Thông tư 08/2024/TT-NHNN quy định quản lý, vận hành Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
VB Song ngữ

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 08/2024/TT-NHNN

Thông tư 08/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt NamSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:08/2024/TT-NHNNNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Phạm Tiến Dũng
Ngày ban hành:25/06/2024Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy định quản lý, vận hành Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng từ 15/8/2024

Ngày 25/6/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 08/2024/TT-NHNN quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia. Sau đây là một số nội dung đáng chú ý của Thông tư này.

1. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia (TTLNH) là hệ thống tổng thể bao gồm:

- Trung tâm Xử lý Quốc gia;

- Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng;

- Phần mềm cài đặt tại các thành viên và đơn vị thành viên để xử lý các lệnh thanh toán.

2. Hoạt động của Trung tâm Xử lý Quốc gia

-  Tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ điện tử.

- Thực hiện xử lý các lệnh thanh toán hợp lệ, lệnh hủy lệnh thanh toán hợp lệ; thông báo theo yêu cầu về lệnh thanh toán và kết quả xử lý lệnh thanh toán cho các thành viên, đơn vị thành viên liên quan đến lệnh thanh toán đó.

- Đối chiếu lệnh thanh toán với các thành viên, đơn vị thành viên trong Hệ thống TTLNH Quốc gia.

- Từ chối thực hiện thanh toán các lệnh thanh toán không hợp lệ, lệnh hủy lệnh thanh toán không hợp lệ, lệnh thanh toán gửi sau thời điểm Hệ thống TTLNH Quốc gia ngừng nhận lệnh thanh toán.

- Từ chối thực hiện thanh toán các lệnh thanh toán giá trị cao, lệnh thanh toán bằng ngoại tệ đối với các thành viên không đủ khả năng thanh toán của loại tiền tương ứng….

3. Chứng từ sử dụng trong TTLNH

- Chứng từ sử dụng trong TTLNH là chứng từ bằng giấy hoặc dưới dạng chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật hiện hành về chế độ chứng từ kế toán.

- Cơ sở để lập lệnh thanh toán là các chứng từ sử dụng trong TTLNH.

- Lệnh thanh toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử theo đúng mẫu, đáp ứng các chuẩn dữ liệu do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

4. Quy định về sử dụng dịch vụ thanh toán

- Lệnh thanh toán bằng đồng Việt Nam có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên phải sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị cao.

- Lệnh thanh toán bằng đồng Việt Nam có giá trị nhỏ hơn 500 triệu đồng có thể sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị cao hoặc dịch vụ thanh toán giá trị thấp.

- Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ phải sử dụng dịch vụ thanh toán ngoại tệ.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2024.

Xem chi tiết Thông tư 08/2024/TT-NHNN tại đây

tải Thông tư 08/2024/TT-NHNN

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Thông tư 08/2024/TT-NHNN PDF PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 08/2024/TT-NHNN DOC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
__________
Số: 08/2024/TT-NHNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2024

 THÔNG TƯ

Quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng
Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

______________________

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 18 tháng 01 năm 2024;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 22 tháng 6 năm 2023;

Căn cứ Nghị định số 52/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ quy định về thanh toán không dùng tiền mặt;

Căn cứ Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh toán;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia để thực hiện việc thanh toán và quyết toán giữa các đơn vị tham gia hệ thống thanh toán này bằng đồng Việt Nam (VND), Đô la Mỹ (USD), Đồng tiền chung châu Âu (EUR) và các loại ngoại tệ khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) quyết định trong từng thời kỳ.
2. Đối tượng áp dụng
Thành viên, đơn vị thành viên của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia, Đơn vị vận hành Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia, Thành viên chủ trì hệ thống bù trừ điện tử (sau đây viết tắt là BTĐT), các đơn vị liên quan của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác (sau đây gọi là dịch vụ quyết toán ròng) là dịch vụ tiếp nhận và xử lý kết quả quyết toán ròng từ Hệ thống bù trừ tự động, Hệ thống bù trừ thẻ và các hệ thống thanh toán bù trừ khác.
2. Dịch vụ thanh toán giá trị cao là dịch vụ thuộc Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia xử lý các lệnh thanh toán bằng đồng Việt Nam sử dụng phương thức quyết toán tổng tức thời.
3. Dịch vụ thanh toán giá trị thấp là dịch vụ thuộc Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia xử lý các lệnh thanh toán bằng đồng Việt Nam sử dụng phương thức quyết toán bù trừ.
4. Dịch vụ thanh toán ngoại tệ là dịch vụ thuộc Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia xử lý các lệnh thanh toán bằng ngoại tệ sử dụng phương thức quyết toán tổng tức thời.
5. Đơn vị khởi tạo lệnh thanh toán (sau đây gọi là đơn vị khởi tạo lệnh) là thành viên hoặc đơn vị thành viên thay mặt cho khách hàng lập và xử lý lệnh thanh toán (đi).
6. Đơn vị nhận lệnh thanh toán (sau đây gọi là đơn vị nhận lệnh) là thành viên hoặc đơn vị thành viên thay mặt khách hàng nhận và xử lý lệnh thanh toán (đến).
7. Đơn vị thành viên là đơn vị phụ thuộc hoặc đơn vị trực thuộc của thành viên tham gia Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia theo đề nghị của thành viên.
8. Đơn vị vận hành Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia là đơn vị trực tiếp vận hành Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.
9. Hạn mức nợ ròng là mức giá trị tối đa quy định cho các giao dịch thanh toán giá trị thấp được tham gia quyết toán bù trừ.
10. Khả năng thanh toán của thành viên là số dư tài khoản thanh toán của thành viên tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước cộng thêm hạn mức thấu chi hiện có của thành viên đó tại một thời điểm nhất định.
11. Khách hàng là người phát lệnh hoặc là người nhận lệnh.
12. Lệnh thanh toán là một tin điện sử dụng để thực hiện một giao dịch thanh toán trong Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.
13. Lệnh thanh toán Có là lệnh thanh toán của đơn vị khởi tạo lệnh nhằm ghi Nợ tài khoản của khách hàng mở tại đơn vị khởi tạo lệnh một khoản tiền xác định và ghi Có tài khoản của khách hàng mở tại đơn vị nhận lệnh khoản tiền đó.
14. Lệnh thanh toán Nợ là lệnh thanh toán của đơn vị khởi tạo lệnh nhằm ghi Nợ tài khoản của khách hàng mở tại đơn vị nhận lệnh một khoản tiền xác định và ghi Có tài khoản của khách hàng mở tại đơn vị khởi tạo lệnh khoản tiền đó.
15. Lệnh thanh toán giá trị thấp là lệnh thanh toán bằng đồng Việt Nam sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị thấp.
16. Lệnh thanh toán giá trị cao là lệnh thanh toán bằng đồng Việt Nam sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị cao.
17. Lệnh thanh toán ngoại tệ là lệnh thanh toán bằng ngoại tệ sử dụng dịch vụ thanh toán ngoại tệ.
18. Mã xác nhận tin điện là ký hiệu của thông tin điện tử về tình trạng của các lệnh thanh toán trong Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.
19. Người duyệt lệnh thanh toán (sau đây gọi là người duyệt lệnh) là người có thẩm quyền của thành viên, đơn vị thành viên; trường hợp đơn vị thành viên là đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, người duyệt lệnh là Lãnh đạo đơn vị hoặc người được Lãnh đạo đơn vị ủy quyền thực hiện duyệt lệnh thanh toán.
20. Người kiểm soát lệnh thanh toán (sau đây gọi là người kiểm soát lệnh) là kế toán trưởng, phụ trách kế toán hoặc người được ủy quyền của thành viên, đơn vị thành viên thực hiện kiểm soát lệnh thanh toán.
21. Người lập lệnh thanh toán (sau đây gọi là người lập lệnh) là cá nhân thuộc thành viên, đơn vị thành viên được giao nhiệm vụ thực hiện khởi tạo lệnh thanh toán.
22. Người nhận lệnh là một tổ chức hoặc cá nhân nhận lệnh thanh toán thông qua thành viên, đơn vị thành viên.
23. Người phát lệnh là một tổ chức hoặc cá nhân yêu cầu tạo lập lệnh thanh toán thông qua thành viên, đơn vị thành viên.
24. Quyết toán là việc xác định và thanh toán giá trị cuối cùng giữa các thành viên liên quan để hoàn tất nghĩa vụ thanh toán.
25. Quyết toán kết quả bù trừ giá trị thấp (sau đây gọi là quyết toán bù trừ) là việc thực hiện các nghĩa vụ thanh toán giữa các bên tham gia thanh toán bằng cách bù trừ trực tiếp sau khi đã cân đối giữa tổng các khoản phải thu và tổng các khoản phải trả.
26. Quyết toán tổng tức thời là việc xử lý quyết toán tức thời từng lệnh thanh toán để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán giữa các thành viên hoặc đơn vị thành viên.
27. Thanh toán điện tử liên ngân hàng (sau đây viết tắt là TTLNH) là quá trình xử lý các giao dịch thanh toán liên ngân hàng kể từ khi khởi tạo lệnh thanh toán cho tới khi hoàn tất thực hiện lệnh thanh toán, được thực hiện qua mạng máy tính.
28. Thành viên chủ trì hệ thống BTĐT (sau đây gọi là Thành viên chủ trì BTĐT) là tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ BTĐT và được tham gia, kết nối trực tiếp vào Hệ thống TTLNH Quốc gia để thực hiện quyết toán BTĐT.
29. Thành viên là Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia.
30. Tin điện là thông tin điện tử thể hiện nội dung của lệnh thanh toán hay thông báo liên quan đến giao dịch thanh toán cần thực hiện và được truyền qua mạng máy tính giữa các đơn vị tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia.
31. Trung tâm Xử lý TTLNH Quốc gia (sau đây gọi là Trung tâm Xử lý Quốc gia - NPSC) là hệ thống trang thiết bị kỹ thuật đặt tại Cục Công nghệ thông tin để thực hiện các chức năng của Cấu phần Thanh toán giá trị cao, Cấu phần Thanh toán ngoại tệ, Cấu phần Thanh toán giá trị thấp, Cấu phần Xử lý tài khoản thanh toán và kiểm tra, đối chiếu số liệu.
32. Trung tâm Xử lý TTLNH Quốc gia dự phòng (sau đây gọi là Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng - BNPSC) là hệ thống trang thiết bị kỹ thuật đặt tại trung tâm dữ liệu dự phòng để thực hiện chức năng dự phòng cho Trung tâm Xử lý Quốc gia.
33. Tỷ lệ ký quỹ là tỷ lệ phần trăm (%) của hạn mức nợ ròng được ký quỹ bằng giá trị giấy tờ có giá, tiền ký quỹ.
Điều 3. Các cấu phần và chức năng chính của Hệ thống TTLNH Quốc gia
1. Hệ thống TTLNH Quốc gia là hệ thống tổng thể bao gồm: Trung tâm Xử lý Quốc gia; Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng; phần mềm cài đặt tại các thành viên và đơn vị thành viên để xử lý các lệnh thanh toán.
2. Các cấu phần xử lý nghiệp vụ bao gồm: Cấu phần Thanh toán giá trị cao; Cấu phần Thanh toán ngoại tệ; Cấu phần Thanh toán giá trị thấp; Cấu phần Xử lý tài khoản thanh toán và kiểm tra, đối chiếu số liệu.
3. Cấu phần Thanh toán giá trị cao thực hiện quyết toán tổng tức thời cho các lệnh thanh toán bằng đồng Việt Nam sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị cao.
4. Cấu phần Thanh toán ngoại tệ thực hiện quyết toán tổng tức thời cho các lệnh thanh toán bằng ngoại tệ sử dụng dịch vụ thanh toán ngoại tệ.
5. Cấu phần Thanh toán giá trị thấp thực hiện thanh toán các lệnh thanh toán giá trị thấp sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị thấp.
6. Cấu phần Xử lý tài khoản thanh toán và kiểm tra, đối chiếu số liệu thực hiện kiểm tra, hạch toán lệnh thanh toán giá trị cao, lệnh thanh toán bằng ngoại tệ, xử lý kết quả bù trừ giá trị thấp và kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác.
Điều 4. Hoạt động của Trung tâm Xử lý Quốc gia
1. Tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ điện tử.
2. Thực hiện xử lý các lệnh thanh toán hợp lệ, lệnh hủy lệnh thanh toán hợp lệ; thông báo theo yêu cầu về lệnh thanh toán và kết quả xử lý lệnh thanh toán cho các thành viên, đơn vị thành viên liên quan đến lệnh thanh toán đó.
3. Đối chiếu lệnh thanh toán với các thành viên, đơn vị thành viên trong Hệ thống TTLNH Quốc gia.
4. Từ chối thực hiện thanh toán các lệnh thanh toán không hợp lệ, lệnh hủy lệnh thanh toán không hợp lệ, lệnh thanh toán gửi sau thời điểm Hệ thống TTLNH Quốc gia ngừng nhận lệnh thanh toán.
5. Từ chối thực hiện thanh toán các lệnh thanh toán giá trị cao, lệnh thanh toán bằng ngoại tệ đối với các thành viên không đủ khả năng thanh toán của loại tiền tương ứng.
6. Thông báo trạng thái lệnh thanh toán cho đơn vị khởi tạo lệnh sau thời điểm ngừng nhận lệnh thanh toán.
7. Tự động gửi tin điện kết quả bù trừ giá trị thấp cho Cấu phần Xử lý tài khoản thanh toán và kiểm tra, đối chiếu số liệu để hạch toán cho các thành viên tham gia quyết toán bù trừ giá trị thấp trong ngày.
8. Xử lý kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác được thực hiện theo quy định tại Điều 21 Thông tư này.
Điều 5. Hoạt động của Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng
1. Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng hoạt động thay thế cho Trung tâm Xử lý Quốc gia khi Trung tâm Xử lý Quốc gia bị sự cố không thể vận hành bình thường hoặc do chuyển đổi theo kế hoạch nhằm đảm bảo tính sẵn sàng hoạt động của Hệ thống TTLNH Quốc gia hoặc hoạt động theo cơ chế đồng thời cung cấp dịch vụ (Active-Active) với Trung tâm Xử lý Quốc gia.
2. Trong thời gian Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng hoạt động thay thế Trung tâm Xử lý Quốc gia, Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng có chức năng hoạt động theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
3. Mọi dữ liệu và kết quả xử lý tại Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng có giá trị pháp lý như đối với Trung tâm Xử lý Quốc gia.
Điều 6. Chứng từ sử dụng trong TTLNH
1. Chứng từ sử dụng trong TTLNH là chứng từ bằng giấy hoặc dưới dạng chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật hiện hành về chế độ chứng từ kế toán.
2. Cơ sở để lập lệnh thanh toán là các chứng từ sử dụng trong TTLNH.
3. Lệnh thanh toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử theo đúng mẫu, đáp ứng các chuẩn dữ liệu do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Điều 7. Lưu trữ dữ liệu điện tử các giao dịch
1. Dữ liệu điện tử lưu trữ bao gồm:
a) Đối với mỗi thành viên, đơn vị thành viên, lưu trữ dữ liệu điện tử về các yêu cầu giao dịch và tin điện kết quả;
b) Đối với Trung tâm Xử lý Quốc gia, lưu trữ dữ liệu điện tử về các tin điện giao dịch, giao dịch hạch toán, dữ liệu đối chiếu và kết quả xử lý.
2. Việc quản lý tài liệu, dữ liệu điện tử được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 8. Cấp phát, quản lý và sử dụng chứng thư chữ ký điện tử, chữ ký điện tử tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia
1. Chữ ký điện tử được chia làm 3 loại:
a) Chữ ký điện tử của người lập lệnh;
b) Chữ ký điện tử của người kiểm soát lệnh;
c) Chữ ký điện tử của người duyệt lệnh.
2. Việc tổ chức phân quyền người lập lệnh, người kiểm soát lệnh và người duyệt lệnh tại các thành viên, đơn vị thành viên do người có thẩm quyền của đơn vị quy định, đảm bảo nguyên tắc người lập lệnh độc lập với người kiểm soát lệnh và người duyệt lệnh.
3. Ngân hàng Nhà nước cấp phát chứng thư chữ ký điện tử cho người duyệt lệnh và chứng thư chữ ký điện tử để xác thực kết nối (chứng thư kết nối) giữa phần mềm cài đặt tại các đơn vị thành viên và các đơn vị thành viên với Trung tâm Xử lý Quốc gia.
4. Việc cấp phát, quản lý, sử dụng chứng thư chữ ký điện tử cho người duyệt lệnh và chứng thư chữ ký điện tử để xác thực kết nối tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 9. Thanh toán Nợ trong Hệ thống TTLNH Quốc gia
1. Thanh toán Nợ giữa các thành viên không phải là đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải có hợp đồng ủy quyền trước.
2. Thanh toán Nợ giữa các thành viên là đơn vị Ngân hàng Nhà nước với các thành viên không phải là đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải có văn bản thỏa thuận trước.
3. Hợp đồng ủy quyền hoặc văn bản thỏa thuận về việc thanh toán Nợ giữa các thành viên phải bao gồm tối thiểu các yếu tố sau:
a) Hạn mức tối đa trong ngày được thanh toán Nợ giữa các thành viên;
b) Hạn mức tối đa của một lệnh thanh toán Nợ không cần xác nhận nợ;
c) Thời hạn hiệu lực của hợp đồng ủy quyền hoặc văn bản thỏa thuận.
Điều 10. Quy định về sử dụng dịch vụ thanh toán
1. Lệnh thanh toán bằng đồng Việt Nam có giá trị từ 500.000.000 VND (năm trăm triệu đồng) trở lên phải sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị cao.
2. Lệnh thanh toán bằng đồng Việt Nam có giá trị nhỏ hơn 500.000.000 VND (năm trăm triệu đồng) có thể sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị cao hoặc dịch vụ thanh toán giá trị thấp.
3. Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ phải sử dụng dịch vụ thanh toán ngoại tệ.
Điều 11. Chi phí và phí dịch vụ trong TTLNH
1. Chi phí xây dựng, lắp đặt, duy trì, phát triển và nâng cấp hoạt động của Hệ thống TTLNH Quốc gia do Ngân hàng Nhà nước chi trả. Chi phí xây dựng, lắp đặt, duy trì, phát triển và nâng cấp hoạt động của các hệ thống khác thuộc thành viên, đơn vị thành viên để phục vụ cho hoạt động TTLNH tại thành viên, đơn vị thành viên do thành viên, đơn vị thành viên chi trả.
2. Khi tham gia sử dụng dịch vụ trên Hệ thống TTLNH Quốc gia, các thành viên, đơn vị thành viên phải trả phí dịch vụ tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia, phí thường niên và phí dịch vụ thanh toán trong nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước.
Chương II
LỆNH THANH TOÁN TRONG TTLNH
Điều 12. Quy trình tạo lập lệnh thanh toán
1. Đối với lệnh thanh toán khởi tạo từ chứng từ giấy
a) Người lập lệnh thực hiện khởi tạo lệnh thanh toán qua các bước sau:
(i) Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp chứng từ giao dịch thanh toán của khách hàng;
(ii) Xác định, phân loại lệnh thanh toán để xử lý;
(iii) Đối chiếu, kiểm tra số dư tài khoản của khách hàng;
(iv) Nhập các thông tin cơ bản sau: đơn vị khởi tạo lệnh (tên, mã ngân hàng), số tiền, tên, địa chỉ, tài khoản (nếu có), số chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người phát lệnh hoặc mã số doanh nghiệp (đối với người phát lệnh là doanh nghiệp), đơn vị phục vụ người phát lệnh, đơn vị nhận lệnh (tên, mã ngân hàng), tên, địa chỉ, tài khoản (nếu có), số chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu, ngày cấp và nơi cấp chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân hoặc hộ chiếu của người nhận lệnh hoặc mã số doanh nghiệp (đối với người nhận lệnh là doanh nghiệp), đơn vị phục vụ người nhận lệnh, nội dung chuyển tiền và các nội dung khác liên quan đến giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, giao dịch nộp ngân sách nhà nước, giao dịch mua bán trái phiếu Chính phủ và các loại giao dịch khác (nếu có) theo Mẫu số TTLNH-04 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;
(v) Kiểm soát lại các dữ liệu đã nhập và ký chữ ký điện tử vào lệnh thanh toán;
(vi) Ký trên chứng từ, chuyển chứng từ và dữ liệu đã nhập cho người kiểm soát lệnh;
b) Người kiểm soát lệnh
(i) Căn cứ nội dung trên các chứng từ liên quan, kiểm soát lại các yếu tố: đơn vị nhận lệnh, đơn vị phục vụ người phát lệnh, đơn vị phục vụ người nhận lệnh, số tiền để kiểm tra dữ liệu do người lập lệnh đã nhập, nội dung thanh toán;
(ii) Trường hợp phát hiện có sai sót: chuyển trả người lập lệnh;
(iii) Trường hợp dữ liệu đúng: ký chữ ký điện tử vào lệnh thanh toán, ký trên chứng từ và chuyển cho người duyệt lệnh;
c) Người duyệt lệnh
(i) Kiểm tra sự khớp đúng giữa số liệu trên chứng từ gốc và số liệu trên hệ thống;
(ii) Trường hợp phát hiện sai sót: chuyển trả người lập lệnh hoặc người kiểm soát lệnh;
(iii) Trường hợp dữ liệu đúng: ký trên chứng từ, ký chữ ký điện tử vào lệnh thanh toán để chuyển đi.
2. Đối với lệnh thanh toán khởi tạo từ chứng từ điện tử
Trường hợp lệnh thanh toán được khởi tạo từ chứng từ điện tử từ các hệ thống nội bộ của thành viên, đơn vị thành viên thì phải tuân thủ quy định về cấu trúc, định dạng dữ liệu do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định và đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Nếu chứng từ điện tử hợp lệ nhưng chưa đầy đủ thông tin theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: người lập lệnh bổ sung các nội dung còn thiếu theo quy định lập lệnh thanh toán; người kiểm soát lệnh và người duyệt lệnh kiểm tra lại các yếu tố tương tự như đối với trường hợp chứng từ giấy để bảo đảm tính chính xác và ký chữ ký điện tử vào lệnh thanh toán để chuyển đi;
b) Nếu chứng từ điện tử hợp lệ, đầy đủ thông tin theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và bao gồm chữ ký điện tử chuyên dùng của thành viên, các đơn vị lựa chọn phương án ký chữ ký điện tử trên lệnh thanh toán theo phương pháp thủ công hoặc lựa chọn ký chữ ký điện tử theo phương pháp tự động đối với từng lệnh thanh toán;
c) Nếu các chứng từ điện tử hợp lệ, có đầy đủ thông tin theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và đảm bảo các điều kiện về an ninh, an toàn, tính chính xác của dữ liệu, người có thẩm quyền của các đơn vị quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định cho phép chỉ cần người duyệt lệnh ký chữ ký điện tử trên lệnh thanh toán.
3. Sau khi lệnh thanh toán đã được gửi đi và nhận được kết quả trạng thái thành công, lệnh thanh toán đó có thể được in ra chứng từ giấy khi có yêu cầu.
4. Lệnh thanh toán bằng loại đồng tiền nào sẽ được Hệ thống TTLNH Quốc gia xử lý, hạch toán trên tài khoản thanh toán của loại đồng tiền tương ứng đó của thành viên mở tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi là Sở Giao dịch).
Điều 13. Kiểm tra tính hợp lệ của lệnh thanh toán
Trong quá trình sử dụng, các thành viên, đơn vị thành viên chịu trách nhiệm pháp lý về tính hợp pháp của chứng từ dùng để lập lệnh thanh toán tại đơn vị. Thành viên, đơn vị thành viên kiểm tra tính hợp lệ của lệnh thanh toán, thông tin kiểm tra bao gồm:
1. Loại và khuôn dạng của các dữ liệu.
2. Tính hợp lệ (có thẩm quyền) của người lập lệnh, người kiểm soát lệnh, người duyệt lệnh.
3. Ngày, tháng, năm.
4. Tính duy nhất.
5. Các yếu tố bắt buộc đối với lệnh thanh toán.
6. Mã xác nhận tin điện.
7. Mã đơn vị tham gia, mã thiết bị sử dụng đầu cuối và mã người duyệt lệnh.
Điều 14. Hạch toán tại thành viên, đơn vị thành viên
Các thành viên, đơn vị thành viên thực hiện hạch toán lệnh thanh toán theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 15. Xử lý, đối chiếu các lệnh thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước
Lệnh thanh toán được xử lý tại Trung tâm Xử lý Quốc gia và gửi kết quả cho Cấu phần Xử lý tài khoản thanh toán và kiểm tra, đối chiếu số liệu để hạch toán cho các thành viên và đơn vị Ngân hàng Nhà nước.
Sở Giao dịch căn cứ Bảng kê được lập hàng ngày trên dữ liệu điện tử theo các Mẫu số TTLNH-10, Mẫu số TTLNH-11, Mẫu số TTLNH-12, Mẫu số TTLNH-13, Mẫu số TTLNH-14, Mẫu số TTLNH-15 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này để làm cơ sở thực hiện, đối chiếu với kết quả hạch toán lệnh thanh toán và lưu trữ.
Chương III
XỬ LÝ QUYẾT TOÁN BÙ TRỪ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN
VÀ KẾT QUẢ QUYẾT TOÁN RÒNG TỪ CÁC HỆ THỐNG KHÁC
Điều 16. Hạn mức nợ ròng
1. Thiết lập hạn mức nợ ròng
a) Khi lần đầu tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp, các thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp thiết lập hạn mức nợ ròng bằng giá trị của giấy tờ có giá, tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng của thành viên;
b) Việc thiết lập hạn mức nợ ròng được thực hiện định kỳ 06 tháng một lần vào thời gian 05 ngày làm việc đầu tiên của tháng 01 và tháng 7 hàng năm. Hạn mức nợ ròng được thiết lập trên Hệ thống TTLNH Quốc gia và thông báo bằng văn bản cho các thành viên có hiệu lực đến ngày làm việc thứ 05 đầu tiên của kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng tiếp theo;
c) Các thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp tự tính hạn mức nợ ròng đầu kỳ và gửi đề nghị thiết lập hạn mức nợ ròng đến Sở Giao dịch trong vòng 05 ngày làm việc đầu tiên của kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng.
Hạn mức nợ ròng đầu kỳ của mỗi thành viên được tính trên cơ sở mức chênh lệch (phải trả - phải thu) cao nhất trong thanh toán giá trị thấp của thành viên xét trong 06 tháng liền trước của kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng và đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định;
Trường hợp hạn mức nợ ròng đầu kỳ tính toán bằng không hoặc âm, hạn mức nợ ròng được tính trên cơ sở hạn mức nợ ròng kỳ liền trước và đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định;
Trường hợp thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp có thời gian chưa đủ 06 tháng, hạn mức nợ ròng của thành viên đó được thiết lập bằng giá trị của giấy tờ có giá, tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng của thành viên;
Thành viên chịu trách nhiệm về số liệu tính hạn mức nợ ròng đầu kỳ. Sở Giao dịch thiết lập hạn mức nợ ròng căn cứ đề nghị của thành viên, giấy tờ có giá, tiền ký quỹ của thành viên để thiết lập hạn mức nợ ròng cho thành viên, đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định, sau đó, thông báo kết quả để thành viên thực hiện;
Trường hợp thành viên không đề nghị thiết lập hạn mức nợ ròng định kỳ trong vòng 05 ngày làm việc đầu tiên của kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng, hạn mức nợ ròng của thành viên được thiết lập bằng không. Trường hợp thành viên đề nghị thiết lập hạn mức nợ ròng sau thời gian 05 ngày làm việc đầu tiên của kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng, áp dụng tỷ lệ ký quỹ tối thiểu theo quy định (ngoại trừ các thành viên thuộc các trường hợp được quy định tại điểm b, c khoản 3 Điều 17 Thông tư này);
Trường hợp thành viên đề nghị thiết lập hạn mức nợ ròng cao hơn hạn mức nợ ròng đầu kỳ, phần giá trị tăng thêm của hạn mức nợ ròng so với hạn mức nợ ròng đầu kỳ được áp dụng tỷ lệ ký quỹ tương ứng như quy định tại điểm a(i) khoản 2 Điều này.
d) Các thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp thực hiện ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.
2. Điều chỉnh hạn mức nợ ròng
a) Trong kỳ thiết lập hạn mức nợ ròng, mỗi thành viên có thể đề nghị Sở Giao dịch điều chỉnh hạn mức nợ ròng trên cơ sở giấy tờ có giá, tiền ký quỹ và dự kiến tình hình thanh toán của thành viên.
(i) Trường hợp thành viên có nhu cầu điều chỉnh tăng hạn mức nợ ròng, Sở Giao dịch xem xét áp dụng tỷ lệ ký quỹ 100% đối với phần giá trị hạn mức nợ ròng tăng thêm vượt quá 150% giá trị hạn mức nợ ròng đầu kỳ; phần giá trị hạn mức nợ ròng tăng thêm không vượt quá 150% giá trị hạn mức nợ ròng đầu kỳ được áp dụng tỷ lệ ký quỹ tối thiểu theo quy định;   
(ii) Trường hợp thành viên có nhu cầu giảm hạn mức nợ ròng, phần giá trị hạn mức nợ ròng điều chỉnh giảm sẽ được áp dụng tỷ lệ ký quỹ tương ứng với các tỷ lệ đã áp dụng trước đó;
b) Sở Giao dịch điều chỉnh giảm hạn mức nợ ròng về bằng không khi thành viên có dư nợ vay thanh toán bù trừ tại Sở Giao dịch.
3. Điều chỉnh hạn mức nợ ròng tạm thời trong ngày
a) Trong ngày làm việc, trường hợp thành viên yêu cầu điều chỉnh tăng hạn mức nợ ròng tạm thời trong ngày, phần giá trị tăng thêm tạm thời trong ngày của hạn mức nợ ròng được áp dụng tỷ lệ ký quỹ tương ứng như quy định tại điểm a(i) khoản 2 Điều này.
Trường hợp thành viên sử dụng giấy tờ có giá, tiền ký quỹ để yêu cầu tăng hạn mức nợ ròng, thành viên phải thực hiện ký quỹ giấy tờ có giá, ký quỹ bằng tiền bổ sung. Trường hợp thành viên sử dụng số dư tài khoản thanh toán để yêu cầu tăng hạn mức nợ ròng, Sở Giao dịch trích (ghi Nợ) tiền trên tài khoản thanh toán của thành viên đó để thực hiện ký quỹ bổ sung. Trường hợp ký quỹ bổ sung không đủ, không thực hiện yêu cầu này;
Sau khi hoàn thành việc quyết toán bù trừ giá trị thấp trong ngày, Sở Giao dịch hoàn trả giấy tờ có giá, tiền ký quỹ bổ sung khi thành viên có yêu cầu; đồng thời, hạn mức nợ ròng tạm thời trong ngày được điều chỉnh về bằng hạn mức nợ ròng. Hạn mức nợ ròng tạm thời trong ngày được xác định như sau:
Hạn mức nợ ròng tạm thời trong ngày = hạn mức nợ ròng + phần giá trị tăng thêm tạm thời trong ngày của hạn mức nợ ròng;
b) Trường hợp thành viên có nhu cầu giảm hạn mức nợ ròng tạm thời trong ngày để bảo đảm khả năng thanh toán của thành viên, Sở Giao dịch điều chỉnh giảm hạn mức nợ ròng tạm thời trong ngày theo đề nghị của thành viên và đảm bảo tỷ lệ ký quỹ theo quy định, phần giá trị hạn mức nợ ròng điều chỉnh giảm được áp dụng tỷ lệ ký quỹ tương ứng với các tỷ lệ đã áp dụng trước đó. Sau khi hoàn thành việc quyết toán bù trừ giá trị thấp, hạn mức nợ ròng tạm thời được điều chỉnh về bằng hạn mức nợ ròng. Hạn mức nợ ròng tạm thời trong ngày được xác định như sau:
Hạn mức nợ ròng tạm thời trong ngày = hạn mức nợ ròng - phần giá trị giảm tạm thời trong ngày của hạn mức nợ ròng.
4. Quản lý hạn mức nợ ròng hiện thời
Hạn mức nợ ròng hiện thời = hạn mức nợ ròng tạm thời trong ngày + tổng các khoản tiền phải thu của lệnh thanh toán giá trị thấp tính từ đầu ngày đến hiện thời - tổng các khoản tiền phải trả của lệnh thanh toán giá trị thấp tính từ đầu ngày đến hiện thời;
Đầu ngày làm việc, các thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp được cấp hạn mức nợ ròng. Tại mỗi thời điểm trong ngày làm việc, hạn mức nợ ròng hiện thời có thể thay đổi (tăng hoặc giảm) tùy thuộc vào hoạt động giao dịch thanh toán giá trị thấp của các thành viên và đơn vị thành viên. Hạn mức nợ ròng hiện thời là cơ sở để thực hiện dịch vụ thanh toán giá trị thấp của thành viên, đơn vị thành viên.
5. Để biết thông tin về hạn mức nợ ròng hiện thời, các thành viên thực hiện tra cứu trên Hệ thống TTLNH Quốc gia.
Điều 17. Quy định về ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng
1. Giấy tờ có giá được sử dụng ký quỹ (sau đây gọi là giấy tờ có giá ký quỹ) để thiết lập hạn mức nợ ròng trong thanh toán giá trị thấp là giấy tờ có giá được sử dụng trong giao dịch thấu chi và cho vay qua đêm trong TTLNH. Giá trị của giấy tờ có giá ký quỹ được xác định theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc thấu chi và cho vay qua đêm trong TTLNH.
2. Tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng trong thanh toán giá trị thấp là tiền trong tài khoản ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng của thành viên mở tại Sở Giao dịch.
3. Tỷ lệ ký quỹ
a) Thành viên tham gia thanh toán giá trị thấp thực hiện ký quỹ giấy tờ có giá, tiền trong tài khoản tại Sở Giao dịch. Tỷ lệ ký quỹ tối thiểu để thiết lập hạn mức nợ ròng được thực hiện theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;
b) Nếu thành viên không đủ số dư quyết toán bù trừ tại thời điểm ngừng nhận lệnh thanh toán giá trị cao từ 02 lần trở lên trong một tháng hoặc từ 03 lần trở lên trong kỳ duy trì thiết lập hạn mức nợ ròng, Sở Giao dịch báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định giảm hạn mức nợ ròng của thành viên bằng giá trị giấy tờ có giá, tiền ký quỹ và duy trì tỷ lệ ký quỹ của thành viên đó tại Sở Giao dịch bằng 100% trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
c) Trường hợp để đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tỷ lệ ký quỹ tối thiểu riêng đối với thành viên cụ thể.
4. Thời điểm chuyển giấy tờ có giá, tiền ký quỹ
a) Trường hợp điều chỉnh tăng hạn mức nợ ròng tạm thời trong ngày: ngay sau khi nhận đủ giấy tờ có giá, tiền ký quỹ, Sở Giao dịch thực hiện thiết lập hạn mức nợ ròng tạm thời trong ngày và thông báo cho thành viên đó;
b) Trường hợp thiết lập hạn mức nợ ròng lần đầu: thành viên tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp chuyển giấy tờ có giá, tiền ký quỹ và văn bản đề nghị thiết lập hạn mức nợ ròng cho Sở Giao dịch. Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày Sở Giao dịch nhận được giấy tờ có giá, tiền ký quỹ và văn bản đề nghị thiết lập hạn mức nợ ròng, Sở Giao dịch thực hiện thiết lập hạn mức nợ ròng và thông báo cho thành viên bằng văn bản.
5. Hoàn trả, thay thế các giấy tờ có giá, tiền ký quỹ
a) Việc hoàn trả, thay thế giấy tờ có giá ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước đăng tải thông tin về việc ngừng tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp của thành viên và thành viên đã hoàn thành các nghĩa vụ với Ngân hàng Nhà nước trên Hệ thống TTLNH Quốc gia, Sở Giao dịch thực hiện hoàn trả tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng cho thành viên đó.
Điều 18. Xử lý thiếu hạn mức nợ ròng trong thanh toán giá trị thấp
Trường hợp số tiền trên lệnh thanh toán vượt quá hạn mức nợ ròng hiện thời, việc xử lý được thực hiện như sau:
1. Hệ thống tự động thông báo cho thành viên để thực hiện tăng hạn mức nợ ròng theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Thông tư này để xử lý lệnh thanh toán.
2. Khi đủ hạn mức nợ ròng hiện thời, lệnh thanh toán được thực hiện theo thứ tự đến trước xử lý trước.
3. Đến thời điểm Hệ thống TTLNH Quốc gia ngừng nhận lệnh thanh toán giá trị thấp, các lệnh thanh toán vượt quá hạn mức nợ ròng hiện thời bị hủy. Các thành viên và đơn vị thành viên thực hiện vấn tin để kiểm tra tình trạng của các lệnh thanh toán này.
Điều 19. Thực hiện quyết toán bù trừ
Trung tâm Xử lý Quốc gia thực hiện quyết toán bù trừ như sau:
1. Ngừng tiếp nhận các lệnh thanh toán giá trị thấp trên toàn hệ thống.
2. Kiểm tra và thực hiện tính toán hạn mức nợ ròng hiện thời đối với các lệnh thanh toán giá trị thấp chưa được tính toán hạn mức nợ ròng hiện thời.
3. Loại bỏ và trả lại thành viên, đơn vị thành viên lệnh thanh toán giá trị thấp với tình trạng thiếu hạn mức nợ ròng hiện thời.
4. Căn cứ trên các lệnh thanh toán giá trị thấp với tình trạng đủ hạn mức nợ ròng hiện thời, tính toán kết quả chênh lệch giữa các khoản tiền phải thu và các khoản tiền phải trả của từng thành viên.
5. Kết quả bù trừ giá trị thấp được Cấu phần Xử lý tài khoản thanh toán và kiểm tra, đối chiếu số liệu tự động thực hiện hạch toán.
Điều 20. Theo dõi và thông báo tình trạng quyết toán bù trừ
Sở Giao dịch thực hiện theo dõi tình trạng quyết toán bù trừ qua Hệ thống TTLNH Quốc gia theo trình tự sau:
1. Theo dõi khả năng thanh toán của thành viên so với hiệu số giữa hạn mức nợ ròng và hạn mức nợ ròng hiện thời.
2. Trường hợp thành viên thiếu khả năng thanh toán, thông báo tình trạng thiếu vốn cho thành viên và yêu cầu thành viên có các biện pháp bổ sung vốn, theo dõi tình hình thực hiện bổ sung vốn vào tài khoản thanh toán của thành viên đã được thông báo thiếu vốn.
3. Trường hợp sau thời điểm ngừng nhận lệnh thanh toán giá trị cao mà việc quyết toán bù trừ vẫn chưa thành công do thành viên thiếu vốn, Sở Giao dịch lập báo cáo thành viên thiếu vốn theo Mẫu số TTLNH-25 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này và thông báo cho Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia, thành viên thiếu vốn.
Điều 21. Xử lý kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác
1. Hệ thống TTLNH Quốc gia được phép tiếp nhận và xử lý kết quả quyết toán ròng từ Hệ thống bù trừ tự động, Hệ thống bù trừ thẻ và các hệ thống thanh toán bù trừ khác.
2. Việc xử lý kết quả quyết toán ròng được thực hiện bằng phương thức xử lý theo lô (quyết toán lô) trên cơ sở đủ số dư tài khoản thanh toán của các thành viên tham gia quyết toán ròng. Thành viên chủ trì BTĐT thực hiện theo dõi tình trạng quyết toán trên Hệ thống TTLNH Quốc gia để cập nhật hạn mức bù trừ cho thành viên quyết toán.
a) Trường hợp có ít nhất một thành viên quyết toán không đủ số dư khi quyết toán, trình tự xử lý như sau:
(i) Thành viên quyết toán thực hiện thấu chi trong hạn mức thấu chi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về thấu chi và cho vay qua đêm trong TTLNH để xử lý kết quả quyết toán ròng;
(ii) Khi thành viên quyết toán đã sử dụng hết hạn mức thấu chi được cấp nhưng không đủ số dư để xử lý quyết toán ròng, kết quả quyết toán ròng được chuyển vào hàng đợi quyết toán. Khi đủ số dư, kết quả quyết toán ròng được xử lý tiếp;
(iii) Thành viên chủ trì BTĐT thực hiện vấn tin trên Hệ thống TTLNH Quốc gia để kiểm tra tình trạng xử lý kết quả quyết toán ròng trong hàng đợi; đồng thời, thông báo và yêu cầu thành viên quyết toán không đủ số dư khi quyết toán ròng có biện pháp kịp thời tăng số dư trên tài khoản thanh toán từ nguồn vốn của chính thành viên quyết toán hoặc thông qua các giao dịch trên thị trường tiền tệ hoặc vay vốn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện quyết toán ròng;
(iv) Đến thời điểm ngừng nhận lệnh thanh toán giá trị thấp Hệ thống TTLNH Quốc gia, trường hợp thành viên quyết toán không đủ khả năng thanh toán, Sở Giao dịch trích (ghi Nợ) tiền ký quỹ thiết lập hạn mức BTĐT của thành viên quyết toán (nếu có) để thực hiện việc quyết toán ròng. Ngay sau khi trích (ghi Nợ) tiền ký quỹ thiết lập hạn mức BTĐT của thành viên quyết toán, Sở Giao dịch thông báo cho Thành viên chủ trì BTĐT biết trong trường hợp Hệ thống TTLNH Quốc gia chưa có chức năng hỗ trợ Thành viên chủ trì BTĐT truy cập để tự theo dõi. Thành viên chủ trì BTĐT điều chỉnh giảm hạn mức BTĐT trên cơ sở giá trị giấy tờ có giá, tiền ký quỹ còn lại của thành viên quyết toán đó;
(v) Đến thời điểm ngừng nhận lệnh thanh toán giá trị cao Hệ thống TTLNH Quốc gia, thành viên quyết toán không đủ khả năng thanh toán, Sở Giao dịch lập báo cáo thành viên thiếu vốn theo Mẫu số TTLNH-25 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này và thông báo cho Thành viên chủ trì BTĐT, thành viên thiếu vốn.
Thành viên quyết toán không đủ khả năng thanh toán phải lập Giấy nhận nợ vay bù trừ theo Mẫu số TTLNH-28 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này gửi Sở Giao dịch để thực hiện quyết toán ròng với lãi suất bằng lãi suất cho vay qua đêm trong TTLNH và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ. Sở Giao dịch thực hiện cho vay và gửi thông báo cho Thành viên chủ trì BTĐT biết để điều chỉnh giảm hạn mức BTĐT bằng không đối với thành viên quyết toán đang có nợ vay thanh toán bù trừ đến khi Sở Giao dịch hoàn thành việc thu hồi nợ; đồng thời, gửi thông tin về thành viên vay thanh toán bù trừ cho Vụ Thanh toán để theo dõi; sau khi hoàn thành việc thu nợ, Sở Giao dịch thông báo cho Thành viên chủ trì BTĐT và Vụ Thanh toán;
b) Trường hợp có ít nhất một thành viên quyết toán phát sinh khoản vay để quyết toán ròng, trình tự xử lý như sau:
(i) Vào đầu ngày làm việc liền kề tiếp theo ngày phát sinh khoản vay để quyết toán ròng và trước thời điểm Thành viên chủ trì BTĐT gửi kết quả quyết toán ròng, thành viên quyết toán thiếu vốn quyết toán ròng phải trả cả gốc và lãi vay cho Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp thành viên thiếu vốn quyết toán ròng không hoàn thành việc trả nợ, Sở Giao dịch chủ động thu hồi nợ cho vay để thực hiện quyết toán ròng (bao gồm cả gốc và lãi vay) bằng cách trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của thành viên quyết toán tại Sở Giao dịch theo nguyên tắc thu gốc trước, thu lãi sau;
(ii) Đến cuối ngày làm việc liền kề tiếp theo ngày phát sinh khoản vay để quyết toán ròng, trường hợp sau khi áp dụng các biện pháp thu hồi nợ theo quy định tại điểm b(i) khoản này mà vẫn không đủ tiền để thu hồi, Sở Giao dịch chuyển toàn bộ số dư nợ còn thiếu sang dư nợ quá hạn; lãi suất đối với dư nợ gốc quá hạn, lãi suất đối với lãi vay chậm trả bằng lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc vay qua đêm quá hạn, lãi suất đối với lãi vay qua đêm chậm trả theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về thấu chi và cho vay qua đêm trong TTLNH, thông báo cho Thành viên chủ trì BTĐT biết số tiền nợ còn thiếu cần thu hồi (bao gồm cả gốc và lãi vay) của thành viên.
Thành viên chủ trì BTĐT phân bổ nghĩa vụ chia sẻ rủi ro cho các thành viên quyết toán còn lại để trả nợ vay cho Sở Giao dịch theo quy định tại điểm c khoản này;
c) Phân bổ nghĩa vụ chia sẻ rủi ro đối với trường hợp thành viên quyết toán thiếu vốn quyết toán ròng không đủ khả năng trả nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay):
(i) Vào ngày làm việc kế tiếp ngày Sở Giao dịch thông báo cho Thành viên chủ trì BTĐT về việc chưa thu hồi đủ khoản nợ cho vay để quyết toán ròng và tổng số nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay) còn phải trả cho Ngân hàng Nhà nước của các thành viên quyết toán thiếu vốn quyết toán ròng theo quy định tại điểm b(ii) khoản này, Thành viên chủ trì BTĐT phân bổ nghĩa vụ chia sẻ rủi ro của các thành viên quyết toán còn lại theo công thức sau:
Trong đó:
Ai: là số tiền mà thành viên quyết toán thứ i phải trả Ngân hàng Nhà nước khoản nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay) để chia sẻ rủi ro do thành viên quyết toán thiếu vốn quyết toán ròng không đủ khả năng trả nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay);
Di: là tổng số tiền chênh lệch phải trả của các thành viên quyết toán xảy ra thiếu vốn với thành viên thứ i trong phiên quyết toán;
D: là tổng số tiền chênh lệch phải trả của các thành viên quyết toán thiếu vốn với các thành viên trong phiên quyết toán;
D(x): là tổng số tiền chênh lệch phải trả của thành viên quyết toán thiếu vốn với các thành viên thiếu vốn khác;
 M: là tổng số nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay) còn phải trả cho Ngân hàng Nhà nước của các thành viên quyết toán thiếu vốn quyết toán ròng;
(ii) Sau khi tính toán, xác định số tiền mà từng thành viên quyết toán có nghĩa vụ phải chia sẻ rủi ro, Thành viên chủ trì BTĐT gửi Sở Giao dịch để trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán của thành viên quyết toán phải chia sẻ tại Sở Giao dịch để thu hồi đủ số nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay) của các thành viên quyết toán thiếu vốn quyết toán ròng; đồng thời, thông báo cho các thành viên quyết toán biết;
(iii) Trường hợp có ít nhất một thành viên quyết toán phải chia sẻ không đủ tiền (số dư Có) trên tài khoản thanh toán để thực hiện nghĩa vụ chia sẻ rủi ro, Sở Giao dịch thông báo cho Thành viên chủ trì BTĐT và thành viên quyết toán biết để có biện pháp tăng số dư trên tài khoản thanh toán; đồng thời, Sở Giao dịch theo dõi số dư trên tài khoản thanh toán mở tại Sở Giao dịch của các thành viên quyết toán đó để tiếp tục trích (ghi Nợ) cho đến khi thu đủ số tiền phân bổ theo nghĩa vụ chia sẻ;
(iv) Đến cuối ngày làm việc của ngày Thành viên chủ trì BTĐT xác định và thông báo cho các thành viên quyết toán phải chia sẻ về nghĩa vụ phải chia sẻ rủi ro, thành viên quyết toán nào không đủ tiền (số dư Có) trên tài khoản thanh toán để thực hiện nghĩa vụ chia sẻ rủi ro, Sở Giao dịch thông báo cho Thành viên chủ trì BTĐT và thành viên quyết toán đó biết để tính toán và điều chỉnh giảm hạn mức BTĐT của thành viên quyết toán đó; đồng thời, Sở Giao dịch thu hồi số tiền còn thiếu bằng cách chủ động trích (ghi Nợ) tài khoản ký quỹ để thiết lập hạn mức BTĐT (nếu có) của thành viên quyết toán đó. Sau khi trích (ghi Nợ) tài khoản ký quỹ thiết lập hạn mức BTĐT nhưng vẫn chưa thu hồi đủ số tiền còn thiếu trong chia sẻ rủi ro, Sở Giao dịch thông báo cho Thành viên chủ trì BTĐT biết để xem xét tạm dừng việc sử dụng các dịch vụ thanh toán qua Hệ thống BTĐT của thành viên quyết toán đó;
d) Hoàn trả phần các thành viên quyết toán đã chia sẻ rủi ro:
(i) Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày Thành viên chủ trì BTĐT thông báo với các thành viên quyết toán về nghĩa vụ chia sẻ rủi ro, thành viên quyết toán thiếu vốn quyết toán ròng không đủ khả năng trả nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay) có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp để hoàn trả đầy đủ số tiền đã vay (bao gồm cả gốc và lãi vay) cho Ngân hàng Nhà nước;
Vào ngày làm việc liền kề tiếp theo sau 05 ngày làm việc kể từ ngày Thành viên chủ trì BTĐT thông báo với các thành viên quyết toán về nghĩa vụ chia sẻ rủi ro, trường hợp không nhận đủ số dư nợ cho vay để quyết toán ròng (bao gồm cả gốc và lãi vay), Sở Giao dịch chủ động trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán của thành viên quyết toán đó mở tại Sở Giao dịch để thu hồi số tiền còn thiếu và thông báo cho Thành viên chủ trì BTĐT biết về số tiền đã thu hồi được;
Vào ngày làm việc liền kề tiếp theo, trường hợp sau khi trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán của thành viên thiếu vốn quyết toán ròng nhưng không đủ để hoàn trả số dư nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay), Sở Giao dịch yêu cầu tổ chức lưu ký giấy tờ có giá thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ thành viên quyết toán cho Ngân hàng Nhà nước (trong trường hợp giấy tờ có giá lưu ký tại tổ chức lưu ký giấy tờ có giá) hoặc chủ động chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ thành viên quyết toán cho Ngân hàng Nhà nước (trong trường hợp giấy tờ có giá lưu ký trực tiếp tại Sở Giao dịch) đối với những giấy tờ có giá mà thành viên quyết toán đó ký quỹ tại Sở Giao dịch để thiết lập hạn mức BTĐT;
Việc xử lý giấy tờ có giá ký quỹ để thu hồi nợ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
(ii) Thành viên chủ trì BTĐT căn cứ số tiền đã thu hồi được theo thông báo của Sở Giao dịch và tỷ lệ phần trăm (%) giữa số tiền phải chia sẻ của mỗi thành viên quyết toán còn lại với tổng số tiền phải trả (bao gồm cả gốc và lãi vay) tính toán phần hoàn trả cho từng thành viên quyết toán đã thực hiện nghĩa vụ chia sẻ rủi ro và gửi Sở Giao dịch để hoàn trả (ghi Có) vào tài khoản thanh toán cho thành viên quyết toán; đồng thời, thông báo cho các thành viên quyết toán biết;
(iii) Trường hợp thành viên quyết toán thiếu vốn quyết toán ròng bị phá sản, Ngân hàng Nhà nước được nhận các khoản nợ theo quy định pháp luật về phá sản và chuyển trả các thành viên quyết toán đã chia sẻ theo tỷ lệ phân bổ trong phạm vi khoản nợ thu hồi được.
3. Khi phát sinh nhu cầu quyết toán lô, Thành viên chủ trì BTĐT tạo (lập) yêu cầu quyết toán lô theo Mẫu số TTLNH-30 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này, ký chữ ký điện tử, gửi Trung tâm Xử lý Quốc gia để xử lý.
4. Thành viên chủ trì BTĐT được phép hủy lô quyết toán có tình trạng chưa thành công đã gửi Trung tâm Xử lý Quốc gia để quản lý thứ tự ưu tiên và phù hợp với tình trạng số dư của thành viên tham gia lô quyết toán.
5. Khi lô quyết toán được xử lý và hạch toán thành công tại Trung tâm Xử lý Quốc gia, Hệ thống TTLNH Quốc gia tự động tạo và gửi các giao dịch quyết toán lô cho các thành viên, đơn vị thành viên tham gia lô quyết toán. Thành viên, đơn vị thành viên nhận, kiểm soát, in giao dịch quyết toán lô và hạch toán theo quy định của pháp luật hiện hành.
6. Sau thời điểm hoàn thành đối chiếu của Hệ thống TTLNH Quốc gia, các đơn vị in và đối chiếu số liệu quyết toán lô trong ngày để đảm bảo số liệu cân, khớp trên hệ thống. Cụ thể như sau:
a) Đối với Sở Giao dịch
(i) Bảng đối chiếu kết quả lô quyết toán nhận từ Trung tâm Xử lý Quốc gia theo Mẫu số TTLNH-31 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;
(ii) Báo cáo đối chiếu kết quả quyết toán lô theo Mẫu số TTLNH-32 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;
b) Đối với Thành viên chủ trì BTĐT
(i) Bảng tổng hợp kết quả quyết toán lô gửi đến Trung tâm Xử lý Quốc gia theo Mẫu số TTLNH-33 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;
(ii) Bảng đối chiếu kết quả lô quyết toán nhận từ Trung tâm Xử lý Quốc gia theo Mẫu số TTLNH-31 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;
c) Đối với các thành viên, đơn vị thành viên tham gia lô quyết toán: bảng đối chiếu kết quả quyết toán lô theo Mẫu số TTLNH-34 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.
7. Xử lý báo cáo quyết toán lô sai sót
Trường hợp có sai sót đối với báo cáo, đối chiếu quyết toán lô, các đơn vị liên hệ với Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia để phối hợp xử lý.
Chương IV
XỬ LÝ THIẾU VỐN TRONG TTLNH
Điều 22. Nguyên tắc xử lý lệnh thanh toán, hàng đợi, quyết toán và giải tỏa
1. Nguyên tắc xử lý
a) Lệnh thanh toán qua Hệ thống TTLNH Quốc gia được xử lý theo thứ tự ưu tiên sau: kết quả bù trừ giá trị thấp, kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác, các lệnh thanh toán giá trị cao và lệnh thanh toán ngoại tệ;
b) Các lệnh thanh toán không đảm bảo khả năng thanh toán được chuyển vào hàng đợi và xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Trường hợp trong hàng đợi đã có kết quả bù trừ giá trị thấp, kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác, các lệnh thanh toán giá trị cao đến sau của ngân hàng thiếu vốn phải chuyển vào hàng đợi.
2. Xử lý hàng đợi quyết toán
Trường hợp tài khoản của một thành viên không đủ khả năng thanh toán, Trung tâm Xử lý Quốc gia xử lý như sau:
a) Giữ lại các lệnh thanh toán giá trị cao hoặc kết quả bù trừ giá trị thấp hoặc kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác tại hàng đợi quyết toán đối với thanh toán bằng đồng Việt Nam;
b) Giữ lại các lệnh thanh toán bằng ngoại tệ đối với thanh toán bằng loại ngoại tệ tương ứng;
c) Khi tiền được bổ sung vào tài khoản thanh toán của loại tiền tương ứng của thành viên thiếu vốn đó, Trung tâm Xử lý Quốc gia xử lý các lệnh thanh toán theo thứ tự đến trước xử lý trước. Trường hợp lệnh thanh toán với số tiền vượt quá số dư trong tài khoản thanh toán của thành viên, gây ách tắc xử lý các lệnh thanh toán khác trong hàng đợi quyết toán, Trung tâm Xử lý Quốc gia có thể chuyển (đảo hàng đợi) các lệnh thanh toán trong hàng đợi quyết toán có số tiền nhỏ hơn hoặc bằng số dư trong tài khoản thanh toán của thành viên lên xử lý trước theo thứ tự đến trước xử lý trước nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ nguyên tắc nêu tại khoản 1 Điều này. Các thành viên, đơn vị thành viên thực hiện vấn tin để kiểm tra tình trạng các lệnh thanh toán trong hàng đợi quyết toán;
d) Thực hiện quản lý hàng đợi quyết toán như sau:
(i) Kiểm tra số dư các tài khoản thanh toán theo định kỳ;
(ii) Thực hiện quyết toán theo thứ tự sau: kết quả bù trừ giá trị thấp, kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác, các lệnh thanh toán giá trị cao và lệnh thanh toán bằng ngoại tệ nếu đủ số dư tài khoản thanh toán của loại tiền tương ứng;
(iii) Xử lý các yêu cầu hủy bỏ lệnh thanh toán theo nguyên tắc đến trước xử lý trước.
3. Các thành viên, đơn vị thành viên chỉ được thực hiện hủy lệnh thanh toán giá trị cao, lệnh thanh toán bằng ngoại tệ trong hàng đợi quyết toán và lệnh thanh toán giá trị thấp trong hàng đợi xử lý tại Trung tâm Xử lý Quốc gia;
a) Nhận được lệnh hủy lệnh thanh toán từ đơn vị khởi tạo lệnh, Trung tâm Xử lý Quốc gia căn cứ nhật ký để kiểm tra tính hợp lệ của lệnh hủy lệnh thanh toán;
b) Nếu lệnh hủy lệnh thanh toán hợp lệ và lệnh thanh toán được yêu cầu hủy đang chờ trong hàng đợi quyết toán (đối với lệnh thanh toán giá trị cao, lệnh thanh toán bằng ngoại tệ) hoặc hàng đợi xử lý (đối với lệnh thanh toán giá trị thấp) tại Trung tâm Xử lý Quốc gia, quá trình hủy được thực hiện; kết quả hủy được thông báo cho đơn vị khởi tạo lệnh. Trường hợp lệnh thanh toán yêu cầu hủy không có trong hàng đợi, hệ thống gửi thông báo tình trạng lệnh thanh toán yêu cầu hủy cho đơn vị khởi tạo lệnh.
Điều 23. Xử lý trong trường hợp tài khoản thanh toán không đủ số dư để thực hiện thanh toán, quyết toán
1. Đối với lệnh thanh toán giá trị cao bằng đồng Việt Nam
a) Thành viên (trừ Kho bạc Nhà nước) thực hiện thấu chi trong hạn mức thấu chi đã được cấp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc thấu chi và cho vay qua đêm trong TTLNH để xử lý các lệnh thanh toán giá trị cao;
b) Trường hợp tài khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước không đủ số dư để thực hiện thanh toán và trường hợp thành viên sử dụng hết hạn mức thấu chi được Ngân hàng Nhà nước cấp nhưng vẫn không đủ vốn để thực hiện thanh toán, lệnh thanh toán đó được chuyển vào hàng đợi quyết toán, khi đủ số dư trên tài khoản thanh toán lệnh thanh toán được xử lý tiếp;
c) Thành viên chủ động tăng số dư tài khoản thanh toán từ nguồn vốn của chính thành viên đó hoặc thành viên (trừ Kho bạc Nhà nước) thực hiện tăng số dư tài khoản thông qua các giao dịch trên thị trường tiền tệ hoặc vay vốn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
d) Đến thời điểm ngừng nhận lệnh thanh toán giá trị cao, trường hợp tài khoản thanh toán không đủ số dư quyết toán, những lệnh thanh toán giá trị cao lưu trong hàng đợi quyết toán tự động bị hủy bỏ. Các thành viên, đơn vị thành viên thực hiện vấn tin kiểm tra tình trạng của các lệnh thanh toán này.
2. Đối với lệnh thanh toán bằng ngoại tệ
a) Thành viên chủ động tăng số dư tài khoản thanh toán từ nguồn vốn của chính thành viên đó hoặc thành viên (trừ Kho bạc Nhà nước) vay vốn lẫn nhau theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Đến thời điểm ngừng nhận lệnh thanh toán bằng ngoại tệ, trường hợp tài khoản thanh toán của loại tiền tương ứng không đủ số dư quyết toán, những lệnh thanh toán bằng ngoại tệ lưu trong hàng đợi quyết toán tự động bị hủy bỏ. Các thành viên, đơn vị thành viên thực hiện vấn tin để kiểm tra tình trạng của các lệnh thanh toán này.
3. Đối với kết quả bù trừ giá trị thấp
a) Thành viên (trừ Kho bạc Nhà nước) thực hiện thấu chi trong hạn mức thấu chi đã được cấp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc thấu chi và cho vay qua đêm trong TTLNH để quyết toán kết quả bù trừ;
b) Thành viên chủ động tăng số dư tài khoản thanh toán từ nguồn vốn của chính thành viên đó hoặc thành viên (trừ Kho bạc Nhà nước) thực hiện tăng số dư tài khoản thanh toán thông qua các giao dịch trên thị trường tiền tệ hoặc vay vốn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay, đi vay; mua, bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
c) Trường hợp thành viên không có khả năng thanh toán các khoản phải trả ròng vào thời điểm ngừng nhận lệnh thanh toán giá trị cao, sau khi đã trích (ghi Nợ) tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng từ tài khoản ký quỹ của thành viên (nếu có) nhưng vẫn không đủ số dư quyết toán, Sở Giao dịch lập báo cáo thành viên thiếu vốn theo Mẫu số Mẫu số TTLNH-25 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này và thông báo cho thành viên không đủ khả năng chi trả. Thành viên (trừ Kho bạc Nhà nước) không đủ khả năng chi trả lập Giấy nhận nợ vay bù trừ theo Mẫu số TTLNH-28 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này gửi Sở Giao dịch để thực hiện quyết toán kết quả bù trừ giá trị thấp với lãi suất bằng lãi suất cho vay qua đêm trong TTLNH và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ. Sở Giao dịch thực hiện cho vay và điều chỉnh giảm hạn mức nợ ròng về bằng không đối với thành viên đang có nợ vay bù trừ cho đến khi hoàn thành việc thu hồi nợ; đồng thời, gửi thông tin về thành viên vay thanh toán bù trừ cho Vụ Thanh toán để giám sát;
d) Sau khi trích (ghi Nợ) tiền ký quỹ để thiết lập hạn mức nợ ròng từ tài khoản ký quỹ của Kho bạc Nhà nước nhưng vẫn không đủ số dư quyết toán, Sở Giao dịch thông báo cho Kho bạc Nhà nước về việc thiếu số dư tài khoản thanh toán để quyết toán bù trừ giá trị thấp.
Sau khi nhận được thông báo của Sở Giao dịch về việc thiếu số dư, Kho bạc Nhà nước phải có biện pháp bổ sung số dư tài khoản trong ngày để đảm bảo việc xử lý kết quả bù trừ. Trường hợp Kho bạc Nhà nước không bổ sung vốn kịp thời trong ngày, Sở Giao dịch tạm treo số tiền quyết toán bù trừ còn thiếu vào tài khoản phải thu đối với Kho bạc Nhà nước. Sở Giao dịch thực hiện tất toán tài khoản phải thu khi trích (ghi Nợ) đủ số tiền còn thiếu trên tài khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước mở tại Sở Giao dịch hoặc Kho bạc Nhà nước hoàn trả đủ số tiền. Kho bạc Nhà nước bị xem xét xử lý theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 37 Thông tư này.
4. Đối với kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này.
Điều 24. Xử lý trường hợp thành viên có dư nợ vay thanh toán bù trừ quá hạn
1. Vào ngày làm việc liền kề tiếp theo ngày phát sinh khoản cho vay thanh toán bù trừ, Sở Giao dịch chủ động trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của thành viên tại Sở Giao dịch để thu hồi nợ vay.
Trường hợp đến cuối ngày làm việc liền kề tiếp theo ngày phát sinh khoản vay thanh toán bù trừ, thành viên chưa trả hết dư nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay), Sở Giao dịch thực hiện chuyển số dư nợ cho vay thanh toán bù trừ chưa thanh toán sang dư nợ quá hạn; lãi suất đối với dư nợ gốc quá hạn, lãi suất đối với lãi vay chậm trả bằng lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc vay qua đêm quá hạn, lãi suất đối với lãi vay qua đêm chậm trả theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc thấu chi và cho vay qua đêm trong TTLNH.
2. Vào ngày làm việc liền kề tiếp theo ngày phát sinh khoản vay thanh toán bù trừ quá hạn, Sở Giao dịch trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của thành viên tại Sở Giao dịch để thu hồi nợ cho vay thanh toán bù trừ quá hạn (bao gồm dư nợ gốc vay thanh toán bù trừ quá hạn, lãi suất vay thanh toán bù trừ chậm trả, lãi quá hạn của dư nợ gốc vay thanh toán bù trừ, lãi đối với lãi vay thanh toán bù trừ chậm trả) theo nguyên tắc thu gốc trước, thu lãi sau và thông báo cho thành viên biết.
Đến cuối ngày làm việc, sau khi trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của thành viên tại Sở Giao dịch vẫn không đủ để thu hồi dư nợ cho vay thanh toán bù trừ quá hạn, Sở Giao dịch thực hiện chia sẻ cho các thành viên tham gia quyết toán bù trừ còn lại trong phiên quyết toán bù trừ (trừ Kho bạc Nhà nước) và thông báo khoản tiền phân bổ cho từng thành viên. Số tiền phải chia sẻ của mỗi thành viên tham gia quyết toán bù trừ còn lại được xác định theo công thức:
Số tiền phải chia sẻ của thành viên thứ i = 
Trong đó:
A: Tổng số tiền phải chia sẻ dư nợ cho vay thanh toán bù trừ quá hạn còn lại của các thành viên.
Bi: Số tiền trung bình phải trả giá trị thấp của thành viên thứ i trong 20 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh khoản vay vốn thanh toán bù trừ trở về trước.
C: Tổng số tiền trung bình phải trả giá trị thấp của các thành viên tham gia chia sẻ dư nợ cho vay thanh toán bù trừ quá hạn còn lại trong 20 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh khoản vay vốn thanh toán bù trừ trở về trước.
n: Là tổng số thành viên phải chia sẻ.
i: Có giá trị từ 1 đến n.
Trường hợp thành viên mới tham gia sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị thấp Hệ thống TTLNH Quốc gia chưa đủ 20 ngày làm việc, căn cứ trên số ngày làm việc mà thành viên đó đã tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia.
3. Trình tự thực hiện chia sẻ dư nợ cho vay thanh toán bù trừ quá hạn còn lại trong quyết toán bù trừ.
Vào ngày làm việc liền kề tiếp theo ngày Sở Giao dịch có thông báo khoản tiền phân bổ cho từng thành viên tham gia quyết toán bù trừ, Sở Giao dịch trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán của thành viên số tiền được phân bổ vào tài khoản của Sở Giao dịch;
Trường hợp tài khoản của thành viên không đủ số tiền để trích nợ đúng hạn, Sở Giao dịch báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét tạm ngừng sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị thấp của thành viên đó đến ngày làm việc tiếp theo sau ngày thành viên đó gửi đủ số tiền được phân bổ cho Sở Giao dịch. Đồng thời, Sở Giao dịch theo dõi số dư tài khoản thanh toán của thành viên đó mở tại Sở Giao dịch và tiếp tục trích (ghi Nợ) đủ số tiền phân bổ chưa thanh toán cộng thêm phần lãi với lãi suất bằng lãi suất áp dụng đối với dư nợ vay qua đêm quá hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc thấu chi và cho vay qua đêm trong TTLNH.
4. Hoàn trả phần chia sẻ dư nợ cho vay thanh toán bù trừ quá hạn còn lại
a) Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày Sở Giao dịch thông báo khoản tiền dư nợ cho vay thanh toán bù trừ quá hạn còn lại phân bổ cho từng thành viên chia sẻ, thành viên thiếu tiền trả dư nợ vay thanh toán bù trừ quá hạn phải có biện pháp hoàn trả đầy đủ số tiền đã vay (bao gồm cả gốc và lãi vay). Vào ngày làm việc liền kề tiếp theo sau 05 ngày làm việc kể từ ngày Sở Giao dịch thông báo khoản tiền dư nợ cho vay thanh toán bù trừ quá hạn còn lại phân bổ cho từng thành viên chia sẻ, trường hợp không nhận đủ số tiền còn thiếu, Sở Giao dịch trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán mở tại Sở Giao dịch của thành viên đó số tiền còn thiếu vào tài khoản của Sở Giao dịch;
Vào ngày làm việc liền kề tiếp theo, sau khi trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán nhưng vẫn không đủ số tiền còn thiếu, Sở Giao dịch yêu cầu tổ chức lưu ký giấy tờ có giá thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ thành viên quyết toán cho Ngân hàng Nhà nước (trong trường hợp giấy tờ có giá lưu ký tại tổ chức lưu ký giấy tờ có giá) hoặc chủ động chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ thành viên quyết toán cho Ngân hàng Nhà nước (trong trường hợp giấy tờ có giá lưu ký trực tiếp tại Sở Giao dịch) đối với những giấy tờ có giá mà thành viên quyết toán đó ký quỹ tại Sở Giao dịch để thiết lập hạn mức nợ ròng;
Việc xử lý giấy tờ có giá ký quỹ để thu hồi nợ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
b) Khi nhận được số tiền hoàn trả khoản chia sẻ tại điểm a khoản này, căn cứ số tiền hoàn trả, tỷ lệ phần trăm (%) giữa số tiền phải chia sẻ của mỗi thành viên và tổng số tiền chia sẻ, Sở Giao dịch tính toán số tiền phải trả (bao gồm cả gốc và lãi vay được xác định tại điểm a khoản này) và chuyển trả cho mỗi thành viên đã chia sẻ theo tỷ lệ đã chia sẻ trước đó.
5. Trường hợp thành viên thiếu tiền trả dư nợ cho vay thanh toán bù trừ quá hạn còn lại bị phá sản, Ngân hàng Nhà nước được nhận thanh toán các khoản nợ theo quy định của pháp luật về phá sản và chuyển trả các thành viên đã tham gia chia sẻ theo tỷ lệ phân bổ trong phạm vi khoản nợ thu hồi được.
Chương V
XỬ LÝ SAI SÓT TRONG TTLNH
Điều 25. Các nguyên tắc điều chỉnh sai sót trong Hệ thống TTLNH Quốc gia
1. Bảo đảm sự nhất quán số liệu giữa đơn vị khởi tạo lệnh, đơn vị nhận lệnh và Trung tâm Xử lý Quốc gia. Sai sót phát sinh ở khâu nào, chỉnh sửa ở khâu đó đến hết quy trình thanh toán.
2. Khi phát hiện sai sót, có biện pháp điều chỉnh ngay, không gây chậm trễ tới công tác thanh toán. Việc điều chỉnh sai sót theo đúng các nguyên tắc, phương pháp điều chỉnh sai sót của kế toán.
3. Đơn vị, cá nhân gây ra sai sót hoặc vi phạm các nguyên tắc, phương pháp điều chỉnh sai sót phải chịu trách nhiệm về lỗi gây ra cho các bên liên quan.
Điều 26. Hủy và hoàn trả lệnh thanh toán tại các thành viên và đơn vị thành viên
1. Nguyên tắc
a) Lệnh thanh toán chỉ được hủy trong các trường hợp sau:
(i) Đã khởi tạo tại đơn vị khởi tạo lệnh nhưng chưa chuyển đi, đơn vị khởi tạo lệnh thực hiện thoái lệnh thanh toán;
(ii) Đã chuyển đến Trung tâm Xử lý Quốc gia và đang trong hàng đợi quyết toán đối với lệnh thanh toán giá trị cao, lệnh thanh toán bằng ngoại tệ; đang trong hàng đợi xử lý đối với lệnh thanh toán giá trị thấp, thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 29 Thông tư này;
b) Lệnh thanh toán chỉ được hoàn trả trong các trường hợp sau:
(i) Lệnh thanh toán Nợ chỉ được hoàn trả khi đơn vị khởi tạo lệnh chưa ghi Có vào tài khoản của khách hàng hoặc đã ghi Có vào tài khoản của khách hàng nhưng thu hồi lại được;
(ii) Lệnh thanh toán Có chỉ được hoàn trả khi đơn vị nhận lệnh chưa ghi Có vào tài khoản của khách hàng hoặc đã ghi Có vào tài khoản của khách hàng nhưng thu hồi lại được.
2. Chứng từ hủy và hoàn trả lệnh thanh toán
a) Chứng từ hủy lệnh thanh toán bao gồm:
(i) Lệnh hủy lệnh thanh toán Nợ: có giá trị như một lệnh thanh toán Có, do đơn vị khởi tạo lệnh lập và gửi đơn vị nhận lệnh để hủy lệnh thanh toán Nợ bị sai sót (hoàn trả toàn bộ số tiền);
(ii) Lệnh hủy lệnh thanh toán Có: do đơn vị khởi tạo lệnh lập để hủy lệnh thanh toán Có đã chuyển đi nhưng còn trong hàng đợi;
b) Chứng từ hoàn trả lệnh thanh toán bao gồm:
(i) Yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán: đơn vị khởi tạo lệnh lập và gửi cho đơn vị nhận lệnh đề nghị hoàn trả lệnh thanh toán Có bị sai sót và ghi rõ lý do là lỗi của đơn vị khởi tạo lệnh hay do yêu cầu khách hàng; là căn cứ để đơn vị nhận lệnh lập lệnh thanh toán Có trả tiền cho đơn vị khởi tạo lệnh trên cơ sở đã thu hồi lại được tiền;
(ii) Thông báo từ chối yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán: đơn vị nhận lệnh lập và gửi cho đơn vị khởi tạo từ chối yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có do không thu hồi được tiền từ khách hàng.
3. Các đơn vị thành viên khi xử lý hủy và hoàn trả lệnh thanh toán, thực hiện như đối với việc xử lý lệnh thanh toán giá trị cao.
Điều 27. Xử lý sai sót tại đơn vị khởi tạo lệnh trong trường hợp phát sinh do thành viên, đơn vị thành viên
1. Xử lý sai sót ở thời điểm trước khi chuyển lệnh thanh toán đi
a) Trường hợp lệnh thanh toán có sai sót được phát hiện khi người duyệt lệnh chưa ký chữ ký điện tử để chuyển đi, người duyệt lệnh và người kiểm soát lệnh thực hiện thao tác thoái duyệt lệnh thanh toán, người lập lệnh căn cứ chứng từ gốc sửa lại cho đúng;
b) Trường hợp lệnh thanh toán có sai sót được phát hiện sau khi người duyệt lệnh đã ký chữ ký điện tử, lập biên bản hủy lệnh thanh toán sai, trong đó ghi rõ ký hiệu lệnh, giờ, ngày hủy lệnh thanh toán và có đầy đủ chữ ký của người duyệt lệnh, người kiểm soát lệnh và người lập lệnh có liên quan đến lệnh thanh toán sai. Biên bản được lưu vào hồ sơ riêng để bảo quản, sau đó, người duyệt lệnh thoái duyệt lệnh thanh toán và chuyển cho người lập lệnh căn cứ chứng từ gốc sửa lại cho đúng.
2. Xử lý sai sót phát hiện sau khi đã chuyển lệnh thanh toán đi
Khi phát hiện các sai sót như sai số tiền (thừa hoặc thiếu), sai ngược vế, đơn vị khởi tạo lệnh tra soát vấn tin ngay cho đơn vị nhận lệnh để có biện pháp xử lý kịp thời. Đơn vị khởi tạo lệnh lập biên bản theo Mẫu số TTLNH-23 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này và xử lý như sau:
a) Trường hợp sai thiếu
Căn cứ biên bản, đơn vị khởi tạo lệnh lập lệnh thanh toán bổ sung số tiền chuyển thiếu gửi tiếp cho đơn vị nhận lệnh. Trong nội dung thanh toán ghi rõ "chuyển bổ sung theo lệnh thanh toán Nợ (hoặc Có) số... ngày... tháng... năm... Số tiền đã chuyển... " và hạch toán theo quy định của pháp luật hiện hành;
b) Trường hợp sai thừa
(i) Đối với lệnh thanh toán Có bị sai thừa:
Căn cứ biên bản, đơn vị khởi tạo lệnh lập yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có số tiền đã chuyển thừa gửi đơn vị nhận lệnh; đồng thời, lập Phiếu chuyển khoản, hạch toán và theo dõi theo quy định của pháp luật hiện hành. Nội dung trường lý do trong tin điện yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có ghi rõ sai sót là do đơn vị khởi tạo lệnh thanh toán Có;
Trường hợp nhận được lệnh hoàn trả của đơn vị nhận lệnh, đơn vị khởi tạo lệnh thực hiện chuyển lại khoản tiền trên cho khách hàng; đồng thời, vào sổ theo dõi ghi rõ kết quả giải quyết;
Trường hợp đơn vị nhận lệnh từ chối yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có đối với số tiền bị sai thừa trên do không thu hồi được tiền từ khách hàng, đơn vị khởi tạo lệnh lập Hội đồng xử lý để xác định trách nhiệm và mức bồi hoàn của cá nhân gây ra sai sót;
(ii) Đối với lệnh thanh toán Nợ bị sai thừa:
Căn cứ biên bản, lập lệnh hủy lệnh thanh toán Nợ, gửi cho đơn vị nhận lệnh hủy số tiền đã chuyển thừa trên lệnh thanh toán Nợ; đồng thời, hạch toán theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp đã trả tiền cho khách hàng nhưng tài khoản của khách hàng không đủ số dư để thực hiện lệnh hủy lệnh thanh toán Nợ đối với số tiền chuyển thừa, đơn vị khởi tạo lệnh hạch toán vào tài khoản các khoản phải thu (tài khoản cá nhân gây ra sai sót), sau đó, có biện pháp để thu hồi tiền, bao gồm phối hợp với đơn vị nhận lệnh và cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp không thu hồi được, đơn vị khởi tạo lệnh thành lập Hội đồng xử lý để xác định trách nhiệm và mức bồi hoàn của cá nhân gây ra sai sót. Khi nhận được thông báo số tiền do khách hàng chuyển về, đơn vị khởi tạo lệnh xử lý, hạch toán theo quy định của pháp luật hiện hành;
c) Trường hợp sai ngược vế
Đơn vị khởi tạo lệnh lập biên bản, đồng thời, lập lệnh hủy lệnh thanh toán Nợ (đối với lệnh thanh toán Có bị sai ngược vế) hoặc yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có (đối với lệnh thanh toán Nợ bị sai ngược vế) để hủy toàn bộ lệnh thanh toán bị sai ngược vế, sau đó lập lệnh thanh toán đúng gửi đơn vị nhận lệnh; đồng thời, hạch toán theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp lệnh thanh toán Nợ bị sai ngược vế, khi nhận được lệnh thanh toán Có của đơn vị nhận lệnh chuyển trả lại số tiền chuyển sai, đơn vị khởi tạo lệnh hạch toán theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 28. Xử lý sai sót tại đơn vị nhận lệnh trong trường hợp phát sinh do thành viên, đơn vị thành viên
1. Đối với trường hợp phát hiện lệnh thanh toán sai sót do lỗi kỹ thuật hoặc bị giả mạo trước thời điểm hạch toán, đơn vị nhận lệnh không được phép hạch toán mà phối hợp với đơn vị khởi tạo lệnh và Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia áp dụng các biện pháp xử lý.
2. Đối với lệnh thanh toán bị sai thiếu
Khi nhận được lệnh thanh toán bổ sung chuyển khoản tiền thiếu của đơn vị khởi tạo lệnh, đơn vị nhận lệnh đối chiếu, kiểm soát chặt chẽ lệnh thanh toán bị sai thiếu và lệnh thanh toán bổ sung trước khi hạch toán.
3. Đối với lệnh thanh toán bị sai thừa
a) Trường hợp phát hiện trước khi trả tiền cho khách hàng
Trường hợp đơn vị nhận lệnh chưa nhận được lệnh thanh toán bị sai thừa nhưng đã nhận được yêu cầu hoàn trả của đơn vị khởi tạo lệnh về chuyển tiền thừa, đơn vị nhận lệnh ghi sổ theo dõi lệnh thanh toán bị sai sót để có biện pháp xử lý kịp thời. Khi nhận được lệnh thanh toán bị sai thừa, đơn vị nhận lệnh kiểm soát, đối chiếu với nội dung yêu cầu hoàn trả nhận được, nếu đúng, hạch toán theo quy định của pháp luật hiện hành;
(i) Đối với lệnh thanh toán Có bị sai thừa: khi nhận được yêu cầu hoàn trả đối với số tiền thừa, đơn vị nhận lệnh lập lệnh thanh toán Có đi hoàn trả đơn vị khởi tạo lệnh số tiền thừa;
(ii) Đối với lệnh thanh toán Nợ bị sai thừa: đơn vị nhận lệnh theo dõi và xử lý lệnh hủy lệnh thanh toán Nợ đối với số tiền thừa của đơn vị khởi tạo lệnh;
b) Trường hợp nhận được yêu cầu hoàn trả của đơn vị khởi tạo lệnh sau khi đã trả tiền cho khách hàng, đơn vị nhận lệnh ghi sổ theo dõi lệnh thanh toán bị sai sót và xử lý:
Đối với lệnh thanh toán Có bị sai thừa, khi nhận được yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có đối với số tiền chuyển thừa của đơn vị khởi tạo lệnh, trường hợp yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có là hợp lệ, đơn vị nhận lệnh xử lý:
(i) Trường hợp tài khoản thanh toán của khách hàng có đủ số dư: căn cứ vào yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có, đơn vị nhận lệnh chủ động phong tỏa/thu hồi số tiền bị sai thừa để lập lệnh thanh toán Có đi theo quy định tại Thông tư quy định việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có, đơn vị nhận lệnh thực hiện chuyển trả lại đơn vị khởi tạo lệnh số tiền chuyển thừa;
(ii) Trường hợp tài khoản thanh toán của khách hàng không đủ số dư để thu hồi, đơn vị nhận lệnh ghi nhập sổ theo dõi yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có chưa được thực hiện, phong tỏa và yêu cầu khách hàng nộp tiền vào tài khoản để thực hiện yêu cầu hoàn trả này (số tiền phong tỏa không vượt quá số tiền bị sai thừa). Khi khách hàng nộp đủ tiền hoặc tài khoản của khách hàng có đủ số dư để hoàn trả, kế toán ghi xuất sổ theo dõi yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có chưa thực hiện được, lập lệnh thanh toán Có gửi đơn vị khởi tạo lệnh;
(iii) Trường hợp khách hàng không còn khả năng thanh toán hoặc khách hàng vãng lai không xác định được nơi cư trú, đơn vị nhận lệnh đầu mối phối hợp với đơn vị khởi tạo lệnh và cơ quan có thẩm quyền có biện pháp thu hồi lại tiền. Trường hợp không thu hồi được hoặc không thu hồi đủ tiền, đơn vị nhận lệnh được từ chối yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có; lập thông báo từ chối yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có, ghi rõ lý do từ chối; gửi trả lại đơn vị khởi tạo lệnh số tiền thu hồi được (nếu có); đồng thời, ghi xuất sổ theo dõi yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có chưa được thực hiện.
4. Điều chỉnh các sai sót khác
Đối với lệnh thanh toán sai ký hiệu chứng từ, ký hiệu loại nghiệp vụ, loại đồng tiền, đơn vị phục vụ người nhận lệnh không phải là đơn vị nhận lệnh và không thuộc đơn vị nhận lệnh, xử lý như sau:
a) Đối với các lệnh thanh toán Có (hoặc Nợ), đơn vị nhận lệnh đã nhận nhưng chưa hạch toán thì thực hiện hạch toán vào tài khoản phải trả (phải thu), sau đó, lập lệnh thanh toán chuyển trả đơn vị khởi tạo lệnh. Đơn vị nhận lệnh không thực hiện chuyển tiền tiếp;
b) Đối với các lệnh thanh toán đã thực hiện, đơn vị nhận lệnh xử lý tương tự như đã quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Điều 29. Hủy và hoàn trả lệnh thanh toán theo yêu cầu của khách hàng
1. Xử lý tại đơn vị khởi tạo lệnh
Khi tiếp nhận yêu cầu hủy lệnh thanh toán Có hoặc yêu cầu hủy lệnh thanh toán Nợ của khách hàng, đơn vị khởi tạo lệnh kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ, đối chiếu với lệnh thanh toán bị hủy. Trường hợp các chứng từ không hợp lệ, đơn vị khởi tạo lệnh trả lại cho khách hàng và thông báo lý do. Trường hợp các chứng từ hợp lệ, đơn vị khởi tạo lệnh xử lý như sau:
a) Đối với lệnh thanh toán chưa được thực hiện hoặc chưa chuyển đi: đơn vị khởi tạo xử lý hủy lệnh thanh toán theo quy định tại Điều 26 Thông tư này, đơn vị khởi tạo lệnh gửi cho khách hàng thông báo chấp nhận hủy lệnh thanh toán và không thực hiện lệnh thanh toán đó;
b) Đối với lệnh thanh toán giá trị cao, lệnh thanh toán bằng ngoại tệ, lệnh thanh toán Nợ đã được thực hiện và chuyển đi nhưng đang trong hàng đợi quyết toán (do tài khoản thanh toán loại tiền tương ứng chưa đủ tiền) hoặc lệnh thanh toán giá trị thấp đã được thực hiện và chuyển đi nhưng đang trong hàng đợi xử lý tại Trung tâm Xử lý Quốc gia, xử lý hủy lệnh thanh toán như sau:
(i) Đối với yêu cầu hủy lệnh thanh toán Có
Căn cứ yêu cầu hủy lệnh thanh toán hợp lệ của khách hàng, người lập lệnh bổ sung các yếu tố cần thiết và lập lệnh hủy theo Mẫu số TTLNH-05 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này, ký chữ ký điện tử lên lệnh hủy;
Người duyệt lệnh kiểm soát lại các yếu tố của lệnh hủy vừa lập với yêu cầu hủy lệnh thanh toán của khách hàng để bảo đảm sự chính xác và khớp đúng. Nếu đúng, người duyệt lệnh ký chữ ký điện tử lên lệnh hủy và chuyển đi;
Trung tâm Xử lý Quốc gia gửi đơn vị khởi tạo lệnh thông báo kết quả thực hiện yêu cầu hủy lệnh thanh toán. Đơn vị khởi tạo lệnh kiểm tra thông tin trên thông báo, trường hợp kết quả hủy thành công, đơn vị khởi tạo lệnh hạch toán theo quy định của pháp luật hiện hành; trường hợp kết quả hủy không thành công (do lệnh thanh toán không còn trong hàng đợi), đơn vị khởi tạo lệnh xử lý theo thủ tục yêu cầu hoàn trả như hướng dẫn tại điểm c khoản 1 Điều này;
(ii) Đối với lệnh hủy lệnh thanh toán Nợ
Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 26 Thông tư này;
c) Đối với lệnh thanh toán đã được xử lý và chuyển đi, Trung tâm Xử lý Quốc gia đã hạch toán, đơn vị khởi tạo lệnh lập yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán và thực hiện như sau:
(i) Đối với yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có
Căn cứ vào yêu cầu hủy lệnh thanh toán hợp lệ của khách hàng, người lập lệnh bổ sung các yếu tố cần thiết của yêu cầu hoàn trả theo Mẫu số TTLNH-06 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này và ký chữ ký điện tử lên yêu cầu hoàn trả. Nội dung trường lý do trong tin điện yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có ghi rõ sai sót là do khách hàng;
Người duyệt lệnh kiểm soát các yếu tố của yêu cầu hoàn trả vừa lập với yêu cầu hủy lệnh thanh toán của khách hàng để bảo đảm sự chính xác và khớp đúng. Nếu đúng, người duyệt lệnh ký chữ ký điện tử lên yêu cầu hoàn trả và gửi đơn vị nhận lệnh;
Khi nhận đủ số tiền (của lệnh thanh toán Có bị hủy) do đơn vị nhận lệnh hoàn trả, đơn vị khởi tạo lệnh thực hiện các thủ tục hoàn trả tiền cho khách hàng;
(ii) Đối với lệnh hủy lệnh thanh toán Nợ
Căn cứ lệnh hủy lệnh thanh toán thành công, đơn vị khởi tạo lệnh thực hiện thủ tục trích tài khoản của khách hàng số tiền đã ghi Có để chuyển cho đơn vị nhận lệnh.
2. Xử lý tại đơn vị nhận lệnh
Khi nhận được yêu cầu hoàn trả (đối với lệnh thanh toán Có), hoặc lệnh hủy (đối với lệnh thanh toán Nợ) của đơn vị khởi tạo lệnh, đơn vị nhận lệnh kiểm tra tính hợp lệ của yêu cầu hoàn trả (hoặc lệnh hủy), đối chiếu yêu cầu hoàn trả (hoặc lệnh hủy) với lệnh thanh toán đã nhận được và xử lý theo thủ tục hoàn trả;
a) Trường hợp phát hiện yêu cầu hoàn trả có sai sót, đơn vị nhận lệnh lập thông báo từ chối yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có theo Mẫu số TTLNH-07 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này, ghi rõ lý do từ chối và gửi trả lại đơn vị khởi tạo lệnh; trường hợp lệnh hủy có sai sót, đơn vị nhận lệnh xử lý như đối với lệnh thanh toán Có đến bị sai sót;
b) Trường hợp yêu cầu hoàn trả (hoặc lệnh hủy) hợp lệ, xử lý như sau:
(i) Đối với lệnh thanh toán Có đến chưa được thực hiện tại đơn vị nhận lệnh: đơn vị nhận lệnh lập lệnh thanh toán Có hoàn trả cho đơn vị khởi tạo lệnh (ghi rõ thông tin của lệnh thanh toán gốc bao gồm: số hiệu giao dịch, ngày, tháng, năm giao dịch);
(ii) Đối với lệnh thanh toán đến đã được thực hiện tại đơn vị nhận lệnh
Đối với yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán Có đến: đơn vị nhận lệnh gửi yêu cầu hoàn trả cho khách hàng để thông báo. Trường hợp khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc nộp tiền mặt hoặc lập chứng từ thanh toán trích tài khoản của mình để chuyển trả, đơn vị nhận lệnh thực hiện lập lệnh thanh toán Có để hoàn trả cho đơn vị khởi tạo lệnh. Trường hợp khách hàng không chấp thuận chuyển trả, đơn vị nhận lệnh lập thông báo từ chối yêu cầu hoàn trả, có ghi rõ lý do gửi đơn vị khởi tạo lệnh;
Đối với lệnh hủy lệnh thanh toán Nợ đến: căn cứ vào lệnh hủy lệnh thanh toán Nợ đến, đơn vị nhận lệnh gửi thông báo chấp nhận lệnh hủy cho khách hàng biết.
Điều 30. Tra soát và trả lời tra soát
Trường hợp phát hiện một số yếu tố chưa chính xác trên lệnh thanh toán (trừ các yếu tố: mã ngân hàng, tính chất Nợ/Có, ngày thực hiện, số tiền, loại đồng tiền, loại thanh toán, ký hiệu chứng từ, ký hiệu loại nghiệp vụ, đơn vị phục vụ người nhận lệnh không phải là đơn vị nhận lệnh và không thuộc đơn vị nhận lệnh), xử lý như sau:
1. Đơn vị khởi tạo lệnh lập tra soát theo Mẫu số TTLNH-08 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này để đính chính thông tin hoặc đơn vị nhận lệnh lập tra soát yêu cầu đơn vị khởi tạo lệnh đính chính thông tin.
2. Trình tự xử lý tin điện tra soát bao gồm:
a) Lập tin điện
Người lập lệnh nhập dữ liệu;
Người duyệt lệnh tiến hành kiểm soát và ký chữ ký điện tử;
Gửi tin điện lên Trung tâm Xử lý Quốc gia; in nội dung tin điện và cả hai người cùng ký trên bức điện in ra;
b) Nhận tin điện
Người duyệt lệnh kiểm tra chữ ký điện tử;
Người lập lệnh và người duyệt lệnh cùng ký trên bức điện in ra.
3. Khi đơn vị khởi tạo lệnh nhận được yêu cầu tra soát của đơn vị nhận lệnh, trong vòng 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được yêu cầu tra soát, đơn vị khởi tạo lệnh có trách nhiệm trả lời yêu cầu tra soát lập theo Mẫu số TTLNH-09 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Sau 02 ngày làm việc kể từ ngày gửi yêu cầu tra soát, nếu không nhận được trả lời tra soát, đơn vị nhận lệnh thực hiện hoàn trả lại lệnh thanh toán Có thông tin yêu cầu tra soát.
4. Lưu trữ chứng từ tra soát và trả lời tra soát
Chứng từ tra soát và trả lời tra soát với đầy đủ chữ ký được lưu kèm với lệnh thanh toán gốc và là căn cứ để thanh toán với khách hàng.
Chương VI
ĐỐI CHIẾU, BÁO CÁO VÀ XỬ LÝ BÁO CÁO
Điều 31. Đối chiếu kết quả thanh toán
1. Việc đối chiếu kết quả thanh toán được thực hiện hàng ngày vào thời điểm Hệ thống TTLNH Quốc gia hoàn tất công việc xử lý cuối ngày.
2. Số liệu đã quyết toán trong ngày tại Trung tâm Xử lý Quốc gia là căn cứ gốc để đối chiếu kết quả thanh toán.
3. Toàn bộ lệnh thanh toán phát sinh được đối chiếu khớp đúng giữa số liệu tại Trung tâm Xử lý Quốc gia và các thành viên, đơn vị thành viên ngay trong ngày, trừ trường hợp xảy ra sự cố kỹ thuật dẫn đến việc đối chiếu tại thành viên, đơn vị thành viên không thể hoàn thành trong ngày.
4. Việc đối chiếu lệnh thanh toán được thực hiện cho từng ngày riêng biệt. Trường hợp có sự cố không thể hoàn thành trong ngày theo quy định, việc đối chiếu được phép kéo dài sang ngày làm việc kế tiếp sau khi sự cố được khắc phục. Việc đối chiếu được thực hiện vào ngày kế tiếp phải được phản ánh theo ngày phát sinh lệnh thanh toán.
5. Trung tâm Xử lý Quốc gia tự động tạo số liệu đối chiếu cuối ngày cho các thành viên, đơn vị thành viên thực hiện đối chiếu.
6. Các thành viên, đơn vị thành viên nhận số liệu, đối chiếu với số liệu lệnh thanh toán thực gửi và nhận trong ngày theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Thông tư này;
Trường hợp phát sinh sai sót, các thành viên, đơn vị thành viên thông báo và phối hợp với Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia để xử lý.
Điều 32. Báo cáo ngày tại Sở Giao dịch
1. Lập báo cáo ngày của Hệ thống TTLNH Quốc gia
Sau thời điểm hoàn thành đối chiếu chuyển tiền trong ngày, Sở Giao dịch lập (tạo) báo cáo ngày của toàn Hệ thống TTLNH Quốc gia dưới dạng chứng từ điện tử, bao gồm các loại sau:
a) Tổng hợp giao dịch đơn vị thành viên theo Mẫu số TTLNH-10 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;
b) Tổng hợp giao dịch thành viên theo Mẫu số TTLNH-11 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;
c) Bảng cân đối chuyển tiền theo Mẫu số TTLNH-12 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;
d) Bảng kết quả hạch toán theo Mẫu số TTLNH-13 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;
đ) Bảng tổng hợp kết quả thực hóa theo Mẫu số TTLNH-14 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;
e) Bảng tổng hợp kết quả hạch toán theo Mẫu số TTLNH-15 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;
g) Bảng tổng hợp TTLNH giá trị cao theo Mẫu số TTLNH-24 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.
2. Xử lý báo cáo
a) Người kiểm soát lệnh của Sở Giao dịch phải kiểm soát báo cáo ngày (bao gồm cả chứng từ điện tử và chứng từ giấy), kiểm tra các cân đối theo quy định tại Thông tư này để bảo đảm sự chính xác, khớp đúng của khâu lập báo cáo và số liệu thể hiện trên các mẫu biểu;
b) Báo cáo ngày của toàn Hệ thống TTLNH Quốc gia được lưu trữ sau khi được kiểm soát và đối chiếu khớp đúng hoàn toàn theo quy định, người kiểm soát lệnh ký báo cáo. Việc xử lý lưu trữ báo cáo ngày của toàn Hệ thống TTLNH Quốc gia như sau:
(i) Chứng từ giấy: các mẫu biểu báo cáo (có đầy đủ chữ ký và dấu) được lưu trữ theo quy định đối với chứng từ giấy;
(ii) Chứng từ điện tử: báo cáo ngày của toàn Hệ thống TTLNH Quốc gia được lưu trữ theo quy định đối với chứng từ điện tử.
Điều 33. Lập và xử lý báo cáo tại thành viên, đơn vị thành viên tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia
1. Đối với các đơn vị thành viên
a) Báo cáo chuyển tiền đi theo Mẫu số TTLNH-16 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo chuyển tiền đến theo Mẫu số TTLNH-17 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;
c) Đối chiếu chuyển tiền đi theo Mẫu số TTLNH-18 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;
d) Đối chiếu chuyển tiền đến theo Mẫu số TTLNH-19 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;
đ) Bảng kết quả thanh toán của đơn vị thành viên theo Mẫu số TTLNH-20 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.
2. Xử lý báo cáo
a) Kiểm soát
(i) Doanh số Nợ (Có) trên các Mẫu số TTLNH-16 bằng doanh số Nợ (Có) trên Mẫu số TTLNH-18 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;
(ii) Doanh số Nợ (Có) trên các Mẫu số TTLNH-17 bằng doanh số Nợ (Có) trên Mẫu số TTLNH-19 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;
(iii) Chênh lệch kết quả đối chiếu trên Mẫu số TTLNH-18 và Mẫu số TTLNH-19 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này bằng không;
b) Xử lý báo cáo sai sót
Nếu có sai sót, đơn vị thành viên liên hệ với Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia để cùng phối hợp xử lý.
3. Lập báo cáo tại thành viên
a) Báo cáo chuyển tiền đi theo Mẫu số TTLNH-16 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo chuyển tiền đến theo Mẫu số TTLNH-17 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;
c) Đối chiếu chuyển tiền đi theo Mẫu số TTLNH-18 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;
d) Đối chiếu chuyển tiền đến theo Mẫu số TTLNH-19 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;
đ) Bảng kết quả thanh toán của đơn vị thành viên theo Mẫu số TTLNH-20 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;
e) Bảng kết quả thanh toán của thành viên theo Mẫu số TTLNH-21 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.
4. Báo cáo ngày của cả thành viên và đơn vị thành viên sau khi sử dụng để đối chiếu, tổng hợp báo cáo được lưu trữ theo đúng quy định hiện hành.
Điều 34. Báo cáo tháng
Đối với các mẫu biểu báo cáo khác ngoài các mẫu biểu quy định tại Điều 36, Điều 37 Thông tư này, các đơn vị thực hiện báo cáo theo quy định về chế độ thông tin báo cáo hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
Chương VII
THAM GIA, SỬ DỤNG DỊCH VỤ VÀ RÚT KHỎI
HỆ THỐNG TTLNH QUỐC GIA
Điều 35. Tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia
1. Tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia
a) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước khi có nhu cầu tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia gửi đề nghị tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia theo Mẫu số TTLNH-01 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này qua mạng máy tính hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước (Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia);
b) Khi có nhu cầu đăng ký cho đơn vị thành viên tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước gửi văn bản đề nghị theo Mẫu số TTLNH-03 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này qua mạng máy tính hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước (Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia);
c) Tổ chức chủ trì BTĐT để sử dụng dịch vụ quyết toán ròng gửi văn bản đề nghị sử dụng dịch vụ quyết toán ròng theo Mẫu số TTLNH-29 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này qua mạng máy tính hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước (Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia).
2. Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước khi có sự thay đổi về thành viên, đơn vị thành viên, Thành viên chủ trì BTĐT tham gia sử dụng dịch vụ thanh toán của Hệ thống TTLNH Quốc gia.
Điều 36. Yêu cầu về sử dụng dịch vụ trên Hệ thống TTLNH Quốc gia
1. Để sử dụng dịch vụ trên Hệ thống TTLNH Quốc gia, thành viên đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Phải có tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam mở tại Sở Giao dịch;
b) Trường hợp tham gia thanh toán bằng ngoại tệ, phải có tài khoản thanh toán ngoại tệ tương ứng mở tại Sở Giao dịch;
c) Trường hợp tham gia thanh toán giá trị thấp phải có cam kết với Ngân hàng Nhà nước về việc thực hiện vay thanh toán bù trừ trong trường hợp không đủ số dư tại thời điểm quyết toán và chịu trách nhiệm toàn bộ về việc nhận nợ và hoàn trả nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay) cho Ngân hàng Nhà nước; ủy quyền vô thời hạn và không hủy ngang cho Sở Giao dịch được chủ động trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán của thành viên, trích (ghi Nợ) tài khoản ký quỹ, chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá ký quỹ (khi thiết lập hạn mức nợ ròng) để thực hiện việc quyết toán bù trừ và thực hiện nghĩa vụ chia sẻ rủi ro trong trường hợp thành viên quyết toán thiếu vốn quyết toán bù trừ không đủ khả năng trả nợ vay;
d) Yêu cầu về nguồn nhân lực
(i) Có tối thiểu 02 cán bộ vận hành được Ngân hàng Nhà nước cấp chứng chỉ hoặc giấy xác nhận đã tham gia đào tạo về quy trình xử lý nghiệp vụ và quy trình vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia;
(ii) Đối với cán bộ được giao trách nhiệm hoặc uỷ quyền thực hiện chuyển, nhận dữ liệu thanh toán, ký duyệt lệnh thanh toán phải có chữ ký điện tử do Ngân hàng Nhà nước cấp theo quy định tại Thông tư quy định về việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng Nhà nước;
đ) Yêu cầu về kỹ thuật
(i) Có hệ thống chính và hệ thống dự phòng đối với phần mềm, cơ sở dữ liệu;
(ii) Có tối thiểu 01 đường truyền chính và 01 đường truyền dự phòng độc lập về hạ tầng cáp truyền dẫn kết nối đến Hệ thống TTLNH Quốc gia.
2. Đối với đơn vị thành viên thuộc Ngân hàng Nhà nước phải tuân thủ các quy định tại điểm d, đ khoản 1 Điều này.
3. Để sử dụng dịch vụ trên Hệ thống TTLNH Quốc gia, đơn vị thành viên Hệ thống TTLNH Quốc gia đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Các điều kiện quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
b) Yêu cầu về kỹ thuật theo quy định về vận hành và sử dụng Hệ thống TTLNH Quốc gia;
(i) Có hệ thống chính và hệ thống dự phòng đối với phần mềm, cơ sở dữ liệu;
(ii) Có tối thiểu 01 đường truyền kết nối đến Hệ thống TTLNH Quốc gia;
c) Đã được thành viên đăng ký sử dụng dịch vụ theo Mẫu số TTLNH-03 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.
4. Đối với Thành viên chủ trì BTĐT, để sử dụng dịch vụ quyết toán ròng, Thành viên chủ trì BTĐT đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Thành viên tham gia quyết toán phải là thành viên Hệ thống TTLNH Quốc gia;
b) Có văn bản thỏa thuận trước gửi Ngân hàng Nhà nước về việc thực hiện nghĩa vụ quyết toán bù trừ giữa Tổ chức chủ trì BTĐT và thành viên tham gia quyết toán. Văn bản thỏa thuận bao gồm nội dung ủy quyền vô thời hạn và không hủy ngang cho Sở Giao dịch được chủ động trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán của thành viên, trích (ghi Nợ) tài khoản ký quỹ và chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá (khi thiết lập hạn mức BTĐT) để thực hiện việc quyết toán ròng, thực hiện nghĩa vụ chia sẻ rủi ro trong trường hợp thành viên quyết toán thiếu vốn quyết toán ròng không đủ khả năng trả nợ vay theo quy định về hoạt động BTĐT tại Thông tư quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của Ngân hàng Nhà nước; có cam kết với Ngân hàng Nhà nước về việc thực hiện vay thanh toán bù trừ trong trường hợp không đủ số dư tại thời điểm quyết toán và chịu trách nhiệm toàn bộ về việc nhận nợ, hoàn trả nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay) cho Ngân hàng Nhà nước;
c) Có xác nhận của Sở Giao dịch về việc thành viên Hệ thống TTLNH Quốc gia tham gia quyết toán đã thực hiện ký quỹ để thiết lập hạn mức BTĐT theo quy định hiện hành tại Thông tư quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của Ngân hàng Nhà nước;
d) Khi có sự thay đổi thành viên Hệ thống TTLNH Quốc gia tham gia dịch vụ quyết toán ròng từ các hệ thống khác, Thành viên chủ trì BTĐT gửi văn bản đăng ký danh sách thay đổi các thành viên tham gia dịch vụ quyết toán ròng theo Mẫu số TTLNH-35 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này qua mạng máy tính hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước (Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia);
đ) Yêu cầu về nguồn nhân lực
(i) Có tối thiểu 02 cán bộ vận hành được Ngân hàng Nhà nước cấp chứng chỉ hoặc giấy xác nhận đã tham gia đào tạo về quy trình xử lý nghiệp vụ và quy trình vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia;
(ii) Đối với cán bộ được giao trách nhiệm hoặc ủy quyền thực hiện truyền, nhận dữ liệu quyết toán, ký duyệt lô quyết toán phải có chữ ký điện tử do Ngân hàng Nhà nước cấp theo quy định tại Thông tư quy định về việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng Nhà nước;
e) Yêu cầu về kỹ thuật
(i) Có hệ thống chính và hệ thống dự phòng đối với phần mềm, cơ sở dữ liệu;
(ii) Có tối thiểu 01 đường truyền chính và 01 đường truyền dự phòng độc lập về hạ tầng cáp truyền dẫn kết nối đến Hệ thống TTLNH Quốc gia.
5. Trước khi sử dụng dịch vụ Hệ thống TTLNH Quốc gia, đơn vị thành viên thuộc Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước gửi qua mạng máy tính hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước (Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia)
a) Văn bản về việc ký quỹ giấy tờ có giá hoặc ký quỹ bằng tiền để thiết lập hạn mức nợ ròng trong TTLNH có xác nhận của Sở Giao dịch trong trường hợp đăng ký sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị thấp (không áp dụng đối với các đơn vị thành viên thuộc Ngân hàng Nhà nước);
b) Hợp đồng ủy quyền hoặc văn bản thỏa thuận đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư này về việc thanh toán Nợ giữa các thành viên trong trường hợp đăng ký sử dụng dịch vụ gửi lệnh thanh toán Nợ;
c) Văn bản đăng ký bổ sung sử dụng dịch vụ Hệ thống TTLNH Quốc gia cho thành viên, đơn vị thành viên theo Mẫu số TTLNH-26 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này trong trường hợp bổ sung sử dụng dịch vụ Hệ thống TTLNH Quốc gia.
6. Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia thực hiện đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước khi có sự thay đổi về thông tin sử dụng dịch vụ Hệ thống TTLNH Quốc gia của các thành viên, đơn vị thành viên.
Điều 37. Ngừng, tạm ngừng sử dụng dịch vụ gửi lệnh thanh toán trên Hệ thống TTLNH Quốc gia
1. Khi có nhu cầu ngừng sử dụng một hoặc một số dịch vụ gửi lệnh thanh toán, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước gửi văn bản đăng ký ngừng dịch vụ gửi lệnh thanh toán theo Mẫu số TTLNH-27 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này qua mạng máy tính hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước (Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia); Thành viên chủ trì BTĐT gửi văn bản đề nghị ngừng sử dụng dịch vụ quyết toán ròng theo Mẫu số TTLNH-36 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này qua mạng máy tính hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước (Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia).
2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định tạm ngừng một số dịch vụ thanh toán trên Hệ thống TTLNH Quốc gia của thành viên, đơn vị thành viên trong trường hợp thành viên không đảm bảo, duy trì các yêu cầu về nguồn lực và kỹ thuật quy định tại điểm d, đ khoản 1 Điều 36 Thông tư này; đơn vị thành viên không đảm bảo, duy trì các yêu cầu về nguồn lực và kỹ thuật quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 36 Thông tư này cho đến khi thành viên đảm bảo các yêu cầu định tại điểm d, đ khoản 1 Điều 36 Thông tư này và đơn vị thành viên đảm bảo các yêu cầu về quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 36 Thông tư này.
3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tạm ngừng dịch vụ gửi lệnh thanh toán trên Hệ thống TTLNH Quốc gia của thành viên, đơn vị thành viên trong trường hợp thành viên, đơn vị thành viên để xảy ra sự cố kỹ thuật làm gián đoạn Hệ thống TTLNH Quốc gia tại đơn vị, cụ thể:
a) Gián đoạn quá 04 lần trong 01 tháng: tạm ngừng dịch vụ gửi lệnh thanh toán trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày vi phạm;
b) Gián đoạn quá 11 lần trong 01 quý: tạm ngừng dịch vụ gửi lệnh thanh toán trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày vi phạm;
c) Gián đoạn quá 19 lần trong 01 năm: tạm ngừng dịch vụ gửi lệnh thanh toán trong vòng 01 tháng kể từ ngày vi phạm.
4. Thành viên, đơn vị thành viên bị xem xét tạm ngừng dịch vụ thanh toán giá trị thấp trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp Kho bạc Nhà nước không đủ số dư quyết toán kết quả bù trừ theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 23 Thông tư này, Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định tạm ngừng sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị thấp của Kho bạc Nhà nước cho đến khi trả đủ số tiền quyết toán bù trừ còn thiếu;
b) Sau thời điểm ngừng nhận lệnh thanh toán giá trị cao mà thành viên không đủ số dư quyết toán kết quả bù trừ, Sở Giao dịch lập báo cáo thành viên thiếu vốn và thông báo cho Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia. Thành viên thiếu vốn từ 02 lần trở lên trong 01 tháng, Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định tạm ngừng 01 tháng sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị thấp của thành viên;
c) Theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Thông tư này;
d) Thành viên để xảy ra thiếu tiền trả dư nợ cho vay thanh toán bù trừ quá hạn dẫn đến các thành viên khác phải chia sẻ, Sở Giao dịch báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét tạm ngừng dịch vụ thanh toán giá trị thấp của thành viên đó. Thời gian tạm ngừng dịch vụ là 6 tháng kể từ ngày Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản cho tất cả các thành viên, đơn vị thành viên.
5. Trường hợp thành viên bị đặt vào kiểm soát đặc biệt, để đảm bảo an toàn cho hoạt động của Hệ thống TTLNH Quốc gia, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định tạm ngừng một số dịch vụ thanh toán trên Hệ thống TTLNH Quốc gia của thành viên đó.
6. Khi có sự thay đổi về thông tin ngừng, tạm ngừng sử dụng dịch vụ Hệ thống TTLNH Quốc gia của các thành viên, đơn vị thành viên, Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 38. Chấm dứt tư cách thành viên, đơn vị thành viên Hệ thống TTLNH Quốc gia
1. Thành viên, đơn vị thành viên chấm dứt tư cách thành viên, đơn vị thành viên khi:
a) Thành viên hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản nợ thanh toán (nếu có) phát sinh trong việc tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia, các khoản phí thường niên và phí thanh toán (nếu có) và có văn bản rút khỏi hệ thống theo Mẫu số TTLNH-02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này gửi qua mạng máy tính hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp đến Ngân hàng Nhà nước (Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia);
b) Thành viên bị tự động chấm dứt tư cách thành viên khi thành viên bị giải thể, phá sản, bị sáp nhập, bị hợp nhất;
c) Khi tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam tại Sở Giao dịch của thành viên bị đóng.
2. Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia sau khi nhận được văn bản đề nghị rút khỏi Hệ thống TTLNH Quốc gia, thực hiện tạm dừng dịch vụ gửi lệnh thanh toán của thành viên, đơn vị thành viên theo đề nghị, đồng thời có văn bản gửi Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi thành viên, đơn vị thành viên mở tài khoản thanh toán để phối hợp thực hiện việc xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản nợ thanh toán (nếu có) phát sinh trong việc tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia, các khoản phí thường niên và phí thanh toán (nếu có).
3. Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước khi có sự chấm dứt tư cách thành viên, đơn vị thành viên Hệ thống TTLNH Quốc gia.
Chương VIII
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH
HỆ THỐNG TTLNH QUỐC GIA
Điều 39. Ban Điều hành Hệ thống TTLNH Quốc gia
1. Ban Điều hành Hệ thống TTLNH Quốc gia được thành lập theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thành phần bao gồm: Trưởng ban là Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thành viên là đại diện lãnh đạo Cục Công nghệ thông tin, Vụ Thanh toán, Sở Giao dịch, lãnh đạo của một số đơn vị khác.
2. Ban Điều hành Hệ thống TTLNH Quốc gia thực hiện trách nhiệm quản lý Hệ thống TTLNH Quốc gia:
a) Tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chiến lược, kế hoạch phát triển Hệ thống TTLNH Quốc gia;
b) Tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xây dựng và quản lý khuôn khổ quản trị rủi ro toàn diện đối với Hệ thống TTLNH Quốc gia;
c) Tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về loại ngoại tệ khác sử dụng trong Hệ thống TTLNH Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này;
d) Tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định các nội dung quy định tại điểm a, c khoản 3 Điều 17; khoản 2, 3, 5 Điều 37 Thông tư này;
đ) Tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế vận hành và sử dụng Hệ thống TTLNH Quốc gia, trong đó, quy định về thời gian làm việc, việc xử lý lỗi kỹ thuật trong Hệ thống TTLNH Quốc gia;
e) Ban Điều hành Hệ thống TTLNH Quốc gia thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống TTLNH Quốc gia được quy định trong Quy chế hoạt động do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Điều 40. Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia
1. Trực tiếp vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia.
2. Đầu mối tiếp nhận, xử lý, hướng dẫn thực hiện các quy định tại Điều 35, 36, 37, 38 Thông tư này.
3. Thực hiện các quy định và các khuyến nghị về giám sát của Ngân hàng Nhà nước (Vụ Thanh toán); đồng thời ban hành và thực hiện các quy định nội bộ về kiểm soát rủi ro vận hành để đảm bảo sự hoạt động liên tục của Hệ thống TTLNH Quốc gia.
4. Định kỳ hàng tháng, báo cáo Ban Điều hành Hệ thống TTLNH Quốc gia và gửi Vụ Thanh toán về tình hình và thời gian hoạt động của Hệ thống TTLNH Quốc gia theo chế độ báo thống kê của Ngân hàng Nhà nước.
Chương IX
QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ
Điều 41. Quyền và trách nhiệm của các thành viên, đơn vị thành viên
1. Các thành viên và đơn vị thành viên có quyền
a) Sử dụng các dịch vụ thanh toán được phép thực hiện do Hệ thống TTLNH Quốc gia cung cấp;
b) Yêu cầu Trung tâm Xử lý Quốc gia xác nhận đã nhận được lệnh thanh toán do mình gửi và cung cấp các thông tin liên quan đến việc thực hiện lệnh thanh toán đó trên Hệ thống TTLNH Quốc gia;
c) Yêu cầu Trung tâm Xử lý Quốc gia hủy lệnh thanh toán theo quy định tại Thông tư này;
d) Đơn vị thành viên được thực hiện các dịch vụ thanh toán giá trị cao của thành viên mà đơn vị này trực thuộc;
đ) Vấn tin về số dư tài khoản; hạn mức thấu chi; hạn mức nợ ròng hiện thời trên hệ thống; theo dõi tình trạng các yêu cầu quyết toán bù trừ; tình trạng các yêu cầu quyết toán đang chờ xử lý trong hàng đợi quyết toán; tình trạng các yêu cầu quyết toán đã hủy.
2. Các thành viên và đơn vị thành viên có trách nhiệm
a) Thành viên quản lý các hoạt động thanh quyết toán, hạn mức nợ ròng của Hệ thống TTLNH Quốc gia thuộc phạm vi mình quản lý;
b) Thành viên nhận và xử lý các dữ liệu điện tử từ Trung tâm Xử lý Quốc gia vào thời điểm kết thúc ngày làm việc. Nội dung dữ liệu bao gồm:
(i) Số hạch toán phải thu (phải trả) vào tài khoản thanh toán của thành viên;
(ii) Số hạch toán phải thu (phải trả) của từng đơn vị thành viên, thông qua dữ liệu này thành viên hạch toán và quyết toán các khoản thu (chi) hộ cho các đơn vị thành viên;
(iii) Chi tiết từng lệnh thanh toán đi và đến của tất cả các đơn vị thành viên trong Hệ thống TTLNH Quốc gia;
c) Thành viên có trách nhiệm thông báo, chỉ đạo đơn vị thành viên thuộc phạm vi mình quản lý tuân thủ các văn bản, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến TTLNH;
d) Tuân thủ các quy định về việc lập và gửi lệnh thanh toán qua Hệ thống TTLNH Quốc gia và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu và các nội dung liên quan đến lệnh thanh toán đó;
đ) Phối hợp với Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia, các thành viên và đơn vị thành viên khác để xử lý các lỗi phát sinh trong quá trình vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia và chuyển sang hệ thống dự phòng;
e) Trường hợp đơn vị khởi tạo lệnh vi phạm quy định về việc lập, gửi lệnh thanh toán hoặc số liệu, nội dung trên lệnh thanh toán sai dẫn đến thanh toán chậm trễ, mất tiền và gây tổn thất khác, đơn vị đó phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
g) Thực hiện các quy định về phí và quản lý phí trong TTLNH được quy định tại Điều 11 Thông tư này;
h) Không được tiết lộ hoặc cung cấp các thông tin thu được qua Hệ thống TTLNH Quốc gia cho bên thứ ba trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
i) Thành viên phải chia sẻ dư nợ cho vay thanh toán bù trừ quá hạn của các thành viên khác;
k) Thành viên phải duy trì số dư tài khoản thanh toán bảo đảm thực hiện các lệnh thanh toán và quyết toán bù trừ qua Hệ thống TTLNH Quốc gia;
l) Trường hợp thành viên, đơn vị thành viên chấm dứt tư cách thành viên, đơn vị thành viên, phải thực hiện thủ tục đề nghị thu hồi chứng thư chữ ký số (nếu có) sử dụng trong TTLNH theo quy định tại Thông tư về việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng Nhà nước;
m) Đảm bảo, duy trì hạ tầng kỹ thuật và nguồn lực quy định tại điểm d, đ khoản 1 và điểm a, b khoản 3 Điều 36 Thông tư này;
n) Đăng ký danh sách địa chỉ hộp thư điện tử để trao đổi các thông tin liên quan đến Hệ thống TTLNH Quốc gia được quy định trao đổi qua thư điện tử tại Thông tư này;
o) Thực hiện các quy định về thời điểm áp dụng trong Hệ thống TTLNH Quốc gia để bảo đảm thanh toán được thực hiện thuận lợi, chính xác, kịp thời và an toàn tài sản;
p) Thành viên thường xuyên giám sát hạn mức nợ ròng hiện thời của mình để duy trì ở mức thích hợp;
q) Khi phát sinh tranh chấp với khách hàng, các bên liên quan có trách nhiệm cung cấp, trao đổi dữ liệu cho nhau và báo cáo tình hình cho các cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để giải quyết;
r) Thông báo tình trạng nhận được từ Trung tâm Xử lý Quốc gia đối với việc xử lý, hạch toán lệnh thanh toán cho khách hàng (nếu có).
Điều 42. Sở Giao dịch
1. Kết nối với Trung tâm Xử lý Quốc gia để thực hiện các trách nhiệm của Sở Giao dịch quy định tại Thông tư này.
2. Hàng ngày, vào đầu giờ làm việc, Sở Giao dịch theo dõi việc cập nhật của hệ thống đối với số dư tài khoản thanh toán và hạn mức thấu chi (nếu có) của các thành viên.
3. Cập nhật thông tin về tình trạng hoạt động của các tài khoản thanh toán.
4. Thực hiện công việc đối chiếu theo quy định tại Điều 15 Thông tư này; thông báo cho các thành viên, đơn vị Ngân hàng Nhà nước biết để phối hợp xử lý khi có sai sót.
5. Theo dõi, xử lý quyết toán bù trừ, xử lý kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác.
a) Theo dõi việc duy trì hạn mức nợ ròng của các thành viên theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
b) Xử lý các yêu cầu ký quỹ giấy tờ có giá, ký quỹ bằng tiền của thành viên theo quy định tại Điều 16, Điều 17 Thông tư này;
c) Theo dõi và thông báo tình trạng quyết toán bù trừ theo quy định tại Điều 20 Thông tư này;
d) Báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về thành viên sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị thấp, thành viên quyết toán của Hệ thống BTĐT được kiểm soát đặc biệt có dư nợ vay thanh toán bù trừ quá hạn.
6. Chủ động trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán của thành viên để: Thu hồi các khoản nợ thanh toán (nếu có) phát sinh trong quá trình tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia theo quy định tại Thông tư này và thu các khoản phí thường niên, phí thanh toán (nếu có) của thành viên, đơn vị thành viên Hệ thống TTLNH Quốc gia thuộc phạm vi quản lý nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị.
7. Xác nhận bằng văn bản theo yêu cầu của Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia tình trạng hoàn thành các nghĩa vụ thanh toán của thành viên khi thành viên đề nghị rút khỏi Hệ thống TTLNH Quốc gia.
8. Thực hiện chức năng thành viên của Hệ thống TTLNH Quốc gia và tuân thủ đầy đủ các quy định đối với thành viên của Hệ thống TTLNH Quốc gia.
Điều 43. Vụ Tài chính - Kế toán
Hướng dẫn về nghiệp vụ kế toán đối với các đơn vị thành viên thuộc Ngân hàng Nhà nước tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia.
Điều 44. Vụ Thanh toán
1. Hướng dẫn về nghiệp vụ thanh toán đối với Hệ thống TTLNH Quốc gia.
2. Xây dựng và ban hành các quy định về giám sát Hệ thống TTLNH Quốc gia để đảm bảo sự hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả của Hệ thống TTLNH Quốc gia.
3. Thực hiện giám sát hoạt động Hệ thống TTLNH Quốc gia, truy cập dữ liệu lưu trữ điện tử của Hệ thống TTLNH Quốc gia, thông qua các kênh trao đổi thông tin với Đơn vị vận hành, các thành viên hệ thống để kiểm tra liên tục và đánh giá hoạt động Hệ thống TTLNH Quốc gia hàng ngày trong điều kiện hoạt động bình thường. Yêu cầu Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia báo cáo khi có thay đổi Hệ thống TTLNH Quốc gia và khi có phát sinh sự cố.
4. Đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ ký quỹ thiết lập hạn mức nợ ròng.
Điều 45. Cục Công nghệ thông tin
1. Thực hiện các nhiệm vụ của Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia quy định tại Thông tư này.
2. Trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm về hạ tầng kỹ thuật Hệ thống TTLNH Quốc gia.
3. Nghiên cứu, xây dựng và đề xuất các giải pháp kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu phát triển và mở rộng Hệ thống TTLNH Quốc gia.
4. Thực hiện công tác bảo trì Hệ thống định kỳ để đảm bảo hoạt động an toàn, liên tục.
5. Tham mưu trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành chuẩn dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước sử dụng trong Hệ thống TTLNH Quốc gia.
Điều 46. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố
1. Yêu cầu Trung tâm Xử lý Quốc gia xác nhận đã nhận được các lệnh thanh toán do mình chuyển tới và các thông tin liên quan đến lệnh thanh toán đó.
2. Đảm bảo điều kiện kỹ thuật trong phạm vi phụ trách để Hệ thống TTLNH Quốc gia hoạt động thông suốt.
3. Phối hợp với Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia, các thành viên và đơn vị thành viên xử lý các lỗi phát sinh trong quá trình vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia.
4. Phối hợp giữa các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố để xử lý sai sót trong thanh toán chuyển tiền.
5. Thực hiện thu hồi các khoản nợ thanh toán (nếu có) phát sinh trong quá trình tham gia Hệ thống TTLNH Quốc gia, các khoản phí thường niên và phí thanh toán (nếu có) của thành viên, đơn vị thành viên Hệ thống TTLNH Quốc gia thuộc phạm vi quản lý nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị, đồng thời có văn bản xác nhận gửi Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia tình trạng hoàn thành nghĩa vụ này khi thành viên đề nghị rút khỏi Hệ thống TTLNH Quốc gia.
Chương X
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 47. Quy định chuyển tiếp
1. Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước và các đơn vị phụ thuộc của các đối tượng này là thành viên, đơn vị thành viên Hệ thống TTLNH Quốc gia trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục là thành viên, đơn vị thành viên của Hệ thống TTLNH Quốc gia và được tiếp tục sử dụng các dịch vụ đã được thiết lập trên Hệ thống TTLNH Quốc gia.
2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, các thành viên gián tiếp được chuyển thành đơn vị gián tiếp được quy định tại Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế vận hành, sử dụng Hệ thống TTLNH Quốc gia.
3. Các thành viên đang sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị thấp, thành viên tham gia quyết toán ròng nộp bổ sung văn bản cam kết theo Mẫu số TTLNH-22 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này cho Ngân hàng Nhà nước trong vòng 1 tháng kể từ thời điểm Thông tư này có hiệu lực về việc thực hiện vay thanh toán bù trừ trong trường hợp không đủ khả năng chi trả và chịu trách nhiệm toàn bộ về việc nhận nợ và hoàn trả nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vay).
Điều 48. Hiệu lực thi hành 
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2024.
2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các văn bản sau hết hiệu lực:
a) Thông tư số 37/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia;
b) Thông tư số 21/2020/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia;
c) Khoản 6 Điều 9a Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán được bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 23/2019/TT-NHNN ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán.
Điều 49. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng giám đốc (Giám đốc) các thành viên chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

Phụ lục

DANH MỤC MẪU BIỂU
TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG QUỐC GIA

(Kèm theo Thông tư số 08/2024/TT-NHNN
ngày 25 tháng 6 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
______________________

Mẫu số TTLNH-01

Đề nghị tham gia Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

Mẫu số TTLNH-02

Đề nghị rút khỏi Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

Mẫu số TTLNH-03

Đề nghị cho đơn vị thành viên tham gia Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

Mẫu số TTLNH-04

Lệnh chuyển Nợ/Có

Mẫu số TTLNH-05

Lệnh hủy lệnh thanh toán

Mẫu số TTLNH-06

Yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán

Mẫu số TTLNH-07

Thông báo từ chối yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán

Mẫu số TTLNH-08

Điện tra soát

Mẫu số TTLNH-09

Điện trả lời điện tra soát

Mẫu số TTLNH-10

Tổng hợp giao dịch đơn vị thành viên

Mẫu số TTLNH-11

Tổng hợp giao dịch thành viên

Mẫu số TTLNH-12

Bảng cân đối chuyển tiền

Mẫu số TTLNH-13

Bảng kết quả hạch toán

Mẫu số TTLNH-14

Bảng tổng hợp kết quả thực hóa

Mẫu số TTLNH-15

Bảng tổng hợp kết quả hạch toán

Mẫu số TTLNH-16

Báo cáo chuyển tiền đi

Mẫu số TTLNH-17

Báo cáo chuyển tiền đến

Mẫu số TTLNH-18

Đối chiếu chuyển tiền đi

Mẫu số TTLNH-19

Đối chiếu chuyển tiền đến

Mẫu số TTLNH-20

Bảng kết quả thanh toán của đơn vị thành viên

Mẫu số TTLNH-21

Bảng kết quả thanh toán của thành viên

Mẫu số TTLNH-22

Bản cam kết

Mẫu số TTLNH-23

Biên bản chuyển tiền (thừa/thiếu)

Mẫu số TTLNH-24

Bảng kê tổng hợp thanh toán liên ngân hàng giá trị cao

Mẫu số TTLNH-25

Báo cáo ngân hàng thiếu vốn

Mẫu số TTLNH-26

Đề nghị đăng ký bổ sung sử dụng dịch vụ Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

Mẫu số TTLNH-27

Đề nghị ngừng dịch vụ gửi lệnh thanh toán

Mẫu số TTLNH-28

Giấy nhận nợ vay bù trừ

Mẫu số TTLNH-29

Đề nghị sử dụng dịch vụ quyết toán ròng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

Mẫu số TTLNH-30

Bảng tổng hợp các giao dịch yêu cầu quyết toán lô

Mẫu số TTLNH-31

Bảng đối chiếu kết quả lô quyết toán nhận từ Trung tâm Xử lý Quốc gia

Mẫu số TTLNH-32

Báo cáo đối chiếu kết quả quyết toán lô

Mẫu số TTLNH-33

Bảng tổng hợp kết quả quyết toán lô gửi đến Trung tâm Xử lý Quốc gia

Mẫu số TTLNH-34

Bảng đối chiếu kết quả quyết toán lô

Mẫu số TTLNH-35

Đăng ký danh sách thay đổi các thành viên tham gia dịch vụ quyết toán ròng từ các hệ thống khác

Mẫu số TTLNH-36

Đề nghị ngừng sử dụng dịch vụ quyết toán ròng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

Mẫu số TTLNH-01. Đề nghị tham gia Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

<TÊN ĐƠN VỊ >

___________

Số:             /CV

V/v Đăng ký tham gia Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

__________________

  ……., ngày ….... tháng …..  năm…….

 


ĐỀ NGHỊ THAM GIA HỆ THỐNG
THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG QUỐC GIA


Kính gửi:  Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 

Mã đơn vị(1):                   Tên đơn vị:                              Địa chỉ:

Điện thoại:                             Fax:                                   Email:

Số tài khoản thanh toán Việt Nam đồng (VND) mở tại Sở Giao dịch NHNN:

Số tài khoản thanh toán Đô la Mỹ (USD) mở tại Sở Giao dịch NHNN:

Số tài khoản thanh toán Đồng tiền chung Châu Âu (EUR) mở tại Sở Giao dịch NHNN:

Số tài khoản thanh toán Ngoại tệ khác (Ghi rõ loại đồng tiền) mở tại Sở Giao dịch NHNN:

Đề nghị được tham gia Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia với cam kết tuân thủ các quy trình kỹ thuật nghiệp vụ, quy tắc vận hành, chia sẻ khoản vay trong quyết toán bù trừ giá trị thấp (khi tham gia dịch vụ gửi Lệnh thanh toán giá trị thấp), thực hiện vay thanh toán bù trừ trong trường hợp không đủ số dư tại thời điểm quyết toán và chịu trách nhiệm toàn bộ về việc nhận nợ và hoàn trả nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi) cho NHNN và các quy định liên quan khác của Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

Dưới đây chúng tôi đăng ký dịch vụ thanh toán và kênh truyền thông sử dụng:

1. Đăng ký các dịch vụ thanh toán (đánh dấu “X” vào ô tương ứng)

STT

Loại dịch vụ thanh toán

Đăng ký

Thanh toán nợ(3)

1

Dịch vụ thanh toán Giá trị cao

 

 

2

Dịch vụ thanh toán Giá trị thấp(2)

 

 

3

Dịch vụ thanh toán Ngoại tệ

 

 

3.1

- Đô la Mỹ (USD)

 

 

3.2

- Đồng tiền chung Châu Âu (EUR)

 

 

3.3

- Ngoại tệ khác (ghi rõ loại đồng tiền)

 

 

2. Đăng ký kênh truyền thông (đánh dấu X vào ô tương ứng)

Kênh truyền thông sẽ sử dụng

STT

Leasedline

MetroNet

Khác

1

 

 

 

2

 

 

 

 

 

Người có thẩm quyền
(Ký, đóng dấu)
 

Chú thích:

- (1) Mã ngân hàng được cấp theo quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-NHNN ngày 21/10/2015 của Thống đốc NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng.

- (2) Kèm theo Văn bản đề nghị về việc cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá hoặc ký quỹ bằng tiền để thiết lập hạn mức nợ ròng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng có xác nhận của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.

- (3) Kèm theo Hợp đồng uỷ quyền hoặc văn bản thỏa thuận trước về việc thanh toán Nợ loại tiền tệ tương ứng giữa các thành viên.

Mẫu số TTLNH-02. Đề nghị rút khỏi Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

<TÊN THÀNH VIÊN>

__________

Số:             /CV

V/v Rút khỏi Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

______________________

  ……., ngày ….... tháng …..  năm…….

 

ĐỀ NGHỊ RÚT KHỎI HỆ THỐNG

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

 

Kính gửi:  Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 

Mã đơn vị (1)      :                       Tên đơn vị:

Địa chỉ:

Điện thoại:                                Fax:                         Email:

Số tài khoản thanh toán Việt Nam đồng (VND) mở tại Sở Giao dịch NHNN:

Số tài khoản thanh toán Đô La Mỹ (USD) mở tại Sở Giao dịch NHNN:

Số tài khoản thanh toán Euro (EUR) mở tại Sở Giao dịch NHNN:

Số tài khoản thanh toán Ngoại tệ khác (Ghi rõ loại đồng tiền) mở tại Sở Giao dịch NHNN:

Đề nghị được rút khỏi Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

Lý do: ..........................................................................................….............

.......................................................................................................................

Danh sách các thành viên/đơn vị thành viên đề nghị rút khỏi Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng

STT

Tên thành viên/ Đơn vị thành viên

ngân hàng

Loại

thành viên(2)

Ngày dự kiến

rút khỏi hệ thống

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

Đề nghị Quý Cơ quan xem xét, chấp thuận./.

 

Người có thẩm quyền
(Ký, đóng dấu)
 

Chú thích:

- (1): Mã ngân hàng được cấp theo quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-NHNN ngày 21/10/2015 của Thống đốc NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng.

- (2): Ghi rõ loại thành viên đang tham gia Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

Mẫu số TTLNH-03. Đề nghị cho đơn vị thành viên tham gia Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

<TÊN THÀNH VIÊN>

__________

Số:             /CV

V/v Đăng ký đơn vị thành viên Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

______________________

……., ngày ….... tháng …..  năm…….

 

ĐỀ NGHỊ CHO ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN THAM GIA HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG QUỐC GIA

 

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

                                                           

Đề nghị đăng ký các đơn vị thành viên sử dụng dịch vụ Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia như sau:

STT

ngân hàng(1)

 

Tên đơn vị thành viên

Thông tin liên hệ

 

Đăng ký thừa hưởng quyền thực hiện các dịch vụ thanh toán theo thành viên (đánh dấu X vào ô tương ứng)

Địa chỉ

Số điện thoại

 

Thanh toán giá trị thấp

Thanh toán Đô la Mỹ (USD)

Thanh toán Đồng tiền chung Châu Âu  (EUR)

Thanh toán ngoại tệ khác (ghi rõ loại đồng tiền)

Thanh toán Nợ Việt Nam đồng (VND) (2)

Thanh toán Nợ Đô la mỹ (USD) (2)

Thanh toán Nợ Đồng tiền chung Châu Âu  (EUR) (2)

Thanh toán Nợ Ngoại tệ khác (ghi rõ loại đồng tiền) (2)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người có thẩm quyền

(Ký, đóng dấu)

Chú thích:

 (1) Mã ngân hàng được cấp theo quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-NHNN ngày 21/10/2015 của Thống đốc NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng..

(2) Kèm theo Hợp đồng uỷ quyền hoặc văn bản thỏa thuận trước về việc thanh toán Nợ loại tiền tệ tương ứng giữa các thành viên.

Mẫu số TTLNH-04. Lệnh chuyển Nợ/Có

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

_______________

 

LỆNH CHUYỂN NỢ/

Loại đồng tiền:………….

Loại giao dịch:                                                              Ngày giao dịch:

Số hiệu giao dịch:                                                                     Ngày, giờ gửi (nhận) :

Ngân hàng gửi:                                                             Mã ngân hàng:  TK Nợ:

Ngân hàng nhận:                                                                       Mã ngân hàng:  TK Có:

Ngân hàng chịu phí:

Người phát lệnh:

Địa chỉ:

Số CMND/hộ chiếu/căn cước/mã số doanh nghiệp:                   

Ngày cấp:……/…./….

Nơi cấp:

Tài khoản:                                 Tại ngân hàng:

Người nhận lệnh:

Địa chỉ:

Số CMND/hộ chiếu/căn cước/mã số doanh nghiệp:                               

Ngày cấp:……/…./….

Nơi cấp:

Tài khoản:                                 Tại ngân hàng:

Nội dung:

Số tiền bằng số:

Số tiền bằng chữ:

KẾ TOÁN

KIỂM TOÁN

CHỦ TÀI KHOẢN

 

Chú thích:

Lệnh huỷ Lệnh thanh toán chỉ sử dụng đối với các chuyển tiền đang trong hàng đợi của Trung tâm Xử lý Quốc gia

Mẫu số TTLNH-06. Yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

_______________

 

YÊU CẦU HOÀN TRẢ LỆNH THANH TOÁN

Loại đồng tiền:………….

Số giao dịch:                            Ngày giờ lập:

Ngân hàng gửi lệnh:

Lý do:

 

Các thông tin của giao dịch gốc

Số hiệu giao dịch:                                 Ngày giao dịch:                         Ngày, giờ lập:

Ngân hàng gửi:

Ngân hàng nhận:

 

Người phát lệnh:

Địa chỉ:

Tài khoản:

Tại ngân hàng:

 

Người nhận lệnh:

Địa chỉ:

Tài khoản:

Tại ngân hàng:

 

Số tiền bằng số:

Số tiền bằng chữ:

 

KẾ TOÁN

KIỂM TOÁN

CHỦ TÀI KHOẢN
 

Mẫu số TTLNH-07. Thông báo từ chối yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

_______________

 

THÔNG BÁO

TỪ CHỐI YÊU CẦU HOÀN TRẢ LỆNH THANH TOÁN

Loại đồng tiền:………….

Số hiệu giao dịch:                                                                                 Ngày, giờ lập:

Ngân hàng gửi lệnh:

Lý do:

 

Các thông tin của giao dịch gốc

Số hiệu giao dịch:                           Ngày giao dịch:                 Ngày, giờ lập:

Ngân hàng gửi:

Ngân hàng nhận:

 

Người phát lệnh:

Địa chỉ:

Tài khoản:

Tại ngân hàng:

 

Người nhận lệnh:

Địa chỉ:

Tài khoản:

Tại ngân hàng:

 

Số tiền bằng số:

Số tiền bằng chữ:

 

KẾ TOÁN

KIỂM TOÁN

CHỦ TÀI KHOẢN
 

Mẫu số TTLNH-08. Điện tra soát

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

_______________

 

ĐIỆN TRA SOÁT

Loại đồng tiền:………….

Số điện tra soát:                                                                                   Ngày, giờ lập:

Ngân hàng gửi lệnh:

 

Thông tin giao dịch gốc

Số giao dịch:                           

Ngày giao dịch:                                    

Số tiền:

Ngân hàng gửi:

Ngân hàng nhận:

Nội dung yêu cầu tra soát:

 

KẾ TOÁN

KIỂM TOÁN

CHỦ TÀI KHOẢN
 

Mẫu số TTLNH-09. Điện trả lời điện tra soát

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

_______________

 

ĐIỆN TRẢ LỜI TRA SOÁT

Loại đồng tiền:………….

Số điện trả lời:                                                                          Ngày, giờ lập:

Ngân hàng gửi lệnh:

Thông tin giao dịch gốc

Số giao dịch :                          

Ngày giao dịch:

Loại tiền:                  

Số tiền:

Ngân hàng gửi:

Ngân hàng nhận:

Nội dung yêu cầu tra soát:

 

Nội dung trả lời

 

KẾ TOÁN

KIỂM TOÁN

CHỦ TÀI KHOẢN
 

Mẫu số TTLNH-10. Tổng hợp giao dịch đơn vị thành viên

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

_______________

 

 

TỔNG HỢP GIAO DỊCH ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN

Loại đồng tiền:………….

Ngày giao dịch:......./............./..............

 

Dịch vụ:           

Ngân hàng:                                                                                                                  

Trang:

Ngân hàng tham gia

Nợ

Chênh lệch số tiền

Số món

Số tiền

Số món

Số tiền

Nợ

Số hiệu

Tên ngân hàng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

           

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT
 

Chú thích:

- Lập theo từng loại dịch vụ và tổng hợp.

- Lập cho từng đơn vị thành viên

- Cho biết giao dịch đi và đến của đơn vị thành viên này với từng đơn vị thành viên khác

- Cộng tổng của từng hệ thống và toàn bảng.

Mẫu số TTLNH-11. Tổng hợp giao dịch thành viên

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

_______________

 

 

TỔNG HỢP GIAO DỊCH THÀNH VIÊN     

Loại đồng tiền:………….

Ngày giao dịch:......./............./..............

 

Dịch vụ:           

Ngân hàng:

Số hiệu tài khoản:                                                                                                        

Trang:

Chi nhánh

Nợ

Chênh lệch số tiền

Số món

Số tiền

Số món

Số tiền

Nợ

Số hiệu

Tên ngân hàng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

 

 

 

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT
 

Chú thích:

- Lập cho từng hệ thống thành viên.

- Lập theo từng loại dịch vụ và tổng hợp.

- Lập cho nội tỉnh – liên tỉnh và toàn quốc.

- Mỗi dòng là dòng tổng cộng của Mẫu số TTLNH-10.

Mẫu số TTLNH-12. Bảng cân đối chuyển tiền

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

_______________

 

BẢNG CÂN ĐỐI CHUYỂN TIỀN

Loại đồng tiền:………….

Ngày giao dịch:......./............./..............

Dịch vụ:                                                                                                           

Trang:

Ngân hàng

Nợ

Chênh lệch số tiền

Số món

Số tiền

Số món

Số tiền

Nợ

Số hiệu

Tên ngân hàng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

 

 

           

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT
 

Chú thích:

- Lập cho toàn bộ Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

- Lập theo từng loại dịch vụ và tổng hợp.

- Lập cho nội tỉnh – liên tỉnh và toàn quốc.

- Mỗi dòng là dòng tổng toàn bảng của Mẫu số TTLNH-TTLNH –11.

Mẫu số TTLNH-13. Bảng kết quả hạch toán

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

_______________

 

BẢNG KẾT QUẢ HẠCH TOÁN

Loại đồng tiền:………….

Ngày giao dịch:......./............./..............

Dịch vụ:                                                                                                                       

Trang:

Ngân hàng

Nợ

Số hiệu

Tên ngân hàng

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT
 

Chú thích:

- Lập cho toàn bộ Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

- Lập theo từng loại dịch vụ và tổng hợp.

- Lập cho nội tỉnh – liên tỉnh và toàn quốc.

- Mỗi dòng tương ứng dòng (2 cột cuối)  trên Mẫu số TTLNH-12.

Mẫu số TTLNH-14. Bảng tổng hợp kết quả thực hóa

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

_______________

 

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HOÁ

Ngày giao dịch:......./............./..............

Lần thực hoá:                   

Giờ thực hoá:                                      

Trang:

Ngân hàng

Nợ

Số hiệu

Tên ngân hàng

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT
 

Chú thích:

- Kết quả của từng lần thực hoá.

- Mỗi dòng là CIHO (Hội sở chính của ngân hàng thành viên) hoặc chi nhánh NHNN.

Mẫu số TTLNH-15. Bảng tổng hợp kết quả hạch toán

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

_______________

 

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ HẠCH TOÁN

Loại đồng tiền:………….

Ngày giao dịch:......./............./..............

Dịch vụ:                       

Ngân hàng:

Số hiệu tài khoản:        

Trang:

Chi nhánh

Nợ

Chênh lệch

Số món

Số tiền

Số món

Số tiền

Nợ

Số hiệu

Tên ngân hàng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

 

 

           

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT
 

Chú thích:

- Lập cho từng hệ thống

- Mỗi dòng là kết quả hạch toán của đơn vị thành viên trong hệ thống

Mẫu số TTLNH-16. Báo cáo chuyển tiền đi

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

_______________

 

                                          

BÁO CÁO CHUYỂN TIỀN ĐI

Loại đồng tiền:………….

   Ngày giao dịch:......./............./..............

 

Mã ngân hàng :                        

Tên:

STT

Số giao dịch

Dịch vụ

Doanh số phát sinh

Nợ

1

2

3

4

5

 

Ngân hàng nhận: xxxxxxxxx

Tên:

 

 

 

 

 

 

Cộng ngân hàng:

xxxxxxxxx

xxxxxxxxx

 

Cộng toàn bảng:

xxxxxxxxx

xxxxxxxxx

Lũy kế từ đầu tháng

 

 

Lũy kế từ đầu năm

 

 

 

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT

 

Chú thích:

- Cột 1: Số thứ tự

- Cột 2: Số giao dịch trong ngày

- Cột 3: Các dịch vụ phát sinh (theo luồng giá trị cao hoặc thấp)

- Cột 4: Lệnh chuyển nợ

- Cột 5: Lệnh Chuyển có

- Dòng cuối: Tổng cộng phát sinh

- Cộng theo tổng của đơn vị thành viên

- Các lệnh sắp xếp theo thứ tự số giao dịch tăng dần

- Biểu lập theo giá trị cao, giá trị thấp và tổng hợp

- Đối với thành viên có thể in lại báo cáo các đơn vị thành viên trong cùng hệ thống để kiểm tra từ dữ liệu của thành viên nhận từ Trung tâm Xử lý Quốc gia

Mẫu số TTLNH-17. Báo cáo chuyển tiền đến

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

_______________

 

 BÁO CÁO CHUYỂN TIỀN ĐẾN

Loại đồng tiền:………….

Ngày giao dịch:......./............./..............

Mã ngân hàng :                        

Tên:

STT

Số giao dịch

Dịch vụ

Doanh số phát sinh

Nợ

1

2

3

4

5

 

Ngân hàng chuyển: xxxxxxxxx

Tên:

 

 

 

 

 

 

Cộng ngân hàng:

xxxxxxxxx

xxxxxxxxx

 

Cộng toàn bảng:

xxxxxxxxx

xxxxxxxxx

Lũy kế từ đầu tháng

 

 

Lũy kế từ đầu năm

 

 

 

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT

           

Chú thích:

- Cột 1: Số thứ tự

- Cột 2: Số giao dịch trong ngày

- Cột 3: Các dịch vụ phát sinh (theo luồng giá trị cao hoặc thấp)

- Cột 4: Lệnh chuyển có

- Cột 5: Lệnh chuyển nợ

- Dòng cuối: Tổng cộng phát sinh

- Cộng theo tổng của đơn vị thành viên

- Các lệnh sắp sếp theo thứ tự số giao dịch tăng dần

- Biểu lập theo giá trị cao, giá trị thấp và tổng hợp

- Đối với thành viên có thể in lại báo cáo các đơn vị thành viên trong cùng hệ thống để kiểm tra từ dữ liệu của thành viên nhận từ Trung tâm xử lý Quốc gia

Mẫu số TTLNH-18. Đối chiếu chuyển tiền đi

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

_______________

 

ĐỐI CHIẾU CHUYỂN TIỀN ĐI

Loại đồng tiền:………….

Ngày giao dịch:......./............./..............

Mã ngân hàng :                        

Tên :

Phần 1 : Số liệu đối chiếu nhận được

STT

Số giao dịch

Dịch vụ

Doanh số phát sinh

Lệnh nợ

Lệnh có

1

2

3

4

5

 

Ngân hàng nhận: xxxxxxxx

Tên:

 

 

 

 

 

 

Cộng ngân hàng: xxxxxxxx

xxxxxxxx

xxxxxxxx

 

Cộng toàn bảng: xxxxxxxx

xxxxxxxx

xxxxxxxx

Luỹ kế từ đầu tháng

 

 

Luỹ kế từ đầu năm

 

 

 Phần 2 : Tổng hợp Kết quả đối chiếu

STT

Nội dung

Lệnh chuyển nợ

Lệnh chuyển có

Số món

Tổng

số tiền

Số món

Tổng

số tiền

1

Số liệu trên báo cáo chuyển tiền đi của đơn vị

 

 

 

 

2

Số liệu trên báo cáo đối chiếu nhận được từ Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

 

 

 

 

3

Chênh lệch

 

 

 

 

 

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT
 

Mẫu số TTLNH-19. Đối chiếu chuyển tiền đến

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

_______________

 

ĐỐI CHIẾU CHUYỂN TIỀN ĐẾN

Loại đồng tiền:………….

Ngày giao dịch:......./............./..............

Mã ngân hàng:             

Tên:

Phần 1 : Số liệu đối chiếu nhận được

STT

Số giao dịch

Dịch vụ

Doanh số phát sinh

Lệnh nợ

Lệnh có

1

2

3

4

5

 

Ngân hàng chuyển: xxxxxxxx

Tên:

 

 

 

 

 

 

Cộng ngân hàng: xxxxxxxx

xxxxxxxx

xxxxxxxx

 

Cộng toàn bảng: xxxxxxxx

xxxxxxxx

xxxxxxxx

Luỹ kế từ đầu tháng

 

 

Luỹ kế từ đầu năm

 

 

Phần 2 : Tổng hợp Kết quả đối chiếu

STT

Nội dung

Lệnh chuyển nợ

Lệnh chuyển có

Số món

Tổng

số tiền

Số món

Tổng

số tiền

1

Số liệu trên báo cáo chuyển tiền đến của đơn vị

 

 

 

 

2

Số liệu trên báo cáo đối chiếu nhận được từ Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

 

 

 

 

3

Chênh lệch

 

 

 

 

 

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT
 

Mẫu số TTLNH-20. Bảng kết quả thanh toán của đơn vị thành viên

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

_______________

 

              BẢNG KẾT QUẢ THANH TOÁN CỦA ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN     

                                                                                    Loại đồng tiền:………….

                                                                                    Ngày giao dịch:......./............./..............

Ngân hàng:                  

Tên :

STT

Mã NH

Tên ngân hàng

Doanh số

Chênh lệch

Nợ

Nợ

1

2

3

4

5

6

7

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

xxxxxxxxx

xxxxxxxxx

xxxxxxxxx

xxxxxxxxx

    Chênh lệch phải thu (trả) :      xxxxxxxxx (8)

    Số tiền bằng chữ :

 

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT
 

Chú thích:

- Cột 4: Tổng cộng lệnh chuyển nợ đi và lệnh chuyển có đến

- Cột 5: Tổng cộng lệnh chuyển có đi và lệnh chuyển nợ đến

- Cột 6: Cột 4 – cột 5 (nếu cột 4 >cột 5)

- Cột 7: Cột 5 – cột 4 ( nếu cột 4 <cột 5)

- Cột 8: Phải trả nếu cột 7 > cột 6,  phải thu nếu cột 6>cột 7  

- Số liệu được lập từ số liệu đối chiếu nhận được từ  Trung tâm Xử lý Quốc gia sau khi đã đối chiếu cân .

- Sắp xếp theo từng Ngân hàng đối phương là đơn vị thành viên

- Lập cho giá trị thấp, giá trị cao và tổng hợp

- Đối với thành viên có thể in lại báo cáo các đơn vị thành viên trong cùng hệ thống để kiểm tra từ dữ liệu của thành viên nhận từ  Trung tâm Xử lý Quốc gia.

Mẫu số TTLNH-21. Bảng kết quả thanh toán của thành viên

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

_______________

 

BẢNG KẾT QUẢ THANH TOÁN CỦA THÀNH VIÊN

Loại đồng tiền:………….

Ngày giao dịch:......./............./..............

Ngân hàng (Hội sở chính):                                 

Tên:

 

STT

Mã NH

Tên Ngân hàng

Doanh số

Chênh lệch

Nợ

Nợ

1

2

3

4

5

6

7

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

xxxxxxxxx

xxxxxxxxx

xxxxxxxxx

xxxxxxxxx

    Chênh lệch phải thu (trả) :      xxxxxxxxx (8)

    Số tiền bằng chữ:

 

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT
 

Chú thích:

- Cột 4: Tổng toàn bảng trên cột 4 – Mẫu số TTLNH-20

- Cột 5: Tổng toàn bảng trên cột 5 – Mẫu số TTLNH-20

- Cột 6: Cột 4 – cột 5 (nếu cột 4 >cột 5)

- Cột 7: Cột 5 – cột 4 ( nếu cột 4 <cột 5)

- Cột 8: Phải trả nếu cột 7 > cột 6,  phải thu nếu cột 6 >cột 7 

- Số liệu được lập từ số thành viên nhận được từ Trung tâm xử lý Quốc gia

- Lập theo từng đơn vị thành viên trong cùng hệ thống

- Lập cho giá trị thấp, giá trị cao và tổng hợp

Mẫu số TTLNH-22. Bản cam kết

<TÊN THÀNH VIÊN>

__________

Số:             /CV

V/v cam kết thực hiện nghĩa vụ khi tham gia sử dụng Dịch vụ thanh toán giá trị thấp/Dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

______________________

 ……., ngày ….... tháng …..  năm…….

 


BẢN CAM KẾT

(Dành cho thành viên Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia sử dụng
Dịch vụ thanh toán giá trị thấp/Dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác)

Kính gửi: 

- Cục Công nghệ thông tin - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

 

- Sở Giao dịch - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Mã đơn vị(1):                   Tên đơn vị:                  Địa chỉ:

Điện thoại:                             Fax:                         Email:

Số tài khoản thanh toán Việt Nam đồng (VND) mở tại SGD NHNN:

<Tên thành viên> cam kết:

1. Thực hiện vay thanh toán bù trừ trong trường hợp không đủ số dư thực hiện quyết toán bù trừ; chia sẻ rủi ro trong trường hợp có thành viên thiếu vốn quyết toán không đủ khả năng trả nợ vay quyết toán bù trừ quá hạn.

2. Ủy quyền vô thời hạn và không hủy ngang cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch), chủ động ghi nợ vào Tài khoản thanh toán và xử lý tài sản ký quỹ của <Tên thành viên> khi thực hiện quyết toán bù trừ, chia sẻ rủi ro và thu hồi nợ vay quyết toán bù trừ theo quy định tại Thông tư này.

 

Người có thẩm quyền
(Ký, đóng dấu)

Mẫu số TTLNH-23. Biên bản chuyển tiền (thừa/thiếu)

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

LIÊN NGÂN HÀNG

____________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________

BIÊN BẢN CHUYỂN TIỀN (THỪA/THIẾU)

Chúng tôi gồm có:

1/ Ông (bà): ......................................... chức vụ: .........................................

2/ Ông (bà): ......................................... chức vụ: .........................................

3/ Ông (bà): ......................................... chức vụ: .........................................

Nhất trí xác định tình trạng, nguyên nhân và trách nhiệm trong việc chuyển tiền ...... (thừa/thiếu) .......... dưới đây:

Lệnh thanh toán (Nợ/Có) số: ................... Ngày lập lệnh: ...../...../...............

Người phát lệnh: ...............................................................................................................

Địa chỉ/số CMND/hộ chiếu/căn cước/mã số doanh nghiệp:..................................................

Tài khoản:..........................................................................................................................

Tại Ngân hàng ……………………. Mã ngân hàng: ...................................

Người nhận lệnh: ...............................................................................................................

Địa chỉ/số CMND/hộ chiếu/căn cước:..................................................................................

Tài khoản:..........................................................................................................................

Tại Ngân hàng:....................... Mã NH: ........................................................

Số tiền: .........................................................................................................

Đã chuyển: ….. (thừa/ thiếu) ..... là .................. đ

(bằng chữ: ...................................................................................................)

Nguyên nhân sai sót:……………………………………………………….

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

Người chịu trách nhiệm: ..............................................................................

.................................................................................................................................

Đề nghị quý Ngân hàng: ............................. căn cứ Biên bản này để: .............. (thu hồi ngay hoặc xử lý trả tiếp cho khách hàng) .................. số tiền đã chuyển: ..... (thừa/ thiếu) ........ nói trên./.

 

KẾ TOÁN

 

TRƯỞNG PHÒNG KẾ TOÁN

........., ngày ........ tháng ..... năm .........

NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN
 

Mẫu số TTLNH-24. Bảng kê tổng hợp thanh toán liên ngân hàng giá trị cao

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

SỞ GIAO DỊCH

_________________

 

Trang:

BẢNG KÊ TỔNG HỢP

THANH TOÁN LIÊN NGÂN HÀNG GIÁ TRỊ CAO

 

Lệnh chuyển Đi/Đến – Nợ/Có

 

 

Ngày:

 

 

 

Kính gửi: <Tên ngân hàng>

 

Mã ngân hàng:

Tài khoản:

 

 

 

STT

Ngân hàng đầu mối nhận/chuyển

Tài khoản nợ/có

Số món

Số tiền

1

2

3

4

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

xxxxxxxxx

xxxxxxxxxxx

 

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT
 

Chú thích:

- Lập riêng từng bảng cho lệnh chuyển Đi – Nợ, Đi – Có, Đến – Nợ, Đến - Có

- Đối với lệnh chuyển đi

+ <Tên ngân hàng>: là ngân hàng gửi lệnh

+ Cột2: Ngân hàng đầu mối nhận lênh

- Đối với lệnh chuyển đến

+ <Tên ngân hàng>: là ngân hàng i lệnh

+ Cột2: Ngân hàng đầu mối gửi lệnh

Mẫu số TTLNH-25. Báo cáo ngân hàng thiếu vốn

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

SỞ GIAO DỊCH

_________________

 

BÁO CÁO NGÂN HÀNG THIẾU VỐN

Thời điểm bù trừ :

Mã ngân hàng :         

Tên ngân hàng: 

 

Số tiền nợ:

 

Số tiền có:

 

Chênh lệch:

 

Khả năng thanh toán:

 

Số tiền thiếu:

 

Số tiền thiếu: ………………………………   đồng.

(Bằng chữ:………………………………………………………………….)

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT
 

Mẫu số TTLNH-26. Đề nghị đăng ký bổ sung sử dụng dịch vụ Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

<TÊN THÀNH VIÊN>

__________

Số:             /CV

V/v  Đăng ký bổ sung sử dụng dịch vụ

Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

__________________

  ….., ngày ….... tháng …..  năm…….

 

 

ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ BỔ SUNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ

HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG QUỐC GIA

 

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 

Mã đơn vị(1):                              Tên đơn vị:                               Địa chỉ:

Điện thoại:                                Fax:                             Email:

Số tài khoản thanh toán Việt Nam đồng (VNĐ) mở tại Sở Giao dịch NHNN:

Số tài khoản thanh toán Đô la Mỹ (USD) mở tại Sở Giao dịch NHNN:

Số tài khoản thanh toán Đồng tiền chung Châu Âu (EUR) mở tại Sở Giao dịch NHNN:

Số tài khoản thanh toán Ngoại tệ khác (ghi rõ loại đồng tiền) mở tại Sở Giao dịch NHNN:

Đề nghị được được đăng ký bổ sung sử dụng dịch vụ Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia cho các đơn vị dưới đây với cam kết tuân thủ các quy trình kỹ thuật nghiệp vụ, quy tắc vận hành, chia sẻ khoản vay trong quyết toán bù trừ giá trị thấp (khi tham gia dịch vụ gửi Lệnh thanh toán giá trị thấp) và các quy định liên quan khác của Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

1. <Tên đơn vị>, <mã ngân hàng(1)>

Đăng ký các dịch vụ thanh toán (đánh dẫu X vào ô tương ứng)

STT

Loại dịch vụ thanh toán

Đăng ký

Thanh toán nợ (3)

1

Dịch vụ thanh toán Giá trị cao

 

 

2

Dịch vụ thanh toán Giá trị thấp(2)

 

 

3

Dịch vụ thanh toán Ngoại tệ

 

 

3.1

- Đô la Mỹ (USD)

 

 

3.2

- Đồng tiền chung Châu Âu (EUR)

 

 

3.3

- Ngoại tệ khác (ghi rõ loại đồng tiền)

 

 

2. <Tên đơn vị>, <mã ngân hàng(1)>

...

Đề nghị Quý cơ quan xem xét, chấp thuận./.

 

Người có thẩm quyền
(Ký, đóng dấu)

Chú thích:

- (1) Mã ngân hàng được cấp theo quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-NHNN ngày 21/10/2015 của Thống đốc NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng.

- (2) Kèm theo Văn bản đề nghị về việc cầm cố, ký quỹ giấy tờ có giá hoặc ký quỹ bằng tiền để thiết lập hạn hạn mức nợ ròng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng có xác nhận của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.

- (3) Kèm theo Hợp đồng uỷ quyền hoặc văn bản thỏa thuận trước về việc thanh toán Nợ loại tiền tệ tương ứng giữa các thành viên.

Mẫu số TTLNH-27. Đề nghị ngừng dịch vụ gửi lệnh thanh toán

<TÊN THÀNH VIÊN>

____________

Số:             /CV

V/v Ngừng dịch vụ gửi giao dịch thanh toán.

  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_________________

  ….., ngày ….... tháng …..  năm…….

 

 

ĐỀ NGHỊ NGỪNG DỊCH VỤ GỬI LỆNH THANH TOÁN

 

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 

Căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực tế Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia <Tên đơn vị> đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngừng dịch vụ gửi lệnh thanh toán trong Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia cho các đơn vị cụ thể như sau:

1. <Tên đơn vị>, <mã ngân hàng(1)>

  1. Danh sách các dịch vụ ngừng sử dụng (đánh dấu X vào ô tương ứng):

STT

Loại dịch vụ thanh toán

Ngừng sử dụng

Ngừng sử dụng

Thanh toán nợ

1

Dịch vụ thanh toán Giá trị cao

 

 

2

Dịch vụ thanh toán Giá trị thấp

 

 

3

Dịch vụ thanh toán Ngoại tệ

 

 

3.1

- Đô la Mỹ (USD)

 

 

3.2

- Đồng tiền chung Châu Âu  (EUR)

 

 

3.3

- Ngoại tệ khác (ghi rõ loại đồng tiền)

 

 

  1. Danh sách các đơn vị ngừng ủy quyền (trong trường hợp ngừng dịch vụ gửi Lệnh thanh toán nợ)

STT

ngân hàng(1)

Tên đơn vị ngừng ủy quyền

Loại tiền ngừng dịch vụ gửi

lệnh thanh toán nợ

VND

USD

EUR

Ngoại tệ khác (ghi rõ loại đồng tiền)

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

2. <Tên đơn vị>, <mã ngân hàng(1)>

...

Đề nghị Quý cơ quan xem xét, chấp thuận./.

 

 

Người có thẩm quyền

(Ký, đóng dấu)
 

Chú thích:

- (1) Mã ngân hàng được cấp theo quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-NHNN ngày 21/10/2015 của Thống đốc NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng.

Mẫu số TTLNH-28. Giấy nhận nợ vay bù trừ

<TÊN THÀNH VIÊN>
-------

Số:        /CV
V/v
Nhận nợ vay bù trừ.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày …… tháng …… năm ……

 

GIẤY NHẬN NỢ VAY BÙ TRỪ

Kính gửi: Sở Giao dịch NHNN.

 

Căn cứ vào Báo cáo ngân hàng thiếu vốn ngày ... tháng .... năm …. của Sở Giao dịch NHNN.

<Thành viên> nhận nợ vay bù trừ:

Số tiền .......................................................................................đồng

Bằng chữ:

Lãi suất………………………………. % năm.

<Thành viên> cam kết trả nợ (cả gốc lẫn lãi) theo đúng quy định của NHNN.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu….

TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC)
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số TTLNH-29. Đề nghị sử dụng dịch vụ quyết toán ròng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

<TÊN THÀNH VIÊN>

__________

Số:             /CV

V/v Đề nghị sử dụng dịch vụ quyết toán ròng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_________________

  ……., ngày ….... tháng …..  năm…….

 

ĐỀ NGHỊ SỬ DỤNG DỊCH VỤ QUYẾT TOÁN RÒNG

HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG QUỐC GIA

 

Kính gửi:  Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 

Mã đơn vị(1):                    Tên đơn vị:                             Địa chỉ:

Điện thoại:                                Fax:                                  Email:

Đề nghị được sử dụng dịch vụ quyết toán ròng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia với cam kết tuân thủ đầy đủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia quốc gia.

Dưới đây chúng tôi đăng ký dịch vụ, kênh truyền thông sử dụng và danh sách các thành viên tham gia dịch vụ:

1. Đăng ký các dịch vụ thanh toán (đánh dấu X vào ô tương ứng)

STT

Loại dịch vụ thanh toán

Đăng ký

1

Quyết toán ròng từ các hệ thống khác (2)

 

2. Đăng ký kênh truyền thông (đánh dấu X vào ô tương ứng)

 

STT

Kênh truyền thông sẽ sử dụng

Leasedline

MetroNet

Khác

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

3. Danh sách các thành viên Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia tham gia dịch vụ quyết toán ròng(3)

STT

Tên thành viên

Mã ngân hàng

Ngày dự kiến tham gia

1

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

Người có thẩm quyền

(Ký, đóng dấu)

Chú thích:

- (1) Mã ngân hàng được cấp theo quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-NHNN ngày 21/10/2015 của Thống đốc NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng.

- (2) Kèm theo Văn bản thỏa thuận cam kết trước giữa Tổ chức chủ trì BTĐT và các thành viên Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia về việc thực hiện nghĩa vụ quyết toán bù trừ.

- (3) Kèm theo xác nhận của Sở Giao dịch NHNN về việc đã ký quỹ để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử.

Mẫu số TTLNH-30. Bảng tổng hợp các giao dịch yêu cầu quyết toán lô

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

_______________

 

 

BẢNG TỔNG HỢP CÁC GIAO DỊCH YÊU CẦU QUYẾT TOÁN LÔ

Ngày giao dịch: dd/mm/yyyy

 

Đơn vị gửi lô quyết toán: ....

 

STT

Số hiệu lô quyết toán

Mã ngân hàng nhận

Số tiền ghi Có

Số tiền ghi Nợ

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người có thẩm quyền
(Ký, đóng dấu)
 

Mẫu số TTLNH-31. Bảng đối chiếu kết quả lô quyết toán nhận từ Trung tâm Xử lý Quốc gia

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

_______________

 

BẢNG ĐỐI CHIỀU KẾT QUẢ LÔ QUYẾT TOÁN NHẬN TỪ

TRUNG TÂM XỬ LÝ QUỐC GIA

Loại đồng tiền: VND

Ngày giao dịch: dd/mm/yyyy

Số lượng lô trong ngày:

Đơn vị gửi lô quyết toán: ....

STT

Ngân hàng

Nợ

 

Mã NH

Tên Ngân hàng

1

Số hiệu lô quyết toán 1: QT01001

Số lượng giao dịch quyết toán trong lô:

1.1

 

 

 

 

1.2

 

 

 

 

1.n

 

 

 

 

 

Tổng số:

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Số hiệu lô quyết toán 2: QT01002

1.1

 

 

 

 

1.2

 

 

 

 

1.n

 

 

 

 

 

Tổng số:

 

 

 

..

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT
 

Mẫu số TTLNH-32. Báo cáo đối chiếu kết quả quyết toán lô

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

_______________

 

BÁO CÁO ĐỐI CHIẾU KẾT QUẢ QUYẾT TOÁN LÔ

Ngày giao dịch: dd/mm/yyyy

Ngân hàng

Số liệu thanh toán quyết toán lô

Số liệu quyết toán trên T24

Đối chiếu kết quả quyết toán lô

Số tiền thanh toán

Chênh lệch

Chênh lệch

Mã ngân hàng

Tên ngân hàng

Nợ

Nợ

Nợ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT
 

Mẫu số TTLNH-33. Bảng tổng hợp kết quả quyết toán lô gửi đến Trung tâm Xử lý Quốc gia

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

_______________

 

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ QUYẾT TOÁN LÔ GỬI ĐẾN

TRUNG TÂM XỬ LÝ QUỐC GIA

Loại đồng tiền:………….

Ngày giao dịch: dd/mm/yyyy

Số lượng lô trong ngày:

Đơn vị quyết toán: ....

STT

Ngân hàng

Nợ

 

Mã ngân hàng

Tên Ngân hàng

1

Số hiệu lô quyết toán 1:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số:

<Cộng số tiền ghi nợ của lô quyết toán 1>

<Cộng số tiền ghi có của lô quyết toán  1>

 

 

 

 

 

2

Số hiệu lô quyết toán 2:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số:

<Cộng số tiền ghi nợ của lô quyết toán 2>

<Cộng số tiền ghi có của lô quyết toán 2>

..

...

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

<Tổng số tiền ghi nợ của các lô quyết toán trong ngày>

<Tổng số tiền ghi có của các lô quyết toán trong ngày>

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT
 

Mẫu số TTLNH-34. Bảng đối chiếu kết quả quyết toán lô

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG

_______________

 

BẢNG ĐỐI CHIẾU KẾT QUẢ QUYẾT TOÁN LÔ

Loại đồng tiền: VND

Ngày giao dịch: dd/mm/yyyy

Mã ngân hàng:                  

Tên ngân hàng:

STT

Số hiệu lô quyết toán

Nợ

1

QT01001

 

 

2

QT01002

 

 

3

QT01003

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

LẬP BẢNG

KIỂM SOÁT
 

Mẫu số TTLNH-35. Đăng ký danh sách thay đổi các thành viên tham gia dịch vụ quyết toán ròng từ các hệ thống khác

<TÊN ĐƠN VỊ>

__________

Số:             /CV

V/v Đăng ký danh sách thay đổi các thành viên tham gia dịch vụ quyết toán ròng từ các hệ thống khác.

  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

___________________

  ……., ngày ….... tháng …..  năm…….

 

ĐĂNG KÝ DANH SÁCH THAY ĐỔI CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA

DỊCH VỤ QUYẾT TOÁN RÒNG TỪ CÁC HỆ THỐNG KHÁC

 

Kính gửi:  Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 

Mã đơn vị(1):                   Tên đơn vị:                              Địa chỉ:

Điện thoại:                                Fax:                                  Email:

 

1- Danh sách các thành viên Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia mới tham gia dịch vụ quyết toán ròng(2)

STT

Tên thành viên

Mã ngân hàng

Ngày dự kiến tham gia

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

2- Danh sách các thành viên Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia ngừng tham gia dịch vụ quyết toán ròng

STT

Tên thành viên

Mã ngân hàng

Ngày dự kiến ngừng tham gia

1

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

Người có thẩm quyền
(Ký, đóng dấu)
 

Chú thích:

- (1) Mã ngân hàng được cấp theo quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-NHNN ngày 21/10/2015 của Thống đốc NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng.

- (2) Kèm theo Văn bản thỏa thuận cam kết trước của Tổ chức chủ trì BTĐT  với các thành viên Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia về việc thực hiện nghĩa vụ quyết toán bù trừ và  xác nhận của Sở Giao dịch NHNN về việc thành viên đã ký quỹ để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử.

Mẫu số TTLNH-36. Đề nghị ngừng sử dụng dịch vụ quyết toán ròng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

<TÊN ĐƠN VỊ>

_________

Số:             /CV

V/v Đề nghị ngừng sử dụng dịch vụ
quyết toán ròng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia.

  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

_________________

  ……., ngày ….... tháng …..  năm…….

 

ĐỀ NGHỊ NGỪNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ QUYẾT TOÁN RÒNG
HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG QUỐC GIA

 

Kính gửi:  Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

 

Mã đơn vị(1):                   Tên đơn vị:                              Địa chỉ:

Điện thoại:                                Fax:                                  Email:

 

Căn cứ trên nhu cầu thực tế đề nghị đơn vị vận hành Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia – Ngân hàng Nhà nước cho phép ngừng sử dụng dịch vụ quyết toán ròng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia kể từ ngày….

 

Người có thẩm quyền
(Ký, đóng dấu)

 

Chú thích:

- (1) Mã ngân hàng được cấp theo quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-NHNN ngày 21/10/2015 của Thống đốc NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định về hệ thống mã ngân hàng dùng trong hoạt động, nghiệp vụ ngân hàng.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi