Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1452:2023 Ngói đất sét nung và phụ kiện - Yêu cầu kỹ thuật

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1452:2023

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1452:2023 Ngói đất sét nung và phụ kiện - Yêu cầu kỹ thuật
Số hiệu:TCVN 1452:2023Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Xây dựng
Ngày ban hành:20/10/2023Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 1452:2023

NGÓI ĐẤT SÉT NUNG VÀ PHỤ KIỆN - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Clay roofing tiles and fittings - Specifications

 

Mục lục

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

3.1  Ngói đất sét nung (Clay roofing tile)

3.2  Phụ kiện lợp đất sét nung (Clay roofing fitting)

3.3  Các định nghĩa riêng đối với ngói và phụ kiện có rãnh liên kết cạnh và rãnh liên kết đầu và ngói chỉ có rãnh liên kết cạnh (Definitions specific to tile and fitting with sidelock and headlock and tiles with sidelock only)

3.4  Các định nghĩa khác (Further definitions)

4  Yêu cầu kỹ thuật

4.1  Đặc tính cấu trúc

4.2  Sự c định

4.3  Đặc tính hình học

4.4  Các đặc tính cơ lý

4.5  Xác định độ bền băng giá

5  Quy trình lấy mẫu

5.1  Yêu cầu chung

5.2  Lấy mẫu từ mái nhà hoặc tường hoặc lô hàng chưa đóng gói

5.3  Lấy mẫu từ chồng xếp hoặc bao gói

6. Ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển

6.1. Ghi nhãn

6.2. Bảo quản

6.3. Vận chuyển

PHỤ LỤC A17 (Quy Định) TH NGHIỆM MẪU ĐIỂN HÌNH VÀ TẦN SUT THỬ NGHIỆM SẢN PHẨM Đ KIM SOÁT SẢN XUẤT Ở NHÀ MÁY

PHỤ LỤC B (Tham khảo) NGOẠI QUAN

PHỤ LỤC C (Tham khảo) ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP

 

Lời nói đầu

TCVN 1452:2023 thay thế TCVN 1452:2004.

TCVN 1452:2023 được xây dựng trên cơ sở tham khảo EN 1304:2013.

TCVN 1452:2023 do Viện Vật liệu Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

NGÓI ĐT SÉT NUNG VÀ PHỤ KIỆN - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Clay roofing tiles and fittings - Specifications

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật cho ngói đất sét nung và phụ kiện không phủ men dùng lợp mái, ốp và lót tường công trình xây dựng.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4313:2023 Ngói đất sét nung và phụ kiện - Phương pháp th

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Ngói đất sét nung (Clay roofing tile)

Sản phẩm để lợp không liên tục trên mái dốc và ốp tường, được sản xuất bằng cách tạo hình (đùn và/hoặc ép), sấy, nung đất sét có hoặc không có phụ gia.

3.1.1

Ngói đặc biệt (Special tile)

Ngói có hình dạng không giống nhau, có sự thay đi mỗi viên mỗi khác vì lý do thm mỹ, ví dụ như ngói sản xuất th công.

3.1.2

Ngói có rãnh liên kết cạnh và rãnh liên kết đầu (Tile with sidelock and deadlock)

Ngói có một hoặc nhiều rãnh liên kết theo chiều dọc và chiều ngang.

3.1.3

Ngói chỉ có rãnh liên kết cạnh (Tile with sidelock only)

Ngói có rãnh liên kết theo chiều dọc, không có rãnh liên kết theo chiều ngang.

3.1.4

Ngói chỉ có rãnh liên kết đầu (Tile with headlock only)

Ngói có rãnh liên kết theo chiều ngang, không có rãnh liên kết theo chiều dọc.

3.1.5

Ngói có phần đầu lợp chồng thay đổi (Tile with variable headlap)

Ngói có rãnh liên kết cạnh và rãnh liên kết đầu được thiết kế sao cho cố định được tại các phần đầu lợp chồng thay đổi

3.1.6

Ngói phẳng tron (Plain tile)

Ngói thường có một bề mặt phẳng, có thể hơi cong chéo và/hoặc cong theo chiều dọc và không có rãnh liên kết.

CHÚ THÍCH: Các ngói này thường có dạng hình chữ nhật, nhưng đuôi ngói có thể có hình dạng đặc biệt (ví dụ như ngói vẩy cá với cạnh trước tròn hoặc nhọn).

3.1.7

Ngói lợp chồng (Overlapping tile)

Ngói không có rãnh liên kết cạnh hoặc rãnh liên kết đầu và thường có dạng hình chữ S.

3.1.8

Ngói âm dương (Over and under tile)

Ngói có dạng nửa hình trụ với thiết kế cho phép được cố định tại các phần đầu lợp chồng thay đổi hoặc phần đầu lợp chồng được cố định nhờ các vấu trên viên ngói

CHÚ THÍCH: Các ngói này thường có các cạnh song song hoặc dạng hình nón.

3.1.8.1

Ngói âm (Under tile)

Ngói được thiết kế để lợp với mặt lõm hướng lên trên và đặt trên thanh li tô.

CHÚ THÍCH: Ngói âm có thể không có vu hoặc một hoặc nhiều vấu để đặt trên thanh li tô.

3.1.8.2

Ngói dương (Over tile)

Ngói được thiết kế để lợp với mặt lõm hướng xuống dưới và đặt úp lên hai viên ngói âm.

3.2

Phụ kiện lợp đất sét nung (Clay roofing fitting)

Sản phẩm b trợ cho ngói và có chức năng đặc biệt.

3.2.1

Phụ kiện phối hợp (Coordinated fitting)

Phụ kiện dùng để định hướng hoặc liên kết với ngói mà chúng được đặt cùng.

DỤ: ngói rìa có rãnh liên kết, ngói thông gió cố rãnh liên kết, ngói nửa, ngói nóc có rãnh liên kết, ngói ngã ba thẳng hoặc có rãnh liên kết, ngói máng thẳng, ngói góc thẳng hoặc có rãnh liên kết.

3.2.2

Phụ kiện không phối hợp (Uncoordinated fitting)

Phụ kiện không được yêu cầu đễ định hướng hoặc liên kết với ngói mà chúng được đặt cùng.

VÍ DỤ: ngói nóc, ngói ngã ba, ngói máng, ngói rìa, ngói góc.

3.3

Các định nghĩa riêng đối với ngói và phụ kiện có rãnh liên kết cạnh và rãnh liên kết đầu và ngói chỉ có rãnh liên kết cạnh (Definitions specific to tile and fitting with sidelock and headlock and tiles with sidelock only)

3.3.1

Rãnh liên kết (Interlock)

Bộ phận được thiết kế để lắp ráp hai viên ngói hoặc phụ kiện kề nhau, thường bao gồm một hoặc nhiều phần gồ lên được gọi là “gân” và một hoặc nhiều phần lõm xuống được gọi là “rãnh”.

CHÚ THÍCH: Ba ví dụ rãnh liên kết được mô tả tại Hình 1. Sự sắp xếp của các gân và rãnh giới hạn sự di chuyển giữa các viên ngói và cải thiện độ chống thấm nước.

Hình 1 - Ví dụ về rãnh liên kết

3.3.2

Ngói và phụ kiện phẳng có rãnh liên kết (Flat interlock tile and fitting)

Ngói hoặc phụ kiện phối hợp có rãnh liên kết có bề mặt trông thấy không có gân phân cách các khu vực dòng nước chảy với các rãnh liên kết theo chiều dọc và các rãnh liên kết dọc này nằm ở dưới khu vực dòng nước chảy (xem Hình 2).

CHÚ DẪN:

Khu vực dòng nước chảy

Rãnh liên kết

Hình 2 - Mặt cắt và sơ đồ nguyên lý

3.4

Các định nghĩa khác (Further definitions)

3.4.1

Phụ gia (Additive)

Vật liệu được thêm với lượng nhỏ vào hỗn hợp đất sét nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất ngói hoặc phụ kiện hoặc nhằm cải thiện các đặc tính của ngói hoặc phụ kiện.

3.4.2

Kích thước làm việc (Overlap dimension)

3.4.2.1

Chiều dài làm việc (Cover length/Gauge)

Phần chiều dài ngói hoặc phụ kiện phối hợp lộ ra khi lợp.

CHÚ THÍCH: Đây cũng chính là khoảng cách giữa 2 thanh li tô.

3.4.2.2

Chiều dài làm việc do nhà sản xuất công bố (Cover length/Gauge declared by the manufacturer)

Chiều dài làm việc trung bình hoặc chiều dài làm việc lớn nhất hoặc chiều dài nhỏ nhất.

3.4.2.3

Chiều rộng làm việc (Cover width)

Phần chiều rộng của ngói hoặc phụ kiện phối hợp lộ ra khi lợp.

3.4.2.4

Chiều rộng làm việc do nhà sản xuất công bố (Cover width declared by the manufacturer)

Chiều rộng làm việc trung bình hoặc chiều rộng làm việc lớn nhất hoặc chiều rộng nhỏ nhất.

3.4.3

Độ cong (Camber)

Độ lệch khỏi một đường thẳng.

CHÚ THÍCH 1: Đối với các ngói phẳng và ngói có rỗng liên kết, độ cong được biểu thị như độ lệch khỏi một đường thẳng, được đo ở cạnh của ngói theo chiều dọc hoặc chiều ngang.

CHÚ THÍCH 2: Đối với các ngói âm dương, độ cong được biểu thị như độ lệch khỏi đường thẳng, được đo dọc theo đường sinh ở đáy của mặt lõm của viên ngói.

3.4.4

Vấu (Nib)

Phần nhô lên ở mặt dưới của viên ngói hoặc phụ kiện, dùng để treo ngói hoặc phụ kiện lên thanh li tô.

3.4.5

Lỗ bắt vít (Fixing hole)

Lỗ được để hở hoặc có thể dễ dàng mở ra mà không làm hỏng sản phẩm, được thiết kế để cố định sản phẩm với thanh li tô phía dưới.

3.4.6

Khuyết tật cấu trúc (Structural fault)

3.4.6.1

Vỡ (Break)

Khuyết tật cấu trúc mà sản phm bị tách thành hai hoặc nhiều mảnh.

3.4.6.2

Vết nứt cấu trúc (Structural crack)

Khuyết tật cấu trúc bao gồm một hoặc nhiều vết nứt xuyên suốt toàn bộ chiều dày của sản phẩm và có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

3.4.6.3

Mất vấu (Loss of nib)

Khuyết tật cấu trúc tương ứng với sự mất hoàn toàn vấu của sản phàm được thiết kế chỉ có một vấu.

3.4.7

Khuyết tật bề mặt (Surface fault)

3.4.7.1

Phồng rộp (Blistering)

Khuyết tật bề mặt xảy ra trong quá trình sản xuất, bao gồm sự gồ lên so với bề mặt sản phẩm lớn hơn 10 mm.

3.4.7.2

Rỗ (Pit)

Khuyết tật bề mặt bao gồm một phần vật liệu bị tách khỏi xương của sản phẩm, có thể nhìn thấy trên bề mặt sn phẩm với kích thước trung bình lớn hơn 7 mm.

CHÚ THÍCH: Khuyết tật này thường do sự n ra của các hạt, ví dụ: vôi hoặc pyrit.

3.4.7.3

Sứt (Chip)

Khuyết tật bề mặt tương ứng với sự mất một phần vật liệu xương của sản phẩm.

3.4.8

Sự biến đổi màu sắc (Colour variation)

Sự biến đổi tông trong cùng một màu hoặc các màu khác nhau trong cùng một lô sản phẩm.

3.4.9

Các đặc trưng bề mặt (Surface features)

Các vết lõm, vùng gồ lên, vết hoặc các màu sắc..v.v...đặc trưng toàn bộ cho một lô sản phẩm và được sản xuất đặc biệt vì mục tiêu trang trí.

CHÚ THÍCH: Xem Phụ lục B.

3.4.10

Nếp gấp đất sét (Clay fold)

Bề mặt của sản phẩm bị gián đoạn, không liên tục do sự hình thành của nếp gấp trong quá trình ép.

3.4.11

Sự phân lớp (Stratification)

Xuất hiện trong phần xương của ngói, có thể có màu sắc khác nhau qua chiều dày của xương.

3.4.12

Nhóm (Family)

Tập hợp các sản phẩm mà kết quả thử nghiệm cho một hoặc nhiều đặc tính của một sản phẩm trong nhóm có giá trị áp dụng cho tất cả các sản phẩm khác cùng nhóm.

4  Yêu cầu kỹ thuật

4.1  Đặc tính cấu trúc

Sản phẩm không bị khuyết tật theo mô tả tại 3.4.6.

Để đánh giá đặc tính cấu trúc, các sản phẩm phải được kiểm tra bằng mắt thường ở khoảng cách từ 30 cm đến 40 cm, dưới điều kiện ánh sáng bình thường.

Các sản phm thử nghiệm phải phù hợp với yêu cầu đưa ra tại Phụ lục A, Bảng A.1 và Bảng A.2.

CHÚ THÍCH: Các nhận xét v đặc điểm ngoại quan được đưa ra trong Phụ lục B.

4.2  Sự cố định

Ngói và phụ kiện phải có các vấu và/hoặc các lỗ bắt vít. Cho phép sử dụng phương thức cố định khác.

CHÚ THÍCH 1: Các ngói âm dương không nhất thiết phải có vấu.

Khi ngói và phụ kiện được sử dụng theo cách ốp thẳng đứng, phải có các phương thức phù hợp để cố định chúng vào thanh li tô.

4.3  Đặc tính hình học

4.3.1  Yêu cầu chung

Các yêu cầu về đặc tính hình học không áp dụng đối với phụ kiện không phối hợp và ngói đặc biệt.

Đối với các phụ kiện phối hợp, cần phải xác định các đặc tính hình học vì liên quan đến việc lắp ráp đúng.

4.3.2  Tính cân đối hình dạng

4.3.2.1  Độ vênh đối với ngói phẳng trơn và phụ kiện, ngói và phụ kiện có rãnh liên kết đầu và rãnh liên kết cạnh, ngói và phụ kiện chỉ có rãnh liên kết cạnh, ngói lợp chồng và phụ kiện

Sai lệch độ vênh trung bình, được tính toán như mô tả trong TCVN 4313:2023, 3.3.1, phải phù hợp các yêu cầu trong Bng 1.

Bảng 1 - Các yêu cầu về sai lệch độ vênh trung bình

Chiều dài toàn phần của ngói hoặc phụ kiện

mm

Sai lệch độ vênh trung bình Mức cho phép

%

> 300

1,5

300

≤ 2,0

4.3.2.2  Độ đồng đều mặt cắt ngang đối với ngói âm dương và phụ kiện

Độ đồng đều mặt cắt ngang của ngói âm dương được đánh giá bằng cách đo chiều rộng tại phần hẹp nhất và phần rộng nhất của viên ngói. Chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của chiều rộng đo được tại đầu hẹp của viên ngói, cũng như chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của chiều rộng đo được tại đầu rộng của viên ngói, xác định theo TCVN 4313:2023, 3.3.2, không được lớn hơn 15 mm.

4.3.3  Độ cong

4.3.3.1  Ngói và phụ kiện có rãnh liên kết cạnh và rãnh liên kết đầu, ngói và phụ kiện chỉ có rãnh liên kết cạnh và ngói và phụ kiện lợp chồng, ngói và phụ kiện âm dương

Giá trị trung bình của độ cong dọc được tính toán như mô tả trong TCVN 4313:2023, 3.2 và phải phù hợp các yêu cầu Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2 - Các yêu cầu về giá trị trung bình của độ cong theo chiều dọc

Chiều dài toàn phần của ngói hoặc phụ kiện

Độ cong dọc

mm

Mức cho phép

 

%

> 300

1,5

≤ 300

2,0

4.3.3.2  Ngói phẳng trơn và phụ kiện

Giá trị trung bình của độ cong dọc và cong ngang được tính toán như mô tả trong TCVN 4313:2023, 3.2.1 và phải phù hợp các yêu cầu Bảng 3 dưới đây:

Bảng 3 - Các yêu cầu về giá trị trung bình của độ cong dọc và ngang

Chiều dài toàn phần của ngói hoặc phụ kiện

mm

Độ cong dọc và ngang

Mức cho phép

%

> 300

1,5

≤ 300

2,0

4.3.4  Kích thước và độ sai lệch

4.3.4.1  Yêu cầu chung

Kích thước toàn phần hoặc kích thước làm việc được đo theo phương pháp mô tả trong TCVN 4313:2023, 3.1.1 và 3.1.2.

Đối với ngói và phụ kiện lợp phối hợp có rãnh liên kết cạnh và rãnh liên kết đầu và ngói hoặc phụ kiện lợp phối hợp chỉ có rãnh liên kết cạnh, nhà sản xuất có thể lựa chọn giữa việc công bố theo kích thước toàn phần (Hình 3a) và Hình 3b)) hoặc kích thước làm việc (Hình 3c) và Hình 3d)).

Đối với ngói âm dương có vấu để cố định phần đầu lợp chồng, nhà sản xuất phải công bố chiều dài che phủ nhỏ nhất (L2, theo TCVN 4313:2023, 3.1.1). Đối với ngói và phụ kiện lợp phối hợp khác, các phép đo được công bố bởi nhà sản xuất phải được phân theo các sản phẩm riêng.

CHÚ DN:

a và b: Kích thước toàn phần của một viên ngói;

c và d: Kích thước của các viên ngói đã được lợp chồng lên nhau.

Hình 3: Ví dụ về xác định kích thước của ngói

4.3.4.2  Kích thước toàn phần của một viên ngói

Giá trị trung bình chiều dài và chiều rộng của ngói, được đo theo các phương pháp mô tả ở TCVN 4313:2023, 3.1.1, phải nằm trong phạm vi ± 2,0 % giá trị công bố của nhà sản xuất.

Yêu cầu này không áp dụng cho ngói âm dương.

4.3.4.3  Kích thước làm việc (gauge)

Giá trị kích thước làm việc trung bình phải nằm trong phạm vi ± 2,0 % giá trị công bố của nhà sản xuất.

Đối với ngói có rãnh liên kết cạnh và rãnh liên kết đầu với chiều dài làm việc thay đổi, chiều dài làm việc lớn nhất đo được phải không nhỏ hơn giá trị công bố của nhà sản xuất.

Đối với ngói có rãnh liên kết cạnh và rãnh liên kết đầu với chiều rộng làm việc thay đổi, chiều rộng làm việc lớn nhất đo được phải không nhỏ hơn giá trị công bố của nhà sản xuất.

Khi thích hợp, đối với ngói có kích thước làm việc thay đổi, nhà sn xuất có thể công bố độ rộng phần đầu lợp chồng nhỏ nhất.

Khi nhà sản xuất công bố độ rộng phần đầu lợp chồng nhỏ nhất, chiều dài làm việc nhỏ nhất đo được không được lớn hơn giá trị công bố nhà sản xuất.

4.4  Các đặc tính cơ lý

4.4.1  Xác định độ thm nước

4.4.1.1  Yêu cầu chung

Khi thử nghiệm theo TCVN 4313:2023, 3.5, ngói và phụ kiện sẽ được phân loại theo một trong hai loại dưới đây. Ngói và phụ kiện thuộc Loại 2 chỉ được sử dụng với mục đích lợp lót để kín nước.

4.4.1.2  Loại 1

Độ thấm nước trung bình của mẫu thử không lớn hơn 0,8 (hoặc nhỏ hơn) và độ thấm nước của từng viên mẫu không lớn hơn 0,85.

4.4.1.3  Loại 2

Độ thấm nước trung bình của mẫu thử không lớn hơn 0,925 (hoặc nhỏ hơn) và độ thấm nước của từng viên mẫu không lớn hơn 0,95.

4.4.2  Xác định lực uốn gãy

Yêu cầu này không áp dụng đối với phụ kiện lợp.

Các viên mẫu thử xác định thỏa mãn khi thử nghiệm theo TCVN 4313:2023, 3.4 nếu chúng chịu được lực uốn tối thiu, mà không bị gãy, như sau:

- 600 N đối với ngói phẳng;

- 900 N đối với ngói phẳng có rãnh liên kết;

- 1000 N đối với ngói âm dương;

- 1200 N đối với ngói khác.

4.5  Xác định độ bền băng giá

Sau khi tiến hành thử nghiệm theo TCVN 4313:2023, 3.7, ngói và phụ kiện phải được phân loại theo một trong các mức sau:

Mức 1 (150 chu kỳ); không nhỏ hơn 150 chu kỳ, nếu sau 150 chu kỳ không có viên mẫu nào bị khuyết tật theo TCVN 4313:2023, 3.7, Bảng 1.

Mức 2 (90 chu kỳ); không nhỏ hơn 90 chu kỳ, nếu sau 90 chu kỳ không có viên mẫu nào bị khuyết tật theo TCVN 4313:2023, 3.7, Bảng 1.

Mức 3 (30 chu kỳ); khống nhỏ hơn 30 chu kỳ, nếu sau 30 chu kỳ không có viên mẫu nào bị khuyết tật theo TCVN 4313:2023, 3.7, Bảng 1.

CHÚ THÍCH 1: Sự khác biệt các đặc tính cơ lý được đề cập ở trên lả độc lập, nên đối với loại ngói có độ hút nước cao không hàm ý rằng loại ngói này có độ bền băng giá thấp và ngược lại.

CHÚ THÍCH 2: Yêu cầu này là không bắt buộc, áp dụng khi có sự thỏa thuận giữa các bên liên quan.

5  Quy trình lấy mẫu

5.1  Yêu cầu chung

Việc lấy mẫu phải được tiến hành theo: 5.2, 5.3. Quy trình lấy mẫu phải đảm bảo mọi viên ngói hoặc phụ kiện đều có khả năng được chọn là như nhau.

Khi lấy mẫu từ một lô phụ kiện, tất cả các loại phụ kiện có thể được phân loại thành các nhóm theo định nghĩa 3.4.12.

CHÚ THÍCH: Lấy mẫu để thử nghiệm mẫu điển hình và kiểm soát sản phẩm nhà máy của ngói và phụ kiện được nêu tại Phụ lục C, C2.1 và C2.2.

5.2  Lấy mẫu từ mái nhà hoặc tường hoặc lô hàng chưa đóng gói

Lấy ngẫu nhiên một số lượng thích hợp ngói hoặc phụ kiện từ các vị trí trên toàn bộ mái hoặc tường hoặc lô hàng chưa đóng gói mà không cần xem xét đến tình trạng hoặc chất lượng của ngói hoặc phụ kiện đã chọn.

5.3  Lấy mẫu từ chồng xếp hoặc bao gói

5.3.1  Yêu cầu chung

Khi việc lấy mẫu theo 5.3.2 là không thực tế hoặc không thuận tiện, ví dụ như khi ngói hoặc phụ kiện lấy từ một chồng xếp lớn hoặc một chồng xếp có khả năng tiếp cận sẵn sàng chỉ với một số lượng hạn chế thì sử dụng một trong các quy trình được mô tả trong 5.3.3.2 hoặc 5.3.3.3, nếu phù hợp.

5.3.2  Lấy mẫu từ chồng xếp

Chia chồng ngói hoặc phụ kiện thành các phần có kích thước tương tự nhau. Lấy một số lượng bằng nhau từ các phần khác nhau của mỗi phần để có được số lượng mẫu cần thiết mà không cần xem xét đến tình trạng hoặc chất lượng của sản phẩm đã chọn.

CHÚ THÍCH: Có thể phải gỡ một số viên ngói của chồng xếp để có thể tiếp cận các sản phẩm ngói bên trong nhưng phải giảm sự di chuyển tối thiểu của các viên ngói.

5.3.3  Lấy mẫu từ một lô hàng đã được đóng gói

Lấy các gói ngói hoặc phụ kiện từ các phần khác nhau của lô hàng và lấy một số lượng bằng nhau từ các phần khác nhau của mỗi gói để được số lượng mẫu cần thiết mà không cần xem xét đến tình trạng hoặc chất lượng của sản phẩm đã chọn.

6. Ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển

6.1  Ghi nhãn

Trên mỗi đơn vị bao gói phải ghi rõ số viên, khối lượng, các kích thước cần thiết.

Mặt dưới của viên ngói có nhãn hiệu (hoặc tên) của cơ sở sản xuất.

Ít nhất 50% tất cả các loại ngói và ít nhất 10 % các loại phụ kiện được phân phối phải có nhãn hiệu rõ ràng, không thể ty xóa (bằng mã hoặc đầy đủ), cho phép nhận diện:

- nhà sản xuất;

- loại sản phẩm (tùy chọn);

- Quốc gia xuất xứ;

- tháng và năm sản xuất.

Các tài liệu giao hàng phải viện dẫn tiêu chuẩn này và chỉ rõ độ thấm nước thuộc Loại 1 hoặc Loại 2.

Tài liệu kỹ thuật mô tả sản phẩm cũng phải nêu rõ các kích thước và độ cong, khi có liên quan.

6.2  Bảo quản

Ngói đất sét nung được vận chuyển bằng mọi phương tiện. Việc bốc dỡ sản phẩm phải nhẹ nhàng cẩn thận, tránh va đập.

Khi vận chuyển, ngói được xếp ngay ngắn sát vào nhau, được chèn chặt bằng vật liệu mềm như xốp, bông cách nhiệt, rơm, rạ...

6.3  Vận chuyển

Ngói đất sét nung được bao gói bằng vật liệu mềm xốp, hoặc buộc thành từng bó.

Ngói được bảo quản trong kho có mái che, xếp từng lô theo chủng loại, xếp ngay ngn và nghiêng theo chiều dài viên ngói, thành từng chồng.

 

PHỤ LỤC A

(Quy Định)

THỬ NGHIỆM MẪU ĐIỂN HÌNH VÀ TẦN SUẤT THỬ NGHIỆM SẢN PHẨM ĐỂ KIỂM SOÁT SẢN XUẤT Ở NHÀ MÁY

Bảng A.1 và bảng A.2 đưa ra chi tiết cụ thể việc lấy mẫu và tuân thủ tiêu chuẩn đối với thử nghim mẫu điển hình.

Bảng A.1 - Số mẫu và s sản phẩm lỗi cho phép hoặc kết quả thử nghiệm trung bình của từng thử nghiệm mẫu điển hình

STT

Tên chỉ tiêu

Số mẫu thử

Số sản phẩm lỗi cho phép hoặc kết quả thử nghiệm trung bình của từng thử nghiệm

1

Đặc tính cấu trúc

100

5

2

Tính cân đối hình dạng

XemTCVN 4313:2023, 3.3

0

3

Độ cong

XemTCVN 4313:2023, 3.2

0

4

Kích thước

Xem TCVN 4313:2023, 3.1

0

5

Độ thấm nước

Xem TCVN 4313:2023, 3.5

0

6

Lực uốn gãy

Xem TCVN 4313:2023, 3.4

0

7

Độ bền bảng giá

Xem TCVN 4313:2023, 3.7

0

Bảng A.2 - Số mẫu và số sản phẩm lỗi cho phép hoặc kết quả thử nghiệm trung bình của từng thử nghiệm nghiệm mẫu điển hình đối với kiểm soát sản xuất nhà máy

STT

Tên chỉ tiêu

Số mẫu thử

Tần suất Thử nghiệm

S sản phẩm lỗi cho phép hoặc kết qu thử nghiệm trung bình của từng thử nghiệm

1

Đặc tính cấu trúc

100

1 lần / ngày

5

2

Tính cân đối hình dạng

Xem TCVN 4313:2023, 3.3

1 lần/ 2 tuần

0

3

Độ cong

Xem TCVN 4313:2023, 3.2

1 lần/ 2 tuần

0

4

Kích thước

Xem TCVN 4313:2023, 3.1

1 lần/ quý

0

5

Độ thấm nước

Xem TCVN 4313:2023, 3.5

1 lần/ năm

0

6

Lực uốn gãy

Xem TCVN 4313:2023, 3.4

1 lần/ năm

0

7

Độ bền băng giá

Xem TCVN 4313:2023, 3.7

1 lần/ năm

0

 

PHỤ LỤC B

(Tham khảo)

NGOẠI QUAN

Do đặc tính chức năng của các sản phẩm được xác định ở phần khác, mục đích của phụ lục này là mô tả các đặc tính thuộc về quá trình sản xuất ngói mà có thể ảnh hưởng lên ngoại quan của toàn bộ mái lợp.

Các đặc trưng bề mặt và nếp gấp đất sét khống được xác định như những khuyết tật. Áp dụng là như nhau đối với các vết trầy, vết xước và các dấu hiệu của ma sát xuất hiện trên các viên ngói trong quá trình sản xuất, đóng gói và vận chuyn.

Vết nứt rạn và sự phân lớp trong xương ngói mà không gây ra sự phá hủy theo các yêu cầu 4.4 không được coi là các khuyết tật.

Vì lý do thẩm mỹ, có thể chấp nhận sự biến đổi màu sắc trong mỗi lô, ảnh hưởng đến toàn bộ lô và được sản xuất riêng lẻ.

Đối với ngói một màu, chấp nhận sự biến đổi màu bi quá trình nung.

Một số viên ngói có thể xuất hiện màng trắng mỏng, mịn trên bề mặt sau khi thi công, điều này ảnh hưởng đến màu thông thường của bề mặt ngói ở các mức độ khác nhau. Trong hầu hết các trường hợp, hiện tượng sủi bọt tạm thời này phải mờ dần và biến mất khỏi bề mặt của sản phẩm và phải không ảnh hưởng đến đặc tính chức năng.

 

PHỤ LỤC C

(Tham khảo)

ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP

C.1  Khái niệm chung

Sự phù hợp của ngói và phụ kiện áp dụng tiêu chuẩn này với các yêu cầu của tiêu chuẩn và với các giá trị công bố, phân loại (bao gồm các phương pháp và kiểu) sẽ được minh chứng bằng:

- Thử nghiệm mẫu điển hình;

- Kiểm soát quá trình sản xuất tại nhà máy bởi nhà sản xuất.

Do mục đích của thử nghiệm mẫu điển hình và kiểm soát sản phẩm nhà máy, ngói hay phụ kiện có thể được phân nhóm thành các nhóm mà ở đó xác định các kết quả thử nghiệm được công bố đối với các chỉ tiêu được lựa chọn từ 1 sản phẩm trong nhóm, có hiệu lực cho tất cả các ngói hay phụ kiện trong nhóm đó.

C.2  Lấy mẫu để thử nghiệm mẫu điển hình và kiểm soát sản phẩm nhà máy

C.2.1  Lấy mẫu ngói

Các viên ngói có thể được lựa chọn từ các quá trình sản xuất hay các sản phẩm hoàn chỉnh theo phương thức kiểm soát sản phẩm nhà máy được đưa ra bởi nhà sản xuất. Các mẫu sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên, không có sự xác định điều kiện hay chất lượng của các viên ngói được chọn.

C.2.2. Lấy mẫu phụ kiện

Đối với thử nghiệm mẫu điển hình và kiểm soát sản phẩm của các phụ kiện, các phụ kiện có thể được phân thành các nhóm theo định nghĩa 3.4.12. Các phụ kiện sẽ được lấy mẫu theo C.2.1.

C.3  Thử nghiệm mẫu điển hình

Thử nghiệm mẫu điển hình sẽ được thực hiện để chỉ ra sự tuân thủ đối với tiêu chuẩn này theo Bng A.1.

Các thử nghiệm trước đó được thực hiện theo các phần của tiêu chuẩn này (cùng sản phẩm, cùng chỉ tiêu, phương pháp thử, quy trình lấy mẫu, hệ thống tuân thủ.v.v,.) có thể được tính đến, thử nghiệm mẫu điển hình sẽ được thực hiện ở lúc bắt đầu:

- Sn phẩm của ngói hoặc phụ kiện mới (trừ khi là một thành viên của một nhóm sản phẩm).

- Một phương thức sản xuất mới (mà có thể ảnh hưởng đến các đặc tính công bố).

Bất cứ khi nào có sự thay đổi xuất hiện trong quá trình chế tạo sản phẩm, vật liệu thỏ hoặc quá trình sản xuất (tùy thuộc vào định nghĩa của một nhóm), mà có thể thay đổi một hay nhiều đặc tính, các thử nghiệm hoặc đánh giá sẽ được lặp lại đối với các chỉ tiêu phù hợp.

CHÚ THÍCH 1: Nếu các thử nghiệm được tiến hành đối với các ngói lấy từ 1 đơn vị sau khi phân phối, chỉ duy nhất các kết quả thử nghiệm quy định về hình dạng và độ thm nước có thể được sử dụng mà không cần diễn giải.

C.4  Kiểm soát sản xuất nhà máy (FPC)

Nhà sản xuất phải thiết lập hồ sơ và duy trì một hệ thống FPC để đảm bảo rằng các sản phẩm được đưa ra thị trường tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn này. Kiểm soát sản xuất nhà máy sẽ bao gồm các thủ tục: kiểm định và thử nghiệm thường xuyên và/hoặc các đánh giá. Kiểm soát sản phẩm nội bộ thường xuyên và các sản phẩm hoàn thiện được mã hóa theo một phom các chính sách bằng văn bản và các quy trình, bao gồm các hành động khắc phục cần thiết nếu thấy xuất hiện sự khống phù hợp.

Nhà sản xuất có thể lựa chọn các phương pháp khác nhau:

- Tần suất tối thiểu của các thử nghiệm sản phẩm đối với kiểm soát sản xuất nhà máy được đưa ra trong Bảng A.2.

- Phương pháp thống kê mức độ tuân thủ sản phẩm hay quá trình sẽ được công bố và minh chứng bởi nhà sản xuất.

Các phương pháp khác có thể được sử dụng cho FPC đã đưa ra rằng, một sự sai lệch thống kê thỏa mãn có thể được minh chứng với các phương pháp thử được quy định trong tiêu chuẩn này.

Đối với các chỉ tiêu ứng xử với lửa bên ngoài và phản ứng cháy, nơi sản phẩm tùy thuộc vào đánh giá bằng thử nghiệm, FPC sẽ bao gồm các kiểm soát đối với các vật liệu thô và quá trình sản xuất ở mức độ thường xuyên, được thông tin trong tài liệu FPC thường niên của nhà sản xuất, đủ để đảm bảo rằng các sản phẩm được duy trì như nhau khi chúng tùy thuộc vào thử nghiệm mẫu điển hình.

CHÚ THÍCH 2: Các nhà sản xuất có một hệ thống FPC tuân theo ISO 9001 và đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này được ghi nhận là thỏa mãn các yêu cầu hệ thống FPC.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi