Thông tư 02/2002/TT-BTS của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 86/2001/NĐ-CP ngày 16/11/2001 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh các ngành nghề thuỷ sản
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 02/2002/TT-BTS
Cơ quan ban hành: | Bộ Thủy sản | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 02/2002/TT-BTS | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Tạ Quang Ngọc |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 06/12/2002 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 02/2002/TT-BTS
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THÔNG TƯ
CỦA BỘ
THUỶ SẢN SỐ 02/2002/TT-BTS NGÀY 6 THÁNG 12 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ
ĐỊNH SỐ 86/2001/NĐ-CP
NGÀY 16 THÁNG 11 NĂM 2001 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐIỀU KIỆN
KINH DOANH CÁC NGÀNH NGHỀ THUỶ SẢN
Thi hành Nghị định số
86/2001/NĐ-CP ngày 16/11/2001 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh các ngành
nghề thuỷ sản, Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định
như sau:
I. VỀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thuỷ sản không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 86/2001/NĐ-CP (nêu tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định) khi có đủ các điều kiện sau đây:
a. Nuôi trồng thuỷ sản theo hình thức kết hợp (như kết hợp với cấy lúa, trồng rừng ngập mặn,... ; tận dụng thức ăn tự nhiên, thức ăn tự chế);
b. Diện tích mặt nước sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản có quy mô nhỏ như quy định sau đây:
- Nuôi lồng, bè trên sông, biển, hồ chứa, đầm phá, eo vịnh có diện tích không quá 100m2.
- Ao nước tĩnh có diện tích không quá 500m2, ao nước chảy có diện tích không quá 200m2.
- Bể nuôi có diện tích không quá 100m2.
- Vùng mặt nước lớn (đầm, hồ, eo vịnh biển) chắn đăng đắp đập nuôi trồng thuỷ sản có diện tích không quá 1000m2.
- Ruộng lúa kết hợp nuôi trồng thuỷ sản có diện tích không quá 2000m2 với miền Bắc và miền Trung, không quá 4000m2 với đồng bằng sông Cửu Long.
c. Nuôi trồng thuỷ sản tại vùng nước ngoài vùng quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương.
2. Hộ gia đình, cá nhân chế biến thuỷ sản không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 86/2001/NĐ-CP (nêu tai khoản 2 Điều 2 của Nghị định) khi có đủ các điều kiện sau:
a. Chế biến thuỷ sản bằng phương pháp thủ công;
b. Sản phẩm chế biến không dùng để bán buôn, chỉ để bán lẻ trực tiếp cho người sử dụng.
II. VỀ ĐIỀU KIỆN KHAI THÁC THUỶ SẢN
(CHƯƠNG II CỦA NGHỊ ĐỊNH)
1. Khai thác thuỷ sản trên các vùng biển Việt Nam (nêu tại điểm a khoản 1 Điều 1 của Nghị định) được hiểu là bao gồm các hoạt động khai thác thuỷ sản trên các đầm phá, eo vịnh, cửa sông, cửa lạch, vùng triều, bãi ngang tính từ bờ biển hoặc chân đảo (ngấn nước khi thuỷ triều thấp nhất) đến hết vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
2. Giấy phép khai thác thuỷ sản:
a. Tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản trên các vùng biển Việt Nam (trừ các nghề khai thác thuỷ sản được quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 86/2001/NĐ-CP) phải có giấy phép khai thác thuỷ sản.
Bãi bỏ quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư số 01/2000/TT-BTS nagỳ 28/4/2000 của Bộ Thuỷ sản về danh mục các hoạt động khai thác thuỷ sản không phải đăng ký hành nghề.
b. Thời hạn của giấy phép được quy định cụ thể như sau:
- 12 tháng đối với khai thác thuỷ sản trong tuyến bờ;
- 24 tháng đối với khai thác thuỷ sản trong tuyến lộng;
- 36 tháng đối với khai thác thuỷ sản ở tuyến khơi (tuyến xa bờ).
Đối với các tàu cá có tổng công suất máy chính từ 20 CV trở lên hoặc có chiều dài toàn bộ từ 15m trở lên, Giấy phép khai thác thuỷ sản chỉ có giá trị sử dụng theo thời hạn nêu trên khi Sổ chứng nhận khả năng hoạt động tầu cá còn thời hạn sử dụng.
c. Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về việc cấp giấy phép khai thác thuỷ sản trong phạm vi cả nước để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
d. Cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản chịu trách nhiệm in và phát hành mẫu giấy phép khai thác thuỷ sản sử dụng thống nhất trong cả nước. Nội dung giấy phép khai thác thuỷ sản theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 86/2001/NĐ-CP.
đ. Tuyến khai thác thuỷ sản ghi trong mẫu giấy phép khai thác thuỷ sản được tạm thời quy định như sau:
- Tuyến bờ là vùng biển được giới hạn từ bờ biển (của đất liền và của các đảo có Uỷ ban nhân dân xã, huyện hoặc thị trấn) đến cách bờ biển 6 hải lý đối với vùng biển Vịnh Bắc bộ, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ và đến cách bờ biển 3 hải lý đối với vùng biển miền Trung.
- Tuyến lộng là vùng biển được giới hạn từ đường cách bờ biển 6 hải lý đến đường đẳng sâu 30m đối với vùng biển Vịng Bắc bộ, Đông Nam bộ, Tây Nam Bộ; từ đường cách bờ biển 3 hải lý đến đường đẳng sâu 50m đối với vùng biển miền Trung.
- Tuyến khơi là vùng biển được giới hạn từ đường đẳng sâu 30m trở ra đối với vùng biển Vịnh Bắc bộ, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ và từ đường đẳng sâu 50m trở ra đối với vùng biển miền Trung.
3. Điều kiện cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản:
a. Tổ chức, cá nhân phải có các loại giấy tờ sau đây:
- Giấy chứng nhận dăng ký tầu cá: áp dụng cho mọi loại tầu cá.
- Sổ chứng nhận khả năng hoạt động tầu cá: áp dụng cho tầu cá có tổng công suất máy chính từ 20 CV trở lên hoặc có chiều dài toàn bộ từ 15m trở lên.
- Sổ danh bạ thuyền viên và Sổ thuyền viên: áp dụng cho tầu cá có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên, tầu cá thuộc sở hữu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tầu thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài mà doanh nghiệp Việt Nam thuê.
Việc cấp các giấy tờ nêu trên phải thực hiện theo quy định tại Quy chế đăng kiểm tầu cá, đăng ký tầu cá và thuyền viên ban hành kèm theo Quyết định số 494/2001/QĐ-BTS ngày 15/6/2001 của Bộ trưởng Bộ thuỷ sản.
b. Thuyền trưởng, Máy trưởng của tầu cá các hạng sau đây phải có bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng kể từ ngày 01/07/2003:
- Tầu cá có công suất máy chính từ 45CV đến dưới 90CV: người điều khiển phương tiện phải có Bằng thuyền trưởng, Bằng máy trưởng tầu cá hạng nhỏ.
- Tầu cá có công suất máy chính từ 90CV đến dưới 400CV: người điều khiển phương tiện phải có Bằng thuyền trưởng, Bằng máy trưởng tầu cá hạng Năm.
-Tầu cá có công suất máy chính từ 400CV trở lên: người điều khiển phương tiện phải có Bằng thuyền trưởng, Bằng máy trưởng tầu cá hạng Tư.
Việc tổ chức bồi dưỡng và thi lấy bằng thuyền trưởng, máy trưởng tầu đánh cá các hạng được thực hiện theo các Quy chế ban hành theo các Quyết định của Bộ trưởng Bộ thuỷ sản số 402/TS/QĐ ngày 30/9/1992, Quyết định số 448/TS/QĐ ngày 21/10/1992, Quyết định số 449/TS/QĐ ngày 21/10/1992 và Quyết định số 718/2001/QĐ-BTS ngày 4/9/2001 của Bộ trưởng Bộ thuỷ sản về việc sủa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế mở lớp bồi dưỡng và thi lấy bằng thuyền trưởng, máy trưởng tầu cá hạng Nhỏ, hạng Năm và hạng Tư.
c. Ngư cụ khai thác phải phù hợp với quy định bảo vệ nguồn lợi và phát triển nguồn lợi:
- Không được sử dụng ngư cụ khai thác thuỷ sản có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định tại bảng 3A và 3B ban hành kèm theo Thông tư số 01/2000/TT-BTS ngày 28/4/2000 của Bộ Thuỷ sản.
- Phương tiện làm các nghề khai thác thuỷ sản kết hợp ánh sáng phải thực hiện quy định tạm thời sau đây về việc sử dụng nguồn sáng trong khai thác thuỷ sản.
+ Tại tuyến bờ: tổng công suất các cụm chiếu sáng của mỗi đơn vị khai thác không được vượt quá 200W với nghề rớ, 500W với nghề câu mực.
+ Tại tuyến lộng: tổng công suất các cụm chiếu sáng của mỗi đơn vị khai thác làm nghề luới vây, vó, mành, câu mực, chụp mực, pha xúc không được vượt quá 5.000W; công suất của mỗi bóng đèn dùng trong nghề pha xúc không được vượt quá 2000W và vị trí lắp đặt đèn pha phải cách mặt nước trên 1,2m.
+ Tại tuyến khơi: tạm thời chưa quy định hạn chế tổng công suất các cụm chiếu sáng và giới hạn công suất của mỗi bóng đèn.
+ Khoảng cách giữa điểm đặt cụm sáng với các cụm chà rạo hoặc nghề cố định không được dưới 500m.
4. Thủ tục và trình tự cấp giấy phép khai thác thuỷ sản:
a. Hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác thuỷ sản:
- Trường hợp xin cấp giấy phép lần đầu, hồ sơ bao gồm: đơn xin cấp giấy phép theo mẫu của Bộ Thuỷ sản có xác nhận của Uỷ ban nhân dân (UBND) xã, phường nơi thường trú của chủ phương tiện hoặc của cơ quan chủ quản cấp trên; bản sao hợp lệ (có công chứng nhà nước hoặc xác nhận của UBND xã, phường) giấy chứng nhận đăng ký tầu cá, sổ chứng nhận khả năng hoạt động của tầu cá, sổ danh bạ thuyền viên, sổ thuyền viên, bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng theo quy định nêu trên.
- Trường hợp xin cấp lại giấy phép, chủ phương tiện chỉ cần nộp đơn xin cấp giấy phép có xác nhận của UBND xã, phường nơi chủ phương tiện thường trú hoặc của cơ quan chủ quản cấp trên, kèm theo giấy phép cũ đã được cấp.
b. Chủ phương tiện phải nộp lệ phí cấp giấy phép khai thác thuỷ sản theo quy định của Bộ Tài chính. Cơ quan cấp giấy phép có trách nhiệm thu và sử dụng lệ phí cấp giấy phép theo đúng các quy định hiện hành về thu chi tài chính.
5. Các quy định khác về giấy phép khai thác thuỷ sản
5.1. Chủ phương tiện được cấp giấy phép phải thực hiện:
a. Quản lý phương tiện hoạt động theo đúng nội dung ghi trong giấy phép, bất cứ sự thay đổi nào so với nội dung ghi trong giấy phép chỉ được thực hiện khi đã được cơ quan cấp giấy phép chấp thuận;
b. 15 ngày trước khi giấy phép đang sử dụng hết hạn, chủ phương tiện phải đến cơ quan đã cấp giấy phép để xin cấp giấy phép mới;
c. Chủ phương tiện ở địa phương này muốn khai thác ở tuyến khơi thuộc địa phương (tỉnh) khác phải được ghi trong giấy phép khai thác thuỷ sản do cơ quan có thẩm quyền cấp.
5.2. Về các trường hợp không cấp giấy phép khai thác thuỷ sản:
a. Khai thác thuỷ sản tại các khu bảo tồn biển, các khu vực cấm khai thác có thời hạn trong năm được quy định tại Bảng 10A kèm theo Thông tư số 01/2000/TT-BTS ngày 28/4/2000 của Bộ Thuỷ sản.
b. Khai thác những đối tượng bị cấm khai thác, cấm khai thác có thời hạn được quy định tại Bảng 7A và Bảng 8A ban hành kèm theo Thông tư số 01/2000/TT-BTS ngày 28/4/2000 của Bộ Thuỷ sản.
c. Khai thác thuỷ sản bằng các nghề cấm được quy định tại điểm a khoản 3 mục II Thông tư số 04 TS/TT ngày 30/8/1990; các nghề sử dụng ngư cụ có kích thích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định ở Bảng 3A kèm theo Thông tư số 01/2000/TT-BTS ngày 28/4/2000 của Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
d. Khai thác thuỷ sản bằng các nghề bị cấm hoạt động trong một số tuyến khai thác được quy định như sau:
- Tại tuyến bờ:
+ Từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, cấm các nghề lưới kéo, nghề kết hợp ánh sáng (trừ nghề rớ, câu mực bằng tay);
+ Từ bờ ra 3 hải lý thuộc tuyến bờ: từ ngày 1/1/2003 cấm các nghề te, xiệp, xịch, trủ, rùng hoạt động;
- Tại tuyến lộng: từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, cấm nghề lưới kéo cá sử dụng tầu có công suất từ 90CV trở lên.
đ. Các phương tiện phát sinh khi sử dụng các nghề và cỡ phương tiện mà Bộ Thuỷ sản đã quy định hạn chế tại điểm b khoản 3 mục II Thông tư số 04TS/TT ngày 30/8/1990; tầu lắp máy có công suất dưới 90 sức ngựa làm nghề lưới kéo cá, tầu lắp máy dưới 30 sức ngựa làm các nghề khác.
e. Phương tiện đến khai thác tại tuyến bờ và tuyến lộng thuộc địa phương (tỉnh) khác, trừ trường hợp được Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản của địa phương nơi dến chấp thuận.
g. Các trường hợp đã bị thu hồi giấy phép nêu tại điểm a và c khoản 1 Điều 8 của Nghị định 86/2001/NĐ-CP.
Hàng năm các Sở Thuỷ sản, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn (có quản lý thuỷ sản) phải lập kế hoạch phát triển tầu thuyền của địa phương và thông báo cho các tổ chức, cá nhân biết; yêu cầu các tổ chức, cá nhân trước khi đóng lắp phương tiện phải báo cho Sở biết để bảo đảm phương tiện đóng xong được xét cấp giấy phép khai thác thuỷ sản.
III. VỀ CÁC NGÀNH NGHỀ THUỶ SẢN KINH DOANH
CÓ ĐIỀU KIỆN
1. Sản xuất giống thuỷ sản (Điều 9 của Nghị định)
a/ Cấp chứng chỉ đã được tập huấn về kỹ thuật sản xuất giống thuỷ sản:
Các viện và trung tâm nghiên cứu về nuôi trồng thuỷ sản; các trường có đào tạo về nuôi trồng thuỷ sản có thẩm quyền cấp chứng chỉ cho cán bộ phụ trách kỹ thuật hoặc công nhân kỹ thuật đã qua tập huấn kỹ thuật sản xuất giống.
Cán bộ phụ trách kỹ thuật hoặc công nhân kỹ thuật của cơ sở sản xuất giống thủy sản đã có bằng chuyên môn từ trung cấp thuỷ sản trở lên không cần có chứng chỉ đã được tập huấn về kỹ thuật sản xuất giống thuỷ sản.
b/ Giống thuỷ sản:
- Cơ sở sản xuất giống phải sử dụng giống bố mẹ đạt tiêu chuẩn đã được quy định theo các Tiêu chuẩn Ngành (xem Mục 2 Phụ lục kèm theo Thông tư này).
- Cơ sở phải bảo đảm giống khi xuất ra khỏi cơ sở để lưu thông trong nước hoặc xuất khẩu đạt chất lượng đã công bố và đạt tiêu chuẩn chất lượng được quy định theo các tiêu chuẩn Ngành (xem Mục 3 Phụ lục kèm theo Thông tư này).
c/ Kiểm tra, kiểm dịch giống thuỷ sản khi xuất ra khỏi cơ sở sản xuất giống:
- Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản địa phương (hoặc đơn vị được Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản giao nhiệm vụ) tiến hành kiểm dịch giống thuỷ sản ngay tại cơ sở sản xuất giống trước khi giống được xuất ra khỏi cơ sở sản xuất giống để lưu thông trong nước;
- Cơ sở chỉ được đưa ra lưu thông trong nước giống thuỷ sản đạt tiêu chuẩn kiểm dịch (nêu tại Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 101:1997 về quy trình kiểm dịch động vật thuỷ sản và sản phẩm động vật thuỷ sản) và đã được cơ quan có thẩm quyền của địa phương sở tại cấp giấy chứng nhận kiểm dịch;
- Các Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (hoặc đơn vị được Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản giao nhiệm vụ) có kế hoạch định kỳ kiểm tra 3 tháng một lần hoặc kiểm tra đột xuất vệ sinh thú y và dịch bệnh tại các cơ sở sản xuất và lưu giữ giống.
d/ Giống đưa ra lưu thông trong nước, xuất khẩu phải ghi nhãn hàng hoá theo quy định tại Khoản 2 Mục A Phần II Thông tư số 03/2000/TT-BTS hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá thuỷ sản.
2. Nuôi trồng thuỷ sản thương phẩm (Điều 10 của Nghị định)
2.1. Quy định về bảo vệ môi trường:
Cơ sở nuôi tôm trong vùng nuôi tôm tập trung phải thực hiện các quy định tại các Điều 4, 5, 6 Quy chế quản lý môi trường vùng nuôi tôm tập trung được ban hành kèm theo Quyết định số 04/2002/QĐ-BTS ngày 24/1/2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản.
2.2. Sử dụng thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản:
Các loại thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản sử dụng phải nằm trong danh mục được sử dụng thông thường do Bộ Thuỷ sản công bố hàng năm, bảo đảm không gây hại cho người, đối tượng thuỷ sản nuôi trồng và không gây ô nhiễm môi trường; không chứa các chất cấm sử dụng được nêu tại Quyết định số 01/2002/QĐ-BTS ngày 22/1/2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản. Cơ sở nuôi thuỷ sản thương phẩm phải tuân thủ quy định về sử dụng thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản tại Quy chế kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật nuôi ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thủy sản số 15/2002/QĐ-BTS ngày 17/5/2002.
2.3. Kiểm tra, công nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:
Cơ sở nuôi thuỷ sản theo hình thức bán thâm canh, thâm canh, công nghiệp phải tuân theo các quy định của Bộ Thủy sản tại Quy chế về kiểm tra và công nhận cơ sở kinh doanh thuỷ sản đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành theo Quyết định số 649/2000/QĐ-BTS ngày 04/8/2000 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản.
2.4. Tiêu chuẩn xác định các hình thức nuôi được tạm thời quy định như sau đối với nuôi tôm nước lợ:
a/ Nuôi bán thâm canh:
- Hệ thống ao được đầu tư nhất định để chủ động cung cấp nguồn nước, xử lý và khống chế các yếu tố môi trường; diện tích ao từ 0,5-1,5 ha;
- Mật độ giống thả từ 5-15 con/m2;
- Chủ yếu sử dụng giống nhân tạo và thức ăn công nghiệp;
- Năng suất thu hoạch đạt từ 1-3 tấn/ha/vụ.
b/ Nuôi thâm canh:
- Có đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng và kỹ thuật để chủ động khống chế các yếu tố môi trường. Diện tích ao từ 0,5-1 ha;
- Mật độ giống thả từ 25 con/m2 trở lên;
- Hoàn toàn sử dụng giống nhân tạo và thức ăn công nghiệp;
- Năng suất thu hoạch đạt trên 3 tấn/ha/vụ.
c/ Nuôi công nghiệp:
Nuôi tôm công nghiệp là hình thức nuôi được công nghiệp hoá (điện khí hoá, cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá); được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng như hệ thống ao, đầm, kênh mương cấp và thoát nước, đường giao thông và các yếu tố kỹ thuật đảm bảo khống chế được môi trường nuôi, đạt năng suất tôm nuôi ổn định từ 3 tấn/ha/vụ trở lên.
3. Chế biến thuỷ sản (Điều 11 của Nghị định)
a. Xây dựng cơ sở chế biến thuỷ sản:
- Khi thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo lại cơ sở chế biến thuỷ sản phải tuân thủ các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Ngành (xem Mục 4 Phục lục kèm theo Thông tư này). Quy chế quản lý môi trường cơ sở chế biến thuỷ sản ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản số 19/2002/QĐ-BTS ngày 18/9/2002 và các văn bản quy định khác về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường để đảm bảo việc thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo cơ sở đúng yêu cầu quy định.
- Phải xây dựng bản báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó đưa ra các giải pháp xử lý chất thải (rắn, lỏng, khí) và chế độ giám sát môi trường; báo cáo này phải được cơ quan quản lý môi trường địa phương phê duyệt;
- Đối với các cơ sở chế biến thuỷ sản đang hoạt động, phải đối chiếu điều kiện của cơ sở với các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Ngành và các văn bản pháp quy kỹ thuật khác để thực hiện việc cải tạo, nâng cấp và duy trì điều kiện sản xuất của mình theo yêu cầu quy định;
b. Trong quá trình hoạt động, chủ cơ sở chế biến thuỷ sản phải:
- Phải tiến hành xử lý chất thải rắn, lỏng, khí đáp ứng yêu cầu quy định tại Quy chế quản lý môi trường cơ sở chế biến thuỷ sản ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản số 19/2002/QĐ-BTS ngày 18/9/2002 và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý môi trường địa phương;
- Áp dụng các chương trình đảm bảo chất lượng và VSATTP theo quy định của Bộ Thuỷ sản (Tiêu chuẩn 28TCN129:1998 Cơ sở chế biến thuỷ sản - Quản lý chất lượng theo HACCP);
- Tuân thủ các quy định của Quy chế về kiểm tra, đánh giá và công nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được ban hành theo Quyết định 649/2000/QĐ-BTS ngày 4/8/2000 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản.
- Không được sử dụng nguyên liệu thuỷ sản là các loài thuỷ sản nằm trong danh mục các loài thuỷ sản cấm khai thác được quy định tại Bảng 7A ban hành kèm theo Thông tư số 01/2000/TT-BTS ngày 28/4/2000 của Bộ Thuỷ sản.
- Chỉ được phép sử dụng các hoá chất, phụ gia thực phẩm nằm trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31/8/2001 của Bộ Y tế, thực hiện quy định của Bộ Thuỷ sản tại Tiêu chuẩn Ngành số 28TCN 156:2000 Quy định sử dụng phụ gia thực phẩm trong chế biến thuỷ sản. Nếu cơ sở sử dụng phụ gia nằm ngoài danh mục cho phép thì cơ sở phải tiến hành khảo nghiệm, thử nghiệm, báo cáo kết quả khảo nghiệm, thử nghiệm để Bộ Thuỷ sản xem xét, chấp thuận đưa vào danh mục các hoá chất, phụ gia được sử dụng thông thường; Nghiêm cấm triệt để mọi cơ sở chế biến thuỷ sản sử dụng nguyên liệu có tạp chất lạ (như kim loại, agar, que tre, cuỗng dừa, tinh bột,...) hoặc trực tiếp đưa tạp chất lạ nêu trên vào nguyên liệu thuỷ sản để chế biến, gây thiệt hại về lợi ích kinh tế của đất nước và lợi ích của người tiêu dùng nhằm mục đích kiếm lợi bất chính;
- Tuân thủ các quy định về bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản sản phẩm tại khoản 1 Mục A Phần II của Thông tư số 03/2000/TT-BTS của Bộ Thủy sản hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá thuỷ sản.
4. Sản xuất thức ăn thuỷ sản, sản xuất thuốc thú y thuỷ sản (Điều 12, Điều 13 của Nghị định)
Trong quá trình hoạt động, chủ cơ sở sản xuất phải thực hiện:
Thức ăn thuỷ sản, thuốc thú y thuỷ sản khi xuất xưởng đưa ra lưu thông trong nước hoặc xuất khẩu phải đóng trong bao bì và ghi nhãn theo quy định tại khoản 3 Mục A Phần II Thông tư số 03/2000/TT-BTS ngày 22/9/2000 của Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ.
IV. THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1. Thanh tra, kiểm tra
Phân công trách nhiệm thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành nghề thuỷ sản như sau:
a. Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có trách nhiệm:
- Tổ chức chỉ đạo thống nhất trong toàn quốc công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định;
- Trực tiếp hoặc phối hợp với các cơ quan hữu quan trong và ngoài Ngành để thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành nghề thuỷ sản khi cần thiết; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra của các Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành nghề thuỷ sản.
- Chỉ đạo các Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thực hiện quy định của Bộ Thuỷ sản về thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành nghề thuỷ sản đối với các tổ chức, cá nhân ở địa phương và cả các đơn vị thuộc Bộ, ngành trung ương, lực lượng vũ trang làm kinh tế đóng trên địa bàn quản lý; khi cần thiết có sự phối hợp với các cơ quan hữu quan ở địa phương để thực hiện nhiệm vụ này.
b. Trung tâm Kiểm tra chất lượng và vệ sinh thuỷ sản có trách nhiệm kiểm tra chất lượng hàng hoá thuỷ sản, điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản theo quy định của Bộ Thuỷ sản tại các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ ban hành.
2. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Thông tư này sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản và các quy định khác của pháp luật.
V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
2. Tổ chức, cá nhân đang sản xuất, kinh doanh các ngành nghề thuỷ sản trước khi Nghị định số 86/2001/NĐ-CP có hiệu lực được tiếp tục hoạt động nhưng phải bảo đảm các điều kiện kinh doanh theo quy định trong Nghị định 86/2001/NĐ-CP và Thông tư này trước ngày 01/01/2003.
3. Các Vụ, Cục, Viện, Trung tâm thuộc Bộ Thuỷ sản; các Sở Thuỷ sản, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quản lý thuỷ sản theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thực hiện Thông tư này; trong quá trình thực hiện có vấn đề vướng mắc phải kịp thời phản ảnh về Bộ Thuỷ sản.
4. Việc sửa đổi, bổ sung nội dung Thông tư này do Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản xem xét, quyết định.
PHỤ LỤC
CÁC TIÊU CHUẨN NGÀNH HIỆN HÀNH
LIÊN QUAN ĐIỀU KIỆN
KINH DOANH CÁC NGÀNH NGHỀ THUỶ SẢN
1. Tiêu chuẩn Ngành
về giống thuỷ sản bố mẹ
- Tiêu chuẩn 28 TCN 97-1996 Tôm càng xanh - Tôm mẹ ấp trứng - yêu cầu kỹ thuật.
- Tiêu chuẩn 28 TCN 99-1996 Tôm biển - Tôm sú bố mẹ - yêu cầu kỹ thuật;
- Tiêu chuẩn 28 TCN 100-1996 Tôm biển - Tôm he bố mẹ - yêu cầu kỹ thuật;
- Tiêu chuẩn 28 TCN 131-1998 Cá nước ngọt - Cá bố mẹ - yêu cầu kỹ thuật;
- Tiêu chuẩn 28 TCN 151-2000 Cá nước ngọt - cá bố mẹ các loài mè vinh, he vàng, bống tượng, trê lai - yêu cầu kỹ thuật;
- Tiêu chuẩn 28 TCN 167-2001: Cá nước ngọt - Cá bố mẹ các loài: Tai tượng, Tra và Ba sa - Yêu cầu kỹ thuật.
2. Tiêu chuẩn Ngành
về yêu cầu kỹ thuật đối với giống thuỷ sản xuất xưởng
- Tiêu chuẩn 28 TCN 108: 1998 Rong biển - giống rong câu chỉ vàng - yêu cầu kỹ thuật;
- Tiêu chuẩn 28 TCN 96 - 1996 Tôm biển - Tôm giống - yêu cầu kỹ thuật;
- Tiêu chuẩn 28 TCN 98 - 1996 Tôm càng xanh - Tôm giống - yêu cầu kỹ thuật;
- Tiêu chuẩn 28 TCN 124 - 1998 Tôm biển - Tôm giống PL15 - yêu cầu kỹ thuật;
- Tiêu chuẩn 28 TCN 132: 1998 Cá nước ngọt - cá bột - yêu cầu kỹ thuật;
- Tiêu chuẩn 28 TCN 153: 2000 Cá nước ngọt - cá hương - yêu cầu kỹ thuật;
- Tiêu chuẩn 28 TCN 154: 2000 Cá nước ngọt - cá giống - yêu cầu kỹ thuật;
- Tiêu chuẩn 28 TCN 132: 1998 Cá nước ngọt - cá bột - yêu cầu kỹ thuật;
- Tiêu chuẩn 28 TCN 168: 2001 Cá nước ngọt - cá bột các loài: Tai tượng, Tra, Basa - yêu cầu kỹ thuật;
- Tiêu chuẩn 28 TCN 169: 2001 Cá nước ngọt - cá hương các loài: Tai tượng, Tra, Basa - yêu cầu kỹ thuật;
- Tiêu chuẩn 28 TCN 170: 2001 Cá nước ngọt - cá giống các loài: Tai tượng, Tra, Basa - yêu cầu kỹ thuật.
3. Tiêu chuẩn Ngành
về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến thuỷ sản
- Tiêu chuẩn 28 TCN 130: 1998 Cơ sở chế biến thuỷ sản - Điều kiện chung đảm bảo VSATTP;
- Tiêu chuẩn 28 TCN 137: 1999 Cơ sở sản xuất đồ hộp - Điều kiện đảm bảo VSATTP;
- Tiêu chuẩn 28 TCN 138: 1999 Cơ sở chế biến thuỷ sản ăn liền - Điều kiện đảm bảo VSATTP;
- Tiêu chuẩn 28 TCN 139: 1999 Cơ sở chế biến thuỷ sản khô - Điều kiện đảm bảo VSATTP.