THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- Số: 619/QĐ-TTg | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
TIẾP CẬN PHÁP LUẬT
------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án Nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, PL (3). | THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc |
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, bao gồm các tiêu chí tiếp cận pháp luật, nội dung xây dựng, thẩm quyền, quy trình và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
2. Quy định này áp dụng đối với xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
1. Nâng cao nhận thức pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp hành pháp luật; bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền được thông tin về pháp luật; kịp thời tháo gỡ mâu thuẫn, tranh chấp, vướng mắc, kiến nghị trong thi hành pháp luật trên địa bàn cấp xã.
2. Tổ chức và bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành Hiến pháp, pháp luật, quản lý nhà nước và xã hội bằng pháp luật; nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp xã trong thực thi công vụ.
3. Cải thiện điều kiện tiếp cận thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, giải quyết thủ tục hành chính, phát huy dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1. Bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch.
2. Xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị, gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của địa phương.
3. Kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là tiêu chí đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới và phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; đảng bộ, chính quyền cấp xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”; là tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng hằng năm của chính quyền cấp xã.
1. Xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật; chương trình, kế hoạch triển khai, thực hiện xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân.
2. Tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, chính quyền các cấp và cơ quan, tổ chức, cá nhân về vị trí, vai trò, ý nghĩa của xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
3. Rà soát, đánh giá việc thực hiện tiêu chí tiếp cận pháp luật; công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; đề ra giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, cải thiện khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân tại cơ sở.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
5. Lồng ghép xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong chương trình, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và xóa đói, giảm nghèo.
6. Sơ kết, tổng kết, thống kê, báo cáo, theo dõi kết quả, kiểm tra, khen thưởng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Tiêu chí tiếp cận pháp luật gồm 05 tiêu chí thành phần với tổng số 100 điểm:
1. Tiêu chí 1: Bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật (15 điểm)
a) Chỉ tiêu 1: Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch triển khai nhiệm vụ được giao để thi hành Hiến pháp, pháp luật, chỉ đạo của cấp trên tại địa phương và triển khai thực hiện đúng yêu cầu, tiến độ;
b) Chỉ tiêu 2: An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, không để xảy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) trên địa bàn cấp xã được kiềm chế, có giảm so với năm trước;
c) Chỉ tiêu 3: Giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn; không có hoặc giảm khiếu nại, tố cáo kéo dài trên địa bàn cấp xã so với năm trước.
2. Tiêu chí 2: Thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã (30 điểm)
a) Chỉ tiêu 1: Công khai đầy đủ, kịp thời các thủ tục hành chính;
b) Chỉ tiêu 2: Bố trí địa điểm, công chức tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính theo quy định;
c) Chỉ tiêu 3: Giải quyết các thủ tục hành chính đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định;
d) Chỉ tiêu 4: Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về giải quyết các thủ tục hành chính đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định;
đ) Chỉ tiêu 5: Bảo đảm sự hài lòng của tổ chức, cá nhân về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính.
3. Tiêu chí 3: Phổ biến, giáo dục pháp luật (25 điểm)
a) Chỉ tiêu 1: Công khai văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính có giá trị áp dụng chung liên quan trực tiếp đến tổ chức, cá nhân trên địa bàn (trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước) thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Chỉ tiêu 2: Cung cấp đầy đủ thông tin pháp luật thuộc trách nhiệm phải cung cấp của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định;
c) Chỉ tiêu 3: Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định và chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan, tổ chức cấp trên;
d) Chỉ tiêu 4: Tổ chức quán triệt, phổ biến các văn bản, chính sách pháp luật mới ban hành cho cán bộ, công chức cấp xã;
đ) Chỉ tiêu 5: Triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân trên địa bàn cấp xã bằng hình thức thích hợp;
e) Chỉ tiêu 6: Triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù trên địa bàn thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
g) Chỉ tiêu 7: Các thiết chế thông tin, văn hóa, pháp luật tại cơ sở hoạt động có hiệu quả, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, phổ biến pháp luật của Nhân dân trên địa bàn cấp xã;
h) Chỉ tiêu 8: Tổ chức đối thoại chính sách, pháp luật theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương;
i) Chỉ tiêu 9: Bố trí đủ kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định.
4. Tiêu chí 4: Hòa giải ở cơ sở (10 điểm)
a) Chỉ tiêu 1: Thành lập, kiện toàn tổ hòa giải và công nhận tổ trưởng tổ hòa giải; hòa giải viên; tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ và kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên; đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở;
b) Chỉ tiêu 2: Các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải được hòa giải kịp thời theo yêu cầu của các bên;
c) Chỉ tiêu 3: Bố trí đủ kinh phí hỗ trợ công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định.
5. Tiêu chí 5: Thực hiện dân chủ ở cơ sở (20 điểm)
a) Chỉ tiêu 1: Công khai, minh bạch các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở trừ các thông tin quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;
b) Chỉ tiêu 2: Cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình được bàn, quyết định trực tiếp về các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở;
c) Chỉ tiêu 3: Cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình được bàn, biểu quyết để cơ quan có thẩm quyền quyết định về các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở;
d) Chỉ tiêu 4: Nhân dân được tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định về các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở;
đ) Chỉ tiêu 5: Nhân dân trực tiếp hoặc thông qua Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện giám sát các nội dung theo quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở.
1. Cấp xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Không có tiêu chí nào dưới 50% số điểm tối đa;
b) Tổng số điểm của các tiêu chí tiếp cận pháp luật phải đạt từ 90% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại I, từ 80% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại II và từ 70% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại III;
c) Kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 Quy định này đạt từ 80% tổng số điểm tối đa trở lên;
d) Trong năm không có cán bộ, công chức cấp xã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên do vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi công vụ trái pháp luật gây ra.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện) xét, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; chỉ đạo thực hiện các giải pháp đối với cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật để tư vấn, giúp Chủ tịch tổ chức việc đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật gồm một lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Chủ tịch; Trưởng phòng Tư pháp làm Phó Chủ tịch.
1. Việc rà soát, đánh giá, chấm điểm, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được tiến hành hằng năm, tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12.
2. Kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 Quy định này được thực hiện bằng phiếu lấy ý kiến, bảng điện tử hoặc hình thức phù hợp khác tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc kết hợp với đánh giá sự hài lòng của người dân về xây dựng nông thôn mới, chỉ số cải cách thủ tục hành chính hằng năm.
3. Công chức cấp xã được giao theo dõi các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật có trách nhiệm tự chấm điểm, gửi kết quả đến công chức Tư pháp - Hộ tịch. Căn cứ kết quả tự chấm điểm của công chức cấp xã và kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính, công chức Tư pháp - Hộ tịch tổng hợp báo cáo, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức họp đánh giá kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Cuộc họp có đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tham dự. Trường hợp xét thấy đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy định này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã gửi hồ sơ đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đến Phòng Tư pháp cấp huyện trước ngày 05 tháng 01 của năm liền kề sau năm đánh giá.
Hồ sơ đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật bao gồm: Báo cáo đánh giá kết quả đạt chuẩn của Ủy ban nhân dân cấp xã; Bảng tổng hợp điểm số của các chỉ tiêu, tiêu chí tự chấm điểm; Bảng tổng hợp kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân; công văn đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và tài liệu khác (nếu có).
5. Phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức họp Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giải trình, bổ sung hồ sơ trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
6. Căn cứ kết quả họp Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật, Phòng Tư pháp cấp huyện lập danh sách cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, danh sách cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và đề xuất các giải pháp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trước ngày 20 tháng 01 của năm liền kề sau năm đánh giá.
7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trước ngày 25 tháng 01 của năm liền kề sau năm đánh giá; báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) kết quả công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và các giải pháp đối với cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn.
8. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, quyết định giải pháp xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hằng năm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết công khai kết quả chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật tại trụ sở làm việc, nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt cộng đồng của thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố và cộng đồng dân cư khác và thông báo trên đài, loa truyền thanh cơ sở trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc tự chấm điểm.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố danh sách cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, danh sách cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên Cổng/Trang tin điện tử của địa phương chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định công nhận đối với cấp huyện và 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với cấp tỉnh.
1. Kinh phí xây dựng nhiệm vụ cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được bảo đảm, bố trí trong dự toán chi ngân sách thường xuyên hàng năm của các cơ quan, tổ chức liên quan và các địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
2. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ưu tiên bố trí kinh phí để hỗ trợ cấp xã còn nhiều chỉ tiêu, tiêu chí chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật từ nguồn ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành.
3. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
1. Bộ Tư pháp tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ triển khai xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại Quy định này có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quy định này; định kỳ tổng hợp kết quả, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
b) Hướng dẫn điểm số, cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật và biểu mẫu thực hiện đánh giá, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; thành phần và hoạt động của Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật.
c) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật liên quan đến phạm vi quản lý; phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, thống kê, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật liên quan đến phạm vi quản lý.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cho thành viên, hội viên; giám sát, phản biện xã hội, vận động thành viên, hội viên tham gia xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; giám sát kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện các thủ tục hành chính; phối hợp với cơ quan tư pháp cùng cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện Quy định này./.
4. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo, hướng dẫn triển khai xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quy định này tại địa phương, phân công cơ quan chuyên môn và công chức làm đầu mối theo dõi, tham mưu thực hiện; bảo đảm kinh phí thực hiện nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; định kỳ, đột xuất báo cáo kết quả với cơ quan có thẩm quyền.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quy định này. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo, hướng dẫn công chức chuyên môn triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao; chỉ đạo Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả việc xử lý, tổng hợp kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính.
5. Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch là đầu mối tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Quy định này.