Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 42/2011/TT-BGTVT chế độ thời giờ làm việc ngành hàng không
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 42/2011/TT-BGTVT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 42/2011/TT-BGTVT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Hồ Nghĩa Dũng |
Ngày ban hành: | 01/06/2011 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nhân viên hàng không làm việc không quá 12 giờ/ngày và 232 giờ/tháng
Ngày 01/06/2011, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư số 42/2011/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc thù trong ngành Hàng không.
Theo đó, đối với nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không làm việc tại các đài, trạm ở vùng xa, vùng cao, hải đảo không có điều kiện đi về trong ngày, căn cứ vào tính chất công việc, điều kiện đi lại, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận làm việc theo chu kỳ, nhưng thời gian làm việc tối thiểu là 02 ngày và tối đa không quá 15 ngày, tổng số giờ làm việc không quá 12 giờ/ngày và 232 giờ/tháng; tổng số giờ làm thêm không quá 300 giờ/năm.
Sau mỗi chu kỳ làm việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí cho người lao động được nghỉ số ngày bằng với số ngày làm việc tại đài, trạm, sau đó mới được bố trí chu kỳ làm việc tiếp theo.
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của Thành viên tổ lái, Tiếp viên hàng không quy định tại Quyết định số 45/2006/QĐ-BGTVT ngày 19/12/2006 kể từ ngày 28/01/2012 thực hiện theo Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27/01/2011.
Đối với nhân viên hàng không khác, số giờ nghỉ ngơi tối thiểu của người lao động là 12 giờ trong 24 giờ liên tục; đồng thời, người sử dụng lao động phải bố trí cho người lao động nghỉ đủ số ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ, tết; trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì người sử dụng lao động phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân ít nhất là 4 ngày/tháng…
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/07/2011.
Xem chi tiết Thông tư 42/2011/TT-BGTVT tại đây
tải Thông tư 42/2011/TT-BGTVT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Số: 42/2011/TT-BGTVT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2011 |
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 và Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2007;
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi và Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Sau khi có ý kiến thỏa thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 590/LĐTBXH-ATLĐ ngày 03 tháng 3 năm 2011;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc thù trong ngành Hàng không như sau:
Thông tư này quy định chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm việc trong các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng không dân dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Thông tư này áp dụng đối với người lao động làm các chức danh nghề, công việc sau:
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của Thành viên tổ lái, Tiếp viên hàng không quy định tại Quyết định số 45/2006/QĐ-BGTVT ngày 19 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ban hành Quy chế khai thác trực thăng vận tải thương mại và Quyết định số 10/2008/QĐ-BGTVT ngày 13 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ban hành Quy chế an toàn hàng không dân dụng được thực hiện đến hết ngày 27 tháng 01 năm 2012; kể từ ngày 28 tháng 01 năm 2012 thực hiện theo Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không làm việc tại các đài, trạm ở vùng xa, vùng cao, hải đảo không có điều kiện đi về trong ngày (làm việc theo chu kỳ) được quy định như sau:
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay; nhân viên không lưu; nhân viên an ninh hàng không; nhân viên khẩn nguy, cứu nạn hàng không; nhân viên điều độ, khai thác bay; nhân viên điều khiển, vận hành phương tiện, trang bị, thiết bị tại khu bay; nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay; nhân viên khí tượng hàng không, được thực hiện như sau:
Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |