Quyết định 667/2004/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy chế kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 667/2004/QĐ-BTP
Cơ quan ban hành: | Bộ Tư pháp | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 667/2004/QĐ-BTP | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Uông Chu Lưu |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 08/12/2004 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tư pháp-Hộ tịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 667/2004/QĐ-BTP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TƯ PHÁP Số: 667/2004/QĐ-BTP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy chế kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Pháp lệnh Luật sư năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 94/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Luật sư;
Căn cứ Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3: Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Uông Chu Lưu
QUY CHẾ
Kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư
(Ban hành kèm theo Quyết định số 667/2004/QĐ-BTP ngày
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Phạm vi, đối tượng áp dụng
Quy chế kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư được áp dụng cho các kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư để đánh giá khả năng hành nghề luật sư của người tham dự kiểm tra theo quy định của Pháp lệnh Luật sư năm 2001 và Nghị định số 94/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Luật sư.
Điều 2: Nguyên tắc kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư
Việc kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư phải bảo đảm công khai, công bằng và khách quan.
Điều 3: Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, của Sở Tư pháp, Đoàn luật sư
1. Vụ Bổ trợ Tư pháp là đơn vị chủ trì tổ chức việc kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư.
2. Các đơn vị khác thuộc Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp, các Đoàn luật sư trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Vụ Bổ trợ tư pháp tổ chức việc kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật sư
Chương 2:
NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA HẾT TẬP SỰ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
Điều 4: Nội dung kiểm tra hết tập sự tập sự hành nghề Luật sư
1. Kỹ năng tư vấn pháp luật
2. Kỹ năng tranh tụng.
3. Quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp luật sư.
Điều 5: Hình thức và thời gian kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư
1. Kiểm tra viết 180 phút.
2. Kiểm tra thực hành gồm hai phần. Phần một, luật sư tập sự trình bày và bảo vệ quan điểm về một vụ việc tự chọn. Phần hai, luật sư tập sự giải quyết tình huống do giám khảo đưa ra. Thời gian kiểm tra thực hành đối với mỗi luật sư tập sự tối đa không quá 15 phút cho mỗi phần
Chương 3:
TỔ CHỨC KIỂM TRA HẾT TẬP SỰ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
Điều 6: Đối tượng tham dự kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư
Đối tượng tham dự kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư là các luật sư tập sự đã hoàn thành thời gian tập sự theo quy định của Pháp lệnh Luật sư và được Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư đề nghị cho tham dự kiểm tra.
Điều 7: Kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư theo khu vực
1. Việc kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư được tổ chức theo khu vực, định kỳ mỗi quý 01 lần.
2. Chậm nhất là ngày 15 của tháng cuối quý, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư gửi Vụ Bổ trợ tư pháp công văn đề nghị kèm theo danh sách và hồ sơ dự kiểm tra của luật sư tập sự hết thời gian tập sự vào quý tiếp theo. Hồ sơ dự kiểm tra gồm có:
a) Bản sao thẻ luật sư tập sự;
b) Bản tự kiểm điểm của luật sư tập sự về quá trình tập sự và nhận xét của luật sư hướng dẫn về năng lực chuyên môn và tư cách đạo đức của luật sư tập sự có xác nhận của tổ chức hành nghề luật sư;
c) 02 ảnh 3x4 để làm thẻ dự kiểm tra.
3. Căn cứ vào số lượng luật sư tập sự do các Đoàn luật sư đề nghị, Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định về việc kiểm tra hết tập sự theo khu vực và số lượng danh sách thí sinh tham dự kiểm tra của khu vực đó.
Trong trường hợp đặc biệt, luật sư tập sự của Đoàn luật sư ngoài khu vực kiểm tra cũng có thể được tham dự kiểm tra, nếu đã hoàn thành thời gian tập sự và được Đoàn luật sư đề nghị.
Chậm nhất là 20 ngày, trước ngày tổ chức kiểm tra, Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp có trách nhiệm thông báo danh sách thí sinh cho các Đoàn luật sư có thí sinh tham dự kiểm tra.
Điều 8: Thành lập Hội đồng kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư
1. Hội đồng kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư (sau đây gọi tắt là Hội đồng kiểm tra) được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
2. Hội đồng kiểm tra được thành lập theo khu vực. Hội đồng kiểm tra chỉ hoạt động trong kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư tại khu vực đó và tự giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ.
3. Hội đồng kiểm tra được sử dụng con dấu của Bộ Tư pháp để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Quy chế này
Điều 9: Cơ cấu tổ chức của Hội đồng kiểm tra
1. Thành phần Hội đồng kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư gồm có:
a) Vụ trưởng (hoặc Phó Vụ trưởng) Vụ Bổ trợ tư pháp là Chủ tịch Hội đồng;
b) Giám đốc (hoặc Phó Giám đốc) Sở Tư pháp nơi tổ chức kiểm tra;
c) Trưởng khoa (hoặc Phó Trưởng khoa) khoa Đào tạo luật sư, Học viện tư pháp;
d) Đại diện Hội luật gia của địa phương nơi tổ chức kiểm tra;
e) Một số luật sư có trình độ và uy tín nghề nghệp cao.
Số lượng và thành viên cụ thể của Hội đồng kiểm tra do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp.
2. Giúp việc cho Hội đồng kiểm tra có Ban giám thị, Ban giám khảo và Tổ thư ký.
Điều 10: Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra
1. Hướng dẫn thể lệ, quy chế kiểm tra, nội dung kiểm tra và cấp thẻ dự kiểm tra cho thí sinh.
2. Chuẩn bị và thông báo về địa điểm, thời gian kiểm tra cho thí sinh chậm nhất là 20 ngày, trước ngày kiểm tra.
3. Tổ chức thực hiện việc kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư theo Quy định của Quy chế này.
4. Thông báo kết quả kiểm tra của thí sinh cho các Đoàn luật sư có luật sư tập sự tham dự kỳ kiểm tra.
5. Tổ chức việc phúc tra bài kiểm tra.
Điều 11: Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng kiểm tra
1. Chủ tịch Hội đồng kiểm tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quyết định địa điểm, thời gian kiểm tra;
b) Quyết định thành lập và chỉ định thành viên Ban giám thị, Ban giám khảo và Tổ thư ký;
c) Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên của Hội đồng kiểm tra;
d) Tổ chức việc ra đề kiểm tra và lựa chọn đề kiểm tra, bảo mật đề kiểm tra;
e) Tổ chức chỉ đạo việc kiểm tra;
g) Xử lý các trường hợp vi phạm Quy chế kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư của thành viên Hội đồng kiểm tra, Ban Giám thị, Ban giám khảo, Tổ thư ký và thí sinh theo quy định tại Điều 23 và Điều 24 của Quy chế này;
h) Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp về kết quả kiểm tra, thu, chi tài chính và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc tổ chức kiểm tra và kết quả kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư.
2. Các thành viên của Hội đồng kiểm tra thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân công và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về việc thức hiện các nhiệm vụ đó.
Điều 12: Ban giám thị
Ban giám thị gồm một thành viên của Hội đồng kiểm tra làm Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban và các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng kiểm tra chỉ định.
Ban giám thị có nhiệm vụ giám sát việc tuân theo Quy chế kiểm tra hết tập sự và bảo đảm an toàn trong quá trình tiến hành kiểm tra.
Điều 13: Giám thị
1. Mỗi phòng kiểm tra viết có hai giám thị giám sát kiểm tra viết (sau đây gọi là giám thị phòng kiểm tra viết) và một giám thị biên.
Giám thị phòng kiểm tra viết có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Đánh số báo danh theo đúng quy định;
b) Gọi tên và kiểm tra thẻ dự kiểm tra của thí sinh vào phòng kiểm tra;
c) Công khai niêm phong đề kiểm tra cho thí sinh; mở niêm phong đề kiểm tra khi có hiệu lệnh;
d) Phát đề kiểm tra cho thí sinh;
e) Không được giải thích đề kiểm tra hoặc trao đổi riêng với thí sinh trong phòng kiểm tra;
g) Yêu cầu thí sinh nộp bài kiểm tra khi hết giờ và ký nhận vào danh sách thí sinh; kiểm tra số lượng bài kiểm tra đã nộp theo danh sách;
h) Làm thủ tục nộp bài kiểm tra, đề kiểm tra đã sử dụng, chưa sử dụng và các văn bản khác có liên quan cho Tổ thư ký;
i) Lập biên bản các trường hợp thí sinh vi phạm Quy chế kiểm tra và báo cáo với Chủ tịch Hội đồng kiểm tra theo quy định tại Điều 23 của Quy chế này.
Giám thị biên có trách nhiệm giám sát việc tuân thủ Quy chế kiểm tra của giám thị phòng kiểm tra và các thí sinh.
2. Mỗi phòng kiểm tra thực hành có hai giám thị giám sát kiểm tra thực hành (sau đây gọi là giám thị phòng kiểm tra thực hành).
Giám thị phòng kiểm tra thực hành có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Gọi tên và kiểm tra thẻ dự kiểm tra của thí sinh vào phòng kiểm tra;
b) Giám sát việc tuân thủ Quy chế kiểm tra hết tập sự của giám khảo và thí sinh trong khi tiến hành kiểm tra thực hành;
c) Lập biên bản các trường hợp thí sinh, giám khảo vi phạm Quy chế kiểm tra và báo cáo với Chủ tịch Hội đồng kiểm tra theo quy định của Quy chế này.
Điều 14: Ban giám khảo
1. Ban giám khảo gồm có Ban chấm kiểm tra viết và Ban kiểm tra thực hành.
2. Ban chấm kiểm tra viết gồm một thành viên của Hội đồng kiểm tra làm Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban và các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng kiểm tra chỉ định. Ban chấm kiểm tra viết có trách nhiệm vụ chấm điểm bài kiểm tra viết.
3. Ban kiểm tra thực hành gồm có một thành viên của Hội đồng kiểm tra làm Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban và các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng kiểm tra chỉ định. Ban kiểm tra thực hành có nhiệm vụ tiến hành việc kiểm tra thực hành.
Điều 15: Nhiệm vụ, quyền hạn của giám khảo
1. Giám khảo chấm kiểm tra viết có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chấm điểm các bài kiểm tra theo đúng đáp án; ghi điểm và ký tên đúng nơi quy định;
b) Khi chấm bài kiểm tra, nếu phát hiện các dấu hiệu nghi vấn trong bài kiểm tra, kịp thời báo cáo với Trưởng Ban chấm kiểm tra viết xem xét, giải quyết;
c) Chấm bài kiểm tra ở đúng nơi quy định, không gây ảnh hưởng tới việc chấm bài kiểm tra của người khác;
d) Tập hợp kết quả chấm bài kiểm tra, các giấy tờ khác có liên quan và bàn giao cho Tổ thư ký Hội đồng kiểm tra;
e) Giữ bí mật kết quả chấm bài kiểm tra.
2. Giám khảo kiểm tra thực hành có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Hỏi kiểm tra thực hành theo đúng nội dung và cho điểm kiểm tra theo đúng thang điểm của đáp án;
b) Tập hợp kết quả kiểm tra và bàn giao cho Tổ thư ký;
c) Không công bố điểm kiểm tra khi chưa có quyết định của Chủ tịch Hội đồng kiểm tra.
Điều 16: Tổ thư ký Hội đồng kiểm tra
1. Tổ thư ký Hội đồng kiểm tra được thành lập theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng kiểm tra.
2. Tồ thư ký Hội đồng kiểm tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cho Hội đồng kiểm tra, ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng;
b) Đánh số thứ tự phòng kiểm tra, niêm yết danh sách thí sinh và sơ đồ phòng kiểm tra;
c) Nhận, niêm phong bài kiểm tra và tài liệu có liên quan;
d) Thu, chi chi phí kiểm tra theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng kiểm tra;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng kiểm tra giao cho.
Điều 17: Niêm yết danh sách thí sinh và các thông tin khác
Trước ngày kiểm tra một ngày, các phòng kiểm tra phải được đánh số thứ tự và có niêm yết danh sách thí sinh của phòng đó. Sơ đồ các phòng kiểm tra, thời gian kiểm tra, nội quy phòng kiểm tra phải được niêm yết tại địa điểm kiểm tra.
Điều 18: Trách nhiệm của thí sinh tham dự kỳ kiểm tra
1. Thí sinh có trách nhiệm:
a) Có mặt trước phòng kiểm tra đúng giờ quy định và xuất trình thẻ dự kiểm tra trước khi vào phòng kiểm tra;
b) Khi được phép vào phòng kiểm tra phải ngồi đúng theo số báo danh của mình, giữ trật tự trong phòng kiểm tra;
c) Sử dụng loại giấy kiểm tra được phát, ghi đầy đủ các mục quy định trong giấy kiểm tra, chỉ được dùng một loại mực, không được phép dùng mực đỏ và bút chì.
2. Thí sinh được mang vào phòng kiểm tra bút viết, thước kẻ và các văn bản quy định pháp luật.
3. Thí sinh không được:
a) Mang vào phòng kiểm tra điện thoại di động; các phương tiện thu phát khác; các hóa chất độc, các chất gây cháy, nổ và các tài liệu, vật dụng khác ngoài các tài liệu, vật dụng quy định tại khoản 2 của Điều này;
b) Trao đổi trong phòng kiểm tra, quay cóp bài kiểm tra hoặc trao đổi giấy nháp, giấy kiểm tra;
4. Sau hai phần ba thời gian làm bài, thí sinh mới được phép ra ngoài phòng kiểm tra khi có sự đồng ý của giám thị phòng kiểm tra.
Điều 19: Chấm điểm kiểm tra
1. Mỗi bài kiểm tra có 2 giám khảo chấm và cho điểm độc lập. Các bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10.
2. Điểm của mỗi bài kiểm tra là trung bình cộng điểm mà hai giám khảo đã cho. Trong trường hợp hai giám khảo cho điểm chênh lệch nhau từ 2 điểm trở lên thì hai giám khảo trao đổi thống nhất và cho điểm cuối cùng. Nếu không thống nhất thì chuyển hai kết quả điểm đó cho Trưởng Ban chấm kiểm tra viết hoặc Trưởng Ban kiểm tra thực hành giải quyết.
3. Thí sinh đạt yêu cầu kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư phải có số điểm mỗi bài kiểm tra đạt từ 5 điểm trở lên.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc việc chấm điểm kiểm tra, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra có trách nhiệm thông báo kết quả kiểm tra cho các Đoàn luật sư nơi có luật sư tập sự tham dự kỳ kiểm tra.
5. Các bài kiểm tra và kết quả chấm điểm kiểm tra được lưu giữa tại Vụ Bổ trợ tư pháp trong thời gian 5 năm, kể từ ngày kiểm tra.
Điều 20: Phúc tra bài kiểm tra
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả kiểm tra, thí sinh không đồng ý với kết quả kiểm tra của mình có quyền làm đơn yêu cầu phúc tra gửi Chủ tịch Hội đồng kiểm tra.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc ra, Chủ tịch Hội đồng kiểm tra quyết định thành lập Ban phúc tra. Ban phúc tra gồm có ít nhất 02 thành viên. Các thành viên trong Ban giám khảo không được là thành viên của Ban phúc tra.
3. Cách thức tiến hành chấm phúc tra được áp dụng theo quy định tại Điều 19 của Quy chế này.
Điều 21: Cấp chứng chỉ hành nghề luật sư
1. Thí sinh đạt yêu cầu kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư thì được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.
2. Kết quả kiểm tra của các thí sinh được thông báo cho các Đoàn luật sư có thí sinh dự kỳ kiểm tra. Căn cứ kết quả kiểm tra, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư cho thí sinh là luật sư tập sự của Đoàn.
Điều 22: Kinh phí tổ chức kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư
1. Chi phí cho việc tổ chức kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư được thực hiện theo nguyên tắc lấy thu bù chi.
2. Căn cứ vào số lượng thí sinh của từng khu vực, Hội đồng kiểm tra thông báo về khoản chi phí cần đóng góp cho từng kỳ kiểm tra.
3. Trong trường hợp tổ chức kiểm tra tại khu vực miền núi hoặc khu vực có khó khăn đặc biệt thì Bộ Tư pháp hỗ trợ một phần kinh phí cho việc kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp.
4. Kinh phí kiểm tra được sử dụng vào các việc sau đây:
a) Thuê địa điểm và trang thiết bị phục vụ việc kiểm tra;
b) Trả thù lao cho người ra đề kiểm tra; chi phí sao chụp, in ấn các tài liệu cần thiết phục vụ việc kiểm tra;
c) Bồi dưỡng cho các thành viên của Hội đồng kiểm tra, Ban giám thị, Ban giám khảo và Tổ thư ký;
d) Trang trải các chi phí hợp lý khác.
5. Cán bộ, công chức được cử tham gia Hội đồng kiểm tra, Ban giám thị, Ban giám khảo và Tổ thư ký được hưởng chế độ công tác phí theo quy định của Bộ Tài chính.
6. Việc quản lý, sử dụng kinh phí tổ chức kiểm tra hết tập sự hành nghề luật sư được thực hiện theo chế độ tài chính hiện hành.
Chương 4:
XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Điều 23: Xử lý vi phạm Quy chế kiểm tra đối với thí sinh
1. Thí sinh có hành vi vi phạm Quy chế kiểm tra thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý theo các hình thức sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Đình chỉ kiểm tra.
2. Thí sinh có một trong các hành vi quy định tại khoản 3 Điều 18 của Quy chế này thì bị xử lý bằng hình thức khiển trách.
3. Thí sinh có hành vi vi phạm sau đây thì bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo:
a) Tái phạm khi đã bị khiển trách;
b) Bị phát hiện đang sử dụng tài liệu bị cấm trong phòng kiểm tra.
Thí sinh bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo thì bị trừ 50% kết quả điểm kiểm tra của bài thi đó.
4. Thí sinh có hành vi vi phạm sau đây thì bị xử lý bằng hình thức đình chỉ kiểm tra:
a) Vào muộn sau 15 phút kể từ khi công bố đề kiểm tra;
b) Tái phạm khi đã bị cảnh cáo;
c) Có hành vi cố ý gây rối trật tự, gây mất an toàn trong phòng kiểm tra;
d) Có các hành vi khác vi phạm nghiêm trọng Quy chế kiểm tra.
Thí sinh bị xử lý bằng hình thức đình chỉ kiểm tra thì không được tiếp tục dự bài kiểm tra tiếp theo và bị hủy kết quả các bài đã kiểm tra.
5. Chủ tịch Hội đồng kiểm tra có thẩm quyền quyết định cảnh cáo, đình chỉ kiểm tra đối với thí sinh vi phạm Quy chế kiểm tra theo quy định tại khoản 3 và 4 của Điều này.
Giám thị lập biên bản đối với những hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và 4 của Điều này, tịch thu tang vật vi phạm (nếu có) và có thẩm quyền quyết định khiển trách đối với thí sinh vi phạm quy định tại khoản 2 của Điều này.
Điều 24: Xử lý vi phạm Quy chế kiểm tra đối với thành viên Hội đồng kiểm tra, Ban giám thị, Ban giám khảo, Tổ thư ký
Các thành viên Hội đồng kiểm tra, Ban giám thị, Ban giám khảo, Tổ thư ký có hành vi vi phạm Quy chế này thì bị lập biên bản và tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 25: Khiếu nại, tố cáo
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của Hội đồng kiểm tra, cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại đối với quyết định đó khi có căn cứ cho rằng quyết định đó xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Chủ tịch Hội đồng kiểm tra có trách nhiệm giải quyết đơn khiếu nại trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn.
Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Hội đồng kiểm tra, thì người khiếu nại có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm giải quyết đơn khiếu nại đó. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp là quyết định cuối cùng.
2. Cá nhân, tổ chức có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các hành vi vi phạm quy định của Quy chế này. Việc giải quyết tố cáo tuân theo quy định của pháp luật về tố cáo./.