CÔNG VĂN
CỦA BỘ TÀI
CHÍNH SỐ 5784/TCHQ-KTTT NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 2004 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN XÁC ĐỊNH
GIÁ TÍNH THUẾ HÀNG HOÁ
NHẬP KHẨU THUỘC ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
THÔNG TƯ SỐ 87/2004/TT-BTC
Kính gửi: - Cục Hải quan các Tỉnh, Thành phố
Căn
cứ Thông tư số 87/2004/TT-BTC ngày 31/8/2004 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu;
Căn
cứ Thông tư số 118/2003/TT-BTC ngày 08/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị
định số 60/2002/NĐ-CP ngày 06/6/2002
của Chính phủ;
Tổng
cục Hải quan hướng dẫn việc áp giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu quy
định tại các điểm 1.1.2.2 và 1.2, phần A, mục I, Thông tư số 87/2004/TT-BTC
ngày 31/8/2004
của BỘ
Tài chính như
sau:
I.
NGUYÊN
TẮC XÁC ĐỊNH GIÁ TÍNH THUẾ
1. Giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu là
giá thực tế người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho người bán hàng
hoá nhập khẩu (gọi tắt là giá thực tế), bao gồm giá mua ghi trên hoá đơn thương
mại và các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá ghi trên hoá
đơn thương mại như chi phí vận tải, phí bảo hiểm và các chi phí khác liên quan
tới hàng hoá nhập khẩu quy định tại điểm 2, mục VII, chương II, Thông tư số
118/2003/TT-BTC tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên.
2. Người khai hải quan có trách nhiệm
khai báo đầy đủ các chi phí mua hàng, cung cấp các chứng từ liên quan đến chi
phí mua hàng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung
khai báo.
3. CƠ quan Hải quan phải kiểm tra, đối chiếu nội dung của hợp đồng mua
bán hàng hoá và các chứng từ có liên quan để xác định đầy đủ các khoản người
mua phải trả, tính chính xác, hợp lý của các tài liệu đã khai báo. Trường hợp
phát hiện những điểm mâu thuẫn,
bất hợp lý trên hồ sơ thì yêu cầu người khai hải quan giải trình.
4. Giá tính thuế do cơ quan Hải quan
xác định trong thời hạn làm thủ tục hải quan. Cơ quan hải quan căn cứ vào hồ sơ lô hàng nhập khẩu và các thông tin
có sẵn tại cơ quan hải quan để xác định giá tính thuế.
5. Khi xác định giá tính thuế hàng hoá
nhập khẩu, cơ quan Hải quan phải sử dụng các thông tin giá nội bộ trong ngành cung
cấp và danh mục dữ liệu giá.
"Danh mục dữ liệu giá": Là
mức giá được xác định trên cơ sở giá nhập khẩu thực tế của hàng hoá được xây dựng
từ các nguồn thông tin sau:
- Trị giá giao dịch của hàng hoá nhập
khẩu giống hệt, tương tự có sẵn trong hệ thống GTT22.
- Giá bán thị trường nội địa trừ lùi
các chi phí phát sinh sau nhập khẩu.
- Giá chào bán công khai lại nước xuất
khẩu.
II.
CÁC
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TÍNH THUẾ:
1. Đối với hàng hoá nhập khẩu theo hợp
đồng mua bán hàng hoá, trên hợp đồng thể hiện đầy đủ các yếu tố quy định tại
Điều 50 Luật Thương mại thì giá tính thuế được xác định bằng một trong các
phương pháp theo trình tự sau đây:
1.1. Phương pháp so sánh với "Danh
mục dữ liệu giá":
- Giá tính thuế được xác định theo giá
thực tế nếu giá thực tế của lô hàng đang xác định trị giá đạt từ 90% trở lên so
với trị giá mặt hàng giống hệt, tương tự có trong "Danh mục dữ liệu
giá".
- Giá tính thuế được xác định theo trị
giá mặt hàng giống hệt, tương tự có trong danh mục dữ liệu giá nếu giá thực tế
của lô hàng đang xác định trị giá không đạt 90% so với trị giá mặt hàng giống
hệt, tương tự có trong "Danh mục dữ liệu giá"
Doanh nghiệp có quyền chứng minh tính
trung thực, khách quan của mức giá thực tế đã khai báo với cơ quan Hải quan khi
không đồng ý với mức giá do cơ quan Hải quan áp dụng có trong "Danh mục dữ
liệu giá".
Việc quy định nội dung chứng minh tính
trung thực, khách quan của giá thực tế đã khai báo với cơ quan hải quan được
thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo văn bản này.
1.2. Phương pháp so sánh với trị giá
giao dịch của hàng hoá giống hệt, tương tự đã nhập khẩu.
- Giá tính thuế được xác định theo giá
thực tế nếu giá thực tế của lô hàng đang xác định trị giá lớn hơn hoặc bằng trị
giá giao dịch của hàng hoá giống hệt, tương tự đã nhập khẩu có sẵn trong chương
trình GTT22.
- Giá tính thuế được xác định theo trị
giá giao dịch của hàng hoá giống hệt, tương tự nếu giá thực tế của lô hàng đang
xác định trị giá thấp hơn giá giao dịch của hàng hoá giống hệt, tương tự đã
nhập khẩu có sẵn trong chương trình GTT22.
1.3. Phương pháp khác:
Trường hợp không thể tìm được hàng hoá
giống hệt, tương tự để so sánh và xác định giá theo 2 phương pháp nêu trên thì
giá tính thuế được xác định theo giá thực tế do doanh nghiệp khai báo với cơ
quan hải quan. Cán bộ Hải quan có trách nhiệm cập nhật để Cục xử lý.
2. Hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua
bán hàng hoá nhưng hợp đồng không phù hợp theo quy định tại Điều 50 Luật Thương
mại; Hàng hoá nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hàng hoá như: hành lý quá
tiêu chuẩn miễn thuế, hàng hoá là quà biếu, tặng vượt định mức miễn thuế, hàng
hoá trao đổi của cư dân biên giới,.... thì giá tính thuế được xác định bằng một
trong các phương pháp theo trình tự dưới đây:
2.1. Theo trị giá của hàng hoá giống
hệt, tương tự có trong "Danh mục dữ liệu giá". Nếu giá người khai cao
hơn thì áp dụng theo giá khai báo.
2.2. Theo giá thực tế của người nhập
khẩu kê khai nhưng không được thấp hơn giá của hàng hoá nhập khẩu giống hệt,
tương tự khác đã được cơ quan hải quan chấp nhận làm trị giá tính thuế trong
thời gian 30 ngày trước ngày đăng ký tờ khai của lô hàng đang xác định trị giá
tính thuế.
Cục Hải quan các Tỉnh, Thành phố căn cứ
tình hình thực tế tại đơn vị để xây dựng quy trình chi tiết và hướng dẫn cụ thể
các Chi cục trực thuộc xác định giá tính thuế hàng nhập khẩu thuộc điểm 2 theo
hai phương pháp nêu trên.
III.
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
Văn bản này thay thế các văn bản hướng
dẫn trước đây của Tổng cục Hải quan về xác định giá tính thuế đối với hàng hóa
nhập khẩu không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư số 118/2003/TT-BTC ngày
08/12/2003 của BỘ Tài chính.
Hướng dẫn xác định giá tính thuế tại
văn bản này được áp dụng cho các hàng hoá nhập khẩu quy định tại các điểm 1.1.2.2
và 1.2, phần A, mục 1, Thông tư số 87/2004/TT-BTC ngày 31/8/2004 của BỘ Tài chính. Đối với các trường hợp đã xác định giá tính thuế theo
hướng dẫn tại Công văn số 4724/TCHQ-KTTT ngày 01/10/2004 của Tổng cục Hải quan thì không xử lý
lại.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng
mắc, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố tập hợp và báo cáo Tổng cục Hải quan (Vụ
Kiểm tra - Thu thuế XNK) để nghiên cứu giải quyết kịp thời.
PHỤ LỤC
Quy định về việc chấp nhận chứng minh
tính trung thực, khách quan
của giá thực tế đã khai báo với cơ
quan hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá, nhưng
không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư số 118/2003/TT-BTC ngày 08/12/2003
của BỘ
Tài chính
(Ban hành kèm theo Công văn 5784/TCHQ-KTTT ngày 29
tháng 11 năm 2004)
Trong thời gian 30 ngày tính từ ngày cơ
quan Hải quan ra thông báo thuế, nếu không đồng ý với mức giá tính thuế do cơ
quan hải quan đã áp dụng thì doanh nghiệp có quyền dựa trên các hoá đơn, chứng
từ thanh toán và các thông tin khác liên quan đến hàng hoá nhập khẩu để chứng
minh tính trung thực, khách quan của mức giá khai báo. Văn bản chứng minh phải
nêu rõ nội dung, cách thức chứng minh và gửi kèm bàn sao các tài liệu sử dụng
để chứng minh, nêu rõ nguồn gốc của chúng.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày doanh
nghiệp xuất trình đầy đủ các chứng từ liên quan đến hàng hoá nhập khẩu để chứng
minh tính trung thực, khách quan của mức giá thực tế đã khai báo, cơ quan hải
quan phải trả lời doanh nghiệp bằng văn bản. Nếu doanh nghiệp chứng minh được
mức giá thực tế đã khai báo là trung thực, khách quan thì cơ quan Hải quan tính
lại thuế theo mức giá thực tế đã khai báo. Trường hợp cơ quan Hải quan không
đồng ý với kết quả chứng minh của doanh nghiệp thì phải đưa ra lý do không chấp
nhận và giữ nguyên mức giá đã áp dụng để tính thuế.
A. Kiểm tra chấp nhận nội
dung chứng minh:
1. Người khai hải quan dựa vào giá bán
trong nước để chứng minh:
1.1. Nội dung chứng minh phải chỉ ra
giá thực tế đã khai báo với cơ quan hải quan xấp xỉ với giá chứng minh được xác
định bằng giá bán trên thị trường trong nước sau khi trừ đi các chi phí hợp lý
phát sinh sau khi nhập khẩu.
Giá chứng minh = Giá bán trong nước -
Chi phí phát sinh sau nhập khẩu (Chi phí phát sinh sau nhập khẩu bao gồm các
khoản thuế phải nộp trong nước và chi phí chung được phép hạch toán vào giá vốn
và lợi nhuận)
1.2. Các tài liệu phải nộp để chứng
minh:
1.2.1. Hoá đơn bán hàng do BỘ Tài chính phát hành hoặc cho phép sử
dụng ghi rõ tên và địa chỉ người mua hàng.
1.2.2. Các hoá đơn dùng để chứng minh
phải có lượng hàng hoá tổng cộng đạt trên 30% lượng hàng hoá nhập khẩu đang xác
định trị giá tính thuế.
1.2.3. Bảng kê các chi phí phát sinh
sau khi nhập khẩu được phép hạch toán vào giá vốn.
1.2.4. Các tài liệu, chứng từ khác liên
quan đến nội dung chứng minh.
1.3. Căn cứ hồ sơ chứng minh của doanh
nghiệp, cơ quan hải quan tiến hành các nội dung sau:
1.3.1. Kiểm tra giá bán trong nước:
Giá bán
trong nước dùng để xác định giá chứng minh là giá bán của hàng hoá nhập khẩu
đang chứng minh hoặc hàng hoá nhập khẩu giống hệt, tương tự với hàng hoá đang
chứng minh. Đây là giá ghi trên hoá đơn bán
hàng do BỘ Tài chính phát hành hoặc cho phép sử
dụng. Ngày phát hành hoá đơn bán hàng trong nước không quá 30 ngày trước hoặc
sau ngày đăng ký tờ khai lô hàng đang xác đính trị giá tính thuế.
a. Trường
hợp giá bán trong nước đã có xác nhận của cơ quan có chức năng thẩm định giá
theo quy định của pháp luật hoặc được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành
thì cơ quan hải quan không phải kiểm tra lại các mức giá này.
Nếu mức giá
trên đây không phù hợp với hàng hoá nhập khẩu thực tế hoặc mâu thuẫn với các
tài liệu có sẵn của cơ quan hải quan thì từ chối kết quả chứng minh.
b. Ngoài các
trường hợp nêu tại điểm (a) trên đây, cơ quan hải quan phải trực tiếp tiến hành
khảo sát giá bán sau khi nhập khẩu làm căn cứ kiểm tra tính chính xác của giá
bán trong nước do người khai hải quan đưa ra để chứng minh. Trường hợp không
khảo sát được giá bán sau khi nhập khẩu thì khảo sát giá bán buôn, nếu không
khảo sát được giá bán buôn thì khảo sát giá bán lẻ và quy đổi như sau:
Giá bán sau
khi nhập khẩu = Giá bán buôn/110% = giá bán lẻ/115%
Việc khảo
sát phải được tiến hành Ở hai địa điểm khác nhau. Nếu kết quả
khảo sát Ở hai địa điểm chênh lệch nhau trong phạm
vi 10% thì lấy mức giá thấp hơn, gần nhất với mức giá do doanh nghiệp đưa ra
chứng minh. Trường hợp kết quả khảo sát chênh lệch nhau quá 10% thì phải khảo
sát thêm Ở địa điểm thứ ba để tìm ra hai kết quả
khảo sát chênh lệch nhau không quá 10%. Nếu không tìm được kết quả khảo sát như vậy thì lấy mức giá thấp hơn, gần nhất
với mức giá do doanh nghiệp đưa ra chứng minh. Kết quả khảo sát phải ghi cụ thể
theo mẫu quy định và kèm theo giấy báo giá.
c. Chấp
nhận giá bán trong nước đùng để chứng minh: Nếu giá bán của doanh nghiệp dùng
để chứng minh đạt từ 90% trở lên so với mức giá khảo sát, sau khi đã quy đổi về
cùng cấp độ thương mại theo công thức trên đây thì chấp nhận giá bán do doanh
nghiệp đưa ra; trường hợp nếu đạt dưới 90% thì từ chối kết quả chứng minh.
Riêng đối
với mặt hàng Ô tô, xe máy thì mức giá bán trong nước
của doanh nghiệp dùng để chứng minh phải đạt từ 95% trở lên so với giá thu
trước bạ của cơ quan thuế nội địa nơi hàng hoá được bán hoặc nơi doanh nghiệp
nhập khẩu đóng trụ sở.
1.3.2. Kiểm
tra các khoản chi phí khấu trừ:
Việc kiểm
tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí khấu trừ phải dựa trên các quy định
về kế toán tài chính hiện hành, trên nguyên tắc chỉ các chi phí được phép hạch
toán vào giá vốn mới được khấu trừ. Cục hải quan tỉnh, thành phố tổ chức tập
huấn về chế độ kế toán tài chính doanh nghiệp, nghiệp vụ cơ bản về thuế nội địa
cho công chức được giao nhiệm vụ làm công tác giá.
Đối với các
ngành hàng thông thường, tổng các chi phí khấu trừ, không kể các khoản thuế
phải nộp, không vượt quá 20% giá bán thì chấp nhận các chi phí đưa ra. Đối với
một số ngành hàng cụ thể thì cho phép tỷ lệ này có thể cao hơn nhưng không vượt
quá 25% giá bán, gồm các ngành hàng thuộc các chương 6, 7, 8, 10, 11 của Biểu
thuế suất thuế nhập khẩu.
1.4. Kiểm
tra sự phù hợp của giá chứng minh và giá thực tế đã khai báo với cơ quan hải
quan:
Nếu mức giá
thực tế đã khai báo với cơ quan hải quan đạt từ 80% trở lên so với mức giá
chứng minh được xác định theo công thức trên đây thì chấp nhận giá thực tế đã
khai báo với cơ quan hải quan để tính thuế.
2. Doanh
nghiệp nhập khẩu sử dụng cách chứng minh giá thực tế đã khai báo với cơ quan
hải quan tương đương với giá tính thuế của hàng hoá tương tự trong "Danh
mục dữ liệu giá":
Khi người
khai hải quan chỉ ra hàng hoá nhập khẩu tương tự với hàng hoá đã được quy định
trong "Danh mục dữ liệu giá" thì cơ quan hải quan phải căn cứ kết quả
kiểm hoá, hợp đồng và tờ khai hải quan để xác định hàng hoá đó có phải là tương
tự không, sau đó kiểm tra mức giá thực tế đã khai báo với cơ quan hải quan, nếu
đạt từ 80% trở lên so với mức giá mặt hàng tương tự có trong "Danh mục dữ
liệu giá" thì chấp nhận giá thực tế đã khai báo với cơ quan hải quan để
tính thuế.
3. Doanh
nghiệp sử dụng cách chứng minh khác:
Trường hợp
doanh nghiệp sử dụng cách chứng minh khác bằng cách chỉ ra giá thực tế đã khai
báo với cơ quan hải quan tương đương với giá chào bán công khai của người xuất
khẩu trên các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, tạp chí, bản tin
giá cả... thì phải xuất trình các tài liệu, bằng chứng liên quan đến các thông
tin đó.
Công thức
xác định giá chứng minh:
Giá chứng
minh = 90% x Giá chào bán + Phí vận chuyển + Phí bảo hiểm.
CƠ quan hải
quan phải kiểm tra nguồn gốc, tính minh bạch, độ tin cậy của các thông tin do
doanh nghiệp cung cấp. Nếu giá thực tế đã khai báo với cơ quan hải quan đạt từ
90% trở lên so với mức giá chứng minh thì chấp nhận giá hợp đồng để tính thuế.
B.
Các trường hợp từ chối kết quả chứng minh:
1. CƠ quan hải quan dựa vào dữ liệu sẵn có chỉ ra từ hai lô hàng giống
hệt hoặc lương tự có số lượng tương đương (từ 70% trở lên so với lô hàng đang
chứng minh) nhập khẩu trong vòng 30 ngày trước hoặc sau ngày đăng ký tờ khai có
mức giá thực tế đã khai báo với cơ quan hải quan cao hơn mức giá của lô hàng
đang chứng minh trên 20%. Đối với trường hợp chỉ tìm được một lô hàng như vậy thì phải kiểm tra kỹ trước khi bác
bỏ hay chấp nhận nội dung chứng minh.
2. CƠ quan hải quan chỉ ra trong văn bản chứng minh của doanh nghiệp có
những mâu thuẫn.
3. Chứng từ,
bằng chứng doanh nghiệp đưa ra không hợp pháp, hợp lệ.
4. Giá thực
tế đã khai báo với cơ quan hải quan thấp hơn 80% giá chào bán công khai của
người xuất khẩu do cơ quan hải quan thu thập được.
5. Người
xuất khẩu xác nhận giá thực tế đã khai báo với cơ quan hải quan không trung
thực.
6. Theo kết
quả điều tra của cơ quan hải quan, tên, địa chỉ, số điện thoại của người xuất
khẩu không có thật hoặc không đúng như trong tờ khai hải quan.
7. Theo kết
quả điều tra của cơ quan hải quan, tên, địa chỉ, số điện thoại của người mua
trong nước không đúng như nội dung chứng minh hoặc việc mua bán không có thật.
8. Theo yêu
cầu hợp tác của hải quan Việt Nam, cơ quan hải quan nước xuất khẩu hoặc
đại diện thương mại Việt Nam Ở nước xuất
khẩu xác nhận giá thực tế đã khai báo với cơ quan hải quan không phù hợp với
giá giao dịch thực tế.
9. Doanh
nghiệp không xuất trình được các chứng từ, tài liệu cần thiết trực tiếp liên
quan đến việc mua bán để chứng minh tính trung thực, khách quan của giá thực tế
đã khai báo với cơ quan hải quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
Cục hải quan
tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện, tập huấn quán triệt cho cán bộ có liên quan
hiểu rõ và thực hiện thống nhất.