Tiêu chuẩn TCVN 4898:2009 Biểu trưng thông tin công cộng bằng hình vẽ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4898:2009

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4898:2009 ISO 7001:2007 Biểu trưng bằng hình vẽ-Biểu trưng thông tin công cộng
Số hiệu:TCVN 4898:2009Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Thông tin-Truyền thông
Năm ban hành:2009Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 4898:2009

ISO 7001:2007

BIỂU TRƯNG BẰNG HÌNH VẼ - BIỂU TRƯNG THÔNG TIN CÔNG CỘNG

Graphical symbols - Public information symbols

Lời nói đầu

TCVN 4898 : 2009 thay thế TCVN 4898 : 1989;

TCVN 4898 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 7001 : 2007;

TCVN 4898 : 2009 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 46 “Thông tin và tư liệu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

BIỂU TRƯNG BẰNG HÌNH VẼ - BIỂU TRƯNG THÔNG TIN CÔNG CỘNG

Graphical symbols - Public information symbols

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các biểu trưng bằng hình vẽ dùng cho mục đích thông tin công cộng.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các biểu trưng công cộng tại tất cả các địa điểm và các khu vực công cộng. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này không áp dụng cho các ký hiệu an toàn hoặc những khu vực có các quy định khác liên quan với một số điều của tiêu chuẩn này (ví dụ, ký hiệu giao thông trên quốc lộ).

Tiêu chuẩn này quy định các biểu trưng nguyên bản có tỷ lệ phù hợp với mục đích ứng dụng và sao chép lại.

Các biểu trưng có thể sử dụng kết hợp với phần lời để dễ hiểu.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 3864-1, Graphical symbols - Safety colours and safety signs - Part 1: Design principles for safety signs in workplaces and public areas (Các biểu trưng bằng hình vẽ - Các hình vẽ an toàn bằng màu và các ký hiệu an toàn - Phần 1: Các nguyên tắc thiết kế cho ký hiệu an toàn tại nơi làm việc và nơi công cộng)

ISO 177724, Graphical symbols - Vocabulary (Các biểu trưng bằng hình vẽ - Từ vựng)

ISO 22727: 2007, Graphical symbols - Creation and design of public information symbols - Requirements (Các biểu trưng bằng hình vẽ - Sáng tạo và thiết kế các biểu trưng thông tin công cộng - Yêu cầu chung)

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong ISO 17724 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1. Biểu trưng bằng hình vẽ (graphical symbol)

Các hình vẽ có thể nhận thấy bằng mắt với ý nghĩa cụ thể dùng để truyền tải thông tin không phụ thuộc vào bất cứ ngôn ngữ nào.

3.2. Biểu trưng thông tin công cộng (public information symbol)

Ký hiệu bằng hình vẽ nhằm đưa thông tin cho quảng đại quần chúng một cách dễ hiểu không cần phải có các chuyên gia hoặc huấn luyện chuyên môn.

3.3. Ký hiệu an toàn (safety sign)

Ký hiệu mang những thông điệp chung về an toàn, được tạo ra bởi sự kết hợp về màu sắc và hình dạng hình học, bởi các biểu tng hình vẽ, đưa ra những thông điệp an toàn cụ thể.

[ISO 7010: 2003, 3.7]

3.4. Sự phủ định (negation)

Chỉ thị sự không có hoặc sự đối lập với những cái có thực hoặc khẳng định.

3.5. Ý nghĩa (meaning)

Thông điệp mà các biểu trưng thông tin công cộng nhằm truyền đạt

3.6. Chức năng (function)

Các mô tả bằng lời văn các thông tin cần truyền đạt bởi các biểu trưng bằng hình vẽ.

3.7. Nội dung hình vẽ (image content)

Các mô tả bằng lời văn về các yếu tố của biểu trưng bằng hình vẽ hoặc các ký hiệu an toàn và sự bố trí liên quan của chúng.

4. Yêu cầu chung

4.1. Kích thước

Các biểu trưng thông tin công cộng nêu trong tiêu chuẩn này được thiết kế mô phỏng theo các kích cỡ khác nhau để phù hợp với các ứng dụng khác nhau, ví dụ từ các thông báo phương hướng có kích cỡ nhỏ cho đến các biển chỉ đường có kích cỡ lớn

4.2. Phần lời

Các biểu trưng bằng hình vẽ được thiết kế với mục đích sử dụng tự thân đtruyền tải những thông tin được mô tả các ý nghĩa (ngoại trừ các mũi tên chỉ hướng không thể sử dụng độc lập, xem 4.3). Tuy nhiên, các hình vẽ có thể kết hợp với các phần lời liên quan trên biển hiệu hoặc thông báo, v.v... nếu thích hợp. Điều này có thể thuận tiện cho việc thông hiểu đối với các biểu trưng (ký hiệu) được tạo ra chưa được thông hiểu.

4.3. Mũi tên

Mũi tên chhướng (số biểu trưng Pl PF 030) chỉ được sử dụng kết hợp với các biểu trưng khác (hoặc ký hiệu và phần lời) đ chỉ ra các di chuyển của người hướng về một thứ gì đó. Ví dụ được nêu trong Hình 1.

Hình 1 - Sử dụng mũi tên chhướng với biểu trưng liên quan đến ch dẫn khu vệ sinh dành cho phụ nữ bên tay phải

Mũi tên chỉ hướng phải được sử dụng để chỉ dẫn các hướng dành cho người như trình bày ở Hình 2.

Hướng tiến bên phải

Hướng tiến bên trái

Hướng về phía trước từ đây

Hướng về phía trước và đi qua từ đây

Hướng về phía trước và lên trên từ đây

Hướng lên trước rẽ phải

Hướng về phía trước và đi qua bên phải

Hướng đi xuống rẽ phải

Hướng đi lên rẽ trái

Hướng về phía trước và đi qua bên trái

Hướng đi xuống rẽ trái

Hướng đi xuống từ đây

Hình 2 - Sử dụng các mũi tên chỉ hướng

Việc sử dụng tất cả các mũi tên khác được đưa ra với các ý nghĩa và ký hiệu bằng hình vẽ liên quan.

4.4. Màu sắc và sự tương phản

Biểu trưng thông tin công cộng nêu trong tiêu chuẩn này có thể được mô phỏng bằng các màu sắc bất kỳ. Tuy nhiên, việc kết hợp các màu sắc và hình dạng an toàn quy định trong ISO 3864-1 phải được tránh để đảm bảo không có sự nhầm lẫn giữa biểu trưng thông tin công cộng và các biển hiệu an toàn. Điều này cũng được áp dụng với các mũi tên khi sử dụng màu xanh lá cây và màu trắng để đảm bảo không có sự nhầm lẫn với các mũi tên chỉ hướng, điều kiện an toàn, được sử dụng cho các tuyến đường đi.

Sự tương phản rõ rệt giữa biểu trưng và nền của nó rất là quan trọng và các biểu trưng phải có một diện tích xung quanh đủ ln để đảm bảo việc nhận biết. Các minh ha của biểu trưng bng hình vẽ trong tiêu chuẩn này có đánh dấu ở góc để đưa ra chỉ dẫn về diện tích tối thiểu được yêu cầu.

4.5. Sự phủ định

Vì lý do tiện nghi và thuận lợi thì tốt nhất các biểu trưng thông tin công cộng phải ở dạng phủ định.

Khi toàn bộ hoạt động bị phủ định, yếu tố phủ định phải là một gạch chéo từ đỉnh bên trái tới đáy bên phải như trình bày Hình 3. Để mà đảm bảo rằng không có sự nhầm lẫn với các biển hiệu an toàn thì không được có vòng tròn bao quanh. Vạch phủ định phải được đặt chèn qua các biểu trưng bằng hình vẽ. Biểu trưng bằng hình vẽ phải được thiết kế sao cho khi đặt trong khuôn mẫu quy định tại 7.2 của ISO 22727 : 2007 vạch phủ định không làm lu mờ các chi tiết quan trọng.

Khi các phần tử ký hiệu bằng hình vẽ trong biểu trưng thông tin công cộng là phủ định đ chỉ dẫn các hành động ngăn cấm cụ thể, các phn tử phủ định phải đánh du nhân như trình bày ở Hình 4.

Dấu nhân phủ định phải được đặt trên các biểu trưng bằng hình vẽ được ph định.

Vạch ph định và dấu nhân phủ định thông thường là màu đỏ.

Ý nghĩa: Không dùng xe đy hành lý hoặc xe kéo.

Chức năng: Dấu hiệu rằng không được phép dùng xe đẩy hành lý hoặc xe kéo

Nội dung hình nh: Hình nhìn một bên hành lý trên xe đẩy hoặc xe kéo và vạch phủ định.

Hình 3 - Ví dụ về việc sử dụng dấu gạch chéo phủ định

Ý nghĩa: Không được ném, vứt rác

Chức năng: Ch dẫn mọi người không được ném, vứt rác

Nội dung hình ảnh Trước mặt là hình người có 4 vật thể hiện rác đang rơi xuống từ tay họ và có dấu nhân phủ định trên chúng

Hình 4 - Ví dụ về việc sử dụng dấu nhân phủ định

5. Ý nghĩa và việc phân loại các biểu trưng thông tin công cộng

5.1. Tổng quát

Các tóm tắt (bảng 1 và 2) sau đây được cung cấp nhằm thuận lợi hóa việc tra tìm về các biểu trưng thông tin công cộng.

Tiêu chuẩn này được duy trì dưới dạng điện tử thông qua việc sử dụng cơ sở dữ liệu. Các chỉ mục của cơ sở dữ liệu này được sử dụng trong các mô tả tổng quát như những phương tiện tìm kiếm với mỗi biểu trưng thông tin công cộng được tiêu chuẩn hóa có một số tham chiếu.

5.2. Ý nghĩa

Bảng 1 đưa ra danh sách các ý nghĩa và cung cấp các số tham chiếu.

5.3. Phân loại

Để thuận tiện cho người sử dụng, các biểu trưng thông tin công cộng trong tiêu chun này được nhóm lại theo các khu vực ở đó chúng thường được sử dụng. Tuy nhiên, các nhóm này không phải là duy nhất và việc sử dụng các biểu trưng thông tin công cộng trong các khu vực khác, khi thích hợp, không bị ngăn cản. Các biểu trưng thông tin công cộng được phân loại như sau:

- PF Tiện ích công cộng;

- TF Các phương tiện vận chuyển;

- TC Hệ thống du lịch, văn hóa và di sản;

- SA Các hoạt động thể thao;

- CF Các tiện ích thương mại;

- BP Hành vi của công chúng (không kể an toàn công cộng).

Bảng 2 tóm tắt các biểu trưng thông tin công cộng theo cách phân loại này.

Mỗi biểu trưng thông tin công cộng chỉ nên được sử dụng để truyền tải một thông điệp thông tin công cộng, và chỉ nên được xếp ở một loại mà thôi.

Bảng 1 - Tóm tắt ý nghĩa các biểu trưng

Ý nghĩa

Số tham chiếu

ATM (máy rút tiền tự động) hoặc dịch vụ tiền mặt hoặc máy rút tiền mặt

Pl CF 005

Bãi đỗ nhà lưu động hoặc nhà lưu động

Pl TC 003

Bãi đỗ xe hoặc đỗ xe

Pl TF 014

Bãi để xe đạp

Pl TF 021

Bến xe buýt hoặc trạm dừng xe buýt hoặc xe buýt

Pl TF 006

Các tiện nghi dành cho hội nghị

Pl CF 010

Chăm sóc trẻ em hoặc nhà trẻ

Pl PF 023

Nhà tắm

Pl PF 026

Cho thuê xe ô tô

Pl TF 009

Tiệm cà phê hoặc căng tin - giải khát

Pl CF 002

Địa điểm cắm trại hoặc cm trại

Pl TC 002

Dịch vụ tiền mặt hoặc máy rút tiền mặt hoặc ATM (máy rút tiền tự động)

Pl CF 005

Xe đạp hoặc phương tiện đạp

Pl TF 010

Kiểm tra hành lý hoặc hải quan

Pl TF 018

Nơi nhận lại hành lý

Pl TF 020

Nơi giữ hoặc gửi lại hành lý

Pl PF 012

Tủ khóa gửi đồ hoặc tủ khóa thuê tự động bng tiền xu

Pl PF 013

Mũi tên - mũi tên chỉ dẫn

Pl PF 030

Nhà vệ sinh cho người khuyết tật hoặc toàn năng

Pl PF 006

Phòng hối đoái hoặc đổi tiền

Pl CF 004

Nước uống

Pl PF 007

Phòng giữ đồ

Pl PF 024

Phòng hoặc khách sạn

Pl CF 003

Quầy bán rượu

Pl CF 008

Sân bay hoặc máy bay

Pl TF 001

Thang máy

Pl PF 019

Thang ghế cáp

PI TF 013

Thang máy cho người khuyết tật

Pl PF 031

Thuyền hoặc bến cảng hoặc tàu thủy hoặc phà

Pl TF 004

Việc đăng ký hoặc bộ phận lễ tân

Pl PF 008

Xe cáp treo hoặc xe cáp leo núi

Pl TF 012

Xe đẩy hoặc xe chở hành lý

Pl PF 018

Xe cáp

Pl TF 011

Bệnh viện

Pl PF 002

Các môn thể thao chung hoặc các hoạt động thể thao

Pl SA 001

Cầu thang cuốn

Pl PF 020

Cầu thang cuốn, đi lên

Pl PF 034

Cầu thang cuốn, đi xuống

Pl PF 033

Chuyến bay đến

Pl TF 016

Chuyến bay đi

Pl TF 015

Chuyển máy bay

PI TF 017

Công viên - giải trí

Pl TC 006

Hiệu thuốc

Pl CF 007

Hòm thư hoặc thư hoặc bưu điện

Pl PF 016

Khách sạn hoặc phòng ở

Pl CF 003

Khu vực dã ngoại

Pl TC 004

Kiểm soát/kiểm tra hộ chiếu hoặc nhập cảnh

Pl TF 019

Lối đi bộ tự hành

Pl PF 032

Lối ra

Pl PF 029

Lối vào

Pl PF 028

Nhà trẻ hoặc nơi chăm sóc trẻ em

Pl PF 023

Nhà vệ sinh nam

Pl PF 004

Nhà vệ sinh nữ

Pl PF 005

Nơi ngắm cảnh hoặc nhìn toàn cảnh

Pl TC 001

Phà hoặc cảng hoặc tàu thủy hoặc thuyền

Pl TF 004

Phòng đợi hoặc khu vực chờ

Pl PF 014

Sân bay dành cho máy bay lên thẳng hoặc máy bay lên thẳng

Pl TF 005

Tài sản bị mất và tìm thấy hoặc bị thất lạc

Pl PF 009

Thông tin

Pl PF 001

Thùng rác

Pl PF 027

Trạm xăng

Pl CF 009

Xe điện ngầm hoặc ga tàu điện ngầm hoặc tàu điện

Pl TF 003

Xếp thành hàng ba

Pl BP 005

Xếp thành hàng hai

Pl BP 004

Xếp thành hàng một

Pl BP 003

Khu vực vui chơi

Pl TC 005

Thư tín hoặc bưu điện hoặc hộp thư

Pl PF 016

Trật tự hoặc im lặng

Pl BP 001

Đường sắt leo dốc hoặc chạy cáp

Pl TF 012

Nhà ga hoặc đường sắt

Pl TF 002

Dốc hoặc lối vào dốc

Pl PF 022

Thuê ôtô hoặc tiền thuê xe

Pl TF 009

Nhà hàng

Pl CF 001

Thùng rác hoặc hộp rác hoặc sọt rác

Pl PF 027

Cửa hàng hoặc mua sắm

Pl CF 006

Phòng tắm vòi hoa sen

Pl PF 025

Trật tự hoặc im lặng

Pl BP 001

Khu vực hút thuốc hoặc được phép hút thuốc

Pl PF 015

Sân vận động

Pl SA 002

Cầu thang

Pl PF 021

Đứng về bên trái (hoặc bên phải)

Pl BP 002

Bến xe điện hoặc xe điện

Pl TF 007

Bến taxi và xe taxi

PI TF 008

Điện thoại

Pl PF 017

Vé hoặc nơi bán vé

Pl PF 010

Điểm xác nhận vé

Pl PF 011

Nhà vệ sinh - cho cả hai giới

Pl PF 003

Nước - Nước uống

Pl PF 007

Lối vào

Pl PF 028

Lối ra

Pl PF 029

Vườn thú

Pl TC 007

6. Tiêu chuẩn hóa các biểu trưng thông tin công cộng

Bảng 3 đến 8 đưa ra các biểu trưng gốc có kích thước đồng nhất 70 mm có đánh dấu góc để cho phép phóng to hoặc giảm tỷ lệ một cách chính xác. Biểu trưng minh họa được thể hiện không có đường viền để phù hợp với tỷ lệ khi sao chép, mặc dù việc sử dụng đường viền ngoài cũng được khuyến khích. Các biểu trưng phải được sao chép một cách chính xác như trình bày trong Bảng 3 đến Bảng 8. Tuy nhiên, một số mức thay đổi hình vẽ được cho phép khi sự khác nhau về quốc gia và văn hóa hoặc các áp dụng về định dạng đặc biệt cần được cân nhắc. Với điều kiện là vẫn hiểu được các ký hiệu, việc sao chép và sử dụng các biểu trưng một cách phù hợp sẽ làm cho mức độ hiểu biết được cải thiện dần ở trình độ quốc tế.

Bảng 3 đến Bảng 8 thể hiện các biểu trưng thông tin công cộng gốc theo cách phân loại như sau:

- PF

Nơi công cộng

xem Bảng 3

- TF

Các phương tiện vận chuyển

xem Bảng 4

- TC

Hệ thống du lịch, văn hóa và di sản;

xem Bảng 5

- SA

Các hoạt động thể thao

xem Bảng 6

- CF

Các hoạt động thương mại

xem Bảng 7

- BP

Hành vi của công chúng (không kể đến các ký hiệu an toàn)

xem Bảng 8

Bảng 3 đến Bảng 8 cũng đưa ra các ý nghĩa, chức năng và nội dung hình ảnh cho mỗi một biểu tượng.

Trong trường hợp khi định hướng của biểu tượng không cơ bản nêu được ý nghĩa của nó thì có thể thay đổi định hướng.

Một biểu trưng bằng hình vẽ thông thường phải là một dạng thức có thể điền chữ.

Bảng 2 - Tóm tắt các biểu trưng thông tin công cộng

(Mời xem tiếp trong file tải về)

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi