Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Thông tư 53/2012/TT-BGTVT bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Thông tư 53/2012/TT-BGTVT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 53/2012/TT-BGTVT | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Đinh La Thăng |
Ngày ban hành: | 25/12/2012 | Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giao thông, Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiếng ồn của tàu bay phải tuân theo tiêu chuẩn quốc tế
Ngày 25/12/2012, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 53/2012/TT-BGTVT quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng, trong đó đáng chú ý là quy định về việc hạn chế tiếng ồn.
Theo Thông tư này, tàu bay được khai thác tại Việt Nam phải tuân thủ các yêu cầu về tiếng ồn tàu bay do Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) quy định tại Công ước Chi-ca-gô, đồng thời, phải có Giấy chứng nhận tiếng ồn do Cục hàng không Việt Nam cấp.
Bên cạnh đó, tại cảng hàng không, sân bay, người khai thác cảng hàng không, sân bay phải áp dụng các biện pháp kiểm soát tiếng ồn như sau: Khuyến khích áp dụng quỹ đạo tiếp cận hạ chánh và khởi hành cất cánh của tàu bay nhăm gây tiếng ồn ít nhất cho khu dân cư; giảm thiểu thời gian hoạt động của động cơ tàu bay trong khu bay; quy định khu vực thử động cơ tàu bay gây ồn ít nhất đến người lao động, khu vực lân cận và áp dụng biện pháp giảm âm tại khu thử.
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định, nhằm giảm thiểu khí thải động cơ tàu bay vào không khí, người khai thác tàu bay phải hạn chế thời gian hoạt động của động cơ tàu bay trong quá trình lăn, chuẩn bị cất cánh; tăng cường sử dụng xe kéo tàu bay để có thể hạn chế thời gian hoạt động của động cơ tày nhưng không gây ùn tắc hoạt động tại khu bay…
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2013 và bãi bỏ Điều 58 Thông tư số 16/2010/TT-BGTVT ngày 30/06/2010.
Từ ngày 15/12/2020, Thông tư này bị sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 28/2020/TT-BGTVT.
Xem chi tiết Thông tư 53/2012/TT-BGTVT tại đây
tải Thông tư 53/2012/TT-BGTVT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Số: 53/2012/TT-BGTVT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2012 |
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Môi trường;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng.
QUY ĐỊNH CHUNG
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TÀU BAY
Người khai thác tàu bay có trách nhiệm:
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm xây dựng, ban hành, áp dụng các giải pháp hạn chế tiếng ồn tại cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận bao gồm:
Khuyến khích người khai thác cảng hàng không, sân bay; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay nghiên cứu, đầu tư áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại đơn vị mình nhằm nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu pháp lý về bảo vệ môi trường; tăng tính cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ; hợp nhất các kế hoạch, chương trình bảo vệ môi trường vào một hệ thống và tăng tính linh hoạt khi hoàn cảnh thay đổi; vì mục tiêu phát triển bền vững.
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC
TRONG HOẠT ĐỘNG HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG
Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm đề xuất Bộ Giao thông vận tải công bố khu vực xả nhiên liệu, thả hành lý, hàng hóa và các đồ vật khác từ tàu bay theo quy định tại Điều 88 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường cho khu vực này.
Thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng để phun rải từ tàu bay, sử dụng tại cảng hàng không, sân bay phải tuân thủ quy định tại Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này có phát sinh những khó khăn, vướng mắc, các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Giao thông vận tải để hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1
MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI KHAI THÁC CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 53/2012/TT-BGTVT ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1. Thông tin chung
- Tên cảng hàng không, sân bay:
- Địa chỉ:
- Điện thoại: - Fax:
- Sơ đồ mặt bằng của cảng hàng không, sân bay:
- Sản lượng thông qua cảng hàng không trong năm:
- Các đơn vị thành viên:
- Lĩnh vực hoạt động:
- Quy mô hoạt động:
- Địa chỉ:
- Điện thoại: - Fax:
- Số lượng cán bộ theo dõi công tác môi trường (ghi cụ thể tên, đơn vị công tác, trình độ, chuyên ngành đào tạo, số điện thoại liên lạc).
2. Hiện trạng môi trường của cảng hàng không, sân bay
2.1. Liệt kê các nguồn thải chính: Khí thải, tiếng ồn, nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại của cảng hàng không, sân bay
2.2. Môi trường không khí, tiếng ồn
2.2.1. Kết quả quan trắc
2.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí, tiếng ồn
2.3. Môi trường nước
2.3.1. Kết quả quan trắc
2.3.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt, nước ngầm, nguồn nước cấp, nước thải của cảng hàng không, sân bay
2.3.3. Hệ thống xử lý nước thải:
- Công nghệ xử lý; chi phí vận hành, xử lý; hiệu suất xử lý
- Đơn vị thu gom, xử lý nước thải
- Lượng nước xả thải (m3/ngày đêm): Nguồn thải, lưu lượng xả thải (m3/ngày đêm)
- Quy trình thu gom nước thải, xử lý nước thải, xả thải (có sơ đồ).
2.4. Chất thải rắn
2.4.1. Loại chất thải rắn
2.4.2. Khối lượng chất thải rắn
2.4.3. Đơn vị thu gom, xử lý chất thải rắn
2.4.4. Quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn (có sơ đồ)
2.4.5. Đánh giá mức độ tác động môi trường của chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của cảng hàng không, sân bay.
2.5. Chất thải nguy hại
2.5.1. Loại chất thải nguy hại
2.5.2. Khối lượng chất thải nguy hại
2.5.3. Đơn vị thu gom, xử lý chất thải nguy hại
2.5.4. Quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại (có sơ đồ);
2.5.5. Đánh giá mức độ tác động môi trường của chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của cảng hàng không, sân bay.
2.6. Chất thải rắn, lỏng người khai thác cảng hàng không thu gom từ tàu bay
2.6.1. Loại chất thải rắn từ tàu bay
2.6.2. Khối lượng chất thải rắn
2.6.3. Quy trình thu gom chất thải rắn từ tàu bay
2.6.4. Khối lượng chất thải lỏng từ tàu bay
2.6.5. Quy trình thu gom chất thải lỏng từ tàu bay.
2.7. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tại cảng hàng không, sân bay
3. Tình hình quản lý môi truờng của người khai thác cảng hàng không, sân bay
3.1. Các chính sách, quy định hiện hành có liên quan đến bảo vệ môi trường; Các giải pháp cụ thể đã được áp dụng trong bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường
3.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí, nước thải, tiếng ồn; biện pháp quản lý chất thải rắn, nguy hại
3.3. Hiện trạng bản đồ tiếng ồn, chính sách tiếng ồn
3.4. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
3.5. Hệ thống quản lý môi trường đang sử dụng
3.6. Bộ phận quản lý môi trường của người khai thác cảng hàng không, sân bay
- Cơ quan/bộ phận quản lý
- Cán bộ chuyên trách/kiêm nhiệm (ghi cụ thể tên, đơn vị công tác, trình độ, chuyên ngành đào tạo, số điện thoại liên lạc).
3.7. Kế hoạch phân bổ tài chính và sử dụng vốn đầu tư của cảng hàng không, sân bay đối với bảo vệ môi trường
3.8. Kế hoạch bảo vệ môi trường hàng năm và đánh giá kết quả thực hiện
3.9. Cập nhật hồ sơ công tác bảo vệ môi trường.
|
………., ngày....tháng....năm.... |
PHỤ LỤC 2
MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CỦA NGƯỜI KHAI THÁC TÀU BAY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 53/2012/TT-BGTVT ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1. Thông tin chung
- Tên doanh nghiệp:
- Địa chỉ
- Điện thoại: - Fax:
- Đặc điểm khai thác
- Số lượng, loại tàu bay đang khai thác;
- Tuyến bay đang thực hiện (trong nước, quốc tế);
- Các cảng hàng không, sân bay đi/đến;
- Cảng hàng không, sân bay căn cứ;
- Lượng nhiên liệu tiêu thụ từng loại tàu bay;
- Sản lượng vận chuyển hành khách, hàng hóa trong năm.
- Các đơn vị thành viên
- Lĩnh vực hoạt động;
- Địa chỉ;
- Điện thoại: - Fax:
2. Thông tin chung về quản lý môi trường của người khai thác tàu bay
2.1. Quản lý tiếng ồn tàu bay, khí thải động cơ tàu bay
- Các giải pháp công nghệ, quy trình khai thác tàu bay nhằm giảm thiểu tiếng ồn, khí thải động cơ tàu bay đang và sẽ áp dụng;
- Các biện pháp, quy trình, quy định nhằm giảm thiểu tiếng ồn, khí thải động cơ tàu bay hoạt động tại cảng hàng không, sân bay đang và sẽ áp dụng;
- Tình trạng giấy chứng nhận tiếng ồn tàu bay: mức tiếng ồn áp dụng; giấy chứng nhận cấp lần đầu, cấp lại; cơ quan cấp;
- Các hoạt động khác có liên quan đến quản lý tiếng ồn, khí thải động cơ tàu bay.
2.2. Quản lý chất thải lỏng từ tàu bay tại lãnh thổ Việt Nam
- Khối lượng chất thải lỏng
- Đơn vị thu gom, xử lý chất thải lỏng từ tàu bay.
2.3. Chất thải rắn từ tàu bay tại lãnh thổ Việt Nam
- Loại chất thải rắn từ tàu bay
- Khối Iượng chất thải rắn
- Đơn vị thu gom, xử lý chất thải rắn
2.4. Quản lý chất thải nguy hại từ tàu bay tại lãnh thổ Việt Nam
- Loại chất thải nguy hại từ tàu bay
- Khối lượng chất thải nguy hại từ tàu bay
- Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại từ tàu bay
- Đơn vị thu gom, xử lý chất thải nguy hại từ tàu bay
2.5. Quy trình nội bộ thu gom, phân loại, quản lý chất thải từ tàu bay.
2.6. Bộ phận quản lý môi trường của doanh nghiệp
- Cơ quan/bộ phận quản lý
- Cán bộ chuyên trách/kiêm nhiệm (ghi cụ thể tên, đơn vị công tác, trình độ, chuyên ngành đào tạo, số điện thoại liên lạc)
2.7. Danh mục hóa chất sử dụng để diệt côn trùng và vệ sinh trong tàu bay
2.8. Quy định quy trình sử dụng từng loại hóa chất để diệt côn trùng, vệ sinh trong tàu bay
2.9. Hệ thống quản lý môi trường đang áp dụng
2.10. Chi phí cho quản lý môi trường của doanh nghiệp
2.11. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng để phun rải từ tàu bay.
2.12. Kế hoạch bảo vệ môi trường hàng năm của doanh nghiệp.
2.13. Cập nhật hồ sơ công tác bảo vệ môi trường.
|
………., ngày....tháng....năm.... |
PHỤ LỤC 3
MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH, CUNG CẤP DỊCH VỤ TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY
(Ban hành kèm theo Thông tư số 53/2012/TT-BGTVT ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1. Thông tin chung
- Tên doanh nghiệp:
- Địa chỉ:
- Điện thoại: - Fax:
- Lĩnh vực hoạt động:
- Quy mô hoạt động:
- Các đơn vị thành viên:
- Địa chỉ
- Điện thoại: - Fax:
2. Hiện trạng môi trường của doanh nghiệp
2.1. Liệt kê các nguồn thải chính: nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại, tiếng ồn của doanh nghiệp.
2.2. Môi trường không khí, tiếng ồn
2.2.1. Kết quả quan trắc (nếu có)
2.2.2. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí, tiếng ồn
2.3. Môi trường nước
2.3.1. Kết quả quan trắc (nếu có)
2.3.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải của doanh nghiệp.
2.3.3. Hệ thống xử lý nước thải:
- Công nghệ xử lý; chi phí vận hành, xử lý; hiệu suất xử lý.
- Đơn vị thu gom, xử lý nước thải của doanh nghiệp
- Lượng nước xả thải (m3/ngày đêm): Nguồn thải, lưu lượng xả thải (m3/ngày đêm).
- Quy trình thu gom nước mưa, nước thải, xử lý nước thải, xả thải (sơ đồ);
2.4. Chất thải rắn
2.4.1. Loại chất thải rắn
2.4.2. Khối lượng chất thải rắn
2.4.3. Đơn vị thu gom, xử lý chất thải rắn
2.4.4. Quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải rắn (sơ đồ);
2.4.5. Đánh giá mức độ tác động môi trường của chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp.
2.5. Chất thải nguy hại
2.5.1. Loại chất thải nguy hại
2.5.2. Khối lượng chất thải nguy hại
2.5.3. Đơn vị thu gom, xử lý chất thải nguy hại
2.5.4. Quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại (sơ đồ);
2.5.5. Đánh giá mức độ tác động môi trường của chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp.
2.6. Chất thải rắn, lỏng doanh nghiệp thu gom từ tàu bay
2.6.1. Loại chất thải rắn từ tàu bay
2.6.2. Khối lượng chất thải rắn
2.6.3. Quy trình thu gom chất thải rắn từ tàu bay
2.6.4. Khối lượng chất thải lỏng từ tàu bay
2.6.5. Quy trình thu gom chất thải lỏng từ tàu bay.
2.7. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật sử dụng tại cảng hàng không, sân bay của doanh nghiệp.
3. Tình hình quản lý môi trường doanh nghiệp
3.1. Các chính sách, quy định hiện hành có liên quan đến bảo vệ môi trường;
Các giải pháp cụ thể đã được áp dụng trong bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường
3.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí, nước thải, tiếng ồn; biện pháp quản lý chất thải rắn, nguy hại
3.3. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
3.4. Hệ thống quản lý môi trường đang sử dụng
3.5. Bộ phận quản lý môi trường của doanh nghiệp
- Cơ quan/bộ phận quản lý
- Cán bộ chuyên trách/kiêm nhiệm (ghi cụ thể tên, đơn vị công tác, trình độ, chuyên ngành đào tạo, số điện thoại liên lạc)
3.6. Kế hoạch phân bổ tài chính và sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với bảo vệ môi trường
3.7. Kế hoạch bảo vệ môi trường hàng năm và đánh giá kết quả thực hiện
3.8. Cập nhật hồ sơ công tác bảo vệ môi trường.
|
…………., ngày....tháng....năm.... |