thực phẩmrau, chè, quả, thịt; xây dựngcác quy định, quy chuẩn kỹ thuật vềvệ sinh an toàn thực phẩmđối với rau, quả, chè, thịt.

- Kiểm tra có lựa chọn theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất về điều kiệnvệ sinh an toàn thực phẩmđối với cơ sở sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, thu mua, vận chuyển, bảo quản, giết mổ, sơ chế, chế biến, bán buôn rau, quả, chè và thịt. Truy xuất nguyên nhân sản phẩm không đảm bảo chất lượng,vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Các Cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi, Thú y, Chế biến Thương mạiNLTS&NM:

- Phối hợp với Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án, dự án liên quan đến quản lývệ sinh an toàn thực phẩmrau, chè, quả, thịt.

- Chủ trì xây dựng và thực hiện các đề án, dự án theo phân công.

- Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm rau, chè, quả, thịt của các cơ sở sản xuất, kinh doanh rau, chè, quả, thịt thuộc phạm vi quản lý.

4. Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư quốc gia

- Tổ chức tập huấnkỹ thuật, nghiệp vụ về VietGAP, VietGAHP cho cán bộ, cộng tác viên khuyến nông các cấp và nông dân. Phổ biến tuyên truyền các mô hình tiên tiến áp dụng GAP, GAHP, tưvấn áp dụng GAP, GAHP.

5.Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Chỉ đạo, triển khai phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, chè, quả, thịt an toàn trên phạm vi địa phương: hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng trong vùng sản xuất an toàn; tổ chức chuyển đổi quy mô sản xuất, khắc phục tình trạng sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, manh mún; khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, chợ đầu mối gắn liền với vùng sản xuất.

- Giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch vùng sản xuất rau, quả, chè an toàn; vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, cơ sở giết mổ tập trung, chợ đầumối.

6. Các Hiệp hội ngành hàng nông lâm sản:

-Tham gia xây dựng, đề xuất cơ chế, chính sách thực hiện các nội dung có liên quan của Đề án.

- Khuyến khích các hội viên triển khai áp dụng các quy trình thực hành sản xuất tốt VietGAP, VietGAHP, GMP, HACCP trong từng công đoạn trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế, giết mổ, chế biến.

7. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh rau, chè, quả, thịt

- Triển khai áp dụng các quy trình thực hành sản xuất tốt VietGAP, VietGAHP, GMP, HACCP trong từng công đoạn trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế, giết mổ, chế biến.

 

 

1.       Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản

-Xây dựngcơ chếvà điềuphối hợphoạt động đảm bảoVSATTPrau, chè, quả, thịtgiữa các đơn vị liên quan;

-Xây dựngquy định, quy chuẩn kỹ thuật vềVSATTPđối với rau, chè, quả, thịt;quy định về điều kiệnVSATTP;quy định kiểm tra, công nhận điều kiệnVSATTPđối với các cơ sở sơ chế,chế biến, đóng gói, bảo quản rau, quả, chè và thịt;

-Triển khaichương trình giám sát quốc gia vềVSATTP.Thẩm tra, truy xuất nguyên nhân sản phẩm nông lâm sản không đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm;

-Kiểm tra có lựa chọn theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất về điều kiện đảm bảoVSATTPđối với cơ sở sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, cơ sở thu mua, vận chuyển, bảo quản, giết mổ, sơ chế, chế biến, bán buônrau, quả, chè và thịt;

- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền pháp luật vềVSATTPtrong sản xuất rau, quả, chè, thịt.Xây dựngcácchương trìnhtruyền thôngnâng cao nhận thức của người tiêu dùng về nhận biết và sử dụng sản phẩm an toàn;

2.  Cục Trồng trọt

-Chủ trìxây dựng cácchính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất rau, quả, chè an toàn gắn liền với cơ sở sơ chế, chế biến;

-   Tham gia chương trình giám sát ô nhiễm sinh học và tồn dư hoá chất độc hại trong rau, quả, chè;

-Giám sát, kiểm tra, việc thực hiện quy chế quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn; quy trình thựchành nông nghiệp tốt (VietGAP); quy chế chứng nhận VietGAP;

-Kiểm tra, thanh tra chất lượngphân bón, giống cây trồng.

3. Cục Bảo vệ thựcvật

-Hướng dẫn, chỉ đạo áp dụngbiện phápphòng chống dịch hại tổnghợp (IPM) trên cây trồng;

-   Kiểm tra, thanh tra sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất đối với rau, quả, chè trong quá trình trồng trọt, thu hoạch, sơ chế; kiểm tra, thanh tra chấtlượng thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng.

4.Cục Chăn nuôi

-  Chủ trìxây dựngchính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp;

-Giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn;quytrình thực hành chăn nuôi tốtVietGAHP, quy chế chứng nhận VietGAHP;

-Kiểm trachất lượng giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi.

5. Cục Thú y

-  Xây dựng chính sách phát triển thú y cộng đồng và thực hiện chương trình giám sát vệ sinh thú y, các bệnh lây giữa người và vật nuôi;

- Tham gia chương trình giám sát ô nhiễm sinh học và tồn dư hoá chất độc hại trong thịt và sản phẩm thịt;

-Thực hiện việc kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú yđối với cơ sở giết mổđộng vật,sơ chếsản phẩm động vật. Kiểm tra chất lượngthuốc thú y, hoá chất, chế phẩm sinh học dùng trong thú y.

6.Cục Chế biến vàThương mại Nông lâm thuỷ sản và Nghề muối

- Tham giaxây dựngquy định về điều kiện đảm bảoVSATTP;quy định kiểm tra, công nhận điều kiện đảm bảoVSATTPđối với các cơ sở sơ chế,chế biến, đóng gói, bảo quản rau, quả, chè và thịt;

- Xây dựng, trình Bộ chương trình xúc tiến thương mại rau, quả, chè và thịt an toàn tiêu thụ trong nước và xuất khẩu;

-  Kiểm tra điều kiện đảm bảoVSATTPtrong quá trình chế biến rau, quả, chè, thịt.

7. Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính

-Xây dựng chính sáchkhuyến khíchđầu tư, ưu đãi vốn cho xây dựngcơ sở hạ tầng trong vùng sản xuấtrau, quả, chèan toàn, cơ sở, vùng chăn nuôi trọng điểm, an toàn dịch bệnh;

-Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư,ưu đãi vốn cho việc xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, kho lạnh, chợ đầu mối rau quả liên kết với vùng sản xuất rau, quả tập trung,

- Tham gia xây dựng chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp gắn với giết mổ, chế biến.

8. Trung tâmKhuyến nôngKhuyến ngư quốc gia

-Xây dựng tài liệu; tổ chức tập huấn kỹ thuật, nghiệp vụvề VietGAP,VietGAHPcho cán bộ, cộng tác viên khuyến nôngcác cấp và nông dân;

-Phổ biếntuyên truyềncácmô hìnhtiên tiếnáp dụng GAP, GAHPtrong sản xuất, kinh doanhrau, quả, chè, thịt;

-Tưvn xây dựng liên kết hộ gia đình, hợp tác xãtrong sản xuất rau, quả, chè thịtáp dụng GAP, GAHP.

9.Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

-Chỉ đạo, triển khai phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè, thịt an toàn trên phạm vi địa phương;

-Xây dựng, triển khai chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng trong vùng sản xuấtrau, quả, chèan toàn, cơ sở, vùng chăn nuôitập trung, an toàn dịch bệnh;chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, chợ đầu mối rauquả liên kết với vùng sản xuất;

-Giám sát,kiểm tra việc thực hiệnquy hoạch vùng sản xuất rau, quả, chè an toàn; vùng cơ sở chăn nuôi, giết mổ tập trung, chợ đầu mối rau quả, chợbuôn bán gia súc, gia cầm sống;

-Chỉ đạo xây dựng các hình thức liên kết nông hộ, chuyển đổi sản xuất, khắc phục tình trạng sản xuất rau, quả, chè, thịt quy mô nhỏ lẻ, manh mún;pháttriển mô hình hợp tácsản xuất,tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật đầu vào.

-Chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến pháp luật vềVSATTPtrong sản xuất rau, quả, chè, thịttrên phạm vi địa phương.

-                       Tăng cường hợp tác, xây dựng liên kếtsản xuất, tiêu thụ rau, quả, chè, thịt đảm bảo ATVSTPtạicác địa phương có vùng sản xuất lớn, tậptrungcác thành phố lớn, tập trungđông dân cư.

-                                                                                                  Phân công trách nhiệm cho Uỷ ban Nhân dân các cấp về quy hoạch kiểm soát giết mổ.

-                       Quy hoạch cơ sở giết mổ, chế biến công nghiệp gắn với vùng sản xuất chăn nuôi hàng hoá, đảm bảo thuận lợi nhất cho việc thu gom, vận chuyển vật nuôi, xử lý môi trường, vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm,...

-                       Quy hoạch chợbuôn bán, giết mổgia súc, gia cầm sốngtheo kiểu truyền thống tại địa phương.

-           Có biện pháp chế tài xử lý nghiêm khắc đối với hình thức giết mổ lậu

3.Tăngcường năng lực quản lý, kiểm soát.

- Đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kiểm tra, giám sát.

- Bổ sung trang thiết bị và đào tạo kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm rau, chè, thịt.

- Tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp giữa các đơn vị trong kiểm tra,giám sát.

-                                   4.5., tập huấnhuấn nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý địa   phương; các lớp tập6.

7. Xúc tiến thương mại

8. Xã hội hoá (ứng dụng khoa học công nghệ và tận dụng nguồn lực trong nước) và hợp tác quốc tế

9. Tăng cường phối hợp giữa Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônd.Tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát.

- Đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kiểm tra, giám sát.

- Bổ sung trang thiết bị và đào tạo kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm rau, chè, thịt.

- Tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp giữa các đơn vị trong kiểm tra, giám sát.

a.                                                           55Hàng năml(hàng năm)555

 

8. Uỷ ban Nhân dân các cấp

 

9. Phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công ThươngPhần4

CÁCchương trình, dỰ án

 

1.Các dự ántăng cường năng lực quản lýVSATTPng sản: xem chi tiết tại Đề án tăng cường năng lực đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp vàVSATTPnông lâm sản và thuỷ sản, Bộ NN&PTNT, 2008.

2.Dự án điều tra, khảo sát, xác định các vùngsản xuất an toàn

2.1. Dự án điều tra, khảo sát, xác định vùng trồngrau, quả, chè an toàn.

-Mục tiêu:Xác định được các vùng đủ điều kiện sản xuất rau, quả và chè an toàn theo quy định về sản xuất an toàn trên phạm vi cả nước có tính đến hiệu quả kinh tế, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

-Thời gian: 2009-2012.

-Các hoạt động chính:Điều tra, khảosát hiện trạng, đánh giá các mối nguy ảnh hưởng tới sản xuất an toàn;phân tíchcácchỉ tiêuVSATTP;lập bản đồ quy hoạch các vùng đủ điều kiện để đảm bảo sản xuất an toàn.

-Kinh phí:126tỷđồng (63 tỉnh x2 tỷđồng/tỉnh).

2.2. Dự án điều tra, khảo sát, xác định vùng, cơ sở chăn nuôitập trung,an toàn dịch bệnh.

- Mục tiêu:Xác định vùng, cơ sởchăn nuôitập trung,an toàn dịch bệnhtrên phạm vi cả nước.

- Thời gian: 2009-2012.

- Các hoạt động chính:Điều tra, khảo sáthiện trạng, đánh giá, phân tíchmối nguyvềVSATTP; lập bản đồ quy hoạch các vùngchăn nuôitập trung, an toàn dịch bệnh.

-  Kinh phí:126tỷ đồng (63 tỉnh x2tỷđồng/tỉnh).

3.Chương trình giám sátô nhiễm vi sinh vật và tồndư hoá chấttrong sản xuất,kinh doanh rau, quả, chè, thịt

3.1.Chương trình giám sát ô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hoá chất, thuốc BVTV trong rau, quả, chè

-Mục tiêu: Đánh giá thực trạngô nhiễm vi sinh vật và tồn dư hoá chất, thuốc BVTVtrong rau, quả,chè.Xây dựnghệ thống chỉ số giám sát vàcơ sở dữ liệuvềgiám sát ô nhiễm trong rau, quả, chè.

-Thời gian:  2009 - 2015

-Các hoạt động chính:  Hàng nămlấy mẫu rau, quả, chè tại các vùng sản xuất và trên thị trường , mẫu phân bón, hoá chất, phụ gia bảo quản để kiểm tra VSV, KLN, NO-­­3, và dư lượng thuốc BVTV.

-Kinh phí:5tỷđồng/năm.

3.2.Chương trình giám sát dư lượng kháng sinh, hoá chất, ô nhiễm vi sinh vật trong thịt gia súc, gia cầm

-Mục tiêu: Đánh giá thực trạng tồn dư kháng sinh, hoá chất, ô nhiễm vi sinh vật trong thịt gia súc, gia cầm.Xây dựnghệ thống chỉ số giám sát vàcơ sở dữ liệuvềgiám sát ô nhiễm trongthịt gia súc, gia cầm.

-Thời gian:  2009 – 2015.

-Các hoạt động chính:Lấy mẫuthịt gia súc, gia cầmtại các cơ sở giết mổ, chế biến và trên thị trường, mẫu thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y để kiểm tra dư lượngkháng sinh, hoá chất, ô nhiễm vi sinh vật.

-Kinh phí:5tỷđồng/năm.

4.Chương trình hỗ trợ áp dụng GAP,GAHP, GMP, HACCP trong sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè, thịt

4.1.Dự ánhỗ trợ áp dụng GAP trong sản xuất rau, quả, chè

-Mục tiêu: hỗ trợ áp dụng GAP trongsản xuất rau, quả, chènhằm đảm bảoVSATTPrau, quả, chè.

-Thời gian:  2009 – 2015.

-Các hoạt động chính:Xây dựng giáo trình và tổ chức tập huấn kỹ thuật GAP cho nhà sản xuất; Hỗ trợ áp dụng vàchứng nhậntiêu chuẩn VietGAP đối vớicơ sởsản xuất rau,quả,c.

-Kinh phí:20tỷđồng/năm.

4.2.Dự ánhỗ trợ áp dụng GAHP trong chăn nuôi gia súc, gia cầm

-Mục tiêu: hỗ trợ áp dụng GAHP trongchăn nuôi gia súc, giacầmđảm bảoVSATTPđối với thịt và sản phẩm thịt.

-Thời gian:  2009 – 2015.

-Các hoạt động chính: Xây dựng giáo trình và tổ chức tập huấn kỹ thuật GAHP cho nhà sản xuất; Hỗ trợ áp dụng vàchứng nhậnVietGAHP đối vớicơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm.

-Kinh phí:20 tỷđồng/năm.

4.3. Dự ánhỗ trợ áp dụng GMP, HACCP trong giết mổ, sơ chế, chế biến

-Mục tiêu:hỗ trợ áp dụngGMP, HACCP trong giết mổ, sơ chế, chế biến, nhằm giảm thiểu rủi ro vVSATTPđối với thịt và sản phẩm thịt.

-Thời gian:  2009– 2010

-Các hoạt động chính:tổ chức tập huấn, phổ biến quy định về điều kiện đảm bảoVSATTP, áp dụngGMP, HACCP trong giết mổ, sơ chế, chế biến.

-Kinh phí:10 tỷđồng/năm

5.Chương trình truyền thông,xúc tiến thương mạinông sản an toàn

5.1.Dự án truyềnthôngvềVSATTP

-                     Mục tiêu: Nâng cao nhận thức vềVSATTPcho người sản xuất và người tiêu dùng.

-                     Thời gian: 2009 -2015.

-                     Các hoạt động chính: xây dựng các chương trình truyền thông thường xuyênvềVSATTP; tổ chức cácchương trình tập huấn, tuyên truyền, in ấn tài liệunâng cao nhận thứcvề VSATTP,cho người sản xuất và tiêu dùng

-Kinh phí:10tỷđồng /năm.

5.2.Dự án xúc tiến thương mạinông sản an toàn

-Mục tiêu:đẩy mạnh tiêu thụtrong nước vàmở rộng thị trườngxuất khẩusản phẩm rau, chè, thịt, quả.

-                     Thời gian: 2009 -2015.

-Các hoạt động chính:Xây dựngchương trìnhxúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng básản phẩmđảm bảoVSATTP, giúp người tiêu dùng nhận biết và có thói quen sử dụng sản phẩm được chứng nhận an toàn;nâng cao mức độ tin cậy đối vớihoạtđộng quản lý VSATTP.

-   Kinh phí:20tỷđồng /năm.

6. Các chương trình,dự ánnước ngoàitài trợ:

-Dự án Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm do Cơ quan Phát triển Quốc tếCIDA-Canadaviệntrợ,thực hiệntừnăm2008đến2013.

-Dự án Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển khí sinh học từ nguồn vay vốn ADB,dự kiến triển khaitừnăm2009đến2014.

-Dự án Tăng cường tính cạnh tranh cho ngành nông nghiệp từ nguồn vốn vay WorldBank,triển khaitừ năm 2008 đến 2013.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư liên tịch 01/2009/TTLT-BQP-BYT-BTC của Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế và Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch 135/2007/TTLT-BQP-BYT-BTC ngày 05/9/2007 của Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 153/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ quy định về khám bệnh, chữa bệnh và tiêu chuẩn vật chất về y tế đối với người đang làm công tác cơ yếu, thực hiện Bảo hiểm y tế bắt buộc đối với thân nhân người đang làm công tác cơ yếu

Thông tư liên tịch 01/2009/TTLT-BQP-BYT-BTC của Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế và Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch 135/2007/TTLT-BQP-BYT-BTC ngày 05/9/2007 của Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 153/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ quy định về khám bệnh, chữa bệnh và tiêu chuẩn vật chất về y tế đối với người đang làm công tác cơ yếu, thực hiện Bảo hiểm y tế bắt buộc đối với thân nhân người đang làm công tác cơ yếu

Y tế-Sức khỏe, Chính sách, Bảo hiểm

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi