Thông tư 22/2015/TT-NHNN hoạt động cung ứng và sử dụng séc
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 22/2015/TT-NHNN
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 22/2015/TT-NHNN | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Toàn Thắng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 20/11/2015 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xuất trình séc quá hạn đến 6 tháng, vẫn có thể thanh toán
Theo Thông tư số 22/2015/TT-NHNN ngày 20/11/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định hoạt động cung ứng và sử dụng séc, thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán séc là 30 ngày kể từ ngày ký phát, không tính thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
Trường hợp xuất trình sau thời hạn xuất trình để thanh toán nhưng chưa quá 06 tháng kể từ ngày ký phát thì người bị ký phát vẫn có thể thanh toán nếu không nhận được thông báo đình chỉ thanh toán đối với tờ séc đó và người ký phát có đủ tiền trên tài khoản thanh toán để thanh toán. Đặc biệt, người thụ hưởng có thể xuất trình séc để thanh toán theo hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng; việc xác định thời điểm xuất trình séc để thanh toán được tính theo ngày trên dấu bưu điện nơi gửi.
Về lập và ký phát séc, Thông tư quy định tờ séc phải được lập trên mẫu séc trắng do người bị ký phát cung ứng; nếu séc được lập trên mẫu séc trắng không phải do người bị ký phát cung ứng thì người bị ký phát có quyền từ chối thanh toán tờ séc đó. Số tiền được ghi bằng số trên séc phải bằng với số tiền ghi bằng chữ trên séc; không được viết thêm chữ (khác dòng) vào giữa hai chữ viết liền nhau trên séc.
Người ký phát có quyền yêu cầu đình chỉ thanh toán séc mà mình đã ký phát bằng việc thông báo bằng yêu cầu đình chỉ thanh toán séc; thông báo đình chỉ này chỉ có hiệu lực sau thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán séc mà người thụ hưởng hoặc người được ủy quyền chưa xuất trình tờ séc để thanh toán tại người bị ký phát.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/01/2016.
Xem chi tiết Thông tư 22/2015/TT-NHNN tại đây
tải Thông tư 22/2015/TT-NHNN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Số: 22/2015/TT-NHNN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2015 |
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh toán;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định hoạt động cung ứng và sử dụng séc.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này quy định về hoạt động cung ứng và sử dụng séc tại các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Séc được ký phát với số tiền được ghi trả bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
CÁC NỘI DUNG CỦA SÉC VÀ KÝ PHÁT SÉC
Nội dung của tờ séc theo quy định tại Điều 58 Luật các công cụ chuyển nhượng.
Số tiền bằng số trên séc là chữ số Ả-rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.
Số tiền bằng chữ phải viết rõ ràng: chữ đầu của số tiền bằng chữ phải viết hoa và sát đầu dòng đầu tiên, không được viết cách dòng, cách quãng giữa các chữ, không được viết thêm chữ (khác dòng) vào giữa hai chữ viết liền nhau trên séc.
CUNG ỨNG SÉC
CHUYỂN NHƯỢNG, NHỜ THU SÉC
BẢO ĐẢM THANH TOÁN SÉC
Để thực hiện bảo chi séc, người ký phát phải có đủ tiền trên tài khoản thanh toán để đảm bảo khả năng thanh toán cho tờ séc, hoặc nếu không đủ tiền trên tài khoản thanh toán nhưng được người bị ký phát chấp thuận cho người ký phát thấu chi đến một hạn mức nhất định để bảo đảm khả năng thanh toán cho số tiền ghi trên tờ séc được quyền yêu cầu người bị ký phát bảo chi tờ séc đó.
Người ký phát séc lập và nộp cho người bị ký phát tờ séc đã ghi đầy đủ các yếu tố có đủ chữ ký và dấu (nếu có) ở mặt trước của tờ séc kèm ủy nhiệm chi (số tiền ủy nhiệm chi do người bị ký phát quy định nhưng phải đảm bảo đủ số tiền để hạch toán thanh toán và lưu trữ). Người bị ký phát kiểm soát đối chiếu và kiểm tra nếu đủ điều kiện theo Khoản 1 Điều này thì ký tên, đóng dấu của người bị ký phát, kèm cụm từ “Bảo chi” lên mặt trước của tờ séc và xử lý các liên ủy nhiệm chi như sau:
- Một liên ủy nhiệm chi làm chứng từ ghi Nợ tài khoản thanh toán của người ký phát, đồng thời ghi Có tài khoản tiền gửi để đảm bảo thanh toán séc của người ký phát.
- Một liên ủy nhiệm chi làm giấy báo Nợ giao cho người ký phát séc;
Người ký phát séc lập và nộp cho người bị ký phát tờ séc đã ghi đầy đủ các yếu tố, có đủ chữ ký và dấu (nếu có) ở mặt trước của tờ séc. Người bị ký phát kiểm soát đối chiếu và kiểm tra nếu đủ điều kiện theo Khoản 1 Điều này thì tạm khóa số tiền trên tài khoản thanh toán của người ký phát theo thỏa thuận bằng văn bản giữa bên ký phát và bên bị ký phát, số tiền bị tạm khóa đúng bằng số tiền bảo đảm thanh toán séc và ký tên, đóng dấu của người bị ký phát, kèm cụm từ “Bảo chi” lên mặt trước của tờ séc.
XUẤT TRÌNH VÀ THANH TOÁN SÉC
Tờ séc được xuất trình là tờ séc bằng chứng từ giấy (trường hợp xử lý thanh toán bằng chứng từ) hoặc dữ liệu điện tử của tờ séc (trường hợp xử lý thanh toán bằng điện tử) được chuyển tới địa điểm xuất trình quy định tại Điều 20 Thông tư này.
Người thụ hưởng hoặc người thu hộ xuất trình séc tại những địa điểm sau:
Khi séc được xuất trình để thanh toán theo thời hạn và địa điểm xuất trình quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Thông tư này và người ký phát có đủ khả năng thanh toán để chi trả số tiền ghi trên séc, thì người bị ký phát kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của tờ séc và có trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng hoặc người được người thụ hưởng ủy quyền đối với tờ séc đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ ngay trong ngày xuất trình hoặc ngày làm việc tiếp theo sau ngày xuất trình đó. Người bị ký phát thực hiện thanh toán séc như sau:
Khi phát hiện bảng kê nộp séc có sai sót thì người bị ký phát phải trả lại tờ séc đó cho người nộp séc và yêu cầu lập lại bảng kê nộp séc khác thay thế phù hợp với các tờ séc đủ điều kiện; Nếu không có gì sai sót thì người bị ký phát ký xác nhận về việc nhận séc theo yêu cầu của người thụ hưởng hoặc người thu hộ;
Người lĩnh tiền mặt phải ghi rõ họ tên, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu còn thời hạn sử dụng hoặc số giấy tờ thay thế hợp pháp khác của mình vào phần quy định dùng cho lĩnh tiền mặt ở mặt sau của tờ séc;
Đồng thời, người bị ký phát thông báo về việc tờ séc không đủ khả năng thanh toán cho người xuất trình séc (bao gồm người thụ hưởng hoặc người thu hộ) ngay trong ngày xuất trình hoặc ngày làm việc tiếp theo sau ngày xuất trình tờ séc đó bằng phương thức thông tin theo thỏa thuận giữa hai bên.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo cho người ký phát séc về tờ séc không đủ khả năng thanh toán, người bị ký phát thông báo cho Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam thông tin séc không đủ khả năng thanh toán theo Phụ lục 07 đính kèm Thông tư này. Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam có trách nhiệm cung ứng dịch vụ tra cứu thông tin đã tiếp nhận về thông tin séc không đủ khả năng thanh toán cho tổ chức cung ứng séc ngay trong ngày nhận được yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo sau ngày đó;
- Lập giấy xác nhận từ chối thanh toán đối với toàn bộ số tiền ghi trên séc và trả lại tờ séc cho mình.
- Thanh toán một phần số tiền ghi trên tờ séc tối đa bằng khoản tiền người ký phát được sử dụng tại người bị ký phát và lập giấy xác nhận từ chối thanh toán đối với phần tiền còn lại chưa được thanh toán trên séc (Trong trường hợp này người thụ hưởng lập Lệnh thu theo mẫu tại Phụ lục 03 đính kèm Thông tư này);
- Ghi Nợ tài khoản thanh toán của người ký phát séc và ghi Có tài khoản thích hợp (tài khoản thanh toán của người thụ hưởng; tiền mặt; tài khoản bù trừ; tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, tài khoản của người thu hộ...).
- Lập chứng từ thanh toán bù trừ (nếu người thu hộ có tham gia thanh toán bù trừ) hoặc lập chứng từ chuyển tiền cho người thu hộ để ghi Có tài khoản người thụ hưởng đồng thời:
+ Lập giấy xác nhận từ chối thanh toán theo Phụ lục 05 và Phụ lục 06 đính kèm Thông tư này đối với số tiền chưa được thanh toán của tờ séc và ghi cụm từ “đã thanh toán...(số tiền)..., từ chối... (số tiền)..., ngày thanh toán...” trên mặt trước tờ séc, chuyển giấy xác nhận từ chối thanh toán kèm tờ séc và các chứng từ thanh toán khác cho người thụ hưởng hoặc người thu hộ; chuyển giấy xác nhận từ chối thanh toán cho người ký phát.
+ Lập thông báo về việc tờ séc bị từ chối thanh toán, gửi cho người ký phát để yêu cầu người đó thực hiện nghĩa vụ trả tiền đối với số tiền bị từ chối thanh toán của tờ séc, kèm theo lời thông báo về hậu quả có thể xảy ra nếu người đó không thực hiện nghĩa vụ trả tiền đối với số tiền bị từ chối thanh toán đó.
Người bị ký phát phải theo dõi các tờ séc được thanh toán một phần. Các thông tin liên quan đến người ký phát tờ séc không đủ khả năng thanh toán phải được xử lý theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
- Khi thanh toán một phần số tiền ghi trên séc, người bị ký phát yêu cầu người thụ hưởng (trường hợp thanh toán vào tài khoản thanh toán của người thụ hưởng mở tại người bị ký phát hoặc thanh toán tiền mặt) hoặc người thu hộ (trường hợp thanh toán thông qua người thu hộ) làm giấy biên nhận theo mẫu Phụ lục 04 đính kèm Thông tư này để lưu chứng từ.
Khi nhận được chứng từ thanh toán séc do người bị ký phát gửi đến, người thu hộ sử dụng các chứng từ đó để hạch toán:
- Ghi Nợ tài khoản thích hợp (thanh toán bù trừ, tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi của người bị ký phát...) và ghi Có tài khoản thanh toán của người thụ hưởng.
- Gửi giấy báo Có cho người thụ hưởng;
Căn cứ vào số tiền đã được thanh toán, người thu hộ sử dụng các chứng từ thanh toán một phần tờ séc do người bị ký phát gửi đến để hạch toán:
- Ghi Nợ tài khoản thích hợp (thanh toán bù trừ, tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước, tài khoản thanh toán của người bị ký phát....) và ghi Có tài khoản thích hợp (tài khoản chờ thanh toán khác...).
Người thụ hưởng hoặc người thu hộ (với tư cách là người được người thụ hưởng ủy quyền) phải lập giấy biên nhận theo Phụ lục 04 đính kèm Thông tư này để giao cho người bị ký phát.
Khi người thu hộ nhận được giấy biên nhận của người thụ hưởng nộp vào, căn cứ vào giấy biên nhận, người thu hộ tiến hành lập phiếu chuyển khoản, hạch toán:
- Ghi Nợ tài khoản các khoản chờ thanh toán khác (mở tài khoản chi tiết cho từng người thụ hưởng séc) và ghi Có tài khoản thích hợp (tài khoản thanh toán của người thụ hưởng; tiền mặt).
- Gửi một liên giấy biên nhận tới người bị ký phát;
Ghi Nợ tài khoản các khoản chờ thanh toán khác (mở tài khoản chi tiết cho từng người thụ hưởng séc) và ghi Có tài khoản thích hợp (thanh toán bù trừ, tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi của người bị ký phát…).
Lãi suất phạt chậm trả séc theo quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Các công cụ chuyển nhượng bằng 150% lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức cung ứng séc niêm yết tại thời điểm thanh toán séc.
XỬ LÝ MẤT VÀ HƯ HỎNG SÉC
Người bị ký phát không được thanh toán tờ séc đã được báo mất. Khi tờ séc đã được báo mất được xuất trình đòi thanh toán, người bị ký phát có trách nhiệm lập biên bản giữ lại tờ séc đó và thông báo cho người ra thông báo mất séc đến giải quyết.
Nếu sau khi có thông báo mất séc mà người bị ký phát vẫn thanh toán cho tờ séc đó thì người bị ký phát chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT. THỐNG ĐỐC |
Phụ lục 01a
MẪU SÉC TRẮNG THANH TOÁN QUA TRUNG TÂM
THANH TOÁN BÙ TRỪ
(Mặt trước)
Phụ lục 01b
MẪU SÉC TRẮNG THANH TOÁN QUA TRUNG TÂM
THANH TOÁN BÙ TRỪ
(mặt sau)
Phần dành cho việc chuyển nhượng:
|
Phần trả bằng tiền mặt:
Họ tên người nhận tiền: (ký và ghi rõ họ tên): ………. Số CMND cấp tại …… ngày |
(Cuống séc) |
Những lưu ý về các tiêu chuẩn mẫu séc:
1. Tiêu chuẩn giấy và kích thước phần thân séc:
- Trọng lượng: 90 đến 105 gram/m2 (khoảng 24 - 28 pound).
- Chiều dài: 180mm;
- Chiều rộng: 90mm;
- Vân giấy: Chiều dọc;
- Độ dày: 0,075 đến 0,190mm (từ 0,003 đến 0,0075 inch)
Mặt trước:
2. Dải từ tính MICR:
- Phải tuân thủ theo chuẩn E13B
- Trình tự thể hiện ở mã số: “Số séc”/ “Mã số của người bị ký phát (chi nhánh hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán)/ “Số tài khoản ký phát séc”/...
- Vị trí dải từ tính MICR: Máy in dải từ phải in theo tiêu chuẩn như sau:
. Tuân theo tiêu chuẩn in dải từ MICR.ANSI X9.27-1988
. Mực từ dùng để in phải theo chuẩn ISO 1004 - 1977
3. Ngày ký phát: Đóng khung cho mỗi ô số (ngày, tháng, năm) để dễ dàng nhận dạng.
4. Số tiền:
- Số tiền bằng chữ cần để hai dòng; Mỗi dòng dài tối thiểu 100mm (4,1 inch);
Khoảng cách giữa mỗi dòng 10mm (0,7 inch).
- Số tiền bằng số cần được đóng khung để dễ dàng nhận dạng hình ảnh...
Mặt sau:
5. Tiêu chuẩn của phần dành cho việc chuyển nhượng:
- Đủ rộng để bảo đảm: Chứa được ít nhất 04 hàng chữ theo kích cỡ chuẩn;
- Chứa được ít nhất 02 hàng chữ theo kích cỡ mở rộng.
- Đủ rộng cho con dấu của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng séc.
6. Thiết kế nội dung phần cuống séc và mặt sau của tờ séc có tính tham khảo
Phụ lục 02
BẢNG KÊ NỘP SÉC
Phần dành cho khách hàng lập
|
Số bảng kê: |
Ngày………/ ………/……. |
Tên người thụ hưởng: …………………………………………………………………………………….
Số hiệu TK: ………………………………………………………………………………………………..
Tại: …………………………………………………………………………………………………………
Số TT |
Số Séc |
Ngày ký phát |
Người ký phát séc |
Số TK người ký phát séc |
Người bị ký phát Mã NH |
Số Tiền |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số tiền bằng số: |
|
|||||
Số tiền bằng chữ: ……………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………. |
|
Kế toán trưởng |
Chủ tài khoản |
Phần dành cho người thu hộ: Đã nhận đủ …………….. tờ séc của………….. ………………………………………………… Số tài khoản ………………………………… (tại) …………………………………………… |
Phần dành cho người bị ký phát Thanh toán ngày Số tiền thanh toán (bằng số) Bằng chữ □ Toàn bộ số séc □ Trả lại tờ séc số......................... |
||
Kế toán |
Ngày.... tháng ….. năm…… |
Kế toán |
Ngày.... tháng ….. năm…… |
Người bị ký phát |
Phụ lục 03 |
LỆNH THU
Phần dành cho khách hàng lập |
….., ngày … …/ … …/ … ...
Căn cứ thông báo của quý ngân hàng về việc tờ séc số: ………………………………………..
ngày ký phát: ……/ …../ …………. người ký phát ……………… không đủ khả năng thanh toán,
Tôi ……………………………. (tên người thụ hưởng).
Địa chỉ: ………………………………………………….
Số CMND (trường hợp cá nhân thụ hưởng) ………………………………………………….
Tài khoản số: ………………………………………………………………..
Tại ngân hàng: ………………………………………………………………
Đề nghị ngân hàng thanh toán cho tôi một phần số tiền của tờ séc trên theo khả năng chi trả hiện có trên tài khoản của người ký phát tại thời điểm nhận được Lệnh thu này và từ chối thanh toán số tiền còn lại.
|
Người thụ hưởng |
|
|
Kế toán trưởng |
Chủ tài khoản |
Phần dành cho người bị ký phát lập Nhận được vào hồi ……………….. Ngày …../ …./ ……… Thanh toán ngày ………………………./ Số tiền thanh toán (Bằng số) …………………………………….. (Bằng chữ) ………………………………………………….. Số tiền từ chối thanh toán (Bằng số) …………………………………….. (Bằng chữ) …………………………………………………………………. |
|
Kế toán |
Kiểm soát (ký tên, đóng dấu)
|
Phụ lục 04
GIẤY BIÊN NHẬN
… … … ngày … …/ … …/ … …
Kính gửi: ………..(Ngân hàng thanh toán séc)…………………
Tôi: ………………………..(người thụ hưởng hoặc người thu hộ) ……………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………….
Số CMND (trường hợp người thụ hưởng là cá nhân) …………………………………..
Viết giấy này biên nhận về việc tờ séc số …………………………. ngày ký phát …../ …../…. người ký phát ………………………………….. số tiền ghi trên séc là (bằng số)...................................... …………. Do séc không đủ khả năng thanh toán và theo đề nghị của tôi, Ngân hàng) …………… (tên ngân hàng) …………………… đã thu cho tôi một phần số tiền ghi trên séc là:
Số tiền (bằng số) …………………………………………………………………………………………
Số tiền (bằng chữ) ………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
Người lập giấy ký vào một trong hai ô thích hợp dưới đây
Người thụ hưởng |
Người thu hộ |
||
Kế toán trưởng |
Chủ tài khoản |
Kế toán |
Kiểm soát
|
Phần dành cho người bị ký phát Nhận được ngày …../ …../………….. |
Kế toán |
Kiểm soát
|
Phụ lục 05
Người bị ký phát |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ..........., ngày ......./........./........ |
GIẤY XÁC NHẬN TỪ CHỐI THANH TOÁN SÉC
Kính gửi: (người thụ hưởng séc; …………………………..)
Chúng tôi lấy làm tiếc khi thông báo với Quý khách là tờ séc:
Số séc: …………………………………… Ngày ký phát: ……/ ………./ ………………….
Người ký phát ………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………..
Số CMND (trường hợp người ký phát séc là cá nhân): ……………………………
Tài khoản: ……………………………………………………………………………………….
Tại Ngân hàng: ………………………………………………………………………………….
Số tiền viết trên séc (bằng số) ………………………………………………………………….
Bằng chữ: ………………………………………………………………………………………..
Số tiền từ chối thanh toán (bằng số) ………………………………………………………..
Bằng chữ: ………………………………………………………………………………………..
Lý do từ chối: …………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
KẾ TOÁN |
KẾ TOÁN TRƯỞNG |
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP |
Phụ lục 06
Người bị ký phát |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
..........., ngày ......./........./........ |
GIẤY XÁC NHẬN TỪ CHỐI THANH TOÁN SÉC
Kính gửi: (người ký phát …………………………..)
Chúng tôi lấy làm tiếc khi thông báo với Quý khách là tờ séc:
Số séc: …………………………………… Ngày ký phát: ……/ ………./ ………………….
Người thụ hưởng ………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………..
Số CMND (trường hợp người ký phát séc là cá nhân): ……………………………
Tài khoản: ……………………………………………………………………………………….
Tại Ngân hàng: ………………………………………………………………………………….
Số tiền viết trên séc (bằng số) ………………………………………………………………….
Bằng chữ: ………………………………………………………………………………………..
Số tiền từ chối thanh toán (bằng số) ………………………………………………………..
Bằng chữ: ………………………………………………………………………………………..
Lý do từ chối: …………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
KẾ TOÁN |
KẾ TOÁN TRƯỞNG |
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP |
Phụ lục 07
Mẫu số: S01/CIC
Người bị ký phát |
THÔNG TIN SÉC KHÔNG ĐỦ KHẢ NĂNG THANH TOÁN |
Kính gửi:
Số séc ……………………………………… Ngày xuất trình séc ….../ ……/ …………………..
Người ký phát séc (tổ chức hoặc cá nhân) …………………………………………………….
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………..
Số CMND (trường hợp cá nhân ký phát séc): …..ngày cấp.../ ……/...Nơi cấp ………….
Người thụ hưởng séc: …………………………………………………………………………..
Địa chỉ người thụ hưởng: ……………………………………………………………………….
Người ký chuyển nhượng cuối cùng: …………………………………………………………..
Số tiền bằng số: ………………………… (ký hiệu tiền tệ) …………………………………
Số tiền bằng chữ: ……………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………..
Lý do: Không đủ khả năng thanh toán □ Số tiền không đủ khả năng thanh toán:.....
Vi phạm các quy định khác □
Kế toán |
… … … …, ngày …. tháng …. năm …. |
Địa chỉ Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam - Ngân hàng Nhà nước (CIC):
1. Địa chỉ trụ sở làm việc: Số 10 Quang Trung, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội.
2. Địa chỉ Website: http://www.creditinfo.org.vn trang thanh toán séc.
3. Địa chỉ Email: [email protected]
4. Fax: 04 33824693, điện thoại: 04 33824473
Cung cấp và khai thác thông tin theo 1 trong các phương thức sau:
1. Gửi file số liệu định dạng text theo mẫu vào địa chỉ Email
2. Nhập theo Form trực tiếp trên Website CIC.
3. Gửi qua Fax (04 33824693)/thư bưu điện/cầm tay (với số ít)
4. Tra cứu trực tiếp trên WEB site CIC.
5. Gửi yêu cầu đến CIC qua FAX hoặc Email.
(Mọi thông tin chi tiết xem trên WEB site CIC địa chỉ http://www.creditinfo.org.vn hoặc điện thoại số 04 33824473)
Phụ lục 08
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……, ngày … tháng..... năm....
GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ MẪU SÉC TRẮNG
Kính gửi: Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Căn cứ Luật Các công cụ chuyển nhượng số 49/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.
- Căn cứ Thông tư số /2015/TT-NHNN ngày tháng năm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định hoạt động cung ứng và sử dụng séc.
- Căn cứ Giấy phép thành lập và hoạt động tổ chức tín dụng/ Giấy phép hoạt động ngân hàng số ... ngày ... tháng ... năm ........
- Tên tổ chức cung ứng séc:..............................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính:.........................................................................................
- Điện thoại: ................................................. Fax:..............................................
- (Tên tổ chức cung ứng séc) xin đăng ký mẫu séc trắng gồm các yếu tố theo quy định tại Điều 58 Luật Các công cụ chuyển nhượng; cụ thể kích thước, màu sắc, tờ séc được thiết kế như sau:
- Kích thước:........................................................................................................
- Màu sắc:............................................................................................................
Sau khi mẫu séc trắng được Ngân hàng Nhà nước xác nhận, chúng tôi xin cam kết sẽ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về cung ứng và sử dụng séc./.
Nơi nhận: |
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP |