Báo cáo 1076/BC-BYT của Bộ Y tế về các hoạt động đã triển khai nhằm ngăn chặn tình trạng sữa nhiễm Melamine và đề xuất biện pháp xử lý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Báo cáo 1076/BC-BYT

Báo cáo 1076/BC-BYT của Bộ Y tế về các hoạt động đã triển khai nhằm ngăn chặn tình trạng sữa nhiễm Melamine và đề xuất biện pháp xử lý
Cơ quan ban hành: Bộ Y tếSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1076/BC-BYTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Báo cáoNgười ký:Nguyễn Quốc Triệu
Ngày ban hành:08/10/2008Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ

 

Số: 1076/BC-BYT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2008

 

 

BÁO CÁO

Các hoạt động đã triển khai nhằm ngăn chặn tình trạng sữa nhiễm Melamine

và đề xuất biện pháp xử lý

 

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

 

 

Trước tình hình một số sản phẩm sữa bột của Trung Quốc trong thời gian qua bị phát hiện có nhiễm chất Melamine gây nguy hại cho sức khoẻ con người, đặc biệt là gây bệnh sỏi thận ở trẻ em, Bộ Y tế đã phối hợp với các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như: Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), các Bộ ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp triển khai nhiều biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn và kiểm soát tình trạng sữa nhiễm Melamine trên thị trường. Bộ Y tế xin kính báo cáo Thủ tướng những hoạt động đã triển khai và một số đề xuất xử lý cụ thể như sau:

I. NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ ĐƯỢC TRIỂN KHAI:

1. Đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc kiểm tra sản phẩm sữa và sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu sữa lưu thông trên thị trường; và xử lý những sản phẩm có chất Melamine.

1.1. Ngày 18/9/2008, Bộ Y tế gửi Công văn hỏa tốc số 6461/BYT-TTrB đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các thành viên Ban Chỉ đạo 127 và các Sở, ngành chức năng tại địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với sữa và sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu sữa có chất Melamine; rà soát công tác cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng.

1.2. Ngày 22/9/2008, Bộ Y tế gửi Công điện hỏa tốc số 6527/CĐ-BYT đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố đề nghị chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các thành viên Ban Chỉ đạo 127 và các Sở, ngành chức năng tại địa phương tiến hành ngay một số hoạt động: (1) Kiểm tra nguồn cung ứng các sản phẩm sữa, nguyên liệu sữa trên thị trường của tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu tại địa phương từ các nguồn sản xuất trong nước và nhập khẩu, đặc biệt chú trọng đến sản phẩm sữa và nguyên liệu sữa có nguồn gốc từ Trung Quốc; (2) Đình chỉ lưu hành tất cả các lô sữa không có nguồn gốc xuất xứ, không có bao bì nhãn mác theo quy định; (3) Lấy mẫu sản phẩm sữa, nguyên liệu sữa sản xuất trong nước, nhập khẩu để xác định chất Melamine; (4) Thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng danh sách 22 công ty sữa của Trung Quốc có nhiễm chất Melamine.

1.3. Chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường các biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất và lưu thông các sản phẩm sữa, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tại tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa trong nước và sữa nhập khẩu (Công văn số 1114/ATTP-CĐT ngày 15/9/2008 của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm; Công văn số 997/TTrB-CV2 ngày 15/9/2008 của Thanh tra Bộ Y tế).

1.4. Chỉ đạo các bệnh viện nhi trên toàn quốc trong quá trình khám, chữa bệnh cho các bệnh nhi cần chú ý đến tiền sử sử dụng các sản phẩm sữa, phát hiện các bệnh nhi có những dấu hiệu mắc những chứng bệnh do sử dụng sữa có nhiễm Melamine.

1.5. Chỉ đạo các đơn vị kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm, các trung tâm kiểm nghiệm phối hợp với địa phương lấy mẫu phân tích và kiểm tra từ khâu sản xuất đến lưu thông trên thị trường đối với các loại sữa và sản phẩm từ sữa, đặc biệt chú ý đến các sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc.

1.6. Yêu cầu tất cả các công ty sữa tại Việt Nam tăng cường tự kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại tất cả các công đoạn trong quy trình sản xuất sữa và các sản phẩm có nguyên liệu là sữa; phân tích chất Melamine và một số chỉ tiêu an toàn. Doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với tất cả các sản phẩm sữa của mình.

1.7. Ngày 27/9/2008, Bộ Y tế gửi Công văn số 6696/BYT-ATTP đến Bộ Thông tin và Truyền thông về việc đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về các sản phẩm sữa, trong đó tập trung: thông tin để người tiêu dùng hiểu đúng, chính xác về vụ việc để tránh cho người tiêu dùng hoang mang, tẩy chay sản phẩm sữa có chất lượng; khuyến cáo người tiêu dùng tiếp tục sử dụng các sản phẩm sữa an toàn; cơ quan chức năng sẽ công bố kịp thời, đầy đủ, chính xác các sản phẩm bị phát hiện có chất Melamine; lồng ghép tuyên truyền việc nuôi con bằng sữa mẹ; nội dung, thời lượng thông tin cần phù hợp để góp phần tích cực và việc ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm sữa của các doanh nghiệp trong nước, hoạt động thương mại của Việt Nam với các nước.

1.8. Ngày 27/9/2008, Bộ Y tế gửi Công văn số 6679/BYT-ATTP đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị tiếp tục chỉ đạo Sở Y tế và các Sở, ngành chức năng của địa phương tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm sữa, nguồn nguyên liệu có nguy cơ cao nhiễm Melamine; đình chỉ lưu hành tất cả các sản phẩm sữa không có nguồn gốc xuất xứ; để giải tỏa ách tắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, cho phép các doanh nghiệp tự công bố chất lượng sữa khi có kết quả kiểm nghiệm trong nước hoặc nước ngoài âm tính với Melamine; thực hiện chiến dịch thông tin, truyền thông tại địa phương về sản phẩm sữa (theo định hướng tại điểm 1.7 nêu trên).

1.9. Ngày 01/10/2008, Bộ Y tế có Quyết định số 3802/QĐ-BYT tạm thời chỉ định 22 cơ quan được phép tham gia kiểm nghiệm xác định chất Melamine trong thực phẩm.

1.10. Ngày 06/10/2008, Bộ Y tế quyết định tạm thời chỉ định 03 đơn vị (Viện Dinh dưỡng, Viện Vệ sinh Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3) làm trọng tài khi có tranh chấp, khiếu kiện về kết quả kiểm nghiệm Melamine.

1.11. Ngày 07/10/2008, Bộ Y tế đã tổ chức họp báo để thông tin ban đầu về vụ việc sữa nhiễm Melamine tại Việt Nam, tập trung trao đổi quan điểm xử lý của Bộ Y tế, WHO và FAO; các biện pháp quản lý, kỹ thuật đang triển khai để bảo vệ người tiêu dùng, giải pháp thị trường để hỗ trợ doanh nghiệp; kết quả thanh tra, kiểm tra; đề nghị sự hợp tác của phương tiện thông tin đại chúng để ổn định xã hội và đưa ra các thông điệp cần thiết.

2. Chủ động thanh tra, kiểm tra; tích cực phối hợp điều hành:

2.1. Tổ chức các cuộc họp với các chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng, phân tích để thống nhất các quan điểm, chủ trương xử lý đối với sản phẩm sữa nhiễm Melamine cũng như phương pháp kiểm nghiệm định tính, định lượng Melamine. Đến nay, tất cả các trung tâm kiểm nghiệm lớn của Bộ Y tế và một số Bộ, ngành đã đều có khả năng kiểm tra, xác định chất Melamine giúp cho việc kiểm soát tình hình ô nhiễm Melamine trong các sản phẩm sữa lưu hành tại Việt Nam.

2.2. Thành lập các Đoàn thanh tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm để phối hợp với chính quyền địa phương triển khai công điện và các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế; thanh tra đột xuất, đồng loạt các cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa; lấy mẫu kiểm nghiệm xác định chất Melamine (Quyết định số 3576/QĐ-BYT ngày 23/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

2.3. Rà soát lại toàn bộ việc cấp Giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn cho các sản phẩm sữa nhập khẩu vào Việt Nam, đặc biệt là sữa nhập từ Trung Quốc. Triển khai các nội dung tăng cường công tác tiền kiểm và hậu kiểm đối với các sản phẩm sữa lưu thông trên thị trường.

2.4. Họp Ban chỉ đạo liên ngành trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm để bàn các nội dung và giải pháp tăng cường công tác tiền kiểm và hậu kiểm đối với các sản phẩm thực phẩm nói chung và đối với các sản phẩm sữa nói riêng.

2.5. Ngày 02/10/2008, Bộ Y tế có Quyết định số 3819/QĐ-BYT về việc thành lập 15 đoàn thanh tra đột xuất về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm có sử dụng nguyên liệu sữa (đợt II).

3. Phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO)

Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) đã hoàn toàn đồng tình với quan điểm chỉ đạo và các biện pháp giải quyết của Bộ Y tế. WHO và FAO đánh giá cao các kết quả đã đạt được trong thời gian qua. WHO và FAO nhất trí quan điểm cho rằng: chất Melamine chưa bao giờ được phép sử dụng trong thực phẩm nên chưa thể đưa ra mức giới hạn an toàn. Do đó để bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, các quyết định của Bộ Y tế là hoàn toàn đúng đắn như Thông cáo báo chí chung ngày 07/10/2008 của WHO - FAO - Bộ Y tế đã khẳng định.

4. Một số kết quả chủ yếu:

4.1. Hiện nay, các địa phương đã đồng loạt triển khai công điện và văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế; đồng loạt triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm định tính chất Melamine trong sữa, các sản phẩm từ sữa.

4.2. Theo báo cáo của các đoàn thanh tra và các địa phương, đã có 23 sản phẩm bị phát hiện có chứa chất Melamine, có 01 sản phẩm đã có quyết định thu hồi và tiêu hủy, số còn lại đang được niêm phong chờ phương án xử lý của các cơ quan chức năng. Riêng sản phẩm sữa của Công ty YiLi của Trung Quốc đã có quyết định tiêu huỷ, tổng số sữa nhiễm Melamine và không có nguồn gốc khoảng 700 tấn.

4.3. Các Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành ở trung ương và địa phương đã phát hiện một loạt các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sữa không rõ nguồn gốc, tất cả đều bị cơ quan chức năng đình chỉ lưu hành để xem xét, xử lý theo quy định.

Có thể khẳng định đến thời điểm này, Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được tình hình một số sản phẩm thực phẩm (sữa, nguyên liệu sữa, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu sữa) có chứa chất Melamine, bước đầu đạt được những kết quả nhất định trong phòng, chống, xử lý các sản phẩm sữa không rõ nguồn gốc xuất xứ; đã lập lại thị trường sản xuất và kinh doanh sữa tại Việt Nam. Số sữa có nhiễm Melamine bị thu hồi là rất nhỏ so với tổng số sữa sản xuất và tiêu dùng trong toàn quốc.

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:

Căn cứ vào ý kiến của các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực dinh dưỡng, dược lý lâm sàng, kiểm nghiệm, ý kiến của các thành viên hội đồng khoa học chuyên ngành của Bộ Y tế, ý kiến của các thành viên Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm, ý kiến tham vấn của WHO, FAO cũng như tham khảo đối sách xử lý tình huống sản phẩm có nhiễm Melamine của các nước, Bộ Y tế kiến nghị Thủ tướng:

1. Về các loại sữa có nhiễm Melamine đã phát hiện trên thị trường mà Bộ Y tế yêu cầu cấm lưu thông, đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương hướng dẫn các doanh nghiệp tiến hành thu hồi và tiêu hủy theo quy định.

2. Hỗ trợ cho ngành y tế tăng cường năng lực hệ thống kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm, hoạt động thanh tra, kiểm tra để đáp ứng được nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực này.

3. Chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông có các thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ đến người tiêu dùng góp phần khẩn trương khôi phục sản xuất, kinh doanh mặt hàng sữa và các sản phẩm sữa ở Việt Nam./.

 

BỘ TRƯỞNG

(đã ký)

Nguyễn Quốc Triệu

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi