Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7736:2007 Kính xây dựng - Kính kéo

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7736:2007

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7736:2007 Kính xây dựng - Kính kéo
Số hiệu:TCVN 7736:2007Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Xây dựng
Ngày ban hành:31/12/2007Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7736:2007

KÍNH XÂY DỰNG - KÍNH KÉO

Glass in building - Drawn sheet glass

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho kính tấm không màu, được sản xuất theo phương pháp kéo ngang hoặc kéo đứng, dùng trong xây dựng.

4. Phân loại

4.1. Phân loại theo chiều dày

Theo chiều dày danh nghĩa, tính bằng milimét, kính kéo gồm 10 loại như sau:

2 mm;

3 mm;

4 mm;

5 mm;

6 mm;

8 mm;

10 mm;

12 mm.

4.2. Phân loại theo mức độ khuyết tật

Theo mức độ khuyết tật, kính kéo được phân làm 2 loại:

- Loại 1: ký hiệu là L1;

- Loại 2: ký hiệu là L2.

5. Yêu cầu kỹ thuật

5.1. Kích thước cơ bản

Tấm kính kéo có hình vuông hoặc hình chữ nhật, với kích thước cơ bản như sau:

Chiều dài danh nghĩa: từ 1 600 mm đến 2 160 mm;

Chiều rộng danh nghĩa: từ 2 440 mm đến 2 880 mm.

5.2. Sai lệch kích thước cho phép

5.2.1. Sai lệch chiều dày cho phép

Sai lệch chiều dày cho phép của tấm kính theo chiều dày danh nghĩa, được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Chiều dày danh nghĩa và sai lệch kích thước cho phép

Đơn vị tính bằng milimét

Loại kính

Chiều dày danh nghĩa

Sai lệch cho phép

2

2,0

+ 0,2

- 0,1

3

3,0

+ 0,3

- 0,25

4

4,0

5

5,0

± 0,3

6

6,0

8

8,0

± 0,4

10

10,0

± 0,5

12

12,0

± 0,6

CHÚ THÍCH Các loại chiều dày khác và sai lệch chiều dày tương ứng được thỏa thuận giữa các bên liên quan.

5.2.2. Sai lệch kích thước dài, rộng cho phép

Sai lệch kích thước dài, rộng cho phép theo chiều dày danh nghĩa (xem Hình 2), được quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 - Chiều dày danh nghĩa và sai lệch kích thước dài, rộng cho phép

Đơn vị tính bằng milimét

Loại kính

Chiều dày danh nghĩa

Sai lệch cho phép (t)

Kích thước (L và B) nhỏ hơn và bằng 1 500

Kích thước (L và B) lớn hơn 1 500

2

2,0

± 3,0

± 4,0

3

3,0

4

4,0

5

5,0

6

6,0

± 5,0

8

8,0

10

10,0

12

12,0

 

CHÚ DẪN

B chiều rộng

L chiều dài

t sai lệch kích thước

Hình 2 - Mô tả chiều dài, chiều rộng và sai lệch kích thước

5.3. Khuyết tật ngoại quan

Các khuyết tật ngoại quan của kính kéo được quy định trong Bảng 3.

Bảng 3 - Mức khuyết tật cho phép

Dạng khuyết tật

Giới hạn cho phép

Loại 1

Loại 2

1. Khuyết tật quang học:

- Góc biến dạng, độ, không nhỏ hơn

 

45

 

45

2. Khuyết tật ngoại quan

 

 

2.1. Khuyết tật dạng điểm

 

 

2.1.1. Bọt khí có kích thước £ 1 mm

Không cho phép tập trung

Không cho phép tập trung

2.1.2. Bọt khí có kích thước > 1 mm

 

 

- Chiều dài lớn nhất, mm, không lớn hơn

6

10

- Tổng chiều dài bọt khí/m2, mm, không lớn hơn

26

40

Tổng số bọt/m2, không lớn hơn

 

 

- Chiều dài từ 1 mm đến 5 mm:

5

8

- Chiều dài > 5 mm:

Không cho phép

3

2.1.3. Các loại khuyết tật dạng điểm khác có kích thước < 1 mm

 

 

- Dị vật, số khuyết tật/m2

1

1

- Vết đốm, số vết không tập trung, không lớn hơn

5

15

2.1.4. Đối với tất cả các loại khuyết tật dạng điểm

Trong trường hợp chỉ có 1 khuyết tật trên 1 m2 thì kích thước khuyết tật cho phép tăng đến 25 %

2.2. Khuyết tật dạng vạch hoặc vết xước nhìn thấy bằng mắt thường

Không cho phép

2.3. Vết lồi không phá hủy có đường kính không lớn hơn 3 mm, vết/m2, không lớn hơn

Không cho phép

3

2.4. Vân thủy tinh, số vân cho phép khi quan sát trên nền phông có chiều rộng £ 0,5 mm

Không cho phép

1

3. Mật độ bọt, tổng chiều dài bọt, mm, không lớn hơn

14

25

4. Khuyết tật trên cạnh cắt (sứt cạnh, lõm vào, lồi ra, rạn hình ốc, sứt góc hay lồi góc, lệch khỏi đường cắt khi nhìn theo hướng vuông góc của tấm kính)

Không cho phép lớn hơn chiều dày danh nghĩa của tấm kính và tối đa là 10 mm

5. Độ cong, vênh, %, không lớn hơn

0,3

0,5

5.4. Độ truyền sáng

Tùy theo chiều dày của kính, độ truyền sáng được quy định trong Bảng 4.

Bảng 4 - Độ truyền sáng

Loại kính,
mm

Độ truyền sáng,
%, không nhỏ hơn

2

88

3

87

4

85

5

84

6

83

8

82

10

80

12

78

6. Phương pháp thử

Kiểm tra kích thước, khuyết tật ngoại quan, khuyết tật quang học, độ cong vênh và độ truyền sáng của tấm kính theo TCVN 7219 : 2002.

7. Ký hiệu quy ước

Kính kéo phù hợp với tiêu chuẩn này có ký hiệu quy ước đảm bảo các thông tin theo trình tự như sau:

- tên kính;

- chiều dày;

- loại chất lượng;

- kích thước dài và rộng;

- ký hiệu tiêu chuẩn này.

VÍ DỤ: Kính kéo trong suốt, không màu có chiều dày 5 mm đạt loại 1 chất lượng sử dụng cho công trình xây dựng dài 3,3 m rộng 1,98 m được ký hiệu như sau:

Kính kéo không màu, 5 mm, L1, 3300 mm x 1980 mm TCVN 7736 : 2007

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi