Tiêu chuẩn TCVN 8696:2011 Yêu cầu với cáp viễn thông sợi quang vào nhà thuê bao

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8696:2011

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8696:2011 Mạng viễn thông-Cáp sợi quang vào nhà thuê bao-Yêu cầu kỹ thuật
Số hiệu:TCVN 8696:2011Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thông tin-Truyền thông
Năm ban hành:2011Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8696:2011

MẠNG VIỄN THÔNG – CÁP SỢI QUANG VÀO NHÀ THUÊ BAO – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Telecommunication network – Optical fiber connected from cable box to terminals – Technical Requirements

Lời nói đầu

TCVN 8696 : 2011 được xây dựng trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế ITU –T G.657 : 2009, IEC 60794-2 và ITU-T L.59 : 2008.

TCVN 8696 : 2011 do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

MẠNG VIỄN THÔNG – CÁP SỢI QUANG VÀO NHÀ THUÊ BAO – YÊU CẦU KỸ THUẬT

Telecommunication network – Optical fiber connected from cable box to terminals – Technical Requirements

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với cáp viễn thông sợi quang vào nhà thuê bao.

Các đặc tính sợi quang được xác định trong tiêu chuẩn này sẽ được áp dụng như nhau đối với các sợi quang riêng biệt hay đối với tập hợp sợi quang trong một dây cáp cũng như các sợi quang trong cáp đã được lắp đặt.

Các yêu cầu kỹ thuật về sợi quang nêu tại tiêu chuẩn này phù hợp với các yêu cầu đối với sợi quang đơn mode sử dụng cho cáp thuê bao theo Khuyến nghị ITU-T G.657.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

- TCVN 7699-1 : 2007, Thử nghiệm môi trường – Quy định chung và hướng dẫn.

- IEC 811-4-2:1997, Common test methods for insulating and sheathing materials of electric cables, Part 4: Methods specific topolyethylene and polypropylene compound. (Phương pháp thử nghiệm chung đối với vật liệu cách điện và vỏ bọc của cáp điện. Phần 4: Phương pháp riêng đối với hợp chất polyetylen và polypropylene).

- IEC 811-5-1:1997: Common test methods for insulating and sheathing materials of electric cables, Part 5: Methods specific to filling compounds. (Phương pháp thử nghiệm chung đối với vật liệu cách điện và vỏ bọc của cáp điện. Phần 5: Phương pháp riêng đối với hợp chất độn).

-IEC 60332-1:2004, Test on electric and optical fibre cables under fire conditions (Phương pháp thử nghiệm các đồng và cáp quang dưới các điều kiện cháy).

- IEC 60793-1-47 IEC 60793-1-47 (2009), Optical fibers – Part 1-47; Measurement methods and test procedure – Macrobending loss. (Cáp sợi quang – Phương pháp đo và quy trình thử nghiệm – Suy hao uốn cong)

- IEC 60794-1-2:2003, Optical fiber cables – Part1-2: Generic specification – Basic optical cable test procedures (Cáp sợi quang – quy định chung – phương pháp kiểm thử cáp quang cơ bản).

- IEC 60794-1-1:2001, Optical fiber cable – General specification (Sợi quang – quy định kỹ thuật chung).

- ITU-T G.650.1 Recommendation ITU-T G. 650.1 (2004), Definitions and test methods for linear, deterministic attributes of single-mod fiber and cable. (Định nghĩa và phương pháp thử nghiệm các đặc tính cơ bản, tuyến tính các cáp và sợi đơn mode).

- ITU-T G.650.2 Recommendation ITU-T G. 650.2 (2007), Definitions and test methods for statistical and non-linear related attributes of single-mode fiber and cable (Định nghĩa và phương pháp thử nghiệm các đặc tính thống kê, phi tuyến tính của cáp và sợi đơn mode)

- ITU-T G.652 Recommendation ITU-T G.652 (2009), Characteristics of a single-mode optical fiber and cable. (Đặc tính của cáp và sợi quang đơn mode).

- ITU-T L.59 Recommendation ITU-T L.59 (2008), Optical fiber cables for indoor applications. (Cáp quang cho các ứng dụng trong nhà).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

3.1. Lõi sợi (core)

Phần trung tâm của sợi quang mà phần lớn công suất quang được truyền trong đó.

3.2. Vỏ phản xạ (cladding)

Phần ngoài cùng có hệ số chiết suất theo mặt cắt ngang của sợi là không đổi.

3.3. Tâm của vỏ phản xạ (cladding centre)

Với một mặt cắt ngang của sợi, tâm của vỏ là tâm của vòng tròn vừa khít nhất với giới hạn của vỏ.

3.4. Vùng lõi (core area)

Đối với một mặt cắt ngang của sợi, vùng lõi là vùng nhỏ nhất bị giới hạn bởi tập hợp các điểm có hệ số công suất n3 (không tính đến bất kỳ sự đột biến nào của hệ số chiết suất sợi).

n3=n2 + k(n1-n2)

trong đó

n1: Hệ số chiết suất cực đại của lõi

n2: hồ sơ chiết suất của lớp vỏ phản xạ

k: hằng số thường có giá trị 0,05 (nếu không có các quy định khác)

3.5. Tâm của lõi (core centre)

Với một mặt cắt ngang của sợi, tâm của lõi là tâm của vòng tròn vừa khít nhất với giới hạn ngoài cùng của vùng lõi.

3.6. Đường kính vỏ phản xạ (cladding diameter)

Đường kính của vòng tròn được dùng để xác định tâm của vỏ phản xạ.

3.7. Đường kính lõi (core diameter)

Đường kính của vòng tròn được dùng để xác định tâm của lõi.

3.8. Sai số đường kính vỏ phản xạ (cladding diameter deviation)

Sai lệch giữa giá trị danh định và giá trị thực của đường kính vỏ phản xạ.

3.9. Sai số đường kính lõi (core diameter deviation)

Sai lệch giữa giá trị danh định và giá trị thực của đường kính lõi.

3.10. Độ lệch tâm của lõi và vỏ phản xạ (core/cladding concentricity error)

Khoảng cách giữa tâm của lõi và vỏ chia cho đường kính lõi

3.11. Vùng sai số của vỏ phản xạ (cladding tolerance field)

Đối với mặt cắt ngang của sợi, đây là vùng giữa vòng tròn ngoại tiếp giới hạn ngoài của vỏ phản xạ và vòng tròn lớn nhất khít với giới hạn ngoài của vỏ phản xạ, đồng tâm với vòng tròn kia.

3.12. Độ không tròn đều của vỏ phản xạ (non-circularity of cladding)

Chênh lệch giữa đường kính của 2 vòng tròn được dùng để định nghĩa vùng sai số cho phép của vỏ chia cho đường kính vỏ phản xạ.

3.13. Vùng sai số của lõi (core tolerance field)

Đối với mặt cắt ngang của sợi, đây là vùng giữa vòng tròn ngoại tiếp vùng lõi và vòng tròn lớn nhất bao quanh vùng lõi đồng tâm với vòng tròn kia.

3.14. Độ không tròn đều của lõi (non-circularity of core)

Chênh lệch giữa đường kính của 2 vòng tròn được dùng để định nghĩa vùng sai số cho phép của lõi cho đường kính lõi.

3.15. Đường kính trường mode (mode field diameter)

Giá trị của phạm vi phân bố trường điện từ ngang của các mode trong mặt cắt của sợi và được định nghĩa theo phân bố cường độ trường xa F2 (q) theo biểu thức sau:

Trong đó q là góc trường xa.

3.16. Tâm của trường mode (mode field centre)

Vị trí trung tâm của phân bố trường theo không gian trong sợi.

3.17. Sai số đồng tâm của trường mode (mode field concentricity error)

Khoảng cách giữa tâm của trường mode và tâm của vỏ phản xạ.

3.18. Độ mở số (Numbercial Aperture – NA)

Sin của một nửa góc ở đỉnh của hình nón lớn nhất là tất cả các tia trong hình nón đó đều có thể đi vào hoặc đi ra khỏi sợi quang, nhân với hệ số chiết suất của môi trường chứa hình nón đó.

3.19. Băng thông của sợi quang (bandwidth)

Dải tần số được tính từ 0 đến tần số mà tại đó hàm truyền đạt băng cơ sở của sợi quang giảm tới giá trị -3 dB so với hàm truyền đạt tại tần số 0 Hz, đối với chiều dài là 1km.

3.20. Hệ số suy hao (attennuation coefficient)

Suy hao được tính trên một đơn vị chiều dài

           (dB/km)

Trong đó: P(z) là công suất quang tại khoảng cách z (km) tính theo dọc sợi

P(0) là công suất quang tại z=0

3.21. Hệ số tán sắc (dispersion coefficient)

Tán sắc tính cho một đơn vị bề rộng phổ của nguồn phát và một đơn vị chiều dài của sợi và thường tính bằng ps/(nm.km).

Tán sắc là hiện tượng dãn xung ánh sáng truyền trong sợi quang do vận tốc nhóm khác nhau của các bước sóng khác nhau chứa trong thành phần phổ của nguồn phát.

3.22. Bước sóng cắt (cut of wavelength)

Bước sóng cắt là bước sóng mà tại những bước sóng lớn hơn nó thì tỷ số giữa công suất toàn phần và công suất mode cơ bản sẽ giảm nhỏ hơn một giá trị nhất định. Giá trị này được chọn là 0,1 dB cho đoạn sợi có chiều dài là 2 m.

Theo định nghĩa này thì tại bước sóng cắt, suy hao mode LP11 nhiều hơn suy hao mode LP01 (mode cơ bản).

Có hai loại bước sóng cắt:

Bước sóng cắt lc được đo trên một đoạn sợi ngắn chưa bọc cáp (mới chỉ có lớp vỏ sơ cấp);

Bước song cắt lcc được được đo trên sợi đã bọc cáp trong điều kiện khai thác.

3.23. Cáp quang vào nhà thuê bao (optical fiber cables connected from cable box to terminals)

Cáp quang nối từ hộp cáp tới các thiết bị đầu cuối, bao gồm các loại cáp quang sử dụng trong nhà, cáp quang nối từ các bộ măng xông hay ODF tới các hộ gia đình và cáp dùng trong các hệ thống giá hộp.

3.24. Sợi quang lớp A

Sợi quang đơn mode có các đặc tính kỹ thuật tuân theo khuyến nghị ITU-T G.652, có thể được sử dụng để làm cáp quang vào nhà thuê bao.

3.25. Sợi quang lớp B

Sợi quang đơn mode có các đặc tính kỹ thuật không nhất thiết phải tuân theo khuyến nghị ITU-T G.652, và có suy hao uốn cong nhỏ tại các bán kính uốn cong nhỏ, rất phù hợp để làm cáp quang vào nhà thuê bao.

4. Ký hiệu và thuật ngữ

DGD Trễ nhóm vi sai

PMD Tán sắc mode phân cực

ODF Bộ phân phối quang

5. Yêu cầu kỹ thuật đối với sợi quang

5.1. Yêu cầu kỹ thuật cho sợi quang đơn mode lớp Α

5.1.1. Đường kính trường mốt

- Giá trị đường kính trường mode danh định nằm trong khoảng 8,6 µm - 9,5 µm.

- Sai số đường kính trường mode không được vượt quá ± 0,4 µm.

- Cả 2 giá trị đường kính trường mode danh định và sai số của nó đều được xác định ở bước sóng 1310 nm.

5.1.2. Đường kính vỏ

- Giá trị đường kính vỏ danh định của sợi phải là 125 µm.

- Sai số đường kính vỏ không được vượt quá ± 0,7 µm.

5.1.3. Độ lệch tâm giữa lõi và vỏ

- Độ lệch tâm giữa lõi và vỏ phải nhỏ hơn 0,5 µm.

5.1.4. Độ tròn đều

- Độ không tròn đều của vỏ phải nhỏ hơn 1%.

5.1.5. Bước sóng cắt

- Bước sóng cắt của cáp lcc không vượt quá 1260 nm.

- Bước sóng cắt của cáp lc không vượt quá 1250 nm.

- Bước sóng cắt của cáp nối lcj không vượt quá 1250 nm.

5.1.6. Hệ số suy hao

- Tại bước sóng từ 1310 nm đến 1625 nm, hệ số suy hao tối đa không vượt quá 0,4 dB/km.

- Tại bước sóng 1383 nm ± 3 nm, hệ số suy hao tối đa không vượt quá 0,4 dB/km.

- Tại bước sóng 1550 nm hệ số suy hao tối đa không vượt quá 0,3 dB/km.

5.1.7. Hệ số suy hao do uốn cong

- Suy hao do uốn cong tùy thuộc vào bán kính uốn cong và số lượng vòng cuốn của cáp xung quanh trục cuốn có bán kính uốn cong xác định. Ngoài ra suy hao uốn cong tăng theo độ dài bước sóng nên chỉ tiêu kỹ thuật về suy hao sẽ được xác định ở một số bán kính cong khác nhau và tại bước sóng dài nhất, tức là bước sóng 1550 nm hoặc 1625 nm.

- Sợi phải có hệ số suy hao do uốn cong tuân theo Bảng 1:

A1

A2

Bán kính uốn cong (mm)

15

10

15

10

7,5

Số vòng cuốn

10

1

10

1

1

Suy hao uốn cong tối đa tại bước sóng 1550 nm (dB)

0,25

0,75

0,03

0,1

0,5

Suy hao uốn cong tối đa tại bước sóng 1625 nm (dB)

1,0

1,5

0,1

0,2

1,0

Trong đó: Sợi quang lớp A1 đáp ứng bán kính uốn cong tối thiểu là 10 mm, sợi quang lớp A2 đáp ứng bán kính uốn cong tối thiểu là 7,5 mm.

5.1.8. Thuộc tính vật liệu sản xuất sợi quang

- Mức ứng suất phá hủy của vật liệu chế tạo sợi quang không nhỏ hơn 0,69 GPa.

- Cần nêu các đặc tính lý, hóa và cách loại bỏ vật liệu bảo vệ sợi quang để không gây ảnh hưởng đến sợi quang bên trong.

5.1.9. Độ đồng đều theo chiều dọc cáp của tán sắc màu

Không cần xét đến

5.1.10. Hệ số tán sắc màu

Hệ số tán sắc phải đáp ứng bất đẳng thức sau:

Trong đó

l0min là bước sóng nhỏ nhất mà tại đó tán sắc của sợi bằng 0, l0min = 1300 nm.

l0max là bước song lớn nhất mà tại đó tán sắc của sợi bằng 0, l0max = 1324 nm.

S0max là hệ số độ dốc tán sắc lớn nhất tại điểm tán sắc bằng S0max = 0,092 ps/nm² x km,

5.1.11. Hệ số tán sắc mode phân cực

Tán sắc mode phân cực của sợi cần được xác định dựa trên cơ sở thống kê

Yêu cầu kỹ thuật đối với tán sắc mode phân cực của cáp được quy định thông qua các tham số M,Q, PMDQ. Trong đó:

PMDQ là giới hạn trên theo thống kê với mức xác suất Q đối với hệ số PMD của 1 tuyến cáp gồm M đoạn cáp được nối lại với nhau, ở đây M=20 và PMDQ có giá trị tối đa là 0,20 ps/

Q là xác suất để hệ số PMD của tuyến cáp nói trên vượt quá giá trị PMDQ, Q = 0,01%.

Bảng 2 – Tóm tắt các chỉ tiêu kỹ thuật cho sợi quang lớp Α

Tham số

Chi tiết

Giá trị

Đường kính trường mốt

Bước sóng

1310 nm

Dải giá trị danh định

8,6 – 9,5 µm

Sai số

± 0,4 µm

Đường kính vỏ

Giá trị danh định

125,0 µm

Sai số

± 0,7 µm

Sai số đồng tâm của lõi

Giá trị cực đại

0,5 µm

Độ không tròn đều của vỏ

Giá trị cực đại

1%

Bước sóng cắt (của sợi đã bọc cáp)

Giá trị cực đại

1260 nm

Suy hao uốn cong

A1

A2

Bán kính (mm)

15

10

15

10

7,5

Số vòng quấn

10

1

10

1

1

Suy hao cực đại tại bước sóng 1550 nm (dB)

0,25

0,75

0,03

0,1

0,5

Suy hao cực đại tại bước sóng 1625 nm (dB)

1,0

1,5

0,1

0,2

1,0

Ứng suất phá hủy

Giá trị nhỏ nhất

0,69 Gpa

Hệ số tán sắc

l0min

1300 nm

l0max

1324 nm

S0max

0,092 ps/nm².km

Hệ số suy hao

Giá trị lớn nhất trong dải bước sóng từ 1310 nm đến 1625 nm

0,4 dB/km

Giá trị lớn nhất tại bước sóng (1383 ± 3) nm

0,4 dB/km

Giá trị lớn nhất tại bước sóng 1550 nm

0,3 dB/km

Hệ số PMD

M

20 cáp

Q

0,01 %

Giá trị lớn nhất của PMDQ

0,2ps/sqrt.km

5.2. Yêu cầu kỹ thuật cho sợi quang đơn mode lớp B

5.2.1. Đường kính trường mốt

- Giá trị đường kính trường mode danh định nằm trong khoảng 6,3 µm – 9,5 µm.

- Sai số đường kính trường mode không được vượt quá ± 0,4 µm.

- Cả 2 giá trị đường kính trường mode danh định và sai số của nó đều được xác định ở bước sóng 1310 nm.

5.2.2. Đường kính vỏ

- Giá trị đường kính vỏ danh định của sợi phải là 125 µm.

- Sai số đường kính vỏ không được vượt quá ± 0,7 µm.

5.2.3. Độ lệch tâm giữa lõi và vỏ

- Độ lệch tâm giữa lõi và vỏ phải nhỏ hơn 0,5 µm.

5.2.4. Độ tròn đều

- Độ không tròn đều của vỏ phải nhỏ hơn 1%.

- Độ không tròn đều của trường mode không cần phải xét đến.

5.2.5. Bước sóng cắt

- Bước sóng cắt của cáp lcc không vượt quá 1260 nm.

- Bước sóng cắt của sợi lc không vượt quá 1250 nm.

- Bước sóng cắt của cáp nối lcj không vượt quá 1250 nm.

5.2.6. Hệ số suy hao

- Suy hao tối đa tại bước sóng 1310 nm không vượt quá 0,5 dB/km.

- Suy hao tối đa tại bước sóng 1550 nm không vượt quá 0,3 dB/km.

- Suy hao tối đa tại bước sóng 1625 nm không vượt quá 0,4 dB/km.

5.2.7. Hệ số suy hao do uốn cong

- Sợi phải có hệ số suy hao do uốn cong tuân theo Bảng 3

Bảng 3 – Hệ số suy hao do uốn cong của sợi quang lớp B.

B2

B3

Bán kính uốn cong (mm)

15

10

7,5

10

7,5

5

Số vòng cuốn

10

1

1

1

1

1

Suy  hao uốn cong tối đa tại bước sóng 1550 nm (dB)

0,03

0,1

0,5

0,03

0,08

0,15

Suy hao uốn cong tối đa tại bước sóng 1625 nm (dB)

0,1

0,2

1,0

0,1

0,25

0,45

5.2.8. Thuộc tính vật liệu sản xuất sợi quang:

- Mức ứng suất phá hủy của vật liệu chế tạo sợi quang không nhỏ hơn 0,69 Gpa.

5.2.9. Độ đồng đều theo chiều dọc cáp của tán sắc màu

Không cần xét đến

5.2.10. Hệ số tán sắc đối với sợi quang lớp B

Do sợi quang lớp B có thể uốn cong với bán kính uốn cong rất nhỏ (5 mm) mà suy hao uốn cong không quá lớn, do đó chỉ tiêu hệ số tán sắc không cần quan tâm.

5.2.11. Hệ số tán sắc mode phân cực

Không cần xét đến

Bảng 4 – Tóm tắt các chỉ tiêu kỹ thuật cho sợi quang lớp B

Tham số

Chi tiết

Giá trị

Đường kính trường mode

Bước sóng

1310 nm

Dải giá trị danh định

6,3 µm - 9,5 µm

Sai số

± 0,4 µm

Đường kính vỏ

Giá trị danh định

125,0 µm

Sai số

± 0,7 µm

Sai số đồng tâm của lõi

Giá trị cực đại

0,5 µm

Độ không tròn đều của vỏ

Giá trị cực đại

1%

Bước sóng cắt (của sợi đã bọc cáp)

Giá trị cực đại

1260 nm

Suy hao uốn cong

B2

B3

Suy hao uốn cong

Bán kính (mm)

15

10

7,5

10

7,5

5

Số vòng cuốn

10

1

1

1

1

1

Suy hao cực đại tại bước sóng 1550 nm (dB)

0,03

0,1

0,5

0,03

0,08

0,15

Suy hao cực đại tại bước sóng 1625 nm (dB)

0,1

0,2

1,0

0,1

0,25

0,45

Ứng suất phá huỷ

Giá trị nhỏ nhất

0,69 GPa

Hệ số tán sắc

Chưa xác định

Hệ số suy hao

Giá trị lớn nhất tại bước sóng 1310 nm

0,5 dB/km

Giá trị lớn nhất tại bước sóng 1550 nm

0,3 dB/km

Giá trị lớn nhất tại bước sóng 1625 nm

0,4 dB/km

Hệ số PMD

Chưa xác định

6. Yêu cầu kỹ thuật đối với cáp quang vào nhà thuê bao

6.1. Yêu cầu đối với sợi quang sử dụng trong cáp

- Sợi quang sử dụng trong cáp phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như quy định trong điều 5.

- Các sợi quang sử dụng trong cáp phải đảm bảo không có điểm nối trên suốt chiều dài cung cấp;

- Sợi phải dễ dàng được nhận ra bởi màu hay vị trí của sợi trong lõi cáp;

- Nếu sử dụng phương pháp nhuộm màu, các màu phải rõ ràng, dễ phân biệt bằng mắt thường và không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng của cáp.

6.2. Yêu cầu đối với vỏ bọc cáp

- Cấu trúc vỏ cáp phải đảm bảo đặc tính cơ học và đặc tính truyền dẫn của cáp ổn định trong suốt quá trình lắp đặt và khai thác.

- Có khả năng chịu được những tác động của môi trường.

- Tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển, lắp đặt, dễ dàng hàn nối và sửa chữa.

6.2.1. Yêu cầu đối với lớp vỏ sơ cấp

- Lớp vỏ sơ cấp (vỏ bọc bên trong) của cáp có thể sử dụng theo thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà chế tạo.

6.2.2. Yêu cầu đối với ống đệm

- Đối với cáp có cấu trúc băng dẹt: không sử dụng ống đệm.

- Cáp đơn, cáp đôi và cáp đa sợi.

Ống đệm thường được sử dụng đối với cấu trúc cáp chặt hay cáp bán chặt. Vật liệu làm ống đệm là vật liệu không có hoạt tính. Đường kính danh định và sai số của ống đệm được ghi rõ trong bảng sau:

Bảng 5 – Kích thước ống đệm

Ống đệm

Đường kính danh định (mm)

Sai số (mm)

Cấu trúc bán chặt

0,3 - 1,3

± 0,1

Cấu trúc đệm chặt

0,3 - 1,0

± 0,1

Cấu trúc ống lỏng

1,5 - 2,5

± 0,1

6.2.3. Yêu cầu đánh dấu mã màu số thứ tự ống đệm

Ống đệm màu: xanh da trời, cam, xanh, nâu, xám, trắng,đỏ, đen, vàng, tím, hồng, nước biển (thứ tự giống như mã màu của sợi)

- ống đệm số 1: xanh da trời

- ống đệm số 2: cam

- ống đệm số 3: xanh

- ống đệm số 4: nâu

- ống đệm số 5: xám

- ống đệm số 6: trắng

- ống đệm số 7: đỏ

- ống đệm số 8: đen

- ống đệm số 9: vàng

- ống đệm số 10: tím

- ống đệm số 11: hồng

- ống đệm số 12: nước biển

CHÚ THÍCH: trong trường hợp số ống đệm lỏng nhỏ hơn 12 trong một sợi cáp thì thứ tự mã màu vẫn không thay đổi.

6.2.4. Yêu cầu đối với lớp vỏ thứ cấp

- Đối với cáp có cấu trúc băng dẹt: không có lớp vỏ thứ cấp

- Đối với cáp đơn, cáp đôi và cáp đa sợi;

Cáp có thể được bảo vệ tốt hơn bởi lớp vỏ thứ cấp với vật liệu thích hợp có chứa các thành phần gia cường phi kim loại

Khi thực hiện hàn nối, lớp vỏ thứ cấp phải có thể tách dễ dàng ra khỏi sợi mà không gây ảnh hưởng đến sợi.

6.2.5. Yêu cầu đối với phần tử gia cường

- Phần tử gia cường trong cáp phải đảm bảo sợi không bị căng quá giới hạn cho phép trong điều kiện vận chuyển, lắp đặt và khai thác.

- Phải đảm bảo độ mềm dẻo cần thiết để tạo điều kiện cho việc di chuyển trong quá trình sản xuất và lắp đặt.

- Phần tử gia cường có thể được đặt ở trong lõi cáp và/hoặc ở dưới lớp vỏ cáp và/hoặc ngay trong lớp vỏ cáp.

- Phần tử gia cường có thể sử dụng vật liệu kim loại hoặc phi kim loại. Trong trường hợp có sử dụng các phần tử gia cường bằng kim loại, phải đảm bảo lượng hydro do hiện tượng ăn mòn tạo ra không được vượt quá giới hạn cho phép.

6.2.6. Dây xé vỏ

- Đối với cáp đơn, cáp đôi và cáp băng dẹt: Không sử dụng dây xé vỏ.

- Đối với cáp đa sợi: một dây xé vỏ có thể được sử dụng, đặt bên cạnh dọc theo vỏ cáp.

6.2.7. Yêu cầu đối với lớp vỏ ngoài cung

- Đối với cáp treo, lớp vỏ ngoài cùng phải được làm từ vật liệu HDPE hoặc vật liệu tương đương, chịu được tác động của tia cực tím.

- Đối với cáp chôn ngầm và cáp luồn ống hoặc trong điều kiện môi trường lắp đặt cụ thể có yêu cầu, lớp vỏ có tính chống lại sự ăn mòn và gặm nhấm của côn trùng.

- Trong trường hợp cáp đi trong nhà lớp vỏ ngoài cùng phải được làm từ vật liệu đảm bảo yêu cầu an toàn cháy nổ, có khả năng chịu nhiệt cao.

- Vỏ cáp phải bảo vệ được lõi cáp khỏi những tác động cơ học và những ảnh hưởng của môi trường bên ngoài trong quá trình cất giữ, lắp đặt khai thác.

- Vỏ bọc của cáp phải không được có chỗ nối. Chiều dày của lớp vỏ bọc phụ thuộc vào đường kính ngoài của cáp.

6.2.8. Yêu cầu đối với nhãn cáp

- Cáp quang phải ghi nhãn dễ dàng phân biệt bằng mắt thường với các loại khác bằng cách ghi nhãn lên vỏ của cáp. Phương pháp ghi nhãn thông thường là khắc nổi, in chìm, khắc nóng và in trên bề mặt.

- Nhãn có thể trình bày thành 1 dòng hoặc 2 dòng. Loại 1 dòng phải được trình bày dọc theo chiều dài của cáp. Loại 2 dòng được trình bày thành 2 dòng đối xứng qua đường tâm cáp và dọc theo chiều dài cáp.

- Độ bền chịu mài mòn của nhãn phải tuân theo phương pháp thử ở Phụ lục C.

- Nội dung nhãn loại một dòng phải giữ được độ rõ nét sau khi thử nghiệm với số chu kỳ quy định. Đối với nhãn loại 2 dòng, thử nghiệm độ bền chịu mài mòn chỉ cần thực hiện trên một dòng nhãn. Trong cả hai trường hợp này số chu kỳ thử nghiệm phải được thỏa thuận giữ người sử dụng và nhà chế tạo.

- Các thông tin khác yêu cầu có trong nội dung nhãn đang được xem xét.

CHÚ THÍCH: Trong những đường kính nhất định độ bền của nhãn có thể bị tác động bởi hóa chất, bức xạ của tia cực tím (UV) và nhiệt. Ảnh hưởng của nhãn trên vỏ bọc có thể làm ảnh hưởng đến tính năng của vỏ bọc như nứt do ứng suất của môi trường, độ bền kéo và độ giãn dài khi nứt.

6.2.9. Yêu cầu đánh dấu mã màu số thứ tự sợi

Sợi màu: xanh da trời, cam, xanh, nâu, xám, trắng, đỏ, đen, vàng, tím, hồng, nước biển:

- Sợi số 1: xanh da trời

- Sợi số 2: cam

- Sợi số 3: xanh lá cây

- Sợi số 4: nâu

- Sợi số 5: xám

- Sợi số 6: trắng

- Sợi số 7: đỏ

- Sợi số 8: đen

- Sợi số 9: vàng

- Sợi số 10: tím

- Sợi số 11: hồng

- Sợi số 12: nước biển

CHÚ THÍCH: trong trường hợp số sợi nhỏ hơn 12 trong một ống lỏng thì thứ tự mã màu vẫn không thay đổi.

6.3. Chỉ tiêu về độ bền cơ học của cáp

6.3.1. Tải kéo căng

Lực căng của cáp sau khi đo theo bài đo ở Phụ lục A, Điều Α1 phải đảm bảo:

- Sợi không bị gãy;

- Vỏ cáp không bị rạn nứt;

- Không có suy hao sau quá trình kiểm tra.

6.3.2. Va đập

Cáp sau khi đo kiểm tra khả năng chịu va đập theo bài đo ở Phụ lục A, Điều Α.3 phải đảm bảo:

- Sợi không bị gãy;

- Vỏ cáp không bị rạn nứt;

- Hệ số suy hao không thay đổi sau quá trình kiểm tra.

6.3.3. Sức chịu uốn cong

Cáp sau khi đo kiểm tra khả năng chịu va đập theo bài đo ở Phụ lục A, Điều Α.4 phải đảm bảo:

- Sợi không bị gãy;

- Vỏ cáp không bị rạn nứt;

- Hệ số suy hao không vượt quá 0,05 dB sau quá trình kiểm tra.

6.3.4. Uốn cong nhiều lần

Cáp sau khi đo kiểm tra khả năng chịu va đập theo bài đo ở Phụ lục A, Điều Α.5 phải đảm bảo:

- Sợi không bị gãy;

- Vỏ cáp không bị rạn nứt;

- Hệ số suy hao không vượt quá 0,05 dB sau quá trình kiểm tra.

6.3.5. Sức chịu uốn cong dưới tác động của tải kéo căng

Cáp sau khi đo kiểm tra theo bài đo ở Phụ lục A, Điều Α.6 phải đảm bảo:

- Sợi không bị gãy;

- Vỏ cáp không bị rạn nứt;

- Hệ số suy hao không vượt quá 0,05 dB sau quá trình kiểm tra.

6.3.6. Sức chịu uốn cong ở nhiệt độ thấp

Cáp sau khi đo kiểm tra theo bài đo ở Phụ lục A, Điều Α.7 phải đảm bảo:

- Sợi không bị gãy;

- Vỏ cáp không bị rạn nứt;

- Hệ số suy hao không vượt quá 0,05 dB sau quá trình kiểm tra.

6.3.7. Sức chịu lực xoắn

Cáp sau khi đo kiểm tra khả năng chịu lực xoắn theo bài đo ở Phụ lục A, Điều Α.9 phải đảm bảo:

- Sợi không bị gãy;

- Vỏ cáp không bị rạn nứt;

- Hệ số suy hao không vượt quá 0,05 dB sau quá trình kiểm tra.

6.3.8. Độ mềm dẻo của cáp

Cáp sau khi đo kiểm tra khả năng chịu lực xoắn theo bài đo ở Phụ lục A, Điều Α.8 phải đảm bảo:

- Sợi không bị gãy;

- Vỏ cáp không bị rạn nứt;

- Hệ số suy hao không vượt quá 0,05 dB sau quá trình kiểm tra.

6.3.9. Sức chịu nén

Cáp sau khi đo kiểm tra khả năng chịu nén theo bài đo ở Phụ lục A, Điều Α.2 phải đảm bảo:

- Sợi không bị gãy;

- Vỏ cáp không bị rạn nứt;

- Hệ số suy hao không vượt quá 0,05 dB sau quá trình kiểm tra.

6.3.10. Vị trí xoắn cáp

Cáp sau khi đo kiểm tra tại vị trí uốn cong theo bài đo ở Phụ lục A, Điều Α.6 phải đảm bảo:

- Sợi không bị gãy;

- Vỏ cáp không bị rạn nứt;

- Hệ số suy hao không vượt quá 0,05 dB sau quá trình kiểm tra.

6.4. Các yêu cầu kỹ thuật của cáp đối với tác động của môi trường

6.4.1. Nhiệt độ

Cáp sau khi thử trong buồng nhiệt với nhiệt độ thay đổi trong khoảng từ -30 °C đến + 60 °C theo phép thử ở Phụ lục B, điều B.1 phải đảm bảo độ tăng suy hao của sợi tại bước sóng 1550 nm trong suốt chu trình nhiệt không được vượt quá 0,02 dB/km.

6.4.2. Khả năng đảm bảo an toàn cháy nổ

Trong các căn hộ cũng như trong các tòa nhà, để đảm bảo an toàn cháy nổ, cáp quang vào nhà thuê bao nếu sử dụng trong nhà phải đáp ứng 2 yêu cầu chủ yếu. Thứ nhất, cáp và các thành phần cáp phải được làm từ vật liệu khó bắt lửa, khó cháy. Yếu tố thứ hai, nếu như cáp và các thành phần cáp nếu có bị cháy thì không được tạo ra khí độc và khói khi đốt cháy. Sự lan truyền ngọn lửa phải đảm bảo theo IEC 60332-1.

6.4.3. Yêu cầu đối với chất làm đầy

Chất làm đầy là hợp chất chống nước. Vật liệu này không độc, không có mùi khó chịu và không được gây ra tác hại cho sức khỏe. Vật liệu phải dễ loại bỏ mà không phải dùng đến các vật liệu được coi là có hại hay nguy hiểm.

Nếu có yêu cầu, vật liệu hấp thụ hydro có thể sử dụng để ngăn ngừa sự xuống cấp do sự tồn tại hydro trong cáp. Vật liệu ngăn ngừa này phải tương thích với các phần tử cáp liên quan khác. Khi vật liệu ngăn ngừa là loại ngấm nước, sự phù hợp phải được thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà chế tạo. Khi hợp chất làm đầy được sử dụng thì phải sử dụng các phương pháp thử nghiệm sau đây để xác định sự thích hợp của hợp chất:

a) Lượng dầu tách ra khỏi hợp chất làm đầy phải thỏa mãn yêu cầu của điều 5 của IEC 811-5-1;

b) Đối với cáp có chứa các phần tử kim loại thì hợp chất độn phải được thử nghiệm khi có hợp chất ăn mòn theo điều 8 của IEC 811-5-1;

c) Hợp chất làm đầy không được ở trạng thái lỏng khi nhiệt độ thấp hơn giá trị quy định. Việc xác định điểm hóa lỏng phải theo điều 4 của IEC 811-5-1;

d) Mức tăng khối lượng phải được thử nghiệm như quy định ở điều 11 của IEC 811-4-2. Mức tăng khối lượng không được vượt quá giá trị quy định đối với vật liệu cụ thể.

Cáp sau khi thử trong buồn nhiệt theo Phụ lục B Điều B.2 phải đảm bảo chất làm đầy không bị chảy xuống.

6.4.4. Khả năng chống thấm nước (đối với cáp được làm đầy)

Đối với trường hợp cáp có sử dụng chất làm đầy để ngăn ngấm nước, thực hiện phép thử khả năng chống thấm nước. Cáp sau khi thử khả năng chống thấm nước theo phép thử trong Phụ lục B, Điều B.3 đảm bảo không có nước rò rỉ ra đầu cáp.

PHỤ LỤC A

(Tham khảo)

CÁC PHÉP THỬ CƠ HỌC

Α.1. Phép thử khả năng chịu lực căng của cáp

- Phương pháp kiểm tra: IEC 60794-1-2E1A

- Đường kính của các trục quấn và cơ cấu đảo chiều: không nhỏ hơn đường kính uốn cong động nhỏ nhất được xác định cho cáp

- Vận tốc thiết bị chuyển:

100 mm/phút

- Tải trọng:

100 N đối với cáp đơn sợi

200 N đối với cáp đôi và cáp băng dẹt

400 N hoặc trọng lượng của 1 km cáp (chọn giá trị nào lớn hơn) đối với cáp đa sợi

- Thời gian:

³ 5 phút

- Chiều dài mẫu:

Không nhỏ hơn 50 m (đủ để đạt được độ chính xác mong muốn của phép đo sự thay đổi suy hao), đối với cáp đa sợi chiều dài mẫu thường là 300 m

- Yêu cầu kiểm tra

Sợi cáp không được đứt gãy;

Vỏ cáp không bị rạn nứt;

Không có suy hao sau quá trình kiểm tra

Α.2. Kiểm tra độ nén

- Phương pháp kiểm tra: IEC 60794-1-2-E3

- Tải nén:

500 N

- Thời gian:

1 phút

- Khoảng cách giữa các vị trí nén:

500 mm

- Bán kính mép tấm thép nén

5 mm

Yêu cầu kết quả kiểm tra:

- cáp không bị đứt gãy hoặc bị phá hủy vỏ cáp;

- Suy hao không thay đổi sau khi kiểm tra.

CHÚ THÍCH: Trong trường hợp cáp dẹt thì lực nén phải đặt vào mặt dẹt của cáp.

Α.3. Phép thử khả năng chịu lực va đập của cáp

Phương pháp kiểm tra: IEC 60794-1-2-E4

Các yêu cầu thủ tục ban đầu:

- Năng lượng va đập: 1,0 J

- Số lần va đập: ít nhất là 3 lần, mỗi vị trí va đập cách nhau ít nhất 500 mm

- Bán kính đầu búa: 12,5 mm

Yêu cầu kiểm tra:

- Cáp không bị đứt gãy hoặc bị phá hủy vỏ cáp, các thông số in trên vỏ cáp không bị làm mờ hay biến mất dưới tác động cơ học;

- Suy hao không vượt quá 0,05 dB sau khi kiểm tra.

Α.4. Phép thử khả năng chịu uốn cong

Phương pháp kiểm tra: IEC 60794-1-2-E11A

Các yêu cầu ban đầu:

- Đường kính trục quấn:

Đối với cáp đa sợi: 20 lần đường kính cáp

Đối với cáp đôi và cáp băng dẹt: 50 mm

- Số vòng quấn: 10 vòng

- Số lần xoắn: 6

Yêu cầu kiểm tra:

- Cáp không bị đứt gãy hoặc bị phá hủy vỏ cáp;

- Suy hao không vượt quá 0,05 dB sau khi kiểm tra.

Α.5. Uốn cong nhiều lần

Phương pháp kiểm tra: EC 60794-1-2-E6

Các yêu cầu ban đầu:

- Đường kính uốn cong:

Đối với cáp đa sợi: 20 lần đường kính cáp

Đối với cáp đơn và cáp đôi: 5 lần đường kính cáp

Đối với cáp băng dẹt: 100 mm

- Số vòng quấn:

Đối với cáp đa sợi: 100

Đối với cáp đơn, cáp đôi và cáp băng dẹt: 300

- Tải trọng:

Đối với cáp đa sợi: 4 Kg

Đối với cáp đơn, cáp đôi và cáp băng dẹt: 2 kg

Yêu cầu kiểm tra:

- Cáp không bị đứt gãy hoặc bị phá hủy vỏ cáp;

- Suy hao không vượt quá 0,05 dB sau khi kiểm tra.

Α.6. Độ uốn cong của cáp dưới tác động của tải kéo căng

Chỉ thực hiện với cáp đa sợi.

Phương pháp kiểm tra: EC 60794-1-2-E18

Các yêu cầu ban đầu:

- Đường kính trục quấn: 20 x đường kính cáp

- Tải: 400 N hoặc trọng lượng 1 Km cáp (lựa chọn giá trị lớn hơn)

Yêu cầu kiểm tra:

- Suy hao không vượt quá 0,05 dB sau khi kiểm tra.

Α.7. Độ uốn của cáp dưới điều kiện nhiệt độ thấp

Phương pháp kiểm tra: IEC 794-1-E11A

Các yêu cầu ban đầu:

- Đường kính uốn cong: 10 lần đường kính cáp

- Nhiệt độ kiểm tra: 0 °C, -10 °C, hoặc – 15 °C

- Số lần xoắn: 6

- Số vòng xoắn: 2

Kết quả kiểm tra:

- Cáp không bị đứt gãy hoặc bị phá hủy vỏ cáp;

- Suy hao không vượt quá 0,05 dB sau khi kiểm tra.

Α.8. Độ mềm dẻo của cáp

Phương pháp kiểm tra: EC 60794-1-2-E8

Các yêu cầu ban đầu:

- Số vòng quấn:

Đối với cáp đa sợi: 100

Đối với cáp đơn, cáp đôi và cáp băng dẹt: 300

- Đôi kính trục quấn:

Đối với cáp đa sợi: 20 lần đường kính cáp

Đối với cáp đơn, cáp đôi và cáp băng dẹt: 100 mm

- Tải trọng: ³ 2 Kg đối với cáp đa sợi và 2 Kg cho 3 loại cáp còn lại

Yêu cầu kiểm tra:

- Cáp không bị đứt gãy và không bị phá hủy vỏ cáp;

- Suy hao không vượt quá 0,05 dB sau khi kiểm tra.

Α.9. Độ xoắn cáp

Phương pháp kiểm tra: EC 60794-1-2-E7

Các yêu cầu ban đầu:

- Số vòng quấn:

Đối với cáp đa sợi: 10

Đối với cáp đơn, cáp đôi và cáp băng dẹt: 20

- Khoảng cách giữa giá kẹp cố định và kìm quay:

Đối với cáp đa sợi: 1m

Đối với cáp đơn, cáp đôi và cáp băng dẹt: 250 mm

- Tải trọng: 20 N

Yêu cầu kiểm tra:

- Cáp không bị đứt gãy và không bị phá hủy vỏ cáp;

- Suy hao không vượt quá 0,05 dB sau khi kiểm tra.

Α.10. Kiểm tra vị trí xoắn cáp

Phương pháp kiểm tra: EC 60794-1-2-E10

Các yêu cầu ban đầu:

- Đường kính vòng lặp tối thiểu: 20 lần đường kính cáp.

Yêu cầu kiểm tra: Không xuất hiện sự xoắn cáp ở bất kỳ vị trí nào.

PHỤ LỤC B

(Tham khảo)

CÁC THỬ NGHIỆM ĐỐI VỚI TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG

B.1. Nhiệt độ

B.1.1. Mục đích

Mục đích của thử nghiệm này nhằm kiểm tra suy hao do nhiệt độ của cáp.

B.1.2. Chuẩn bị thử nghiệm

Các yêu cầu ban đầu

- Khoảng biến thiên nhiệt độ:

Nhiệt độ TA

Nhiệt độ TB

a)

0 °C

50 °C

b)

-5 °C

50 °C

c)

-20 °C

60 °C

d)

-45 °C

60 °C

- Chu kỳ: 2

- Độ dài mẫu thử: Đủ để đạt được độ chính xác mong muốn của phép đo sự thay đổi suy hao.

B.1.3. Tiến hành thử nghiệm:

- Độ tăng suy hao của sợi tại bước sóng 1 550 nm trong suốt chu trình nhiệt không được vượt quá 0,02 dB/km.

B.2. Thử nghiệm chảy lỏng chất độn (IEC 60794-1-2-E14)

B.2.1. Mục đích

Mục đích của thử nghiệm này nhằm chứng tỏ rằng các chất làm đầy ở trong cáp không chảy ra khỏi cáp sợi quang ở nhiệt độ quy định.

B.2.2. Chuẩn bị thử nghiệm

Mẫu thử là 5 đoạn cáp dài 0,3 m được lấy ra từ cuộn cáp cần kiểm tra.

B.2.3. Tiến hành thử nghiệm

Tại một đầu mẫu thử, tách bỏ lớp vỏ cáp với chiều dài khoảng 80 mm.

Treo mẫu cáp thẳng đứng trong buồn nhiệt với đầu cáp bị tách nằm ở dưới và đầu còn lại được đậy kín.

Duy trì nhiệt độ ở 60 ± 5 °C trong vòng 24 giờ.

Tất cả các mẫu thử nghiệm được phép có một lượng hợp chất chảy ra lớn nhất là 0,050 g. Nếu lượng hợp chất chảy ra từ một trong năm mẫu thử nghiệm cáp đầu tiên vượt quá 0,050 g nhưng ít hơn 0,100 g thì chuẩn bị năm mẫu thử nghiệm bổ sung. Thử nghiệm được coi là đạt nếu không có mẫu thử nghiệm lần hai nào có lượng hợp chất chảy ra vượt quá 0,050 g.

B.3. Thử nghiệm chống ngấm nước (IEC 60794-1-2-F5)

B.3.1. Mục đích

Thử nghiệm này áp dụng cho cáp đặt ngoài trời nhằm kiểm tra các kẽ hở của cáp có được làm đầy một cách liên tục để ngăn sự ngấm nước vào trong cáp hay không.

B.3.2. Chuẩn bị thử nghiệm:

- Thử nghiệm phải được tiến hành trên các mẫu cáp có chất làm đầy bằng một trong hai phương pháp sau:

* Phương pháp 1: cáp thử có chiều dài lớn hơn 3 m, tách một đoạn vỏ 25 mm ở gần một đầu cáp (Hình B.1). Đầu cáp 3 m không bịt, còn đầu kia bịt kín.

* Phương pháp 2: Mẫu cáp có chiều dài không quá 3 m được lấy một cách ngẫu nhiên.

B.3.3. Tiến hành thử nghiệm

Cáp được đặt ở vị trí nằm ngang. Đặt cột nước cao 1 m vào cáp (Hình B.1) trong thời gian 24 h ở nhiệt độ (20 ± 5) °C. Có thể hòa tan chất tạo màu vào nước để hỗ trợ cho việc phát hiện sự rò rỉ.

CHÚ THÍCH: Cần cẩn thận khi chọn chất màu để không tác dụng với các thành phần của cáp.

Yêu cầu: Nước không được rò rỉ ở đầu của đoạn cáp dài 3m.

Hình B.1 – Thử nghiệm ngấm nước

PHỤ LỤC C

(Tham khảo)

KHẢ NĂNG CHỊU MÀI MÒN CỦA NHÃN CÁP

(Cable Maiking Abrasion – IEC 60794-1-2-E2B)

a) Mục đích

Mục đích của thử nghiệm này là để xác định khả năng chịu mài mòn của nhãn cáp sợi quang. Tùy thuộc vào loại nhãn và chỉ dẫn trong quy định kỹ thuật có thể, phải sử dụng một trong hai phương pháp sau đây:

Phương pháp 1 thích hợp cho kiểu nhãn liền vỏ bọc như in nổi, in chìm.

Phương pháp 2 được áp dụng cho kiểu nhãn khác.

b) Thiết bị

1) Phương pháp 1

Thiết bị thử nghiệm có tính điển hình được chỉ ra trên Hình C.1.

Thiết bị được thiết kế để mài mòn nhãn của cáp, song song với trục dọc của cáp trên một đoạn dài 40 mm với tần số 55 chu kỳ/phút ± 5 chu kỳ/phút. Một chu kỳ gồm một một chuyển động của dao mài về mỗi hướng.

Dao mài phải có dạng hình kim bằng thép có đường kính 1 mm.

2) Phương pháp 2:

Thiết bị gồm

Hệ thống thử nghiệm để đặt lực vào miếng phớt bằng len. Ví dụ điển hình được chỉ ra trên Hình C.2;

Miếng phớt bằng len có màu trắng;

Các quả cân để đặt lực vào mẫu.

c) Điều kiện thử nghiệm:

Thử nghiệm được thực hiện trong các điều kiện khí hậu tiêu chuẩn cho thử nghiệm phù hợp với TCVN 7699-1:2007.

d) Tiến hành thử nghiệm

1) Phương pháp 1

Gá chắc chắn mẫu cáp, có chiều dài khoảng 750 mm vào tấm đỡ nhờ kẹp cáp. Mẫu được đặt sao cho nhãn cáp nằm ngang phía dưới của dao mài. Đặt tải vào dao mài nhờ những quả cân để tạo ra lực tỳ tránh gây xốc mạnh trên cáp.

2) Phương pháp 2

Mẫu cáp có nhãn phải đặt nằm giữa miếng phớt bằng len.

Miếng phớt phải được ngấm nước hoàn toàn.

Lực bình thường (F) 4 N phải được đặt vào nhãn ở trên mẫu. Mẫu này được chuyển động tịnh tiến qua một đoạn dài 100 mm

e) Yêu cầu

Nhãn vẫn phải rõ ràng sau khi kết thúc toàn bộ thử nghiệm.

Hình C1 – Hệ thống thử nghiệm điển hình đối với khả năng chịu mài mòn của nhãn cáp, Phương pháp 1.

 

Hình C2 – Hệ thống thử nghiệm điển hình đối với khả năng chịu mài mòn của nhãn cáp, Phương pháp 2.

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

IEC 60794-2, Optical Fiber Cable – Indoor cable – Sectional specification (Cáp sợi quang – Cáp quang trong nhà – Yêu cầu kỹ thuật từng phần).

IEC 60332-1-2, 07-2004, Tests on electric and optical fỉber cables under conditions (Các bài đo cho cáp quang và cáp điện dưới các điều kiện chống cháy) – TCVN 6613-1-2:2010: Thử nghiệm cáp điện và cáp quang trong điều kiện cháy – Phần 1-2: Thử nghiệm cháy lan theo chiều thẳng đứng đối với dây và cáp bọc cách điện.

IEC 60304, 1982, Standard colours for insulation for low-frequency cables and wires (Màu tiêu chuẩn dùng cho cách điện của dây và cáp điện tần số thấp)

ITU-T G.657, 2009, Characteristics of a bending loss insensitive single mode optical fiber and cable for the access network (Yêu cầu kỹ thuật cáp sợi quang đơn mode có suy hao uốn cong nhỏ sử dụng cho mạng truy nhập).

ITU –T L.59, 2008, Optical fiber cables for indoor applications (Cáp sợi quang cho các ứng dụng trong nhà).

TCVN 6745-1:2000, Cáp sợi quang – Quy định kỹ thuật chung – IEC 794-1:1993, a1:1994, a2:1995

TCVN 6745-2:2000, Cáp sợi quang – Quy định kỹ thuật đối với sản phẩm – IEC 794-2: 1989

TCVN 6745-3:2000, Cáp sợi quang – Quy định kỹ thuật từng phần – IEC 794-3:1994

MỤC LỤC

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Ký hiệu và thuật ngữ

5. Yêu cầu kỹ thuật đối với sợi quang

5.1. Yêu cầu kỹ thuật cho sợi quang đơn mode lớp A

5.1.1. Đường kính trường mốt

5.1.2. Đường kính vỏ

5.1.3. Độ lệch tâm giữa lõi và vỏ

5.1.4. Độ tròn đều

5.1.5. Bước sóng cắt

5.1.6. Hệ số suy hao

5.1.7. Hệ số suy hao do uốn cong

5.1.8. Thuộc tính vật liệu sản xuất sợi quang

5.1.9. Độ đồng đều dọc của tán sắc màu

5.1.10. Hệ số tán sắc đối với sợi quang lớp A

5.1.11. Hệ số tán sắc mode phân cực đối với các sợi lớp A

5.2. Yêu cầu kỹ thuật cho sợi quang đơn mode lớp B

5.2.1. Đường kính trường mốt

5.2.2. Đường kính vỏ

5.2.3. Độ lệch tâm giữa lõi và vỏ

5.2.4. Độ tròn đều

5.2.5. Bước sóng cắt

5.2.6. Hệ số suy hao

5.2.7. Hệ số suy hao do uốn cong

5.2.8. Thuộc tính vật liệu sản xuất sợi quang

5.2.9. Độ đồng đều dọc của tán sắc màu

5.2.10. Hệ số tán sắc đối với sợi quang lớp B

5.2.11. Hệ số tán sắc mode phân cực

6. Yêu cầu kỹ thuật đối với cáp quang vào nhà thuê bao

6.1. Yêu cầu đối với sợi quang sử dụng trong cáp

6.2. Yêu cầu đối với vỏ bao bọc cáp

6.2.1. Yêu cầu đối với lớp vỏ sơ cấp

6.2.2. Yêu cầu đối với ống đệm

6.2.3. Yêu cầu đánh dấu mã màu số thứ tự ống đệm

6.2.4. Yêu cầu đối với lớp vỏ thứ cấp

6.2.5. Yêu cầu đối với phần tử gia cường

6.2.6. Dây xé vỏ

6.2.7. Yêu cầu đối với lớp vỏ ngoài cùng

6.2.8. Yêu cầu đối với nhãn cáp

6.2.9. Yêu cầu đánh dấu mã màu số thứ tự sợi

6.3. Chỉ tiêu về độ bền cơ học của cáp

6.3.1. Tải kéo căng

6.3.2. Va đập

6.3.3. Sức chịu uốn cong

6.3.4. Uốn cong nhiều lần

6.3.5. Sức chịu uốn cong dưới động của tải kéo căng

6.3.6. Sức chịu uốn cong ở nhiệt độ thấp

6.3.7. Sức chịu lực xoắn

6.3.8. Độ mềm dẻo của cáp

6.3.9. Sức chịu nén

6.3.10. Vị trí xoắn cáp

6.4. Các yêu cầu kỹ thuật của cáp đối với tác động của môi trường

6.4.1. Nhiệt độ

6.4.2. Khả năng đảm bảo an toàn cháy nổ

6.4.3. Yêu cầu đối với chất làm đầy

6.4.4. Khả năng  chống thấm nước (đối với cáp được làm đầy)

Phụ lục A (Tham khảo) Các phép thử cơ học

Phụ lục B (Tham khảo) Các bài đo chỉ tiêu kỹ thuật đối với tác động của môi trường

Phụ lục C (Tham khảo) Khả năng chịu mài mòn của nhãn cáp

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi