Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12837:2019 ISO 13009:2015 Yêu cầu và khuyến nghị đối với hoạt động bãi tắm biển

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12837:2019

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12837:2019 ISO 13009:2015 Du lịch và các dịch vụ liên quan - Yêu cầu và khuyến nghị đối với hoạt động bãi tắm biển
Số hiệu:TCVN 12837:2019Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch
Năm ban hành:2019Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12837:2019

ISO 13009:2015

DU LỊCH VÀ CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN - YÊU CẦU VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÃI TẮM BIỂN

Tourism and related services - Requirements and recommendations for beach operation

 

Lời nói đầu

TCVN 12837:2019 hoàn toàn tương đương với ISO 13009:2015;

TCVN 12837:2019 do Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (Tổng cục Du lịch) biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

Lời giới thiệu

Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn quốc gia về các bãi tắm và có rất ít các hướng dẫn về quản lý bãi tắm để giúp các nhà khai thác xác định và xây dựng kế hoạch quản lý bãi tắm. Vì vậy, nhiều bãi tắm chưa được phát triển hoặc quản lý theo hướng bền vững, dn đến một số bãi tắm mất đi vẻ đẹp tự nhiên và có thể mang lại những trải nghiệm tiêu cực đối với du khách. Tiêu chuẩn này nhằm đưa ra những hướng dẫn để trợ giúp thiết lập các chun đối sánh quốc tế cho việc quản lý và đảm bảo an toàn bãi tắm.

Mục đích của tiêu chuẩn này là giúp các đơn vị khai thác bãi tắm đưa ra quyết định tốt hơn về quản lý các bãi tắm do họ chịu trách nhiệm, áp dụng cách tiếp cận phù hợp dựa trên các thực hành tốt nhất. Ngoài việc tổ chức bãi tắm nói chung, tiêu chuẩn này cũng giới thiệu các khía cạnh quan trọng khác, như cung cấp thông tin và giáo dục về an toàn, biển báo, tiếp cận và phân vùng bãi tắm, giám sát và cứu hộ, chất lượng nước và các cơ s vật chất bãi tắm.

Mỗi bãi tắm có những đặc trưng riêng của nó. Một bãi tắm có thể có mức hoạt động thấp phần lớn thời gian trong năm, nhưng được xếp vào nhóm bãi tắm có mức hoạt động cao ch trong thời gian hai tuần ca năm (ví dụ mùa cao điểm hoặc trong dịp lễ hội), vì vậy cần có cách quản lý khác nhau cho phù hợp và có thêm những phương án quản lý tạm thời. Tiêu chuẩn này áp dụng cho cả bãi tắm có mức hoạt động cao và những bãi tắm có mức hoạt động thấp, không có sự phân biệt rõ về các loại bãi tắm.

Đơn vị khai thác bãi tắm có thể lựa chọn áp dụng từng tiêu chí riêng của tiêu chuẩn này cho một bãi tắm cụ th, như tập hợp tiêu chí đ kết luận khi thực hiện đánh giá rủi ro bãi tắm. Đánh giá rủi ro bãi tắm là cách thức đơn giản để giúp rà soát những yêu cầu đối với công tác quản lý và đảm bảo an toàn cho từng bãi tm.

Để thực hiện tiêu chuẩn này một cách hiệu quả nhất, đơn vị khai thác bãi tắm nên áp dụng một quá trình quản lý rủi ro tích cực, trong đó tập trung vào các rủi ro và mối nguy hiện có tại mỗi bãi tắm và xác định các biện pháp kiểm soát phù hợp cần thiết để giảm khả năng xảy ra về tần suất hoặc ảnh hưng của các rủi ro (xem Điều 6). Việc đánh giá rủi ro cũng xác định ra loại bãi tắm (nghĩa là bãi tắm có mức hoạt động cao hoặc bãi tắm có mức hoạt động thấp).

 

DU LỊCH VÀ CÁC DỊCH VỤ LIÊN QUAN - YÊU CẦU VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÃI TẮM BIỂN

Tourism and related services - Requirements and recommendations for beach operation

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu chung và khuyến nghị đối với các đơn v khai thác bãi tắm biển (sau đây gọi là bãi tắm) có cung cấp dịch vụ cho khách du lịch và khách tham quan. Tiêu chuẩn này cũng cung cấp hướng dẫn cho cả đơn vị khai thác bãi tắm và người sử dụng bãi tắm về lập kế hoạch và quản lý bền vững, quyền sử dụng, khai thác bãi tắm, nhu cầu cung cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ bền vững, bao gồm cả an toàn bãi tắm, thông tin và truyền thông, vệ sinh và loại bỏ rác thải.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các bãi tắm trong mùa tắm.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết trong việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố, thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu không ghi năm công bố, thì áp dụng phiên bản mới nhật (bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung).

TCVN 4898 (ISO 7001), Biểu trưng bằng hình vẽ - Biểu trưng thông tin công cộng

ISO 20712-1, Water safety signs and beach safety flags - Part 1: Specifications for water safety signs used in workplaces and public areas (Biển báo an toàn dưới nước và cờ an toàn bãi biển - Phần 1: Yêu cầu đối với biển báo an toàn dưới nước sử dụng ở khu vực làm việc và khu vực công cộng)

ISO 20712-2, Water safety signs and beach safety flags - Part 2: Specifications for beach safety flags - Colour, shape, meaning and performance (Biển báo an toàn dưới nước và cờ an toàn bãi biển - Phần 2: Yêu cầu đối với cờ an toàn bãi biển - Màu sắc, hình dáng, ý nghĩa và tính năng)

ISO 20712-3, Water safety signs and beach safety flags - Part 3: Guidance for use (Biển báo an toàn dưới nước và cờ an toàn bãi biển - Phần 3: Hướng dẫn s dụng)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây:

3.1

Bãi tắm tiếp cận cho mọi đối tượng (accessible beach)

Bãi tắm (3.3) đáp ứng một số yêu cầu, đảm bảo an toàn cho việc sử dụng của những người có nhu cầu cụ thể.

3.2

Mùa tắm (bathing season)

Khoảng thời gian trong năm có các dịch vụ (3.13) bãi tắm và có nhiều người đến tắm, căn cứ yếu tố bản địa và đánh giá rủi ro.

CHÚ THÍCH: Xem 6.2 về thông tin đánh giá rủi ro.

3.3

Bãi tắm biển (beach)

Khu vực tự nhiên hay nhân tạo được hình thành từ cát, sỏi, sỏi đá, đá cuội hoặc vật liệu khác, dễ tiếp cận với vùng nước và khu vực tắm, nơi có các hoạt động nghi dưỡng và dịch vụ (3.13) do đơn vị khai thác bãi tắm (3.4) cung cấp.

CHÚ THÍCH: Bãi tắm không gồm đường đi dạo, đường cho người đi bộ hoặc các loại đường tương tự kết nối đến hoặc liền kề bãi tắm.

3.4

Đơn vị khai thác bãi tắm (beach operator)

Tổ chức (3.11) được giao quản lý và kiểm soát mọi vấn đề liên quan đến bãi tắm (3.3), bao gồm cả quản lý công, cũng như phạm vi ảnh hưởng của nó.

CHÚ THÍCH: Đơn vị khai thác bãi tắm có thể là cơ quan có thẩm quyền tại địa phương hay tổ chức bất kỳ được ủy quyền hợp pháp để quản lý bãi tắm.

3.5

Sức chứa (carrying capacity)

Số lượng tối đa người sử dụng (3.16) có thể vào và sử dụng bãi tắm (3.3) ở trên bờ hoặc dưới nước trong một khoảng thời gian nhất định.

CHÚ THÍCH: Xem Phụ lục A để biết thêm thông tin.

3.6

Người kim soát các dịch vụ khẩn cấp (emergency services controller)

Người có trách nhiệm, thẩm quyền và năng lực điều phối các đơn vị ứng phó khẩn cấp ven bờ hoặc lên kế hoạch và giữ liên lạc với các cơ quan bên ngoài.

CHÚ THÍCH 1: Các cơ quan bên ngoài bao gồm cảnh sát, cứu ha, cứu thương, cảnh sát biển, bộ đội, lực lượng bảo vệ dân sự hoặc lực lượng cứu nạn, cứu hộ.

CHÚ THÍCH 2: Cơ quan hoặc đơn vị trợ giúp thường có tư cách pháp lý để điều phối các trường hợp khẩn cấp ven bờ.

3.7

Môi trường (environment)

Các điều kiện trong đó một tổ chức (3.11) hoạt động, bao gồm không khí, nước, đất, tài nguyên thiên nhiên, hệ thực vật, động vật, con người và các mối liên hệ nội tại của các yếu tố đó.

3.8

Sơ cứu (first aid)

Các hoạt động trong trường hợp khẩn cấp nhằm duy trì các chức năng quan trọng của một người đang bị thương, bt tỉnh hoặc nguy hiểm đến tính mạng đ không b nặng hơn cho đến khi người đó nhận được sự hỗ trợ tốt hơn.

[NGUỒN: TCVN 12593:2018 (ISO/TR 21102:2013), 2.9]

3.9

Bãi tắm có mức hoạt động cao (high activity beach)

Bãi tắm (3.3) thường xuyên có các các hoạt động vui chơi giải trí và thương mại.

CHÚ THÍCH: Mức hoạt động cao là do bãi tắm dễ tiếp cận, có cơ s vật chất khai thác thường xuyên hoặc được quảng cáo/qun lý tốt đáp ứng nhu cầu của người sử dụng (3.16).

3.10

Bãi tắm có mức hoạt động thấp (low activity beach)

Bãi tắm (3.3) có ít các hoạt động vui chơi giải trí và thương mại.

CHÚ THÍCH: Mức hoạt động thấp chủ yếu là do bãi tắm khó tiếp cận hoặc kề cận với các khu dân cư.

3.11

Tổ chức (organization)

Nhóm người và cơ sở vật chất với sự sắp xếp về các trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ.

VÍ DỤ: Công ty, tổng công ty, hãng, xí nghiệp, viện, hội từ thiện, người buôn bán riêng lẻ, hội hay các bộ phận hoặc tổ hợp các tổ chức trên.

CHÚ THÍCH 1: Việc bố trí sắp xếp nói chung là có thứ bậc.

CHÚ THÍCH 2: Tổ chức có thể là công cộng hay tư nhân.

CHÚ THÍCH 3: Định nghĩa này có hiệu lực đối với các mục đích của các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng. Thuật ngữ “tổ chức trong TCVN 6450 (ISO/IEC Guide 2) được định nghĩa khác.

[NGUỒN: TCVN ISO 9000 (ISO 9000)]

3.12

Dịch vụ cứu nạn, cứu hộ (rescue service)

Cơ quan hoặc tổ chức (3.11) có nhân viên được trang bị và đào tạo/huấn luyện để có thể ứng cứu kịp thời các trường hợp khẩn cấp ven bờ.

CHÚ THÍCH: Dịch vụ cứu nạn, cứu hộ bao gồm cảnh sát, cứu hỏa, cứu thương, cảnh sát biển, bộ đội, lực lượng bảo vệ dân sự hoặc lực lượng cứu nạn, cứu hộ.

3.13

Dịch vụ (service)

Sự cung cấp cụ thể cho cá nhân hoặc nhóm người nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sử dụng chung.

CHÚ THÍCH: Thông thường một dịch vụ yêu cầu phải có sự hỗ trợ ca các công trình cụ thể, tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể không cần thiết.

3.14

Nhà cung ứng (supplier)

Tổ chức (3.11) hoặc cá nhân cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ (3.13)

CHÚ THÍCH: Sản phẩm và dịch vụ bao gồm cả việc nhưng quyền khai thác, sử dụng và hợp đồng cung cấp.

3.15

Trạm quan sát (surveillance tower)

Chòi canh/ghế canh (surveillance point)

Cơ s vật chất tại các địa điểm trên hoặc gần bãi tắm (3.3) cho phép người đã được đào tạo/huấn luyện quan sát tốt và tiếp cận nhanh tới bãi tắm và khu vực mặt nước để thực hiện cứu nạn, cứu hộ hoặc cảnh báo các mối nguy cho người sử dụng (3.16).

CHÚ THÍCH: Nhân viên cứu hộ, cứu nạn và người giám sát là người đã được đào tạo/huấn luyện.

3.16

Người sử dụng (user)

Người đến bãi tắm (3.3) để giải trí hoặc làm việc.

CHÚ THÍCH: Người sử dụng có thể là khách tham quan, khách du lịch, nhân viên bãi tắm và người dân địa phương.

4  Yêu cầu chung và hướng dẫn về quản lý bãi tắm

4.1  Khái quát

Với hàng triệu khách du lịch đến khu vực ven bờ mỗi năm, bãi tắm đang đối mặt với nhu cầu về hoạt động vui chơi giải trí ngày càng tăng. Du lịch là ngành công nghiệp đứng thứ ba trên thế giới và là ngành kinh tế chủ đạo ca nhiều vùng. Do đó, có sự cạnh tranh ngày càng tăng trong việc sử dụng tài nguyên nước ven bờ và các khu vực bãi tắm.

Các hoạt động trên bãi tắm đang trở nên đa dạng hơn, từ đua xe chạy bằng diều tới lái xuồng cao tốc; bơi lội cho tới đua thuyền buồm và từ cưỡi ngựa cho đến các buổi tiệc nướng bãi tắm. Nhiều hoạt động, đặc biệt là các hoạt động có đông người tham gia, yêu cầu có các hình thức quản lý để làm giảm các mâu thuẫn có thể xảy ra ca các nhóm người sử dụng và khắc phục những tr ngại để cung cấp nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Không chỉ những mâu thuẫn về nhu cầu của người sử dụng cần được giải quyết mà nhu cầu khác biệt của người dân địa phương và khách du lịch cũng cần được xem xét. Các yêu cầu của người dân địa phương khác với các yêu cầu của khách du lịch và cân bằng nhu cầu của riêng họ là yếu tố chính trong việc quản lý và khai thác sử dụng bãi tm thành công.

Bãi tắm có thể sử dụng cho một số mục đích sau:

- vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng;

- bảo vệ dải ven bờ;

- tổ chức hoạt động thể thao;

- tổ chức sự kiện giáo dục, văn hóa - xã hội, tôn giáo hoặc thể thao;

- bảo tồn thiên nhiên;

- đánh bắt thủy sản;

- thực hiện hoạt động quân sự,

An ninh, an toàn là vấn đề ngày càng quan trọng các bãi tắm, và hiện nay, các đơn vị khai thác bãi tắm và cơ quan có thm quyền địa phương quan tâm nhiều hơn tới sự an toàn của con người và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Không phải tất cả các bãi tắm đều có thể dễ tiếp cận, nhưng cần được tiếp cận càng dễ càng tốt. Khi có thể, cần cho mọi người sử dụng bãi tắm tiếp cận tất cả các trang thiết bị và cơ sở vật cht bãi tắm, kể cả những người có nhu cầu cụ thể (ví dụ như bãi đỗ xe tại những khu vực quy định, dịch vụ vệ sinh, dịch vụ sơ cứu, dịch vụ nhà hàng, quán bar và các thông tin hữu ích tại lối vào bãi tắm).

4.2  Lợi ích của việc tuân thủ tiêu chuẩn

4.2.1  Lợi ích

Có nhiều lợi ích bền vững liên quan đến tiêu chuẩn này. Giá trị của tiêu chun này đối với các điểm đến du lịch là tiêu chuẩn không chỉ giúp các đơn vị khai thác bãi tắm cung cấp các trải nghiệm tốt hơn cho người sử dụng bãi tắm, mà còn giúp cải thiện cơ cấu kinh tế - xã hội của các khu ngh dưỡng ven bờ và cộng đồng địa phương ven bờ nói chung. Tiêu chuẩn này nhằm:

a) quy định về quản lý bãi tắm tin cậy và nhất quán;

b) có tầm nhìn về bãi tắm tốt hơn khi hoạch định các chính sách về pháp luật và quy định liên quan đến vùng ven bờ;

c) hài hòa quy định của quốc gia với hệ thống toàn cầu;

d) nâng cao nhận thức và thông tin về các vấn đề và rủi ro bãi tắm;

e) gia tăng các hoạt động vui chơi giải trí, tăng cường tiếp cận bãi tắm và vùng nước ven bờ;

f) khuyến khích theo dõi và đánh giá;

g) cung cấp thông tin về quản lý môi trường chung trên bãi tắm;

h) góp phần nâng cao nhận thức của người dân và cam kết phát triển bền vững;

i) góp phần bảo vệ môi trường bãi tắm;

j) gia tăng các trải nghiệm cho du khách và sự hài lòng của người sử dụng thông qua cung cấp dịch vụ có chất lượng, để xây dựng niềm tin ca khách hàng, tăng nhu cầu du lịch tới điểm đến và kéo theo sự tăng trưng kinh tế cho khu vực.

4.2.2  Các rủi ro

Có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn khi giữ nguyên hiện trạng và không áp dụng tiêu chuẩn để quản lý bãi tắm, ví dụ như:

a) Ảnh hưng về mặt kinh tế:

- bỏ lỡ sự cạnh tranh với các bãi tắm lân cận;

- quy hoạch phát triển du lịch bãi tắm không tốt: cảnh quan, quang cảnh nhìn ra biển không hấp dẫn, công trình kỹ thuật ven bờ thiết kế không đầy đ;

- đầu tư vào các sản phẩm du lịch nghèo nàn;

- hình ảnh tiêu cực trong truyền thông;

- quản lý cơ sử vật chất và trang thiết bị yếu kém.

b) Hệ quả về mặt xã hội:

- không đáp ứng sự mong đợi của người sử dụng;

- vấn đề về sức khỏe và an toàn như tai nạn, bệnh tật;

- vấn đề về nhận thức như người dân định cư xa bãi tắm;

- có hoạt động tội phạm và hành vi quấy nhiễu;

- quản lý quy hoạch không tốt;

- ô nhiễm.

4.3  Mối liên hệ giữa hoạt động khai thác bãi tắm với quản lý mối nguy

Tiêu chuẩn này cung cấp cách thức tốt nhất để quy hoạch thiết kế bãi tắm phù hợp với chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Ví dụ, ngập lụt và xói l ven bờ liên tục xảy ra khi gia tăng tần suất các đợt lũ nghiêm trọng do tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai ngày càng khốc liệt. Mặc dù vậy, cơ s hạ tầng bãi tắm thường ch bị hư hại khi chúng nằm trong khu vực có trị số biến động vùng bờ (ví dụ: xây dựng quá gần mức đỉnh triều cường). Vn đề chính ở đây là việc thiếu các quy định chuẩn về công trình xây dựng và kiểm soát phát triển, đặc biệt liên quan đến xây dựng cơ s vật chất bãi tắm.

Đối với các hoạt động vui chơi giải trí cụ thể trên bãi tắm và hoạt động liên quan đến môi trường nước, ngoài các quy định về công trình xây dựng, khuyến nghị nên có quy định kỹ thuật tổng thể để trợ giúp các nhà xây dựng, phát triển bãi tắm trong việc quy hoạch thiết kế và quản lý bãi tắm. Tất cả các quy định kỹ thuật phải hợp lý và khoa học, do đó, cần thiết có thêm các sở cứ và/hoặc các nghiên cứu thực tế (nghĩa là việc đánh giá rủi ro bãi tắm, xem 4.5). Cần phải nêu rõ các s cứ và/hoặc các nghiên cứu thực tế trước khi xây dựng quy định kỹ thuật.

Khuyến nghị đơn vị khai thác bãi tắm nên xây dựng quy định kỹ thuật về các khía cạnh sau:

a) hướng dẫn thiết kế tiếp cận bãi tắm;

b) hướng dẫn thiết kế và xây dựng cơ s vật chất (dịch vụ tiện ích) bãi tắm;

c) kiểm soát các khu vực (không thuận lợi, có nguy cơ rủi ro) trên bãi tắm;

d) bảo tồn, giữ gìn môi trường bãi tắm;

e) xây dựng và quản lý các khu chức năng ca bãi tắm;

f) bố trí, bảo trì và quản lý các cơ s vật chất và trang thiết bị cứu nạn, cứu hộ công cộng;

g) thông tin về an toàn bãi tắm;

h) quản lý và duy trì hiệu quả bãi tắm.

4.4  Quyền sử dụng bãi tắm

Cần làm rõ quyền s dụng, trách nhiệm và các phạm vi quy định khác đối với bãi tắm. Nếu là bãi tắm công cộng, đơn vị khai thác bãi tắm phải thông tin rõ đó là bãi tắm công cộng, ngay cả khi bãi tắm nằm phía trước một khách sạn và người sử dụng có thể (trên lý thuyết) lui tới tt cả các bãi tắm. Trách nhiệm của đơn vị khai thác bãi tắm phải làm rõ nếu một phần diện tích của bãi tắm có thể do bên khai thác thứ ba (tư nhân) nhận chuyển nhượng hoặc thuê.

4.5  Lập kế hoạch

4.5.1  Nhận diện các rủi ro về sức khỏe

Đơn vị khai thác bãi tắm hàng năm phải xây dựng, cập nhật, rà soát lại và duy trì thực hiện một quy trình bằng văn bản để nhận diện các rủi ro có thể ảnh hưng đến sức khỏe và lợi ích của người sử dụng, trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến các hoạt động, dịch vụ, công trình và tài nguyên của bãi tắm. Việc nhận diện các rủi ro tiềm ẩn về sức khỏe đối với người sử dụng bãi tắm phải bao gồm các nhóm rủi ro liên quan đến;

- đim cung cấp nước uống;

- vệ sinh môi trường bãi tắm;

- chất lượng nước tại khu vực bãi tắm [đo các thông số, ghi lại dữ liệu và báo cáo kết quả quan trắc theo quy định kỹ thuật quốc gia/quốc tế (xem Phụ lục B)];

- điều kiện thủy triều có nguy cơ gây mất vệ sinh môi trường bãi tắm;

- mưa lớn gây ngập lụt, nước thải và chất thải rắn chảy xuống bãi tắm, chất lượng nước kém do ô nhiễm tạm thời;

- các đặc điểm địa chất, địa hình và địa mạo ca bãi tắm (ví dụ như bề mặt bãi, cấu trúc nhân tạo, nền đá);

- xói l vùng bờ và lũ lụt;

- động thực vật, bao gồm cả sinh vật dưới nước;

- công trình và trang thiết bị dịch vụ tại bãi tắm;

- thông tin và cảnh báo an toàn cơ bản.

Kết quả áp dụng từng tiêu chí đặt ra trong danh sách nêu trên phải dựa trên các bằng chứng khách quan cho phép xác minh các kết quả của tất cả các đánh giá đã thực hiện.

Chất lượng nước tắm cần tuân thủ các hướng dẫn về chất lượng theo quy định ca Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (xem tài liệu tham khảo [11]).

4.5.2  Kế hoạch ứng phó tình huống khẩn cấp

Đơn vị khai thác bãi tắm phải có trách nhiệm:

a) xây dựng kế hoạch cụ thể bằng văn bản cho các tình huống khẩn cấp để ngăn ngừa và giảm tác động và rủi ro liên quan; nội dung kế hoạch này phải bao gồm:

- xác định các nguồn lực để giải quyết các tình huống khẩn cấp;

- xác định và chỉ rõ các cơ quan có trách nhiệm và có thẩm quyền liên quan đến các ứng phó trong những tình huống này;

b) xây dựng kế hoạch ứng phó khẩn cấp với các bên liên quan và thiết lập hệ thống phối hợp với họ;

c) chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để thực hiện kế hoạch khẩn cấp;

d) rà soát và lưu lại các kế hoạch khẩn cấp không hiệu quả qua các diễn tập thực tế mỗi năm và mỗi khi có tai nạn hoặc phát sinh trường hợp khẩn cấp và sửa đổi cho phù hợp;

e) thông báo các kế hoạch khẩn cấp đã được cập nhật tới người kiểm soát các dịch vụ khẩn cấp.

4.5.3  Kế hoạch tổ chức hoạt động, khai thác và bảo trì bãi tắm

Trong phạm vi đã xác định, đơn vị khai thác bãi tắm phải thiết lập một kế hoạch hoạt động khai thác và tổ chức bãi tắm, tối thiu bao gồm những nội dung sau:

a) phân định mùa tắm và ngoài mùa tắm;

b) tổ chức và khai thác sử dụng bãi tắm theo các mùa khác nhau trong năm, trong đó tập trung vào mùa tắm;

c) tổ chức và khai thác sử dụng các khu chức năng thuộc bãi tắm (ví dụ: khu vực quây phao, khu vực thuyền máy và khu vực cầu tàu ni);

d) xác định, tổ chức và khai thác sử dụng các điểm tiếp cận bãi tắm;

e) xác định các quy định hiện hành (quốc gia/địa phương) đối với mọi hoạt động trên bãi tắm (quán bar, địa điểm ăn uống ngoài trời, các lệnh cấm, các biển báo,...);

f) phân khu sử dụng và sức chứa của bãi tắm (xem Phụ lục A).

Đơn vị khai thác bãi tắm có trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến bảo trì bãi tắm, gồm:

- phân công nhân viên (chuyên trách) có nhiệm vụ đảm bảo cơ sở hạ tầng nằm trên bãi tắm phải được duy trì trong tình trạng tốt;

- ch định nhà cung ứng thực hiện bảo trì các công trình tại bãi tắm, đảm bảo xây dựng các hướng dẫn để đạt mức chất lượng và dịch vụ theo quy định trong tiêu chuẩn này;

- duy trì vệ sinh môi trường bãi tắm sạch sẽ;

- duy trì các công trình và trang thiết bị bãi tắm trong điều kiện sử dụng tốt và thiết lập các hoạt động cần thiết để đảm bảo khai thác và bảo quản đúng quy định;

- rà soát định kỳ và ghi lại các hoạt động bảo trì để đảm bảo các công trình và trang thiết bị vận hành chính xác (nếu có thể kim tra trong quá trình vệ sinh các công trình và trang thiết bị và đặc biệt chú ý đến hoạt động bảo trì dự phòng).

Tất cả các ý kiến của người sử dụng về các công trình và trang thiết bị trong bãi tắm phải được tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá để sửa chữa, bảo trì, đảm bảo điều kiện dịch vụ an toàn và vệ sinh.

Tất cả các nhân viên thực hiện công việc bảo trì trên bãi tắm phải có đủ trình độ và đơn vị khai thác bãi tắm phải đảm bảo nhân viên bảo trì có đủ trang thiết bị và công cụ lao động để thực hiện các hoạt động đúng quy định. Nếu nhân viên bảo trì tiếp xúc với người sử dụng bãi tắm thì các nhân viên bảo trì này phải mặc đồng phục để dễ nhận diện và phải biết về các quy tắc ứng xử để chăm sóc khách hàng.

Cùng với nhân viên bảo trì, đơn vị khai thác bãi tắm phải xác định các chỉ số theo dõi cht lượng dịch vụ và đánh giá mức độ hài lòng của người sử dụng.

Đơn vị khai thác bãi tắm phải có kế hoạch theo dõi và bảo trì theo các yêu cầu sau:

- theo dõi và bảo trì tất cả các công trình và trang thiết bị tại bãi tắm, kể cả di động hoặc cố định;

- đảm bảo các công trình và trang thiết bị trong tình trạng tốt để sử dụng theo yêu cầu;

- đảm bảo cung cấp dịch vụ phù hợp với nhu cầu của người sử dụng;

- đáp ứng tần suất và định kỳ bảo trì (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và hàng năm);

- phối hợp với quá trình kim tra, đánh giá các hoạt động đã được thực hiện;

- đáp ứng tình huống phát sinh do điu kiện môi trường đặc trưng của từng bãi tắm.

Nhiệm vụ bảo trì dự phòng nên thực hiện trong thời gian bãi tắm có mức hoạt động thấp. Trường hp bắt buộc phải bảo trì sửa chữa trong thời gian bãi tắm có mức hoạt động cao, đơn vị khai thác bãi tắm phải công bố, thông báo và cung cấp dịch vụ thay thế cho người sử dụng.

Đơn vị khai thác bãi tắm phải sử dụng đủ nhân lực và nguồn lực vật chất để thiết lập hệ thống bảo trì sửa chữa nhằm đưa các công trình đang sửa chữa tr lại sử dụng càng sớm càng tốt. Đơn vị khai thác bãi tắm cũng phải quy định thời gian sửa chữa phù hợp với các vấn đề và mức độ hư hỏng của công trình.

Đơn vị khai thác bãi tắm phải thiết lập một hệ thống thông tin liên lạc hiệu quả đ tất cả các bên cung cấp dịch vụ liên quan đều có th liên hệ với bộ phận dịch vụ bảo trì và thông báo cho bộ phận này biết về các sự cố trong vận hành hoặc bảo trì các công trình. Đồng thời, đơn vị khai thác bãi tắm cũng phải có phương thức thích hợp để người sử dụng thông báo mọi bất thường về các công trình đến bộ phận dịch vụ bảo trì.

Đơn vị khai thác bãi tắm phải lưu giữ thông tin về các hoạt động giám sát.

4.6  Trao đổi thông tin với các bên liên quan

Đơn vị khai thác bãi tắm phải phân công người chịu trách nhiệm về trao đổi thông tin và thiết lập các kênh thông tin liên lạc cần thiết, nhằm:

a) cung cấp thông tin cho người sử dụng về các dịch vụ và khi không có sẵn;

b) thông báo cho cả các cơ quan có thẩm quyền và người sử dụng về các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra;

c) trả lời khiếu nại, kiến nghị và tham vấn ý kiến của người sử dụng và các nhóm đối tượng quan tâm khác;

d) cung cấp thông tin về pháp luật và quy định liên quan có thể ảnh hưng đến người sử dụng:

e) cung cấp thông tin về môi trường và chất lượng nước.

4.7  Xúc tiến quảng bá bãi tắm

Đơn v khai thác bãi tắm phải lập danh sách các dịch vụ có sẵn cho người sử dụng. Các thông tin quảng bá tới người sử dụng bãi tắm phải liên quan đến:

a) dịch vụ được cung cp;

b) phương thức khiếu nại, kiến ngh;

c) các chỉ số dịch vụ và cam kết của đơn vị khai thác bãi tắm;

d) các chỉ số đạt được liên quan đến rủi ro về sức khỏe và an toàn;

e) các chỉ số đạt được liên quan đến các khía cạnh môi trường;

f) các mục tiêu phấn đấu trong giai đoạn hiện tại và kết quả đạt được của giai đoạn trước;

g) giá cả và thời gian hoạt động.

Đơn vị khai thác bãi tắm phải quảng bá ở nơi công cộng thông tin chính của các dịch vụ quan trọng nhất và ch dẫn nơi cung cấp nội dung đầy đủ cho người sử dụng.

Đơn vị khai thác bãi tắm phải có phương thức phù hợp để đảm bảo các thông tin xúc tiến quảng bá về bãi tm đến với người sử dụng đầy đủ, chính xác và rõ ràng.

Ngôn ngữ sử dụng trong cung cấp thông tin phải là tiếng Việt. Ngoài ra, phải sử dụng ít nhất một ngôn ngữ nước ngoài, do đơn v khai thác bãi tắm xác định, để cung cp thông tin (tốt nht là tiếng Anh). Cũng nên định dạng các thông tin để người có nhu cầu cụ thể/người khuyết tật có thể tiếp cận được.

Phải xác định người chịu trách nhiệm về việc chọn lựa thông tin xúc tiến quảng bá, sử dụng các kênh qung bá, cập nhật định kỳ thông tin và gỡ xuống khi thông tin lỗi thời.

4.8  Đo lường kết quả thực hiện

Đơn vị khai thác bãi tắm có trách nhiệm:

- thiết lập một hệ thống chỉ số liên quan đến quá trình phát triển của bãi tắm, tác động môi trường, sức khỏe và sự hài lòng của người sử dụng và mức độ chất lượng của các dịch vụ cung cấp;

- đảm bảo thực hiện các kế hoạch đã lập ra vào đầu mùa tắm, và phải thực hiện các hành động khắc phục cần thiết để đảm bảo an toàn cho người s dụng bãi tắm khi không tuân thủ nghiêm chnh các quy định an toàn, cứu nạn, cứu hộ hoặc khi số lượng các sự cố gia tăng;

- đưa ra phương thức đo lường sự hài lòng của khách hàng.

4.9  Sự hài lòng và thông tin phản hồi của khách hàng

Đơn vị khai thác bãi tắm phải có hệ thống phản hồi các khiếu nại, kiến nghị của người sử dụng, hướng dẫn giải quyết khiếu nại này và có nhân viên chuyên trách. Đơn vị khai thác bãi tắm phải thực hiện khảo sát sự hài lòng của khách hàng theo định kỳ hàng năm. Kết quả các cuộc khảo sát phải được tổng hợp và trình bày dưới định dạng dễ tiếp cận sử dụng cho việc tham khảo sau này (nghĩa là toàn bộ tài liệu báo cáo sự cố hàng năm).

5  Cơ sở hạ tầng

5.1  Khái quát

Đơn vị khai thác bãi tắm phải biết các quy định hiện hành về công trình xây dựng và vùng ven bờ, đồng thời tuân thủ các yêu cầu tối thiểu về dịch vụ và cơ sở hạ tầng tại Phụ lục C của tiêu chuẩn này.

Một số quy định đối với các hoạt động vùng ven bờ bao gồm:

- các quy định về công trình xây dựng đặc biệt quan trọng đối với các vùng ven bờ dễ sạt lở;

- các quy định về an toàn đảm bảo các giới hạn an toàn, phù hợp đối với từng khu vực riêng biệt.

Các tổ chức/doanh nghiệp/cá nhân cần có trách nhiệm về các hoạt động như:

- duy trì các dịch vụ tiện ích và dịch vụ vệ sinh;

- quản lý chung (thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh);

- đào tạo/huấn luyện đội ngũ nhân viên.

5.2  Cơ sở hạ tầng cố định

5.2.1  Dịch vụ vệ sinh

5.2.1.1  Yêu cầu chung

Các công trình dịch vụ vệ sinh phải bao gồm:

- nhà vệ sinh;

- điểm tắm tráng và rửa chân.

Đơn vị khai thác bãi tắm phải phân công nhân viên (chuyên trách) đảm bo các dịch vụ vệ sinh trong điều kiện hoạt động tốt, sạch sẽ và được quản lý tốt. Nếu phát hiện có thiếu sót thì phải thực hiện các biện pháp khắc phục cần thiết để đảm bảo các dịch vụ vệ sinh hoạt động tốt.

Đơn vị khai thác bãi tắm phải lập và lưu hồ sơ giám sát về dịch vụ vệ sinh.

Căn cứ vào kết quả khảo sát về sự hài lòng của khách hàng và/hoặc để xuất ci tiến của người sử dụng, đơn vị khai thác bãi tắm phải thông báo cho nhà cung ứng các vấn đề có liên quan đến dịch vụ vệ sinh.

Nước thải từ nhà vệ sinh phải được xử lý riêng và không được xả vào khu vực bãi tắm hoặc sông, suối, kênh, rạch, nguồn tiếp nhận.

Tt cả dịch vụ vệ sinh tại bãi tắm phải mở cửa cho người sử dụng trong thời gian bãi tắm hoạt động. Thời gian mở cửa do đơn vị khai thác bãi tắm quy định và thông báo cho người sử dụng (vì thời gian hoạt động có thể thay đổi theo mùa trong năm).

Trường hợp là bãi tắm cho mọi đối tượng tiếp cận, bãi tắm phải có các dịch vụ vệ sinh phù hợp với người có nhu cầu cụ th.

Các công trình dịch vụ vệ sinh phải được chdẫn ngay tại các đường chính vào bãi tắm, vị trí bảng chỉ dẫn do đơn vị khai thác bãi tắm xác định và được ch rõ trên bản đồ, sơ đồ (xem 6.1.5).

Các công trình dịch vụ vệ sinh phải có thiết kế phù hợp với môi trường tự nhiên hoặc đô thị của khu vực.

Tất cả các công trình và trang thiết bị trong dịch vụ vệ sinh phải được xác định trong kế hoạch bảo trì, sửa chữa và vệ sinh của bãi tắm.

Tất cả nhân viên vệ sinh phải mặc đồng phục để dễ nhận diện và phải biết về các quy tắc ứng xử để chăm sóc khách hàng.

Cùng với nhân viên vệ sinh, đơn vị khai thác bãi tắm phải xác định các chỉ số theo dõi mức độ chất lượng dịch vụ và mức độ hài lòng của người sử dụng.

5.2.1.2  Nhà vệ sinh

Đơn vị khai thác bãi tắm phải xác định đủ số lượng nhà vệ sinh để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và phù hợp với sức chứa của bãi tắm (đã được xác định trong kế hoạch tổ chức).

Nhà vệ sinh phải có các trang thiết bị và vật dụng sau:

a) Xí, tiểu;

b) sàn chống trơn trượt;

c) thùng rác có nắp;

d) giy vệ sinh;

e) giá đựng hoặc móc treo quần áo;

f) thông gió tự nhiên hoặc nhân tạo;

g) chậu rửa và sản phẩm rửa tay hoặc dung dịch khử trùng nếu không có điều kiện.

Trường hợp là bãi tắm cho mọi đối tượng tiếp cận, bãi tắm phải có ít nhất một nhà vệ sinh phù hợp với người có nhu cầu cụ thể.

5.2.1.3  Điểm tắm tráng và rửa chân

Bãi tắm phải có điểm tắm tráng nước ngọt, ngoại trừ các trường hợp sau:

- trái với quy định pháp luật;

- bãi tắm có vị trí nằm trong khu dân cư hoặc khu vực khan hiếm nước ngọt.

Nếu rơi vào cả hai trường hợp nêu trên, bãi tắm vẫn phải có điểm ra chân.

Phải đảm bảo đủ nước sử dụng cho điểm tắm tráng và rửa chân.

Phải có đủ số lượng điểm tắm tráng và rửa chân đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và phù hợp với sức chứa của bãi tắm.

Điểm tắm tráng và rửa chân (nếu có thể) nên có thiết bị phù hợp để tiết kiệm nước và xử lý nước thải.

Phải niêm yết các khuyến nghị và cảnh báo người sử dụng điểm tắm tráng và rửa chân về:

a) sử dụng xà phòng;

b) tránh lãng phí nước;

c) nước không uống được.

Nếu điểm tắm tráng và đim rửa chân có nền xây, nền này phải cao hơn cát để thoát nước. Bề mặt nền phải sạch sẽ và không có rêu. Nếu điểm tắm tráng và rửa chân nằm trực tiếp trên cát, cần phải có biện pháp kiểm soát sự phát trin của thực vật trong cát khu vực xung quanh điểm tắm tráng.

Trong cả hai trường hợp trên, phải tránh làm đọng nước ở khu vực xung quanh.

Trường hợp là bãi tắm cho mọi đối tượng tiếp cận, bãi tắm phải có điểm tắm tráng hoặc điểm rửa chân phù hợp với người có nhu cầu cụ thể.

5.2.2  Điểm cung cấp nước uống

Nếu bãi tắm có điểm cung cấp nước uống, phải áp dụng các biện pháp bảo vệ để tránh nguy cơ vật nuôi gây mt vệ sinh.

Trường hợp là bãi tắm cho mọi đối tượng tiếp cận, bãi tắm phải có ít nhất một điểm cung cấp nước uống phù hợp với người có nhu cầu cụ thể.

Các điểm cung cấp nước uống nên có các thiết bị phù hợp để tiết kiệm nước và trong nội quy sử dụng bãi tắm (xem 6.1.4) cần có nội dung về các biện pháp bảo vệ nguồn nước.

5.2.3  Tủ đựng đồ và phòng thay quần áo

Nếu bãi tắm có phòng thay quần áo, phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- sàn không trơn trượt;

- có móc quần áo;

- thông gió tự nhiên hoặc nhân tạo;

- có ghế đầu hay ghế dài.

Phòng thay quần áo nên bố trí gần lối vào.

Nếu bãi tắm có dịch vụ tủ đựng đồ, phải để người sử dụng cất đồ đạc cá nhân. Điểm cung cấp dịch vụ tủ đựng đồ phải có thiết kế phù hợp với cảnh quan thiên nhiên hoặc đô thị của khu vực xung quanh.

5.3  Cơ sở hạ tầng tạm thời

5.3.1  Che nắng bãi tắm

Đơn vị khai thác bãi tắm phải cung cấp phương tiện che nắng cho người sử dụng. Tại những nơi có thể thực hiện được, khuyến khích các phương tiện che nắng tự nhiên phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Xem Phụ lục D để có thêm hướng dẫn.

5.3.2  Cơ s hạ tầng tạm thời khác

Cơ sở hạ tầng tạm thời khác trên bãi tắm có thể bao gồm: ghế tắm nắng, nhà vệ sinh di động, điểm tắm tráng di động và chòi/ghế quan sát. Cơ sở hạ tầng tạm thời phải phù hợp với môi trường thiên nhiên và kiến trúc, đồng thời phải đáp ứng các tiêu chí riêng về môi trường và thẩm mỹ.

Các cơ s hạ tầng tạm thời này phải được kiểm tra và bảo trì, sửa chữa thường xuyên để đảm bảo sử dụng an toàn. Đơn vị khai thác bãi tắm ít nhất phải kiểm tra những nội dung sau:

- mức độ sạch sẽ của thiết bị;

- điều kiện sử dụng thiết bị;

- ảnh hưng của sơn và các vật liệu khác dùng khi bảo trì, sửa chữa cơ s hạ tầng và trang thiết bị;

- các rủi ro tiềm ẩn liên quan làm thiết bị hư hỏng và trục trặc.

Nên sử dụng các sản phẩm, vật liệu thân thiện với môi trường trong mọi trường hợp có thể.

5.4  Tiếp cận bãi tắm

5.4.1  Nguyên tắc chung

Đơn vị khai thác bãi tắm phải quy hoạch đường vào cho các phương tiện tới bãi tắm và xây dựng cách thức để đảm bảo đường vào được duy trì và sử dụng trong điều kiện thích hợp. Các kết quả phải được ghi lại và phân tích để có thể tiến hành cải tiến.

a) Tất cả các bãi tắm phải được tiếp cận càng nhiều càng tốt.

b) Nếu là bãi tắm công cộng, thông tin này phải được đơn vị khai thác bãi tắm thông báo.

c) Miễn phí khi tiếp cận bãi tắm công cộng, tuy nhiên, một số bãi tắm công cộng có thể phải trả một khoản phí nhỏ và hợp lý.

d) Đường vào bãi tắm phải luôn an toàn, sạch sẽ và được bảo trì, sửa chữa.

e) Đa số bãi tắm phải quy định hoàn toàn không có phương tiện giao thông. Các phương tiện (ngoại trừ các phương tiện lưu thông với mục đích vệ sinh và an toàn, như phương tiện cấp cứu) không được cho phép vào bãi tắm. Đơn vị khai thác bãi tắm phải bố trí đường vào cho các phương tiện đến khu vực đỗ xe của bãi tắm.

5.4.2  Trách nhiệm

Đơn vị khai thác bãi tắm phải phân công nhân viên (chuyên trách) có nhiệm vụ đảm bảo các khu vực và điểm tiếp cận phải giữ được chất lượng theo quy định trong tiêu chuẩn này.

Đơn vị khai thác bãi tắm phải thực hiện các nhiệm vụ giám sát cần thiết để đảm bảo các khu vực và đim tiếp cận phải được duy trì sử dụng trong điều kiện tốt và phải lưu giữ thông tin về tình trạng của các công trình.

5.4.3  Các yêu cầu chung về khả năng tiếp cận

Đường vào bãi tắm phải có các đoạn đường dốc thoai thoải thuận tiện phù hợp với người có nhu cầu cụ thể/người khuyết tật. Nếu có thể, đường dẫn tới khu vực mặt nước cũng cần phải thuận tiện.

Trường hợp là bãi tắm cho mọi đối tượng tiếp cận, phải có đường phù hợp với người có nhu cầu cụ thể dẫn tới các khu vực cao hơn, khu vực tắm tráng và dẫn tới tt cả các công trình và trang thiết bị của bãi tắm. Trường hợp bãi tắm được cơ quan có thẩm quyền công nhận, tại li vào của bãi tắm cho mọi đối tượng tiếp cận phải có biển báo rõ ràng và phù hợp với biển báo tiếp cận cho mọi đối tượng theo quy định tại TCVN 4898 (ISO 7001).

5.4.4  Bãi đỗ xe

Tại những bãi tắm có bãi đỗ xe, bãi đỗ xe phải được duy trì trong điều kiện hoạt động thích hợp và phải được trông, giữ tốt. Trường hợp xảy ra sự cố thì phải báo cáo cho người có trách nhiệm quản lý bãi đỗ xe.

Bãi đỗ xe phải có chỗ đỗ xe cho người khuyết tật.

Trường hợp bãi tắm có thu tiền gửi xe, giá gửi xe phải được niêm yết tại lối vào bãi đỗ xe.

5.4.5  Tiếp cận của các phương tiện bị cm

Nghiêm cấm cắm trại trái phép, lái xe và đổ rác trên bãi tắm. Thông tin về các quy định này phải được thông báo, niêm yết tại bãi tắm. Các phương tiện, ngoại trừ các phương tiện lưu thông cho mục đích vệ sinh và an toàn (ví dụ như di chuyển thiết bị cứu nạn, cứu hộ hoặc phương tiện cấp cứu) không được vào bãi tắm. Đối với trường hợp không thể cấm hoàn toàn các phương tiện thì phải có lý do phù hợp và được quản lý riêng. Phải quy định các khu vực lái xe, đỗ xe, cũng như khu vực cấm xe; và cảnh sát hoặc nhân viên giữ gìn trật tự giao thông phải luôn kiểm soát bãi tắm. Đối với phương tiện được phép lưu thông, tại tất cả các thời điểm, các phương tiện này cũng không được phép vào khu vực triều cường. Đa số bãi tắm phải quy định hoàn toàn không có phương tiện giao thông.

Ở những địa điểm không có hàng rào ngăn cản các phương tiện tiếp cận bãi tắm và gặp vấn đề khó khăn với các phương tiện trái phép, cắm trại hoặc đổ rác, thì phải đưa ra quy định pháp lý để ngăn cấm các hoạt động này. Thông tin về những quy định pháp lý trên phải được thông báo, niêm yết. Không được đổ rác và các chất thải khác trên bãi tắm và các khu vực lân cận.

Trong trường hợp có sự kiện đặc biệt, liên quan đến việc sử dụng phương tiện trên bãi tắm, phải lập kế hoạch quản lý đặc biệt để ngăn ngừa tổn hại đến hệ sinh thái cũng như ngăn ngừa rủi ro cho người sử dụng bãi tắm. Bãi đỗ cho xe cấp cứu phải được bố trí gần bãi tắm. Nếu cần thiết, phải bổ sung thêm các nguồn lực (ví dụ: nhân viên vệ sinh và nhà vệ sinh di động) để đảm bảo duy trì mức chất lượng dịch vụ không giảm.

6  Cung cấp dịch vụ

6.1  Dịch vụ thông tin

6.1.1  Thông tin về các dịch vụ được cung cấp tại bãi tắm

Đơn vị khai thác bãi tắm phải phân công nhân viên (chuyên trách) có nhiệm vụ đảm bảo người sử dụng được thông báo đầy đủ về mọi vấn đề liên quan tới an toàn, sử dụng bãi tắm và các tiện ích bãi tắm, cụ thể như sau:

- thông tin về đơn vị khai thác bãi tắm;

- nội quy bãi tắm;

- các vn đề an toàn;

- các vấn đề về vệ sinh, y tế và môi trường.

Thông tin phải được đăng tải trên bảng thông tin, kênh thông tin du lịch, cờ hoặc các phương tiện khác để người sử dụng bãi tắm biết được.

Đơn vị khai thác bãi tắm phải thông báo khoảng thời gian mùa tắm cho người sử dụng bãi tắm, ghi rõ thời gian dự kiến có mức hoạt động cao (số lượng người sử dụng nhiều nhất).

Đơn vị khai thác bãi tắm phải quy định và thông báo về các dịch vụ tối thiểu cung cấp cho người sử dụng trong suốt mùa tắm và ngoài mùa tắm.

Đối với tất cả các dịch vụ cung cấp, phải xác định thời gian biểu cũng như điều kiện sử dụng và tiếp cận tới bãi tắm của người sử dụng, kể c các loại thuế và mức thuế áp dụng.

Đối với tất cả các dịch vụ có yêu cầu trả tiền tại bãi tắm, giá của từng dịch vụ phải được niêm yết rõ ràng để người sử dụng có thể nhìn thấy.

Đơn vị khai thác bãi tắm nên thống nhất kiểu dáng và thiết kế của tất cả các biển báo.

Đơn vị khai thác bãi tắm phải thiết lập cơ chế cần thiết để đảm bảo thông tin tới người sử dụng bãi tắm phải đầy đủ, cập nhật định kỳ và bằng các ngôn ngữ thông dụng.

Nhân viên chịu trách nhiệm truyền thông phải thông báo cho người sử dụng bãi tắm khi có dịch vụ mới được cung cấp tại bãi tắm, cũng như khi dịch vụ đang được cung cấp có các sửa đổi hoặc điều chỉnh lại cho phù hợp. Tại các đường chính vào bãi tắm, do đơn vị khai thác bãi tắm xác định, phải có bản đ, sơ đồ về vị trí của các cơ s vật chất và dịch vụ.

CHÚ THÍCH: ISO 28564-1 cung cấp các hướng dẫn để thiết kế bản đồ, sơ đồ.

Các thông tin trên bản đồ, sơ đồ, tối thiểu phải bao gồm các nội dung sau:

a) vị trí của các lối vào (bao gồm cả các lối vào cho người có nhu cầu cụ thể, nếu có);

b) vị trí của các dịch vụ khác nhau;

c) ngày, giờ sử dụng dịch vụ theo mùa vụ;

d) nội quy bãi tắm;

e) thông tin về an toàn;

f) thông tin về vệ sinh và môi trường;

g) vị trí nhà vệ sinh.

Bên cạnh các hình thức thông tin khác, hệ thống thông tin nên sử dụng biển báo theo quy định tại TCVN 4898 (ISO 7001).

6.1.2  Thông tin du lịch

Bãi tắm nên có một điểm thông tin niêm yết thông tin du lịch của địa phương và khu vực xung quanh mà người sử dụng bãi tắm có thể cần và quan tâm.

Người sử dụng phải được thông báo trước về tất cả các sự kiện sẽ tổ chức tại bãi tắm. Thông báo này có thể dưới hình thức áp phích hoặc các dạng truyền thông khác tại bãi tắm, có thể thông qua các thông báo trên các phương tiện truyền thông địa phương hoặc trên các trang mạng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương/đơn vị khai thác bãi tắm nếu thích hợp. Các thông tin (ví dụ: chi tiết về sự kiện, thời gian diễn ra sự kiện, nơi có thể cung cấp các thông tin chi tiết hơn và nơi có thể khiếu nại) phải được thông báo tại bãi tắm.

6.1.3  Thuế và phí

Cơ quan có thẩm quyền tại địa phương/đơn vị khai thác bãi tắm nên cân nhắc việc thu phí từ các sự kiện được tổ chức tại khu vực bãi tắm, và nên sử dụng nguồn thu này để phát triển bãi tắm hoặc địa phương.

6.1.4  Thông tin về nội quy bãi tắm

Thông tin về nội quy bãi tắm cho người sử dụng phải được thông báo, niêm yết tại các đường chính vào bãi tắm. Các ký hiệu đồ họa để truyền đạt thông tin này phải được người sử dụng hiểu, bất kể họ thuộc quốc tịch nào.

Đơn vị khai thác bãi tắm phải xây dựng nội quy bãi tắm cho người sử dụng, bao gồm ít nhất các nội dung sau:

- việc mang theo vật nuôi;

- khỏa thân;

- chất thải bùn cặn và thùng rác ở những địa điểm trái phép;

- cắm trại;

- tàu, thuyền neo đậu;

- các phương tiện không được phép hoạt động;

- sử dụng chất ty rửa tại điểm tắm tráng ngoài trời;

- các hoạt động có thể làm phiền người khác (ví dụ: tiếng ồn, môn thể thao không được phép hoạt động);

- khu vực nhạy cảm với môi trường;

- phân khu hoạt động.

6.1.5  Thông tin về an toàn

Tại các đường chính vào bãi tắm phải có bảng thông tin về dịch vụ cứu nạn, cứu hộ tại bãi tắm và các khuyến nghị về sức khỏe cho người sử dụng.

Các bảng thông tin phải có ít nhất các nội dung sau:

- bản đồ hoặc sơ đồ bãi tắm;

- ranh giới khu vực tắm có giám sát;

- cờ và ý nghĩa của cờ trên bãi tắm (xem tài liệu tham khảo [8]);

- vị trí của các dịch vụ an toàn, giám sát và cứu nạn, cứu hộ;

- cách liên lạc với người kiểm soát các dịch vụ khẩn cấp;

- ngày, giờ dịch vụ cứu nạn, cứu hộ hoạt động theo mùa vụ;

- vị trí của dịch vụ sơ cứu và điện thoại khẩn cấp.

Đơn vị khai thác bãi tắm phải thông báo cho người sử dụng bãi tắm nếu c bãi tắm hoặc một phần của bãi tắm đóng cửa hoặc hạn chế sử dụng.

CHÚ THÍCH: Thông tin chi tiết về các biển báo liên quan đến thông tin vệ sinh và môi trường xem trong ISO 20712-3.

6.1.6  Thông tin về vệ sinh/môi trường

Tại các đường chính vào bãi tắm, phải có thông tin liên quan đến vệ sinh/môi trường, ít nhất gồm các nội dung sau;

a) các kết quả phân tích chất lượng nước trong khu vực tắm;

b) những rủi ro vệ sinh tiềm ẩn tại ở bãi tắm và cách phòng ngừa;

c) các khu vực nhạy cảm về môi trường tại bãi tắm hoặc xung quanh bãi tắm.

6.2  Dịch vụ an toàn bãi tắm

6.2.1  Khái quát

Mặc dù đã có nhiều nguyên tắc an toàn chung để bảo vệ người lao động (xem tài liệu tham khảo [10]), nội dung trong điều này đề cập đến sự an toàn của người sử dụng.

Trách nhiệm của đơn vị khai thác bãi tắm là giảm thiểu nguy cơ tai nạn thương tích hoặc đuối nước cho người sử dụng. Nên kế thừa, phát triển từ kế hoạch an toàn của địa phương, đồng thời cân nhắc đến các biện pháp hữu ích sau:

- thông tin và giáo dục;

- không cho tiếp cận và/hoặc đưa ra các cảnh báo;

- giám sát và cung cấp thiết bị cứu nạn, cứu hộ;

- đào tạo các kỹ năng cứu nạn, cứu hộ và sinh tồn.

Đồng thời, các biện pháp này có thể là chiến lược phòng chống đuối nước.

Đơn vị khai thác bãi tắm phải thực hiện đánh giá rủi ro bãi tắm đầy đủ trước khi thực hiện các dịch vụ an toàn trên bãi tắm. Đánh giá rủi ro nên nêu bật các biện pháp kiểm soát an toàn bãi tắm thích hợp với khu vực bãi tắm do đơn vị khai thác bãi tắm chịu trách nhiệm.

Mục đích của một đánh giá rủi ro nhằm:

a) đảm bảo nhận thức đúng các sự cố tiềm ẩn về an toàn;

b) kiểm tra sự phù hợp của các biện pháp kiểm soát hiện tại (bao gồm cả kế hoạch ứng phó khẩn cấp);

c) xác định những biện pháp cần thiết để giảm rủi ro mức cho phép;

d) ưu tiên xác định các rủi ro không mong muốn trước khi đánh giá và quyết định các hành động tiếp theo.

Đánh giá rủi ro cần tuân thủ và sử dụng các nguyên tắc của TCVN ISO 31000 (ISO 31000) và TCVN ISO/IEC 31010 (ISO/IEC 31010).

Các dịch vụ an toàn bãi tắm nên được xác định và thực hiện theo kết quả đánh giá rủi ro của bãi tắm. Người có thm quyền đánh giá rủi ro cần rà soát lại đánh giá rủi ro hàng năm. Các biện pháp kiểm soát được xác định từ kết quả đánh giá rủi ro nên được phân ra theo các nhóm nội dung sau:

- giáo dục cộng đồng;

- biển báo và phân khu hoạt động;

- nhân viên cứu nạn, cứu hộ, cờ an toàn bãi tắm và dịch vụ sơ cứu;

- thiết bị cứu hộ công cộng;

- di tản và đóng cửa bãi tắm.

Mỗi địa điểm có các biện pháp kiểm soát và đánh giá rủi ro riêng. Phải thực hiện đánh giá rủi ro cho từng bãi tắm, có tính đến các mối nguy từng địa phương và thông tin quản lý. Đơn vị khai thác bãi tắm phải thiết lập quy trình phi hợp và ứng phó trong trường hợp có người bị lạc và được tìm thấy (xem Phụ lục E).

6.2.2  Trách nhiệm

Đơn vị khai thác bãi tắm phải phân công một hoặc nhiều nhân viên (chuyên trách) chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng dịch vụ liên quan đến các quy định về an toàn bãi tắm (nêu trong tiêu chuẩn này) phải được duy trì, giám sát và rà soát.

(Các) nhân viên chịu trách nhiệm về các quy định an toàn cũng nên có trách nhiệm về việc trao đổi thông tin và phối hợp giữa các tổ chức cung cấp dịch vụ an toàn bãi tắm với đơn vị khai thác bãi tắm.

6.2.3  Yêu cầu chung

Thời điểm và địa điểm cung cấp dịch vụ an toàn bãi tắm phải được xác định thông qua đánh giá rủi ro. Đơn vị khai thác bãi tắm phải đảm bảo cung cấp đủ điều kiện an toàn cần thiết cho người sử dụng.

Người sử dụng phải được cung cấp thông tin liên quan đến vị trí và thời gian hoạt động của các dịch vụ an toàn. Các thông tin nên niêm yết, thông báo tại các đường chính và cổng chính, có cân nhắc đến các ngôn ngữ khác cho người nước ngoài và các nhu cầu cho người có nhu cầu cụ thể.

Nhân viên cung cấp các dịch vụ an toàn bãi tắm phải biết về các quy tắc ứng xử để chăm sóc khách hàng và phải mặc đồng phục để dễ nhận diện, đồng phục phải đúng theo các yêu cầu do các cơ quan có thẩm quyền, đơn vị khai thác bãi tắm lập ra và/hoặc theo các hướng dẫn được công nhận quốc tế.

CHÚ THÍCH: Theo thực tiễn, ở nhiều địa phương, nhân viên cứu nạn, cứu hộ mặc đồng phục màu đỏ và vàng để giúp người sử dụng nhận biết riêng nhân viên dịch vụ cứu nạn, cứu hộ.

Phải có quy trình hành động tại chỗ cho các tình huống khẩn cấp. Phải lập và ghi chép các nguồn lực, quy trình và kế hoạch hành động. Phải triển khai thực tập/diễn tập ít nhất mỗi năm một lần để thử nghiệm kế hoạch hành động khẩn cấp và hồ sơ phải được lưu lại.

Căn cứ vào yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị khai thác bãi tắm phải đảm bo cung cấp thông tin đầy đủ giữa các cơ quan có liên quan đến an toàn bãi tắm và giữa các nhân viên tham gia quản lý bãi tắm. Hệ thống/thiết bị liên lạc đầy đ là yếu tố thiết yếu cho công tác này.

6.2.4  Lập kế hoạch và rủi ro

Đơn vị khai thác bãi tắm phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt những kế hoạch sau:

- kế hoạch hoạt động trong suốt mùa tắm;

- kế hoạch an toàn đối với các hoạt động chung ngoài mùa tắm.

Kế hoạch phải bao gồm:

a) nguồn lực an toàn có sẵn và thời gian ứng phó;

b) định kỳ giám sát;

c) phương tiện liên lạc và phối hợp với dịch vụ cứu nạn, cứu hộ và/hoặc các nhóm đảm bảo an ninh an toàn khác (cảnh sát, công an, cảnh sát biển, lực lượng cứu nạn, cứu hộ, dịch vụ cứu thương);

d) các biện pháp đặc thù cho các sự kiện đặc biệt (ví dụ: sinh vật dưới nước nguy hiểm hoặc điều kiện ven bờ không an toàn);

e) các tuyến di tản trong những tình huống bất thường và quy trình đóng cửa bãi tắm;

f) ảnh hưởng của điều kiện môi trường và thủy triều liên quan đến các rủi ro;

g) xác định các mối nguy đối với sinh vật dưới nước;

h) ghi lại tất cả các sự cố và thời gian ứng phó với các sự cố;

i) các kế hoạch khác liên quan đến các mối nguy đã được xác định trong quá trình đánh giá rủi ro bãi tắm.

Định kỳ giám sát phải được thiết lập và đặc biệt chú trọng tới các khía cạnh then chốt (ví dụ: sự kiện đặc biệt, khu vực đông người sử dụng hoặc các hoạt động có nhu cầu xung đột nhau).

CHÚ THÍCH: Thời gian ứng phó với một sự cố xảy ra tại bãi tắm được tính từ khi cơ quan có thm quyền thông báo cho đến khi sự cố được nhân viên đã qua đào tạo/huấn luyện giải quyết tại hiện trường.

6.2.5  Biện pháp kiểm soát

Các biện pháp kiểm soát 6.2.6 phải được xác định thông qua đánh giá rủi ro bãi tắm. Vấn đề quan trọng là phải rà soát và giám sát các biện pháp kiểm soát, đồng thời sửa đổi ngay và sửa đổi khi có yêu cầu.

6.2.6  Biển báo, cờ và phân khu hoạt động

6.2.6.1  Biển báo

Biển báo đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ chương trình giáo dục nhằm giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của các sự cố trong môi trường nước.

Hệ thống biển báo đưa ra các thông báo quan trọng tới công chúng. Các thông báo này chia thành ba loại:

a) thông báo về các hoạt động chắc chắn bị cấm hoặc yêu cầu bắt buộc phải tuân theo (biển báo cấm/biển báo hành động bắt buộc);

b) thông báo cảnh báo người sử dụng về mối nguy hiểm, tình huống nguy hiểm tiềm ẩn hoặc có môi trường nguy hiểm (biển cảnh báo/biển báo an toàn);

c) thông báo hướng dẫn hoặc cung cấp các thông tin chung, vị trí (biển báo thông tin công cộng).

Tại những bãi tắm được cơ quan có thẩm quyền công nhận, đơn vị khai thác bãi tắm phải tuân thủ quy định về hệ thống biển báo tại ISO 20712-1 và ISO 20712-3.

Một hệ thống biển báo rõ ràng và hiệu quả phải được xây dựng và thiết lập phù hợp với kết quả đánh giá rủi ro để người sử dụng cập nhật cả thông tin công cộng và thông tin về an toàn.

6.2.6.2  Cờ

Cờ an toàn bãi tắm phải được sử dụng tại các địa điểm có nhân viên cứu nạn, cứu hộ làm việc.

Tại những bãi tắm được cơ quan có thẩm quyền công nhận, đơn vị khai thác bãi tắm phải tuân thủ quy định về cờ an toàn bãi tắm tại ISO 20712-2 và ISO 20712-3.

6.2.6.3  Phân khu hoạt động

Nên quây phao nổi (phân khu) cụ th bãi tắm để đảm bảo cho người sử dụng bãi tắm an toàn và thoải mái. Tại các bãi tắm có cả người tắm và tàu thuyền (hoặc cả những người sử dụng khác), nơi có thể nảy sinh những xung đột nguy hiểm tiềm ẩn, phân khu hoạt động thường có mục đích đảm bảo các nhóm sử dụng khác nhau cùng hoạt động hài hòa trong một không gian giới hạn nhất định (xem Hình 1).

Tại khu vực mặt nước, nên sử dụng phao ni để phân định ranh giới khu vực bơi đã được quy định. Khuyến nghị không nên sử dụng toàn bộ bãi tắm dành cho sự kiện. Các quy định v xây dựng và môi trường liên quan đến sự kiện và/hoặc xây dựng các trang thiết bị trên bãi tắm cũng có thể chi phối đến sự bền vững của bãi tắm. Trong trường hợp các quy định này là yêu cầu thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc báo cáo môi trường về tác động của sự kiện tới môi trường tự nhiên xung quanh, cần có sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền về môi trường trong vùng.

Vì sự an toàn của những người tắm, nên phân khu cụ thể các khu vực bơi lội. Khu vực bơi lội nên rộng ít nhất 100 m và kéo ra cách xa bờ ít nhất 50 m. Đồng thời, việc phân khu bơi lội cũng nên cân nhắc đến chế độ thủy triều.

Trường hợp bãi tắm có thuyền ra vào bờ, thì khu vực thuyền ra vào này nên đặt phao nổi. Các phao nổi phân định luồng nên đặt từ bờ kéo dài ra biển 100 m và nên rộng ít nhất 30 m để thuyền ra vào luồng phao an toàn.

Cần cân nhắc đến chế độ thy triều và đường hạ thủy (ví dụ: đường trượt). Khi hoạt động hàng hải cần có nhiều hơn một lối cập bờ, đơn vị khai thác bãi tắm phải đánh giá nhu cầu và cung cp bổ sung lối cập bờ phù hợp.

Các phao nên buộc bằng dây nổi và có màu vàng. Hệ thống phao nên neo xuống đáy và không gây ra mối nguy vướng neo. Các phao nên đặt cách nhau không quá 2 m.

Khi lắp đặt các hệ thống (khu vực) phao nổi, nên thông báo tới cơ quan quốc gia liên quan chịu trách nhiệm về luồng hàng hải.

Hình 1 - Ví dụ về khu vực bơi lội và luồng thuyền có dây phao

6.2.7  Dịch vụ cứu nạn, cứu hộ và sơ cứu

6.2.7.1  Cứu nạn, cứu hộ

Dịch vụ cứu nạn, cứu hộ phải do nhân viên được đào tạo/huấn luyện phù hợp thực hiện và đơn vị khai thác bãi tắm phải có đủ nguồn lực cứu nạn, cứu hộ được xác định qua việc đánh giá rủi ro. Đội cứu nạn, cứu hộ phải đảm bảo thời gian ứng phó kịp thời, từ lúc xảy ra sự cố cho đến khi sự cố được báo cáo để thực hiện cứu nạn, cu hộ phải ít hơn 4 min.

Phải cung cấp tối thiểu các dịch vụ sau:

- thực hiện giám sát, cứu nạn, cứu hộ và hỗ trợ người gặp khó khăn;

- chủ động tiếp cận tại chỗ để đảm bảo an toàn cho người bơi lội/người sử dụng bãi tắm, để ngăn ngừa tai nạn và sự cố xảy ra trên bãi tắm;

- quản lý việc thực hiện các biện pháp an toàn đã được xác định;

- giám sát và đảm bảo quản lý hữu hiệu mọi xung đột giữa người sử dụng bãi tắm và người sử dụng mặt nước khác;

- giám sát và đảm bảo các quy định pháp luật và/hoặc các quy định của địa phương được duy trì và/hoặc được báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền;

- giữ cho khu vực đã thiết kế là khu vực tự do tắm tránh khỏi các hoạt động có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng;

- quản lý các loại hình hoạt động có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Tại bãi tắm, tối thiểu phải có các nhân viên sau:

- nhân viên điều phối dịch vụ (có thể chia sẻ với các bãi tắm/nhiệm vụ khác);

- nhân viên cứu hộ phù hợp với đánh giá rủi ro (nhân viên cứu hộ không nên đảm trách các nhiệm vụ khác).

Tại những bãi tắm được cơ quan có thẩm quyền công nhận, trang thiết bị tại bãi tắm, nếu được xác định từ đánh giá rủi ro, ít nhất phải bao gồm:

a) cờ đỏ và vàng để xác định từng điểm giám sát hoặc khu vực quan sát khác đã được thiết kế;

b) thiết bị sơ cứu;

c) thiết bị liên lạc;

d) thiết bị cứu hộ bao gồm ống nhòm, ván cứu hộ, còi và tất cả các vật dụng phù hợp;

e) chòi giám sát đặt tại các địa điểm/khoảng cách thích hợp, đã được xác định trong đánh giá rủi ro, và kết nối qua máy thu thanh, điện thoại di động hoặc các phương tiện điện tử tương đương tới ca nô/tàu thuyền cứu nạn, cứu hộ và nhân viên phục vụ;

f) có đủ số lượng ca nô/tàu thuyền cứu nạn, cứu hộ để đảm bo thời gian ứng phó phù hợp (các phương tiện này có thể chia sẻ với các bãi tắm khác).

Tất cả nhân viên tham gia cứu nạn, cứu hộ và sơ cứu phải có trình độ chuyên môn theo yêu cầu tối thiểu cho mỗi vị trí. Phải xác định rõ các chứng chỉ phù hợp với từng công việc thực hiện và các chứng chỉ này phải được nộp cho đơn v khai thác bãi tắm.

Đơn vị khai thác bãi tắm phải lưu giữ thông tin chính xác liên quan đến khai thác dịch vụ này. Điều này đòi hi các hoạt động đã thực hiện phải có hồ sơ theo ngày. Các hoạt động đó bao gồm các hành động đã thực hiện theo ngày, nhân viên làm nhiệm vụ, nguồn lực đã sử dụng, sự cố và cờ đã sử dụng theo ngày. Thông tin thu được sẽ cho phép đánh giá liên tục dịch vụ.

6.2.7.2  Sơ cứu

Tùy thuộc vào thời gian trong năm, loại bãi tắm và mức độ nguy hiểm của bãi tắm, các trạm sơ cứu phải được thành lập đ đảm bảo người sử dụng nhận được chăm sóc y tế đầy đủ (sơ cứu, chăm sóc điều dưỡng hoặc trông nom) theo yêu cầu.

Các trạm sơ cứu có thể do nhân viên cứu nạn, cứu hộ đảm trách hoặc được cung cấp từ các nhà cung cp dịch vụ sơ cứu độc lập.

Mỗi trạm sơ cứu phải có nhân viên đạt trình độ phù hợp với đánh giá rủi ro của bãi tắm, phải có đ nhân sự để đảm bảo chăm sóc y tế cho người sử dụng bãi tắm. Tại mỗi bãi tắm phải có số lượng cần thiết các thiết bị sơ cứu theo quy định trong kế hoạch cứu nạn, cứu hộ.

Mỗi trạm y tế phải có hồ sơ thống kê về dịch vụ chăm sóc.

Khi chuyển một người đến trung tâm y tế, khuyến nghị ghi lại các dữ liệu tối thiểu sau đây:

a) mô tả về người được chăm sóc;

b) quan sát bệnh nhân;

c) điều trị đã áp dụng;

d) nơi chuyển đến và chuyển đi sau đó;

e) ngày, giờ phục vụ;

f) dữ liệu tương ứng về nhân viên y tế đã điều trị.

Đơn vị khai thác bãi tắm phải bảo mật và có sẵn tài liệu này để xác định các xu hướng tai nạn.

6.2.8  Thiết bị cứu nạn, cứu hộ công cộng và thông tin liên lạc khẩn cấp

Thiết bị cứu nạn, cứu hộ công cộng khu vực ven bờ phải phù hợp với các đặc đim và điều kiện của vùng bờ và vùng nước (xem tài liệu tham khảo [9]). Đối với người dân nói chung, thiết bị cứu hộ công cộng phải dễ sử dụng, không gây do dự và nguy him cho người sử dụng thiết bị.

Cần lưu ý đến việc cung cấp các thông tin liên lạc khẩn cấp (ví dụ: điện thoại và trạm điện thoại), đặc biệt là những địa điểm mà điện thoại di động phủ sóng kém hoặc tại các khu vực biệt lập, nơi có thể không có sự trợ giúp gần đó.

Đối với bãi tắm có thiết bị cứu nạn, cứu hộ công cộng được xác định là biện pháp kiểm soát thích hợp, cần cân nhắc sử dụng các thiết bị sau:

a) bãi tắm nông: phao cứu sinh tròn có đường kính 46 centim - 61 centim;

b) ở bãi tắm dốc trung bình và sâu: phao cứu sinh tròn có đường kính 46 centim - 61 centim;

c) ở khu vực bãi tắm có nước chảy xiết (cửa sông): dây ném có phao nổi;

d) ở các vách đá và các khu vực có đá: phao cứu sinh tròn có đường kính 46 centim - 61 centim;

e) ở các khu vực nhân tạo (bờ kè bến cảng, cầu tàu); phao cứu sinh tròn có đường kính 61 centim - 91 centim.

Nhu cầu sử dụng các thiết bị này phải liên quan và phù hợp với từng vị trí cụ thể và phù hợp với các khuyến nghị trong đánh giá rủi ro biến động, cần tránh các trang thiết bị gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Thiết bị cứu nạn, cứu hộ công cộng cần:

- đặt ở vị trí dễ thấy, có màu đỏ hoặc có màu đỏ và màu da cam ở độ cao tối ưu để tiếp cận;

- khoảng cách đặt được xác định qua đánh giá rủi ro;

- thường xuyên kim tra trong suốt cả năm, ghi lại việc kiểm tra và thay thế khi cần thiết.

6.2.9  Di tn và đóng cửa bãi tắm

Là một phần của kế hoạch an toàn bãi tắm, đơn vị khai thác bãi tắm nên có quy trình di tản và đóng cửa bãi tắm nếu cần. Có thể cần thiết phải di tản hoặc đóng bãi tắm nếu xảy ra những tình huống sau đây:

a) ô nhiễm hoặc b nhiễm bẩn, nhiễm xạ;

b) tình huống nguy hiểm (ví dụ như dòng xoáy cục bộ gần bờ, sóng, thủy triều, gió, giông, sét,...);

c) sinh vật dưới nước gây nguy hiểm (ví dụ như cá mập, sứa và cá su);

d) sóng thần hoặc thiên tai;

e) mất trật tự công cộng hoặc náo động trong dân chúng.

CHÚ THÍCH: ISO 20712-3 cung cấp hướng dẫn về hệ thống thoát hiểm sóng thần cho những khu vực đặc biệt có nguy cơ xảy ra sự cố tự nhiên này.

6.3  Vệ sinh và loại bỏ rác thải

6.3.1  Nguyên tắc chung

Đơn vị khai thác bãi tắm phải phân công nhân viên (chuyên trách) có trách nhiệm tổ chức, giám sát và đảm bảo tuân thủ các yêu cầu được nêu trong tiêu chuẩn này đi với quá trình vệ sinh và thu gom phân loại rác thải, đảm bảo người sử dụng được thông báo đầy đủ về mọi vấn đề liên quan tới an toàn, sử dụng bãi tắm và các tiện ích bãi tắm. Đơn vị khai thác bãi tắm phải lập kế hoạch vệ sinh và giám sát việc tuân thủ kế hoạch này và nếu sai lệch hoặc nếu đơn vị khai thác bãi tắm thấy không đáp ứng đủ thì phải thực hiện các biện pháp khắc phục cần thiết.

Để giám sát các dịch vụ vệ sinh và thu gom phân loại rác thải, đơn vị khai thác bãi tắm phải duy trì và cập nhật hồ sơ về việc thực hiện kim tra để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu trong tiêu chuẩn này.

Việc kiểm tra phải tính đến ít nhất các yếu tố sau:

- mức độ tuân th định kỳ vệ sinh;

- mức độ tuân thủ các hạng mục vệ sinh và tình trạng vệ sinh các công trình và trang thiết bị;

- kiểm tra hiệu quả của các kế hoạch vệ sinh và thu gom phân loại rác thải.

6.3.2  Yêu cầu đối với kế hoạch vệ sinh và thu gom rác thải

Đơn vị khai thác bãi tắm phải lập kế hoạch vệ sinh chi tiết với các nội dung sau:

a) nhân lực và nguồn lực trang thiết bị hiện có;

b) tần suất và thời gian có dịch vụ;

c) định kỳ vệ sinh;

d) định kỳ thu gom rác thải thông thường;

e) kế hoạch hành động đối với rác thải nguy hại.

Trong suốt mùa tắm, việc thực hiện kế hoạch vệ sinh khu vực khô và ướt của bãi tắm phải bao gồm tối thiểu các hoạt động sau:

- thu gom rác thải khu vực khô và ướt của bãi tắm;

- cào lại cát, nếu cần;

- vớt bỏ rác ra khỏi nước;

- vớt bỏ cỏ/rong dưới nước mà không làm ảnh hưởng đến chức năng hệ sinh thái bãi tắm.

Tần suất dịch vụ vệ sinh được lên kế hoạch và thực hiện phải tính đến tính mùa vụ, mức độ sử dụng, thời tiết và các yếu tố liên quan khác.

Phải cân nhắc cả việc loại b rác thải động vật, đặc biệt là từ gia súc.

Phải lưu giữ hồ sơ về các hoạt động vệ sinh.

6.3.3  Vệ sinh công trình và trang thiết bị

Trong kế hoạch vệ sinh các công trình và trang thiết bị tại bãi tắm nên định rõ các loại chất tẩy rửa hoặc chất hóa học sẽ sử dụng và ít nht phải vệ sinh các hạng mục sau:

- nhà vệ sinh và phòng thay quần áo;

- điểm tắm tráng và rửa chân;

- thùng chứa rác thải;

- đường dẫn tới khu vực cát và nước;

- cơ sở hạ tầng về an toàn và chăm sóc khách hàng;

- các công trình và trang thiết bị khác.

Sau các sự kiện đặc biệt và những tình huống bt ngờ khác, kế hoạch vệ sinh phải bao gồm các hoạt động đảm bảo các công trình và trang thiết bị đạt được mức độ vệ sinh theo yêu cầu.

Trong trường hợp nhượng quyền dịch vụ, đơn vị khai thác bãi tắm phải đảm bảo các nhà cung ứng có lập kế hoạch và duy trì các công trình và trang thiết bị ở mức độ vệ sinh sạch sẽ.

Tần suất và thời gian tối thiểu phải vệ sinh các công trình và trang thiết bị như sau:

a) đối với nhà vệ sinh và phòng thay quần áo: ít nhất ba lần trong một ngày và khi kết thúc dịch vụ và khi cần để đảm bảo vệ sinh đủ sạch;

b) đối với điểm tắm tráng và rửa chân: ít nhất mỗi ngày một lần, tốt nhất là ngoài thời gian cung cấp dịch vụ và khi cần để đảm bảo vệ sinh đủ sạch;

c) đối với các đường dẫn tới khu vực cát và nước: ít nhất mỗi ngày một lần, tốt nhất là ngoài thời gian cung cấp dịch vụ và khi cần để đảm bảo vệ sinh đủ sạch;

d) cơ sở hạ tầng về an toàn và chăm sóc khách hàng: ít nhất mỗi ngày một lần, tốt nhất là ngoài thời gian cung cấp dịch vụ và khi cần để đảm bảo vệ sinh đủ sạch;

e) các công trình và trang thiết bị khác: ít nhất mỗi ngày một lần, tốt nhất là ngoài thời gian cung cấp dịch vụ và khi cần để đm bảo vệ sinh đủ sạch.

Phải lưu giữ hồ sơ về thực hiện các hoạt động vệ sinh.

6.3.4  Thu gom, tái chế và đổ rác

Thùng chứa hoặc thùng rác phải đặt ở bãi cát.

Nếu các thùng phân loại rác không đặt trên bề mặt cát, ít nhất các thùng này phải đặt tại các đường chính vào bãi tắm, do đơn vị khai thác bãi tắm xác định.

Đơn vị khai thác bãi tắm phải có kế hoạch thu gom phân loại các rác thải phát sinh ở các khu vực khó trên bãi tắm. Kế hoạch ít nhất phải bao gồm các nội dung sau:

a) phân loại thùng chứa hoặc thùng rác cần thiết để thu gom các nhóm rác thải sau:

- bao bì;

- giấy và bìa các tông;

- chất hữu cơ;

- thủy tinh.

b) phân bố sắp xếp các thùng chứa hoặc thùng rác trên bãi tắm;

c) định kỳ đổ rác;

d) nhân lực và nguồn lực vật chất cần thiết;

e) người quản lý có thẩm quyền hoặc ký quỹ thu gom rác thải.

Trong kế hoạch thu gom phân loại rác thải, đơn vị khai thác bãi tắm phải có các hoạt động đảm bảo đạt được mức vệ sinh theo yêu cầu sau khi tổ chức các sự kiện đặc biệt và các tình huống bất ngờ khác.

Trong trường hợp nhượng quyền dịch vụ, đơn vị khai thác bãi tắm phải đảm bảo các nhà cung ứng có lập kế hoạch, duy trì đúng hệ thống thu gom phân loại rác thải và cố gắng tái chế rác thải nếu có thể.

Phải xác định tần sut và thời gian của dịch vụ đổ rác phù hợp với tính chất của rác thải phát sinh, và tần suất tối thiểu đổ rác phải như sau:

- đối với thùng chứa hoặc thùng rác chứa rác thải hữu cơ (đã phân loại hoặc chưa phân loại): đổ hàng ngày, tốt nhất đổ rác ngoài thời gian bãi tắm có mức hoạt động cao, trừ trường hợp thùng đầy và không thể b rác vào được;

- đối với thùng chứa hoặc thùng rác chứa các rác thải khác: đổ rác với tần suất cần thiết để tránh các thùng bị đầy và không thể b rác vào được.

6.4  Dịch vụ thương mại

6.4.1  Nguyên tắc chung

Đơn vị khai thác bãi tắm phải đảm bảo các dịch vụ giải trí trong điều kiện hoạt động tốt, sạch sẽ và được quản lý tt. Nếu phát hiện thấy có thiếu sót thì phải tiến hành các biện pháp khắc phục cần thiết để đảm bảo các dịch vụ hoạt động đầy đ.

Phải lưu giữ hồ sơ kết quả giám sát của các dịch vụ giải trí.

Phải áp dụng các yêu cầu của tiêu chuẩn này tại bãi tắm nếu có cung cấp các dịch vụ sau:

a) bán đồ ăn uống;

b) cho thuê ghế/ghế tắm nắng/vật dụng che nắng;

c) kinh doanh các hoạt động giải trí;

d) kinh doanh các hoạt động thể thao;

e) bán hàng rong.

Trên các bãi tắm, tại các khu vực người bán hàng rong được phép kinh doanh, đơn vị khai thác bãi tắm phải quy định các hoạt động của người bán hàng rong và tính đến sức chứa của bãi tắm.

Đối với các hoạt động giải trí phải trả tiền ở bãi tắm, giá sử dụng dịch vụ phải niêm yết rõ ràng.

Tất cả các công trình và trang thiết bị giải trí tại bãi tắm phải có trong kế hoạch vệ sinh và bảo trì chung, đảm bảo luôn sạch sẽ và được bảo trì đạt tiêu chuẩn cao.

Phải định rõ và thông báo thời gian biểu của các dịch vụ giải trí cho người sử dụng.

Phải cắm biển chỉ đường đến các dịch vụ giải trí tại các đường chính vào bãi tắm và trên bản đồ, sơ đồ bãi tắm.

Nhân viên của đơn vị khai thác bãi tắm (hoặc nhà cung ứng có liên quan đến cung cấp dịch vụ) phải mặc đồng phục để dễ nhận diện và phải biết về các quy tắc ứng xử để chăm sóc khách hàng.

Cùng với nhân viên cung cấp dịch vụ giải trí và phạm vi chính sách, mục tiêu của hệ thống quản lý, đơn vị khai thác bãi tắm phải xác định chỉ số theo dõi mức độ chất lượng dịch vụ và mức độ hài lòng của người sử dụng.

6.4.2  Thực phẩm và đồ uống

Nhân viên bán thực phẩm và đồ uống phải duy trì các tiêu chuẩn về vệ sinh. Tại những bãi tm được cơ quan có thm quyền công nhận, các nhân viên này cần tuân th hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên hiệp quốc về vệ sinh thực phẩm (xem tài liệu tham khảo [7]) và tuân thủ quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

6.4.3  Ghế tắm nắng và dịch vụ che nắng

Nhân viên cung ứng ghế tắm nắng và dịch vụ che nắng phải mặc đồng phục để dễ nhận diện. Các nhân viên phải biết các quy tắc ứng x để chăm sóc khách hàng. Phải niêm yết giá dịch vụ và thời gian phục vụ cho người sử dụng.

6.4.4  Hoạt động thể thao và giải trí

Nếu bãi tắm có khu vực vui chơi dành cho trẻ em và khu vực hoạt động thể thao, phải phân định rõ ranh giới các khu vực này.

Phải thông báo cho người sử dụng bãi tắm về thời gian mở cửa, giá cả (nếu có) và các quy định tham gia vui chơi.

Đơn vị khai thác bãi tắm phải lên kế hoạch hàng năm cho các hoạt động thể thao, giải trí và phải thông báo kế hoạch đó cho người sử dụng.

Trong quá trình triển khai các hoạt động, phải có phương thức cung cấp thông tin và phối hợp tại chỗ về các vấn đề an toàn.

Đơn vị khai thác bãi tắm phải phân công một nhân viên chịu trách nhiệm bảo trì các vật dụng và lắp đặt trang thiết bị cần thiết để cung cấp dịch vụ và một nhân viên chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động.

Nhân viên tham gia vào các hoạt động này phải được đào tạo/huấn luyện nghiệp vụ đầy đủ và phải dễ nhận diện.

Đơn vị khai thác bãi tắm phải có biện pháp cần thiết để ngăn các hoạt động thể thao và giải trí, đặc biệt là tiếng ồn quá mức, làm phiền người sử dụng nghỉ ngơi trên bãi tắm. Nếu không thể tránh khỏi bất tiện này, đơn vị khai thác bãi tắm phải thông báo về thời gian của các hoạt động thể thao và giải trí để để người sử dụng nghỉ ngơi trên bãi tắm biết.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Khái niệm sức chứa

Sức chứa là khái niệm quan trọng trong quản lý bãi tắm. Sức chứa được sử dụng để thiết lập các thông số cho các mục đích hoặc yêu cầu sử dụng bãi tắm, đặc biệt là trong quy hoạch cơ s hạ tầng.

Trong quản lý bãi tắm, một trong những khía cạnh quan trọng là điều kiện tiếp cận bãi tắm phải phù hợp với sức cha để đảm bảo không bị quá tải.

Bãi tắm thường là khu vực tự do tiếp cận, tuy nhiên, các quy phạm pháp luật và các quy định có thể kiểm soát tiếp cận bãi tắm. Có thể thực hiện một số biện pháp để quản lý tiếp cận bãi tắm và tránh tình trạng sức chứa quá tải. Việc lựa chọn các biện pháp này phụ thuộc vào những yếu tố như:

- phong tục tập quán;

- vị trí, đặc biệt là khoảng cách tới khu vực đô thị, dân cư gần nhất;

- điều kiện tiếp cận;

- đặc điểm địa hình;

- mức độ nhạy cảm của môi trường;

- cơ sở hạ tầng;

- mục đích sử dụng hoặc yêu cầu sử dụng hợp lý bãi tắm;

- thời tiết khí hậu.

Các bãi tắm đô thị chịu nhiều thách thức hơn trong việc quản lý tiếp cận, đặc biệt đối với bãi tắm đưc tự do tiếp cận. Tuy nhiên, có thể thực hiện một số biện pháp sau để quản lý tiếp cận:

- hạn chế xe buýt du lịch đỗ xe gần bãi tắm để tránh quá tải lưu lượng người tụ tập;

- phân bố bãi đỗ xe và thu tiền đỗ xe để hỗ trợ kiểm soát lưu lượng người sử dụng đến bãi tắm;

- hạn chế cung cp dịch vụ và cơ sở vật chất (kể cả dịch vụ và cơ sở vật chất an toàn) tại bãi tắm.

Tại bãi tắm, để hỗ trợ quản lý tiếp cận nên thiết lập các điểm tiếp cận cụ th, cũng như thiết lập vành đai xanh xung quanh bãi tắm.

Cần thực hiện quy hoạch tiếp cận và quản lý tiếp cận để quản lý bãi tắm đạt được hiệu quả. Nếu cần thiết có thể hợp tác và phối hợp với các cơ quan có, trách nhiệm về:

- quản lý khu vực công cộng;

- các hoạt động trên bãi tắm;

- các hoạt động khác ảnh hưởng đến tiếp cận bãi tắm (ví dụ: các cơ quan có thẩm quyền về vận chuyển, an ninh và giao thông).

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Chất lượng nước tắm

Năm 2003, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xuất bản cuốn sách đầu tiên Hướng dẫn về môi trường nước an toàn trong vui chơi giải trí [12], đề xuất kết hợp hệ thống quản lý nước tắm và đánh giá chất lượng nước, nhằm mục đích hạn chế rủi ro về sức khỏe liên quan đến nước tắm mức cho phép. Chương 4 của tài liệu này giải thích cơ sở khoa học về cách tiếp cận của Tổ chức Y tế thế giới và là cơ sở chính để Liên minh châu Âu sửa đi Chỉ thị về Nước tắm [14](năm 2006). Năm 2009, Tổ chức Y tế thế giới đã xuất bản phụ lục Các hướng dẫn bổ sung về môi trường nước an toàn trong vui chơi giải trí [13]nhưng không thay đi nhiều về các nguyên tắc quản lý bãi tắm hoặc các tiêu chuẩn về chất lượng nước.

Các tiêu chuẩn về vi sinh vật trong nước biển của Tổ chức Y tế thế giới căn cứ trên nghiên cứu của Anh đối với các tình nguyện viên trưởng thành khỏe mạnh và được chính phủ Anh tài trợ từ năm 1989 đến năm 1992. Kết quả sức khỏe chính được th nghiệm trong nghiên cứu này là bệnh đường ruột (GI) nhẹ tự khỏi và Tổ chức Y tế thế giới đưa ra các tiêu chuẩn chất lượng nước để hạn chế ảnh hưởng này ở mức đa số dân chúng chấp nhận được.

Trong nước biển, yếu tố dự báo bệnh tốt nhất là mật độ vi khuẩn cầu ruột. T lệ trung bình của bệnh GI ở các nước phát triển là khoảng 1 ca mỗi năm. Đối với những người thích tắm biển, Tổ chức Y tế thế giới mong muốn mức rủi ro bị bệnh GI nhẹ chỉ tăng gấp đôi. Phân tích các dữ liệu nghiên cứu của Anh cho thấy mức rủi ro này tương đương với 20 lần tắm tại những địa điểm chất lượng nước đạt 95%, ở mức vi khuẩn cầu ruột là 200/100 ml nước (xem tài liệu tham khảo [15]).

Ngoài việc đưa ra các hướng dẫn về chất lượng nước, Tổ chức Y tế thế giới đề xuất cách tiếp cận mới để quản lý nước tắm. Đó là lập hồ sơ vệ sinh môi trưng nước tắm để xác định nguồn chính gây ô nhiễm vi khun, chẳng hạn như các con sông gây ô nhiễm từ nông nghiệp chăn nuôi, nước thải đã được xử lý (ở Anh hầu hết đã được khử trùng) và nước thải không thường xuyên đổ ra từ cống thoát nước kết hợp xả tràn.

Nguồn nước bị ô nhiễm do nông nghiệp được xem là ít có khả năng chứa các vi khuẩn gây bệnh cho người và do đó ít nảy sinh các rủi ro cho người tắm hơn. Mặc dù vậy, nguồn nước này không được coi là không có rủi ro nếu có chứa sinh vật đơn bào và vi khuẩn gây bệnh. Dòng chảy bị ô nhiễm do động vật được thừa nhận là rất khó áp dụng công nghệ trong quản lý. Tuy nhiên, có thể dự đoán trước vì nước mưa và sông suối ở thượng nguồn có xu hướng cuốn các ô nhiễm này vào nguồn nước tắm. Tổ chức Y tế Thế giới đề nghị ở những nơi hồ sơ vệ sinh môi trường nước tắm cho thấy ô nhiễm không liên tục là của động vật thì nên bảo vệ người dân bằng cách cảnh báo cho họ về nguy cơ tiềm ẩn thông qua các biển báo hữu hình và/hoặc truyền thông điện tử (ví dụ như văn bản và internet). Cách tiếp cận "dự báo và bảo vệ" này đòi hỏi phải có các mô hình thích hợp cho dự đoán chất lượng nước tắm từ các quan trắc môi trường đơn giản (ví dụ: lượng mưa và cường độ nắng). Cách tiếp cận "dự báo và bảo vệ" của Tổ chức Y tế thế giới được lập để hạn chế rủi ro cho sức khỏe từ vật nuôi.

 

Phụ lục C

(quy định)

Danh mục kiểm tra các yêu cầu tối thiểu đối với dịch vụ và cơ sở hạ tầng

C.1  Yêu cầu tối thiểu đối với cơ sở hạ tầng

- Các công trình cơ sở hạ tầng tạm thời tại bãi tắm phải hài hòa với môi trường tự nhiên và đô thị xung quanh, đáp ứng các tiêu chí về môi trường và thẩm mỹ.

- Các dịch vụ vệ sinh tối thiểu phải bao gồm:

+ Nhà vệ sinh;

+ Đim tắm tráng và rửa chân.

- Phải có đủ số lượng thiết bị vệ sinh để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và phù hợp với sức chứa của bãi tắm.

- Nước thải từ nhà vệ sinh phải được xử lý riêng và không được xả vào khu vực bãi tắm hoặc sông, suối, kênh, rạch, nguồn tiếp nhận.

- Phải có đủ số lượng trạm sơ cứu để đảm bảo người sử dụng được chăm sóc y tế đầy đ.

- Các điểm tiếp cận phải có chỉ dẫn rõ ràng và đường dẫn đến bãi tắm phải an toàn.

- Phải có cách thức che nắng bãi tắm nhất định.

- Thùng chứa hay thùng rác phải đặt ở bãi cát.

- Phải duy trì mọi công trình, trang thiết bị và lối vào trong tình trạng sử dụng tốt, sạch sẽ và được quản lý tốt.

C.2  Yêu cầu tối thiểu đối với dịch vụ

C.2.1  Yêu cầu chung

- Tất cả nhân viên làm dịch vụ vệ sinh, dịch vụ an toàn bãi tắm, dịch vụ giải trí, dịch vụ bảo trì và nhân viên tiếp xúc với người sử dụng bãi tắm phải:

+ có trình độ phù hợp;

+ có đủ công cụ và trang bị lao động để thực hiện tốt các hoạt động;

+ mặc đồng phục đề dễ nhận diện;

+ biết về các quy tắc ứng x để chăm sóc khách hàng.

- Thông tin cung cấp cho người sử dụng phải bao gồm bản đồ, sơ đồ và thông tin hữu ích tại các điểm tiếp cận chính đến bãi tắm. Thông tin phải đầy đủ, cập nhật định kỳ, bằng tiếng Việt và bằng ít nhất một ngôn ngữ nước ngoài, bao gồm tối thiểu các thông tin sau (phù hợp với kế hoạch tổ chức và hoạt động bãi tắm):

+ vị trí của các điểm tiếp cận (bao gồm cả các điểm tiếp cận cho người có nhu cầu cụ thể, nơi có thể thực hiện được);

+ vị trí của các dịch vụ khác nhau, nhà vệ sinh và khu vực tm;

+ thông tin hoạt động của bãi tắm:

* mùa tắm;

* dịch vụ được cung cấp trong suốt mùa tắm và ngoài mùa tm;

* thời gian sử dụng các dịch vụ và tất cả mức thu áp dụng cho từng dịch vụ phải trả tiền;

* thông báo trước về tất cả các sự kiện hoặc hoạt động sẽ tổ chức ở khu vực bãi tắm và thời gian diễn ra;

* thủ tục khiếu nại và kiến nghị;

* chỉ số dịch vụ và cam kết của đơn vị khai thác bãi tắm;

* xây dựng các mục tiêu cho giai đoạn hiện tại và các kết quả đạt được trong giai đoạn trước;

+ luật và quy định có thể ảnh hưởng đến người sử dụng;

+ nội quy bãi tắm cho người sử dụng (sử dụng biểu tượng đồ họa trong thông báo);

+ thông tin về an toàn (bao gồm cả tình huống khẩn cấp);

+ chỉ số đạt được liên quan đến các rủi ro về sức khỏe và an toàn;

+ chỉ số đạt được liên quan đến môi trường (bao gồm chất lượng nước).

- Phải thiết lập một hệ thống chỉ số liên quan đến quá trình phát triển, tác động môi trường, sức khỏe và sự hài lòng của người sử dụng, mức độ chất lượng của các dịch vụ bãi tắm.

- Phải có một hệ thống để trả lời các khiếu nại, kiến nghị của người sử dụng, cũng như hướng dẫn giải quyết cho người sử dụng và có nhân viên chuyên trách nhiệm vụ này.

C.2.2  Dịch vụ nghỉ dưỡng

- Bãi tắm phải có dịch vụ che nắng.

- Phải có phương thức cần thiết để ngăn các hoạt động thể thao và giải trí ảnh hưng đến người sử dụng nghỉ ngơi trên bãi tắm.

- Nhân viên bán thực phẩm và đồ uống phải duy trì các tiêu chuẩn cao về vệ sinh.

C.2.3  Dịch vụ an toàn

- Phải đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn thiết yếu cho người sử dụng, phù hợp với đánh giá rủi ro bãi tắm. Dịch vụ an toàn phải do các nhân viên sau cung cấp: nhân viên điều phi dịch vụ an toàn, nhân viên cứu nạn, cứu hộ và nhân viên có đủ trình độ chăm sóc y tế tại mỗi trạm sơ cứu.

- Hàng năm, đơn vị khai thác bãi tắm phải cập nhật xác định các rủi ro sức khỏe trực tiếp hoặc gián tiếp, duy trì quy trình ghi chép và lập kế hoạch khẩn cấp cho các tình huống khẩn cấp.

- Dịch vụ cứu nạn, cứu hộ phải đảm bảo thời gian ứng phó kịp thời.

- Phải sử dụng cờ an toàn bãi tắm ở những khu vực có nhân viên cứu nạn, cứu hộ hoạt động.

- Thiết bị cứu hộ công cộng phù hợp với các đặc điểm và điều kiện của vùng nước và khu vực ven bờ.

- Phải có quy trình phối hợp và ứng phó khi có người mất tích và được tìm thấy.

- Phải có hồ sơ hàng ngày về các hoạt động đã thực hiện trong các dịch vụ an toàn.

C.2.4  Dịch vụ vệ sinh và bảo trì

- Vớt rác ra khỏi nước, thu gom rác trên cát, làm sạch tất cả các công trình và trang thiết bị tại bãi tắm, các hoạt động để đảm bảo đạt được mức độ vệ sinh cần thiết sau các sự kiện đặc biệt và các tình huống bất thường khác phải phù hợp với kế hoạch vệ sinh và thu gom rác đã được phân loại.

- Việc vệ sinh, bảo trì các công trình và trang thiết bị phải bao gồm các dịch vụ vệ sinh; thùng rác và thùng chứa; đường dẫn tới khu vực cát và nước; cơ sở hạ tầng về an toàn và chăm sóc khách hàng; các công trình giải trí và trang thiết bị khác; và phải có cách thức để đảm bảo chúng trong điều kiện hoạt động tốt, luôn sạch sẽ và được quản lý tốt.

- Phải có phương thức thông tin liên lạc hiệu quả để đm bảo người sử dụng bãi tắm hoặc các bên cung cấp dịch vụ liên quan thông báo mọi bất thường nhằm thực hiện quy trình sửa chữa hoặc thay thế trang thiết bị cần thiết.

- Dịch vụ bảo trì phải bao gồm các hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa, được giám sát và cung cấp phù hợp với kế hoạch vệ sinh và bảo trì. Khi bảo trì sửa chữa, đảm bảo phải công bố, thông báo hoạt động bảo trì sửa chữa và phải cung cấp dịch vụ thay thế cho người sử dụng dùng trong suốt thời gian bãi tắm có mức hoạt động cao.

- Phải có hồ sơ về việc kiểm tra được thực hiện đối với các dịch vụ vệ sinh và thu gom phân loại rác.

 

Phụ lục D

(tham khảo)

Một số ví dụ về vật liệu che nắng bãi tắm

D.1  Vật liệu

Tại khu vực bãi tắm có thể sử dụng các loại vật liệu che nắng sau đây:

a) Mái che

Mái che và các vật liệu lợp ngoài trời là những vật liệu bền chắc và ít đòi hỏi bảo trì, chịu được mọi thời tiết. Thường được ưa chuộng là các mái lợp chắc chắn bảo vệ tránh khỏi tia cực tím (UVR) những khu vực được sử dụng nhiều, trong thời gian lâu và đặc biệt là nơi có người sử dụng độ tuổi từ 0 đến 18 tui.

b) Tấm lợp nhôm và thiếc

Nhôm và thiếc là vật liệu chắn sáng, bảo vệ tối đa khỏi tia cực tím. Những vật liệu này thường bền và chịu được mọi dạng thời tiết, do đó, đây là một phương pháp chi phí hiệu quả trong việc bảo vệ hoàn toàn khỏi tia cực tím.

c) Tấm nhựa polycarbonate và tấm nhựa sợi thủy tinh

Tấm nhựa polycarbonate và tấm nhựa sợi thy tinh là vật liệu rắn, cho phép tia hồng ngoại (tia nhiệt) và ánh sáng nhìn thấy truyền qua. Những vật liệu này hữu hiệu ở những khu vực cần giữ nhiệt vào mùa đông. Để đảm bảo nhận được sự bảo vệ tốt nhất tránh khỏi tia cực tím, nên có kết quả thử nghiệm truyền tia cực tím của nhà sản xuất. Tấm nhựa sợi thủy tinh có thể không bền bằng tấm nhựa polycarbonate.

d) Tán dù, bóng mát

Vật liệu tán dù và bóng mát có hiệu quả bảo vệ khác nhau tùy thuộc vào loại vật liệu. Giống như vải, mật độ đan kết càng dày, khít thì chỉ số bảo vệ tia cực tím (UPF) càng cao. Một số vật liệu phủ nhựa và do đó có thể bảo vệ tốt hơn vì nhựa thường hấp thụ mạnh tia cực tím. Kể từ tháng 11 năm 1995, ở một số nước, ô, dù bắt buộc phải chống được tia cực tím.

e) Vải bạt/vải bố

Ô, dù thường sử dụng vải bạt. Khi mới sản xuất, vải thường có chỉ số bảo vệ tốt. Tuy nhiên, sau một thời gian ngoài trời, vải bạt dễ bị hư hỏng và do đó có thể giảm hiệu quả bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời.

f) Vải chống nắng

Vải chống nắng là vật liệu ngăn tia cực tím kém nhất. Mọi người thường mắc sai lầm về cảm giác an toàn khi sử dụng vật liệu này, vì thực chất, một lượng lớn tia cực tím vẫn xuyên qua vật liệu. Nếu sử dụng vải chống nắng, khuyến nghị nhấn mạnh nên sử dụng biển báo phù hợp tại khu vực này để cảnh báo mọi người vẫn mặc quần áo che nắng và bôi kem chống nắng. Vải chống nắng hoạt động như một rào cản vật lý đối với tia cực tím và truyền tia cực tím cũng như truyền ánh sáng nhìn thấy, vì vậy càng nhiều bức xạ nhìn thy có thể đi qua vật liệu thì càng có nhiều tia cực tím cũng xuyên qua được. Vải chống nắng dệt thoi được dệt chặt có thể hấp thụ tới 90 % tia cực tím có hại xuyên qua. Tác động của màu sắc, giặt giũ và lực kéo dãn có thể làm biến đi đặc tính hấp thụ tia cực tím. Nếu kéo căng vải chống nắng để làm tấm phủ, các lỗ vải có thể to ra và do đó đ càng nhiều tia cực tím xuyên qua. Khuyến nghị nên dùng vải chống nắng có chỉ số ngăn cản tối đa tia cực tím.

D.2  Thiết kế che nắng hiệu quả trên bãi tắm

Đơn vị khai thác bãi tắm nên xem xét hoạt động trong ngày của mặt trời, đặc biệt chú trọng khoảng thời gian ri ro cao nhất từ 09:00 đến 15:00. Hoạt động này của mặt trời ảnh hưng đến hình dạng và kích thước của công trình che nắng, ở phía Đông và phía Tây thường cần mái treo nhô ra rộng hơn để tăng khả năng bảo vệ che chắn. Nên coi các mặt đứng là một phần của công trình che nắng ở bất cứ nơi nào có thể (ví dụ như mặt sau và mặt bên của mái che điểm chờ xe buýt). Khi có thể, nên coi kết hợp giữa che nắng tự nhiên và nhân tạo là sản phẩm hiệu quả và bền vững nhất để tạo ra bóng râm. Sự kết hợp này cho phép các công trình xây dựng che nắng hiệu quả trong khi đó cây cối phát triển, và/hoặc các cơ sở vật chất sẽ được bao phủ che chắn với diện tích rộng hơn.

Trong các công trình xây dựng nên sử dụng mái lợp đặc che nắng để đảm bảo bảo vệ càng nhiều càng tốt và nên tránh có những khoảng cách giữa các công trình che nắng.

Bóng râm chỉ làm giảm mức độ tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím và không bảo vệ được 100%. Tuy nhiên, để tối đa hóa mức độ che phủ bóng râm, nên chọn vật liệu có chỉ số bảo vệ tia cực tím tối đa và chọn vải chống nắng có chỉ số bảo vệ tối thiểu 94% khỏi tia cực tím trực tiếp. Không khuyến khích sử dụng một số vật liệu (ví dụ: vải chống nắng loại kém) ít hiệu quả trong việc che chắn lượng lớn các tia cực tím.

Mức che tối đa là ở vị trí giữa công trình bởi vì đây là chỗ tiếp xúc tối thiểu với tia cực tím. Điều quan trọng là đặt hầu hết các trang thiết bị vui chơi thông thường ở giữa công trình che nắng.

Nên tránh thiết kế công trình che nắng có cạnh lõm và cạnh hình v sò vì chúng làm giảm hiệu quả của công trình. Chiều cao đỉnh nên càng thấp càng tốt để giảm ảnh hưởng của tia cực tím do phản chiếu từ các bề mặt xung quanh. Đơn vị khai thác bãi tắm nên cố gắng xây dựng mái có độ nhô ra ít nhất 1 m khỏi cạnh ngoài của các trang thiết bị cần che nắng.

Cần xem xét phn xạ của các bề mặt xung quanh bao gồm cả vật liệu sử dụng bên dưới trang thiết bị cần bảo vệ. Ví dụ, cát là vật liệu phản xạ nhiều nhưng các vật liệu khác (ví dụ: các sản phẩm đế cao su sử dụng để phòng ngừa thương tích) có mức phản xạ ít hơn. Một ví dụ ph biến hơn là nên sử dụng bê tông màu sáng cho các mặt bàn ăn và đồ nướng ngoài trời. Bê tông sáng màu này cũng phản xạ tia cực tím tốt.

Nên đặt bàn, ghế, quầy đồ nướng và các trang thiết bị vui chơi dưới bóng mát, tán che ở bất cứ nơi nào có thể. Tùy thuộc vào hiện trạng của địa phương, chủ yếu nên lựa chọn các bóng mát tán cây thích hợp.

Vấn đề đang diễn ra có liên quan là cố ý làm hỏng các công trình che nắng và cây trồng. Nếu chiều cao của công trình tăng đến tiếp cận giới hạn của vật liệu che chắn, giá trị hiệu quả che nắng có thể giảm xuống. Nếu đơn vị khai thác bãi tắm đang có ý định tăng chiều cao công trình, cần cân nhắc theo các gợi ý sau đây:

- m rộng kích thước công trình hoặc giảm số lượng trang thiết bị cần che chắn;

- chọn các vật liệu bền hơn (ví dụ: sắt hoặc vải bạt);

- cân nhắc các cách thức che chắn khác (ví dụ: mái treo giống như đĩa “nắp chuột” ngăn chuột trèo lên).

 

Phụ lục E

(tham khảo)

Người bị lạc và được tìm thấy

E.1  Thông tin chung

Thông thường, nhân viên cứu nạn, cứu hộ và các nhân viên khác của bãi tắm phải giải quyết các sự cố "người bị lạc và được tìm thấy".

Sự cố "người bị lạc" xảy ra khi:

- một thành viên gia đình, bạn bè hoặc người giám hộ liên lạc với nhân viên cứu nạn, cứu hộ hoặc nhân viên bãi tắm khác và thông báo có người mất tích,

- một người được xác định là mất tích do tai nạn sông nước.

Sự việc "người được tìm thấy" xảy ra khi:

- nhân viên cứu nạn, cứu hộ hoặc nhân viên bãi tắm khác tìm thấy người nằm trong danh sách người bị lạc;

- nhân viên cứu nạn, cứu hộ hoặc nhân viên bãi tắm khác bắt gặp một người trong tình trạng nguy cấp và/hoặc bị lạc;

- người sử dụng bãi tắm tìm thấy một đứa trẻ/một người và đưa người đó tới nhân viên cứu nạn, cứu hộ hoặc nhân viên bãi tắm khác.

E.2  Quy trình

Nhân viên cứu nạn, cứu hộ hoặc nhân viên bãi tắm nên liên hệ ngay với cơ quan có thẩm quyền bên ngoài khi xảy ra các tình huống sau:

- nếu thấy một người được nhìn thấy lần cuối dưới nước hoặc gần chỗ có nước (nghĩa là ở chỗ nước nông);

- nếu người mất tích cần nhu cầu đặc biệt (nghĩa là điều trị y tế);

- nếu có nghi ngờ xác đáng hoặc có bằng chứng liên quan đến hoạt động tội phạm;

- nếu có bất kỳ trường hợp nào cho thấy một người có thể ngay lập tức bị nguy hiểm.

Trong khi có nhiều mối băn khoăn về kết quả rất thấp trong việc tìm kiếm trẻ lạc và các sự cố liên quan đến trẻ bị lạc trên bãi tắm. Các nghiên cứu cho thấy phần lớn trẻ đi bộ theo một hướng. Nói chung, cứ sau mỗi 15 min trẻ lạc, khu vực tìm kiếm sẽ mở rộng thêm 1000 m theo mỗi hướng. Tuy nhiên, nếu có thông báo sớm, trẻ thường được tìm thấy trong thời gian tương đối ngắn.

Phải báo cáo về người mất tích ở môi trường ven bờ với cơ quan có trách nhiệm bên ngoài. Các cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu các thông tin sau:

a) chi tiết về nhân viên cứu nạn, cứu hộ (tên, số điện thoại, địa điểm);

b) tên (những) người mất tích, địa chỉ, số điện thoại, đăng ký xe (nếu có);

c) ngày, giờ và địa điểm được nhìn thy lần cuối;

d) mô tả về người mất tích (giới tính, tuổi tác, quần áo, giày dép, tình trạng thể chất/tinh thần, thuốc men, đi cùng với vật nuôi (mô tả));

e) ý định hoặc hành động sẽ làm của người mt tích, bạn bè hoặc người thân của người mất tích ở địa phương;

f) điều kiện thời tiết tại hiện trường;

g) kiến thức của người mất tích về khu vực xung quanh bãi tắm/kinh nghiệm hoạt động ngoài trời;

h) hành động đã thực hiện/cảnh sát đã thông báo;

i) những thông tin liên quan khác dựa trên các sự việc được cung cấp.

Nhân viên cứu nạn, cứu hộ cần quan tâm đến quy định về thủ tục của địa phương, đặc biệt đối với trẻ bị lạc.

E.3  Biện pháp phòng ngừa

Các đơn vị khai thác bãi tắm đã xây dựng và thực hiện thành công kế hoạch phòng tránh trẻ lạc để hỗ trợ giảm nguy cơ trẻ bị lạc hoặc hỗ trợ tăng tốc độ tìm vị trí của trẻ lạc, bao gồm:

- vòng đeo tay cung cấp thông tin (ví dụ: số điện thoại và/hoặc thông tin của bố mẹ/người giám hộ để nếu tìm thấy trẻ, nhân viên/nhân viên cứu nạn, cứu hộ liên lạc được với bố mẹ/người giám hộ của trẻ);

- các đặc trưng độc đáo tại một số điểm nht định dọc theo bãi tắm (ví dụ: các nhân vật hoạt hình đ giúp cho trẻ biết mình đang chỗ nào trên bãi tắm nếu trẻ bị lạc);

- nơi gặp gỡ rõ ràng cụ thể (ví dụ: chòi cứu nạn, cứu hộ).

Nên có các phương pháp thông tin cho người sử dụng bãi tắm về các nội dung an toàn liên quan đến bãi tắm.

Các chiến dịch giáo dục công cộng tiến hành trước các kỳ nghỉ lễ chính hoặc mùa tắm có thể là một phương pháp hữu hiệu để giáo dục và nâng cao nhận thức của người sử dụng về những nguy hiểm tại bãi tắm.

Có thể thực hiện một số phương pháp sau:

- điểm cung cấp thông tin ban đầu (xem 5.4);

- ấn phẩm du lịch;

- chiến dịch an toàn (ví dụ: nói chuyện, áp phích, tờ rơi, dự án có giải thưởng do tổ chức cứu nạn, cứu hộ chủ trì, các khóa học bơi);

- thông tin in trên bản đồ, sơ đồ (ví dụ: giải thích hệ thống cờ bãi tắm);

- thông báo trên báo chí hoặc bản tin địa phương.

CHÚ THÍCH: Các chiến dịch phù hợp sẽ đặc biệt hiệu quả nếu hướng tới trẻ em, thanh thiếu niên là đối tượng dễ bị đuối nước và dễ bị các tai nạn thương tích khác, cũng như người dân đô thị cư trú tại các khu vực xa bãi tắm.

Vấn đề quan trọng là phải hiểu và xác định các nhóm người sử dụng mà bãi tắm hướng tới và định hướng các chương trình giáo dục cộng đồng phù hợp. Các vấn đề quan tâm bao gồm: tuổi tác, giới tính, sắc tộc, ngôn ngữ, dân cư địa phương, khách du lịch và các hoạt động phải được thực hiện.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN ISO 9000, Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ s và từ vựng

[2] TCVN 12593:2018 (ISO/TR 21102:2013), Du lịch mạo hiểm - Người hướng dẫn - Năng lực cá nhân

[3] ISO 28564-1, Public information guidance systems - Part 1: Design principles and element requirements for location plans, maps and diagrams (Hệ thống hướng dẫn thông tin công cộng - Phần 1: Yêu cầu nguyên tắc thiết kế và yêu cầu thành phần cho vị trí họa đồ, bản đồ và sơ đồ)

[4] TCVN ISO 31000 (ISO 31000), Quản lý rủi ro - Nguyên tắc và hướng dẫn

[5] TCVN ISO/IEC 31010 (ISO/IEC 31010), Quản lý rủi ro - Kỹ thuật đánh giá rủi ro

[6] TCVN 6450 (ISO/IEC Guide 2), Tiêu chuẩn hóa và các hoạt động có liên quan - Thuật ngữ chung và định nghĩa

[7] Food and Agriculture Organization (FAO) of the United Nations, http://www.fao.org/food/food-safety-quality/en/

[8] Royal National Lifeboat Institution (RNLI), A guide to beach safety signs, flags and symbols, 2007 (Hướng dẫn về biển báo, cờ và ký hiệu an toàn bãi tắm)

[9] Royal National Lifeboat Institution (RNLI), A guide to coastal public rescue equipment, 2007 (Hướng dẫn về thiết bị cứu hộ công cộng)

[10] Royal Society for the Prevention of Accidents (RoSPA), Safety on beaches- Operational guidelines, 2004 (An toàn trên bãi biển - Hướng dẫn hoạt động)

[11] World Health Organization (WHO), Guidance on Recreational Waters, 2008 (Hướng dẫn về nước trong vui chơi giải trí)

[12] World Health Organization (WHO), Guidelines for safe recreational water environments, 2003. http://www.who.int/water_sanitation_health/bathing/srwe1/en/ (Hướng dẫn về môi trường nước an toàn trong vui chơi giải trí)

[13] World Health Organization (WHO), Addendum to the WHO guidelines for safe recreational water environments, 2009. http://whqlibdoc.who.int/hq/2010/WHO_HSE_WSH_10.04_eng.pdf (Hướng dẫn bổ sung của WHO về môi trường nước an toàn trong vui chơi giải trí)

[14] European Union Bathing Water Directive, revised, 2006. http://eurlex.europa.eu/ (Ch thị về nước tắm của Liên minh Châu Âu, sửa đi)

[15] Kay, D et al, Derivation of numerical values for the World Health Organization guidelines for recreational waters, Water Research 38, 1296-1304, 2004. doi:10.1016/j.watres.2003.11.032 (Các kết quả giá trị về nước trong vui chơi giải trí của Tổ chức Y tế Thế giới)

 

Mục lục

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Yêu cầu chung và hướng dẫn về quản lý bãi tắm

4.1  Khái quát

4.2  Lợi ích của việc tuân thủ tiêu chuẩn

4.3  Mối liên hệ giữa hoạt động khai thác bãi tắm với quản lý mối nguy

4.4  Quyền sử dụng bãi tắm

4.5  Lập kế hoạch

4.6  Trao đổi thông tin với các bên liên quan

4.7  Xúc tiến quảng bá bãi tắm

4.8  Đo lường kết quả thực hiện

4.9  Sự hài lòng và thông tin phản hồi của khách hàng

5  Cơ sở hạ tầng

5.1  Khái quát

5.2  Cơ sở hạ tầng cố định

5.3  Cơ sở hạ tầng tạm thời

5.4  Tiếp cận bãi tắm

6  Cung cấp dịch vụ

6.1  Dịch vụ thông tin

6.2  Dịch vụ an toàn bãi tắm

6.3  Vệ sinh và loại bỏ rác thải

6.4  Dịch vụ thương mại

Phụ lục A (tham khảo) Khái niệm sức chứa

Phụ lục B (tham khảo) Chất lượng nước tắm

Phụ lục C (quy định) Danh mục kiểm tra các yêu cầu tối thiểu đối với dịch vụ và cơ sở hạ tầng

Phụ lục D (tham khảo) Một số ví dụ về vật liệu che nắng bãi tắm

Phụ lục E (tham khảo) Người bị lạc và được tìm thấy

Thư mục tài liệu tham khảo

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi