Thông tư 88/TT-ĐT của Bộ Văn hoá-Thông tin hướng dẫn thực hiện chế độ làm việc của cán bộ giảng dạy nghệ thuật trong các trường văn hóa nghệ thuật

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải VB
Văn bản tiếng việt
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 88/TT-ĐT

Thông tư 88/TT-ĐT của Bộ Văn hoá-Thông tin hướng dẫn thực hiện chế độ làm việc của cán bộ giảng dạy nghệ thuật trong các trường văn hóa nghệ thuật
Cơ quan ban hành: Bộ Văn hoá-Thông tinSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:88/TT-ĐTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Trung Kiên
Ngày ban hành:16/12/1995Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 88/TT-ĐT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Thông tư 88/TT-ĐT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN SỐ 88/TT-ĐT NGÀY 16 THÁNG 12 NĂM 1995 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ GIẢNG DẠY NGHỆ THUẬT TRONG CÁC
TRƯỜNG VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT

 

Ngày 20/4/1986 Bộ Văn hoá đã ban hành quy chế 101A/VH-ĐT quy định chế độ làm việc của cán bộ giảng dạy nghệ thuật. Nay để phù hợp với tình hình đổi mới trong hệ thống chức danh cán bộ giảng dạy bậc Trung học và Dạy nghề, Đại học và trên Đại học. Bộ Văn hoá Thông tin hướng dẫn một số điểm cụ thể về chế độ làm việc của cán bộ giảng dạy nghệ thuật trong các trường VHNT Trung ương và địa phương như sau:

 

I- MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG:

 

1- Trong các trường VHNT có nhiều loại hình cán bộ giảng dạy. Đối tượng được áp dụng thông tư này chỉ bao gồm cán bộ giảng dạy nghệ thuật, còn các loại hình cán bộ giảng dạy khác áp dụng theo quy định chung của Bộ Giáo dục - Đào tạo.

2- Trong giảng dạy nghệ thuật, đại bộ phận giảng viên không tách bạch dạy lý thuyết và dạy thực hành mà gọi chung là giờ giảng.

3- Công tác trong năm học của cán bộ giảng dạy được phân ra nhiều nội dung và những nội dung này được phép chuyển đổi theo quy định chung.

 

II- ĐỊNH MỨC THỜI GIAN CHO TỪNG LOẠI CÔNG VIỆC

 

1- Khối lượng thời gian làm việc của cán bộ giảng dạy trong một năm là 52 tuần được phân bổ như sau:

- Nghỉ hè, lễ, tết: 10 tuần

- Lao động nghĩa vụ: 2 tuần

- Luyện tập quân sự: 2 tuần

- Dự phòng: 2 tuần Tổng 16 tuần

Số tuần thực học (thực dạy)/năm:

52 tuần - 16 tuần = 36 tuần

Quy đổi ra giờ hành chính:

36 tuần x 6 ngày x 8 giờ = 1.728 giờ.

2- Khối lượng thời gian theo giờ hành chính phân bổ cho các nhiệm vụ của cán bộ giảng dạy được tính theo các nhiệm vụ của người cán bộ giảng dạy:

 

ĐỐI VỚI ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG:

 

Nhiệm vụ Chức danh

Số giờ giảng dạy

Số giờ hoạt động nghệ thuật NCKH

Số giờ bồi dưỡng chuyên môn

Sinh hoạt Hội họp chung

Tổng số giờ

Giáo sư

1.200

350

58

120

1.728

Phó Giáo sư

1.200

300

108

120

1.728

Giảng viên chính

1.200

200

208

120

1.728

Giảng viên

1.200

100

308

120

1.728

 

Đối với cán bộ giảng dạy có những nhiệm vụ như quy định ở bảng trên nhưng tuỳ theo kế hoạch từng năm Hiệu trưởng có quyền điều tiết các nhiệm vụ lẫn cho nhau miễn sao vẫn đảm bảo đủ nhiệm vụ và quyền lợi của mỗi cán bộ giảng dạy trong nhà trường.

3- Định mức cho nhiệm vụ giảng dạy được quy đổi theo hệ số như sau:

Giảng viên: 1 tiết giảng cần = 6 giờ hành chính để chuẩn bị

Giảng viên chính: 1 tiết giảng cần = 5 giờ hành chính để chuẩn bị

Phó giáo sư: 1 tiết giảng cần = 4,5 giờ hành chính để chuẩn bị

Giáo sư: 1 tiết giảng cần = 4 giờ hành chính để chuẩn bị

a) Đối với cán bộ giảng dạy đại học:

 

Chức danh

Định mức giờ chuẩn/năm

Giáo sư

300 giờ chuẩn

Phó Giáo sư

260 giờ chuẩn

Giảng viên chính

240 giờ chuẩn

Giảng viên

200 giờ chuẩn

 

Đối với những trường có chức năng đào tạo trên Đại học và Cao học được quy định như sau:

 

Chức danh

Giảng dạy trên ĐH và Cao học

Giáo sư

50-60% Tổng số giờ quy định

Phó Giáo sư

40-50% Tổng số giờ quy định

Giảng viên chính

30-40% Tổng số giờ quy định

 

b) Đối với cán bộ giảng dạy Trung học và Sơ học:

 

Chức danh

Giảng dạy

Giáo viên cao cấp

300 giờ chuẩn

Giáo viên

240 giờ chuẩn

 

Định mức cho nhiệm vụ giảng dạy hệ sơ học hoặc trung học được quy đổi ra giờ hành chính theo hệ số:

Giáo viên 1 tiết giảng cần = 5 giờ hành chính để chuẩn bị

Giáo viên cao cấp 1 tiết giảng = 4 giờ hành chính để chuẩn bị

 

III- HƯỚNG DẪN QUY ĐỔI THÀNH GIỜ CHUẨN:

 

Do đặc điểm, tính chất lao động phức tạp của công tác giảng dạy nghệ thuật, Bộ quy định việc quy đổi thành giờ chuẩn những công việc chủ yếu dưới đây để các trường nghiên cứu vận dụng:

1- Giờ giảng trên lớp:

1 tiết = 50 phút:

- Lớp từ 1-5 học sinh, 1 tiết giảng = 0,9 giờ chuẩn

- Lớp từ 6-10 học sinh, 1 tiết giảng = 1,5 giờ chuẩn

- Lớp từ 11-15 học sinh, 1 tiết giảng = 2 giờ chuẩn

- Lớp từ 16 học sinh trở lên, 1 tiết giảng = 2,5 giờ chuẩn.

2- Giảng chuyên đề bồi dưỡng sau đại học

- Giảng SĐH 1 tiết giảng = 1,2 giờ chuẩn

- Giảng Cao học, 1 tiết giảng = 1,5 giờ chuẩn

- Đối với giờ giảng, bồi dưỡng năng khiếu đặc biệt cho học sinh thi concours trong và ngoài nước 1 tiết giảng = 2 giờ chuẩn

- Đối với loại hình nghệ thuật nào có thể tách riêng lý thuyết và thực hành thì thực hành được tính = 1/2 giờ giảng lý thuyết.

3- Hướng dẫn 1 luận văn tốt nghiệp Đại học

- 1 luận văn tốt nghiệp = 25 giờ quy đổi

- Chấm đồ án tốt nghiệp: 1 đồ án tốt nghiệp = 1 giờ quy đổi

- Chấm thi và kiểm tra hết môn, 1 ngày chấm = 2 giờ quy đổi

- Chấm tốt nghiệp Đại học (tham gia Hội đồng) 1 buổi chấm = 2 giờ quy đổi

4- Hướng dẫn NCS làm luận án PTS và TS

- 120 giờ quy đổi = 1 NCS/năm

- Nếu 2 ngày hướng dẫn thì hướng dẫn chính = 70 giờ quy đổi hướng dẫn phụ = 50 giờ quy đổi

- Hướng dẫn làm luận văn tốt nghiệp Cao học là 50 giờ quy đổi = 1 NCS

- Phản biện 1 luận án Phó Tiến sỹ hoặc TS là 20 giờ quy đổi

- Uỷ viên Hội đồng chấm luận án PTS và TS = 5 giờ quy đổi

- Chấm NCS thi môn tối thiểu 1 NCS = 2 giờ quy đổi

- Phản biện 1 luận văn Cao học = 8 giờ quy đổi

- Uỷ viên Hội đồng chấm luận văn Cao học = 2 giờ quy đổi/luận văn

5- Viết giáo trình

- Đối với giáo trình Đại học và trên Đại học được Bộ duyệt XB chính thức thì 1 trang tác giả được tính = 2,4 giờ chuẩn.

- Sách tài liệu tham khảo cho bậc Đại học và trên Đại học: 2 trang tác giả = 1 giờ chuẩn (1 trang tác giả = 1000 chữ)

- Đề tài cấp Bộ và Cấp Nhà nước được nghiệm thu thì Chủ nhiệm đề tài được định lượng 120 giờ chuẩn.

- Thư ký khoa học và chủ nhiệm đề mục được định lượng 60 giờ chuẩn.

- Những người tham gia đề tài được tính chia đều từ tổng điểm công trình đề tài (điểm của chủ nhiệm đề tài + thư ký đề tài + chủ nhiệm đề mục) nhưng không qua 60 giờ.

 

IV- CHẾ ĐỘ THANH TOÁN PHỤ CẤP GIẢNG DẠY:

 

1- Số giờ giảng dạy vượt trên tổng định mức được thanh toán không vượt quá 100%.

2- Đối với cán bộ giảng dạy của trường tham gia giảng dạy và NC khoa học ngoài trường phải có trách nhiệm hoàn thành những nhiệm vụ chính của nhà trường. Nếu đã lĩnh tiền bồi dưỡng ngoài trường thì không được cộng vào khối lượng công việc của trường.

Căn cứ vào tinh thần của Thông tư này. Hiệu trưởng các trường Nghệ thuật nghiên cứu để vận dụng cho sát với tình hình cụ thể của từng trường.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 10/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH ngày 28/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; xếp lương, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

Thông tư 10/2024/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2023/TT-BLĐTBXH ngày 28/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; xếp lương, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Lao động-Tiền lương, Cán bộ-Công chức-Viên chức

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi