Quyết định 710/QĐ-BTC 2020 thủ tục hành chính mới lĩnh vực hải quan

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi VB

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 710/QĐ-BTC

Quyết định 710/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý.
Đang cập nhật
Số hiệu:710/QĐ-BTCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Vũ Thị Mai
Ngày ban hành:
Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành.
08/05/2020
Ngày hết hiệu lực:
Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng).
Đang cập nhật
Áp dụng:
Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng).
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,...
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Bộ Tài chính công bố 15 TTHC mới ban hành lĩnh vực hải quan

Ngày 08/5/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 710/QĐ-BTC về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính.

Theo đó, công bố kèm theo Quyết định này 15 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính.

Cụ thể, thủ tục hành chính cấp Tổng cục Hải quan gồm: Thủ tục đăng ký, sửa đổi bổ sung thông tin và hủy hiệu lực thông tin tài khoản người sử dụng thông qua Hệ thống ACTS; Thủ tục công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên; Thủ tục đình chỉ, thu hồi quyết định công nhận doanh nghiệp quá cảnh đươc ưu tiên.

Thủ tục hành chính cấp Chi cục Hải quan gồm: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất phát từ Việt Nam quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN khác; Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS từ các nước ngoài ASEAN qua lãnh thổ Việt Nam đến các nước thành viên ASEAN; Thủ tục khai bổ sung tờ khai quá cảnh hải quan;…

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 08/5/2020.

Xem chi tiết Quyết định 710/QĐ-BTC tại đây

tải Quyết định 710/QĐ-BTC

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 710/QĐ-BTC DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Quyết định 710/QĐ-BTC PDF (Bản có dấu đỏ)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH

___________

Số: 710/QĐ-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2020

 

                                                                   

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính

_____________

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

 

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 15 thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 5 năm 2020.

Tổng cục Hải quan thực hiện việc nhập và đăng tải dữ liệu thủ tục hành chính theo quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng các Cục Hải quan tỉnh, thành phố và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Lãnh đạo Bộ;

- Website Bộ Tài chính;

- Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC);

- Lưu: VT, TCHQ.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

Vũ Thị Mai

 

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC HẢI QUAN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI CHÍNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 710/QĐ-BTC ngày 08 tháng 5 năm 2020 của Bộ Tài chính)

 

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính

STT

Tên TTHC

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

I

Thủ tục hành chính cấp Tổng cục Hải quan

1

Thủ tục đăng ký, sửa đổi bổ sung thông tin và hủy hiệu lực thông tin tài khoản người sử dụng thông qua Hệ thống ACTS

Hải quan

Tổng cục Hải quan

2

Thủ tục công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên

Hải quan

Tổng cục Hải quan

3

Thủ tục đình chỉ, thu hồi quyết định công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên

Hải quan

Tổng cục Hải quan

II

Thủ tục hành chính cấp Chi cục Hải quan

1

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất phát từ Việt Nam quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN khác

Hải quan

Chi cục Hảì quan

2

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS từ các nước ngoài ASEAN qua lãnh thổ Việt Nam đến các nước thành viên ASEAN

Hải quan

Chi cục Hải quan

3

Thủ tục khai bổ sung tờ khai quá cảnh hải quan

Hải quan

Chi cục Hải quan

4

Thủ tục hủy tờ khai quá cảnh hải quan

Hải quan

Chi cục Hải quan

5

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN và nhập khẩu vào Việt Nam hoặc hàng hóa quá cảnh từ các nước thành viên ASEAN qua lãnh thổ Việt Nam đến các nước ngoài ASEAN

Hải quan

Chi cục Hải quan

6

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh từ các nước thành viên ASEAN qua lãnh thổ Việt Nam đến các nước thành viên ASEAN khác

Hải quan

Chi cục Hải quan

7

Thủ tục dự phòng thông qua Hệ thống ACTS trong trường hợp Hệ thống ACTS không hoạt động (thủ tục quá cảnh hàng hóa ACTS dự phòng )

Hải quan

Chi cục Hải quan

8

Thủ tục bảo lãnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS

Hải quan

Chi cục Hải quan

9

Thủ tục đặt cọc tiền bảo lãnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS

Hải quan

Chi cục Hải quan

10

Thủ tục miễn bảo lãnh nhiều hành trình thông qua Hệ thống ACTS

Hải quan

Chi cục Hải quan

11

Thủ tục giảm bảo lãnh nhiều hành trình thông qua Hệ thống ACTS

Hải quan

Chi cục Hải quan

12

Thủ tục hủy bỏ bảo lãnh thông qua Hệ thống ACTS

Hải quan

Chi cục Hải quan

 

 

PHẦN II: NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

 

I. Thủ tục hành chính cấp Tổng cục Hải quan

1. Thủ tục đăng ký, sửa đổi bổ sung thông tin và hủy hiệu lực thông tin tài khoản người sử dụng thông qua Hệ thống ACTS

1.1. Trình tự thực hiện:

1.1.1. Đăng ký tài khoản người sử dụng thông qua Hệ thống ACTS

Bước 1: Tổ chức đăng ký tài khoản người sử dụng theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan hải quan (địa chỉ: https://www.customs.gov.vn) và gửi đến thư điện tử hải quan: [email protected] để đề nghị đăng ký;

Bước 2: Sau khi đăng ký thông tin người sử dụng theo mẫu, người sử dụng gửi đến thư điện tử hải quan: [email protected] để tiến hành đăng ký.

Bước 3: Trong thời gian 03 ngày làm việc, cơ quan Hải quan sẽ kiểm tra nội dung đăng ký của người sử dụng và phản hồi kết quả qua thư điện tử của người sử dụng đã đăng ký.

Bước 4: Trường hợp thông tin cung cấp không đầy đủ, không phù hợp cơ quan hải quan gửi yêu cầu sửa đổi bổ sung thông tin hoặc yêu cầu cung cấp thông tin tới người sử dụng.

Trường hợp thông tin cung cấp đầy đủ, phù hợp, cơ quan hải quan phản hồi cho người sử dụng các thông tin về tài khoản người sử dụng và thông tin kết nối tới Hệ thống ACTS.

Trường hợp từ chối thông tin đăng ký của người sử dụng, cơ quan hải quan thông báo rõ lý do từ chối tới người sử dụng.

1.1.2. Hủy hiệu lực thông tin tài khoản ngườii sử dụng thông qua Hệ thống ACTS

Bước 1: Người sử dụng truy cập cổng thông tin điện tử hải quan (địa chỉ: https://www.customs.gov.vn) để lấy mẫu đề nghị hủy hiệu lực tài khoản theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành.

Bước 2: Sau khi điền các thông tin theo mẫu, người sử dụng gửi đề nghị hủy hiệu lực tài khoản đến thư điện tử của cơ quan hải quan: [email protected].vn.

Bước 3: Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị hủy, cơ quan hải quan sẽ kiểm tra nội dung theo đề nghị của người sử dụng và phản hồi kết quả qua thư điện tử của người sử dụng đã đăng ký.

Bước 4: Trường hợp thông tin cung cấp không đầy đủ, không phù hợp cơ quan hải quan gửi yêu cầu sửa đổi tới người sử dụng.

Trường hợp thông tin cung cấp đầy đủ, phù hợp, cơ quan hải quan sẽ chấp nhận yêu cầu hủy hiệu lực tài khoản người sử dụng và cập nhật lên Hệ thống ACTS.

Trường hợp từ chối thông tin đề nghị của người sử dụng, cơ quan hải quan thông báo rõ lý do từ chối tới người sử dụng.

1.1.3. Sửa đổi, bổ sung thông tin đăng ký tài khoản người sử dụng thông qua Hệ thống ACTS

Bước 1: Người sử dụng truy cập cổng thông tin điện tử hải quan (địa chỉ: https://www.customs.gov.vn) để lấy mẫu đề nghị sửa đổi, bổ sung thông tin theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành.

Bước 2: Sau khi điền các thông tin theo mẫu, người sử dụng gửi đề nghị hủy hiệu lực tài khoản đến thư điện tử của cơ quan hải quan: [email protected].

Bước 3: Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị hủy, cơ quan hải quan sẽ kiểm tra nội dung theo đề nghị của người sử dụng và phản hồi kết quả qua thư điện tử của người sử dụng đã đăng ký.

Bước 4: Trường hợp thông tin cung cấp không đầy đủ, không phù hợp cơ quan hải quan gửi yêu cầu sửa đổi tới người sử dụng.

Trường hợp thông tin cung cấp đầy đủ, phù hợp, cơ quan hải quan sẽ chấp nhận yêu cầu hủy hiệu lực tài khoản người sử dụng và cập nhật lên Hệ thống ACTS.

Trường hợp từ chối thông tin đề nghị của người sử dụng, cơ quan hải quan thông báo rõ lý do từ chối tới người sử dụng.

1.2. Cách thức thực hiện: Gửi email.

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Mẫu đăng ký người sử dụng (đối với đăng ký tài khoản người sử dụng);

- Mẫu đề nghị sửa đổi, bổ sung thông tin tài khoản người sử dụng (đối với sửa đổi, bổ sung thông tin tài khoản người sử dụng);

- Mẫu đề nghị hủy hiệu lực tài khoản người sử dụng (hủy hiệu lực tài khoản người sử dụng).

* Số lượng hồ sơ: 01

1.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 03 ngày làm việc.

1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức thực hiện quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS.

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Hải quan.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

+ Cơ quan Hải quan phản hồi cho người sử dụng các thông tin về tài khoản người sử dụng và thông tin kết nối tới Hệ thống ACTS;

+ Cơ quan Hải quan chấp nhận yêu cầu hủy hiệu lực tài khoản người sử dụng và cập nhật lên hệ thống ACTS;

+ Cơ quan Hải quan cập nhật thông qua hệ thống ACTS thông tin sửa đổi, bổ sung của người sử dụng

1.8. Phí, lệ phí: Không có.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

+ Văn bản đăng ký tài khoản người sử dụng theo Mẫu số 01/ĐKTKNSD Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BTC ngày 22/05/2020 của Bộ Tài chính.

+ Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 02/SĐTTNSD Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BTC ngày 22/05/2020 của Bộ Tài chính.

+ Văn bản đề nghị hủy hiệu lực tài khoản theo Mẫu số 03/HHLTKNSD Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BTC ngày 22/05/2020 của Bộ Tài chính.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Điều 22 Nghị định số 46/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ Quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh Hải quan.

 

 

Phụ lục I

MẪU ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN NGƯỜI SỬ DỤNG; ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ HỦY HIỆU LỰC TÀI KHOẢN NGƯỜI SỬ DỤNG TRÊN HỆ THỐNG ACTS

(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BTC ngày 22 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

STT

Tên biểu mẫu

Số hiệu

1

Đăng ký tài khoản người sử dụng

Mẫu số 01/ĐKTKNSD

2

Giấy ủy quyền

Mẫu số 01/ĐKTKNSD/PL

3

Đề nghị sửa đổi, bổ sung thông tin người sử dụng

(Mẫu số 02/SĐTTNSD)

4

Đề nghị hủy tài khoản người sử dụng

(Mẫu số 03/HHLTKNSD)

 
 

Mẫu số 01/ĐKTKNSD

TÊN CÔNG TY …..

____________

Số: ......

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

…, ngày…tháng ... năm...

 

 

Kính gửi: Tổng cục Hải quan

 

Căn cứ quy định tại Điều 22 Nghị định số 46/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2020 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 Hệ thống quá cảnh hải quan, Công ty đề nghị Tổng cục Hải quan xem xét, phê duyệt đăng ký tài khoản người sử dụng Hệ thống ACTS với các thông tin cụ thể như sau:

STT

Thông tin cơ bản

Thông tin chi tiết

Thông tin bắt buộc

I

Thông tin doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp (nêu rõ là công ty hay chi nhánh):

X

Số giấy chứng nhận đầu tư/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

X

Địa chỉ doanh nghiệp:

X

Mã bưu điện:

X

Mã quốc gia:

X

Số điện thoại:

X

Số fax:

X

Email:

X

II

Thông tin người đại diện theo pháp luật

Website:

 

Họ và tên:

X

Chức vụ:

 

Địa chỉ:

X

Số điện thoại:

X

Số fax:

 

Email:

X

III

Mã nhận dạng

Mã số thuế của doanh nghiệp:

X

Mã định danh doanh nghiệp (TIN) do cơ quan hải quan cấp trước đó

 

 

Công ty cam kết những thông tin trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin này.

Hồ sơ gửi kèm:

- Giấy chứng nhận đầu tư/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 01 bản chụp.

- Giấy ủy quyền cho nhân viên của Công ty được thực hiện thủ tục quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS: .... bản chính.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: ..,

 

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

 

Mẫu số 01/ĐKTKNSD/PL

TÊN CÔNG TY...

________

Số: ….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

…, ngày ... tháng ... năm...

 

 

GIẤY ỦY QUYỀN

 

Tên công ty:...

Mã số thuế:...

Địa chỉ trụ sở:...

Số điện thoại:...

Số fax:...

Email:

Website:....................

Ủy quyền cho các ông/bà là cán bộ, nhân viên của Công ty có thông tin sau được thực hiện thủ tục quá cảnh hàng hóa của Công ty thông qua Hệ thống ACTS, cụ thể như sau:

STT

Thông tin cơ bản

Thông tin chi tiết

Thông tin bắt buộc

I

Thông tin nhân viên

Họ và tên:

X

Số chứng minh thư/số thẻ căn cước công dân/số hộ chiếu:

Nơi cấp:

Ngày hết hạn:

X

Mã số thuế:

X

Địa chỉ:

X

Mã bưu điện:

X

Mã quốc gia:

X

II

Thông tin người liên hệ

Họ và tên:

X

Số điện thoại:

X

Số fax:

 

Email:

X

III

Xác nhận

Nhân viên được ủy quyền ký tên:

X

Đại diện doanh nghiệp ủy quyền ký tên, đóng dấu:

X

 

Lưu ý: Một giấy ủy quyền chỉ áp dụng cho 01 nhân viên.

 

 

Mẫu 02/SĐTTNSD

TÊN CÔNG TY...

______

Số: …..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

…, ngày ... tháng ... năm...

 

 

Kính gửi: Tổng cục Hải quan

 

Tên công ty:...

Địa chỉ:...

Mã số thuế:...

Số điện thoại:...

Số fax:...

Email:

Website: ...

Số giấy chứng nhận đầu tư/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:...; cấp lần đầu ngày:...; cơ quan cấp:...

Mã TIN trên Hệ thống ACTS:....

Căn cứ quy định tại Điều 22 Nghị định số 46/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2020 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh hải quan, Công ty đề nghị Tổng cục Hải quan xem xét, phê duyệt nội dung sửa đổi, bổ sung thông tin đăng ký người sử dụng trên Hệ thống ACTS của Công ty như sau:

STT

Nội dung chỉ tiêu đã đăng ký

Nội dung chỉ tiêu yêu cầu sửa đổi, bổ sung

Lý do

 

 

 

 

 

Trân trọng./.

(Hồ sơ gửi kèm:...)

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: ...

 

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

Mẫu số 03/HHLTKNSD

TÊN CÔNG TY...

______

Số: …

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

…, ngày ... tháng ... năm...

 

 

 

Kính gửi: Tổng cục Hải quan

 

Tên công ty: ...

Địa chỉ: ...

Mã số thuế: ...

Số điện thoại: ...

Số fax:...

Email: ...

Website: ...

Giấy chứng nhận đầu tư/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:...; cấp lần đầu ngày:...; cơ quan cấp:...

Mã TIN trên Hệ thống ACTS:....

Căn cứ quy định tại Điều 22 Nghị định số 46/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2020 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh hải quan, Công ty đề nghị Tổng cục Hải quan xem xét, phê duyệt hủy tài khoản đăng ký người sử dụng của Công ty trên Hệ thống ACTS.

Lý do xin hủy:....

Trân trọng./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: ...

 

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

2. Thủ tục công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên

2.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Tổng cục Hải quan để được xem xét áp dụng chế độ ưu tiên (hồ sơ bao gồm: Văn bản đề nghị theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trường hợp doanh nghiệp Việt Nam), giấy phép thành lập (đối với chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài); Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 02 (hai) năm tài chính liên tục, gần nhất; Báo cáo kiểm toán trong 02 năm tài chính liên tục, gần nhất).

Bước 2: Tổng cục Hải quan thẩm định điều kiện để áp dụng chế độ ưu tiên bao gồm:

+ Thẩm định hồ sơ:

Kiểm tra hồ sơ công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên để đảm bảo tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ do doanh nghiệp nộp; đối chiếu thông tin, kiểm tra niêm phong đặc biệt (đối với trường hợp doanh nghiệp sử dụng niêm phong đặc biệt) do doanh nghiệp cung cấp, thông tin thu thập được với điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên quy định tại Điều 32 Nghị định 46/2020/NĐ-CP.

Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng các điều kiện để được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị, Tổng cục Hải quan có văn bản trả lời doanh nghiệp, nêu rõ lý do không đáp ứng.

Trường hợp doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị, Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo về kế hoạch kiểm tra thực tế cho doanh nghiệp. Tổng cục Hải quan thực hiện kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp sau 10 ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản thông báo cho doanh nghiệp.

+ Kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp: kiểm tra hồ sơ, chứng từ, tài liệu liên quan đến hoạt động quá cảnh mà doanh nghiệp đã thực hiện trong thời hạn 05 năm gần nhất để đánh giá việc đáp ứng của doanh nghiệp đối với các điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định 46/2020/NĐ-CP.

Thời gian kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp tối đa 03 ngày làm việc tính từ thời điểm doanh nghiệp cung cấp đủ hồ sơ, chứng từ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan hải quan. Kết thúc kiểm tra thực tế, phải có Biên bản báo cáo kết quả kiểm tra hồ sơ, kết quả kiểm tra thực tế có xác nhận của cơ quan hải quan và của doanh nghiệp, lưu vào hồ sơ công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên.

Bước 3: Căn cứ Biên bản báo cáo kết quả kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp, dữ liệu của ngành hải quan, các thông tin thu thập và kết quả xác minh thông tin bổ sung (nếu có), trường hợp doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện áp dụng chế độ tiên, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký quyết định công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành. Thời hạn ban hành quyết định công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên được thực hiện trong vòng 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 46/2020/NĐ-CP.

Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng các điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên, trong thời hạn 03 (ba) làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan có văn bản trả lời doanh nghiệp, nêu rõ lý do không đáp ứng.

2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Tổng cục Hải quan

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Văn bản đề nghị theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trường hợp doanh nghiệp Việt Nam), giấy phép thành lập (đối với chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài);

- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 02 (hai) năm tài chính liên tục, gần nhất;

- Báo cáo kiểm toán trong 02 năm tài chính liên tục, gần nhất.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2.4. Thời hạn giải quyết:

Thời hạn ban hành quyết định công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên được thực hiện trong vòng 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Doanh nghiệp thực hiện thủ tục quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS.

2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Tổng cục Hải quan

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên theo Mẫu số 04/QĐCNDNƯT Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BTC ngày 22/05/2020 của Bộ Tài chính.

2.8. Phí, lệ phí: không có.

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Văn bản đề nghị theo Mẫu số 04/QĐCNDNƯT Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BTC ngày 22/05/2020 của Bộ Tài chính.

2.10 Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Doanh nghiệp quá cảnh đề nghị được áp dụng chế độ ưu tiên phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Điều kiện về trụ sở của doanh nghiệp:

Doanh nghiệp quá cảnh là doanh nghiệp Việt Nam có trụ sở tại Việt Nam hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp quá cảnh nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép thành lập và có trụ sở tại Việt Nam.

- Điều kiện về mức độ sử dụng thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS:

Doanh nghiệp thực hiện thủ tục quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS phải đảm bảo lượng tờ khai quá cảnh hải quan thông qua Hệ thống ACTS tối thiểu bằng 60% (sáu mươi phần trăm) tổng số tờ khai quá cảnh qua các nước ASEAN mà doanh nghiệp thực hiện trong 01 năm tính đến thời điểm doanh nghiệp đề nghị công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên;

- Điều kiện về chấp hành tốt pháp luật kiểm toán:

Báo cáo tài chính hàng năm phải được kiểm toán bởi công ty kiểm toán đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập. Ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính nêu trong báo cáo kiểm toán phải là ý kiến chấp nhận toàn phần theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

- Điều kiện về lưu giữ hồ sơ hải quan, sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác liên quan đến hàng hóa quá cảnh:

Hồ sơ hải quan, sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác liên quan đến hàng hóa quá cảnh phải được doanh nghiệp lưu giữ theo quy định của pháp luật về hải quan.

- Điều kiện tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế:

+ Tính đến thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên, doanh nghiệp không nợ quá hạn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.

+ Trong thời hạn 05 (năm) năm liên tục tính đến thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên, doanh nghiệp không vi phạm các quy định của pháp luật về thuế, hải quan tới mức bị xử lý vi phạm về các hành vi:

++ Trốn thuế, gian lận thuế và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;

++ Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có hình thức, mức xử vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục hải quan và chức danh tương đương.

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định 46/2020/NĐ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh Hải quan

- Thông tư số 42/2020/TT-BTC ngày 22/05/2020 của Bộ Tài chính quy định về chỉ tiêu thông tin, mẫu chứng từ để thực hiện thủ tục quá cảnh hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 46/2020/NĐ-CP.

 

 

Mẫu số 01/VBĐNADCĐƯT

TÊN CÔNG TY...

______

Số: …..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

…, ngày ... tháng ... năm...

 

 

Kính gửi: Tổng cục Hải quan

 

Tên công ty:...

Mã số thuế:...

Địa chỉ trụ sở:...

Số điện thoại:..

Số fax:...

Email: ...

Website: ...

Giấy chứng nhận đầu tư/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:............................... ;... cấp lần đầu ngày:...; cơ quan cấp:...

(Nếu có thay đổi, đề nghị kê khai đầy đủ từng lần thay đổi)

Loại hình doanh nghiệp:...

Ngành, nghề kinh doanh:...

Đầu mối đại diện của Công ty:.................. ;... Chức vụ:...; số điện thoại di động:...;

E- mail:...

Căn cứ quy định tại Điều 32 Nghị định số 46/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2020 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 Hệ thống quá cảnh hải quan, Công ty ... đã tự đánh giá, đối chiếu với điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định số 46/2020/NĐ-CP và nhận thấy có đủ điều kiện để được công nhận là doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên, cụ thể:

1. Về trụ sở của doanh nghiệp:

(Nêu rõ địa chỉ thường trú của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam)

2. Về mức độ sử dụng thủ tục quá cảnh thông qua hệ thống ACTS:

Từ ngày.......... đến ngày................ Công ty đã thực hiện ...tờ khai quá cảnh hải quan thông qua Hệ thống ACTS bằng ....% tổng số tờ khai quá cảnh (..... tờ khai) qua các nước ASEAN mà doanh nghiệp thực hiện.

3. Về chấp hành tốt pháp luật kiểm toán:

(Nêu rõ: Báo cáo tài chính của Công ty được kiểm toán bởi công ty kiểm toán đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập).

4. Về lưu giữ hồ sơ hải quan, sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác liên quan đến hàng hóa quá cảnh

(Nêu rõ: Công ty thực hiện lưu giữ theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan năm 2014).

5. Về tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế

5.1) Tuân thủ pháp luật hải quan

Trong 5 năm trở về trước (tính từ ngày ... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm ...), Công ty ... tự đánh giá là tuân thủ tốt pháp luật hải quan. Căn cứ đánh giá của Công ty là Thông tư ..., Nghị định ..., Luật...

Số lần Công ty ... bị cơ quan hải quan xử phạt vi phạm (nếu có):

(Kê theo từng quyết định xử phạt)

Quyết định xử phạt số:                                                    Ngày:

Cơ quan xử phạt:

Hành vi vi phạm:

Số tiền bị xử phạt:

Hình thức phạt bổ sung (nếu có):

5.2) Tuân thủ pháp luật thuế

Tính đến thời điểm hiện tại (thời điểm Công ty đề nghị), Công ty không nợ quá hạn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.

6. Điều kiện về sử dụng niêm phong đặc biệt

Nêu rõ số niêm phong đặc biệt (bao gồm cả niêm phong đã thay đổi, bổ sung) đã được cơ quan hải quan chấp nhận.

Công ty... xin đảm bảo và chịu trách nhiệm trước pháp luật những thông tin, tài liệu gửi kèm công văn này là trung thực, chính xác, cam kết chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và Nghị định số 46/2020/NĐ-CP ngày 09/04/2020 của Chính phủ.

Đề nghị Tổng cục Hải quan xem xét, quyết định công nhận Công ty... là doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên./.

(Hồ sơ gửi kèm:...)

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: ...

 

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

3. Thủ tục đình chỉ, thu hồi quyết định công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên

3.1. Trình tự thực hiện:

- Đình chỉ quyết định công nhận doanh nghiệp được ưu tiên:

Bước 1: Doanh nghiệp thông báo cho Tổng cục Hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành về các điều kiện mà doanh nghiệp không còn đáp ứng theo quy định tại Điều 32 Nghị định 46/2020/NĐ-CP.

Trường hợp cơ quan hải quan phát hiện doanh nghiệp không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định 46/2020/NĐ-CP, thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp.

Bước 2: Sau khi thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp các điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định này mà doanh nghiệp không đáp ứng hoặc căn cứ thông báo của doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 35 Nghị định 46/2020/NĐ-CP hoặc sau khi thu thập đủ chứng từ, tài liệu có cơ sở xác định doanh nghiệp vi phạm pháp luật hải quan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Nghị định 46/2020/NĐ-CP Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký quyết định đình chỉ quyết định công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên.

- Thu hồi quyết định đình chỉ doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên:

Bước 1: Doanh nghiệp thông báo theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành và gửi các chứng từ chứng minh đã khắc phục các điều kiện không đáp ứng chế độ ưu tiên, trong thời hạn quy định tại điểm a khoản 2 Điều 35 Nghị định 46/2020/NĐ-CP cho Tổng cục Hải quan;

Bước 2: Sau khi tiếp nhận, kiểm tra văn bản thông báo và chứng từ chứng minh quy định tại điểm b khoản 3 Điều 35 Nghị định 46/2020/NĐ-CP và đối chiếu với quy định tại Điều 32 Nghị định 46/2020/NĐ-CP, thực hiện kiểm tra điều kiện mà doanh nghiệp đã khắc phục theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 46/2020/NĐ-CP.

Bước 3: Trường hợp doanh nghiệp đáp ứng điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký quyết định thu hồi quyết định đình chỉ doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên.

- Thu hồi quyết định công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên:

Bước 1: Gửi đơn theo Mẫu số 06/VBTBCĐƯT tại Thông tư số 42/2020/TT-BTC cho Tổng cục Hải quan trong trường hợp đề nghị từ bỏ chế độ ưu tiên;

Bước 2: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị từ bỏ chế độ ưu tiên của doanh nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký quyết định thu hồi quyết định công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên;

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 35 Nghị định 46/2020/NĐ-CP, nhưng doanh nghiệp không khắc phục được các điều kiện ưu tiên hoặc không thực hiện xong quyết định xử phạt của cơ quan hải quan; hoặc sau khi thu thập đủ chứng từ, tài liệu có cơ sở xác định doanh nghiệp vi phạm pháp luật hải quan quy định tại điểm c khoản 2 Điều 35 Nghị định 46/2020/NĐ-CP, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký quyết định thu hồi quyết định công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên

3.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính đến Tổng cục Hải quan.

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

- Mẫu số 06/VBTBCĐƯT Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BTC về việc đề nghị từ bỏ chế độ ưu tiên.

- Mẫu thông báo số 08/VBTBKPĐKCĐƯT Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BTC về các điều kiện mà doanh nghiệp không còn đáp ứng;

- Mẫu thông báo số 09/VBTBĐĐƯCĐƯT Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BTC về việc khắc phục các điều kiện không đáp ứng chế độ ưu tiên.

- Chứng từ chứng minh đã khắc phục các điều kiện không đáp ứng chế độ ưu tiên.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân thực hiện quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS.

3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Hải quan.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định đình chỉ, thu hồi quyết định công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên.

3.8. Phí, lệ phí: Không có.

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Mẫu số 06/VBTBCĐƯT Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BTC về việc đề nghị từ bỏ chế độ ưu tiên.

- Mẫu thông báo số 08/VBTBKPĐKCĐƯT Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BTC về các điều kiện mà doanh nghiệp không còn đáp ứng;

- Mẫu thông báo số 09/VBTBĐĐƯCĐƯT Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BTC về việc khắc phục các điều kiện không đáp ứng chế độ ưu tiên.

3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Điều 35 Nghị định số 46/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ Quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh Hải quan.

 

 

Mẫu số 06/VBTBCĐƯT

TÊN CÔNG TY...

______

Số: …..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

…, ngày ... tháng ... năm...

 

 

 

Kính gửi: Tổng cục Hải quan.

 

Tên công ty:...

Mã số thuế:...

Địa chỉ trụ sở:...

Số điện thoại:..

Số fax:...

Website: ...

Được công nhận là doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên theo Quyết định số: .... ngày     tháng    năm      của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

Nay Công ty xin được từ bỏ áp dụng chế độ ưu tiên của doanh nghiệp quá cảnh vì... (nêu rõ lý do).

Đề nghị Tổng cục Hải quan xem xét và chấp nhận đơn đề nghị từ bỏ áp dụng chế độ ưu tiên quá cảnh của Công ty chúng tôi.

Trân trọng./.

                                       

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu:...

ĐẠI DIỆN CÔNG TY...

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu số 08/VBTBKĐƯCĐƯT

TÊN CÔNG TY...

______

Số: …..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

…, ngày ... tháng ... năm...

 

 

Kính gửi: Tổng cục Hải quan

 

Tên công ty:...

Mã số thuế:...

Địa chỉ trụ sở:...

Số điện thoại:.,.;

Số fax:...

Email: ....

Website:......

Đối chiếu với các điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định số 46/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2020 của Chính phủ, hiện Công ty không còn đáp ứng điều kiện sau:

1. .............

2. ...............

3. .............

…..

(Doanh nghiệp nêu cụ thể sự thay đổi hoặc vi phạm và đưa ra lý do giải trình, cam kết khắc phục (nếu có))

Công ty chúng tôi xin cam kết có thể khắc phục được vấn đề nêu trên để tiếp tục đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định số 46/2020/NĐ-CP ngày 09/04/2020 của Chính phủ trong thời gian...

Công ty rất mong Tổng cục Hải quan xem xét và chấp nhận./.

(Hồ sơ gửi kèm:...)

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu:...

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu số 09/VBTBĐĐƯCĐƯT

TÊN CÔNG TY...

______

Số: …..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

…, ngày ... tháng ... năm...

 

 

 

Kính gửi: Tổng cục Hải quan

 

Tên công ty:...

Mã số thuế:...

Địa chỉ trụ sở:...

Số điện thoại:.,.;

Số fax:...

Email: ....

Website:......

Tổng cục Hải quan đã có Quyết định số................................ ngày ... tháng ... năm .... về việc đình chỉ Quyết định công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên do Công ty chúng tôi không còn đáp ứng đối với điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định số 46/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2020 của Chính phủ, cụ thể:

1. .............

2. ...............

3. .............

…..

Nay, Công ty chúng tôi đã khắc phục được các điều kiện không đáp ứng chế độ ưu tiên (Công ty nêu cụ thể biện pháp khắc phục và kết quả) nêu trên và đảm bảo đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định 46/2020/NĐ-CP ngày 09/04/2020 của Chính phủ.

Vậy, Công ty đề nghị Tổng cục Hải quan xem xét, thu hồi Quyết định đình chỉ doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên và cho phép Công ty chúng tôi tiếp tục được thực hiện thủ tục quá cảnh theo chế độ ưu tiên. Trân trọng./.

(Hồ sơ gửi kèm:....)

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu:...

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

II. Thủ tục hành chính cấp Chi cục hải quan:

1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất phát từ Việt Nam quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN khác

1.1. Trình tự thực hiện:

a) Trường hợp thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS thực hiện tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu

Bước 1: Người khai hải quan khai đầy đủ thông tin tờ khai hải quan quá cảnh và gửi kèm các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.

Bước 2: Trường hợp lô hàng phải kiểm tra hồ sơ hải quan, Chi cục hải quan điểm đi (Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu) kiểm tra, đối chiếu các thông tin của tờ khai quá cảnh hải quan đã được Hệ thống ACTS chấp nhận khai báo, cấp số tham chiếu tờ khai quá cảnh hải quan (viết tắt là ARN) với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan xuất trình.

Bước 3: Trường hợp lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hóa, Chi cục hải quan điểm đi kiểm tra, đối chiếu thông tin của tờ khai quá cảnh đã được Hệ thống ACTS chấp nhận khai báo, cấp số ARN và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan với thực tế hàng hóa do người khai hải quan xuất trình.

Bước 4: Chi cục hải quan điểm đi thực hiện niêm phong container, cập nhật số niêm phong hải quan hoặc ghi nhận thông tin trên biên bản chứng nhận đối với trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được thông qua Hệ thống ACTS.

Bước 5: Chi cục hải quan điểm đi phê duyệt hàng hóa được vận chuyển quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS; Giao người khai hải quan 01 bản TAD in từ Hệ thống ACTS để sử dụng làm chứng từ đi kèm hàng hóa quá cảnh;

Bước 6: Chi cục hải quan điểm đi theo dõi, phối hợp với các cơ quan liên quan (cơ quan bảo lãnh, hải quan cửa khẩu xuất, hải quan nước quá cảnh và hải quan nước đến) để xử lý những bất thường xảy ra trong quá trình quá cảnh hàng hóa theo quy định.

Bước 7: Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất (Chi cục hải quan quá cảnh tại Việt Nam) kiểm tra, đối chiếu thông tin trên TAD do người khai hải quan xuất trình với thông tin tờ khai quá cảnh hải quan trên Hệ thống ACTS; kiểm tra nguyên trạng hàng hóa; kiểm tra niêm phong hải quan hoặc niêm phong đặc biệt đối với trường hợp hàng hóa quá cảnh của doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên.

Trường hợp kết quả kiểm tra không phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì Chi cục hải quan quá cảnh phê duyệt hàng hóa được tiếp tục hành trình quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS.

Trường hợp kết quả kiểm tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm về niêm phong, hàng hóa không còn nguyên trạng thì Chi cục hải quan quá cảnh thực hiện lập biên bản xác nhận tình trạng hàng hóa và thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa, ghi nhận kết quả kiểm tra thông qua Hệ thống ACTS.

Chi cục trưởng Chi cục hải quan quá cảnh căn cứ mức độ vi phạm để xem xét, quyết định việc cho phép tiếp tục hành trình quá cảnh hoặc dừng làm thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS.

Trường hợp cho phép tiếp tục hành trình quá cảnh thì thực hiện niêm phong hoặc lập biên bản chứng nhận đối với trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được; cập nhật số niêm phong mới hoặc ghi nhận thông tin trên biên bản chứng nhận thông qua Hệ thống ACTS đồng thời các thông tin này ghi nhận trên TAD.

Trường hợp dừng làm thủ tục hải quan, thông báo cho Chi cục hải quan điểm đi để thực hiện hủy tờ khai theo quy định tại Điều 11 Nghị định 46/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ và hướng dẫn người khai hải quan thực hiện tiếp các thủ tục xuất khẩu theo quy định.

Bước 8: Xác nhận hàng hóa đã qua biên giới thông qua Hệ thống ACTS.

b) Trường hợp thủ tục quá cảnh hàng hóa được thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu:

Bước 1: Người khai hải quan khai đầy đủ thông tin tờ khai hải quan quá cảnh và gửi kèm các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.

Bước 2: Trường hợp lô hàng phải kiểm tra hồ sơ hải quan, Chi cục hải quan điểm đi (Chi cục Hải quan cửa khẩu) kiểm tra, đối chiếu các thông tin của tờ khai quá cảnh hải quan đã được Hệ thống ACTS chấp nhận khai báo, cấp số tham chiếu tờ khai quá cảnh hải quan (viết tắt là ARN) với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan xuất trình.

Bước 3: Trường hợp lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hóa, Chi cục hải quan điểm đi kiểm tra, đối chiếu thông tin của tờ khai quá cảnh đã được Hệ thống ACTS chấp nhận khai báo, cấp số ARN và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan với thực tế hàng hóa do người khai hải quan xuất trình.

Bước 4: Chi cục hải quan điểm đi thực hiện niêm phong container, cập nhật số niêm phong hải quan hoặc ghi nhận thông tin trên biên bản chứng nhận đối với trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được thông qua Hệ thống ACTS.

Bước 5: Chi cục hải quan điểm đi phê duyệt hàng hóa được vận chuyển quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS; Giao người khai hải quan 01 bản TAD in từ Hệ thống ACTS để sử dụng làm chứng từ đi kèm hàng hóa quá cảnh;

Bước 6: Chi cục hải quan điểm đi theo dõi, phối hợp với các cơ quan liên quan (cơ quan bảo lãnh, hải quan nước quá cảnh và hải quan nước đến) để xử lý những bất thường xảy ra trong quá trình quá cảnh hàng hóa theo quy định

1.2. Cách thức thực hiện: Khai thông tin tờ khai quá cảnh hải quan và gửi kèm các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan thông qua Hệ thống ACTS. Trường hợp Hệ thống ACTS chưa có chức năng đính kèm chứng từ thuộc hồ sơ hải quan thì người khai hải quan nộp bản giấy cho cơ quan hải quan;

1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

a) Tờ khai quá cảnh hải quan theo các chỉ tiêu thông tin theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BTC ngày 22/05/2020 của Bộ Tài chính;

b) Giấy phép quá cảnh hàng hóa hoặc chứng từ tương đương trong trường hợp pháp luật của các nước thành viên ASEAN trong hành trình quá cảnh quy định phải có giấy phép quá cảnh hàng hóa hoặc chứng từ tương đương: 01 bản chụp;

c) Thư bảo lãnh hoặc chứng từ đặt cọc tiền thuế: 01 bản chính;

Đối với bảo lãnh nhiều hành trình, người khai hải quan nộp bản chính khi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan lần đầu có sử dụng bảo lãnh đó;

d) Tờ khai xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục xuất khẩu: 01 bản chụp.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1.4. Thời hạn giải quyết: Thời hạn thực hiện theo Điều 23 Luật hải quan:

- Đối với kiểm tra hồ sơ: chậm nhất 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;

- Đối với kiểm tra thực tế hàng hóa: chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định. Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.

1.5 Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân thực hiện quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS.

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Hải quan.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Tờ khai hải quan quá cảnh được phê duyệt.

1.8. Phí, lệ phí: Không có.

1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai quá cảnh hải quan theo các chỉ tiêu thông tin theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BTC ngày 22/05/2020 của Bộ Tài chính.

1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có

1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật hải quan năm 2014

- Điều 8 Nghị định số 46/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh Hải quan.

- Thông tư số 42/2020/TT-BTC ngày 22/05/2020 của Bộ Tài chính quy định về chỉ tiêu thông tin, mẫu chứng từ để thực hiện thủ tục quá cảnh hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 46/2020/NĐ-CP.

 

 

Phụ lục II

CHỈ TIÊU THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA QUÁ CẢNH THÔNG QUA HỆ THỐNG ACTS

(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BTC ngày 22 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

I. Danh sách các chứng từ khai báo:

STT

Tên biểu mẫu

1

Chỉ tiêu thông tin đăng ký Tờ khai quá cảnh hải quan thông qua Hệ thống ACTS.

2

Chỉ tiêu về hủy, sửa đổi bổ sung tờ khai quá cảnh hải quan thông qua Hệ thống ACTS; đăng ký thông báo hàng đến tại cơ quan hải quan điểm đích thông qua Hệ thống ACTS.

 

II. Chỉ tiêu khai báo Tờ khai quá cảnh hải quan thông qua Hệ thống ACTS

 

Chỉ tiêu thông tin

Mô tả, ghi chú

Bảng mã bắt buộc

 

THÔNG TIN CƠ BẢN

 

Thông tin về tờ khai.

1

Số tham chiếu doanh nghiệp

Nhập mã số thuế của doanh nghiệp

X

2

Tên loại hình hồ sơ khai báo

Chọn loại hình hồ sơ khai báo

X

3

Mã nước đích của hành trình quá cảnh

Chọn quốc gia dự kiến cuối cùng của hành trình quá cảnh

 

4

Mã quốc gia xuất khẩu

Chọn mã quốc gia xuất khẩu

 

5

Mã địa điểm xếp hàng của doanh nghiệp ưu tiên

Chọn mã địa điểm xếp hàng (áp dụng đối với doanh nghiệp ưu tiên)

 

6

Thời gian nộp tờ khai

Chọn ngày nộp tờ khai

X

7

Cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai

Chọn cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai

X

8

Vị trí, tên địa điểm xếp hàng

Chọn mã địa điểm xếp hàng

 

 

Thông tin về các cơ quan hải quan

9

Cơ quan hải quan tại điểm đi

Chọn cơ quan hải quan tại điểm đi

X

10

Cơ quan hải quan tại điểm đích

Chọn cơ quan hải quan tại điểm đích

X

11

Các cơ quan hải quan quá cảnh

Chọn các cơ quan hải quan nơi hàng hóa quá cảnh

X

 

Thông tin chi tiết về hàng hóa

12

Tổng số mặt hàng khai báo

Nhập tổng số mặt hàng khai báo

X

13

Tổng trọng lượng (Gross)

Nhập tổng trọng lượng lô hàng

X

14

Tiền tệ

Chọn loại tiền tệ sử dụng

X

15

Tổng số kiện hàng

Nhập tổng số kiện lô hàng

 

16

Trị giá hàng hóa

Nhập trị giá lô hàng theo tổng trị giá hóa đơn

X

17

Hàng chứa trong container

Trường hợp hàng hóa chứa trong container, tích vào ô này

 

 

THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ DOANH NGHIỆP

 

Thông tin về chủ hàng

18

Mã định danh doanh nghiệp (mã TIN)

Nhập mã TIN do cơ quan hải quan cấp theo định dạng như sau: VN + Mã số thuế (Ví dụ: doanh nghiệp có mã số thuế là 123456 thì mã TIN sẽ là VN123456)

X

19

Tên chủ hàng

Nhập tên doanh nghiệp (chủ hàng hóa)

 

20

Địa chỉ (số nhà, tên phố)

Nhập địa chỉ doanh nghiệp

 

21

Mã bưu điện

Nhập mã bưu điện mà doanh nghiệp có trụ sở

 

22

Thành Phố

Chọn tên thành phố mà doanh nghiệp có trụ sở

 

23

Mã quốc gia

Chọn mã quốc gia mà doanh nghiệp có trụ sở

 

24

Quận/Huyện

Nhập tên quận/huyện nơi doanh nghiệp có trụ sở

 

25

Số điện thoại liên hệ

Nhập số điện thoại liên hệ của doanh nghiệp

 

26

Địa chỉ email

Nhập địa chỉ email của doanh nghiệp

 

 

Thông tin công ty xuất khẩu

27

Mã TIN

Nhập mã TIN của công ty xuất khẩu

 

28

Tên nhà xuất khẩu

Nhập tên công ty xuất khẩu

 

29

Địa chỉ

Nhập địa chỉ của công ty xuất khẩu

 

30

Mã bưu điện

Nhập mã bưu điện nơi công ty xuất khẩu có trụ sở

 

31

Thành phố

Nhập tên thành phố nơi công ty xuất khẩu có trụ sở

 

32

Mã quốc gia

Chọn mã quốc gia nơi công ty xuất khẩu có trụ sở

 

33

Quận/Huyện

Nhập tên quận/huyện nơi công ty xuất khẩu có trụ sở

 

 

Thông tin công ty nhập khẩu

34

Mã TIN

Nhập mã TIN của công ty nhập khẩu

 

35

Tên người nhận hàng

Nhập tên công ty nhập khẩu

 

36

Địa chỉ

Nhập tên địa chỉ của công ty nhập khẩu

 

37

Mã bưu điện

Nhập mã bưu điện nơi công ty nhập khẩu có trụ sở

 

38

Thành phố

Nhập tên thành phố nơi công ty nhập khẩu có trụ sở

 

39

Mã quốc gia

Chọn mã quốc gia nơi công ty nhập khẩu có trụ sở

 

40

Quận/Huyện

Nhập tên quận/huyện nơi công ty nhập khẩu có trụ sở

 

Thông tin người đại diện được ủy quyền thực hiện thủ tục hải quan quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS (đại lý hải quan)

Trường hợp người khai hải quan là đại lý hải quan thì phải khai báo các chỉ tiêu số 41 và 42

41

Mã TIN

Nhập mã TIN của đại lý hải quan

X

42

Tên đại lý hải quan

Nhập tên đại lý hải quan

 

 

Thông tin người khai

43

Số chứng minh thư/số căn cước công dân/số hộ chiếu

Nhập số chứng minh thư/số căn cước công dân/số hộ chiếu

X

44

Tên người khai hải quan

Nhập tên người khai hải quan

 

45

Chức vụ người khai hải quan

Nhập chức vụ của người khai hải quan

 

 

THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ VẬN CHUYỂN

 

Thông tin chi tiết vận chuyển tại điểm đi

46

Mã phương thức vận chuyển

Chọn mã phương thức vận chuyển

X

47

Quốc tịch phương tiện vận chuyển

Chọn quốc tịch phương tiện vận chuyển

X

48

Số đăng ký phương tiện (xe tải)

Nhập số đăng ký phương tiện (xe tải)

X

49

Số đăng ký phương tiện (sơ mi rơ moóc)

Nhập số đăng ký của xe sơ mi rơ moóc

 

50

Đăng ký phương tiện bổ sung (xe sơ mi rơ moóc)

Nhập số đăng ký bổ sung của xe sơ mi rơ moóc

 

51

Số giấy phép phương tiện vận chuyển hàng hóa qua biên giới các nước ASEAN

Nhập số giấy phép do Tổng cục đường Bộ - Bộ Giao thông vận tải cấp.

X

 

Thông tin chi tiết phương tiện vận chuyển qua biên giới

52

Mã loại hình vận chuyển

Chọn mã loại hình vận chuyển

 

53

Số phương tiện vận chuyển qua biên giới

Nhập số phương tiện vận chuyển qua biên giới

 

54

Quốc tịch phương tiện vận chuyển

Chọn quốc tịch phương tiện vận chuyển

 

 

Thủ tục quá cảnh

55

Số doanh nghiệp ưu tiên

Trường hợp doanh nghiệp ưu tiên thì nhập số doanh nghiệp ưu tiên

 

56

Ngày dự kiến vận chuyển đi

Chọn ngày dự kiến vận chuyển đi

X

57

Ngày dự kiến vận chuyển đến đích

Chọn ngày dự kiến vận chuyển đến đích

X

58

Thủ tục đơn giản

Trường hợp doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên đăng ký sử dụng thủ tục đơn giản thì tích vào ô này

 

 

Tuyến đường vận chuyển

59

Tuyến đường

Chọn tuyến đường vận chuyển hàng hóa quá cảnh

X

 

THÔNG TIN BỔ SUNG

60

Mã, số container

Nhập mã, số container

 

61

Số lượng seal

Nhập số lượng seal

 

62

Loại seal

Nhập loại seal

 

 

THÔNG TIN VỀ HÀNG HÓA QUÁ CẢNH

 

Thông tin chi tiết

63

Số thứ tự hàng hóa

Nhập số hàng hóa, trường hợp nhiều hơn 01 mặt hàng thì tích vào ô “bổ sung mặt hàng”

X

64

Mã số hàng hóa

Nhập mã số hàng hóa

X

65

Tổng trọng lượng (Gross)

Nhập tổng trọng lượng của hàng hóa

 

66

Số lượng

Nhập số lượng hàng hóa

X

67

Mã đơn vị đo lường

Chọn mã đơn vị đo

X

68

Trị giá hàng hóa

Nhập trị giá hàng hóa theo hóa đơn thương mai

X

69

Mã tiền tệ

Chọn loại tiền khai báo

X

70

Xuất xứ

Chọn xuất xứ của hàng hóa

X

71

Mã quốc gia xuất khẩu

Chọn mã quốc gia xuất khẩu

 

72

Mã quốc gia tại điểm đích

Chọn mã quốc gia tại điểm đích của hành trình quá cảnh

 

73

Mô tả hàng hóa

Nhập mô tả hàng hóa

X

 

Hồ sơ tham chiếu trước của lô hàng

74

Mã hồ sơ tham chiếu trước

Chọn mã hồ sơ tham chiếu chiếu trước

 

75

Số tham chiếu hồ sơ hải quan trước

Nhập số tham chiếu hồ sơ hải quan trước

 

76

Thông tin bổ sung

Nhập thông tin bổ sung về lô hàng

 

 

Các chứng từ/hồ sơ

(hóa đơn thương mại, bảng kê chi tiết hàng hóa, giấy kiểm dịch thực vật, các loại giấy phép quá cảnh/chứng từ khác do các cơ quan có thẩm quyền cấp liên quan đến mặt hàng hạn chế)

77

Loại chứng từ

Chọn trên Hệ thống ACTS loại chứng từ/hồ sơ

 

78

Số tham chiếu chứng từ

Nhập số tham chiếu chứng từ (trường hợp lô hàng phải có giấy phép quá cảnh hoặc chứng từ tương đương thì bắt buộc phải nhập số giấy phép hoặc số chứng từ tương đương)

 

79

Cơ quan ban hành

Nhập cơ quan ban hành chứng từ

 

80

Ngày có hiệu lực của chứng từ

Nhập ngày có hiệu lực của chứng từ

 

81

Ngày hết hiệu lực

Nhập ngày hết hiệu lực của chứng từ

 

82

Thông tin bổ sung

Nhập thông tin bổ sung

 

 

Thông tin doanh nghiệp

Thông tin người gửi hàng

83

Tên

Nhập tên người gửi hàng

 

84

Mã TIN

Nhập mã TIN của người gửi hàng

 

Thông tin người nhận hàng

85

Mã TIN

Nhập mã TIN của người nhận hàng

 

86

Tên người nhận hàng

Nhập tên người nhận hàng

 

 

Container

87

Mã container

Nhập mã container

 

88

Số container

Nhập số container

 

 

Kiện

89

Số, ký hiệu kiện

Nhập số, ký hiệu kiện hàng

 

90

Mà loại kiện

Nhập mã loại kiện

 

 

THÔNG TIN VỀ BẢO LÃNH

91

Mã GRN

Người khai hải quan khai mã tham chiếu bảo lãnh (GRN) do Hệ thống ACTS cấp

 

92

Số tiền

Người khai hải quan khai số tiền bảo lãnh

 

93

Tiền tệ

Người khai hải quan khai mã tiền tệ

 

 

Tính số tiền bảo lãnh

94

Mã số hàng hóa

Người khai hải quan khai mã số hàng hóa

 

95

Trị giá hàng hóa

Người khai hải quan khai trị giá hàng hóa

 

96

Tiền tệ

Người khai hải quan khai mã tiền tệ

 

97

Các quốc gia liên quan trong hành trình quá cảnh

Người khai hải quan khai các quốc gia liên quan trong hành trình quá cảnh

 

                 
 

III. Chỉ tiêu về hủy, sửa đổi bổ sung tờ khai quá cảnh hải quan thông qua Hệ thống ACTS; đăng ký thông báo hàng đến tại cơ quan hải quan điểm đích thông qua Hệ thống ACTS

1. Chỉ tiêu hủy tờ khai quá cảnh hải quan

 

Chỉ tiêu thông tin

Mô tả, ghi chú

Ghi chú

1

Đề nghị hủy

Chọn “đề nghị hủy” trên trường “actions”

 

2

Nhập thủ công

Chọn cách thức yêu cầu hủy tờ khai: “nhập thủ công”

3

Lý do hủy tờ khai

Nhập lý do hủy tờ khai

4

Nộp đề nghị hủy

Chọn “nộp đề nghị hủy”

 

2. Chỉ tiêu sửa đổi, bổ sung tờ khai quá cảnh hải quan

 

Chỉ tiêu thông tin

Mô tả, ghi chú

Ghi chú

1

Sửa đổi, bổ sung tờ khai

Chọn “Sửa đổi, bổ sung tờ khai” trên trường “actions”

Việc sửa đổi, bổ sung tờ khai chỉ được thực hiện nếu tờ khai ở trạng thái “Được chấp nhận”, “Yêu cầu sửa tờ khai” hoặc “Sửa đổi thông tin bảo lãnh”.

2

Nhập liệu thủ công

Chọn cách thức yêu cầu sửa đổi, bổ sung tờ khai: “nhập liệu thủ công”

3

Nơi sửa tờ khai

Chọn địa điểm sửa tờ khai

4

Thời gian sửa tờ khai

Chọn thời gian sửa tờ khai

5

Loại thông tin sửa

Chọn loại thông tin sửa

6

Kiểm tra thông tin sửa

Cập nhật thông tin sửa bằng việc chọn “Kiểm tra thông tin sửa”

7

Gửi đề nghị sửa

Gửi đề nghị sửa tờ khai bằng việc chọn “gửi đề nghị sửa” trên

 

3. Chỉ tiêu đăng ký thông báo hàng đến

 

Chỉ tiêu thông tin

Mô tả, ghi chú

Bảng mã bắt buộc

1

Nước đích

Chọn “nước đích” tại màn hình chính

 

2

Đăng ký thông báo hàng đến

Chọn “đăng ký thông báo hàng đến”

 

3

Mã ARN

Nhập mã ARN

x

4

Địa điểm hàng đến của doanh nghiệp ưu tiên

Nhập địa điểm hàng đến của doanh nghiệp ưu tiên

 

5

Địa điểm xếp hàng

Nhập địa điểm xếp hàng

 

6

Số doanh nghiệp ưu tiên

Nhập số doanh nghiệp ưu tiên

 

7

Ngày thông báo hàng đến

Chọn ngày thông báo hàng đến

x

8

Cơ quan hải quan xuất trình hàng hóa

Chọn cơ quan hải quan xuất trình hàng hóa

X

9

Tên doanh nghiệp tại nước đích

Nhập tên doanh nghiệp tại nước đích

 

10

Mã TIN doanh nghiệp tại nước đích

Nhập mã TIN doanh nghiệp tại nước đích

 

11

Cờ báo là doanh nghiệp ưu tiên

Trường hợp là doanh nghiệp ưu tiên tại nước đích thì tích vào ô này

 

Cập nhật thông tin bất thường trên hành trình quá cảnh

Chi tiết bất thường

11

Vị trí bất thường xảy ra

Nhập vị trí bất thường xảy ra

 

12

Mã quốc gia nơi bất thường xảy ra

Chọn mã quốc gia nơi bất thường xảy ra

 

13

Thời gian cơ quan có thẩm quyền chứng nhận bất thường xảy ra

Chọn thời gian cơ quan có thẩm quyền chứng nhận bất thường xảy ra

 

14

Cơ quan thẩm quyền chứng nhận bất thường xảy ra

Nhập cơ quan thẩm quyền chứng nhận bất thường xảy ra

 

15

Địa điểm cơ quan có thẩm quyền chứng nhận bất thường xảy ra

Chọn địa điểm cơ quan có thẩm quyền chứng nhận bất thường xảy ra

 

16

Tên quốc gia nơi bất thường xảy ra

Chọn tên quốc gia nơi bất thường xảy ra

 

17

Đã cập nhật vào Hệ thống ACTS/ Cờ báo sự cố

Tích vào ô “đã cập nhật” trên Hệ thống ACTS trong trường hợp bất thường đã được cập nhật vào Hệ thống. Trường hợp bất thường chưa được cập nhận, tích vào ô “cờ báo sự cố” trên Hệ thống ACTS.

 

18

Thông tin bất thường xảy ra

Nhập thông tin bất thường xảy ra

 

Niêm phong

19

Số lượng niêm phong

Nhập số lượng niêm phong

 

20

Số niêm phong

Nhập số niêm phong

 

Thực hiện chuyển tải

21

Số phương tiện vận tải mới

Nhập số phương tiện vận tải mới

 

22

Quốc tịch của phương tiện vận tải mới

Chọn quốc tịch của phương tiện vận tải mới

 

23

Thời gian chứng nhận thay đổi phương tiện vận tải

Chọn thời gian chứng nhận thay đổi phương tiện vận tải

 

24

Cơ quan thẩm quyền chứng nhận thay đổi vận tải

Nhập cơ quan thẩm quyền chứng nhận thay đổi vận tải

 

25

Địa điểm chứng nhận thay đổi phương tiện vận tải

Nhập địa điểm chứng nhận thay đổi vận tải

 

26

Quốc gia chứng nhận thay đổi phương tiện vận tải

Chọn quốc gia chứng nhận thay đổi phương tiện vận tải

 

27

Gửi đăng ký thông báo hàng đến

Chọn “gửi đăng ký thông báo hàng đến”

 

 
 

2. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS từ các nước ngoài ASEAN qua lãnh thổ Việt Nam đến các nước thành viên ASEAN

2.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người khai hải quan khai đầy đủ thông tin tờ khai hải quan quá cảnh và gửi kèm các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.

Bước 2: Trường hợp lô hàng phải kiểm tra hồ sơ hải quan, Chi cục hải quan điểm đi (Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập) kiểm tra, đối chiếu các thông tin của tờ khai quá cảnh hải quan đã được Hệ thống ACTS chấp nhận khai báo, cấp số tham chiếu tờ khai quá cảnh hải quan (viết tắt là ARN) với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan xuất trình.

Bước 3: Trường hợp lô hàng phải kiểm tra thực tế hàng hóa, Chi cục hải quan điểm đi kiểm tra, đối chiếu thông tin của tờ khai quá cảnh đã được Hệ thống ACTS chấp nhận khai báo, cấp số ARN và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan với thực tế hàng hóa do người khai hải quan xuất trình.

Bước 4: Chi cục hải quan điểm đi thực hiện niêm phong container, cập nhật số niêm phong hải quan hoặc ghi nhận thông tin trên biên bản chứng nhận đối với trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được thông qua Hệ thống ACTS.

Bước 5: Chi cục hải quan điểm đi phê duyệt hàng hóa được vận chuyển quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS; Giao người khai hải quan 01 bản TAD in từ Hệ thống ACTS để sử dụng làm chứng từ đi kèm hàng hóa quá cảnh;

Bước 6: Chi cục hải quan điểm đi theo dõi, phối hợp với các cơ quan liên quan (cơ quan bảo lãnh, hải quan cửa khẩu xuất, hải quan nước quá cảnh và hải quan nước đến) để xử lý những bất thường xảy ra trong quá trình quá cảnh hàng hóa theo quy định.

Bước 7: Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất (Chi cục hải quan quá cảnh tại Việt Nam) kiểm tra, đối chiếu thông tin trên TAD do người khai hải quan xuất trình với thông tin tờ khai quá cảnh hải quan trên Hệ thống ACTS; kiểm tra nguyên trạng hàng hóa; kiểm tra niêm phong hải quan hoặc niêm phong đặc biệt đối với trường hợp hàng hóa quá cảnh của doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên.

Bước 8: Xác nhận hàng hóa đã qua biên giới thông qua Hệ thống ACTS.

2.2. Cách thức thực hiện: Điện tử thông qua Hệ thống ACTS (tiếp nhận thông tin khai báo trên tờ khai hải quan của người khai hải quan thông qua Hệ thống ACTS).

2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

a) Tờ khai quá cảnh hải quan theo các chỉ tiêu thông tin theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BTC ngày 22/05/2020 của Bộ Tài chính;

b) Giấy phép quá cảnh hàng hóa trong trường hợp pháp luật Việt Nam quy định phải có giấy phép quá cảnh hàng hóa: 01 bản chính;

c) Thông báo kết quả kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật về kiểm dịch hoặc chứng từ kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch nước ngoài phát hành và được pháp luật về kiểm dịch công nhận đối với trường hợp hàng hóa quá cảnh phải kiểm dịch: 01 bản chính;

d) Giấy phép quá cảnh hàng hóa hoặc chứng từ tương đương trong trường hợp pháp luật của các nước thành viên ASEAN trong hành trình quá cảnh có quy định phải có giấy phép quá cảnh hàng hóa hoặc chứng từ tương đương: 01 bản chụp;

đ) Thư bảo lãnh hoặc chứng từ đặt cọc tiền thuế: 01 bản chính.

* số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2.4. Thời hạn giải quyết: Thời hạn thực hiện theo Điều 23 Luật hải quan:

- Đối với kiểm tra hồ sơ: chậm nhất 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;

- Đối với kiểm tra thực tế hàng hóa: chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định. Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.

2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân thực hiện quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS.

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục hải quan.

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Tờ khai quá cảnh hải quan được phê duyệt thông qua hệ thống.

2.8. Phí, lệ phí: 200.000 đ/tờ khai.

2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai quá cảnh hải quan theo các chỉ tiêu theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BTC ngày 22/05/2020 của Bộ Tài chính.

2.10. Yều cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có

2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật hải quan năm 2014

- Điều 9 Nghị định số 46/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ Quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh Hải quan.

- Thông tư số 274/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh

- Thông tư số 42/2020/TT-BTC ngày 22/05/2020 của Bộ Tài chính quy định về chỉ tiêu thông tin, mẫu chứng từ để thực hiện thủ tục quá cảnh hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 46/2020/NĐ-CP.

 

 

3. Thủ tục khai bổ sung tờ khai hải quan quá cảnh

3.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người khai hải quan khai bổ sung thông tin của tờ khai quá cảnh hải quan và nộp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung thông qua Hệ thống ACTS. Trường hợp Hệ thống ACTS chưa có chức năng đính kèm chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung thì người khai hải quan nộp bản giấy cho cơ quan hải quan.

Bước 2: Chi cục Hải quan tiếp nhận thông tin hồ sơ khai bổ sung; kiểm tra hồ sơ khai bổ sung, thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ khai bổ sung cho người khai hải quan thông qua Hệ thống ACTS trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ thông tin hoặc hồ sơ (nếu có), xử lý vi phạm (nếu có).

3.2. Cách thức thực hiện: Điện tử. Trường hợp Hệ thống ACTS chưa có chức năng đính kèm chứng từ thuộc hồ sơ hải quan thì người khai hải quan nộp bản giấy cho cơ quan hải quan;

3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: chứng từ liên quan đến việc sửa đổi thông qua Hệ thống ACTS trường hợp Hệ thống ACTS chưa có chức năng đính kèm.

- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3.4. Thời hạn giải quyết: Thời hạn thực hiện theo Điều 23 Luật hải quan:

- Đối với kiểm tra hồ sơ: chậm nhất 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;

- Đối với kiểm tra thực tế hàng hóa: chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định. Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.

3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân thực hiện quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS.

3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Hải quan.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chấp nhận/ Không chấp nhận cho sửa đổi, bổ sung.

3.8. Phí, lệ phí: Không

3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có mẫu đơn, mẫu tờ khai

3.10 Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Các trường hợp được khai bổ sung:

a) Người khai hải quan tự phát hiện sai sót trước thời điểm Chi cục hải quan điểm đi thông báo kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc trước thời điểm phê duyệt hàng hóa được vận chuyển quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS;

b) Chi cục hải quan điểm đi kiểm tra, phát hiện sai sót và yêu cầu khai bổ sung trước thời điểm phê duyệt hàng hóa được vận chuyển quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS.

3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Điều 10 Nghị định 46/2020/NĐ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh Hải quan;

 

 

4. Thủ tục hủy tờ khai hải quan

4.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người khai hải quan gửi đề nghị hủy tờ khai quá cảnh hải quan thông qua Hệ thống ACTS cho cơ quan hải quan điểm đi.

Bước 2: Trong thời hạn 08 giờ làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị hủy của người khai hải quan, Chi cục hải quan điểm đi kiểm tra lý do, điều kiện và thông tin đề nghị hủy thông qua Hệ thống ACTS, thực hiện hủy và phản hồi kết quả cho người khai hải quan thông qua Hệ thống ACTS.

4.2. Cách thức thực hiện: Gửi đề nghị hủy tờ khai quá cảnh hải quan thông qua Hệ thống ACTS.

4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Không có.

- Số lượng hồ sơ: Không có.

4.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 08 giờ làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị hủy của người khai hải quan, Chi cục hải quan điểm đi kiểm tra lý do, điều kiện và thông tin đề nghị hủy thông qua Hệ thống ACTS, thực hiện hủy và phản hồi kết quả cho người khai hải quan thông qua Hệ thống ACTS

4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

4.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Hải quan.

4.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo hủy tờ khai

4.8. Phí, lệ phí: Không có

4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có mẫu đơn, mẫu tờ khai.

4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có điều kiện.

4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Điều 11 Nghị định số 46/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ Quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh Hải quan.

 

 

5. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN và nhập khẩu vào Việt Nam hoặc hàng hóa quá cảnh từ các nước thành viên ASEAN qua lãnh thổ Việt Nam đến các nước ngoài ASEAN

5.1. Trình tự thực hiện:

a) Trường hợp thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS kết thúc tại cửa khẩu nhập

Bước 1: người khai hải quan xuất trình hàng hóa kèm TAD cho Chi cục hải quan cửa khẩu nhập (Chi cục hải quan điểm đích) để kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan hải quan; Gửi “thông báo hàng đến” cho hải quan điểm đích thông qua Hệ thống ACTS trước khi dỡ hàng hóa. Trường hợp doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên, thực hiện gửi “thông báo hàng đến” ngay khi hàng đến trụ sở của doanh nghiệp hoặc địa điểm doanh nghiệp đăng ký.

Bước 2: Chi cục hải quan điểm đích tiếp nhận TAD; kiểm tra nguyên trạng hàng hóa; kiểm tra niêm phong hải quan hoặc niêm phong đặc biệt đối với trường hợp hàng hóa quá cảnh của doanh nghiệp ưu tiên; Kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa đối với trường hợp lô hàng phải kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế.

Bước 3: Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp, thông quan lô hàng và gửi thông tin “Kết quả kiểm tra không phát hiện vi phạm” cho cơ quan hải quan điểm đi ở nước ngoài thông qua Hệ thống ACTS để kết thúc hành trình quá cảnh.

Trường hợp kết quả kiểm tra không phù hợp, gửi yêu cầu xác minh thông qua Hệ thống ACTS đến cơ quan hải quan điểm đi ở nước ngoài để làm rõ và chỉ thực hiện thông quan hàng hóa khi thông tin yêu cầu xác minh được làm rõ.

Đối với doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên, sau khi nhận được“thông báo hàng đến” của doanh nghiệp thông qua Hệ thống ACTS, Chi cục trưởng Chi cục hải quan điểm đích quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa và thông báo cho người khai hải quan thông qua Hệ thống ACTS;

Bước 4: Cập nhật thông tin ngày hàng đến, gửi thông báo “các kết quả kiểm tra hàng hóa” thông qua Hệ thống ACTS cho cơ quan hải quan điểm đi chậm nhất trong vòng 02 (hai) ngày kể từ khi hàng hóa được xuất trình và gửi “thông báo hàng đến” cho cơ quan hải quan điểm đi ở nước ngoài, cơ quan hải quan các nước quá cảnh và cơ quan hải quan điểm đích ban đầu trong trường hợp thay đổi cơ quan hải quan đích thông qua Hệ thống ACTS để kết thúc hành trình quá cảnh;

Bước 5: Xác nhận trên TAD về việc lô hàng đã được thông quan theo yêu cầu của người khai hải quan (nếu có);

Bước 6: Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa hoặc thủ tục quá cảnh hàng hóa theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

b) Trường hợp thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS kết thúc tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu

Bước 1: người khai hải quan xuất trình hàng hóa kèm TAD cho Chi cục hải quan cửa khẩu nhập (Chi cục hải quan quá cảnh) để kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan hải quan;

Bước 2: Chi cục hải quan cửa khẩu nhập (Chi cục hải quan quá cảnh) tiếp nhận TAD; kiểm tra nguyên trạng hàng hóa; kiểm tra niêm phong hải quan hoặc niêm phong đặc biệt đối với trường hợp hàng hóa quá cảnh của doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên;

Bước 3: Trường hợp kết quả kiểm tra không phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì Chi cục hải quan quá cảnh phê duyệt hàng hóa tiếp tục hành trình quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS.

Trường hợp kết quả kiểm tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm về niêm phong, hàng hóa không còn nguyên trạng, gửi yêu cầu xác minh thông qua Hệ thống ACTS đến cơ quan hải quan điểm đi ở nước ngoài để làm rõ và thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại bước 5.

Bươc 4: Thực hiện kiểm tra hồ sơ hải quan đối với trường hợp lô hàng phải kiểm tra hồ sơ hải quan.

Bước 5: Thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa đối với trường hợp lô hàng phải kiểm tra thực tế; và kết thúc hành trình quá cảnh.

Cập nhật thông tin ngày hàng đến, gửi thông báo “các kết quả kiểm tra hàng hóa” thông qua Hệ thống ACTS cho cơ quan hải quan điểm đi chậm nhất trong vòng 02 (hai) ngày kể từ khi hàng hóa được xuất trình và gửi “thông báo hàng đến” cho cơ quan hải quan điểm đi ở nước ngoài, cơ quan hải quan các nước quá cảnh và cơ quan hải quan điểm đích ban đầu trong trường hợp thay đổi cơ quan hải quan đích thông qua Hệ thống ACTS để kết thúc hành trình quá cảnh; Xác nhận trên TAD về việc lô hàng đã được thông quan theo yêu cầu của người khai hải quan (nếu có).

Bước 6: Chi cục Hải quan điểm đích thực hiện tương tự các bước 2, 3, 4, 5, 6 tại trường hợp thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS kết thúc tại cửa khẩu nhập

5.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp

5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

Chứng từ TAD (trường hợp Hệ thống ACTS gặp sự cố thì TAD phải có xác nhận của cơ quan hải quan các nước ASEAN tham gia hành trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh).

* số lượng hồ sơ: 01 bộ.

5.4. Thời hạn giải quyết:

Thực kiểm kiểm tra, đối chiếu ngay khi người khai hải quan xuất trình TAD. Cập nhật thông tin ngày hàng hóa đến, gửi thông báo “các kết quả kiểm tra hàng hóa” thông qua Hệ thống ACTS cho cơ quan Hải quan điểm đi muộn nhất trong vòng 2 ngày kể từ khi hàng hóa được xuất trình và gửi “thông báo hàng đến” cho cơ quan hải quan điểm đi ở nước ngoài, cơ quan hải quan các nước quá cảnh và cơ quan hải quan điểm đích ban đầu trong trường hợp thay đổi cơ quan hải quan đích thông qua Hệ thống ACTS để kết thúc hành trình quá cảnh

5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân thực hiện quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS.

5.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Hải quan.

5.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: hàng được thông quan và cập nhật vào Hệ thống ACTS.

5.8. Phí, lệ phí: Không có.

5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.

5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

 5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Hải quan năm 2014;

- Điều 12 Nghị định số 46/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ Quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh Hải quan.

- Thông tư số 42/2020/TT-BTC ngày 22/05/2020 của Bộ Tài chính quy định về chỉ tiêu thông tin, mẫu chứng từ để thực hiện thủ tục quá cảnh hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 46/2020/NĐ-CP.

 

 

6. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh từ các nước thành viên ASEAN qua lãnh thổ Việt Nam đến các nước thành viên ASEAN khác

6.1. Trình tự thực hiện:

a) Tại Chi cục hải quan cửa khẩu nhập (Chi cục hải quan quá cảnh)

Bước 1: Người khai hải quan xuất trình hồ sơ hải quan và hàng hóa cho Chi cục hải quan cửa khẩu nhập (Chi cục hải quan quá cảnh) để kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan hải quan;

Bước 2: Chi cục hải quan cửa khẩu nhập tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra nguyên trạng hàng hóa; kiểm tra niêm phong hải quan hoặc niêm phong đặc biệt đối với trường hợp hàng hóa quá cảnh của doanh nghiệp ưu tiên.

Bước 3: Chi cục hải quan cửa khẩu nhập thực hiện kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa đối với trường hợp lô hàng phải kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế.

Bước 4: Chi cục hải quan cửa khẩu nhập theo dõi, phối hợp với Chi cục hải quan cửa khẩu xuất (Chi cục hải quan quá cảnh) để xử lý những bất thường xảy ra trong quá trình quá cảnh hàng hóa theo quy định;

Bước 5: Chi cục hải quan cửa khẩu nhập xác nhận hàng hóa quá cảnh đã qua biên giới vào lãnh thổ Việt Nam thông qua Hệ thống ACTS.

b) Tại Chi cục hải quan cửa khẩu xuất (Chi cục hải quan quá cảnh):

Bước 1: Người khai hải quan xuất ưình hồ sơ hải quan và hàng hóa cho Chi cục hải quan cửa khẩu xuất để kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan hải quan;

Bước 2: Chi cục hải quan cửa khẩu xuất tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra nguyên trạng hàng hóa; kiểm tra niêm phong hải quan hoặc niêm phong đặc biệt đối với trường hợp hàng hóa quá cảnh của doanh nghiệp ưu tiên.

Bước 3: Chi cục hải quan cửa khẩu xuất thực hiện kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa đối với trường hợp lô hàng phải kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế.

Bước 4: Chi cục hải quan cửa khẩu xuất theo dõi, phối hợp với các cơ quan liên quan (cơ quan bảo lãnh, hải quan cửa khẩu nhập, hải quan nước quá cảnh và hải quan nước đến) để xử lý những bất thường xảy ra trong quá trình quá cảnh hàng hóa theo quy định.

Bước 5: Chi cục hải quan cửa khẩu xuất xác nhận hàng hóa qua biên giới qua Hệ thống ACTS.

6.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp

6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

a) Chứng từ TAD (trường hợp Hệ thống ACTS gặp sự cố thì phải có xác nhận của cơ quan hải quan các nước ASEAN tham gia hành trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh);

b) Giấy phép quá cảnh hàng hóa trong trường hợp pháp luật Việt Nam quy định phải có giấy phép quá cảnh hàng hóa: 01 bản chính;

c) Thông báo kết quả kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật về kiểm dịch hoặc chứng từ kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch nước ngoài phát hành và được pháp luật về kiểm dịch công nhận đối với trường hợp hàng hóa quá cảnh phải kiểm dịch: 01 bản chính.

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

6.4. Thời hạn giải quyết:

Thực kiểm kiểm tra, đối chiếu ngay khi người khai hải quan xuất trình TAD. Chi cục hải quan cửa khẩu nhập phê duyệt hàng hóa được tiếp tục hành trình quá cảnh, xác nhận hàng hóa quá cảnh đã qua biên giới thông qua Hệ thống ACTS.

6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân thực hiện quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS.

6.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Hải quan.

6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: phê duyệt hàng hóa được tiếp tục hành trình quá cảnh và xác nhận hàng hóa quá cảnh đã qua biên giới thông qua Hệ thống ACTS.

6.8. Phí, lệ phí: Không có.

6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.

6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Hải quan năm 2014;

- Điều 13 Nghị định số 46/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ Quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh Hải quan.

 

 

7. Thủ tục dự phòng thông qua Hệ thống ACTS trong trường hợp Hệ thống ACTS không hoạt động (thủ tục quá cảnh hàng hóa ACTS dự phòng)

7.1. Trình tự thực hiện:

a) Thủ tục quá cảnh hàng hóa ACTS dự phòng tại Chi cục hải quan quá cảnh:

Bước 1: Người khai hải quan xuất trình hàng hóa kèm theo TAD và hồ sơ liên quan cho Chi cục hải quan quá cảnh;

Bước 2: Chi cục hải quan kiểm tra nguyên trạng hàng hóa; kiểm tra niêm phong hải quan hoặc niêm phong đặc biệt đối với trường hợp hàng hóa quá cảnh của doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên; đối chiếu số niêm phong trên TAD với số niêm phong trên phương tiện vận tải, container chứa hàng hóa quá cảnh;

Nếu kết quả kiểm tra, đối chiếu phù hợp, Chi cục hải quan thực hiện phê duyệt, ghi nhận kết quả và thực hiện ký tên, đóng dấu vào mặt sau của TAD; lưu 01 bản chụp TAD đã được phê duyệt, ký tên, đóng dấu; trả người vận chuyển bản chính TAD để tiếp tục hành trình quá cảnh;

Trường hợp kết quả kiểm tra, đối chiếu không phù hợp, Chi cục trưởng Chi cục hải quan căn cứ mức độ không phù hợp để xem xét, quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa.

Khi kiểm tra thực tế hàng hóa, Chi cục hải quan kiểm tra thông tin trên chứng từ TAD và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan với thực tế hàng hóa, nếu kết quả kiểm tra thực tế phù hợp với khai báo thì Chi cục hải quan thực hiện tiếp Bước 3. Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế không phù hợp với nội dung khai báo trên TAD, giao Chi cục trưởng Chi cục hải quan căn cứ thực tế kết quả kiểm tra để xem xét, quyết định việc tiếp tục thủ tục quá cảnh hoặc dừng làm thủ tục quá cảnh.

Bước 3: Thực hiện niêm phong hàng hóa sau khi kết thúc kiểm tra thực tế trong trường hợp hàng hóa được phép tiếp tục vận chuyển đến điểm đích và cập nhật số niêm phong mới vào bản chính TAD.

b) Thủ tục quá cảnh hàng hóa ACTS dự phòng tại cơ quan hải quan điểm đích:

Bước 1: Người vận chuyển phải xuất trình hàng hóa kèm theo TAD (bản chính) cho cơ quan hải quan;

Bước 2: Chi cục hải quan kiểm tra nguyên trạng hàng hóa; kiểm tra niêm phong hải quan hoặc niêm phong đặc biệt đối với trường hợp hàng hóa quá cảnh của doanh nghiệp ưu tiên; đối chiếu số niêm phong trên TAD với số niêm phong trên phương tiện vận tải, container chứa hàng hóa quá cảnh;

Nếu kết quả kiểm tra phù hợp, cơ quan hải quan thực hiện phê duyệt, ghi nhận kết quả và thực hiện ký tên, đóng dấu vào mặt sau của TAD; lưu 01 bản chụp TAD đã được phê duyệt, ký tên, đóng dấu; trả người vận chuyển bản chính TAD để kết thúc hành trình quá cảnh và thực hiện thủ tục tiếp theo (thủ tục nhập khẩu, quá cảnh sang các nước ngoài ASEAN);

Trường hợp kết quả kiểm tra, đối chiếu quy định tại điểm b khoản này không phù hợp, Chi cục hải quan căn cứ mức độ không phù hợp để xem xét, quyết định việc kiểm tra thực tế hàng hóa.

Bước 3: Khi kiểm tra thực tế hàng hóa, Chi cục hải quan kiểm tra thông tin trên TAD và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan với thực tế hàng hóa, nếu kết quả kiểm tra thực tế phù hợp với khai báo thì cơ quan hải quan thực hiện phê duyệt, ghi nhận kết quả và thực hiện ký tên, đóng dấu vào mặt sau của TAD; lưu 01 bản chụp TAD đã được phê duyệt, ký tên, đóng dấu; trả người vận chuyển bản chính TAD để kết thúc hành trình quá cảnh và thực hiện thủ tục tiếp theo (thủ tục nhập khẩu, quá cảnh sang các nước ngoài ASEAN);

Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế không phù hợp với nội dung khai báo trên TAD thì thực hiện xử lý vi phạm và giao Chi cục trưởng Chi cục hải quan căn cứ thực tế kết quả kiểm tra để xem xét, quyết định cho phép thực hiện thủ tục tiếp theo (thủ tục nhập khẩu, quá cảnh sang các nước ngoài ASEAN).

7.2. Cách thức thực hiện: Chi cục hải quan kiểm tra nguyên trạng hàng hóa; kiểm tra niêm phong hải quan hoặc niêm phong của doanh nghiệp đối với trường hợp hàng hóa quá cảnh của doanh nghiệp ưu tiên; đối chiếu số niêm phong trên TAD với số niêm phong trên phương tiện vận tải, container chứa hàng hóa quá cảnh.

7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ: TAD

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ

7.4. Thời hạn giải quyết: kiểm tra đối chiếu ngay sau khi người khai hải quan xuất trình TAD

 7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân thực hiện quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS.

7.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Hải quan.

7.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục hải quan thực hiện phê duyệt, ghi nhận kết quả và thực hiện ký tên, đóng dấu vào mặt sau của TAD. Cơ quan hải quan điểm đích phải gửi “thông báo hàng đến” và “các kết quả kiểm tra” cho cơ quan hải quan nơi đi để xác nhận kết thúc hoạt động quá cảnh

7.8. Phí, lệ phí: Không có.

7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: TAD.

7.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có

7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Hải quan năm 2014;

- Điều 17 Nghị định số 46/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh Hải quan.

- Thông tư số 42/2020/TT-BTC ngày 22/05/2020 của Bộ Tài chính quy định về chỉ tiêu thông tin, mẫu chứng từ để thực hiện thủ tục quá cảnh hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 46/2020/NĐ-CP.

 

 
 
 

Phụ lục III

MẪU CHỨNG TỪ IN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BTC ngày 22 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

STT

Tên chứng từ

1

Tờ khai quá cảnh hải quan đã được cơ quan hải quan nơi đi phê duyệt (TAD).

 
 

HỆ THNG QUÁ CNH HẢI QUAN ASEAN- ACTS

 

 

2 Người xuất khẩu                     TIN

1 Tờ khai

 

Loại hình

CHỨNG TỪ ĐÍNH KÈM QUÁ CẢNH (TAD)

2 Mẫu

4 Tổng số mặt hàng

5 Tổng số kiện

6 Người nhập khẩu        TIN

7 Tổng trọng lượng (kg)

8 Ngày khởi hành dự kiến

 

9 Ngày giải phóng hàng

10 Thông tin doanh nghiệp/ thông tin liên hệ chi tiết

11 Nước quá cảnh đề xuất

12 Nước đến

13 Số hiệu phương tiện vận chuyển

14 Container □

15 CƠ QUAN KHỞI HÀNH

16 Quốc tịch của phương tiện vận chuyển

17 Phương thức vận chuyển

18 Nơi xếp hàng

 

19 Cơ quan xuất cảnh

20 Địa điểm của hàng hóa

21 Số container, ký hiệu, số kiện hàng, số & loại kiện hàng, mô tả hàng hóa

 

22. Tên hàng số

23 Mã Hàng hóa

24 Mã tiền tệ

25 Giá trị hóa đơn

 

26 Tổng trọng lượng (kg)

27 Trọng lượng tịnh (kg)

28 Đơn vị bổ sung

29 Nước xuất xứ

30 Mã nước xuất xứ

31 Thông tin khác gồm trách nhiệm đối với hàng hóa theo từng yêu cầu cụ thể

 

 

32 Thay đổi phương tiện vận tải/container

Nơi và nước

Nơi và nước

Số hiệu và nước của phương tiện vận chuyển mới

Số hiệu và nước của phương tiện vận chuyển mới

Container mới (có/ không)? số hiệu container mới □

Container mới (có/ không)? Nhận dạng container mới □

33 CHỨNG NHẬN CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN

Kẹp chì mới

số:

số seri:

Kẹp chì mới

số:

số seri:

Tên và chữ ký

Dấu

 

Tên và chữ ký

 

34 Người vận chuyển         TIN

Trình bởi

Địa điểm và ngày:

35 Sự cố khác trong quá trình vận chuyển; chi tiết và biện pháp đã thực hiện

Chi tiết khác: □

36 XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN

37 Cơ quan quá cảnh hải quan dự kiến

 

 

 

 

 

 

38 Thông tin bảo lãnh

39 Nước không có giá trị bảo lãnh (mã)

40 Cơ quan hải quan tại nước đến

41 QUẢN LÝ BỞI CƠ QUAN HẢI QUAN TẠI NƯỚC XUẤT KHẨU

Kẹp chì đã đóng (số):

Số serial:

Thời hạn (Ngày)& Hành trình:

Tên và chữ ký: Con dấu

42 QUẢN LÝ BỞI CƠ QUAN HẢI QUAN TẠI NƯỚC XUẤT KHẨU

Ngày đến:

Kiểm tra kẹp chì:

Ghi chú:

43 Đăng ký biên nhận số:

Tên&Chữ ký        Con dấu

                             
 
 

HỆ THỐNG QUÁ CẢNH HẢI QUAN ASEAN- ACTS

DANH SÁCH CÁC MỤC

 

 

34 Người vận chuyển                                          3 Mẫu

TIN

 

21 Số container, ký hiệu, số kiện hàng, số & loại kiện hàng, mô tả hàng hóa

 

22. Tên hàng số

23 Mã Hàng hóa

24 Mã tiền tệ

25 Giá trị hóa đơn

 

26 Tổng trọng lượng (kg)

27 Trọng lượng tịnh (kg)

28 Đơn vị bổ sung

29 Nước xuất xứ

30 Mã nước xuất xứ

31 Thông tin khác gồm trách nhiệm đối với hàng hóa theo từng yêu cầu cụ thể

 

 

21 Số container, ký hiệu, số kiện hàng, số & loại kiện hàng, mô tả hàng hóa

 

22. Tên hàng số

23 Mã Hàng hóa

24 Mã tiền tệ

25 Giá trị hóa đơn

 

26 Tổng trọng lượng (kg)

27 Trọng lượng tịnh (kg)

 

28 Đơn vị bổ sung

29 Nước xuất xứ

30 Mã nước xuất xứ

31 Thông tin khác gồm trách nhiệm đối với hàng hóa theo từng yêu cầu cụ thể

 

 

21 Số container, ký hiệu, số kiện hàng, số & loại kiện hàng, mô tả hàng hóa

 

22. Tên hàng số

23 Mã Hàng hóa

24 Mã tiền tệ

25 Giá trị hóa đơn

 

 

26 Tổng trọng lượng (kg)

27 Trọng lượng tịnh (kg)

 

28 Đơn vị bổ sung

29 Nước xuất xứ

30 Mã nước xuất xứ

31 Thông tin khác gồm trách nhiệm đối với hàng hóa theo từng yêu cầu cụ thể

 

 

21 Số container, ký hiệu, số kiện hàng, số & loại kiện hàng, mô tả hàng hóa

 

22. Tên hàng số

23 Mã Hàng hóa

24 Mã tiền tệ

25 Giá trị hóa đơn

 

26 Tổng trọng lượng (kg)

27 Trọng lượng tịnh (kg)

 

28 Đơn Vị bổ sung

29 Nước xuất xứ

30 Mã nước xuất xứ

31 Thông tin khác gồm trách nhiệm đối với hàng hóa theo từng yêu cầu cụ thể

 

 

21 Số container, ký hiệu, số kiện hàng, số & loại kiện hàng, mô tả hàng hóa

 

22. Tên hàng số

23 Mã Hàng hóa

24 Mã tiền tệ

25 Giá trị hóa đơn

 

26 Tổng trọng lượng (kg)

27 Trọng lượng tịnh (kg)

 

28 Đơn Vị bổ sung

29 Nước xuất xứ

30 Mã nước xuất xứ

31 Thông tin khác gồm trách nhiệm đối với hàng hóa theo từng yêu cầu cụ thể

 

 

             
 
 

8. Thủ tục bảo lãnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS

8.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Trước khi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan, người khai hải quan lựa chọn hình thức bảo lãnh một hành trình hoặc bảo lãnh nhiều hành trình và nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai.

Bước 2: Cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan kiểm tra, theo dõi, xử lý bảo lãnh như sau:

a) Trường hợp người bảo lãnh đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, thư bảo lãnh hợp lệ thì chấp nhận thư bảo lãnh và cập nhật dữ liệu thông qua Hệ thống ACTS. Hệ thống tự động cấp số tham chiếu bảo lãnh (viết tắt là GRN) để người khai hải quan khai báo trên tờ khai quá cảnh hải quan;

b) Trường hợp người bảo lãnh không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 6 Điều 24 Nghị định số 46/2020/NĐ-CP, thư bảo lãnh không hợp lệ theo quy định tại khoản 5 Điều 24 Nghị định số 46/2020/NĐ-CP thì cơ quan hải quan thông báo cho người khai hải quan biết;

c) Trường hợp nghi ngờ tính trung thực của thư bảo lãnh hoặc bảo lãnh đang trong quá trình sử dụng nhưng không còn đáp ứng các điều kiện theo quy định thì cơ quan hải quan tạm dừng, thu hồi bảo lãnh và có văn bản trao đổi với người bảo lãnh để xác minh.

Nếu kết quả xác minh chứng minh thư bảo lãnh hợp lệ thì cơ quan hải quan thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

Nếu kết quả xác minh chứng minh thư bảo lãnh không hợp lệ thì cơ quan hải quan thực hiện hủy bỏ bảo lãnh theo quy định tại Điều 28 Nghị định này;

d) Trường hợp người khai hải quan đề nghị sửa đổi thông tin bảo lãnh thì việc cập nhật, sửa đổi chỉ được thực hiện trước khi cơ quan hải quan điểm đi phê duyệt tờ khai quá cảnh hải quan;

Bước 3: Hệ thống ACTS tự động cấp số tham chiếu bảo lãnh để người khai hải quan khai trên tờ khai quá cảnh hải quan.

8.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp.

8.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

Thư bảo lãnh: 01 bản chính;

Đối với bảo lãnh nhiều hành trình, người khai hải quan nộp bản chính khi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan lần đầu có sử dụng bảo lãnh đó;

* số lượng hồ sơ: 01 bộ.

8.4. Thời hạn giải quyết: Thời hạn thực hiện theo Điều 23 Luật hải quan:

- Đối với kiểm tra hồ sơ: chậm nhất 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;

- Đối với kiểm tra thực tế hàng hóa: chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định. Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.

8.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức thực hiện quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS.

8.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục hải quan.

8.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: số tham chiểu bảo lãnh GRN do Hệ thống tự động cấp được gửi tới người khai hải quan.

8.8. Phí, lệ phí: Không có.

8.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu thư bảo lãnh tham khảo tại cổng thông tin điện tử Hệ thống ACTS: https://acts.asean.org/

8.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Người bảo lãnh phát hành Thư bảo lãnh cho người khai hải quan phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Người bảo lãnh phát hành bảo lãnh tại Việt Nam là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động theo Luật tổ chức tín dụng, có trụ sở hoặc chi nhánh tại Việt Nam;

b) Có chi nhánh hoặc địa chỉ giao dịch tại lãnh thổ của nước tham gia hành trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh hoặc phải chỉ định ủy quyền cho đại lý tại lãnh thổ của nước tham gia hành trình quá cảnh

8.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Hải quan năm 2014.

- Điều 24 Nghị định số 46/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ Quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh Hải quan.

- Thông tư số 42/2020/TT-BTC ngày 22/05/2020 của Bộ Tài chính quy định về chỉ tiêu thông tin, mẫu chứng từ để thực hiện thủ tục quá cảnh hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 46/2020/NĐ-CP.

 

9. Thủ tục đặt cọc tiền bảo lãnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS

9.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Trước khi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan, người khai hải quan được lựa chọn hình thức bảo lãnh là đặt cọc tiền cho cơ quan hải quan để đảm bảo cho việc thanh toán tiền thuế hải quan có thể phát sinh phải nộp cho một tờ khai quá cảnh hải quan và nộp giấy nộp tiền cho cơ quan hải quan để cập nhật thông qua Hệ thống ACTS.

Bước 2: Cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan kiểm tra, theo dõi, xử lý tiền đặt cọc như sau:

a) Trường hợp người khai hải quan đặt cọc đủ số tiền theo quy định cho một tờ khai quá cảnh hải quan thì cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan cập nhật dữ liệu thông qua Hệ thống ACTS. Hệ thống tự động cấp số GRN để người khai hải quan khai trên tờ khai quá cảnh;

b) Trường hợp số tiền đặt cọc cho một tờ khai quá cảnh hải quan nhỏ hơn theo quy định thì cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan đề nghị người khai hải quan nộp bổ sung.

9.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp.

9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

Giấy nộp tiền: 01 bản chính;

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

9.4. Thời hạn giải quyết: Thời hạn thực hiện theo Điều 23 Luật hải quan:

- Đối với kiểm tra hồ sơ: chậm nhất 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;

- Đối với kiểm tra thực tế hàng hóa: chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định. Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.

9.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức thực hiện quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS.

9.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Hải quan.

9.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: số tham chiếu GRN do Hệ thống tự động cấp được gửi tới người khai hải quan.

9.8. Phí, lệ phí: Không có.

9.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy nộp tiền đặt cọc theo mẫu số 06 Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BTC ngày 22/05/2020 của Bộ Tài chính.

9.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

9.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Điều 25 Nghị định số 46/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ Quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh Hải quan.

 

 

Mẫu số 06/TBCTĐC

TÊN CQ CHỦ QUẢN CẤP TRÊN

TÊN CQ RA THÔNG BÁO(1)

_____________________

Số: ..../TB-(2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

(3), ngày... tháng ... năm…

 

 

 

THÔNG BÁO

Về chuyển tiền đặt cọc vào tài khoản ngân sách

____________

Kính gửi: ...........................(4)

 

Căn cứ quy định tại Điều 8, Điều 37 Phụ lục kỹ thuật, Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN;

Chi cục Hải quan.............................................................................. thông báo:

1. Tờ khai quá cảnh hải quan số (ARN)................................................................... đăng ký ngày ……..; Số tham chiếu GRN .......................; số tiền đặt cọc................................................................. ; Ngày dự kiến hàng đến ................ nhưng đến nay đã quá thời hạn mà hoạt động quá cảnh chưa hoàn thành và Công ty ........................ (5) chưa thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước theo Thông báo số ....... ngày ..../.../... của cơ quan hải quan.

2. Đề nghị ..................(4) chuyển số tiền đặt cọc của tờ khai quá cảnh hải quan số ........ vào tài khoản số ......... mở tại Kho bạc Nhà nước ......., cụ thể như sau:

- Tiền thuế nhập khẩu:........................ đồng Việt Nam;

- Tiền thuế khác:..................... đồng Việt Nam;

- Tiền chậm nộp:................................ đồng Việt Nam;

- Tổng số tiền phải nộp:.......... đồng Việt Nam.

Trân trọng./.

 

Nơi nhận:

- Hải quan nước khởi hành .............  (01 bản);

- Người khai hải quan....................... (01 bản);

- Lưu: VT, Tên cơ quan ra thông báo (viết tắt) (... bản);

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

(1) Dòng trên ghi tên cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp, dòng dưới ghi tên cơ quan ra thông báo;

(2) Ghi chữ viết tắt tên cơ quan ra thông báo;

(3) Ghi địa danh hành chính;

(4) Ghi tên cơ quan nước khởi hành;

(5) Ghi tên, địa chỉ của người khai hải quan.

 
 
 

Form no.06/TBCTĐC

NAME OF PARENTAL AGENCY

NAME OF NOTICE ISSUINGAGENCY (1)

_____________

No.: …./TB-(2)….

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

________________________________

….(3), dated...........

 

                                                                                   

NOTICE

On transferring the amount of guarantee to the State Treasury

______________

To: …………………….(4)

 

Pursuant to ACTS Protocol, the Customs Branch of ……………. hereby informs:

1/ ACTS Reference Number (ARN)……………… , registered on …….; Guarantee Reference Number(GRN) ; Amount of guarantee ……; Expected date of arrival ……, the time limit expired but the transit operation has not been completed and the Company (5) has not completed its duty obligations to the State Treasury according to the Notice no....................................................................... …. dated …/…/… of the customs authority.

2/ ……………..(4) is requested to transfer the amount of guarantee of the ACTS declaration no ………. to the account number …………. At the State Treasury ………….., specifically:

- Customs duty:..................... VND;

- Other taxes:.................................... VND;

- Late payment charges:................................... VND;

- Total payable amount:........................ VND.

Sincerely./.

 

To:

- Customs authority of country of departure …. (01 copy);

- Customs declarant.................. (01 copy);

- Archives: VT, Notice issuing agency’s name (abbreviated) (...copy);

HEAD OF AGENCY
(signature, full name and seal)

 

 

Note:

(1) Direct parental agency’s name in the line above, notice issuing agency's name in the line below;

(2) Abbreviation of notice issuing agency's name;

(3) Administrative place name;

(4) Name of customs authority in country of departure;

(5) Name, address of customs declarant.

 

 

10. Thủ tục miễn bảo lãnh nhiều hành trình thông qua Hệ thống ACTS

10.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người khai hải quan gửi hồ sơ đề nghị miễn bảo lãnh cho cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan lần đầu thông qua Hệ thống ACTS.

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị miễn bảo lãnh, cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu với các quy định nêu tại khoản 1 Điều 26 Nghị định số 46/2020/NĐ-CP và thông báo cho người khai hải quan về việc miễn bảo lãnh theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành, đồng thời cập nhật thông tin thông qua Hệ thống ACTS để người khai hải quan khai so GRN trên tờ khai quá cảnh hải quan

Bước 3: Hệ thống ACTS tự động cấp số tham chiếu miễn bảo lãnh để người khai hải quan khai trên tờ khai quá cảnh hải quan.

10.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp.

10.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

a) Văn bản đề nghị miễn bảo lãnh theo Mẫu số 08/TBMBL tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BTC ngày 22/05/2020 của Bộ Tài chính: 01 bản chính;

b) Quyết định công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên theo Mẫu số 04/QĐCNDNƯT Phụ lục IV tại Thông tư số 42/2020/TT-BTC ngày 22/05/2020 của Bộ Tài chính: 01 bản chụp đối với trường hợp lần đầu đề nghị miễn bảo lãnh;

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

10.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị miễn bảo lãnh.

10.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức thực hiện quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS.

10.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Hải quan.

10.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Số tham chiếu bảo lãnh GRN do Hệ thống tự động cấp được gửi tới người khai hải quan.

10.8. Phí, lệ phí: Không có.

10.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị miễn bảo lãnh theo Mẫu số 08/TBMBL Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BTC ngày 22/05/2020 của Bộ Tài chính.

10.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp được miễn bảo lãnh nhiều hành trình nếu đáp ứng các điều kiện sau:

a) Được công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên;

b) Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải hoặc kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật;

c) Doanh nghiệp không nợ quá hạn quá 90 ngày tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và không bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trong lĩnh vực hải quan trong thời hạn 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị miễn bảo lãnh.

10.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Điều 26 Nghị định số 46/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ Quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh Hải quan.

 

 

Mẫu số 07/CVMBL

TÊN NGƯỜI NỘP THUẾ

__________

Số: …/…-….

V/v Đề nghị miễn bảo lãnh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

…, ngày....tháng....năm....

 

 

Kính gửi: (Tên cơ quan hải quan có thẩm quyền miễn bảo lãnh nhiều hành trình).

 

Căn cứ Điều 26 Nghị định số 46/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2020 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số...................... ngày......... /........ /.....của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên;

……………… (tên người khai hải quan), mã số thuế ............ địa chỉ....

Đề nghị ... (tên cơ quan hải quan có thẩm quyền miễn bảo lãnh) xem xét miễn bảo lãnh nhiều hành trình đối với hàng hóa quá cảnh của Công ty (tên người khai hải quan) ............ thực hiện thủ tục hải quan thông qua Hệ thống ACTS, do Công ty đã đáp ứng các điều kiện theo quy định và được công nhận là doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên.

(Gửi kèm hồ sơ, tài liệu được công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên)

Công ty... cam kết, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các nội dung nêu trên./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: ….

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

(HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN)

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

11. Thủ tục giảm bảo lãnh nhiều hành trình thông qua Hệ thếng ACTS

11.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người khai hải quan có yêu cầu được giảm bảo lãnh đối chiếu với các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 27 Nghị định số 46/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020, có văn bản đề nghị giảm bảo lãnh theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành gửi cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan lần đầu có sử dụng bảo lãnh thông qua Hệ thống ACTS

Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị giảm bảo lãnh, cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 24 Nghị định số 46/2020/NĐ-CP và thông báo cho người khai hải quan về việc được giảm hoặc không được giảm bảo lãnh theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành

Trường hợp đủ điều kiện được giảm bảo lãnh, cơ quan hải quan cập nhật thông tin thông qua Hệ thống ACTS để người khai hải quan khai số GRN trên tờ khai quá cảnh hải quan.

Bước 3: Hệ thống ACTS tự động cấp số tham chiếu giảm bảo lãnh để người khai hải quan khai trên tờ khai quá cảnh hải quan.

11.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp.

11.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

Văn bản đề nghị giảm bảo lãnh theo Mẫu số 08/TBMBL Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BTC ngày 22/05/2020 của Bộ Tài chính: 01 bản chính;

* số lượng hồ sơ: 01 bộ.

11.4. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị giảm bảo lãnh.

11.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức thực hiện quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống ACTS.

11.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Hải quan.

11.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: số tham chiếu bảo lãnh GRN do Hệ thống tự động cấp được gửi tới người khai hải quan.

11.8. Phí, lệ phí: Không có.

11.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị giảm bảo lãnh theo Mẫu số 08/TBMBL Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BTC ngày 22/05/2020 của Bộ Tài chính.

11.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

1. Số tiền bảo lãnh được giảm còn 50% (năm mươi phần trăm) khoản tham chiếu nếu người khai hải quan đáp ứng các điều kiện sau:

a) Trong thời hạn 02 năm liên tục tính đến thời điểm người khai hải quan nộp văn bản đề nghị giảm bảo lãnh: không bị xử lý vi phạm về các hành vi trốn thuế, gian lận thuế; buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và không có các hành vi vi phạm hành chính có hình thức, mức xử phạt vượt thẩm quyền Chi cục trưởng Chi cục hải quan và các chức danh tương đương;

b) Không nợ quá hạn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt tại thời điểm đề nghị giảm bảo lãnh.

2. Số tiền bảo lãnh được giảm còn 25% (hai mươi lăm phần trăm) khoản tham chiếu nếu người khai hải quan đáp ứng các điều kiện sau:

a) Trong thời hạn 03 năm liên tục tính đến thời điểm người khai hải quan nộp văn bản đề nghị giảm bảo lãnh, không bị xử lý vi phạm về các hành vi trốn thuế, gian lận thuế; buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và không có các hành vi vi phạm hành chính có hình thức, mức xử phạt vượt thẩm quyền Chi cục trưởng Chi cục hải quan và các chức danh tương đương;

b) Không nợ quá hạn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt tại thời điểm đề nghị giảm bảo lãnh.

11.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Điều 27 Nghị định số 46/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ Quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh Hải quan.

 

 

Mẫu số 09/CVGBL

TÊN NGƯỜI NỘP THUẾ

________

Số: ...../...

V/v Đề nghị giảm bảo lãnh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

…, ngày... tháng ... năm…

 

 

Kính gửi: (Tên cơ quan hải quan có thẩm quyền giảm bảo lãnh nhiều hành trình).

 

Căn cứ Điều 27 Nghị định số 46/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2020 của Chính phủ của Chính phủ;

………… (tên người khai hải quan), mã số thuế... địa chỉ....

Đề nghị ... (tên cơ quan hải quan có thẩm quyền giảm bảo lãnh) xem xét giảm bảo lãnh nhiều hành trình với mức giảm là................................................................................. % khoản tham chiếu (ghi rõ mức bảo lãnh được giảm 50% hoặc 25%) đối với hàng hóa quá cảnh của Công ty ............... thực hiện thủ tục hải quan thông qua Hệ thống ACTS, do Công ty đã đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

Công ty................. cam kết, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các nội dung nêu trên./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: ….

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

(HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN)

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

12. Thủ tục hủy bỏ bảo lãnh thông qua Hệ thống ACTS

12.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Khi hủy bỏ bảo lãnh một hành trình hoặc bảo lãnh nhiều hành trình, người bảo lãnh thông báo theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành gửi cơ quan hải quan nơi đăng ký thông tin bảo lãnh qua đường bưu chính hoặc qua hệ thống dữ liệu điện tử về việc hủy bỏ bảo lãnh.

Bước 2: Thư bảo lãnh không còn giá trị sử dụng vào ngày thứ 14 sau ngày người bảo lãnh có văn bản đề nghị hủy bảo lãnh. Cơ quan hải quan cập nhật việc hủy bỏ bảo lãnh thông qua Hệ thống ACTS

Bước 3: Hệ thống ACTS cập nhật tình trạng hủy bỏ bảo lãnh trên Hệ thống ACTS.

12.2. Cách thức thực hiện: Thông báo việc hủy bỏ bảo lãnh cho cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan qua đường bưu chính hoặc qua hệ thống dữ liệu điện tử.

12.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

Văn bản đề nghị hủy bảo lãnh theo Mẫu số 11/CVHBL Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BTC ngày 22/05/2020 của Bộ Tài chính: 01 bản chính;

* số lượng hồ sơ: 01 bộ.

12.4. Thời hạn giải quyết: Thư bảo lãnh không còn giá trị sử dụng vào ngày thứ 14 sau ngày người bảo lãnh có văn bản đề nghị hủy bảo lãnh.

12.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người bảo lãnh.

12.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Hải quan.

12.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hệ thống cập nhật tình trạng hủy bảo lãnh trên Hệ thống ACTS.

12.8. Phí, lệ phí: Không có.

12.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị hủy bảo lãnh theo Mẫu số 11/CVHBL Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BTC ngày 22/05/2020 của Bộ Tài chính.

12.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

12.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Điều 28 Nghị định số 46/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ Quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN để thực hiện Nghị định thư 7 về Hệ thống quá cảnh Hải quan./.

 

 

Mẫu số 11/CVHBL

TÊN NGƯỜI BẢO LÃNH

__________

Số: .../...-....

V/v Đề nghị hủy bảo lãnh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

…, ngày....tháng....năm....

 

                                                                     

Kính gửi: ....... (tên cơ quan hải quan có thẩm quyền hủy bảo lãnh).

 

Căn cứ Điều 28 Nghị định số 46/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2020 của Chính phủ của Chính phủ;

………….. (tên Người bảo lãnh, mã số thuế...địa chỉ....)

Đề nghị..................................... (tên cơ quan hải quan có thẩm quyền hủy bảo lãnh) cho            (tên Người bảo lãnh) được hủy Thư bảo lãnh số …… phát hành ngày…./…/… cho Công ty (tên, mã số thuế của người khai hải quan).

Lý do: ………………………. (nêu rõ lý do đề nghị hủy bảo lãnh)

Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đã thực hiện thanh toán đủ tiền thuế hải quan phát sinh phải nộp của các tờ khai quá cảnh hải quan đã sử dụng Thư bảo lãnh hoặc các tờ khai quá cảnh hải quan đã hoàn thành hành trình hàng hóa quá cảnh mà không có bất thường xảy ra.

(Gửi kèm hồ sơ, tài liệu chứng minh đã thực hiện thanh toán đủ tiền thuế hải quan hoặc đã hoàn thành hành trình hàng hóa quá cảnh)

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: ….

 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT

(HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN)

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi