Quyết định 1224/QĐ-UBND Hồ Chí Minh 2019 về Chương trình bình ổn thị trường dược phẩm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 1224/QĐ-UBND

Quyết định 1224/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng dược phẩm thiết yếu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 - 2020
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí MinhSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:1224/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Lê Thanh Liêm
Ngày ban hành:28/03/2019Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thực phẩm-Dược phẩm, Thương mại-Quảng cáo

tải Quyết định 1224/QĐ-UBND

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 1224/QĐ-UBND DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 1224/QĐ-UBND PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

Số: 1224/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 03 năm 2019

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CÁC MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM THIẾT YẾU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2019 – 2020

--------

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018;

Căn cứ Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân thành phố về nhiệm vụ kinh tế - văn hóa - xã hội năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 6069/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách thành phố và Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân thành phố năm 2019;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 1141/TTr-SYT ngày 13 tháng 3 năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng dược phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố năm 2019 - 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng dược phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 - 2020.

Điều 2. Giao Sở Y tế là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm triển khai thực hiện kế hoạch này, định kỳ hàng tháng báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố kết quả thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2019.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Công an thành phố, Giám đốc Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Trưởng Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Công Thương; Bộ Tài chính;
- Bộ Y tế; Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND/TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Văn phòng Thành ủy;
- VPUB: các PVP;
- Phòng KT;
- Lưu: VT, (KT/Tuyet)
.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Lê Thanh Liêm

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CÁC MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM THIẾT YẾU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2019 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1224/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Thuốc là loại hàng hóa đặc biệt có tính kinh tế, kỹ thuật và xã hội cao; là rất cần thiết, không thể thiếu trong việc chẩn đoán, dự phòng và điều trị nhằm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người dân. Chất lượng và giá thuốc được sự quan tâm của cả xã hội.

Nhằm tiếp tục đảm bảo chất lượng và giá cả phù hợp, cân đối cung cầu một số mặt hàng thuốc thiết yếu phục vụ nhu cầu chữa bệnh của người dân trên địa bàn thành phố, góp phần vào việc chăm lo an sinh xã hội cho người dân thành phố ngày càng tốt hơn; Ủy ban nhân dân thành phố ban hành “Kế hoạch thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng dược phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2019 - 2020” như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng thuốc thiết yếu trên địa bàn thành phố năm 2019 - 2020 gắn với thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” của Bộ Y tế và Chương trình “Thuốc Việt cho người Việt” của Sở Y tế thành phố, góp phần thực hiện an sinh xã hội.

- Thuốc trong Chương trình là thuốc sản xuất trong nước tại các nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO, đảm bảo chất lượng. Lượng thuốc trong Chương trình có khả năng cân đối cung cầu cho người dân thành phố, kể cả trong trường hợp có xảy ra biến động giá thuốc, nhu cầu sử dụng thuốc thiết yếu tăng cao.

- Giá bán của các nhóm thuốc trong Chương trình bình ổn thấp hơn giá bán của sản phẩm cùng loại (cùng biệt dược) trên thị trường ít nhất là 5 - 10%.

- Phát triển, đa dạng hóa hệ thống phân phối, các điểm bán thuốc bình ổn tại các nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc doanh nghiệp, nhà thuốc tư nhân, đại lý thuốc trên địa bàn thành phố.

- Thuốc trong Chương trình sẽ được phân phối đến người bệnh, đặc biệt người có thu nhập và điều kiện sống thấp, thường dễ mắc bệnh và có nhu cầu dùng thuốc nhiều.

II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

1. Các nhóm thuốc thiết yếu, số lượng và các mặt hàng thuốc trong Chương trình Bình ổn năm 2019 - 2020

Thuốc thiết yếu phục vụ bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố gồm 21 nhóm thuốc sản xuất trong nước trị các bệnh thường gặp ở nhiều người, các bệnh mãn tính, có nhu cầu sử dụng nhiều (bao gồm các thuốc giảm đau - hạ sốt, chống dị ứng, trị tiêu chảy, trị bệnh đau dạ dày, trị ho-hen phế quản, thuốc tim mạch, trị tiểu đường, thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc nhỏ mắt, thuốc trị giun, trị thấp khớp, vitamin - khoáng chất, thuốc dùng ngoài, thuốc cải thiện tuần hoàn não, chống rối loạn tâm thần, thuốc trị nấm, thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu...). Danh mục thuốc bình ổn được xây dựng căn cứ vào danh mục thuốc chủ yếu dùng cho cơ sở khám chữa bệnh, danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ VI và nhu cầu sử dụng thuốc thiết yếu của người dân thành phố.

Số lượng thuốc bình ổn chiếm 50% nhu cầu của các nhóm thuốc thiết yếu người dân thành phố sử dụng trong năm.

(Đính kèm phụ lục Danh mục thuốc bình n giá gm 21 nhóm thuốc với 176 hoạt chất, 500 mặt hàng).

2. Đối tượng tham gia Chương trình

- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược thuộc mọi thành phần kinh tế, được thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có trụ sở tại thành phố hoặc các tỉnh - thành khác trong cả nước, công ty tham gia Chương trình có năng lực trong sản xuất, kinh doanh, đáp ứng được số lượng thuốc lớn và đã đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” - GMP-WHO, “Thực hành tốt phân phối thuốc” - GDP.

- Các nhà thuốc bán lẻ trên địa bàn thành phố đã đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” - GPP.

- Các đại lý thuốc ở khu vực ngoại thành có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc còn hiệu lực.

3. Điều kiện, quyền li và nghĩa vụ của các đơn vị tham gia Chương trình

3.1. Điều kiện tham gia

- Có chức năng sản xuất - kinh doanh dược phẩm, đạt chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” - GMP-WHO, “Thực hành tốt phân phối thuốc” - GDP; có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh thuốc; có thuc cung ứng cho thị trường với số lượng lớn, xuyên suốt.

- Có phương án sản xuất, kinh doanh bình n thị trường và tình hình tài chính lành mạnh (thể hiện qua báo cáo tài chính hoặc báo cáo kim toán 2 năm gần nhất, không có nợ xấu, nợ quá hạn,...) đủ khả năng để tạo nguồn thuốc phục vụ bình ổn.

- Có hệ thống nhà xưởng, kho bãi, trang thiết bị, công nghệ sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng; có phương tiện vận chuyn đảm bảo đủ khả năng phục vụ cho việc phân phối thuốc theo yêu cầu của Chương trình.

- Có mạng lưới phân phối thuốc rộng khắp trên địa bàn thành phố. Có kế hoạch phát triển hệ thống phân phối phục vụ người dân trên địa bàn thành phố trong năm thực hiện Chương trình. Các điểm bán thuốc bình ổn là các nhà thuốc đạt chuẩn “Thực hành tốt Nhà thuốc” - GPP và các đại lý thuốc có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc còn hiệu lực.

- Cam kết thuốc tham gia trong Chương trình đúng chủng loại, đủ số lượng và đáp ứng các tiêu chun về chất lượng thuốc.

- Cam kết về giá bán các thuốc bình ổn thấp hơn giá bán của sản phẩm cùng loại (cùng biệt dược) trên thị trường ít nhất 5 - 10% và được sự chấp thuận của Sở Y tế và Sở Tài chính.

3.2. Quyền lợi và nghĩa vụ

a) Quyền lợi:

Được Ủy ban nhân dân thành phố hỗ trợ truyền thông, quảng bá đối với các sản phẩm, các doanh nghiệp và điểm bán tham gia trong Chương trình.

b) Nghĩa vụ:

- Tổ chức sản xuất - kinh doanh theo đúng phương án đã đăng ký, đảm bảo thuốc tham gia Chương trình đạt chất lượng.

- Chấp hành điều động cung ứng thuốc để điều tiết, bình ổn thị trường theo yêu cầu của Sở Y tế khi có xảy ra biến động.

- Chủ động liên kết, hợp tác, xây dựng mới điểm bán lẻ thuốc để phát triển, đa dạng hóa hệ thống phân phối, bán thuốc bình n của doanh nghiệp trên địa bàn.

- Treo băng-rôn, bảng giá tham gia Chương trình Bình ổn tại điểm bán; bố trí thuốc bình ổn ở các vị trí thuận tiện, riêng biệt trong khu vực thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn; phải đảm bảo đủ số lượng, chủng loại thuốc và bán đúng giá thuốc bình ổn.

- Thực hiện đúng các cam kết và các quy định của Chương trình Bình n theo kế hoạch này.

4. Cơ chế thực hiện Chương trình:

- Thời gian thực hiện bình n năm 2019: từ ngày 01 tháng 4 năm 2019 đến ngày 31 tháng 3 năm 2020.

- Các đơn vị tham gia Chương trình có trách nhiệm tổ chức bán các loại thuốc trong Chương trình Bình ổn theo giá đã đăng ký đối với toàn bộ lượng thuốc của đơn vị cung ứng ra thị trường trong suốt thời gian tham gia Chương trình.

- Giá thuốc tham gia Chương trình bình ổn phải niêm yết công khai và thống nhất ở tất cả các điểm bán thuốc bình ổn giá.

- Giá thuốc tham gia Chương trình bình ổn bán thấp hơn giá bán của sản phẩm cùng loại (cùng biệt dược) trên thị trường ít nhất từ 5 - 10% và được đăng ký với Sở Y tế, Sở Tài chính.

Sở Y tế và Sở Tài chính xác định giá thuốc tham gia Chương trình bình n căn cứ vào việc tham khảo giá thuốc tham gia Chương trình bình ổn tại thời điểm đăng ký và thặng số bán lẻ tối đa cho phép theo Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ.

- Trường hợp thị trường biến động tăng hoặc giảm đối với giá nguyên vật liệu, các chi phí đầu vào làm ảnh hưởng đến cơ cấu giá thành sản xuất, doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh giá bán thuốc tham gia Chương trình bình n như sau:

+ Trường hợp giá nguyên vật liệu, chi phí đầu vào biến động tăng cao hơn 15% so với thời điểm đơn vị đăng ký giá bán bình ổn, các đơn vị được điều chỉnh tăng giá bán. Khi điều chỉnh tăng giá bán bình ổn, đơn vị thực hiện đăng ký lại giá bán và được Sở Y tế, Sở Tài chính thẩm định, chấp thuận bằng văn bản.

+ Trường hợp thị trường biến động giảm giá từ 5% trở lên, các đơn vị phải đăng ký điều chỉnh giảm giá bán tương ứng. Đơn vị thực hiện bình ổn chủ động điều chỉnh giảm giá bán khi thị trường giảm và gửi thông báo về Sở Y tế, Sở Tài chính.

- Ủy ban nhân dân thành phố khuyến khích, mời gọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, có năng lực, kinh nghiệm, có nhu cầu tham gia Chương trình bình ổn không nhận vốn, chủ động tạo nguồn hàng, giảm giá, tham gia bình ổn,... góp phần cùng chính quyền thành phố chăm lo cho sức khỏe của nhân dân trên địa bàn.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì, phi hp với Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư xét chọn các đơn vị tham gia Chương trình, thẩm định giá thuốc đăng ký tham gia Chương trình, kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết của các đơn vị tham gia Chương trình bình ổn, chủ động yêu cầu các đơn vị tham gia Chương trình bình ổn đăng ký điều chỉnh lại giá khi thị trường có biến động lớn.

- Xây dựng danh mục thuốc thiết yếu cần bình ổn giá, xác định tiêu chí lựa chọn và lập danh sách các đơn vị tham gia bình n giá thuc.

- Xác định lượng thuốc giao bình ổn và kiểm tra lượng thuốc bán ra của các đơn vị theo chỉ tiêu kế hoạch đã giao. Phân tích, đánh giá nguyên nhân và đề xuất biện pháp xử lý đối với các trường hợp không cung ứng đủ lượng thuốc bình n đã được giao.

- Triển khai thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các loại thuốc thiết yếu trong các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố.

- Tổng hợp, cung cấp danh sách mạng lưới bán lẻ của các đơn vị tham gia Chương trình bình ổn cho Ủy ban nhân dân các quận, huyện để công bố rộng rãi cho nhân dân trên địa bàn.

- Phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin về Chương trình Bình n cho các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

- Phối hợp các Sở ngành chức năng, Ủy ban nhân dân các quận - huyện kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị nguồn hàng, cung ứng thuốc phục vụ bình ổn thị trường, kiểm tra giá thuốc, đặc biệt giá các loại thuốc tham gia Chương trình bình ổn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Theo dõi, đánh giá và đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố khen thưởng cho các cá nhân, tập thể tham gia Chương trình bình n.

- Kịp thời nắm bắt, giải quyết các khó khăn vướng mắc, tổng hợp báo cáo và đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố biện pháp xử lý vi phạm (nếu có).

- Lập tổ công tác đxây dựng và triển khai tổ chức thực hiện Chương trình.

2. Sở Công Thương

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp Sở Y tế thực hiện mục 1, phần III Kế hoạch này.

3. Sở Tài chính

- Phối hợp Sở Y tế, Sở Công Thương, Chi cục Tài chính doanh nghiệp và các sở, ngành liên quan thẩm định giá đăng ký bình ổn, kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết của các đơn vị tham gia Chương trình.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

- Phối hợp với Sở Y tế tổ chức thông tin, tuyên truyền về Chương trình bình n thị trường đến mọi tầng lớp nhân dân thành phố.

- Chủ trì, chỉ đạo các cơ quan truyền thông, Báo - Đài, các trang thông tin điện tử, bản tin quận - huyện ... đđưa tin, phát sóng về các nội dung liên quan đến Chương trình.

5. Công an thành phố

Chủ trì, chỉ đạo các phòng chức năng và công an quận - huyện áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để xác minh, điều tra và xử lý đối với các hành vi tung tin đồn thất thiệt, gây hoang mang trong nhân dân.

6. Cục Quản lý thị trường

- Phối hợp thực hiện kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật như: đầu cơ, găm hàng, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng gian, hàng giả, hàng không hóa đơn, chứng từ, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không nhãn mác, ...

- Phối hợp với các sở ngành chức năng kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá.

7. Ủy ban nhân dân quận - huyện:

- Phối hợp Sở Y tế chỉ đạo các Phòng Y tế triển khai thực hiện Chương trình:

+ Tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn tham gia Chương trình.

+ Tổ chức thông tin về các điểm bán thuốc bình n của các doanh nghiệp tham gia Chương trình để người dân trên địa bàn biết và mua thuốc khi có nhu cầu.

+ Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác bán thuốc bình ổn của các đơn vị.

+ Tăng cường công tác quản lý giá, kiểm tra, kiểm soát việc niêm yết giá bán và bán thuốc theo giá niêm yết trên địa bàn quận - huyện.

+ Thường xuyên theo dõi diễn biến cung cầu, giá cả thị trường; chủ động thông tin, báo cáo về Sở Y tế, Sở Tài chính các trường hợp biến động giá trên địa bàn (nếu có).

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trong việc chỉ đạo công tác kiểm tra, kiểm soát giá, quản lý giá, bình ổn thị trường trên địa bàn thuộc thẩm quyền, nhất là đối với các mặt hàng dược phẩm thiết yếu trong Chương trình bình n.

- Tổng hợp, báo cáo tình hình thị trường, cung cầu, giá cả các thuốc tham gia Chương trình trên địa bàn gửi về Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Y tế và Sở Tài chính theo quy định./.

PHỤ LỤC

QUY ĐỊNH THÔNG TIN, BÁO CÁO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1224/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố)

1. Báo cáo tình hình triển khai thực hiện bình ổn:

- Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Chi cục quản lý thị trường,... báo cáo tình hình giá cả thị trường theo địa bàn quản lý.

- Các đơn vị tham gia Chương trình báo cáo tình hình thực hiện bình ổn, kinh doanh các mặt hàng thuốc trong Chương trình.

- Thời gian báo cáo: trước ngày 12 hàng tháng.

- Báo cáo gửi về: Sở Y tế - 59 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1.

Sở Tài chính - 142 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3.

2. Báo cáo tổng hợp:

- Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Chi cục quản lý thị trường... và các đơn vị tham gia bình ổn tiến hành đánh giá, báo cáo tổng hợp tình hình giá cả thị trường và Chương trình Bình ổn gửi Sở Y tế và Sở Tài chính trước ngày 15 hàng tháng.

- Sở Y tế báo cáo tổng hợp Chương trình Bình ổn, tình hình kinh doanh các thuốc bình n của các đơn vị được giao nhiệm vụ gửi Ủy ban nhân dân thành phố vào các ngày 18 hàng tháng.

Đường dây nóng của Chương trình

Đin thoi: 39.333.000 . Fax: 39.333.322

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 71/2018/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An về việc bãi bỏ Quyết định 15/2013/QĐ-UBND ngày 16/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về phân cấp quản lý và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn tỉnh Long An

Quyết định 71/2018/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An về việc bãi bỏ Quyết định 15/2013/QĐ-UBND ngày 16/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về phân cấp quản lý và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn tỉnh Long An

Thực phẩm-Dược phẩm, Thương mại-Quảng cáo

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi