Trang /
Tiêu chuẩn TCVN 7322:2009 Yêu cầu kỹ thuật đối với mã hình QR code 2005
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7322:2009
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7322:2009 ISO/IEC 18004:2006 Công nghệ thông tin-Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động-Yêu cầu kỹ thuật đối với mã hình QR code 2005
Số hiệu: | TCVN 7322:2009 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Thông tin-Truyền thông |
Năm ban hành: | 2009 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 7322:2009
ISO/IEC 18004:2006
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - KỸ THUẬT PHÂN ĐỊNH VÀ THU NHẬN DỮ LIỆU TỰ ĐỘNG - YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI MÃ HÌNH QR CODE 2005
Information technology - Automatic identification and data capture techniques - QR code 2005 bar code symbology specification
Lời nói đầu
TCVN 7322: 2009 thay thế TCVN 7322: 2003.
TCVN 7322: 2009 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 18004:2006.
TCVN 7322: 2009 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC1/ SC 31 “Thu nhận dữ liệu tự động” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Cần phải phân biệt bốn thành viên trong họ QR code tuy khác nhau về mặt kỹ thuật, nhưng lại có liên hệ chặt chẽ với nhau, bốn thành viên này thể hiện một quá trình phát triển như sau:
- QR code Model 1 là bản ghi quy định kỹ thuật gốc về QR code và được mô tả trong tài liệu Quy định kỹ thuật 97-001 về mã vạch của quốc tế AIM.
- QR code Model 2 là dạng nâng cao của QR code với các đặc tính bổ sung (chủ yếu là sự bổ sung các mẫu căn chuẩn để trợ giúp sự điều hướng trong các mã lớn hơn) và là cơ sở cho lần xuất bản đầu tiên của ISO/IEC 18004.
- QR code 2005 (cơ sở cho lần xuất bản thứ hai của ISO/IEC 18004) rất giống với QR code Model 2 và, trong định dạng QR code của nó, chỉ khác biệt về sự bổ sung khả năng mã vạch có thể xuất hiện trong hướng hình ảnh phản chiếu, cơ cấu đảo chiều của hệ số phản xạ (mã vạch nhạt màu in trên nền đậm màu) và sự lựa chọn để quy định các bộ ký tự khác đối với sự xác lập mặc định đã biết.
- Định dạng Micro QR code (cũng được quy định trong tiêu chuẩn này) là một biến thể của QR code 2005 với một số rút gọn các môđun tiêu đề và một phạm vi các cỡ bị giới hạn, cho phép thể hiện một lượng dữ liệu từ nhỏ đến vừa vào trong một mã hình nhỏ, đặc biệt phù hợp với việc tạo mã trực tiếp lên các phần và các phần hợp thành và phù hợp với các ứng dụng có diện tích gắn mã hạn chế.
QR code 2005 là một loại mã hình, dạng ma trận, gồm một tập hợp các môđun vuông danh định được sắp xếp thành Mẫu hình vuông, bao gồm một mẫu tìm kiếm đơn nhất đặt ở ba góc của mã vạch (đối với mã hình Micro QR code, thì chỉ đặt ở một góc) với mục tiêu trợ giúp việc xác định vị trí, kích cỡ và độ nghiêng của mã một cách dễ dàng. Có nhiều kích cỡ khác nhau của mã được đưa ra, cùng với bốn mức độ sửa lỗi. Kích cỡ của môđun do người sử dụng tự tạo lập cho phép tạo mã bằng nhiều kĩ thuật khác nhau.
QR code Model 2 tương thích hoàn toàn với các hệ thống đọc QR code 2005.
Khuyến nghị chỉ sử dụng QR code Model 1 trong các ứng dụng thuộc hệ thống đóng và không yêu cầu thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn này phải hỗ trợ Model 1. Vì QR code 2005 được khuyến nghị sử dụng trong các ứng dụng thuộc hệ thống mở, mới, tiêu chuẩn này quy định đầy đủ về QR code 2005 và liệt kê các điểm khác biệt giữa QR code Model 1 và QR code 2005 trong Phụ lục N.
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - KỸ THUẬT PHÂN ĐỊNH VÀ THU NHẬN DỮ LIỆU TỰ ĐỘNG - YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI MÃ HÌNH QR CODE 2005
Information technology - Automatic identification and data capture techniques - QR code 2005 bar code symbology specification
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với mã hình được gọi là QR code 2005. Tiêu chuẩn này quy định các đặc tính của mã hình QR code 2005, phương pháp mã hóa ký tự dữ liệu, định dạng mã vạch, các đặc tính về kích thước, các quy tắc sửa lỗi, thuật toán giải mã tham chiếu, các yêu cầu về chất lượng tạo mã và các tham số ứng dụng cho người sử dụng lựa chọn, và liệt kê các đặc tính của mã hình QR code Model 1 khác với mã hình QR code 2005 trong phụ lục tham khảo.
2. Tính phù hợp
Mã hình QR code 2005 (và thiết bị được thiết kế để tạo hoặc để đọc mã hình QR code 2005) phải được coi như đã phù hợp với tiêu chuẩn này nếu chúng quy định hay hỗ trợ các đặc tính đã định trong tiêu chuẩn này.
Thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn này có thể không đọc được mã vạch phù hợp với các yêu cầu đối với QR code Model 1, như được quy định trong TCVN 7322:2003 (ISO/IEC 18004:2000).
Thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn này có thể đọc được mã vạch phù hợp với các yêu cầu đối với QR code Model 2, như được quy định trong TCVN 7322:2003 (ISO/IEC 18004:2000).
Thiết bị đọc phù hợp với TCVN 7322:2003 (ISO/IEC 18004:2000) không có khả năng đọc tất cả mã vạch phù hợp với tiêu chuẩn này. Những thiết bị như vậy không có khả năng đọc mã vạch có tận dụng các đặc tính bổ sung của QR code 2005.
Thiết bị in phù hợp với TCVN 7322:2003 (ISO/IEC 18004:2000) không có khả năng in tất cả mã vạch quy định trong tiêu chuẩn này. Những thiết bị như vậy không có khả năng in mã vạch tận dụng các đặc tính bổ sung của QR code 2005.
Tuy nhiên, cũng phải chú ý rằng, QR code 2005 là dạng mã hình được khuyến nghị cho các ứng dụng thuộc hệ thống mở và mới.
3. Tiêu chuẩn viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
ISO/IEC 8859-1:1998, Information technology - 8-bit single-byte coded graphic character sets - Part 1: Latin alphabet No.1 (Công nghệ thông tin - Các bộ ký tự đồ họa được mã hóa bai đơn 8-bit - Phần 1: Bảng chữ cái Latinh số 1)
ISO/IEC 15415, Information technology - Automatic identification and data capture techniques - Bar code print quality test specification - Two-dimensional symbols (Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động - Yêu cầu kỹ thuật đối với kiểm tra chất lượng in mã vạch - Mã vạch hai chiều)
ISO/IEC 15424, Information technology - Automatic identification and data capture techniques - Data carrier identifiers (including symbology identifiers). (Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động - Số phân định vật mang dữ liệu (bao gồm cả số phân định mã hình).
ISO/IEC 19762-1, Information technology - Automatic identification and data capture (AIDC) techniques - Harmonized vocabulary - Part 1: General terms relating to AIDC (Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động (AIDC) - Từ vựng được hài hòa - Phần 1: Các thuật ngữ chung liên quan đến AIDC)
ISO/IEC 19762-2, Information technology - Automatic identification and data capture (AIDC) techniques - Harmonized vocabulary - Part 2: Optically readable media (ORM) (Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động (AIDC) - Từ vựng được hài hòa - Phần 2: Phương tiện có khả năng đọc về mặt quang học (ORM))
JIS X 0201, 7-bit and 8-bit character sets for Information Interchange. (Bộ ký tự 7-bit và 8-bit dùng để trao đổi thông tin)
JIS X 0208:1997, 7-bit and 8-bit double byte coded KANJI sets for Information Interchange. (Bộ KANJI được mã hóa byte đôi 7-bit và 8-bit dùng để trao đổi thông tin)
AIM, International Technical Specification, Extended Channel Interpretations (Phương thức dịch kênh mở rộng. Quy định kỹ thuật quốc tế, AIM):
- Part 1: ldentification schemes and protocols (Phần 1: Lược đồ và giao thức nhận dạng)
- Part 2: Registration procedure for coded character sets and other data formats (Phần 2: Thủ tục đăng ký các bộ ký tự được mã hóa và các dạng dữ liệu khác)
- Character set register (Đăng ký bộ ký tự).
AIM International symbology specification 97-001, QR code (Quy định kỹ thuật mã vạch của quốc tế AIM 97-001, QRcode)
GS1 general specification, GS1 (Quy định kỹ thuật chung của tổ chức GS1).
4. Thuật ngữ và định nghĩa, ký hiệu toán học và lôgic, chữ viết tắt và quy ước
4.1. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong ISO/IEC 19762-1 và ISO/IEC 19762-2 và các thuật ngữ dưới đây:
4.1.1. Mẫu căn chuẩn (Alignment pattern)
Mẫu tham chiếu được cố định ở những vị trí xác định trong một mã hình ma trận, cho phép phần mềm giải mã tái đồng bộ ánh xạ tọa độ của môđun ảnh trong trường hợp có biến dạng hình ảnh với số lượng vừa phải.
4.1.2. Chỉ dấu đếm ký tự (Character count indicator)
Chuỗi bit quy định độ dài dòng dữ liệu trong một mode.
4.1.3. Áp mặt nạ dữ liệu (Data masking)
Quá trình áp dụng phép toán logic XOR cho mẫu bit trong vùng mã hóa với một mẫu mặt nạ dữ liệu để tạo ra một mã hình có số lượng môđun tối và sáng cân bằng hơn và làm giảm sự xuất hiện các mẫu ảnh hưởng tới việc xử lý nhanh hình ảnh.
4.1.4. Số tham chiếu mẫu mặt nạ dữ liệu (Data mask pattern reference)
Số phân định 3-bit của các mẫu mặt nạ dữ liệu áp dụng cho mã hình.
4.1.5. Vùng mã hóa (Encoding region)
Vùng của mã hình không thuộc phạm vi được choán giữ bởi các mẫu chức năng, được sử dụng để mã hóa dữ liệu và các từ mã sửa lỗi và dành cho thông tin về định dạng và cỡ hình.
4.1.6. Tập con loại trừ (Exclusive subset)
Tập hợp con các ký tự trong phạm vi bộ ký tự của mode không chung với bộ ký tự giới hạn hơn của mode khác.
4.1.7. Mẫu mở rộng (Extension pattern)
Mẫu chức năng không mã hóa dữ liệu trong mã hình Model 1.
4.1.8. Thông tin định dạng (Format information)
Mẫu được mã hóa chứa thông tin về các ký tự mã hình, đóng vai trò cốt yếu cho phép phần còn lại của vùng mã hóa được giải mã.
4.1.9. Mã QR (QR code)
Thuộc về mã hình QR code 2005 được nhận dạng là các cỡ hình từ 1 đến 40, khác biệt với các mã hình Micro QR code.
4.1.10. Mẫu chức năng (Function pattern)
Thành phần ở trên đầu của mã hình (mẫu tìm kiếm, dấu phân cách, mẫu căn chỉnh và mẫu căn chuẩn) cần cho việc định vị mã hình hoặc nhận dạng các đặc điểm của nó để hỗ trợ việc giải mã.
4.1.11. Áp mặt nạ (Masking)
Quá trình áp dụng phép toán logic XOR cho mẫu bit trong vùng mã hình với một mẫu mặt nạ để làm giảm sự xuất hiện các mẫu ảnh hưởng tới việc xử lý nhanh hình ảnh.
4.1.12. Micro
Thuộc về mã hình QR code 2005 được nhận dạng là các cỡ hình từ M1 đến M4, khác biệt với các mã hình QR code.
4.1.13. Mode (Mode)
Phương pháp thể hiện bộ ký tự đã cho bằng một dòng bit.
4.1.14. Chỉ báo mode (Mode indicator)
Số phân định 4 bit chỉ ra chế độ mà chuỗi dữ liệu tiếp theo được mã hóa.
4.1.15. Bit độn thêm (Padding Bit)
Bit 0, không thể hiện dữ liệu, thường được sử dụng để lấp chỗ trống của từ mã cuối cùng sau dấu kết thúc trong dòng bit dữ liệu.
4.1.16. Mẫu tìm kiếm (Finder pattern)
Một trong ba thành phần đồng nhất của mẫu tìm kiếm trong mã hình QR code.
4.1.17. Bit dư (Remainder bit)
Bit 0, không thể hiện dữ liệu, được sử dụng để lấp chỗ trống của vùng mã hóa mã hình sau ký tự mã hình cuối cùng, khi phạm vi của vùng mã hóa có sẵn cho các ký tự mã hình không chia được một cách chính xác thành các ký tự mã hình 8-bit.
4.1.18. Từ mã dư (Remainder codeword)
Từ mã thêm vào, đặt sau các từ mã sửa lỗi, được sử dụng để lấp chỗ trống của từ mã để hoàn chỉnh mã hình nếu tổng số từ mã dữ liệu và sửa lỗi không lấp đầy dung lượng danh định của nó một cách chính xác.
4.1.19. Đoạn (Segment)
Chuỗi dữ liệu được mã hóa theo các quy tắc của ECI hoặc chế độ mã hóa.
4.1.20. Dấu phân cách (Separator)
Mẫu chức năng gồm tất cả các môđun sáng, độ rộng bằng 1 môđun, phân cách các mẫu tìm kiếm với phần còn lại của mã hình.
4.1.21. Số mã hình (Symbol number)
Trường 3 bit chỉ ra cỡ mã hình và mức sửa lỗi được áp dụng, được sử dụng như một phần của thông tin định dạng trong mã hình Micro QR code.
4.1.22. Dấu kết thúc (Terminator)
Mẫu bit về số đã biết (tùy thuộc vào mã hình) của tất cả các bit 0 được sử dụng để kết thúc dòng bit thể hiện dữ liệu.
4.1.23. Mẫu căn chỉnh (Timing pattern)
Chuỗi môđun tối và sáng luân phiên nhau cho phép xác định các tọa độ của môđun trong mã hình.
4.1.24. Cỡ hình (Version)
Cỡ của mã hình được thể hiện bằng vị trí của nó trong chuỗi các cỡ hình cho phép đối với mã hình Micro QR code từ 11 x 11 môđun (cỡ hình M1) đến 17 x 17 môđun (cỡ hình M4), hoặc đối với mã hình QR code từ 21 x 21 môđun (cỡ hình 1) đến 177 x 177 môđun (cỡ hình 40).
CHÚ THÍCH Có thể thêm hậu tố mức sửa lỗi áp dụng cho mã hình vào cỡ hình đã biết, ví dụ cỡ hình 4-L hoặc cỡ hình M3-Q.
4.1.25. Thông tin cỡ hình (Version information)
Mẫu được mã hóa trong các mã hình QR code 2005 chứa thông tin về cỡ mã hình cùng các bit sửa lỗi cho dữ liệu này.
4.2. Ký hiệu toán học và lôgic
Các ký hiệu toán học sử dụng trong các công thức và các phương trình được xác định sau khi chúng xuất hiện trong công thức hay phương trình.
Trong tiêu chuẩn này, các phép toán sẽ sử dụng các ký hiệu sau:
div | phần nguyên |
mod | số dư |
XOR | hàm logic hoặc loại trừ cho kết quả bằng 1 chỉ khi nào hai giá trị đầu vào không giống nhau. Hàm này được ký hiệu là Å. |
4.3. Chữ viết tắt
BCH Bose-Chaudhuri-Hocquenghem
ECI Extended Channel Interpretation (phương thức dịch kênh mở rộng)
RS Reed-Solomon
4.4. Quy ước
4.4.1. Vị trí của môđun
Để dễ dàng xem xét, vị trí của môđun được xác định theo hoành độ và tung độ trong mã hình dưới dạng (i,j) trong đó i chỉ hàng (đếm từ trên xuống) và j chỉ cột (đếm từ trái sang phải) tại vị trí mà môđun sẽ được đặt, bắt đầu đếm từ số 0. Như vậy, môđun có tọa độ (0,0) sẽ nằm ở góc trên cùng bên trái của mã hình.
4.4.2. Ký pháp Byte
Giá trị của Byte được biểu diễn theo hệ thập lục phân (cơ số 16).
4.4.3. Số tham chiếu cỡ hình
Đối với mã hình QR code, các cỡ mã hình được đề cập dưới dạng cỡ hình V-E trong đó V là số cỡ hình (từ 1 đến 40) và E là mức sửa lỗi (L, M, Q, H).
Đối với mã hình Micro QR code, các cỡ mã hình được đề cập dưới dạng cỡ hình MV-E trong đó chữ cái M chỉ ra định dạng của Micro QR code và V (với phạm vi từ 1 đến 4) và E (với các giá trị L, M và Q) có ý nghĩa như đã nêu ở trên.
5. Mô tả mã hình
5.1. Những đặc trưng cơ bản
QR code 2005 là mã hình dạng ma trận có những đặc trưng sau:
a) Định dạng:
1) QR code, với toàn bộ phạm vi các khả năng và dung lượng dữ liệu lớn nhất;
2) Micro QR code, với phần đầu được giảm bớt, một vài hạn chế về khả năng và dung lượng dữ liệu bị cắt giảm (so với mã hình QR code).
b) Bộ ký tự mã hóa:
1) dữ liệu số (số từ 0 - 9);
2) dữ liệu chữ số (số từ 0 - 9; chữ cái hoa từ A - Z; chín ký tự khác: dấu cách, $ % * + - . / :);
3) dữ liệu byte (mặc định: ISO/IEC 8859-1; hoặc các bộ khác nếu không được xác định (xem 6.3.4));
4) Các ký tự Kanji. Các ký tự Kanji trong QR code 2005 có thể được nén trong 13 bit.
c) Thể hiện dữ liệu:
Một môđun tối thường là số 1 hệ nhị phân và một môđun sáng thường là số 0 hệ nhị phân. Tuy nhiên cần xem thêm 5.2 để biết thêm chi tiết về sự đảo chiều của hệ số phản xạ
d) Cỡ của mã hình (không bao gồm vùng trống):
1) Mã hình Micro QR code: từ 11 x 11 môđun đến 17 x 17 môđun (các cỡ hình từ M1 đến M4, tăng dần mỗi lần mỗi cạnh 2 môđun);
2) Mã hình QR code: từ 21 x 21 môđun đến 177 x 177 môđun (các cỡ hình từ 1 đến 40, tăng dần mỗi lần mỗi cạnh 4 môđun).
e) Số lượng ký tự dữ liệu trong mỗi mã hình
1) cỡ mã hình Micro QR code lớn nhất, cỡ hình M4-L:
- dữ liệu số: 35 ký tự
- dữ liệu chữ số: 21 ký tự
- dữ liệu byte: 15 ký tự
- dữ liệu Kanji: 9 ký tự
2) cỡ mã hình QR code lớn nhất, cỡ hình 40-L:
- dữ liệu số: 7 089 ký tự
- dữ liệu chữ số: 4 296 ký tự
- dữ liệu byte: 2 953 ký tự
- dữ liệu Kanji: 1 817 ký tự
f) Các mức sửa lỗi có thể chọn lựa:
Có 4 mức sửa lỗi RS (gọi là L, M, Q và H theo thứ tự tăng dần về khả năng) cho phép khôi phục từ mã của mã hình:
- L 7%
- M 15%
- Q 25%
- H 30%
Đối với mã hình Micro QR code, không có mức sửa lỗi H. Đối với mã hình Micro QR code cỡ hình M1, khả năng RS chỉ được giới hạn đến sự phát hiện ra lỗi.
g) Kiểu mã:
Ma trận
h) Sự độc lập về hướng:
Có (cả sự xoay vòng và phản xạ)
Hình 1 minh họa mã hình QR code 2005 cỡ hình 1 có màu thông thường và với sự đảo chiều của hệ số phản xạ (xem 5.2), ở cả hai hướng thông thường và hình phản chiếu.
Hình 2 minh họa mã hình Micro QR code 2005 cỡ hình M2 có màu thông thường và với sự đảo chiều của hệ số phản xạ (xem 5.2), ở cả hai hướng thông thường và hình phản chiếu.
5.2. Tóm tắt các đặc tính bổ sung
Việc sử dụng các đặc tính bổ sung dưới đây là tùy chọn trong QR code 2005:
- Kết nối có cấu trúc
Đặc tính này cho phép các file dữ liệu được thể hiện một cách lôgic và liên tục trong tối đa 16 mã hình QR code 2005. Có thể quét theo trình tự bất kì các mã này để tái tạo lại dữ liệu nguồn một cách chính xác. Không có kết nối có cấu trúc cho mã Micro.
- Phương thức dịch kênh mở rộng
Cơ chế này cho phép mã hóa dữ liệu sử dụng các bộ ký tự khác với bộ ký tự mã hóa mặc định (ví dụ như các bộ chữ Ả rập, Siri, Hy Lạp) và các bộ dịch dữ liệu khác (chẳng hạn như khối dữ liệu sử dụng được xác định theo chuẩn nén) hoặc các yêu cầu đặc thù của ngành công nghiệp khác. Trong mã hình Micro QR code chỉ có phương thức dịch mặc định, không có các phương thức dịch kênh mở rộng khác.
- Sự đảo chiều của hệ số phản xạ
Các mã hình được nhằm để đọc khi bị tạo mã sao cho hình ảnh hoặc là tối trên sáng hoặc là sáng trên tối (xem Hình 1 và 2). Các quy định kỹ thuật trong tiêu chuẩn này căn cứ vào hình ảnh tối trên nền sáng, vì thế trong trường hợp mã hình được chế tạo ra có số tham chiếu hệ số phản xạ đảo chiều đến môđun tối hoặc sáng thì lần lượt phải coi đó là các số tham chiếu đến môđun sáng hoặc tối.
- Hình phản chiếu
Sự sắp xếp các môđun nêu trong tiêu chuẩn này thể hiện hướng “thông thường” của mã hình. Tuy nhiên, có thể giải mã được mã hình với sự sắp xếp các môđun đã được đổi chỗ ở bên. Khi xem xét mẫu tìm kiếm tại góc trên cùng bên trái, góc trên cùng bên phải và góc dưới cùng bên trái mã hình, ảnh hưởng của hình phản chiếu là làm thay đổi các vị trí hàng và cột của các môđun.
Hình 1 - Ví dụ về mã hình QR code 2005 mã hóa dòng chữ “QR Code Symbol” - (a) hướng thông thường và sự sắp xếp hệ số phản xạ thông thường; (b) hướng thông thường và hệ số phản xạ đảo chiều; (c) hướng hình phản chiếu và sự sắp xếp hệ số phản xạ thông thường; (d) hướng hình phản chiếu và hệ số phản xạ đảo chiều
Hình 2 - Ví dụ về mã hình Micro QR code cỡ hình M2 mã hóa dòng số “01234567” - (a) hướng thông thường và sự sắp xếp hệ số phản xạ thông thường; (b) hướng thông thường và hệ số phản xạ đảo chiều; (c) hướng hình phản chiếu và sự sắp xếp hệ số phản xạ thông thường; (d) hướng hình phản chiếu và hệ số phản xạ đảo chiều
CHÚ THÍCH Các dấu ở góc trong Hình 1 và 2 chỉ rõ sự mở rộng của vùng trống.
5.3. Cấu trúc mã hình
Mỗi một mã hình QR code 2005 phải được tạo bởi các môđun vuông danh định được xếp theo một ma trận vuông và sẽ bao hàm một vùng mã hóa và các mẫu chức năng, được gọi là mẫu tìm kiếm, dấu phân cách, mẫu căn chỉnh và mẫu căn chuẩn. Các mẫu chức năng không mã hóa dữ liệu. Bốn phía của mã sẽ được bao bọc bởi một đường viền trống. Hình 3 mô tả cấu trúc của mã hình cỡ 7. Hình 4 mô tả cấu trúc của mã hình cỡ M3.
Hình 3 - Cấu trúc của mã hình QR code 2005
Hình 4 - Cấu trúc của mã hình Micro QR code cỡ hình M3
5.3.1. Cỡ hình và kích thước mã hình
5.3.1.1. Mã hình QR code
Có 40 cỡ mã hình QR code 2005 được gọi là cỡ hình 1, cỡ hình 2... cỡ hình 40. Cỡ hình 1 gồm 21 x 21 môđun, cỡ hình 2 gồm 25 x 25 môđun, và cứ như vậy mỗi cỡ hình sau tăng thêm 4 môđun mỗi cạnh cho đến cỡ hình thứ 40 là 177 x 177 môđun. Hình 5 đến Hình 10 mô tả cấu trúc của các cỡ hình 1, 2, 6, 7, 14, 21 và 40.
Hình 5 - Mã hình cỡ 1 và 2
Hình 6 - Mã hình cỡ 6
Hình 7 - Mã hình cỡ 7
Hình 8 - Mã hình cỡ 14
Hình 9 - Mã hình cỡ 21
Hình 10 - Mã hình cỡ 40
(Mời xem tiếp trong file tải về)
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.