Thông tư 11/2018/TT-BGTVT quy định về cầu chung, giao thông trên khu vực cầu chung

  • Tóm tắt
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
So sánh VB cũ/mới

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
In
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Thông tư 11/2018/TT-BGTVT

Thông tư 11/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về cầu chung, giao thông trên khu vực cầu chung
Cơ quan ban hành: Bộ Giao thông Vận tảiSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:11/2018/TT-BGTVTNgày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Ngọc Đông
Ngày ban hành:28/03/2018Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đi trên cầu chung, xe ưu tiên cũng phải dừng khi có báo hiệu

Tại Thông tư 11/2018/TT-BGTVT ngày 28/03/2018, Bộ Giao thông Vận tải ban hành quy định về cầu chung, giao thông trên khu vực cầu chung.

Người tham gia giao thông đường bộ khi đi trên cầu chung phải chấp hành quy định của Luật Đường sắt, Luật Giao thông đường bộ và thực hiện quy định sau đây: Ưu tiên cho các phương tiện giao thông đường sắt; Chấp hành hiệu lệnh của nhân viên gác cầu chung và chỉ dẫn của các báo hiệu, tín hiệu đường bộ, đường sắt trong khu vực cầu chung.

Khi có báo hiệu dừng (đèn đỏ sáng nháy, cờ đỏ, biển đỏ, còi, chuông kêu, chắn đã đóng, hiệu lệnh của nhân viên gác chắn), người tham gia giao thông đường bộ (kể cả những xe có quyền ưu tiên) đều phải dừng lại về bên phải đường của mình và trước vạch “dừng xe”.

Xe thô sơ, người đi bộ, súc vật có người dắt phải đi trên phần đường dành riêng trên cầu. Không cho phép xe thô sơ, người đi bộ, súc vật có người dắt đi vào phần đường dành cho phương tiện khác.

Khi sắp đến khu vực cầu chung, lái tàu phải: Chú ý quan sát khu vực cầu và các tín hiệu trong khu vực cầu chung, chấp hành đúng các quy định về tín hiệu đường sắt trong khu vực cầu chung; Kéo còi trước khi vào cầu chung; Nhanh chóng hãm tàu khi thấy có tín hiệu dừng tàu hoặc có trở ngại trên cầu chung; Thực hiện các quy định khác liên quan đến tín hiệu và quy tắc giao thông đường sắt theo quy định.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/07/2018.

Xem chi tiết Thông tư 11/2018/TT-BGTVT tại đây

tải Thông tư 11/2018/TT-BGTVT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

---------------------

 

Số: 11/2018/TT-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------------------------

Hà Nội, ngày  28  tháng  3   năm 2018

Căn cứ Luật Đường sắt số 06/2017/QH14 ngày 16 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 2 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về cầu chung, giao thông trên khu vực cầu chung.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về cầu chung, giao thông trên khu vực cầu chung.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến bảo đảm an ninh, trật tự, quản lý, khai thác cầu chung và người tham gia giao thông trên khu vực cầu chung.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Chắn cầu chung là cần chắn, giàn chắn do nhân viên gác cầu chung điều khiển.
2. Hệ thống phòng vệ cầu chung là các công trình, thiết bị nhằm để phòng vệ bảo đảm an toàn giao thông, phòng ngừa tai nạn trong khu vực cầu chung bao gồm: chắn cầu chung; cọc tiêu, hàng rào cố định; vạch kẻ đường; hệ thống biển báo đường sắt, đường bộ; đèn tín hiệu và chuông điện; cột tín hiệu phòng vệ và các thiết bị khác liên quan.
3. Khu vực cầu chung là giới hạn được xác định bởi toàn bộ kết cấu công trình cầu, gầm cầu và phạm vi quản lý tính từ mép trong của mố (giáp đầu dầm) trở ra mỗi bên:
a) Đối với đường sắt: tới cột tín hiệu phòng vệ cầu (bao gồm cả cột tín hiệu) hoặc 10 mét (m) ở nơi không có cột tín hiệu phòng vệ;
b) Đối với đường bộ: tới chắn cầu chung (bao gồm cả cần chắn, giàn chắn) hoặc 10 mét (m) ở nơi không có cần chắn, giàn chắn.
Chương II
CÔNG TRÌNH, THIẾT BỊ TRONG KHU VỰC CẦU CHUNG
Mục 1
YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH, THIẾT BỊ TRONG KHU VỰC CẦU CHUNG
Điều 4. Yêu cầu đối với các công trình, thiết bị trong khu vực cầu chung
1. Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho từng loại công trình, thiết bị theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
2. Các công trình, thiết bị phải được bố trí đầy đủ và duy trì trạng thái kỹ thuật, hoạt động ổn định, an toàn, phòng ngừa tai nạn trong suốt quá trình khai thác, sử dụng cầu chung.
Điều 5. Yêu cầu đối với mặt cầu
1. Mặt cầu phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của cấp đường và thống nhất trên đoạn tuyến đường sắt.
2. Trên cầu chung, trong lòng đường sắt dọc ray chính phải đặt ray hộ bánh hoặc tạo khe ray theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt.
Điều 6. Yêu cầu đối với mặt đường bộ trong khu vực cầu chung
1. Mặt đường bộ trên cầu chung phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng với loại kết cấu mặt cầu và bảo đảm thống nhất với cấp đường của đoạn tuyến đường bộ hai đầu cầu chung và bảo đảm êm thuận cho các phương tiện ra, vào cầu chung.
2. Mặt đường bộ vào cầu chung, chỗ tiếp giáp với đường sắt phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của đường ngang hiện hành.
Điều 7. Nhà gác cầu chung và thiết bị bố trí trong nhà gác cầu chung
1. Ở mỗi đầu cầu chung phải có một nhà gác dành cho nhân viên gác cầu chung thực hiện điều khiển giao thông, nhà gác phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Vị trí và các cửa sổ của nhà gác phải bố trí để khi ngồi trong nhà gác nhân viên gác cầu nhìn được rõ người và các phương tiện hoặc các chướng ngại vật ở trên cầu; nhìn được rõ đoạn đường bộ và đoạn đường sắt vào cầu;
b) Nhà gác không làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt và đường bộ; bộ phận gần nhất của nhà gác phải cách ray ngoài cùng và cách mép đường bộ ra phía ngoài tối thiểu 3,5 mét (m); nền nhà gác phải cao bằng hoặc cao hơn mặt cầu, xung quanh có lan can; diện tích của nhà gác tối thiểu là 4 mét vuông (m2).
2. Trong mỗi nhà gác cầu chung phải đầy đủ các thiết bị và phải bảo đảm hoạt động tốt, cụ thể như sau:
a) Điện thoại để liên lạc với hai ga gần nhất và liên lạc giữa hai nhà gác cầu chung;
b) Thiết bị điều khiển chắn cầu chung;
c) Thiết bị điều khiển tín hiệu đường bộ;
d) Thiết bị điều khiển tín hiệu đường sắt;
đ) Thiết bị thông báo tự động cho nhân viên gác chắn biết khi tàu tới gần cầu chung;
e) Thiết bị có khả năng ghi nhận, lưu trữ những liên lạc giữa trực ban chạy tàu và nhân viên gác cầu chung;
g) Đồng hồ báo giờ;
h) Các thiết bị khác phục vụ điều hành giao thông trên khu vực cầu chung.
3. Đối với nhà gác cầu chung trên đường sắt chuyên dùng có tốc độ chạy tàu nhỏ hơn hoặc bằng 30 km/h, việc bố trí thiết bị thông tin do chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng quyết định nhưng phải bảo đảm đủ thông tin cho nhân viên gác cầu chung biết khi tàu tới gần cầu chung.
Điều 8. Quy định đối với chắn cầu chung
1. Trong khu vực cầu chung trên đoạn đường bộ hai đầu cầu phải đặt cần chắn hoặc giàn chắn có người gác để ngăn các phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ vào cầu khi có tàu đến. Chắn cầu chung phải đặt cách mép ray ngoài cùng 06 mét (m). Trường hợp địa hình hạn chế, chắn không được vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc của đường sắt theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt.
2. Tại mỗi vị trí đặt chắn cầu chung quy định tại khoản 1 Điều này, phải sử dụng tối thiểu 02 chắn để ngăn từng làn đường trên đường bộ ra, vào cầu chung bảo đảm hoạt động linh hoạt, trật tự giao thông đối với các phương tiện giao thông đường bộ theo từng làn xe và hạn chế ùn tắc giao thông trong khu vực cầu chung.
3. Chắn cầu chung phải đóng hoàn toàn ở thời điểm trước khi tàu tới cầu ít nhất 02 phút và nhiều nhất không quá 05 phút để bảo đảm không có người, phương tiện giao thông và các chướng ngại vật khác trên cầu.
4. Yêu cầu kỹ thuật và thao tác đóng, mở chắn cầu chung theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 9. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống báo hiệu, tín hiệu
1. Trong khu vực cầu chung, hệ thống báo hiệu, tín hiệu trên đường sắt, đường bộ vào cầu chung phải hoạt động và biểu thị theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ hiện hành.
2. Ở trạng thái không có tàu đi trên cầu chung:
a) Tín hiệu đèn màu phòng vệ đường sắt ở trạng thái đóng (sáng màu đỏ biểu thị cấm tàu đi qua cầu);
b) Tín hiệu đường bộ ở trạng thái mở (sáng màu lục biểu thị cho phép các phương tiện giao thông đường bộ đi qua cầu);
c) Chắn cầu chung ở trạng thái mở (cho phép các phương tiện giao thông đường bộ đi qua cầu).
3. Ở trạng thái có tàu đi đến cầu chung:
a) Tín hiệu đường bộ ở trạng thái đóng (sáng màu đỏ biểu thị cấm các phương tiện giao thông đường bộ đi vào cầu);
b) Chắn cầu chung ở trạng thái đóng (cấm các phương tiện giao thông đường bộ đi vào cầu);
c) Tín hiệu đèn màu phòng vệ đường sắt ở trạng thái mở (sáng màu lục biểu thị cho phép tàu đi qua cầu). Điều kiện để mở tín hiệu phòng vệ đường sắt là tín hiệu đường bộ ở trạng thái đóng, chắn cầu chung ở trạng thái đóng và không có chướng ngại vật ở trên cầu.
4. Sau khi tàu đã đi ra khỏi cầu, các thiết bị lần lượt hoạt động theo trình tự sau:
a) Tín hiệu đèn màu phòng vệ đường sắt đóng;
b) Tín hiệu đường bộ mở;
c) Chắn cầu chung mở.
Mục 2
HỆ THỐNG BÁO HIỆU, TÍN HIỆU TRÊN ĐƯỜNG SẮT TRONG KHU VỰC CẦU CHUNG
Điều 10. Biển báo hiệu
1. Trên đường sắt, trong khu vực cầu chung phải bố trí các biển báo hiệu sau:
a) Biển kéo còi trước khi đoàn tàu đi vào cầu chung;
b) Biển tốc độ tối đa cho phép.
2. Vị trí, quy cách biển theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt.
Điều 11. Tín hiệu phòng vệ trên đường sắt
1. Trên hai phía đường sắt đi tới cầu chung phải đặt tín hiệu phòng vệ.
2. Vị trí đặt, hoạt động và biện pháp xử lý khi tín hiệu phòng vệ bị hỏng thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt.
3. Các thiết bị tín hiệu và thiết bị phòng vệ cầu chung hoạt động bằng điện phải được điều khiển tập trung tại nhà gác cầu chung. Trường hợp sử dụng thiết bị không thể điều khiển tập trung phải được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, cụ thể như sau:
a) Bộ Giao thông vận tải quyết định đối với cầu chung trên đường sắt quốc gia;
b) Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng quyết định đối với cầu chung trên đường sắt chuyên dùng.
4. Các thiết bị phải luôn ở trạng thái sử dụng tốt, phải điều khiển được bằng tay khi thiết bị hư hỏng đột xuất.
Mục 3
HỆ THỐNG BÁO HIỆU, TÍN HIỆU TRÊN ĐƯỜNG BỘ TRONG KHU VỰC CẦU CHUNG
Điều 12. Báo hiệu đường bộ
1. Vạch báo hiệu đường bộ trong khu vực cầu chung phải luôn duy trì các loại sau:
a) Vạch dừng xe trên các làn xe chạy của đường bộ. Vị trí vạch dừng xe tính từ chắn cầu chung trở ra tối thiểu 3 mét (m);
b) Vạch báo gần chỗ giao nhau với đường sắt;
c) Vạch phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều;
d) Vạch giới hạn mép ngoài phần đường xe chạy hoặc vạch phân cách làn xe cơ giới và làn xe thô sơ tùy theo chiều rộng làn đường xe thô sơ bố trí trên đường bộ khu vực cầu chung.
2. Biển báo trong khu vực cầu chung phải luôn duy trì các loại sau:
a) Biển dừng lại;
b) Biển nơi đường sắt giao với đường bộ phù hợp với góc giao giữa đường bộ và đường sắt;
c) Biển tốc độ tối đa cho phép;
d) Các biển báo cấm (tùy theo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật tại khu vực cầu chung).
3. Trong khu vực cầu chung, dọc hai bên lề đường bộ phải có hàng cọc tiêu đến vị trí chắn cầu chung.
4. Từ chắn cầu chung đến vị trí cách đường sắt tối thiểu 2,5 mét (m) phải làm bằng hàng rào chắn cố định để ngăn cách không cho người và phương tiện giao thông đường bộ vượt rào vào cầu chung khi chắn cầu chung đã đóng.
5. Khoảng cách giữa các cọc tiêu phải phù hợp với cấp đường bộ tương ứng. Quy cách cọc tiêu và hàng rào chắn cố định phải tuân thủ quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.
6. Trên đường bộ ngoài khu vực cầu chung đặt biển giao nhau với đường sắt có rào chắn.
Điều 13. Đèn tín hiệu
1. Trên đường bộ vào cầu chung phải lắp đặt đèn tín hiệu.
2. Đèn tín hiệu phải đặt tại vị trí không bị che khuất và đặt trước chắn cầu chung 06 mét (m) hoặc liền với trụ chắn cầu chung.
3. Yêu cầu đối với đèn tín hiệu
a) Đèn tín hiệu loại đèn hai màu lục và đỏ không nhấp nháy. Hoạt động của đèn tín hiệu theo quy định tại Điều 9 Thông tư này;
b) Độ sáng và góc phát sáng: Ánh sáng và góc phát sáng của đèn tín hiệu phải bảo đảm để người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nhìn thấy được tín hiệu từ khoảng cách 100 mét (m) trở lên; ánh sáng đỏ của đèn tín hiệu không được chiếu về phía đường sắt;
c) Độ cao đặt đèn, kích thước, hình dạng và các quy định khác của đèn tín hiệu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.
Mục 4
KẾT NỐI TRONG KHU VỰC CẦU CHUNG
Điều 14. Kết nối tín hiệu
Trong khu vực cầu chung phải kết nối tín hiệu giao thông đường sắt với tín hiệu giao thông đường bộ để bảo đảm hệ thống tín hiệu hoạt động đồng bộ, ổn định, bảo đảm an toàn giao thông đường bộ, đường sắt theo nguyên tắc sau:
1. Khi tín hiệu đường sắt ở trạng thái mở, cho phép tàu đi qua cầu thì tín hiệu đường bộ ở cả hai đầu cầu phải ở trạng thái đóng, cấm các phương tiện giao thông đường bộ đi vào cầu.
2. Khi tín hiệu đường bộ ở một trong hai đầu cầu ở trạng thái mở, cho phép các phương tiện giao thông đường bộ đi qua cầu thì tín hiệu đường sắt ở cả hai đầu cầu phải ở trạng thái đóng, cấm tàu đi vào cầu.
3. Khi tín hiệu đường bộ ở một đầu cầu ở trạng thái mở, cho phép các phương tiện giao thông đường bộ đi qua cầu thì tín hiệu đường bộ ở đầu cầu kia phải ở trạng thái đóng, cấm các phương tiện giao thông đường bộ đi vào cầu.
Điều 15. Kết nối đường bộ ra, vào cầu chung
1. Các đoạn đường bộ ra, vào cầu chung phải được kết nối với hệ thống đường bộ trong khu vực bảo đảm cho các phương tiện giao thông đường bộ đi lại được thanh thoát không bị ùn tắc.
2. Việc đấu nối các đoạn đường bộ ra, vào cầu chung với quốc lộ thực hiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.
Chương III
TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH GIAO THÔNG TRÊN KHU VỰC CẦU CHUNG
Điều 16. Giao thông trên khu vực cầu chung
1. Người tham gia giao thông đường bộ khi đi trên cầu chung phải chấp hành quy định của Luật Đường sắt, Luật Giao thông đường bộ và thực hiện quy định sau đây:
a) Ưu tiên cho các phương tiện giao thông đường sắt;
b) Chấp hành hiệu lệnh của nhân viên gác cầu chung và chỉ dẫn của các báo hiệu, tín hiệu đường bộ, đường sắt trong khu vực cầu chung.
2. Khi có báo hiệu dừng (đèn đỏ sáng nháy, cờ đỏ, biển đỏ, còi, chuông kêu, chắn đã đóng, hiệu lệnh của nhân viên gác chắn), người tham gia giao thông đường bộ (kể cả những xe có quyền ưu tiên) đều phải dừng lại về bên phải đường của mình và trước vạch “dừng xe”.
3. Xe thô sơ, người đi bộ, súc vật có người dắt phải đi trên phần đường dành riêng trên cầu. Không cho phép xe thô sơ, người đi bộ, súc vật có người dắt đi vào phần đường dành cho phương tiện khác.
4. Khi sắp đến khu vực cầu chung, lái tàu phải:
a) Chú ý quan sát khu vực cầu và các tín hiệu trong khu vực cầu chung, chấp hành đúng các quy định về tín hiệu đường sắt trong khu vực cầu chung;
b) Kéo còi trước khi vào cầu chung;
c) Nhanh chóng hãm tàu khi thấy có tín hiệu dừng tàu hoặc có trở ngại trên cầu chung;
d) Thực hiện các quy định khác liên quan đến tín hiệu và quy tắc giao thông đường sắt theo quy định.
Điều 17. Phòng vệ cầu chung, điều hành giao thông trên khu vực cầu chung
1. Cầu chung phải được phòng vệ. Khu vực cầu chung phải được tổ chức điều hành giao thông để bảo đảm an toàn giao thông theo quy định của Thông tư này và pháp luật có liên quan.
2. Việc phòng vệ, tổ chức điều hành giao thông trên khu vực cầu chung phải thường trực liên tục 24 giờ trong ngày.
3. Sơ đồ tổ chức phòng vệ cầu chung theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 18. Phương thức chỉ huy và liên lạc giữa các nhà gác cầu chung
1. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hoặc chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có cầu chung căn cứ vào phương tiện thiết bị và tình hình thực tế của từng cầu, quy định phương thức chỉ huy và liên lạc giữa các nhà gác cầu để điều khiển giao thông trên cầu.
2. Phương thức chỉ huy và liên lạc phải bảo đảm các quy định của Thông tư này và bảo đảm nguyên tắc thông suốt, an toàn, không làm ùn tắc, ách tắc các phương tiện giao thông trong khu vực cầu chung.
3. Trong mọi trường hợp phải bảo đảm các phương tiện giao thông trong lòng cầu chung phía đang lưu hành ra hết khỏi phạm vi cầu chung rồi mới được mở chắn đường bộ cho phép các phương tiện tham gia giao thông theo hướng ngược lại.
Điều 19. Xử lý tai nạn và trở ngại trên cầu chung
Khi có tai nạn hoặc trở ngại trên cầu, nhân viên gác cầu chung, người tham gia giao thông phải chủ động, khẩn trương thực hiện các công việc sau:
1. Đối với người tham gia giao thông trên cầu chung:
a) Kịp thời thông báo cho nhân viên gác cầu chung để xử lý;
b) Phối hợp với nhân viên gác cầu chung để giải quyết, giúp đỡ người bị nạn, nhanh chóng đưa phương tiện gây trở ngại ra khỏi cầu.
2. Đối với nhân viên gác cầu chung:
a) Phòng vệ cầu chung theo đúng quy định để bảo đảm an toàn;
b) Kịp thời báo cho ga đường sắt hai phía để có biện pháp an toàn trong khi giải quyết tai nạn hoặc trở ngại;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để giải quyết, giúp đỡ người bị nạn, nhanh chóng đưa phương tiện gây trở ngại ra khỏi cầu.
Điều 20. Trách nhiệm bảo đảm an toàn giao thông khi sửa chữa cầu chung
1. Khi sửa chữa cầu chung có ảnh hưởng đến giao thông đường bộ, đường sắt, đơn vị thi công có trách nhiệm:
a) Thống nhất với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hoặc chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có cầu chung, cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền về phương án tổ chức thi công, phương án tổ chức giao thông và an toàn giao thông;
b) Bảo đảm an toàn giao thông và không được gây ùn tắc giao thông đường bộ, trở ngại hoạt động giao thông đường bộ, đường sắt trong thời gian sửa chữa.
2. Trường hợp cần phong tỏa đường sắt để phục vụ thi công các công trình trong khu vực cầu chung, phải được sự đồng ý của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia đối với cầu chung trên đường sắt quốc gia; chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có cầu chung đối với cầu chung trên đường sắt chuyên dùng.
3. Trường hợp cần phong tỏa đường bộ để phục vụ thi công các công trình trong khu vực cầu chung, phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN CẦU CHUNG, THAM GIA GIAO THÔNG TRÊN KHU VỰC CẦU CHUNG
Điều 21. Cục Đường sắt Việt Nam
Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đường sắt trong quản lý, khai thác cầu chung trên đường sắt quốc gia.
Điều 22. Cơ quan quản lý đường bộ
1. Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ và các báo hiệu trên đường bộ ngoài khu vực cầu chung có liên quan đến cầu chung.
2. Phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, lập kế hoạch sửa chữa công trình đường bộ ngoài khu vực cầu chung bảo đảm đồng bộ với cấp kỹ thuật và việc sửa chữa, bảo trì công trình trong khu vực cầu chung.
3. Phối hợp với chủ sở hữu công trình cầu chung trên đường sắt chuyên dùng kiểm tra, lập kế hoạch sửa chữa các công trình trong khu vực cầu chung trên đường sắt chuyên dùng; quyết định chuyển cầu chung thành cầu đi riêng trên đường sắt chuyên dùng.
4. Có quyền đề nghị doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hoặc chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có cầu chung sửa chữa các hạng mục công trình cầu và thiết bị có liên quan đến đường bộ trong khu vực cầu chung bảo đảm giao thông trên cầu chung được an toàn, thuận lợi.
Điều 23. Ủy ban nhân dân các cấp nơi có cầu chung
Chịu trách nhiệm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt, đường bộ trong khu vực cầu chung trên địa bàn theo quy định của Luật Đường sắt và Luật Giao thông đường bộ.
Điều 24. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có cầu chung
1. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có cầu chung chịu trách nhiệm:
a) Quản lý sử dụng, tổ chức thực hiện phòng vệ và bố trí người gác, điều hành giao thông trên khu vực cầu chung do doanh nghiệp quản lý;
b) Quy định cụ thể trách nhiệm của nhân viên gác cầu chung;
c) Tổ chức kết nối tín hiệu đường sắt, đường bộ tại khu vực cầu chung do doanh nghiệp quản lý;
d) Thực hiện chế độ báo cáo về công tác quản lý, khai thác cầu chung theo quy định của Bộ Giao thông vận tải về quản lý, bảo trì công trình đường sắt;
đ) Thực hiện các quy định liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp quy định tại Luật Đường sắt và Thông tư này.
2. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có cầu chung chịu trách nhiệm khi để xảy ra tai nạn giao thông đường sắt trên cầu chung thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.
3. Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có cầu chung chịu trách nhiệm: Tổ chức quản lý, bảo trì các công trình, thiết bị trong khu vực cầu chung; chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ kiểm tra, lập kế hoạch sửa chữa các công trình, thiết bị trong khu vực cầu chung và bảo đảm nguồn tài chính cho công tác quản lý, bảo trì cầu chung do mình đầu tư.
Điều 25. Nhân viên gác cầu chung
1. Nhân viên gác cầu chung có trách nhiệm:
a) Tuân thủ các quy định có liên quan của Luật Đường sắt, Thông tư này và quy định pháp luật hiện hành;
b) Thực hiện trách nhiệm theo quy định của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có cầu chung.
2. Có trách nhiệm yêu cầu người tham gia giao thông phải chấp hành đúng các quy định khi đi trên cầu chung và khu vực cầu chung. Chịu trách nhiệm điều hành giao thông trên khu vực cầu chung khi đèn tín hiệu không hoạt động hoặc báo hiệu sai quy định, chắn cầu chung bị hỏng.
3. Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử lý người vi phạm theo quy định.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 26. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
2. Thông tư số 38/2012/TT-BGTVT ngày 19 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, khai thác cầu chung hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Điều 27. Quy định chuyển tiếp
Đối với trường hợp đang lập dự án hoặc đang thi công cầu đường bộ để tách đường bộ khỏi cầu chung, chủ đầu tư dự án phải:
1. Đầu tư xây dựng cầu đường bộ mới đồng bộ với việc xây dựng đường bộ ở hai đầu cầu hiện tại để tách hoàn toàn với cầu chung hiện có.
2. Dỡ bỏ các đoạn đường bộ lên cầu chung hiện có sau khi đầu tư xong cầu đường bộ và đường bộ hai đầu cầu mới.
3. Sau khi nghiệm thu, bàn giao công trình cầu đường bộ và đường hai đầu cầu mới vào khai thác, đủ điều kiện để tách khỏi cầu chung chủ đầu tư dự án phải có trách nhiệm:
a) Báo cáo doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia và Cục Đường sắt Việt Nam để Cục Đường sắt Việt Nam đề xuất Bộ Giao thông vận tải quyết định chuyển cầu chung thành cầu đi riêng trên đường sắt quốc gia;
b) Báo cáo chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có cầu chung để chủ sở hữu đề xuất cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền quyết định chuyển cầu chung thành cầu đi riêng trên đường sắt chuyên dùng.
Điều 28. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 28;
- Bộ trưởng (báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Cơ quan thuộc Chính phủ;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL
(Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;

- Lưu: VT, KCHT (10 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG



 

 

(Đã ký)

 

 

 


Nguyễn Ngọc Đông

Phụ lục số 1

 Yêu cầu kỹ thuật và thao tác đóng, mở chắn cầu chung

(Ban hành kèm theo Thông tư số11 /2018/TT-BGTVT ngày 28 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

I. Yêu cầu kỹ thuật của chắn cầu chung

1. Chắn phải được thiết kế cụ thể về kiểu loại tùy theo địa hình khu vực cầu chung hoặc yêu cầu hay đề nghị của chủ đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Cần chắn, giàn chắn được đóng, mở bằng thủ công hoặc động cơ điện.

3. Khi chắn làm bằng kiểu cần chắn:

a) Có thể làm trơn hoặc treo các lá sắt hoặc lưới sắt;

b) Phải có bộ phận chốt hãm;

c) Cần chắn phải sơn vạch trắng đỏ xen kẽ, rộng 300 minimét (mm) chiếu nghiêng 45° về bên phải theo hướng đường bộ nhìn vào cầu chung. Đầu mút cần chắn có vạch đỏ thẳng đứng rộng 300 minimét (mm);

d) Cột, trụ cần chắn sơn vạch trắng đỏ xen kẽ rộng 200 minimét (mm), thẳng góc với tim cột, trụ.

4. Khi chắn làm bằng kiểu giàn:

a) Xà ngang trên cùng của giàn chắn phải có đèn một mặt phát ánh sáng màu đỏ về phía đường bộ khi chắn đóng;

b) Nếu sử dụng đèn điện thì cách 02 mét (m) đến 03 mét (m) đặt một đèn, nếu đèn dầu thì chỉ cần một đèn treo giữa chắn vào ban đêm hoặc ban ngày khi thời tiết xấu làm giảm tầm nhìn.

II. Thao tác đóng, mở chắn

1. Chắn phải bắt đầu đóng từ phía bên phải đường bộ (theo hướng đi vào cầu chung) sang phía trái. Cầu chung có nhiều chắn phải đóng chắn phía bên phải trước, đóng chắn phía trái tiếp theo cho đến chắn tận cùng phía bên trái.

2. Khi chắn đã đóng phải ngăn hết mặt đường bộ, liền sát với hàng rào cố định và phải cao hơn mặt đường bộ từ 01 mét (m) đến 1,2 mét (m).

3. Khi chắn mở, không một bộ phận nào của chắn được vi phạm tĩnh không đường bộ.

4. Cấm để giàn chắn, cần chắn ở vị trí lơ lửng.

III. Sơ đồ 2 loại chắn:

a) Cần chắn:

b) Giàn chắn:

Phụ lục số 2

Sơ đồ tổ chức phòng vệ cầu chung

 (Ban hành kèm theo Thông tư số11/2018/TT-BGTVT ngày 28 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

(Thể hiện một đầu cầu)

 

Ghi chú:

1. Biển “Kéo còi”.

2. Cột tín hiệu phòng vệ.

3. Nhà gác cầu chung.

4. Biển nơi đường sắt giao với đường bộ, đèn tín hiệu.

5. Biển “Giao nhau với đường sắt có rào chắn”.

6. Cọc tiêu.

7. Hàng rào cố định.

8. Chắn cầu chung.

9. Vạch “Dừng xe”.

10. Vạch phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều.

11. Vạch giới hạn mép ngoài phần đường xe chạy hoặc vạch phân cách làn xe cơ giới và làn xe thô sơ.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

---------------------

Số: 11/2018/TT-BGTVT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------------------------

Hà Nội, ngày  28  tháng  3   năm 2018

 

 

THÔNG TƯ

Quy định về cầu chung, giao thông trên khu vực cầu chung

 

Căn cứ Luật Đường sắt số 06/2017/QH14 ngày 16 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 2 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyển hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về cầu chung, giao thông trên khu vực cầu chung.

 

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về cầu chung, giao thông trên khu vực cầu chung.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến bảo đảm an ninh, trật tự, quản lý, khai thác cầu chung và người tham gia giao thông trên khu vực cầu chung.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Chắn cầu chung là cần chắn, giàn chắn do nhân viên gác cầu chung điều khiển.

2. Hệ thống phòng vệ cầu chung là các công trình, thiết bị nhằm để phòng vệ bảo đảm an toàn giao thông, phòng ngừa tai nạn trong khu vực cầu chung bao gồm: chắn cầu chung; cọc tiêu, hàng rào cố định; vạch kẻ đường; hệ thống biển báo đường sắt, đường bộ; đèn tín hiệu và chuông điện; cột tín hiệu phòng vệ và các thiết bị khác liên quan.

3. Khu vực cầu chung là giới hạn được xác định bởi toàn bộ kết cấu công trình cầu, gầm cầu và phạm vi quản lý tính từ mép trong của mố (giáp đầu dầm) trở ra mỗi bên:

a) Đối với đường sắt: tới cột tín hiệu phòng vệ cầu (bao gồm cả cột tín hiệu) hoặc 10 mét (m) ở nơi không có cột tín hiệu phòng vệ;

b) Đối với đường bộ: tới chắn cầu chung (bao gồm cả cần chắn, giàn chắn) hoặc 10 mét (m) ở nơi không có cần chắn, giàn chắn.

 

Chương II. CÔNG TRÌNH, THIẾT BỊ TRONG KHU VỰC CẦU CHUNG

 

Mục 1. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH, THIẾT BỊ TRONG KHU VỰC CẦU CHUNG

Điều 4. Yêu cầu đối với các công trình, thiết bị trong khu vực cầu chung

1. Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho từng loại công trình, thiết bị theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

2. Các công trình, thiết bị phải được bố trí đầy đủ và duy trì trạng thái kỹ thuật, hoạt động ổn định, an toàn, phòng ngừa tai nạn trong suốt quá trình khai thác, sử dụng cầu chung.

Điều 5. Yêu cầu đối với mặt cầu

1. Mặt cầu phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của cấp đường và thống nhất trên đoạn tuyến đường sắt.

2. Trên cầu chung, trong lòng đường sắt dọc ray chính phải đặt ray hộ bánh hoặc tạo khe ray theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt.

Điều 6. Yêu cầu đối với mặt đường bộ trong khu vực cầu chung

1. Mặt đường bộ trên cầu chung phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng với loại kết cấu mặt cầu và bảo đảm thống nhất với cấp đường của đoạn tuyến đường bộ hai đầu cầu chung và bảo đảm êm thuận cho các phương tiện ra, vào cầu chung.

2. Mặt đường bộ vào cầu chung, chỗ tiếp giáp với đường sắt phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của đường ngang hiện hành.

Điều 7. Nhà gác cầu chung và thiết bị bố trí trong nhà gác cầu chung

1. Ở mỗi đầu cầu chung phải có một nhà gác dành cho nhân viên gác cầu chung thực hiện điều khiển giao thông, nhà gác phải bảo đảm các điều kiện sau:

a) Vị trí và các cửa sổ của nhà gác phải bố trí để khi ngồi trong nhà gác nhân viên gác cầu nhìn được rõ người và các phương tiện hoặc các chướng ngại vật ở trên cầu; nhìn được rõ đoạn đường bộ và đoạn đường sắt vào cầu;

b) Nhà gác không làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt và đường bộ; bộ phận gần nhất của nhà gác phải cách ray ngoài cùng và cách mép đường bộ ra phía ngoài tối thiểu 3,5 mét (m); nền nhà gác phải cao bằng hoặc cao hơn mặt cầu, xung quanh có lan can; diện tích của nhà gác tối thiểu là 4 mét vuông (m2).

2. Trong mỗi nhà gác cầu chung phải đầy đủ các thiết bị và phải bảo đảm hoạt động tốt, cụ thể như sau:

a) Điện thoại để liên lạc với hai ga gần nhất và liên lạc giữa hai nhà gác cầu chung;

b) Thiết bị điều khiển chắn cầu chung;

c) Thiết bị điều khiển tín hiệu đường bộ;

d) Thiết bị điều khiển tín hiệu đường sắt;

đ) Thiết bị thông báo tự động cho nhân viên gác chắn biết khi tàu tới gần cầu chung;

e) Thiết bị có khả năng ghi nhận, lưu trữ những liên lạc giữa trực ban chạy tàu và nhân viên gác cầu chung;

g) Đồng hồ báo giờ;

h) Các thiết bị khác phục vụ điều hành giao thông trên khu vực cầu chung.

3. Đối với nhà gác cầu chung trên đường sắt chuyên dùng có tốc độ chạy tàu nhỏ hơn hoặc bằng 30 km/h, việc bố trí thiết bị thông tin do chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng quyết định nhưng phải bảo đảm đủ thông tin cho nhân viên gác cầu chung biết khi tàu tới gần cầu chung.

Điều 8. Quy định đối với chắn cầu chung

1. Trong khu vực cầu chung trên đoạn đường bộ hai đầu cầu phải đặt cần chắn hoặc giàn chắn có người gác để ngăn các phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ vào cầu khi có tàu đến. Chắn cầu chung phải đặt cách mép ray ngoài cùng 06 mét (m). Trường hợp địa hình hạn chế, chắn không được vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc của đường sắt theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt.

2. Tại mỗi vị trí đặt chắn cầu chung quy định tại khoản 1 Điều này, phải sử dụng tối thiểu 02 chắn để ngăn từng làn đường trên đường bộ ra, vào cầu chung bảo đảm hoạt động linh hoạt, trật tự giao thông đối với các phương tiện giao thông đường bộ theo từng làn xe và hạn chế ùn tắc giao thông trong khu vực cầu chung.

3. Chắn cầu chung phải đóng hoàn toàn ở thời điểm trước khi tàu tới cầu ít nhất 02 phút và nhiều nhất không quá 05 phút để bảo đảm không có người, phương tiện giao thông và các chướng ngại vật khác trên cầu.

4. Yêu cầu kỹ thuật và thao tác đóng, mở chắn cầu chung theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

 

Điều 9. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống báo hiệu, tín hiệu

1. Trong khu vực cầu chung, hệ thống báo hiệu, tín hiệu trên đường sắt, đường bộ vào cầu chung phải hoạt động và biểu thị theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắtQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ hiện hành.

2. Ở trạng thái không có tàu đi trên cầu chung:

a) Tín hiệu đèn màu phòng vệ đường sắt ở trạng thái đóng (sáng màu đỏ biểu thị cấm tàu đi qua cầu);

b) Tín hiệu đường bộ ở trạng thái mở (sáng màu lục biểu thị cho phép các phương tiện giao thông đường bộ đi qua cầu);

c) Chắn cầu chung ở trạng thái mở (cho phép các phương tiện giao thông đường bộ đi qua cầu).

3. Ở trạng thái có tàu đi đến cầu chung:

a) Tín hiệu đường bộ ở trạng thái đóng (sáng màu đỏ biểu thị cấm các phương tiện giao thông đường bộ đi vào cầu);

b) Chắn cầu chung ở trạng thái đóng (cấm các phương tiện giao thông đường bộ đi vào cầu);

c) Tín hiệu đèn màu phòng vệ đường sắt ở trạng thái mở (sáng màu lục biểu thị cho phép tàu đi qua cầu). Điều kiện để mở tín hiệu phòng vệ đường sắt là tín hiệu đường bộ ở trạng thái đóng, chắn cầu chung ở trạng thái đóng và không có chướng ngại vật ở trên cầu.

4. Sau khi tàu đã đi ra khỏi cầu, các thiết bị lần lượt hoạt động theo trình tự sau:

a) Tín hiệu đèn màu phòng vệ đường sắt đóng;

b) Tín hiệu đường bộ mở;

c) Chắn cầu chung mở.

Mục 2. HỆ THỐNG BÁO HIỆU, TÍN HIỆU TRÊN ĐƯỜNG SẮT TRONG KHU VỰC CẦU CHUNG

Điều 10. Biển báo hiệu

1. Trên đường sắt, trong khu vực cầu chung phải bố trí các biển báo hiệu sau:

a) Biển kéo còi trước khi đoàn tàu đi vào cầu chung;

b) Biển tốc độ tối đa cho phép.

2. Vị trí, quy cách biển theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt.

Điều 11. Tín hiệu phòng vệ trên đường sắt

1. Trên hai phía đường sắt đi tới cầu chung phải đặt tín hiệu phòng vệ.

2. Vị trí đặt, hoạt động và biện pháp xử lý khi tín hiệu phòng vệ bị hỏng thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt.

3. Các thiết bị tín hiệu và thiết bị phòng vệ cầu chung hoạt động bằng điện phải được điều khiển tập trung tại nhà gác cầu chung. Trường hợp sử dụng thiết bị không thể điều khiển tập trung phải được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, cụ thể như sau:

a) Bộ Giao thông vận tải quyết định đối với cầu chung trên đường sắt quốc gia;

b) Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng quyết định đối với cầu chung trên đường sắt chuyên dùng.

4. Các thiết bị phải luôn ở trạng thái sử dụng tốt, phải điều khiển được bằng tay khi thiết bị hư hỏng đột xuất.

Mục 3. HỆ THỐNG BÁO HIỆU, TÍN HIỆU TRÊN ĐƯỜNG BỘ TRONG KHU VỰC CẦU CHUNG

Điều 12. Báo hiệu đường bộ

1. Vạch báo hiệu đường bộ trong khu vực cầu chung phải luôn duy trì các loại sau:

a) Vạch dừng xe trên các làn xe chạy của đường bộ. Vị trí vạch dừng xe tính từ chắn cầu chung trở ra tối thiểu 3 mét (m);

b) Vạch báo gần chỗ giao nhau với đường sắt;

c) Vạch phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều;

d) Vạch giới hạn mép ngoài phần đường xe chạy hoặc vạch phân cách làn xe cơ giới và làn xe thô sơ tùy theo chiều rộng làn đường xe thô sơ bố trí trên đường bộ khu vực cầu chung.

2. Biển báo trong khu vực cầu chung phải luôn duy trì các loại sau:

a) Biển dừng lại;

b) Biển nơi đường sắt giao với đường bộ phù hợp với góc giao giữa đường bộ và đường sắt;

c) Biển tốc độ tối đa cho phép;

d) Các biển báo cấm (tùy theo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật tại khu vực cầu chung).

3. Trong khu vực cầu chung, dọc hai bên lề đường bộ phải có hàng cọc tiêu đến vị trí chắn cầu chung.

4. Từ chắn cầu chung đến vị trí cách đường sắt tối thiểu 2,5 mét (m) phải làm bằng hàng rào chắn cố định để ngăn cách không cho người và phương tiện giao thông đường bộ vượt rào vào cầu chung khi chắn cầu chung đã đóng.

5. Khoảng cách giữa các cọc tiêu phải phù hợp với cấp đường bộ tương ứng. Quy cách cọc tiêu và hàng rào chắn cố định phải tuân thủ quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.

6. Trên đường bộ ngoài khu vực cầu chung đặt biển giao nhau với đường sắt có rào chắn.

Điều 13. Đèn tín hiệu

1. Trên đường bộ vào cầu chung phải lắp đặt đèn tín hiệu.

2. Đèn tín hiệu phải đặt tại vị trí không bị che khuất và đặt trước chắn cầu chung 06 mét (m) hoặc liền với trụ chắn cầu chung.

3. Yêu cầu đối với đèn tín hiệu

a) Đèn tín hiệu loại đèn hai màu lục và đỏ không nhấp nháy. Hoạt động của đèn tín hiệu theo quy định tại Điều 9 Thông tư này;

b) Độ sáng và góc phát sáng: Ánh sáng và góc phát sáng của đèn tín hiệu phải bảo đảm để người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nhìn thấy được tín hiệu từ khoảng cách 100 mét (m) trở lên; ánh sáng đỏ của đèn tín hiệu không được chiếu về phía đường sắt;

c) Độ cao đặt đèn, kích thước, hình dạng và các quy định khác của đèn tín hiệu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.

Mục 4. KẾT NỐI TRONG KHU VỰC CẦU CHUNG

Điều 14. Kết nối tín hiệu

Trong khu vực cầu chung phải kết nối tín hiệu giao thông đường sắt với tín hiệu giao thông đường bộ để bảo đảm hệ thống tín hiệu hoạt động đồng bộ, ổn định, bảo đảm an toàn giao thông đường bộ, đường sắt theo nguyên tắc sau:

1. Khi tín hiệu đường sắt ở trạng thái mở, cho phép tàu đi qua cầu thì tín hiệu đường bộ ở cả hai đầu cầu phải ở trạng thái đóng, cấm các phương tiện giao thông đường bộ đi vào cầu.

2. Khi tín hiệu đường bộ ở một trong hai đầu cầu ở trạng thái mở, cho phép các phương tiện giao thông đường bộ đi qua cầu thì tín hiệu đường sắt ở cả hai đầu cầu phải ở trạng thái đóng, cấm tàu đi vào cầu.

3. Khi tín hiệu đường bộ ở một đầu cầu ở trạng thái mở, cho phép các phương tiện giao thông đường bộ đi qua cầu thì tín hiệu đường bộ ở đầu cầu kia phải ở trạng thái đóng, cấm các phương tiện giao thông đường bộ đi vào cầu.

Điều 15. Kết nối đường bộ ra, vào cầu chung

1. Các đoạn đường bộ ra, vào cầu chung phải được kết nối với hệ thống đường bộ trong khu vực bảo đảm cho các phương tiện giao thông đường bộ đi lại được thanh thoát không bị ùn tắc.

2. Việc đấu nối các đoạn đường bộ ra, vào cầu chung với quốc lộ thực hiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.

 

Chương III. TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH GIAO THÔNG TRÊN KHU VỰC CẦU CHUNG

 

Điều 16. Giao thông trên khu vực cầu chung

1. Người tham gia giao thông đường bộ khi đi trên cầu chung phải chấp hành quy định của Luật Đường sắt, Luật Giao thông đường bộ và thực hiện quy định sau đây:

a) Ưu tiên cho các phương tiện giao thông đường sắt;

b) Chấp hành hiệu lệnh của nhân viên gác cầu chung và chỉ dẫn của các báo hiệu, tín hiệu đường bộ, đường sắt trong khu vực cầu chung.

2. Khi có báo hiệu dừng (đèn đỏ sáng nháy, cờ đỏ, biển đỏ, còi, chuông kêu, chắn đã đóng, hiệu lệnh của nhân viên gác chắn), người tham gia giao thông đường bộ (kể cả những xe có quyền ưu tiên) đều phải dừng lại về bên phải đường của mình và trước vạch “dừng xe”.

3. Xe thô sơ, người đi bộ, súc vật có người dắt phải đi trên phần đường dành riêng trên cầu. Không cho phép xe thô sơ, người đi bộ, súc vật có người dắt đi vào phần đường dành cho phương tiện khác.

4. Khi sắp đến khu vực cầu chung, lái tàu phải:

a) Chú ý quan sát khu vực cầu và các tín hiệu trong khu vực cầu chung, chấp hành đúng các quy định về tín hiệu đường sắt trong khu vực cầu chung;

b) Kéo còi trước khi vào cầu chung;

c) Nhanh chóng hãm tàu khi thấy có tín hiệu dừng tàu hoặc có trở ngại trên cầu chung;

d) Thực hiện các quy định khác liên quan đến tín hiệu và quy tắc giao thông đường sắt theo quy định.

Điều 17. Phòng vệ cầu chung, điều hành giao thông trên khu vực cầu chung

1. Cầu chung phải được phòng vệ. Khu vực cầu chung phải được tổ chức điều hành giao thông để bảo đảm an toàn giao thông theo quy định của Thông tư này và pháp luật có liên quan.

2. Việc phòng vệ, tổ chức điều hành giao thông trên khu vực cầu chung phải thường trực liên tục 24 giờ trong ngày.

3. Sơ đồ tổ chức phòng vệ cầu chung theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 18. Phương thức chỉ huy và liên lạc giữa các nhà gác cầu chung

1. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hoặc chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có cầu chung căn cứ vào phương tiện thiết bị và tình hình thực tế của từng cầu, quy định phương thức chỉ huy và liên lạc giữa các nhà gác cầu để điều khiển giao thông trên cầu.

2. Phương thức chỉ huy và liên lạc phải bảo đảm các quy định của Thông tư này và bảo đảm nguyên tắc thông suốt, an toàn, không làm ùn tắc, ách tắc các phương tiện giao thông trong khu vực cầu chung.

3. Trong mọi trường hợp phải bảo đảm các phương tiện giao thông trong lòng cầu chung phía đang lưu hành ra hết khỏi phạm vi cầu chung rồi mới được mở chắn đường bộ cho phép các phương tiện tham gia giao thông theo hướng ngược lại.

Điều 19. Xử lý tai nạn và trở ngại trên cầu chung

Khi có tai nạn hoặc trở ngại trên cầu, nhân viên gác cầu chung, người tham gia giao thông phải chủ động, khẩn trương thực hiện các công việc sau:

1. Đối với người tham gia giao thông trên cầu chung:

a) Kịp thời thông báo cho nhân viên gác cầu chung để xử lý;

b) Phối hợp với nhân viên gác cầu chung để giải quyết, giúp đỡ người bị nạn, nhanh chóng đưa phương tiện gây trở ngại ra khỏi cầu.

2. Đối với nhân viên gác cầu chung:

a) Phòng vệ cầu chung theo đúng quy định để bảo đảm an toàn;

b) Kịp thời báo cho ga đường sắt hai phía để có biện pháp an toàn trong khi giải quyết tai nạn hoặc trở ngại;

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để giải quyết, giúp đỡ người bị nạn, nhanh chóng đưa phương tiện gây trở ngại ra khỏi cầu.

Điều 20. Trách nhiệm bảo đảm an toàn giao thông khi sửa chữa cầu chung

1. Khi sửa chữa cầu chung có ảnh hưởng đến giao thông đường bộ, đường sắt, đơn vị thi công có trách nhiệm:

a) Thống nhất với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hoặc chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có cầu chung, cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền về phương án tổ chức thi công, phương án tổ chức giao thông và an toàn giao thông;

b) Bảo đảm an toàn giao thông và không được gây ùn tắc giao thông đường bộ, trở ngại hoạt động giao thông đường bộ, đường sắt trong thời gian sửa chữa.

2. Trường hợp cần phong tỏa đường sắt để phục vụ thi công các công trình trong khu vực cầu chung, phải được sự đồng ý của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia đối với cầu chung trên đường sắt quốc gia; chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có cầu chung đối với cầu chung trên đường sắt chuyên dùng.

3. Trường hợp cần phong tỏa đường bộ để phục vụ thi công các công trình trong khu vực cầu chung, phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.

 

Chương IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN CẦU CHUNG, THAM GIA GIAO THÔNG TRÊN KHU VỰC CẦU CHUNG

 

Điều 21. Cục Đường sắt Việt Nam

Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đường sắt trong quản lý, khai thác cầu chung trên đường sắt quốc gia.

Điều 22. Cơ quan quản lý đường bộ

1. Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ và các báo hiệu trên đường bộ ngoài khu vực cầu chung có liên quan đến cầu chung.

2. Phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, lập kế hoạch sửa chữa công trình đường bộ ngoài khu vực cầu chung bảo đảm đồng bộ với cấp kỹ thuật và việc sửa chữa, bảo trì công trình trong khu vực cầu chung.

3. Phối hợp với chủ sở hữu công trình cầu chung trên đường sắt chuyên dùng kiểm tra, lập kế hoạch sửa chữa các công trình trong khu vực cầu chung trên đường sắt chuyên dùng; quyết định chuyển cầu chung thành cầu đi riêng trên đường sắt chuyên dùng.

4. Có quyền đề nghị doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia hoặc chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có cầu chung sửa chữa các hạng mục công trình cầu và thiết bị có liên quan đến đường bộ trong khu vực cầu chung bảo đảm giao thông trên cầu chung được an toàn, thuận lợi.

Điều 23. Ủy ban nhân dân các cấp nơi có cầu chung

Chịu trách nhiệm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt, đường bộ trong khu vực cầu chung trên địa bàn theo quy định của Luật Đường sắt và Luật Giao thông đường bộ.

Điều 24. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có cầu chung

1. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có cầu chung chịu trách nhiệm:

a) Quản lý sử dụng, tổ chức thực hiện phòng vệ và bố trí người gác, điều hành giao thông trên khu vực cầu chung do doanh nghiệp quản lý;

b) Quy định cụ thể trách nhiệm của nhân viên gác cầu chung;

c) Tổ chức kết nối tín hiệu đường sắt, đường bộ tại khu vực cầu chung do doanh nghiệp quản lý;

d) Thực hiện chế độ báo cáo về công tác quản lý, khai thác cầu chung theo quy định của Bộ Giao thông vận tải về quản lý, bảo trì công trình đường sắt;

đ) Thực hiện các quy định liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp quy định tại Luật Đường sắt và Thông tư này.

2. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có cầu chung chịu trách nhiệm khi để xảy ra tai nạn giao thông đường sắt trên cầu chung thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.

3. Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có cầu chung chịu trách nhiệm: Tổ chức quản lý, bảo trì các công trình, thiết bị trong khu vực cầu chung; chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ kiểm tra, lập kế hoạch sửa chữa các công trình, thiết bị trong khu vực cầu chung và bảo đảm nguồn tài chính cho công tác quản lý, bảo trì cầu chung do mình đầu tư.

Điều 25. Nhân viên gác cầu chung

1. Nhân viên gác cầu chung có trách nhiệm:

a) Tuân thủ các quy định có liên quan của Luật Đường sắt, Thông tư này và quy định pháp luật hiện hành;

b) Thực hiện trách nhiệm theo quy định của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có cầu chung.

2. Có trách nhiệm yêu cầu người tham gia giao thông phải chấp hành đúng các quy định khi đi trên cầu chung và khu vực cầu chung. Chịu trách nhiệm điều hành giao thông trên khu vực cầu chung khi đèn tín hiệu không hoạt động hoặc báo hiệu sai quy định, chắn cầu chung bị hỏng.

3. Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử lý người vi phạm theo quy định.

 

Chương V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 26. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

2. Thông tư số 38/2012/TT-BGTVT ngày 19 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, khai thác cầu chung hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Điều 27. Quy định chuyển tiếp

Đối với trường hợp đang lập dự án hoặc đang thi công cầu đường bộ để tách đường bộ khỏi cầu chung, chủ đầu tư dự án phải:

1. Đầu tư xây dựng cầu đường bộ mới đồng bộ với việc xây dựng đường bộ ở hai đầu cầu hiện tại để tách hoàn toàn với cầu chung hiện có.

2. Dỡ bỏ các đoạn đường bộ lên cầu chung hiện có sau khi đầu tư xong cầu đường bộ và đường bộ hai đầu cầu mới.

3. Sau khi nghiệm thu, bàn giao công trình cầu đường bộ và đường hai đầu cầu mới vào khai thác, đủ điều kiện để tách khỏi cầu chung chủ đầu tư dự án phải có trách nhiệm:

a) Báo cáo doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia và Cục Đường sắt Việt Nam để Cục Đường sắt Việt Nam đề xuất Bộ Giao thông vận tải quyết định chuyển cầu chung thành cầu đi riêng trên đường sắt quốc gia;

b) Báo cáo chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng có cầu chung để chủ sở hữu đề xuất cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền quyết định chuyển cầu chung thành cầu đi riêng trên đường sắt chuyên dùng.

Điều 28. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 28;
- Bộ trưởng (báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Cơ quan thuộc Chính phủ;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL
(Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;

- Lưu: VT, KCHT (10 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

 

 

(Đã ký)


Nguyễn Ngọc Đông

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi