Quyết định 62/QĐ-TTg 2019 Đề án đảm bảo an toàn giao thông cho khách du lịch
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 62/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 62/QĐ-TTg | Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Trương Hòa Bình |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 11/01/2019 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giao thông, Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Năm 2025, 100% nhân viên ngành vận tải du lịch có trình độ ngoại ngữ
Ngày 11/01/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 62/QĐ-TTg phê duyệt Đề án kiểm soát chất lượng dịch vụ vận tải và bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2025 cụ thể là:
- 100% người điểu khiển, thuyền viên, nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch đường bộ, đường thủy, đường biển có đủ giấy phép, chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ phù hợp với xu thế phát triển quốc tế của ngành du lịch;
- 100% phương tiện vận tải khách du lịch đường bộ, đường thủy nội địa có đủ trang thiết bị về chất lượng dịch vụ và an toàn kỹ thuật;
- 100% các tuyến đường bộ cao tốc được ứng dụng giao thông thông minh trong quản lý, khai thác…
Ngoài ra, Quyết định còn quy định về các nhiệm, giải pháp cụ thể thực hiện mục tiêu và phân công công việc cho các cơ quan, tổ chức liên quan.
Quyết định có hiệu lực từ ngày 11/01/2019.
Xem chi tiết Quyết định 62/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 62/QĐ-TTg
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 62/QĐ-TTg | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN TẢI VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO THÔNG CHO KHÁCH DU LỊCH
-----------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
Căn cứ Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Kiểm soát chất lượng dịch vụ vận tải và bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch” với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU
1. Quan điểm
a) Tăng cường kiểm soát, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch, nhằm góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín, vị thế của ngành Du lịch Việt Nam và phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
b) Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, tăng cường kết nối liên vùng, trong nước, quốc tế; phát huy tối đa lợi thế của từng phương thức vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển, đường hàng không để phát triển ngành Du lịch.
c) Phát triển dịch vụ vận tải đa dạng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho khách du lịch; đổi mới phương tiện vận tải khách du lịch theo hướng hiện đại, tiện nghi, đáp ứng quy chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, góp phần phát triển bền vững du lịch quốc tế và nội địa.
d) Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, từng bước ứng dụng giao thông thông minh trong quản lý, khai thác hoạt động vận tải khách du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch.
đ) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp xã hội trong việc phát triển vận tải khách du lịch.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung: Kiểm soát, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và đảm bảo an toàn giao thông nhằm tạo thuận lợi, an toàn cho khách du lịch góp phần phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị.
b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
- Về rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát chất lượng dịch vụ vận tải, bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch phù hợp với xu thế phát triển khoa học công nghệ và ngành Du lịch.
- Về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông:
+ 80% công trình đầu mối vận tải hành khách (bến xe khách loại 3 trở lên, trạm dừng nghỉ đường bộ, ga đường sắt, cảng bến thủy nội địa, cảng biển, cảng hàng không) được trang bị cơ sở vật chất, dịch vụ tiện nghi phục vụ hành khách và giao thông kết nối thông suốt, an toàn đến các khu du lịch, điểm du lịch.
+ 100% các tuyến đường bộ cao tốc được ứng dụng giao thông thông minh trong quản lý, khai thác.
+ Từng bước xóa bỏ các điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ cao mất an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.
+ Đầu tư xây dựng mới một số bến xe khách du lịch, cảng bến hành khách thủy nội địa, cảng hành khách đường biển, cảng hàng không và các tuyến đường bộ, đường sắt trọng điểm theo quy hoạch, kế hoạch tại các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch.
- Về phát triển phương tiện vận tải khách du lịch:
+ 100% phương tiện vận tải khách du lịch đường bộ, đường thủy nội địa phải có các trang thiết bị về chất lượng dịch vụ và an toàn kỹ thuật theo quy định.
+ Đầu tư phát triển các phương tiện vận tải khách du lịch sử dụng công nghệ mới trong bảo đảm an toàn kỹ thuật phương tiện và bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng.
- Về phát triển nguồn nhân lực phục vụ vận tải khách du lịch:
+ 100% người điều khiển, thuyền viên, nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch đường bộ, đường thủy, đường biển có đủ giấy phép, chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ phù hợp với xu thế phát triển hội nhập quốc tế của ngành du lịch.
+ Nâng cao trình độ ứng dụng khoa học công nghệ cho đội ngũ nhân lực tổ chức quản lý, khai thác vận tải và bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch.
- Về công tác tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu tai nạn giao thông: Đảm bảo các trung tâm, cơ sở tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu tai nạn giao thông có đủ nhân lực và được trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ hỗ trợ, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát chất lượng dịch vụ vận tải và bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch
a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ vận tải, bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch theo hướng:
- Quy định trên phương tiện vận tải khách du lịch đường bộ, đường thủy nội địa phải trang bị: Camera giám sát người điều khiển, nhân viên phục vụ và hành khách; niêm yết đường dây nóng phản ánh chất lượng dịch vụ; thiết bị báo cháy, chữa cháy tự động; niêm yết thông tin hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông, thoát hiểm khi xảy ra sự cố và được thể hiện dạng song ngữ Việt - Anh.
- Quy định doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải khách du lịch bằng ô tô phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông.
- Quy định hướng dẫn trong tổ chức, quản lý hoạt động vận tải và bảo đảm an toàn kỹ thuật đối với các phương tiện vận tải khách du lịch mới.
b) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan trong chia sẻ thông tin về phương tiện vận tải khách du lịch; giấy phép, chứng chỉ nghiệp vụ của người điều khiển, nhân viên phục vụ; thông tin đăng ký, đăng kiểm phương tiện; xử lý vi phạm hành chính; tai nạn giao thông... trong hoạt động vận tải khách du lịch đường bộ, đường thủy nội địa.
c) Xây dựng mẫu cơ sở dữ liệu thống kê tai nạn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch đường bộ, đường thủy nội địa.
d) Tiếp tục rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính trong tổ chức, quản lý, khai thác và bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch; chú trọng vào các thủ tục hành chính trong vận tải khách liên vận quốc tế (đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép, đăng ký, đăng kiểm...) phục vụ phát triển du lịch.
2. Đầu tư xây dựng và nâng cao điều kiện bảo đảm an toàn kết cấu hạ tầng giao thông hỗ trợ phát triển du lịch
a) Rà soát, nâng cấp, cải tạo các đầu mối vận tải hành khách (bến xe khách loại 3 trở lên, ga đường sắt, cảng thủy nội địa, cảng biển, cảng hàng không, trạm dừng nghỉ đường bộ), đảm bảo bố trí tối ưu các khu chức năng, trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ tiện nghi phục vụ hành khách (gồm cả hành khách là người khuyết tật).
b) Rà soát, bổ sung hệ thống biển chỉ dẫn giao thông, thông tin du lịch trên các tuyến đường bộ xuyên Á, các tuyến đường bộ chính yếu dẫn đến các cửa khẩu quốc tế, các trung tâm lưu trú du lịch, khu du lịch.
c) Rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ cao mất an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa.
d) Rà soát, cải tạo hệ thống đường ngang đường sắt; kiên quyết xóa bỏ các lối đi tự mở trên địa bàn khu vực đông dân cư, thuộc các khu đoạn đường sắt có tốc độ và mật độ chạy tàu cao.
đ) Rà soát, bố trí các điểm đón, trả khách, bến, bãi đỗ xe phục vụ phương tiện vận tải khách du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch. Đảm bảo quỹ đất dành cho phát triển giao thông theo quy định, đặc biệt tại các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch.
e) Tập trung nguồn lực đầu tư các tuyến đường bộ chính yếu (cao tốc Bắc - Nam phía Đông...), các tuyến đường sắt phục vụ phát triển du lịch (tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt...); cải tạo luồng tuyến các tuyến vận tải hành khách từ bờ ra các đảo phát triển du lịch (Cô Tô, Cát Bà, Phú Quốc...).
g) Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng một số đầu mối vận tải hành khách với cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ tiện nghi kết nối thông suốt, an toàn đến các vùng du lịch như:
- Các bến xe khách du lịch có quy mô lớn tại các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của các vùng du lịch.
- Các cảng, bến hành khách thủy nội địa, cảng biển hành khách quốc tế tại các địa phương phát triển du lịch như: Quảng Ninh (Hạ Long), Hải Phòng (đảo Cát Bà), Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế (Chân Mây), Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang (đảo Phú Quốc)...
- Các trạm dừng nghỉ đường bộ trên các tuyến cao tốc, quốc lộ.
- Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Tân Sơn Nhất, Nội Bài.
h) Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng, quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông, hoạt động vận tải khách du lịch. Tập trung ứng dụng trong công tác vận hành hệ thống giao thông thông minh trên các tuyến đường bộ; hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt; hệ thống phao tiêu, báo hiệu đường thủy nội địa, đường biển; hệ thống an toàn, an ninh hàng không. Từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý điều hành giao thông quốc gia cho tất cả các lĩnh vực giao thông vận tải.
3. Nâng cao chất lượng dịch vụ và điều kiện bảo đảm an toàn kỹ thuật của phương tiện vận tải khách du lịch
a) Tập trung đổi mới, phát triển đa dạng hóa phương tiện vận tải khách du lịch theo hướng hiện đại, tiện nghi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu đi lại của khách du lịch trong nước và quốc tế. Cụ thể từng phương thức vận tải như sau:
- Vận tải hành khách du lịch đường bộ: Tập trung phát triển đa dạng loại hình phương tiện và chất lượng dịch vụ; sử dụng công nghệ mới trong đảm bảo an toàn kỹ thuật, thân thiện với môi trường, tối thiểu đạt tiêu chuẩn khí thải EURO IV.
- Vận tải hành khách đường sắt: Tập trung nâng cao chất lượng toa xe khách, ưu tiên đầu tư mới một số toa xe chất lượng cao trên các đoạn tuyến đường sắt có lưu lượng khách du lịch lớn như Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Vinh, Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang - Quy Nhơn...
- Vận tải hành khách đường thủy nội địa: Tập trung phát triển đa dạng loại hình phương tiện (buýt đường sông, taxi thủy, tàu thủy cao tốc...) và chất lượng dịch vụ; chú trọng sử dụng công nghệ mới trong đảm bảo an toàn kỹ thuật; trang bị đủ số lượng phao, áo phao cho hành khách.
- Vận tải hành khách đường biển: Tập trung phát triển các tuyến vận tải hành khách ven biển, từ bờ ra đảo; đầu tư các tàu biển chở khách đảm bảo chất lượng dịch vụ và an toàn kỹ thuật đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Vận tải hành khách hàng không: Tập trung đổi mới, sử dụng các loại tàu bay được trang bị điều kiện an toàn kỹ thuật, công nghệ hiện đại; chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam trên các tuyến bay đến địa bàn trọng điểm phát triển du lịch trong nước và quốc tế.
b) Nâng cao chất lượng công tác đăng ký, đăng kiểm và tăng cường quản lý chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường giữa hai kỳ kiểm định đối với phương tiện vận tải khách du lịch.
c) Đảm bảo mức chi phí vận tải khách du lịch hợp lý, phù hợp với chất lượng dịch vụ cung cấp; có chính sách về giá vé, hình thức bán vé linh hoạt và đẩy mạnh ứng dụng vé thông minh kết nối đa phương thức; tăng cường cung cấp thông tin về chuyến đi và các dịch vụ hỗ trợ vận tải (tìm đường đi tối ưu, tra cứu giá cước, dịch vụ, kết nối các phương thức vận tải du lịch...) tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch.
4. Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động vận tải khách du lịch
a) Tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, quy trình cấp giấy phép, chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ cho người điều khiển, thuyền viên, nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch.
b) Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người điều khiển, thuyền viên, nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch phù hợp với xu thế phát triển hội nhập quốc tế của ngành du lịch.
c) Chú trọng phát triển nguồn nhân lực quản lý, khai thác vận tải và bảo đảm an toàn giao thông chất lượng cao, tiếp cận với xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
d) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về quản lý, khai thác và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch. Tập trung xử lý các hành vi có nguy cơ cao gây tai nạn giao thông.
đ) Tăng cường đầu tư trang bị phương tiện, công cụ hỗ trợ, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, tuần tra, kiểm soát trong hoạt động vận tải khách du lịch.
5. Nâng cao năng lực, hiệu quả của công tác tìm kiếm cứu nạn và cấp cứu tai nạn giao thông
a) Tăng cường đầu tư trang bị phương tiện, công cụ hỗ trợ, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn và cấp cứu tai nạn giao thông đảm bảo kịp thời, hiệu quả.
b) Nâng cao năng lực hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông cho hệ thống cấp cứu 115 và bệnh viện đa khoa cấp huyện, năng lực sơ cấp cứu tai nạn giao thông cho cán bộ y tế cấp xã, phường tại các khu du lịch.
c) Xây dựng tài liệu hướng dẫn sơ cấp cứu tại hiện trường tai nạn giao thông cho người tham gia giao thông (bao gồm cả khách du lịch).
6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm an toàn giao thông
a) Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch, đơn vị vận tải khách du lịch; tập trung tuyên truyền trực tiếp, phát tờ rơi... tại các đầu mối vận tải hành khách (bến xe khách, ga đường sắt, cảng hàng không, cảng thủy nội địa, cảng biển), cửa khẩu quốc tế, khu du lịch.
b) Đa dạng hóa công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo đảm an toàn giao thông trên phương tiện thông tin đại chúng (VOV giao thông, truyền hình Trung ương và địa phương, cơ quan báo chí), xây dựng chương trình tuyên truyền thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh để tương tác trực tiếp với khách du lịch.
7. Lộ trình thực hiện Đề án
Chi tiết trong Phụ lục kèm theo Quyết định này.
8. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Đề án từ ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành, nguồn vốn xã hội hóa, vốn đầu tư của doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Giao thông vận tải
a) Rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ cao mất an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa phục vụ vận chuyển khách du lịch; nâng cấp, cải tạo các đầu mối vận tải hành khách, đảm bảo điều kiện trang thiết bị tiện nghi phục vụ mọi đối tượng hành khách.
b) Tập trung nguồn lực đầu tư, đảm bảo tiến độ các công trình xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm của quốc gia theo kế hoạch.
c) Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý điều hành giao thông quốc gia cho tất cả các lĩnh vực giao thông vận tải.
d) Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, thanh tra, kiểm tra, phụ trách an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch.
đ) Đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo, kiểm soát quy trình cấp giấy phép, chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ cho người điều khiển, thuyền viên, nhân viên phục vụ trong hoạt động kinh doanh vận tải khách du lịch.
e) Nâng cao chất lượng công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện vận tải khách du lịch; tăng cường quản lý chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải khách du lịch giữa hai kỳ kiểm định.
g) Tăng cường đầu tư trang bị phương tiện, công cụ hỗ trợ, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải khách du lịch. Tăng cường năng lực của hệ thống đài thông tin duyên hải và lực lượng tìm kiếm cứu nạn hàng hải.
h) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về chất lượng dịch vụ và bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch.
i) Chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác kiểm soát chất lượng dịch vụ vận tải và bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch.
- Rà soát, lắp đặt đầy đủ hệ thống biển chỉ dẫn giao thông, thông tin du lịch trên các tuyến đường xuyên Á, các tuyến đường bộ chính yếu dẫn đến các cửa khẩu quốc tế, trung tâm lưu trú du lịch, khu du lịch.
- Khuyến khích các đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch đổi mới, phát triển đa dạng hóa đoàn phương tiện theo hướng hiện đại, tiện nghi.
k) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xây dựng cơ chế phối hợp về chia sẻ thông tin trong công tác quản lý hoạt động vận tải khách du lịch.
l) Phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông cho khách du lịch, đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch.
m) Hướng dẫn, giám sát các đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch trong việc đảm bảo mức chi phí vận tải phù hợp với chất lượng dịch vụ cung cấp, chính sách giá vé, hình thức bán vé linh hoạt, cung cấp thông tin chuyến đi kịp thời cho khách du lịch.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a) Tổng hợp, xây dựng danh mục các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm thúc đẩy phát triển du lịch.
b) Ưu tiên bố trí vốn ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm phát triển du lịch.
3. Bộ Tài chính: Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán chi đầu tư phát triển và phương án phân bổ chi đầu tư xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm thúc đẩy phát triển du lịch.
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo, kiểm soát quy trình cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch.
b) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải:
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong công tác kiểm soát chất lượng dịch vụ vận tải và bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch.
- Rà soát, lắp đặt đầy đủ hệ thống biển chỉ dẫn giao thông, thông tin du lịch trên các tuyến đường xuyên Á, các tuyến đường bộ chính yếu dẫn đến các cửa khẩu quốc tế, các trung tâm lưu trú du lịch, khu du lịch.
- Khuyến khích các đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch đổi mới, phát triển đa dạng hóa đoàn phương tiện theo hướng hiện đại, tiện nghi.
c) Phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông cho khách du lịch, đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch.
5. Bộ Công an
a) Tăng cường đầu tư trang bị phương tiện, công cụ hỗ trợ, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, cứu hộ cứu nạn trong hoạt động kinh doanh vận tải khách du lịch.
b) Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch theo thẩm quyền.
c) Tăng cường diễn tập, phối hợp giữa lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và các lực lượng khác trong công tác cứu hộ, cứu nạn đối với các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trên đường bộ và đường thủy nội địa, đặc biệt là trên đường bộ cao tốc.
d) Chủ trì, phối hợp Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia xây dựng mẫu cơ sở dữ liệu thống kê tai nạn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch đường bộ, đường thủy nội địa.
đ) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xây dựng cơ chế phối hợp về chia sẻ thông tin liên quan trong hoạt động vận tải khách du lịch đường bộ, đường thủy nội địa.
6. Bộ Y tế
a) Nâng cao năng lực hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông cho hệ thống cấp cứu 115 và bệnh viện đa khoa cấp huyện, năng lực sơ cấp cứu tai nạn giao thông cho cán bộ y tế cấp xã, phường, tại các khu du lịch.
b) Xây dựng tài liệu hướng dẫn sơ cấp cứu tại hiện trường tai nạn giao thông cho người tham gia giao thông (bao gồm cả khách du lịch).
7. Bộ Thông tin và Truyền thông
a) Chỉ đạo, định hướng công tác thông tin, tuyên truyền về kiểm soát chất lượng dịch vụ và bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch trên hệ thống phương tiện thông tin đại chúng.
b) Phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông cho khách du lịch và đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch.
8. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông cho khách du lịch, đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch.
b) Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải trong xây dựng ban hành mẫu cơ sở dữ liệu thống kê tai nạn giao thông đối với các vụ tai nạn liên quan phương tiện vận tải khách du lịch đường bộ, đường thủy nội địa phục vụ công tác thống kê trong bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch.
c) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng quy định theo thẩm quyền về kiểm soát chất lượng dịch vụ và bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch.
9. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Rà soát, ban hành theo thẩm quyền các quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ và bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch trên địa bàn địa phương.
b) Rà soát, bố trí đầy đủ các điểm đón, trả khách, bến, bãi đỗ xe phục vụ phương tiện vận tải khách du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch. Đảm bảo quỹ đất dành cho phát triển giao thông theo quy định, đặc biệt tại các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch.
c) Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về chất lượng dịch vụ và bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch trên địa bàn địa phương.
d) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải rà soát, nâng cấp, đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông (đầu mối vận tải hành khách, tuyến đường...) kết nối đến các khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn địa phương.
đ) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông cho khách du lịch, đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch trên các tuyến du lịch, khu du lịch thuộc địa bàn địa phương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
PHỤ LỤC
LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
(Kèm theo Quyết định số: 62/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ)
STT | Nội dung thực hiện | Cơ quan chủ trì thực hiện | Cơ quan phối hợp thực hiện | Thời gian thực hiện |
I | Rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát chất lượng dịch vụ vận tải và bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch |
|
|
|
1 | Rà soát, sửa đổi, bổ sung (hoặc lồng ghép trong quá trình sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan) một số quy định nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ vận tải, bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch, cụ thể: |
|
|
|
- | Quy định trên phương tiện vận tải khách du lịch đường bộ, đường thủy nội địa phải trang bị: Camera giám sát người điều khiển, nhân viên phục vụ và hành khách; niêm yết đường dây nóng phản ánh chất lượng dịch vụ; thiết bị báo cháy, chữa cháy tự động; niêm yết thông tin hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông, thoát hiểm khi xảy ra sự cố và được thể hiện dạng song ngữ Việt - Anh. | Bộ Giao thông vận tải | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | 2019-2022 |
- | Quy định doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô phải có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông. | Bộ Giao thông vận tải | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | 2019-2022 |
- | Quy định hướng dẫn về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải và bảo đảm an toàn kỹ thuật đối với các phương tiện vận tải khách du lịch mới (phương tiện du lịch, thể thao, vui chơi giải trí dưới nước; tàu hỏa leo núi...). | Bộ Giao thông vận tải | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | 2019-2022 |
2 | Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành liên quan trong chia sẻ thông tin về phương tiện vận tải khách du lịch; giấy phép, chứng chỉ nghiệp vụ của người điều khiển, nhân viên phục vụ; thông tin đăng ký, đăng kiểm phương tiện; xử lý vi phạm hành chính; tai nạn giao thông... trong hoạt động vận tải khách du lịch đường bộ, đường thủy nội địa. | Bộ Giao thông vận tải | Bộ Công an | 2019-2025 |
3 | Xây dựng mẫu cơ sở dữ liệu thống kê tai nạn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch đường bộ, đường thủy nội địa. | Bộ Công an | Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia | 2019-2020 |
4 | Tiếp tục rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính trong tổ chức, quản lý, khai thác và bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch; chú trọng vào các thủ tục hành chính cho vận tải khách liên vận quốc tế (đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép, đăng ký, đăng kiểm...). | Bộ Giao thông vận tải |
| 2019-2022 |
5 | Xây dựng quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ và bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch tại các địa phương. | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương | Bộ Giao thông vận tải (hướng dẫn thực hiện) | 2019-2025 |
II | Đầu tư xây dựng và nâng cao điều kiện bảo đảm an toàn kết cấu hạ tầng giao thông hỗ trợ phát triển du lịch |
|
|
|
1 | Rà soát, nâng cấp, cải tạo các đầu mối vận tải hành khách (bến xe, ga đường sắt, cảng thủy nội địa, cảng biển, cảng hàng không, trạm dừng nghỉ, trạm cứu hộ-cứu nạn...), đảm bảo bố trí tối ưu các khu chức năng, trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ, tiện nghi phục vụ hành khách (gồm cả hành khách là người khuyết tật). | Bộ Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương | 2019-2020 |
2 | Rà soát, bố trí các điểm đón, trả khách, bến, bãi đỗ xe phục vụ phương tiện vận tải khách du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch. Đảm bảo quỹ đất dành cho phát triển giao thông theo quy định, đặc biệt tại các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch. | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương | Bộ Giao thông vận tải | 2019-2020 |
3 | Rà soát, bổ sung hệ thống biển chỉ dẫn giao thông, thông tin du lịch trên các tuyến đường bộ xuyên Á, các tuyến đường bộ chính yếu dẫn đến các cửa khẩu quốc tế, các trung tâm lưu trú du lịch, khu du lịch. | Bộ Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương | 2019-2020 |
4 | Rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn nguy cơ cao mất an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa. | Bộ Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương | 2019-2020 |
5 | Rà soát, cải tạo hệ thống đường ngang đường sắt; kiên quyết xóa bỏ các lối đi tự mở trên địa bàn khu vực đông dân cư, thuộc các khu đoạn đường sắt có tốc độ và mật độ chạy tàu cao. | Bộ Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương | 2019-2020 |
6 | Đầu tư xây dựng các tuyến đường bộ chính yếu (cao tốc Bắc - Nam phía Đông...), các tuyến đường sắt phục vụ phát triển du lịch (tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt...); cải tạo luồng tuyến các tuyến vận tải hành khách từ bờ ra các đảo phát triển du lịch (Cô Tô, Cát Bà, Phú Quốc...). | Bộ Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương | 2019-2025 |
7 | Đầu tư xây dựng một số đầu mối vận tải hành khách với cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ tiện nghi kết nối thông suốt, an toàn đến các vùng du lịch như: bến xe khách du lịch tại các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch; cảng, bến hành khách thủy nội địa, cảng biển hành khách quốc tế tại các địa phương phát triển du lịch (Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang...); trạm dừng nghỉ đường bộ trên các tuyến cao tốc, quốc lộ; cảng hàng không quốc tế Long Thành. | Bộ Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương | 2019-2025 |
8 | Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng, quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông, hoạt động vận tải khách du lịch. Tập trung ứng dụng trong công tác vận hành hệ thống giao thông thông minh trên các tuyến đường bộ; hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt; hệ thống phao tiêu, báo hiệu đường thủy nội địa, đường biển; hệ thống an toàn, an ninh hàng không. | Bộ Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương | 2019-2025 |
9 | Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý điều hành giao thông quốc gia cho tất cả các lĩnh vực giao thông vận tải. | Bộ Giao thông vận tải | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương | 2019-2022 |
III | Nâng cao chất lượng dịch vụ và điều kiện bảo đảm an toàn kỹ thuật của phương tiện vận tải khách du lịch |
|
|
|
1 | Tập trung đổi mới, phát triển đa dạng hóa đoàn phương tiện vận tải khách du lịch theo hướng hiện đại, tiện nghi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu đi lại của khách du lịch trong nước và quốc tế: |
|
|
|
- | Vận tải hành khách du lịch đường bộ: Tập trung phát triển đa dạng loại hình phương tiện và chất lượng dịch vụ; sử dụng công nghệ mới trong đảm bảo an toàn kỹ thuật, thân thiện với môi trường, tối thiểu đạt tiêu chuẩn khí thải EURO IV. | Doanh nghiệp vận tải khách du lịch đường bộ | Bộ Giao thông vận tải; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hướng dẫn thực hiện) | 2019-2025 |
- | Vận tải hành khách đường sắt: Tập trung nâng cao chất lượng toa xe khách, ưu tiên đầu tư mới một số toa xe chất lượng cao trên các đoạn tuyến đường sắt có lưu lượng khách du lịch lớn như Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Vinh, Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang - Quy Nhơn... | Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam | Bộ Giao thông vận tải; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hướng dẫn thực hiện) | 2019-2025 |
- | Vận tải hành khách đường thủy nội địa: Tập trung phát triển đa dạng loại hình phương tiện (buýt đường sông, taxi thủy, tàu thủy cao tốc...) và chất lượng dịch vụ; chú trọng sử dụng công nghệ mới trong đảm bảo an toàn kỹ thuật; trang bị đủ số lượng phao, áo phao cho hành khách. | Doanh nghiệp vận tải khách du lịch đường thủy nội địa | Bộ Giao thông vận tải; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hướng dẫn thực hiện) | 2019-2025 |
- | Vận tải hành khách đường biển: Tập trung phát triển các tuyến vận tải hành khách ven biển, từ bờ ra đảo; đầu tư các tàu biển chở khách đảm bảo chất lượng dịch vụ và an toàn kỹ thuật đạt tiêu chuẩn quốc tế. | Doanh nghiệp vận tải khách du lịch đường biển | Bộ Giao thông vận tải; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hướng dẫn thực hiện) | 2019-2025 |
- | Vận tải hành khách hàng không: Tập trung đổi mới các loại tàu bay được trang bị điều kiện an toàn kỹ thuật, công nghệ hiện đại; chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam trên các tuyến bay đến địa bàn trọng điểm phát triển du lịch trong nước và quốc tế. | Tổng Công ty Hàng không Việt Nam | Bộ Giao thông vận tải; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hướng dẫn thực hiện) | 2019-2025 |
2 | Nâng cao chất lượng công tác đăng ký, đăng kiểm và tăng cường quản lý chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường giữa hai kỳ kiểm định đối với phương tiện vận tải khách du lịch. | Bộ Giao thông vận tải |
| Hàng năm |
3 | Đảm bảo mức chi phí vận tải khách du lịch hợp lý, phù hợp với chất lượng dịch vụ cung cấp; có chính sách về giá vé, hình thức bán vé linh hoạt và kết nối đa phương thức; tăng cường cung cấp thông tin về chuyến đi và các dịch vụ hỗ trợ vận tải (tìm đường đi tối ưu, tra cứu giá cước, dịch vụ, kết nối các phương thức vận tải du lịch...) tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch. | Doanh nghiệp vận tải khách du lịch | Bộ Giao thông vận tải (hướng dẫn thực hiện) | 2019-2025 |
IV | Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động vận tải khách du lịch |
|
|
|
1 | Tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, quy trình cấp giấy phép, chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ cho người điều khiển, thuyền viên, nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch. | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Giao thông vận tải | Doanh nghiệp vận tải khách du lịch | 2019-2025 |
2 | Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người điều khiến, thuyền viên, nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch phù hợp với xu thế phát triển hội nhập quốc tế của ngành du lịch. | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Giao thông vận tải | Doanh nghiệp vận tải khách du lịch | 2019-2025 |
3 | Chú trọng phát triển nguồn nhân lực quản lý, khai thác vận tải và bảo đảm an toàn giao thông chất lượng cao, tiếp cận với xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. | Bộ Giao thông vận tải; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | 2019-2025 |
4 | Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về quản lý, khai thác và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong hoạt động vận tải khách du lịch. Tập trung xử lý các hành vi có nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. | Bộ Giao thông vận tải; Bộ Công an; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
| Hàng năm |
5 | Tăng cường đầu tư trang bị phương tiện, công cụ hỗ trợ, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, tuần tra, kiểm soát hoạt động vận tải khách du lịch. | Bộ Giao thông vận tải; Bộ Công an |
| 2019-2025 |
V | Nâng cao năng lực, hiệu quả của công tác tìm kiếm cứu nạn và cấp cứu tai nạn giao thông |
|
|
|
1 | Tăng cường đầu tư trang bị phương tiện, công cụ hỗ trợ, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn và cấp cứu tai nạn giao thông đảm bảo kịp thời, hiệu quả. | Bộ Giao thông vận tải; Bộ Y tế; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
| 2019-2025 |
2 | Nâng cao năng lực hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông cho hệ thống cấp cứu 115 và bệnh viện đa khoa cấp huyện, năng lực sơ cấp cứu tai nạn giao thông cho cán bộ y tế cấp xã, phường tại các khu du lịch. | Bộ Y tế | Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương | Hàng năm |
3 | Xây dựng tài liệu hướng dẫn sơ cấp cứu tại hiện trường tai nạn giao thông cho người tham gia giao thông (bao gồm cả khách du lịch). | Bộ Y tế |
| 2019-2020 |
VI | Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm an toàn giao thông |
|
|
|
1 | Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch, đơn vị vận tải khách du lịch; tập trung tuyên truyền trực tiếp, phát tờ rơi... tại các đầu mối vận tải hành khách (bến xe khách, ga đường sắt, cảng hàng không, cảng thủy nội địa, cảng biển), cửa khẩu quốc tế, khu du lịch. | Bộ Thông tin và Truyền thông | Các Bộ, cơ quan: Giao thông vận tải; Công an; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương | 2019-2025 |
2 | Đa dạng hóa công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo đảm an toàn giao thông trên phương tiện thông tin đại chúng (VOV giao thông, truyền hình Trung ương và địa phương, cơ quan báo chí), xây dựng chương trình tuyên truyền thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh để tương tác trực tiếp với khách du lịch. | Bộ Thông tin và Truyền thông | Các Bộ, cơ quan: Giao thông vận tải; Công an; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương | 2019-2025 |