Quyết định 365/PT-HK91 của Tổng cổng ty Bảo hiểm Việt Nam về việc ban hành Quy tắc bảo hiểm hàng không (QTHK 91)

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 365/PT-HK91

Quyết định 365/PT-HK91 của Tổng cổng ty Bảo hiểm Việt Nam về việc ban hành Quy tắc bảo hiểm hàng không (QTHK 91)
Cơ quan ban hành: Tổng cổng ty Bảo hiểm Việt NamSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:365/PT-HK91Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Đăng Diệm
Ngày ban hành:08/03/1991Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Bảo hiểm

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 365/PT-HK91

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM VIỆT NAM SỐ 365/PT-HK91 NGÀY 08-3-1991 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TẮC BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG (QTHK 91)

 

TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY BẢO HIỂM VIỆT NAM

 

- Căn cứ Quyết định số 45-QĐTC ngày 02-3-1989 của Bộ Tài chính ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam;

- Theo đề nghị của đồng chí Trưởng phòng Bảo hiểm Phương tiện Đường bộ - Hàng không,

 

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này:

- Quy tắc bảo hiểm Hàng không thay cho Quy tắc bảo hiểm Hàng không ban hành ngày 31-12-1981.

- Điều khoản mở rộng bảo hiểm rủi ro chiến tranh đối với thân máy bay và trách nhiệm của người vận chuyển.

 

Điều 2. Quyết định này được thi hành kể từ ngày ký, các văn bản đã ban hành trước đây liên quan đến bảo hiểm Hàng không, trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

 

Điều 3. Các đồng chí Giám đốc Công ty Bảo hiểm, Trưởng phòng Phương tiện Đường bộ - Hàng không và Trưởng phòng các phòng có liên quan thuộc Văn phòng Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

QUY TẮC

BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 365/PT-KH91 ngày 8-3-1991
của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam)

 

CHƯƠNG I
ĐỐI TƯỢNG BẢO HIỂM

 

Điều 1. Theo Quy tắc này, Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (dưới đây gọi tắt là BAOVIET) nhận bảo hiểm cho các Hãng Hàng không (dưới đây gọi là Người được bảo hiểm) những đối tượng sau:

- Thân máy bay (bao gồm vỏ, máy và trang thiết bị của máy bay);

- Trách nhiệm dân sự của Người được bảo hiểm đối với hành khách, hành lý, hàng hoá và tư trang của hành khách;

- Trách nhiệm dân sự của Người được bảo hiểm đối với người thứ ba.

 

CHƯƠNG II
PHẠM VI TRÁCH NHIỆM BẢO HIỂM

 

PHẦN I. BẢO HIỂM THÂN MÁY BAY

 

Điều 2. Phạm vi trách nhiệm bảo hiểm: Người được bảo hiểm có thể tham gia bảo hiểm thân máy bay theo một trong hai điều kiện bảo hiểm A hoặc B dưới đây:

A. Bảo hiểm mọi rủi ro: Theo điều kiện này, BAOVIET nhận trách nhiệm bồi thường:

1. Tổn thất toàn bộ hoặc tổn thất bộ phận xảy ra đối với máy bay do tai nạn bất ngờ gây ra (kể cả trường hợp máy bay bị mất tích) trong thời gian được bảo hiểm.

2. Chi phí cần thiết và hợp lý trong trường hợp khẩn cấp mà Người được bảo hiểm đã phải chịu nhằm đảm bảo an toàn cho máy bay ngay sau khi hư hỏng hoặc phải hạ cánh bắt buộc, nhưng tối đa không vượt quá 10% giá trị bảo hiểm của chiếc máy bay đó.

3. Chi phí giám định tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

B. Bảo hiểm tổn thất toàn bộ: Theo điều kiện này, BAOVIET nhận trách nhiệm bồi thường tổn thất toàn bộ thực tế hoặc ước tính xảy ra đối với máy bay do tai nạn bất ngờ gây ra (kể cả trường hợp máy bay bị mất tích) trong thời gian được bảo hiểm.

 

Điều 3. Không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm:

BAOVIET không nhận trách nhiệm bồi thường với:

1. Trường hợp hao mòn tự nhiên, giảm dần chất lượng, gây vỡ, hỏng hóc hoặc trục trặc xảy ra bên trong bất kỳ bộ phận nào của máy bay cũng như hậu quả do những hiện tượng ấy gây ra trong phạm vi bộ phận đó.

2. Trường hợp hư hỏng xảy ra với bất kỳ bộ phận nào do những vật có tác dụng phá huỷ dần dần, lâu dài gây ra.

Tuy nhiên, những trường hợp nêu ở điểm (1) hoặc (2) nói trên gây ra tai nạn bất ngờ đối với máy bay thì sẽ được bồi thường theo Điều 2 (A)(1) và (B) của Quy tắc này.

 

PHẦN II
BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM ĐỐI VỚI HÀNH KHÁCH, HÀNH LÝ, HÀNG HOÁ VÀ TƯ TRANG CỦA HÀNH KHÁCH


Điều 4. Phạm vi trách nhiệm bảo hiểm: BAOVIET nhận trách nhiệm bồi thường:

1. Những khoản tiền mà Người được bảo hiểm phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm dân sự do:

a. Gây thương vong (chết hoặc không chết người) cho hành khách khi họ đang ở trong máy bay hoặc đang lên, xuống máy bay.

b. Làm mất hoặc hư hỏng hành lý, hàng hoá trong quá trình vận chuyển và bảo quản theo phiếu hành lý hoặc vận đơn do Người được bảo hiểm phát hành.

c. Mất, hư hỏng tư trang và hành lý xách tay do hành khách tự bảo quản trong quá trình vận chuyển (chỉ bồi thường trong trường hợp máy bay bị tổn thất toàn bộ).

2. án phí dân sự và các chi phí cần thiết, hợp lý đã được BAOVIET thoả thuận bằng văn bản.

3. Chi phí giám định tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

 

Điều 5. Không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm:

BAOVIET không nhận trách nhiệm bồi thường với:

- Tổn thất về người và tài sản của Người được bảo hiểm hoặc bên cùng tham gia kinh doanh với Người được bảo hiểm khi những người này đang thi hành nhiệm vụ của họ đối với Người được bảo hiểm.

- Tổn thất về người và tài sản của nhân viên tổ bay khi họ đang làm nhiệm vụ trên máy bay.

 

 

 

 

PHẦN III
BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC
BẢO HIỂM ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA

 

Điều 6. Phạm vi trách nhiệm bảo hiểm: BAOVIET nhận trách nhiệm bồi thường:

1. Những khoản tiền mà Người được bảo hiểm phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm dân sự do:

- Gây thương vong (chết hoặc không chết người);

- Làm hư hỏng, thiệt hại tài sản của người thứ ba do máy bay hoặc bất kỳ một người, một vật thể nào từ trên máy bay rơi xuống gây ra.

2. án phí dân sự và các chi phí cần thiết, hợp lý đã được BAOVIET thoả thuận bằng văn bản.

3. Chi phí giám định tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

 

Điều 7. Không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm:

A. BAOVIET không nhận trách nhiệm bồi thường đối với:

1. Tổn thất về người và tài sản xảy ra đối với Người được bảo hiểm hoặc bên cùng tham gia kinh doanh với Người được bảo hiểm khi những người này đang thi hành nhiệm vụ của họ đối với Người được bảo hiểm.

2. Tổn thất về người và tài sản xảy ra đối với nhân viên tổ bay khi họ đang làm nhiệm vụ trên chuyến bay.

3. Tổn thất về người và tài sản xảy ra đối với hành khách khi họ đang ở trong máy bay hoặc đang lên xuống máy bay.

4. Tổn thất hoặc hư hỏng xảy ra đối với bất kỳ tài sản nào thuộc quyền quản lý và sở hữu của Người được bảo hiểm.

B. BAOVIET không chịu trách nhiệm đối với những khiếu nại phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ những hiện tượng sau đây:

a. Tiếng động (dù tai người có nghe thấy hay không), sự chấn động sóng âm thanh, nổ do kích sóng đột biến khi máy bay bay vượt tốc độ tiếng động và bất kỳ rủi ro nào khác gắn liền với những hiện tượng nói trên.

b. Ô nhiễm và tất cả các loại nhiễm bẩn.

c. Nhiễu sóng điện và sóng điện từ.

d. Những trở ngại trong việc sử dụng tài sản.

Trừ trường hợp, những hiện tượng nói trên là hậu quả của tai nạn bất ngờ như: máy bay rơi, cháy, nổ, đâm va, hoặc một tình trạng khẩn cấp được ghi nhận của máy bay trong khi bay.

 

Điều 8. Những điểm rơi loại trừ chung áp dụng cho tất cả các loại bảo hiểm nói ở phần I, II, III:

1. Khi máy bay được sử dụng khác với mục đích sử dụng ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm.

2. Khi máy bay vượt ra ngoài phạm vi địa lý nêu trong giấy chứng nhận bảo hiểm, trừ trường hợp do những điều kiện không thể tránh khỏi. 3. Khi máy bay hoạt động dưới sự điều khiển của bất kỳ người nào khác với quy định trong giấy chứng nhận bảo hiểm, trừ trường hợp máy bay chạy trên mặt đất với sự điều khiển của những người được phép làm việc đó.

4. Khi máy bay hạ, cất cánh ở những nơi không phù hợp với tính năng kỹ thuật của máy bay, trừ trường hợp do những điều kiện không thể tránh khỏi.

5. Khi máy bay được vận chuyển bằng bất kỳ phương tiện vận chuyển nào, trừ trường hợp đó là hậu quả của một tai nạn có thể dẫn đến khiếu nại thuộc Điều 4 của Quy tắc này.

6. Đối với những trách nhiệm và quyền lợi mà Người được bảo hiểm chấp nhận hoặc từ bỏ theo bất kỳ một thoả thuận nào khác với vé hành khách, phiếu hành lý hoặc vận đơn đã phát hành liên quan đến Điều 4 của Quy tắc này.

7. Khi tổng số hành khách vận chuyển trên máy bay vượt quá số hành khách tối đa ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm (02 trẻ em dưới 12 tuổi được tính là 01 hành khách).

8. Đối với những khiếu nại mà Người được bảo hiểm có thể được bồi thường theo bất kỳ một hợp đồng bảo hiểm nào khác, trừ phần vượt quá số tiền bồi thường quy định trong các hợp đồng khác đó mà vẫn thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm trong Quy tắc này.

9. Đối với những khiếu nại tổn thất do hiện tượng phóng xạ hoặc nhiễm phóng xạ gây ra trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc có thể quy cho những hiện tượng ấy.

10. Đối với những khiếu nại tổn thất do:

a. Chiến tranh, nội chiến, xâm lược và các hành động thù địch khác của nước ngoài (dù có tuyên chiến hay không) cũng như mọi biến cố chính trị ở nước ngoài.

b. Tiến hành có tính chất thù địch các vụ nổ của bất kỳ loại vũ khí chiến tranh nào có sử dụng năng lượng nguyên tử hoặc các chất phản ứng phân huỷ hoặc liên kết hạt nhân hoặc các năng lượng và các chất phản ứng và phóng xạ tương tự khác.

c. Đình công, bãi công, gây rối dân sự, phá rối lao động.

d. Mọi hành động của một người hay một nhóm người nhằm mục đích chính trị hoặc khủng bố và dù những thiệt hại bắt nguồn từ đó có tính chất và tai nạn bất ngờ.

e. Mọi hành động ác ý hay phá hoại.

f. Bị tịch thu, trưng thu, chiếm giữ, chiếm đoạt, khống chế, bắt giữ để chiếm hữu hoặc sử dụng theo lệnh của bất kỳ nhà đương cục địa phương nào ở nước ngoài.

g. Khi máy bay hoặc tổ bay bị bất kỳ một người hay một nhóm người trên máy bay bắt cóc, cưỡng đoạt hoặc khống chế một cách phi pháp khi máy bay đang bay (kể cả những cố gắng nhằm thực hiện những hành động đó).

Ngoài ra, BAOVIET cũng không chịu trách nhiệm về những khiếu nại phát sinh khi máy bay vượt ra ngoài sự kiểm soát của Người được bảo hiểm do những nguyên nhân nói trên.

Quyền kiểm soát của Người được bảo hiểm đối với máy bay trở lại bình thường sau khi máy bay được trả về an toàn cho Người được bảo hiểm tại một sân bay thuộc phạm vi địa lý quy định trong giấy chứng nhận bảo hiểm và hoàn toàn thích hợp với sự hoạt động của chiếc máy bay đó. (Việc trả lại an toàn như vậy phải đáp ứng yêu cầu là chiếc máy bay đó đang để ở sân bay, tắt máy và không chịu sự khống chế nào).

 

CHƯƠNG III
GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG TỔN THẤT

 

Điều 9. Giám định tổn thất:

1. Trường hợp máy bay bị tai nạn:

- Người được bảo hiểm không được di chuyển, tháo dỡ, hoặc sửa chữa khi chưa được BAOVIET đồng ý bằng văn bản trừ trường hợp làm như vậy là cần thiết để đảm bảo an toàn hoặc ngăn ngừa máy bay hư hỏng thêm hoặc vì phải thi hành chỉ thị của cơ quan có thẩm quyền.

- Người được bảo hiểm và BAOVIET phải thực hiện đầy đủ mọi quy định trong "Thể lệ giám định tai nạn máy bay".

2. Trường hợp hành lý, hàng hoá bị tổn thất: Người được bảo hiểm phải cùng hành khách lập biên bản bất thường về tài sản ngay tại sân bay đến (theo mẫu của BAOVIET).

 

Điều 10. Thủ tục khiếu nại: Khi yêu cầu bồi thường Người được bảo hiểm cung cấp cho BAOVIET những giấy tờ sau:

1. Thân máy bay:

- Thư yêu cầu bồi thường của Người được bảo hiểm;

- Bản tường trình tai nạn của Người được bảo hiểm;

- Bản tường trình tai nạn của tổ lái (nếu có);

- Giấy chứng nhận khả phi;

- Bảng trọng tải máy bay;

- Biên bản giám định tai nạn máy bay;

- Bảng tổng hợp các chi phí sửa chữa kèm theo hoá đơn chứng từ liên quan (trường hợp tổn thất bộ phận);

- Các giấy tờ liên quan khác (nếu có).

2. Trách nhiệm dân sự đối với hành khách:

- Thư yêu cầu bồi thường của hành khách hoặc Người được hưởng tiền bồi thường;

- Danh sách hành khách đi máy bay;

- Vé hành khách hoặc cuống vé hoặc phiếu lên máy bay;

- Bảng kê khai thiệt hại và chứng minh thiệt hại thực tế;

- Giấy báo tử (nếu hành khách bị chết trong quá trình điều trị).

3. Trách nhiệm dân sự đối với hành lý, hàng hoá và tư trang của hành khách:

- Thư yêu cầu bồi thường của hành khách hoặc người thừa kế hợp pháp;

- Biên bản bất thường về tài sản;

- Vé hành khách, phiếu hành lý hoặc vận đơn;

- Bảng kê hành lý, hàng hoá chuyên chở trên máy bay (trường hợp máy bay bị tổn thất toàn bộ);

Bảng kê khai thiệt hại và chứng minh thiệt hại đối với từng loại tài sản theo giá mua mới và giá trị còn lại.

4. Trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba:

- Thư khiếu nại của người thứ ba;

- Bản tường trình tai nạn của Người được bảo hiểm;

- Biên bản giám định thiệt hại;

- Bảng kê chi tiết thiệt hại và các giấy tờ liên quan chứng minh thiệt hại.

 

Điều 11. Bồi thường tổn thất:

1. Bồi thường tổn thất toàn bộ:

- Trường hợp bảo hiểm dưới giá trị thực tế: BAOVIET bồi thường theo giá trị bảo hiểm của máy bay.

- Trường hợp bảo hiểm trên giá trị thực tế: BAOVIET bồi thường theo giá trị thực tế trước khi xảy ra tai nạn của máy bay. Mỗi khiếu nại bồi thường phải áp dụng mức khấu trừ quy định trong giấy chứng nhận bảo hiểm.

Sau khi bồi thường tổn thất toàn bộ, BAOVIET có quyền thu hồi chiếc máy bay bị tổn thất cùng toàn bộ hồ sơ, giấy tờ liên quan. Trường hợp, BAOVIET không thực hiện quyền thu hồi đó thì chiếc máy bay bị tổn thất luôn luôn là tài sản của Người được bảo hiểm và Người được bảo hiểm không được từ bỏ tài sản đó cho BAOVIET, đồng thời hiệu lực bảo hiểm theo Quy tắc này cũng được chấm dứt.

2. Bồi thường tổn thất bộ phận: BAOVIET chỉ bồi thường giá trị riêng biệt của từng bộ phận bị tổn thất theo phương pháp kinh tế nhất bao gồm: Chi phí sửa chữa, thay thế; chi phí vận chuyển nhân công và vật liệu; chi phí bay thử sau khi sửa chữa hoặc thay thế. Trường hợp bảo hiểm dưới giá trị, BAOVIET sẽ áp dụng bằng tỷ lệ cấu thành của máy bay để xét bồi thường.

Mỗi khiếu nại bồi thường thuộc phần này đều phải khấu trừ:

- Phần chi phí sửa chữa lớn tương ứng với thời gian đã sử dụng so với tuổi thọ của bộ phận được sửa chữa hoặc thay thế.

- Mức khấu trừ quy định trong giấy chứng nhận bảo hiểm.

Ngoài ra, BAOVIET còn bồi thường cả những chi phí quy định trong Điều 2.A (2,3) của Quy tắc này, nhưng tối đa, tổng số tiền bồi thường không vượt quá giá trị bảo hiểm của máy bay ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm.

B. Trách nhiệm dân sự đối với hành khách, hành lý, hàng hoá và tư trang của hành khách và người thứ ba:

BAOVIET bồi thường theo thiệt hại thực tế của từng đối tượng bảo hiểm.

- Trường hợp thiệt hại thực tế thấp hơn giới hạn bồi thường quy định trong giấy chứng nhận bảo hiểm: BAOVIET sẽ bồi thường theo thiệt hại thực tế.

- Trường hợp thiệt hại thực tế lớn hơn giới hạn bồi thường quy định trong giấy chứng nhận bảo hiểm: BAOVIET sẽ bồi thường theo giới hạn trách nhiệm bảo hiểm.

Ngoài ra, BAOVIET còn bồi thường cả những chi phí quy định trong Điều 4 (2,3) và Điều 6 (2,3) của Quy tắc này. Tuy nhiên, nếu tổng số tiền phải bồi thường vượt quá giới hạn bồi thường quy định trong giấy chứng nhận bảo hiểm thì BAOVIET chỉ bồi thường những chi phí quy định trong Điều 4 (2,3) và Điều 6 (2,3) nói trên theo tỷ lệ giữa giới hạn bồi thường và tổng số tiền phải bồi thường.

 

CHƯƠNG IV
NHỮNG QUY ĐỊNH KHÁC

 

Điều 12.

1. Người được bảo hiểm chấp hành nghiêm chỉnh và đầy đủ mọi quy định, điều kiện và điều khoản bổ sung trong Quy tắc này là điều kiện tiên quyết ràng buộc trách nhiệm bồi thường của BAOVIET.

2. Người được bảo hiểm phải luôn chủ động áp dụng mọi biện pháp nhằm tránh hoặc giảm nhẹ tổn thất cho đối tượng bảo hiểm.

3. Người được bảo hiểm phải chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy chế và yêu cầu của ngành Hàng không do các cơ quan có thẩm quyền quy định để đảm bảo an toàn bay và đảm bảo chắc chắn rằng:

a. Máy bay đáp ứng đầy đủ yêu cầu an toàn bay trước khi bắt đầu mỗi chuyến bay.

b. Mọi sổ sách liên quan đến máy bay phải luôn được ghi chép đầy đủ, kịp thời và xuất trình cho BAOVIET hoặc đại lý của BAOVIET khi có yêu cầu.

c. Mọi nhân viên và đại lý của Người được bảo hiểm đều phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy chế và yêu cầu trên.

4. Người được bảo hiểm phải thông báo cho BAOVIET biết mọi sự việc có thể dẫn đến khiếu nại theo Quy tắc này. Cụ thể:

a. Mọi tin tức, chi tiết về việc khiếu nại cùng toàn bộ thư từ và giấy tờ liên quan.

b. Mọi khả năng khởi tố có thể xảy ra và trách nhiệm giúp BAOVIET khi được yêu cầu một cách hợp lý.

c. Tránh mọi hành động có thể gây thiệt hại đến quyền lợi của BAOVIET.

Người bảo hiểm không được tự ý thừa nhận bất kỳ trách nhiệm nào hoặc hứa hẹn, bồi thường bất kỳ khoản tiền nào khi chưa được BAOVIET thoả thuận bằng văn bản.

5. Trong thời gian bảo hiểm, nếu có bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến rủi ro được bảo hiểm thì Người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho BAOVIET biết và mọi khiếu nại phát sinh do những thay đổi đó gây nên sẽ chỉ được bồi thường theo Quy tắc này khi BAOVIET đã chấp nhận bảo hiểm bổ sung bằng văn bản.

6. BAOVIET có quyền tham gia các cuộc thương lượng, kiện tụng thay mặt Người được bảo hiểm giải quyết hoặc theo kiện bất kỳ vụ khiếu nại nào liên quan đến trách nhiệm bảo hiểm.

7. Sau khi đã được trả tiền bồi thường, Người được bảo hiểm chuyển mọi quyền lợi cho BAOVIET và có trách nhiệm hỗ trợ BAOVIET thực hiện những quyền lợi đó.

8. Người được bảo hiểm và BAOVIET có thể thoả thuận huỷ bỏ bảo hiểm theo Quy tắc này sau khi bên yêu cầu thông báo bằng văn bản trước 15 ngày.

- Nếu BAOVIET đề nghị huỷ bỏ: BAOVIET sẽ hoàn lại cho Người được bảo hiểm số phí tương ứng của thời gian huỷ bỏ bảo hiểm.

- Nếu Người được bảo hiểm đề nghị huỷ bỏ hoặc ngừng bay: Việc hoàn phí bảo hiểm sẽ do BAOVIET quyết định khi chấp thuận huỷ bỏ bảo hiểm.

BAOVIET sẽ không hoàn phí đối với máy bay đã được bồi thường hoặc sẽ được bồi thường theo Quy tắc này.

9. Giấy chứng nhận bảo hiểm cấp theo Quy tắc này không được chuyển nhượng dù toàn bộ hay một phần, trừ trường hợp BAOVIET đồng ý bằng điều khoản bổ sung đính kèm.

10. Nếu Người bảo hiểm cố tình gian lận hoặc dối trá trong việc khiếu nại hoặc trong các vấn đề khác thì Người được bảo hiểm cũng bị mất mọi quyền lợi quy định trong Quy tắc này.

11. Khi có từ 2 máy bay trở lên được bảo hiểm theo Quy tắc này thì các điều khoản của Quy tắc này sẽ được áp dụng riêng đối với từng chiếc máy bay.

12. Quy tắc này có thể bổ sung thêm tên Người được bảo hiểm bằng một điều khoản đính kèm. Tuy nhiên, tổng trách nhiệm của BAOVIET đối với mỗi và mọi Người được bảo hiểm sẽ không bao giờ vượt quá các giới hạn trách nhiệm bồi thường đã quy định trong giấy chứng nhận bảo hiểm.

13. Quy tắc này phải được giải thích theo luật Việt Nam và tập quán quốc tế. Vì vậy, mọi tranh chấp hoặc bất đồng ý kiến giữa BAOVIET và Người được bảo hiểm, nếu không giải quyết được bằng thương lượng sẽ đưa ra Toà án hay Trọng tài Việt Nam xét xử.

Một số thuật ngữ dùng trong Quy tắc này được hiểu như sau:

- "Tai nạn": Là một hay một loạt sự cố bất ngờ xảy ra do cùng một nguyên nhân.

- "Bộ phận": Là bất kỳ một đơn vị nào để cấu thành máy bay theo thiết kế kỹ thuật có quy định tuổi thọ riêng.

- "Tuổi thọ": Là thời gian sử dụng, hoặc thời gian hoạt động, hoặc cơ quan tự nhiên mà người sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định cho mỗi bộ phận và khi thời gian đó chấm dứt thì bộ phận đó phải được sửa chữa lớn hoặc thay thế.

- "Chi phí sửa chữa lớn": Là số lao động, vật tư hao phí trong quá trình tiến hành sửa chữa lớn thay thế khi chấm dứt tuổi thọ của bộ phận bị hư hỏng.

- "Bay": Là sự hoạt động của máy bay bắt đầu từ khi chạy lấy đà để cất cánh cho đến khi máy bay chạy hết quãng đường chạy hãm đà.

- "Lăn bánh": Là di chuyển của máy bay bằng lực đẩy của bản thân nó nhưng nhằm mục đích cất cánh hoặc hạ cánh (bao gồm cả thời gian máy bay tạm dừng trong quá trình lăn bánh).

- "Đỗ trên mặt đất": Là máy bay không bay, lăn bánh như đã định nghĩa ở trên.

- "Người được bảo hiểm": Bao gồm toàn bộ các thành viên của hãng Hàng không: Giám đốc, nhân viên, người làm thuê trong khi họ đang làm nhiệm vụ đối với hãng Hàng không.

- "Mất tích": Là máy bay sau 60 ngày kể từ khi bắt đầu chuyến bay không có tin tức gì về Sở chỉ huy.

- "Tổn thất toàn bộ thực tế": Là máy bay bị phá huỷ hoàn toàn không thể phục hồi được hoặc máy bay bị mất tích.

- "Tổn thất toàn bộ ước tính": Là máy bay bị hư hỏng mà xét thấy không thể tránh khỏi tổn thất toàn bộ hoặc chi phí sửa chữa, phục hồi sẽ vượt quá giá trị bảo hiểm.

 

ĐIỀU KHOẢN MỞ RỘNG BẢO HIỂM RỦI RO
CHIẾN TRANH ĐỐI VỚI THÂN MÁY BAY

 

1. Theo quy định của điều khoản này BAOVIET nhận bảo hiểm những rủi ro đã loại trừ trong Điều 8 (10) của Quy tắc Bảo hiểm Hàng không. Luôn với điều kiện là: BAOVIET chỉ chấp nhận bảo hiểm những rủi ro (c), (e), (g) khi Người được bảo hiểm đã tham gia bảo hiểm những rủi ro (a), (b), (d), và (f) của Điều 8 (10) nói trên.

2. Số tiền bồi thường tối đa đối với mỗi và mọi tổn thất liên quan đến máy bay trong suốt thời gian được bảo hiểm không vượt quá giá trị bảo hiểm trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.

3. Người được bảo hiểm và BAOVIET có thể huỷ bỏ bảo hiểm theo điều khoản này sau khi đã thông báo bằng văn bản trước 15 ngày kể từ ngày huỷ bỏ.

 

ĐIỀU KHOẢN MỞ RỘNG BẢO HIỂM RỦI RO CHIẾN TRANH ĐỐI
VỚI TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI VẬN CHUYỂN

 

1. Theo quy định của điều khoản này, BAOVIET nhận bảo hiểm những rủi ro đã loại trừ trong Điều 8 (10) của Quy tắc bảo hiểm Hàng không.

2. Tuy nhiên, điều khoản bảo hiểm này tự động chấm dứt trong các trường hợp:

a. Chiến tranh nổ ra (dù có tuyên chiến hay không) giữa bất kỳ một trong các nước sau Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc.

Nhưng nếu chiến tranh nói trên nổ ra khi máy bay đang bay thì việc bảo hiểm theo điều khoản này sẽ tiếp tục có hiệu lực đối với máy bay đó cho đến khi máy bay đã hoàn toàn hạ cánh xuống nơi đỗ đầu tiên. b. Hành động có tính chất thù địch của các vụ nổ của bất kỳ loại vũ khí chiến tranh nào có sử dụng năng lượng nguyên tử hoặc các chất phản ứng phân huỷ hoặc nấu chảy hạt nhân hoặc các phản ứng, các chất hoặc năng lượng phóng xạ tương tự khác cho dù các vụ nổ như vậy xảy ra ở bất kỳ nơi nào, bất kỳ khi nào và máy bay được bảo hiểm có bị liên luỵ hay không.

3. Trong trường hợp máy bay được bảo hiểm bị trưng thu để sở hữu hay sử dụng thì việc bảo hiểm theo điều khoản này sẽ chấm dứt đối với máy bay đó.

4. Số tiền bồi thường tối đa đối với mỗi tổn thất liên quan đến trách nhiệm của Người được bảo hiểm không vượt quá thiệt hại thực tế và các giới hạn bồi thường được quy định trong giấy chứng nhận bảo hiểm.

5. Người được bảo hiểm và BAOVIET có thể huỷ bỏ bảo hiểm theo điều khoản này sau khi một trong hai bên đã thông báo bằng văn bản trước 15 ngày kể từ ngày huỷ bỏ.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi