Nghị quyết 524/2012/UBTVQH13 2012 chế độ chi tiêu bảo đảm hoạt động của Quốc hội
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Nghị quyết 524/2012/UBTVQH13
Cơ quan ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 524/2012/UBTVQH13 | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị quyết | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 20/09/2012 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Nghị quyết 524/2012/UBTVQH13
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN THƯỜNG VỤ Nghị quyết số: 524/2012/UBTVQH13 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2012 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ MỘT SỐ CHẾ ĐỘ CHI TIÊU BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI
---------------
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Căn cứ Luật tổ chức Quốc hội số 30/2001/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 83/2007/QH11; Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11; Nghị quyết số 27/2012/QH13 của Quốc hội về một số cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội;
Căn cứ Quy chế hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quy chế hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội;
Xét Tờ trình của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội,
QUYẾT NGHỊ:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Chế độ chi tiêu quy định tại Nghị quyết này được áp dụng đối với hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
Chế độ chi tiêu cho kỳ họp Quốc hội, hội nghị do Ủy ban thường vụ Quốc hội triệu tập do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định.
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
- Đối với dự án luật ban hành mới hoặc thay thế: mức chi từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng/báo cáo;
- Đối với dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi từ 2.400.000 đồng đến 4.000.000 đồng/báo cáo.
Chi soạn thảo báo cáo tham gia thẩm tra: mức chi bằng 50% mức chi báo cáo thẩm tra quy định tại điểm a khoản này.
- Người chủ trì cuộc họp: 200.000 đồng/người/buổi;
- Các thành viên dự họp theo danh sách họp: 100.000 đồng/người/buổi.
- Đối với dự án luật ban hành mới hoặc thay thế: 1.000.000 đồng/dự án;
- Đối với dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều: 500.000 đồng/dự án.
Riêng đối với việc xây dựng báo cáo tập hợp, tổng hợp ý kiến nhân dân về các dự án luật theo chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội: 5.000.000 đồng/dự án luật.
Đối với công tác thẩm tra theo quy định của pháp luật hoặc theo sự phân công của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nội dung chi và mức chi áp dụng như đối với thẩm tra các dự án luật ban hành mới quy định tại Điều 3 của Nghị quyết này.
Chi lấy ý kiến tham gia dự án luật bao gồm các khoản: chi cho các tổ chức, cá nhân để nghiên cứu, tham gia ý kiến với các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội về dự án luật; chi tổ chức các cuộc họp để lấy ý kiến của các ban, ngành ở Trung ương, địa phương, các chuyên gia tham gia vào dự án luật. Mức chi cụ thể được quy định như sau:
- Đối với hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội:
+ Chi xây dựng Nghị quyết thành lập đoàn giám sát: 2.000.000 đồng/nghị quyết (bao gồm cả kế hoạch và nội dung giám sát);
+ Chi xây dựng đề cương giám sát: mức chi từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng/đề cương do Trưởng đoàn giám sát quyết định;
+ Chi xây dựng báo cáo kết quả giám sát của các đoàn công tác giám sát : mức chi từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng/báo cáo theo từng đợt giám sát ; từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng/báo cáo chung của Đoàn giám sát. Mức chi cụ thể do Trưởng đoàn xem xét, quyết định;
+ Chi xây dựng nghị quyết về giám sát trên cơ sở kết quả giám sát: Mức chi từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng/nghị quyết của Quốc hội; từ 2.400.000 đồng đến 4.000.000 đồng/nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Đối với hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội: định mức chi xây dựng các văn bản tương ứng bằng 60% định mức chi đối với hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Chi cho việc xây dựng văn bản về điều hoà giám sát: mức chi từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng/văn bản.
Chế độ chi cho việc xây dựng các văn bản (nếu có) được áp dụng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Riêng báo cáo kết quả khảo sát: mức chi từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng/báo cáo.
Trong thời gian thực hiện giám sát, khảo sát, ngoài chế độ công tác phí theo quy định của pháp luật hiện hành, chế độ chi đối với các đoàn giám sát, khảo sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các ban của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội được quy định như sau:
- Trưởng đoàn: 200.000 đồng/người/buổi;
- Thành viên của đoàn: 100.000 đồng/người/buổi;
- Cán bộ, công chức và người lao động phục vụ đoàn: 80.000 đồng/người/buổi.
Chi các cuộc họp giám sát, khảo sát (ngoài thời gian hưởng theo quy định tại điểm c khoản này) thực hiện theo chế độ chi họp thẩm tra quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 của Nghị quyết này.
Mức chi áp dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước về chi cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật. Riêng báo cáo kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật: mức chi từ 1.800.000 đồng đến 3.000.000 đồng/báo cáo.
- Chi cho việc nghiên cứu tổng hợp, báo cáo về công tác xử lý đơn thư: 500.000/báo cáo;
- Chi xây dựng báo cáo giám sát việc giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội: mức chi từ 1.800.000 đồng đến 3.000.000 đồng/báo cáo;
- Chi đi xác minh, thu thập thông tin: 80.000 đồng/người /buổi.
Chi xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri; báo cáo đề xuất xử lý, giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri; báo cáo tổng hợp kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri: mức chi từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng/báo cáo.
Riêng báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri trình Quốc hội: mức chi tối đa là 5.000.000 đồng/báo cáo.
- Chi cho việc xây dựng các văn bản phục vụ hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội và phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội: các báo cáo; kế hoạch chi tiết; văn bản điều phối; biên bản tóm tắt nội dung chất vấn, trả lời chất vấn và các văn bản khác liên quan đến hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn: mức chi từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng/văn bản.
Riêng báo cáo tổng hợp ý kiến chất vấn trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội: mức chi tối đa là 5.000.000 đồng/báo cáo;
- Chi cho việc xây dựng nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về chất vấn: mức chi tối đa là 5.000.000 đồng/nghị quyết.
- Chế độ chi phục vụ hoạt động giải trình (điều trần) áp dụng như chi họp thẩm tra quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 của Nghị quyết này.
Riêng kế hoạch chi tiết phiên giải trình: mức chi tối đa là 1.000.000 đồng/văn bản;
- Chi cho việc xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả giải trình: mức chi tối đa là 3.000.000 đồng/báo cáo.
- Đại biểu Quốc hội: 7.000.000 đồng/đại biểu/năm;
- Cán bộ, công chức, nhân viên tham gia phục vụ tiếp xúc cử tri: 500.000 đồng/đợt tiếp xúc cử tri.
- Đại biểu Quốc hội, đại diện lãnh đạo cơ quan liên quan được phân công tiếp công dân: 150.000 đồng/người/buổi;
- Cán bộ, công chức phục vụ trực tiếp đại biểu Quốc hội tiếp công dân: 80.000 đồng/người/buổi;
- Cán bộ, công chức phục vụ gián tiếp đại biểu Quốc hội tiếp công dân: 50.000 đồng/người/buổi.
Ngoài chế độ chi phục vụ hoạt động đối ngoại theo quy định hiện hành của Nhà nước, chế độ chi trong một số trường hợp được quy định như sau:
- Chi xây dựng đề án, kế hoạch tổ chức: mức chi từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng/văn bản;
- Chi xây dựng đề cương hội đàm: mức chi từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng/văn bản;
- Chi xây dựng các thỏa thuận hợp tác (nếu có): mức chi từ 1.800.000 đồng đến 3.000.000 đồng/văn bản.
Chi tổ chức mời cơm thân mật đối với các đại sứ, trưởng đại diện các tổ chức quốc tế trong thời gian công tác tại Việt Nam: mức chi tối đa không quá mức chi tổ chức mời cơm chia tay đại sứ khi kết thúc nhiệm kỳ theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội: mức chi từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng/báo cáo;
- Báo cáo của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội: mức chi từ 1.800.000 đồng đến 3.000.000 đồng/báo cáo;
- Báo cáo của Đảng đoàn Quốc hội: mức chi từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng/báo cáo.
Riêng báo cáo về việc thực hiện nghị quyết của Đảng đoàn Quốc hội: mức chi tối đa là 1.200.000 đồng/báo cáo.
Ngoài chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc họp theo quy định hiện hành của Nhà nước, chế độ chi trong một số trường hợp được quy định như sau:
- Đoàn đại biểu Quốc hội bảo đảm điều kiện đi lại và công tác phí cho đại biểu Quốc hội của Đoàn mình. Riêng đại biểu Quốc hội ở Trung ương thực hiện như sau:
+ Đối với đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương do Văn phòng Quốc hội bảo đảm;
+ Đối với đại biểu Quốc hội không chuyên trách ở Trung ương do cơ quan, đơn vị nơi đại biểu công tác bảo đảm.
- Các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước bảo đảm công tác phí cho cán bộ, công chức của đơn vị mình.
- Đối với đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương do Văn phòng Quốc hội bảo đảm;
- Đối với đại biểu Quốc hội không chuyên trách ở Trung ương do cơ quan, đơn vị nơi đại biểu công tác bảo đảm.
Các ngày tham dự hội nghị, ngày đi công tác đã được thanh toán tiền ăn thì không được thanh toán phụ cấp lưu trú (kinh phí hỗ trợ tiền ăn và tiêu vặt).
Đại biểu Quốc hội được bố trí phòng nghỉ theo tiêu chuẩn 01 người/phòng, mức chi thanh toán áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Mức chi đối với dự án luật ban hành mới, dự án luật thay thế là 1.000.000 đồng/dự án/năm; đối với dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều là 500.000 đồng/dự án/năm.
Đại biểu Quốc hội được mời chuyên gia nghiên cứu để phục vụ công tác đại biểu.
Kinh phí mời chuyên gia của đại biểu Quốc hội do Đoàn đại biểu Quốc hội bảo đảm. Riêng đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương do Văn phòng Quốc hội bảo đảm.
Mức chi mời chuyên gia theo thỏa thuận bằng văn bản giữa đại biểu Quốc hội và chuyên gia nhưng tối đa không quá 2.000.000 đồng/bài và không quá 50.000.000 đồng/đại biểu/năm. Riêng năm chuyển giao giữa 2 nhiệm kỳ không quá 25.000.000 đồng/đại biểu/năm. Hồ sơ quyết toán cần có hợp đồng, thanh lý hợp đồng và sản phẩm kèm theo.
Các phương tiện khác phục vụ công tác của đại biểu Quốc hội được trang bị, quản lý theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Ngoài các đối tượng được trang bị điện thoại và định mức sử dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước, đối với Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, chế độ chi được áp dụng như đối với Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngoài các chế độ theo quy định (nếu có), đại biểu Quốc hội được hỗ trợ kinh phí khám, chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng hàng năm theo mức là 5.000.000 đồng/người/năm. Riêng năm chuyển giao nhiệm kỳ, đại biểu Quốc hội (không bao gồm đại biểu tái cử) được hỗ trợ bằng 50% mức trên.
Đối tượng và mức chi cụ thể do Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, thủ trưởng các cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định trên cơ sở cân đối nguồn kinh phí được giao.
Đối với Đoàn đại biểu Quốc hội, căn cứ chế độ quy định và khả năng cân đối nguồn kinh phí, trong phạm vi dự toán kinh phí chi hoạt động của bộ máy văn phòng phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội hàng năm, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội quyết định mức chi hỗ trợ kinh phí xây dựng các dự án luật cho cán bộ, công chức và người lao động Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân (trực tiếp giúp việc Đoàn đại biểu Quốc hội), nhưng tối đa không quá định mức chi trên.
Mỗi nhiệm kỳ Quốc hội, cán bộ, công chức, người lao động Văn phòng Quốc hội; cán bộ công chức, người lao động Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân (trực tiếp phục vụ các hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội) được cấp tiền may 01 bộ lễ phục với mức chi 5.000.000 đồng/bộ.
Ngoài ra, cán bộ, công chức và người lao động làm công tác tiếp dân, lễ tân, bảo vệ, lái xe, vệ sinh… được cấp trang phục phục vụ công tác theo quyết định của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Tiền trợ cấp lễ, tết, ăn trưa và các chế độ phúc lợi khác đối với cán bộ, công chức, người lao động Văn phòng Quốc hội được trích từ quỹ cơ quan do các đơn vị sự nghiệp công lập đóng góp và được bổ sung từ nguồn kinh phí tự chủ. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định mức chi cụ thể và việc trích nộp quỹ cơ quan từ các đơn vị sự nghiệp công lập.
Mức chi ăn trưa hàng tháng, trợ cấp lễ, tết của cán bộ, công chức, người lao động thuộc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân hưởng lương từ ngân sách Trung ương thực hiện trong phạm vi dự toán kinh phí được giao đối với bộ máy văn phòng giúp việc Đoàn đại biểu Quốc hội hàng năm, theo mức chi của địa phương; riêng đối với tiền ăn trưa hàng tháng, trong trường hợp địa phương không quy định thì Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội căn cứ khả năng cân đối nguồn kinh phí trên quyết định, nhưng không quá mức chi đối với cán bộ, công chức, người lao động Văn phòng Quốc hội.
Tuỳ theo nội dung và tính cấp thiết của chuyên đề, đại diện Thường trực Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; thủ trưởng các cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội hoặc Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội ký hợp đồng với chuyên gia với mức chi tối đa là 4.000.000 đồng/bài.
Thường trực Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; lãnh đạo Văn phòng Quốc hội; Thủ trưởng các cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội hoặc Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội quyết định việc xin ý kiến.
Chế độ tặng quà được thực hiện đối với các đối tượng sau: Các đối tượng chính sách được quy định tại khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong chiến đấu, trong lao động sản xuất, có đóng góp đối với hoạt động Quốc hội; gia đình và cá nhân gặp rủi ro do thiên tai; các tập thể thuộc diện chính sách xã hội, như trại điều dưỡng thương, bệnh binh, trại trẻ mồ côi, người khuyết tật; trường dân tộc nội trú, các đơn vị bộ đội, công an ở biên giới, hải đảo …, khi đoàn tổ chức thăm hỏi thì được tặng quà. Mức giá trị quà tặng tối đa cho mỗi lần thăm hỏi được quy định cụ thể như sau:
- Đối với các cơ quan của Quốc hội: tối đa là 250.000.000 đồng/năm. Riêng Hội đồng dân tộc; Ủy ban về các vấn đề xã hội; Ủy ban Quốc phòng và An ninh; Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng: tối đa là 300.000.000 đồng/năm;
- Đối với các cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh, các Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh có biên giới giáp với biên giới các nước Lào, Campuchia, Trung Quốc và các Đoàn đại biểu Quốc hội 5 tỉnh Tây nguyên: tối đa là 150.000.000 đồng/năm;
- Đối với các Đoàn đại biểu Quốc hội còn lại: tối đa là 120.000.000 đồng/năm.
Đại biểu Quốc hội, cán bộ, công chức, người lao động được tặng quà lưu niệm khi kết thúc nhiệm kỳ Quốc hội, mức chi thực hiện theo chế độ chi tổng kết nhiệm kỳ.
Cán bộ, công chức, người lao động công tác tại Văn phòng Quốc hội và các Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân (trực tiếp giúp việc Đoàn đại biểu Quốc hội) khi chuyển công tác sang cơ quan khác, nghỉ hưu được tặng quà lưu niệm với mức chi tối đa là 1.500.000 đồng.
- Đại biểu Quốc hội khi ốm đau được chi tiền thăm hỏi 1.000.000 đồng/người/lần. Trường hợp bị bệnh hiểm nghèo thì mức chi trợ cấp không vượt quá 5.000.000 đồng/người/lần, chi không quá 2 lần/người/năm.
- Chi thăm hỏi ốm đau, các vị nguyên là đại biểu Quốc hội: 1.000.000 đồng/người/lần.
- Các đối tượng sau nếu từ trần thì gia đình được trợ cấp 2.000.000 đồng:
+ Đại biểu Quốc hội, nguyên đại biểu Quốc hội;
+ Cha, mẹ đẻ; cha, mẹ vợ (chồng); vợ (chồng) của đại biểu Quốc hội.
- Chi phục vụ tang lễ do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định.
- Chế độ thăm hỏi ốm đau, trợ cấp đối với cán bộ, công chức, người lao động đương nhiệm, nghỉ hưu được áp dụng như đối với đại biểu Quốc hội.
Riêng trường hợp bị bệnh hiểm nghèo, khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn thì tuỳ theo hoàn cảnh, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Thủ trưởng các cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội quyết định mức trợ cấp nhưng không vượt quá 5.000.000 đồng/người.
Các năm bình thường được trích 0,3%, những năm có nhiều sự kiện quan trọng, có nhiều ngày lễ được trích 0,5% trên tổng số kinh phí chi thường xuyên.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
|
TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |