Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 89/NH-QĐ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành chế độ thu chi tài chính của Ngân hàng Nhà nước
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 89/NH-QĐ
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 89/NH-QĐ | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Cao Sĩ Kiêm |
Ngày ban hành: | 15/10/1990 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Đang cập nhật | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 89/NH-QĐ
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỐNG
ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 89/NH-QĐ NGÀY 15 THÁNG 10 NĂM 1990 BAN HÀNH
CHẾ ĐỘ THU CHI
TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
- Căn cứ Pháp lệnh
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được công bố tại lệnh số 37-LCT/HĐNN8 ngày
24-5-1990 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước;
- Căn cứ Nghị định số
196/HĐBT ngày 11-12-1989 của Hội đồng bộ trưởng quy định nhiệm vụ quyền hạn và
trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ;
- Theo đề nghị của Vụ
trưởng Vụ kế toán và tổng kiểm soát.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành chế độ thu chi tài chính của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 2. Chế độ thu chi tài chính này được thi hành kể từ ngày 1-10-1990. Các quy định trong các văn bản trước đây trái với chế độ này đều bãi bỏ.
Điều 3. Các đồng chí Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ kế toán và tổng kiểm soát, Thủ trưởng các Vụ, Cục, Viện và đơn vị Ngân hàng Nhà nước Trung ương, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, đặc khu thi hành quyết định này.
CHẾ ĐỘ
THU CHI TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo quyết định số 89/NHQĐ
ngày 15-10-1990
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Ngân hàng Nhà nước hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế, có các khoản thu nhập từ các hoạt động nghiệp vụ, tự trang trải các chi phí, được trích lập các quỹ theo quy định của Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, đặc khu là đơn vị hạch toán phụ thuộc.
Điều 2. Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01, kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
II. THU NHẬP, CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Điều 3. Thu nhập của Ngân hàng Nhà nước gồm có:
- Thu lãi cho vay;
- Thu lệ phí, hoa hồng về các dịch vụ Ngân hàng;
- Các khoản thu khác phát sinh trong hoạt động Ngân hàng.
Các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước Trung ương (từ đây gọi tắt là các Ngân hàng) phải thu đúng chế, độ thu đủ, thu kịp thời, không để thất thu, hạch toán chính xác, đầy đủ các khoản thu vào các tài khoản kế toán theo chế độ quy định.
Điều 4. Chi phí hoạt động Ngân hàng Nhà nước gồm có các khoản chi nghiệp vụ kinh doanh và chi phí quản lý.
a. Chi nghiệp vụ kinh doanh gồm có:
- Trả lãi tiền gửi;
- Trả lệ phí hoa hồng về các nghiệp vụ uỷ nhiệm:
- Các khoản chi khác về nghiệp vụ kinh doanh
b. Chi phí quản lý gồm có:
- Lương và phụ cấp lương;
- Bảo hiểm xã hội và công tác xã hội (nộp kinh phí bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, chi về y tế và các khoản chi khác về công tác xã hội);
- Khấu hao tài sản cố định;
- Công cụ lao động nhỏ;
- Xây dựng nhỏ (chi về xây dựng các công trình phụ, nhỏ, không thuộc phạm vi vốn xây dựng cơ bản như tường rào, cổng, sân, nhà trường trực bảo vệ, nhà tạm từ cấp 4 trở xuống để giải quyết khó khăn trước mắt về nơi làm việc và nơi ở cho cán bộ, nhân viên v.v...);
- Bảo dưỡng và sửa chữa tài sản cố định;
- Giấy tờ in, vật liệu văn phòng;
- Phương tiện bảo hộ lao động và trang phục giao dịch;
- Cước phí bưu điện và thông tin liên lạc;
- Các tác phí;
- Vận chuyển, bốc xếp (xăng dầu phương tiện vận tải, thuê vận chuyển bốc xếp tiền, vật tư hàng hóa);
- Bảo vệ kho tàng;
- Đào tạo huấn luyện nghiệp vụ;
- Nghiên cứu khoa học, mua và xuất bản tài liệu nghiệp vụ;
- Tuyên truyền, quảng cáo hoạt động ngân hàng;
- Các khoản chi phí quản lý khác (điện, dầu thắp sáng, nước, vệ sinh cơ quan, hội nghị, tiếp khách, họp mặt, kỷ niệm các ngày lễ lớn và các khoản chi phí quản lý khác trong hoạt động ngân hàng).
Các ngân hàng phải chi đúng chế độ quy định. Đối với chi nghiệp vụ kinh doanh, các ngân hàng được thực hiện theo nhu cầu thực tế phát sinh. Đối với chi phí quản lý, các ngân hàng chỉ được chi theo dự toán chi phí do Ngân hàng Nhà nước Trung ương xét duyệt. Trong phạm vi tổng dự toán chi phí cả năm đã được duyệt, các ngân hàng được điều hoà dự toán giữa các khoản chi phí. Riêng khoản chi công cụ lao động nhỏ và khoản chi xây dựng nhỏ các ngân hàng chỉ được chi trong phạm vi dự toán được duyệt; không được điều hoà dự toán của các khoản chi khác cho các khoản chi này.
Các ngân hàng không được ghi vào chi phí hoạt động hoặc trích các khoản thu nhập để mua sắm tài sản cố định và xây dựng các công trình thuộc nguồn vốn xây dựng cơ bản.