Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 343/KL-VPCITES của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phối hợp thực thi Nghị định 11/2002/NĐ-CP của Chính phủ và Công ước CITES
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 343/KL-VPCITES
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 343/KL-VPCITES | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Bá Thụ |
Ngày ban hành: | 21/04/2003 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Hành chính, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
tải Công văn 343/KL-VPCITES
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 343/KL-VP CITES | Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2003 |
Kính gửi: Tổng Cục Hải quan
Trong thời gian gần đây Cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam nhận được thông báo từ Công An Hà Nội (PC15) và Chi cục Kiểm lâm Hà Nội về những vụ gian lận thương mại đối với một số lô hàng tạm nhập tái xuất các loài động vật hoang dã sống có nguồn gốc từ Malaysia như nhập sai chủng loại, số lượng ... vi phạm Nghị định 11/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các loài động vật, thực vật hoang dã và Công ước CITES.
Sau khi nhận được thông tin từ phía Công an Hà Nội và Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, Cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam phối hợp với Cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Malaysia thống nhất đưa ra các biện pháp quản lý nhằm hạn chế tiến tới ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại đối với các lô hàng là động vật hoang dã sống có nguồn gốc từ Malaysia. Các biện pháp được đưa ra như sau:
1. Thời hạn giấy phép CITES và giấy chứng chỉ xuất khẩu do Cơ quan Thẩm quyền quản lý Malaysia cấp cho các lô hàng xuất khẩu động vật hoang dã sống là 2 tuần được áp dụng kể từ ngày 02 tháng 4 năm 2003.
2. Có ba văn phòng cấp giấy phép CITES thuộc Cục quản lý Động vật Hoang dã và Các vườn quốc gia có trụ sở tại Kuala Lumpua, Johor và Penang. Chỉ có giấy phép CITES và chứng chỉ xuất khẩu được cấp bởi ba văn phòng trên là có giá trị.
3. Chỉ các lô hàng khi nhập khẩu có kẹp niêm phong của các Văn phòng cấp phép nêu trên mới được coi là lô hàng được xuất khẩu hợp pháp. Dấu niêm phong của các Văn phòng đều có hình biểu tượng của Cục quản lý động vật hoang dã và các Vườn quốc gia. Mầu sắc và hình ảnh biểu tượng được in giống mẫu biểu tượng trên giấy phép xuất khẩu bản gốc.
4. Căn cứ Nghị định số 11/2002/NĐ-CP ngày 22/1/2002 của Chính phủ, Cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam sẽ đình chỉ việc xem xét cấp giấy phép CITES, giấy chứng nhận nhập khẩu và tái xuất khẩu các loài động vật hoang dã sống cho các doanh nghiệp khai báo sự thật về chủng loại, số lượng của các lô hàng nhập khẩu.
Cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam đề nghị Tổng Cục Hải quan có thông báo cụ thể và hướng dẫn các Chi cục Hải quan về các biện pháp nêu trên để việc thực thi Nghị định 11/2002/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ và Công ước CITES đạt hiệu quả.
Cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ từ phía Tổng Cục Hải quan trong việc thực thi nghị định 11/2002/NĐ-CP của Chính phủ và Công ước CITES.
| GD. CƠ QUAN THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CITES VIỆT NAM CỤC TRƯỞNG CỤC KIỂM LÂM |