Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông báo 65/TB-VPCP kết luận tại Hội nghị tổng kết 5 năm hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Thông báo 65/TB-VPCP
Cơ quan ban hành: | Văn phòng Chính phủ | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 65/TB-VPCP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông báo | Người ký: | Mai Tiến Dũng |
Ngày ban hành: | 27/03/2021 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hành chính |
tải Thông báo 65/TB-VPCP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ ______ Số: 65/TB-VPCP
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2021 |
THÔNG BÁO
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến tổng kết 5 năm hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
______________
Ngày 16 tháng 3 năm 2021 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị tổng kết 5 năm hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra việc thực nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan, địa phương (sau đây gọi tắt là Tổ công tác). Cùng dự Hội nghị có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng - Tổ trưởng Tổ công tác, các thành viên Tổ công tác; lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Công Thương, Tài chính, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước; các Hiệp hội doanh nghiệp và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại điểm cầu địa phương.
Sau khi nghe báo cáo tổng kết 5 năm hoạt động của Tổ công tác do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng - Tổ trưởng Tổ công tác trình bày và ý kiến tham luận của các bộ, cơ quan, địa phương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã kết luận như sau:
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Kết thúc nhiệm kỳ Chính phủ 2011 - 2016, tình hình thực hiện nhiệm vụ, công việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao có nhiều hạn chế, trong đó tỷ lệ quá hạn thực hiện nhiệm vụ cao, nhiều nhiệm vụ, chỉ đạo quan trọng liên quan đến thể chế, an sinh xã hội, thúc đẩy tăng trưởng chậm được triển khai; kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm; nhiều cơ chế, chính sách chậm đi vào cuộc sống, đã ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân và doanh nghiệp. Để khắc phục tình trạng “bắn chỉ thiên”, “trên bảo dưới không nghe” với tinh thần thắt chặt kỷ cương, phép nước, bảo đảm tất cả các nhiệm vụ giao phải thực hiện nghiêm túc, không để chậm trễ, bỏ sót việc, ngày 19 tháng 8 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1642/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra, đánh giá toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ giao của các bộ, cơ quan, địa phương; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế để tham mưu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hướng giải quyết, kể cả việc kiến nghị các biện pháp xử lý vi phạm theo quy định (nếu có) với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Thủ tướng Chính phủ cơ bản thống nhất với Báo cáo tổng kết 5 năm hoạt động của Tổ công tác. Trong gần 5 năm qua, Tổ công tác đã hoạt động rất tích cực, quyết liệt, chủ động đúng chức trách, nhiệm vụ; thường xuyên báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và truyền đạt đầy đủ, kịp thời ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đến các bộ, cơ quan, địa phương được kiểm tra; hoàn thành một khối lượng công việc rất lớn, đã tiến hành 104 cuộc kiểm tra đối với 22 bộ, cơ quan ngang bộ, 02 cơ quan thuộc Chính phủ, 44 địa phương, 12 Tập đoàn kinh tế; tổ chức 16 buổi làm việc với các Hiệp hội doanh nghiệp để nắm bắt, lắng nghe phản hồi chính sách. Sau mỗi đợt kiểm tra, Tổ công tác đều có báo cáo và kiến nghị cụ thể với Thủ tướng Chính phủ tại các phiên họp Chính phủ thường kỳ hàng tháng.
Phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động của Tổ công tác có tính linh hoạt, sáng tạo, khoa học, cầu thị, sát thực tiễn; ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ, công việc Chính phủ, Thủ tướng giao có trọng tâm, trọng điểm, bám sát yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đòi hỏi của thực tiễn; tạo được sự ủng hộ, đồng thuận của các bộ, cơ quan, địa phương, sự đồng hành, phản hồi chính sách kịp thời của các tổ chức, Hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tại Việt Nam để có những kiến nghị hiệu quả, đúng pháp luật, tháo gỡ được nhiều vướng mắc, bất cập.
Hoạt động của Tổ công tác tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực đối với công tác chỉ đạo, điều hành của các bộ, cơ quan, địa phương, đến nay tất cả các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều thành lập Tổ công tác để đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cũng như nhiệm vụ của Lãnh đạo bộ, địa phương giao.
3. Với sự cố gắng, nỗ lực, tận tâm và với tinh thần, phương pháp làm việc nêu trên, Tổ công tác đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó đã tạo ra sự chuyến biến tích cực trên các lĩnh vực công tác sau:
- Tình trạng nợ đọng nhiệm vụ giao được chấn chỉnh và chuyển biến rất tích cực. Đến hết năm 2020, số nhiệm quá hạn chỉ chiếm 1,8% - giảm 23,4% so với đầu nhiệm kỳ Chính phủ - thời điểm Tổ công tác chưa thành lập. Cả nhiệm kỳ Chính phủ 2016 - 2021 (hết tháng 02/2021), chỉ còn 12/2.504 đề án chưa trình, chiếm 0,5% - bằng 1/4 so với cuối nhiệm kỳ trước (cuối nhiệm kỳ 2011 - 2016, số đề án nợ đọng chiếm tỷ lệ 2,26%).
- Các cuộc kiểm tra, đôn đốn của Tổ công tác đã kịp thời góp phần tích cực đưa các giải pháp, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành những kết quả cụ thể, đi vào cuộc sống, góp phần quan trọng vào tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Hoạt động của Tổ công tác đã được Hội nghị Trung ương 6 khóa XII đánh giá: Việc thành lập Tổ công tác là cần thiết; Tổ hoạt động quyết liệt, không ngại va chạm, đem lại hiệu quả tích cực. Đây là điểm sáng nhất cần phải đánh giá rõ và nhấn mạnh hơn.
- Qua các buổi kiểm tra, nhiều vấn đề tồn tại, bất cập, khó khăn, vướng mắc đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh chậm được xử lý, giải quyết có liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành của các bộ, cơ quan địa phương làm dư luận quan tâm, bức xúc, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đã được Tổ công tác chỉ ra và báo cáo, kiến nghị kịp thời với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có quyết sách, biện pháp xử lý kịp thời, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, giữ vững kỷ cương phép nước.
- Tổ công tác đã có nhiều đề xuất, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan, địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết, pháp lệnh; góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách, như: Cắt giảm tối đa số lượng văn bản quy định chi tiết, ban hành một văn bản mới phải bãi bỏ ít nhất 1 văn bản cũ để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận và thực thi; tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết chuyển biến rõ nét: Đến 16/3/2021, chỉ còn nợ đọng 14 văn bản (cuối nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII, Chính phủ nợ 58 văn bản; cuối nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, Chính phủ nợ 39 văn bản).
- Các cuộc kiểm tra chuyên đề về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, đơn giản hóa, cắt giảm điều kiện kinh doanh, xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách thủ tục hành chính có hiệu quả rất tích cực và lan tỏa mạnh mẽ, tạo chuyển biến quan trọng cả về chất và lượng trong cải cách và thực thi của các bộ, cơ quan, địa phương; góp phần cải tiến lề lối, phương thức làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước, loại bỏ tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng vặt.
- Quan hệ phối hợp công tác giữa Văn phòng Chính phủ với các bộ, cơ quan, địa phương ngày càng nhịp nhàng, chặt chẽ và hiệu quả hơn; việc tham mưu, xử lý nhiệm vụ theo đúng thẩm quyền và chủ động xử lý các vấn đề khi còn ý kiến khác nhau giữa các bộ, ngành, địa phương, góp phần giảm áp lực công việc và thời gian trong các cuộc họp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, kết quả quan trọng của Tổ công tác đã đạt được trong 5 năm qua. Tổ công tác đã làm việc quyết liệt, kịp thời, hiệu quả, thực chất, đặc biệt là vai trò của đồng chí Mai Tiến Dũng - Tổ trưởng Tổ công tác và đóng góp tích cực, trách nhiệm của các thành viên Tổ công tác. Kết quả hoạt động Tổ công tác đã góp phần tạo được niềm tin của người dân, doanh nghiệp với Chính phủ và với cả hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, đóng góp tích cực vào thành tựu chung của đất nước và của cả nhiệm kỳ Chính phủ 2016 - 2021.
4. Bên cạnh kết quả đạt được nêu trên, hoạt động đôn đốc, kiểm tra của Tổ công tác của Thủ tướng còn một số hạn chế như một số cuộc kiểm tra mới theo đầu việc, tiến độ và chưa kiểm tra, đánh giá chất lượng kết quả thực hiện; một số cơ quan, địa phương làm việc với Tổ công tác còn mang tính đối phó; một số trường hợp, khi phát hiện hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện nhiệm vụ giao của một số bộ, cơ quan, địa phương, Tổ công tác chỉ dừng lại ở việc kiến nghị giải pháp, hướng khắc phục, chấn chỉnh, chưa kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê bình, xử lý theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao tại Quyết định 1642/QĐ-TTg ngày 19/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI
Với tinh thần quyết liệt, không để nợ đọng nhiệm vụ giao trong nhiệm kỳ 2016 - 2021; thắt chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Đối với Tổ công tác
- Từ nay đến hết nhiệm kỳ Chính phủ 2016 - 2021, tập trung theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quan, địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ giao, nhất là trong công tác hoàn thiện thể chế, chính sách; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi, thúc đẩy phát triển; việc xây dựng, trình các đề án, nhiệm vụ trong Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và trong Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm các nhiệm vụ, đề án phải được thực hiện chất lượng, đúng tiến độ, yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, không để chậm, nợ.
Trong quá trình hoạt động, Tổ công tác cần bám sát yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thực tiễn tình hình thực hiện nhiệm vụ giao của các bộ, cơ quan, địa phương để xác định nội dung, vấn đề trọng tâm cần đôn đốc, kiểm tra.
- Các đồng chí thành viên Tổ công tác tiếp tục nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm hơn nữa, tập trung đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ giao của bộ, ngành mình, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ giao.
- Tiếp tục hoàn thiện, đổi mới phương thức, cách thức hoạt động và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tình hình mới và yêu cầu của thực tiễn, bảo đảm hoạt động hiệu quả, phục vụ tốt hơn công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trong việc thắt chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao chất lượng thực thi công vụ. Tổ công tác không làm thay chức năng của bộ, ngành; thời gian kiểm tra không được làm ảnh hưởng đến hoạt động của bộ, ngành, cơ sở.
2. Đối với các bộ, cơ quan, địa phương
- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan tiếp tục đề cao vai trò, trách nhiệm, có giải pháp giải quyết dứt điểm tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản quy định chi tiết; quyết tâm không để nợ đọng văn bản quy định chi tiết trong nhiệm kỳ này.
- Không chủ quan, sớm bằng lòng về kết quả đã đạt được, tiếp tục quyết liệt hơn nữa trong việc thực hiện nhiệm vụ giao, nhất là các nhiệm vụ giao liên quan đến hoàn thiện thể chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, trong hoạt động sản xuất, kinh doanh được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với tinh thần khẩn trương, kịp thời, không để nợ đọng nhiệm vụ, không chờ đến hạn mới xử lý.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quan tâm chỉ đạo và có giải pháp cụ thể để Tổ công tác của các bộ, cơ quan, địa phương hoạt động, bảo đảm ngày ngày càng hiệu quả và đúng mục đích.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan, địa phương biết, thực hiện./.
Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng; - Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Các thành viên Tổ công tác của TTg; - UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước; - Các cơ quan tham vấn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Viện Kinh tế Việt Nam; - Các Hiệp hội: EuroCham tại Việt Nam, Dệt may Việt Nam, Chế biến và xuất khẩu thủy sản, Vận tải ô tô Việt Nam, Giấy và Bột giấy Việt Nam, Nhựa Việt Nam, Ban phát triển kinh tế tư nhân; - VPCP: Các PCN, Trợ lý TTg, các Vụ, Cục, Cổng TTĐTCP; - Lưu: VT, TH (3b).L | BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM [daky]
Mai Tiến Dũng |