Thông tư liên tịch 109/2004/TTLT-BTC-BTP của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 109/2004/TTLT-BTC-BTP
Cơ quan ban hành: | Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 109/2004/TTLT-BTC-BTP | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Lê Thị Thu Ba; Huỳnh Thị Nhân |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 17/11/2004 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Thuế-Phí-Lệ phí, Tư pháp-Hộ tịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Kinh phí đối với hoạt động kiểm tra văn bản pháp luật - Ngày 17/11/2004, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch số 109/2004/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, các cơ quan, tổ chức pháp chế được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật gồm: Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp, Tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Nếu thuê cộng tác viên thì mức chi thù lao: từ 20 - 50.000 đồng/01 văn bản, đối với văn bản thuộc chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp, mức chi không quá 100.000 đồng/01 văn bản... Chi lấy ý kiến chuyên gia trong trường hợp văn bản được kiểm tra thuộc chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp hoặc có dấu hiệu trái pháp luật: từ 100 - 200.000 đồng/01 báo cáo... Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Thông tư liên tịch 109/2004/TTLT-BTC-BTP tại đây
tải Thông tư liên tịch 109/2004/TTLT-BTC-BTP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
LIÊN TỊCH BỘ TÀI CHÍNH - BỘ TƯ PHÁP
SỐ 109 /2004/TTLT-BTC-BTP NGÀY 17 THÁNG 11 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN VIỆC QUẢN LÝ VÀ
SỬ DỤNG KINH PHÍ BẢO ĐẢM CHO CÔNG TÁC KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ quy định tại Điều 34 Nghị định số
135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy
phạm pháp luật;
Để bảo đảm kinh phí cho công tác kiểm tra văn bản
quy phạm pháp luật, Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập dự
toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí kiểm tra văn bản quy phạm pháp
luật như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
BẢO ĐẢM
KINH PHÍ KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Các cơ quan,
tổ chức pháp chế có chức năng, nhiệm vụ giúp cơ quan, người có thẩm quyền kiểm
tra văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức khác ban hành quy định tại
Điều 12 và Điều 13 Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về
kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là Nghị định số
135/2003/NĐ-CP), ngoài kinh phí bảo đảm cho hoạt động thường xuyên theo quy
định còn được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho công tác kiểm tra văn bản
quy phạm pháp luật.
2. Các cơ quan,
tổ chức pháp chế được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho công tác kiểm tra
văn bản quy phạm pháp luật gồm:
- Cục Kiểm tra
văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp;
- Tổ chức pháp
chế Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Sở Tư pháp các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Phòng Tư pháp
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
3. Kinh phí bảo
đảm cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức pháp
chế thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm và được tổng hợp vào dự toán ngân
sách hàng năm của đơn vị.
4. Kinh phí phục
vụ hoạt động tự kiểm tra văn bản theo quy định tại Điều 10 Nghị định số
135/2003/NĐ-CP được sử dụng từ nguồn kinh phí cho hoạt động thường xuyên của cơ
quan có văn bản được kiểm tra.
II. NỘI DUNG CHI CHO CÔNG TÁC KIỂM
TRA
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Chi cho công
tác kiểm tra văn bản gồm các nội dung:
1.1. Chi tổ chức
các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm để trao đổi nghiệp vụ kiểm tra văn bản, xử lý
văn bản theo yêu cầu, kế hoạch kiểm tra;
1.2. Chi cho các
hoạt động in ấn, chuẩn bị tài liệu, thu thập các văn bản thuộc đối tượng kiểm
tra; tổ chức các đoàn kiểm tra theo chuyên đề, địa bàn hoặc theo ngành, lĩnh
vực;
1.3. Chi điều
tra, khảo sát thực tế phục vụ công tác kiểm tra, xử lý văn bản;
1.4. Chi lấy ý
kiến chuyên gia: Trong trường hợp văn bản được kiểm tra thuộc chuyên ngành,
lĩnh vực chuyên môn phức tạp hoặc có dấu hiệu trái pháp luật, thì người đứng
đầu cơ quan, tổ chức pháp chế quyết định việc lấy ý kiến chuyên gia.
1.5. Chi soạn
thảo, viết báo cáo đánh giá kết luận về đợt kiểm tra văn bản (trong trường hợp
phải thuê các chuyên gia bên ngoài cơ quan).
2. Chi tổ chức
đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản:
2.1. Các cơ quan,
tổ chức pháp chế tùy theo phạm vi chức năng và yêu cầu kiểm tra văn bản, được
tổ chức đội ngũ cộng tác viên theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 Nghị định số
135/2003/NĐ-CP. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức pháp chế tuỳ theo yêu cầu nhiệm
vụ để quyết định quy mô tổ chức của đội ngũ cộng tác viên.
2.2. Nội dung chi
cho đội ngũ cộng tác viên gồm:
- Chi tổ chức họp
cộng tác viên theo yêu cầu và kế hoạch công tác kiểm tra văn bản;
- Chi thù lao
cộng tác viên: Thù lao cộng tác viên được tính theo số lượng văn bản xin ý
kiến;
- Chi thanh toán
công tác phí cho cộng tác viên tham gia đoàn kiểm tra theo chuyên đề, địa bàn
hoặc theo ngành, lĩnh vực.
3. Chi tổ chức
thu thập thông tin, tư liệu, lập hệ cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác kiểm tra
văn bản:
3.1. Chi tổ chức
thu thập, phân loại, xử lý các thông tin, tư liệu, tài liệu, dữ liệu, văn bản;
trang bị sách, báo, tạp chí cần thiết theo danh mục do cơ quan, tổ chức pháp
chế lập hàng năm căn cứ vào phạm vi, yêu cầu của công tác kiểm tra để lập hệ cơ sở dữ liệu phục vụ công
tác kiểm tra văn bản. Trong số các tài liệu bổ sung nêu trên phải bảo đảm tối
thiểu có 01 số công báo và các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi và lĩnh
vực kiểm tra văn bản của cơ quan, tổ chức pháp chế;
3.2. Chi rà soát,
xác định văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn đang có hiệu lực tại thời điểm
kiểm tra văn bản để lập hệ cơ sở dữ liệu, làm cơ sở pháp lý phục vụ cho công
tác kiểm tra văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số
135/2003/NĐ-CP;
3.3. Chi trang bị
hoặc nâng cấp các trang thiết bị; tổ chức mạng lưới thông tin phục vụ cho việc
xây dựng và quản lý hệ cơ sở dữ liệu; duy trì, bảo dưỡng và nâng cao hiệu quả,
hiệu suất hoạt động của hệ thống công nghệ thông tin (bao gồm cả việc chi mua
sắm phần cứng, phần mềm, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, dịch vụ khác); ứng
dụng và phát triển công nghệ thông tin vào công việc chuyên môn (bao gồm cả
việc tin học hoá hệ cơ sở dữ liệu).
4. Chi cho các
hoạt động khác liên quan đến công tác kiểm tra văn bản: công bố kết quả xử lý
văn bản trái pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức nghiên
cứu khoa học về kiểm tra văn bản; tập huấn, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm
tra văn bản cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra văn bản và đội
ngũ cộng tác viên; chi sơ kết, tổng kết, tổ chức hội thi theo ngành, lĩnh vực,
địa phương và toàn quốc về công tác kiểm tra văn bản và các hoạt động khác của
công tác kiểm tra văn bản theo quy định của pháp luật.
III. CÁC QUY ĐỊNH VỀ MỨC CHI
1. Các nội dung
chi nêu trên thực hiện theo đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức chi tiêu hiện
hành. Cụ thể như sau:
1.1. Đối với các
khoản chi công tác phí cho những người đi công tác trong nước (bao gồm cả cộng
tác viên tham gia đoàn kiểm tra), được thực hiện theo quy định hiện hành về chế
độ công tác phí đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đi công tác.
1.2. Đối với các
khoản chi để tổ chức các cuộc họp, hội nghị, tọa đàm, sơ kết, tổng kết được
thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ chi tiêu hội nghị các cấp trong cả
nước.
1.3. Đối với các
khoản chi cho việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ và công nghệ thông tin cho đội ngũ cán
bộ, công chức làm công tác kiểm tra văn bản và đội ngũ cộng tác viên được thực
hiện theo quy định tại Thông tư số 105/2001/TT-BTC ngày 27/12/2001 của Bộ Tài
chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức nhà nước.
1.4. Đối với các
khoản chi lập hệ cơ sở dữ liệu tin học hoá phục vụ cho công tác kiểm tra văn
bản được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 111/1998/TT-BTC ngày 3/8/1998
của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập tin điện tử thuộc công nghệ thông
tin và các quy định hiện hành về công nghệ thông tin, xây dựng và quản lý hệ cơ
sở dữ liệu.
2. Các cơ quan,
tổ chức pháp chế sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra văn bản phải
thực hiện theo đúng các quy định nêu trên và chế độ chi tiêu tài chính hiện
hành. Ngoài ra, một số khoản chi có tính chất đặc thù trong việc kiểm tra, xử
lý văn bản, mức chi cụ thể như sau:
2.1. Chi thù lao
cộng tác viên: từ 20.000 - 50.000 đồng/01 văn bản; đối với văn bản thuộc chuyên
ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp, mức chi không quá 100.000 đồng/01 văn bản.
2.2. Đối với các
khoản chi tổ chức thu thập, phân loại, xử lý các thông tin, tư liệu, tài liệu,
dữ liệu, văn bản; trang bị sách, báo, tạp chí cần thiết cho việc lập hệ cơ sở
dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra văn bản (kể cả chi cho việc truy cập mạng
Internet để lấy thông tin, dữ liệu trong trường hợp cơ quan chưa có hệ thống
mạng Internet) được thực hiện theo chứng từ chi hợp pháp, hợp lệ; đối với việc
thu thập, phân loại, xử lý thông tin, tư liệu, tài liệu, văn bản mà không có
mức giá xác định sẵn thì được chi theo mức từ 10.000 - 30.000 đồng/01 tài liệu
hoặc văn bản.
Khoản chi này
không áp dụng đối với việc thu thập các văn bản quy phạm pháp luật đã được cập
nhật trong các hệ cơ sở dữ liệu điện tử của cơ quan, đơn vị hoặc đăng trên công
báo.
2.3. Chi rà soát,
xác định văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn đang có hiệu lực tại thời điểm
kiểm tra văn bản để lập hệ cơ sở dữ liệu, làm cơ sở pháp lý phục vụ cho công
tác kiểm tra văn bản: từ 10.000 - 50.000 đồng/01 văn bản.
2.4. Chi lấy ý
kiến chuyên gia trong trường hợp văn bản được kiểm tra thuộc chuyên ngành, lĩnh
vực chuyên môn phức tạp hoặc có dấu hiệu trái pháp luật: từ 100.000 - 200.000
đồng/01 báo cáo.
2.5. Chi thuê
soạn thảo, viết báo cáo đánh giá kết luận về đợt kiểm tra văn bản: từ 100.000 - 200.000 đồng/01 báo cáo.
3. Đối với các
khoản chi khác: làm đêm, làm thêm giờ, chi phí in ấn, chuẩn bị tài liệu và văn
phòng phẩm... căn cứ vào hoá đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp, hợp lệ theo quy
định hiện hành và được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán trước khi thực hiện
làm căn cứ quyết toán kinh phí.
Căn cứ mức chi
quy định tại Thông tư này, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức chi cụ thể phù hợp với khả
năng ngân sách giành cho nhiệm vụ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
IV. LẬP DỰ TOÁN, QUẢN LÝ VÀ QUYẾT
TOÁN KINH PHÍ
BẢO ĐẢM CHO CÔNG TÁC KIỂM TRA VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Hàng năm, căn cứ
vào yêu cầu công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan, đơn vị
lập dự toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
tổng hợp chung trong dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên. Việc lập dự toán,
quản lý, cấp phát, thanh toán và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm
tra văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo đúng các quy định tại Thông tư số
59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số
60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành Luật Ngân sách nhà nước; Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ
Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân
sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
Đối với các cơ
quan, tổ chức pháp chế có nhu cầu trang bị hoặc nâng cấp các trang thiết bị;
ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin vào công việc chuyên môn; tin học
hoá hệ cơ sở dữ liệu và các hoạt động khác phục vụ tổ chức mạng lưới thông tin
phải lập dự toán kinh phí đầu tư, quản lý, sử dụng kinh phí theo đúng quy định
của pháp luật hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng.
Đối với các tổ
chức pháp chế không phải là đơn vị dự toán, hàng năm, tổ chức pháp chế phải căn
cứ vào các nội dung kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra văn bản quy định tại
Thông tư này và kế hoạch kiểm tra được duyệt, lập dự toán kinh phí bảo đảm cho
công tác kiểm tra văn bản gửi bộ phận tài chính của cơ quan mình để tổng hợp
chung vào dự toán kinh phí của cơ quan theo quy định. Việc quản lý, chi tiêu,
thanh quyết toán kinh phí được thực hiện đúng theo chế độ tài chính hiện hành.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có
hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông
tư này.
Trong quá trình
thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính, Bộ Tư
pháp để nghiên cứu, giải quyết.