Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Nghị quyết 20-CP của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác phòng chống nhiễm HIV-Sida
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị quyết 20-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 20-CP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị quyết | Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 05/05/1993 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Nghị quyết 20-CP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
NGHỊ QUYẾT
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 20-CP NGÀY 5-5-1993
VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG NHIỄM HIV/SIDA
Nhiễm HIV/SIDA (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải), đại dịch của thế kỷ đã lan tràn trên khắp các lục địa, gây ảnh hưởng to lớn đối với kinh tế và xã hội, tính mạng và sức khoẻ nhân dân của từng quốc gia.
Tại Việt Nam, trường hợp HIV đầu tiên được phát hiện từ tháng 12 năm 1990, đến nay số nhiễm HIV được phát hiện đã tăng lên nhiều (tính đến 21 tháng 4 năm 1993, số người bị nhiễm HIV/SIDA được phát hiện là 304, gồm 229 người Việt Nam và 75 người nước ngoài, có 7 bệnh nhân SIDA). Đối tượng nhiễm HIV/SIDA chủ yếu là người nghiện xì ke ma tuý và gái mại dâm, ở 13 tỉnh, thành phố, nhiều nhất là thành phố Hồ Chí Minh.
Như vậy nhiễm HIV/SIDA đang thực sự trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng ở nước ta. Thực tiễn này đòi hỏi phải huy động mọi lực lượng xã hội cùng tham gia việc phòng, chống với những biện pháp đồng bộ và có hiệu quả.
Chính phủ yêu cầu các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội từ Trung ương đến địa phương nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp sau:
Phải gắn liền việc phòng chống SIDA với phòng chống các tệ nạn nghiện trích ma tuý và mại dâm, vì hai tệ nạn này là môi trường thuận lợi cho việc lan truyền mạnh mẽ nhiễm HIV/SIDA trong cộng đồng. Các cơ quan đảm nhiệm các công việc trên ở các cấp cần có kế hoạch thống nhất chỉ đạo, nắm tình hình và báo cáo kịp thời với Chính phủ.
Các cấp chính quyền, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương coi việc phòng, chống SIDA là một trọng tâm công tác; theo chức năng, nhiệm vụ của mình, vạch chương trình hành động phòng, chống SIDA, đầu tư nguồn lực (nhân lực, phương tiện, ngân sách) vào việc phòng, chống căn bệnh này.
Việc chỉ đạo cần tích cực, thường xuyên ở mọi địa phương, song chú trọng đi vào chiều sâu, giáo dục và vận động nhân dân giải quyết các vấn đề một cách thiết thực, tránh làm ồn ào, hình thức.
Đôn đốc việc triển khai thực hiện Nghị định số 16-CP của Chính phủ ngày 18 tháng 12 năm 1992; ban hành và phổ biến các Thông tư liên Bộ để đưa nội dung Nghị định vào cuộc sống, có điều chỉnh cho phù hợp với thực tế hiện nay.
Giám sát đúng mục tiêu, trọng điểm, tập trung vào các đối tượng có nguy cơ lây truyền qua đường máu, tiêm chích. Tăng cường giám sát các đối tượng mại dâm để phòng lây lan qua đường tình dục. Giám sát các cơ sở y tế trực tiếp tiếp xúc với người nhiễm HIV/SIDA.
Bảo đảm nghiêm ngặt công tác vô trùng trong các bệnh viện và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Tập trung làm tốt ở những cơ sở truyền máu, cơ sở chăm sóc và điều trị bệnh nhân nhiễm HIV/SIDA, các khoa ngoại, răng hàm mặt.
Thủ trưởng các đơn vị y tế chịu trách nhiệm về việc bảo đảm vô trùng, trong dịch vụ y tế của đơn vị mình. Tăng cường chế độ kiểm tra vô trùng, tiệt trùng trong các cơ sở dịch vụ y tế, cung cấp đầy đủ các phương tiện vô trùng, tiệt trùng cho các cơ sở phòng bệnh và chữa bệnh. Tổ chức tuyên truyền giáo dục, tư vấn về SIDA trong ngành y tế.
Thực hiện an toàn trong tiếp nhận máu và truyền máu ở tất cả các cơ sở truyền máu trong toàn quốc. Cung cấp trang thiết bị, bổ túc cán bộ, giáo dục ý thức phòng bệnh đối với người cho máu.
Tổ chức phát hiện, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân SIDA, tại khoa truyền nhiễm của các bệnh viện. Khi số lượng bệnh nhân nhiều, mở rộng chăm sóc điều trị bệnh nhân ở các cơ sở chuyên khoa lao, da liễu, các trung tâm cai nghiện, phục hồi nhân phẩm.
Bộ Y tế và Uỷ ban Quốc gia phòng chống SIDA tập hợp đề nghị bổ sung ngân sách của các Bộ, các địa phương, thống nhất với Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ duyệt. Trước mắt cần giải quyết ngân sách cho những nhu cầu khẩn cấp.
Hàng quý, bộ phận thường trực của Uỷ ban Quốc gia phòng chống SIDA tổ chức họp kiểm điểm đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các cơ quan thành viên dưới sự chủ trì của Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ.
Phân công trách nhiệm cụ thể như sau:
- Bộ Lao động - Thương binh và xã hội tổ chức các cơ sở tập trung chữa bệnh và dạy nghề cho các đối tượng nghiện trích ma tuý, mại dâm, tạo điều kiện để Bộ Y tế thực hiện nhiệm vụ giám sát, chăm sóc người nhiễm HIV/SIDA tại các cơ sở tập trung.
- Bộ Nội vụ có trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát các đối tượng tệ nạn xã hội.
- Bộ Tư pháp chủ trì việc nghiên cứu, đề xuất, giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật, triển khai Nghị định số 16-CP ngày 18-12-1992 và Thông tư liên Bộ về phòng chống SIDA.
Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia phòng chống SIDA và Bộ trưởng các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ để thi hành Nghị quyết này.