Thông tư liên tịch 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác dân quân tự vệ
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư liên tịch 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Nội vụ; Bộ Quốc phòng; Bộ Tài chính | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Đàm Hữu Đắc; Nguyễn Công Nghiệp; Nguyễn Văn Được; Nguyễn Duy Thăng |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 02/08/2010 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Chính sách, An ninh quốc gia |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ
Ngày 02/8/2010 Bộ Quốc Phòng - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội – Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác dân quân tự vệ.
Thời gian hưởng phụ cấp hằng tháng đối với Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Thôn đội trưởng tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm và thực hiện cho đến ngày thôi giữ chức vụ đó; trường hợp giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng thì được hưởng phụ cấp cả tháng, giữ chức vụ dưới 15 ngày trong tháng thì được hưởng 50% phụ cấp của tháng đó. Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Chính trị viên phó và Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác liên tục 5 năm (đủ 60 tháng) tính từ khi có quyết định bổ nhiệm chức vụ được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp hằng tháng hiện hưởng; từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1% cho đến khi thôi giữ chức vụ đó.
Dân quân được trợ cấp ngày công lao động từ ngày 01/7/2010 theo quy định của pháp luật về lao động. Đối với dân quân thực hiện nhiệm vụ theo mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền làm các công việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật tại chỗ, áp dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTB&XH-BYT ngày 17/3/1999 và Thông tư liên tịch số 10/2006/TTLT-BLĐTB&XH-BYT ngày 12/9/2006. Dân quân tự vệ chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bị tai nạn trong khi làm nhiệm vụ hoặc tai nạn rủi ro thì được hưởng trợ cấp một lần, mức trợ cấp áp dụng theo bảng tính quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành. Các chế độ, chính sách hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này được thực hiện kể từ ngày 01/7/2010. Bãi bỏ Thông tư liên tịch số 46/2005/TTLT-BQP-BKH&ĐT-BTC-BLĐTB&XH ngày 20/4/2005.
Xem chi tiết Thông tư liên tịch 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC tại đây
tải Thông tư liên tịch 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ NỘI VỤ - BỘ TÀI CHÍNH Số: 102/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2010 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DÂN QUÂN TỰ VỆ
VÀ VIỆC LẬP DỰ TOÁN, CHẤP HÀNH VÀ QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH CHO
CÔNG TÁC DÂN QUÂN TỰ VỆ
Căn cứ Luật dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 06 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật dân quân tự vệ;
Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác dân quân tự vệ như sau:
Thông tư liên tịch này hướng dẫn về cách tính hưởng phụ cấp hằng tháng, phụ cấp thâm niên, phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự, việc hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội đối với Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), Thôn đội trưởng; chế độ trợ cấp ngày công lao động, chế độ bồi dưỡng độc hại đối với dân quân tự vệ, chính sách đối với dân quân thường trực, hồ sơ, trách nhiệm lập hồ sơ công nhận dân quân tự vệ là người hưởng chính sách như thương binh, liệt sĩ; việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác dân quân tự vệ; trách nhiệm quản lý nhà nước của một số bộ liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) trong việc thực hiện chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ.
Thời gian hưởng phụ cấp hằng tháng tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm và thực hiện cho đến ngày thôi giữ chức vụ đó; trường hợp giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng thì được hưởng phụ cấp cả tháng, giữ chức vụ dưới 15 ngày trong tháng thì được hưởng 50% phụ cấp của tháng đó.
Ví dụ 1: Đồng chí Nguyễn Văn A có quyết định bổ nhiệm Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã từ ngày 14 tháng 8 năm 2010. Mức lương tối thiểu chung tại thời điểm tháng 8 năm 2010 là 730.000 đồng/tháng; hệ số phụ cấp hằng tháng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 38 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP là 1,0. Do trong tháng 8 năm 2010, đồng chí A có trên 15 ngày giữ chức vụ, vì vậy phụ cấp tháng 8 năm 2010 của đồng chí A được hưởng là: 730.000 đồng x 1,0 = 730.000 đồng/tháng.
Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Chính trị viên phó và Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác liên tục 5 năm (đủ 60 tháng) tính từ khi có quyết định bổ nhiệm chức vụ được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp hằng tháng hiện hưởng; từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1% cho đến khi thôi giữ: chức vụ đó.
Ví dụ 2: Đồng chí Nguyễn Văn B có quyết định bổ nhiệm Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã từ ngày 01 tháng 01 năm 2004; đến ngày 01 tháng 7 năm 2010 có thời gian công tác liên tục giữ chức danh Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã là 6 năm 6 tháng, được tính hưởng 6% phụ cấp thâm niên. Đồng chí B hiện xếp hệ số lương 2,46 bậc 4 ngạch cán sự (mã số 01.004). Mức lương tối thiểu chung tại thời điểm tháng 7 năm 2010 là 7.30.000 đồng/tháng. Vì vậy, phụ cấp thâm niên tháng 7 năm 2010 của đồng chí B được hưởng là: 730.000 đồng x 2,46 x 6% = 107.748 đồng/tháng.
Ví dụ 3 : Đồng chí Nguyễn Văn C có quyết định bổ nhiệm Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã từ ngày 01 tháng 3 năm 2005; đến ngày 01 tháng 7 năm 2010, đồng chí C có thời gian công tác liên tục là 05 năm 4 tháng, được tính hưởng 5% phụ cấp thâm niên. Mức lương tối thiểu chung tại thời điểm tháng 7 năm 2010 là 730.000 đồng/tháng. Đồng chí C được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 37 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP là 0,22 và hệ số phụ cấp hằng tháng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 38 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP là 1,0. Vì vậy, mức phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự tháng 7 năm 2010 của đồng chí C được hưởng là:
- Phụ cấp hằng tháng: 730.000 đồng x 1,0 = 730.000 đồng/tháng
- Phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị:
730.000 160.600 đồng/thángđồng x 0,22
- Phụ cấp thâm niên: 730.000 đồng x 5% = 36.500 đồng/tháng
- Phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự:
(730.000 đồng + 160.600 đồng + 36.500 đồng) x 50% = 463.550 đồng/tháng
Ví dụ 4 : Đồng chí Nguyễn Văn D có quyết định bổ nhiệm Thôn đội trưởng kiêm Trung đội trưởng dân quân cơ động của xã M huyện L tỉnh T từ ngày 01 tháng 7 năm 2009; hệ số phụ cấp hằng tháng của Thôn đội trưởng theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh T là 0,5; phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị của Trung đội trưởng dân quân cơ động là 0,20 theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 37 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP. Mức lương tối thiểu chung tại thời điểm tháng 7 năm 2010 là 730.000 đồng/tháng. Vì vậy, mức phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự tháng 7 năm 2010 của đồng chí D được hưởng:
- Phụ cấp hằng tháng: 730.000 đồng x 0,5 = 365.000 đồng/tháng;
- Phụ cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị:
730.000 đồng x 0,20 = 146.000 đồng/tháng;
- Phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự:
(365.000 đồng + 146.000 đồng) x 50% = 255.500 đồng/tháng.
Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, nếu có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong thời gian giữ chức vụ thì được ngân sách địa phương hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định của pháp luật; mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo khả năng ngân sách địa phương.
Trường hợp dân quân biển trong thời gian làm nhiệm vụ tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền vùng biển, đảo của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quyết định huy động của cấp có thẩm quyền quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 44 Luật dân quân tự vệ, thì mức trợ cấp ngày công lao động bằng mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định nhân với hệ số 0,25 theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP.
Ví dụ 5: Đồng chí Phạm Văn T là dân quân cơ động của xã M, huyện D, tỉnh H được cấp có thẩm quyền điều động làm nhiệm vụ vào ngày thứ 5 (ngày 01 tháng 7 năm 2010); thời gian thực tế làm nhiệm vụ vào ban ngày là 12 giờ, trong đó thời gian làm thêm giờ là 4 giờ; mức trợ cấp ngày công lao động theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh H là 0,08; mức lương tối thiểu chung tại thời điểm tháng 7 năm 2010 là 730.000 đồng/tháng; tiền công giờ của đồng chí T là: (730.000 đồng x 0,08)/8 giờ = 7.300 đồng. Trợ cấp ngày công lao động và trợ cấp tiền công lao động làm thêm giờ của đồng chí T được tính như sau:
- Trợ cấp ngày công lao động: 730.000 đồng x 0,08 = 58.400 đồng;
- Trợ cấp tiền công lao động làm thêm giờ: 7.300 đồng x 150% x 4 giờ =43.800 đồng.
Tiền công làm thêm giờ vào ban đêm | = | Tiền công giờ theo mức trợ cấp ngày công lao động của dân quân | x | 130% | x | 150% hoặc 200% hoặc 300% | x | Số giờ thực tế làm nhiệm vụ vào ban đêm |
Dân quân thực hiện nhiệm vụ theo mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền làm các công việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật tại chỗ, áp dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTB&XH-BYT ngày 17 tháng 3 năm 1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại; Thông tư liên tịch số 10/2006/TTLT-BLĐTB&XH-BYT ngày 12 tháng 9 năm 2006 sửa đổi, bổ sung khoản 2, Mục II Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17 tháng 3 năm 1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
Dân quân nòng cốt được hưởng trợ cấp ngày công lao động tăng thêm khi có đủ các điều kiện sau:
Ttg |
= |
Tng 1 + Tng 2 + Tng 3 + Tng 4 |
(Tháng) |
30 |
- Ttg: Tổng số tháng làm nhiệm vụ thường trực;
- Tng 1: Tổng số ngày làm nhiệm vụ thường trực năm thứ nhất;
- Tng 2: Tổng số ngày làm nhiệm vụ thường trực năm thứ hai;
- Tng 3: Tổng số ngày làm nhiệm vụ thường trực năm thứ ba;
- Tng 4: Tổng số ngày làm nhiệm vụ thường trực năm thứ tư;
- 30: Số ngày trung bình của 01 tháng.
Trường hợp tính theo công thức nêu trên, nếu có số dư thì được làm tròn như sau: Số dư nhỏ hơn 0,5 thì không tính; số dư bằng hoặc lớn hơn 0,5 thì được làm tròn thành một tháng.
Ví dụ 7: Đồng chí Nguyễn Văn Q thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt từ ngày 15 tháng 7 năm 2010; đến ngày 15 tháng 7 năm 2014 đã được cấp có thẩm quyền công nhận hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt và xác nhận thời gian làm nhiệm vụ thường trực: Năm 2011 là 68 ngày, năm 2012 là 188 ngày, năm 2013 là 128 ngày, năm 2014 là 48 ngày. Thời gian làm nhiệm vụ thường trực của đồng chí Q được tính như sau
Ttg |
= |
68 ngày + 188 ngày + 128 ngày + 48 ngày |
= 14,4 tháng |
30 |
Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của Luật dân quân tự vệ, Nghị định số 58/2010/NĐ-CP và Thông tư liên tịch này.
Căn cứ vào dự toán hằng năm, trong đó bao gồm kinh phí bảo đảm thực hiện các chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ do các bộ, ngành trung ương và các địa phương lập theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách nhà nước hằng năm trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp triển khai tổ chức thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của Luật dân quân tự vệ, Nghị định số 58/2010/NĐ-CP và Thông tư liên tịch này; kiểm tra, giải quyết chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
KT. BỘ TRƯỞNG, BỘ QUỐC PHÒNG |
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ |
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
PHỤ LỤC I
BẢNG TÍNH MỨC TRỢ CẤP MỘT LẦN CHO DÂN QUÂN TỰ VỆ CHƯA THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC BỊ TAI NẠN TRONG KHI LÀM NHIỆM VỤ HOẶC TAI NẠN RỦI RO
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 102/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính)
Mức suy giảm khả năng lao động (%) |
Mức trợ cấp ít nhất (tháng lương tối thiểu chung) |
Mức mai táng phí (tháng lương tối thiểu chung) |
05-20 |
12,00 |
|
21 |
12,40 |
|
22 |
12,80 |
|
23 |
13,20 |
|
24 |
13,60 |
|
25 |
14,00 |
|
26 |
14,40 |
|
27 |
14,80 |
|
28 |
15,20 |
|
29 |
15,60 |
|
30 |
16,00 |
|
31 |
16,40 |
|
32 |
16,80 |
|
33 |
17,20 |
|
34 |
17,60 |
|
35 |
18,00 |
|
36 |
18,40 |
|
37 |
18,80 |
|
38 |
19,20 |
|
39 |
19,60 |
|
40 |
20,00 |
|
41 |
20,40 |
|
42 |
20,80 |
|
43 |
21,20 |
|
44 |
21,60 |
|
45 |
22,00 |
|
46 |
22,40 |
|
47 |
22,80 |
|
48 |
23,20 |
|
49 |
23,60 |
|
50 |
24,00 |
|
51 |
24,40 |
|
52 |
24,80 |
|
53 |
25,20 |
|
54 |
25,60 |
|
55 |
26,00 |
|
56 |
26,40 |
|
57 |
26,80 |
|
58 |
27,20 |
|
59 |
27,60 |
|
60 |
28,00 |
|
61 |
28,40 |
|
62 |
28,80 |
|
63 |
29,20 |
|
64 |
29,60 |
|
65 |
30,00 |
|
66 |
30,40 |
|
67 |
30,80 |
|
68 |
31,20 |
|
69 |
31,60 |
|
70 |
32,00 |
|
71 |
32,40 |
|
72 |
32,80 |
|
73 |
33,20 |
|
74 |
32,60 |
|
75 |
34,00 |
|
76 |
34,40 |
|
77 |
34,80 |
|
78 |
35,20 |
|
79 |
35,60 |
|
80 |
36,00 |
|
81 trở lên |
60,00 |
|
Bị chết |
60,00 |
10 |
PHỤ LỤC II
MẪU BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN CỦA DÂN QUÂN TỰ VỆ
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 102/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính)
BAN CHQS HUYỆN Số: ......../........... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM .......ngày ...... tháng ..... năm ......... |
BIÊN BẢN
ĐIỀU TRA TAI NẠN CỦA DÂN QUÂN TỰ VỆ
1. Tên, địa chỉ đơn vị xảy ra tai nạn: .................................................................................
2. Ngành quản lý: ..............................................................................................................
3. Địa phương: ...................................................................................................................
4. Thành phần lập biên bản (họ tên, chức vụ, địa chỉ của từng người): .............................
5. Sơ lược lý lịch của người bị tai nạn:
- Họ và tên: ........... Nam, nữ: ......... năm sinh: ................................................................
- Nghề nghiệp: ....................... Năm công tác: .................................................................
- Nơi làm việc (nơi ở): ......................................................................................................
- Hoàn cảnh gia đình: .......................................................................................................
- Đã huấn luyện kỹ thuật an toàn hay chưa: .....................................................................
6. Tai nạn xảy ra hồi ..... giờ ..... phút ..... ngày ...... tháng ..... năm ........ Sau khi làm việc được............. giờ, tại: ......................................................................................................
7. Diễn biến của vụ tai nạn: ..............................................................................................
8. Tình trạng thương tích: ................................................................................................
9. Nguyên nhân gây ra tai nạn: .........................................................................................
10. Kết luận: .....................................................................................................................
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ DÂN QUÂN TỰ VỆ (Ký, ghi rõ họ tên) |
BAN CHQS CẤP XÃ,.... (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
PHỤ LỤC III
MẪU BÁO CÁO THẨM ĐỊNH TAI NẠN CỦA DÂN QUÂN TỰ VỆ
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 102/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính)
BAN CHQS TỈNH Số: ......../........... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM .......ngày ...... tháng ..... năm ......... |
BÁO CÁO
THẨM ĐỊNH TAI NẠN CỦA DÂN QUÂN TỰ VỆ
1. Tên, địa chỉ đơn vị xảy ra tai nạn: ..........................................................................
2. Ngành quản lý: .......................................................................................................
3. Địa phương: ............................................................................................................
4. Thành phần đoàn thẩm định (họ tên, chức vụ, cơ quan công tác của từng người):
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
5. Sơ lược lý lịch của người bị tai nạn (bị thương hoặc hy sinh):
- Họ và tên: ..................................................................................................Nam, nữ
- Nghề nghiệp: ....................... Năm công tác: ..........................................................
- Nơi làm việc (nơi ở): ................................................................................................
- Hoàn cảnh gia đình: .................................................................................................
- Đã huấn luyện kỹ thuật an toàn hay chưa: ...............................................................
6. Tai nạn xảy ra hồi ..... giờ ..... phút ..... ngày ...... tháng ..... năm ........ Sau khi làm việc được ....... giờ, tại: ...............................................................................................................
..........................................................................................................................................
7. Diễn biến của vụ tai nạn: ........................................................................................
8. Tình trạng thương tích: ..........................................................................................
9. Nơi điều trị và phương pháp xử lý ban đầu: ..........................................................
10. Nguyên nhân gây ra tai nạn: .................................................................................
11. Chi phí và thiệt hại do tai nạn gây ra: ..................................................................
12. Kết luận: ...............................................................................................................
|
CHỈ HUY TRƯỞNG BCHQS HUYỆN (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
PHỤ LỤC IV
MẪU QUYẾT ĐỊNH TRỢ CẤP TAI NẠN
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 102/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính)
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH..... Số: ......../QĐ-UBND |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ..............ngày ...... tháng ..... năm ......... |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆN TRỢ CẤP TẠI NẠN
- Căn cứ Luật dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009;
- Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật dân quân tự vệ;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 102/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ và việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách cho công tác dân quân tự vệ;
- Căn cứ Biên bản điều tra tai nạn số ..... ngày ..... tháng ..... năm ...........;
- Căn cứ Báo cáo thẩm định tai nạn số ..... ngày ...... tháng .... năm ......... ;
- Căn cứ Biên bản giám định mức độ suy giảm khả năng lao động số ........ ngày ...... tháng ...... năm ......... của Hội đồng giám định y khoa;
Theo đề nghị của ông, bà (chức năng, nghiệp vụ),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. ông, Bà ..........................................................................................................
- Sinh ngày.......tháng.......năm ....................................................................................
- Chức danh, nghề nghiệp, cấp bậc, chức vụ: .............................................................
- Cơ quan, đơn vị: ...............
- Bị tai nạn ngày: ........................................................................................................
- Mức suy giảm khả năng lao động: ..........................................................................
- Tổng số tiền trợ cấp: ...................................................................................... đồng.
- (Số tiền bằng chữ....................................................................................................).
- Nơi nhận trợ cấp: ......................................................................................................
Điều 2. Các ông bà ...................................có tên trên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN (Ký tên, đóng dấu) |