Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn ngành 22TCN 252:1998 Quy trình thi công và nghiệm thu lớp cấp phôi đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn ngành 22TCN 252:1998
Số hiệu: | 22TCN 252:1998 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn ngành |
Cơ quan ban hành: | Lĩnh vực: | Xây dựng, Giao thông | |
Năm ban hành: | 1998 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
tải Tiêu chuẩn ngành 22TCN 252:1998
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
22TCN 252:1998
Có hiệu lực từ ngày 18/10/1998
QUY TRÌNH THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU
LỚP CẤP PHỐI ĐÁ DĂM TRONG KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG ÔTÔ
1. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi áp dụng
Quy trình này áp dụng cho việc thi công và nghiệm thu lớp móng trên và lớp móng dưới của kết cấu áo đường ôtô bằng vật liệu cấp phối đá dăm (CPĐD).
Các lớp móng bằng vật liệu cấp phối tự nhiên (cấp phối sỏi, cuội, cát; cấp phối đồi...) và các loại cấp phối có cốt liệu bằng xỉ lò... không thuộc phạm vi áp dụng của quy trình này.
1.2. Định nghĩa và phân loại CPĐD
1.2.1. CPĐD ở đây được hiểu là một hỗn hợp cốt liệu, sản phẩm của một dây chuyền công nghệ nghiền đá (sỏi), có cấu trúc thành phần hạt theo nguyên lý cấp phối chặt, liên tục.
1.2.2. CPĐD dùng làm lớp móng trong kết cấu áo đường, đường ôtô có 2 loại sau:
loại I và loại II.
- Loại I: Toàn bộ cốt liệu của loại này (kể cả cỡ hạt nhỏ và hạt mịn) đều là sản phẩm nghiền từ đá sạch, mức độ bị bám đất bẩn không đáng kể, không lẫn đá phong hoá và không lẫn hữu cơ;
- Loại II: Cốt liệu là loại đá khối nghiền hoặc sỏi cuội nghiền, trong đó cỡ hạt nhỏ từ 2,0mm trở xuống có thể là khoáng vật tự nhiên không nghiền (bao gồm cả đất dính) nhưng không được vượt quá 50% khối lượng đá dăm cấp phối.
Được gọi là sỏi cuội nghiền khi tổng diện tích mặt vỡ phải chiếm từ 50% trở lên so với toàn bộ diện tích hạt sỏi cuội.
Các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu đối với CPĐD loại I và loại II được quy định ở mục 2, bảng 2.1.
1.3. Phạm vi và điều kiện sử dụng các loại CPĐD trong kết cấu áo đường
1.3.1. CPĐD loại I được sử dụng làm lớp móng trên của kết cấu áo đường có tầng mặt là loại cấp cao A1, A2 kể cả đối với trường hợp làm mới và tăng cường trên mặt đường cũ (phân cấp loại tầng mặt áo đường theo "Quy trình thiết kế áo đường mềm 22 TCN - 211 - 93").
Trong trường hợp dùng làm lớp móng trên của kết cấu có tầng mặt là loại cấp cao A1 thì trước khi rải các lớp mặt bê tông nhựa nhất thiết phải tưới thấm một lớp nhựa gốc bi tum trên mặt lớp móng CPĐD bằng nhựa lỏng Cutback hoặc nhựa pha dầu 1,0 kg/m2 hoặc bằng nhựa nhũ tương phân tách nhanh 1,5 ÷ 1,6 kg/m2 (hàm lượng nhựa trong nhũ tương 50 ÷ 60%).
1.3.2. CPĐD loại II được sử dụng làm lớp móng dưới cho loại kết cấu áo đường có tầng mặt
là loại cấp cao A1 và được sử dụng làm lớp móng trên cho kết cấu áo đường có tầng mặt là loại cấp cao A2 hoặc cấp thấp B1. Khi làm lớp móng trên cho kết cấu áo đường có tầng mặt là loại cấp cao A2 cũng phải tưới lớp nhựa thấm như quy định tại 1.3.1.
1.3.3. Để có thể lu lèn chặt đạt yêu cầu, lớp vật liệu CPĐD phải được rải trên nền phía dưới đủ cứng; do vậy, nếu dùng làm lớp móng dưới thì lớp kết cấu phía dưới không phải là cát và phải có trị số mô đun đàn hồi E ≥ 400 daN/cm2 hoặc CBR ≥ 7;
1.4. Không được dùng phương pháp trộn ở trạm trộn dọc tuyến hay trộn trên đường để sản xuất hỗn hợp CPĐD. Đối với CPĐD loại II, khi sản phẩm nghiền không đủ tỷ lệ cỡ hạt nhỏ thì được trộn thêm cỡ hạt nhỏ dưới 2,0mm không nghiền cũng phải tiến hành ngay ở xí nghiệp gia công để đảm bảo chất lượng trộn đều (bảo đảm cân đong chính xác và trộn kỹ).
2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VẬT LIỆU CPĐD
Phải đảm bảo 6 chỉ tiêu nêu ở bảng 2.1
Bảng 2.1
I. Thành phần hạt (Thí nghiệm theo TCVN 4198 - 95) | ||||||
Kích cỡ lỗ sàng vuông (mm) | Tỷ lệ % lọt qua sàng | |||||
Dmax = 50mm | Dmax = 37,5mm | Dmax = 25mm | Ghi chú | |||
50 | 100 |
|
|
| ||
37,5 | 70 ÷ 100 | 100 |
|
| ||
25,0 | 50 ÷ 85 | 72 ÷ 100 | 100 |
| ||
12,5 | 30 ÷ 65 | 38 ÷ 69 | 50 ÷ 85 |
| ||
4,75 | 22 ÷ 50 | 26 ÷ 55 | 35 ÷ 65 |
| ||
2,0 | 15 ÷ 40 | 19 ÷ 43 | 25 ÷ 50 |
| ||
0,425 | 8 ÷ 20 | 9 ÷ 24 | 15 ÷ 30 |
| ||
0,075 | 2 ÷ 8 | 2 ÷ 10 | 5 ÷ 15 |
| ||
II. Chỉ tiêu Los-Angelès (L.A) (Thí nghiệm AASHTO T96) | ||||||
Loại I | Loại tầng mặt | Móng trên | Móng dưới | |||
| Cấp cao A1 | ≤ 30 | Không dùng | |||
| Cấp cao A2 | ≤ 35 | Không dùng | |||
| Cấp cao A1 | Không dùng | ≤ 35 | |||
Loại II | Cấp cao A2 | ≤ 35 | ( 40 | |||
| Cấp thấp B1 | ( 40 | ( 50 | |||
III. Chỉ tiêu Atterberg (Thí nghiệm theo TCVN 4197 - 95) | ||||||
| Giới hạn chảy WL | Chỉ số dẻo Wn |
| |||
Loại I | Không thí nghiệm được | Không thí nghiệm được |
| |||
Loại II | Không lớn hơn 25 | Không lớn hơn 6 |
| |||
IV. Hàm lượng sét - chỉ tiêu ES (Thí nghiệm theo TCVN 344-86) | ||||||
Loại I | ES > 35 |
|
| |||
Loại II | ES > 30 |
|
| |||
V. Chỉ tiêu CBR (Thí nghiệm AASHTO T193) | ||||||
Loại I | CBR (100 với K = 0,98, ngâm nước 4 ngày đêm |
|
| |||
Loại II | CBR ( 80 với K = 0,98, ngâm nước 4 ngày đêm |
|
| |||
VI. Hàm lượng hạt dẹt (Thí nghiệm theo 22 TCN 57-84) | ||||||
Loại I | Không quá 10% |
|
| |||
Loại II | Không quá 15% |
|
| |||
3. CÔNG NGHỆ THI CÔNG
3.1. Công tác chuẩn bị thi công
Lấy mẫu CPĐD để thí nghiệm kiểm tra chất lượng so với yêu cầu ở bảng 2.1 trên và tiến hành thí nghiệm đầm nén tiêu chuẩn để xác định dung trọng khô lớn nhất Cmax và
độ ẩm tốt nhất Wo của CPĐD (theo tiêu chuẩn đầm nén cải tiến AASHTO T180).
3.2. Xác định hệ số rải (hệ số lèn ép)
Krải (3.2)
trong đó:
- dung trọng khô lớn nhất của CPĐD theo kết quả thí nghiệm đầm nén tiêu chuẩn. K là độ chặt được quy định bằng hoặc lớn hơn 0,98;
- dung trọng khô của CPĐD lúc chưa lu lèn.
Krải có thể tạm lấy bằng 1,30 và xác định chính xác thông qua rải thử.
3.3. Chuẩn bị các thiết bị phục vụ kiểm tra trong quá trình thi công
- Xúc xắc khống chế bề dầy và thước mui luyện,
- Bộ sàng và cân để phân tích thành phần hạt,
- Bộ thí nghiệm đương lượng cát (kiểm tra độ bẩn).
- Trang bị xác định độ ẩm của CPĐD;
- Bộ thí nghiệm rót cát để kiểm tra độ chặt (xác định dung trọng khô sau đầm nén).
3.4. Chuẩn bị các thiết bị thi công
- Ôtô tự đổ vận chuyển CPĐD.
- Trang thiết bị phun tưới nước ở mọi khâu thi công (xe xitéc phun nước, bơm có vòi tưới cầm tay, bình tưới thủ công...).
- Máy rải CPĐD (trường hợp bất đắc dĩ có thể dùng máy san tự hành bánh lốp để san rải đá cho lớp móng dưới; tuyệt đối không được dùng máy ủi để san gạt).
- Các phương tiện đầm nén: tốt nhất là có lu rung bánh sắt cỡ 3 ÷ 6T; ngoài lu rung phải có lu tĩnh bánh sắt 8 ÷ 10 tấn. Nếu không có lu rung, có thể thay bằng lu bánh lốp với tải trọng bánh 2,5 ÷ 4 tấn/bánh).
- Các phương tiện rải lớp nhựa thấm (khi làm lớp móng trên).
3.5. Chuẩn bị nền, móng phía dưới lớp CPĐD sao cho vững chắc, đồng đều, đảm bảo độ dốc ngang
- Với lớp móng dưới đặt trên nền đất thì nền đất phải được nghiệm thu.
- Không rải trực tiếp CPĐD trên nền cát (dù cát được đầm nén chặt).
- Nếu dùng CPĐD làm lớp móng tăng cường trên mặt đường cũ thì phải phát hiện và xử lý triệt để các hố cao su và phải vá, sửa, bù vênh. Lớp bù vênh phải được thi công trước và tách riêng, không gộp với lớp móng tăng cường.
3.6. Phải tổ chức thi công một đoạn rải thử 50 ÷ 100m trước khi triển khai đại trà để rút kinh nghiệm hoàn chỉnh quy trình và dây chuyền công nghệ trên thực tế ở tất cả các khâu: chuẩn bị rải và đầm nén CPĐD; kiểm tra chất lượng, kiểm tra khả năng thực hiện của các phương tiện, xe máy; bảo dưỡng CPĐD sau thi công...
Việc rải thử phải có sự chứng kiến của chủ đầu tư và tư vấn giám sát.
4. CÔNG NGHỆ THI CÔNG LỚP MÓNG CPĐD
4.1. Vận chuyển CPĐD đến hiện trường thi công
4.1.1. Phải kiểm tra các chỉ tiêu của CPĐD trước khi tiếp nhận (xem nội dung mục 5.1.). Vật liệu CPĐD phải được phía tư vấn giám sát chấp thuận ngay tại cơ sở gia công hoặc bãi chứa.
4.1.2. Không được dùng thủ công xúc CPĐD hất lên xe; phải dùng máy xúc gầu ngoạm hoặc máy xúc gầu bánh lốp.
4.1.3. Đến hiện trường xe đổ CPĐD trực tiếp vào máy rải; nếu chỉ có máy san thì một xe phải đổ làm một số đống nhỏ gần nhau để cự ly san gạt ngắn. Chiều cao của đáy thùng xe tự đổ khi đổ chỉ được cao trên mặt rải 0,50m.
4.2. Rải CPĐD
4.2.1. Khi rải (hoặc san) độ ẩm của CPĐD phải bằng độ ẩm tốt nhất Wo hoặc Wo + 1%, nếu CPĐD chưa đủ ẩm thì phải vừa rải (hoặc vừa san) vừa tưới thêm nước bằng bình hoa sen hoặc xe xitéc với vòi phun cầm tay chếch lên để tạo mưa (tránh phun mạnh làm trôi các hạt nhỏ, đồng thời bảo đảm phun đều); hoặc bằng dàn phun nước phía trên bánh lu của xe lu.
4.2.2. Bề dầy 1 lớp không quá 15 ÷ 18 cm (sau khi lèn chặt). Nếu có các phương tiện lu nặng và qua rải thử thấy đạt yêu cầu đầm nén thì cho phép bề dầy một lớp tới 20 25cm (sau khi lèn chặt). Bề dầy rải phải nhân với hệ số rải nói ở điểm 3.2 và phải khống chế bằng xúc xắc.
Nếu không có đá vỉa hoặc không có lề gia cố tạo cho thành bên cứng chắc thì nên rải CPĐD rộng thêm 0,2m mỗi bên mép mặt đường để tạo điều kiện lu lèn đạt độ chặt yêu cầu ở vùng mép mặt đường.
4.2.3. Trong quá trình san, rải CPĐD, nếu phát hiện có hiện tượng phân tầng (tập trung đá cỡ hạt lớn...) thì phải xúc đi thay cấp phối mới. Cấm không được bù các cỡ hạt và trộn lại tại chỗ...; nếu có hiện tượng kém bằng phẳng cục bộ thì phải khắc phục ngay bằng chỉnh lại thao tác máy.
4.2.4. Nếu thi công hai lớp CPĐD kế liền thì trước khi rải CPĐD lớp sau, phải tưới ẩm mặt của lớp dưới và phải thi công ngay lớp sau để tránh xe cộ đi lại làm hư hỏng bề mặt lớp dưới.
Nếu thi công CPĐD thành từng vệt trên bề rộng của mặt đường thì trước khi rải vệt sau phải xắn thẳng đứng vách thành của vệt rải trước để bảo đảm chất lượng lu lèn chỗ tiếp giáp giữa 2 vệt.
4.3. Lu lèn chặt
4.3.1. Trước khi lu, nếu thấy CPĐD chưa đạt độ ẩm Wtn thì có thể tưới thêm nước (tưới nhẹ và đều, không phun mạnh); trời nắng to có thể tưới thêm 2 3 lít nước/m2.
4.3.2. Trình tự lu:
- Lu sơ bộ bằng lu bánh sắt 6 ÷ 8 tấn với 3 ÷ 4 lần/điểm.
- Dùng lu rung (loại đã nói ở điểm 3.4) hoặc lu rung 14 tấn (khi rung đạt 25 tấn) với số lần 8 ÷ 10 lần/điểm;
- Tiếp theo dùng lu bánh lốp loại nói ở điểm 3.4 lu 20 ÷ 25 lần/điểm;
- Lu là phẳng lại bằng lu bánh sắt 8 ÷ 10 tấn.
Nếu không có lu rung thì có thể dùng lu bánh lốp rồi sau dùng lu bánh sắt loại nặng 10 ÷ 12 tấn để lu chặt.
Các số lần lu nói trên chỉ mang tính hướng dẫn; căn cứ chính để xác định trình tự và số lần lu là thông qua kết quả rải thử (điểm 3.6).
Trong quá trình lu vẫn cần tưới ẩm nhẹ để bù lại lượng ẩm bị bốc hơi và nên luôn giữ ẩm bề mặt lớp CPĐD khi đang lu lèn.
4.3.3. Yêu cầu về độ chặt: phải đạt độ chặt K 0,98 như nói ở điểm 3.1 trong cả bề dầy lớp. Trong quá trình lu lèn phải thường xuyên kiểm tra độ chặt bằng phương pháp rót cát theo quy định ở mục 5.
4.4. Bảo dưỡng và làm lớp nhựa tưới thấm
4.4.1. Không cho xe cộ qua lại trên lớp CPĐD chưa được tưới nhựa thấm. Trước khi tưới thấm nhựa nên thường xuyên giữ độ ẩm trên mặt CPĐD, không nên để loại cỡ hạt mịn bốc bụi; việc tưới ẩm phải ngừng trước vài ngày, nếu tưới thấm bằng nhựa pha dầu.
4.4.2. Đối với lớp móng trên và trường hợp cần bảo đảm giao thông ngay phải nhanh chóng làm lớp nhựa thấm trên mặt lớp CPĐD:
- Tưới nhựa thấm: nhựa pha dầu 1,0 Kg/m2 hoặc 1,5 1,6 Kg/m2 nhũ tương nhựa đường phân tách nhanh;
- Té đá mạt cỡ 3 ÷ 5 mm quét đều với lượng 9 ÷ 10 Lít/m2.
- Lu bằng lu 8 ÷ 10 tấn 2 ÷ 3 lần/điểm.
5. KIỂM TRA TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG
5.1. Kiểm tra chất lượng CPĐD trước khi rải
- Cứ 150 m3 hoặc một ca thi công kiểm tra về thành phần hạt, về tỷ lệ hạt dẹt, về chỉ số dẻo hoặc đương lượng cát (ES).
Phải lấy mẫu CPĐD trên thùng xe khi xe chở CPĐD đến hiện trường.
Khi thay đổi mỏ đá hoặc loại đá sản xuất CPĐD phải kiểm tra tất cả các chỉ tiêu của CPĐD nói ở điểm 3.1 đồng thời tiến hành thí nghiệm đầm nén.
5.2. Cứ 150m3 hoặc một ca thi công phải kiểm tra độ ẩm của CPĐD trước khi rải như quy định 4.2.1.
5.3. Kiểm tra độ chặt của mỗi lớp CPĐD sau khi lu lèn cứ 800 m2/1 lần kiểm tra. Phương pháp kiểm tra: phương pháp rót cát theo quy trình 22 TCN 13-79.
6. KIỂM TRA NGHIỆM THU
6.1. Kiểm tra độ chặt cứ 7000m2 kiểm tra 3 điểm ngẫu nhiên theo phương pháp rót cát 22 TCN 13-79. Hệ số K kiểm tra phải lớn hơn hoặc bằng K thiết kế.
6.2. Kiểm tra bề dầy kết cấu. Kết hợp với việc đào hố kiểm tra độ chặt tiến hành kiểm tra chiều dầy lớp kết cấu CPĐD, sai số cho phép 5% bề dày thiết kế nhưng không được quá ± 10mm đối với lớp móng dưới và không dưới 5mm đối với lớp móng trên.
6.3. Các kích thước khác và độ bằng phẳng: Cứ 200m dài phải kiểm tra một mặt cắt:
- Bề rộng, sai số cho phép so với thiết kế ± 10cm;
- Độ dốc ngang, sai số cho phép ± 0,5%;
- Cao độ cho phép sai số ± 1mm đối với lớp dưới và ± 5mm đối với lớp móng trên.
- Độ bằng phẳng đo bằng thước đo dài 3m theo TCN 16-79, khe hở lớn nhất dưới thước không được vượt quá 10mm đối với lớp móng dưới và không quá 5mm đối với lớp móng trên.
PHỤ LỤC
CHỈ DẪN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THIẾT KẾ LỚP MÓNG BẰNG CPĐD
1. Đối với lớp móng trên nên dùng loại CPĐD có Dmax = 25mm ở bảng 2.1. Trường hợp bất đắc dĩ có thể dùng các loại khác ở bảng 2.1 nhưng nên hạn chế sự có mặt của các hạt lớn hơn 37,5mm đến mức ít nhất.
2. Đối với CPĐD loại II, nếu chỉ số dẻo vượt quá 6 thì cần giảm tỷ lệ % cỡ hạt lọt qua sàng 0,425mm (đặc biệt cỡ hạt < 0,075mm) cho đến khi chỉ số dẻo xuống dưới 6.
3. Đối với lớp móng dưới nên dùng các loại CPĐD có Dmax = 50mm và 37,5mm.
4. Tốt nhất nên thiết kế thành phần hạt của CPĐD có trị số tỷ lệ % lọt qua sàng của các cỡ hạt bằng trị số trung bình trong khoảng trị số cho ở bảng 2.1, nếu không đạt yêu cầu trên thì chỉ nên chênh lệch với trị số trung bình này một phạm vi sai số trong bảng dưới đây:
Cỡ sàng (mm) | 12,5 | 4,75 | 2,0 | 0,425 | 0,075 |
Chênh lệch (%) | ± 12 | ± 11 | ± 9 | ± 6 | ± 3 |
Khi tính toán cường độ kết cấu áo đường mềm theo "Quy trình 22 TCN 211-93" có thể lấy trị số môđun đàn hồi tính toán E của CPĐD như sau:
Đối với CPĐD loại I: E = 3500 daN/cm2; loại II: E = 2500 - 3000 daN/cm2 tuỳ thuộc tỷ lệ hạt khoáng tự nhiên có mặt trong cấp phối; tỷ lệ này càng lớn (lớn nhất là 50% như nói ở điểm 2.3.3) thì trị số E phải lấy càng nhỏ.