Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6403:1998 Sữa đặc có đường và sữa đặc có đường đã tách chất béo

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6403:1998

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6403:1998 Sữa đặc có đường và sữa đặc có đường đã tách chất béo
Số hiệu:TCVN 6403:1998Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngLĩnh vực: Khoa học-Công nghệ, Thực phẩm-Dược phẩm
Năm ban hành:1998Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6403:1998

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6403 : 1998

SỮA ĐẶC CÓ ĐƯỜNG VÀ SỮA ĐẶC CÓ ĐƯỜNG ĐÃ TÁCH CHẤT BÉO
Sweetened condensed milk and skimmed sweetened condensed milk

Lời nói đầu

TCVN 6403 : 1998 là tương đương với Codex A4 - 71 với các thay đổi biên tập

TCVN 6403 : 1998 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

0. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho sữa đặc có đường và sữa đặc có đường đã tách chất béo được chế biến trực tiếp từ sữa tươi.

1. Tiêu chuẩn trích dẫn

FAO/WHO Tiêu chuẩn B-1, Các phương pháp lấy mẫu sữa và sản phẩm sữa, phần 3 và phần 4; hoặc theo TCVN 6400 : 1998 (ISO 707).

FAO/WHO Tiêu chuẩn B-7, Xác định hàm lượng chất béo trong sữa khô và sữa đặc có đường, hoặc theo TCVN 5504 : 1991 (ISO 2446 : 1976).

FAO/WHO Tiêu chuẩn B-14, Xác định hàm lượng xacaroza trong sữa đặc có đường, hoặc theo TCVN 5536 : 1991 (ST SEV 4886 : 1984).

CAC/RS1-1969, Tiêu chuẩn Chung về ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn.

2. Định nghĩa

Sữa đặc có đường là sản phẩm thu được từ sữa, chỉ loại bỏ một phần nước và bổ sung thêm đường.

Sữa đặc có đường đã tách chất béo là sản phẩm thu được từ sữa đã tách chất béo chỉ loại bỏ một phần nước và bổ sung thêm đường.

3. Thành phần cơ bản và các chỉ tiêu chất lượng

Sữa đặc có đường:

Hàm lượng chất béo tối thiểu của sữa là: 8,0% m/m.

Hàm lượng chất rắn tối thiểu của sữa là: 28,0% m/m.

Sữa đặc có đường đã tách chất béo:

Hàm lượng chất rắn tối thiểu của sữa là: 24,0% m/m.

4. Phụ gia thực phẩm

Chất ổn định

Mức tối đa

Các muối natri, kali và canxi của:

 

Axit clohidric

2 000 mg/kg riêng biệt 3 000 mg/kg kết hợp tính theo chất khô

Axit xitric

2 000 mg/kg riêng biệt 3 000 mg/kg kết hợp tính theo chất khô

Axit cacbonic

2 000 mg/kg riêng biệt 3 000 mg/kg kết hợp tính theo chất khô

Axit octophotphoric

2 000 mg/kg riêng biệt 3 000 mg/kg kết hợp tính theo chất khô

Axit polyphotphoric

2 000 mg/kg riêng biệt 3 000 mg/kg kết hợp tính theo chất khô

5. Ghi nhãn

Ngoài các điều 1, 2, 4 và điều 6 của Tiêu chuẩn Chung về ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn CAC/RS1-1969, áp dụng các điều khoản sau đây:

5.1. Tên của thực phẩm

Tên của thực phẩm phải là “Sữa đặc có đường” hoặc “Sữa đặc có đường nguyên chất” hoặc “Sữa đặc có đường nguyên kem”, hoặc “Sữa đặc có đường đã tách chất béo” hoặc “Sữa đặc đã tách chất béo có bổ sung đường” sao cho thích hợp.

Khi sản phẩm được sản xuất từ sữa không phải là sữa bò thì phải ghi tên của động vật đã lấy sữa để sản xuất cùng với tên của sản phẩm, trừ khi nếu bỏ sót không ghi vào thì khách hàng cũng không nhầm lẫn.

Khi một hoặc vài loại đường được bổ sung vào thì tên của loại đường đó cũng phải ghi lên nhãn (thí dụ: “đường xacaroza”, “đường dextroza”, “đường xacaroza và dextroza”).

5.2. Khối lượng tịnh

Khối lượng tịnh phải được ghi theo đơn vị đo lường quốc tế, hoặc theo hệ đo lường của Anh, hoặc theo cả hai hệ đo lường tùy theo yêu cầu của nước bán sản phẩm.

5.3. Tên và địa chỉ

Phải ghi rõ tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất, đóng gói, phân phối, xuất khẩu, nhập khẩu hoặc bán hàng.  

5.4. Nước sản xuất

Phải ghi tên của nước sản xuất sản phẩm, trừ khi sản phẩm chỉ để bán trong nước.

6. Phương pháp lấy mẫu và phân tích

Lấy mẫu theo FAO/WHO Tiêu chuẩn B-1, “Các phương pháp lấy mẫu sữa và sản phẩm sữa”, phần 3 và phần 4; hoặc theo TCVN 6400 : 1998 (ISO 707).

Xác định hàm lượng chất béo theo FAO/WHO Tiêu chuẩn B-7, “Xác định hàm lượng chất béo trong sữa khô và sữa đặc có đường”, hoặc theo TCVN 5504 : 1991 (ISO 2446 : 1976)

Xác định hàm lượng xacaroza theo FAO/WHO Tiêu chuẩn B-14, “Xác định hàm lượng xacaroza trong sữa đặc có đường”, hoặc theo TCVN 5536 : 1991 (ST SEV 4886 : 1984).

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi