Công văn 2176/LĐTBXH-QLLĐNN của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn triển khai đưa lao động sang Đài Loan làm việc

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 2176/LĐTBXH-QLLĐNN

Công văn 2176/LĐTBXH-QLLĐNN của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn triển khai đưa lao động sang Đài Loan làm việc
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:2176/LĐTBXH-QLLĐNNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Thanh Hòa
Ngày ban hành:09/06/2015Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
-------
Số: 2176/LĐTBXH-QLLĐNN
V/v: Hướng dẫn triển khai đưa lao động sang Đài Loan làm việc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------
Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2015
 
 

Kính gửi:
Các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
 
Các cơ quan có liên quan của Việt Nam và Đài Loan đã thống nhất về việc cấp phép cho các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (doanh nghiệp xuất khẩu lao động) mới được đưa lao động sang Đài Loan làm việc; tiếp nhận lao động khán hộ công gia đình và thuyền viên tàu cá gần bờ sang Đài Loan, dự kiến thực hiện từ 01/7/2015. Đối với việc tiếp nhận lao động khán hộ công gia đình và thuyền viên tàu cá gần bờ sang Đài Loan thực hiện thí điểm đến hết tháng 12/2015.
Để thực hiện các nội dung nêu trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và hướng dẫn việc triển khai thực hiện như sau:
- Có bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài đối với thị trường Đài Loan.
- Có cơ sở đào tạo đáp ứng đủ phòng học, chỗ ăn, ở, sinh hoạt, học tập nội trú cho 100 lao động trở lên; có đủ trang thiết bị phục vụ đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng nghề; có tối thiểu 04 giáo viên có trình độ, kinh nghiệm chuyên trách đào tạo, trong đó: 01 giáo viên chuyên trách đào tạo kỹ năng nghề, 02 giáo viên đào tạo tiếng Hoa và 01 giáo viên bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động.
- Không bị xử phạt vi phạm hành chính do đưa người lao động ra nước ngoài làm việc nhưng không đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động; đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài vượt quá số lượng người đã đăng ký; không hoàn trả các khoản chi phí mà người lao động đã nộp cho doanh nghiệp dịch vụ do không đưa được người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Không có vụ việc nghiêm trọng phát sinh kéo dài, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhiều người lao động.
- Từ ngày 15/06/2015, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam đáp ứng các quy định tại mục 1.1 nêu trên nếu có nhu cầu xin cấp phép của Đài Loan đưa lao động sang Đài Loan làm việc có văn bản đề nghị gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước, trong đó nêu rõ bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và cơ sở đào tạo đối với thị trường Đài Loan. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý lao động ngoài nước cấp thư giới thiệu cho doanh nghiệp để phía Đài Loan cấp phép, trường hợp không chấp thuận thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Sau khi được Cục Quản lý lao động ngoài nước chấp thuận và cấp thư giới thiệu, doanh nghiệp xuất khẩu lao động hoàn thiện hồ sơ theo quy định của phía Đài Loan kèm theo Bản cam kết về việc chi trả chi phí liên quan lao động bỏ hợp đồng trong trường hợp người lao động không chi trả được gửi cơ quan có thẩm quyền của Đài Loan để xin cấp phép (phụ lục kèm theo).
- Ưu tiên giới thiệu các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định về việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, thực hiện chế độ báo cáo đột xuất, định kỳ đầy đủ, giải quyết kịp thời khi có phát sinh liên quan tới người lao động.
1. Điều kiện hợp đồng
- Thời hạn hợp đồng: 3 năm, nếu là hợp đồng bổ sung thì thời gian tối thiểu là 1 năm 5 tháng.
- Mức lương tối thiểu: 17.500 Đài tệ/tháng.
- Điều kiện ăn, ở: Chủ sử dụng cung cấp miễn phí.
- Vé máy bay: Chủ sử dụng chi trả cho người lao động tối thiểu một lượt vé máy bay về nước.
- Thời gian làm việc: Người lao động được nghỉ một ngày/tuần, nếu làm thêm trong ngày nghỉ được nhận thêm 583 Đài tệ/ngày; người lao động bị bệnh, ốm thông thường mà không phải do tai nạn nghề nghiệp hoặc do lây nhiễm từ người bệnh thì được hưởng 50% tiền lương cho mỗi ngày nghỉ ốm nhưng không quá 30 ngày/năm; người lao động làm việc liên tục đủ một năm trở lên thì mỗi năm được hưởng 07 ngày phép, thời gian nghỉ phép năm của năm trước được nghỉ trong thời gian làm việc của năm liền kề sau đó và được hưởng lương như ngày đi làm bình thường.
- Bảo hiểm y tế: Theo quy định của Đài Loan.
- Bảo hiểm rủi ro: Chủ sử dụng phải mua bảo hiểm rủi ro cho người lao động mức bồi thường tối thiểu 300.000 Đài tệ.
2. Mức chi phí của người lao động trước khi đi
- Tổng chi phí của người lao động: 2.036 USD (chưa bao gồm tiền ký quỹ), trong đó:
+ Phí dịch vụ: 1.000 USD/người/hợp đồng 3 năm.
+ Tiền môi giới: 400 USD/hợp đồng 3 năm.
+ Chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết: 260 USD
+ Các chi phí vé máy bay, visa, khám sức khỏe...: 376 USD.
- Tiền ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng: không quá 800 USD/người/hợp đồng (tối thiểu một lượt vé máy bay).
3. Điều kiện đối với người lao động
- Độ tuổi: Từ đủ 25 đến dưới 45 tuổi.
- Tham gia đầy đủ nội dung, chương trình về đào tạo kỹ năng nghề, ngoại ngữ và kiến thức cần thiết theo quy định.
- Đối với lao động có kinh nghiệm làm công việc khán hộ công tại Đài Loan đã về nước trong thời gian một năm, không bắt buộc phải tham gia đầy đủ khóa đào tạo kỹ năng nghề và ngoại ngữ theo quy định, doanh nghiệp có trách nhiệm bổ túc kỹ năng nghề và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động.
4. Điều kiện đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam và công ty dịch vụ việc làm Đài Loan
a) Đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam
- Đáp ứng các quy định tại mục A.I. nêu trên.
- Có kinh nghiệm đưa lao động Việt Nam sang Đài Loan làm việc (gồm cả doanh nghiệp đã đưa lao động sang Đài Loan làm việc theo hợp đồng hợp tác với doanh nghiệp có giấy phép Đài Loan phù hợp với hướng dẫn tại Công văn số 341/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 15/02/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), đã đưa được ít nhất 100 lao động sang Đài Loan làm việc từ năm 2014 đến ngày 15/6/2015.
- Doanh nghiệp có cơ sở đào tạo đáp ứng các điều kiện tại mục A.I. nêu trên; có đủ trang thiết bị phục vụ đào tạo kỹ năng nghề khán hộ công gia đình.
b) Đối với công ty dịch vụ việc làm Đài Loan
Được phía Đài Loan xếp loại A theo kết quả đánh giá, xếp loại mới nhất. Doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam có thể tải danh sách các công ty dịch vụ việc làm Đài Loan này tại địa chỉ website của cơ quan có thẩm quyền phía Đài Loan (http://emp.wda.gov.tw/102/QUERY.php), của Cục Quản lý lao động ngoài nước (www.dolab.gov.vn) và của Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan (www.vecolabor.org.tw).
1. Điều kiện hợp đồng
- Thời hạn hợp đồng: 3 năm; nếu là hợp đồng bổ sung thì thời gian tối thiểu là 1 năm 5 tháng.
- Mức lương tối thiểu: 19.273 Đài tệ/tháng.
- Điều kiện ăn, ở: Chủ sử dụng cung cấp miễn phí.
- Vé máy bay: Chủ sử dụng chi trả cho người lao động tối thiểu một lượt vé máy bay về nước.
- Thời gian làm việc và các chế độ làm thêm, ngày nghỉ, an toàn lao động, bảo hiểm ...: Theo quy định của pháp luật Đài Loan.
2. Mức chi phí của người lao động trước khi đi
- Tổng chi phí của người lao động: 1.550 USD (chưa bao gồm tiền ký quỹ), trong đó:
+ Phí dịch vụ: 620 USD/người/hợp đồng 3 năm (một tháng lương tối thiểu).
+ Tiền môi giới: 400 USD/hợp đồng 03 năm.
+ Các chi phí đào tạo, vé máy bay, visa, khám sức khỏe ..530 USD.
Tiền ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng: 1.000 USD/người/hợp đồng.
3. Điều kiện đối với người lao động
- Độ tuổi: Từ đủ 20 đến dưới 40 tuổi.
- Đang sinh sống, cư trú dài hạn tại các địa phương ven biển.
- Có kinh nghiệm đi biển, đánh bắt cá trên biển.
- Tham gia đào tạo ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết theo quy định.
4. Điều kiện đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam và công ty dịch vụ việc làm Đài Loan
a) Đối với doanh nghiệp Việt Nam
- Đáp ứng các quy định tại mục A.I. nêu trên.
- Đã có kinh nghiệm, hiện đang cung ứng thuyền viên tàu cá xa bờ Đài Loan, thuyền viên tàu cá gần bờ, xa bờ của Hàn Quốc.
b) Đối với công ty dịch vụ việc làm Đài Loan
- Được phía Đài Loan xếp loại A theo kết quả đánh giá, xếp loại mới nhất. Doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam có thể tải danh sách các công ty dịch vụ việc làm Đài Loan này tại địa chỉ website của cơ quan có thẩm quyền phía Đài Loan (http://emp.wda.gov.tw/102/QUERY.php), của Cục Quản lý lao động ngoài nước (www.dolab.gov.vn) và của Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan (www.vecolabor.org.tw).
- Có tài liệu chứng minh đã có kinh nghiệm tiếp nhận và quản lý thuyền viên tàu cá (đã có hợp đồng tiếp nhận thuyền viên tàu cá gần bờ kèm theo báo cáo số lượng thuyền viên tàu cá đã cung ứng cho các chủ tàu cá gần bờ Đài Loan có xác nhận của chủ tàu hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền quản lý công ty dịch vụ việc làm của Đài Loan).
- Từ ngày 15/06/2015, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam đáp ứng các quy định nêu trên nếu có nhu cầu tham gia cung ứng lao động khán hộ công gia đình và thuyền viên tàu cá tại Đài Loan có văn bản đề nghị gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước, trong đó nêu rõ năng lực và kinh nghiệm cung ứng lao động sang Đài Loan, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên tổ chức đào tạo lao động, phương án quản lý lao động và cam kết thực hiện nghiêm các quy định của nhà nước về thu phí và quản lý lao động tại Đài Loan. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý lao động ngoài nước tổ chức kiểm tra thực tế (nếu cần thiết), trường hợp không chấp thuận thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trong thời gian thí điểm, các doanh nghiệp được tham gia cung ứng lao động khán hộ công gia đình đưa đi không quá 100 lao động/doanh nghiệp; các doanh nghiệp được tham gia cung ứng lao động thuyền viên tàu cá gần bờ đưa đi không quá 50 lao động/doanh nghiệp.
- Mỗi doanh nghiệp chỉ được ký hợp đồng cung ứng lao động khán hộ công gia đình và thuyền viên tàu cá gần bờ với tối đa 05 công ty dịch vụ việc làm Đài Loan.
- Trước ngày 15/12/2015, các doanh nghiệp cung ứng lao động khán hộ công gia đình và thuyền viên tàu cá gần bờ sang Đài Loan làm việc báo cáo bằng văn bản tình hình thực hiện, trong đó nêu rõ tổng số lao động đưa đi, số lao động bỏ hợp đồng (nếu có), công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi, giải quyết phát sinh liên quan đến người lao động. Cục Quản lý lao động ngoài nước căn cứ tình hình thực hiện, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét điều chỉnh hợp đồng, cho phép thêm các doanh nghiệp khác tham gia và không tiếp tục cho phép các doanh nghiệp có tỉ lệ lao động bỏ hợp đồng cao hoặc thu phí cao hơn quy định.
C. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam
- Phối hợp thông tin tới các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam những nội dung nêu trên; tham gia giám sát việc triển khai thực hiện; kiến nghị xử lý doanh nghiệp vi phạm.
- Làm việc với cơ quan tương ứng Đài Loan (các Hiệp hội, Công hội) để thông tin, hướng dẫn doanh nghiệp hai bên thực hiện đúng quy định nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động
 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Văn phòng KTVH VN tại ĐB;
- Hiệp hội XKLĐ VN;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố;
- Lưu VT, QLLĐNN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Hòa
 
 
PHỤ LỤC
Kèm theo Công văn số 2176/LĐTBXH-QLLĐNN ngày 09 tháng 06 năm 2015
 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
 
 
I. Hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền của phía Đài Loan xin cấp phép đưa lao động sang Đài Loan làm việc
1. Thư giới thiệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước;
2. Đơn xin cấp phép theo mẫu P1 - 201402 của phía Đài Loan, trong đó ghi rõ tên người liên hệ tại Đài Loan, bao gồm địa chỉ email, điện thoại (tải về tại địa chỉ sau: http://www.wda.gov.tw/home.jsp?pageno=201310280003&acttype=view&datase rno=201403180002);
3. Bản sao Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
4. Bản cam kết về việc chi trả chi phí liên quan lao động bỏ hợp đồng trong trường hợp người lao động không chi trả được (mẫu kèm theo).
5. Hối phiếu bưu điện Đài Loan trị giá 2.000 Đài tệ.
- Các giấy tờ, tài liệu số 1, 2, 3, 4 phải được dịch thành tiếng Hoa, công chứng tại các Phòng Công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, sau đó xin xác thực tại Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội.
 
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi