Trang /
Tiêu chuẩn TCVN 12191:2018 Hệ thống thông tin liên lạc trên đường cao tốc
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12191:2018
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12191:2018 Hệ thống thông tin liên lạc trên đường cao tốc
Số hiệu: | TCVN 12191:2018 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Giao thông, Thông tin-Truyền thông |
Năm ban hành: | 2018 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12191:2018
HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC TRÊN ĐƯỜNG CAO TỐC
Communications system for expressways
Lời nói đầu
TCVN 12191:2018 do Ban soạn thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Hệ thống thông tin liên lạc trên đường cao tốc biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC TRÊN ĐƯỜNG CAO TỐC
Communications Systems for Expressways
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này đưa ra cấu trúc và yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống thông tin liên lạc được sử dụng trên hệ thống đường cao tốc.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn dưới đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu có ghi năm công bố, chỉ áp dụng các bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố, áp dụng bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).
TCVN 8068:2009 Dịch vụ điện thoại VoIP - Các Yêu cầu.
TCVN 6745-1:2000 (IEC 794-1:1993) Cáp sợi quang - Phần 1: Quy định kỹ thuật chung.
TCVN 6745-2:2000 (IEC 794-2:1989) Cáp sợi quang - Phần 2: Quy định kỹ thuật đối với sản phẩm.
TCVN 6745-3:2000 (IEC 794-3:1994) Cáp sợi quang - Phần 3: Cáp viễn thông - Quy định kỹ thuật từng phần.
TCVN 8665:2011 Sợi quang dùng cho mạng viễn thông - Yêu cầu kỹ thuật chung.
TCVN 8696:2011 Mạng viễn thông - Cáp sợi quang vào nhà thuê bao - Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 8697:2011 Mạng viễn thông - Cáp sợi đồng vào nhà thuê bao - Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 8698:2011 Mạng viễn thông - Cáp sợi đồng thông tin Cat.5 Cat.5e - Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 8075:2009 Mạng viễn thông - Giao diện V5.2 (dựa trên 2048 kbit/s) giữa tổng đài nội hạt và mạng truy nhập.
TCVN 8238:2009 Mạng viễn thông - Cáp thông tin kim loại dùng trong mạng điện thoại nội hạt.
TCVN 7326-1:2003 (IEC 60950-1:2001) Thiết bị công nghệ thông tin - An toàn - Phần 1: Yêu cầu chung.
TCVN 3718-1:2005 Quản lý an toàn trong trường bức xạ tần số Radio - Phần 1 Mức phơi nhiễm lớn nhất.
TCVN 8235:2009 Tương thích điện từ (EMC) - Thiết bị mạng viễn thông - Yêu cầu về tương thích điện từ.
TCVN 4255-2008 (IEC 60529-2001) Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài (Mã IP).
ATEX ATmospheres Explosive Standard (Tiêu chuẩn phòng chống cháy nổ ATEX).
CENELEC EN 50400:2006 Basic standard to demonstrate the compliance of fixed equipment for radio transmission (110 MHz - 40 GHz) intended for use in wireless telecommunication networks with the basic restrictions or the reference levels related to general public exposure to radio frequency electromagnetic fields, when put into service (Tiêu chuẩn cơ sở biểu thị sự tương thích của thiết bị cố định cho truyền dẫn vô tuyến (110 MHz - 40 GHz) sử dụng trong các mạng viễn thông vô tuyến với các giới hạn cơ bản hoặc các mức tham chiếu liên quan đến phơi nhiễm công cộng tổng quát của trường điện từ tần số vô tuyến, khi cung cấp dịch vụ).
CENELEC EN 50383:2002 Basic standard for the calculation and measurement of electromagnetic field strength and SAR related to human exposure from radio base stations and fixed terminal stations for wireless telecommunications system (110 MHz - 40 GHz) (Tiêu chuẩn cơ sở cho việc tính toán và đo lường cường độ trường điện từ và SAR liên quan đến phơi nhiễm cơ thể người từ các trạm gốc vô tuyến và các trạm đầu cuối cố định cho hệ thống viễn thông vô tuyến (110 MHz - 40 GHz).
ETSI 300 001:1997 Attachments to Public Switched Telephone Network (PSTN); General technical requirements for equipment connected to an analogue subscriber intertace in the PSTN; Chapter 1: General (Các gắn kèm tới mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN); Các yêu cầu kỹ thuật tổng quát cho thiết bị kết nối tới giao diện thuê bao tương tự trong PSTN; Chương 1: Tổng quan).
ETSI TBR-21:1998 Terminal Equipment (TE); Attachment requirements for pan-European approval for connection to the analogue Public Switched Telephone Networks (PSTNs) of TE (excluding TE supporting the voice telephony service) in which network addressing, if provided, is by means of Dual Tone Multi Frequency (DTMF) signalling (Thiết bị đầu cuối (TE); Các yêu cầu gắn kèm cho việc đồng ý của Ủy ban Châu Âu đối với việc kết nối tới các mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTNs) của TE (ngoại trừ TE hỗ trợ dịch vụ thoại) trong đó việc đánh địa chỉ mạng, nếu được cung cấp, được thực hiện bằng tín hiệu quay số đa tần (DTMF)).
ETSI EN 301 511:2003 Global System for Mobile communications (GSM); Harmonized EN for mobile stations in the GSM 900 and GSM 1800 bands covering essential requirements under article 3.2 of the R&TTE directive (1999/5/EC) (Hệ thống thông tin di động toàn cầu (GSM); EN phù hợp cho các trạm di động trong các băng tần GSM 900 và GSM 1800 bao gồm các yêu cầu cần thiết trong mục 3.2 của hướng dẫn R&TTE).
ETSI TS 151 010-1:2014 Digital cellular telecommunications system (Phase 2+); Mobile station (MS) conformance specification; Part 1: Conformance specification (Hệ thống viễn thông tế bào số (Pha 2+); Đặc tả tuân thủ trạm di động (MS); Phần 1: Đặc tả tuân thủ).
ETSI EN 301 908-2:2013 IMT cellular networks; Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 2: CDMA Direct Spread (UTRA FDD) User Equipment (UE) (Các mạng tế bào IMT; EN phù hợp bao gồm các yêu cầu cần thiết của mục 3.2 của hướng dẫn R&TTE; Phần 2: Thiết bị người sử dụng (UE) trải phổ trực tiếp CDMA (UTRA FDD)).
ETSI EN 301 908-1:2013 IMT cellular networks; Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive; Part 1: Introduction and common requirements (Các mạng tế bào IMT; EN phù hợp bao gồm các yêu cầu cần thiết của mục 3.2 của hướng dẫn R&TTE; Phần 1: Giới thiệu và các yêu cầu chung).
ETSI EN 300 253:2015 Environmental Engineering (EE); Earthing and bonding of ICT equipment powered by -48 VDC in telecom and data centres (Kỹ thuật môi trường (EE); Tiếp đất và liên kết của thiết bị ICT sử dụng nguồn -48 VDC trong viễn thông và các trung tâm dữ liệu).
ETSI EN 301 489-1:2011 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); ElectroMagnetic Compatibility (EMC) Standard for radio equipment and services; Part 1: Common technical requirements (Tương thích điện từ và các vấn đề phổ tần số (ERM); tiêu chuẩn tương thích điện từ (EMC) cho các dịch vụ và thiết bị vô tuyến; Phần 1: Các yêu cầu kỹ thuật tổng quát).
ETSI EN 301 489-18:2002 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); ElectroMagnetic Compatibility (EMC) standard for radio equipment and services; Part 18: Specific conditions for Terrestrial Trunked Radio (TETRA) equipment (Tương thích điện từ và các vấn đề phổ tần số (ERM); tiêu chuẩn tương thích điện từ (EMC) cho các dịch vụ và thiết bị vô tuyến; Phần 18: Các điều kiện cụ thể đối với thiết bị trung kế vô tuyến mặt đất (TETRA)).
ETSI EN 55022:2010 information technology equipment - Radio disturbance characteristics - Limits and methods of measurement (Thiết bị công nghệ thông tin - Các đặc tính nhiễu vô tuyến - Các giới hạn và các phương pháp đo).
ETSI EN 55024:2010/A1:2015 Information technology equipment - Immunity characteristics - Limits and methods of measurement (Thiết bị công nghệ thông tin - Các đặc tính miễn nhiễm - Các giới hạn và các phương pháp đo).
ETSITS 101 789-1:2007 Technical Specification. Terrestrial Trunked Radio (TETRA);. TMO Repeaters. Part 1: Requirements, test methods and limits (Đặc tả kỹ thuật. Trung kế vô tuyến mặt đất (TETRA);. Các bộ lặp TMO. Phần 1: Các yêu cầu, các phương pháp kiểm thử và các giới hạn).
FMRC Factory Mutual Research Corporation Standard (Tiêu chuẩn của hiệp hội nghiên cứu chống cháy nổ trong nhà máy).
IEEE 802.3af-2003 Power over Ethernet (PoE) (Nguồn điện trên mạng Ethernet).
IEEE 802.1q-2005 Virtual Bridged Local Area Networks (Các mạng nội bộ kết nối cầu ảo).
ITU-T E. 161:2001 Arrangement of digits, letters and symbols on telephones and other devices that can be used for gaining access to a telephone network (Sắp đặt các digit, các ký tự và các ký hiệu trên các điện thoại và các thiết bị khác được sử dụng để truy nhập tới một mạng điện thoại).
ISO 3791:1976 Office machines and data processing equipment - Keyboard layouts for numeric applications (Các máy văn phòng và thiết bị xử lý dữ liệu - Bố trí bàn phím cho các ứng dụng số).
ITU-T K.27:2015 Bonding configurations and earthing inside a telecommunication building (Các cấu hình liên kết và tiếp đất bên trong một tòa nhà viễn thông).
ITU-T G.652:2016 Characteristics of a single-mode optical fibre and cable (Các đặc tính của cáp và sợi quang đơn mode).
ITU-T G.657:2016 Characteristics of a bending-loss insensitive single-mode optical fibre and cable for the access network (Các đặc tính của cáp và sợi quang đơn mode không nhạy với tổn hao uốn cong).
ITU-T P.800 Methods for subjective determination of transmission quality (Các phương pháp xác định chủ quan chất lượng truyền dẫn).
MIL-STD 810:2008 USA Department of Defense Test Method Standard, Environmental Engineering Considerations and Laboratory Tests (Tiêu chuẩn phương pháp kiểm tra của Bộ Quốc Phòng Mỹ, Các xem xét kỹ thuật môi trường và các kiểm tra phòng thí nghiệm).
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Hệ thống thông tin liên lạc trên đường cao tốc (communications systems for expressways)
Hệ thống các thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến để thực hiện thông tin liên lạc giữa các bộ phận tham gia quản lý, vận hành đường cao tốc và với người tham gia giao thông trên đường cao tốc.
3.2
Biển chỉ dẫn số điện thoại khẩn cấp (emergency phone numbers sign)
Biển báo có nội dung thông tin chỉ dẫn số điện thoại khẩn cấp cho các đối tượng di chuyển trên đường cao tốc, được lắp đặt cố định trên đường cao tốc và các đoạn tuyến liền kề.
3.3
Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực (area traffic management center)
Trung tâm quản lý điều hành giao thông khu vực là cơ quan quản lý, điều hành giao thông các tuyến đường cao tốc, đường bộ trong một khu vực nhất định.
3.4
Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến (route traffic management center)
Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến là đơn vị quản lý, điều hành giao thông trên một tuyến, đoạn tuyến đường cao tốc.
3.5
Trạm thu phí (toll collection station)
Bao gồm cổng trạm, hệ thống thiết bị và nhà điều hành được xây dựng để kiểm soát việc thu phí giao thông đường bộ đối với các phương tiện khi vào hoặc ra đường cao tốc.
3.6
Nhà điều hành trạm thu phí (toll collection operation center)
Trung tâm điều hành của mỗi trạm thu phí, được đặt gần trạm thu phí để phục vụ công tác quản lý và điều hành hệ thống thu phí cũng như các công tác khác.
3.7
Khu dịch vụ (service area)
Trạm dừng nghỉ cung cấp các dịch vụ cần thiết trên đường cao tốc như: Cây xăng, nhà hàng, bãi đỗ xe, khu nhà vệ sinh công cộng.
3.8
Bộ phận quản lý, khai thác, bảo trì đường cao tốc (expressway maintenance, operation, management department)
Chủ thể trực tiếp thực hiện việc khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc, được xác định trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi thông qua Hợp đồng với Cơ quan quản lý đường cao tốc hoặc với Nhà đầu tư đối với các dự án thực hiện theo hình thức đối tác công - tư.
3.9
Phương tiện lưu động (mobile vehicle)
Các xe chuyên dùng trên đường cao tốc được trang bị cho các đơn vị chức năng như tuần đường, cứu hộ, cảnh sát giao thông, y tế.
3.10
Bốt điện thoại khẩn cấp (emergency telephone booth)
Bốt chứa điện thoại khẩn cấp được lắp đặt dọc hai bên đường cao tốc.
3.11
Điện thoại khẩn cấp (emergency telephone)
Thiết bị viễn thông dùng để thực hiện cuộc gọi thoại khẩn cấp tới máy điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp của Trung tâm quản lý điều hành giao thông tuyến.
3.12
Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp (emergency calls receiving telephone)
Thiết bị viễn thông dùng để tiếp nhận các cuộc gọi thoại khẩn cấp về tai nạn, sự cố trên đường cao tốc từ các cá nhân và tổ chức.
3.13
Điện thoại mệnh lệnh (commands telephone)
Thiết bị viễn thông dùng để trao đổi thông tin thoại phục vụ công tác điều hành hoạt động khai thác, bảo trì đường cao tốc.
3.14
Điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh (commands receiving telephone)
Thiết bị viễn thông dùng để nhận cuộc gọi thoại mệnh lệnh từ điện thoại mệnh lệnh trên đường cao tốc.
3.15
Điện thoại hành chính (office telephone)
Thiết bị viễn thông dùng cho các hoạt động liên lạc thoại thông thường giữa các đơn vị chức năng trên đường cao tốc.
3.16
Tổng đài điện thoại (telephone exchange)
Hệ thống chuyển mạch kết nối các máy điện thoại đầu cuối nội bộ trên đường cao tốc và gọi ra bên ngoài qua các đường trung kế kết nối tới mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN).
3.17
Trạm gốc thông tin liên lạc vô tuyến (wireless communications base station)
Trạm gốc thông tin liên lạc vô tuyến bao gồm một hệ thống thiết bị phát và thu tín hiệu vô tuyến, ăng ten và các thiết bị mã hóa, giải mã thông tin trao đổi với bộ điều khiển trung tâm.
3.18
Thiết bị lặp tín hiệu (signal repeater)
Thiết bị thu, khuếch đại và phát sóng mang RF giữa các thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động.
3.19
Bộ điều khiển trung tâm (center controller)
Thiết bị điều khiển toàn bộ quy trình xử lý cuộc gọi, dữ liệu người dùng và các tính năng hoạt động khác của hệ thống, điều khiển phân luồng tín hiệu tới các trạm thu phát, phục vụ truy cập dịch vụ từ xa an toàn.
3.20
Thiết bị đầu cuối vô tuyến (wireless terminal equipment)
Thiết bị đầu cuối bao gồm máy phát, máy thu và các phần của chúng dùng trong ứng dụng lưu động trên đường cao tốc.
3.21
Bàn điều khiển thông tin liên lạc vô tuyến (wireless communications control table)
Thiết bị truyền tải mệnh lệnh bằng thông tin vô tuyến tới thiết bị đầu cuối vô tuyến.
3.22
Hệ thống quản lý giám sát thiết bị (equipments monitoring and managing system)
Hệ thống các thiết bị và công cụ giám sát, ứng dụng công nghệ điện tử viễn thông và công nghệ thông tin tiên tiến để thực hiện quản lý giám sát các thiết bị của hệ thống thông tin liên lạc.
3.23
Cuộc gọi được thiết lập thành công (successful setup call)
Cuộc gọi mà sau khi quay số thuê bao chủ gọi nhận được tín hiệu cho biết đúng trạng thái của thuê bao bị gọi.
3.24
Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công (successful setup calls rate)
Tỷ lệ (%) giữa số cuộc gọi được thiết lập thành công trên tổng số cuộc gọi.
3.25
Độ sẵn sàng của mạng vô tuyến (wireless network availability)
Tỷ lệ (%) giữa số mẫu đo có mức tín hiệu thu lớn hơn hoặc bằng -100 dBm trên tổng số mẫu đo.
3.26
Cuộc gọi bị rơi (dropped-call)
Cuộc gọi đã được thiết lập thành công nhưng bị mất giữa chừng trong khoảng thời gian đàm thoại mà nguyên nhân là do mạng viễn thông di động mặt đất.
3.27
Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi (dropped-call rate)
Tỷ lệ (%) giữa số cuộc gọi bị rơi trên tổng số cuộc gọi được thiết lập thành công.
3.28
Chất lượng thoại (telephone voice quality)
Chỉ số tích hợp của chất lượng truyền tiếng nói trên kênh thoại được xác định bằng cách tính điểm trung bình với thang điểm MOS từ 1 đến 5 theo Khuyến nghị ITU-T P.800.
3.29
Vùng phủ sóng (coverage area)
Vùng địa lý được phủ sóng tần số vô tuyến điện của trạm gốc thông tin liên lạc vô tuyến.
4 Ký hiệu và thuật ngữ viết tắt
AC | Alternating Current | Dòng điện xoay chiều |
BLCO | Busy Channel Lock-Out | Khóa kênh bận |
BTLO | Busy Tone Lock-Out | Khóa âm bận |
BTTT |
| Bộ Thông Tin và Truyền Thông |
CDR | Call Detail Record | Hồ sơ chi tiết cuộc gọi |
CSGT |
| Cảnh sát giao thông |
DC | Direct Current | Dòng điện một chiều |
DiffServ | Differentiated services | Các dịch vụ được phân biệt |
DMO | Direct Mode Operation | Vận hành ở chế độ trực tiếp |
DM-REP | Direct Mode-Repeater | Thiết bị lặp ở chế độ trực tiếp |
DSL | Digital Subscriber Line | Đường dây thuê bao số |
EMC | ElectroMagnetic Compatibility | Tương thích điện từ |
GPS | Global Positioning System | Hệ thống định vị toàn cầu |
ID | Identification | Mã định danh |
IP | Internet Protocol | Giao thức Internet |
IPXX | Ingress Protection | Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài |
ITU-T | International Telecommunication Union - Telecommunication | Liên minh viễn thông quốc tế - Viễn thông |
LAN | Local Area Network | Mạng nội bộ |
LED | Light Emitting Diode | Điốt phát quang |
MGCP | Media Gateway Control Protocol | Giao thức điều khiển cổng phương tiện |
MOS | Mean Opinion Score | Điểm đánh giá trung bình |
MTBF | Mean Time Between Failures | Thời gian trung bình giữa các thất bại |
MTTR | Mean Time to Repair | Thời gian sửa chữa trung bình |
PABX | Private Automatic Branch Exchange | Tổng đài nội bộ |
PC | Personal Computer | Máy tính cá nhân |
PIN | Personal Identification Number | Số nhận dạng cá nhân |
POTS | Plain Old Telephone Service | Dịch vụ điện thoại tương tự |
PoE | Power over Ethernet | Nguồn điện trên mạng Ethernet |
PSTN | Public Switched Telephone Network | Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng |
PTT | Push-To-Talk | Ấn để gọi |
QCVN |
| Quy chuẩn quốc gia |
QLĐHGT |
| Quản Lý Điều Hành Giao Thông |
QoS | Quality of Service | Chất lượng dịch vụ |
RF | Radio Frequency | Tần số vô tuyến |
SIP | Session Initiation Protocol | Giao thức khởi đầu phiên |
TCP | Transmission Control Protocol | Giao thức điều khiển truyền dẫn |
TCVN |
| Tiêu chuẩn quốc gia |
TDM | Time Division Multiplexing | Ghép kênh phân chia theo thời gian |
TMO | Trunked Mode Operation | Vận hành ở chế độ trung kế |
ToS | Type of Service | Kiểu dịch vụ |
TOT | Time-out Timer | Giới hạn thời gian phát |
UHF | Ultra-High Frequency | Tần số siêu cao |
UPS | Uninterruptible Power Supply | Nguồn cung cấp điện liên tục |
VHF | Very High Frequency | Tần số rất cao |
VoIP | Voice over Internet Protocol | Truyền dẫn thoại sử dụng mạng Internet |
VOX | Voice Operated Switch | Truyền tín hiệu bằng giọng nói |
WAN | Wide Area Network | Mạng khu vực diện rộng |
XML | eXtensible Markup Language | Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng |
5 Cấu trúc của hệ thống thông tin liên lạc
5.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống thông tin liên lạc
5.1.1 Hệ thống thông tin liên lạc trên đường cao tốc cần được thiết kế liên thông trong toàn hệ thống đảm bảo việc kết nối liên lạc nội bộ giữa Trung tâm Quản Lý Điều Hành Giao Thông (QLĐHGT) với các nhà trạm, khu dịch vụ và các phương tiện lưu động. Hệ thống phải cho phép từ một thiết bị đầu cuối bất kỳ trong hệ thống thực hiện cuộc gọi tới các số điện thoại bên ngoài qua mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN).
5.1.2 Vùng phủ sóng của hệ thống thông tin vô tuyến lưu động mặt đất cần bao phủ toàn bộ các công trình đường cao tốc bao gồm Trung tâm QLĐHGT tuyến, khu vực trạm thu phí, khu dịch vụ, bãi đỗ xe và các khu vực khác dọc theo đường cao tốc.
5.1.3 Hệ thống thông tin liên lạc cần đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau:
- Dung lượng đủ lớn phục vụ cho toàn bộ các công trình đường cao tốc, có tính dự phòng để bảo đảm mức độ sẵn sàng cao cho việc mở rộng, nâng cấp hệ thống và kết nối thông tin liên lạc ra bên ngoài.
- Sử dụng công nghệ hiện đại, được thiết kế theo kiểu module, có cấu trúc gọn nhẹ, có khả năng đáp ứng việc thay đổi về tần số và công nghệ.
- Có khả năng vận hành đơn giản.
- Có tính ổn định cao, cung cấp khả năng tốt nhất về liên lạc thoại và dữ liệu, có khả năng liên lạc nhanh chóng, tức thời, thông suốt, không phụ thuộc vào mạng liên lạc công cộng nào khác.
- Cần phải hoạt động với chất lượng tốt mà không chịu ảnh hưởng của bất kỳ loại nhiễu của bất kỳ hệ thống thông tin thiết bị nào khác.
- Có tính bảo mật cao, đảm bảo an toàn thông tin được truyền dẫn trên toàn hệ thống.
- Có cấu hình dự phòng, đảm bảo thông tin liên lạc liên tục trong toàn hệ thống trong trường hợp xảy ra sự cố.
- Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về tương thích điện từ theo các tiêu chuẩn hiện hành.
- Đảm bảo các yêu cầu về an toàn điện, an toàn cháy nổ, được bảo vệ chống quá áp, chống sét đánh và sốc sét.
- Có công cụ giám sát hoạt động của các thiết bị. Lỗi của các thiết bị sẽ được phát hiện và thông báo kịp thời qua hệ thống cảnh báo. Trong thời gian sửa chữa lỗi, cần có thiết bị dự phòng hoạt động tốt để không làm gián đoạn quá trình vận hành của hệ thống thông tin liên lạc.
- Thiết bị của hệ thống thông tin liên lạc phải có độ bền cao, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn hiện hành.
-Tần số và thiết bị sử dụng cho hệ thống thông tin liên lạc phải được cấp phép theo quy định hiện hành.
- Không gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thông tin khác trên đường cao tốc.
5.2 Cấu trúc hệ thống thông tin liên lạc
5.2.1 Hệ thống thông tin liên lạc trên đường cao tốc được phân loại theo phương thức truyền dẫn bao gồm:
a) Hệ thống điện thoại cố định dùng để kết nối liên lạc nội bộ giữa các phòng, nhà trạm và các điểm liên lạc cố định khác.
b) Hệ thống thông tin vô tuyến lưu động mặt đất dùng để kết nối liên lạc cho các phương tiện lưu động và các đối tượng di chuyển trên đường cao tốc.
5.2.2 Các thiết bị đầu cuối trong hệ thống thông tin liên lạc trên đường cao tốc được lắp đặt tại các vị trí:
a) Trung tâm QLĐHGT.
b) Nhà trạm và phòng thu phí.
c) Khu dịch vụ.
d) Các bộ phận quản lý, khai thác, bảo trì đường cao tốc.
e) Trên các phương tiện lưu động của đơn vị tuần đường, cứu hộ, cảnh sát giao thông, y tế.
f) Các bốt điện thoại khẩn cấp.
5.2.3 Hệ thống thông tin liên lạc được phân loại theo mục đích sử dụng bao gồm:
a) Hệ thống điện thoại khẩn cấp được sử dụng với mục đích để tiếp nhận các thông báo về tai nạn, sự cố trên đường cao tốc từ các cá nhân và tổ chức.
b) Hệ thống điện thoại mệnh lệnh phục vụ công tác điều hành hoạt động khai thác, bảo trì đường cao tốc.
c) Hệ thống điện thoại hành chính dùng cho các hoạt động liên lạc thông thường.
Hình 1. Sơ đồ cấu trúc của hệ thống thông tin liên lạc trên đường cao tốc
6 Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống thông tin liên lạc
6.1 Hệ thống điện thoại khẩn cấp
6.1.1 Chức năng
Hệ thống điện thoại khẩn cấp được sử dụng với mục đích để tiếp nhận các thông báo về tai nạn, sự cố trên đường cao tốc từ các cá nhân và tổ chức, hoạt động 24/24 h. Khi cuộc gọi được thiết lập, nếu không có tín hiệu trả lời trong vòng 10 s thì một thông điệp sẽ được ghi lại, chỉ thị rằng cuộc gọi đã được tiếp nhận và sẽ được trả lời ngay lập tức.
Hệ thống điện thoại khẩn cấp có cấu thành thiết bị gồm hai phần:
a) Hệ thống biển báo chỉ dẫn số điện thoại khẩn cấp dọc đường và các bốt điện thoại khẩn cấp được bố trí dọc theo đường cao tốc. Các bốt điện thoại khẩn cấp không bắt buộc phải được trang bị lắp đặt trên các tuyến cao tốc.
b) Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp tại Trung tâm QLĐHGT tuyến để thu thập, xử lý thông tin đảm bảo khi có tai nạn, sự cố thì công tác cứu hộ sẽ được triển khai ngay lập tức và phối hợp thông tin nhanh chóng với các lực lượng tuần đường, cảnh sát giao thông và y tế.
6.1.2 Biển chỉ dẫn số điện thoại khẩn cấp
Các biển chỉ dẫn số điện thoại khẩn cấp được lắp đặt hai bên tuyến đường cao tốc có kích thước và vị trí lắp đặt theo quy định về báo hiệu đường bộ trên đường cao tốc. Khoảng cách lắp đặt giữa các biển chỉ dẫn là 500 m. Thông tin chỉ dẫn trên biển báo phải có số điện thoại gọi khẩn cấp và lý trình đặt biển báo để người báo tin dễ dàng xác định vị trí trên đường cao tốc.
6.1.3 Bốt điện thoại khẩn cấp
Việc trang bị, lắp đặt các bốt điện thoại khẩn cấp dọc hai bên đường cao tốc là không bắt buộc áp dụng trên các tuyến cao tốc.
a) Yêu cầu chung
- Nếu được trang bị lắp đặt, các bốt điện thoại khẩn cấp cần được bố trí tại hai bên đường cao tốc với khoảng dãn cách tối đa là 1000 m. Đường truyền kết nối được thiết lập trực tiếp từ các bốt điện thoại khẩn cấp về điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp đặt tại Trung tâm QLĐHGT tuyến.
- Điện thoại khẩn cấp phải là những loại được kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn hiện hành.
b) Cấu tạo
- Bốt điện thoại khẩn cấp phải có cấu tạo, hình dáng, kích thước, trọng lượng phù hợp, có cấu trúc chắc chắn.
- Điện thoại khẩn cấp cần đảm bảo chất lượng để có thể hoạt động tốt trong mọi thời điểm.
- Cấu phần thiết bị điện thoại khẩn cấp phải đảm bảo độ bền để có khả năng hoạt động liên tục 24 h một ngày, 365 ngày một năm.
- Điện thoại khẩn cấp phải có cấu tạo phù hợp cho phép thay thế các bộ phận bị lỗi một cách dễ dàng và thuận tiện khi phát hiện ra lỗi.
- Điện thoại khẩn cấp có kết cấu như sau:
○ Bàn phím số tiêu chuẩn và/hoặc một nút bấm khẩn cấp cho phép người sử dụng thiết lập cuộc gọi tới Trung tâm QLĐHGT tuyến. Trong trường hợp bàn phím sử dụng chỉ các ký tự số từ “0” đến “9”, các phím phải được sắp xếp theo ITU-T E.161:2001. Trong trường hợp bàn phím sử dụng ký tự chữ số, các phím từ “0” đến “9” có thể sắp xếp theo ISO 3791:1976;
○ Một ống nghe nói cầm tay có chức năng nghe và gọi có thể được cung cấp;
○ Có thể trang bị một nút bấm để thông báo thông tin đã được ghi lại trong máy;
○ Một loa ngoài để thông báo rõ ràng âm chuông và truyền thông thoại;
○ Có thể trang bị một microphone để ghi âm và giám sát thông tin thoại tương ứng;
○ Khóa để đảm bảo an toàn cho điện thoại khẩn cấp gắn với phần bảo vệ bên ngoài (bốt điện thoại).
- Để đảm bảo trạng thái hoạt động tốt, điện thoại khẩn cấp cần được đặt ở độ cao phù hợp trong cabin hoặc tủ bảo vệ ở vị trí an toàn bên đường cao tốc.
- Các chỉ dẫn sử dụng hiển thị rõ ràng và ngắn gọn bằng tiếng Việt phải được cung cấp trên panel phía trước hoặc bên trong cửa tủ bảo vệ với các thông tin: Số điện thoại gọi khẩn cấp để báo cáo về sự cố, tai nạn; các chỉ dẫn cách thức sử dụng điện thoại.
- Điện thoại khẩn cấp phải có tính năng cho phép Trung tâm QLĐHGT tuyến gọi lại điện thoại khẩn cấp này khi có cuộc gọi đến bị nhỡ. Âm chuông của điện thoại khẩn cấp phải đảm bảo nghe thấy rõ ràng nhằm cảnh báo cho người sử dụng có cuộc gọi đến.
- Mỗi điện thoại khẩn cấp phải có một mã định danh (ID) duy nhất.
c) Yêu cầu kỹ thuật và hiệu năng hoạt động
- Điện thoại khẩn cấp phải cho phép sử dụng một cách dễ dàng mà không cần bất kỳ sự đào tạo nào. Cuộc gọi có thể khởi đầu bởi người sử dụng điện thoại khẩn cấp hoặc từ Trung tâm QLĐHGT tuyến.
- Âm lượng:
○ Điện thoại khẩn cấp phải có khả năng điều chỉnh âm lượng tự động để có thể hoạt động trong môi trường tạp âm cao;
○ Điện thoại khẩn cấp phải có bộ triệt tạp âm để lọc tạp âm bên đường cao tốc;
○ Âm lượng của loa phải đảm bảo đủ lớn để có thể nghe thấy âm thanh rõ ràng trong điều kiện tạp âm cao, có tính đến sự hiện diện của tạp âm nền trong môi trường đường cao tốc.
- Khởi đầu cuộc gọi:
○ Điện thoại khẩn cấp phải có các nút bấm để khởi đầu cuộc gọi. Mỗi nút bấm phải được đánh dấu chức năng rõ ràng. Các nút bấm phải được thiết kế có đường kính phù hợp, đảm bảo chống bụi và nước theo mã IP66 và đảm bảo không bị hư hại bởi lực ấn của người sử dụng. Chiều cao đặt điện thoại khẩn cấp phải phù hợp với người sử dụng (cực tiểu 850 mm và cực đại 1200 mm), có xem xét đến nhu cầu sử dụng của người khuyết tật.
- Thiết lập cuộc gọi:
○ Cuộc gọi được thiết lập, quay số kết nối từ điện thoại khẩn cấp tới máy điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp tại Trung tâm QLĐHGT tuyến. Số điện thoại của máy điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp có thể được lưu trữ ở bộ nhớ của máy điện thoại khẩn cấp. Trong quá trình thiết lập cuộc gọi, các âm tiến trình cuộc gọi tiêu chuẩn (âm quay số, âm chuông, các âm đang quay số và âm báo bận) phải được cung cấp;
-Trả lời cuộc gọi:
○ Nếu điện thoại khẩn cấp được trang bị là loại có ống nghe nói cầm tay (handset), cuộc gọi được xem như là đã trả lời khi người sử dụng nhấc ống nghe nói cầm tay;
○ Nếu điện thoại khẩn cấp được trang bị là loại không có ống nghe nói cầm tay, cuộc gọi được xem như là đã trả lời sau khoảng thời gian từ 0 đến 10 s sau khi có cuộc gọi được bắt đầu từ máy điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp tại Trung tâm QLĐHGT tuyến.
- Kết thúc cuộc gọi:
○ Nếu điện thoại khẩn cấp được trang bị là loại có ống nghe nói cầm tay, cuộc gọi được xem là kết thúc khi ống nghe nói cầm tay được trả về vị trí lưu giữ của nó. Máy điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp tại Trung tâm QLĐHGT tuyến sẽ ngắt kết nối cuộc gọi khi ống nghe nói cầm tay của điện thoại khẩn cấp không được trả về vị trí lưu giữ của nó sau một khoảng thời gian xác định;
○ Nếu điện thoại khẩn cấp được trang bị là loại không có ống nghe nói cầm tay, cuộc gọi sẽ tự động kết thúc sau khi máy điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp tại Trung tâm QLĐHGT tuyến ngắt kết nối.
- Báo cáo chẩn đoán:
Hệ thống quản lý giám sát thiết bị của Trung tâm QLĐHGT tuyến phải có khả năng kiểm tra các chẩn đoán sau của điện thoại khẩn cấp:
○ Trạng thái nguồn điện áp;
○ Chuyển mạch hoặc bàn phím bị lỗi;
○ Trạng thái chỉ thị LED nếu có;
○ Trạng thái loa ngoài/microphone;
○ Trạng thái bộ nhớ;
○ Trạng thái tắc nút bấm;
○ Trạng thái vận hành;
○ Trạng thái số nhận dạng cá nhân (PIN);
○ Trạng thái trả lời;
○ Trạng thái số gọi;
○ Trạng thái định danh.
- Điện thoại khẩn cấp phải có khả năng được kiểm tra từ xa bằng máy đo kiểm tra tự động sử dụng truyền thông thoại tiêu chuẩn.
- Điện thoại khẩn cấp phải đảm bảo yêu cầu tương thích điện từ theo ETSI EN 55022:2010 (lớp Class B) và ETSI EN 55024:2010/A1:2015.
- Điện thoại khẩn cấp phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn theo TCVN 7326-1:2003 (IEC 60950-1:2001) hoặc tiêu chuẩn quốc tế tương đương.
- Điện thoại khẩn cấp kết nối tới mạng cáp đồng dành riêng hoặc mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN) phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ETSI 300 001:1997 và ETSI TBR-21:1998. Chất lượng của mạng điện thoại khẩn cấp sử dụng mạng cáp đồng dành riêng hoặc mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN) cần đảm bảo có chất lượng thoại trung bình (điểm MOS) ≥ 3,5 điểm, tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công ≥ 95 %.
- Trong trường hợp điện thoại khẩn cấp được trang bị là loại thực hiện kết nối không dây tới mạng di động tế bào, điện thoại khẩn cấp phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ETSI EN 301 511:2003 và ETSI TS 151 010-1:2014 khi sử dụng kết nối GSM và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ETSI EN 301 908-2:2013 và ETSI EN 301 908-1:2013 khi sử dụng kết nối 3G W-CDMA. Chất lượng của mạng điện thoại khẩn cấp sử dụng mạng di động tế bào cần đảm bảo chỉ tiêu độ sẵn sàng của mạng vô tuyến ≥ 95%, tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công ≥ 98%, tỷ lệ cuộc gọi bị rơi ≤ 2%, và tỷ lệ số cuộc gọi có điểm chất lượng thoại lớn hơn hoặc bằng 3,0 ≥ 90%.
- Trong trường hợp điện thoại khẩn cấp được trang bị là loại sử dụng VoIP, chất lượng thoại cần phù hợp hoặc tương đương với chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật nêu trong mục 3.1 của TCVN 8068:2009. Điện thoại khẩn cấp sử dụng VoIP phải có khả năng hỗ trợ các cơ chế đảm bảo chất lượng dịch vụ QoS.
- Điện thoại khẩn cấp phải cung cấp chế độ hoạt động thoại song công đầy đủ thích nghi. Điện thoại khẩn cấp phải có khả năng phân biệt rõ ràng tiếng nói của người gọi từ mức tạp âm nền (bên đường) lên tới 95 dB.
- Đầu ra tín hiệu thoại cực đại phải đạt ít nhất 120 dB, được đo ở điểm tham chiếu tai nghe.
- Các bản ghi phải lưu trữ số lần điện thoại khẩn cấp bị ngừng hoạt động do các sự cố và bảo dưỡng. Thông tin này cùng với các dữ liệu khác như tổng lưu lượng và các bản ghi tai nạn, sự cố cho phép theo dõi hoạt động và hiệu chỉnh điện thoại khẩn cấp.
d) Giao diện thông tin liên lạc
- Điện thoại khẩn cấp phải có giao diện tương thích cho phép kết nối với thiết bị thông tin liên lạc khác trong hệ thống và không bị cản trở khi vận hành.
- Điện thoại khẩn cấp phải có giao diện kết nối cho phép truyền thông qua một trong các môi trường truyền thông sau:
○ Đường dây truyền thông cáp đồng dành riêng của Trung tâm QLĐHGT tuyến: Điện thoại khẩn cấp sẽ được phân bổ một số điện thoại mở rộng PABX tiêu chuẩn. Điện thoại khẩn cấp phải có khả năng tự động quay số tới một số điện thoại mở rộng nội bộ xác định kết hợp với tổng đài nội bộ (PABX) của Trung tâm QLĐHGT tuyến.
○ Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN): Điện thoại khẩn cấp sẽ được phân bổ một số điện thoại có độ dài tiêu chuẩn. Điện thoại khẩn cấp phải có khả năng tự động quay số tới một số đường dây bên ngoài xác định kết hợp với PABX của Trung tâm QLĐHGT tuyến.
○ Giao diện kết nối IP: Truyền dẫn thoại sử dụng mạng Internet (VoIP) với giao thức SIP. Điện thoại khẩn cấp sẽ được phân bổ một số điện thoại có độ dài tiêu chuẩn. Điện thoại khẩn cấp phải có khả năng tự động quay số tới một số đường dây bên ngoài xác định kết hợp với PABX của Trung tâm QLĐHGT tuyến. Điện thoại khẩn cấp sử dụng VoIP cần hỗ trợ việc cấp nguồn qua cáp Ethernet (PoE) theo IEEE 802.3af-2003.
○ Sử dụng mạng điện thoại di động tế bào hoạt động ở chế độ song công đầy đủ dựa trên các mạng viễn thông công cộng (2G/GPRS/3G hoặc LTE): Các điện thoại khẩn cấp sử dụng sóng di động sẽ kết nối với mạng cung cấp có vùng phủ sóng tin cậy nhất tại vị trí của nó. Khi có nhiều hơn một mạng có thể cung cấp vùng phủ sóng tin cậy, kết nối qua GSM sẽ được ưu tiên sử dụng. Điện thoại khẩn cấp sẽ được phân bổ một số điện thoại có độ dài tiêu chuẩn. Điện thoại khẩn cấp phải có khả năng tự động quay số tới một số đường dây bên ngoài xác định kết hợp với PABX của Trung tâm QLĐHGT tuyến.
- Khi có nhiều hơn một trong các tùy chọn kết nối trên tới Trung tâm QLĐHGT tuyến khả dụng ở vị trí của điện thoại khẩn cấp, điện thoại khẩn cấp sẽ được ưu tiên kết nối trực tiếp đến các đường dây truyền thông dành riêng của Trung tâm QLĐHGT tuyến. Kết nối qua môi trường di động có thể được sử dụng khi không thể thực hiện kết nối bằng cáp đồng hoặc địa điểm cung cấp dịch vụ không tin cậy.
- Cáp đồng sử dụng kết nối cần đạt tiêu chuẩn tối thiểu TCVN 8697:2011 và TCVN 8698:2011. Nếu sử dụng cáp sợi quang để kết nối thì cáp quang phải tuân thủ các quy định theo TCVN 6745-1:2000 (IEC 794-1:1993), TCVN 6745-2:2000 (IEC 794-2:1989), TCVN 6745-3:2000 (IEC 794-3:1994), TCVN 8665:2011, TCVN 8696:2011.
e) Nguồn điện cấp
- Điện thoại khẩn cấp phải đáp ứng mọi yêu cầu trong toàn bộ dải điện áp (dải điện áp giữa các điện áp tới hạn). Điện thoại khẩn cấp phải có khả năng hoạt động trên đường dây thoại có điện áp phù hợp được cung cấp từ tổng đài.
- Trong trường hợp không thể cung cấp nguồn từ tổng đài hoặc nguồn tổng đài gặp sự cố, điện thoại khẩn cấp có thể sử dụng nguồn năng lượng pin hoặc nguồn năng lượng mặt trời (nếu được cung cấp) để đảm bảo sự vận hành thiết bị suốt 24 h một ngày và 365 ngày một năm. Trạng thái nguồn điện áp cần được giám sát từ xa.
- Nguồn năng lượng pin phải được niêm phong đầy đủ, có khả năng nạp lại và duy trì tuổi thọ ít nhất 3 năm trong môi trường được cài đặt. Nguồn năng lượng pin phải đảm bảo điện thoại khẩn cấp có thể hoạt động liên tục trong 3 ngày liên tiếp khi mất điện lưới mà không cần nạp lại và phải tích hợp một hệ thống quản lý pin để giám sát trạng thái nạp pin và đảm bảo duy trì điện áp. Trong trường hợp sự cố xảy ra dẫn đến mất nguồn năng lượng pin, điện thoại khẩn cấp phải phát một cảnh báo trạng thái khẩn cấp để thông báo về sự cố xảy ra.
f) Các yêu cầu vật lý, cơ học và môi trường
- Vỏ tủ bảo vệ: Điện thoại khẩn cấp phải có vỏ tủ bên ngoài bảo vệ thiết bị trong mọi điều kiện thời tiết và đảm bảo chống lại các hoạt động phá hoại hoặc làm hư hỏng thiết bị.
- Các yêu cầu sau đây phải được áp dụng:
○ Vỏ tủ bảo vệ phải được sơn màu phù hợp, dễ nhận biết bởi người điều khiển phương tiện trên đường cao tốc;
○ Vỏ tủ bảo vệ phải có khả năng chống lại các hoạt động phá hoại hoặc làm hư hỏng thiết bị, bề mặt tủ phải có khả năng chống lại việc sơn phun quảng cáo;
○ Vỏ tủ bảo vệ phải được thiết kế không cho phép thấm nước;
○ Vỏ tủ bảo vệ chứa điện thoại khẩn cấp phải là thép không gỉ hoặc mạ nhôm có màu phù hợp với điện thoại khẩn cấp;
○ Vỏ tủ bảo vệ phải cho phép truy nhập tới tất cả các phần tử bên trong cho việc kiểm tra, và bảo trì, bảo dưỡng;
○ Truy nhập phải được đảm bảo chống lại sự can thiệp và các hoạt động phá hoại hoặc làm hư hỏng thiết bị;
○ Vỏ tủ bảo vệ phải được thiết kế để không gây nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện khi va chạm phương tiện xảy ra;
○ Các bề mặt bên trong và bên ngoài của vỏ tủ bảo vệ không được có các gờ, cạnh sắc nhọn;
○ Một ký hiệu ống nghe nói cầm tay điện thoại sơn màu phù hợp dễ nhận biết phải được cung cấp trên các bề mặt phía ngoài cùng của vỏ tủ bảo vệ hướng tới luồng lưu lượng phương tiện đang đến;
○ Cửa tủ bảo vệ và cửa mở điện thoại khẩn cấp phải được cung cấp một ký hiệu có khả năng chịu được thời tiết và bền bỉ;
○ Vỏ tủ bảo vệ phải có khả năng chống lại vật hại, sâu hại, chim hại như mối, kiến, ong, chuột...;
○ Không cho phép quảng cáo trên vỏ tủ bảo vệ;
- Nếu bốt điện thoại khẩn cấp được đặt ở góc khó nhìn thấy từ đường cao tốc, một bảng chỉ dẫn bổ sung có kích thước phù hợp theo quy định về báo hiệu đường bộ trên đường cao tốc phải được gắn vào cột ở độ cao phù hợp trên mặt đất bên đường cao tốc để chỉ dẫn tới bốt điện thoại khẩn cấp.
- Các bốt điện thoại khẩn cấp phải được đánh số rõ ràng để có thể dễ dàng nhận biết được từ đường cao tốc. Số định danh vị trí điện thoại khẩn cấp phải được hiển thị bởi nhãn có màu phù hợp dễ nhận biết được đặt ở các cạnh bên của bốt điện thoại khẩn cấp.
- Các nhãn có màu phù hợp dễ nhận biết mô tả chữ ‘Khẩn cấp’ phải được hiển thị ở mặt trước và cạnh bên của bốt điện thoại khẩn cấp hướng tới luồng lưu lượng phương tiện đang đến.
- Khi được cung cấp, ống nghe nói cầm tay điện thoại khẩn cấp phải được gắn với thân máy điện thoại sử dụng dây kết nối mềm, dễ uốn, không gỉ, độ bền cao, có khả năng chống lại hư hại để bảo vệ đôi dây nội bộ bên trong. Giá để ống nghe cung cấp sự đồng chỉnh vị trí của ống nghe nói cầm tay dễ dàng khi nhấc máy.
- Panel phía trước: Ống nghe nói cầm tay hoặc nút bấm khởi đầu cuộc gọi phải được đặt trên panel phía trước. Khi ống nghe nói cầm tay được cung cấp, panel phía trước phải được đặt sau cửa truy nhập vỏ tủ bảo vệ.
- Cửa truy nhập: Khi được cung cấp, cửa truy nhập tới điện thoại khẩn cấp phải đảm bảo:
○ Được tích hợp để cung cấp truy nhập tới thiết bị điện thoại và ống nghe nói cầm tay;
○ Không được mở góc lớn hơn 180° từ vị trí đóng;
○ Có kích thước giống với các chiều bên ngoài của vỏ tủ bảo vệ, phù hợp với các yêu cầu về độ bền cơ học;
○ Được lắp bản lề ở bên trái. Các bản lề không được nhô ra từ vỏ tủ bảo vệ và không cho phép di chuyển chốt bản lề;
○ Phù hợp với cơ chế tự đóng, buộc cửa tự động đóng khi không sử dụng.
- Điều kiện môi trường:
○ Điện thoại khẩn cấp phải đảm bảo vẫn hoạt động dưới điều kiện có độ rung lớn và sức gió lên tới 150 km/h;
○ Điện thoại khẩn cấp phải đảm bảo nhiệt độ hoạt động từ -10 °C đến +70 °C. Dải nhiệt độ lưu kho đảm bảo từ -10 °C đến +70 °C;
○ Điện thoại khẩn cấp phải đảm bảo hoạt động trong điều kiện độ ẩm tương đối từ 5% đến 95%, không dày đặc;
○ Điện thoại khẩn cấp phải cung cấp khả năng bảo vệ chống bụi và nước theo mã IP66.
g) Lắp đặt
- Khoảng cách giữa các bốt điện thoại khẩn cấp:
○ Việc lắp đặt vị trí của bốt điện thoại khẩn cấp không đơn giản chỉ dựa trên khoảng cách xác định trước, mà vị trí phải tính đến khả năng dễ dàng truy nhập tới và xem xét đến sự an toàn và cô lập của người điều khiển phương tiện bị tai nạn, sự cố, cũng như ảnh hưởng mà một phương tiện dừng lại có thể gặp phải trên đường cao tốc;
○ Đối với các đoạn đường cao tốc chạy qua các khu đô thị, ảnh hưởng của sự cố tới sự tắc nghẽn và an toàn cần được xem xét khi lắp đặt bốt điện thoại khẩn cấp;
○ Đối với các đoạn đường cao tốc chạy qua các khu vực nông thôn, các yếu tố cần xem xét khi lắp đặt bốt điện thoại khẩn cấp là sự cách ly của đường từ các vùng tiếp giáp, các điểm không có sóng di động và tỷ lệ tai nạn cao;
○ Khoảng cách tối đa giữa các bốt điện thoại khẩn cấp được lắp đặt là 1000 m;
○ Các bốt điện thoại khẩn cấp phải được lắp đặt ở cả hai bên đường cao tốc để tạo thành các cặp điện thoại dọc chiều dài của đường cao tốc, đảm bảo người sử dụng không phải băng qua đường;
○ Khi một bốt điện thoại khẩn cấp được lắp đặt bổ sung mới để cung cấp thêm khả năng vùng phủ máy điện thoại giữa các đoạn đường thì đồng thời một bốt điện thoại khẩn cấp khác cũng phải được lắp đặt ở bên đường đối diện.
- Di chuyển tới bốt điện thoại khẩn cấp:
○ Vị trí bốt điện thoại khẩn cấp phải cho phép người sử dụng bằng chân hoặc xe lăn dễ dàng tiếp cận từ đường cao tốc;
○ Vị trí bốt điện thoại khẩn cấp phải được đánh số để trợ giúp người gọi và nhân viên bảo dưỡng;
○ Bốt điện thoại khẩn cấp phải dễ dàng nhận biết được từ đường cao tốc trong điều kiện ban ngày và ban đêm. Ở địa điểm có ánh sáng đường được cung cấp, bốt điện thoại khẩn cấp nên được lắp đặt trong khoảng cách 10m ở vị trí gần với cột đèn thỏa mãn ánh sáng cho phép dễ dàng nhận ra vị trí của điện thoại khẩn cấp và cung cấp đủ ánh sáng cho người sử dụng. Nếu ánh sáng đường không được cung cấp, hoặc không đảm bảo để nhận biết việc sử dụng điện thoại, cần cung cấp các chỉ dẫn sử dụng kế tiếp;
○ Điện thoại khẩn cấp phải được lắp đặt ở độ cao phù hợp trên mặt đất, có xem xét đến nhu cầu sử dụng của người khuyết tật;
○ Điện thoại khẩn cấp phải lắp đặt ở hướng đảm bảo rằng người sử dụng có thể nhìn thấy rõ ràng các phương tiện đang đến khi sử dụng điện thoại;
○ Đường dẫn tiếp cận tới bốt điện thoại khẩn cấp phải có khả năng chống trơn trượt, vững chắc;
○ Để cho phép người ngồi xe lăn có thể tiếp cận tới bốt điện thoại khẩn cấp, đường dẫn phải được thiết kế có độ rộng và mặt nghiêng phù hợp;
○ Các bốt điện thoại khẩn cấp phải được lắp đặt ở các địa điểm an toàn cho người sử dụng từ lề đường được gia cố.
- Yếu tố an toàn: Điện thoại khẩn cấp cần được bảo vệ để tránh bị sét đánh trực tiếp và sét lan truyền; cần được nối với hệ thống chống sét và các thiết bị tiếp địa của công trình khác ở gần đó.
h) Khả năng bảo dưỡng
- Điện thoại khẩn cấp phải có khả năng cho phép thực hiện việc kiểm tra và bảo dưỡng thuận tiện và đơn giản.
- Tất cả các điện thoại khẩn cấp phải được kiểm tra định kỳ để phát hiện các dấu hiệu bị hư hại, bị phá hoại hoặc làm hư hỏng thiết bị và sự vệ sinh của thiết bị, đảm bảo chức năng hoạt động. Điện thoại khẩn cấp phải được bảo dưỡng ở mức hiệu suất cao, được quay số từ xa hàng ngày để xác định trạng thái nhấc máy hay không.
- Điện thoại khẩn cấp phải có khả năng dễ dàng nhận dạng lỗi khi đã phát hiện ra lỗi và cho phép việc thay thế phụ tùng được thực hiện dễ dàng.
- Nếu điện thoại khẩn cấp bị lỗi, phụ thuộc vào kiểu lỗi như lỗi đường dây hoặc lỗi phần cứng, thời gian đáp ứng khắc phục sự cố là từ 1-3 ngày làm việc.
- Nhà sản xuất thiết bị điện thoại khẩn cấp cần đệ trình những tài liệu cần thiết liên quan đến công tác vận hành và bảo dưỡng, như cẩm nang hướng dẫn cài đặt, vận hành và bảo dưỡng thiết bị khi cung cấp thiết bị điện thoại khẩn cấp cho cơ quan quản lý đường bộ.
i) Quy định về khai thác đường dây điện thoại khẩn cấp
- Đường dây điện thoại khẩn cấp là hoàn toàn miễn phí cho người gọi đến máy điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp tại Trung tâm QLĐHGT tuyến.
- Tất cả các cuộc gọi sẽ được lưu lại trên bộ ghi âm của máy điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp, làm chứng cứ để phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử phạt, ngăn chặn hành vi phá hoại đối với cuộc gọi đến mang tính chất phá hoại (nếu có).
6.1.4 Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp
a) Chức năng
- Tất cả các Trung tâm QLĐHGT tuyến đều phải thiết lập 01 số điện thoại đường dây nóng là nơi tiếp nhận các thông tin khẩn cấp về tai nạn, sự cố phương tiện, sự cố công trình từ người dân, người tham gia giao thông hoặc từ các lực lượng chức năng.
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp từ điện thoại khẩn cấp bên đường phải có chức năng thông báo có cuộc gọi khẩn cấp tới nhân viên vận hành bên nhận điện thoại khẩn cấp.
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải là những loại được kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn hiện hành.
b) Cấu tạo
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải có cấu tạo, hình dáng, kích thước, trọng lượng phù hợp, có cấu trúc chắc chắn.
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp cần đảm bảo chất lượng để có thể hoạt động tốt khi cần sử dụng khẩn cấp. Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp không được sử dụng trong trường hợp thông thường, ngoại trừ khi kiểm tra trong hoạt động bảo dưỡng.
- Cấu phần thiết bị điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải đảm bảo độ bền để có khả năng hoạt động liên tục 24h một ngày, 365 ngày một năm.
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải có khả năng lắp đặt trong tòa nhà của Trung tâm QLĐHGT tuyến.
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải có cấu tạo cho phép thay thế các bộ phận bị lỗi một cách dễ dàng và thuận tiện khi phát hiện ra lỗi. Máy điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp có kết cấu như sau:
○ Bàn phím số tiêu chuẩn cho phép nhân viên vận hành dễ dàng sử dụng. Trong trường hợp bàn phím sử dụng chỉ các ký tự số từ “0” đến “9”, các phím phải sắp xếp tuân theo ITU-T E.161:2001. Trong trường hợp bàn phím sử dụng ký tự chữ số, các phím từ “0” đến “9” có thể sắp xếp theo ISO 3791:1976;
○ Một ống nghe nói cầm tay được cung cấp;
○ Một nút bấm cho phép gọi lại cuộc gọi;
○ Một nút bấm cho phép giữ cuộc gọi;
○ Một nút bấm cho phép chuyển cuộc gọi;
○ Một nút bấm cho phép gọi thoại hội nghị;
○ Một loa ngoài để thông báo rõ ràng âm chuông và truyền thông thoại;
○ Các nút bấm cho phép tăng giảm âm lượng;
○ Một đèn LED để chỉ thị trạng thái của điện thoại;
○ Microphone để ghi âm và giám sát thông tin thoại tương ứng;
○ Một giao diện cho phép lập trình các tính năng của điện thoại.
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp được thiết kế để có thể đặt trên bàn hoặc gắn trên tường, cài đặt đơn giản.
- Mỗi máy điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải có một mã định danh (ID) duy nhất.
c) Yêu cầu kỹ thuật và hiệu năng hoạt động
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải có khả năng vận hành đơn giản.
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải có công suất âm thanh lớn, có âm thanh trong trẻo và rõ ràng đảm bảo nhân viên vận hành có thể nghe thấy và được nghe thấy âm thoại một cách rõ ràng trong điều kiện tiếng ồn của đường cao tốc; phải có bộ triệt tạp âm để lọc tạp âm bên đường cao tốc.
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải được vận hành bởi các nhân viên có kinh nghiệm với khả năng xử lý bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra.
- Các thủ tục phải được thiết lập đảm bảo rằng hành động phản ứng phải được thực hiện trong thời gian ngắn nhất, nhân viên phải nhanh chóng thông tin với các lực lượng tuần đường, cảnh sát giao thông và y tế hoặc chuyển thông điệp tới người được chỉ định bởi người gọi điện đang gặp sự cố, tai nạn trên đường cao tốc.
- Bộ ghi âm được sử dụng để ghi lại tự động ngày giờ và âm thanh cho mỗi cuộc đàm thoại. Bộ ghi âm phải có đủ dung lượng để ghi lại các cuộc đàm thoại tối thiểu trong vòng một tháng. Các cuộc đàm thoại đã được ghi lại quá thời hạn tối thiểu có thể bị ghi đè lên mà không cần báo trước.
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải có một thông điệp được ghi âm, được sử dụng khi cuộc gọi không được trả lời trong vòng 10 s.
- Nhận dạng tự động điện thoại khẩn cấp phải được sử dụng.
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải có phương thức truyền tải để nhân viên vận hành có thể chuyển thông tin của người gọi tới một đường dây bên ngoài.
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải có phương thức rung chuông ngược trở lại tới bất kỳ điện thoại khẩn cấp trên đường cao tốc.
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải có phương thức giữ cuộc gọi, cho phép nhân viên vận hành giữ một cuộc gọi trong khi trả lời các cuộc gọi khác.
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải có phương thức gọi hội nghị, cho phép nhân viên vận hành nói chuyện với hai hoặc nhiều hơn số lượng người gọi và cho phép hai hoặc nhiều hơn số lượng người gọi nói chuyện được với nhau.
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải đảm bảo chế độ hoạt động an toàn, khi thiết bị bị lỗi sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng của các máy điện thoại khác.
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải có phương thức cách ly để cho phép thiết bị lỗi được cách ly từ hệ thống trong khi đang sửa chữa.
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải có khả năng cung cấp các chẩn đoán sau tới hệ thống quản lý giám sát thiết bị của Trung tâm QLĐHGT tuyến:
o Trạng thái nguồn điện áp;
○ Chuyển mạch hoặc bàn phím bị lỗi;
○ Trạng thái chỉ thị LED;
○ Trạng thái loa ngoài/microphone;
○ Trạng thái bộ nhớ;
○ Nhiệt độ xung quanh các linh kiện điện tử;
○ Trạng thái tắc nút bấm;
○ Trạng thái vận hành;
○ Trạng thái số nhận dạng cá nhân (PIN);
○ Trạng thái trả lời;
○ Trạng thái số gọi;
○ Trạng thái định danh.
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải có khả năng được kiểm tra từ xa bằng máy đo kiểm tra tự động sử dụng truyền thông thoại tiêu chuẩn.
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp kết nối tới mạng cáp đồng dành riêng hoặc mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN) phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ETSI 300 001:1997 và ETSI TBR-21:1998.
- Trong trường hợp điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp được trang bị là loại sử dụng VoIP, điện thoại phải có khả năng hỗ trợ các cơ chế đảm bảo chất lượng dịch vụ QoS.
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải đảm bảo yêu cầu tương thích điện từ theo ETSI EN 55022:2010 (lớp Class B) và ETSI EN 55024:2010/A1:2015.
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn theo TCVN 7326-1:2003 (IEC 60950-1:2001) hoặc tiêu chuẩn quốc tế tương đương.
- Thông tin truyền tải của mạng điện thoại khẩn cấp phải có tính bảo mật cao.
d) Giao diện thông tin liên lạc
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải có giao diện tương thích khi kết nối với thiết bị thông tin liên lạc khác trong hệ thống và không bị cản trở khi vận hành.
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải có giao diện kết nối cho phép truyền thông qua một trong các môi trường truyền thông sau:
○ Đường dây truyền thông cáp đồng dành riêng của Trung tâm QLĐHGT tuyến: Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp sẽ được phân bổ một số điện thoại mở rộng PABX tiêu chuẩn. Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải có khả năng tự động quay số tới một số điện thoại mở rộng nội bộ xác định kết hợp với tổng đài nội bộ của Trung tâm QLĐHGT tuyến.
○ Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN): Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp sẽ được phân bổ một số điện thoại có độ dài tiêu chuẩn. Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải có khả năng tự động quay số tới một số đường dây bên ngoài xác định kết hợp với PABX của Trung tâm QLĐHGT tuyến.
○ Giao diện kết nối IP: Truyền dẫn thoại sử dụng mạng Internet (VoIP) với giao thức SIP. Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp sẽ được phân bổ một số điện thoại có độ dài tiêu chuẩn. Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải có khả năng tự động quay số tới một số đường dây bên ngoài xác định kết hợp với PABX của Trung tâm QLĐHGT tuyến. Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp sử dụng VoIP cần hỗ trợ việc cấp nguồn qua cáp Ethernet (PoE) theo IEEE 802.3af-2003.
- Khi có nhiều hơn một trong các tùy chọn kết nối trên tới Trung tâm QLĐHGT tuyến khả dụng ở vị trí của điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp, điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp sẽ được ưu tiên kết nối trực tiếp đến các đường dây truyền thông dành riêng của Trung tâm QLĐHGT tuyến.
- Cáp đồng sử dụng kết nối cần đạt tiêu chuẩn tối thiểu TCVN 8697:2011 và TCVN 8698:2011. Nếu sử dụng cáp sợi quang để kết nối thì cáp quang phải tuân thủ các quy định theo TCVN 6745-1:2000 (IEC 794-1:1993), TCVN 6745-2:2000 (IEC 794-2:1989), TCVN 6745-3:2000 (IEC 794-3:1994), TCVN 8665:2011, TCVN 8696:2011.
e) Nguồn điện cấp
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải đáp ứng mọi yêu cầu trong toàn bộ dải điện áp (dải điện áp giữa các điện áp tới hạn). Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải có khả năng hoạt động trên đường dây thoại có mức điện áp phù hợp được cung cấp từ tổng đài. Trạng thái nguồn điện áp cần được giám sát từ xa.
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải có nguồn cung cấp dự phòng để đảm bảo hoạt động liên tục không bị ngắt quãng trong suốt 24 h một ngày và 365 ngày một năm.
- Nguồn điện dự phòng phải đảm bảo điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp có thể hoạt động liên tục trong 3 ngày liên tiếp khi mất điện lưới.
f) Các yêu cầu vật lý, cơ học và môi trường
- Bàn phím số tiêu chuẩn cần được cung cấp trên máy điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp. Các nút bấm phải được thiết kế có đường kính phù hợp, đảm bảo hoạt động với lực ấn của người sử dụng mà không bị hư hại.
- Ống nghe nói cầm tay điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải được gắn với thân máy điện thoại sử dụng dây kết nối mềm, dễ uốn, không gỉ, độ bền cao, có khả năng chống lại hư hại để bảo vệ đôi dây nội bộ bên trong. Giá để ống nghe cung cấp sự đồng chỉnh vị trí của ống nghe nói cầm tay dễ dàng khi nhấc máy.
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải đảm bảo nhiệt độ hoạt động từ -10 °C đến +70 °C. Dải nhiệt độ lưu kho đảm bảo từ -10 °C đến +70 °C.
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải đảm bảo hoạt động trong điều kiện độ ẩm tương đối từ 5% đến 95%, không dày đặc.
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải cung cấp khả năng bảo vệ chống bụi và nước theo mã IP66.
g) Lắp đặt
- Phải có tối thiểu 02 máy điện thoại trực cho số điện thoại khẩn cấp của đường dây nóng được lắp đặt tại phòng điều hành của Trung Tâm QLĐHGT tuyến, bảo đảm hoạt động 24/24 h. Đường dây nóng được thiết lập cấu hình ở chế độ ưu tiên kết nối cao nhất.
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp cần được bảo vệ để tránh bị sét đánh trực tiếp và sét lan truyền, cần được nối với hệ thống chống sét và các thiết bị tiếp địa của công trình khác ở gần đó.
h) Khả năng bảo dưỡng
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải có khả năng cho phép thực hiện việc kiểm tra và bảo dưỡng thuận tiện và đơn giản.
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải được bảo dưỡng ở mức hiệu suất cao.
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải được kiểm tra định kỳ để đảm bảo chức năng hoạt động, phát hiện các dấu hiệu bị hư hại và sự vệ sinh của thiết bị.
- Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp phải có khả năng dễ dàng nhận dạng lỗi khi đã phát hiện ra lỗi và cho phép việc thay thế phụ tùng được thực hiện dễ dàng.
- Nếu điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp bị lỗi hoạt động, phụ thuộc vào kiểu lỗi như lỗi đường dây hoặc lỗi phần cứng, thời gian đáp ứng khắc phục sự cố là từ 1-3 ngày làm việc.
- Nhà sản xuất thiết bị điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp cần đệ trình những tài liệu cần thiết liên quan đến công tác vận hành và bảo dưỡng, như cẩm nang hướng dẫn cài đặt, vận hành và bảo dưỡng thiết bị khi cung cấp thiết bị điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp cho cơ quan quản lý đường bộ.
6.2 Hệ thống điện thoại mệnh lệnh và điện thoại hành chính
6.2.1 Điện thoại mệnh lệnh
a) Chức năng
- Điện thoại mệnh lệnh là phương tiện thiết yếu để truyền tải mệnh lệnh và thông tin trao đổi giữa các bộ phận, lực lượng chức năng trong quá trình quản lý điều hành bảo đảm an toàn giao thông và xử lý tai nạn, sự cố trên đường cao tốc. Các điện thoại mệnh lệnh luôn được dành mức độ ưu tiên kết nối thông tin cao hơn đối với các điện thoại hành chính.
- Thông tin mệnh lệnh phát ra cần được đảm bảo chuyển mạch và kết nối thành công, theo tùy chọn của nhân viên vận hành điện thoại mệnh lệnh.
- Điện thoại mệnh lệnh cho phép gọi trực tiếp tới các máy điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh, nghe đàm thoại của các máy và có thể ngắt liên lạc giữa chúng khi cần thiết.
- Điện thoại mệnh lệnh có chức năng gọi đến một nhóm các máy điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh, kết nối nhiều người gọi trong liên lạc hội nghị bằng cách nhấn các nút của các máy cần thiết hoặc lựa chọn nhóm từ trước.
- Điện thoại mệnh lệnh có chức năng gửi tín hiệu báo động cho một hoặc nhóm các máy điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh.
- Điện thoại mệnh lệnh phải có chức năng thông báo trên loa ngoài.
- Bộ ghi âm được sử dụng để ghi lại tự động ngày giờ và âm thanh cho mỗi cuộc đàm thoại. Bộ ghi âm phải có đủ dung lượng để ghi lại các cuộc đàm thoại tối thiểu trong vòng một tháng. Các cuộc đàm thoại đã được ghi lại quá thời hạn tối thiểu có thể bị ghi đè lên mà không cần báo trước.
- Điện thoại mệnh lệnh có thể kết nối với mạng lưới thông tin liên lạc trên đường cao tốc.
- Điện thoại mệnh lệnh có thể đặt ở các bàn điều khiển từ xa. Bàn điều khiển thông tin liên lạc mệnh lệnh phải có kết cấu vững chắc bằng thép lồng bên trong 1 hoặc 2 máy điện thoại và có các nút bấm. Mỗi nút bấm có thể chuyên cho một máy điện thoại cụ thể hoặc một nhóm các máy điện thoại. Bàn điều khiển đặt cách tủ liên lạc ở khoảng cách phù hợp hoặc khoảng cách không hạn chế nhờ Internet.
- Có một số loại mệnh lệnh phát ra từ các Trung tâm QLĐHGT như mệnh lệnh gửi đến tất cả, mệnh lệnh gửi đến bộ phận liên quan, mệnh lệnh gửi đến khu vực cụ thể, và mệnh lệnh gửi đến cá nhân. Do đó, bàn điều khiển phải có khả năng nhận biết loại mệnh lệnh một cách đơn giản và rõ ràng.
- Cấu phần thiết bị điện thoại mệnh lệnh và bàn điều khiển thông tin liên lạc mệnh lệnh phải được kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn hiện hành.
- Cho phép tích hợp hệ thống điện thoại mệnh lệnh và hệ thống điện thoại nhận mệnh lệnh với điều kiện đáp ứng đủ tính năng và yêu cầu kỹ thuật đối với từng hệ thống.
b) Cấu tạo
- Điện thoại mệnh lệnh phải có cấu tạo, hình dáng, kích thước, trọng lượng phù hợp, có cấu trúc chắc chắn.
- Điện thoại mệnh lệnh không được sử dụng trong trường hợp thông thường, ngoại trừ khi kiểm tra trong hoạt động bảo dưỡng, nhưng cần được đảm bảo chất lượng để có thể hoạt động tốt bất cứ khi nào cần sử dụng.
- Cấu phần thiết bị điện thoại mệnh lệnh phải đảm bảo độ bền để có khả năng hoạt động liên tục 24 h một ngày, 365 ngày một năm, ngoại trừ giai đoạn bảo dưỡng và sửa chữa.
- Điện thoại mệnh lệnh phải có khả năng lắp đặt trong tòa nhà của các Trung tâm QLĐHGT.
- Cấu phần thiết bị điện thoại mệnh lệnh phải có khả năng cho phép thay thế các bộ phận bị lỗi một cách đơn giản và dễ dàng khi phát hiện ra lỗi. Máy điện thoại mệnh lệnh có kết cấu như sau:
○ Bàn phím số tiêu chuẩn cho phép nhân viên vận hành dễ dàng sử dụng. Trong trường hợp bàn phím sử dụng chỉ các ký tự số từ “0” đến “9”, các phím phải sắp xếp tuân theo ITU-T E.161:2001. Trong trường hợp bàn phím sử dụng ký tự chữ số, các phím từ “0” đến “9” có thể sắp xếp theo ISO 3791:1976;
○ Một ống nghe nói cầm tay được cung cấp;
○ Một nút bấm để thông báo thông tin đã được ghi lại trong máy;
○ Một nút bấm cho phép gọi lại cuộc gọi;
○ Một nút bấm cho phép giữ cuộc gọi;
○ Một nút bấm cho phép gọi đến một nhóm các máy điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh;
○ Một nút bấm cho phép gửi tín hiệu báo động cho một hoặc nhóm các máy điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh;
○ Một nút bấm cho phép ngắt liên lạc giữa các máy điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh;
○ Một loa ngoài để thông báo rõ ràng âm chuông và truyền thông thoại;
○ Microphone để ghi âm và giám sát thông tin thoại tương ứng;
○ Các nút bấm cho phép tăng giảm âm lượng;
○ Một giao diện cho phép lập trình các tính năng của điện thoại.
- Điện thoại mệnh lệnh được thiết kế để có thể đặt trên bàn hoặc gắn trên tường, cài đặt đơn giản.
- Mỗi máy điện thoại mệnh lệnh phải có một mã định danh (ID) duy nhất.
c) Yêu cầu kỹ thuật và hiệu năng hoạt động
- Điện thoại mệnh lệnh và bàn điều khiển thông tin liên lạc mệnh lệnh phải có khả năng vận hành đơn giản, có các phím chức năng rõ ràng để kết nối thông tin liên lạc nhanh tới các lực lượng chức năng khác nhau như cảnh sát giao thông, tuần đường, cứu hộ, cứu nạn,...
- Điện thoại mệnh lệnh phải có công suất âm thanh lớn, có âm thanh trong trẻo và rõ ràng để nhân viên vận hành có thể nghe thấy và được nghe thấy âm thoại một cách rõ ràng trong điều kiện tiếng ồn của đường cao tốc; phải có bộ triệt tạp âm để lọc tạp âm bên đường cao tốc.
- Thông tin liên lạc mệnh lệnh phải có chất lượng kết nối cao, không cho phép hiện tượng kết nối không thành công. Phải có các thiết bị dự phòng có thể thay thế ngay khi một thiết bị điện thoại mệnh lệnh đầu cuối bị hỏng.
- Điện thoại mệnh lệnh phải có khả năng cho phép xác định điểm đến của mệnh lệnh.
- Điện thoại mệnh lệnh phải có khả năng nhận được sự khẳng định đã nhận được thông tin mệnh lệnh của phía nhận mệnh lệnh.
- Điện thoại mệnh lệnh phải có phương thức giữ cuộc gọi, cho phép nhân viên vận hành giữ một cuộc gọi trong khi trả lời các cuộc gọi khác.
- Điện thoại mệnh lệnh phải có phương thức gọi hội nghị, cho phép nhân viên vận hành nói chuyện với hai hoặc nhiều hơn số lượng người gọi và cho phép hai hoặc nhiều hơn số lượng người gọi nói chuyện được với nhau.
- Điện thoại mệnh lệnh phải đảm bảo chế độ hoạt động an toàn, khi thiết bị bị lỗi sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng của các máy điện thoại khác.
- Điện thoại mệnh lệnh phải có phương thức cách ly để cho phép thiết bị lỗi được cách ly từ hệ thống trong khi đang sửa chữa.
- Điện thoại mệnh lệnh và bàn điều khiển thông tin liên lạc mệnh lệnh phải có khả năng cung cấp các chẩn đoán sau tới hệ thống quản lý giám sát thiết bị của Trung tâm QLĐHGT:
○ Trạng thái nguồn điện áp;
○ Chuyển mạch hoặc bàn phím bị lỗi;
○ Trạng thái chỉ thị LED nếu có;
○ Trạng thái loa ngoài/microphone;
○ Trạng thái bộ nhớ;
○ Nhiệt độ xung quanh các linh kiện điện tử;
○ Trạng thái vận hành;
○ Trạng thái số nhận dạng cá nhân (PIN);
○ Trạng thái tắc nút bấm;
○ Trạng thái trả lời;
○ Trạng thái số gọi;
○ Trạng thái định danh.
- Hệ thống quản lý giám sát thiết bị phải có khả năng phát hiện ra lỗi của thiết bị điện thoại mệnh lệnh và thông báo cho nhân viên vận hành. Phải có thiết bị dự phòng để đảm bảo sự hoạt động liên tục của hệ thống trong thời gian sửa chữa thiết bị khi phát hiện ra lỗi.
- Điện thoại mệnh lệnh kết nối tới mạng cáp đồng dành riêng hoặc mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN) phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ETSI 300 001:1997 và ETSI TBR-21:1998. Chất lượng của mạng điện thoại mệnh lệnh sử dụng mạng cáp đồng dành riêng hoặc mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN) cần đảm bảo có chất lượng thoại trung bình (điểm MOS) ≥ 3,5 điểm, tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công ≥ 95 %.
- Trong trường hợp điện thoại mệnh lệnh được trang bị là loại sử dụng VoIP, chất lượng thoại cần phù hợp hoặc tương đương với chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật nêu trong mục 3.1 của TCVN 8068:2009. Điện thoại mệnh lệnh sử dụng VoIP phải có khả năng hỗ trợ các cơ chế đảm bảo chất lượng dịch vụ QoS.
- Thông tin truyền tải của hệ thống điện thoại mệnh lệnh phải có tính bảo mật cao.
- Điện thoại mệnh lệnh phải đảm bảo yêu cầu tương thích điện từ theo ETSI EN 55022:2010 (lớp Class B) và ETSI EN 55024:2010/A1:2015.
- Điện thoại mệnh lệnh phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn theo TCVN 7326-1:2003 (IEC 60950-1:2001) hoặc tiêu chuẩn quốc tế tương đương.
d) Giao diện thông tin liên lạc
- Điện thoại mệnh lệnh phải có giao diện tương thích khi kết nối với thiết bị thông tin liên lạc khác trong hệ thống và không bị cản trở khi vận hành.
- Điện thoại mệnh lệnh phải có giao diện kết nối cho phép truyền thông qua một trong các môi trường truyền thông sau:
○ Đường dây truyền thông cáp đồng dành riêng của Trung tâm QLĐHGT. Điện thoại mệnh lệnh sẽ được phân bổ một số điện thoại mở rộng PABX tiêu chuẩn.
○ Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN). Điện thoại mệnh lệnh sẽ được phân bổ một số điện thoại có độ dài tiêu chuẩn.
○ Giao diện kết nối IP: Truyền dẫn thoại sử dụng mạng Internet (VoIP) với giao thức SIP. Điện thoại mệnh lệnh sẽ được phân bổ một số điện thoại có độ dài tiêu chuẩn. Điện thoại mệnh lệnh sử dụng VoIP hỗ trợ việc cấp nguồn qua cáp Ethernet (PoE) theo IEEE 802.3af-2003 để kết hợp nguồn và kết nối tới mạng nội bộ (LAN) hoặc mạng khu vực diện rộng (WAN). Điện thoại mệnh lệnh VoIP có thể cung cấp các tính năng bổ sung như báo cáo thời gian thực và có thể được cấu hình bởi trình duyệt web.
- Khi có nhiều hơn một trong các tùy chọn kết nối trên tới Trung tâm QLĐHGT tuyến khả dụng ở vị trí của điện thoại mệnh lệnh, điện thoại mệnh lệnh sẽ được ưu tiên kết nối trực tiếp đến các đường dây truyền thông dành riêng của Trung tâm QLĐHGT tuyến.
- Cáp đồng sử dụng kết nối cần đạt tiêu chuẩn tối thiểu TCVN 8697:2011 và TCVN 8698:2011. Nếu sử dụng cáp sợi quang để kết nối thì cáp quang phải tuân thủ các quy định theo TCVN 6745-1:2000 (IEC 794-1:1993), TCVN 6745-2:2000 (IEC 794-2:1989), TCVN 6745-3:2000 (IEC 794-3:1994), TCVN 8665:2011, TCVN 8696:2011.
e) Nguồn điện cấp
- Điện thoại mệnh lệnh phải đáp ứng mọi yêu cầu trong toàn bộ dải điện áp (dải điện áp giữa các điện áp tới hạn). Điện thoại mệnh lệnh phải có khả năng hoạt động trên đường dây thoại có mức điện áp phù hợp được cung cấp từ tổng đài. Trạng thái nguồn điện áp cần được giám sát từ xa.
- Trong trường hợp không thể cung cấp nguồn từ tổng đài hoặc nguồn tổng đài gặp sự cố, điện thoại mệnh lệnh phải có nguồn cung cấp dự phòng để đảm bảo hoạt động liên tục không bị ngắt quãng.
- Nguồn điện dự phòng phải đảm bảo điện thoại mệnh lệnh có thể hoạt động liên tục trong 3 ngày liên tiếp khi mất điện lưới.
f) Các yêu cầu vật lý, cơ học và môi trường
- Bàn phím số tiêu chuẩn cần được cung cấp trên máy điện thoại mệnh lệnh. Các phím bấm chức năng phải được làm bằng vật liệu phù hợp đảm bảo độ bền lâu dài, có khả năng chống lại hầu hết các chất hóa học và dung môi. Các nút bấm phải được thiết kế có đường kính phù hợp, dễ dàng quan sát và vận hành, đảm bảo hoạt động với lực ấn của người sử dụng mà không bị hư hại.
- Vỏ và ống nghe nói cầm tay phải được làm bằng vật liệu phù hợp đảm bảo độ bền lâu dài.
- Ống nghe nói cầm tay phải được gắn với thân máy điện thoại sử dụng dây kết nối mềm, dễ uốn, không gỉ, độ bền cao, có khả năng chống lại hư hại để bảo vệ đôi dây nội bộ bên trong. Giá để ống nghe cung cấp sự đồng chỉnh vị trí của ống nghe nói cầm tay dễ dàng khi nhấc máy.
- Điện thoại mệnh lệnh phải đảm bảo nhiệt độ hoạt động -10 °C đến +60 °C và nhiệt độ lưu kho từ -10 °C đến +70 °C.
- Độ ẩm tương đối có thể hoạt động lên đến 95 %, không dày đặc.
- Khả năng bảo vệ chống bụi và nước theo mã IP66.
g) Lắp đặt
- Điện thoại mệnh lệnh phải được lắp đặt trong các phòng chức năng tại Trung tâm QLĐHGT khu vực, Trung tâm QLĐHGT tuyến, Phòng Điều hành Giao thông với số lượng tối thiểu là 02 máy/phòng (Trung tâm/Phòng).
- Cấu phần thiết bị cần được bảo vệ chống sét đánh và sốc sét, có cơ chế bảo vệ nối đất, có liên kết với hệ thống chống sét và các trang thiết bị nối đất khác gần đó.
h) Khả năng bảo dưỡng
- Điện thoại mệnh lệnh phải có khả năng cho phép thực hiện việc kiểm tra và bảo dưỡng thuận tiện và đơn giản.
- Điện thoại mệnh lệnh phải được bảo dưỡng ở mức hiệu suất cao.
- Điện thoại mệnh lệnh phải được kiểm tra định kỳ để đảm bảo chức năng hoạt động, phát hiện các dấu hiệu bị hư hại và sự vệ sinh của thiết bị.
- Điện thoại mệnh lệnh phải có khả năng dễ dàng nhận dạng lỗi khi đã phát hiện ra lỗi và cho phép việc thay thế phụ tùng được thực hiện dễ dàng.
- Nếu điện thoại mệnh lệnh bị lỗi hoạt động, phụ thuộc vào kiểu lỗi như lỗi đường dây hoặc lỗi phần cứng, thời gian đáp ứng khắc phục sự cố là từ 1-3 ngày làm việc.
- Nhà sản xuất thiết bị điện thoại mệnh lệnh cần đệ trình những tài liệu cần thiết liên quan đến công tác vận hành và bảo dưỡng, như cẩm nang hướng dẫn cài đặt, vận hành và bảo dưỡng thiết bị khi cung cấp thiết bị điện thoại mệnh lệnh cho cơ quan quản lý đường bộ.
6.2.2 Điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh
a) Chức năng
- Điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh phát ra từ các Trung tâm QLĐHGT phải có chức năng thông báo tới nhân viên vận hành bên nhận cuộc gọi mệnh lệnh bằng còi báo hoặc đèn sáng nhấp nháy. Các điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh luôn được dành mức độ ưu tiên kết nối thông tin cao hơn đối với các điện thoại hành chính.
- Điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh phải có chức năng thông báo trên loa ngoài.
- Điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh phải có khả năng cho phép nhân viên vận hành bên nhận cuộc gọi mệnh lệnh bằng cách nhấn phím hoặc bằng một cơ chế tương tự.
- Cấu phần thiết bị điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh phải được kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn hiện hành.
b) Cấu tạo
- Điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh phải có cấu tạo, hình dáng, kích thước, trọng lượng phù hợp, cấu trúc chắc chắn.
- Điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh không được sử dụng trong trường hợp thông thường, ngoại trừ khi kiểm tra trong hoạt động bảo dưỡng, nhưng cần được đảm bảo chất lượng để có thể hoạt động tốt bất cứ khi nào sử dụng.
- Cấu phần thiết bị nhận cuộc gọi điện thoại mệnh lệnh phải đảm bảo độ bền để có khả năng hoạt động liên tục 24 h một ngày, 365 ngày một năm, ngoại trừ giai đoạn bảo dưỡng và sửa chữa.
- Điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh phải có khả năng lắp đặt trong tòa nhà của Trung tâm QLĐHGT tuyến, các khu dịch vụ, các phòng ban chức năng quản lý tuyến đường cao tốc.
- Cấu phần thiết bị điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh phải có khả năng cho phép thay thế các bộ phận bị lỗi một cách đơn giản và dễ dàng khi phát hiện ra lỗi. Máy điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh có kết cấu như sau:
○ Bàn phím số tiêu chuẩn cho phép nhân viên vận hành dễ dàng sử dụng. Trong trường hợp bàn phím sử dụng chỉ các ký tự số từ “0” đến “9”, các phím phải sắp xếp tuân theo ITU-T E.161:2001. Trong trường hợp bàn phím sử dụng ký tự chữ số, các phím từ “0” đến “9” có thể sắp xếp theo ISO 3791:1976;
○ Một ống nghe nói cầm tay được cung cấp;
○ Một nút bấm để thông báo thông tin đã được ghi lại trong máy;
○ Một nút bấm cho phép gọi lại cuộc gọi;
○ Một nút bấm cho phép giữ cuộc gọi;
○ Một loa ngoài để thông báo rõ ràng âm chuông và truyền thông thoại;
○ Một đèn LED để chỉ thị trạng thái của điện thoại;
○ Microphone để ghi âm và giám sát thông tin thoại tương ứng;
○ Các nút bấm cho phép tăng giảm âm lượng;
○ Một giao diện cho phép lập trình các tính năng của điện thoại.
- Điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh được thiết kế để có thể đặt trên bàn hoặc gắn trên tường, cài đặt đơn giản.
- Mỗi máy điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh phải có một mã định danh (ID) duy nhất.
c) Yêu cầu kỹ thuật và hiệu năng hoạt động
- Điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh phải có khả năng vận hành đơn giản.
- Điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh phải có công suất âm thanh lớn, có âm thanh trong trẻo và rõ ràng để nhân viên vận hành có thể nghe thấy và được nghe thấy âm thoại một cách rõ ràng trong điều kiện tiếng ồn của đường cao tốc; phải có bộ triệt tạp âm để lọc tạp âm bên đường cao tốc.
- Điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh phải có khả năng hồi đáp đã nhận được thông tin mệnh lệnh từ phía máy điện thoại mệnh lệnh.
- Điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh cần đảm bảo hoạt động với chất lượng cao. Khi một thiết bị điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh đầu cuối bị hỏng, phải có các thiết bị dự phòng để có thể thay thế ngay.
- Điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh phải đảm bảo chế độ hoạt động an toàn, khi thiết bị bị lỗi sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng của các máy điện thoại khác.
- Điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh phải có phương thức cách ly để cho phép thiết bị lỗi được cách ly từ hệ thống trong khi đang sửa chữa.
- Điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh phải có khả năng cung cấp các chẩn đoán sau tới hệ thống quản lý giám sát thiết bị của Trung tâm QLĐHGT tuyến:
○ Trạng thái nguồn điện áp;
○ Chuyển mạch hoặc bàn phím bị lỗi;
○ Trạng thái chỉ thị LED;
○ Trạng thái loa ngoài/microphone;
○ Trạng thái bộ nhớ;
○ Nhiệt độ xung quanh các linh kiện điện tử;
○ Trạng thái tắc nút bấm;
○ Trạng thái vận hành;
○ Trạng thái số nhận dạng cá nhân (PIN);
○ Trạng thái trả lời;
○ Trạng thái số gọi;
○ Trạng thái định danh.
- Hệ thống quản lý giám sát thiết bị phải có khả năng phát hiện ra lỗi của điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh và thông báo cho nhân viên vận hành. Phải có thiết bị dự phòng để đảm bảo sự hoạt động liên tục của hệ thống trong thời gian sửa chữa thiết bị khi phát hiện ra lỗi.
- Điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh kết nối tới mạng cáp đồng dành riêng hoặc mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN) phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ETSI 300 001:1997 và ETSI TBR-21:1998.
- Trong trường hợp điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh được trang bị là loại sử dụng VoIP, điện thoại phải có khả năng hỗ trợ các cơ chế đảm bảo chất lượng dịch vụ QoS.
- Điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh phải có giao diện thông tin liên lạc, yêu cầu nguồn điện cấp, các yêu cầu vật lý, cơ học và môi trường, yêu cầu bảo dưỡng giống như điện thoại mệnh lệnh.
- Nhà sản xuất thiết bị điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh cần đệ trình những tài liệu cần thiết liên quan đến công tác vận hành và bảo dưỡng, như cẩm nang hướng dẫn cài đặt, vận hành và bảo dưỡng thiết bị khi cung cấp thiết bị điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh cho cơ quan quản lý đường bộ.
d) Lắp đặt
- Điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh cần được lắp đặt trong các phòng cần thiết tại Trung tâm QLĐHGT tuyến, Phòng Điều hành Giao thông, Trạm thu phí, khu dịch vụ, bãi đỗ xe, các bộ phận quản lý, khai thác, và bảo trì đường cao tốc, các Phòng Ban Chức năng trên đường cao tốc, với số lượng tối thiểu là 02 máy/phòng (Trung tâm/Phòng,Trạm).
- Cấu phần thiết bị cần được bảo vệ chống sét đánh và sốc sét, có cơ chế bảo vệ nối đất, có liên kết với hệ thống chống sét và các trang thiết bị nối đất khác gần đó.
6.2.3 Điện thoại hành chính
a) Chức năng
- Điện thoại hành chính được sử dụng cho các hoạt động liên lạc thông thường, kết nối giữa Trung Tâm QLĐHGT khu vực, Trung Tâm QLĐHGT tuyến, Phòng Điều hành Giao thông, Trạm thu phí, khu dịch vụ, bãi đỗ xe, các bộ phận quản lý, khai thác, và bảo trì đường cao tốc, các Phòng Ban Chức năng và Trạm Dừng nghỉ trên đường cao tốc. Mức độ ưu tiên kết nối của điện thoại hành chính luôn thấp hơn các điện thoại mệnh lệnh.
- Cấu phần thiết bị điện thoại hành chính phải được kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn hiện hành.
b) Cấu tạo
- Điện thoại hành chính phải có cấu tạo, hình dáng, kích thước, trọng lượng phù hợp, có cấu trúc chắc chắn.
- Cấu phần thiết bị điện thoại hành chính phải đảm bảo độ bền để có khả năng hoạt động liên tục 24 h một ngày, 365 ngày một năm, ngoại trừ giai đoạn bảo dưỡng và sửa chữa.
- Cấu phần thiết bị điện thoại hành chính phải có khả năng cho phép thay thế các bộ phận bị lỗi một cách đơn giản và dễ dàng khi phát hiện ra lỗi. Máy điện thoại hành chính có kết cấu như sau:
○ Bàn phím số tiêu chuẩn cho phép nhân viên vận hành dễ dàng sử dụng. Trong trường hợp bàn phím sử dụng chỉ các ký tự số từ “0” đến ''9”, các phím phải sắp xếp tuân theo ITU-T E.161:2001. Trong trường hợp bàn phím sử dụng ký tự chữ số, các phím từ “0” đến “9” có thể sắp xếp theo ISO 3791:1976;
○ Một ống nghe nói cầm tay được cung cấp;
○ Một nút bấm cho phép gọi lại cuộc gọi;
○ Một nút bấm cho phép gọi thoại hội nghị;
○ Một loa ngoài để thông báo rõ ràng âm chuông và truyền thông thoại;
○ Có thể trang bị microphone để ghi âm và giám sát thông tin thoại tương ứng;
○ Các nút bấm cho phép tăng giảm âm lượng;
- Điện thoại hành chính được thiết kế để có thể đặt trên bàn hoặc gắn trên tường, cài đặt đơn giản.
- Mỗi máy điện thoại hành chính phải có một mã định danh (ID) duy nhất.
c) Yêu cầu kỹ thuật và hiệu năng hoạt động
- Điện thoại hành chính phải có khả năng vận hành đơn giản.
- Điện thoại hành chính phải có công suất âm thanh lớn, có âm thanh trong trẻo và rõ ràng để nhân viên vận hành có thể nghe thấy và được nghe thấy âm thoại một cách rõ ràng trong điều kiện tiếng ồn của đường cao tốc; phải có bộ triệt tạp âm để lọc tạp âm bên đường cao tốc.
- Cấu phần thiết bị điện thoại hành chính phải có khả năng vận hành liên tục 24 h một ngày, 365 ngày một năm, ngoại trừ giai đoạn bảo dưỡng và sửa chữa.
- Điện thoại hành chính phải có phương thức giữ cuộc gọi, cho phép nhân viên vận hành giữ một cuộc gọi trong khi trả lời các cuộc gọi khác.
- Điện thoại hành chính phải có phương thức gọi hội nghị, cho phép nhân viên vận hành nói chuyện với hai hoặc nhiều hơn số lượng người gọi và cho phép hai hoặc nhiều hơn số lượng người gọi nói chuyện được với nhau.
- Khi một thiết bị điện thoại hành chính đầu cuối bị hỏng, phải có các thiết bị dự phòng có thể thay thế ngay để đảm bảo sự hoạt động liên tục của hệ thống trong thời gian sửa chữa.
- Điện thoại hành chính phải đảm bảo chế độ hoạt động an toàn, khi thiết bị bị lỗi sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng của các máy điện thoại khác.
- Điện thoại hành chính phải có phương thức cách ly để cho phép thiết bị lỗi được cách ly từ hệ thống trong khi đang sửa chữa.
- Điện thoại hành chính phải có khả năng cung cấp các chẩn đoán sau tới hệ thống quản lý giám sát thiết bị của Trung tâm QLĐHGT:
○ Trạng thái nguồn điện áp;
○ Chuyển mạch hoặc bàn phím bị lỗi;
○ Trạng thái chỉ thị LED nếu có;
○ Trạng thái loa ngoài/microphone;
○ Trạng thái bộ nhớ;
○ Nhiệt độ xung quanh các linh kiện điện tử;
○ Trạng thái tắc nút bấm;
○ Trạng thái vận hành;
○ Trạng thái số nhận dạng cá nhân (PIN);
○ Trạng thái trả lời;
○ Trạng thái số gọi;
○ Trạng thái định danh.
- Điện thoại hành chính kết nối tới mạng cáp đồng dành riêng hoặc mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN) phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ETSI 300 001:1997 và ETSI TBR-21:1998. Chất lượng của mạng điện thoại hành chính sử dụng mạng cáp đồng dành riêng hoặc mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN) cần đảm bảo có chất lượng thoại trung bình (điểm MOS) ≥ 3,5 điểm, tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công ≥ 95 %.
- Trong trường hợp điện thoại hành chính được trang bị là loại sử dụng VoIP, chất lượng thoại cần phù hợp hoặc tương đương với chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật nêu trong mục 3.1 của TCVN 8068:2009. Điện thoại hành chính sử dụng VoIP phải có khả năng hỗ trợ các cơ chế đảm bảo chất lượng dịch vụ QoS.
- Điện thoại hành chính phải đảm bảo yêu cầu tương thích điện từ theo ETSI EN 55022:2010 (lớp Class B) và ETSI EN 55024:2010/A1:2015.
- Điện thoại hành chính phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn theo TCVN 7326-1:2003 (IEC 60950-1:2001) hoặc tiêu chuẩn quốc tế tương đương.
- Thông tin truyền tải của mạng điện thoại hành chính phải có tính bảo mật cao.
d) Giao diện thông tin liên lạc
- Tất cả các giao diện cấu phần thiết bị điện thoại hành chính phải tương thích với cấu phần thiết bị thông tin liên lạc khác được kết nối tới và không gây cản trở cho việc thông tin liên lạc.
- Điện thoại hành chính phải có giao diện kết nối cho phép truyền thông qua một trong các môi trường truyền thông sau:
○ Đường dây truyền thông cáp đồng dành riêng của Trung tâm QLĐHGT. Điện thoại hành chính sẽ được phân bổ một số điện thoại mở rộng PABX tiêu chuẩn.
○ Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN). Điện thoại hành chính sẽ được phân bổ một số điện thoại có độ dài tiêu chuẩn.
○ Truyền dẫn thoại sử dụng mạng Internet (VoIP) với giao thức SIP. Điện thoại hành chính sẽ được phân bổ một số điện thoại có độ dài tiêu chuẩn. Điện thoại hành chính sử dụng VoIP hỗ trợ việc cấp nguồn qua cáp Ethernet (PoE) theo IEEE 802.3af-2003 để kết hợp nguồn và kết nối tới mạng nội bộ (LAN) hoặc mạng khu vực diện rộng (WAN). Điện thoại hành chính VoIP có thể cung cấp các tính năng bổ sung như báo cáo thời gian thực và có thể được cấu hình bởi trình duyệt web.
- Cáp đồng sử dụng kết nối cần đạt tiêu chuẩn tối thiểu TCVN 8697:2011 và TCVN 8698:2011. Nếu sử dụng cáp sợi quang để kết nối thì cáp quang phải tuân thủ các quy định theo TCVN 6745-1:2000 (IEC 794-1:1993), TCVN 6745-2:2000 (IEC 794-2:1989), TCVN 6745-3:2000 (IEC 794-3:1994), TCVN 8665:2011, TCVN 8696:2011.
e) Nguồn điện cấp
- Điện thoại hành chính phải có khả năng hoạt động trên đường dây thoại có mức điện áp phù hợp được cung cấp từ tổng đài. Trạng thái nguồn điện áp cần được giám sát từ xa.
- Điện thoại hành chính phải có nguồn cung cấp dự phòng để đảm bảo hoạt động liên tục không bị ngắt quãng trong suốt 24 h một ngày và 365 ngày một năm.
- Nguồn điện dự phòng cho điện thoại hành chính phải có khả năng hoạt động suốt 24 h khi mất điện lưới.
f) Các yêu cầu vật lý, cơ học và môi trường
- Bàn phím số tiêu chuẩn cần được cung cấp trên máy điện thoại hành chính. Các phím bấm chức năng phải được làm bằng vật liệu phù hợp đảm bảo độ bền lâu dài, có khả năng chống lại hầu hết các chất hóa học và dung môi. Các nút bấm phải được thiết kế có đường kính phù hợp, dễ dàng quan sát và vận hành, đảm bảo hoạt động với lực ấn của người sử dụng mà không bị hư hại.
- Vỏ và ống nghe nói cầm tay phải được làm bằng vật liệu phù hợp đảm bảo độ bền lâu dài.
- Ống nghe nói cầm tay phải được gắn với thân máy điện thoại sử dụng dây kết nối mềm, dễ uốn, không gỉ, độ bền cao, có khả năng chống lại hư hại để bảo vệ đôi dây nội bộ bên trong. Giá để ống nghe cung cấp sự đồng chỉnh vị trí của ống nghe nói cầm tay dễ dàng khi nhấc máy.
- Điện thoại hành chính phải đảm bảo nhiệt độ hoạt động từ -10 °C đến +60 °C và nhiệt độ lưu kho từ - 10 °C đến +70 °C.
- Độ ẩm tương đối có thể hoạt động lên đến 95 %, không dày đặc.
- Khả năng bảo vệ chống bụi và nước theo mã IP65.
g) Lắp đặt
Điện thoại hành chính cần được lắp đặt trong các phòng cần thiết tại Trung tâm QLĐHGT khu vực, Trung tâm QLĐHGT tuyến, Phòng Điều hành Giao thông, Trạm thu phí, khu dịch vụ, bãi đỗ xe, các bộ phận quản lý, khai thác, và bảo trì đường cao tốc, các Phòng Ban Chức năng và Trạm Dừng nghỉ trên đường cao tốc, với số lượng tối thiểu là 02 máy/phòng (Trung tâm/Phòng, Trạm).
- Điện thoại hành chính cần được bảo vệ để tránh bị sét đánh trực tiếp và sét lan truyền. Điện thoại hành chính cần được nối với hệ thống chống sét và các thiết bị tiếp địa của công trình khác ở gần đó.
h) Khả năng bảo dưỡng
- Điện thoại hành chính phải có khả năng cho phép thực hiện việc kiểm tra và bảo dưỡng thuận tiện và đơn giản:
- Tất cả các điện thoại hành chính phải được kiểm tra định kỳ để đảm bảo chức năng hoạt động.
- Nếu điện thoại hành chính bị lỗi hoạt động, phụ thuộc vào kiểu lỗi như lỗi đường dây hoặc lỗi phần cứng, thời gian đáp ứng khắc phục sự cố là từ 1-3 ngày làm việc.
- Nhà sản xuất thiết bị điện thoại hành chính cần đệ trình những tài liệu cần thiết liên quan đến công tác vận hành và bảo dưỡng, như cẩm nang hướng dẫn cài đặt, vận hành và bảo dưỡng thiết bị khi cung cấp thiết bị điện thoại hành chính cho cơ quan quản lý đường bộ.
6.3 Tổng đài điện thoại
a) Chức năng
- Tổng đài điện thoại được sử dụng để quản lý các kết nối thông tin liên lạc nội bộ tại các Trung tâm QLĐHGT. Tổng đài điện thoại được kết nối với mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN) và có khả năng kết nối với mạng thông tin vô tuyến lưu động mặt đất và mạng Internet. Số lượng đường dây nội bộ và trung kế của tổng đài phải được thiết kế có tính dự phòng để bảo đảm mức độ sẵn sàng cao cho việc nâng cấp mở rộng hệ thống và kết nối thông tin liên lạc ra bên ngoài.
- Thông tin của hệ thống thông tin liên lạc kết nối với tổng đài điện thoại cần được đảm bảo chuyển mạch và kết nối thành công.
- Cấu phần thiết bị tổng đài điện thoại phải được kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn hiện hành.
b) Cấu tạo
- Tổng đài điện thoại phải có cấu tạo, hình dáng, kích thước, trọng lượng phù hợp, có cấu trúc chắc chắn.
- Tổng đài điện thoại phải có khả năng hoạt động liên tục, đảm bảo đủ độ bền và độ tin cậy trong điều kiện môi trường xung quanh tại nơi lắp đặt.
- Tổng đài điện thoại phải có cấu tạo phù hợp để lắp đặt được trong tòa nhà của Trung tâm QLĐHGT.
- Tổng đài điện thoại phải có thiết kế theo kiểu module, cho phép thuận tiện trong việc bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp và mở rộng hệ thống khi cần thiết.
- Tủ bảo vệ của tổng đài điện thoại phải có cấu tạo phù hợp để không bị mở ra dễ dàng.
-Tủ bảo vệ của tổng đài điện thoại phải có khả năng hấp thụ nhiệt độ sản sinh từ thiết bị bên trong.
-Tủ bảo vệ của tổng đài điện thoại phải có bộ phận thông gió và tản nhiệt, đảm bảo tổng đài điện thoại có thể làm việc bình thường trong điều kiện môi trường Việt Nam.
- Tổng đài điện thoại phải có bàn giám sát để nhận biết trạng thái của tất cả các máy nhánh trong hệ thống.
- Cấu phần thiết bị tổng đài điện thoại phải có khả năng cho phép thay thế các bộ phận bị lỗi một cách đơn giản và dễ dàng khi phát hiện ra lỗi.
- Tổng đài điện thoại phải bao gồm hai thành phần riêng biệt là: Các phần tử phần cứng hỗ trợ các giao diện truyền thông và phần mềm điều khiển thực hiện việc truyền thông.
- Các phần tử phần cứng phải cho phép tổng đài thực hiện nhiều loại cấu hình kiến trúc như: Mạng chuyển mạch kênh kết nối bằng cáp đồng, cáp sợi quang đơn mode hoặc đa mode; mạng chuyển mạch gói; mạng IP LAN/WAN.
- Hệ thống tổng đài điện thoại cần tích hợp với thiết bị TDM và cho phép kết hợp giữa IP hoặc TDM và các điện thoại đầu cuối hữu tuyến hoặc điện thoại đầu cuối vô tuyến. Cổng phương tiện (media gateway) có khả năng được cấu hình với tài nguyên phù hợp (các bộ mã hóa VoIP) để hỗ trợ lưu lượng đến từ các điểm đầu cuối không phải IP trong hệ thống như các thiết bị đầu cuối số, thiết bị đầu cuối tương tự, trung kế của mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN) tương tự, PABX-PABX IP, các kênh thuê riêng...
- Hệ thống tổng đài điện thoại phải có khả năng kết nối hoạt động với các hệ thống điện thoại và các đầu cuối sử dụng các tiêu chuẩn SIP, H.323 hoặc QSIG hoặc MGCP.
- Phần mềm của hệ thống phải có kiến trúc mở và được tiêu chuẩn hóa để tích hợp chức năng với các hệ thống thông tin. Phần mềm có khả năng được cập nhật và quản lý dễ dàng, nâng cấp firmware dễ dàng.
- Tổng đài điện thoại phải có cổng mạng LAN cho phép kết nối tới máy tính PC để lập trình và tính cước cho các máy nhánh.
- Mỗi thiết bị trong hệ thống tổng đài điện thoại phải có một mã định danh (ID) duy nhất.
c) Yêu cầu kỹ thuật
Tổng đài điện thoại phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có khả năng cấu hình hệ thống và vận hành đơn giản;
- Có khả năng hoạt động ổn định cao, đảm bảo chuyển mạch và kết nối liên lạc thành công, nhanh chóng, thông suốt cho hệ thống điện thoại khẩn cấp, điện thoại mệnh lệnh, điện thoại hành chính và hệ thống thông tin vô tuyến lưu động mặt đất trên đường cao tốc.
- Có dung lượng đủ lớn, đáp ứng đầy đủ số lượng thiết bị đầu cuối trong hệ thống và hỗ trợ số lượng lớn cuộc gọi đồng thời theo thiết kế hệ thống, có tính đến dự phòng khi mở rộng, nâng cấp hệ thống.
- Có cấu hình dự phòng đảm bảo hoạt động liên tục của hệ thống trong trường hợp xảy ra sự cố.
- Các cấu phần thiết bị tổng đài điện thoại cần được bảo vệ chống lại hỏa hoạn và sét đánh.
- Được bảo vệ bằng các biện pháp để tránh bị can nhiễu từ các thiết bị điện tử khác.
- Có khả năng giám sát cuộc gọi thoại diễn ra.
- Có khả năng ghi âm ngày giờ và âm thanh cho mỗi cuộc đàm thoại. Bộ ghi âm phải có đủ dung lượng để ghi lại các cuộc đàm thoại tối thiểu trong vòng một tháng. Các cuộc đàm thoại đã được ghi lại quá thời hạn tối thiểu có thể bị ghi đè lên mà không cần báo trước.
- Có khả năng hỗ trợ các tính năng cuộc gọi thoại cơ bản như: nhận dạng thuê bao gọi đến, giữ cuộc gọi, đợi cuộc gọi, chuyển cuộc gọi, chuyển tiếp cuộc gọi (luôn luôn/bận/không trả lời), gọi lại, nhận cuộc gọi đang đổ chuông từ máy khác, chuyển cuộc gọi có quản lý, xếp hàng chờ cuộc gọi, định tuyến cuộc gọi, tương tác thoại, phân phối cuộc gọi tự động, ưu tiên cuộc gọi, cuộc gọi khẩn cấp, cuộc gọi nội bộ, thống kê cuộc gọi, tin nhắn văn bản, chuyển FAX, không làm phiền, quay số lại tự động khi bận...
- Có các kênh ghi âm lời chào phát thông báo cho phép nhân viên vận hành bấm trực tiếp số máy lẻ, hỗ trợ các kênh hộp thư thoại để lại lời nhắn.
- Có khả năng hiển thị số nội bộ, hiển thị số từ bên ngoài gọi vào, và hiển thị số khi chuyển máy.
- Có tính năng cho phép rung chuông các máy lẻ trong hệ thống, nhạc chờ cần phù hợp khi giữ máy hoặc chuyển máy.
- Có tính năng cấm máy lẻ gọi đi, chỉ được gọi nội hạt, nội bộ, hay chỉ gọi các số điện thoại được chỉ định trong hệ thống; có tính năng chặn cuộc gọi các số máy cấm gọi.
- Có khả năng đánh số linh hoạt theo tiêu chuẩn, cho phép đổi số máy lẻ tùy chọn trong hệ thống.
- Có tính năng hạn chế thời gian gọi đi cho từng máy lẻ trong hệ thống.
- Có tính năng chặn số gọi đến.
- Có tính năng đàm thoại hội nghị nhiều bên.
- Có tính năng gọi đi bằng mật khẩu, chỉ có nhân viên vận hành có mật khẩu mới gọi đi được.
- Hỗ trợ tính năng hồ sơ chi tiết cuộc gọi (CDR) cho việc tính cước.
- Có công cụ giám sát hoạt động của hệ thống và tính năng lập trình bằng phần mềm.
- Có tính bảo mật cao, đảm bảo an toàn thông tin được truyền dẫn trên các giao diện thông tin liên lạc. Bảo mật phải được thực hiện ở tất cả các mức, bao gồm truy nhập tới các khu vực kỹ thuật dành riêng và tới các tủ hệ thống cáp.
- Khi vận hành, cần sử dụng công cụ giám sát hoạt động của thiết bị tổng đài. Lỗi của thiết bị tổng đài sẽ được phát hiện và thông báo kịp thời qua hệ thống cảnh báo để kịp thời nhận biết. Trong thời gian sửa chữa lỗi hệ thống, cần phải đảm bảo có thiết bị dự phòng hoạt động tốt để không làm gián đoạn quá trình vận hành của hệ thống thông tin liên lạc.
- Tổng đài điện thoại phải có phương thức cách ly để cho phép bộ phận bị lỗi được cách ly từ hệ thống trong khi đang sửa chữa.
- Có khả năng hỗ trợ các cơ chế đảm bảo chất lượng dịch vụ QoS như Diffserv, IEEE 802.1p, IEEE 802.1q-2005.
- Đảm bảo yêu cầu tương thích điện từ theo TCVN 8235:2009, ETSI EN 55022:2010 (lớp Class B) và ETSI EN 55024:2010/A1:2015.
- Đảm bảo các yêu cầu về an toàn theo TCVN 7326-1:2003 (IEC 60950-1:2001) hoặc tiêu chuẩn quốc tế tương đương.
d) Giao diện thông tin liên lạc
- Tổng đài điện thoại phải có giao diện tương thích khi kết nối với thiết bị thông tin liên lạc khác trong hệ thống và không bị cản trở khi vận hành.
- Tổng đài điện thoại phải có giao diện kết nối cho phép truyền thông với các môi trường truyền thông sau:
○ Kết nối với thiết bị đầu cuối trên đường dây truyền thông cáp đồng dành riêng của Trung tâm QLĐHGT: Giao diện tương tự cho các thiết bị đầu cuối tương tự và các máy fax; giao diện số cho các thiết bị đầu cuối số.
○ Kết nối với mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN) qua giao diện POTS hoặc các đường E1/T1.
○ Kết nối với mạng Internet qua các đường xDSL, E1/T1, cáp quang hoặc Ethernet.
○ Kết nối với các thiết bị đầu cuối sử dụng mạng Internet (VoIP) hỗ trợ chuẩn giao thức SIP hoặc H.323 hoặc MGCP, các ứng dụng XML trên máy tính PC.
- Tổng đài cần hỗ trợ giao diện V5.2 theo TCVN 8075:2009.
- Cáp đồng kết nối với tổng đài cần đảm bảo TCVN 8238:2009, TCVN 8697:2011 và TCVN 8698:2011. Nếu sử dụng cáp quang để kết nối thì cáp quang cần đảm bảo tuân thủ các quy định theo TCVN 6745-1:2000 (IEC 794-1:1993), TCVN 6745-2:2000 (IEC 794-2:1989), TCVN 6745-3:2000 (IEC 794-3:1994), TCVN 8665:2011, TCVN 8696:2011.
e) Giao diện người máy
- Tổng đài điện thoại hoặc thiết bị đo kiểm tra sử dụng trong công tác bảo trì hệ thống phải có giao diện người-máy cần thiết như bàn phím và màn hình... để cán bộ vận hành có thể nhập những yêu cầu cần thiết và tương tác với hệ thống.
f) Nguồn điện cấp
- Tổng đài hoạt động được trong điều kiện không ổn định của điện lưới. Điện áp cung cấp dao động trong khoảng: 220 VAC ± 15%, tần số 50 Hz ± 2Hz.
- Nguồn điện cần đảm bảo cung cấp đủ công suất 24/24 h, 7 ngày/tuần, 365 ngày/năm cho hoạt động liên tục của tổng đài, hệ thống điều hoà, hệ thống chiếu sáng, hệ thống bảo vệ tự động và các thiết bị phụ trợ khác (máy đo, máy tính cài đặt...) trong phòng máy.
- Trạng thái nguồn điện áp của tổng đài cần được giám sát từ xa.
- Trong trường hợp mất điện lưới (có còi cảnh báo), tổng đài phải có nguồn cung cấp dự phòng và tự động chuyển sang nguồn dự phòng để đảm bảo hoạt động liên tục của hệ thống không bị ngắt quãng.
- Nguồn điện dự phòng phải đảm bảo tổng đài có thể hoạt động liên tục trong 24 h liên tiếp khi mất điện lưới và tự động nạp lại ắc quy khi có điện.
g) Điều kiện môi trường xung quanh
- Tổng đài cần được đặt trong điều kiện đảm bảo như phòng hoặc buồng sạch sẽ, rộng rãi, thoáng mát để duy trì hoạt động chuẩn xác của các cấu phần thiết bị.
- Tổng đài phải đảm bảo nhiệt độ hoạt động từ -10 °C đến +50 °C và nhiệt độ lưu kho từ -10 °C đến +65 °C.
- Tổng đài phải có thể hoạt động ở độ ẩm tương đối lên đến 95 %, không dày đặc.
- Tổng đài cần có khả năng bảo vệ chống bụi và nước theo mã IP67 để đảm bảo trạng thái hoạt động tốt.
- Hệ thống tổng đài cần được đặt trong phòng có điều hòa không khí để đảm bảo chất lượng tốt. Điều kiện bảo quản cần phù hợp với yêu cầu của từng thiết bị.
h) Lắp đặt
- Tổng đài điện thoại cần được lắp đặt ở vị trí phù hợp trong phòng chức năng tại Trung tâm QLĐHGT khu vực, Trung tâm QLĐHGT tuyến với số lượng đường dây nội bộ và trung kế cần đủ lớn để cung cấp cho toàn bộ hệ thống, có tính đến dự phòng và mở rộng.
- Cấu phần thiết bị tổng đài cần được bảo vệ chống quá áp, chống sét đánh và sốc sét, có cơ chế bảo vệ nối đất thông thường cho cấu phần thiết bị được nối đất có liên kết với hệ thống chống sét và các trang thiết bị nối đất khác gần đó. Các yêu cầu kỹ thuật về tiếp đất cho tổng đài cần đảm bảo theo ETSI EN 300 253:2015 và ITU-T K27:2015.
i) Khả năng bảo dưỡng
- Tổng đài điện thoại phải có khả năng cho phép thực hiện việc kiểm tra và bảo dưỡng thuận tiện và đơn giản.
- Tổng đài điện thoại phải được kiểm tra định kỳ để đảm bảo chức năng hoạt động, phát hiện các dấu hiệu bị hư hại và sự vệ sinh của thiết bị.
- Tổng đài điện thoại phải có khả năng dễ dàng nhận dạng các bộ phận bị lỗi khi xảy ra lỗi và cho phép việc thay thế phụ tùng được thực hiện dễ dàng.
- Nếu thiết bị của hệ thống tổng đài điện thoại bị lỗi, cần thực hiện khắc phục lỗi ngay lập tức để đảm bảo hoạt động thông suốt của hệ thống.
- Nhà sản xuất thiết bị tổng đài cần đảm bảo cung ứng phụ tùng thay thế cho thiết bị mà mình cung cấp tối thiểu 5 năm tính từ sau khi các thiết bị được bàn giao cho cơ quan quản lý đường bộ, và nhà sản xuất phải đảm bảo việc cung cấp thiết bị dự phòng trong giai đoạn này.
- Nhà sản xuất thiết bị tổng đài cần đệ trình những tài liệu cần thiết liên quan đến công tác vận hành và bảo dưỡng, như cẩm nang hướng dẫn và danh mục thử nghiệm thiết bị, và cung cấp những khóa đào tạo cần thiết cho nhân viên vận hành và bảo dưỡng của các thiết bị liên quan.
- Nhà sản xuất cung ứng thiết bị tổng đài cần có khả năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho công tác vận hành và bảo dưỡng liên quan đến các thiết bị đã cung cấp.
6.4 Hệ thống thông tin vô tuyến lưu động mặt đất
6.4.1 Chế độ hoạt động
Hệ thống thông tin vô tuyến lưu động mặt đất được sử dụng với mục đích kết nối liên lạc cho các xe nghiệp vụ và các đối tượng di động trên đường cao tốc. Hệ thống thông tin vô tuyến lưu động mặt đất có cấu hình có thể bao gồm: Các thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động - máy bộ đàm, thiết bị lặp tín hiệu, trạm gốc thông tin liên lạc vô tuyến, bộ điều khiển trung tâm, và các thành phần thiết bị khác của hệ thống. Tùy thuộc vào khoảng cách cần liên lạc giữa các bộ phận chức năng được trang bị thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động trên đường cao tốc, hệ thống có thể được thiết kế hoạt động ở một trong các chế độ cơ bản sau:
a) Vận hành ở chế độ trực tiếp (DMO)
Chế độ trực tiếp cho phép liên lạc giữa các thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động mà không cần sử dụng đến cơ sở hạ tầng mạng. Khoảng cách liên lạc tối đa giữa hai thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động không quá 3 km, ở khu vực đô thị không quá 2 km. Ở chế độ trực tiếp, các thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động có thể hoạt động theo cấu hình điểm-điểm (cuộc gọi riêng lẻ giữa hai thiết bị đầu cuối), điểm- đa điểm (cuộc gọi nhóm giữa các thiết bị đầu cuối). Đối với liên lạc vô tuyến giữa các bộ phận chức năng có khoảng cách lớn hơn 2 km, cần sử dụng thiết bị lặp tín hiệu (có ăng ten lắp đặt ở vị trí trên cao). Thiết bị lặp ở chế độ trực tiếp (DM-REP) phát lại tín hiệu để cho phép liên lạc với khoảng cách xa hơn.
(a) Cuộc gọi riêng lẻ giữa hai máy | (b) Cuộc gọi nhóm giữa các máy |
(c) Cuộc gọi qua thiết bị lặp |
Hình 2. Vận hành ở chế độ trực tiếp (DMO)
b) Vận hành ở chế độ trung kế (TMO)
Chế độ trung kế vô tuyến sử dụng trung kế số cho phép truyền đồng thời cả thoại và dữ liệu dựa trên cơ sở hạ tầng mạng, để tăng cự ly phủ sóng cho toàn bộ khu vực đường cao tốc và sử dụng kênh hiệu quả với một hệ thống nhiều kênh cho nhiều thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động.
Hình 3. Vận hành ở chế độ trung kế (TMO)
6.4.2 Thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động
a) Chức năng
- Thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động phải có chức năng thông báo cuộc gọi đến qua việc rung chuông hoặc nháy đèn khi nhận được thông tin liên lạc mệnh lệnh.
- Thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động phải có chức năng hồi đáp xác nhận mệnh lệnh tới thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động tại trung tâm QLĐHGT tuyến, phòng quản lý đoạn đường, sau khi người giữ thiết bị đầu cuối đã nhận được thông tin liên lạc mệnh lệnh.
- Thông tin liên lạc mệnh lệnh phải có khả năng làm gián đoạn cuộc gọi đang được thực hiện giữa một người giữ thiết bị đầu cuối này và một người giữ thiết bị đầu cuối khác trong phạm vi phủ sóng để gửi thông tin mệnh lệnh tới người này.
- Các thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động cần hoạt động ở dải tần số VHF (136-174 MHz) và UHF (400- 527 MHz).
- Tần số và thiết bị sử dụng cho thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động phải được cấp phép theo quy định hiện hành.
- Cấu phần thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động phải được kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn hiện hành.
b) Cấu tạo
- Thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động phải có cấu tạo, hình dáng, kích thước, trọng lượng phù hợp, có cấu trúc chắc chắn, dễ dàng mang theo.
- Thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động cần được bảo vệ bằng các biện pháp để đề phòng bị sét đánh.
- Thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động cần được bảo vệ bằng các biện pháp để tránh bị can nhiễu từ các thiết bị điện tử khác.
- Thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động phải có cấu tạo phù hợp để có thể thay thế các bộ phận bị lỗi một cách đơn giản, khi phát hiện ra lỗi.
- Thiết bị đầu cuối vô tuyến di động có kết cấu như sau:
○ Một ăng ten gắn liền với thiết bị;
○ Một nút bấm cho phép bật/tắt thiết bị;
○ Một nút bấm cho phép trả lời cuộc gọi (Push-To-Talk);
○ Một nút bấm cho phép thực hiện cuộc gọi;
○ Một nút bấm cho phép kết thúc cuộc gọi;
○ Một microphone/speaker;
○ Bàn phím ký tự số tiêu chuẩn;
○ Màn hình hiển thị có kích thước phù hợp có thể được cung cấp;
○ Các nút cho phép tăng giảm âm lượng;
○ Một nút bấm cho phép gọi khẩn cấp;
○ Có thể trang bị một đèn LED để chỉ thị thu/phát, trạng thái pin thấp;
○ Một giao diện cho phép lập trình các tính năng của thiết bị.
- Thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động phải đảm bảo độ bền để có khả năng hoạt động liên tục 24 h một ngày, 365 ngày một năm.
- Mỗi thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động phải có một mã định danh (ID) duy nhất.
c) Yêu cầu kỹ thuật và hiệu năng hoạt động
Thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Khả năng vận hành đơn giản.
- Có độ nhạy thu tốt, hỗ trợ tính năng tùy chỉnh độ nhạy thu bằng tay.
- Công suất âm thanh lớn, có âm thanh trong trẻo và rõ ràng để người sử dụng có thể nghe thấy và được nghe thấy âm thoại một cách rõ ràng trong điều kiện tiếng ồn của đường cao tốc; phải có bộ triệt tạp âm để lọc tạp âm bên đường cao tốc. Thiết bị cần hỗ trợ tính năng điều chỉnh âm lượng tối thiểu lập trình được, điều chỉnh cường độ âm thanh.
- Cần phải hoạt động tốt mà không chịu ảnh hưởng của các loại nhiễu của các hệ thống thiết bị khác.
- Có khả năng hoạt động ở cự ly liên lạc đủ lớn theo thiết kế trong phạm vi phủ sóng của đường cao tốc và có hệ thống phát đáp tự động cảnh báo cự ly liên lạc.
- Cho phép vận hành ở cả hai chế độ tương tự và kỹ thuật số.
- Mỗi thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động phải có một mã định danh (ID) để sử dụng cho các cuộc gọi như gọi điện thoại, gọi cảnh báo, gọi cá nhân... Mỗi nhóm gọi cũng được ấn định một mã ID nhóm. Thuê bao của mạng điện thoại PSTN/PABX không cần thiết phải thiết lập mã ID riêng trong phạm vi hệ thống. Do hệ thống quản lý các máy vô tuyến qua mã ID, nên các yêu cầu cuộc gọi cá nhân giữa 2 máy hoặc giữa một máy vô tuyến với một máy điện thoại có thể được thực hiện đơn giản bằng cách quay số. Việc kết hợp giữa ID nhóm và cá nhân là hoàn toàn linh hoạt trong phạm vi giới hạn của hệ thống.
- Thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động phải có các đặc tính truy nhập cuộc gọi sau: Khả năng gọi lại tự động (khả năng quay trở về một kênh trực tiếp từ bàn phím), xếp hàng đợi khi bận và tự động gọi lại, liên tục thông báo ấn định kênh thoại, nhiều mức ưu tiên, bảo vệ ấn định sai kênh thoại, mức ưu tiên người dùng đã được ấn định kênh, có âm báo hệ thống bận hoặc cảnh báo người sử dụng khi ở ngoài vùng phủ sóng.
- Thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động phải có khả năng thực hiện các cuộc gọi bao gồm: Cuộc gọi khẩn cấp/cuộc gọi cảnh báo, cuộc gọi nhóm hỗ trợ kích thước nhóm lớn, cuộc gọi thông báo đa nhóm, quét nhóm và giám sát ưu tiên, cuộc gọi cá nhân.
- Hỗ trợ khả năng quay số nhanh và tự động hiển thị số gọi đến nếu màn hình được trang bị.
- Hỗ trợ việc gửi tin nhắn văn bản nếu màn hình được trang bị.
- Hỗ trợ tính năng cảnh báo địa chỉ công cộng/còi cảnh báo.
- Hỗ trợ tính năng báo động khẩn cấp: Cho phép người dùng có thể gửi tín hiệu báo động khi gặp trường hợp khẩn cấp bằng cách ấn 1 phím trên thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động.
- Hỗ trợ tính năng thông báo kênh bằng giọng nói: Có thể tự động đọc số kênh được lựa chọn, giúp người dùng khi đặt máy trong túi hoặc trong môi trường tối.
- Hỗ trợ truyền tín hiệu bằng giọng nói (VOX) cho phép rảnh tay khi sử dụng tai nghe phù hợp.
- Hỗ trợ tính năng khóa kênh bận (BCLO) để ngăn chặn sự can thiệp khi đang có kênh đàm thoại.
- Hỗ trợ tính năng giới hạn thời gian phát (TOT): Việc truyền dữ liệu vượt quá giới hạn thời gian định trước, trạm phát sẽ dừng lại sau khi có chuông cảnh báo. TOT có thể ngăn chặn bất kỳ hư hỏng gây ra do truyền tín hiệu liên tục.
- Hỗ trợ tính năng Man Down: Thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động được cài đặt ở chế độ khẩn cấp, nếu người dùng không trả lời các cuộc gọi cảnh báo hoặc đặt máy không thẳng đứng quá thời gian định sẵn, lập tức máy sẽ tự động kích phát và gửi tín hiệu báo động cho người dùng khác biết hoặc gửi về trung tâm. Phù hợp cho những nhân viên vận hành làm việc ở vị trí xa và đơn lẻ.
- Hỗ trợ tính năng đàm thoại thì thầm: Cho phép người sử dụng nói chuyện nhẹ nhàng vào thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động mà vẫn có thể nghe rõ ràng bởi người dùng vô tuyến khác.
- Hỗ trợ tính năng khóa máy/hủy máy/khôi phục máy từ xa: Nếu thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động bị thất lạc, người quản lý có thể gửi tín hiệu để khóa chết máy bị thất lạc, người nhặt được máy hoàn toàn không thể sử dụng được thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động (kể cả không thể lập trình được) và máy chỉ hoạt động lại được khi nhận được tín hiệu phục hồi từ người quản lý. Tránh trường hợp dữ liệu máy bị sao chép khi bị thất lạc, hay đánh cắp.
- Hỗ trợ tính năng quét kênh đa năng: Cho phép quét thông thường, quét ưu tiên và quét chuẩn, quét tự động, cho phép phản ứng ngay lập tức nhận được một cuộc gọi đến mà không cần phải tự tìm kiếm hoặc thay đổi kênh.
- Hỗ trợ khả năng mã hóa âm thanh chống nghe trộm các cuộc đàm thoại, bảo mật thông tin cao.
- Hỗ trợ khả năng sao chép dữ liệu từ một thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động này sang thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động khác thông qua cáp kết nối giữa hai thiết bị, giúp tiết kiệm thời gian thiết lập thông số.
- Hỗ trợ tính năng bảo vệ mật khẩu: Cho phép nhập mật khẩu trước khi thay đổi thông tin thiết bị, bảo vệ máy không bị thay đổi dữ liệu một cách không mong muốn.
- Có tín hiệu cảnh báo báo pin yếu: Khi pin thấp, cảnh báo tình trạng làm việc nhấp nháy đó, nhắc nhở sạc pin.
- Tích hợp tính năng GPS để cho phép theo dõi vị trí của thiết bị.
- Hỗ trợ tính năng giám sát tình trạng làm việc đơn lẻ của người sử dụng.
- Hỗ trợ khả năng ghi âm lại các cuộc gọi thoại diễn ra.
- Đảm bảo các yêu cầu về an toàn theo TCVN 7326-1:2003 (IEC 60950-1:2001) và TCVN 3718-1:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc tế tương đương.
- Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về tương thích điện từ (EMC) theo ETSI EN 301 489-1:2011 và ETSI EN 301 489-18:2002.
d) Giao diện thông tin liên lạc
- Tất cả các thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động lắp đặt tại các khu vực trên tuyến đường cao tốc phải có giao diện thông tin liên lạc tương thích với nhau và không bị cản trở khi thực hiện đàm thoại.
e) Giao diện người-máy
- Thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động phải có giao diện người-máy thân thiện, đơn giản với người sử dụng, với các cấu phần thiết bị cần thiết như bàn phím, loa ngoài, microphone... để người giữ thiết bị có thể dễ dàng quay số, nghe, nói, xem kênh và nhập thông tin liên lạc cần thiết.
f) Lắp đặt
- Thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động cần được trang bị cho các đơn vị chức năng cần thiết sử dụng hệ thống thông tin vô tuyến lưu động mặt đất trên tuyến đường cao tốc như Trung tâm QLĐHGT tuyến, nhà trạm, trên các phương tiện lưu động của đơn vị tuần đường, cứu hộ, cảnh sát giao thông, y tế với số lượng tối thiểu là 02 máy/đối tượng sử dụng.
g) Điều kiện môi trường xung quanh
- Thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động cần đảm bảo mã IP67 chống lại các tác động, xâm nhập từ bên ngoài, khả năng chịu va đập, rơi xuống nước để duy trì hoạt động chuẩn xác của các cấu phần thiết bị.
- Thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động cần đáp ứng tiêu chuẩn MIL-STD 810:2008 đảm bảo tình trạng hoạt động bình thường cho thiết bị trong môi trường khắc nghiệt, chấn động, bụi và độ ẩm.
- Thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động cần đáp ứng tiêu chuẩn an toàn phòng chống cháy nổ FMRC hoặc ATEX.
- Thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động phải đảm bảo nhiệt độ hoạt động từ -10 °C đến +60 °C và nhiệt độ lưu kho từ -10 °C đến +85 °C.
- Độ ẩm tương đối có thể hoạt động lên đến 95 %, không dày đặc.
- Thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động có thể vận hành chịu được các điều kiện xung quanh như điều kiện tự nhiên, điều kiện khí tượng, tiếng ồn điện từ và các điều kiện môi trường khác ở Việt Nam.
h) Nguồn điện cấp
- Thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động phải có nguồn pin dung lượng đủ lớn và được sạc đầy pin để có thể hoạt động 24/24 h, 7 ngày/tuần, 365 ngày/năm.
- Thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động phải có tính năng tiết kiệm pin ở chế độ RX/TX, có nguồn pin sạc dự phòng để đảm bảo hoạt động liên tục kể cả khi máy hết pin.
i) Khả năng bảo dưỡng
- Thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động phải có khả năng cho phép thực hiện việc kiểm tra và bảo dưỡng dễ dàng và đơn giản.
- Tất cả các thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động phải được kiểm tra định kỳ để đảm bảo chức năng hoạt động.
- Thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động phải có khả năng dễ dàng nhận dạng lỗi khi đã phát hiện ra lỗi, và cho phép việc thay thế phụ tùng được thực hiện dễ dàng.
- Cần có thiết bị dự phòng thay thế để đảm bảo sự hoạt động liên tục của hệ thống trong thời gian sửa chữa thiết bị khi phát hiện ra lỗi.
- Nếu thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động bị lỗi hoạt động, phụ thuộc vào kiểu lỗi như lỗi phần cứng hoặc lỗi phần mềm, thời gian đáp ứng khắc phục lỗi là từ 1-3 ngày làm việc.
- Nhà sản xuất thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động cần đệ trình những tài liệu cần thiết liên quan đến công tác vận hành và bảo dưỡng, như cẩm nang hướng dẫn cài đặt, vận hành và bảo dưỡng thiết bị khi cung cấp thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động cho cơ quan quản lý đường bộ.
6.4.3 Thiết bị lặp tín hiệu
a) Chức năng
- Thiết bị lặp tín hiệu thực hiện chức năng chuyển tiếp tín hiệu nhằm mở rộng phạm vi liên lạc của các thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động, giúp thông tin được truyền đi xa hơn.
- Thiết bị lặp tín hiệu phải có khả năng cho phép trao đổi thông tin bằng đàm thoại, tin nhắn, dữ liệu giữa các thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động ở khoảng cách lớn trên đường cao tốc.
- Trong trường hợp khẩn cấp, thiết bị lặp tín hiệu cần đảm bảo chắc chắn truyền được mệnh lệnh từ Trung tâm QLĐHGT tuyến tới các phòng ban chức năng được trang bị thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động trên đường cao tốc.
- Thông qua thiết bị lặp tín hiệu, thông tin liên lạc mệnh lệnh phải có khả năng làm gián đoạn cuộc gọi đang được thực hiện giữa một người giữ thiết bị đầu cuối này và một người giữ thiết bị đầu cuối khác trong phạm vi liên lạc.
- Các thiết bị lặp tín hiệu cần hoạt động ở dải tần số VHF (136-174 MHz) và UHF (400-527 MHz).
- Tần số và thiết bị sử dụng cho thiết bị lặp tín hiệu phải được cấp phép theo quy định hiện hành.
- Cấu phần thiết bị lặp tín hiệu phải được kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn hiện hành.
b) Cấu tạo
- Thiết bị lặp tín hiệu phải có cấu tạo, hình dáng, kích thước, trọng lượng phù hợp, có cấu trúc chắc chắn.
- Thiết bị lặp tín hiệu phải có thiết kế gọn nhẹ cho phép dễ dàng lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau theo nhu cầu sử dụng, và thao tác nhanh chóng, dễ dàng khi điều chỉnh hệ thống.
- Thiết bị lặp tín hiệu phải có cấu tạo phù hợp để có thể thay thế các bộ phận bị lỗi một cách đơn giản, khi phát hiện ra lỗi.
- Thiết bị lặp tín hiệu phải có các cấu phần thiết bị tối thiểu bao gồm: 1 bộ nguồn điện áp AC-DC, 2 máy thu phát, 1 bộ song công (Duplexer) cho phép máy phát hoạt động trên một tần số và máy thu hoạt động trên một tần số khác chia sẻ chung 1 ăng ten với mức tương tác và suy giảm tín hiệu RF khác nhau cực tiểu, 1 kết nối giao diện và các đầu nối cáp tương thích, tích hợp đèn LED cảnh báo.
- Các cấu phần thiết bị thiết bị lặp tín hiệu cần được bảo vệ chống lại hỏa hoạn và sét đánh.
- Thiết bị lặp tín hiệu cần được bảo vệ bằng các biện pháp để tránh bị can nhiễu từ các thiết bị điện tử khác.
- Hộp bảo vệ của thiết bị lặp tín hiệu phải có cấu tạo phù hợp để không bị mở ra dễ dàng, có tính thẩm mỹ, làm bằng các vật liệu phù hợp đảm bảo độ bền lâu dài và phải có khả năng hấp thụ nhiệt độ sản sinh từ thiết bị bên trong và từ bức xạ mặt trời.
- Hộp bảo vệ của thiết bị lặp tín hiệu phải có bộ phận thông gió và tản nhiệt, đảm bảo thiết bị lặp tín hiệu có thể làm việc bình thường trong điều kiện môi trường.
- Thiết bị lặp tín hiệu phải có khả năng hoạt động liên tục, đảm bảo đủ độ bền và độ tin cậy trong điều kiện môi trường xung quanh tại nơi lắp đặt.
- Thiết bị lặp tín hiệu phải có cổng mạng LAN cho phép kết nối tới máy tính PC để cấu hình các tính năng hoạt động của thiết bị.
- Thiết bị lặp tín hiệu phải có một mã định danh (ID) duy nhất.
c) Yêu cầu kỹ thuật và hiệu năng hoạt động
- Thiết bị lặp tín hiệu phải có công suất đủ lớn để cung cấp khả năng phủ sóng và dung lượng kênh cần thiết cho các khu vực được thiết kế sử dụng liên lạc qua thiết bị lặp tín hiệu trên tuyến đường cao tốc.
- Vùng phủ sóng của hệ thống thông tin vô tuyến lưu động mặt đất cần bao phủ toàn bộ các công trình đường cao tốc bao gồm các Trung tâm QLĐHGT tuyến, đoạn đường hầm, nút giao thông, khu vực trạm thu phí, khu dịch vụ, bãi đỗ xe và các khu vực khác dọc theo đường cao tốc.
- Các thiết bị lặp tín hiệu cần được lắp đặt ở vị trí tối ưu, phù hợp, đảm bảo không xảy ra hiện tượng can nhiễu giữa hai đoạn đường cao tốc liền kề được quản lý bởi hai phòng quản lý đoạn đường khác nhau.
- Thiết bị lặp tín hiệu cần đảm bảo hoạt động tốt mà không chịu ảnh hưởng của bất kỳ loại nhiễu của bất kỳ hệ thống thiết bị nào khác.
- Thiết bị lặp tín hiệu cần đảm bảo truyền sóng tín hiệu ổn định, âm thanh to, rõ ràng và trong trẻo, liên lạc nhanh chóng và trong suốt giữa các thiết bị đầu cuối.
- Thiết bị lặp tín hiệu phải có tính linh hoạt cao, cho phép lựa chọn tần số và các mức công suất phù hợp. Khả năng kết hợp hai tần số để tạo thiết bị lặp tín hiệu song hướng hoặc chuyển tần.
- Thiết bị lặp tín hiệu phải có khả năng hoạt động ở chế độ song công, sử dụng một ăng ten cho cả tín hiệu thu và tín hiệu phát, cho phép tiết kiệm chi phí và có thể cân bằng tốt hơn các mức thu và phát tín hiệu nhằm nâng cao khả năng thông tin liên lạc.
- Thiết bị lặp tín hiệu phải có khả năng hoạt động ở cả chế độ tương tự và kỹ thuật số, có giao diện kết nối với mạng TCP/IP.
- Thiết bị lặp tín hiệu phải có các tính năng như gọi ID (gọi đích danh tới một máy vô tuyến lưu động bất kỳ), gọi nhóm, báo bận cuộc gọi; tính năng khóa máy từ xa, tắt và hủy máy bị mất, chỉ mở lên được khi tìm lại được giúp bảo mật khi trong hệ thống bị mất 1 máy cầm tay; tính năng mandown báo động khi nhân viên vận hành bị ngã hay gặp nguy hiểm; tính năng định vị máy cầm tay, giám sát được vị trí của nhân viên vận hành...
- Thiết bị lặp tín hiệu phải có khả năng hỗ trợ các cuộc gọi ở chế độ song công đầy đủ (tới máy di động và PABX/PSTN), các cuộc gọi ở chế độ bán song công (gọi riêng lẻ và gọi nhóm), gọi ưu tiên, gọi khẩn cấp, cuộc gọi dữ liệu chuyển mạch kênh, dữ liệu gói, tin nhắn dịch vụ dữ liệu ngắn...
- Thiết bị lặp tín hiệu phải có khả năng đáp ứng việc mở rộng thêm các kênh lưu lượng, máy thu phát, và nâng cấp lên hệ thống tiên tiến trong tương lai. Thiết bị phải được thiết kế theo kiểu module, có khả năng đáp ứng việc thay đổi tần số và công nghệ.
- Thiết bị lặp tín hiệu phải có tính bảo mật cao đảm bảo an toàn thông tin được truyền dẫn trên giao diện vô tuyến.
- Ưu tiên sử dụng cáp sợi quang làm kết nối cho các thiết bị lặp tín hiệu. Các thông số kỹ thuật của cáp sợi quang sử dụng cần đáp ứng theo ITU-T G.652:2016, ITU-T G.657:2016, TCVN 6745-1:2000 (IEC 794-1:1993), TCVN 6745-2:2000 (IEC 794-2:1989), TCVN 6745-3:2000 (IEC 794-3:1994), TCVN 8665:2011, và TCVN 8696:2011. Tuyến kết nối phải đảm bảo có dự phòng với cấu hình tối thiểu là 1+1.
- Thông tin thoại và thông tin dữ liệu trao đổi qua thiết bị lặp tín hiệu trên đường cao tốc cần đảm bảo chất lượng tốt.
- Trong trường hợp truyền dẫn thoại sử dụng mạng Internet (VoIP) với giao thức SIP qua thiết bị lặp tín hiệu, chất lượng cần phù hợp hoặc tương đương với chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật nêu trong mục 3.1 của TCVN 8068:2009.
- Thiết bị lặp tín hiệu sử dụng công nghệ trung kế vô tuyến mặt đất TETRA cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của ETSI TS 101 789-1:2007.
- Thiết bị lặp tín hiệu cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về tương thích điện từ (EMC) theo ETSI EN 301 489-1:2011 và ETSI EN 301 489-18:2002.
- Thiết bị lặp tín hiệu cần đảm bảo các yêu cầu về an toàn theo TCVN 7326-1:2003 (IEC 60950-1:2001) và TCVN 3718-1:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc tế tương đương.
- Cần đảm bảo việc lắp đặt thiết bị lặp tín hiệu không ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thông tin khác trên đường cao tốc. Việc kết nối hệ thống phủ sóng của thiết bị lặp tín hiệu vào mạng lưới cần thực hiện và hoàn thành vào thời điểm không ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc hiện tại.
d) Giao diện thông tin liên lạc
Tất cả các thiết bị lặp tín hiệu lắp đặt tại các khu vực trên tuyến đường cao tốc phải có giao diện thông tin liên lạc tương thích với nhau và không bị cản trở khi vận hành.
e) Giao diện người-máy
- Thiết bị lặp tín hiệu hoặc thiết bị đo kiểm tra sử dụng trong công tác bảo trì hệ thống phải có giao diện người-máy cần thiết như bàn phím và màn hình, cổng kết nối giao diện,... để nhân viên vận hành có thể nhập những yêu cầu cần thiết vào hệ thống. Hệ thống cần hỗ trợ khả năng lập trình được bằng máy tính cá nhân.
- Thiết bị lặp tín hiệu phải có khả năng phát hiện lỗi của các cấu phần thiết bị. Khi phát hiện được lỗi, hệ thống phải có khả năng thông báo cảnh báo như rung chuông hoặc nháy đèn trên màn hình hiển thị cho nhân viên vận hành bảo dưỡng.
f) Lắp đặt
- Thiết bị lặp tín hiệu cần được lắp đặt tại các vị trí tối ưu dọc theo đường cao tốc để đảm bảo cự ly liên lạc cho toàn bộ các khu vực được trang bị sử dụng thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động trên tuyến đường cao tốc, tránh được can nhiễu tốt nhất từ các hệ thống thông tin lân cận xung quanh.
- Thiết bị lặp tín hiệu cần được bảo vệ để chống quá áp, tránh bị sét đánh trực tiếp và sét lan truyền. Thiết bị lặp tín hiệu cần được nối với hệ thống chống sét và các thiết bị tiếp địa của công trình khác ở gần đó. Các yêu cầu kỹ thuật về tiếp đất cho thiết bị lặp tín hiệu cần đảm bảo tuân theo ETSI EN 300 253:2015 và ITU-T K27:2015.
- Phần mềm phải có khả năng cài đặt trên hệ điều hành được sử dụng phổ biến.
g) Điều kiện môi trường xung quanh
- Thiết bị lặp tín hiệu cần đảm bảo khả năng chống xâm nhập cho thiết bị theo mã IP67 để duy trì hoạt động chuẩn xác của các cấu phần thiết bị.
- Thiết bị lặp tín hiệu phải đảm bảo nhiệt độ hoạt động từ -10 °C đến +60 °C và nhiệt độ lưu kho từ -10 °C đến +85 °C.
- Thiết bị lặp tín hiệu cần đảm bảo khả năng hoạt động ở độ ẩm tương đối lên đến 95 %, không dày đặc.
- Thiết bị lặp tín hiệu được lắp đặt ngoài trời là loại có thể vận hành chịu được các điều kiện xung quanh như điều kiện tự nhiên, điều kiện khí tượng, tiếng ồn điện từ và các điều kiện môi trường khác.
- Thiết bị lặp tín hiệu cần được trang bị hệ thống điều hòa không khí trong các phòng máy để đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm cho các cấu phần thiết bị.
h) Nguồn điện cấp
- Thiết bị lặp tín hiệu hoạt động được trong điều kiện không ổn định của điện lưới. Điện áp cung cấp dao động trong khoảng: 220 VAC ± 15%, tần số 50 Hz ± 2Hz.
- Hệ thống điện cần đảm bảo cung cấp 24/24 h, 7 ngày/tuần, 365 ngày/năm cho hoạt động liên tục của thiết bị lặp tín hiệu, máy lạnh và các thiết bị phụ trợ khác.
- Nguồn điện áp cần cho phép lựa chọn sử dụng quạt giữa các chế độ kiểm soát nhiệt hoặc liên tục nhằm giảm thiểu tiếng ồn và tăng cường hiệu suất cho thiết bị.
- Trạng thái nguồn điện áp của thiết bị lặp tín hiệu cần được giám sát từ xa.
- Trong trường hợp xảy ra sự cố điện lưới (mất điện, chập cháy... có còi cảnh báo), thiết bị lặp tín hiệu phải có nguồn cung cấp dự phòng và tự động chuyển sang nguồn dự phòng để đảm bảo hoạt động liên tục của hệ thống không bị ngắt quãng. Thời gian khắc phục sự cố điện lưới cần ngắn hơn thời gian cung cấp của thiết bị lưu điện dự phòng và đảm bảo phải ≤ 2 h.
- Các khí cụ điện phải thoả mãn các tiêu chuẩn hiện hành.
- Thiết bị lặp tín hiệu phải có thông tin ghi đầy đủ tên đơn vị quản lý, tên thiết bị, thời gian đưa vào sử dụng.
i) Khả năng bảo dưỡng
- Thiết bị lặp tín hiệu phải có khả năng cho phép thực hiện việc kiểm tra và bảo dưỡng dễ dàng và đơn giản.
- Thiết bị lặp tín hiệu phải được bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo chức năng hoạt động.
- Thiết bị lặp tín hiệu phải có khả năng dễ dàng nhận dạng lỗi khi đã phát hiện ra lỗi, và cho phép việc thay thế phụ tùng được thực hiện dễ dàng.
- Phụ tùng thay thế cho thiết bị cần được dự phòng cho tối thiểu năm 5 năm tính từ sau khi các thiết bị được bàn giao cho cơ quan quản lý đường bộ, và nhà sản xuất phải đảm bảo việc cung cấp thiết bị dự phòng trong giai đoạn này.
- Nhà sản xuất thiết bị lặp tín hiệu cần đệ trình những tài liệu cần thiết liên quan đến công tác vận hành và bảo dưỡng, như cẩm nang hướng dẫn và danh mục thử nghiệm thiết bị, và cung cấp những khóa đào tạo cần thiết cho nhân viên vận hành và bảo dưỡng của các thiết bị liên quan.
- Nhà sản xuất thiết bị lặp tín hiệu cần có khả năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho công tác vận hành và bảo dưỡng liên quan đến các thiết bị đã cung cấp.
6.4.4 Trạm gốc thông tin liên lạc vô tuyến
a) Chức năng
- Trạm gốc thông tin liên lạc vô tuyến phải có khả năng cho phép trao đổi thông tin bằng đàm thoại, tin nhắn, dữ liệu giữa các thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động được trang bị tại Trung tâm QLĐHGT tuyến, Phòng Điều hành Giao thông, trên các xe nghiệp vụ lưu động và các đối tượng di động trên đường cao tốc.
- Trong trường hợp khẩn cấp, trạm gốc thông tin liên lạc vô tuyến cần đảm bảo chắc chắn truyền được mệnh lệnh từ Trung tâm QLĐHGT tuyến tới các phòng ban chức năng được trang bị thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động trên đường cao tốc.
- Thông qua trạm gốc thông tin liên lạc vô tuyến, thông tin liên lạc mệnh lệnh phải có khả năng làm gián đoạn cuộc gọi đang được thực hiện giữa một người giữ thiết bị đầu cuối này và một người giữ thiết bị đầu cuối khác trong phạm vi phủ sóng.
- Các trạm gốc thông tin liên lạc vô tuyến cần hoạt động ở dải tần số VHF (136-174 MHz) và UHF (400- 527 MHz).
- Tần số và thiết bị sử dụng cho trạm gốc thông tin liên lạc vô tuyến phải được cấp phép theo quy định hiện hành.
- Cấu phần thiết bị trạm gốc thông tin liên lạc vô tuyến phải được kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn hiện hành.
b) Cấu tạo
- Thiết bị trạm gốc thông tin liên lạc vô tuyến phải có cấu tạo, hình dáng, kích thước, trọng lượng phù hợp, có kết cấu cứng vững và chắc chắn.
- Các cấu phần thiết bị trạm gốc thông tin liên lạc vô tuyến cần được bảo vệ chống lại vòi rồng, hỏa hoạn, động đất, bão cát và sét đánh.
- Hộp bảo vệ của thiết bị trạm gốc thông tin liên lạc vô tuyến phải có cấu tạo phù hợp để không bị mở ra dễ dàng và nắp hộp cần có khoá.
- Hộp bảo vệ của thiết bị trạm gốc thông tin liên lạc vô tuyến phải có khả năng hấp thụ nhiệt độ sản sinh từ thiết bị bên trong và từ bức xạ mặt trời.
- Hộp bảo vệ của thiết bị trạm gốc thông tin liên lạc vô tuyến phải có bộ phận thông gió và tản nhiệt, đảm bảo trạm gốc có thể làm việc bình thường trong điều kiện môi trường.
- Thiết bị trạm gốc thông tin liên lạc vô tuyến cần được bảo vệ bằng các biện pháp để tránh bị can nhiễu từ các thiết bị điện tử khác.
- Thiết bị trạm gốc thông tin liên lạc vô tuyến phải có cấu tạo phù hợp để có thể thay thế các bộ phận bị lỗi một cách đơn giản, khi phát hiện ra lỗi.
- Hệ thống ăng ten của trạm gốc thông tin liên lạc vô tuyến phải bao gồm các phần tử chủ yếu sau: Bộ ghép kênh cho máy phát, bộ phân kênh cho máy thu, ăng ten thu phát, phi đơ, chống sét và các phụ kiện kèm theo.
- Vỏ trạm phải được thiết kế theo quy định, đảm bảo tính thẩm mỹ. Vỏ trạm cần làm bằng các vật liệu phù hợp đảm bảo độ bền lâu dài như kim loại, composite, bột PU. Các vỏ trạm phải được nhiệt đới hoá, chịu được các tác động gió và đảm bảo tuổi thọ theo yêu cầu.
- Thiết bị trạm gốc thông tin liên lạc vô tuyến phải có khả năng hoạt động liên tục, đảm bảo đủ độ bền và độ tin cậy trong điều kiện môi trường xung quanh tại nơi lắp đặt.
- Mỗi thiết bị trong hệ thống của trạm gốc thông tin liên lạc vô tuyến phải có một mã định danh (ID) duy nhất.
c) Yêu cầu kỹ thuật và hiệu năng hoạt động
- Hệ thống thông tin vô tuyến lưu động mặt đất phải có khả năng cung cấp cả về vùng phủ sóng và dung lượng cho các khu vực được trang bị sử dụng thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động trên tuyến đường cao tốc.
- Vùng phủ sóng của hệ thống thông tin vô tuyến lưu động mặt đất cần bao phủ toàn bộ các công trình đường cao tốc bao gồm các Trung tâm QLĐHGT tuyến, đoạn đường hầm, nút giao thông, khu vực trạm thu phí, khu dịch vụ, bãi đỗ xe và các khu vực khác dọc theo đường cao tốc.
- Các trạm gốc thông tin liên lạc vô tuyến cần được lắp đặt ở vị trí phù hợp, tối ưu, đảm bảo không xảy ra hiện tượng can nhiễu giữa hai đoạn đường cao tốc liền kề được quản lý bởi hai phòng quản lý đoạn đường khác nhau.
- Toàn bộ các chuyển giao giữa các trạm gốc thông tin liên lạc vô tuyến đều phải thực hiện thành công. Trường hợp xảy ra lỗi chuyển giao, cần thực hiện thay đổi các tham số của các trạm gốc thông tin liên lạc vô tuyến lân cận để khắc phục lỗi chuyển giao ngay lập tức.
- Hệ thống thông tin vô tuyến lưu động mặt đất phải có khả năng đáp ứng việc mở rộng thêm các kênh lưu lượng, thiết bị thu phát, trạm gốc và các hệ thống tiên tiến trong tương lai. Hệ thống phải được thiết kế theo kiểu module, có khả năng đáp ứng việc thay đổi tần số và công nghệ.
- Hệ thống thông tin vô tuyến lưu động mặt đất cần phải hoạt động tốt mà không chịu ảnh hưởng của bất kỳ loại nhiễu của bất kỳ hệ thống thiết bị nào khác.
- Hệ thống cần cung cấp tính mềm dẻo không giới hạn trong tổ chức thông tin, đáp ứng được số lượng lớn các nhóm đàm thoại riêng rẽ và quản lý được số lượng lớn các máy đầu cuối vô tuyến theo thiết kế trong khu vực liên lạc trên đường cao tốc.
- Hệ thống phải có bộ nén giãn kênh cho mỗi kênh, độ giãn cách kênh lớn với tính năng quét ưu tiên.
- Hệ thống phải có tính năng khóa kênh bận (BLCO) và khóa âm bận (BTLO).
- Hệ thống phải có tính năng định thời gian phát, thời gian dừng và thời gian bảo vệ.
- Hệ thống phải có khả năng đánh số linh hoạt.
- Hệ thống phải có tính ổn định cao, cung cấp khả năng tốt nhất về liên lạc thoại và dữ liệu, có khả năng liên lạc nhanh chóng, tức thời, thông suốt, không phụ thuộc vào mạng liên lạc công cộng nào khác.
- Hệ thống phải có tính bảo mật cao đảm bảo an toàn thông tin được truyền dẫn trên giao diện vô tuyến.
- Hệ thống cần đảm bảo các yêu cầu an toàn về nguồn điện cung cấp bao gồm AC và DC.
- Ưu tiên sử dụng cáp sợi quang làm kết nối cho các trạm gốc thông tin liên lạc vô tuyến. Các thông số kỹ thuật của cáp sợi quang sử dụng cần đáp ứng theo ITU-T G.652:2016, ITU-T G.657:2016, TCVN 6745-1:2000 (IEC 794-1:1993), TCVN 6745-2:2000 (IEC 794-2:1989), TCVN 6745-3:2000 (IEC 794-3:1994), TCVN 8665:2011, và TCVN 8696:2011. Đối với các trạm không thể lắp đặt cáp quang, có thể sử dụng vô tuyến băng rộng làm truyền dẫn. Tuyến kết nối phải đảm bảo có dự phòng với cấu hình tối thiểu là 1+1.
- Hệ thống phải có tính năng gọi khẩn cấp, gọi thông báo toàn mạng để chuyển ngay lập tức các thông tin, các thông báo khẩn cấp bằng âm thoại hoặc tin nhắn đến tất cả các máy trong hệ thống, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thông báo, điều hành và triển khai các tình huống khẩn cấp.
- Hệ thống phải có tính năng vận hành tại chỗ hoặc từ xa. Hệ thống cần cung cấp khả năng tích hợp để quản lý máy đầu cuối vô tuyến, quản trị hệ thống và quản lý sự cố hệ thống qua thiết bị quản lý hệ thống, dễ dàng tổ chức các nhóm hoạt động, phân quyền cho người sử dụng, nhóm người sử dụng.
- Hệ thống cần hỗ trợ tính năng cảnh báo khẩn cấp trong trường hợp nguy hiểm.
- Thông tin thoại của hệ thống thông tin vô tuyến lưu động mặt đất trên đường cao tốc cần đảm bảo chất lượng tốt.
- Thông tin dữ liệu trao đổi qua trạm gốc thông tin liên lạc vô tuyến cần đảm bảo chất lượng tốt.
- Trong trường hợp truyền dẫn thoại sử dụng mạng Internet (VoIP) với giao thức SIP qua trạm gốc thông tin liên lạc vô tuyến, chất lượng cần phù hợp hoặc tương đương với chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật nêu trong mục 3.1 của TCVN 8068:2009.
- Hệ thống cần đáp ứng được các yêu cầu mức giới hạn phơi nhiễm trường điện từ theo CENELEC EN 50400:2006, CENELEC EN 50383:2002 và TCVN 3718-1:2005.
- Hệ thống cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về tương thích điện từ (EMC) theo ETSI EN 301 489-1:2011, TCVN 8235:2009 và ETSI EN 301 489-18:2002.
- Cấu phần thiết bị hệ thống thông tin vô tuyến lưu động mặt đất cần đảm bảo các yêu cầu về an toàn theo TCVN 7326-1:2003 (IEC 60950-1:2001) và TCVN 3718-1:2005 hoặc tiêu chuẩn quốc tế tương đương.
- Cần đảm bảo việc lắp đặt hệ thống thông tin vô tuyến lưu động mặt đất không ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thông tin khác trên đường cao tốc. Việc kết nối hệ thống phủ sóng của hệ thống thông tin vô tuyến lưu động mặt đất vào mạng lưới cần thực hiện và hoàn thành vào thời điểm không ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống thông tin liên lạc hiện tại.
d) Giao diện thông tin liên lạc
Tất cả các thiết bị của hệ thống thông tin vô tuyến lưu động mặt đất lắp đặt tại các khu vực trên tuyến đường cao tốc phải có giao diện thông tin liên lạc tương thích với nhau và không bị cản trở khi vận hành.
e) Giao diện người-máy
- Trạm gốc thông tin liên lạc vô tuyến hoặc thiết bị đo kiểm tra sử dụng trong công tác bảo trì hệ thống phải có giao diện người-máy cần thiết như bàn phím và màn hình, cổng kết nối giao diện đường dây Line,... để nhân viên vận hành có thể nhập những yêu cầu cần thiết vào hệ thống. Hệ thống cần hỗ trợ khả năng lập trình được bằng máy tính cá nhân.
- Thiết bị trạm gốc thông tin liên lạc vô tuyến phải có khả năng phát hiện lỗi của các cấu phần thiết bị. Khi phát hiện được lỗi, hệ thống phải có khả năng thông báo cảnh báo như rung chuông hoặc nháy đèn trên màn hình hiển thị cho nhân viên vận hành bảo dưỡng.
f) Lắp đặt
- Trạm gốc thông tin liên lạc vô tuyến cần được lắp đặt tại các vị trí tối ưu dọc theo đường cao tốc để đảm bảo phủ sóng cho toàn bộ các khu vực được trang bị sử dụng thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động trên tuyến đường cao tốc, tránh được can nhiễu tốt nhất từ các hệ thống thông tin lân cận xung quanh.
- Trạm gốc thông tin liên lạc vô tuyến cần được bảo vệ để chống quá áp, tránh bị sét đánh trực tiếp và sét lan truyền. Thiết bị của hệ thống thông tin vô tuyến lưu động mặt đất cần được nối với hệ thống chống sét và các thiết bị tiếp địa của công trình khác ở gần đó. Các yêu cầu kỹ thuật về tiếp đất cho trạm gốc thông tin liên lạc vô tuyến cần đảm bảo theo ETSI EN 300 253:2015 và ITU-T K27:2015.
- Phần mềm phải có khả năng cài đặt trên hệ điều hành được sử dụng phổ biến.
g) Điều kiện môi trường xung quanh
- Cấu phần thiết bị của hệ thống thông tin vô tuyến lưu động mặt đất lắp đặt trên tuyến đường cao tốc cần đảm bảo theo mã IP67 để duy trì hoạt động chuẩn xác của các cấu phần thiết bị.
- Cấu phần thiết bị của hệ thống thông tin vô tuyến lưu động mặt đất phải đảm bảo nhiệt độ hoạt động từ -10 °C đến +60 °C và nhiệt độ lưu kho từ -10 °C đến +85 °C.
- Cấu phần thiết bị của hệ thống thông tin vô tuyến lưu động mặt đất cần có thể hoạt động ở độ ẩm tương đối lên đến 95 %, không dày đặc.
- Cấu phần thiết bị của hệ thống thông tin vô tuyến lưu động mặt đất được lắp đặt ngoài trời là loại có thể vận hành chịu được các điều kiện xung quanh như điều kiện tự nhiên, điều kiện khí tượng, tiếng ồn điện từ và các điều kiện môi trường khác tại công trường ở Việt Nam.
- Các bộ phận dự phòng của cấu phần thiết bị của hệ thống thông tin vô tuyến lưu động mặt đất cần được đặt trong điều kiện đảm bảo như phòng hoặc buồng sạch sẽ để duy trì hoạt động chuẩn xác.
- Hệ thống thông tin vô tuyến lưu động mặt đất cần được trang bị hệ thống điều hòa không khí trong các phòng máy để đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm cho các thiết bị.
h) Nguồn điện cấp
- Hệ thống thông tin vô tuyến lưu động mặt đất hoạt động được trong điều kiện không ổn định của điện lưới. Điện áp cung cấp dao động trong khoảng: 220 VAC ± 15%, tần số 50 Hz ± 2Hz.
- Hệ thống điện cần đảm bảo cung cấp 24/24 h, 7 ngày/tuần, 365 ngày/năm cho hoạt động liên tục của thiết bị trạm thu phát gốc, máy lạnh và các thiết bị phụ trợ khác (máy đo, máy tính cài đặt...).
- Trong trường hợp xảy ra sự cố (mất điện, chập cháy...) thời gian khắc phục cần ngắn hơn thời gian cung cấp của thiết bị lưu điện dự phòng điện tại trạm và đảm bảo phải ≤ 2 h.
- Công suất nguồn cần đảm bảo cung cấp cho toàn bộ thiết bị trạm thu phát gốc, truyền dẫn, thiết bị đo kiểm tra, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống chiếu sáng, hệ thống bảo vệ tự động, và dự phòng.
- Thiết bị của trạm thu phát gốc phải có nguồn điện dự phòng để đảm bảo hoạt động liên tục kể cả khi có sự cố điện lưới. Nguồn điện dự phòng phải có đèn báo hiệu. Hệ thống cần tự động chuyển sang nguồn điện dự phòng khi điện lưới yếu (có còi cảnh báo). Máy phát điện cần dễ khởi động, được đặt ở vị trí thao tác thuận tiện, mạng điện dễ phát hiện vị trí chập trạm và sửa chữa. Công suất của máy phát điện phải phù hợp với tải tiêu thụ bao gồm toàn bộ thiết bị, chiếu sáng và dự phòng cho thiết bị đo. Hệ thống điện dự phòng phải đảm bảo cho tất cả các thiết bị kể trên hoạt động trong điều kiện mất điện lưới.
- Các khí cụ điện phải thoả mãn các tiêu chuẩn hiện hành.
i) Khả năng bảo dưỡng
- Hệ thống phải có khả năng cho phép thực hiện việc kiểm tra và bảo dưỡng dễ dàng và đơn giản.
- Hệ thống thiết bị trạm thu phát gốc phải được bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo chức năng hoạt động.
- Hệ thống phải có khả năng dễ dàng nhận dạng lỗi khi đã phát hiện ra lỗi, và cho phép việc thay thế phụ tùng được thực hiện dễ dàng.
- Phụ tùng thay thế cho thiết bị cần được dự phòng cho tối thiểu năm 5 năm tính từ sau khi các thiết bị được bàn giao cho cơ quan quản lý đường bộ, và nhà sản xuất phải đảm bảo việc cung cấp thiết bị dự phòng trong giai đoạn này.
- Nhà sản xuất thiết bị trạm thu phát gốc cần đệ trình những tài liệu cần thiết liên quan đến công tác vận hành và bảo dưỡng, như cẩm nang hướng dẫn và danh mục thử nghiệm thiết bị, và cung cấp những khóa đào tạo cần thiết cho nhân viên vận hành và bào dưỡng các thiết bị liên quan.
- Nhà sản xuất thiết bị trạm thu phát gốc cần có khả năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho công tác vận hành và bảo dưỡng liên quan đến các thiết bị đã cung cấp.
6.4.5 Bộ điều khiển trung tâm
a) Bộ điều khiển trung tâm có chức năng điều khiển toàn bộ quy trình xử lý cuộc gọi, dữ liệu người dùng và các tính năng hoạt động khác của hệ thống, điều khiển phân luồng tín hiệu tới các trạm thu phát, phục vụ truy cập dịch vụ từ xa an toàn.
b) Bộ điều khiển phải có thiết kế gọn nhẹ, gắn trên giá thiết bị tiêu chuẩn. Bộ điều khiển phải có khả năng quản lý, điều khiển số lượng lớn kênh vô tuyến theo thiết kế của hệ thống. Việc nâng cấp mở rộng hệ thống cần được thực hiện dễ dàng thông qua việc gắn thêm các bảng mạch điều khiển vào các khe cắm có sẵn của bộ điều khiển.
c) Hệ thống phải có các kênh vô tuyến điều khiển dự phòng.
d) Tùy thuộc vào cấu hình yêu cầu, hệ thống có thể có các thiết bị khác như: Bàn điều khiển của nhân viên vận hành, thiết bị kết nối điện thoại...
e) Bộ điều khiển trung tâm phải đảm bảo nhiệt độ hoạt động từ -10 °C đến +60 °C và nhiệt độ lưu kho từ-10 °C đến +85 °C.
f) Bộ điều khiển trung tâm cần đảm bảo khả năng chống xâm nhập cho thiết bị theo mã IP67 để duy trì hoạt động chuẩn xác của các cấu phần thiết bị.
g) Bộ điều khiển trung tâm cần đảm bảo khả năng hoạt động ở độ ẩm tương đối lên đến 95 %, không dày đặc.
h) Bộ điều khiển cần đảm bảo các yêu cầu về an toàn theo TCVN 7326-1:2003 (IEC 60950-1:2001)
6.4.6 Bàn điều khiển thông tin liên lạc vô tuyến
a) Chức năng
- Trong trường hợp khẩn cấp, khi nhận được mệnh lệnh được gửi từ Trung tâm QLĐHGT khu vực, bàn điều khiển thông tin liên lạc vô tuyến tại Trung tâm QLĐHGT tuyến cần đảm bảo chắc chắn truyền được mệnh lệnh này tới thiết bị đầu cuối.
- Bàn điều khiển thông tin liên lạc vô tuyến phải có khả năng lựa chọn một/nhiều thiết bị đầu cuối để truyền mệnh lệnh.
- Mệnh lệnh gửi từ bàn điều khiển thông tin liên lạc vô tuyến phải có khả năng làm gián đoạn cuộc gọi đang được thực hiện giữa một người giữ thiết bị đầu cuối này và một người giữ thiết bị đầu cuối khác trong phạm vi phủ sóng.
- Bàn điều khiển thông tin liên lạc vô tuyến phải có nguồn điện dự phòng để đảm bảo hoạt động liên tục kể cả khi có sự cố điện lưới.
- Cấu phần thiết bị bàn điều khiển thông tin liên lạc vô tuyến phải được kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn hiện hành.
b) Cấu tạo
- Bàn điều khiển thông tin liên lạc vô tuyến phải có cấu tạo, hình dáng, kích thước, trọng lượng phù hợp, có cấu trúc chắc chắn.
- Bàn điều khiển thông tin liên lạc vô tuyến phải đảm bảo độ bền để có khả năng hoạt động liên tục 24 h một ngày, 365 ngày một năm.
- Bàn điều khiển thông tin liên lạc vô tuyến phải có cấu tạo phù hợp để có thể thay thế các bộ phận bị lỗi một cách đơn giản, khi phát hiện ra lỗi.
- Các cấu phần thiết bị cần được bảo vệ bằng các biện pháp chống sét đánh.
- Thiết bị bàn điều khiển thông tin liên lạc vô tuyến cần được bảo vệ bằng các biện pháp để tránh bị can nhiễu từ các thiết bị điện tử khác.
- Bàn điều khiển thông tin liên lạc vô tuyến phải có khả năng lắp đặt trong tòa nhà của Trung tâm QLĐHGT tuyến.
- Cấu tạo của bàn điều khiển thông tin liên lạc vô tuyến cần cho phép dễ dàng thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng và làm sạch định kỳ.
c) Hiệu năng hoạt động
- Bàn điều khiển thông tin liên lạc vô tuyến phải có khả năng xác định rõ ràng điểm đến của mệnh lệnh.
- Sau khi gửi mệnh lệnh, bàn điều khiển thông tin liên lạc vô tuyến phải có khả năng cho biết tình trạng xác nhận từ phía người giữ thiết bị thông tin liên lạc vô tuyến đầu cuối đã nhận được mệnh lệnh hay chưa.
- Các cấu phần thiết bị bàn điều khiển thông tin liên lạc vô tuyến phải có khả năng vận hành liên tục 24 h một ngày, 365 ngày một năm. Trong suốt quá trình bảo dưỡng và sửa chữa, công tác vận hành phải diễn ra liên tục nhờ sử dụng các cấu phần thiết bị dự phòng.
- Bàn điều khiển thông tin liên lạc vô tuyến cần đảm bảo các yêu cầu về an toàn theo TCVN 7326-1:2003 (IEC 60950-1:2001).
d) Giao diện người-máy
- Bàn điều khiển thông tin liên lạc vô tuyến tại Trung tâm QLĐHGT tuyến phải có giao diện người-máy để truyền mệnh lệnh, để xác nhận đã nhận mệnh lệnh, và để thực hiện đàm thoại.
- Bàn điều khiển thông tin liên lạc vô tuyến tại Trung tâm QLĐHGT tuyến phải có giao diện người-máy để nhận mệnh lệnh gửi tới từ Trung tâm QLĐHGT khu vực.
- Cấu phần thiết bị bàn điều khiển thông tin liên lạc vô tuyến phải có khả năng phát hiện lỗi của các cấu phần thiết bị. Khi phát hiện được lỗi, hệ thống phải có khả năng thông báo cảnh báo như rung chuông hoặc nháy đèn trên màn hình hiển thị cho nhân viên vận hành và bảo dưỡng.
e) Giao diện thông tin liên lạc
- Bản điều khiển thông tin liên lạc vô tuyến phải có giao diện thông tin liên lạc tương thích với các thiết bị thông tin liên lạc vô tuyến đầu cuối khác và không bị cản trở khi vận hành.
f) Lắp đặt
- Bàn điều khiển thông tin liên lạc vô tuyến cần được lắp đặt ở Trung tâm QLĐHGT tuyến.
- Thiết bị cần được bảo vệ để chống quá áp, tránh bị sét đánh trực tiếp và sét lan truyền, cần được nối với hệ thống chống sét và các thiết bị tiếp địa của công trình khác ở gần đó.
- Phần mềm phải có khả năng cài đặt trên các hệ điều hành phổ biến.
g) Điều kiện môi trường xung quanh
- Bàn điều khiển thông tin liên lạc vô tuyến phải đảm bảo hoạt động từ -10 °C đến +60 °C và nhiệt độ lưu kho từ -10 °C đến +85 °C.
- Bàn điều khiển thông tin liên lạc vô tuyến cần đảm bảo khả năng chống xâm nhập theo mã IP67 để duy trì hoạt động chuẩn xác của các cấu phần thiết bị.
- Bàn điều khiển thông tin liên lạc vô tuyến cần đảm bảo khả năng chống xâm nhập theo mã IP67 để duy trì hoạt động chuẩn xác của các cấu phần thiết bị.
- Bàn điều khiển thông tin liên lạc vô tuyến cần đảm bảo khả năng hoạt động ở độ ẩm tương đối lên đến 95%, không dày đặc.
h) Khả năng bảo dưỡng
- Bàn điều khiển thông tin liên lạc vô tuyến phải có khả năng cho phép thực hiện việc kiểm tra và bảo dưỡng dễ dàng và đơn giản.
- Bàn điều khiển thông tin liên lạc vô tuyến phải có khả năng dễ dàng nhận dạng ra lỗi, và cho phép việc thay thế phụ tùng được thực hiện dễ dàng.
- Bàn điều khiển thông tin liên lạc vô tuyến phải được kiểm tra định kỳ để đảm bảo chức năng hoạt động.
- Nếu bàn điều khiển thông tin liên lạc vô tuyến bị lỗi hoạt động, phụ thuộc vào kiểu lỗi như lỗi lỗi phần cứng hoặc lỗi phần mềm, thời gian đáp ứng khắc phục lỗi là từ 1-3 ngày làm việc.
- Nhà sản xuất thiết bị bàn điều khiển thông tin liên lạc vô tuyến cần đệ trình những tài liệu cần thiết liên quan đến công tác vận hành và bảo dưỡng, như cẩm nang hướng dẫn cài đặt, vận hành và bảo dưỡng thiết bị khi cung cấp thiết bị bàn điều khiển thông tin liên lạc vô tuyến cho cơ quan quản lý đường bộ.
6.5 Hệ thống quản lý giám sát thiết bị
Hệ thống giám sát thiết bị thông tin liên lạc thực hiện tích hợp thông tin trợ giúp theo dõi tổng thể hoạt động của tất cả các loại thiết bị có trong hệ thống thông tin liên lạc gồm: Các thiết bị điện thoại, tổng đài, trạm phát sóng, thiết bị cấp nguồn (ắc quy UPS, nguồn năng lượng mặt trời), thiết bị giám sát nguồn điện và môi trường hoạt động.
6.5.1 Phần mềm giám sát thiết bị
Việc giám sát hoạt động của các thiết bị thông tin liên lạc được thực hiện thông qua giao diện phần mềm tại Trung tâm QLĐHGT. Giao diện này cần được tổ hợp từ phần mềm của nhiều hệ thống bộ phận khác nhau. Vai trò của đơn vị triển khai là phải tích hợp được chức năng quản lý giám sát thiết bị thông tin liên lạc của các hệ thống thành phần trên một giao diện thống nhất, trình bày ngắn gọn tình trạng hệ thống, đưa ra các cảnh báo kịp thời cho người quản trị vận hành hệ thống.
6.5.2 Thông tin giám sát
Thông tin giám sát cần được thu thập theo định kỳ liên tục nhưng không làm gián đoạn hoạt động của các thiết bị thông tin liên lạc. Việc bố trí trình bày thông tin giám sát được phân theo nhóm với mức độ ưu tiên theo thứ tự như sau:
a) Trạng thái lỗi hoặc sự cố hoạt động của thiết bị thông tin liên lạc được đánh giá theo mức độ nghiêm trọng khác nhau;
b) Cảnh báo về các hiện tượng hoạt động bất thường của thiết bị thông tin liên lạc;
c) Các thông số chi tiết khác mô tả hoạt động của thiết bị thông tin liên lạc.
6.5.3 Kiểm tra và phát tín hiệu báo động
Biện pháp kiểm tra khác nhau tùy vào hệ thống và thiết bị thông tin liên lạc được giám sát. Thông thường, quá trình vận hành bình thường sẽ được xác nhận định kỳ theo hệ thống giám sát bằng cách gửi lệnh yêu cầu. Khoảng thời gian yêu cầu sẽ được điều chỉnh cho từng hệ thống bộ phận và các thiết bị thông tin liên lạc. Tuy nhiên, nếu hệ thống bộ phận phát hiện ra bất kỳ khác biệt nào, tín hiệu báo động sẽ được bật lên ngay trên hệ thống bộ phận và các thiết bị thông tin liên lạc có liên quan để giảm thiểu sự cản trở.
6.5.4 Ghi nhật ký lịch sử hoạt động của thiết bị
Hệ thống giám sát thiết bị thông tin liên lạc sẽ lưu các bản ghi giám sát vận hành thiết bị thông tin liên lạc vào cơ sở dữ liệu để cho phép tra cứu lại lịch sử hoạt động khi cần thiết. Tất cả các sự cố, hỏng hóc, sửa chữa, thay thế thiết bị cũng được ghi vào nhật ký vận hành của các thiết bị thông tin liên lạc. Phần mềm tra cứu thông tin được sử dụng để tìm kiếm và hiển thị thông tin lịch sử vận hành khi cần thiết. Ngoài ra nó cũng cho phép thực hiện tính toán, thống kê các chỉ số MTBF và MTTR về độ tin cậy và chất lượng của thiết bị thông tin liên lạc.
6.5.5 Giám sát nguồn điện và môi trường hoạt động
Tất cả các thiết bị thông tin liên lạc chỉ hoạt động tốt khi có nguồn cấp điện ổn định và môi trường hoạt động đủ tiêu chuẩn. Các thiết bị cảm biến cần được lắp đặt tại các vị trí thích hợp để giám sát nguồn điện và môi trường hoạt động thông qua các giá trị đo như điện áp, dòng điện sử dụng, nhiệt độ môi trường xung quanh thiết bị thông tin liên lạc.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1]. TCVN 10850:2015 Hệ thống giám sát, điều hành giao thông trên đường cao tốc.
[2]. TCVN 10851:2015 Trung tâm quản lý điều hành giao thông đường cao tốc.
[3]. Báo cáo nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn ITS trong các dự án hỗ kỹ thuật của JICA dành Bộ GTVT các năm 2010, 2011-2012 (dự án SAPI, thiết lập tiêu chuẩn ITS...).
[4]. ITS specification: Motorway emergency telephones (ITS-09-01), NZ Transport Agency September 2011 (Đặc tả ITS: Điện thoại khẩn cấp trên đường cao tốc (ITS-09-01), Cơ quan vận tải New Zealand, tháng 9 năm 2011).
[5]. Traffic and Road Use Management, Volume 1 - Guide to Traffic Management, Part 9: Traffic Operations, State of Queensland (Department of Transport and Main Roads), November 2016 (Quản lý sử dụng đường và lưu lượng, Tập 1 - Hướng dẫn quản lý lưu lượng, Phần 9: Các hoạt động lưu lượng, Bang Queensland (Phòng vận tải và đường chính), tháng 11 năm 2016).
[6]. Emergency Roadside Telephones (ERT), TD 73/16 Volume 9, Section 2, Part 1, Highways England, Transport Scotland, Welsh Government, Department For Infrastructure, August 2016 (Điện thoại bên đường khẩn cấp (ERT), TD 73/16 Tập 9, Mục 2, Phần 1, Cơ quan quản lý đường cao tốc Anh, Cơ quan vận tải Scotland, Chính phủ xứ Wales, Phòng cơ sở hạ tầng, tháng 8 năm 2016).
[7]. Specification 702, Roadside Help Phones, MAIN ROADS Western Australia, October 2012 (Đặc tả 702, Điện thoại hỗ trợ khẩn cấp, Cơ quan quản lý đường chính, Đông Úc, tháng 10 năm 2012).
[8]. Technical Specification MRTS221: Help Phones, Transport and Main Roads Specifications, State of Queensland (Department of Transport and Main Roads) April 2016 (Đặc tả kỹ thuật MRTS221: Điện thoại khẩn cấp, Các đặc tả vận tải và đường chính, Bang Queensland (Phòng vận tải và đường chính), tháng 4 năm 2016.
[9]. GAI-Tronics, The Commander family of telephones (Họ các điện thoại mệnh lệnh, hãng GAI-Tronics).
[10]. Tài liệu đặc tả kỹ thuật máy điện thoại cố định của các hãng Avaya, Panasonic, LG-Ericsson, Cisco, D-Link, ExResisTel, Grandstream, Atcom, Polycom, Intercom, Nortel...
[11]. Tài liệu đặc tả kỹ thuật hệ thống PBX của các hãng Siemens, Panasonic, Cisco, Ericsson, NEC, Zycoo, NewRock, Avaya, XORCOM, Yeastar, Grandstream...
[12]. Tài liệu đặc tả kỹ thuật máy bộ đàm của các hãng Vertex Standard, Motorola, Hytera, Kenwood, ICOM, Kirisun, Sepura...
[13]. Tài liệu đặc tả kỹ thuật trạm gốc, thiết bị lặp tín hiệu của các hãng Motorola, Kenwood, Vertex Standard, Selecom, ICOM...
[14]. ETSI EN 300 392-2 V3.4.1 (2010-08) Terrestrial Trunked Radio (TETRA); Voice plus Data (V+D); Part 2: Air Interface (AI) (Trung kế vô tuyến mặt đất (TETRA); Thoại và Dữ liệu (V+D); Phần 2: Giao diện vô tuyến (AI)).
[15]. ETSI TS 102 361 Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Digital Mobile Radio (DMR) Systems; Parst 1-4 (Tương thích điện từ và các vấn đề phổ vô tuyến (ERM); Các hệ thống vô tuyến di động số (DRM); Phần 1-4).
[16]. MPT 1327:1997 A Signalling Standard for Trunked Private Land Mobile Radio Systems (Tiêu chuẩn báo hiệu cho các hệ thống vô tuyến di động mặt đất riêng trung kế).
MỤC LỤC
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Ký hiệu và thuật ngữ viết tắt
5 Cấu trúc của hệ thống thông tin liên lạc
5.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống thông tin liên lạc
5.2 Cấu trúc hệ thống thông tin liên lạc
6 Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống thông tin liên lạc
6.1 Hệ thống điện thoại khẩn cấp
6.1.1 Chức năng
6.1.2 Biển chỉ dẫn số điện thoại khẩn cấp
6.1.3 Bốt điện thoại khẩn cấp
6.1.4 Điện thoại tiếp nhận cuộc gọi khẩn cấp
6.2 Hệ thống điện thoại mệnh lệnh và điện thoại hành chính
6.2.1 Điện thoại mệnh lệnh
6.2.2 Điện thoại nhận cuộc gọi mệnh lệnh
6.2.3 Điện thoại hành chính
6.3 Tổng đài điện thoại
6.4 Hệ thống thông tin vô tuyến lưu động mặt đất
6.4.1 Chế độ hoạt động
6.4.2 Thiết bị đầu cuối vô tuyến lưu động
6.4.3 Thiết bị lặp tín hiệu
6.4.4 Trạm gốc thông tin liên lạc vô tuyến
6.4.5 Bộ điều khiển trung tâm
6.4.6 Bàn điều khiển thông tin liên lạc vô tuyến
6.5 Hệ thống quản lý giám sát thiết bị
6.5.1 Phần mềm giám sát thiết bị
6.5.2 Thông tin giám sát
6.5.3 Kiểm tra và phát tín hiệu báo động
6.5.4 Ghi nhật ký lịch sử hoạt động của thiết bị
6.5.5 Giám sát nguồn điện và môi trường hoạt động
Thư mục tài liệu tham khảo
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.