Quyết định 12/2008/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi một số điều của Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/8/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 12/2008/QĐ-NHNN
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 12/2008/QĐ-NHNN | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Đồng Tiến |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 29/04/2008 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* Sửa đổi một số quy định về chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá - Ngày 29/4/2008, Thống đốc Ngân Nhà nước đã ban hành Quyết định số 12/2008/QĐ-NHNN về việc sửa đổi một số điều của Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 898/2003/QĐ-NHNN. Theo đó, trong giao, nhận giấy tờ có giá và thanh toán khi chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước, khi hết thời hạn chiết khấu (trường hợp chiết khấu có kỳ hạn), các ngân hàng thanh toán tiền mua lại giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước và nhận lại giấy tờ có giá theo cam kết. Nếu sau 01 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn chiết khấu (quy định trước đây không quy định cụ thể thời hạn này) mà ngân hàng không thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước để nhận lại giấy tờ có giá thì Ngân hàng Nhà nước sẽ trích tiền gửi của ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước để thanh toán. Trường hợp tài khoản của ngân hàng không đủ tiền thì Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển số tiền còn thiếu của ngân hàng sang nợ quá hạn và phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất chiết khấu (quy định trước đây là 200% hoặc bán các giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ để thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước). Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét các giấy tờ có giá mà Ngân hàng Nhà nước đang nắm giữ trên thị trường tiền tệ để thu hồi số tiền còn thiếu… Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Quyết định 12/2008/QĐ-NHNN tại đây
tải Quyết định 12/2008/QĐ-NHNN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
QUYẾT ĐỊNH
CỦA
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 12/2008/QĐ-NHNN
NGÀY 29 THÁNG 4 NĂM 2008 VỀ VIỆC SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỀU CỦA
QUY CHẾ CHIẾT KHẤU, TÁI CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI CÁC NGÂN HÀNG BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 898/2003/QĐ-NHNN NGÀY 12
THÁNG 8 NĂM 2003
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng
Nhà nước Việt
Căn cứ Nghị định số
52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt
Theo đề nghị của Vụ
trưởng Vụ Tín dụng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi một số điều của Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/8/2003 như sau:
1. Khoản 1 Điều 1
được sửa đổi như sau:
“Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định việc thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước ưu tiên chiết khấu, tái chiết khấu cho các ngân hàng.”
2. Điều 2 được sửa
đổi như sau:
“Chiết khấu, tái chiết khấu (sau đây gọi chung là chiết khấu) giấy tờ có giá của các ngân hàng là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua ngắn hạn các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán, mà các giấy tờ có giá này đã được các ngân hàng giao dịch trên thị trường sơ cấp hoặc thị trường thứ cấp.”
3. Điều 6 được sửa
đổi như sau:
“Điều 6. Hạn mức chiết khấu
Hạn mức chiết khấu được xác định theo quý và là số dư tối đa mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện chiết khấu đối với các giấy tờ có giá cho một ngân hàng tại mọi thời điểm trong quý.
1. Căn cứ vào mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia và tổng khối lượng tiền cung ứng đã được phê duyệt, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tổng hạn mức dành cho nghiệp vụ chiết khấu trong từng thời kỳ.
2. Căn cứ vào tổng hạn mức chiết khấu và mục tiêu ưu tiên đầu tư tín dụng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước phân bổ hạn mức chiết khấu đối với từng ngân hàng.
3. Chậm nhất vào ngày 15 tháng đầu tiên của quý tiếp theo, các ngân hàng gửi hồ sơ đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tín dụng) để làm cơ sở xác định và thông báo hạn mức chiết khấu cho các ngân hàng trong quý.
4. Ngân hàng Nhà nước chỉ phân bổ và thông báo hạn mức chiết khấu cho các ngân hàng có đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu gửi tới Ngân hàng Nhà nước đúng thời gian quy định (theo dấu bưu điện hoặc fax). Ngân hàng Nhà nước không thực hiện phân bổ và thông báo hạn mức cho các ngân hàng gửi giấy đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu tới Ngân hàng Nhà nước sau thời gian quy định.”
4. Điều 12 được sửa
đổi như sau:
“Điều 12. Công thức xác định số tiền thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá của các ngân hàng
1. Trường hợp chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại:
1.1. Đối với giấy tờ có giá thanh toán lãi ngay khi phát hành:
1.1.1. Đối với giấy tờ có giá ngắn hạn, thanh toán lãi ngay khi phát hành:
MG
G =
L x T
1 +
365
Trong đó:
G: Số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá;
MG: Mệnh giá của giấy tờ có giá;
T: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày). Thời hạn còn lại được
tính từ ngày chiết khấu đến ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá;
L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu (%/năm);
365: Số ngày quy ước cho một năm.
1.1.2. Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán lãi ngay khi phát hành:
MG
G =
(1 + L)T/365
Trong đó:
G: Số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá;
MG: Mệnh giá của giấy tờ có giá;
T: Thời hạn còn lại của giấy gờ có giá (số ngày). Thời hạn còn lại được
tính từ ngày chiết khấu đến ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá;
L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu (%/năm);
365: Số ngày quy ước cho một năm.
1.2. Đối với giấy tờ có giá thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn:
1.2.1. Đối với giấy tờ có giá ngắn hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn:
GT
G =
L x T
1 +
365
Trong đó:
Ls x n
GT = MG x (1 + )
365
G: Số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá;
GT: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán, bao gồm mệnh giá và tiền lãi;
MG: Mệnh giá;
T: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày). Thời hạn còn lại được tính từ ngày chiết khấu đến ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá;
L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu (%/năm);
365: Số ngày quy ước cho một năm;
Ls: Lãi suất phát hành của giấy tờ có giá (%/năm)
n: Kỳ hạn giấy tờ có giá (số ngày).
1.2.2. Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn (lãi không nhập gốc):
GT
G =
L x T
1 +
365
Trong đó: GT = MG x [1 + (Ls x n)]
G: Số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá;
GT: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán, bao gồm mệnh giá và tiền lãi;
MG: Mệnh giá;
T: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày). Thời hạn còn lại được tính từ ngày chiết khấu đến ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá;
L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu (%/năm);
365: Số ngày quy ước cho một năm;
Ls: Lãi suất phát hành của giấy tờ có giá (%/năm)
n: Kỳ hạn giấy tờ có giá (năm).
1.2.3. Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn (lãi nhập gốc):
GT
G =
(1 + L)T/365
Trong đó:
GT = MG x (1 +
Ls)n
G: Số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá;
GT: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán, bao gồm mệnh giá và tiền lãi;
MG: Mệnh giá;
T: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày). Thời hạn còn lại được tính từ ngày chiết khấu đến ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá;
L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu (%/năm);
365: Số ngày quy ước cho một năm;
Ls: Lãi suất phát hành của giấy tờ có giá (%/năm)
n: Kỳ hạn giấy tờ có giá (năm).
1.3. Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán lãi định kỳ:
Ci
G =
∑i
L
(1
+ ) (Ti x k)/365
k
Trong đó:
G: Số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá;
Ci: Số tiền thanh toán lãi, gốc lần thứ i;
i: Lần thanh toán lãi, gốc thứ i;
L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu (%/năm);
365: Số ngày quy ước cho một năm;
k: Số lần thanh toán lãi trong một năm;
Ti: Thời hạn tính từ ngày chiết khấu đến ngày thanh toán lãi, gốc lần thứ i (số ngày);
2. Trường hợp chiết
khấu có kỳ hạn:
2.1. Công thức xác định số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán cho các ngân hàng khi chiết khấu giấy tờ có giá (giá chiều đi) được tính theo công thức nêu tại Khoản 1 điều này.
2.2. Công thức xác định số tiền các Ngân hàng thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước khi hết thời hạn chiết khấu (giá chiều về):
L x Tb
Gv = G x (1 + )
365
Trong đó:
Gv: Số tiền các ngân hàng thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước khi hết thời hạn chiết khấu;
G: Số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá;
L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu (%/năm);
Tb: Kỳ hạn chiết khấu (tính theo ngày) của Ngân hàng Nhà nước.”
5. Khoản 2 của Điều
13 được sửa đổi như sau:
“2. Khi hết thời hạn chiết khấu (trường hợp chiết khấu có kỳ hạn), các ngân hàng thanh toán tiền mua lại giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước và nhận lại giấy tờ có giá theo cam kết. Nếu sau 01 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn chiết khấu mà ngân hàng thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước để nhận lại giấy tờ có giá thì Ngân hàng Nhà nước sẽ trích tiền gửi của Ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước để thanh toán.
Trường hợp tài khoản của ngân hàng không đủ tiền thì Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển số tiền còn thiếu của ngân hàng sang nợ quá hạn và ngân hàng phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất chiết khấu. Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét bán các giấy tờ có giá mà Ngân hàng Nhà nước đang nắm giữ trên thị trường tiền tệ để thu hồi số tiền còn thiếu.”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ tín dụng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc (Giám đốc) các ngân hàng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Nguyễn
Đồng Tiến