Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Chỉ thị 05/2008/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về một số biện pháp đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Chỉ thị 05/2008/CT-NHNN
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 05/2008/CT-NHNN | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Trần Minh Tuấn |
Ngày ban hành: | 09/10/2008 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
* An toàn hoạt động tài chính -Ngày 09/10/2008, Thông đốc Ngân hàng Nhà nước đã ra Chỉ thị số 05/2008/CT-NHNN về một số biện pháp đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện một số biện pháp như sau: Theo dõi chặt chẽ diễn biến và dự báo về ảnh của cuộc khủng hoảng tài chính, tín dụng ở Mỹ đối với nền kinh tế, thị trường tài chính thế giới và khả năng tác động đối với nền kinh tế, thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng Việt Nam để chủ động thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra… Xây dựng phương án hoạt động kinh doanh, tiếp tục mở rộng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế với lãi suất hợp lý, đồng thời phải đảm bảo khả năng thanh toán cho các nhu cầu chi trả, nhất là dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2009… Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng; trong đó, tiến hành phân tích, đánh giá, phân loại các khoản cho vay kinh doanh bất động sản để có giải pháp phù hợp đối với từng đối tượng vay vốn; tiếp tục tăng tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn, các dự án trọng điểm quốc gia, các nhu cầu vốn sản xuất có hiệu quả, chú trọng mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa mà các khoản cho vay đó đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật và khả năng cân đối vốn của tổ chức tín dụng… Chỉ thị này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Xem chi tiết Chỉ thị 05/2008/CT-NHNN tại đây
tải Chỉ thị 05/2008/CT-NHNN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
CHỈ THỊ
CỦA NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC SỐ
05/2008/CT-NHNN NGÀY 09 THÁNG 10 NĂM 2008
VỀ MỘT SỐ
BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Hiện nay, hoạt
động toàn ngành ngân hàng thực hiện chủ trương của Chính phủ về kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững.
Tuy nhiên, từ giữa tháng 9 năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính, tín dụng ở Mỹ
diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nhất định đối với nền kinh tế và hoạt động của
các tổ chức tín dụng Việt Nam. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động kinh
doanh trong những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện một số biện pháp như sau:
1. Theo dõi chặt
chẽ diễn biến và dự báo về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tín dụng ở
Mỹ đối với nền kinh tế, thị trường tài chính thế giới và khả năng tác động đối
với nền kinh tế, thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng Việt Nam để chủ động
thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra.
2. Xây dựng phương
án hoạt động kinh doanh, tiếp tục mở rộng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng
đối với nền kinh tế với lãi suất hợp lý, đồng thời phải đảm bảo khả năng thanh
toán cho các nhu cầu chi trả, nhất là dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán năm
2009.
3. Kiểm soát chặt
chẽ chất lượng tín dụng; trong đó, tiến hành phân tích, đánh giá, phân loại các
khoản cho vay kinh doanh bất động sản để có giải pháp phù hợp đối với từng đối
tượng vay vốn; tiếp tục tăng tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp
nông thôn, các dự án trọng điểm quốc gia, các nhu cầu vốn sản xuất có hiệu quả,
chú trọng mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa mà các khoản cho vay
đó đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật và khả năng cân đối vốn
của tổ chức tín dụng.
4. Chấp hành
đúng quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng
tại Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước và Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 01 năm 2007 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định
về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành kèm
theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN, Quyết định số 1328/2005/QĐ-NHNN ngày
06/9/2005 ban hành Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của
Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên
quan.
5. Rà soát, chỉnh
sửa và hoàn thiện các quy trình nội bộ về hoạt động tín dụng, kinh doanh tiền
tệ, ngoại hối, thanh toán, chuyển tiền, ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp
với các quy định của pháp luật có liên quan. Đánh giá các rủi ro có thể xảy ra
trong từng quy trình nghiệp vụ để triển khai ngay các biện pháp phòng ngừa, xử
lý rủi ro.
6. Báo cáo kịp
thời các khó khăn, vướng mắc về hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam để xem xét giải quyết; thực hiện việc cung cấp thông tin và báo cáo về
tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng theo đúng thời hạn và đảm bảo chính
xác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
7. Tổ chức thực
hiện:
a) Chỉ thị này có
hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
b) Chánh Văn
phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng
Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương; Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng chịu
trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.
c) Văn phòng chủ
trì, phối hợp với các Vụ liên quan kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị
này, định kỳ hàng tuần theo dõi và tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước./.
THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Trần Minh Tuấn