Công văn 475/TCHQ-KTTT của Tổng cục Hải quan về việc xử lý vướng mắc khi thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu từ 01/01/2006

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 475/TCHQ-KTTT

Công văn 475/TCHQ-KTTT của Tổng cục Hải quan về việc xử lý vướng mắc khi thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu từ 01/01/2006
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quanSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:475/TCHQ-KTTTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Đặng Thị Bình An
Ngày ban hành:09/02/2006Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí, Xuất nhập khẩu, Hải quan

tải Công văn 475/TCHQ-KTTT

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Công văn 475/TCHQ-KTTT ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG VĂN

Của Tổng cục Hải quan số 475/TCHQ-KTTT ngày 09 tháng 2 năm 2006

về việc Xử lý vướng mắc khi thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu từ 1/1/2006

 

Kính gửi: CỤC HẢI QUAN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ

 

Để xử lý vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 149/2005/NĐ-CP ngày 8/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Nghị định số 155/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005, Thông tư số 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Tổng cục Hải quan tổng hợp và có kiến trả lời một số vấn đề (kèm theo), đề nghị các đơn vị nghiên cứu, thực hiện đúng quy định. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, phản ánh kịp thời về Tổng cục để được hướng dẫn cụ thể./.

 

KT. TỔNGCỤC TRƯỞNG

PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Đặng Thị Bình An

 


BẢNG TỔNG HỢP CÂU HỎI

VÀ Ý KIẾN TRẢ LỜI VƯỚNG MẮC

(Kèm theo công văn số 475/TCHQ-KTTT ngày 09/02/2006

của Tổng cục Hải Quan)

 

STT

Câu hỏi

Trả lời

1

- Doanh nghiệp đăng ký tờ khai nhưng có nợ thuế tạm thu quá hạn 90 ngày (do vướng chứng từ thanh toán, cơ chế chính sách... nhưng doanh nghiệp thực tế đã xuất khẩu hết nguyên phụ liệu nhập khẩu) thì xử lý như thế nào? Có giải quyết đăng ký tờ khai và ân hạn thuế hay không?

 

 

 

 

- Đề nghị TCHQ có hướng dẫn xử lý về nợ quá hạn đối với những trường hợp hàng nhập khẩu NVL để SXXK đã xuất khẩu nhưng hồ sơ chưa thanh khoản.

 

 

- Trường hợp doanh nghiệp đã xuất khẩu sản phẩm được làm từ nguyên liệu nhập khẩu, doanh nghiệp đã nộp hồ sơ thanh khoản. Căn cứ vào lượng nhập khẩu, định mức tiêu hao, số lượng sản phẩm xuất khẩu cơ quan hải quan đã xác định số thuế nhập khẩu không thu, số thuế nhập khẩu còn phải thu nhưng chưa ra được QĐ không thu do chưa có chứng từ thanh toán (chưa đến thời hạn thanh toán ghi trên hợp đồng), đồng thời doanh nghiệp đã nộp đầy đủ thuế nhập khẩu cho số nguyên liệu chưa xuất khẩu (nếu có) thì được coi là không nợ thuế quá hạn và được áp dụng thời hạn nộp theo quy định tại TT 113/2005/TT-BTC.

- Đối với trường hợp hàng xuất khẩu đã quá thời hạn nộp thuế hoặc quá 60 ngày kể từ ngày xuất khẩu sản phẩm nhưng doanh nghiệp không đến nộp hồ sơ thanh khoản (mặc dù hàng đã xuất khẩu) thì bị coi là nợ thuế quá hạn và không được áp dụng thời hạn nộp thuế là 275 ngày đối với các lô hàng nguyên liệu nhập khẩu tiếp theo.

2

QĐ số 58/TCHQ-KTTT ngày 14/1/2005 của Tổng cục trưởng TCHQ về việc ban hành quy trình miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá XNK có còn hiệu lực không? (Nếu còn thì đề nghị sửa lại các căn cứ hướng dẫn, các địa phương thống nhất thực hiện).

Thực hiện Thông tư 113/2005/TT-BTC, Tổng cục Hải quan đang dự thảo quy trình miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế thay thế quy trình ban hành theo QĐ 58/TCHQ-KTTT. Trong thời gian chưa có quy trình mới thay thế, đề nghị Cục HQ các địa phương tạm thời thực hiện theo quy trình ban hành theo QĐ 58/2005/TCHQ-KTTT. Mẫu quyết định, cục Hải quan địa phương sửa lại các căn cứ cho phù hợp.

3

Thông tư 113 yêu cầu trong bộ hồ sơ xin không thu thuế, hoàn thuế phải có chứng từ thanh toán cho hàng xuất khẩu. Như vậy giấy báo có, lệnh chuyền tiền, phiếu chuyển khoản doanh nghiệp nộp cho cơ quan Hải quan có được xác định là chứng từ thanh toán không? Nếu quy định là giấy báo có thì trường hợp chủ hàng không có sẽ xử lý như thế nào?

 

Theo quy định tại Phụ lục II ban hành theo TT 113 thì chứng từ thanh toán là chứng từ của ngân hàng phục vụ cơ sở kinh doanh xuất khẩu báo cho cơ sở sản xuất kinh doanh xuất khẩu đã nhận được tiền hÀng xuất khẩu.

Như vậy, các chứng từ của ngân hàng báo cho bên xuất khẩu v/v đã nhận được tiền hàng thanh toán của người mua đều được chấp nhận để xem xét hoàn thuế (không thu thuế).

4

Quyết định 404/2004/QĐ-BTM không còn hiệu lực, vậy căn cứ vào danh mục nào để xác định là hàng tiêu dùng phải nộp thuế ngay.

 

Bộ Thương mại đã có Quyết định số 04/2006/QĐ-BTM ngày 13/1/2006 về việc ban hành Danh mục hàng tiêu dùng để phục vụ việc xác định thời hạn nộp thuế nhập khẩu. Quyết định này thay thế Quyết định 404/2004/QĐ-BTM ngày 01/4/2004. Tổng cục Hải quan đã sao gửi Quyết định này cho Hải quan các tỉnh, thành phố.

 

5

Mục III phần E Thông tư 113/2005 quy định "Số thuế nhập khẩu được hoàn sẽ xử lý theo trình tự sau: Được khấu trừ vào tiền thuế, tiền phạt, các khoản thu khác mà đối tượng nộp thuế còn nợ ngân sách..." thì có thể khấu trừ số thuế nhập khẩu được hoàn vào các loại khác (kể cả thuế GTGT), các khoản phạt...?

 

Thực hiện theo điểm 3 mục II Thông tư 68/2001/TT-BTC, được bù trừ lẫn nhau giữa 3 khoản thuế: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt; Các khoản phạt chậm nộp thuế, chênh lệch giá chỉ được thực hiện khấu trừ đúng vào các khoản nợ tương ứng. Riêng thuế GTGT, cơ quan Hải quan không có thẩm quyền hoàn thuế. Nếu doanh nghiệp nộp nhầm, nộp thừa thì thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 5249/TC-CST ngày 29/4/2005 của Bộ Tài chính.

6

Thời hạn nộp đối với số tiền phạt chậm nộp thuế là bao nhiêu ngày?

Thông tư 113/2005/TT-BTC không quy định về thời hạn nộp phạt chậm nộp. Do đó, trước mắt các đơn vị vẫn thực hiện theo mẫu thông báo phạt chậm nộp thuế ban hành theo Quyết định 1632 QĐ/KTTT ngày 31/12/2001 của Tổng cục Hải quan.

 

7

DN chưa được cấp thẻ ưu tiên, nhưng không nợ thuế và chấp hành tốt pháp luật Hải quan có được hưởng thời gian ân hạn thuế không?

 

Trường hợp DN chưa được cấp thẻ ưu tiên nhưng chấp hành tốt pháp luật Hải quan, không nợ thuế, không nợ phạt tại thời điểm đăng ký tờ khai thì cơ quan Hải quan kiểm tra nếu DN đáp ứng đủ các tiêu chí như quy định tại điểm 2.1 phần A Thông tư 112/2005/TT-BTC thì cho phép DN được hưởng thời gian ân hạn thuế theo quy định.

 

8

Theo quy định tại điểm IX của phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 113/2005/TT-BTC quy định việc trì hoãn xác định trị giá tính thuế: Tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan đối tượng nộp thuế chưa có đủ thông tin cần thiết cho việc xác định trị giá tính thuế thì cơ quan hải quan vẫn chấp nhận cho thông quan hàng hoá nếu đối tượng nộp thuế nộp một khoản bảo đảm.

Vậy đối với trường hợp lô hàng được hưởng ân hạn về thuế thì khoản bảo đảm này tương ứng với toàn bộ số thuế phải nộp hay chỉ bằng phần chênh lệch giữa số thuế do cơ quan hải quan tính toán và số thuế do doanh nghiệp tính toán?

Đối với trường hợp này, khoản bảo đảm phải nộp là toàn bộ số thuế phải nộp của lô hàng.

9

Theo quy định tại Mục I, phần D, Thông tư 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính: Để có cơ sở giải quyết miễn thuế thì phải căn cứ vào các quy định miễn thuế; Căn cứ vào danh mục vật tư xây dựng, danh mục vật tư cần thiết cho hoạt động dầu khí, danh mục vật tư nguyên liệu phục vụ hoạt động trực tiếp cho hoạt động đóng tàu... và văn bản hướng dẫn phân loại chi tiết NVL sản xuất vật tư linh kiện do Bộ Thương mại ban hành.

Nhưng hiện nay, các Bộ ngành chưa ban hành các Danh mục nêu trên. Vì vậy, Hải quan địa phương không có cơ sở để xem xét miễn thuế. Đề nghị trong lúc chờ ban hành thì TCHQ có văn bản hướng dẫn để tạm thời thực hiện.

Tổng cục Hải quan đã có văn bản báo cáo Bộ đề nghị các Bộ ngành có liên quan khẩn trương ban hành các Danh mục này. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, các Bộ ngành chưa ban hành các Danh mục có liên quan làm cơ sở giải quyết miễn thuế. Việc giải quyết miễn thuế căn cứ vào các Danh mục do cơ quan có thẩm quyền ban hành cho đến khi có hướng dẫn mới.

 

10

Quyết định số 57/2005/QĐ-BTC ngày 10/8/2005 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng phụ tùng, linh kiện ô tô. Tuy nhiên, tại danh mục có nêu cả các mặt hàng không phải phụ tùng, linh kiện ô tô mà là phụ tùng xe máy. Vậy những hàng hoá thuộc danh mục này có được áp dụng mức thuế sửa đổi tại quyết định này hay chỉ hàng hoá dùng cho ô tô mới áp dụng mức thuế sửa đổi tại quyết định này.

 

Những hàng hoá thuộc doanh mục ban hành kèm theo Quyết định số 57/2005/QĐ-BTC ngày 10/8/2005 của Bộ Tài chính thì áp dụng mức thuế sửa đổi tại quyết định này, không phân biệt là dùng cho ô tô hay dùng cho mặt hàng khác.

 

11

Theo Cục HQ Đồng Nai, đang có sự khác biệt về khái niệm thời hạn bảo lãnh giữa Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/8/2000 của Thống đốc NHNN với Nghị định số 149/2005/NĐ-CP và Thông tư số 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005. Đề nghị TCHQ xem xét và có ý kiến chỉ đạo.

 

Không có sự khác biệt giữa các văn bản này (Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/8/2000 của Thống đốc NHNN là quy định về hiệu lực của bảo lãnh; Nghị định số 149/2005/NĐ-CP và Thông tư số 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 là quy định về trách nhiệm của cơ quan bảo lãnh khi nhận bảo lãnh số tiền thuế cho khách hàng). Vì vậy, đề nghị các đơn vị yêu cầu cơ quản bảo lãnh thực hiện đúng trách nhiệm bảo lãnh tiền thuế quy định tại Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ và Thông tư số 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính: đã nhận bảo lãnh thì phải có trách nhiệm về số tiền thuế đã bảo lãnh cho đến khi số thuế đó được nộp đủ, đúng hạn vào Ngân sách Nhà nước.

 

12

Đối với các trường hợp Doanh nghiệp bị phạt 01 lần số tiền thuế chênh lệch thuế, bị xử phạt vi phạm hành chính quá 02 lần vượt mức phạt của Chi cục trưởng thì có hay không được áp dụng thời hạn nộp thuế của đối tượng chấp hành tốt pháp luật về thuế.

 

Theo quy định tại điểm 2.2 mục III phần C Thông tư số 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính thì trường hợp này không được áp dụng thời hạn nộp thuế của đối tượng chấp hành tốt pháp luật về thuế.

13

Các trường hợp vi phạm dẫn đến chênh lệch thuế dưới 10 triệu đồng có tính chất, mức độ không nghiêm trọng thì giao cho Cục trưởng cục Hải quan địa phương xem xét việc ân hạn nợ thuế đối với từng trường hợp.

 

TCHQ ghi nhận ý kiến đề xuất của đơn vị để báo cáo Bộ Tài chính. Trong thời gian chưa có ý kiến chính thức, yêu cầu thực hiện đúng quy định tại Thông tư 113/2005/TT-BTC.

14

Các DN nhập nguyên liệu SXXK bức xúc khi những lô hàng nhập nguyên vật liệu tiếp theo các lô hàng chưa thanh khoản đúng thời hạn chỉ được áp dụng thời hạn nộp thuế 30 ngày và nếu quá 90 ngày thì bị cưỡng chế làm thủ tục Hải quan.

 

Theo quy định tại mục III phần C Thông tư số 113/2005/TT-BTC, thì những lô hàng nhập nguyên vật liệu để sản xuất XK tiếp theo các lô hàng chưa thanh khoản đúng thời hạn phải áp dụng thời hạn nộp thuế của đối tượng chấp hành không tốt pháp luật thuế như nêu tại điểm 2.3 mục III phần C Thông tư số 113/2005/TT-BTC (không được áp dụng thời hạn nộp thuế 30 ngày như đơn vị nêu). Trường hợp quá 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế mà chưa nộp thuế thì bị cưỡng chế làm thủ tục Hải quan. Quy định như trên nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp thanh khoản thuế đúng thời hạn, tránh treo nợ thuế với Ngân sách. Tuy nhiên, để giải quyết các vướng mắc, TCHQ ghi nhận ý kiến đề xuất của đơn vị để báo cáo Bộ Tài chính. Trong thời gian chưa có ý kiến chính thức, yêu cầu thực hiện đúng quy định tại Thông tư 113/2005/TT-BTC.

 

15

Đề nghị hướng dẫn trình tự thực hiện ký quỹ (Việc quản lý, theo dõi số tiền này, hạch toán sổ sách như thế nào? Giấy xác nhận để gửi doanh nghiệp? Việc hoàn trả).

 

Theo quy định tại mục IX phụ lục I kèm theo Thông tư số 113/2005/TT-BTC, thì nếu tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, đối tượng nộp thuế chưa có đủ thông tin cần thiết cho việc xác định trị giá tính thuế, cơ quan hải quan sẽ chấp nhận cho thông quan hàng hoá nếu đối tượng nộp thuế nộp một khoản bảo đảm cho toàn bộ số thuế của lô hàng nhập khẩu. Khoản bảo đảm được thực hiện dưới hình thức bảo lãnh, đặt tiền ký quỹ hoặc các phương thức bảo đảm thích hợp khác.

Trường hợp đơn vị hỏi là doanh nghiệp muốn thực hiện bảo đảm bằng hình thức ký quỹ thì căn cứ vào số thuế phải nộp theo quyết định của Chi cục trưởng để lập phiếu thu (một bản gửi doanh nghiệp), ghi:

Nợ TK 111 (1112),

Có TK 338 - Các khoản phải trả (3382)

- Khi đã xác định số tiền ký quỹ lớn hơn số đối tượng phải nộp, Hải quan lập phiếu chi bằng số tiền đối tượng đã ký quỹ, ghi:

Nợ TK 338 - Các khoản phải trả (3382)

Có TK 111 - Tiền mặt (1112)

- Căn cứ vào số thuế đối tượng phải nộp, lập phiếu thu theo số tiền thuế thực thu, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111)

Có TK 314 - Thanh toán với đối tượng nộp thuế (TK CT tương ứng).

(Toàn bộ số tiền mặt ký quỹ phải do cơ quan Hải quan quản lý, khi đã xác định được số tiền phải nộp sẽ lập giấy nộp tiền chuyển nộp Ngân sách theo quy định). Trường hợp ký quỹ thì quản lý theo chế độ hiện hành.

16

Trường hợp cơ quan hải quan nghi ngờ về khai báo của doanh nghiệp thì có yêu cầu doanh nghiệp đặt tiền ký quỹ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 155 không?

1. Trường hợp cơ quan hải quan nghi ngờ việc khai báo của doanh nghiệp, thì không được yêu cầu doanh nghiệp nộp khoản bảo đảm.

Đối với các trường hợp này, nếu có đủ căn cứ, cơ quan hải quan bác bỏ trị giá khai báo và ấn định thuế theo quy định tại Điều 58 Nghị định 154/2005/CP-NĐ ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ. Doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Cơ quan hải quan chỉ yêu cầu doanh nghiệp nộp khoản bảo đảm trước khi thông quan khi đối tượng nộp thuế chưa có đủ thông tin cần thiết cho việc xác định trị giá tính thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi