Chỉ thị 07/2004/CT-BYT của Bộ Y tế về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động nông nghiệp

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Chỉ thị 07/2004/CT-BYT

Chỉ thị 07/2004/CT-BYT của Bộ Y tế về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động nông nghiệp
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:07/2004/CT-BYTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Trần Chí Liêm
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
11/10/2004
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, Chính sách, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Sức khoẻ đói với người lao động - Theo Chỉ thị số 07/2004/CT-BYT ra ngày 11/10/2004 về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị: các cơ quan có chức năng trong bộ cần khẩn trương: xây dựng và hướng dẫn thực hiện các quy định Nhà nước về phòng chống bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật, các biện pháp cải thiện điều kiện lao động và chăm sóc sức khoẻ cho lao động nông nghiệp, Xây dựng các hướng dẫn về giám sát môi trường lao động, khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động nông nghiệp, Xây dựng kế hoạch hành động của ngành về an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động nông nghiệp và hướng dẫn tổ chức thực hiện...

Xem chi tiết Chỉ thị 07/2004/CT-BYT tại đây

tải Chỉ thị 07/2004/CT-BYT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Chỉ thị 07/2004/CT-BYT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHỈ THỊ

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ SỐ 07/2004/CT-BYT
NGÀY 11 THÁNG 10 NĂM 2004 VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO
VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG,
CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP

 

Thực hiện Chỉ thị số 20/2004/CT-TTg ngày 08/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp, trong thời gian qua ngành y tế đã tiến hành các hoạt động nâng cao sức khoẻ cho người lao động trong nông nghiệp thông qua tuyên truyền, huấn luyện, hướng dẫn cải thiện điều kiện lao động, tổ chức giám sát môi trường và chăm sóc sức khoẻ tại một số tỉnh nông nghiệp trọng điểm, ưu tiên cho đối tượng nữ lao động nông nghiệp.

Tuy nhiên, nông nghiệp là một ngành có nhiều yếu tố độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động do sử dụng máy móc công cụ sản xuất nông nghiệp không đảm bảo an toàn; sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật thiếu kiểm soát; các văn bản pháp qui về an toàn vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động trong nông nghiệp chưa được hướng dẫn áp dụng đầy đủ. Lao động nông nghiệp là ngành phi kết cấu, trong tổ chức không có cán bộ an toàn vệ sinh lao động, điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế lao động khó khăn hơn nhiều so với ngành công nghiệp. Do đó, nguy cơ và tỉ lệ tai nạn lao động, tình trạng bệnh tật, nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật của người lao động nông nghiệp ngày càng cao, tình trạng vệ sinh môi trường nông thôn cũng đáng báo động.

Để tăng cường và nâng cao vai trò quản lý Nhà nước, vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động trong sản xuất nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu các Vụ, Cục, các Viện trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Trung tâm Y tế các Bộ, Ngành liên quan, Thủ trưởng các đơn vị tập trung chỉ đạo, làm tốt các công việc sau:

1. Cục Y tế dự phòng và Phòng chống HIV/AIDS

a) Rà soát, xây dựng bổ sung và trình Lãnh đạo Bộ hoặc các cấp có thẩm quyền phê duyệt và ban hành các văn bản pháp luật về an toàn vệ sinh lao động và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động trong sản xuất nông nghiệp; bổ sung Tiêu chuẩn vệ sinh lao động và danh mục bệnh nghề nghiệp trong sản xuất nông nghiệp; xây dựng mô hình hệ thống chăm sóc sức khoẻ lao động nông nghiệp phù hợp.

b) Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các quy định Nhà nước về phòng chống bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật, các biện pháp cải thiện điều kiện lao động và chăm sóc sức khoẻ cho lao động nông nghiệp.

c) Xây dựng các hướng dẫn về giám sát môi trường lao động, khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động nông nghiệp.

d) Xây dựng kế hoạch hành động của ngành về an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động nông nghiệp và hướng dẫn tổ chức thực hiện

2. Vụ Điều trị:

Hướng dẫn xây dựng và trình ban hành các tiêu chuẩn sức khoẻ cho người lao động nông nghiệp; hướng dẫn xử lý cấp cứu, điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người lao động nông nghiệp bị tai nạn lao động, nhiễm độc hoá chất và bệnh nghề nghiệp.

3. Vụ Sức khoẻ sinh sản:

Hướng dẫn các đơn vị y tế cơ sở tiến hành các hoạt động chăm sóc sức khoẻ sinh sản lồng ghép với công tác an toàn vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ lao động nữ trong nông nghiệp.

4. Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường và các Viện khu vực.

a) Nghiên cứu, xây dựng, bổ sung các tiêu chuẩn vệ sinh lao động, tiêu chuẩn sức khoẻ theo nghề, công việc đối với lao động nông nghiệp. Xây dựng các tài liệu, chương trình chăm sóc sức khoẻ cho người lao động nông nghiệp.

b) Tổ chức bổ túc nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật giám sát môi trường lao động và chăm sóc sức khoẻ người lao động nông nghiệp cho cán bộ các Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Sức khoẻ lao động và môi trường, Trung tâm y tế Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

c) Phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện an toàn vệ sinh lao động, bổ sung bệnh nghề nghiệp và phòng chống tai nạn thương tích trong lao động nông nghiệp.

5. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

a) Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động An toàn vệ sinh lao động trong nông nghiệp, lồng ghép với hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân, ưu tiên chăm sóc sức khoẻ lao động nữ nông nghiệp.

b) Chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm sức khoẻ lao động và môi trường, cơ sở y tế các tuyến, Hội đồng giám định y khoa, Trung tâm truyền thông, giáo dục sức khoẻ trực thuộc và các cơ sở sản xuất nông nghiệp tại địa phương tăng cường giám sát điều kiện lao động; tổ chức khám sức khoẻ, cấp cứu, điều trị; tổ chức thông tin tuyên truyền, thực hiện tốt công tác phòng chống tai nạn lao động, nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật và các bệnh liên quan đến nghề nghiệp trong sản xuất nông nghiệp.

6. Các cơ quan tuyên truyền trong ngành y tế

a) Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ Bộ Y tế, Báo sức khoẻ và đời sống và Sở Y tế các tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phổ biến các kiến thức phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật và vệ sinh môi trường nông thôn.

b) Tổ chức thông tin, tuyên truyền về an toàn vệ sinh lao động và chăm sóc sức khoẻ cho lao động nông nghiệp lồng ghép với phong trào xây dựng làng văn hoá-sức khoẻ.

7. Trung tâm Y tế của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Phối hợp với y tế địa phương chỉ đạo các Trung tâm Y tế của các Tổng Công ty, Công ty và các cơ sở sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp thực hiện công tác đo kiểm tra môi trường lao động, khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động nông nghiệp.

b) Đánh giá thực trạng sức khoẻ của công nhân làm việc trong các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong sản xuất nông nghiệp và phối hợp với các Viện đề xuất nghiên cứu các bệnh nghề nghiệp và nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp.

Nhận được Chỉ thị này, đề nghị các Vụ, Cục, Sở Y tế, Thủ trưởng các Viện, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và Trung tâm Y tế Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương, chủ động và phối hợp tốt với các Bộ, Ngành liên quan, lập kế hoạch triển khai thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động nông nghiệp.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi