Tiêu chuẩn TCVN 6355-1:2009 Xác định kích thước, khuyết tật của gạch xây

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6355-1:2009

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6355-1:2009 Gạch xây-Phương pháp thử-Phần 1: Xác định kích thước và khuyết tật ngoại quan
Số hiệu:TCVN 6355-1:2009Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Xây dựng
Năm ban hành:2009Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6355-1:2009

GẠCH XÂY – PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 1: XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC VÀ KHUYẾT TẬT NGOẠI QUAN

Lời nói đầu

TCVN 6355-1+8 : 2009 thay thế TCVN 6355 : 1998

TCVN 6355-1+8 : 2009 do Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 6355-1+8 : 2009 Gạch xây – Phương pháp thử. Gồm 8 phần:

Phần 1: Xác định kích thước và khuyết tật ngoại quan

Phần 2: Xác định cường độ nén

Phần 3: Xác định cường độ uốn

Phần 4: Xác định độ hút nước

Phần 5: Xác định khối lượng thể tích

Phần 6: Xác định độ rỗng

Phần 7: Xác định vết tróc do vôi

Phần 8: Xác định sự thoát muối

GẠCH XÂY – PHƯƠNG PHÁP THỬ

PHẦN 1: XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC VÀ KHUYẾT TẬT NGOẠI QUAN

Bricks – Test methods – Part 1: Determination of dimensions and visible defects

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định kích thước và khuyết tật ngoại quan, đối với các loại gạch xây.

2. Thiết bị, dụng cụ

Thước đo có độ chính xác tới 0,1 mm (thước cặp, thước lá, thước thẳng).

3. Chuẩn bị mẫu thử

Lấy theo từng loại gạch quy định trong các tiêu chuẩn sản phẩm tương ứng.

4. Cách tiến hành

-  Đo kích thước chiều dài (l), chiều rộng (w), chiều dầy (h) của viên gạch như sơ đồ Hình 1 tại ba vị trí khác nhau (hai đầu và giữa cạnh) rồi lấy giá trị trung bình.

-  Đo chiều dày thành ngoài lỗ rỗng (e) viên gạch như sơ đồ Hình 1 tại 3 điểm khác nhau.

-  Đo chiều dày vách ngăn giữa các lỗ rỗng (d) viên gạch như sơ đồ Hình 1 sao cho giá trị đo được là đại diện của giá trị cực tiểu.

-  Đo độ cong vênh (c, g, t) của viên gạch như sơ đồ Hình 2.

-  Đo chiều dài (s) các vết sứt của viên gạch như sơ đồ Hình 3.

-  Đo chiều dài vết nứt (n) của viên gạch như sơ đồ Hình 3.

-  Ghi lại các kết quả đã đo cho từng mẫu thử, chính xác đến 0,1 mm.

-  Ghi lại các nhận xét về kích thước, chất lượng bề mặt sản phẩm và khuyết tật (nếu có).

Hình 1 - Mô tả đo kích thước của viên

Hình 2 - Mô tả đo độ cong vênh trên bề mặt viên gạch

Hình 3 - Mô tả đo vết sứt, nứt của viên gạch

5. Báo cáo thử nghiệm

Bao gồm những thông tin sau:

-  Đặc điểm của mẫu thử;

-  Tên phòng thử nghiệm;

-  Điều kiện và môi trường thử nghiệm;

-  Các thông số trong quá trình thử và kết quả thử;

-  Các ghi nhận khác trong quá trình thử nghiệm;

-  Ngày và người tiến hành thử nghiệm;

-  Viện dẫn tiêu chuẩn này.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi