Thông tư liên tịch 136/2012/TTLT-BTC-BTP của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự và Tổ quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 136/2012/TTLT-BTC-BTP
Cơ quan ban hành: | Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 136/2012/TTLT-BTC-BTP | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Nguyễn Đức Chính; Nguyễn Thị Minh |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 16/08/2012 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chi 100.000 đồng/ngày bồi dưỡng đối tượng tham gia tiêu hủy vật chứng
Ngày 16/08/2012, Liên bộ Tài chính, Tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch số 136/2012/TTLT-BTC-BTP quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự và Tổ quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
Theo đó, các nội dung chi phục vụ cho hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự được thực hiện theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu tài chính được cấp có thẩm quyền ban hành. Cụ thể, chi bồi dưỡng người chủ trì và thành viên tham gia tiêu hủy vật chứng, tài sản lần lượt mỗi người 100.000 đồng/ngày và 70.000 đồng/ngày; chi bồi dưỡng mỗi chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, kiểm sát viên, cảnh sát tham gia vào quá trình xác minh, thông báo thi hành án, thi hành quyết định khẩn cấp tạm thời 50.000 đồng/ngày…
Đối với các khoản chi khác như: Thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, chi phí phòng chống cháy nổ, y tế; chi thuê địa điểm, phương tiện để định giá, bán tài sản, hàng hóa khác… và các chi phí thực tế hợp lý khác thực hiện theo hợp đồng, hóa đơn, chứng từ chi tiêu thực tế, hợp pháp, hợp lệ được phê duyệt bởi thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.
Việc sử dụng kinh phí hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự và Tổ quản lý, thanh lý tài sản phải đúng mục đích và đúng đối tượng theo tiêu chuẩn chế độ chi tiêu tài chính hiện hành.
Thông tư này thay thế Thông tư liên tịch số 19/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 19/02/2008 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2012.
Xem chi tiết Thông tư liên tịch 136/2012/TTLT-BTC-BTP tại đây
tải Thông tư liên tịch 136/2012/TTLT-BTC-BTP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH-BỘ TƯ PHÁP Số: 136/2012/TTLT-BTC-BTP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2012 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
QUY ĐỊNH VIỆC LẬP DỰ TOÁN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ TỔ QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN
Căn cứ Luật Thi hành án dân sự;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 4/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản;
Căn cứ Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 1/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự;
Căn cứ Nghị định số 67/2006/NĐ-CP ngày 11/7/2006 của Chính phủ hướng dẫn việc áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản;
Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư liên tịch quy định việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự và kinh phí bảo đảm hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản như sau:
Đối với kinh phí thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 184/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 19/12/2011 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp.
- Chi trang phục cho các cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự;
- Chi tàu xe đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ nghỉ cho những người không hưởng lương ngân sách nhà nước tham gia công tác xác minh thi hành án và thông báo thi hành án theo yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự;
- Chi thuê người dẫn đường trong quá trình thực hiện xác minh, thông báo thi hành án. Chi thuê phiên dịch tiếng dân tộc trong trường hợp đương sự là người dân tộc thiểu số của Việt Nam mà không biết tiếng Việt và trường hợp đương sự là người nước ngoài;
- Chi thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế;
- Chi phí thuê phòng chống cháy nổ (nếu có);
- Chi thuê địa điểm, phương tiện bán tài sản, hàng hóa; thuê công ty bán đấu giá tài sản theo hợp đồng (nếu có);
- Chi thuê bảo quản vật chứng, tài sản thi hành án dân sự;
- Chi tiêu hủy vật chứng, tài sản:
+ Chi bồi dưỡng cho Hội đồng tiêu hủy vật chứng;
+ Chi thuê chuyên gia, tổ chức để thực hiện tiêu hủy vật chứng, tài sản đối với trường hợp tiêu hủy các loại hóa chất độc hại hoặc các vật chứng, tài sản khác mà cần thiết phải có các trang thiết bị chuyên dùng để thực hiện việc tiêu hủy đảm bảo an toàn và không làm ảnh hưởng đến môi trường tại nơi tiêu hủy theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP;
+ Chi phí vận chuyển vật chứng, tài sản đến nơi tiêu hủy; chi thuê địa điểm tiêu hủy, mua nhiên liệu, các khoản chi khác phục vụ cho việc tiêu hủy.
- Chi thuê giám định, xác minh giá trị tài sản thi hành án dân sự;
- Chi thông báo về thi hành án dân sự trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí gửi bưu điện, bưu phẩm, thông báo trực tiếp;
- Chi thuê chuyên gia tư vấn đối với vụ án phức tạp. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm xác định các vụ án phức tạp cần thuê chuyên gia tư vấn;
- Chi bồi dưỡng cho Hội đồng kê biên khẩn cấp khi tiến hành kê biên khẩn cấp theo yêu cầu của Tòa án;
- Các nội dung chi do ngân sách nhà nước bảo đảm để thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch số 184/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 19/12/2011 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính về kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự;
- Chi bồi dưỡng cho các đối tượng tham gia công tác thi hành án dân sự;
- Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn khác theo quy định;
- Chi thực hiện công tác tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật;
- Chi hội nghị được thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ chi hội nghị đối với cơ quan nhà nước;
- Chi thanh toán cước sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động thực hiện theo quy định hiện hành về tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội;
- Chi tàu xe đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ nghỉ (bao gồm cả các đối tượng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước tham gia vào quá trình xác minh, thông báo thi hành án) thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đi công tác;
- Chi khen thưởng thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ chi khen thưởng;
- Chi trang phục cho cán bộ công chức làm công tác thi hành án dân sự thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ quản lý, cấp phát thẻ Chấp hành viên, trang phục, phù hiệu của công chức làm công tác thi hành án dân sự;
- Chi thực hiện các hoạt động trong công tác tương trợ tư pháp thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác tương trợ tư pháp;
- Các khoản chi khác thực hiện theo mức chi tại quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Trường hợp đơn vị chưa xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ thì thực hiện theo quy định hiện hành.
- Chi bồi dưỡng cho các đối tượng khi tham gia vào quá trình xác minh, thông báo thi hành án, thi hành quyết định khẩn cấp tạm thời:
+ Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, kiểm sát viên, cảnh sát: Mức 50.000 đồng/người/ngày;
+ Đại diện chính quyền địa phương và các đối tượng khác: Mức 70.000 đồng/người/ngày;
- Chi bồi dưỡng cho các thành viên tham gia họp Ban chỉ đạo thi hành án dân sự, họp định giá tài sản (không bao gồm định giá tài sản cưỡng chế thi hành án dân sự):
+ Chủ trì: 100.000 đồng/người/ngày;
+ Thành viên: 70.000 đồng/người/ngày;
- Chi các cán bộ thi hành án trực tiếp tham gia xét miễn, giảm án phí, tiền phạt; chi các thành viên tham gia giao tài sản theo bản án tuyên, giao tài sản sau khi tổ chức bán đấu giá mà người phải thi hành án tự nguyện giao tài sản: 70.000 đồng/người/ngày;
- Chi đối với hoạt động tiêu hủy vật chứng, tài sản:
+ Chi thuê chuyên gia, tổ chức tiêu hủy: Căn cứ hợp đồng ký kết giữa cơ quan thi hành án dân sự với chuyên gia, cơ quan tiêu hủy;
+ Chi bồi dưỡng các đối tượng tham gia tiêu hủy vật chứng, tài sản: người chủ trì 100.000 đồng/người/ngày, thành viên 70.000 đồng/người/ngày;
- Chi bồi dưỡng thành viên xác định giá, bán đấu giá tài sản: 50.000 đồng/người/ngày;
- Chi thuê chuyên gia tư vấn đối với trường hợp vụ án phức tạp phải thuê chuyên gia tư vấn bằng văn bản: 300.000 đồng - 600.000 đồng/1 báo cáo;
- Chi thuê phiên dịch:
+ Phiên dịch tiếng dân tộc: Tối đa 200% mức lương tối thiểu chung, tính theo lương ngày do Nhà nước quy định cho khu vực quản lý hành chính;
+ Phiên dịch tiếng nước ngoài: Thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về mức chi dịch thuật trong chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài và chi tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam;
- Chi bồi dưỡng cho hội đồng kê biên khẩn cấp khi tiến hành kê biên khẩn cấp theo yêu cầu của Tòa án, mức chi 50.000 đồng/người/lần.
Các nội dung chi phục vụ cho hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản thực hiện theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu tài chính được cấp có thẩm quyền ban hành, cụ thể như sau:
- Tổ trưởng: 100.000 đồng/người/ngày;
- Thành viên: 70.000 đồng/người/ngày.
Trường hợp làm ngoài giờ, ngày nghỉ được thanh toán theo chế độ làm đêm, làm thêm giờ theo Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/1/2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ làm trả lương vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Trong khi chưa thu được tiền từ xử lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, cơ quan thi hành án dân sự thực hiện ứng trước kinh phí hoạt động cho Tổ quản lý, thanh lý tài sản từ nguồn dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền giao cho cơ quan thi hành án dân sự.
Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt ... động của cơ quan thi hành án dân sự và kinh phí bảo đảm hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Thông tư này hướng dẫn một số điểm về kinh phí tạm ứng cho hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản, cụ thể như sau:
Căn cứ số kinh phí ngân sách nhà nước đã tạm ứng để đảm bảo hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản giao cho Bộ Tư pháp, căn cứ nhu cầu kinh phí tạm ứng ngân sách nhà nước đảm bảo hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản do các cơ quan, đơn vị xây dựng cho năm kế hoạch, Bộ Tư pháp tổng hợp, thẩm định xác định số kinh phi ngân sách nhà nước tạm ứng để đảm bảo hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản tăng thêm năm kế hoạch tổng hợp chung trong dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm kế hoạch của Bộ Tư pháp gửi Bộ Tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Trên cơ sở số kinh phí ngân sách nhà nước đã tạm ứng để đảm bảo hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản, Bộ Tư pháp phân bổ và giao dự toán kinh phí ngân sách tạm ứng đảm bảo hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản cho các cơ quan thi hành án dân sự vào phần kinh phí không thực hiện tự chủ. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp có quyền điều chỉnh giảm số dự toán đã phân bổ của các đơn vị chưa có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng hết để điều chỉnh tăng cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng kinh phí tạm ứng trong phạm vi tổng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước đã tạm ứng để bảo đảm hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản.
Thông tư liên tịch này có hiệu lực từ ngày 02/10/2012 và thay thế Thông tư liên tịch số 19/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 19/2/2008 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự và Tổ quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp để nghiên cứu giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận: |
|
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây