Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13959-4:2024 Kính xây dựng - Xác định độ bền uốn - Phần 4: Thử nghiệm kính hình lòng máng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13959-4:2024

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13959-4:2024 BS EN 1288-4:2000 Kính xây dựng - Xác định độ bền uốn - Phần 4: Thử nghiệm kính hình lòng máng
Số hiệu:TCVN 13959-4:2024Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Xây dựng
Ngày ban hành:15/07/2024Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13959-4:2024

BS EN 1288-4:2000

KÍNH XÂY DỰNG - XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN UỐN.

PHẦN 4: THỬ NGHIỆM KÍNH HÌNH LÒNG MÁNG

Glass in building - Determination of the bending strength. Part 4: Testing of channel shaped glass

Lời nói đầu

TCVN 13959-4:2024 được xây dựng trên cơ sở tham khảo BS EN 1288-4:2000.

TCVN 13959-4:2024 do Hiệp hội Kính và Thy tinh Việt Nam biên soạn. Bộ Xây dựng đề nghị. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định. Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ Tiêu chuẩn TCVN 13959:2024 Kính xây dựng - Xác định độ bền uốn bao gồm năm phần:

- Phần 1: Nguyên lý thử nghiệm kính

- Phần 2: Thử nghiệm bằng vòng kép đồng trục đối với các mẫu kính phẳng có diện tích bề mặt thử lớn

- Phần 3: Thử nghiệm mẫu được đỡ trên hai điểm (uốn bốn điểm)

- Phần 4: Thử nghiệm kính hình lòng máng

- Phần 5: Th nghiệm bằng vòng kép đồng trục đối với các mẫu kính phẳng có diện tích bề mặt thử nhỏ

 

KÍNH XÂY DỰNG - XÁC ĐỊNH ĐỘ BN UỐN. PHN 4: THỬ NGHIỆM KÍNH HÌNH LÒNG MÁNG

Glass in building - Determination of the bending strength. Part 4: Testing of channel shaped glass

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền uốn (được định nghĩa bởi độ bền uốn tiết diện) đối với ca kính hình lòng máng, của kính có cốt hoặc không có cốt, được sử dụng trong xây dựng.

Giới hạn của tiêu chuẩn này được nêu trong TCVN 13959-1.

Tiêu chuẩn này cần phải được đọc kèm theo với TCVN 13959-1.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 9810 (ISO 48) Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Xác định độ cứng (Độ cứng từ 10 IRHD đến 100 IRHD)

TCVN 13959-1 Kính xây dựng - Xác định độ bền uốn - Phần 1: Quy định chung

EN 572-1 Glass in building - Basic soda lime silicate glass products - Part 1: Definitions and general physical and mechanical properties (Kính xây dựng - Sản phẩm kính soda-đá vôi-silicat cơ bản - Phần 1: Định nghĩa và tính chất cơ lý chung)

EN 572-7 Glass in building - Basic soda lime silicate glass products - Part 7: Wired and unwired channel shaped glass (Kính xây dựng - Sản phẩm kính soda-đá vôi-silicat cơ bản - Phần 7; Kính hình lòng máng có ct lưới thép hoặc không có cốt lưới)

3 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Độ bền uốn tiết diện (profile bending strength)

Thương số của mô men uốn cực đại và mô đun tiết diện của kính hình lòng máng (EN 572-7).

CHÚ THÍCH: Do chuyển động ngang của phần vách của kính hình lòng máng trong quá trình thử nghiệm nên hầu như mẫu ch vỡ tại đường chuyển tiếp giữa đáy và vách chứ không vỡ trên vách hoặc bề mặt đáy. Vì vậy độ bền uốn tiết diện không phải là độ bền uốn của kính hình lòng máng mà là một đại lượng biểu hiện độ bền của tiết diện.

4 Các ký hiệu

B

Chiều rộng của đáy

Fmax

Lực lớn nhất

CHÚ THÍCH: Khi con lăn uốn không được gắn chặt vào thiết bị thử, nhưng được bố trí ở trên mẫu, lực tác động từ trọng lượng của con lăn sẽ bị cộng thêm vào giá trị đo của lực lớn nhất.

G

Trọng lượng bản thân của mẫu

hF

Chiều dày của vách

hw

Chiều dày của đáy

H

Chiều cao của vách

Ls

Khoảng cách giữa các con lăn đỡ

MbB

Mô men uốn lớn nhất

PbB

Đ bền uốn tiết diện

z

Mô đun tiết diện

ZF

Mô đun tiết diện với vách chịu kéo

Zw

Mô đun tiết diện với đáy chịu kéo

5  Thiết bị

5.1  Máy thử

Thử nghiệm uốn được tiến hành trên máy với các

a) Việc chất tải được tiến hành từ 0 đến giá trị cực đại một cách đều liên tục.

b) Thiết bị chất tải phải đáp ứng với tốc độ chất tải đã định.

c) Máy thử phải kèm theo thiết bđo tải trọng với sai số ± 2,0 % trong phạm vi đo.

d) Các con lăn đỡ và con lăn uốn (xem Hình 2) có đường kính 50 mm và chiều dài không nhỏ hơn 550 mm. Tất cả các con lăn có thể quay tự do.

5.2  Dụng cụ đo

Cần có các dụng cụ đo sau:

- Thước đo chiều rộng đáy B, chính xác đến mm và chiều cao vách H, chính xác đến 0,5 mm;

- Dụng cụ đo chiều dày của vách hF và chiều dày đáy hw, chính xác đến 0,1 mm.

6  Mẫu

6.1  Số lượng mẫu

Số lượng mẫu thử phụ thuộc vào mức độ tin cậy yêu cầu, đặc biệt khi cần xác định các điểm cực biên của phân bố độ bền.

6.2  Kích thước mẫu

Các kích thước chiều rộng đáy, chiều cao vách, chiều dày đáy và vách, góc giữa đáy và vách phải tuân theo EN 572-7.

Chiều dài mẫu là 2 100 mm ± 5 mm.

6.3  Ổn định mẫu

Mẫu được bảo quản trong môi trường thử (xem 7.2) trong thời gian ít nhất 4 h trước khi thử.

CHÚ DN :

1) Vách

2) Trục chính

3) Đáy

Hình 1 - Mặt cắt ngang của mẫu

7  Cách tiến hành

7.1  Xác định kích thước của từng mẫu

Chiều rộng của đáy B, chiều cao của vách H và chiều dày của vách hF được đo ở các đầu của tiết diện và ở trung tâm của mẫu. Chiều dày của đáy hw chỉ được đo ở các đầu (xem Hình 1 và Hình 2).

7.2  Thử uốn

Các mẫu được lắp như Hình 2.

Băng cao su dày 5 mm và độ cứng (40 ± 10) IRHD được đặt giữa mẫu và các con lăn uốn và đỡ.

Thử uốn được tiến hành ở (23 ± 5) °C, với độ ẩm tương đối trong khoảng 40 % - 70 %. Trong quá trình thử giữ nhiệt độ không dao động quá 1 °C để tránh phát sinh ứng suất nhiệt.

Mu được uốn với độ tăng ứng suất uốn đồng đều với tốc độ (2 ± 0,4) MPa.s cho đến khi vỡ. Đo lực cực đại Fmax và ghi lại thời gian đạt được lực này.

CHÚ DN :

1) Mẫu

2) Con lăn uốn

3) Con lăn đỡ

4) Băng cao su

Ls = 2 000 mm ± 4 mm

Hình 2 - Lắp mẫu trên máy thử

8  Đánh giá

Chỉ xem xét các mẫu có điểm gốc vỡ nằm giữa các con lăn uốn.

Độ bền uốn tiết diện PbB được tính theo phương trình (1):

(1)

Trong đó giá trị của mô đun tiết diện Z phụ thuộc vào trường hợp vách chịu kéo (ZF) hay đáy chịu kéo (Zw).

Độ bền uốn được tính toán với mô đun tiết diện và trọng lượng đối với kích thước danh định của tiết diện với điều kiện dung sai kích thước đối với tiết diện không được vượt quá mức cho phép. Các giá trị G, ZFZw được cho trong Phụ lục A. Khi dung sai kích thước vượt quá mức cho phép, mô đun tiết diện và trọng lượng sẽ được tính riêng cho từng mẫu.

9  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo phải bao gồm các thông tin sau :

a) Mô tả tiết diện, theo tên thương mại hoặc nêu rõ các kích thước danh định của chiều rộng đáy, chiều cao vách, chiều dày của đáy và vách;

Trong trường hợp kính hình lòng máng có cốt thép cần mô tả cả cốt thép;

b) Góc nghiêng so với góc vuông, của vách (nếu có);

c) Số lượng mẫu;

d) Đối với mỗi mẫu:

1) Chiều dày của đáy và vách, độ chính xác 0,1 mm;

2) Chiều rộng của đáy , độ chính xác 1 mm; chiều cao của vách, độ chính xác 0,5 mm;

3) Vách hay đáy chịu kéo;

4) Mô đun tiết diện và trọng lượng dùng để tính toán ;

5) Độ bền uốn tiết diện PbB (MPa), độ chính xác 1 MPa;

6) Thời gian tính đến lúc vỡ (s), độ chính xác 1 s;

Không cần tính giá trị trung bình của các kết quả;

e) Số mẫu không vỡ theo mục 8;

f) Những sai lệch so với tiêu chuẩn có thể ảnh hưởng đến kết quả.

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Các tính chất của kính hình lòng máng

Bảng A.1 cho các giá trị của trọng lượng bản thân và mô đun tiết diện đối với một số sản phẩm kính hình lòng máng phổ biến.

Bảng A.1 - Các giá trị G, ZFZw của một số kính hình lòng máng

Chiều rộng của đáy

mm

Chiều cao của vách

mm

Chiều dày của kính

mm

G

N

ZF

mm3

Zw

mm3

232

41

6

89

5210

22670

232

60

7

117

13000

47910

262

41

6

98

5260

24570

262

60

7

127

13150

52420

270

40

6

100

5020

23920

331

41

6

119

5370

28490

331

60

7

151

13430

62070

498

41

6

169

5540

36030

748

41

6

245

5700

43300

 

Mục lục

Lời nói đầu

1 Phạm vi ứng dụng

2 Tài liệu viện dẫn

3 Thuật ngữ và đnh nghĩa

4 Các ký hiu

5 Thiết bị

6 Mu

7 Quy trình thử

8 Đánh giá

9 Báo cáo kết quả

Phụ lục A (Tham khảo) Các tính chất của kính hình lòng máng

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi