Quyết định 1012/QĐ-TLĐ của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quy định về chế độ báo cáo với liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty và các ban, đơn vị trực thuộc Tổng liên đoàn
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 1012/QĐ-TLĐ
Cơ quan ban hành: | Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 1012/QĐ-TLĐ | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Hòa Bình |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 19/08/2011 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 1012/QĐ-TLĐ
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM ------------------------- Số: 1012/QĐ-TLĐ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------------------- Hà Nội, ngày 19 tháng 08 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Qui định về chế độ báo cáo đối với Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty và các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn
-------------------------------------
ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN
- Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
- Căn cứ Nghị quyết số 05/NQ-ĐCT ngày 20 tháng 11 năm 2000, Chỉ thị số 02/CT-ĐCT ngày 02 tháng 8 năm 2010 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khoá X về công tác thông tin, báo cáo trong hệ thống tổ chức công đoàn;
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty và các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn;
- Theo đề nghị của Văn phòng Tổng Liên đoàn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Ban hành qui định về chế độ báo cáo đối với các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty và các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn.
Điều 2.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số 264/QĐ-TLĐ ngày 24 tháng 02 năm 2005 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về chế độ báo cáo của các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty và các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn.
Điều 3.Giao cho Văn phòng Tổng Liên đoàn hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện thống nhất quyết định này.
Điều 4.Các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty và các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: - Cục Lưu trữ Văn phòng TW Đảng - Các đ/c uỷ viên ĐCT TLĐ - Các LĐLĐ tỉnh, TP, CĐ ngành TW, CĐ Tổng công ty trực thuộc TLĐ - Các ban, đơn vị trực thuộc TLĐ - Lưu: Văn thư, Tổng hợp | TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC (Đã ký)
Nguyễn Hoà Bình |
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM ------------------------- | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------ |
QUY ĐỊNH
Về chế độ báo cáo đối với Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố,
Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty
và các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1012/QĐ-TLĐ
ngày 19 tháng 8 năm 2011 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.Đối tượng áp dụng
Các cơ quan công đoàn thực hiện chế độ báo cáo theo quy định này gồm: các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty và các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn.
Điều 2.Thể loại và yêu cầu báo cáo
1. Thể loại
- Báo cáo định kỳ: Báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo 6 tháng, báo cáo năm; trong đó báo cáo tháng 3 được lồng ghép vào báo cáo quý I, báo cáo tháng 6 được lồng ghép vào báo cáo 6 tháng, báo cáo tháng 9 được lồng ghép vào báo cáo quý III và báo cáo tháng 12 được lồng ghép vào báo cáo năm.
- Báo cáo chuyên đề: Báo cáo kết quả nghiên cứu chuyên đề hoặc kết quả thực hiện nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kết luận… của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
- Báo cáo số liệu thống kê: Báo cáo chỉ tiêu thống kê định kỳ theo qui định của Tổng Liên đoàn, báo cáo số liệu thống kê kèm theo báo cáo 6 tháng và báo cáo năm, báo cáo số liệu thống kê chuyên đề theo yêu cầu của Tổng Liên đoàn.
- Báo cáo đột xuất: Những vấn đề thấy cần báo cáo, xin ý kiến hoặc theo yêu cầu của Đoàn Chủ tịch, đồng chí Chủ tịch Tổng Liên đoàn, Thường trực Đoàn Chủ tịch và các đồng chí uỷ viên Đoàn Chủ tịch phụ trách lĩnh vực, ngành, địa phương, đơn vị.
2. Yêu cầu
- Bảo đảm tính toàn diện, khách quan, cụ thể, chính xác và kịp thời.
- Đảm bảo đúng thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản theo qui định của Tổng Liên đoàn.
Điều 3.Hình thức báo cáo, thẩm quyền ký báo cáo và thời hạn báo cáo
- Báo cáo bằng văn bản (có thể kèm ghi âm, ghi hình, băng đĩa trong trường hợp cần thiết) được gửi qua đường bưu điện. Riêng các báo cáo có xác thực điện tử (chữ ký điện tử và con dấu điện tử) được phép gửi qua mạng, không phải gửi báo cáo bằng văn bản.
- Văn bản báo cáo Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn do người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu các cơ quan công đoàn được quy định ở Điều 1 ký. Một số báo cáo có nội dung phản ánh thông tin định kỳ có thể uỷ quyền cho Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng ký thừa lệnh.
- Báo cáo tháng gửi trước ngày 25 của tháng; báo cáo quý gửi trước ngày 25 của tháng cuối quý; báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 20 tháng 6; báo cáo tổng kết năm gửi trước ngày 20 tháng 12; báo cáo chuyên đề gửi ngay sau khi kết thúc các công việc đó được thực hiện hoặc theo thời hạn ghi trong văn bản yêu cầu báo cáo (trừ trường hợp Tổng Liên đoàn có yêu cầu riêng).
Chương II
NỘI DUNG BÁO CÁO
Điều 4.Báo cáo tháng
- Báo cáo của các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn phản ánh tóm tắt tình hình công nhân, viên chức, lao động; hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo; kết quả thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm; các vấn đề nổi lên cần quan tâm chỉ đạo.
- Báo cáo của các ban và đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn: phản ánh tóm tắt tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của ban, đơn vị; ở các ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách; những vấn đề nổi lên cần quan tâm chỉ đạo.
Điều 5.Báo cáo quý, báo cáo sơ kết 6 tháng và báo cáo tổng kết năm
- Báo cáo của các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn: Đánh giá tổng quát, toàn diện tình hình công nhân, viên chức, lao động và kết quả lãnh đạo, chỉ đạo về tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ công tác công đoàn của ngành, địa phương, cơ sở; tình hình thực hiện nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kết luận… của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn trong quý, trong 6 tháng đầu năm, trong năm; nêu rõ những kết quả, tiến bộ chủ yếu, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân; đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho thời gian tiếp theo; các kiến nghị đề xuất với Đảng, Nhà nước, Tổng Liên đoàn. Riêng báo cáo của các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố cần phản ánh khái quát kết quả thực hiện những chủ trương, công tác lớn trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng của địa phương.
- Báo cáo của các ban và đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn: Đánh giá tổng quát, toàn diện tình hình và kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao và các hoạt động trong quý, trong 6 tháng đầu năm, trong năm ở ban, đơn vị và ở lĩnh vực được phân công phụ trách; nêu rõ những kết quả, tiến bộ chủ yếu, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân; đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho thời gian tiếp theo; các kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước, Tổng Liên đoàn.
Điều 6.Báo cáo chuyên đề
- Kết quả nghiên cứu những vấn đề chuyên sâu phục vụ các nội dung, đề án trình hội nghị Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
- Kết quả các cuộc khảo sát, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, kết luận…của Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn; những nội dung chỉ đạo làm thí điểm, xây dựng mô hình hoặc các cuộc điều tra, nghiên cứu tình hình thực tế về những vấn đề lớn thuộc trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện của công đoàn.
- Kết quả nghiên cứu và ứng dụng đề tài khoa học.
Điều 7.Báo cáo số liệu thống kê
- Báo cáo chỉ tiêu thống kê định kỳ theo qui định của Tổng Liên đoàn.
- Báo cáo số liệu thống kê về tổ chức và kết quả hoạt động công đoàn kèm theo báo cáo 6 tháng và báo cáo năm theo qui định của Tổng Liên đoàn.
- Báo cáo số liệu thống kê chuyên đề và các nội dung khác theo yêu cầu của Tổng Liên đoàn.
Điều 8.Báo cáo đột xuất và các báo cáo khác
- Quy chế làm việc, chương trình công tác, nghị quyết, chỉ thị, kết luận … của ngành, địa phương, đơn vị.
- Những vấn đề phức tạp, nhạy cảm, những sự việc xảy ra cần xin ý kiến chỉ đạo kịp thời của Đoàn Chủ tịch, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
- Các quyết định quan trọng về tổ chức, nhân sự liên quan đến tổ chức, cán bộ công đoàn của ngành, địa phương, đơn vị.
- Thông tin tham khảo có tính chất nghiên cứu về lý luận, tổng kết thực tiễn, kinh nghiệm trong và ngoài nước có liên quan đến công đoàn.
- Những nội dung khác theo yêu cầu của Đoàn Chủ tịch, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9.Trách nhiệm thực hiện
- Các cơ quan công đoàn nêu tại Điều 1 có trách nhiệm thực hiện quy định này. Các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn qui định chế độ báo cáo đối với công đoàn các cấp trực thuộc.
- Văn Phòng Tổng Liên đoàn có trách nhiệm tiếp nhận báo cáo; các ban và Văn phòng xử lý báo cáo theo sự phân công và qui định của Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn; Văn phòng trực tiếp thực hiện chế độ báo cáo tháng, quí, 6 tháng, năm của Tổng Liên đoàn; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện, chế độ báo cáo của các đơn vị để báo cáo Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và làm căn cứ để đánh giá thi đua, khen thưởng.
- Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Tổng Liên đoàn để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Nơi nhận: - Cục Lưu trữ Văn phòng TW Đảng - Các đ/c uỷ viên ĐCT TLĐ - Các LĐLĐ tỉnh, TP, CĐ ngành TW, CĐ Tổng công ty trực thuộc TLĐ - Các ban, đơn vị trực thuộc TLĐ - Lưu: Văn thư, Tổng hợp | TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Nguyễn Hoà Bình |