Quyết định 495-LĐ của Bộ Giao thông Vận tải về quy tắc “an toàn kỹ thuật phá đá dưới nước”
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
thuộc tính Quyết định 495-LĐ
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải | Số công báo: Số công báo là mã số ấn phẩm được đăng chính thức trên ấn phẩm thông tin của Nhà nước. Mã số này do Chính phủ thống nhất quản lý. | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 495-LĐ | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Dương Bạch Liên |
Ngày ban hành: Ngày ban hành là ngày, tháng, năm văn bản được thông qua hoặc ký ban hành. | 13/04/1962 | Ngày hết hiệu lực: Ngày hết hiệu lực là ngày, tháng, năm văn bản chính thức không còn hiệu lực (áp dụng). | Đang cập nhật |
Áp dụng: Ngày áp dụng là ngày, tháng, năm văn bản chính thức có hiệu lực (áp dụng). | Tình trạng hiệu lực: Cho biết trạng thái hiệu lực của văn bản đang tra cứu: Chưa áp dụng, Còn hiệu lực, Hết hiệu lực, Hết hiệu lực 1 phần; Đã sửa đổi, Đính chính hay Không còn phù hợp,... | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 495-LĐ
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI _________________ Số: 495-LĐ |
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ _____________________ Hà Nội, ngày 13 tháng 04 năm 1962 |
QUYẾT ĐỊNH
Về quy tắc “an toàn kỹ thuật phá đá dưới nước”
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ vào tình hình tổ chức kỹ thuật và yêu cầu đảm bảo an toàn lao động đối với công việc phá đá dưới nước;
Căn cứ theo đề nghị của các ông Vụ trưởng Vụ Lao động tiền lương, Viện trưởng Viện kỹ thuật Giao thông và Cục trưởng Cục vận tải đường thủy;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành bản quy tắc “an toàn kỹ thuật phá đá dưới nước” áp dụng cho các công trường, các đội phá đá dưới nước thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Điều 2. Những quy định trước của Bộ Giao thông vận tải và các cấp trực thuộc Bộ trái với quy tắc này đều bãi bỏ.
Điều 3. Ông Chánh Văn Phòng Bộ, các ông Tổng Cục trưởng, Vụ trưởng Vụ lao động Tiền lương, Vụ Giáo dục nhân sự, Cục trưởng Cục Vận tải thủy, Viện trưởng, Giám đốc Sở giao thông vận tải, Trưởng ty giao thông vận tải, Chủ nhiệm các Công ty Công trình và các ông Trưởng ban chỉ huy công trường thuộc Bộ có trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI |
QUY TẮC AN TOÀN KỸ THUẬT
PHÁ ĐÁ DƯỚI NƯỚC
Chương 1:
GIA CÔNG VẬT LIỆU PHÁ LỖ VÀ PHÁ MÌN DÁN
TIẾT A. GIA CÔNG BAO THUỐC
Điều 1. Khi mở hòm thuốc hoặc hòm kíp mìn, dùng kìm nhổ đinh để nhổ: nếu là đinh bu lông thì vặn nhẹ nhàng. Tùy theo cần thiết mà lấy thuốc ra khỏi hòm, không lấy bừa bãi.
Điều 2. Cần kiểm tra và phân loại kíp. Mức sai kém về điện trở kíp từ 0,26-0,352 phân vào một loại. Khi phân xong nối hai đầu dây kíp lại với nhau.
Điều 3. Những điều cần chú ý và tôn trọng khi gia công thuốc nên phân loại thuốc khác nhau để quy định khác nhau. Ngoài ra việc gia công bao thuốc cấm ngặt không được nhồi ngay kíp mìn vào trong mà để riêng, trước lúc cho nổ mới được tra kíp mìn vào để tránh xẩy ra tai nạn trong lúc vận chuyển và bảo quản. Vì kíp mìn rất dễ nổ, nếu lúc nổ kèm theo cả bao thuốc thì tai nạn rất lớn.
a) Gia công thuốc nổ do thợ phá mìn làm. Những người không có trách nhiệm không vào phòng gia công.
b) Công nhân gia công thuốc phải đeo khẩu trang và mang găng tay bằng cao-su, hoặc bằng ni-lông.
c) Thuốc nổ gia công xong phải bỏ vào hòm hoặc đặt sang một nơi quy định.
d) Dây kíp cắt thành những đoạn dài ngắn khác nhau để phần không cách điện ở 2 đầu lệch nhau và nối lại với nhau.
đ) Khi buộc bao thuốc nổ cần phải lấy dây thừng buộc chặt, cấm không được đụng chạm mạnh đột ngột để tránh cọ sát mạnh vào nhau.
e) Khi dùng thuốc nitrate d’ammonium ở dưới nước thì nên dùng một ít thuốc nhựa làm bao thuốc khởi phá. Kíp cho vào bao thuốc nhựa.
g) Nếu kíp thông điện không được tốt, điện trở quá lớn hoặc dây kíp bị rỉ nhiều thì không nên cắm vào bao thuốc khởi phá để tránh mìn tịt.
Điều 4.
a) Cấm ngặt không được để thuốc kíp thừa trong phòng gia công. Nếu thừa phải trả lại kho ngay hôm đó.
b) Tất cả nhân viên công tác gia công khi làm việc ở phòng gia công không được mang theo diêm, bật lửa và những vật liệu dễ cháy.
c) Cấm ngặt không được tra sẵn kíp mìn vào bao thuốc nổ, trong lúc gia công và lúc vận chuyển.
d) Cấm ngặt không được mang kíp mìn vào phòng gia công thuốc nổ.
TIẾT B. VẬN CHUYỂN BAO THUỐC GIA CÔNG
Điều 5. Vận chuyển những bao thuốc đã gia công xong cần nhẹ nhàng, không được va chạm mạnh, rơi vãi và cọ sát mạnh vào nhau.
Điều 6. Bao thuốc chưa gói kỹ hoặc chưa buộc cẩn thận không đưa ra công trường để dùng.
Điều 7. Khi vận chuyển thuốc cấm hút thuốc, không được tùy tiện đặt bao thuốc giữa đường, không được chuyển qua người khác không có trách nhiệm.
Điều 8. Khi chuyển thuốc phải chọn con đường ít người đi trên đường không được chơi đùa hoặc nói chuyện và không được đến gần những chỗ có lửa.
Điều 9. Khi đi thuyền, lên xuống cho vững vàng, không chèn nhau, phải bắc ván cầu chắc chắn rồi mới lên xuống.
Điều 10. Vận chuyển bao thuốc gia công bằng thuyền cần chú ý những điểm sau.
a) Phải xếp bao thuốc ở khoang ván bằng phẳng hoặc trong những thùng làm sẵn.
b) Khi thuyền đi cần đề phòng thuyền va chạm vào đá ngầm.
TIẾT C. BUỘC ĐÁ VÀO BAO THUỐC PHÁ DÁN
Điều 11. Khi lấy bao phải nhẹ nhàng.
Điều 12. Thừng buộc đá vào bao thuốc, phải loại chất lượng tốt.
TIẾT D. ĐƯỜNG DÂY DẪN
Điều 13. Khi hai dây nối với nhau phải dùng dao cạo nhẹ tầng rỉ ở chỗ dây đồng hoặc thép lõi ra ngoài để việc dẫn điện được tốt.
Điều 14. Đầu nối các đoạn dây cần dùng kìm bằng không răng vặn chặt cẩn thận.
Điều 15. Những đầu dây nối phải xen kẽ nhau và phải dùng vải nhựa bọc lại cẩn thận.
Điều 16. Đầu dây chính của nguồn điện khi không dùng để thông điện phải vặn chập vào nhau để đoạn mạch.
Điều 17. Để tránh tình trạng quả nổ trước quả nổ sau khi đặt đường giây dẫn không nên dùng dây dẫn số hiệu khác nhau nối lẫn lộn.
Điều 18. Trong bất cứ trường hợp nào đường dây điện nổ đều phải là hai dây, tuyệt đối không được dùng nước hoặc đất để làm dây về.
Điều 19. Nếu có mìn không nổ thì phải tháo cả hai dây điện chính ra khỏi nguồn điện để đoạn mạch và dùng thuyền con kiểm tra lại dây, kiểm tra lại bình điện, các mối nối bình điện.
Điều 20. Khi dùng đồng hồ điện để kiểm tra dây chính cấm không được để bao thuốc gần đầu dây.
TIẾT E. PHÁ BAO THUỐC PHÁ DÁN
Điều 21. Tất cả công nhân và cán bộ tham gia công tác phá đá dưới nước (thủy thủ, công nhân phá đá, công nhân đo đạc…) đều phải mang phao an toàn và mũ bằng mây đan.
Điều 22. Những người không biết bơi lội tuyệt đối không làm công tác phá đá dưới nước.
Điều 23. Công nhân hoặc cán bộ đo đạc phải đứng trong khoang hoặc trên boong để đo. Thủy thủ lái thuyền phải tập trung tư tưởng nhất là lúc bỏ mìn xuống nước phải hết sức cận thận để bỏ mìn đúng vị trí đã định.
Điều 24. Khi tiến hành công tác bắn mìn cần có người canh gác có các tín hiệu ở thượng hạ lưu. Nếu có thuyền đi qua cấm không được cho thuốc xuống nước và thuyền công tác nhất là thuyền bỏ thuốc phải tránh ra chờ thuyền bè đi qua rồi mới tiếp tục công tác.
Điều 25. Khi bỏ mìn xong phải kiểm tra lại xem có đúng vị trí không. Nếu chưa đúng nhất thiết phải bỏ lại (khi nhắc bao thuốc lên bỏ lại vị trí cần nhắc lên từ từ tránh va chạm vào thuyền).
Điều 26. Đối với những chỗ có hang hốc lớn, cấm ngặt không được lặn chui người vào để đặt mìn tránh tình trạng nước ép người vào trong hang không ra được.
Điều 27. Khi dùng phương pháp bỏ thuốc bằng sào tre cần chú ý lúc bao thuốc tới gần đá ngầm không được va chạm mạnh vào đá gây chấn động nguy hiểm.
Điều 28. Thuyền công tác nên dùng loại thuyền lái bằng chèo, nếu dùng thuyền có bánh lái thì sau khi bỏ thuốc xong cần kiểm tra lại xem mìn có vướng vào bánh lái không.
Điều 29. Nguồn điện phá đá phải để trong hòm khóa lại, chìa khóa có người bảo quản cẩn thận.
Điều 30. Khi chưa có lệnh chuẩn bị bắn mìn thì tuyệt đối không được bắt dây dẫn điện vào nguồn điện và nguồn điện phải khóa lại.
Điều 31. Các tín hiệu dùng để phá đá phải thống nhất và quy định rõ ràng.
Điều 32. Khi tín hiệu chưa thống nhất hoặc chưa thuộc thì không được nổ mìn.
Điều 33. Gặp những trường hợp sau đây không được nổ mìn:
a) Khi mưa bão.
b) Công nhân và thuyền công tác chưa rời khỏi khu vực nguy hiểm.
c) Có người bơi hoặc công tác gần chỗ mìn nổ dưới nước.
d) Nếu phát hiện thuyền định vị dứt neo, neo bò hoặc dứt dây ngang có thuyền bè qua lại gần khu vực bắn mìn.
đ) Nếu trời có sương mù hoặc tầm nhìn không rõ ràng.
CHƯƠNG 2:
GIỮ THUYỀN ĐỨNG YÊN VÀ NÂNG DÂY KHI PHÁ DÁN
TIẾT G. TÍN HIỆU LIÊN HỆ VÀ CẤM THUYỀN BÈ QUA LẠI
Điều 34. Trước khi thi công phải liên hệ với bộ phận vận tải đường sông ở địa phương để quy định cấm thuyền bè qua lại và chỗ đặt tín hiệu cấm thuyền, đặt tín hiệu phải để cho thuyền bè trông được rõ ràng. Liên hệ với địa phương loan báo các tín hiệu cấm thuyền sâu rộng trong nhân dân.
Điều 35. Công nhân canh gác cần chấp hành nghiêm chỉnh việc cấm thuyền bè và nhân dân qua lại khu vực phá mìn trong giờ cấm.
TIẾT H. GIỮ THUYỀN ĐỨNG YÊN
Điều 36. Tất cả những dụng cụ dây cáp, dây song, dây dừa dùng để công tác phải chỉ định người kiểm tra cẩn thận trước khi công tác.
Điều 37. Khi nối dây phải cử người quen việc, nhanh nhẹn, tháo vát có kinh nghiệm.
Điều 38. Thuyền định thì phải đậu ngoài phạm vi nguy hiểm đã định trên bến đậu.
Điều 39. Trước khi thuyền đậu hoặc đi công tác phải dò để nắm rõ độ sâu tránh tình trạng thuyền va vào đá.
Chương 3:
KHOAN LỖ PHÁ ĐÁ DƯỚI NƯỚC
TIẾT I. LỰA CHỌN THUYỀN CÔNG TÁC
Điều 40. Chọn thuyền làm công tác phá đá chỗ ghềnh thác hiểm trở, lưu tốc lớn phải có những điều kiện sau:
a) Đáy thuyền rộng và bằng, thân thuyền ổn định.
b) Mớn nước cạn.
c) Kết cấu kiên cố chịu được sức chấn động và các lực khác.
d) Có đủ kích thước để lắp giá công tác như giá khoan lỗ.
Điều 41. Để tránh tai nạn xẩy ra không dùng mảng nứa thay thuyền công tác.
TIẾT K. BỎ THUỐC VÀ NỔ MÌN
Điều 42. Dùng cách khoan lỗ để bắn mìn dưới nước sâu nhất định phải có vật nút, tốt nhất là dùng nút gỗ hoặc đất sét trộn lẫn cát để tránh dòng nước cuốn dây điện lôi cả thuốc trôi đi.
Điều 43. Khi đóng nút không được dùng vật sắt đóng, để tránh khi dòng làm dây điện bị đứt.
Điều 44. Phải chú ý mối nối đầu dây điện, đầu dây nối với thuốc phải chắc chắn, nếu cần phải dùng dây cột chặt lại và lấy vải nhựa quấn lại.
Điều 45. Trước khi nổ mìn phải chú ý dây chính và dây phụ không nên căng quá dễ bị nước cuốn đứt.
Điều 46. Cấm ngặt không được dùng phương pháp đốt mìn bằng ngòi cháy chậm ở trên tay rồi mới lặn xuống đặt mìn vào đá.
Điều 47. Những chỗ nước sâu 0m40 và đường đi lại khó khăn không nên bắn mìn bằng dây cháy chậm.
Điều 48. Trước khi dùng dây cháy chậm để bắn mìn nhất thiết phải thử tốc độ cháy của dây.
Điều 49. Đốt mìn bằng dây cháy chậm ở dưới nước cần tính toán thời gian công tác, thời gian người và thuyền đi vào khu vực an toàn để định chiều dài của dây cho thích hợp tránh tình trạng người và thuyền chưa vào khu vực an toàn mà mìn đã nổ.
Điều 50. Để bảo đảm an toàn tính mạng cho thợ bắn mìn, công nhân và nhân dân, trong phạm vi bắn phá đá nhất thiết phải đào hầm trú ẩn.
Điều 51. Khi ra công tác ở hiện trường cấm không được nô đùa trên thuyền mà phải tập trung tư tưởng để công tác.
Điều 52. Thuyền công tác (kể cả thuyền thuê của nhân dân) tuyệt đối không được mang theo trẻ em trên thuyền và những người không có trách nhiệm.
TIẾT L. ĐỤC LỖ VÀ GIA CÔNG KÍP LỬA
Điều 53. Nếu hai người làm một tổ đục lỗ thì người cầm choòng với người cầm búa phải làm thành một góc. Người giữ choòng đứng bên trái người đánh búa. Cấm không được đứng thành một hàng dọc để đục lỗ.
Nếu ba người làm một tổ thì phải đứng thành hình tam giác đều, ba người ba đỉnh của tam giác để tránh búa vào nhau.
Điều 54. Trước khi đánh búa người đánh búa phải kiểm tra lại xem búa có chắc không. Nếu phát hiện búa bị lỏng hoặc cán búa yếu thì phải sửa chữa lại. Người cầm choòng phải mang găng tay và đội mũ an toàn. Người đánh búa không được mang găng tay và không được đội mũ để tránh trượt tay và trở ngại lúc đánh búa.
Điều 55. Khi đục lỗ người giữ choòng và người đánh búa phải tập trung tư tưởng không cười đùa và nhìn ngang nhìn ngửa sang chỗ khác.
Điều 56. Người giữ choòng phải có găng tay giữ choòng xoay theo đường trung tâm của lỗ không nên quay lệch trái, lệch phải để đề phòng búa đập không đúng choòng, bị thương.
Điều 57. Trong khi đang đục lỗ người giữ choòng muốn nghỉ để lấy đá trong lỗ ra hoặc làm việc khác thì phải ra hiệu trước để ngừng búa rồi mới rút choòng ra, và lúc này người đánh búa tranh thủ kiểm tra lại búa.
Điều 58. Khi đục lỗ những hòn đá ở vị trí chật khó đứng, nhất là đá ngầm thì phải làm giá bằng thuyền hay bằng gỗ để đục.
Điều 59.
a) Khi cặp chặt kíp với dây cháy chậm không được cặp chặt quá để khỏi bỏng ruột thuốc của dây dẫn. Cấm không được dùng răng để cắn.
b) Sau khi cặp chặt dây cháy chậm và kíp mìn dùng vải nhựa dán chặt mí kíp mìn và dây cháy chậm để nước khỏi thấm vào, làm tịt kíp mìn.
Điều 60. Bất cứ công nhân phá mìn nào tham gia châm mồi cũng phải đội mũ an toàn, không đội mũ không được tham gia công tác.
Điều 61. Khi đốt mồi không được dùng lửa ngọn mà phải dùng lửa than.
Điều 62. Chỗ nào nhận thấy không an toàn tuyệt đối không dùng kíp lửa để bắn phá mà phải dùng điện.
CHƯƠNG 4:
XỬ LÝ MÌN TỊT HOẠC NỔ KHÔNG HẾT
Điều 63. Khi phát hiện có mìn tịt hoặc nổ tịt chưa hết phải lập tức thanh trừ, việc thanh trừ phải do công nhân bắn mìn đã được chỉ định đảm nhiệm. Những người khác không có trách nhiệm phải ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Điều 64. Nổ bằng thuốc nổ trên cạn nếu có mìn thì phải dùng những phương pháp sau đây để thanh trừ:
a) Nếu do đường dây mà sinh ra mìn tịt thì kiểm tra kỹ và sửa chữa cẩn thận thông điện rồi cho nổ lại.
b) Mở một lỗ nữa song song cách lỗ trước 0m60, chiều sâu như nhau rồi bỏ thuốc vào chỗ nổ.
Điều 65. Trong quả mìn chưa nổ nếu có kíp điện thì phải làm cho dày đoạn mạch bằng cách chập 2 đầu dây kíp lại với nhau.
Điều 66. Khi xử lý mìn tịt tuyệt đối cấm:
a) Nhổ bao thuốc trong lỗ mìn ra,
b) Nắm dây dẫn của kíp mìn để kéo kíp ra.
c) Trực tiếp kéo bao thuốc nổ hoặc bao thuốc khởi phá ra.
Điều 67. Trong bất cứ trường hợp nào, trong lỗ có thuốc mìn hay không để ý không được dùng que sắt xọc hoặc đục tiếp vào lỗ cũ.
Điều 68. Nếu mìn dán bị tịt thì:
- Nếu có thể nâng lên được thì nâng lên từ từ khỏi mặt nước rồi xử lý.
- Nếu không nâng lên được thì dùng bao thuốc mới có trọng lượng thích đáng tiến hành nổ lại.
Điều 69. Kiểm tra nguyên nhân không nổ của mìn dán dưới nước, nhất thiết phải mở đầu nối giữa dây chính với dây phụ hoặc dây kíp.
Kiểm tra xem dây chính có thông điện không, nếu dây chính không thông điện phải tìm xem chỗ hở điện hoặc chỗ đứt trong dây chính rồi nối lại và bọc bằng vải nhựa cẩn thận, Nếu dây chính đã thông điện thì có thể mối nối giữa dây kíp dây chính bị lỏng hay dây kíp bị đứt hoặc bản thân kíp mìn bị thối. Phải nối lại cẩn thận hoặc thay kíp mới.
CHƯƠNG 5:
TÍN HIỆU CANH GÁC BẮN MÌN
Điều 70. Công trường phải có tín hiệu canh gác thống nhất. Phải quy định rõ thời gian nổ mìn. Ngoài thời gian quy định ra muốn nổ mìn phải được sự đồng ý của Ban chỉ huy công trường.
Điều 71. Tín hiệu quy định như sau:
a) Chuẩn bị trên bờ treo cờ đỏ ở chỗ bắn mìn và các tín hiệu cấm thuyền bè ở thượng hạ lưu. Đánh kẻng đều đều không đánh nhanh. Cử người canh gác và cấm đi lại trong khu vực nổ mìn. Những người không có nhiệm vụ bắn mìn đều phải vào hầm trú ẩn hoặc ra khỏi phạm vi nguy hiểm.
b) Nổ mìn: đánh kẻng ngũ liên ba tiếng một, đánh gấp. Lúc này người phụ trách nổ mìn phải tới chỗ an toàn và lập tức bấm điện nổ mìn.
c) Tín hiệu thôi: đánh một hồi kẻng dài chậm, hạ cờ đỏ và tín hiệu cấm thuyền bè xuống. Cần chú ý trước lúc phát tín hiệu thôi nổ mìn công nhân phải kiểm tra xong, bảo đảm mìn nổ hết và không còn gì nguy hiểm nữa.
Chương 6:
CỰ LY AN TOÀN
Điều 72. Cự ly an toàn từ kho kíp mìn tới kho thuốc nổ nói chung không được bé hơn 30m.
Điều 73. Khi thuyền chở thuốc cập bờ phải cách công trình kiến trúc trên bờ ít nhất 250m.
Điều 74. Cự ly an toàn phá đá dưới nước theo biểu sau:
Độ sâu của nước (m) |
Cự ly an toàn (m) |
Chú thích |
1m 1, - 2, 2, - 3, |
200m 120-150 70-120 70 trở lên |
Tuỳ tình hình thực tế để đổi biểu này. Nhưng tuyệt đối không được nhỏ hơn cự ly trong biểu quy định |
Điều 75. Cự ly an toàn của tàu bè đi ngược tới khu vực nổ mìn không được ít hơn 500m, của tàu đi xuôi không được ít hơn 1.000m.
Điều 76. Tính cự ly đã bắn tung ra: theo công thức của Trung Quốc sau:
P = Cự ly bắn tung tính bằng mét.
N = Chỉ số tác dụng bắn phá
N = + 0,5 trong đó E là số phần trăm đá bắn tung theo yêu cầu
W = Đường đề kháng tối thiểu tính bằng mét.
Chú ý: Để tuyệt đối an toàn, kết quả tính được theo công thức trên phải nhân lên từ 3 đến 4 lần nữa.
So sánh giữa giá trị số tính ra theo công thức với trị số ở biểu, nên lấy trị số nào an toàn hơn.
Thí dụ: Yêu cầu phá khối đá theo hình vẽ, đá bắn tung 55%. Đường đề kháng tối thiểu là 2m tính cự ly an toàn.
P= 20.n2.W
N = + 0,5 = + 0,5 = 1,5
P= 20 x 1,52 x 2 = 20 x 2,25 x 2 = 90
- Kết quả tính được là 90, còn phải nhân lên 3-4 lần nữa.
Tức là 90 x 3 = 270m
- Đối chiếu với biểu ta thấy giá trị số tính được lớn hơn 200m. Vậy lấy cự ly an toàn là 270m.
Chương 7:
NHỮNG ĐIỂM CHÚ Ý CHUNG
Điều 77. Thuyền công tác luôn luôn để sẵn một số phao dây, sào để sẵn sàng cấp cứu khi có việc bất trắc xảy ra.
Điều 78. Công trường và các tổ sản xuất phải cử người phụ trách về phòng hộ lao động. Đồng chí này có trách nhiệm nhắc nhở và kiểm tra sự thực hiện nội quy phòng hộ lao động của anh em.
Điều 79. Công trường phải có y tá đi theo và phải chuẩn bị đầy đủ thuốc men cấp cứu để cấp cứu kịp thời khi có việc không hay xảy đến.
Điều 80. Phải có áo đi mưa để chống mưa rét, phải có cồn hay rượu mạnh để anh em xoa khi lặn ở dưới nước lên về mùa rét.
Ban hành kèm theo Quyết định số 495-LĐ ngày 13/4/1962.