Thông tư liên tịch 981/TTLN của Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư liên tịch 981/TTLN

Thông tư liên tịch 981/TTLN của Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định của Pháp lệnh Thi hành án dân sự
Cơ quan ban hành: Bộ Tư pháp; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối caoSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:981/TTLNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư liên tịchNgười ký:
Ngày ban hành:29/09/1993Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư liên tịch 981/TTLN

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THôNG Tư

LIêN NGàNH Số 981/TTLN NGàY 21-9-1993 CủA

Bộ Tư PHáP, TòA áN NHâN DâN TốI CAO,

VIệN KIểM SáT NHâN DâN TốI CAO HướNG DẫN THựC HIệN

MộT Số QUY địNH CủA PHáP LệNH THI HàNH áN DâN Sự

 

Để thi hành thống nhất một số quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 21-4-1993, Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn một số điểm sau đây:

 

I - VIệC CấP, CHUYểN GIAO BảN SAO BảN áN, QUYếT địNH.

 

1. Đối với bản án, quyết định tuy chưa có hiệu lực nhưng được thi hành ngay theo quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh thì Toà án có trách nhiệm chuyển giao bản sao bản án, quyết định trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định đó cho cơ quan thi hành án cùng cấp nơi Toà án đã xét xử sơ thẩm, mà không phân biệt bản án, quyết định đó có bị kháng cáo, kháng nghị hay không.

Khi người được thi hành án, người có quyền, lợi ích liên quan đến việc thi hành án yêu cầu, thì Toà án cấp cho họ bản sao bản án, quyết định.

2. Trong các bản án, quyết định của Toà án đều có phần quyết định về án phí. Do đó, Toà án phải chuyển giao đầy đủ bản sao bản án, quyết định được thi hành cùng với bản sao biên bản kê biên, tạm giữ tài sản kèm theo tang vật (nếu có) cho cơ quan thi hành án. Trong trường hợp Toà án chưa chuyển giao đầy đủ các loại giấy tờ và tang vật nói trên, thì cơ quan thi hành án yêu cầu Toà án chuyển giao đủ. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Toà án phải thực hiện yêu cầu đó.

3. Trong trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định phúc thẩm, Toà án chuyển giao bản sao bản án, quyết đinh, bản sao biên bản kê biên, tạm giữ tài sản, mỗi loại hai bản, kèm theo tang vật (nếu có) cho Toà án đã xét xử sơ thẩm. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được các bản sao đó, Toà án đã xét xử sơ thẩm có trách nhiệm chuyển giao một bản sao bản án, quyết định phúc thẩm, một bản sao bản án, quyết định sơ thẩm cùng với bản sao biên bản kê biên, tạm giữ tài sản kèm theo tang vật (nếu có) cho cơ quan thi hành án.

4. Trong trường hợp bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, thì trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày ra quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm, Toà án đã xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm chuyển giao bản sao bản án, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm, mỗi loại hai bản, cho Toà án đã xét xử sơ thẩm. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được các bản sao đó, Toà án đã xét sơ thẩm có trách nhiệm chuyển giao một bản sao bản án, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm cho cơ quan thi hành án.

5. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm đồng thời là chung thẩm, trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định, Toà hình sự hoặc Toà dân sự của Toà án nhân dân tối cao đã xét xử vụ án chuyển giao bản sao bản án, quyết dịnh đó cùng với bản sao biên bản kê biên, tạm giữ tài sản kèm theo tang vật (nếu có) cho Phòng thi hành án tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi mở phiên toà sơ thẩm đồng thời là chung thẩm.

Đối với bản án hình sự sơ thẩm đồng thời là chung thẩm của Toà án quân sự Trung ương có phần quyết định về tài sản thì Toà án quân sự Trung ương chuyển giao bản sao bản án đó cùng với bản sao biên bản kê biên, tạm giữ tài sản kèm theo tang vật (nếu có) cho Phòng thi hành án quân khu và tương đương nơi mở phiên toà sơ thẩm đồng thời là chung thẩm.

6. Sau khi nhận được bản sao bản án, quyết định do Toà án chuyển giao, cơ quan thi hành án phải vào sổ nhận bản án, quyết định và phân loại để xử lý như sau:

a) Đối với phần quyết định của bản án, quyết định thuộc trường hợp cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành, thì thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành hoặc uỷ thác cho cơ quan thi hành án nơi khác ra quyết định thi hành;

b) Đối với phần quyết định của bản án, quyết định được thi hành theo đơn yêu cầu, thì cơ quan thi hành án vào sổ theo dõi; khi có đơn yêu cầu thi hành án thì ra quyết định thi hành hoặc uỷ thác cho cơ quan thi hành án nơi khác ra quyết định thi hành.

7. Khi cấp bản sao bản án, quyết định cho các đương sự, Toà án không được thu lệ phí giấy tờ đối với bản sao đầu tiên; từ bản sao thứ hai, Toà án được thu lệ phí giấy tờ theo mức quy định của Chính phủ.

 

II - VIệC THI HàNH áN Về áN PHí

 

1. Đối với khoản án phí mà đương sự đã nộp tiền tạm ứng án phí, thì cơ quan thi hành án căn cứ vào bản án, quyết định của Toà án được thi hành có liên quan đến số tiền đó để thi hành án.

2. Đối với khoản án phí mà đương sự chưa nộp tiền tạm ứng án phí, thì cơ quan thi hành án phải áp dụng các biện pháp để thu án phí.

3. Đối với khoản án phí chưa thể thu được thì cơ quan thi hành án lập sổ theo dõi riêng, ghi rõ lý do từng trường hợp; khi có điều kiện thi hành án thì phải thu ngay án phí.

 

III - VIệC NHậN TIềN, TàI SảN đượC
NộP TRướC KHI TOà áN THụ Lý, XéT Xử Vụ áN.

 

Việc nhận tiền, tài sản do đương sự, bị cáo hoặc người khác nộp trước khi Toà án thụ lý, xét xử vụ án được thực hiện như sau:

1. Trong trường hợp pháp luật quy định các đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí, thì Toà án dự tính, ghi số tiền phải nộp và hướng dẫn họ đến nộp cho cơ quan thi hành án cùng cấp. Cơ quan thi hành án nhận tiền và cấp hai biên lai nhận tiền để họ giữ một biên lai và nộp cho Toà án một biên lai đưa vào hồ sơ.

2. Trong trường hợp trước khi xét xử, đương sự, bị cáo hoặc người khác nộp tiền bồi thường thiệt hại, tiền thu lợi bất chính,... thì Toà án hướng dẫn họ đến nộp cho cơ quan thi hành án cùng cấp. Cơ quan thi hành án nhận tiền và cấp hai biên lai nhận tiền để họ giữ một biên lai và nộp cho Toà án một biên lai đưa vào hồ sơ.

Trong trường hợp nhận tài sản không phải là tiền, thì cơ quan thi hành án lập biên bản ghi tình trạng, chất lượng tài sản và cấp hai bản sao biên bản đó để họ giữ một bản sao và nộp cho Toà án một bản sao đưa vào hồ sơ.

3. Cơ quan thi hành án phải lập sổ riêng theo dõi việc nhận tiền, tài sản do đương sự, bị cáo hoặc người khác nộp trước khi Toà án thụ lý, xét xử, việc giữ, quản lý tiền, tài sản đó phải thực hiện theo quy định của Nhà nước.

4. Khi bản án, quyết định của Toà án được thi hành, việc thi hành số tiền, tài sản đã nộp trước khi Toà án thụ lý, xét xử vụ án được thực hiện theo phần quyết định của bản án, quyết định có liên quan đến số tiền, tài sản đó.

 

IV - GIảI THíCH NHữNG đIểM Có LIêN QUAN đếN VIệC THI HàNH áN
Và VIệC KIếN NGHị đốI VớI BảN áN, QUYếT địNH Có SAI LầM.

 

1. Khi cấp bản sao bản án, quyết định cho đương sự, Toà án phải giải thích cho người được thi hành án biết quyền làm đơn yêu cầu thi hành án, thời hiệu thi hành án và các vấn đề khác có liên quan đến việc thi hành án.

2. Khi ra quyết định thi hành án hoặc trong quá trình thi hành án, nếu cơ quan thi hành án thấy trong bản án, quyết định có những điểm chưa rõ, có sai, sót về số liệu do tính toán không đúng, thì cơ quan thi hành án gửi văn bản yêu cầu Toà án đã ra bản án, quyết định đó giải thích những điểm chưa rõ, đính chính sai, sót.

Toà án đã ra bản án, quyết định có trách nhiệm giải thích những điểm chưa rõ, đính chính sai, sót và trả lời bằng văn bản cho cơ quan thi hành án trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu.

Khi giải thích những điểm chưa rõ, đính chính sai, sót về số liệu, Toà án không được sửa đổi, bổ sung bản án, quyết định.

3. Khi ra quyết định thi hành án hoặc trong quá trình thi hành án, nếu cơ quan thi hành án phát hiện thấy bản án, quyết định được thi hành có sai lầm, thì có quyền kiến nghị với người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng xét xử lại bản án, quyết định đó.

 

V - VIệC Xử Lý CáC KHOảN TIềN, TàI SảN TồN đọNG

 

Việc xử lý các khoản tiền, tài sản tồn đọng được thực hiện như sau:

a) Đối với các khoản tiền, tài sản của các vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng đang do cơ quan, tổ chức khác giữ thì cơ quan thi hành án chủ động thu hồi hoặc phối hợp với Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan hữu quan thực hiện các biện pháp cần thiết để thu hòi khoản tiền, tài sản đó;

b) Đối với các khoản tiền, tài sản tồn đọng mà đã xác định được người thi hành án, thì cơ quan thi hành án thông báo và định thời hạn để họ đến nhận. Trong trường hợp họ chưa nhận khoản tiền, tài sản đó, thì cơ quan thi hành án lập biên bản ghi rõ lý do và tạm gửi tiền vào kho bạc Nhà nước, giữ tài sản đó ở cơ quan thi hành án. Hết thời hạn ba năm đối với người được thi hành án cá nhân, một năm đối với người được thi hành án là cơ quan, tổ chức, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, mà người được thi hành án vẫn không nhận số tiền, tài sản được hưởng thì cơ quan thi hành án làm thủ tục nộp tiền, tổ chức bán đấu giá tài sản đó và nộp tiền vào ngân sách Nhà nước.

c) Đối với các khoản tiền, tài sản tồn đọng mà chưa xác định được người được thi hành án, thì cơ quan thi hành án phải thông báo, niêm yết công khai về từng khoản tiền tài sản tồn đọng. Hết thời hạn ba tháng, kể từ ngày thông báo công khai, mà không có người đến nhận, thì cơ quan thi hành án làm thủ tục tạm gửi tiền vào kho bạc Nhà nước, giữ tài sản đó ở cơ quan thi hành án.

Trong trường hợp người được thi hành án có yêu cầu và chứng minh được quyền hưởng khoản tiền đã tạm nộp vào ngân sách Nhà nước, mà thời hiệu thi hành án chưa hết hoặc thời hiệu thi hành án được khôi phục, thì cơ quan thi hành án làm thủ tục rút lại khoản tiền đó từ kho bạc thi hành án;

d) Đối với các khoản tiền, tài sản đang tồn đọng thuộc diện tiêu huỷ theo quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặc đã mục nát, hư hỏng nặng không còn giá trị sử dụng, thì cơ quan thi hành án lập Hội đồng tiêu huỷ tang vật gồm đại diện cơ quan tài chính cùng cấp, cơ quan chuyên môn khác có liên quan, do thủ trưởng cơ quan thi hành án làm Chủ tịch. Viện kiểm sát giám sát việc tiêu huỷ. Biên bản tiêu huỷ phải có chữ ký của Chủ tịch, các thành viên Hội đồng tiêu huỷ và được sao gửi cho Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan tài chính cùng cấp và lưu vào hồ sơ thi hành án.

 

VI - VIệC Kê BIêN TàI SảN

 

1. Trong trường hợp người phải thi hành án chỉ có một tài sản duy nhất có giá trị lớn hơn mức phải thi hành án và tài sản đó là một vật thể thống nhất, nếu tách ra từng phần thì mất hoặc giảm một cách đáng kể giá trị sử dụng của tài sản, chấp hành viên phải có quyền kê biên tài sản đó. Sau khi bán đấu giá tài sản và thanh toán các chi phí về thi hành án, số tiền còn lại được trả cho người phải thi hành án.

2. Khi kê biên tài sản, nếu có tranh chấp về tài sản bị kê biên, thì chấp hành viên giải thích cho người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản tranh chấp về quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự. Sau khi thụ lý đơn kiện, Toà án phải khẩn trương giải quyết tranh chấp về tài sản để việc thi hành án được tiếp tục, bảo đảm quyền lợi cho các đương sự.

Hết thời hạn ba tháng, kể từ ngày kê biên tài sản, mà không có người khởi kiện, thì tài sản bị kê biên được xử lý để thi hành án.

 

VII - KIểM SáT VIệC THI HàNH áN

 

1. Trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiến hành kiểm sát công tác thi hành án, cụ thể là:

a) Kiểm sát hoạt động của Toà án trong việc chấp hành các quy định của pháp luật thi hành án dân sự về:

- Thời hạn và thủ tục chuyển giao bản sao bản án, quyết định, bản sao biên bản kê biên, tạm giữ tài sản, tang vật, chuyển giao tài sản tang vật.

- Việc cấp bản sao bản án, quyết định cho các đương sự.

b) Kiểm sát việc các cơ quan thi hành án, chấp hành viên tuân theo các quy định của pháp luật thi hành án dân sự về:

- Việc ra các quyết định về thi hành án và quyết định uỷ thác thi hành án;

- Thủ tục thi hành án, thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành án;

- Việc giải quyết khiếu nại hành vi trái pháp luật của thủ trưởng cơ quan thi hành án, của chấp hành viên.

c) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của lực lượng cảnh sát nhân dân trong việc bảo vệ cưỡng chế thi hành án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án.

2. Khi tiến hành kiểm sát việc thi hành án, Viện kiểm sát có quyền:

a) Yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân nói trên tự kiểm tra và thông báo cho Viện kiểm sát biết kết quả tự kiểm tra; yêu cầu cung cấp tài liệu, vật chứng liên quan đến việc thi hành án. Văn bản yêu cầu của Viện kiểm sát phải xác định rõ đối tượng, nội dung tự kiểm tra hoặc cung cấp tài liệu, thời hạn trả lời kết quả tự kiểm tra hoặc cung cấp tài liệu, vật chứng. Các yêu cầu của Viện kiểm sát phải được thực hiện trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu;

b) Trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Khi thực hiện quyền này, Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phải ra quyết định xác định rõ đối tượng, nội dung, phạm vi các vấn đề kiểm sát, thời điểm và thời gian tiến hành, kết thúc việc kiểm sát; phân công kiểm sát viên, cán bộ thực hiện và lập văn bản kết luận cuộc kiểm sát trực tiếp;

c) Kháng nghị Toà án, cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới, chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thi hành án, nếu có vi phạm pháp luật; kháng nghị các quyết định thi hành án trái luật.

Khi nhận được kháng nghị của Viện kiểm sát, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nói trên có trách nhiệm trả lời trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị;

d) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính người vi phạm pháp luật; nếu có dấu hiệu của tội phạm thì khởi tố về hình sự; khởi tố những vụ án dân sự theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan cấp trên nhận được kháng nghị của Viện kiểm sát đối với cấp dưới của mình, thì thời hạn trả lời là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị.

Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân hữu quan không nhất trí với nội dung kháng nghị, thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó có quyền đề nghị Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét lại kháng nghị hoặc quyết định đó. Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải xem xét và trả lời trong thời gian ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ thi hành án. Quyết định của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có hiệu lực thi hành.

 

VIII - HIệU LựC THI HàNH

 

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế các văn bản của Toà án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao được ban hành trước đây hướng dẫn về việc thi hành án dân sự.

Đối với các bản án, quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật trước ngày 1 tháng 6 năm 1993, nhưng chưa được thi hành, thì việc thi hành án được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự và Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, các cơ quan hữu quan phản ánh về Toà án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao để có hướng dẫn giải quyết.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi