Chỉ thị 279/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Chỉ thị 279/CT-TTg

Chỉ thị 279/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:279/CT-TTgNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:13/03/2008Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Số: 279/CT-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2008

 

 

CHỈ THỊ

Về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người

 

 

Từ đầu năm 2008 đến nay dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở nhiều xã, phường, thị trấn của 13 tỉnh, thành phố và có 4 người tử vong do nhiễm cúm A (H5N1). Nguyên nhân chủ yếu là do lãnh đạo một số địa phương, nhất là ở cơ sở đã buông lỏng chỉ đạo, không giám sát chặt chẽ việc tiêm phòng, phát hiện, xử lý kịp thời các ổ dịch và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch; người dân có tư tưởng chủ quan, lơ là, không khai báo khi có gia cầm chết, vẫn ăn thịt gia cầm bị bệnh, ốm chết hoặc vứt bừa bãi xác gia cầm làm bệnh dịch lây lan, gây khó khăn cho công tác phòng, chống và lây nhiễm sang người.

Để ngăn chặn dịch cúm gia cầm tái phát, lây lan rộng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống đại dịch cúm ở người và Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương phải thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Trung ương về phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người, trong đó tập trung vào các biện pháp cấp bách sau:

1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Chỉ đạo các cấp chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp với các cấp ủy đảng trong việc phân giao trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan chức năng, lực lượng chuyên môn, cá nhân trong hệ thống chính trị nhất là tại cơ sở từ thôn, ấp, xã và tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm và phải chịu trách nhiệm nếu không phát hiện, xử lý kịp thời khi dịch xảy ra trên địa bàn.

b) Đối với địa phương đang có dịch phải chỉ đạo quyết liệt, huy động lực lượng nhanh chóng bao vây, dập tắt, ngăn chặn không để dịch lây lan, vệ sinh, tiêu độc khử trùng, tiêm phòng vắc xin xung quanh ổ dịch, kiểm soát vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm ra khỏi vùng dịch.

c) Tiến hành ngay tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng trên diện rộng, các cơ sở chăn nuôi, nơi giết mổ, buôn bán gia cầm sống và sản phẩm gia cầm chưa qua chế biến, nhất là các vùng có nguy cơ cao.

d) Rà soát kế hoạch, tổ chức lực lượng, cung ứng đủ vắc xin, đồng thời tuyên truyền, vận động và yêu cầu người chăn nuôi chấp hành tiêm phòng triệt để theo quy định đối với gia cầm thuộc diện tiêm phòng bắt buộc, không để tái diễn tình trạng gia cầm nhiễm bệnh chết nhưng chưa được tiêm phòng đầy đủ.

đ) Giám sát chặt chẽ việc ấp nở, chăn nuôi gia cầm; kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về ấp nở gia cầm, chăn nuôi thủy cầm theo quy định tại Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 16 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Khẩn trương tổ chức lại chăn nuôi, buôn bán, giết mổ gia cầm trên địa bàn; tăng cường áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; thường xuyên tổng vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, môi trường, chợ buôn bán, cơ sở giết mổ gia cầm và nơi có ổ dịch cũ.

e) Kiểm soát chặt chẽ về thú y ngay tại cơ sở chăn nuôi, nơi buôn bán, giết mổ gia cầm nhất là tại các thành phố, khu đô thị và nơi đông dân cư, đảm bảo chỉ buôn bán, sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm có nguồn gốc xuất xứ và được kiểm soát về thú y.

g) Các tỉnh có biên giới đường bộ với các nước láng giềng chỉ đạo các cơ quan chức năng, tổ chức lực lượng liên ngành, tăng cường kiểm tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào nước ta.

h) Kiện toàn Ban chỉ đạo các cấp về phòng chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người. Bố trí và thực hiện hỗ trợ cho nhân viên thú y ở xã, phường để thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch tại cơ sở.

Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn, từng cá nhân được giao nhiệm vụ cũng như chấp hành của nhân dân nếu để tái diễn tình trạng dịch xảy ra nhưng không được phát hiện, xử lý kịp thời.

i) Rà soát kế hoạch phòng, chống dịch chủ động sử dụng kinh phí từ nguồn dự phòng ngân sách địa phương để hỗ trợ kịp thời cho người chăn nuôi có gia cầm bị tiêu hủy do dịch cúm và thực hiện công tác phòng, chống dịch theo quy định, nếu có khó khăn phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm:

a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; chấn chỉnh công tác kiểm soát thú y ngay tại cơ sở, trong vận chuyển, lưu thông, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm; quản lý, sử dụng vắc xin tiêm phòng; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm phòng chống dịch theo quy định của pháp luật về thú y; tổ chức thực hiện chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học; ấp nở gia cầm, chăn nuôi thủy cầm có điều kiện.

b) Phối hợp với Bộ Y tế giám sát chặt chẽ vi rút cúm trên gia cầm, tình hình dịch có liên quan đến người nhiễm cúm A (H5N1) để có biện pháp xử lý kịp thời.

c) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, các nhà khoa học, các nước, các tổ chức quốc tế nghiên cứu các giải pháp, chiến lược phòng, chống dịch cúm gia cầm phù hợp với điều kiện của nước ta.

3. Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể các biện pháp phòng chống, theo dõi giám sát chặt chẽ diễn biến dịch cúm A (H5N1) ở người. Phối hợp với các địa phương phát hiện sớm và điều trị kịp thời các trường hợp nhiễm bệnh; đảm bảo đầy đủ thuốc, các loại vật tư hóa chất cần thiết và trang thiết bị, phương tiện phòng chống dịch để xử lý kịp thời, có hiệu quả khi có dịch và sẵn sàng ứng phó theo kế hoạch hành động khẩn cấp.

4. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền, đưa tin kịp thời chính xác diễn biến, nguy cơ dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống để nhân dân biết và chủ động phòng, chống dịch; khuyến cáo người dân không sử dụng gia cầm ốm chết, không rõ nguồn gốc để làm thức ăn; biểu dương các địa phương, đơn vị, cá nhân làm tốt; phát hiện, phê phán kịp thời các địa phương, đơn vị, cá nhân có thái độ chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch.

5. Các Bộ, ngành chức năng, các cơ quan trong Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống đại dịch cúm ở người chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp các lực lượng liên ngành triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công trong phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người./.

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Ngân hàng Chính sách Xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- Các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty 91;

- VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ,

  các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: Văn thư, NN (5).

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

 

 

(Đã ký)

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Tấn Dũng

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi